Friday, April 19, 2019

20190419 Bản tin biển Đông


20190419 Bản tin biển Đông

What I Saw During the Tet Offensive
Speculations that Russians or Chinese are after downed F-35 technology are unfounded, officials say
Check Out the D-21: A Mach 3 Drone the U.S. Used to Spy on China's Nuclear Weapons

From: van tran

Date: April 18, 2019 at 7:29:38 PM PDT

Giàn khoan DongFang 13-2 CEPB tiến vào vịnh Bắc Việt diễu võ dương oai.

Giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB đã tiến vào Vịnh Bắc phần với hàng chục tàu chiến, tàu bán quân sự hộ tống diễu võ dương oai, tại gần khu vực thành phố Huế và Đồng Hới.  TC hả hê với khẳng định vùng ranh giới lưỡi bò mà họ tuyên bố chủ quyền khai thác.  Không có sự kháng cự nào từ phía CS Việt Nam dù là nhỏ nhất.  Truyền thông CS Việt Nam đều im hơi lặng tiếng.  Trong khi đó Tân Hoa Xã TC và cộng đồng mạng TC ăn mừng lớn, và tin tức được đưa liên tục như một chiến thắng đánh dấu 40 năm chiến tranh TC - CS Việt 1979-2019. Hành động này được cà Reuters và nhiều hãng Truyền thông  ngoại quốc khác đưa tin. 
  01
Theo Tân Hoa xã TC đưa tin thì giàn khoan khổng lồ đang trên đường di chuyển vào khu vực phía Tây Nam đảo Hải Nam, cách Đồng Hới 44.4 Hải Lý, cách Đà Nẵng 100 Hải Lý - nằm gọn trong thềm lục địa VN. 
   02
  03
TC tìm thấy một mỏ khí đốt lớn ở lưu vực Vịnh Bắc phần của Biển Đông, Chủ tịch Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cho biết.  Theo Reuters, một nguồn tin từ Công ty này tiết lộ dự trữ khí ít nhất 50 tỷ mét khối, tương đương khoảng 1,6 nghìn tỷ feet khối. 
  04
 Đi kèm theo giàn khoan Dongfang 13-2 là 3 tàu hộ tống và 50 tàu đánh cá vũ trang.  Giàn khoan DongFeng không phải sự hù dọa giống giàn khoan Hải Dương 981, mà lần này TC sẽ chính thức đưa vào vận hành và khai thác tại chỗ, ngay tại bờ biển Đồng Hới, Quảng Trị.
  05
  06
Ngày 10/04 giàn khoan DongFeng của TC kéo vào sâu bên trong thềm lục địa của Việt Nam, sát bờ biển, bằng mắt thường ngư dân sẽ quan sát thấy cả một tòa nhà khổng lồ nổi trên biển Quảng Trị.  Báo chí TC đưa tin, lần này giàn khoan DongFeng sẽ khai thác và sản xuất dầu mỏ tại chỗ cho đến khi nào hết dầu ở dưới đáy biển Đông thì thôi.  Báo chí VN vẫn im lặng.  Bộ Ngoại giao CS vẫn chưa được phép lo ngại.
  07
  08
Ảnh giàn khoan DongFeng 13-2 CEPB được hoàn thành vào khoàng cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2019.
  09


