20220819 Cong Dong Tham Luan Dia Su Linh Nam 31
CẨM-KHÊ DI-HẬN (Q.III: Hồi 86-92)
Posted on November 15, 2012 by Lê
Thy
HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT
Một là báo phục, hai là báo
phương
(Đại-Nam quốc sử diễn ca)
https://trandaisy.wordpress.com/2012/11/15/cam-khe-di-han-q-iii-hoi-86-92/6/
Trích đoạn:
CẨM-KHÊ DI-HẬN (Q.III: Hồi 86-92)
https://trandaisy.wordpress.com/2012/11/15/cam-khe-di-han-q-iii-hoi-86-92/6/
Quang-Vũ từ võng bước xuống.
Mặt y tái mét. Hai thái giám đỡ y đi vào. Mọi người quì mọp xuống đất. Y gượng
cười, dơ tay vẫy, ra hiệu miễn lễ. Y ngồi xuống. Hàn thái-hậu rất quan tâm đến
bệnh tình Quang-Vũ, bà sờ trán y rồi hỏi:
– Bệnh tình hoàng-nhi như thế
nào?
Quang-Vũ đáp:
– Xin mẫu-hậu đừng lo ngại.
Hoàng nhi không sao đâu.
Chu Tường-Qui nhìn Quang-Vũ
lòng nàng lo sợ vô cùng. Nàng hít một hơi chân khí, vận Lĩnh-Nam chỉ điểm vào
huyệt Đại-trùy, Bách-hội của y véo, véo hai tiếng. Mặt y đỏ bừng lên. Y đã tỉnh
táo hơn. Y nắm tay Tường-Qui:
– Đa tạ ái khanh.
Chu Tường-Qui đưa mắt nhìn Trần
Năng. Nàng biết Trần Năng căm hận Quang-Vũ ác độc. Bao lần Lĩnh-Nam cứu y, làm
lợi cho y, mà y không bỏ ý định tiêu diệt người Việt. Bây giờ nàng muốn cầu cứu
vị sư-thúc này, mà không dám nói. Nhưng nếu Trần Năng không cứu, ắt Quang-Vũ
chết. Đến nước đường cùng, nàng tới trước Trần Năng, quì mọp xuống thềm, rập
đầu binh, binh mấy cái, nước mắt đầm đìa:
– Sư thúc! Đệ tử kính mong
sư-thúc từ tâm, cứu hoàng-thượng.
Hàn thái-hậu cũng tiếp:
– Năng nhi! Nếu con không vì
ta, cũng nên vì Lĩnh-nam công, Lĩnh-nam vương phi, ra tay tiên cứu hoàng-thượng
một phen.
Trần Năng mỉm cười. Bà vung
tay, một kình phong nhẹ nhàng đỡ Chu Tường-Qui dậy:
– Quí-phi không nên đa lễ. Y
đạo Lĩnh-Nam dạy rằng phải cứu chữa cho cả kẻ cướp. Huống hồ hoàng-thượng chưa
phải kẻ cướp.
Bà tiến đến bắt mạch Quang-Vũ,
ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Mạch bệ-hạ Hoạt, mà khẩn.
Hoạt chủ thấp. Khẩn chủ cấp chứng. Bệ hạ đã trúng phải chất độc, làm cho tỳ vị
bị lạnh, dương khí kiệt. Nếu để trễ, e đại tiện ra hết nước, tinh khí khô
tuyệt, bản mệnh khó toàn. Bây giờ tôi hãy tạm dùng Lĩnh-Nam chỉ cầm lại, không
cho đại tiện nữa, rồi tìm xem bệ-hạ trúng độc do chất gì, sẽ giải sau.
Bà vận khí hướng ngón tay vào
giữa ngực Quang-Vũ, điểm vào huyệt Trung-uyển, Thiên-xu, Đại-hoành. Mỗi lần
điểm, chân khí phát ra kêu véo, véo. Một lát Quang-Vũ tỉnh táo hẳn. Y đứng dậy
nói:
– Đa tạ Y-tiên. Trẫm hết đau
bụng rồi.
Chu Tái-Kênh nhớ đến kế hoạch
bàn với Chu Kim-Hựu. Bà nói:
– Mụ nhà quê Lĩnh-Nam muốn góp
vài câu. Chẳng hay bệ-hạ có cho phép không?
Quang-Vũ gật đầu:
– Xin lão bà cứ nói.
Chu Tái-Kênh chỉ Quách-hậu:
– Quách-hậu là mẫu nghi thiên
hạ. Người theo hầu bệ-hạ hơn mười bảy năm. Ngươì dâng cho bệ-hạ một thái-tử
cùng mấy con. Trước là nghĩa vua tôi, sau là tình vợ chồng. Có đâu Quách-hậu
hại bệ-hạ? Những việc xảy ra, ắt có kẻ ghét Quách-hậu, hại bà. Tại sao người ta
ghét Quách-hậu? Chỉ vì Quách-hậu được bệ-hạ sủng ái mà ra. Xét cho cùng, người
chủ mưu không muốn hại tính mệnh bệ-hạ, mà chỉ muốn làm cho bệ-hạ nổi giận mà
thôi. Khi bệ-hạ nổi giận, xử giảo Quách-hậu, ai sẽ được thay thế? Cứ suy ra,
chính người đó chủ mưu vậy?
Quang-Vũ biết Chu Tái-Kênh là
bà cô của Chu Tường-Qui. Y không bao giờ ngờ bà lại đứng ra bênh cho Quách-hậu
là kẻ thù của Tây-cung. Trong lòng y bừng lên một tia sáng: Chu Tái-Kênh xuất
thân nghĩa hiệp, vì vậy bà lấy công đạo mà nói.Y có ngờ đâu, bà nói vậy để
Quang-Vũ tin tưởng Tường-Qui, hơn nữa gây ra không khí nghi kỵ trong hoàng
cung, làm y mất linh mẫn đi.
Chu Tường-Qui tâu:
– Thần thiếp thấy việc này
dường như có ai hại hoàng hậu với thái-tử Cương. Thần dám xin bệ-hạ điều tra
manh mối.
Hàn thái-hậu cũng nói:
– Hoàng nhi! Ta ra lệnh hủy bỏ
chiếu chỉ xử giảo Quách hoàng-hậu, tha tất cả cung nữ, ngự trù, thái giám.
Truyền giao chúng về Tây-cung quí-phi điều tra hư thực.
Quang-Vũ khấu đầu:
– Con xin kính cẩn tuân chỉ
mẫu-hậu. Bây giờ con xin sang Tây-cung dưỡng bệnh. Vì ở đó, Tây-cung quí-phi có
đủ khả năng phòng người ám toán thần nhi.
Chu Tường-Qui, Trần Năng cùng
Quang-Vũ trở về Tây-cung bằng xe. Tới Tây-cung, Chu Tường-Qui để Quang-Vũ nằm
nghỉ. Nàng cùng Chu Tái-Kênh, Đinh Xuân-Hoa điều tra, thủ phạm.
Chu Tường-Qui thẩm cung từng
thái giám, ngự trù, cung nữ. Chúng đều khóc lóc, chối không biết gì hơn. Riêng
Trần Năng, bà chỉ nhìn số tang vật: Bốn con dán, ba con cóc, một con chuột. Bà
đã tìm ra thủ phạm. Song bà nín thinh không nói ra. Bà vẫy Đinh Xuân-Hoa xuống
vườn ngự uyển ngắm cảnh. Đinh Xuân-Hoa biết ý, theo sau. Nhìn trước nhìn sau
không có ai, Trần Năng hỏi:
– Thái sư mẫu! Chắc người biết
thủ phạm rồi chứ.
Đinh Xuân-Hoa gật đầu, nói nhỏ
vào tai Trần Năng:
– Cu Bò! Nhưng ai đứng sau lưng
nó mới được chứ? Nó mới đến đây, không quen biết Quách-hậu. Tại sao nó hại bà
ta?
Trần Năng lắc đầu:
– Khó hiểu. Đệ tử Tây-vu thường
hành sự khác thường. Không ai biết đâu mà lường. Chỉ nghe Quách-hậu thuật, đệ
tử đã biết công trình tuyệt hảo của đệ tử Tây-vu. Khi xem các tang vật: Bốn con
dán, ba con cóc, hai con chuột, không phải người ta bắt, mà có vết mỏ chim mổ
chết. Rõ ràng Thần-ưng bắt. Ở đây chỉ có sư-thúc Cu Bò sai được Thần-ưng làm
việc đó. Đệ tử thuộc vai dưới, không dám cật vấn sư-thúc. Vậy thái sư-mẫu cật
vấn xem người trả lời ra sao?
Đinh Xuân-Hoa gật đầu. Chiều
hôm đó đến giờ luyện võ. Bà dậy Cu Bò vận khí áp dụng vào khinh công. Hai người
chạy đến phía lầu Thúy-hoa. Nhìn trước, nhìn sau không có ai. Bà bảo Cu Bò ngồi
xuống, ôn tồn hỏi:
– Đệ tử Cửu-chân, khi được
người trên hỏi, phải nói thực. Sư bá hỏi câu nào, cháu phải trả lời cho đúng.
Nếu sai lời, sư bá đánh què chân, đuổi ra khỏi sư môn.
Bà nhìn thẳng vào mặt Cu Bò:
– Tại sao cháu lại bỏ dán, bỏ
cóc, bỏ chuột vào thức ăn, hại Quách-hậu?
Cu Bò ôm bụng cười, cười lăn,
cười lộn. Một lúc sau nó mới nói:
– Tại sao sư bá biết là cháu?
Đinh Xuân-Hoa nghiêm nét mặt
lại:
– Có gì khó đâu. Cứ nhìn mấy
con dán, mấy con cóc và mấy con chuột thì biết. Nếu do người thường bắt làm gì
có vết nhọn của mỏ chim đâm vào? Rõ ràng những con vật đó Thần-ưng bắt. Trong
thành Lạc-dương này không có người thứ nhì sai nổi Thần ưng, ngoài cháu ra. Ai
bảo cháu làm như vậy? Cháu có biết rằng nếu việc này bại lộ, trên từ Chu sư bá,
ta, Tường-Qui, Trần Năng và cháu đều mất đầu không?
Cu Bò sống ở rừng núi, tự do tự
tại đã quen. Trong tâm nó, chỉ có Hồ Đề đáng cho nó kính nể. Sau này gặp Trưng
Trắc, Trưng Nhị nó vừa kính, vừa nể. Đối với nó Quang-Vũ, triều Hán, chỉ là bọn
độc ác, dùng sức mạnh ức chế dân chúng. Bây giờ nghe Đinh Xuân-Hoa hỏi, nó mới
biết sợ. Nó đáp gọn lỏn:
– Sư tỷ Vương Sa-Giang xúi cháu.
