Sunday, October 14, 2018

20181014 Bản tin biển Đông

20181014 Bản tin biển Đông

Was Tyndall Air Force Base in Florida Panhandle targeted?
Satellite Photos Show Parts of Tyndall Air Force Base Have Been Completely Decimated
Hurricane Michael wipes out Mexico Beach, Florida, in 'apocalyptic' assault
Tyndall Air Force Base a ‘Complete Loss’ Amid Questions About Stealth Fighters
Video: Aerial images show severe damage at Tyndall Air Force Base
Từ độc tài đến dân chủ: chúng ta là yếu tố quyết định
Bất chấp dân oan mất đất, CSVN quyết xây nhà hát Thủ Thiêm hơn $64 triệu
Cho phép dùng tiền nhân dân tệ để thanh toán ở biên giới
13:45 29/08/2018



Câu chuyện cảm động của một gia đình tỵ nạn gốc Mít, tạm dừng chuyến bay tại Nhật.  Rất nên đọc.

BÔNG LÚA CÚI ĐẦU.

Nhớ hồi vợ chồng tôi và hai đứa con nhỏ (một trong hai đứa còn nằm trong bụng mẹ, tháng thứ 6) xuất cảnh đi Mỹ.. 
  Vì trường hợp phụ nữ mang thai nên IOM (cơ quan di dân quốc tế) thu xếp cho riêng chúng tôi đi đường bay quá cảnh phi trường Kyoto Nhật Bản thay vì đường ghé Hàn quốc như những gia đình khác cùng đợt hồ sơ, như vậy chúng tôi sẽ được rút ngắn chuyến đi gần nửa ngày. 
Sự tử tế chu đáo và bất ngờ này của một cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc, những 'người dưng nước lã' hoàn toàn xa lạ, làm tôi cảm động. Tiền mua vé máy bay cho tất cả những di dân diện tị nạn đều do IOM cho vay trước, chúng tôi sẽ trả góp sau khi đã an toàn định cư ở quốc gia mới.                                                                                                                                                                                  
Gia đình nhỏ chúng tôi ghé đến phi trường Nhật, te tua xơ mướp vì mệt, lết tha lết thếch không giống ai giữa chuyến bay toàn hành khách sang trọng. Chúng tôi ngồi ở hàng ghế cuối, biết thân biết phận nên chờ cho mọi người ra hết mới dắt díu nhau ra sau cùng.
Vậy mà vừa bước ra khỏi cửa máy bay, một tình nguyện viên của IOM, một thanh niên (sinh viên) người Nhật sáng sủa cao ráo, mặc bộ vest rất chỉnh tề, đứng sẵn đó, thấy chúng tôi là gập người chào cung kính. Cầm trên tay tấm giấy lớn ghi tên chúng tôi nhưng thực ra anh ta chẳng cần nữa vì quá dễ nhận ra cái gia đình nghèo vừa rời khỏi đất nước nghèo này. Chúng tôi sững người, ngượng nghịu lúng túng trước cái cúi chào đặc biệt của người Nhật lần đầu tiên trên đời mình được nhận.                                                   
Sau đó anh chàng kính cẩn ân cần, cố đi thật chậm để bà xã tôi không phải vội, dù đôi chân cao ngồng của chàng ta chỉ cần sải một bước là bằng chúng tôi đi ba bước. Anh chàng nói tiếng Anh chậm rãi và cố tình chọn những từ dễ đến nỗi đứa dốt sinh ngữ như tôi cũng hiểu ngay. Cái cách anh chàng tế nhị đưa chúng tôi đến nhà vệ sinh và sẵn sàng kiên nhẫn chờ ở ngoài làm tôi càng phục lăn! Nước Nhật giáo dục kiểu gì mà người trẻ của họ tuyệt vời đến thế này nhỉ?                                                                        
Rồi anh chàng chậm rãi dẫn chúng tôi đi dọc các hành lang sân bay quốc tế rộng mênh mông để đến cổng chờ chuyến bay đi Mỹ. Tôi nhớ chúng tôi đi bộ gần nửa tiếng mới tới. Cung cách của anh chàng không khác gì đang hộ tống những nhân vật quan trọng. A không, đang ấm áp đón tiếp những người rất thân thiết. Tôi nghĩ người thân ruột thịt cũng không ân cần được đến thế!
Đến nơi, anh chàng lại cung kính và áy náy xin lỗi vì bận việc phải đi gấp. Anh chàng nói sẽ gọi điện nhờ một người bạn đến ở với chúng tôi trong 8 tiếng chờ đợi.
Thì ra anh chàng đã gọi phone nhờ cô người yêu của mình từ hồi nào. Cô ấy đến, cũng là sinh viên, nhỏ nhắn dễ thương, vừa đẹp vừa hiền, đem theo bữa cơm đắt tiền mua ở nhà hàng cùng một giỏ trái cây. Vừa gặp chúng tôi, cô ấy cũng gập người chào rất lễ phép. 
Tôi lại một lần nữa xúc động khi hiểu ra IOM có đặt sẵn suất thức ăn nhanh ở phi trường cho chúng tôi, nhưng đôi bạn trẻ này muốn đãi 'bà bầu' và hai em bé một bữa chu đáo hơn bằng chính tiền túi của họ. 
Không còn biết nói gì nữa khi nhìn cô gái Nhật dịu dàng dọn bữa ăn vẫn còn nóng ra chiếc băng ghế phi trường, chén đũa đàng hoàng, mời chúng tôi, ngồi 'hầu' bên cạnh chúng tôi với nụ cười luôn nở trên khuôn mặt dễ mến, ân cần hỏi han vợ con tôi. 
Tôi không còn tâm trí đâu mà thưởng thức món ăn. Mỗi một miếng đưa lên miệng là mỗi hạt ngọc hạt vàng! Tôi cảm thấy mình không xứng đáng ngồi đó để được cô bé tiếp đãi như thế này. Tôi xin kiếu, xin được đi lòng vòng để ngắm cái phi trường hiện đại, để trố mắt nhìn cái thế giới khác hẳn thế giới quen thuộc của mình ở quê hương.  
Nói thật, suốt đời còn lại chúng tôi không thể quên sự tử tế và khiêm nhu của hai người bạn trẻ Nhật ấy! Con gái đầu của chúng tôi năm đó mới 8 tuổi, nó nói lớn lên, quốc gia đầu tiên con phải đi thăm, trước cả về thăm quê hương Việt Nam, nhất định phải là nước Nhật!
