20220827 Cong Dong Tham Luan Dia Su Linh Nam 33b
CẨM-KHÊ DI-HẬN (Q.IV:
Hồi 93-100)
Posted on November 16, 2012 by Lê Thy
HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA
Bồ-Lăng tuẫn tiết tận thần trung
(Câu đối đền thờ Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang)
Nghĩa là:
Tuẫn tiết ở bến Bồ-Lăng, trọn nghĩa trung thần.
https://trandaisy.wordpress.com/2012/11/16/cam-khe-di-han-q-iv-hoi-93-100-2/
Trích đoạn:
CẨM-KHÊ DI-HẬN (Q.IV: Hồi 93-100)
Posted on November 16, 2012 by Lê
Thy
QUYỂN
IV
HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA
Bồ-Lăng tuẫn tiết tận thần
trung
(Câu đối đền thờ Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang)
Nghĩa là:
Tuẫn tiết ở bến Bồ-Lăng, trọn nghĩa trung thần.
Trích đoạn:
…..
Phùng Vĩnh-Hoa nói với Chu Tái-Kênh:
–Khi sang đây trấn nhậm. Trưng-đế
có nói với cháu: “Anh em họ Đào tuy ba là một. Chiêu-Hiển khí phách. Đô-Thống mưu mẹo. Tam-Lang trung liệt. Cả ba đều có tài đại tướng”. Cứ như trận này thì rõ.
Bỗng Thần-ưng từ xa mang thư tới. Phùng Vĩnh-Hoa mở ra đọc. Bà bỏ
thư vào túi, nói với Vương Nguyên:
– Quân Ngô Hán mới bị vỡ. Xin sư thúc giúp Thái-tử chiếm lại Thành-đô, tái lập nước Thục. Chúng tôi phải trở về Tượng-quận ngay. Các thành Độ-khẩu, Mễ-dịch, Đức-xương, Tây-xương chúng tôi có ba vạn quân, cùng Trần-gia tam-nương cũng rút về. Xin sư thúc đề phòng cẩn thận.
Bà dẫn Chu Tái-Kênh, Trần Năng khẩn cấp rút về Lĩnh-Nam qua
Độ-khẩu.
Dọc đường Chu Tái-Kênh hỏi:
– Tình hình Lĩnh-Nam ra sao, mà chúng ta đang thắng, công chúa
phải cho rút về?
Phùng Vĩnh-Hoa đáp:
– Tôi được tin Thần-ưng
của sư bá Hàn Bạch báo: Trong thời gian Tượng-quận tam-anh dốc hết quân trợ Thục. Thầy trò Lê Đạo-Sinh cùng với
các Lạc-hầu, Lạc-tướng người Hán, dùng tráng đinh nổi dậy. Chúng ta phải trở về ngay. Nếu không e Tượng-quận lâm nguy. Tượng-quận Tam-anh cùng với Trần-gia tam-nương rút về trước rồi. Lê Đạo-Sinh đang công hãm thủ đô Tượng-quận.
Bà thở dài:
– Ngô Hán bị tôi đánh bại trên
đất Trung-nguyên. Song y thắng tôi ở Tượng-quận. Quang-Vũ chỉ dụ cho y, để Lê Đạo-Sinh dùng người Lĩnh-Nam đánh với người Lĩnh-Nam. Sau đó y mới xua quân Hán tham chiến. Ngô đổi ngược lại dùng quân Hán đánh trước, rồi xua người Lĩnh-Nam
đánh sau. Giỏi! Y lừa được tôi.
Ba người truyền Thần-hầu, Thần-ưng, Thần-báo khẩn cấp triệt thoái. Dọc đường qua các thành Đức-xương, Tây-xương, Mễ-dịch, được tin Trần-gia tam-nương cùng các đạo quân Việt đã rút về Tượng-quận hết rồi.
05b
Trích đoạn:
Trưa hôm sau, ba người tới Độ-khẩu, qua sông đổ vào Vĩnh-nhân. Vừa sang đến nơi, đoàn
Thần-ưng đồng kêu ré lên trên không. Chúng lao tới phía trước. Vũ Lăng, sư trưởng Thần-ưng nói với Vĩnh-Hoa:
– Chị Vĩnh-Hoa! Phía trước có quân mình đang giao tranh với địch.
Đoàn Thần-ưng trông thấy. Chúng bay theo yểm trợ. Để em đi
trước xem sao.
Vũ Lăng ngồi trên bành con voi. Chàng thúc voi tiến tới. Phía sau
Phùng Vĩnh-Hoa, Chu Tái-Kênh, Trần Năng phi ngựa theo. Phi được hơn năm dặm, Vũ
Lăng chỉ về phía trước:
– Kìa Trần-gia tam-nương đang giao chiến với hai người nam, một
người nữ. Đạo quân của ba bà cùng đạo quân lạ đang chém giết nhau.
Trần-gia tam-nương yếu thế lắm rồi. Chu Tái-Kênh nhận ra Đạm-Nương đấu với Đức-Hiệp. Thanh-Nương đấu với Vũ Hỷ. Hồng-Nương đấu với Vũ
Phương-Anh. Đức-Hiệp đánh liền ba chưởng.
Đạm-Nương nhảy lui liên tiếp. Trong khi đó Vũ Hỷ đẩy lui Thanh-Nương đến một
gốc cây lớn.
Chu Tái-Kênh vọt người lên cao, vượt qua đầu đám quân sĩ. Còn lơ
lửng trên không, bà vung tay xuất hai chưởng, hướng vào Đức-Hiệp, Vũ Hỷ. Hai
người bỏ Đạm-Nương, Thanh-Nương xoay lại đỡ chưởng của bà. Binh, binh hai
tiếng. Hai người bật lui đến hơn trượng. Chu Tái-Kênh đã đứng trước mặt họ. Bên
cạnh bà, Trần Năng dùng Lĩnh-Nam chỉ đẩy lui Vũ Phương-Anh.
Đức-Hiệp vẫy đồng bọn, lui lại, đứng trước hàng quân, mắt gườm
gườm nhìn Chu Tái-Kênh. Y đã nhận ra bà.
Hồi Chu Tái-Kênh còn theo Lê Đạo-Sinh. Bà che dấu bản lĩnh của
mình. Thành ra bọn Đức-Hiệp chỉ biết bà giỏi về khoa huấn luyện binh lính.
Chúng tuyệt không ngờ bà có bản lĩnh cao cường, đến độ chỉ một chiêu, đánh bay
y với Vũ Hỷ.
Đức-Hiệp hỏi:
– Chu lão bà! Thì ra ngươi. Bấy lâu nay ngươi ẩn thân trong
Thái-hà trang, mà sư phụ ta không biết võ công ngươi cao đến trình độ này.
Chu Tái-Kênh cười nhạt:
– Thầy trò mi có mắt như mù. Võ công của ta cao hơn Lê Đạo-Sinh
nhiều, mà y không biết. Hôm nay bọn mi biết, đã chậm trễ rồi. Ngươi có biết ta
là ai không mà dám buông lời hỗn láo?
Đức-Hiệp trả lời bằng cái lắc đầu. Chu Tái-Kênh bảo Trần Năng:
– Ngươi nói cho chúng biết ta là ai đi.
Trần Năng vẫy Đức-Hiệp:
– Sư đệ! Để ta giới thiệu cho mi biết. Vị này chính là sư nương
của ta. Ngươi mau bái kiến đi.
Vũ Hỷ ngang tàng:
– Ta không tin. Từ xưa đến giờ, có nghe nói sư bá lấy vợ đâu? Nay
tự nhiên mọc ra mụ này, thế mà mi bắt ta cúi đầu, e còn khó hơn bắc thang lên
trời.
Thấp thoáng thân hình. Chu Tái-Kênh đã tát cho Vũ Hỷ hai cái bốp,
bốp. Động tác nhảy tới, tát, nhảy lui nhanh như chớp. Rõ ràng Vũ Hỷ
trông thấy, mà phản ứng không kịp. Y bị tát đau quá. Nước mắt dàn dụa ra.
Đức-Hiệp kêu lên:
– Sư bá! Thì ra ngươi thuộc phái Long-biên.
Chu Tái-Kênh không nói, không rằng. Bà xuất chiêu Ngưu tẩu
như phi hướng Đức-Hiệp. Đức-Hiệp thấy chưởng lực hùng mạnh, y hoảng
hốt, nhảy vọt lên cao. Chưởng của Chu Tái-Kênh trúng xuống đất đến bùng một
cái. Đất sụt xuống một lỗ trũng. Cát bụi bay mịt mờ.
Đức-Hiệp mở to mắt ra. Vì chưởng lực của bà muốn mạnh hơn Lê
Đạo-Sinh.
Chu Tái-Kênh hất hàm hỏi:
– Các ngươi có chịu ra mắt ta không?
Bọn Đức-Hiệp, vội vàng chắp tay:
– Đệ tử kính cẩn ra mắt sư bá.
Chu Tái-Kênh hỏi Trần Đạm-Nương:
– Tại sao các cháu lại giao chiến với bọn này?
