20220823 Cong Dong Tham Luan Dia Su Linh Nam 32b
CẨM-KHÊ DI-HẬN (Q.III: Hồi 86-92)
Posted on November 15, 2012 by Lê
Thy
HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI
Tượng-Quận dương uy nhiêu tướng
lược
(Câu đối đền thờ Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang)
Dịch nghĩa:
Trận đánh Tượng-Quận dương oai nhiều tướng giỏi.
https://trandaisy.wordpress.com/2012/11/15/cam-khe-di-han-q-iii-hoi-86-92/7/
Trích đoạn:
Tan buổi họp, Vương Bá dẫn Chu Tái-Kênh, Trần
Năng, Đinh Xuân-Hoa trở về Thành-đô. Vương Bá thở dài:
– Ngô Hán quả có tài dùng binh. Tôi ước tính,
dù hai đạo Kinh-châu, Nam-hải không xuất binh. Y cũng chiếm được Tượng-quận.
Trần Năng lắc đầu:
– Ngô Hán cầm quân đã lâu. Kinh nghiệm có
thừa. Sau khi bị chúng tôi lừa một trận, y khôn ra. Trước đây, y đã tiến sát
Thành-đô. Sơ xuất một chút, bị chúng tôi lừa, chỉ còn một người, một ngựa về
Trường-an chịu tội. Bây giờ y thiết kế làm như đánh Tượng-quận. Thực ra
Tượng-quận là hư. Bảy châu quận Ích-châu còn lại mới là thực.
Y đã thông minh lại tài trí, nay thấy Thiên tử ân sủng Quân-hầu, nghi ngờ y. Gì
mà y không hiểu? Cho nên kế hoạch y dự trù vậy, mà không phải vậy. Cứ suy ngay
một việc: Y cầm quân bấy lâu, y biết rõ tình hình Vương Nguyên, Tượng-quận. Thế
mà trong buổi họp, y không trình bày tình hình địch. Rõ ràng y sợ sau này
Quân-hầu tranh công với y. Vậy tốt hơn hết, Quân-hầu phải cử tế tác dò xét tình
hình bên địch, cùng tình hình Ngô Hán một lúc, đến khi cần thì ra tay.
Vương Bá ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:
– Đúng như lời phu nhân nhận xét. Bây giờ ta
phải cử người dọ xét tình hình Ngô Hán, Vương Nguyên và Tượng-quận. Tình hình
Ngô Hán cũng dễ dàng thôi. Hàng ngày tôi cứ phải cử người áp giải lương thực
cho y. Vận lương quan toàn người thân tín của tôi. Họ theo dõi tình hình y,
trình với tôi. Còn dọ thám Vương Nguyên, Tượng-quận. Tôi nhờ ba vị. Không biết
ba vị có nhận cho không?
Chu Tái-Kênh nghe Vương Bá đề nghị. Bà nghĩ
thầm:
– Ta đang muốn vào Tượng-quận liên lạc với
Phùng Vĩnh-Hoa. Ngặt chưa có cớ. Bây giờ ngươi đề nghị với ta. Thực là gãi đúng
chỗ ngứa.
Ba nghĩ ngợi một lúc, rồi nói:
– Chúng tôi nhận chỉ dụ của Thái-hậu vào Thục
giúp Hán đánh Lĩnh-Nam. Thái hậu không nói rõ giúp Ngô Hán hay giúp Quân-hầu.
Triều đình đã nghi ngờ Ngô Hán, thì chúng tôi giúp Quân-hầu là phải. Bây giờ
chúng tôi lên đường dọ xét tình hình. Tôi chỉ có lệnh bài của Thái-hậu. Vậy
Quân-hầu cấp cho chúng tôi mấy lệnh bài. Chúng tôi là đàn bà, trà trộn vào các
châu, quận của Vương Nguyên thực ít ai ngờ. Chúng tôi sẽ cử người gửi tin tức
về cho Quân-hầu. Từ vùng của Vương Nguyên, chúng tôi sang phía Tượng-quận cũng
dễ thôi. Sau khi dò xét tình hình Tượng-quận, chúng tôi trở về đây phúc trình
với Quân-hầu, trước ngày 16 tháng ba.