Gần đây tôi mới biết câu thành ngữ cổ xưa của người Nhật: "Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu". Bao thế hệ đi trước của người Nhật đã truyền lại lời dạy đó cho con cháu: Một cây lúa khi được mùa, trĩu hạt, thì nó biết cúi đầu. Khi mình đã sung túc thịnh vượng, không được nghếch mặt lên trời tự mãn kiêu căng, nhưng biết cúi mình để kính trọng và yêu thương người khác! 



Top of Form
Xem kết quả:http://machsongmedia.com/images/M_images/rating_star.pnghttp://machsongmedia.com/images/M_images/rating_star.pnghttp://machsongmedia.com/images/M_images/rating_star.pnghttp://machsongmedia.com/images/M_images/rating_star.pnghttp://machsongmedia.com/images/M_images/rating_star.png / 5
Bình thườngTuyệt vời 
Bottom of Form
·         10 năm dân chủ hoá Việt Nam: còn 1/3 lộ trình
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 13 tháng 10, 2018
Muốn thay đổi thể chế từ độc tài sang dân chủ nhất thiết phải có một lực lượng dân chủ trên toàn xã hội với nhiều triệu người dân nhập cuộc. Một lực lượng dân chủ như vậy cần 3 yếu tố:
(1) Một số đông người dân phải có ý thức và thái độ đề kháng – ý thức đề kháng nghĩa là hiểu rằng mình có những quyền bất khả xâm phạm, còn thái độ đề kháng là quyết tâm đẩy lùi mọi hành vi xâm phạm dù đến từ đâu. Tạo ý thức và thái độ đề kháng nơi người dân tương đồng với lời kêu gọi “khai dân trí, chấn dân khí” của cụ Phan Chu Trinh.
(2) Các tổ chức làm phương tiện quy tụ và tập hợp người dân ở từng địa phương thành những khối người chặt chẽ để bảo vệ các quyền và lợi ích riêng và chung. Điểm này tương đồng với khái niệm “hậu dân sinh” của cụ Phan Chu Trinh.
(3) Một đội ngũ những người giỏi giang và có uy tín để điều hành các tổ chức kể trên trong sứ mạng “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” cho từng khối người dân, và liên kết các khối người dân ấy với nhau trên toàn xã hội.
Đầu năm 2010, BPSOS phát hành sách “Thông Điệp Hy Vọng và Trách Nhiệm” để trình bày chương trình 10 năm dân chủ hoá đất nước một cách hoà bình, ổn định và bền vững bằng cách xây dựng 3 yếu tố kể trên và tạo nên lực lượng dân chủ trên toàn xã hội Việt Nam.
Hội Nghị XHDS và Diễn Đàn Người Dân ASEAN, Đông Timor, tháng 8 năm 2016
Đối tượng là các cộng đồng
Chúng tôi không chủ trương kéo những cá nhân rời rẽ lại với nhau, vì thường không hữu hiệu, mà đầu tư vào những cộng đồng đã chứng tỏ ý thức và thái độ đề kháng.
Mỗi cộng đồng như vậy thường gồm từ vài trăm đến vài nghìn người gắn bó với nhau vì cùng tôn giáo, sắc tộc, truyền thống, văn hoá hoặc mối đe doạ. Trong nhiều năm hoặc nhiều chục năm họ đã sát cánh tranh đấu cho quyền và lợi ích chung dù phải đối mặt với sự đàn áp, tù đày, tra tấn và kể cả chết chóc. Vì họ không life stream trên Facebook, không ra tuyên cáo, không trả lời phỏng vấn trên báo đài nên ít được ai biết đến.
Chúng tôi biết họ qua số hàng nghìn người Việt lánh nạn ở Thái Lan mà chúng tôi đã tiếp xúc và bảo vệ trong 10 năm qua; phần lớn những người đi lánh nạn này là thành viên của các cộng đồng bị bách hại ở trong nước vì đã quyết tâm đấu tranh cho quyền và lợi ích của mình.
Chúng tôi hỗ trợ cho mỗi cộng đồng bằng cách: đào tạo nhóm nhân sự lõi, kết nối nhóm lõi này với nguồn ủng hộ dài lâu, giúp tập hợp và tổ chức người dân trong cộng đồng, và liên kết các cộng đồng đã tương đối vững chãi lại với nhau.
Đào tạo nhóm nhân sự lõi
Thường, một “nhóm lõi” gồm từ 3 đến 5 người, xuất thân từ cùng một cộng đồng và có tâm nguyện phục vụ cho chính cộng đồng của họ. Để xây dựng và bảo toàn nội lực cho cộng đồng, nhóm lõi phải cam kết không khiêu khích nhằm “mời chào” sự đàn áp từ chính quyền, không tham gia đảng hoặc tổ chức chính trị để không gây nguy hại cho chính mình hoặc cho người khác, và không manh động để làm hao tổn nội lực của cộng đồng.
Qua khoá đào tạo trực tuyến 12 tháng, họ học cách phân tích vấn nạn và tìm giải pháp, lập kế hoạch và chương trình hành động, quản lý các nguồn lực để thực hiện đề án, phát biểu nghị trường và vận động chính sách, huy động và tổ chức người dân, báo cáo vi phạm nhân quyền với quốc tế, khai dụng luật Việt Nam để bảo vệ quyền và lợi ích của mọi thành viên trong cộng đồng, đối tác và liên kết với các cộng đồng bạn…
Nhóm lõi là hạt mầm khởi động tiến trình tập hợp người dân trong cộng đồng và tổ chức họ lại thành một khối rắn chắc, hiểu theo nghĩa mềm nắn rắn buông.
Kết nối với nguồn ủng hộ dài lâu
Chúng tôi kết nối nhóm lõi của mỗi cộng đồng với một nhóm người Việt ở hải ngoại, gọi là “nhóm kết nghĩa” vì tuy không là ruột thịt nhưng tự nguyện làm anh chị em một nhà với nhóm lõi ở trong nước. Hai bên hiệp nhất với nhau trong sứ mạng chung và dài lâu là “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” cho toàn thể cộng đồng ấy.
