Sunday, October 21, 2018

20181122 Bản tin biển Đông.


20181122 Bản tin biển Đông.

Chúng tôi phản đối! Chúng tôi phản đối!
Chúng tôi phản đối cô Nguyễn Thùy Dương đã ném giày "Thủ Thiêm" vào mặt bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. 
Lý do? Là vì bà Nguyễn Thị Quyết Tâm xứng đáng được tưởng thưởng hơn thế nửa.
"ĐÓ LÀ MỘT BỊCH PHÂN CỦA ĐỒNG BÀO THỦ THIÊM VÀO MẶT BÀ ẤY." XA HƠN NỬA LÀ PHÂN CỦA ĐỒNG BÀO CẢ NƯỚC VIỆT NAM VÀO MẶT BÀ ẤY.


 01
CHIẾC GIÀY PHẢN ĐỐI ĐI VÀO TRANG SỬ ĐẤUTRANH CHỐNG BẤT CÔNG CỦA PHỤ NỮ VIỆT.

VOA Tiếng Việt - Mặc Lâm
Chị Nguyễn Thùy Dương 28 tuổi, ngụ tại Q.2 vừa có một hành động vượt qua mọi suy nghĩ của người dân cả nước. Chị ném chiếc giày của mình đang mang vào bà Nguyễn Thị Quyết Tâm vào sáng ngày 20 tháng 10 trong một cuộc họp của thành phố với người dân oan Thủ Thiêm, khi bà Tâm trên bục giảng thuyết, cố gắng xoa dịu người dân oan trong giải pháp đền bù cho họ bằng việc tiếp tục hứa hẹn những điều mà họ đã nghe không biết bao nhiêu lần từ hơn hai mươi năm qua.

Chiếc giày của chị Dương không trúng bà Tâm nhưng lại trúng vào tâm điểm của cả guồng máy chính trị mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên người dân ném giày dép vào lãnh đạo, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên chiếc giày của chị Dương được chú ý nhiều đến thế. Chiếc giày như một thứ vũ khí của người dân đen, nó đơn sơ như thời kỳ Đảng Cộng sản vận động người dân dùng tầm vông vạt nhọn để chiến thắng quân thù. Chiếc giày tuy không nhọn và làm nguy hiểm tính mạng như tầm vông nhưng nó lại mang hình ảnh của những gì tệ hại nhất, mọi thứ nhơ bẩn đều nằm dưới gót của nó, vì vậy, nó mặc nhiên được xem là thứ vũ khí cần thiết khi người ta muốn hạ bệ một hình tượng, một chủ thuyết hay ngay cả một chế độ. Chiếc giày là hình ảnh gây ấn tượng khi nó được ném vào ai đó. Ở đây chị Thùy Dương ném vào bà Quyết Tâm, người phụ nữ quyền lực nhất thành phố. Bà Tâm được người dân xác định là không thuộc phe nước mắt bởi bà không biết khóc, vụ Nhà hát Giao hưởng là ví dụ mới nhất sau một loạt tuyên bố đầy tai tiếng của bà.

Nhưng chiếc giày của chị Dương không chỉ nhắm vào bà Quyết Tâm. Nó nhắm vào cả hệ thống quyền lực của Việt Nam. Thông điệp của nó là bọn dân cùng khổ của chúng tôi không còn sợ hãi guồng máy này nữa. Chiếc giày là tiếng nói chính thức không những của dân oan Thủ Thiêm mà là dân oan khắp nước. Những người sống không ra sống, chết không ra chết, đang vật vã trong những công viên, khu phố ngập ngụa sình lầy, dưới gầm cầu, trong nhà lồng chợ…..những con người ấy đã và đang kêu gào khản cổ nhưng không một ai trong guồng máy trả lời cho họ. Thủ Thiêm hai mươi năm. Đồng Nai hai mươi sáu năm, Long An, Bà Rịa, Văn Giang, Dương Nội, Nam Định….không biết bao nhiêu năm nữa. Chất chứa lâu và dày như thế liệu một chiếc giày có làm cho hệ thống này tỉnh giấc hay không?

Nếu chính quyền không tỉnh thì người dân sẽ tỉnh.