Vương Bá mừng rỡ, sai lấy lệnh bài, cùng vàng
bạc trao cho Chu Tái-Kênh, Đinh Xuân-Hoa, Trần Năng. Ba người lên đường ngay
hôm đó.
Nhờ lệnh bài của Vương Bá, ba người vượt qua
các khu vực đóng quân của Công-tôn Thi dễ dàng. Đại quân Công-tôn Thi đóng ở Hán-nguyên. Từ Hán-nguyên, ba người đi Việt-tây mất một ngày sức ngựa. Chiều hôm ấy tới
Việt-tây vào lúc trời nhá nhem tối. Ba người vào thành. Quân Thục tuy bại trận,
sức cùng, lực kiệt, nhưng vẫn giữ kỷ luật, không quấy nhiễu dân chúng như quân
Hán. Nhìn quân phục, Trần Năng nhận ra quân Lĩnh-Nam với quân Thục đóng chung.
Trên cột cờ giữa thành. Cờ Lĩnh-Nam, cờ Thục cùng bay phất phới.
Thành
Đô
30°34'20.14"N
104° 3'59.44"E
Hán-nguyên
29°20'40.45"N
102°39'9.39"E
Việt-tây
28°38'23.96"N
102°30'27.00"E
Mỹ-cơ
28°19'43.86"N 103° 7'56.24"E
09
Chu
Tái-Kênh sợ tai mắt tế tác Ngô Hán biết hành tung. Bà dặn Đinh Xuân-Hoa kiếm
quán ăn. Chờ trời tối, tìm đến trại quân Lĩnh-Nam hỏi chỗ chú ngụ của Phùng
Vĩnh-Hoa.
Ba người vào quán, cô bán hàng lấy gáo múc ba
bát nước chè tươi mời khách. Trần Năng cầm bát vừa định uống, thì một toán năm
người lính Thục sập đến. Người ngũ trưởng hỏi Chu Tái-Kênh:
– Các vị từ đâu mới đến. Xin cho xem thẻ bài.
Chu Tái-Kênh cười:
– Chúng tôi từ Thành-đô tới.
Còn thẻ bài ư? Chúng tôi không có.
Người ngũ trưởng liếc nhìn đồng
bọn:
– Như vậy chúng tôi xin ba vị
cho khám hành lý.
Chu Tái-Kênh lắc đầu:
– Khám ư? Không được đâu. Chúng
tôi có nhiều mật thư, mật kế. Lại có cả kiếm, cả ám khí nữa.
Người ngũ trưởng vẫy tay cho
đồng bọn vây xung quanh:
– Vậy chúng tôi phải mời các vị
về dinh tổng trấn.
Chu Tái-Kênh đứng lên:
– Được rồi! Nào chúng ta về
dinh tổng trấn ăn cơm chiều, nghỉ đêm nay.
Viên ngũ trưởng ngẩn người ra.
Y vẫy tay cho một người lính đi trước. Còn y với bốn người nữa theo sau. Đi gần
đến dinh tổng trấn, thì từ phía trước, một toán người ngựa đi tới. Viên ngũ
trưởng ra lệnh cho đồng bọn tránh vào một bên. Chu Tái-Kênh vẫn nghênh ngang đi
giữa đường. Viên ngũ trưởng nói:
– Xin các vị tránh đường.
Chu Tái-Kênh lờ đi như không
nghe lời y. Phía trước có hai ngựa đi tới. Trần Năng nhận ra Vương Nguyên với
Phùng Vĩnh-Hoa. Bà gọi lớn:
– Vương sư thúc! Vĩnh-Hoa!