Đinh Xuân-Hoa thất kinh hồn vía
hỏi:
– Vương Sa-Giang cùng với Sún
Rỗ thống lĩnh quân đoàn một Tây-vu, yểm trợ đạo binh Nhật-nam của Quế-Hoa,
Quỳnh-Hoa chỉ huy, đóng ở Nam-hải. Sa-Giang đâu có mặt ở đây? Được, cháu thuật
hết từ đầu đến cuối mọi truyện cho sư bá nghe.
Cu Bò thuật:
– Cách đây hơn tuần, cháu khám
phá ra trên bầu trời Lạc-dương, ngoài ba cặp Thần-ưng của cháu, còn có hai cặp
nữa. Cháu phất cờ gọi cặp Thần-ưng đó đến, nhìn chữ ở chân cháu biết Thần-ưng
Nhật-nam. Cháu viết bức thư, bỏ vào ống đựng thư dưới chân Thần-ưng gửi ra hỏi
xem ai tới Lạc-dương. Lát sau có thư đến. Thì ra người mới tới chính là sư
huynh Sún Rỗ. Sún Rỗ bắt cháu dấu không cho sư bá với bà Tái-Kênh biết. Đêm hai
người đột nhập vào hoàng thành gặp cháu. Hai bên trao đổi tin tức. Sư huynh Sún
Rỗ là bề trên, nói gì, cháu chỉ biết tuân theo. Sún Rỗ cho biết anh với
Sa-Giang đột nhập Lạc-dương mục đích làm Quang-Vũ tức điên người lên, cho nội
cung nhà Hán rối loạn. Có như vậy Quang-Vũ mới không giúp đỡ Ngô Hán đánh chiếm
Ích-châu. Lực lượng Ích-châu hiện do Vương-Nguyên với hai con là Vương Lộc,
Vương Thọ, cầm cự đang gặp nguy khốn trong sớm tối.
Suy nghĩ một lúc nó tiếp:
– Sư tỷ Vương Sa-Giang xúi cháu
giết Quang-Vũ cho bõ ghét. Vì Quang-Vũ là chúa Trung-nguyên. Chính y ra lệnh đem
quân đánh Lĩnh-Nam. Phải bỏ thuốc độc giết quách cho rồi. Anh Sún Rỗ đưa cháu
mấy viên thuốc chữa táo bón cho voi. Nếu cháu bỏ vào thức ăn, Quang-Vũ ắt tiêu
chảy mà chết.
Đinh Xuân-Hoa ngắt lời:
– Thế nhưng tại sao cháu không
bỏ thuốc giết Quang-Vũ, mà chỉ bỏ một ít vào, làm cho y buồn nôn, tiêu chảy nhẹ
thôi?
Cu Bò đáp ngay:
– Hằng ngày chơi với hoàng tử
Trang, công-chúa Đoan-Nhu. Chúng nó đối với cháu rất tốt. Nhất là bà Âm
quí-phi, sư tỷ Chu Tường-Qui. Nếu cháu giết Quang-Vũ tất những người ấy họ đau đớn
lắm. Cháu nghĩ rằng võ đạo nhà mình dạy chơi với bạn, tránh mọi thương tâm cho
bạn, mới phải người nghĩa. Ở cùng người, chẳng nên làm cho thân thuộc người đau
khổ, mới phải người hiệp. Vì vậy cháu không giết Quang-Vũ khiến sư tỷ
Tường-Qui, Âm quí-phi, hoàng tử Trang, công-chúa Đoan-Nhu phải thương tâm. Cháu
mất mẹ từ nhỏ, biết mối buồn không mẹ như thế nào. Cháu đâu muốn bạn cháu mất
cha?
Đinh Xuân-Hoa hỏi:
– Cháu với Đoan-Nhu đã yêu
thương nhau rồi à?
Cu Bò không hiểu ý sư bá. Nó
ngớ ngẩn đáp:
– Không… không, cháu không biết
nữa. Cháu với nó chơi cùng nhau, luyện võ với nhau. Khi xa nó, cháu nhớ, không
chịu được. Nó bảo, nó cũng nhớ cháu như vậy.
Đinh Xuân-Hoa đã tìm ra được
đầu mối: Thì ra Cu Bò với công-chúa Đoan-Nhu yêu thương nhau. Bà hỏi tiếp:
– Còn việc bỏ dán, cóc, chuột
vào đồ ăn Quang-Vũ do ý cháu hay do Sa-Giang sai bảo?
Cu Bò đáp:
– Hôm trước cháu với hoàng tử
Trang, công-chúa Đoan-Nhu đang dạo chơi, bỗng gặp xe Quách-hậu. Con mụ này
phách lối lắm. Chúng cháu đã xuống ngựa đứng ven đường, mà mụ còn mắng tại sao
bọn cháu không quì. Thái tử Cương cầm roi đánh cháu với Đoan-Nhu. Trở về
Đoan-Nhu khóc lóc thảm thiết. Nó cho biết nếu mai này Quang-Vũ băng hà. Tất
thái-tử Cương lên làm vua. Quách hoàng-hậu sẽ giết nó, bắt Nam-cung quí-phi cắt
chân tay, khoét mắt bỏ vào chuồng lợn như xưa kia Lã hậu đã làm Thích-Cơ.
Nó liếc nhìn Đinh Xuân-Hoa,
thấy mặt bà dịu xuống, nó kể tiếp:
– Nam-cung quí-phi, hoàng tử
Trang, cùng Đoan-Nhu hỏi rằng cháu có thể ra tay giết Quách hoàng-hậu không?
Cháu bảo để cháu nghĩ xem đã. Cháu ra ngoài thành vấn kế sư tỷ Sa-Giang cùng
Sún Rỗ. Hai người xúi cháu bỏ dán, cóc, chuột vào đồ ăn. Nhất định Quang-Vũ sẽ
giận lắm, truất phế Quách hoàng-hậu với thái-tử Cương. Vì vậy cháu mới làm.
Đinh Xuân-Hoa tìm được đầu mối,
bà hỏi:
– Làm thế nào cháu bỏ dán, cóc,
chuột vào đồ ăn được?
Cu Bò cười:
– Có gì khó đâu. Cháu lẻn vào
cung Tuyên-hòa, dùng trăn quấn lên xà nhà, rồi nằm ở đó. Bọn cung nữ thường núp
ở sau rèm, nhìn trộm Quang-Vũ với hoàng hậu ăn. Khi thấy hoàng hậu ra hiệu,
chúng mới vào bưng thức ăn ra. Trong thời gian đó, cháu từ xà nhà, tay nắm con
trăn như dây, đu mình xuống, bỏ dán, cóc vào đáy bát đựng thức ăn. Cháu nghĩ
làm như vậy ắt Quang-Vũ giận uất người lên mà chết được.
Đinh Xuân-Hoa nắm được hết chi
tiết trong vụ này: Cu Bò bị Sún Rỗ, Sa-Giang kiềm chế, xúi nó giết Quang-Vũ. Nó
vì tình Đoan-Nhu công-chúa nên chỉ bỏ ít thuốc cho y đau bụng mà thôi. Nó bỏ
dán, cóc, chuột vào thức ăn, mục đích hại Quách hoàng-hậu, do Đoan-Nhu xui. Như
vậy đầu dây mối nhợ việc hại Quách-hậu chính là Nam-cung quí-phi Âm Lệ-Hoa.
Bà bảo Cu Bò :
– Cháu dẫn ta đến chỗ trú ngụ
của Sa-Giang, Sún Rỗ.
Cu Bò ngỡ ngàng:
– Cháu không biết anh chị ấy ở
đâu. Thường, anh chị ấy vào cung gặp cháu. Muốn tìm anh chị ấy, phải nhờ
Thần-ưng dẫn đường. Làm như vậy sợ bị lộ tông tích nguy hiểm.
Vừa lúc đó có tiếng gọi:
– Lương Tùng! Ngươi đi đâu, để
ta tìm ngươi mãi không thấy! Ngươi lại đây ta nói cho nghe truyện này vui lắm.
Công chúa Đoan-Nhu từ phía bờ
hồ chạy lại. Nàng thấy Đinh Xuân-Hoa, vội vàng thi lễ:
– Đệ tử tham kiến thái sư-bá.
Đinh Xuân-Hoa vẫy tay gọi:
– Cháu lại đây! Có truyện gì
vui, nói cho ta nghe được không?
Công chúa Đoan-Nhu lễ phép đáp:
– Thưa thái sư bá! Có chiếu chỉ
ban ra, phong mẫu thân cháu làm chánh cung hoàng-hậu, phế Quách-hậu xuống làm
quí-phi. Vì mẹ bị tội. Con cũng bị tội theo. Thái-tử Cương bị giáng xuống làm
Trung-sơn vương. Nội ngày mai phải lên đường đi trấn nhậm. Anh cháu được lên
ngôi thái-tử.
Đinh Xuân-Hoa bỏ mặc hai đứa
trẻ nô đùa với nhau. Bà trở về Tây-cung tường thuật mọi truyện cho Chu Tái-Kênh
với Trần Năng nghe. Trần Năng nói:
– Thái sư mẫu đừng trách
Sa-Giang với Sún Rỗ. Chẳng qua họ vì thù nhà mà phải ra tay. Có điều chúng ta
cần dấu Hàn thái-hậu với Chu Tường-Qui. Bằng không tính mệnh Sa-Giang, Sún Rỗ
khó toàn. Đối với Hàn thái-hậu, Chu Tường-Qui hay với thái thượng hoàng Trần
Tự-Sơn, Thục vẫn là giặc. Chỉ Lĩnh-Nam mới xứng đáng. Hàn thái-hậu, hay Chu
Tường-Qui biết truyện này, ắt hai người điểm thị vệ bắt Sún Rỗ, Sa-Giang giết
liền.
Trần Năng đã biết rõ Quang-Vũ
không bị đánh thuốc độc, chẳng qua vì uống phải thuốc xổ quá nặng nên sinh
bệnh. Bà dùng Lĩnh-nam chỉ, điều trị cho Quang-Vũ trong bảy ngày, bình phục như
thường.
Quang-Vũ phán:
– Đa tạ Y-tiên cứu mạng trẫm.
