Friday, December 20, 2019

20191220 Ban tin bien Dong


20191220 Ban tin bien Dong

South China Sea: Beijing flexes its muscles in bid to block Malaysia claims

Dec 19 at 11:37 PM
THÂM Ý CỦA DONALD TRUMP 
KHI ÔNG NHẮC VỀ "THROWBACK - SỰ TRỞ LẠI"
Hôm Thứ Năm ngày 12/12/2019, tổng thống Donald Trump đưa lên twitter tấm hình chụp lúc ông còn trẻ đứng bên cạnh cố tổng thống Ronald Reagan, với một chữ ngắn gọn là "Throwback - sự trở lại".
Việc ông Trump đăng tấm hình kia kèm theo chú giải đó khiến nhiều người nghĩ tới quyết tâm của ông Trump là ông đang phấn đấu lặp lại kỳ tích của tiền bối Ronald Reagan để đi vào huyền thoại. Bởi vì như chúng ta đã biết, khi cố tổng thống Ronald Reagan bước vào Bạch Cung với trọng trách lãnh đạo Nước Mỹ, xóa sổ cncs ở Đông Âu, Liên Sô thì ông cũng vấp phải sự tấn công dữ dội từ các chánh trị gia ở Nước Mỹ và kẻ thù của Mỹ. Những quyết sách nhằm làm cho Nước Mỹ vĩ đại của cố tổng thống Ronald Reagan đều bị cản trở, phản đối như thời tổng thống Donald Trump hiện nay. Khủng khiếp hơn cả ông Trump hiện nay ở chỗ ông Trump chỉ bị đảng Dân chủ tìm mọi cách lật đổ bằng giải pháp ôn hòa còn cố tổng thống Ronald Reagan phải bị kẻ gian ám sát.
Qua tấm hình với dòng chú giải trên của tổng thống Donald Trump, nhiều người liên tưởng tới việc ông Trump đang tâm nguyện đánh sập Tàu cộng, xóa sổ cnxh quái thai như tiền bối Ronald Reagan đã đánh sập và xóa sổ cộng sản ở Đông Âu và Liên Sô trước đây. Điều này hoàn toàn chính xác vì những tuyên bố, những hành động cụ thể của tổng thống Donald Trump kể từ khi ông bước vào Bạch Cung tới nay điều thể hiện rõ quyết tâm đánh sập Tàu cộng, xóa sổ cnxh quái thai của ông.
Tuy nhiên, trong cái ý nghĩa chung còn có cái ý nghĩa riêng mà thông qua tấm hình với dòng chú giải "Throwback - sự trở lại" ông Trump còn muốn gởi tới toàn thể người Việt Nam một thông tin rõ ràng nối tiếp lời khích lệ tinh thần Hai Bà Trưng khi ông Trump tới Việt Nam dự APEC 2017. Qua thông điệp "Throwback - sự trở lại" ông Trump muốn hoàn thành di huấn của tiền bối Ronald Reagan với Việt Nam mình, đó là cứu các thế hệ của Việt Nam thoát khỏi ngàn năm tăm tối bởi sự cai trị của Việt cộng và hiểm họa diệt vong do âm mưu bán nước của Việt cộng và dã tâm cướp nước Việt Nam của Tàu cộng.
Sanh thời, cố tổng thống Ronald Reagan đã nói về Việt Nam như sau "Chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sanh tại Việt Nam về sau". Và khi nói về giá trị của hòa bình, cố tổng thống Ronald Reagan đã nói "Tui và bạn đều biết hòa bình dù có đẹp cách mấy cũng không có ý nghĩa gì nếu nó được mua với cái giá gông cùm và nô lệ", hay khi nói tới tự do, ngài cố tổng thống nói rằng "Trên hết, chúng ta phải nhận ra rằng không có vũ khí nào lợi hại hơn ý chí và sự dũng cảm đức hạnh của những con người tự do. Đó là một vũ khí mà địch thủ chúng ta không có, nhưng đó là một vũ khí mà người Mỹ chúng ta có. Tất cả những tổ chức độc tài khủng bố trên thế giới nên nhớ điều đó".
Tiền bối Ronald Reagan đã nói như vậy còn hậu bối Donald Trump thì đã nói trong diễn văn nhậm chức tổng thống rằng "...Chúng ta không muốn áp đặt lối sống lên ai, nhưng để lối sống của ta tỏa sáng như tấm gương cho mọi người. Chúng ta sẽ củng cố các liên minh cũ, thành lập liên minh mới,...". Liên minh cũ của Nước Mỹ là ai ? Xin thưa đó là Việt Nam Cộng Hòa với Miền Nam Việt Nam không cộng sản.