Hai người đã nhận ra bọn Chu
Tái-Kênh. Phùng Vĩnh-Hoa nhảy xuống ngựa chào hỏi. Vương Nguyên đã quen biết
với Đinh Xuân-Hoa, Trần Năng. Ông chưa biết Chu Tái-Kênh. Phùng Vĩnh-Hoa giới
thiệu:
– Xin giới thiệu với Vương sư
thúc, đây là phu nhân của Khất đại phu.
Vương Nguyên kính cẩn hành lễ:
– Đồ tôn Vương Nguyên, kính cẩn
bái kiến phu nhân.
Chu Tái-Kênh biết chồng mình
với Thiên-sơn lão tiên là bạn thân. Vì vậy Vương Nguyên coi chồng mình như thái
sư bá. Ông mới xưng đồ tôn. Chu Tái-Kênh ngang tàng thực. Song
bà chỉ ngang tàng với người cứng rắn. Còn người đã biết điều, lễ phép. Bà tỏ ra
dịu dàng với người dưới, với người chịu phép. Bà vẫy tay:
– Vương tiên sinh chẳng nên đa
lễ với mụ nhà quê này. Mụ với Đào vương phi và đệ tử Trần Năng tới đây vì Thục.
Bà móc túi lấy bức thư của
Sa-Giang, nhờ bà chuyển giao lúc chia tay ở Lạc-dương, trao cho Vương Nguyên.
Bà quay lại nhìn viên ngũ trưởng. Y đứng bên đường, mở to mắt nhìn bà nói
truyện với Vương Nguyên. Y đến trước bà chắp tay tạ lỗi:
– Tiểu nhân có mắt như mù,
không biết núi Thái-sơn. Mong phu nhân đại xá cho tội vô phép.
Vương Nguyên ngơ ngác hỏi
truyện gì đã xảy ra. Trần Năng tường thuật sơ lược. Bà nói với viên ngũ trưởng:
– Tôi đã được gặp quân
Lĩnh-Nam, quân Hán của Đặng Vũ, Ngô Hán. Mà chưa thấy lối hành xử khéo léo, lễ
độ trong khi làm phận sự như người. Đúng là quân sĩ của bậc anh hùng có khác.
Bà móc túi lấy một nén vàng
trao cho y:
– Thưởng cho ngươi, cùng mấy
anh em. Cầm lấy, uống rượu với nhau.
Viên ngũ trưởng không biết địa
vị ba phụ nữ mà y định bắt là ai. Chỉ nhìn thấy cử chỉ chúa
tướng Vương Nguyên cùng công-chúa Phùng Vĩnh-Hoa. Y cũng hiểu phần nào. Y kính
cẩn nhận thưởng, rồi dẫn đồng đội tuần tiễu.
Về tới dinh, Vương Nguyên cho
đánh trống mời tướng sĩ cùng tới họp. Ông giới thiệu từng người một. Chỉ thiếu
có Vương Lộc trấn thủ Mỹ-cơ. Vương Thọ trấn thủ Việt-tây. Anh hùng Lĩnh-Nam trợ Thục
hiện diện đầy đủ.
Chu Tái-Kênh tường trình chi
tiết những gì tai nghe, mắt thấy ở Lạc-dương, Thành-đô. Kế hoạch Ngô Hán đánh
Lĩnh-Nam.
Vương Nguyên, Phùng Vĩnh-Hoa
cũng trầm tư. Trong phòng họp, không khí nặng nề, gần như một con ruồi bay qua,
cử tọa đều nghe tiếng.
Phùng Vĩnh-Hoa ngửng mặt lên
trời than:
– Hai mươi vạn quân Ngô Hán,
tôi không sợ, mà sợ thầy trò Lê Đạo-Sinh. Đương nhiên năm đạo quân Ngô đánh xuống Tượng-quận. Tôi phải xử
dụng quân Tượng-quận nghinh chiến. Quang-Vũ chỉ dụ cho Ngô Hán dẫn quân nhìn
Công-tôn Thi đánh Vương sư thúc. Nhìn Lê Đạo-Sinh đánh với chúng tôi. Sau trận
chiến, dù bên nào thắng, y cũng xua quân đánh sang. Giờ này, không thấy bóng
dáng thầy trò Lê ở đâu, làm gì? Mà chỉ thấy Ngô xua quân đánh sang. Tôi sợ
thình lình thầy trò Lê xuất hiện.