Đạm-Nương đáp:
– Bọn chúng khích động một số Lạc-công, Lạc-hầu nổi dậy Bình man qui Hán. Chúng đem quân cản đường Tượng-quận Tam-anh với bọn cháu. Tượng-quận Tam-anh đem sư Thần-phong, Thần-tượng cùng đội kị binh
trở về Côn-minh trước, để bọn cháu cản hậu. Lúc
đầu quân của chúng ít, rồi dần dần, chúng kéo đến đông như thế này đây.
Phùng Vĩnh-Hoa nhớ lại: Trước đây Tượng-quận Tam-anh đã gửi tấu
chương về triều rằng: Đất Tượng-quận cứ bảy người Hán mới có ba người Việt.
Suốt hai trăm năm người Hán đô hộ, người Việt bị coi như trâu như chó, không
được học hành, không được tập võ, không có ruộng đất. Hóa cho nên bây giờ
Lĩnh-Nam phục hồi, người Hán vẫn làm chủ. Sau cuộc suy cử Lạc-hầu, Lạc-công,
hầu hết người Hán nắm các chực chưởng then chốt, các phú gia đều là người Hán.
Nay Lê Đạo-Sinh cùng đám đệ tử, tìm đến đám quan lại người Hán hồi xưa, chúng
đang ẩn trong dân, đem chiếu chỉ của Quang-Vũ phong cho họ. Người nào cũng được
phong chức tước lớn. Ông muốn bắt giết các Lạc-hầu, Lạc-công người Hán, mà
không dám. Vì sợ dân chúng, quân sĩ nổi loạn. Tình hình Tượng-quận cực kỳ căng
thẳng. Tượng-quận Tam-anh theo dõi thầy trò Lê Đạo-Sinh rất kỹ. Ngặt vì chúng ở
trong bóng tối. Nay hiện, mai ẩn. Tam-anh biết rõ mối nguy hiểm ẩn tàng. Mà
không có cách nào trị được.
Trong khi Ngô Hán chia binh làm năm đạo đánh xuống Lĩnh-Nam. Phùng
Vĩnh-Hoa mải ứng phó. Tượng-quận Tam-anh dồn quân lên Độ-khẩu, Vĩnh-nhân nghinh địch. Thầy trò Lê
Đạo-Sinh thấy vậy, ra lệnh cho đám Lạc-công, Lạc-hầu nổi dậy. Có đến phân nửa
các Lạc-công, Lạc-hầu theo Hán. Lê Đạo-Sinh sai đệ tử tập trung tráng đinh của
đám Lạc-hầu, Lạc-công phản loạn, đánh chiếm các huyện cùng trang ấp không theo
chúng.
Tượng-quận Tam-anh được tin đó, giữa lúc các ông đang đuổi theo
quân của Vương Thường, Ngô Hán, Cáp Diên. Ba ông lập tức viết thư báo cho Phùng Vĩnh-Hoa biết. Một mặt rút
quân về dẹp loạn. Các ông cũng lệnh cho Trần-gia tam-nương rút quân theo, đem
quân về cứu thủ đô Côn-minh của Tượng-quận đang bị Lê Đạo-Sinh
vây hãm. Trần-gia tam-nương đi cản
hậu, vừa về đến giữa đường thì gặp Đức-Hiệp, Vũ Hỷ, Vũ Phương-Anh chặn đánh.
Trong khi ba bà đang gặp nguy hiểm, Chu Tái-Kênh về tới, kịp thời tiếp cứu.
Đức-Hiệp thấy tình hình bên mình yếu thế. Y chắp tay chào Chu Tái-Kênh:
– Đã có mặt sư bá ở đây. Chúng cháu xin rút lui.
Lê Đông-Giang, sư trưởng Thần-hầu, trực tiếp thống lĩnh quân đoàn sáu Tây-vu
cười nhạt:
– Đâu có dễ dàng như vậy! Các ngươi tưởng chạy được ư?
Đức-Hiệp nhìn ra: Đạo quân của y đã bị Phùng Vĩnh-Hoa cho
Thần-hầu, Thần-báo, cùng quân của Trần-gia tam-nương vây kín từ lúc nào. Vũ
Lăng đứng trên bành voi cầm cờ chỉ huy Thần-ưng trong tư thế sẵn sàng tác
chiến.
Đức-Hiệp cười nhạt:
– Phùng Vĩnh-Hoa. Mi tưởng với đạo quân thú vật của mi, có đủ khả năng
giết bọn ta ư? Ta nói cho ngươi biết, dân chúng Tượng-quận, mười người, đến
chín người Hán. Họ đồng nổi dậy Bình man qui Hán cả rồi. Các ngươi muốn giết ta,
cứ giết. Nhưng liệu các ngươi có cứu được Tượng-quận về với Lĩnh-Nam chăng? Hãy
nhìn, đạo quân của ta gồm tráng đinh mười trang ấp. Họ kéo cờ Hán, trở về với
Hán. Nếu ngươi có tài, cứ giết hết dân Tượng-quận đi. Ngươi có đất, mà không có
dân.
Đến đó, có tiếng quân reo, ngựa hí. Hai đạo quân từ phải, trái do Hoàng Thái-Tuế, Ngô Tiến-Hy kéo tới. Phùng Vĩnh-Hoa truyền
quân lui lại dàn trận thế, sẵn sàng chiến đấu.
Vũ Lăng nói với Phùng Vĩnh-Hoa:
– Chúng ta chỉ có một
vạn người, với sư Thần-hầu, Thần-báo, Thần-ưng. Trong khi bên chúng có tới
hơn năm vạn người. Vậy sư tỷ cùng Chu sư bá, Trần sư tỷ hãy về thủ đô Côn-minh hợp
với Tượng-quận Tam-anh đối phó. Bọn em xin đi cản hậu.
Phùng Vĩnh-Hoa gật đầu:
– Không phải chúng ta sợ chúng, mà sợ nếu để hai bên đánh nhau, dù
quân chúng ta chết, dù tráng đinh chết, nhân lực Lĩnh-Nam cũng hao tổn. Vậy các
em chỉ cần cản hậu. Đừng giết người nhiều quá.
Bà nói với Chu Tái-Kênh, Trần Năng:
– Hai vị trổ thần oai đánh bọn Đức-Hiệp, mở vòng vây. Chúng ta về
Côn-minh, để các em dùng Thần-ưng, Thần-báo, Thần-hầu cản hậu.
Chu Tái-Kênh hú lên một tiếng. Bà phóng chưởng đánh Đức-Hiệp, Vũ
Hỷ. Trần Năng đánh Vũ Phương-Anh. Chỉ mấy chiêu. Hai người đánh dạt bọn chúng
sang một bên, rồi dẫn đầu cho đạo quân Trần-gia tam-nương xung vào trân địch.
Từ hai bên hông, sư Thần-báo, Thần-hầu đánh kẹp lại. Vũ Lăng chỉ huy Thần-ưng
từ trên đánh xuống. Trận tuyến bọn Đức-Hiệp rối loạn hẳn lên. Phút chốc đạo
quân Trần-gia tam-nương cùng Phùng Vĩnh-Hoa xông khỏi vòng vây. Quân Đức-Hiệp
hầu hết tráng đinh của các trang lẻ tẻ. Đông, thì đông thực. Song dàn trận,
phối hợp không quen. Vì vậy đạo quân Trần-gia tam-nương vượt ra dễ dàng.
Bấy giờ Đừc-Hiệp mới biết rõ ý định của Phùng Vĩnh-Hoa. Chúng dẫn
đầu, phía sau, các Lạc-hầu người Hán, lùa tráng đinh đuổi theo.
Cao Chiêu-Hựu đứng
trên bành voi, tay cầm cờ phất. Đạo quân ba trăm Thần-báo chỉ có ba mươi người chỉ huy. Trận tuyến dàn ra nghiêm chỉnh. Trên
trời Thần-ưng bay lượn theo lệnh Vũ Lăng. Tráng đinh phản loạn dừng
lại, không dám tiến lên. Hai bên trong tư thế gờm nhau.
Đức-Hiệp nói với Vũ Hỷ:
– Ba chúng ta phải xông vào trận. Nếu không, bọn Phùng Vĩnh-Hoa
trở về Côn-minh thì đạo quân của sư phụ bị đánh tập hậu. Nguy lắm.
Ba người đồng múa vũ khí xông vào trận. Cao Chiêu-Hựu phất cờ
xanh. Mỗi người trong bọn Vũ Hỷ bị mười Thần-báo vây vào giữa. Tránh con này,
thì con kia xung vào trận. Vũ Lăng cầm cờ phất. Trên đầu bọn Vũ Hỷ lại bị một
đội Thần-ưng đánh xuống. Ba người múa tít kiếm hộ thân.