Tuy nhiên, vì quyền lợi của Nước Mỹ, vì đại cuộc cho thế giới, vì âm mưu đen tối của giặc nội xâm trong lòng Nước Mỹ mà Nước Mỹ đã bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa, đảng Dân chủ Mỹ đã cắt viện trợ cho đồng minh Việt Nam Cộng Hòa sau khi Hiệp định Ba Lê 1973 được ký kết, phó mặc cho Việt Nam Cộng Hòa một mình đối đầu với khối cộng sản để rồi bị cộng sản bức tử trong bi thương, để rồi dân Việt Nam phải trả cái giá quá đắt như lời nói của cố tổng thống Ronald Reagan là "Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sanh tại Việt Nam về sau".
Sự trở lại của Donald Trump sẽ không có ý nghĩa nếu như sự vĩ đại của Nước Mỹ không trọn vẹn, không trọn vẹn ở chỗ ông Trump vẫn chưa trả cho đồng minh cũ của Nước Mỹ là Việt Nam Cộng Hòa món nợ ân tình, món nợ xương máu qua việc Nước Mỹ đã hy sinh Việt Nam Cộng Hòa để tập trung sức lực công phá cộng sản Liên Sô và trụ vững, vĩ đại như ngày hôm nay. Donald Trump muốn làm cho Nước Mỹ vĩ đại và giữ được sự vĩ đại của Nước Mỹ thì Donald Trump phải thay mặt Nước Mỹ trả món nợ ân tình, xương máu mà người dân Việt Nam Cộng Hòa nói riêng và cư dân ở bán đảo Đông Dương nói chung đã hy sinh cho Nước Mỹ trong quá khứ gần.
Lối sống của Mỹ là lối sống tự do, Donald Trump đã nói trong diễn văn nhậm chức "Chúng ta không muốn áp đặt lối sống lên ai, nhưng để lối sống của ta tỏa sáng như tấm gương cho mọi người" thì không có lý gì Donald Trump lại để cho người dân Việt Nam phải trả giá cho "cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sanh tại Viêt Nam về sau" như trăn trở của tiền bối Ronald Reagan mà nguyên nhân cũng được cố tổng thống Ronald Reagan khẳng định là do Mỹ rút quân khỏi Đông Dương.
Donald Trump muốn "Throwback - sự trở lại" thì hãy bắt đầu "sự trở lại" ngay tại Đông Dương, hãy bắt đầu trở lại ngay tại Biển Đông mà lý lẽ thuyết phục, lý do chánh đáng nhứt cho "sự trở lại" của Donald Trump nó nằm ngay cái bản văn của Hiệp định Ba Lê 1973, một cái Hiệp định với mục đích và ý nghĩa là "Chấm dứt chiến tranh - Tái lập hòa bình" cho Việt Nam nhưng đã bị Nước Mỹ bỏ lơ, thiếu trách nhiệm dẫn tới một thực trạng bi thương, một viễn cảnh đau lòng là "cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sanh tại Việt Nam về sau".
Ông Trump đang cố sức nấu một nồi canh TỰ DO cho thời đại này, nhưng nồi canh TỰ DO đó sẽ bị rầu nếu như ông vẫn để cho con sâu Việt cộng được Tàu cộng sanh ra làm sầu nồi canh TỰ DO của ông ngay tại Việt Nam, ngay tại một đồng minh cũ của Nước Mỹ. Hiệp định Ba Lê 1973 vẫn còn nguyên giá trị, kể từ khi Nước Mỹ ngó lơ để Việt cộng xé bỏ Hiệp định Ba Lê 1973 bức tử Việt Nam Cộng Hòa cho tới nay, Nước Mỹ chưa thể hiện trách nhiệm của mình với đồng minh Việt Nam Cộng Hòa.
Thật vậy đó ông Trump, Nước Mỹ của ông chưa đền đáp, bù đắp lại gì cho công dân Việt Nam Cộng Hòa của chúng tui cả. Khi chúng tui dứt ruột bỏ nước ra đi tị nạn cộng sản, chính những tên nghị sỹ của đảng Dân chủ Mỹ đã xô đuổi chúng tui mà điển hình là tên Joe Biden, một đối thủ chánh trị, một tên sâu mọt mà ông đã công kích hiện nay. Chúng tui không bao giờ nợ Nước Mỹ mà chỉ có Nước Mỹ của ông đã và đang nợ chúng tui.