Trấn-bắc hầu tướng Lê
Đông-Giang đứng dậy. Chàng hắng giọng nói:
– Thưa các vị sư bá, sư thúc,
sư huynh, sư tỷ. Hoàn cảnh của chúng ta bây giờ, nước thì nghèo, dân thì ít, mà
phải đối phó với đại quân Trung-nguyên. Vì vậy chúng ta đành chấp nhận hy sinh.
Trước đây trong thơì gian Cửu-chân vương Đô Dương theo Quang-Vũ. Bấy giờ Hán ít
quân, Vương Mãng nhiều quân. Đô Vương-gia tình nguyện hy sinh, dẫn đoàn cảm tử
đốt lương thảo địch. Vì vậy Vương Mãng bị bại. Bây giờ chúng ta cũng áp dụng
lối đánh đó. Lương thảo của Hán hiện để ở Hán-nguyên, Bồ-lăng. Quân đoàn sáu Tây-vu chúng
tôi tình nguyện hy sinh tính mệnh, đột nhập hai nơi đó đốt lương thảo. Lương
thảo cạn. Ngô Hán không thể tiến binh được. Mặt khác đã có Chu, Đinh sư bá với
Trần sư tỷ ở cạnh Vương Bá, khích y tiếp tế lương thảo chậm trễ. Như vậy Ngô
Hán ắt thất bại. Trong khi quân Hán thiếu lương dao động. Chúng ta đánh một
trận lớn, thì phá được. Khi Ngô bại, Vương Bá thay thế. Ta không sợ nữa.
Phùng Vĩnh-Hoa thở phào một
tiếng:
– Chị cũng đang nghĩ như thế.
Ngặt vì không biết có tướng nào dám hy sinh không? Vì vậy chưa dám nói ra.
Phiêu-kỵ đại tướng-quân Đào
Chiêu-Hiển cười:
– Chị Vĩnh-Hoa! Chị bác học,
thì bác học thực. Song chị hay đa nghi. Trong tâm chắc chị nghĩ chỉ mình chị có
thể hy sinh mạng sống cho Lĩnh-Nam, còn những người khác thì chưa chắc. Có đúng
thế không?
– Dĩ nhiên chị nghĩ thế.
Đào Chiêu-Hiển quay lại hỏi các
tướng:
– Nếu cần chết, cho Lĩnh-Nam
sống. Ai dám chịu chết?
Cả phòng đều hô:
– Tôi!
Đào Chiêu-Hiển cười:
– Đấy có phải chị đa nghi
không? Chết, đau đớn, ai mà chẳng sợ. Bọn chúng em sợ đau, sợ chết lắm chứ.
Nhưng có một thứ đáng sợ hơn, là cái sợ mất nước. Cái sợ bị người Hán cai trị.
Cho nên chúng ta ai cũng sẵn sàng chết cho Lĩnh-Nam cả.
Phùng Vĩnh-Hoa gật đầu:
– Chị xin lỗi Chiêu-Hiển. Như
vậy được rồi. Chúng ta phá Ngô Hán dễ dàng. Ta làm quân sư cho Ngô một thời
gian. Ngô hiểu ta, ta hiểu Ngô. Trận đánh này là cuộc đấu trí giữa hai đối thủ
biết nhau quá nhiều.
Bà nói với Trần-gia tam-nương:
– Trước khi tiến quân, cần giữ
căn bản cho vững. Ngô Hán, Cáp Diên, Lưu Thương hăm hở đánh xuống Tượng-quận.