Các Lạc-hầu phản loạn, xua quân lao vào trận. Đoàn Thần-báo gầm
lên cùng nghênh chiến, trên trời Thần-ưng lại lao xuống tấn công. Có bốn
Lạc-hầu đi đầu bị Thần-báo cắn chết. Đám tráng đinh kinh hoảng, vội lui trở
lại. Bọn Đức-Hiệp tả xung hữu đột một lúc, mới làm cho năm Thần-báo bị thương.
Chúng cùng hô lên một tiếng, lui về trận.
Cao Chiêu-Hựu, Vũ Lăng phất cờ cho Thần-báo, Thần-ưng hưu chiến,
cũng dàn trận, chờ đợi.
Bỗng Hắc-hầu tướng Lê Đông-Giang phi ngựa đến nói:
– Hai em mau đem Thần-báo, Thần-ưng tiếp viện sư tỷ Phùng
Vĩnh-Hoa. Sư tỷ đang giao chiến với bọn phản loạn cách đây mười dậm. Để ta với
đoàn Thần-hầu cản hậu được rồi.
Vũ Lăng, Cao Chiêu-Hựu vội phi ngựa, dẫn Thần-báo, Thần-hổ đuổi
theo Phùng Vĩnh-Hoa. Đi hơn giờ, đã thấy phía trước một đạo quân phản loạn đang
bao vây Phùng Vĩnh-Hoa, cùng mọi người vào giữa. Vũ Lăng tinh mắt, chỉ vào sườn
đồi gần đó, nói với Cao Chiêu-Hựu:
– Kìa! Không biết tên nào đứng trên núi, cầm cờ chỉ huy quân phản
loạn bao vây chúng mình. Để tao giết nó trước.
Phía sườn đồi, một người cầm cờ Ngũ sắc, chỉ huy. Các Lạc-hầu phản
loạn trông theo hiệu kỳ, bao vây bọn Phùng Vĩnh-Hoa.
Vũ Lăng hú lên một tiếng dài. Một toán hơn trăm Thần-ưng bay tới,
nhào xuống tấn công người cầm cờ. Y phải buông cờ, cầm vũ khí chống cự. Các đội
quân phản loạn vốn không thống nhất. Nay mất người chỉ huy, hàng ngũ rối loạn.
Giữa lúc đó Vũ Lăng cho Thần-ưng đánh xuống. Cao Chiêu-Hựu cho Thần-báo xung
vào trận. Quân phản loạn vội rút vào sườn núi. Vòng vây mở rộng. Đạo quân
Trần-gia tam-nương qua hai trận đánh, tổn thất khá nhiều, đã mệt mỏi lắm rồi.
Chu Tái-Kênh, Trần Năng xung sát, người đầy máu. Phùng Vĩnh-Hoa
thở dài:
– Sư tỷ Trưng Trắc vẫn thường nói: Giặc ngoài dễ đánh, giặc trong khó phòng. Nay ta mới nếm mùi cay đắng.
Hơn hai mươi vạn quân Ngô Hán, chúng ta đuổi chạy tan tác. Không ngờ… không ngờ giữa lúc ta thắng trận, bị bọn Lê Đạo-Sinh đánh phía sau. Bây giờ các Lạc-hầu Tượng-quận theo Hán hết cả. Chúng ta có dẹp
được họ, thì quân chết nhiều, mà các trang ấp cũng điêu tàn. Vậy phải làm gì?
Không biết tình trạng Tượng-quận Tam-anh ra sao? Hiện họ ở đâu? Bây giờ chúng
ta mở đường máu, rút sang Quế-lâm,
rồi tìm cách an định Tượng-quận sau vậy.
Bà truyền lệnh Trần-gia tam-nương:
– Đạo kị binh trừ bị Tượng-quận đóng cách đây không xa. Ba em mau
đến đó, điều động họ tiếp viện bọn ta.
Bà truyền lệnh mọi người dẫn quân sĩ, dựa lưng vào ngọn đồi dàn
trận, cố thủ, chờ quân Trần-gia tam-nương.
Có Thần ưng từ xa bay tới. Vũ Lăng gọi xuống. Nó cầm thư đưa cho
Phùng Vĩnh-Hoa. Phùng Vĩnh-Hoa cầm thư đọc, thở dài:
– Thế là xong!
Chu Tái-Kênh hỏi:
– Cái gì đã xảy ra?
***
Hào khí Tây Vu “Tướng chết theo thành”. Hào khí nầy cho đến năm 1975 vẩn còn và tướng sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa đã được truyền thừa từ Tây Vu tướng sĩ dưới thời Trưng Đế.
***
Phùng Vĩnh-Hoa rơi nước mắt:
– Tượng-quận Tam-anh cùng đạo
quân rút về tới thủ đô Côn-minh,
lập tức bị Lê Đạo-Sinh xua năm vạn
tráng đinh gốc Hán tiến đánh.
Ba ông không muốn cho quân sĩ giết tráng đinh, truyền rút vào trong thành cố
thủ. Đêm đến, binh tướng gốc người Hán làm
phản. Chúng nổi dậy, mở cửa thành
cho Lê Đạo-Sinh vào. Sư trưởng Thần-phong Phạm
Nga-Nương dùng Thần-phong đánh. Sư trưởng Thần-tượng Nghiêm Đôn tung Thần-tượng giải vây. Đánh đến sáng. Thần-tượng
chết hết. Thần-phong cũng tuyệt. Phạm Nga-Nương, Nghiêm Đôn tự tử. Tượng-quận Tam-anh cũng tự tử
theo.
Chu Tái-Kênh, Trần Năng nhìn Phùng Vĩnh-Hoa. Người người ngớ ngẩn,
không biết giải quyết sao.
Thình lình có tiếng ngựa hí, quân reo. Phía sau bọn Đức-Hiệp, Vũ Hỷ đã đuổi tới. Quân phiến loạn
hai đạo hợp làm một đông đến bảy tám vạn người.
Phùng Vĩnh-Hoa hỏi Vũ Lăng:
– Lê-Đông-Giang với đạo Thần-hầu đâu? Dường như họ bị giết hết
rồi, nên bọn Đức-Hiệp mới tới đây được.
Vũ Lăng đáp:
– Thưa không phải thế. Chiến thuật của Thần-hầu thường ẩn trong
rừng. Thình lình đánh vào phía sau địch.
Trần Năng bàn:
– Đạo quân Đào Chiêu-Hiển, Đô-Thống, Tam-Lang hiện đóng gần đây.
Chúng ta cho Thần-ưng mang thư cầu cứu. Một mặt chúng ta rút về phía đó.
Phùng Vĩnh-Hoa cầm bút viết thư, sai Thần-ưng đi liền. Mọi người
ngồi nhắm mắt dưỡng thần.
Đến nửa đêm, có tiếng khỉ kêu trên núi. Lê Đông-Giang cùng đoàn
Thần-hầu đã về tới. Chàng nói:
– Em chịu tội với chị. Đội Thần-hầu chỉ có ba trăm con. Em cố sức
cản được chúng hơn giờ. Sau đành rút vào rừng, trở về đây.
Phùng Vĩnh-Hoa an ủi Hắc-hầu tướng mấy câu.
Trời gần sáng. Lê Đông-Giang lên núi nói với Phùng Vĩnh-Hoa:
– Sư tỷ. Đêm qua, quân
sĩ gốc người Hán bỏ hàng ngũ chạy theo Đức-Hiệp hết. Khi rời Độ-khẩu, ta có một vạn người. Tổn thất hai trận còn tám
ngàn. Hiện chúng bỏ đi gần hết. Chỉ còn hơn hai ngàn binh sĩ gốc người Việt mà thôi. Bây giờ chúng ta phải làm gì?
Phùng Vĩnh-Hoa gọi Cao Chiêu-Hựu:
– Em cho Thần-báo phục trong rừng. Cản quân phản loạn. Còn chúng
ta rút về phía Bắc, gặp Đào Chiêu-Hiển, rồi sẽ liệu. Bây giờ, các trang ấp
người Hán đều theo Lê Đạo-Sinh cả. Bốn bề toàn quân thù. Đành phải rút vậy.
Đoàn người âm thầm rút trong đêm. Trưa hôm sau Phùng Vĩnh Hoa gặp
đạo quân của Đào Chiêu-Hiển. Đặng Đường-Hoàn nhìn Phùng Vĩnh-Hoa, ông thở dài:
– Phép dùng binh thì cần thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Chúng ta
không có thời, Công-tôn Thi mới hàng Hán. Nhân hòa, chúng ta không có, vì dân
toàn dân Hán. Người Hán ở khắp nơi, họ luôn tự cho mình là con trời. Cho dù
mình có hậu đãi đến đâu, họ vẫn quay đầu về cố quốc. Cháu cứ bình tĩnh rút về
Quế-lâm cùng Đào Kỳ báo phục sau. Sư thúc cùng các sư đệ quyết chiến một trận,
rồi chết cũng đành.
Trần Năng rất quan tâm đến bệnh tình Đinh Xuân-Hoa. Bà cầm mạch,
rồi nói:
– Không sao. Thái sư mẫu chỉ bị ngoại thương thôi.