Bài học đàm phán: Malaysia và Châu Âu cứng rắn, Bắc Kinh lùi bước

Trọng Nghĩa Đăng ngày 19-04-2019 Sửa đổi ngày 19-04-2019 16:31
10
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (giữa) họp báo với chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk (trái) và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean Claude Juncker tại Bắc Kinh ngày 06/07/2018.REUTERS/Thomas Peter
Trong những ngày đầu tháng Tư 2019, đã có hai thông tin về việc Trung Quốc phải lùi bước trong đàm phán trước đối tác, gần đây nhất là trường hợp dự án đường sắt ở Malaysia, và trước đó ít lâu là trong cuộc đàm phán thương mại với Liên Hiệp Châu Âu.  Trường hợp Malaysia đã được đài truyền hình Ả Rập Al Jazeera nêu bật trong bài ngày 14/04/2019 “Trung Quốc báo hiệu thay đổi trong chiến lược Vành Đai và Con Đường qua dự án đường sắt với Malaysia”, và trường hợp châu Âu đã được nhật báo Hồng Kông South China Morning Post tiết lộ ngày 10/04 trong bài “Châu Âu dọa bỏ họp buộc Trung Quốc phải thỏa thuận”.
Ngày 15/04 vừa qua, trong một buổi họp báo, thủ tướng Malaysia Mahathir đã xác nhận việc nước này sẽ tiếp tục thúc đẩy dự án Đường Sắt Kết Nối Bờ Biển Phía Đông ECRL (East Coast Rail Link) thực hiện với vốn Trung Quốc sau khi có một số điều chỉnh từ phía Bắc Kinh. Đây là dự án đã bị ông Mahathir tố cáo là bất bình đẳng đối với Malaysia do chi phí quá cao và nhiều vấn đề khác. Tân chính quyền Malaysia của ông Mahathir đã dọa hủy bỏ dự án này khi trở lại nhậm chức vào năm ngoái 2018.
Theo Reuters, thành công quan trọng nhất của Malaysia là đã buộc được Trung Quốc cắt giảm đến 1/3 chi phí chính thức của dự án từ 16 tỷ đô la trong kế hoạch ban đầu xuống còn 10,7 tỷ đô la. Tỷ lệ cắt giảm thậm chí còn cao hơn nữa, lên đến một nửa, nếu tính theo ước lượng của chính phủ Mahathir đã từng cho rằng chi phí thực tế sẽ đội lên thành 20 tỷ đô la sau khi tính thêm các khoản lãi suất, tiền thu hồi đất và một số chi phí khác khi tiến hành dự án...
Ngoài ra, Malaysia cũng thành công trong việc nâng cao tỷ lệ tham gia của phía Malaysia vào trong dự án, không bị buộc phải vay nợ nhiều của Trung Quốc, điều chỉnh một số chi tiết kỹ thuật để phù hợp hơn với lợi ích quốc gia.
Theo Al Jazeera, phát biểu trong cuộc họp báo hôm 15/04, thủ tướng Malaysia đã nhắc lại chỉ trích của ông về thỏa thuận mà người tiền nhiệm Najib Razak đã ký với Trung Quốc: “Đó là một mức giá không chính đáng, quá lớn, thiếu rõ ràng về các thông số kỹ thuật, giá cả, nói chúng là thiếu cơ sở kinh tế”.
Xuất phát từ thẩm định đó, Malaysia, theo thủ tướng Mahathir, đã quyết định đòi đàm phán lại hợp đồng để có được “một thỏa thuận công bằng hơn, theo đó, ưu tiên cho nhu cầu của người dân Malaysia”.
Chính quyền Mahathir rất kiên quyết đòi đàm phán lại
Thái độ cứng rắn của chính quyền Mahathir đã thể hiện rất rõ trong hồ sơ này. Sau khi thủ tướng Malaysia khẳng định quyết tâm sẵn sàng xóa bỏ đề án, Công Ty Đường Sắt Malaysia, đơn vị quản lý dự án thì yêu cầu phía Trung Quốc dừng thi công công trình, còn bộ trưởng Kinh Tế Malaysia xác nhận rằng Kuala Lumpur sẽ hủy dự án với lý do kinh phí dự án này quá lớn.
Chính các sức ép đó đã buộc phía Trung Quốc hạ giá dự kiến, để có thể cứu vãn dự án ECRL, được xem là một trong những dự án chính trong Sáng Kiến Một Vành Đai Một Con Đường” của Trung Quốc.
Theo nhận xét của Al Jazeera, Bắc Kinh như đã nhận thức được rằng, các hợp đồng một chiều, chủ yếu có lợi cho các công ty xây dựng Trung Quốc, và các chi phí khổng lồ liên quan đã tạo ra nỗi lo ngại  rằng các quốc gia đã tham gia Con Đường Tơ Lụa Mới có nguy cơ phải chịu các khoản nợ hàng tỷ đô la.