Bởi họ sống quá lâu trong sợ hãi. Người dân không thể tưởng tượng ra được vào một ngày nào đó trong một buổi họp quan trọng, trong một công sở nguy nga lại có một phụ nữ 28 tuổi cũng cùng khổ như mình dám ném chiếc giày vào lãnh đạo thành phố. Người phụ nữ ấy là ai mà bạo gan như thế? Đơn giản lắm, cô chẳng phải là anh thư nữ kiệt gì, cô chỉ là một người dân oan Thủ Thiêm mất đất, bị chính quyền lừa lọc quá lâu, quá nhiều lần. Sự nóng giận nhiều ngày đã biến thành phẫn nộ và từ đó chiếc giày được phóng ra bằng sức mạnh của sự oan ức, lầm than trong bao nhiêu năm tích tụ.

Chính quyền thành phố lần này tỏ ra khôn ngoan hơn khi không bắt giam chị như những lần khác, bởi họ biết bắt người dân oan Thủ Thiêm lúc này sẽ không khác nào đẩy sự cuồng nộ trở thành bão tố.

Chiếc giày của chị Dương làm người dân bình thường chợt tỉnh sau hơn bốn mươi năm sợ hãi chỉ biết cặm cụi mưu sinh và âm thầm tuân theo quy luật do người Cộng sản đưa ra, bất kể quy luật ấy bất công đến thế nào chăng nữa.

Nhiều năm qua, người dân đã biết chống lại công an giao thông khi bị bắt xe xử phạt những lỗi mà họ không vi phạm. Người dân đã biết bất tuân dân sự khi những BOT được dựng lên cốt để thu tiền một cách bất công nhưng ra vẻ hợp pháp. Người dân đã biết biểu tình chống ô nhiễm môi trường bất kể những hậu quả tàn độc mà họ phải nhận. Người dân cũng đã biết họ có quyền từ chối một tờ giấy triệu tập bất hợp pháp của công an cũng như không chấp nhận mở cửa cho an ninh khám nhà khi không có trát tòa. Họ đã biết dạy dỗ công an khi bị canh giữ tại nhà cũng như tố cáo hành vi bất hợp pháp của lực lượng an ninh bằng cách livestream công khai trên mạng xã hội.

Những cái biết ấy tuần tự xảy ra, nay họ biết thêm một điều nữa: người dân có thể ném giày dép vào lãnh đạo, giữa đám đông và giữa ban ngày.

Chiếc giày của chị Dương được ném đi bằng sức đẩy của bất công và bạo lực từ chính quyền thành phố. Bất công khi lấy đất của dân mà tiền bồi thường như của bố thí. Bạo lực khi cưỡng chiếm hàng ngàn căn nhà và đẩy người dân vào đường cùng của đêm tối. Chiếc giày của chị Dương không làm ai bị thương dù có bị ném trúng, nhưng chiếc giày có khả năng sát thương cả một chế độ khi chế độ ấy tiếp tục con đường bắt người dân hy sinh cho đảng trường tồn.

Chiếc giày của chị Dương rồi đây sẽ được người dân nhớ tới trong các cuộc trà dư tửu hậu. Bên gánh hàng rong, trong những quán cà phê chật chội cáu bẩn, hay trên những bàn nhậu vỉa hè. Người dân thấp cổ bé miệng tự dưng cảm thấy lớn lên bởi họ phát hiện rằng những người Cộng sản cũng là con người như họ, cũng biết sợ hãi và đầy rẫy hèn mọn, nhất là khi bị dân chúng nổi lên chống lại.

Đối với người trí thức, chiếc giày của chị Dương làm họ bứt rứt, bất an. Mặc cảm trước một người đàn bà 28 tuổi làm cho họ nhỏ bé và tổn thương. Nhỏ bé vì bất lực, tổn thương vì tự ái. Và biết đâu chiếc giày của chị Dương sẽ khiến họ bừng tỉnh và bước ra khỏi căn chòi “cầu an” mà họ tự nhốt mình bao năm nay một cách tự giác và đầy những bao biện.
(Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường linkvn510.com hoặc vn73.com để vượt tường lửa)

https://www.voatiengviet.com/a/chiếc-giày-của-chị-dương/4622108.html
Thực hư chuyện Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm bị người dân Thủ Thiêm ném ăn giày vào người
October 21, 2018
Trong buổi tiếp xúc cử tri quận 2, TPHCM sáng ngày 20/10/2018, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đã bị một chiếc giày bay thẳng tới trước mặt, suýt một chút đã phang trúng vào mặt bà.
 