Phùng Vĩnh-Hoa tường trình mọi biến cố cho Đinh Xuân-Hoa với ba
anh em họ Đào nghe. Đào Đô-Thống nói:
– Phía trước chúng ta đối diện với gần mười vạn quân Hán. Bốn bên
trang ấp đều nổi dậy. Phía sau hơn mười vạn tráng đinh theo phe phản nghịch.
Bây giờ chúng ta phải rút về Quế-lâm, rồi hãy định liệu.
Phùng Vĩnh-Hoa gật đầu đồng ý.
Bỗng quân vào báo:
– Có một tướng Thục, xưng là Vương Thọ, bị thương nặng. Đến xin cầu
kiến công chúa.
Phùng Vĩnh-Hoa kinh hoảng, vội chạy ra ngoài trướng. Vương Thọ
người đầy thương tích. Y thấy Phùng Vĩnh-Hoa, oà lên khóc:
– Công chúa! Đất Thục thôi rồi! Còn gì nữa đâu?
Đào Chiêu-Hiển đỡ
Vương Thọ đặt lên tấm nệm cỏ. Trần Năng chẩn mạch. Bà vận Lĩnh-Nam chỉ, điểm
mấy cái. Vương Thọ tỉnh táo hơn. Bà lấy vải băng bó các vết thương cho y, cùng
bôi thuốc cầm máu. Vương Thọ vừa khóc vừa thuật:
– Sau khi Công chúa Vĩnh-Hoa với các vị về Tượng-quận, thi Công-tôn Thi truyền
bắt các tướng theo cha tôi phải giao quân mã lại cho các tướng của y. Cha tôi
không chịu, xảy ra cuộc cãi vã. Cuối cùng đi đến dụng võ. Cha tôi giết chết
Công-tôn Thi tại chỗ. Các tướng chia làm hai phe đánh nhau mù trời. Trong các
thành thuộc Thục, quân tướng cũng chia hai giết nhau. Thình lình Ngô Hán, Vương Bá đem quân đánh úp. Chỉ một ngày
một đêm, lấy hết các thành Thục. Tôi cùng một số vệ sĩ chạy về Độ-khẩu tìm công chúa. Được biết
Tượng-quận Tam-anh tuẫn quốc. Tôi tìm đến đây báo cho công chúa biết mọi sự.
Phùng Vĩnh-Hoa bật thành tiếng than:
– Chao ôi! Từ khi mới đến Dương-bình quan gặp
thái tử Công-tôn Tư. Trong lòng tôi nảy ra ý liên kết với Thục. Đất Thục nhiều
nhân tài. Thiên-sơn thất hùng chí khí hơn đời. Chỉ vì nội loạn Công-tôn Thi mà
mất nước. Chúng tôi cũng chỉ vì Lê Đạo-Sinh mà khôn đốn thế này. Nào chúng ta
hãy rút về Quế-lâm.
Hắc-hầu tướng Lê Đông-Giang tán thành:
– Vậy Chu, Đặng sư bá với các sư huynh, sư tỷ rút quân đi.
Trần Năng hỏi:
– Các em đi cản hậu à?
Lê Đông-Giang rút kiếm chỉ lên trời nói:
– Chúng em xuất thân là đệ tử Tây-vu. Võ công Tây-vu không cao.
Văn học Tây-vu không giỏi. Nhưng có một điều, khi chúng em học, thường ngày
luôn miệng nhắc. Là đệ tử Tây-vu. Đầu có thể
rời. Xác có thể tan nát, máu có thể nhuộm đất. Chứ không bao giờ nhường đất cho
giặc. Các sư tỷ rút lui về Quế-lâm đi. Bọn em nguyện chết với đất
Tượng-quận.
Phùng Vĩnh-Hoa quát:
– Ta làm chúa tướng. Các em phải nghe lệnh ta, rút lui, bảo tồn
chủ lực.
Vũ Lăng ứa nước mắt nói:
– Quân đoàn sáu Tây-vu được lệnh
trấn Tượng-quận. Tượng-quận là quân đoàn sáu. Quân đoàn sáu là Tượng-quận. Hôm nay đệ tử Tây-vu nhất định chết với Tượng-quận. Chúng em sẽ
đánh đến hơi thở cuối cùng.
Sư-trưởng Thần-long Cao Nguyệt-Nương khóc nức nở:
– Chúng em không trông rộng nhìn xa bằng sư tỷ. Chúng em không
phải đại tướng quân. Chúng em được đặt dưới quyền Tượng-quận Tam-anh. Hoàng-đế truyền chỉ dặn chúng em hai nhiệm vụ: Trấn thủ Tượng-quận, hỗ trợ Thục. Việc hỗ trợ Thục chúng em làm trọn vẹn. Không ngờ Tượng-quận xảy
ra vụ Lê Đạo-Sinh. Đất Lĩnh-Nam mất Tượng-quận, đất tổ mất một phần sáu. Thôi,
bao nhiêu công lao chúng em lập được với Lĩnh-Nam coi như bỏ hết, đổi lấy việc
chúng em không tuân lệnh chị.
Nàng khóc oà lên:
– Chúng em chọn cái chết. Bến Bồ-lăng là nơi chôn xác bọn em. Tấm thân của chị đáng giá vạn cổ xe. Chị hãy rút về Quế-lâm,
cùng Bắc-bình vương Đào Kỳ, chỉnh bị binh mã trả thù cho bọn em.
***
Bến Bồ Lăng là nơi giao
tiếp của hai con sông Trường-giang/Kim-sa-giang và sông Ô-giang. Chiến sĩ
Tây-vu đã oai hùng ở lại Bồ Lăng và hơn 1934 năm sau hình ảnh nầy lại
tái diển dọc theo bờ biển miền Trung Cửa Việt, Khánh Hòa, Nha Trang
trong cuộc triệt thoái cao nguyên 1975. Có khác chăng là tình trạng
Việt-Nam Cộng-Hòa thê thảm hơn chẳng những bị nội phản từ cộng sản
Việt Nam mà còn bị đồng minh bán đứng.
***
29°50'48.58"N
107°28'17.56"E
29°46'17.54"N
107°25'9.66"E3
29°42'3.52"N
107°14'28.07"E
Ô Giang-Wujiang
river
29°42'20.83"N
107°24'17.56"E
29°37'30.92"N
107°23'7.79"E
Phù
Lăng-Bồ Lăng
29°42'14.84"Bắc
107°23'26.47"Đông
Nay Bồ
Lăng nằm trên lãnh thổ Tứ Xuyên, chổ ngã ba sông Trường-giang và
Ô-giang, hiện nay địa danh nầy thay đổi gọi là Phù Lăng.
Trích từ
tài liệu "Thử tìm lại biên giới cổ của Việt-nam: bằng cổ sử,
bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN" của Bác-sĩ Trần
Đại Sỹ. Giám đốc Trung Quốc sự vụ, viện Pháp-á.
Tài liệu
trong hai đường link dưới đây có thể xem là đầy đủ với tài liệu
nguyên bản gốc của Bác-sĩ Trần Đại Sỹ.
Thử tìm lại
biên giới cổ của Việt Nam bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống
ADN (phần1)
https://taophunghoiquan.blogspot.com/2012/07/thu-tim-lai-bien-gioi-co-cua-viet-nam.html
Thử tìm lại
biên giới cổ của Việt Nam: bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống
ADN (phần 2)
https://taophunghoiquan.blogspot.com/2012/07/thu-tim-lai-bien-gioi-co-cua-viet-nam_27.html
http://www.vietnamvanhien.org/BienGioiVietCo.pdf
http://www.vietnamvanhien.net/
06b
***
Trận đánh Tượng-quận xảy
ra vào ngày 19 tháng sáu đến ngày 5 tháng bảy năm Tân-sửu, 41 sau Tây Lịch.
Nhằm niên hiệu Trưng-đế năm thứ hai.
Bên Trung-nguyên là niên
hiệu Kiến-Vũ thứ mười bảy đời vua Quang-Vũ nhà Hán
***
Phù Lăng hay Bồ Lăng
29°42'14.84"Bắc 107°23'26.47"Đông
Nay Bồ Lăng nằm trên lãnh thổ Tứ Xuyên,
chổ ngã ba sông Trường-giang và Ô-giang, hiện nay địa danh nầy thay đổi
gọi là Phù Lăng.
Trích từ tài liệu "Thử tìm lại
biên giới cổ của Việt-nam: bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích
và hệ thống ADN" của Bác-sĩ Trần Đại Sỹ. Giám đốc Trung Quốc
sự vụ, viện Pháp-á.
Tài liệu trong hai đường link dưới đây
có thể xem là đầy đủ với tài liệu nguyên bản gốc của Bác-sĩ Trần
Đại Sỹ.
Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam bằng cổ
sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN (phần1)
https://taophunghoiquan.blogspot.com/2012/07/thu-tim-lai-bien-gioi-co-cua-viet-nam.html
Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam: bằng
cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN (phần 2)
https://taophunghoiquan.blogspot.com/2012/07/thu-tim-lai-bien-gioi-co-cua-viet-nam_27.html
http://www.vietnamvanhien.org/BienGioiVietCo.pdf
http://www.vietnamvanhien.net/
Trích
đoạn:
«Thế là phái đoàn dùng tầu đi từ Độ-khẩu theo Kim-sa-giang (Trường-giang) qua
Nam-khê, Giang-tân, Trùng-khánh, tới ngã ba sông Ô-giang, Trường-giang thì gặp bến Bồ-lăng. Tại đây
tôi được sở du-lịch chỉ cho xem miếu thờ ba vị thần, tướng của vua Bà. Nhưng họ
không biết tên vua Bà cùng ba vị tướng. Cả vùng này có đạo thờ vua Bà (lên
đồng). Hồi trước 1949 rất thịnh. Sau cách mạng Văn-hóa (1965-1967) miếu được
cấp cho dân chúng ở. Hỏi hướng dẫn viên du lịch về vua Bà, họ chỉ cho biết vua
Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán. Tôi đến thăm miếu. Miếu khá lớn,
chủ hộ ở trong miếu trước đây là cán bộ Văn-hóa Bồ-lăng.
Trước miếu có nhiều câu đối, nay chỉ còn lại
có ba. Ông chủ hộ khoe rằng để bảo tồn di tích văn hóa, hằng năm ông phải mua
sơn tô chữ cho khỏi mất:
Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,
Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết… can vân.
Nghĩa là:
Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.
Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận, khí tiết ngút từng mây.
Tôi xin vào trong
miếu xem, thì bệ thờ nay là nơi vợ chồng ông nằm ngủ. Hai bên bệ cũng có đôi
câu đối.
Giang-thượng tam anh phù nữ chúa,
Bồ-lăng bách tộc khốc thần trung.
Nghĩa là:
Trên sông Trường-giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa.
Tại bến Bồ-lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.
Ông chủ hộ thì cho rằng bách tộc là toàn dân
Trung-quốc. Tôi giảng cho ông nghe về sự tích trăm con của Quốc-tổ, Quốc-mẫu.
Vì vậy chữ bách tộc đây để chỉ người Việt. Ông thích lắm. Ông chỉ vào
khoảng trống của hai cái cột thuật rằng trước kia cũng có đôi câu đối, nhưng bị
vạc mất. Ông đề nghị tôi làm một đôi khác thay thế. Tôi nhờ hướng dẫn viên du
lịch mua giùm hai hộp sơn. Một hộp sơn đỏ loại láng và một hộp loại thiếp vàng.
Ông với tôi sơn cột mầu đỏ. Chiều hôm đó sơn đỏ khô, tôi trở lại viết bằng sơn
thiếp vàng đôi câu đối có sẵn tại đền thờ ba ngài ở thôn Ngọc-động, huyện
Gia-lâm, Hà-nội:
Tái Bắc tức chinh trần, công cao trục Định,
Bồ-lăng dương nộ lãng, nghĩa trọng phù Trưng.
Nghĩa là:
Ải Bắc yêu gió bụi can qua, công cao đuổi Tô Định.
Bồ-lăng nổi bao đào, nghĩa nặng phù vua Trưng.»
Độ Khẩu
26°35'35.23"N
101°35'41.48"E
Độ-khẩu
là cử khẩu đi vào vùng thung lũng Ích Châu phía Nam Thành Đô.
Trường
Giang hay Kim Sa Giang
26°35'23.88"N
101°43'28.05"E
26°35'23.88"N
101°43'28.05"E
26°56'54.34"N
102°53'46.15"E
Nam-khê
28°34'56.17"N
104°55'15.96"E
Giang-tân
29°17'24.51"N
106°15'33.69"E
Trùng Khánh
29°33'41.24"N
106°33'21.51"E
Trường
Giang, Kim Sa Giang
29°50'48.58"N
107°28'17.56"E
29°46'17.54"N
107°25'9.66"E3
29°42'3.52"N
107°14'28.07"E
Ô
Giang-Wujiang river
29°42'20.83"N
107°24'17.56"E
29°37'30.92"N
107°23'7.79"E
Phù
Lăng-Bồ Lăng
29°42'14.84"Bắc 107°23'26.47"Đông
07b
Sư trưởng Thần-ưng Vũ Lăng cầm
kiếm chỉ lên trời:
– Trời hỡi trời. Đất
nước Lĩnh-Nam chúng ta không thiếu anh tài. Không thiếu những đứa con hiếu, sẵn sàng chết cho Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Chúng ta thua chẳng qua đất chúng ta hẹp. Dân chúng ta ít! Chị
Vĩnh-Hoa, sau vụ nổi loạn Tượng-quận, thế nào Lê Đạo-Sinh cũng sẽ làm tương
tự ở Quế-lâm, Nam-Hải. Chúng em quyết tử một trận, làm cho hàng ngũ giặc hao tổn. Chúng không thừa thế kéo sang
Quế-lâm nổi.
Phùng Vĩnh-Hoa lắc đầu:
– Các em nói không đúng. Lê Đạo-Sinh mang chiếu chỉ của Quang-Vũ
thăng quan cho bọn cựu quan lại Hán. Phong chức tước cho bọn Lạc-hầu, Lạc-công
gốc người Hán. Y lại hứa cho dân chúng khỏi thuế. Họ nhẹ dạ nghe theo Hán.
Chúng ta cứ tạm rút đi. Khi quyền vào tay, Quang-Vũ sẽ trở mặt, cử quan lại mới
tới. Y sẽ bỏ chế độ Lạc-hầu, Lạc-tướng, bắt dân chúng đóng thuế nặng, sung
tráng đinh làm lính. Bấy giờ người Hán mới mở mắt ra. Chúng ta chỉ truyền một
tờ hịch. Tượng-quận lại trở về với Lĩnh-Nam.
Hắc-hầu tướng Lê Đông-Giang nói:
– Chúng em có sáu đại tướng. Sư trưởng Thần-ngao Vũ Dương đã tuẫn quốc cùng với sư bá Hàn Đức. Sư trưởng Thần-phong Phạm
Nga-Nương, sư trưởng Thần-tượng Nghiêm Đôn tuẫn quốc cùng với Tượng-quận
tam-anh. Tại đây chúng em còn sư hầu,
hổ, báo, ưng, long. Tuy tổn thất nhiều, cũng nhất quyết đánh một trận
kinh thiên động địa, rồi chết với Tượng-quận. Chúng em không thể tuân lời chị. Thôi chị hãy rút đi. Bọn em đã
quyết rồi.
Phùng Vĩnh-Hoa nhớ lại, hồi trước nàng sống cạnh Hồ Đề, nàng đã
nghe nói nhiều về phương pháp huấn luyện của đệ tử Tây-vu. Trong khi tập, họ
chỉ học tiến mà không học thoái, vì võ đạo Tây-vu không chấp thuận lui trước
địch quân. Bây giờ nàng có truyền lệnh nghiêm đến đâu, đám tướng soái này chắc
cũng không chịu lùi.
Đến đây, có tiếng quân reo, ngựa hí. Lê Đông-Giang bám lấy cây,
thoắt cái, chàng đã lên đến ngọn. Chàng nói vọng xuống:
– Phía nam có một đạo quân hàng lối không chỉnh. Chắc quân của Lê Đạo-Sinh. Phía tây có đạo thủy quân,
theo sông Ô-giang tới. Trên bờ còn đoàn kị binh rất hùng tráng, kéo cờ Hán.
Đào Chiêu-Hiển cùng các em chuẩn bị đối phó. Ông nói:
– Quân cần có quân phong,
quân thế, quân khí. Nay cả ba đều không còn. Quân sĩ người Hán có muốn trung
thành với mình cũng không được. Bởi trang ấp của họ, nơi cha mẹ, vợ, con họ ở
đã thuộc về Hán. Họ đâu còn tinh thần chiến đấu nữa?
Phùng Vĩnh-Hoa thở dài não nuột. Bà truyền lệnh:
– Chúng ta cùng tử chiến. Hôm nay là ngày chúng ta chết cho Lĩnh-Nam đây. Lê Đông-Giang,
em điều động đi.
Lê Đông-Giang truyền lệnh:
– Sư đệ Vũ Lăng chia Thần-ưng làm ba. Một lữ đánh đạo quân Hán. Một lữ đánh đạo quân Lê
Đạo-Sinh. Một lữ bay trên đầu bảo vệ các chúa tướng.
Vũ Lăng leo lên ngọn cây. Nó cầm tù và thổi lên tiếp ba hồi dài.
Các tướng Thiên-ưng cùng leo lên cây, cầm cờ. Thần-ưng bay lượn trên trời. Lê
Đông-Giang tiếp:
– Sư muội Cao Nguyệt-Nương dàn sư Thần-long trên các cây ven rừng.
Chàng tiếp:
– Sư đệ Cao Đà dàn sư Thần-hổ bên trái. Sư đệ Cao Chiêu-Hựu dàn sư
Thần-báo bên phải. Ta sẽ dàn sư Thần-hầu phía sau.