Sri Lanka chẳng hạn, đã bị buộc phải bán cảng Hambantota của mình cho Trung Quốc vào năm ngoái sau khi không thể trả các khoản vay từ Trung Quốc.
Theo chuyên gia kinh tế Song Seng Wun tại Singapore, việc Trung Quốc đàm phán lại với Malaysia về dự án ECRL cho thấy là Bắc Kinh cần “cố gắng nhiều hơn để đánh giá các rủi ro chính trị”, không nên cứ nghĩ rằng đã ép được một nước chấp nhận một hợp đồng là xong.
Thông báo của Malaysia được đưa ra khi Trung Quốc chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh về Con Đường Tơ Lụa Mới lần thứ hai tại Bắc Kinh vào cuối tháng Tư này.
Phải chăng là dẫu sao thì Trung Quốc cũng vận hành theo kiểu gọi nôm na là “mềm nắm, rắn buông”, và sẽ lùi bước nếu cảm thấy là đối phương, hay đối tác quá cứng rắn ? Câu hỏi này đã được đặt ra với dự án đường sắt ở Malaysia, nhưng cũng được đặt ra trước đó ít lâu với cuộc đàm phán về bản tuyên bố chung của thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu-Trung Quốc hôm 09/04 vừa qua.
Sau cuộc họp thượng đỉnh, Liên Hiệp Châu Âu đã vui mừng khi thấy một trong những điều kiện mà châu Âu xem là « sinh tử » bảo đảm tính cạnh tranh công bằng trong kinh tế thương mại đã được phía Trung Quốc chấp nhận ghi vào văn bản vào giờ chót: đó là củng cố các quy định quốc tế về tài trợ công nghiệp trong khuôn khổ Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Đối với Bruxelles, lãnh vực xí nghiệp quốc doanh của Trung Quốc được nhà nước tài trợ là một hình thức cạnh tranh bất chính.
Châu Âu dọa bỏ họp, Trung Quốc nhượng bộ
Theo tiết lộ của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 10/04/2019, để đạt được nhượng bộ này từ phía Trung Quốc, phái đoàn đàm phán của Liên Hiệp Châu Âu đã quyết định tỏ thái độ cứng rắn, bỏ bàn đàm phán, và sẽ không trở lại nếu phía Bắc Kinh không thay đổi lập trường.
Bruxelles khi ấy đã chấp nhận việc thượng đỉnh với Trung Quốc không ra được tuyên bố chung, điều mà Bắc Kinh cố tránh.
Kết quả là phái đoàn Trung Quốc bị đẩy vào tình thế căng thẳng, phải rất nỗ lực mới có thể đưa được các đối tác Châu Âu quay trở lại bàn thương thảo về một tuyên bố chung, dự kiến được công bố vào cuối thượng đỉnh, giữa thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk.
Lý do mà phái đoàn châu Âu tỏ thái độ kiên quyết, đó là vì họ thấy là phía Trung Quốc vẫn không chịu làm rõ một số cải cách mà Bruxelles yêu cầu, cũng như - và đây là điều quan trọng hơn cả - thời gian Trung Quốc thực hiện những cải cách đó.
Theo giới phân tích được SCMP trích dẫn, thái độ cứng rắn hiếm hoi này của LHCA phản ánh sự thiếu kiên nhẫn của Bruxelles trước một Bắc Kinh không chịu đưa ra những đảm bảo đáng tin cậy về cải cách thị trường mà châu Âu đã yêu cầu từ nhiều năm qua.
Bên cạnh đó, phía châu Âu như đã học tập kinh nghiêm từ cách tiếp cận Trung Quốc của chính quyền Donald Trump sẵn sang gây áp lực lên Trung Quốc để có được những điều khoản thương mại thỏa đáng hơn.
Nhận định về hậu trường căng thẳng trước thượng đỉnh Trung Quốc – LHCA, ông Mikko Huotari, phó giám đốc Viện Trung Quốc Mercator tại Đức, cho rằng Châu Âu đã tranh thủ sự kiện phía Trung Quốc thực sự muốn có một tuyên bố chung.  
Mặc dù một số nhà ngoại giao châu Âu đã vận động hành lang để để có một tuyên bố chung, nhưng LHCA vẫn quyết định gây áp lực lên phái đoàn Trung Quốc, để có được một bản tuyên bố chung có thực chất.
Theo một nhà ngoại giao xin giấu tên thì “đối với Trung Quốc, có được tuyên bố chung là một điều quan trọng”, trong lúc đó thì “đối với châu Âu, điều đó không quan trọng lắm, mà là một cơ hội tốt để đề cập tới các chủ đề mà châu Âu mong muốn”.