02
Chiếc giày này đã phang vào mặt bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ảnh: Trương Châu Hữu Danh
Người ném chiếc giày đó là chị Nguyễn Thị Thùy Dung. Nhà báo Trương Châu Hữu Danh cho biết về chị Dung như sau: “Cả nhà nuôi giấu cách mạng, ngoại là tù chính trị, nhưng cả nhà chị Nguyễn Thị Thùy Dung lại bị mất đất trong uất ức. Hôm nay, chị là một trong 5 người đến sớm nhất nhưng khi đăng ký “phiếu phát biểu” lại là số 39 trong khi mọi người chỉ được phép phát biểu trong 120 phút.
Những uất ức dồn nén vào chiếc dép hiệu Uyên (sản xuất tại quận 2) đã bay thẳng vào cán bộ. Câu chuyện đau lòng của gia đình chị, sẽ sớm phơi bày. Những người bị tù oan vì chống lại Tất Thành Cang, họ sẽ lên tiếng trong những ngày sắp tới. Anh Cang, hãy đợi đấy!”
03
aaa

04
aaa

05
Nguồn: Tổng hợp 
Chiếc giày của chị Dương
21/10/2018


06
Chân dung chị Thuỳ Dương tại một buổi tiếp xúc cử tri tháng 6/2018, người được cho là đã ném giày vào bà Nguyễn Thị Quyết Tâm trong buổi tiếp xúc cử tri vào sáng ngày 20/10. (Ảnh chụp màn hình trên kênh Youtube Dân Oan Việt Nam)