Đây là công thức để những người Việt có lòng ở khắp thế giới tự do chủ động “góp vốn” -- trí tuệ, kinh nghiệm, kỹ năng, nguồn lực và quan hệ -- của mình một cách trực tiếp và hiệu quả để thay đổi hiện trạng của từng cộng đồng cụ thể ở trong nước.
Quan trọng hơn cả, nhóm kết nghĩa là điểm tựa tinh thần tạo sự tự tin cho nhóm lõi ở trong nước, là đường truyền các giá trị nhân bản và tấm gương tử tế đến mọi thành viên của cộng đồng, và là cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài cho những con người sinh ra và lớn lên trong một xã hội bưng bít.
Hình thành các tổ chức XHDS “cộng đồng”
Nhóm lõi và nhóm kết nghĩa chung sức hình thành một hội tương trợ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho mọi thành viên của cộng đồng. Chúng tôi gọi hội tương trợ đó là tổ chức XHDS “cộng đồng” vì sứ mạng của nó đúng nghĩa với một tổ chức XHDS và vì nó nằm gọn trong lòng của cộng đồng mà nó phục vụ. Mỗi tổ chức XHDS cộng đồng có 3 nhiệm vụ.
(1)   Giúp người dân trong cộng đồng ý thức về các quyền con người bất khả xâm phạm theo luật quốc tế và các quyền công dân mà nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ theo hiến pháp và luật quốc gia. Đấy là khai dân trí.
(2)   Chuyển thái độ của những người dân trong cộng đồng bị xâm phạm quyền và lợi ích từ sợ hãi sang tự tin, từ rụt rè sang chủ động, từ chấp nhận sang đề kháng. Đấy là chấn dân khí.
(3)   Hỗ trợ cho các nạn nhân đẩy lùi mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích bởi các giới chức địa phương; nếu cần thiết thì huy động tổng lực của cộng đồng và sự yểm trợ quốc tế cho một kế hoạch đề kháng đa dạng, liên luỷ và dài lâu. Đấy là hậu dân sinh.
Khi các thành viên của một cộng đồng hiệp lực để giải quyết các vấn nạn, của riêng mình hoặc của chung cộng đồng, thì khả năng đề kháng của cộng đồng ấy sẽ tăng dần lên.
Liên kết toàn xã hội qua các tổ chức XHDS “chuyên”
Lạm dụng quyền lực là đặc tính của thể chế độc tài. Bởi vậy, đối phó ngay tại chỗ ở từng địa phương là tuyệt đối cần thiết nhưng chưa đủ vì chỉ mang tính cách cầm cự tạm thời. Giải pháp triệt để đòi hỏi một phong trào đề kháng toàn xã hội để thay đổi thể chế. Phong trào ấy sẽ hình thành khi hàng nghìn cộng đồng, mỗi cộng đồng đều đã phát triển nội lực, liên kết với nhau trên khắp đất nước.
Chúng tôi chủ trương tạo sự liên kết theo từng lĩnh vực quyền con người mà nhà nước Việt Nam đã cam kết với quốc tế, như quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền tự do tôn giáo, quyền văn hoá, quyền không bị tra tấn, quyền được hưởng sự bảo vệ của luật pháp công minh, quyền của người lao động, v.v. Các cộng đồng có cùng nhu cầu và mục đích sẽ đến với nhau để hợp tác dài lâu.
Tác nhân cho sự liên kết là các tổ chức XHDS “chuyên” -- mỗi tổ chức như vậy đóng vai trò tâm điểm cho một mạng liên kết nhiều cộng đồng trong một lĩnh vực nhân quyền đặc thù. Khác với một tổ chức XHDS “cộng đồng”, vốn tập trung phục vụ trong nhiều lĩnh vực cho một cộng đồng nhất định, một tổ chức XHDS “chuyên” tập trung vào chỉ một lĩnh vực nhân quyền nhưng phục vụ cùng lúc cho nhiều cộng đồng.
Đằng sau các tổ chức XHDS chuyên là nhiều trăm người hoạt động XHDS có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực nhân quyền đặc thù, có tầm vóc toàn xã hội, và có nhiều quan hệ ở cấp khu vực và quốc tế.
Sự hỗ trợ của chúng tôi dành cho các tổ chức XHDS chuyên bao gồm: huấn luyện nhóm lõi, giới thiệu với nhóm kết nghĩa ở hải ngoại, và kết nối với các tác nhân quốc tế và khu vực.
Tạo không gian an toàn cho mỗi cộng đồng
Môi trường tương đối an toàn là tiền đề cho người dân trong một cộng đồng tập hợp lại để phát triển nội lực. Muốn thế, việc tiên quyết là tách vũ khí bạo lực ra khỏi tay của bạo quyền. Chúng tôi thực hiện điều này bằng quốc tế vận, gồm 2 bước: Áp lực nhà nước Việt Nam cam kết về nhân quyền với quốc tế, và bảo đảm việc thực thi các cam kết ở cấp địa phương.
Để đổi lấy các lợi ích về kinh tế, mậu dịch, quốc phòng, viện trợ… từ thế giới tự do, Việt Nam đã ký 7 trong số 9 công ước LHQ quan trọng nhất về nhân quyền, chưa kể nhiều cam kết cài trong một số hiệp ước mậu dịch song phương và đa phương với các quốc gia dân chủ. Chúng tôi vẫn tiếp tục vận động quốc tế để áp lực Việt nam cam kết thêm nữa.
Công dụng của các cam kết quốc tế là chuyển sân chơi – hành vi đàn áp nhân quyền ở một địa phương không còn là chuyện nội bộ quốc gia mà đã trở thành sự vi phạm cam kết bởi chính quyền trung ương với quốc tế; hậu quả có thể là bị lên án trước công luận, bị kiểm điểm bởi LHQ, bị chậm trễ về ký kết hoặc thực thi các hiệp ước mậu dịch hoặc, nghiêm trọng hơn, bị chế tài tập thể. Không những thế, đích thân những giới chức hữu trách cũng có thể bị trừng phạt theo luật Magnitsky mà giờ này đã được nhiều quốc gia dân chủ thông qua.
Để khai thác các cam kết quốc tế này, một tổ chức XHDS cộng đồng phải có khả năng báo cáo nhanh và chính xác với quốc tế mọi vi phạm khi xảy ra cho bất cứ thành viên nào của cộng đồng. Khi chính quyền địa phương phải lùi bước do có sự theo dõi và can thiệp nhanh và mạnh của quốc tế, khoảng không gian tương đối an toàn sẽ mở ra cho người dân trong cộng đồng tập hợp lại và phát huy khả năng đề kháng.