Chàng ngồi trên lưng ngựa. Hai bên hơn trăm đười ươi cầm đao đứng
hộ vệ. Trên đầu, lá cờ Lĩnh-Nam bay phất phới.
Đạo quân Hán tới trước. Người đi đầu là Vương Bá. Phía sau y, là hai sư đệ Hà Chi, Phạm An đi hai bên. Vương Bá tới gần
trận Lĩnh-Nam. Y gò cương ngựa lại hỏi:
– Ta muốn gặp công chúa Phùng Vĩnh-Hoa.
Lê Đông-Giang đáp:
– Công chúa Nguyệt-Đức không có mặt ở đây. Chẳng hay Quân-hầu muốn
gặp mặt sư tỷ của tôi có việc gì?
Vương Bá đáp:
– Phùng Vĩnh-Hoa hợm mình mưu thần chước thánh. Chỉ mười vạn quân đánh tan hai mươi vạn quân Ngô Hán. Thế sao không đầy tháng qua, Thục bị đánh tan, Tượng-quận bị
mất. Nay phải trốn chạy? Các ngươi còn nhỏ tuổi. Hãy mau xuống ngựa đầu hàng.
Trước toàn mạng sống. Sau không mất phú quí.
Cao Đà cười nhạt:
– Đất Lĩnh-Nam của tôi dân ít,
mới phục hồi, chứ chúng tôi không thiếu người tuấn kiệt. Thục thua Hán vì có Công-tôn Thi. Lĩnh-Nam thua Hán vì có thầy
trò Lê Đạo-Sinh. Tuy vậy. ở đây chúng tôi còn không quá sáu trăm đệ tử Tây-vu,
cũng xin nghinh tiếp Quân-hầu.
Phạm An hỏi:
– Chu Tái-Kênh, Đinh Xuân-Hoa, Trần Năng đâu?
Đinh Xuân-Hoa tuy băng bó đầy người, bà gượng đau chống kiếm đứng
dậy mỉm cười.
– Kính chào Phạm thái thú. Người vẫn mạnh giỏi?
Phạm An nhổ nước bọt đánh toẹt một cái:
– Ba chúng bay là gian tế Lĩnh-Nam. Bọn bay hèn hạ đánh lừa chúng
ta, chiếm được bốn thành. Song lưới trời lồng lộng, rút cuộc tụi bay cũng bị
bại.
Chu Tái-Kênh cười:
– Binh thư nói: Việc binh cần phải dối trá. Huống hồ chúng tôi vì
việc nước. Mong thái thú miễn chấp.
Có tiếng quân reo, ngựa hí ầm ầm. Đạo quân Lê Đạo-Sinh đã tới. Đi
trước y một lá cờ Hán bay phất phới, có hàng chữ:
Lĩnh-Nam công, Lê.
Phía sau y, bên phải có Đức-Hiệp. Bên trái có vợ chồng Phong-châu
song quái, cùng mấy chục Lạc-hầu người Hán.
Lê Đạo-Sinh thấy Chu Tái-Kênh, chỉ mặt mắng:
– Ngươi bất quá là con nô tỳ của Thái-hà trang. Hà cớ gì dám xưng
vợ của Trần sư huynh? Mi phải biết rằng đất Tượng-quận này thuộc Lĩnh-Nam.
Kiến-Vũ thiên tử đã phong cho ta làm Lĩnh-nam công. Ngươi mau đầu hàng, ta sẽ
tha cho.
Chu Tái-Kênh quát lên một tiếng phóng chưởng tấn công Lê Đạo-Sinh.
Chưởng cực kỳ hùng hậu. Lê chỉ chậm trễ một chút, chưởng phong đã bao trùm
người y. Y vội vọt người lên cao, chưởng trúng con ngựa của Lê cỡi. Binh một
tiếng, con ngựa hí lên một tiếng thê thảm, bay ra xa, dẫy dụa vài cái, rồi nằm
im.
Lê Đạo-Sinh giận cành hông. Y xuất chiêu Ác ngưu nan độ tấn
công. Chu Tái-Kênh cười nhạt. Bà cũng xuất chiêu Ác ngưu nan độ, bà
vận âm kình. Chưởng của Lê Đạo-Sinh gió lộng ào ào, gặp chưởng lực của bà, biến
mất tích. Lê Đạo-Sinh hoảng hốt nghĩ:
– Ta tưởng trên đời này, chỉ có tên ôn con Đào Kỳ có thể xử dụng
âm dương chưởng một lúc. Không ngờ mụ già này cũng biết xử dụng.
Y vận sức xuất chiêu Thanh ngưu qui gia. Chu
Tái-Kênh cũng xuất cùng chiêu. Song bà vận Âm kình. Hai người quay quần đấu với
nhau.
Vũ Hỷ thấy Lê Đông-Giang đứng giữa mấy con đười ươi. Y nghĩ:
– Muốn thắng trận hôm nay, phải bắt mấy thằng ôn con này.
Y lạng người một cái đã đến trước ngựa Lê Đông-Giang. Đông-Giang
quát lên một tiếng. Từ sau lưng chàng, bốn con trăn trong túi vải vọt ra. Chúng
phóng vào người Vũ Hỷ. Vũ Hỷ kinh sợ, lộn người đi hai vòng tránh khỏi. Đinh
Xuân-Hoa chống kiếm đến trước mặt Vũ Hỷ cười nhạt:
– Phong-châu song quái. Hôm nay ta đòi mi món nợ mi đánh Đinh, Đào
trang hơn mười năm trước.
Bà xuất chiêu tấn công y. Vũ Hỷ cười nhạt:
– Tưởng gì, chứ muốn tự tử thì dễ quá.
Y xuất chưởng chống trả. Hai chưởng gặp nhau. Binh một
tiếng. Người y lảo đảo lui lại ba bước. Y giật mình:
– Trước đây võ công mụ này thua xa vợ chồng mình. Nay sao tiến
nhanh đến trình độ này?
Y có ngờ đâu, trong thời gian ở đảo, bà chuyên tâm luyện công phục
thù, võ công vốn đã ngang với y. Trong lần hội quân đánh Luy-lâu, Đào Kỳ truyền
tâm pháp trong bộ Văn-lang vũ kinh cho bà. Vì vậy nay võ công
bà bỏ xa y.
Đặng Đường-Hoàn quát lên một tiếng phóng chưởng đánh Lê Đức-Hiệp.
Lê Đức-Hiệp biết không phải đối thủ của ông, song y vẫn nghiến răng chống trả.
Sáu người, chia làm ba cặp thi diễn cuộc đấu.
Vũ Phương-Anh thấy chồng gặp hung hiểm. Y thị xuất chiêu đánh Đinh
Xuân-Hoa. Cao Đà hú lên một tiếng, mười Thần-hổ nhảy tới vồ Vũ Phương-Anh.
Phùng Vĩnh-Hoa bảo Trần Năng, Trần-gia tam-nương:
– Bọn em hãy hộ vệ thương binh cùng Vương Thọ rút về hướng Quế-lâm. Cách đây không xa, là chỗ đồn
trú của đạo binh trừ bị Phù-đổng. Em báo cho họ biết. Họ kéo đến tiếp viện chúng ta.
Đám Lạc-hầu phản loạn người Hán xua tráng đinh xông vào trợ chiến.
Lê Đông-Giang phất cờ ra lệnh phản công. Trên trời Vũ Lăng cho Thần-ưng lao
xuống tấn công. Cao Đà, Cao Chiêu-Hựu xua Thần-báo xung vào trận. Quân phản
loạn thấy hổ, báo, kinh hồn lui trở lại. Chúng lấy cung tên bắn Thần-hổ,
Thần-báo. Nhưng hổ, báo đã lẫn vào với trận của chúng. Tráng đinh trang ấp
thuộc Lĩnh-Nam đều được huấn luyện chiến đấu như những đạo quân thực thụ. Họ
chỉ thua các đạo quân chuyên nghiệp việc phối hợp nhiều người mà thôi. Bây giờ
các Lạc-hầu Hán xử dụng họ đánh lại Lĩnh-Nam. Họ can đảm, chống trả được với
hổ, báo.
Trận chiến kéo dài hơn giờ. Có gần trăm Thần-hổ, báo bị giết.
Thần-ưng bị chết, chỉ còn hơn trăm. Xác người, xác thú nằm chồng chất trên cánh
đồng.
Các Lạc-công thấy tráng đinh chết nhiều quá, muốn xin lệnh Lê
Đạo-Sinh rút lui. Song Lê bị Chu Tái-Kênh đánh rát quá, không còn thời giờ chỉ
huy.
Một Lạc công nói với Vũ Hỷ:
– Xin thái thú cho rút quân. Bọn chó Việt cùng
đường, tử chiến. Một người liều mạng, trăm người khó cản.
Vũ Hỷ thấy y gọi người Việt là chó Việt, đã bất mãn.
Nhân y muốn rút quân, Vũ Hỷ cầm kiếm lăm lăm trong tay:
– Ai lùi một bước ta chém liền.