Chị Nguyễn Thùy Dương 28 tuổi, ngụ tại Q.2 vừa có một hành động vượt qua mọi suy nghĩ của người dân cả nước. Chị ném chiếc giày của mình đang mang vào bà Nguyễn Thị Quyết Tâm vào sáng ngày 20 tháng 10 trong một cuộc họp của thành phố với người dân oan Thủ Thiêm, khi bà Tâm trên bục giảng thuyết, cố gắng xoa dịu người dân oan trong giải pháp đền bù cho họ bằng việc tiếp tục hứa hẹn những điều mà họ đã nghe không biết bao nhiêu lần từ hơn hai mươi năm qua.
Chiếc giày của chị Dương không trúng bà Tâm nhưng lại trúng vào tâm điểm của cả guồng máy chính trị mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên người dân ném giày dép vào lãnh đạo, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên chiếc giày của chị Dương được chú ý nhiều đến thế. Chiếc giày như một thứ vũ khí của người dân đen, nó đơn sơ như thời kỳ Đảng Cộng sản vận động người dân dùng tầm vông vạt nhọn để chiến thắng quân thù. Chiếc giày tuy không nhọn và làm nguy hiểm tính mạng như tầm vông nhưng nó lại mang hình ảnh của những gì tệ hại nhất, mọi thứ nhơ bẩn đều nằm dưới gót của nó, vì vậy, nó mặc nhiên được xem là thứ vũ khí cần thiết khi người ta muốn hạ bệ một hình tượng, một chủ thuyết hay ngay cả một chế độ. Chiếc giày là hình ảnh gây ấn tượng khi nó được ném vào ai đó. Ở đây chị Thùy Dương ném vào bà Quyết Tâm, người phụ nữ quyền lực nhất thành phố. Bà Tâm được người dân xác định là không thuộc phe nước mắt bởi bà không biết khóc, vụ Nhà hát Giao hưởng là ví dụ mới nhất sau một loạt tuyên bố đầy tai tiếng của bà.
Nhưng chiếc giày của chị Dương không chỉ nhắm vào bà Quyết Tâm. Nó nhắm vào cả hệ thống quyền lực của Việt Nam. Thông điệp của nó là bọn dân cùng khổ của chúng tôi không còn sợ hãi guồng máy này nữa. Chiếc giày là tiếng nói chính thức không những của dân oan Thủ Thiêm mà là dân oan khắp nước. Những người sống không ra sống, chết không ra chết, đang vật vã trong những công viên, khu phố ngập ngụa sình lầy, dưới gầm cầu, trong nhà lồng chợ…..những con người ấy đã và đang kêu gào khản cổ nhưng không một ai trong guồng máy trả lời cho họ. Thủ Thiêm hai mươi năm. Đồng Nai hai mươi sáu năm, Long An, Bà Rịa, Văn Giang, Dương Nội, Nam Định….không biết bao nhiêu năm nữa. Chất chứa lâu và dày như thế liệu một chiếc giày có làm cho hệ thống này tỉnh giấc hay không?
Nếu chính quyền không tỉnh thì người dân sẽ tỉnh.
Bởi họ sống quá lâu trong sợ hãi. Người dân không thể tưởng tượng ra được vào một ngày nào đó trong một buổi họp quan trọng, trong một công sở nguy nga lại có một phụ nữ 28 tuổi cũng cùng khổ như mình dám ném chiếc giày vào lãnh đạo thành phố. Người phụ nữ ấy là ai mà bạo gan như thế? Đơn giản lắm, cô chẳng phải là anh thư nữ kiệt gì, cô chỉ là một người dân oan Thủ Thiêm mất đất, bị chính quyền lừa lọc quá lâu, quá nhiều lần. Sự nóng giận nhiều ngày đã biến thành phẫn nộ và từ đó chiếc giày được phóng ra bằng sức mạnh của sự oan ức, lầm than trong bao nhiêu năm tích tụ.
Chính quyền thành phố lần này tỏ ra khôn ngoan hơn khi không bắt giam chị như những lần khác, bởi họ biết bắt người dân oan Thủ Thiêm lúc này sẽ không khác nào đẩy sự cuồng nộ trở thành bão tố.
Chiếc giày của chị Dương làm người dân bình thường chợt tỉnh sau hơn bốn mươi năm sợ hãi chỉ biết cặm cụi mưu sinh và âm thầm tuân theo quy luật do người Cộng sản đưa ra, bất kể quy luật ấy bất công đến thế nào chăng nữa.
Nhiều năm qua, người dân đã biết chống lại công an giao thông khi bị bắt xe xử phạt những lỗi mà họ không vi phạm. Người dân đã biết bất tuân dân sự khi những BOT được dựng lên cốt để thu tiền một cách bất công nhưng ra vẻ hợp pháp. Người dân đã biết biểu tình chống ô nhiễm môi trường bất kể những hậu quả tàn độc mà họ phải nhận. Người dân cũng đã biết họ có quyền từ chối một tờ giấy triệu tập bất hợp pháp của công an cũng như không chấp nhận mở cửa cho an ninh khám nhà khi không có trát tòa. Họ đã biết dạy dỗ công an khi bị canh giữ tại nhà cũng như tố cáo hành vi bất hợp pháp của lực lượng an ninh bằng cách livestream công khai trên mạng xã hội.
 07
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (áo vàng) tiếp đón Tổng thống Mỹ Barack Obama nhân chuyến thăm của ông tới Việt Nam vào tháng 5/2016. Ảnh: AP Photo/Carolyn Kaster
Những cái biết ấy tuần tự xảy ra, nay họ biết thêm một điều nữa: người dân có thể ném giày dép vào lãnh đạo, giữa đám đông và giữa ban ngày.
Chiếc giày của chị Dương được ném đi bằng sức đẩy của bất công và bạo lực từ chính quyền thành phố. Bất công khi lấy đất của dân mà tiền bồi thường như của bố thí. Bạo lực khi cưỡng chiếm hàng ngàn căn nhà và đẩy người dân vào đường cùng của đêm tối. Chiếc giày của chị Dương không làm ai bị thương dù có bị ném trúng, nhưng chiếc giày có khả năng sát thương cả một chế độ khi chế độ ấy tiếp tục con đường bắt người dân hy sinh cho đảng trường tồn.
Chiếc giày của chị Dương rồi đây sẽ được người dân nhớ tới trong các cuộc trà dư tửu hậu. Bên gánh hàng rong, trong những quán cà phê chật chội cáu bẩn, hay trên những bàn nhậu vỉa hè. Người dân thấp cổ bé miệng tự dưng cảm thấy lớn lên bởi họ phát hiện rằng những người Cộng sản cũng là con người như họ, cũng biết sợ hãi và đầy rẫy hèn mọn, nhất là khi bị dân chúng nổi lên chống lại.
Đối với người trí thức, chiếc giày của chị Dương làm họ bứt rứt, bất an. Mặc cảm trước một người đàn bà 28 tuổi làm cho họ nhỏ bé và tổn thương. Nhỏ bé vì bất lực, tổn thương vì tự ái. Và biết đâu chiếc giày của chị Dương sẽ khiến họ bừng tỉnh và bước ra khỏi căn chòi “cầu an” mà họ tự nhốt mình bao năm nay một cách tự giác và đầy những bao biện.