Vận dụng “đội trừ bị” ở hải ngoại
Trong kế hoạch 10 năm dân chủ hoá Việt Nam, người Việt ở hải ngoại là chủ lực trong 3 lĩnh vực: (1) quốc tế vận để chuyển sân chơi; (2) mở không gian an toàn cho các cộng đồng trong nước; (3) nối kết XHDS Việt Nam với thế giới tự do.
Chúng tôi quan niệm rằng tập thể những người Việt ở hải ngoại là một lực lượng “trừ bị” quý báu. Qua bao tháng năm bươn chải trong cuộc sống mới, họ đã tích luỹ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, nguồn lực, và các quan hệ gần xa trong khắp thế giới tự do, văn minh và phát triển. Phần lớn những gì đồng bào ở trong nước đang cần mà chưa có thì người Việt ở hải ngoại đã có sẵn và có thể cung ứng tức thì qua công thức “nhóm kết nghĩa”. Quan hệ “kết nghĩa” ấy cũng giúp cho một cộng đồng ở trong nước tăng ngay thế quốc tế vì bộ phận kết nghĩa ở hải ngoại gồm công dân của các quốc gia mà nhà nước Việt Nam đang cầu cạnh.
Chúng tôi chứng kiến nhiều cộng đồng, nhờ công thức “kết nghĩa”, đã tăng lực và thế đáng kể chỉ trong 6 tháng đến 1 năm.
Để nhân rộng công thức này cho hàng nghìn cộng đồng trên toàn quốc, những người Việt ở hải ngoại có lòng với đất nước cần nhận thức được tiềm năng của chính mình. Nếu làm đúng việc và đúng cách, họ hoàn toàn có khả năng để cùng với đồng bào ở trong nước chủ động tạo nên lực lượng dân chủ cần thiết để đưa đất nước từ độc tài đến dân chủ.
Chúng tôi có chương trình huấn luyện và hướng dẫn cho các nhóm kết nghĩa để chu toàn trách nhiệm kết nghĩa.
Kết luận
Dân chủ và độc tài là sự thể hiện ra ngoài của mối tương quan về lực và thế giữa người dân và chính quyền. Dân chủ là trạng thái mà người dân đủ lực và thế để ảnh hưởng chính sách, kiểm soát chính quyền, và thay đổi thể chế nếu cần. Độc tài là trạng thái ngược lại: chính quyền kiểm soát và khống chế người dân nhờ có lực và thế áp đảo. Để chuyển từ độc tài sang dân chủ, nhất thiết phải tăng dần lực và thế cho người dân, đồng thời giảm dần lực và thế của chế độ.
“Lực” là yếu tố nội tại của một nhóm người có tổ chức. Có 2 cách để tăng lực cho người dân: (1) tăng quy củ về tổ chức cho một cộng đồng; (2) tăng quy mô để ngày càng thêm người trong cộng đồng nhập cuộc.
“Thế” là khả năng khai dụng các yếu tố ngoại tại để bổ khuyết cho sự hạn chế về lực. Có 2 cách để tạo thế: (1) chuyển sân chơi để nắm thế thượng phong; (2) liên kết các tổ chức đã có quy củ để tạo thế “bứt mây động rừng”.
Tóm lại, công thức dân chủ hoá là: (1) các cộng động ở trong nước đã sẵn thái độ đề kháng phải tổ chức thật chặt chẽ để tăng nôi lực; (2) khi nội lực đã vững, các cộng đồng này phải liên kết với nhau trên toàn xã hội; (3) muốn thế, trước hết một đội ngũ nhân sự phải được đào tạo về tổ chức, về liên kết, và về khả năng đề kháng. Điều đáng mừng là tất cả những thành tố cần thiết để nạp vào công thức này đều đang nằm sẵn trong tay của chúng ta, những người Việt ở trong và ngoài nước.
Nay chỉ cần làm đúng việc và đúng cách thì một lực lượng đề kháng toàn xã hội sẽ hình thành để thay đổi thể chế từ độc tài sang dân chủ một cách hoà bình, ổn định và bền vững. Chúng ta có căn cứ để hy vọng. Biến niềm hy vọng ấy thành hiện thực chính là trách nhiệm lịch sử của những người Việt có lòng với quê hương và dân tộc.
Bài liên quan:
Dân chủ hoá: Từ sách lược lớn đến những việc làm nhỏ
http://machsongmedia.com/vietnam/danchu/1382-2018-08-05-20-57-08.html
Sách Thông Điệp Hy Vọng và Trách Nhiệm
http://www.machsongmedia.com/images/files/hvtn.pdf
Sơ đồ tóm tắt sách lược dân chủ hoá Việt Nam
http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/08/Sach-luoc-dan-chu-hoa-Viet-Nam-1.pdf
Xây Dựng Nội Lực cho Một Cộng Đồng
http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/08/Xay-Dung-Noi-Luc-Cam-Nang.pdf



Cố vấn an ninh quốc gia: Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc
RFA
2018-10-13

Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton tại một họp báo ở Nhà Trắng, Washington DC hôm 3/10/2018
AFP
Cố vấn An ninh Mỹ John Bolton mới đây lên tiếng cảnh báo Trung Quốc đã lợi dụng trật tự thế giới quá lâu trong khi Hoa Kỳ đã thất bại trong việc đối phó với Trung Quốc. Ông đồng thời cũng nói đến khả năng Mỹ sẽ hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông dù có Trung Quốc hay không. Ông John Bolton không nói cụ thể Mỹ sẽ hợp tác khai thác với nước nào trong số các quốc gia đòi chủ quyền ở Biển Đông bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
Ông John Bolton nói điều này trong cuộc phỏng vấn của chương trình Hugh Hewitt nổi tiếng của Mỹ hôm 11/10 vừa qua.
Ông John Bolton nói ông cho rằng sẽ có thêm những khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng Biển Đông dù có hợp tác với Trung Quốc hay không. “Họ cần phải biết rằng họ không thể đạt được sự đã rồi tại khu vực này. Đây không phải là một tỉnh của Trung Quốc và sẽ không bao giờ là một tỉnh của Trung Quốc”, Cố vấn An ninh John Bolton nói.