Một Lạc-công bị Thần-hổ vồ, bỏ chạy. Vũ Hỷ chặt đầu rơi xuống đất.
Quân phản loạn kinh hoảng, phải tiến lên.
Phong-châu song quái đấu với Đinh Xuân-Hoa ngang tay. Đúng ra với
bản lĩnh của bà, bà có thể thắng cặp vợ chồng quái quỉ. Nhưng vì bị thương đến
bốn chỗ, thành ra công lực giảm đi rất nhiều.
Ba anh em Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang đứng đốc xuất hơn hai nghìn chiến sĩ
Việt bảo vệ phía sau cho các chúa tướng Tây-vu. Thấy binh đội Tây-vu sắp bị diệt. Ba ông hô lên một tiếng, đám
chiến sĩ Việt xông vào trận.
Trận chiến kéo dài tới gần chiều. Thần-hổ, báo chỉ còn hơn năm
mươi con. Thần-ưng không còn quá trăm. Phía bên phản loạn, xác tráng đinh phơi
đầy đồng.
Lê Đạo-Sinh đấu với Chu Tái-Kênh đến hơn năm trăm chiêu bất phân
thắng bại. Phía Phong-châu song quái chỉ còn thở hổn hển.
Đặng Đường-Hoàn phóng một chưởng, đánh Lê Đức-Hiệp bật lui phía bờ
sông. Đinh Xuân-Hoa đánh lui Vũ Phương-Anh. Giữa lúc chúng nguy nan, thì thình
lình ba tiếng trống nổi lên. Đoàn
kị mã Vương Bá xung vào trận.
Chỉ một lát, đám Thần-hổ cuối cùng bị giết
sạch.
Cao Đà nhìn Thần-hổ cuối cùng bị giết. Nó quát lên một tiếng lớn, kị mã Hán lui lại. Nó ngửa mặt lên
trời than:
– Trưng hoàng-đế phán: Quân với tướng như chân tay. Quân chết, đất mất. Ta còn sống làm gì?
Nó đưa kiếm tự tử. Máu từ cổ vọt ra có vòi. Xác ngã lộn xuống chân ngựa. Vợ Cao Đà là Cao Nguyệt-Nương. Nàng thấy chồng tự tử. Lập tức cầm ống tiêu thổi lên. Mấy ngàn con rắn cùng bò ra xông
vào trận Hán. Ngựa bị rắn quấn, cắn, hí inh ỏi. Kị binh vội lùi lại. Bộ binh
lấy lửa đốt lên. Thần-long lui vào rừng. Nguyệt-Nương ôm xác Cao Đà. Nàng ngửa mặt lên trời than:
– Làm tướng giữ đất, làm gái theo chồng. Đất mất, chồng chết. Ta
chết theo chồng.
Bà đưa kiếm lên cổ tự tử.
***
Hào khí Tây-vu vẩn còn lưu
truyền cho đến ngày 30/04/1975. Ngũ Hổ Tướng Việt-Nam Cộng-Hòa củng
đã tuẩn tiết theo thành vì họ nhất quyết không di tản.
***
Sau trận Tượng-quận, Bắc-bình vương Đào Kỳ đem xác vợ chồng Cao
Đà, Cao Nguyệt-Nương về quê quán ở Tây-vu chôn. Trưng hoàng-đế phong Cao Đà
làm: Trung Liệt Đại Tướng Quân.
Cao Nguyệt-Nương làm: Thần-long Công-chúa.
Truyền xây đền thờ. Cho đến nay, đền vẫn còn tại xã Phú-hòa, huyện
Gia-lương, tỉnh Hà-bắc. Dân chúng không nhớ họ hai vị anh hùng, họ chỉ gọi vắn
tắt: Đền thờ Đà-Công và Nguyệt-Nương.
Hắc-hổ tướng Lê Đông-Giang xé vạt áo. Chàng cắn ngón tay viết biểu
tâu về Trưng hoàng-đế:
“Bọn thần các chúa tướng quân đoàn sáu Tây-vu, khép nép cúi đầu
thượng biểu lên hoàng-đế bệ hạ. Hai năm trước đây, bệ hạ chỉ dụ bọn thần trấn
nhậm Tượng-quận với hai mục đích: Trong giúp Tượng-quận Tam-anh, ngoài yểm trợ
Thục. Bọn thần tuy trẻ người, non dạ, tài thô, trí thiển. Song ngày đêm nào dám
sao lãng nhiệm vụ.
Vừa qua, bọn thần theo công chúa Nguyệt-Đức, đánh tan hai mươi vạn
quân Hán. Nào ngờ bọn Lê Đạo-Sinh, đốc xuất người Hán “Bình man qui Hán”. Bọn
thần đã hết sức mình. Song sức người có hạn.
Trận đánh Vĩnh-thiên, Tây-vu Ngao-tướng Vũ Dương
chiến đấu đến chết. Trận đánh Côn-minh, Tây-vu Tượng-tướng Nghiêm Đôn, Thanh-Phong công chúa Phạm
Nga-Nương thế cùng, binh kiệt, đành dùng lưỡi gươm, xử tội mình vì không bảo vệ nổi
Tượng-quận Tam-anh.
Hôm nay, quân Hán hơn mười vạn, quân phản loạn hơn mười vạn. Bọn thần đã làm hết sức mình, mà Tượng-quận vẫn mất. Vì vậy bọn
thần kính dâng tờ biểu này, khóc đến chảy máu mắt, cúi xin bệ hạ xá tội cho.
Anh em bọn thần, đành mượn lưỡi gươm, tự kết liễu đời mình trên bếnBồ-lăng.
Bọn thần khép nép, kính sợ siết bao, cúi dâng biểu.
Vũ Lăng, Thiên ưng tướng.
Cao Chiêu-Hựu, Tây-vu báo tướng.
Cao Đà, Tây-vu hổ tướng.
Lê Đông-Giang, thống lĩnh quân đoàn sáu Tây-vu”.
Chàng gọi cặp Thần-ưng xuống, buộc mảnh vải vào chân, rồi hú lên
một tiếng. Cặp Thần-ưng bay bổng về phương nam.
Chàng thản nhiên nhìn đoàn Thần-hầu chiến đấu tuyệt vọng. Chàng
hỏi Vũ Lăng:
– Xong chưa em.
Vũ Lăng đáp:
– Xong rồi.
Hai người đưa gươm lên cổ tự tử.
Bọn Lê Đạo-Sinh, Phong-châu song quái đã lui lại. Chu Tái-Kênh,
Đinh Xuân-Hoa, ba anh em Đào Chiêu-Hiển tả xung hữu đột giữa trùng vây. Cứ mỗi
gươm đưa ra, một đầu tên quân Hán rơi xuống. Trời chập choạng tối. Vương Bá
đứng trên ngọn đồi cầm ngọn đèn chỉ huy. Thấy bọn Chu Tái-Kênh chạy đến đâu,
thì chỉ đến đó.
Đinh Xuân-Hoa mệt quá. Bà chém liền ba tướng Hán. Chúng vẫn ùn ùn
kéo lên. Bà lui tới bờ sông, dựa vào gốc cây, múa kiếm như hoa rơi tuyết lạc.
Đặng Đường-Hoàn cùng ba đệ tử họ Đào đứng dựa vào nhau chiến đấu.
Quân Hán chết lớp này, lớp khác tiến lên. Đặng Đường-Hoàn bị một mũi tên vào
ngực. Ông loạng choạng ngã xuống. Vương Bá thấy vậy vọt ngựa tới định bắt sống.
Ông nghiến răng phóng một chưởng. Vương Bá vung tay đỡ. Binh một tiếng, y bay
vọt về sau, miệng phun máu có vòi.
Phạm An dẫn đội cung thủ đến chĩa vào Đặng Đường-Hoàn và ba anh em
họ Đào. Y hô lớn:
– Buông kiếm đầu hàng. Ta để cho được sống.
Đặng Đường-Hoàn hỏi các đệ tử:
– Xong chưa?
Cả ba cùng trả lời:
– Xong rồi!
Bốn người đồng vung kiếm lên cổ tự tử một lúc.
Đinh Xuân-Hoa thấy Đặng Đường-Hoàn, anh em họ Đào tự tử. Bà hơi
phân tâm, thì bị bốn mũi kiếm trúng ngực. Bà quát lên, một tiếng, vọt lên cao
chém bay đầu một viên tướng rơi xuống.
Bà vung kiếm tự đâm vào giữa ngực, máu phun ra như suối.
Vừa lúc đó có tiếng quát:
– Mẹ ơi! Khoan đã, con đến tiếp viện đây!
Nhưng đã trễ!
Một đội thiết kị phi như bay tơí. Đi đầu là Đào Kỳ, Phương-Dung,
xung vào trận Hán. Đạo binh đánh bạt quân Hán trở về bên kia sông. Chỉ một hiệp
Đào Kỳ đánh bay Lê Đạo-Sinh xuống ngựa. Đạo Thiết-kị xung vào đội tráng đinh
như chỗ không người. Tráng đinh thấy Lê Đạo-Sinh, Đức-Hiệp, Vũ Hỷ đều bị thương
bỏ chạy. Chúng cũng chạy theo.