Một giải bảy thành từ Độ-khẩu đến Hán-nguyên cần giữ vững. Độ-khẩu đã có
Tượng-quận tam-anh. Vậy Trần-gia Tam-nương mỗi người lĩnh mười dàn Nỏ-thần trấn
giữ ba thành Đức-xương, Tây-xương, Phổ-khách.
Bồ-giang
30°15'1.48"N
103°20'52.40"E
Hán-nguyên
29°20'40.45"N
102°39'9.39"E
Tây Xương
27°53'40.16"N
102°15'46.98"E
Đức-xương
27°24'10.41"N
102°10'32.12"E
Phổ-khách
(cách?)
27°22'35.40"N
102°32'27.32"E
Mễ(Phổ)-dịch
26°53'26.41"N
102° 6'36.86"E
Độ Khẩu
26°35'35.23"N
101°35'41.48"E
Độ-khẩu
là cử khẩu đi vào vùng thung lũng Ích Châu phía Nam Thành Đô.
Nga-biên
29°13'49.69"N 103°15'43.27"E
10
Bà quay lại hỏi Vương Nguyên:
– Vương sư thúc! Trước đây sư
thúc Công-tôn Khôi cướp vợ, tàn hại cuộc đời sư thúc. Sư thúc sẵn sàng bỏ thù
nhà, cứu Thục. Bây giờ tôi xin sư thúc một lần nữa bỏ thù nhà cứu Thục. Mong sư
thúc nhận lời cho.
Vương Nguyên khẳng khái:
– Bất cứ làm việc gì, cho Thục
tồn tại. Tôi đều làm hết.
Phùng Vĩnh-Hoa chỉ lên bản đồ:
– Chúng ta phải đối đầu với năm
đạo quân. Một là đạo kỳ binh Vương Hữu-Bằng. Hai là đạo của Chu Á-Dũng. Ba là đạo Kim-sa-giang của Lưu Thương. Bốn là đạo Độ-khẩu của Cáp Diên. Năm là đạo Hán-nguyên của Công-tôn Thi. Trước đây Ngô Hán biến Công-tôn Thi của Thục thành đạo quân Hán.
Bây giờ chúng ta lại biến quân Vương Bá, Công-tôn Thi của Hán thành quân Thục.
Vương Nguyên vỗ tay cười:
– Phải như vậy! Chỉ có kế đó mà
thôi.
Đào Đô-Thống ngơ ngác hỏi:
– Kế gì vậy?
Phùng Vĩnh-Hoa giảng:
– Công-tôn Thi phản cha, giết
anh, hại phái Thiên-sơn tan nát. Cho đến nay, y chỉ còn được cái danh Hán-trung
vương. Đất không còn, quyền thì không. Y bị Ngô Hán đày đi trước, dùng người
Thục đánh người Thục. Y hối thì đã lỡ. Vì vậy tôi mới xin Vương sư thúc bỏ thù
nhà. Người bí mật đến dinh của y thuyết y đem quân phản Hán. Vương sư thúc nhún
mình, tôn y làm Hoàng-đế, chắc y sẽ nghe theo. Như vậy ta biến đạo quân của y
thành đạo quân phản Hán. Có điều Vương sư thúc đi thuyết khách, lỡ y không nghe
theo trở mặt bắt Vương sư thúc thì hỏng bét. Vi vậy cần có người võ công thực
cao, theo đề phòng mới được.
Phùng Vĩnh-Hoa đưa mắt nhìn Chu
Tái-Kênh. Chu Tái-Kênh hiểu ý. Bà đứng lên nói:
– Được, ta đi với Vương huynh.
Vạn nhất y trở mặt. Ta giết chết y tại chỗ. Từ đây đến Hán-nguyên không xa. Chúng ta lên đường
ngay bây giờ. Đến đêm đột nhập dinh của y.