Phát biểu của giới chức cao cấp chính phủ Mỹ được đưa ra sau khi có tin cho biết Hoa Kỳ có kế hoạch có những phô diễn sức mạnh ở Biển Đông vào tháng 11 tới, trùng hợp với chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ có kế hoạch thực hiện một loạt các hoạt động ở Biển Đông trong thời gian một tuần để cảnh cáo Trung Quốc và cho thấy sự quyết tâm của Mỹ trong việc đối phó với những hoạt động quân sự hoá của Trung Quốc tại vùng nước tranh chấp.
Cố vấn An ninh John Bolton cũng nói đến chương trình tự do hàng hải mà Mỹ đã tiến hành ở Biển Đông trong những năm qua để thách thức các đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc ở khu vực này. Ông nói Hoa Kỳ và các nước đồng minh sẽ còn tiếp tục cho tàu đi qua khu vực này nhiều hơn trong thời gian tới.



Bất chấp dân oan mất đất, CSVN quyết xây nhà hát Thủ Thiêm hơn $64 triệu
October 10, 2018
VN-Nha-hat-Thu-Thiem_1 Người dân thất thần bên căn nhà còn sót lại trên đoạn đường Lương Định Của sau trận càn cưỡng chế. (Hình: Thanh Niên)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hai ngày sau cuộc họp bất thường của Hội Đồng Nhân Dân ở Sài Gòn về việc thông qua nhà hát giao hưởng trị giá 1,500 tỷ đồng (hơn $64.2 triệu) tại khu đô thị Thủ Thiêm, mạng xã hội vẫn ngập tràn những ý kiến phẫn nộ.
Hầu hết ý kiến đều bày tỏ sự giận dữ trước lập luận của Hội Đồng Nhân Dân ở Sài Gòn là công trình này “cần cho người dân,” trong bối cảnh Thủ Thiêm được coi là “thủ phủ dân oan mất đất,” và những người ở đây phải đi khiếu kiện ròng rã hơn 20 năm trời mà chưa biết kết quả thế nào.
Đáng lưu ý, trong vụ này, một số báo Việt Nam được đưa ý kiến trái chiều, có vẻ “đi ngược lại chủ trương, định hướng” của Hội Đồng Nhân Dân ở Sài Gòn.
Hôm 9 Tháng Mười, 2018, báo Zing dẫn lời Kiến Trúc Sư Ngô Viết Nam Sơn: “Tôi không biết là các đại biểu Hội Đồng Nhân Dân ở Sài Gòn có được cung cấp thông tin đầy đủ để đưa ra quyết định hay không. 1,500 tỷ đồng là số tiền lớn, làm được rất nhiều việc. Sài Gòn đang thiếu hụt ngân sách thì việc dùng 1,500 tỷ đồng đầu tư vào mục đích gì rất quan trọng. Có nên dùng để xây dựng nhà hát liền hay không? Trong danh sách các công trình ưu tiên xây dựng của thành phố hiện nay thì nhà hát này có thật sự xứng đáng ở vị trí đầu không? Còn nếu đã xây dựng thì phải xứng tầm với Sài Gòn. Nếu chưa có tiền thì quy hoạch để đó từ từ xây, chứ không nên vội vàng. Trong giai đoạn hiện nay thì nhà hát mới chưa phải là ưu tiên hàng đầu.”
Căn nhà của bà Nguyễn Thị Hà (khu phố 1, phường Bình An, quận 2), một trong những căn nhà còn sót lại trên đoạn đường Lương Định Của, sau trận càn cưỡng chế. (Hình: Người Đô Thị)
Trong vụ xây nhà hát ở Thủ Thiêm, mạng xã hội dấy lên chỉ trích không chỉ với bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân ở Sài Gòn, mà còn cả với những người nổi tiếng công khai ủng hộ và bao biện cho việc này.
Ca sĩ Mỹ Linh ở Hà Nội viết trên trang cá nhân: “Làm gì cũng vậy nhất là làm việc thiện càng cần đủ Bi, Trí và Dũng thì mới dần nhận ra cái thiếu của mình mà ngưng phán xét… Các bạn phản đối xây nhà hát ở Thủ Thiêm, mình tôn trọng. Nhưng đừng phản đối vì lý do ‘dân không cần ba lê và nhạc giao hưởng.’ Ai cho các bạn quyền phán xét đó. Rất có thể nước mình bây giờ nhiều sự vô cảm, thô lỗ, vì ngày xưa có những nhà cách mạng vô sản đã nghĩ đúng như vậy: Dân chỉ cần cày cuốc không cần ba thứ tư sản như ca hát múa.”
Tuy không lên tiếng phê phán Mỹ Linh là “xướng ca vô loài” như nhiều blogger khác, nhà báo Hà Phan ở Sài Gòn bình luận trên trang cá nhân: “Mỹ Linh ủng hộ cái gì là quyền của cô ấy. Nhưng nếu biệt phủ xây trái phép ở Sóc Sơn của ca sĩ này bị giải tỏa oan ức như nhà của nhiều người dân Thủ Thiêm hay cô cũng phải vật vã trong nước ngập, kẹt xe, thiếu thốn và chui rúc dưới gầm giường bệnh viện thì có lẽ Mỹ Linh sẽ có góc nhìn khác về nhà hát giao hưởng 1,500 tỷ đồng!”
Ông Trần Kim Long, một người dân Thủ Thiêm khóc tức tưởi vì đất bị thu hồi. (Hình: Zing)
Một số blogger khác đưa lời khuyên Mỹ Linh nên nhìn lại “tấm gương” mới đây của ca sĩ Tuấn Hưng. Anh này là người từng lên tiếng miệt thị nhạc sĩ Việt Khang “ngu thì ráng chịu, phản động thì bị tù là đúng rồi” nhưng đến khi làm show kỷ niệm 20 năm ca hát tại Hà Nội bỗng nhiên bị CSVN ra lệnh dừng vào giờ chót.
Lý do được hiểu là show này diễn ra ngay trong đêm trước quốc tang cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười và đó là “điều cấm kỵ.” Dù thiệt hại ước tính hàng tỷ đồng (cả trăm ngàn đô la) tiền bán vé, thuê trang thiết bị, sân khấu… nhưng Tuấn Hưng “đành ngậm bồ hòn làm ngọt” chứ không dám khiếu kiện chính quyền theo tư vấn của các luật sư. (T.K.)