Đặc San Nha Kỷ Thuật-Một Thời Trong Bóng Đêm-



NGÀY 1/1/2019 ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA ?
Ngày 1/1/2019 có ít nhất là 8 luật mới có hiệu lực:
1. Luật Quốc phòng 2018: Luật này chính thức hoá việc giới nghiêm và thiết quân lực. Trao cho các lực lượng vũ trang “nhân dân” (quân đội “nhân dân”, công an “nhân dân” và “dân” quân tự vệ, có quyền hành để “đánh giặc ở địa phương”.
👉 Giới nghiêm là biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và hoạt động vào những giờ nhất định tại những khu vực nhất định, trừ trường hợp được phép theo quy định của người có thẩm quyền tổ chức thực hiện lệnh giới nghiêm.
- Cấm tụ tập đông người;
- Cấm người, phương tiện đi lại, hoạt động trong những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;
- Đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại một số nơi công cộng trong những thời điểm nhất định;
- Đặt trạm canh gác và kiểm soát địa bàn, kiểm tra vật phẩm, hành lý, phương tiện, giấy tờ của người đi lại qua trạm canh gác và kiểm soát;
- Kịp thời bắt giữ và xử lý người, phương tiện vi phạm lệnh giới nghiêm và vi phạm quy định khác của pháp luật.
- Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng.
- Cấm biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa, tụ tập đông người.
- Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh phải rời khỏi hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định.
- Huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
2. Luật an ninh mạng: Luật này chính thức hoá việc biến lực lượng bảo vệ chế độ thành những ông quan toà, có quyền bắt và kết tội những người có thái độ phản kháng chế độ.
👉 Điều 8 nêu rõ "nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để thông tin các nội dung" sau:
- Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, xúc phạm dân tộc, quốc kỳ…; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.
- Kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng như kêu gọi tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ.
- Làm nhục, vu khống như xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; thông tin sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội bằng không gian mạng.
- Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật.
- Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như thông tin sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa…; thông tin sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử…
- Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật.
những người bán hàng online Sẽ phải đóng thuế nghiêm nghặt.
Đó là 2 luật Mọi người cần phải biết và ngoài ra còn có những luật sau cũng được đổi mới và áp dụng vào ngày 1/1/2019.
3. Luật Thuỷ Sản: Luật này chính thức chém gió về chuyện “bảo vệ nguồn thuỷ sản” và cho các “đày tớ dân” quyền quyết định nguồn tài nguyên thuỷ sản.
4. Luật Quy Hoạch: Luật này chính thức cho phép các “đày tớ dân” có quyền nhân danh “quy hoạch” để “thống nhất” chuyện cắt đất, chiếm đất để thuê đất và bán đất cũng như tất cả những quyết định quy hoạch khác liên quan đến cơ sở hạ tầng quốc gia.
5. Luật Đo đạc và bản đồ: Luật này chính thức cho phép các “đày tớ dân” hợp thức hoá việc “vẽ” bản đồ và đo đạc tuỳ thích.
6. Luật Lâm nghiệp: Luật này chính thức mở cửa cho các “đày tớ dân” khai thác những gì còn sót lại của những rừng cây còi cọc ở Việt Nam, nhân danh “bảo tồn” và “phát triển”.
7. Luật hóa đặt cược thể thao: Luật này cho phép công khai cá cược, biến toàn Việt Nam thành sòng bài và dân Việt Nam thành những con nghiện cá cược.
8. Luật Tố cáo: Luật này chém gió “quyền tố cáo” còn chuyện tố có ai nghe không và có giải quyết được gì không là chuyện… đảng no

No comments:

Post a Comment