Có một điều trẫm phải nói thực trước. Y-tiên vì Y-đạo Lĩnh-Nam cứu trẫm. Trẫm
luôn nhớ ơn. Còn thế giữa Lĩnh-Nam với Trung-nguyên, trẫm không thay đổi được.
Trần Năng hỏi:
– Thần nghĩ, bệ-hạ là
Trung-nguyên. Trung-nguyên là bệ-hạ, cái thế giữa Trung-nguyên với Lĩnh-Nam đều
nằm trong tay bệ-hạ. Không lẽ sư phụ thần, chính hạ thần… cứu chữa cho bệ-hạ
không đủ minh chứng rằng Lĩnh-Nam không thù hận Trung-nguyên ư?
Chu Tường-Qui xen vào:
– Hán-trung vương Đào Kỳ chịu
chết, cứu bệ-hạ. Thái sư-thúc cứu bệ-hạ một lần. Chu thái sư-mẫu đánh đuổi
thích khách. Lương Tùng cứu thái-tử, công-chúa, đoạt Ngọc-tỷ từ tay kẻ gian… và
bây giờ Trần sư-thúc cứu bệ-hạ lần nữa… không lẽ bệ-hạ chẳng thay đổi ý định
hay sao?
Sử Trung-quốc chép, Quang-Vũ là
người có hùng tài, đại lược, chí lớn nuốt sao Ngưu sao Đẩu. Quang-Vũ sẵn sàng
hy sinh tất cả, từ tình máu mủ của mẹ, của các anh, của vợ, của con chỉ để bảo
vệ đất Trung-nguyên, làm chúa thiên hạ. Không một hành động, một ý nghĩ nào của
Quang-Vũ mà rời xã-tắc. Y xứng đáng đại anh hùng Trung-nguyên. Nghe Tường-Qui
tâu, y nói:
– Ta sủng ái quí-phi. Nhờ
quí-phi, ta được cứu thoát bao phen. Các vị hào kiệt Lĩnh-Nam cứu ta là cứu Lưu
Tú. Sau này Lưu Tú có chết đi, người kế nghiệp Lưu Tú vẫn phải giữ kỷ cương
xã-tắc. Mà dù nhà Đại-hán có mất đi, triều đại khác lên thay, các nước trong
thiên hạ vẫn phải phục tùng.
Y nói với Chu Tái-Kênh:
– Ta biết lão bà võ công bậc
nhất thiên hạ. Ta đã nói thực hết cả. Nếu lão bà không đồng ý, cứ phóng chưởng
giết ta đi. Ta chết, mà thành đại anh hùng Trung-nguyên. Người thay thế ta,
cũng sẽ bắt Lĩnh-Nam thần phục như thường. Lĩnh-Nam không thần phục,
Trung-nguyên đem quân chinh phạt.
Y nói với Đinh Xuân-Hoa:
– Đào vương phi là người trông
rộng, nhìn xa. Nếu vương phi ở vào địa vị ta, chắc vương phi cũng làm như ta.
Vương-phi thử nghĩ xem. Đất không hai mặt trời. Nước chẳng hai vua. Tổ tiên ta
gây dựng lên nhà Đại-hán đã mấy trăm năm. Nay nhờ anh hùng thiên hạ, mà trung
hưng nghiệp lớn. Ta nhờ nghĩa đệ Nghiêm Sơn đem đại quân diệt Thục. Giữa lúc
Thục sắp mất, anh hùng Lĩnh-Nam giúp Thục, làm mất một nửa giang sơn của ta:
Lĩnh-Nam, Kinh-châu, Hán-trung, Ích-châu, Trường-an. Trận Trường-an trẫm mất ba
mươi vạn hùng binh, mấy ngàn dũng tướng. Ta suýt bị Nguyễn Phương-Dung giết
chết. Thục trở thành hùng mạnh, hướng về Trung-nguyên tranh hùng với ta.
Y thở dài:
– Lĩnh-Nam với Thục còn liên
kết, chia ba thiên hạ. Ta phải diệt Thục, diệt Lĩnh-Nam mới tự tồn. Ta không
đánh Thục. Thục cũng đánh ta.
Quang-Vũ sai lấy một lá cờ đỏ
của triều Hán. Y cầm bút viết lên hàng chữ lớn:
Kiến-Vũ Hoàng Đế nhà Đại-hán.
Sắc phong Hùng phu nhân làm
Y-Tiên.
Bất kỳ bách quan, từ tam công,
tể tướng trở xuống, đều phải tôn trọng. Thấy cờ này, như thấy thiên tử. Khâm
thử.
Y tiếp:
– Y-tiên cứu trẫm. Trẫm tặng
Y-tiên lá cờ này. Biết đâu sau này Y-tiên chẳng dùng tới. Không biết bao giờ Y-tiên
về Lĩnh-Nam?
Trần Năng đáp:
– Thần sẽ rời Lạc-dương sau đây
ba ngày.
Quang-Vũ nói với Tường-Qui:
– Xin quí-phi thay trẫm, thù
tiếp Y-tiên dùm.
Mấy hôm sau, Đinh Xuân-Hoa bắt
Cu Bò dẫn tới chỗ trú ngụ của Sa-Giang, Sún Rỗ. Cu Bò vâng lệnh. Nó hiện lĩnh
chức Vũ-vệ hiệu úy, được tự do xuất thành. Buổi chiều, nó nói dối Chu Tường-Qui
rằng, cần đánh xe đưa Chu Tái-Kênh, Đinh Xuân-Hoa, Trần Năng dạo chơi
Lạc-dương. Nó ruổi xe đến cửa tây, xe đi vào một ngõ hẻm. Trời chập choạng tối.
Xe ngừng lại trong một thửa vườn.
Sún Rỗ, Sa-Giang từ trong nhà
chạy ra reo lên:
– Cu Bò, sao em tới sớm thế? Ta
được Thần-ưng mang thư bảo em sẽ tới đây vào đêm nay. Có một mình, mà em đem cả
chiếc xe lớn như thế này đi sao?
Đinh Xuân-Hoa từ trong xe, mở
màn, nhảy xuống nói:
– Còn ta, còn nhiều người nữa,
chứ không phải mình nó đâu.
Sa-Giang, Sún Rỗ thấy sư mẫu,
thì kinh hãi, vội quì xuống hành lễ. Đinh Xuân-Hoa lạnh lùng hỏi:
– Các con thực lớn mật. Tới đây
mà dấu cả ta. Xui sư đệ hành sự liều lĩnh, suýt nữa hỏng cả đại cuộc.
Sa-Giang ứa nước nắt:
– Sư mẫu xá tội! Mọi truyện do
đệ tử chủ trương cả. Đào nhị ca chỉ thuận theo ý đệ tử mà thôi. Sư mẫu ơi!
Ích-châu lâm nguy như ngọn đèn trước gió. Phụ thân đệ tử cùng hai anh Lộc, Thọ
không biết sẽ chết về tay Ngô Hán lúc nào. Bọn đệ tử đến đây, hy vọng làm cái
gì cứu Ích-châu.
Chu Tái-Kênh lòng đầy hùng khí.
Bà nghe Sa-Giang nói, vội đỡ nàng dậy, an ủi:
– Ta hiểu cháu. Được! Ta hứa sẽ
làm bất cứ điều gì, khả dĩ cứu được Ích-châu ta cũng làm.
Sa-Giang tươi nét mặt. Nàng
nói:
– Được lời hứa của lão bà, cháu
muôn vàn cảm tạ.
Bỗng Thần-ưng đậu phía sau
Sa-Giang ré lên một tiếng, vọt lên cao, nhào xuống bụi cây gần đó trong tư thế
tấn công. Trần Năng nhấp nhô một cái, bà đã đứng trước bụi cây, phóng chưởng
tấn công. Một người từ bụi cây, vọt lên cao tránh thế chưởng ác liệt. Trần Năng
đổi chiêu, hướng chưởng lên trời, xuất chiêu Thanh ngưu nhập điền. Người kia
vội đánh từ trên cao xuống một chưởng. Hai chưởng gặp nhau, binh một tiếng lớn.
Người kia vọt lên cao. Trần Năng cảm thấy ngực nặng nề, khí huyết đảo lộn. Bà
vội vận khí theo kinh mạch, xử dụng Thiền-công, áp dụng Vô ngã giả tướng, phát
chiêu Ngưu tẩu như phi. Người kia lộn trên không ba vòng, tà tà đánh xuống một
chiêu dũng mãnh. Trần Năng nhận ra chiêu đó chính là chiêu Loa thành nguyệt hạ
của phái Cửu-chân. Binh một tiếng nữa. Người kia kêu lên tiếng Ái chà lớn,
người bật ra xa hơn hai trượng, rồi đáp xuống. Trần Năng không nhân nhượng, bà
chuyển động thân mình, ra chiêu Tứ ngưu phân thi. Người kia chuyển động chân
khí, ra chiêu Hải triều lãng lãng. Binh một tiếng lớn. Trần Năng bật lui lại
hai bước. Còn người kia đứng im, chưởng lực của y mất tích. Y ngẩn người ra.
Trần Năng nhận ra người kia. Bà
la lớn:
– Thì ra Bô-lỗ đại tướng quân.
Người đường đường làm đại tướng, tước tới hầu. Tại sao lại theo dõi, ẩn núp
nghe truyện của chúng ta?
Mã Vũ (Chu Kim-Hựu) trước đây
đã từng theo đạo Kinh-Châu của Đặng Vũõ đánh Thục. Ông rất thân với Trưng Nhị,
Trần Năng, nhưng vẫn dấu võ công của mình. Từ hôm Chu Tái-Kênh, Đinh Xuân-Hoa
khám phá ra Mã Vũ chính là Chu Kim-Hựu. Hai bà chưa nói cho Trần Năng biết. Vì
vậy Trần Năng ngạc nhiên.
Chu Tái-Kênh hỏi Chu Kim-Hựu:
– Anh Cả! Anh thấy chưa? Chỉ
mới bốn mươi năm xa cách, mà võ công Lĩnh-Nam đã tiến đến bậc đó. Người thấy
thế nào?
Đinh Xuân-Hoa bảo Trần Năng:
– Vị này xuất thân phái
Cửu-chân. Người là đại sư huynh của chúng ta. Vì truyện phục hồi Lĩnh-Nam, nên
phải ẩn thân làm quan với triều Hán. Con mau ra mắt thái sư bá đi.
Chu Kim-Hựu vẫy tay:
– Miễn lễ. Miễn lễ! Hùng phu
nhân. Võ công người tiến đến trình độ, mà ta không ngờ tới. Tăng-Giả Nan-Đà quả
thực là một vị Phật! Thiền công vô địch thiên hạ.