Tài liệu từ Anh Chi.
Đọc nhen ! Bài dài nhưng đáng đọc. Đọc để hiểu vì sao bọn cộng phỉ từ cái thuở còn trong bưng biền rừng rú đến khi ngồi chễm chệ trên ngai vàng vẫn không thể trở thành người được.
“Bài viết sau đây không dành cho giới lưu manh đọc, nhất là lưu manh đỏ.” (XH)
"Tinh thần quý tộc biến mất và ý thức lưu manh phát triển
Hoàng Hà
Trong khi trước đây người ta hô hào về việc xóa bỏ địa chủ phú nông, thì phương Tây xóa bỏ bần nông. Trong khi trước đây người ta tự hào về việc xóa bỏ quý tộc thì phương Tây xóa bỏ lưu manh. Đây chính là hai tư tưởng trị quốc hoàn toàn khác nhau, có thể dùng câu nói nổi tiếng để khái quát: một chế độ tốt có thể làm cho người xấu trở thành người tốt, một chế độ xấu có thể làm cho người tốt biến thành kẻ xấu. Phát động lưu manh để tiêu diệt quý tộc, cũng không thể làm cho lưu manh trở thành cao thượng, chỉ có thể làm cho lưu manh càng trở nên lưu manh hơn. Dụ dỗ, đe dọa nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, cuối cùng biến cả xã hội thành lưu manh...
Quý tộc, bình dân và lưu manh
Nhân loại là một quần thể to lớn và phức tạp nhất trên thế giới. Nói về tính chất vốn có của tinh thần và ý thức, có thể phân thành 3 thứ bậc khác nhau: quý tộc, bình dân và lưu manh. Ba thứ bậc này được phân theo dạng hình thoi đứng, ở giữa phình to là tầng lớp bình dân, đầu nhỏ ở trên cùng là tầng lớp quý tộc, còn đầu nhỏ dưới cùng là lưu manh. Từ bình dân tới quý tộc thì không có giới hạn rõ rệt, từ bình dân tới lưu manh cũng không có giới hạn rõ rệt, nhưng lưu manh và quý tộc thì có sự khác biệt một trời một vực.
Sở dĩ được gọi là quý tộc không phải vì có nhiều của cải, cũng không phải vì có nhiều quyền lực, mà là vì họ có một tinh thần cao quý, sử sách gọi đây là tinh thần quý tộc. Người thiếu tinh thần quý tộc, thì dù giàu có không ai sánh bằng cũng chỉ là mang bản tính lưu manh mà giàu có; dù có quyền lực to đến mấy, thì cũng chỉ là kẻ độc tài chuyên chế mang bản tính lưu manh.
Sở dĩ gọi là lưu manh không phải là vì không có gì trong tay, mà là ý thức lưu manh ở bên trong nội tâm. Giai cấp vô sản không đồng nghĩa với lưu manh, giai cấp vô sản đa số là người bình dân an phận thủ thường. Trong quần thể lưu manh, có người giàu, có kẻ nghèo; có bình dân, có quyền quý; có người ngốc nghếch, cũng có kẻ thiên tài.
Tinh thần quý tộc đại diện cho đỉnh cao của văn minh nhân loại, ý thức lưu manh đại diện cho sự thấp kém nhất của nhân loại. Dường như tất cả mọi người đều có suy nghĩ hướng tới sự cao thượng, và cũng có những ham muốn dục vọng thấp kém, đây chính là cuộc chiến giữa nhân tính và thú tính. Nhân tính chiến thắng thú tính, thì con người hướng tới sự cao thượng; thú tính chiến thắng nhân tính, con người sẽ hướng tới sự hèn hạ bỉ ổi. Đối với đa số người bình dân, nhân tính và thú tính vẫn đang giằng co chưa có hồi kết, nên nó làm cho cả một đời vẫn cứ loay hoay quanh cao thượng và thấp kém. Đa số người dân đều là an phận thủ thường nên cả đời sẽ không có gì nổi bật. Bình dân nếu muốn siêu phàm thoát tục, thì phải hướng tới cao thượng để có hy vọng trở thành quý tộc. Còn nếu hướng tới sự thấp kém hèn mọn thì sẽ trở thành lưu manh. Con người vươn tới sự cao thượng thì rất khó, và để trở thành quý tộc thì lại càng khó hơn; còn hướng tới sự thấp kém hèn mọn thì rất dễ, trở thành lưu manh thì dễ như trở bàn tay. Cũng chính vì nguyên nhân này mà xã hội nhân loại hiện nay quý tộc thì ít mà lưu manh thì nhiều.
Cao thượng và cao quý không khác nhau về bản chất, nhưng cao thượng và cao quý lại có khoảng cách, đó là mức độ khác nhau, trạng thái khác nhau. Bình dân cũng biết cao thượng, nhưng thường chỉ có thể cao thượng trong thuận cảnh, chứ không thể “cố thủ” cao thượng trong nghịch cảnh. Nếu như trong nghịch cảnh mà có thể giữ được cao thượng, thì đó chính là trạng thái cao quý, cũng tức là đã thành quý tộc.
Nếu cao thượng đã đạt đến trạng thái cao quý, thì tức là “phú quý mà không dâm, dưới áp lực mà không chịu khuất phục”. Đây chính là trạng thái của tinh thần quý tộc. Câu trên có hai tầng ý nghĩa. Tầng thứ nhất là giải thích đối với phú hào quyền quý: Anh giàu có rồi thì không thể dâm đãng, anh có quyền rồi thì anh không thể lấy quyền đấy để bắt người khác khuất phục. Tầng thứ hai là giải thích với tầng lớp bình dân: Anh không giàu có, nhưng anh không thể bị phú quý dụ dỗ mê hoặc để rồi từ bỏ cao thượng; anh không có quyền lực nhưng anh không thể khuất phục trước quyền lực, anh chỉ có thể tâm phục khẩu phục trước sự công bằng và chân lý. Đạt đến trạng thái này rồi, thì dù có là bình dân nhưng anh vẫn có tinh thần quý tộc.
Tinh thần quý tộc là gì?
Tinh thần quý tộc có 3 nội hàm cao quý đó là: thành tín, đạo nghĩa, ý thức trách nhiệm.