Phạm Nga-Nương, trước đây là Thanh-Phong
nữ, một trong Lục-phong nữ đánh
trận Xuyên-khẩu, Bạch-đế, Trường-an. Khi thành đại nghiệp, Trưng hoàng đế phong Lục-phong nữ là Thiên-Phong lục công chúa. Thiên-Phong lục công chúa tuân chỉ dụ hoàng đế huấn luyện được
hơn năm trăm thiếu nữ biết chỉ huy Thần-phong. Nàng hiện chỉ huy Thần-phong
thuộc quân đoàn sáu Tây-vu yểm trợ
đạo Tượng-quận. Sư của nàng gồm có năm mươi
thiếu nữ, chỉ huy hàng mấy triệu ong. Nàng nghe Chu Tái-Kênh khảng khái nhận
nhiệm vụ nguy hiểm. Hùng khí bốc dậy, nàng nói:
– Theo em nghĩ, lòng người khó
dò. Em xin lĩnh sư Thần-phong cùng với anh Cao Đà dẫn sư Thần-hổ phục ở Nga-biên. Trường hợp Chu lão bá, Vương
tiên sinh thất bại, cứ chạy đến đó. Chúng em tung Thần-phong, Thần-hổ cản
đường. Trong đêm tối, dù chúng có trăm vạn hùng binh, cũng bó tay.
Vũ Lăng, sư trưởng Thần-ưng
tiếp:
– Em gửi theo Thanh-Phong công
chúa một đội Thần-ưng. Nếu có gì nguy hiểm. Chúng sẽ bay về cầu cứu.
Phùng Vĩnh-Hoa gật đầu.
Hán-nguyên
29°20'40.45"N
102°39'9.39"E
Nga-biên
29°13'49.69"N
103°15'43.27"E
Việt-tây
28°38'23.96"N
102°30'27.00"E
Mỹ-cơ
28°19'43.86"N
103° 7'56.24"E
Tây
Xương
27°53'40.16"N 102°15'46.98"E
11
Đoàn người ăn cơm chiều xong,
lấy ngựa lên đường, xe chở Thần-hổ, Thần-phong cùng lục tục lên đường theo.
Phùng Vĩnh-Hoa ngồi viết biểu
tâu về triều đình Lĩnh-Nam và bản dinh Đại tư-mã Đào Kỳ đầy đủ chi tiết kế
hoạch dự tính. Bà xin hoàng đế, Đại tư-mã duyệt xét kế hoạch, tùy nghi tiếp
viện. Biểu viết xong, sai Thần-ưng mang đi liền. Bà đi đi, lại lại trong dinh,
lòng đầy lo lắng, thỉnh thoảng lại thở dài. Đào Tam-Lang thắc mắc:
– Chị Vĩnh-Hoa. Không biết chị
có điều gì không an tâm?
Phùng Vĩnh-Hoa gật đầu:
– Tuy chưa đánh nhau. Nhưng ta
biết trận này sẽ thắng Ngô Hán. Sau khi thắng, ít nhất ta cũng tổn thất từ hai
tới ba vạn quân. Ta cần có tráng đinh bổ xung. Tráng đinh phải có thời gian một
tới hai năm mới có thể trở thành binh sĩ thiện chiến. Nếu Ngô Hán lại xua đại
binh đánh xuống. Ta lấy quân đâu ngăn cản y? Huống hồ kể cả quân Tượng-quận, ta
chỉ có mười vạn. Trong khi Ngô Hán tới hai mươi vạn. Hết hai mươi vạn này. Y có
hai mươi vạn khác.
Đào Tam-Lang hiểu ra:
– Bấy giờ ta cứ thủ trong
thành. Dễ gì y đánh được?
Phùng Vĩnh-Hoa thở dài:
– Dĩ nhiên chỉ có đường đó.