Chính Nước Mỹ của ông đã chọn lấy chúng tui làm phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tràn xuống phía Nam Châu Á, chính Nước Mỹ của ông ép chúng tui phải bỏ xương, đổ máu để ngăn chặn cncs cho Nước Mỹ để rồi cũng chính Nước Mỹ của ông mang Việt Nam Cộng Hòa của chúng tui làm vật hy sinh, nhẫn tâm bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa để cả khối cộng sản lao vào xé xác.
Đừng nghĩ rằng việc Nước Mỹ cưu mang chúng tui, cho chúng tui định cư đó là cách ơn đền, nghĩa đáp. Nếu ngay cả ông Trump mà cũng có quan điểm này thì tui khẳng định ông cũng tầm thường như bao kẻ tầm thường khác mà thôi. Bởi vì dù cho chúng tui có được sống trong lầu son gác tía, sống trong phồn hoa của Nước Mỹ, sống tại cái nôi của TỰ DO, VĂN MINH nhưng thực chất chúng tui vẫn là kiếp lưu vong, phải sống kiếp lưu vong thì sẽ không có gì bù đắp được ông Trump ạ.
Mặt khác, chúng tui sống ở Mỹ cũng phải luôn thể hiện một công dân đầy đủ trách nhiệm với Nước Mỹ, phải học tập, làm việc mới có miếng ăn và nếu nói về sự cống hiến cho Nước Mỹ thì người Việt Nam tị nạn cộng sản chúng tui không hề thua kém công dân bản xứ Mỹ. Không tin ông hãy nhìn người Việt Nam Cộng Hòa chúng tui đã làm gì cho Nước Mỹ khi có rất nhiều khoa học gia, tướng lãnh quân đội đã và đang cống hiến cho Nước Mỹ với thân phận lưu vong, tị nạn cộng sản.
Ông muốn trở lại hả ông Trump? OK, hãy bắt đầu sự trở lại của ông ngay tại cái Hiệp định Ba Lê 1973, nơi mà Nước Mỹ đang nợ đồng minh Việt Nam Cộng Hòa một món nợ rất lớn. Ông muốn Make America Great Again và quyết Keep America Great như khẩu hiệu của ông thì hãy trở lại Hiệp định Ba Lê 1973 đi. 
Nước Mỹ sẽ không vĩ đại và sẽ không có sự vĩ đại để cho ông giữ nếu Nước Mỹ chưa xóa tội bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa tại hành động bỏ lơ cho Việt cộng xé bỏ Hiệp định Ba Lê.
Ông là người rất đức độ, thông minh, tui tin tưởng ông sẽ tái phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973 mà thông điệp "Throwback - sự trở lại" đã hàm chứa điều này. Quốc Hội Mỹ đã xem xét thông qua Dự luật bảo vệ Biển Đông và Biển Hoa Đông thì Hiệp định Ba Lê 1973 chính là công cụ hỗ trợ, là chứng lý thuyết phục nhứt để thực thi lịnh trừng phạt Tàu cộng ở Biển Đông vì theo Hiệp định Ba Lê 1973, quyền quản lý Biển Đông được trao cho Việt Nam Cộng Hòa đã khẳng định tại Hiệp định Geneva 1954./.
Tran Hung.

Trump’s New Trade War Tool Might Just Be Antique China Debt
“Bốn vấn đề của vụ Mỹ đòi Trung Quốc trả nợ thời nhà Thanh”
Published 4 months ago on 06/09/2019By Luật Khoa tạp chí
20191220 BTBD 01
Ngày 3/9, Luật Khoa nhận được tin nhắn của bạn Dư Nhật Đăng qua Facebook, góp ý và yêu cầu cải chính bài viết “Bốn vấn đề của vụ ‘Mỹ đòi Trung Quốc trả nợ thời nhà Thanh‘”, đăng ngày 2/9/2019 trên Luật Khoa. Tin nhắn của độc giả Dư Nhật Đăng kèm theo bài phản bác có tựa đề “Bắt giò kẻ chuyên đi bắt giò” của bạn đã đăng công khai trên Facebook cá nhân. 
Vốn dĩ, trong bài viết trên Luật Khoa, tác giả Nguyễn Quốc Tấn Trung cho rằng bản tin liên quan của báo Tuổi Trẻ đã viết ngược với ý của bài gốc trên Bloomberg. Cụ thể như sau: 
“Có một vấn đề không nhỏ với bản tin đăng trên Tuổi Trẻ. Tác giả Nguyên Hạnh viết: ‘Theo Bloomberg, vấn đề quan trọng là những trái phiếu này đã hết hạn từ lâu, và hiện vẫn chưa có quy định nào buộc một chính phủ phải tiếp nhận các món nợ của các chính phủ trước sau khi xảy ra biến động chính trị’. 