Thành tín là linh hồn của văn minh nhân loại, không có thành tín, thì không có đạo đức, cũng không có văn minh; thành tín cũng là linh hồn của phẩm cách cá nhân, không có thành tín, thì không thể có phẩm cách cao thượng. Người thiếu sự thành tín, thì hoặc là người vô lại hoặc là kẻ lưu manh. Dân tộc thiếu sự thành tín, thì chắc chắn là dân tộc ngu muội không có văn hóa. Thành tín cũng là gốc rễ của chế độ dân chủ, vì không có thành tín, thì không có dân chủ đúng nghĩa. Cụ thể, dân chủ dựa vào hiến pháp, và hiến pháp chính là khế ước của xã hội. Thành tín chính là gốc rễ của khế ước, không có thành tín thì khế ước cũng chỉ là tờ giấy vứt đi.
Quý tộc sở dĩ là quý tộc, là bởi vì quý tộc coi thành tín quan trọng hơn cả mạng sống, thành tín mang đến sự cao thượng, sự tôn nghiêm và giá trị cao quý của sinh mệnh. Ví dụ, quý tộc châu Âu thà dùng quyết đấu sòng phẳng thẳng thắn để phân thắng thua, chứ không muốn dùng âm mưu quỷ kế để tranh cao thấp. Đây thực chất chính là thà chết để giữ lấy giá trị của thành tín. Sử quan thời Trung Quốc cổ đại thà chết chứ không muốn vì đế vương thay đổi lịch sử, cũng chính là thà chết để giữ lấy giá trị của sự thành tín.
Đạo nghĩa bao hàm nhân đạo và công đạo. Nhân đạo là tiền đề của công đạo, chính là sự tôn trọng đối với sinh mệnh của con người. Người ngay cả ý thức nhân đạo cũng không có, thì về cơ bản không thể có công đạo. Tôn thờ bạo lực chính là coi thường nhân đạo. Nhân đạo và công đạo hòa quyện sinh ra chủ nghĩa nhân quyền của nền văn minh hiện đại, sở dĩ châu Âu có thể sinh ra Công ước Nhân quyền, thực chất chính là do sự thúc đẩy của tinh thần quý tộc.
Tinh thần đạo nghĩa mang tới nhân từ, mang tới khoan dung, mang tới sự quan tâm, mang tới sự công chính. Quý tộc quan tâm tới những người yếu, các sự nghiệp từ thiện trên thế giới dường như đều do quý tộc đầu tư xây dựng, và cái mà họ dựa vào chính là tinh thần đạo nghĩa.
Tinh thần trách nhiệm chính là tinh thần dám gánh vác. Chịu trách nhiệm với lương tri của xã hội nhân loại, chịu trách nhiệm với văn hóa truyền thống của nhân loại, bảo vệ đạo đức, duy trì công bằng xã hội, bảo vệ sự phát triển hòa bình của xã hội.
Chính tinh thần trách nhiệm mang tới lòng tin và sức mạnh không gì lay chuyển được của quý tộc, một khi dân tộc rơi vào khủng hoảng, quý tộc sẽ đứng phía trước dân tộc, bảo vệ an toàn cho dân tộc. Chính tinh thần trách nhiệm này mang đến cho họ tinh thần “Prometheus cướp lửa thần trao cho nhân loại”, và tinh thần “ta không vào địa ngục thì còn ai vào nữa”. Cũng chính tinh thần này đã bảo vệ và thúc đẩy văn minh nhân loại phát triển hơn.
Ba loại tinh thần này đều đến từ tín ngưỡng tôn giáo, chỉ có tín ngưỡng tôn giáo mới có thể chuyển hóa thành sức mạnh tinh thần kiên định và bền bỉ, đạt đến trạng thái cao quý.
Dù cá nhân quý tộc có tồn tại khuyết điểm này khuyết điểm nọ, nhưng quần thể quý tộc vẫn là lực lượng chủ đạo thúc đẩy văn minh nhân loại phát triển.
Tinh thần quý tộc thúc đẩy văn minh nhân loại phát triển
Trong mỗi cá nhân đều tồn tại cuộc chiến nhân tính và thú tính, và nó làm cho cả một đời cứ loay hoay giữa cao thượng và thấp kém: thượng đế kêu gọi con người hướng đến cao thượng, ma quỷ dụ dỗ con người hướng đến sự thấp kém; người cao quý cao thượng thì gần quý tộc hơn, người hướng tới thấp kém bỉ ổi thì gần với lưu manh hơn; hoặc có thể nói, người gần với quý tộc thì trở nên cao thượng, kẻ gần với lưu manh thì trở nên thấp kém. Tục ngữ gọi hiện tượng này là “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Mở rộng ra, một dân tộc cũng tồn tại cuộc chiến giữa nhân tính và thú tính, điều này thực chất là cuộc chiến giữa văn minh và vô văn hóa, cũng là cuộc chiến giữa quý tộc và lưu manh. Một dân tộc do quý tộc chủ đạo, thì sẽ mang đến sự tiến bộ cho nền văn minh; do lưu manh chủ đạo thì sẽ lùi lại về không có văn minh, đây không phải là sức sản xuất vật chất bị thụt lùi, mà là sự thụt lùi về văn minh tinh thần, về văn hóa, đạo đức. Điều này đã được chứng minh bởi lịch sử.
Lịch sử phát triển của nhân loại là do quý tộc chủ đạo, do đó nhân loại mới từ không văn minh mà hướng đến văn minh, nhưng trong quá trình lịch sử phát triển lâu dài, có lúc cũng bị lưu manh kiểm soát, lưu manh chiếm cứ địa vị chủ đạo, kết quả làm cho văn minh bị thụt lùi, do đó, tiến trình phát triển của văn minh nhân loại mới xuất hiện nhiều khúc khuỷu, tiến lùi.
Ý thức tinh thần của con người là thể đa diện phức tạp, tức có ý thức giữ gìn cao thượng, thì cũng có ham muốn tình cảm thấp kém. Tuy nhiên, con người hướng tới cao thượng lại giống như leo núi, rất khó; còn hướng tới thấp kém lại rất dễ, giống như đang ngồi cầu trượt. Do đó mà xã hội nhân loại từ trước đến nay lưu manh vẫn nhiều hơn quý tộc.