Phía sau Trần-gia tam-nương, Trần Năng trở lại.
Đào Kỳ ôm lấy xác mẹ khóc thảm thiết. Trần Năng cầm mạch Đinh
Xuân-Hoa, thấy còn nhảy, nàng phóng một chỉ vào huyệt Bách-hội của bà. Bà từ mở
mắt ra. Thấy mình nằm trong lòng con trai, ba mỉm cười:
– Con đấy à. Mẹ
tình nguyện nhận lĩnh nhiệm vụ để chết, sớm gặp bố con. Đất nước còn nhiều gian
nan. Con chẳng nên buồn làm gì. Nếu mẹ không chết hôm nay, vài chục năm sau mẹ
cũng chết. Chết cho đất nước, mới là chết.
Đến đấy bà từ từ nhắm mắt.
Phương-Dung hỏi:
– Có ai thấy công chúa Nguyệt-Đức đâu không?
Một chiến sĩ Việt sống sót chỉ vào đám xác chết. Phương-Dung chạy
lại bồng xác Phùng Vĩnh-Hoa lên. Bà bị thương bốn chỗ, song vẫn còn sống.
Trần Năng tìm xác Chu Tái-Kênh. Thấy còn hơi nóng. Bà vận khí dùng
Lĩnh-Nam chỉ phóng vào người sư nương. Một lát Chu Tái-Kênh đã tỉnh dậy. Bà mơ
màng hỏi:
– Đây là đâu?
Trần Năng đáp:
– Chúng con vừa rút khỏi đây hơn năm mươi dặm, thì gặp sư thúc Đào
Kỳ, sư thẩm Phương-Dung, cùng đạo Thiết-kị Lĩnh-Nam tiếp viện. Sư thúc đánh lui
đạo binh Vương Bá rồi.
Ghi chú của tác giả
Trận đánh Tượng-quận xảy ra vào
ngày 19 tháng sáu đến ngày 5 tháng bảy năm Tân-sửu, 41 sau Tây Lịch. Nhằm niên
hiệu Trưng-đế năm thứ hai. Bên Trung-nguyên là niên hiệu Kiến-Vũ thứ mười bảy
đời vua Quang-Vũ nhà Hán.
Bắc-bình vương Đào Kỳ truyền khâm liệm các tướng tuẫn quốc, đưa về
Giao-chỉ. Vua Trưng cùng triều thần thân rước linh cữu, làm lễ tế, đưa về quê
an táng.
Hắc-hổ tướng Lê
Đông-Giang được phong làm: Trung-dũng Đại tướng-quân.
Đền thờ của ông trải qua gần hai nghìn năm, hiện nay vẫn còn tại xã Liên-hà, huyện Đông-anh, Hà-nội. Dân chúng thường gọi là đền
thờ ông Đông-Giang. Mà không thấy nhắc đến họ của ông.
Ba tướng Vũ Lăng, Vũ Dương, Nghiêm Đôn đều được phong: Trung-nghĩa Đại tướng-quân.
Phạm Nga-Nương được
phong: Nga-nương Quận-chúa.
Bốn vị được thờ chung tại một đền. Đến nay, đền thờ bốn vị còn tại
xã Minh-tân, huyện Gia-lương, tỉnh Hà-bắc. Dân chúng thường gọi là đền thờ Nga-Nương, Lăng-Công, Nghiêm-Công và Dương-Công.
Cao Chiêu-Hựu được
phong làm: Dũng-lược
Đại tướng-quân
Hiện nay đền thờ của ông hãy còn tại xã Nhân-thắng huyện Gia-lương, tỉnh Hà-bắc. Dân chúng thường gọi là đền thờ ông Chiêu-Hựu.
Đào vương phi Đinh Xuân-Hoa trước đã được phong làm: Tĩnh-trai Công-chúa.
Nay đổi phong làm: Chí Nhu, Đoan Minh, Anh vũ, Duệ văn Tĩnh-Trai Công-chúa.
Trưng hoàng-đế cùng các đại thần đích thân đứng tế lễ. Bởi bà là một trong những phụ nữ có
nhiều công lao nhất với Lĩnh-Nam. Suốt từ hồi niên thiếu bà cùng chồng là Đào Thế-Kiệt, nằm gai
nếm mật, chịu trăm cay nghìn đắng cho đến khi phục hồi Lĩnh-Nam thì Đào vương
lại chết. Đệ tử Cửu-chân hiện giữ quyền nghiêng nước. Đào Kỳ lĩnh Đại tư-mã. Nguyễn Phương-Dung lĩnh chức tể
tướng. Hoàng Thiều-Hoa được tôn là thái hậu. Các đệ tử như Đào-hiển-Hiệu, Đào Quí-Minh, Đào Phương-Dung, Đào Nghi-Sơn, Đào Biện-Sơn, Trần Dương-Đức, Thiên-ưng Lục-tướng, Lục-hầu tướng đều làm đại tướng quân. Bà được kể là phụ nữ có nhiều đức nhất, vì
cùng chồng dạy con, dạy đệ tử, dâng hiến cho Lĩnh-Nam các anh tài.
Hiện nay còn đền thờ bà tại xã Lai-hạ, huyện Gia-lương, tỉnh Hà-bắc. Dân chúng thường gọi tắt là đền thờ Tĩnh-trai.
Ba anh em Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang trước đây đã được phong làm Phiêu-kị đại tướng quân, tước tới hầu. Nay tuẫn quốc. Trưng hoàng-đế truyền làm bài văn tế, xây đền thờ
thực lớn ở trang ấp cũ của ba ông. Đền đó hiện nay nằm tại thôn Ngọc-động, xã Đa-tốn, huyện Gia-lâm, tỉnh Hà-nội. Sắc phong Đặng Đường-Hoàn và ba đệ tử làm: Trang-liệt, Chí-nghĩa Đại-vương.
Trước đền thờ có đôi câu đối:
Tượng-quận dương uy nhiêu tướng
lược,
Bồ-lăng tuẫn tiết tận thần trung.
Dịch nghĩa:
Trận đánh Tượng-quận oai hùng, nhiều tướng thao lược tỏ được tài
trí. Bến Bồ-lăng trung thần tuẫn tiết tận nghĩa với non sông.
Một câu khác:
Tái bắc tức chinh trần, công
cao trục Định.
Bồ-lăng dương nộ lãng, nghĩa trọng phù Trưng.
Nghĩa là:
Ải bắc yêu gió bụi can qua, công đầu đuổi Tô Định. Bồ-lăng nổi ba
đào căm giận, nghĩ nặng phù vua Trưng.
Đến đây phải mở một cái ngoặc
về tiểu truyện ba ngài. Từ sau khi vua Ngô Quyền phục hồi độc lập, lãnh thổ
Việt-Nam chỉ chiếm lại được vùng Giao-chỉ, Cửu-chân, Nhật-nam. Còn vùng Quế-lâm, Tượng-quận, Nam-hải không đòi lại được. Sử gia cũng
như dân chúng đời sau có cái nhìn thu gọn vùng đất này. Họ quên mất ba quận
phía Bắc. Vì vậy khi cuốn phổ tại đền ba ngài bị Trương Phụ mang về
Trung-nguyên. Người ta chép lại sử ba ngài, cho rằng ba ngài tuẫn quốc ở bến
Bồ-đề. Căn cứ vào chữ Bồ-lăng Như vậy thực vô lý. Tại sao ba
ngài đánh trận Tượng-quận dương uy, rồi về mãi bến Bồ-đề mà tự tử? Từ
Tượng-quận đến Bồ-đề xa hơn hai nghìn cây số. Ba ngài thua trận thì phải tự tử
tại chỗ. Chứ có đâu ruổi ngựa hai ngàn cây số đến Bồ-đề tự tử?Tên
bến Bồ-đề mãi đời Lê mới có, thì làm gì thời Lĩnh-Nam các ngài đã chạy về đó
tuẫn quốc? Chỉ độc giả Anh-hùng Lĩnh-Nam (Cẩm-khê di hận) mới được biết lãnh
thổ Lĩnh-Nam hồi đó gồm cả Vân-nam, Trung-quốc. Ba ngài đánh trận lừng danh và
tự tử ở bến Bồ-lăng. Bến Bồ-lăng là bến nằm giữa ngã
ba sông Trường-giang với sông Ô-giang. Nay thuộc huyện Bồ-lăng tỉnh Tứ-xuyên,
Trung-quốc.
Vào năm 1983 chúng tôi đã tới
đây tìm hiểu di tích thời Lĩnh-Nam mà người Trung-Hoa gọi là Vua Bà. Họ đều xác
nhận Bồ-lăng là nơi xảy ra trận đánh giữa ba đại tướng của vua bà với quân Hán.
Ba tướng tuẫn quốc cùng một lúc. Trước 1949 còn đền thờ. Sau này mới bị phá
hủy.
No comments:
Post a Comment