20220824 Cong Dong Tham Luan Dia Su Linh Nam 32c
CẨM-KHÊ DI-HẬN (Q.III: Hồi 86-92)
Posted
on November
15, 2012 by Lê Thy
HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI
Tượng-Quận dương uy nhiêu tướng
lược
(Câu đối đền thờ Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang)
Dịch nghĩa:
Trận đánh Tượng-Quận dương oai nhiều tướng giỏi.
https://trandaisy.wordpress.com/2012/11/15/cam-khe-di-han-q-iii-hoi-86-92/7/
Trích đoạn:
*** Phù Lăng-Bồ Lăng
29°42'14.84"Bắc
107°23'26.47"Đông
"Nay Bồ Lăng nằm trên
lãnh thổ Tứ Xuyên, chổ ngã ba sông Trường-giang và Ô-giang, hiện nay
địa danh nầy thay đổi gọi là Phù Lăng."
Trích từ tài liệu
"Thử tìm lại biên giới cổ của Việt-nam: bằng cổ sử, bằng triết
học, bằng di tích và hệ thống ADN" của Bác-sĩ Trần Đại Sỹ.
Giám đốc Trung Quốc sự vụ, viện Pháp-á ***
Thử tìm lại biên giới cổ của nước Việt: bằng cổ sử,
triết học, di tích và hệ thống AND
Bác-sĩ Trần Đại Sỹ. Giám đốc Trung Quốc sự
vụ, viện Pháp-á.
http://www.vietnamvanhien.org/BienGioiVietCo.pdf
http://www.vietnamvanhien.net/
Tài liệu trong hai đường link dưới đây có thể
xem là đầy đủ với tài liệu nguyên bản gốc của Bác-sĩ Trần Đại Sỹ.
Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam bằng cổ sử, bằng
triết học, bằng di tích và hệ thống ADN (phần1)
https://taophunghoiquan.blogspot.com/2012/07/thu-tim-lai-bien-gioi-co-cua-viet-nam.html
Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam: bằng cổ sử, bằng
triết học, bằng di tích và hệ thống ADN (phần 2)
https://taophunghoiquan.blogspot.com/2012/07/thu-tim-lai-bien-gioi-co-cua-viet-nam_27.html
Phùng Vĩnh-Hoa nói:
– Đạo kỳ binh của Vương Hữu-Bằng và
Lý Thái-Hiện gồm mười ba vạn người, phát xuất từ Phong-đô, đi theo đường sông Ô-giang tiến đánh Bắc Tượng-quận.
Vậy Đào Tam-Lang lĩnh một vạn quân đến đóng đồn ở Đức-sơn.
Cần phải giữ thực bí mật, để Tế-tác giặc không biết. Sư muội Cao Nguyệt-Nương đem
sư Thần long theo giúp Tam-Lang. Rừng Đức-sơn rậm rạp, thả Thần-long rải rác trong rừng, mục đích
cản bước tiến quân của quân Hán. Đào Đô-Thống lĩnh
một vạn quân, trấn đóng tại Vũ-phong. Ta cho mười dàn Nỏ thần theo trợ chiến. Nhớ chỉ giữ đồn cho
chắc. Chứ không được rời khỏi đồn.
Bà trao binh phù cho Đào Chiêu-Hiển, Cao Đà:
– Hai người đem xe chở sư
Thần-hổ vào Xích-thủy, dùng thuyền âm thầm đến ngã ba sông Trường-giang, Ô-giang, giả thuyền buôn đậu ở đó. Chờ
cho đạo binh Vương Hữu-Bằng xuất phát được một ngày. Đến đêm bí mật dùng năm
trăm tráng sĩ, với sư Thần-hổ đột nhập Bồ-lăng, đốt kho lương thảo của giặc. Lương thảo Bồ-lăng bị cháy rồi phải rút chạy ngay. Nếu để trễ, quân Vương Hữu-Bằng
trở về, ắt phải tử chiến.
Đinh Xuân-Hoa đứng dậy nói:
– Thuyền buôn loại lớn, mỗi
thuyền chỉ có thể chở được ba mươi Thần-hổ, tất cần tới mười thuyền. Tôi e quân
Hán kiểm soát, khám phá ra thì nguy. Tôi hiện có lệnh bài của Mã thái-hậu, binh
phù của Vương Bá. Tôi xin đi theo cháu Chiêu-Hiển. Dùng lệnh bài, binh phù của
Hán, ta có thể qua mặt quân kiểm soát trên sông Trường-giang.