Trong khi đó, bài gốc trên Bloomberg khẳng định điều ngược lại: ‘Hầu hết đều đồng ý rằng như một nguyên tắc pháp lý, các chế độ chính trị kế thừa khoản nợ của các chế độ tiền nhiệm’ (most agree that as a legal principle, political regimes inherit their predecessors’ debt…).” 
Tài khoản Facebook Dư Nhật Đăng, có ghi nơi làm việc là báo Tuổi Trẻ, cho rằng Luật Khoa viết như vậy là sai về báo Tuổi Trẻ. Trong bài phản bác của mình đăng trên trang Facebook cá nhân, độc giả Đăng đã cho rằng Luật Khoa “cố tình gạt bỏ phần đoạn gốc ngay trước đó của Bloomberg có viết ‘những nghĩa vụ pháp lý mờ nhạt đối với chính phủ về việc kế thừa các khoản nợ của chính phủ tiền nhiệm sau những biến động dân sự’” và cáo buộc “đây là một thiếu sót về nghiệp vụ và quy tắc phản biện, hay cố tình vì một ý đồ nào đó?”.
Như vậy, độc giả Dư Nhật Đăng cho rằng cụm từ “những nghĩa vụ pháp lý mờ nhạt” (fuzzy legal obligations) trong đoạn gốc “at issue is a statute of limitations that has long run its course and the fuzzy legal obligations of governments that inherit their predecessor’s debts following civil upheavals” có thể hiểu tương tự với “chưa có quy định nào” như tác giả Nguyên Hạnh của Tuổi Trẻ viết. 
Luật Khoa xin phản hồi như sau: 
1. Chúng tôi giữ nguyên quan điểm cho rằng Tuổi Trẻ đã sai khi viết “hiện vẫn chưa có quy định nào buộc một chính phủ phải tiếp nhận các món nợ của các chính phủ trước sau khi xảy ra biến động chính trị”. 
Cụm từ “fuzzy legal obligations” có nghĩa là “những nghĩa vụ pháp lý mờ nhạt” (như chính cách dịch của độc giả Dư Nhật Đăng), và điều này không thể được hiểu hay diễn giải tương tự với nghĩa “chưa có quy định nào.” 
Rộng hơn, toàn bộ nội dung bài báo của Bloomberg không thể được hiểu là “chưa có quy định nào” về việc trả nợ cho các chính quyền/chế độ tiền nhiệm sau các biến động chính trị. 
Đây thuần tuý là một vấn đề dịch thuật và báo chí. 
Tuy nhiên, quan trọng hơn, sau đây chúng tôi sẽ bàn đến khía cạnh pháp lý của vấn đề này: có đúng là “hiện vẫn chưa có quy định nào buộc một chính phủ phải tiếp nhận các món nợ của các chính phủ trước sau khi xảy ra biến động chính trị” như Tuổi Trẻ viết hay không? Nhân cơ hội này, chúng ta thử tìm hiểu thêm về công pháp quốc tế. 
2. Vấn đề pháp lý 
Ngay trong bài viết của mình, Bloomberg đã ám chỉ rằng pháp luật quốc tế có quy định, và nguồn của quy định này được gọi là “tập quán pháp luật quốc tế”, khi cho rằng “Hầu hết đều đồng ý rằng như một nguyên tắc pháp lý, các chế độ chính trị kế thừa khoản nợ của các chế độ tiền nhiệm’ (most agree that as a legal principle, political regimes inherit their predecessors’ debt…)”. Tuy nhiên, bài viết của họ không phải là một bài báo khoa học pháp lý, nên họ chỉ dừng lại ở đây. 
Nhưng ta hãy thử mở rộng vấn đề và tìm hiểu xem pháp luật quốc tế có những nguồn nào. Ta sẽ thấy rằng luật không chỉ là những câu chữ thể hiện trong các văn bản, công ước, hiệp ước, v.v. Nó còn có thể nằm trong chính điều mà Bloomberg nói, đó là những nguyên tắc pháp lý được hầu hết các quốc gia thừa nhận. 