Xã hội nhân loại trước giờ lưu manh vẫn nhiều hơn quý tộc, vậy sao quý tộc có thể chiếm địa vị chủ đạo trong sự phát triển của xã hội? Điều này quyết định bởi thái độ của tầng lớp bình dân: tầng lớp bình dân ủng hộ quý tộc, thì quý tộc chiếm thượng phong, tức chiếm vị trí chủ đạo, và dân tộc này sẽ duy trì nền văn minh cao thượng; tầng lớp bình dân mà ủng hộ lưu manh, lưu manh chiếm thượng phong, tức lưu manh chiếm vị trí chủ đạo, thì dân tộc này sẽ duy trì sự thấp kém không văn minh. Đây chính là nguyên nhân cơ bản các dân tộc khác nhau có tiến trình văn minh và mức độ văn minh khác nhau.
Dân tộc ủng hộ quý tộc, quý tộc dễ chiếm thượng phong; dân tộc ủng hộ lưu manh, lưu manh dễ chiếm thượng phong. Nếu lưu manh chiếm thế thượng phong, chiếm vị trí chủ đạo, thì tất nhiên sẽ mê hoặc và dụ dỗ nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, ép buộc nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, cuối cùng biến thành một đại quốc lưu manh, văn hóa đạo đức sẽ bị thoái lui toàn diện, xã hội sẽ đổ vỡ.
Sáng tạo văn minh và sáng tạo lịch sử
Thành tựu văn minh nhân loại dường như đều là quý tộc sáng tạo, từ tư tưởng triết học thời viễn cổ, tín ngưỡng tôn giáo, lòng tin đạo đức, đến văn hóa nghệ thuật thời trung cổ, đến khoa học tự nhiên thời cận đại, cho đến cơ chế dân chủ thời hiện đại, tư tưởng mở ra thời đại mới của lịch sử nhân loại, dường như đều là quý tộc sáng tạo ra. Có thể nói thế này, không có quý tộc, thì không có văn minh nhân loại. Không cần tìm đâu xa, chỉ cần tìm những nhà triết học, văn học, nghệ thuật, tư tưởng, thần học, khoa học vĩ đại trên thế giới, có ai không phải là quý tộc?
Quý tộc không chỉ sáng tạo văn minh, mà còn sáng tạo ra lịch sử. Những nhà quý tộc thời cận đại của châu Âu, họ đã sáng tạo ra “Quân chủ lập hiến”, sáng tạo “Tuyên ngôn độc lập”, sáng tạo “Tuyên ngôn nhân quyền”, anh hùng dân tộc Ấn Độ Mahatma Gandhi đã sáng tạo ra “Cách mạng phi bạo lực”, Martin Luther King của Mỹ sáng tạo ra “Tôi có một ước mơ”, họ đem những tư tưởng văn minh này vào thực tế, sáng tạo ra lịch sử huy hoàng, trở thành những cột mốc cho nhân loại hướng tới văn minh.
Sáng tạo lịch sử khác sáng tạo văn minh
Từ trước tới nay, lưu manh không biết sáng tạo lịch sử, chỉ biết sáng tạo sự ngang tàn bạo ngược. Tuy vậy lưu manh cũng có thể sáng tạo lịch sử, nhưng lưu manh không thể sáng tạo lịch sử của văn minh, chỉ có thể sáng tạo lịch sử của sự phá hoại, sáng tạo lịch sử tàn sát. Lưu manh từ trước giờ chỉ biết sáng tạo bạo lực, sáng tạo chiến tranh, sáng tạo sự hoang đường, sáng tạo tai nạn.
Nếu một dân tộc mà nhóm người lưu manh giữ vai trò chính trong thời gian dài, thì sẽ trở thành dân tộc “ỷ mạnh hiếp yếu”, trở thành một dân tộc hung bạo, trở thành một dân tộc hủ bại biến chất.
Đạo lý như thế này, lẽ nào còn cần ai chứng minh sao?"


Việc sử dụng nhân nhân tệ thanh toán ở biên giới được quy định trong Thông tư 19/2018 về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Ngày 28/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ký ban hành Thông tư 19/2018 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Cơ chế thanh toán biên mậu Việt Nam – Trung Quốc đã được triển khai thực hiện từ năm 2004. Ngân hàng Nhà nước giải thích văn bản này nhằm "khắc phục những vướng mắc, bất cập" của quyết định năm 2004 về nội dung này. Thông tư cũng nhằm thúc đẩy thanh toán biên mậu, tạo thuận lợi cho người dân hai nước trong việc giao thương, thực hiện tốt hơn việc quản lý nhà nước về ngoại hối áp dụng cho 7 tỉnh có chung đường biên giới với Việt Nam và tạo sự đồng bộ với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối hiện nay.
Theo văn bản mới, các thương nhân, cư dân biên giới Việt Nam, Trung Quốc có hoạt động thương mại qua biên giới giữa 2 nước sẽ được sử dụng đồng tiền thanh toán gồm VNĐ (Việt Nam đồng) hoặc CYN (nhân dân tệ) và ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Thông tư quy định việc hoạt động sử dụng tài khoản đồng nhân dân tệ, VNĐ nhằm tạo cơ sở pháp lý để thương nhân Việt Nam, Trung Quốc thực hiện các giao dịch thu, chi bằng đồng bản tệ trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
Các thương nhân, cư dân biên giới Việt Nam, Trung Quốc  có hoạt động thương mại qua biên giới sẽ được phép thanh toán cả bằng VNĐ hoặc CNY. Ảnh: CNB.
Thông tư quy định hoạt động thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ của cư dân biên giới tại chợ biên giới với đồng tiền thanh toán là VNĐ hoặc nhân dân tê. Các phương thức thanh toán bao gồm qua ngân hàng (với các hình thức: Thanh toán bằng nhân dân tệ, VNĐ qua chi nhánh ngân hàng biên giới);  tiền mặt; chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa...
Ngoài ra, thông tư cũng hướng dẫn một số hoạt động ngoại hối khác như hoạt động ủy thác thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhân dân tệ và VNĐ tiền mặt.
Đồng thời, văn bản cũng quy định cụ thể trách nhiệm của NHNN chi nhánh các tỉnh biên giới, ngân hàng được phép cũng như của cá nhân, thương nhân và tổ chức khác nhằm giám sát, quản lý chặt chẽ, có hiệu quả đối với hoạt động quản lý ngoại hối trong thương mại biên giới Việt - Trung.


No comments:

Post a Comment