Đêm đã sang canh tư. Phùng
Vĩnh-Hoa luôn ngửa mặt lên trời theo dõi tin tức Thần-ưng báo về. Bà mệt quá,
vừa chợp mắt đi một chút, có tiếng Thần-ưng ré trên không. Bà vội chạy ra coi:
Một Thần-ưng đáp xuống. Sư
trưởng Vũ Lăng gỡ thư ở ống tre dưới chân Thần-ưng trình Phùng Vĩnh-Hoa. Bà mở
ra đọc. Vỏn vẹn mấy chữ: Đại sự hoàn hảo. Bà mừng quá, mặt
tươi lên. Một lát có tiếng chân ngựa phi, rồi Chu Tái-Kênh, Vương Nguyên về
tới. Vương Nguyên vào trướng. Ông tường thuật sơ lược:
– Chúng tôi vào đến dinh
Công-tôn Thi. Y cùng vợ con đang ôm nhau khóc. Theo y dự đoán, chắc chắn khi
chiếm xong Ích-châu, Quang-Vũ sẽ ra lệnh giết y. Y hối hận đã hại cha, giết
anh, phá sự nghiệp Thục. Giữa lúc đó chúng tôi đẩy cửa bước vào. Y tưởng tôi
tới giết y. Y quì xuống xin chịu tội. Tôi giảng cho y biết rằng tôi tới để tôn
y làm hoàng đế Thục, nếu y chịu đem bản bộ quân mã đánh úp Ngô Hán. Tôi thuyết
rằng, với quân sĩ của y, với tài dùng binh của tôi, mà đánh tập hậu Ngô Hán.
Rồi cùng một lúc, Lĩnh-Nam đánh trước mặt. Ngô Hán tất bại. Chúng tôi tiến về
chiếm lại Thành-đô. Biết đâu chẳng tái lập lại nghiệp cũ? Bằng như ngồi chờ
Quang-Vũ giết. Y bẻ tên thề. Để y yên lòng, tôi quì xuống khấu đầu gọi y là
hoàng thượng. Y mừng quá.
Phùng Vĩnh-Hoa thở phào. Bà
truyền mời các tướng soái bí mật về họp ở Độ-khẩu để nhận lệnh. Ba hôm sau các
tướng soái Thục, Việt đều tề tựu. Tuy Phùng Vĩnh-Hoa lĩnh chức Tư-đồ, một trong
ba đại thần lớn nhất triều Lĩnh-Nam. Nhưng bà vẫn nể Tượng-quận tam-anh. Bà mời
ba vị ngồi ở ghế ngang hàng. Đầu tiên bà trình bày diễn tiến mỗi việc triều
Hán, cùng quyết tâm diệt Lĩnh-Nam của Quang-Vũ, cho đến kế sách đánh Lĩnh-Nam.
Khác với tổ chức triều Hán.
Tướng soái ra lệnh, người dưới chỉ biết tuân theo, và biết nhiệm vụ của mình.
Nguyên do Quang-Vũ không tin người dưới, chỉ cho biết một phần kế hoạch. Nếu
tướng sĩ có làm phản cũng không sợ. Ngược lại triều đình Lĩnh-Nam gồm toàn
những người đồng tâm nhất trí. Hoàng đế Trưng Trắc ban chỉ dụ: Khi họp bàn kế
sách đánh giặc. Các tướng tham dự đều được góp ý kiến, được thông qua mọi chi
tiết. Để lỡ ra một tướng tử trận. Bất cứ tướng nào khác cũng có thể thay thế.
Bà hỏi Tượng-quận vương Hàn
Bạch:
– Xin Vương gia cho biết, lương
thảo tích trữ đủ cho binh sĩ dùng trong bao lâu?
Hàn Bạch đáp:
– Công chúa đừng lo. Tượng-quận
không thu thuế của dân, cất thành kho như Hán, Thục. Các Lạc-hầu, Lạc-tướng có
bổn phận thu thuế trong trang ấp của mình, rồi cất đó. Vì vậy lương thực
Tượng-quận không chứa thành kho. Quân giặc không đột nhập đốt được. Lương thảo
hiện đủ dùng trong vòng một năm cho quân địa phương và hai năm cho đạo
Tượng-quận. Nếu có viện binh từ Quế-lâm tới, chúng tôi đủ chu cấp trong sáu
tháng.