Bỗng ông hạ giọng:
– Thôi chúng ta vào nhà nói
truyện. Có nhiều biến chuyển mới rồi đây.
Sa-Giang pha trà mời khách. Cu
Bò cho Thần-ưng gác phía ngoài cẩn thận.
Chu Kim-Hựu buồn rầu nói:
– Quang-Vũ mới cho nghị sự với
tam công đại thần. Y cương quyết trước diệt Thục, sau đánh Lĩnh-Nam. Y cho xuất
phát năm đạo binh. Tổng số hơn trăm vạn. Trong khi Lĩnh-Nam chỉ có ba mươi vạn.
Mối nguy khó cứu vãn.
Chu Tái-Kênh gật đầu:
– Y đã nói với Trần Năng rằng:
Y chịu ơn Lĩnh-Nam. Song vì xã-tắc y phải đánh Lĩnh-Nam với Thục. Em nghĩ y sẽ
cho Ngô Hán đánh Ích-châu thực gấp, rồi đổ quân đánh xuống Lĩnh-Nam qua ngã Độ-khẩu, đó là đạo thứ nhất. Ngô Hán có ba mươi vạn quân.
Trong khi công-chúa Nguyệt-đức Phùng Vĩnh-Hoa chỉ có bảy vạn. Về tài dùng binh,
Ngô hơn Vĩnh-Hoa. Về mưu kế, Vĩnh-Hoa hơn Ngô. Ta khó giữ nổi Tượng-quận.
Trần Năng xen vào:
– Đạo thứ nhì chắc hẳn do Mã Viện đem quân từ Kinh-châu, vượt Trường-giang đánh xuống hồ
Động-đình. Mã không phải địch thủ của
công-chúa Phật-Nguyệt. Quân Mã khoảng ba mươi vạn. Tuy Phật-Nguyệt mới thắng
trận, song nguyên khí tổn hại quá nhiều. Nếu đánh nữa, e không còn quân bổ
xung. Trường-sa nguy mất.
Bà hỏi Sa-Giang:
– Không biết tình hình Nam-Hải
thế nào?
Sa-Giang đáp:
– Tại Nam-hải có đạo binh Nhật-nam, Nam-hải. Lực lượng thủy quân của Đô-đốc Trần Quốc. Tổng cộng khoảng mười lăm vạn, cộng với năm vạn quân địa phương
Nam-hải. Trong khi Đoàn Chí có mười lăm vạn thủy quân. Lưu Long có ba mươi vạn quân kỵ, bộ. Nếu
xảy ra chiến tranh, Đoàn Chí không phải địch thủ của Trần Quốc. Lưu Long không
phải địch thủ của công-chúa Thánh-Thiên. Mặt này yên tâm.
Chu Kim-Hựu gật đầu:
– Ta cũng nghĩ thế. Ta lo nhất
là đạo quân thứ tư. Đó là đạo của Lê Đạo-Sinh và đám đệ
tử của y. Chúng đang len lỏi trong đám
dân chúng, chiêu mộ, đe dọa, hứa hẹn các Lạc hầu theo chúng, làm nội ứng, khi
quân Hán kéo sang. Đạo thứ năm còn đáng sợ hơn. Đất Tượng-quận, mười người Hán mới
có một người Việt. Quân tướng, hầu hết là người Hán. Quang-Vũ cho người len lỏi đến
phong chức tước cho bọn tướng sĩ, bọn Lạc hầu nổi lên làm nội ứng.
Ông hỏi Trần Năng:
– Lĩnh-Nam còn quân trừ bị
không?
Trần Năng lắc đầu:
– Chỉ còn đạo Cửu-chân, phải đề phòng Nhật-nam, Cửu-chân, Giao-chỉ. Theo sư-thúc Đào Kỳ, vạn nhất xảy ra chiến tranh, chúng ta chỉ
thủ, hoặc nếu cần, rút lui, nhử địch vào sâu, rồi một mặt dùng du kích đánh
phía sau như hồi An-Dương vương đánh Tần. Đợi chúng mệt mỏi ta mới phản công.
Chu Kim-Hựu gật đầu:
– Đành như thế thôi. Lĩnh-Nam
đất rộng, người thưa, lại mới phục hồi. Hán đông gấp trăm mình. Đánh một trận,
hai trận mình thắng. Chứ đánh mười trận, trăm trận thì mình bại. Đánh một tháng, hai tháng, thì mình chịu được. Chứ đánh một năm, hai năm thì
mình thua.
Ông ngưng lại đặt câu hỏi với
Chu Tái-Kênh:
– Hiền muội có biết tại sao
Quang-Vũ phải dốc toàn lực quân nghiêng nước đánh Lĩnh-Nam không?
Chu Tái-Kênh suy nghĩ một lúc
rồi lắc đầu. Trần Năng nói:
– Quang-Vũ đã nói với cháu. Y
phải đánh Lĩnh-Nam, mới mong bảo vệ sự nghiệp tổ tiên. Sư thúc Lương Tùng thân
với thái-tử Trang, được thái-tử cho biết Quang-Vũ thường làm việc khuya. Trong
khi làm việc, y bắt thái-tử Trang đứng cạnh, giảng giải cho nghe, hầu quen
việc. Y nói: Từ khi Lĩnh-Nam phục hồi, anh hùng suy cử Trưng Trắc làm hoàng-đế.
Lĩnh-Nam dùng đức cai trị dân. Trên dưới một lòng. Từ vua đến quần thần, đối xử
như cha con, anh em. Các đại thần triều Hán rục rịch nhìn về Lĩnh-Nam, muốn
Quang-Vũ cải tổ nền nội trị. Một vài nơi, anh hùng nổi dậy, kéo cờ Thế thiên hành
đạo. Đánh đến đâu, cho dân chúng suy cử hào kiệt như bên Lĩnh-Nam. Vì vậy y
phải diệt Lĩnh-Nam bằng mọi giá, hầu bảo vệ sự nghiệp triều Hán.
Độ Khẩu
26°35'35.23"N 101°35'41.48"E
Độ-khẩu là cử khẩu đi vào vùng thung
lũng Ích Châu phía Nam Thành Đô.
Phiên Ngung
25°17'16.58"N
110°18'31.83"E
Kinh Châu
30°20'5.24"N
112°14'26.49"E
Sa Thị •
Kinh Châu • Hồng Hồ • Thạch Thủ • Tùng Tư • Giam Lợi • Công An • Giang Lăng
Thành Đô
30°34'20.14"N
104° 3'59.44"E
Quận: Cẩm
Giang (锦江区), Thanh Dương (青羊区), Kim Ngưu (金牛区), Vũ Hầu (武侯区), Thành Hoa (成华区), Long Tuyền Dịch (龙泉驿区), Thanh Bạch Giang (青白江区), Tân Đô (新都区), Ôn Giang (温江区), Song Lưu
(双流区), Bì Đô (郫都区), Tân Tân (新津区)
Thành phố cấp
huyện: Đô Giang Yển (都江堰市), Bành
Châu (彭州市), Cung Lai (邛崃市), Sùng Châu (崇州市), Giản Dương (简阳市)
Huyện: Kim
Đường (金堂县), Đại Ấp (大邑县), Bồ Giang (蒲江县)
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_%C4%90%C3%B4
Thương Ngô
32°29'45.67"N
119°54'57.60"E
Nam Hải
24°38'36.70"N
114°44'21.21"E
Côn Minh
Tượng Quận
24°52'46.78"N
102°49'59.59"E
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Ch%C3%A2u_(qu%E1%BA%ADn)
Cẩm Khê Di Hận Quyển II, trang 993
01
Trích đoạn:
Những vị trí Đông Hán dồn quân tiến đánh Lĩnh Nam qua Google Earth.
02
Trích đoạn:
Chu Kim-Hựu gật đầu:
– Đúng như thế. Thuế Lĩnh-Nam
nhẹ, dân ra sức trồng cấy. Nếu cứ đà này, trong năm năm nữa, Hán không đương
nổi Lĩnh-Nam.
Cu Bò móc trong túi ra một bức
thư. Nó trình cho Chu Tái-Kênh coi. Nó nói:
– Sư bá! Hồi chiều Thần-ưng từ
Giao-Chỉ mang sang bức thư. Đệ tử không dám coi. Trình sư bá định liệu.
Chu Tái-Kênh nói lớn:
– Bọn thần kính cẩn tiếp chiếu
chỉ.
Bà cầm chiếu đọc nói:
– Hoàng-thượng đã biết vụ
Quang-Vũ quyết chí diệt Lĩnh-Nam. Ngài họp tam công, triều thần nghị sự. Đào Kỳ
ước tính rằng: Đoàn Chí, Lưu Long, cũng như Mã Viện đánh xuống Lĩnh-Nam, hai
mặt Trường-sa, và Nam-hải đủ sức chống cự. Duy mặt Tượng-quận quá yếu, thiếu
đại tướng võ công cao. Hoàng-thượng ban sắc chỉ cho Đào vương phi làm:
Tĩnh-trai công-chúa.
Đinh Xuân-Hoa hướng về phía nam lễ tạ. Chu Tái-Kênh tiếp:
– Ngài muốn ta, cùng với
Tĩnh-trai công-chúa, dẫn Yên-Lãng công-chúa Trần Năng đến Tượng-quận, trợ công-chúa Nguyệt-đức Phùng
Vĩnh-Hoa. Mọi việc ở đây, trao cho đại
ca với Lương Tùng lo liệu.
Chu Kim-Hựu quì xuống, hướng về
phía Nam lễ bốn lễ:
– Thần xin kính cẩn tuân chỉ dụ
của hoàng-thượng.
Ông bảo Chu Tái-Kênh:
– Ngày mai, em đến yết kiến Mã
thái-hậu, từ biệt bà, nói rằng về Lĩnh-Nam chờ đợi. Khi quân Đoàn Chí đánh
xuống Thường-sơn, Đông-sơn, hai em sẽ làm nội ứng. Rồi dùng thẻ bài của mụ vào Thục, đánh
lừa Ngô Hán, dò tin tức, hầu giúp công-chúa Nguyệt-đức. Không chừng Mã hậu còn
ra lệnh đến Ngô Hán giao cho em một đạo quân. Vì chúng tưởng hai em cũng giống
như thầy trò Lê Đạo-Sinh. Bấy giờ hai em dùng quân Hán, đánh Hán mới vui.