Các loại nguồn của pháp luật quốc tế đã được đồng thuận ghi nhận trong Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) của Liên Hợp Quốc bao gồm: (1) điều ước quốc tế; (2) tập quán pháp quốc tế; (3) nguyên tắc được đồng thuận chung của các quốc gia văn minh; (4) các phán quyết tư pháp của những cơ quan ban hành có tư cách nhất (ở đây có thể hiểu là ICJ hoặc ICC – Tòa Hình sự Quốc tế)
Ví dụ, việc một quốc gia A nào đó không phải là thành viên của Công ước chống phát triển, sản xuất, lưu trữ và sử dụng Vũ khí Hóa học (Gọi tắt là Chemical Weapon Convention), không đồng nghĩa với việc quốc gia đó được sử dụng vũ khí hóa học. Cấm sử dụng vũ khí hóa học và các loại vũ khí gây ra sát thương không cần thiết đã được xem là tập quán pháp quốc tế, hay thậm chí đã đạt đến trạng thái của một nguyên tắc phổ quát (jus cogen), có vị trí pháp lý cao hơn cả các điều ước quốc tế (tức phải được áp dụng ngay cả khi các quốc gia thỏa thuận ngược lại). 
Ngay trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn Quốc Tấn Trung cũng đã đưa ra một án lệ để chứng minh cho luận điểm của mình: Án lệ Gabčíkovo – Nagymaros do Tòa án Công lý Quốc tế xét xử, dựa trên quy định của Công ước Vienna về Điều ước Quốc tế 1969, khẳng định: biến động chính trị (hay kể cả thay đổi chế độ) không thể được xem là căn cứ để phủ nhận nghĩa vụ quốc tế (bao gồm nợ quốc tế).
Đối với trường hợp nợ nước ngoài, án lệ trên và cách lý giải của Tòa án Công lý Quốc tế là một phán quyết của tòa án quyền lực nhất của hệ thống pháp luật quốc tế, đã được chấp thuận là tập quán pháp quốc tế và chưa từng bị phản đối cụ thể về mặt pháp lý cho đến tận ngày nay. 
Vì vậy, trách nhiệm kế thừa nghĩa vụ quốc tế (bao gồm nợ và các nghĩa vụ tài chính khác) là đương nhiên, trái ngược với khẳng định trên báo Tuổi Trẻ rằng chưa hề có quy định. 
Nếu muốn có văn bản thành văn để hiểu rõ về trách nhiệm chuyển giao nợ quốc gia, bạn đọc có thể tham khảo Công ước Vienna về Kế thừa Quốc gia liên quan đến Tài sản, Ngân sách và Nợ năm 1983. Trong đó, điều 33, 34 và 35 ghi nhận rất rõ: 
Việc chuyển giao nợ quốc gia trong công ước này là việc chấm dứt nghĩa vụ của quốc gia tiền nhiệm không còn tồn tại và từ đó phát sinh nghĩa vụ dành cho quốc gia kế thừa liên quan đến mọi khoản nợ của quốc gia tiền nhiệm đối đối với quốc gia, tổ chức hay các chủ thể khác trong pháp luật quốc tế. Và việc xuất hiện một quốc gia kế nhiệm sẽ không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các chủ nợ.
Như vậy Công ước Vienna 1983 là văn bản giấy trắng mực đen rõ ràng nhất về nghĩa vụ tiếp nhận nợ của các quốc gia kế thừa. Tuy nhiên, lý do tác giả không dẫn chứng công ước này trong bài viết của mình là bởi vì công ước này chỉ có các thành viên chủ yếu là các quốc gia Đông Âu và châu Phi đang trong giai đoạn chuyển tiếp và hình thành sau Chiến tranh Lạnh. Nhắc tới nguyên tắc như là một tập quán pháp quốc tế đã được thừa nhận sẽ đỡ mất thời gian tranh cãi hơn. 
Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể đọc về nguyên tắc kế nhiệm nợ này và việc hầu hết các quốc gia tuân thủ thực hành chúng như thế nào trên trang thông tin tổng hợp của Đại học Oxford ở đây. Việc Liên bang Xô Viết thành công trong việc từ chối trả nợ từ thời Sa Hoàng cho phương Tây cũng là một huyền thoại giả. Từ Anh, Pháp cho đến Thụy Điển, mỗi quốc gia có nhiều cách  khác nhau để thu hồi nợ hoặc giàn xếp nợ từ thời Sa Hoàng với Liên bang Xô Viết. 
Đến cuối cùng, cần khẳng định, trách nhiệm xử lý nghĩa vụ tài chính quốc tế cho quốc gia tiền nhiệm của chính phủ đương thời, dù có bất kỳ biến động chính trị nào, là nguyên tắc chung đã được thừa nhận trong pháp luật quốc tế. 
Chúng tôi hy vọng bài phản hồi này sẽ giúp giải đáp các thắc mắc của độc giả Dư Nhật Đăng và các quý vị độc giả khác. 



No comments:

Post a Comment