Phùng Vĩnh-Hoa ngần ngại:
– Sư bá không nên mạo hiểm. Ngô
Hán vốn cẩn thận, thế nào y cũng để trọng binh canh gác lương thảo. Sư bá mạo hiểm
như vậy, e có gì thì…
Đinh Xuân-Hoa cười:
– Cháu Chiêu-Hiển, Cao Đà nhỏ hơn ta một vai, mà còn
khẳng khái tuẫn quốc. Trong khi ta lớn hơn, không lẽ ta không làm được? Để ta
đi với các cháu.
Phùng Vĩnh-Hoa đành gật đầu. Bà
gọi Hàn Đức:
– Tại Vĩnh-thiên hiện ta có một đồn lớn, nhưng
chỉ có hai ngàn quân. Vậy sư bá đem thêm một vạn quân tới, đặt chông, cài bẫy,
trấn giữ tại đây. Sư trưởng Thần-ngao
Vũ Dương theo giúp sư bá. Này Dương, em
chia Thần-ngao thành từng toán hai mươi lăm con một. Em cho phục rải rác trên
đường tiến quân từ Giang-an về Vĩnh-thiên. Bất thần cho Thần-ngao từ bụi cây nhảy ra tấn công. Khi quân Hán
phản ứng, ta lại trốn vào rừng. Mục đích của ta là cản bước tiến của chúng. Khi
chúng tiến tới Vĩnh-thiên, tất tung quân vây đồn. Chờ Vương Lộc đem quân cướp
trại, thì thả Thần-ngao, cùng quân trong đồn ra đánh úp.
Phong
Đô
29°52'7.87"E
107°44'7.94"E
Hán: Vương
Hữu-Bằng và Lý Thái-Hiện
Ô Giang
29°24'25.83"N
107°32'9.15"E
29°24'25.83"N
107°32'9.15"E
28°23'44.15"N
108°20'55.39"E
Vũ Long (Phong?)
29°19'31.55"N
107°45'35.75"E
Lĩnh Nam: Đào Chiêu-Hiển, Cao
Đà
Phù Lăng hay Bồ Lăng
29°42'14.84"Bắc
107°23'26.47"Đông
*** Nay Bồ Lăng nằm trên
lãnh thổ Tứ Xuyên, chổ ngã ba sông Trường-giang và Ô-giang, hiện nay
địa danh nầy thay đổi gọi là Phù Lăng.
Trích từ tài liệu "Thử tìm lại biên giới cổ của Việt-nam: bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN" của Bác-sĩ Trần Đại Sỹ. Giám đốc Trung Quốc sự vụ, viện Pháp-á ***
13
Tài liệu trong hai đường link dưới đây có thể
xem là đầy đủ với tài liệu nguyên bản gốc của Bác-sĩ Trần Đại Sỹ.
Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam bằng cổ sử, bằng
triết học, bằng di tích và hệ thống ADN (phần1)
https://taophunghoiquan.blogspot.com/2012/07/thu-tim-lai-bien-gioi-co-cua-viet-nam.html
Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam: bằng cổ sử, bằng
triết học, bằng di tích và hệ thống ADN (phần 2)
https://taophunghoiquan.blogspot.com/2012/07/thu-tim-lai-bien-gioi-co-cua-viet-nam_27.html
Xích Thủy Chishui
28°29'53.18"N
105°45'5.79"E
Trường
Giang, Kim Sa Giang
29°50'48.58"N 107°28'17.56"E
14
Bà chỉ lên bản đồ:
– Hai đạo kỳ binh đã xong. Bây giờ tới đại quân Ngô Hán. Trước hết sư thúc Vương Nguyên âm
thầm đến Hán-nguyên. Đợi Ngô Hán, Cáp Diên, Lưu Thương xuất phát rồi. Đang đêm sư
thúc đem quân Công-tôn Thi đánh chiếm kho lương thảo Hán-nguyên của Ngô Hán. Sau đó tiến về đánh chiếm Cửu-long, Nhã-an, Mi-sơn. Sư thúc cử người trấn giữ
thực chắc. Đạo quân này rất quan trọng, tôi cử tướng chỉ huy quân đoàn sáu Tây-vu là Trấn-bắc hầu tướng Lê Đông-Giang đem sư Thần-hầu, Thần-báo, Thần-ưng theo trợ chiến. Tôi sẽ theo đạo này.
Bà đứng lên nói với Hàn Bạch:
– Sư bá đem ba vạn quân, đóng ở
Hạc-túc-sơn. Mục đích cản quân của Lưu Thương. Chỉ cần cầm cự một vài ngày.
Khi Vương sư thúc đánh cướp lương thảo, chiếm Cửu-long. Tất y bỏ chạy. Bấy giờ sư bá
tung sư Thần-tượng đuổi đánh, tất thắng.