Tư cách một nhà giáo, một lảnh đạo miền Nam:
Giáo Sư Trần Văn Hương 
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2232325553541872&set=a.483314618442983&type=3&theater
April 17 2019?

Nhân cách cố Tổng Thống Trần Văn Hương

Trong ngày 29 tháng 4, dù rất bận rộn trong việc di tản hàng chục ngàn người Mỹ và người tị nạn VN. Đại sứ Martin cũng đã tìm cách đến gặp cụ Trần Văn Hương, cựu Tổng Thống VNCH tại phủ Phó Tổng Thống trên đường Công Lý lần chót.

Theo GS Nguyễn ngọc An, bạn thâm giao của cụ Hương thì cuộc gặp gỡ nầy đã diễn ra như sau :

Cũng ngày đó, 29 tháng 4 năm 1975, đại sứ Hoa Kỳ, ông Martin đến tư dinh đường Công Lý với một tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp. Đại khái đại sứ nói:

« Thưa Tổng Thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. Nhơn danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng Thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào với phương tiện nào mà Tổng Thống muốn. Chính phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị Tổng Thống cho đến ngày TT trăm tuổi già»

Tổng Thống Trần Văn Hương mĩm cười trả lời :

«Thưa Ngài đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn Ông đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết Cộng Sản vào được Saigon, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.»

Khi nghe câu «Les États-Unis ont aussi leur part de responsabilités (Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó), đại sứ Martin giựt mình nhìn trân trân ông Trần Văn Hương. Năm 1980, ông Hương thuật lại với tôi: Dứt câu chuyện, on se sépare sans même se serrer la main» (GS Nguyễn Ngọc An. Cụ Trần Văn Hương, đăng trên Thời Luận không rõ ngày)
Cựu đại úy Nguyễn Văn Nhựt, sĩ quan tùy viên của phó Tổng Thống Trần Văn Hương cho người viết biết vào những ngày tháng cuối cùng trong tháng 4 ,1975, cụ Trần Văn Hương đã nói với anh em phục vụ tại phủ Phó Tổng Thống rằng:

«Thấy các em còn trẻ tuổi mà phải chịu hy sinh gian khổ vì chiến tranh, qua rất thương, nhưng số phận của đất nước mình là như vậy, mình phải đánh cho tới cùng »

Sau khi bàn giao chức vụ TT cho Dương Văn Minh, tối 28 tháng tư, cụ Trần Văn Hương đã dọn ngay về tư gia ở trong hẻm đường Phan Thanh Giản. Tuy nhiên, sáng hôm sau, ngày 29 tháng tư, cụ phải trở lại dinh Phó Tổng Thống ở đường Công Lý một lần cuối để tiếp kiến đại sứ Martin khi Martin đên từ giã cụ.

Trong một cuộc tiếp xúc với BS Nguyễn Lưu Viên, cựu Phó Thủ Tướng VNCH, tại Westminster vào cuối 2002, BSViên có cho người viết biết rằng vào sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, ông và bà Trần Văn Văn có đến thăm cụ Trần Văn Hương một lần cuối và cụ Hương đã nói với hai người rằng hai vị đại sứ Pháp và Hoa Kỳ có đến mời ông đi tị nạn, nhưng ông đã từ chối lời mời của họ.

Vào năm 1978, khi chính quyền CHXHCNVN trả lại «quyền công dân cho Dương Văn Minh, các anh em đang bị tù học tập cải tạo đều bị đi xem hình ảnh và phim chiếu lại cảnh cựu «Tổng Thống» Dương Văn Minh đang hồ hỡi hân hoan đi bầu Quốc Hội «đảng cử dân bầu » của người Cộng Sản.

Cụ Trần Văn Hương cũng được chính quyền đề nghị trả lại quyền công dân, nhưng cụ đã từ chối. Cựu Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương đã gởi bức thư sau đây đến cấp lãnh đạo chính quyền Cộng Sản :

«… Hiện nay vẫn còn có mấy trăm ngàn nhơn viên chế độ cũ, cả văn lẫn võ, từ Phó Thủ tướng đến Tổng bộ trưởng,các tướng lãnh, quân nhân công chức các cấp, các chính trị gia, các vị lãnh đạo tôn giáo, đảng phái, đang bị tập trung cải tạo, rĩ tai thì ngắn hạn mà cho đến nay vẫn chưa thấy về. Tôi là người đứng đầu hàng lãnh đạo chánh phủ VNCH, xin lãnh hết trách nhiệm một mình. Tôi xin chánh phủ mới thả họ về hết, vì họ là những người chỉ biết thừa hành mạng lệnh cấp trên, họ không có tội gì cả. Tôi xin chánh phủ mới tha họ về sum họp với vợ con, còn lo làm ăn xây dựng đất nước. Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó, tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi »

Cụ Trần Văn Hương không hề nhận quyền công dân của Cộng Sản và cho đến khi từ trần vào năm 1981 thì cụ vẫn còn là công dân của Việt Nam Cộng Hòa.

Theo Trần Đông Phong - Việt Nam Cộng Hòa, 10 ngày cuối cùng

*** Theo chúng tôi được biết Cụ Trần Văn Hương đã tự tử sau đó. 


No comments:

Post a Comment