Trần Năng nói với công-chúa Tĩnh-trai Đinh Xuân-Hoa:
– Thái sư-mẫu. Đệ tử có cảm
tưởng như Quang-Vũ biết hết việc làm của chúng ta, của Tường-Qui và của Mã
thái-hậu. Vì vậy y mới có quyết định đi ngược với chủ trương chúng ta. Chúng ta
vừa hạ được phe Quách-hậu chủ trương diệt Lĩnh-Nam. Lập tức y truyền chỉ kéo
quân nghiêng nước đánh Lĩnh-Nam. Hoàng-thượng cho chúng ta sang Trung-nguyên,
khích Mã thái-hậu dùng áp lực đánh xuống Nam-hải. Quang-Vũ dùng năm đạo quân
đánh Lĩnh-Nam, và chọn mặt trận Thục làm chính.
Tĩnh-trai công-chúa suy nghĩ
một lúc, đáp:
– Có thể như thế. Không chừng
chúng ta hành sự sơ hở để Quang-Vũ cài người vào, hoặc để y biết được kế sách.
Mà dù y không biết kế sách của ta. Y cũng hành động như thế. Từ trước đến giờ,
khi một người lên làm vua Trung-nguyên, lập tức họ muốn đánh chiếm các nước
xung quanh. Anh hùng, hiệp nghĩa như Thiên-sơn thất hùng, mới làm chúa
Ích-châu, lo chống đỡ lấy bản thân mình không xong. Thế mà khi Lê Đạo-Sinh đến
xin giúp đỡ. Đã vội vã hứa khi chiếm được thiên hạ, phong cho Lê làm vua
Lĩnh-Nam. Trưng hoàng-đế đã phán: Dù ai làm chúa Trung-nguyên, dù ở thời nào
cũng thế. Chúng ta phải làm cho nước giàu, dân mạnh, trên dưới một lòng, mới hy
vọng làm mất dã tâm xâm chiếm đất nước mình. Cứ coi cái gương Tần Thủy-Hoàng
mạnh biết dường nào. An-Dương vương diệt Đồ Thư và năm mươi vạn quân.
Thủy-Hoàng không dám đánh Lĩnh-Nam nữa.
Chu Tái-Kênh thở dài:
– Ta thực xấu hổ. Hoàng-thượng
cử em với ta sang Trung-nguyên giúp Chu Tường-Qui, liên kết đại thần, nội cung
triều Hán, hầu làm cho Quang-Vũ bỏ ý định diệt Lĩnh-Nam, hoặc giả kéo dài được
ít năm. Giúp Tường-Qui thì chúng ta thành công. Liên kết với hậu cung, đại
thần, chúng ta đã làm được. Đánh phá phe chủ trương chiếm Lĩnh-Nam, chúng ta đã
làm xong. Không ngờ, chúng ta không diệt được cái ông con trời trong tâm
Quang-Vũ. Y nghĩ mình là con trời, nhất định diệt hết lân bang để ngồi trùm
thiên hạ. Đất không hai mặt trời. Nước không hai vua. Bây giờ chỉ còn một
đường. Dùng võ lực.
Yên-lãng công-chúa Trần Năng
nổi giận:
– Sư mẫu! Nếu phải dùng võ lực,
chúng ta chọn đường lối nào ít tốn xương máu nhất mà thi hành. Ngay đêm nay,
chúng ta bất thần giết chết Quang-Vũ, tam công, tể tướng. Nếu có chết, chỉ chết
ba chúng ta với Cu Bò là cùng. Làm như vậy, khiến cho triều đình nhà Hán rối
loạn. Các hoàng tử tranh nhau ngôi vua. Họ không còn nghĩ đến đánh Lĩnh-Nam
nữa.
Tĩnh-trai công-chúa Đinh
Xuân-Hoa suy nghĩ một lúc, rồi bà đưa mắt hỏi ý kiến Vương Sa-Giang. Vì bà biết
cô nàng dâu này kiến thức không thua gì Trưng Nhị, mưu mẹo chẳng nhường Phùng
Vĩnh-Hoa, nàng lại hiểu nhiều về Trung-nguyên. Sa-Giang biết ý sư mẫu. Nàng
kính cẩn thưa:
– Thưa sư mẫu, cần tính toán
cho cẩn thận. Khi đã ra tay, phải thành công. Ở đây chúng ta có bảy người. Giết
Quang-Vũ dễ nhất, ta để cho Cu Bò thi hành. Cu Bò vào cung Tuyên-hòa, thông
thuộc đường lối, chạy chơi với Đoan-Nhu, không ai để ý. Bất thần y bỏ thuốc độc
giết Quang-Vũ. Còn tể tướng, tư không, tư đồ không biết võ công. Chúng ta ba
người có thẻ bài của Mã thái-hậu, đường đường chính chính đến dinh của họ, xin
vào yết kiến, roi bất thần phóng chưởng giết chết. Còn đại tư mã Đặng Vũ là bạn
của Lĩnh-Nam. Chúng ta xuất thân nghĩa hiệp, không thể giết bạn.
Chu Tái-Kênh tính xa hơn:
– Việc này rất quan trọng.
Chúng ta cần tấu chương về xin chỉ dụ của hoàng-thượng, rồi hãy làm.
Chu Kim-Hựu bàn:
– Chúng ta giết Quang-Vũ, tam
công, tể tướng nhất định là thành công rồi. Ta đề nghị thế này: Chỉ còn mấy
ngày nữa. Quang-Vũ cùng đại thần đến tế nhà Thái-miếu. Trước lễ tế Thái miếu
mấy ngày, ngự trù dâng rượu ngon. Rượu này quan Thái-y, ngự trù phải nếm trước
xem có thuốc độc hay không. Sau đó rượu được đưa vào cung Tuyên-hòa, giao cho
hoàng hậu cất giữ. Sáng hôm tế, hoàng hậu mới đem ra trao cho thái giám mang
đi. Sau khi tế Quang-Vũ uống một ly. Sau đó ban cho quần thần. Vậy chúng ta
giao thuốc độc, với liều nhẹ trao cho Cu Bò. Cu Bò lén bỏ thuốc vào. Quang-Vũ,
quần thần uống xong tất sinh bệnh. Y mời Yên-Lãng công-chúa tới chữa trị. Công
chúa chỉ việc dùng Lĩnh-Nam chỉ, phóng vào ngực y, giết chết tại chỗ. Trong khi
đó, Tái-Kênh, Xuân-Hoa với ta cùng ra tay giết tam công, tể tướng. Hoàn tất kế
hoạch chúng ta bỏ chạy lên phía bắc, rồi đến Nam-xương. Sư đệ Trần Kim-Hồ cấp thuyền
cho chúng ta về Lĩnh-Nam.
Cu Bò ngơ ngác hỏi:
– Thưa sư bá sao không chạy về
phía Nam?
Chu Tái-Kênh đáp:
– Lĩnh-Nam ở phương Nam. Chúng
ta giết Quang-Vũ, tất chúng cho thiết kỵ đuổi về phương Nam. Trong khi đó,
chúng ta chạy lên phía Bắc.
Chu Kim-Hựu biểu đồng tình:
– Chúng ta chia làm hai toán.
Hiền muội Trần Năng, với ta giết Quang-Vũ, quần thần. Còn Xuân-Hoa, với Cu Bò,
Đào Nhị-Gia và Sa-Giang chia nhau ẩn núp trong hoàng cung. Khi Trần Năng, giết
Quang-Vũ rồi, ra hiệu cho Thần-ưng bay vọt lên cao. Các vị ở ngoài biết đã
thành công, cùng ra tay đốt cung điện. Xuân-Hoa đốt lầu Thúy-hoa. Cu Bò Lương Tùng
đốt cung Tuyên-hòa. Sún Rỗ Đào Nhị-Gia đốt điện Gia-đức. Cháu Sa-Giang đốt điện
Ôn-minh. Hoàng cung náo loạn lên, chúng ta có dịp chạy trốn.
Bỗng có tiếng vọng lại:
– A Di Đà Phật! Tại sao bỗng
nhiên sát nghiệp lại nổi lên thế này. Giết kẻ bạo tàn, mình cũng thành kẻ bạo
tàn. Có khác gì đâu?
Trần Năng nói nhỏ với mọi
người:
– Bồ-tát Tăng-giả Nan-đà đấy.
Bà kêu lớn lên:
– Sư phụ! Sư phụ ở đâu? Xin
xuất hiện cho đệ tử được tương kiến?
Không có tiếng đáp lại.
Cu Bò hỏi Đào-nhị-Gia:
– Anh Sún Rỗ! Tại sao có người
đến, mà Thần-ưng không báo cho mình?
Đào-nhị-Gia lắc đầu:
– Em phải nhớ rằng: Thần-ưng
không khôn như người. Chúng chỉ phân biệt được kẻ địch với chúng ta. Kẻ địch
chúng báo động. Còn giữa chúng ta, chúng để nguyên. Với chúng, Tăng-giả Nan-đà
là thánh nhân, ngài đã từng thân thiện với chúng ta. Chúng tưởng là bạn.
Chàng huýt sáo. Một Thần-ưng
bay tới, chàng chỉ, trỏ ra lệnh. Nó bay vút lên cao, tới ngôi vườn trống đâm bổ
xuống, kêu lên mấy tiếng. Cu Bò reo:
– Có nhiều người nhà ở vườn bên
kia.
Chu Tái-Kênh vẫy mọi người cùng
chạy sang.
Trên một mỏm đá, Tăng-giả
Nan-đà đang ngồi nhập định. Cạnh ngài còn hai người nữa: Nguyễn Phan, Trần
Tự-Sơn.
Trần Năng đến trước Tăng-giả
Nan-đà quỳ xuống hành lễ:
– A Di Đà Phật! Đệ tử có phúc
duyên, lại được tham kiến sư phụ ở đây. Sư phụ giá lâm đã lâu chưa?
Trong khi đó Chu Kim-Hựu đến
trước Trần Tự-Sơn cung kính hành lễ:
– Thần, Mã Vũ kính cẩn ra mắt
vương gia.
Trần Tự-Sơn vẫy tay:
– Bô-lỗ đại tướng quân. Việc
làm của ngươi ta biết từ lâu rồi. Lần đầu tiên gặp ngươi ở Trường-an, ta đã
biết ngươi thuộc giòng dõi trung lương đất Lĩnh-Nam nhà mình. Song ngươi cũng
như ta, cùng mưu đồ phục quốc. Việc làm phải giữ bí mật. Lộ ra, không những mất
mạng, mà việc phục quốc càng thêm khó khăn. Trong trận đánh nhau với Sầm Bành ở
Côn-dương. Ngươi bị Sầm Bành đánh bại. Sầm đuổi theo ngươi đến phía Nam. Người
quay lại, đánh lui Sầm bằng võ công Cửu-chân. Ta lược trận phía sau nên biết rõ
hết.