Sư trưởng Thần-tượng Nghiêm Đôn
hỏi:
– Tôi phải đuổi giặc đến cùng,
hay chỉ đuổi tới biên giới Thục thôi?
Phùng Vĩnh-Hoa chỉ Hàn Bạch:
– Tượng-quận vương sẽ quyết
định khi lâm chiến.
Bà gọi Vương Hồng, Chu Thanh:
– Sư bá Vương Hồng đóng giữ Hòa-bình. Sư bá Chu Thanh đóng quân giữ
Độ-khẩu. Xin Thanh-Phong công chúa Phạm Nguyệt-Nương đem sư Thần-phong
chia làm hai, một nửa trợ chiến cho Hòa-bình, một nửa trợ chiến cho Độ-khẩu. Ta
phải nhờ công chúa trấn giữ hai nơi này, vì Độ-khẩu là hiểm địa. Nếu để mất,
chúng ta không còn đường về.
Bà nói với Chu Tái-Kênh, Trần
Năng:
– Hai vị trở về, đem hết tình
hình quân Ngô Hán, Lĩnh-Nam nói cho Vương Bá biết. Hai vị xin lĩnh hai đạo quân
trấn đóng ở Mi-sơn, Đông-sơn. Khi quân của Vương Nguyên với tôi đến, thì mở cửa cho vào.
Phùng Vĩnh-Hoa hỏi lại các
tướng:
– Có ai thắc mắc gì không?
Trần Năng hỏi:
– Quân của Vương Bá là quân
Hán. Sợ khi lâm trận, chúng không chịu giao chiến với quân Ngô Hán. Trường hợp
đó phải làm thế nào?
Phùng Vĩnh-Hoa ghé tai Trần
Năng, Chu Tái-Kênh dặn nhỏ mấy câu. Hai người gật đầu cười, lấy ngựa lên đường.
Hán-nguyên
29°20'40.45"N
102°39'9.39"E
Thục+Lĩnh
Nam: Vương Nguyên, Phùng Vỉnh Hoa
Cửu-long
29°
0'0.70"N 101°30'26.24"E
Nhã-an
30°
0'37.91"N 103° 2'32.64"E
My
Sơn
30°
4'32.27"N 103°50'54.64"E
http://vi.wikipedia.org/wiki/Mi_S%C6%A1n
Hoa
Bình
26°37'45.15"N 101°15'58.68"E
Độ
Khẩu
26°35'35.23"N
101°35'41.48"E
*** Độ-khẩu là cử khẩu đi vào vùng thung lũng Ích Châu phía Nam Thành Đô ***
15
Hôm sau Phùng Vĩnh-Hoa cùng
Vương Nguyên, Chu Tái-Kênh, Trần Năng lên đường về Việt-tây. Tới Việt-tây, Phùng Vĩnh-Hoa
nói với Chu Tái-Kênh:
– Lão bá cùng Trần sư tỷ phải
về Thành-đô ngay. Nhớ theo dõi tin tức Vương Bá, Ngô Hán, dùng Thần-ưng liên
lạc với tôi hàng ngày.
Trên đường về Thành-đô. Trần
Năng bàn với Chu Tái-Kênh:
– Bây giờ trở về, thế nào Vương
Bá cũng thắc mắc vụ Đào vương phi vắng mặt. Đệ tử sẽ dối rằng: Mã thái-hậu chỉ
dụ sai chúng ta mua một số cọp mang về Lạc-dương huấn luyện thành binh đội như
Lĩnh-Nam. Đào vương phi đã mua được ba trăm con cọp, đang tải theo Trường-giang về
Kinh-châu giao cho Mã Viện.
Hai người tới Thành-đô vào buổi
trưa, vội vào ra mắt Vương Bá. Vương Bá tay cầm một tờ văn thơ đưa ra trước mặt
Chu Tái-Kênh hỏi:
– Tôi nhận được ngựa lưu tinh
báo rằng, có một phụ nữ, mang lệnh bài của Mã thái-hậu, chở ba trăm con cọp
theo sông Trường-giang đến Giang-tân, bị thủy quân giữ lại. Tôi đang phân vân, không biết có phải các
vị không?
Chu Tái-Kênh liếc nhìn Trần
Năng, gật đầu:
– Trước khi vào Thục, Mã
thái-hậu chỉ dụ rằng chúng tôi cần mua thực nhiều cọp, đóng cũi, gửi về
Kinh-châu giao cho Phục-ba tướng quân Mã Viện. Viện sẽ huấn luyện thành binh
đội như các đạo quân Lĩnh-Nam. Chúng tôi quên không nói cho Quân-hầu biết. Đinh
Xuân-Hoa hiện đi theo đoàn thuyền chở cọp. Xin Quân-hầu khẩn ra lệnh cho thủy
quân đừng cản trở.