Tư mã Hàn Đức trình bày tiếp:
– Lạc vương có ba quân bộ, một
quân kỵ, một quân thủy. Tổng cộng khoảng năm vạn người. Còn quân của Lạc-công,
tráng đinh các trang, bao gồm tất cả nam nữ tuổi từ mười sáu tới năm mươi.
Phùng Vĩnh-Hoa cầm ấn kiếm để
lên án. Bà hỏi:
– Ngô Hán thiết kế, xử dụng tới
năm đạo quân. Đạo Ô-giang, Xích-thủy đều hư cả. Hai đạo này mục đích hư trương thanh thế khiến ta dàn
quân rộng. Trong khi đó, y dùng đạo quân Công-tôn Thi đánh chiếm Việt-tây, Mỹ-cơ. Còn y đích thân đánh Độ-khẩu, Mễ-dịch. Sau đó để Vương Bá tiếp nhận
Việt-tây, Mỹ-cơ. Công-tôn Thi đánh Tây-xương. Còn Đức-xương với Phổ-khách, y không đánh, hai thành này
cũng vỡ. Y dự trù với hai mươi vạn quân Hán, và mười vạn quân Thục, y tiêu diệt
năm vạn quân của sư thúc Vương Nguyên dễ dàng. Sau khi chiếm bảy châu quận, coi
như Ích-châu được bình định. Bấy giờ, y mới đánh xuống Tượng-quận. Vậy ta cũng
tương kế tựu kế. Ta dàn quân ngăn giặc ở Ô-giang, Xích-thủy, nhưng thực ra, đánh Cửu-long, Hán-nguyên, đốt lương thảo. Y tất phải
rút quân về.
Ô Giang
29°24'25.83"N
107°32'9.15"E
Xích Thủy Chishui
28°29'53.18"N
105°45'5.79"E
Việt-tây
28°38'23.96"N
102°30'27.00"E
Mỹ-cơ
28°19'43.86"N
103° 7'56.24"E
Độ Khẩu
26°35'35.23"N
101°35'41.48"E
Mễ(Phổ)-dịch
26°53'26.41"N
102° 6'36.86"E
Tây Xương
27°53'40.16"N
102°15'46.98"E
Đức-xương
27°24'10.41"N
102°10'32.12"E
Phổ-khách
(cách?)
27°22'35.40"N
102°32'27.32"E
Cửu-long
29°
0'0.70"N 101°30'26.24"E
Hán-nguyên
29°20'40.45"N 102°39'9.39"E
12
Bà suy nghĩ một lúc, rồi tiếp:
– Trận đánh này cần một số
tướng soái cảm tử. Lĩnh nhiệm vụ chỉ có đi mà không có về. Vậy ai chịu chết cho
Lĩnh-Nam sống?
Một loạt các tướng soái đều
đứng dậy. Bà hài lòng:
– Như vậy các tướng sĩ đều nhất
tâm lĩnh nhiệm vụ nguy hiểm. Tuy nhiên ta cần người có võ công cao, và một sư
của quân đoàn Tây-vu. Để công bằng, ta cho các tướng rút thăm. Ai may mắn, sẽ
được lĩnh nhiệm vụ cao cả này.
Các chúa tướng rút thăm. Phiêu-kỵ đại tướng-quân Đào Chiêu-Hiển và sư trưởng Thần-hổ
Cao Đà rút được thăm đi. Hai
người khẳng khái đứng nhận nhiệm vụ. Cao Nguyệt-Nương, vợ Cao Đà đứng lên nói:
– Khi tôi với anh Đà kết hôn,
có thề rằng: Xin được chết cùng. Nay anh Đà được lĩnh nhiệm vụ hy sinh. Tôi xin
đi theo, để vợ chồng cùng chết.
Còn tiếp.
No comments:
Post a Comment