Chu Kim-Hựu nghe nói, mồ hôi
ướt đầy áo. Nguyên hồi đó, võ công Cửu-chân của ông thừa sức thắng Sầm Bành, mà
không dám xử dụng. Ông trá bại, đến phía nam, tưởng không có ai. Ông xử dụng võ
công Cửu-chân chỉ đánh hơn năm mươi chiêu, đã thắng y. Việc đó, ông tưởng chỉ
mình ông với Sầm biết. Không ngờ Trần Tự-Sơn biết từ lâu. Nếu Tự-Sơn không cùng
một chí hướng với ông, việc ông ẩn thân trong quân Hán đã bị lộ. Ông bị chặt
đầu từ lâu.
Tăng-giả Nan-đà chắp tay nói:
– Các vị bàn việc ám sát
Quang-Vũ, với các đại thần thực không ổn. Giữa Lĩnh-Nam với Trung-nguyên, nên
tìm cách hóa giải. Hơn là cứ chém giết nhau mãi. Quang-Vũ ác độc thực. Nay các
vị giết Quang-Vũ, tức lấy bạo tàn thay bạo tàn, còn đâu là đức của người nghĩa
hiệp?
Chu Tái-Kênh chưa biết Tăng-giả
Nan-đà. Bà không phục:
– Như lời đại sư nói, chúng tôi
đành đưa cổ cho Quang-Vũ giết sao?
Trần Tự-Sơn thở dài, nói với
Chu Tái-Kênh:
– Trần phu nhân. Tôi không dám
tự hào mình có đại công với Lĩnh-Nam. Tôi với Khất đại phu có tình chú cháu.
Phu nhân là thím của tôi. Tôi không dám dùng chức tước Thái thượng-hoàng mà
hoàng-đế Lĩnh-Nam tặng cho tôi. Tôi chỉ xin tất cả các vị hãy vì tôi, mà hứa:
Không bao giờ giết nghĩa huynh Quang-Vũ.
Đinh Xuân-Hoa, Chu Kim-Hựu,
Trần Năng, Sún Rỗ, Sa-Giang tuân phục Trần Tự-Sơn đã quen. Tất cả đều gật đầu.
Riêng Cu Bò, nó mới được cử làm tướng chỉ huy sư Thần-ưng gần đây. Nó nghe nói
về Trần Tự-Sơn, mà chưa biết mặt. Bây giờ thấy ngài như hạ lệnh cho sư bá, sư
huynh. Nó thấy sư bá Chu Kim-Hựu gọi ngài bằng vương gia, nay nghe ngài kể rằng
Quang-Vũ là nghĩa huynh. Nó cho rằng ngài là đại thần nhà Hán. Nó bực mình:
– Chúng tôi, là con dân
Lĩnh-Nam, chỉ biết tuân chỉ chị hoàng-đế thôi. Ông muốn bảo chúng tôi đừng giết
Quang-Vũ, e còn khó hơn bắc thang lên trời. Ông không tự biết mình tí nào hết.
Bộ ông không muốn sống nữa sao?
Trời cho Trần Tự-Sơn có con mắt
tinh đời. Ông từng lãnh đạo hàng triệu tướng sĩ Hán, Lĩnh-Nam. Cho nên chỉ liếc
qua một cái, ông phân biệt được kẻ trung người nịnh. Chính ông đã nhìn ra chân
tài Trưng Nhị, Nguyễn Phương-Dung, Đào Kỳ, Phùng Vĩnh-Hoa, khi cha mẹ, sư phụ
của họ chưa biết được họ. Nghe Cu Bò nói, ông vẫy tay ra hiệu cho Chu Kim-Hựu,
Đinh Xuân-Hoa đừng ngăn cản Cu Bò.
Ông mỉm cười hỏi:
– Chú em, chú tên gì? Sư phụ
tên gì?
Cu Bò thấy Trần Tự-Sơn không
giận dữ. Nó bớt nóng nảy hơn:
– Tôi sinh ra, không biết tên
cha mẹ. Sư tỷ Hồ Đề bảo cha tôi tên Lạc-Long-Quân, mẹ tôi tên Âu-Cơ. Sư phụ tôi
họ Đào tên Thế-Hùng người là đại anh hùng, đại hào kiệt Lĩnh-Nam, người đã tuẫn
quốc.
Trần Tự-Sơn mỉm cười sung
sướng:
– Thì ra thế. Chú em xuất thân
danh gia có khác. Hèn chi khí phách hơn đời. Ta hỏi chú nhé: Nếu chú có người
anh kết nghĩa, bị người ta bàn kế giết chết. Chú có ngăn cản không?
Cu Bò vỗ tay vào nhau:
– Thông thường tôi ngăn cản.
Ngược lại nghĩa huynh làm hại Lĩnh-Nam. Không những tôi ngăn cản, mà đích thân
tôi giết nghĩa huynh nữa. Giết một nghĩa huynh, mà yên trăm họ Lĩnh-Nam tại sao
không?
Trần Tự-Sơn liếc nhìn Chu
Kim-Hựu, Đinh Xuân-Hoa mỉm cười. Ông sống bên cạnh Hoàng Thiều-Hoa, Đào Kỳ đã
lâu. Ông không lạ gì đường lối võ đạo Cửu-chân: Đặt đất nước trên hết. Cu Bò
được Đào Quí-Minh thay cha nhận làm sư đệ. Võ công, võ đạo của nó hoàn toàn do
Đào Quí-Minh dạy. Từ ngày đến Lạc-dương, do Đinh Xuân-Hoa dạy. Ông cười:
– Chú chỉ biết một mà không
biết hai. Nếu bây giờ Lĩnh-Nam giết Quang-Vũ, đương nhiên thành công. Ngặt một
điều, trong triều hiện có nhiều phe phái thân Lĩnh-Nam. Nhiều phe phái muốn
diệt Lĩnh-Nam. Khi các vị giết Quang-Vũ, tam công, đại thần, Trung-nguyên sẽ có
hoàng-đế mới. Toàn Trung-nguyên, triều Hán đều trở thành thù hận Lĩnh-Nam. Bấy
giờ họ kéo đại binh sang đánh, lấy lý do trả thù, triệu người như một. Lĩnh-Nam
làm sao chống nổi?
Ông ngừng lại nhìn Trần Năng
tiếp:
– Ta dựng lên triều đình Đông
Hán, ta hiểu các đại thần hơn hết. Không phải ai cũng ác độc. Ai cũng muốn diệt
Lĩnh-Nam. Ngươi thấy đó, triều thần Đông-Hán có người như Hoài-nam vương, như
Đặng Vũ, như Ngô Hán, và cũng có loại người như ta, như Mã Vũ. Hiện nay phe
thân Lĩnh-Nam có những người xung quanh Hàn thái-hậu, Âm hoàng-hậu, Chu
quí-phi. Đại thần có Đặng Vũ, Mã Vũ, Chu Hựu, Trần Kim-Hồ… và nhiều nữa. Phe
chủ trương diệt Lĩnh-Nam có phe đảng của Mã thái-hậu, Quách hoàng-hậu,
Chu-Long. Hai phe gờm nhau từng bước, từng bước. Quang-Vũ lo sợ ngai vàng lung
lay, y ngả theo phe chủ chiến. Trong năm mặt trận. Đáng sợ nhất là mặt trận của
thầy trò Lê Đạo-Sinh với đám người Hán ở Lĩnh-Nam. Còn ba đạo Ngô Hán, Mã Viện
và Lưu Long, Đoàn Chí không đáng lo. Tại sao? Cả ba người đều dùng dằng không
muốn tiến binh. Họ sợ tiến binh trước, sẽ anh hùng Lĩnh-Nam phản công. Đạo nào
cũng chờ cho hai đạo kia tiến binh trước. Dù thắng, dù bại, Lĩnh-Nam hao tổn
nguyên khí. Bấy giờ họ mới tiến binh. Vậy ta chỉ cần phái ba người, miệng lưỡi
cho giỏi, tới thuyết Ngô, Mã, Lưu. Khiến ba nơi đều chần chờ. Ta bất thần tập
họp binh mã, đánh một trận, dẹp tan một trong ba đạo. Hai đạo kia kinh hồn táng
đởm. Trong khi đó phe chủ hòa ở triều sẽ bàn truyện bãi binh.
Chu Tái-Kênh liếc nhìn Đinh
Xuân-Hoa, Sa-Giang, Sún Rỗ gật đầu. Bà nói:
– Bọn chúng tôi không nghĩ sâu
xa. Suýt nữa hồ đồ, làm hại đại cuộc. Mong thái thượng hoàng đại xá cho.
Trần Tự-Sơn cười:
– So vai vế, người là thím của
tôi. Thím đừng dạy quá lời. Huống hồ nay tôi đã theo Bồ Tát, pháp danh của tôi
là Tử-Lăng. Nghiêm Sơn thành Trần Tự-Sơn. Trần Tự-Sơn chết rồi. Từ nay chỉ còn
Tử-Lăng mà thôi. Xin các người nhớ cho. Các người muốn gọi tôi bằng danh từ
Trần Tử-Lăng, Nghiêm Tử-Lăng tùy ý.
Sún Rỗ hỏi:
– Đại ca Tử-Lăng! Thế còn sư tỷ
Thiều-Hoa đâu?
Tử-Lăng chỉ về phía hoàng
thành:
– Nàng nhập hoàng thành vấn an
Hàn thái-hậu.
Tăng-giả Nan-đà lên tiếng:
– Chúng ta đi thôi.
Thấp thoáng một cái. Ba người
đã biến vào đêm tối mất dạng.
Chu Kim-Hựu bàn:
– Vậy hiền muội, sư muội Trần
Năng trở về Lĩnh-Nam tường trình mọi sự lên hoàng-đế. Sa-Giang, Sún Rỗ về
Nam-hải. Ta với Cu Bò ở lại đây.