Vương Bá gật đầu:
– Thì ra thế. Tôi sẽ truyền
lệnh đến Giang-tân ngay. À các vị đi dò thám tin tức, được những gì?
Chu Tái-Kênh trình bày tất cả
tin tức của Ngô Hán, do Phùng Vĩnh-Hoa sưu tầm được thuyết trình cho Vương Bá.
Còn tin tức của Lĩnh-Nam, bà trình bày những gì không cần bảo mật như tình hình
quân số, dân chúng, lương thảo.
Vương Bá lo nghĩ:
– Ngô Hán yêu cầu tôi cử người
đem quân theo Công-tôn Thi. Đợi Thi chiếm được thành của Vương Nguyên, thì tiếp
quản. Tôi muốn nhờ hai vị, mỗi người lĩnh một vạn quân bộ, năm nghìn quân kỵ,
theo Công-tôn Thi. Khi Thi chiếm được thành nào, thì các vị trấn giữ lấy. Tôi
được mật chỉ của hoàng thượng rằng, cần theo dõi Thi cẩn thận. Hễ thấy y có ý
gì khác, lập tức giết chết ngay. Có một điều tôi dặn hai vị, luật nhà Hán không
cho phụ nữ cầm quân. Vì vậy trên thực tế tôi sai Phạm lục đệ, đem theo hai
tướng, chỉ huy hai đạo quân, để che mắt. Còn thực sự, hai vị mới là người chỉ
huy.
Sáng hôm sau Phạm An thống lĩnh binh mã, cùng Chu
Tái-Kênh, Trần Năng lên đường. Đến ngoài thành Hán-nguyên, thì cho đóng quân. Phạm An
dẫn Chu Tái-Kênh, Trần Năng đến dinh Công-tôn Thi. Công-tôn Thi cho
mời vào trướng. Phạm An chỉ mới được Vương Bá cử làm đại tướng quân, chưa có
chức tước gì. Trong khi Công-tôn Thi được phong tước Hán-trung vương. An cúi
đầu hành lễ. Công-tôn Thi được Vương
Nguyên thông báo tin tức trước. Vì vậy
y thấy Chu Tái-Kênh, Trần Năng theo Phạm An, y không đến nỗi ngạc nhiên.
Công-tôn Thi nói với Phạm An:
– Phạm tướng quân tạm đồn trú ở
Mi-sơn, Đông-sơn, sẵn sàng tiếp ứng cho chúng tôi. Đợi ngày 16 tháng ba, là ngày
toàn thể tướng sĩ dẫn các đạo quân Ô-giang, Xích-thủy, Kim-sa-giang đồng
tấn công. Tiểu vương cùng tiến đánh Việt-tây, Cam-lạc. Thành Hán-nguyên xin giao cho
tướng quân. Theo lệnh, Ngô Đại tư-mã trực tiếp đánh Độ-khẩu. Khi các thành
Độ-khẩu, Đức-xương, Việt-tây hạ được rồi, tự nhiên các thành Mễ-dịch,
Phổ-khách, Mỹ-cơ phải đầu hàng.
Phạm An vâng dạ trở ra. Chu Tái-Kênh nói với
Phạm An:
– Mi-thành để cho đồ nhi Trần Năng trấn đóng. Tôi trấn
đóng ở Đông-sơn. Còn tướng quân, đóng ở Nga-biên, sát nách Công-tôn Thi. Như vậy mới bảo toàn
được an ninh cho Thành-đô.
Phạm An chỉ có võ công cao tuổi
y trẻ. Y chưa từng cầm quân bao giờ, trong khi Chu Tái-Kênh, Trần Năng đầy kinh
nghiệm,hai người bàn sao, y nghe vậy. Y trao quân cho hai bà. Còn y đến thành Nga-biên trấn thủ.
Việt-tây
28°38'23.96"N
102°30'27.00"E
Thành Đô
30°34'20.14"N
104° 3'59.44"E
Hán:
Vương Bá
Giang-tân
29°17'24.51"N
106°15'33.69"E
Mi
Sơn
30°
4'32.27"N 103°50'54.64"E
http://vi.wikipedia.org/wiki/Mi_S%C6%A1n
Cam-lạc
28°57'31.42"N
102°46'13.19"E
Nga-biên
29°13'49.69"N
103°15'43.27"E
Xích
Thủy Chishui
28°31'11.72"Bắc
105°41'46.73"Đông
Ô
Giang
29°24'25.83"N
107°32'9.15"E
Trường
Giang, Kim Sa Giang
29°42'3.52"N 107°14'28.07"E
16
Còn tiếp.
No comments:
Post a Comment