Hôm sau ba người vào cung cáo
từ Hàn thái-hậu, Quang-Vũ, Chu Tường-Qui lên đường về Lĩnh-Nam. Trong con mắt
của Quang-Vũ, Chu Tường-Qui, ba người là anh hùng Lĩnh-Nam không thể nào chiêu
dụ được. Còn Mã thái-hậu, vì cái kho tàng lớn lao, làm mụ mê muội. Mụ tưởng ba
người cùng một thứ như Lê Đạo-Sinh, mụ có thể dùng công danh sai bảo. Mụ ban
chỉ dụ cho ba người phải làm nội ứng khi quân Hán đánh xuống. Nếu có điều gì
cần, cứ đưa thẻ bài ra. Dù Ngô Hán, Mã Viện, Lưu Long cũng phải giúp đỡ.
Ba người lấy ngựa, hướng
Hán-trung tiến phát. Hơn một ngày mới tới Trường-an. Trần Năng chỉ cho Chu
Tái-Kênh, Đinh Xuân-Hoa biết nơi đã diễn ra trận chiến kinh hồn táng đởm giữa
quân Việt-Thục với Hán, khiến Quang-Vũ phải bỏ Trường-an rút về Đồng-quan. Chu
Tái-Kênh than thở:
– Nếu không xảy ra vụ Công-tôn
Thi. Có lẽ giờ này Hán vẫn còn sợ Thục, Lĩnh-Nam. Chứ có đâu Lĩnh-Nam phải ưu
tư như thế này. Không biết tên Công-tôn Thi hiện giờ ở đâu? Chúng ta phải tìm
y, băm vằm ra cho bỏ ghét.
Bỗng Trần Năng nói sẽ:
– Có sáu người đang phi ngựa từ
phía sau sắp tới.
Quả nhiên, lát sau, sáu người
phi ngựa tới. Một người trang phục theo lối đại quan, và năm người theo lối đại
tướng quân. Họ thấy ba phụ nữ đeo kiếm, gò ngựa đứng bên đường, thì liếc mắt
nhìn, rồi phi tiếp.
Trần Năng rất kinh nghiệm về
quan chế nhà Hán. Bà nói:
– Người quyền quí ít ra cũng tước hầu, bá. Còn năm người võ tướng, võ công rất cao, e họ không thua gì bọn Phong-châu song-quái. Có lẽ họ từ Lạc-dương vào Thục gặp Ngô Hán đây. Không chừng họ là sứ giả của Quang-Vũ cũng nên.
Trích đoạn:
Dương-bình-quan
33°26'3.64"N
104°47'51.38"E
Kiếm-các
32°17'18.56"N
105°31'30.94"E
Hán Trung
33°
4'3.40"N 107° 1'25.57"E
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A1n_Trung
03
Hôm sau, ba người đi vào địa phận Dương-bình-quan. Trần Năng nhìn lại thành xưa. Trước đây anh
hùng Lĩnh-Nam đánh Thục giúp Hán, rồi phản Hán trợ Thục. Bây giờ, thành lại
thuộc Hán. Cuộc đời như lớp sóng. Lớp này lên, lớp kia xuống, khó biết sau này
sẽ ra sao. Rời Dương-bình-quan, ba người đi về phía Kiếm-các. Bỗng Trần Năng chỉ về phía trước. Chu
Tái-Kênh nhìn theo: Vẫn người quyền quí, và năm võ tướng hôm trước, đang thả
ngựa ăn cỏ. Họ cùng ngồi dưới gốc cây nghỉ ngơi. Chu Tái-Kênh nháy hai người,
rồi cùng gò ngựa, cột vào gốc cây gần đó lấy lương khô ra ăn.
Một võ tướng nói với người quyền quí:
– Vương đại ca. Đại ca thử đoán xem, ba người
đàn bà kia võ công đến trình độ nào? Kiếm của họ dài và nhỏ. Tiểu đệ chưa hề
thấy qua.
Người quyền quí họ Vương đáp:
– Đúng đấy! Kiếm của họ là kiếm Lĩnh-Nam. Có
lẽ ba người này từ Lĩnh-Nam tới. Đàn bà Lĩnh-Nam võ công rất cao cường. Trước
đây họ theo Lĩnh-Nam vương đánh Thục, rồi phản Hán trợ Thục. Các đại tướng vô
địch như Sầm Bành, Cảnh Yểm, Phùng Dị đều mất mạng về tay họ đấy. Phạm lục đệ
không nên gây hấn với họ.
Nội công Chu Tái-Kênh rất cao. Bà nghe rõ
hết. Bà sẽ thuật cho Trần Năng với Đinh Xuân-Hoa nghe.
Phía bên kia, gã họ Phạm lại nói:
– Đệ không tin. Để tiểu đệ thử xem.
Miệng nói, gã họ Phạm đứng lên tiến về phía
ba người. Chu Tái-Kênh bảo Trần Năng:
– Năng nhi! Con đừng quay lại, con nhắm đầu
gối tên họ Phạm, điểm một chỉ. Cốt đánh ngã y, chứ đừng giết y.
Trần Năng nghe sư mẫu nói. Bà chĩa ngón tay
trở về sau, nhắm đầu gối gã họ Phạm điểm một cái. Gã họ Phạm tiến tới cách ba
người hơn trượng. Tự nhiên thấy đầu gối như bị cái dùi đâm vào, khiến gã không
tự chủ được, kêu lên một tiếng, ôm gối ngã lăn ra.
Người họ Vương kêu lên:
– Cái gì vậy?
Cả năm người chạy lại, đỡ gã họ Phạm lên. Đầu
gối bị sưng lớn, máu bầm tím. Trong khi đó bọn Chu Tái-Kênh vẫn không quay trở
lại. Người họ Vương tiến tới phía sau, mà bọn Chu Tái-Kênh vẫn lờ đi như không
biết. Y lên tiếng hỏi:
– Các vị là ai? Vào Ích-châu có việc gì? Tại
sao lại đánh lục đệ của ta bị thương?
Chu Tái-Kênh, vốn tính ngỗ nghịch. Đến
Trưng-đế bà còn không sợ. Bà trả lời bằng giọng ngang tàng:
– Chúng ta là công-chúa, con
Ngọc-hoàng-thượng đế. Chúng ta có việc vào Ích-châu cũng như các ngươi vậy. Còn
gã họ Phạm kia, chắc đi ăn trộm, bị người ta đánh cho bị thương. Thế mà ngươi
bảo chúng ta đánh y, thực vô lý. Chúng ta đánh bằng gì? Chiêu thức nào? Các
ngươi có tới mười hai con mắt, các ngươi có mù đâu mà không thấy?
Một người to lớn, mặt đen như nhọ chảo nổi
giận quát lên:
– Ta là Lê Hựu, một đời dọc ngang. Há để cho
bọn đàn bà các ngươi nhục mạ sao?
Miệng nói y phóng chưởng tấn công Chu
Tái-Kênh. Chưởng lực của y hùng hậu vô cùng. Chưởng phong ào ào chụp tới. Trần
Năng ngồi gần y nhất. Bà vọt người lên cao. Còn lơ lửng trên không, bà đã phất
chiêu Loa thành nguyệt ảnh đánh xuống đỉnh đầu gã Lê Hựu. Lê Hựu thấy chưởng
lực của bà hung dữ, khắc chế với chưởng của y. Y vội nhảy lui lại, đổi chiêu,
hướng chưởng lên cao đỡ. Binh một tiếng. Người y bật lui lại ba bước. Trong khi
Trần Năng đáp xuống đất, ung dung nhìn y.
Lê Hựu hít một hơi, vận chưởng đánh tiếp,
miệng hô lớn:
– Thì ra ngươi là một cao thủ. Hãy tiếp
chưởng nữa của ta.
Trần Năng ra chiêu Ngưu tẩu như phi. Bà vẫn
chưa vận Thiền-công. Chưởng phong ào ào tuôn ra. Binh một tiếng. Lê Hựu lui lại
ba bước. Còn bà vẫn đứng ung dung. Thắng bại đã phân. Người họ Vương nói:
– Ngô nhị đệ! Ngươi giúp Lê ngũ đệ một tay.
Gã họ Ngô dạ một tiếng. Y vung chưởng tấn
công Trần Năng, trong khi Lê Hựu cũng đánh tới. Trần Năng phát chiêu Lưỡng ngưu
tranh phong. Bà mượn sức của hai người, đẩy chưởng lực họ vào nhau. Binh một
tiếng lớn. Chưởng gã họ Lê, họ Ngô đụng nhau. Cả hai mặt đỏ gay, đều lui lại.
Hai gã quát lên, đồng nhảy vào
tấn công. Trần Năng bình tĩnh chống trả. Bà dùng thân pháp Thiền-tông. Khi
phải, khi trái, lúc có lúc vọt lên không ; cũng có khi bà dùng Phục-ngưu thần
chưởng, hay chưởng pháp Cửu-chân. Bà vận Thiền-công. Chưởng pháp trở thành nhẹ
nhàng, phiêu hốt, nhàn tản. Mặc hai người ra chiêu, hiểm độc thế nào, bà cũng
tránh được.
Người họ Vương hô lên:
– Ngừng tay!
Ba người cùng nhảy lui trở lại.
Người họ Vương tiến lên cung kính hỏi Trần Năng:
– Chẳng hay cô nương với Lục
trúc tiên sinh là chỗ như thế nào?
Nghe đến bốn chữ Lục trúc tiên
sinh, Trần Năng biết người họ Vương thuộc loại thân thiết với Lê Đạo-Sinh. Bà
định nói dối, không nhận người sư-thúc hại dân, hại nước, thân danh tàn tệ đó.
Hình ảnh ngày xử tội Tô Định, chính Lê Đạo-Sinh giết Đào Thế-Hùng, Hồng-Thanh,
anh hùng thiên hạ đều nghiến răng căm hận. Thế nhưng Khất đại phu vẫn nhận y là
sư đệ. Võ đạo phái Tản-Viên như thế đó. Bà đành miễn cưỡng trả lời:
– Tiểu nữ gọi người bằng
sư-thúc. Chẳng hay các vị là ai? Tại sao biết sư-thúc tiểu nữ?
Cả bọn sáu người cùng kêu lớn
lên một tiếng ái chà. Người họ Vương càng tỏ vẻ khách sáo:
– Thì ra người nhà cả. Chúng
tôi đã có dịp đàm luận võ công với người. Vì vậy khi cô nương ra chiêu. Chúng
tôi mới nhận được.
Y tự giới thiệu cả bọn:
– Chúng tôi là sáu anh em kết
nghĩa. Tôi họ Vương tên Bá.
Trần Năng đã nghe Trần Tự-Sơn
nói nhiều về các nhân vật triều Hán. Bà kêu lớn lên:
– Thảo nào! Thì ra ngài là
Hoài-dương hầu. Hiện lĩnh chức thái thú Thượng-dung thì phải. Thực đắc tội.
Tuy miệng nói vậy, mà trong
lòng nghĩ:
– Hỏng bét. Người này thân với
sư-thúc. Ta cứ ậm ờ, để do la tin tức sư-thúc xem sao.
Người họ Vương tên thực là
Vương Bá. Cách đây gần hai mươi năm, y cắp gươm theo Nghiêm Sơn, Quang-Vũ. Y là
người tài kiêm văn võ, vào sinh ra tử biết bao phen, mới được Quang-Vũ phong
cho tước Hoài-dương hầu, lĩnh chức thái thú Thượng-dung. Vương tự thị võ công,
văn học, công trạng đều lớn hơn bọn Ngô Hán, Đặng Vũ, Mã Viện, mà không được
cầm quyền đại tướng quân. Sau y mới tìm ra rằng. Sở dĩ ba người kia văn không
hơn, võ không bằng mà được cầm đại quân. Vì họ biết thu dùng nhân tài, có nhiều
cao thủ dưới quyền. Khi trấn Thượng-dung, y thu dùng năm cao thủ, rồi kết huynh
đệ. Y lớn tuổi nhất đứng đầu. Thứ đến Ngô Bình, Vũ Đạt, Hà Chi, Lê Hựu, Phạm
An. Y cho các nghĩa đệ cầm quyền tướng quân. Tiếng tăm Thượng-dung lục hữu vang
danh Trung-nguyên.
Cách đây mấy hôm, Vương Bá nhận
được chiếu chỉ của triều đình, cử y lĩnh chức Thứ-sử Thành-đô, kiêm tổng trấn
Ích-châu thay Ngô Hán, để Ngô đem quân vượt Độ-khẩu đánh Lĩnh-Nam. Y vội vàng
trao chức thái thú cho tân nhậm, cùng năm nghĩa đệ lên đường vào Thành-đô. Giữa
đường y gặp bọn Chu Tái-Kênh. Y thấy hai nghĩa đệ của mình, võ công nức tiếng
Thượng-Dung, mà đấu không lại một thiếu phụ trẻ. Thoáng một cái, y đã nhận ra
võ công thiếu phụ rất cao siêu. Đối phương chỉ muốn đùa cợt. Chứ thực sự đối
phương ra tay, hai nghĩa đệ của y đã mất mạng trong chốc lát. Y thấy ngoài Trần
Năng ra còn hai người đàn bà cao niên, dường như sư trưởng của Trần Năng. Nếu
đụng độ bên y sẽ bị đánh bại. Là người khôn ngoan, y muốn kết thân với hào
kiệt, để gây thanh thế như Mã Viện, Đặng Vũ. Vì vậy y mới có lời lẽ khách khí.
Trần Năng chỉ Chu Tái-Kênh:
– Đây là sư mẫu của tôi. Người
là sư tỷ của Lục-trúc tiên sinh.
Vương Bá đã có dịp tiếp xúc với
Lê Đạo-Sinh. Vương thấy võ công Lê ngang với bọn Sầm Bành, Phùng-Dị. Sầm, Phùng
chỉ có cái dũng. Còn Lê tỏa ra một bác học, đại tôn sư võ học. Y sinh lòng kính
trọng. Lê hiện theo giúp trong quân Ngô Hán, được Quang-Vũ phong tước Lĩnh-nam
công, lĩnh chức đại tướng quân. Bọn Đức-Hiệp, Vũ Hỷ, Hoàng Thái-Tuế, Ngô
Tiến-Hy đều được lĩnh chức thái thú, tước phong hầu. Hôm nay y thấy võ công
Trần Năng cao hơn bọn Vũ-Hỷ nhiều. Bà còn giới thiệu Chu Tái-Kênh là sư tỷ Lê
Đạo-Sinh. Khiến Vương Bá càng thêm kính trọng.
Y kính cẩn hành lễ:
– Tiểu tướng được nghe danh
Lĩnh-nam tiên ông từ lâu. Hôm nay mới được diện kiến với phu nhân. Thực là tam
sinh hữu hạnh.
Trần Năng lại giới thiệu Đinh
Xuân-Hoa:
– Vị này là thái sư mẫu của
chồng tôi.
Vương Bá không biết võ công của
Đinh Xuân-Hoa ra sao. Trong đầu y nghĩ: Chỉ cần võ công bà ngang với Trần Năng
cũng đủ. Y cung kính nói:
– Tiểu tướng mới được sắc phong
làm Thứ sử Thành-đô, kiêm tổng trấn Ích-châu. Trên đường đi nhậm chức, gặp các
vị. Có đôi chút hiểu lầm. Mong các vị thứ lỗi.
Chu Tái-Kênh đã nghĩ được một
kế. Bà móc túi ra ba cái thẻ bài khắc con phụng của Mã thái-hậu:
– Thì ra quân hầu mới được tân
thăng. Mừng cho ngài. Chúng tôi tuân chỉ dụ Thái-hậu, vào Thành-đô, rồi đi
Lĩnh-Nam có việc khẩn.
Vương Bá cầm thẻ bài xem xét
kỹ. Y trả lại Chu Tái-Kênh nói:
– Các vị là khâm sai của Mã
thái-hậu. Hèn gì võ công cao thâm. Tiểu tướng cả gan, dám xin các vị đi cùng
cho vui. Không biết các vị có chấp thuận không?
Chu Tái-Kênh đáp:
– Như vậy chúng tôi mạo phạm
quá. Nào chúng ta cùng lên đường.
Trần Năng móc trong túi ra bình
thuốc nhỏ đến trước mặt Phạm An. Bà lấy viên thuốc để lên tay búng đến véo một
cái. Viên thuốc quay tròn với tốc độ thật mau. Khi sắp chạm vào đầu gối Phạm An
thì vỡ tan thành bụi. Bụi thuốc phủ lên đầu gối Phạm An. Đầu gối y hết sưng
liền.
Phạm An cung kính:
– Đa tạ Y-tiên.
Trên đường đi, Chu Tái-Kênh dò
la Vương Bá:
– Chúng tôi tối tăm lắm. Dám hỏi
hiện giữa Xa-kỵ đại tướng quân Ngô Hán với Vương Thứ-sử, ai ở trên?
Vương Bá đáp:
– Chúng tôi đều được phong hầu
cả. Không ai ở trên ai. Ngô tướng quân cầm quân đánh sang Lĩnh-Nam. Còn tôi thì
trấn thủ thay cho người.
Trần Năng đã kinh nghiệm qua vụ
Trần Tự-Sơn, với những khúc mắc trong quan trường. Bà nhận ra chủ ý của
Quang-Vũ: Y trao đại quân cho Ngô Hán mà trong lòng nghi ngờ. Ngô vừa đánh
chiếm được Trường-an, triều đình đã vội cử người thay thế. Khi Ngô chiếm xong
Hán-trung, triều đình lại cử người trấn thủ. Bây giờ Ngô chiếm được Ích-châu.
Quang-Vũ muốn cho y đánh xuống Lĩnh-Nam, vì sợ Ngô nắm Ích-châu, Lĩnh-Nam, lỡ y
trở mặt thì nguy. Vì vậy y mới nghĩ đến cử người đi trấn Ích-châu. Y biết xưa
nay giữa Vương Bá với Ngô Hán có chỗ ganh nhau vì tiếng tăm. Y mới cử Vương vào
chức tổng trấn Ích-châu hầu đề phòng Ngô Hán.
Trần Năng cười:
– Vương thứ-sử! Người thử nghĩ
xem hoàng-thượng tin Ngô Hán hay tin Thứ-sử?
Vương Bá biết Ngô Hán được tin
cẩn hơn. Song y vẫn nói lảng:
– Tôi cũng không biết nữa.
Trần Năng cười lớn:
– Ngu như tôi mà cũng biết
Vương thứ-sử được ân sủng hơn Ngô Hán, có lẽ Thứ-sử nhún nhường đấy thôi.
Vương Bá hỏi:
– Tôi không nhận ra.
Trần Năng vỗ hai tay vào nhau:
– Này nhé! Nếu triều đình ân
sủng Ngô Hán, tất đã phong cho Ngô trấn thủ Ích-châu. Ích-châu thế đất hiểm,
dân giàu, tiến ra có thể tranh dành Trung-nguyên. Rút về cố thủ thành một nước.
Xưa đức Cao tổ, sau này Công-tôn Thuật đều giữ Ích-châu, hùng cứ một phương.
Triều đình không tin Ngô Hán, mà tin Thứ-sử, vì vậy mới cử Thứ-sử làm tổng trấn
Ích-châu.
Vương Bá như người mù được mở
mắt. Y kính cẩn:
– Đa tạ Y-tiên chỉ dẫn.
Chu Tái-Kênh thêm vào:
– Bây giờ vào Thành-đô. Trước
hết Thứ-sử cử năm vị nghĩa đệ nắm lấy binh quyền. Trước Thứ-sử thao luyện sĩ
tốt, tích trữ lương thảo. Sau đó thu dùng hiền tài, tổ chức nội trị thực vững.
Lĩnh-Nam anh tài nhiều, Ngô Hán đánh xuống khó mà thành công. Đợi khi Ngô thất
bại. Thứ-sử sẽ được cử thay thế. Bấy giờ cái tước công, tước vương không xa là
mấy.
Vương Bá rất thông minh. Y nghĩ
trong đầu:
– Khi Ngô Hán đánh Lĩnh-Nam,
quân sĩ lương thảo hao hụt. Ta cứ chần chờ bổ xung, đợi y bại, ta sẽ thay y nắm
quyền, đánh Lĩnh-Nam. Công ấy không nhỏ.
Y hỏi Chu Tái-Kênh:
– Không biết các vị đi Thành-đô
có việc gì?
Chu Tái-Kênh đáp:
– Mã thái-hậu muốn chúng tôi
trợ giúp Ngô Hán đánh Lĩnh-Nam. Song Ngô thân với sư đệ Lê Đạo-Sinh. Vì vậy
chúng tôi không muốn giúp Ngô tý nào cả. Có lẽ chúng tôi nằm chơi ở Thành-đô mà
thôi.
Vương Bá như bắt được của quí:
– Thế thì các vị hãy giúp tôi.
Đợi khi Ngô Hán thất bại, tôi cầm quân đánh Lĩnh-Nam. Bấy giờ triều đình sẽ cắt
Lĩnh-Nam phong cho các vị.
Chu Tái-Kênh gật đầu:
– Được! Tôi xin theo lời Vương
Thứ-sử.
No comments:
Post a Comment