20220825 Cong Dong Tham Luan Dia Su Linh Nam 33a
20220826 Cong Dong Tham Luan Dia Su Linh Nam 33a
CẨM-KHÊ DI-HẬN (Q.IV: Hồi 93-100)
Posted on November 16, 2012 by Lê Thy
HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA
Bồ-Lăng tuẫn tiết tận thần trung
(Câu đối đền thờ Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang)
Nghĩa là:
Tuẫn tiết ở bến Bồ-Lăng, trọn nghĩa trung thần.
https://trandaisy.wordpress.com/2012/11/16/cam-khe-di-han-q-iv-hoi-93-100-2/
Trích đoạn:
CẨM-KHÊ DI-HẬN (Q.IV: Hồi 93-100)
Posted on November 16, 2012 by Lê Thy
QUYỂN
IV
HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA
Bồ-Lăng tuẫn tiết tận thần
trung
(Câu đối đền thờ Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang)
Nghĩa là:
Tuẫn tiết ở bến Bồ-Lăng, trọn nghĩa trung thần.
Ngô Hán truyền quân sĩ nghỉ ngơi, ăn
uống, rồi cho lấy bùn trát lên lá chắn. Y nói với các tướng:
– Một cái thành Đức-xương nhỏ bé như vậy. Chỉ có năm nghìn quân trấn đóng, mình tới năm vạn,
mà không vào được, thì thực vô lý. Ta hẹn nội trong hai giờ, phải vào thành.
Nếu không các tướng cấp lữ, sư đều bị xử tử.
Vừa lúc đó, thám mã từ thành Tây-xương về báo:
– Cáp Diên công thành Tây-xương, bị Thần-nỏ bắn xuống. Binh tướng
chết nhiều quá. Có tin nói Công-tôn Thi làm phản, xua quân chiếm Hán-nguyên, Mi-sơn, Đông-sơn,
Cửu-long.
Ngô Hán lắc đầu:
– Không thể có chuyện đó.
Thình lình tiếng quân reo, ngựa hí vang dội. Quân báo:
– Tượng-quận vương Hàn Bạch vượt sông Kim-sa-giang cùng với đội Thần-tượng, định đánh vào phía sau quân mình. Tư đồ
Tượng-quận Vương Hồng dàn quân vượt Độ-khẩu, tiến đánh vào mặt nam. Quân, tướng náo loạn. Xin Đại tư-mã quyết
định.
Ngô Hán truyền quân lui lại. Bỏ đánh thành Đức-xương. Chuẩn bị nghinh chiến. Y giận run người lên nói:
– Con tiện tỳ Phùng Vĩnh-Hoa hỗn thực. Quân của chúng bất
quá chưa tới mười vạn mà dám hỗn láo. Ta thiết kế tinh vi như vậy, mà y thị
cũng biết được, thực là quá.
Đến đó, quân sĩ la hoảng lên, cùng hướng mắt nhìn về Cửu-long. Ngô Hán nhìn theo: Khói bốc
lên mịt mờ. Y chưa biết truyện gì xảy ra. Truyền án binh bất động. Đến chiều.
Tế tác báo cho biết:
– Công-tôn Thi bí mật liên lạc với Vương Nguyên. Hai bên đem quân đánh chiếm Mi-sơn, Đông-sơn. Phùng Vĩnh-Hoa đang
đêm đánh úp mặt Cửu-long. Lương thảo của chúng ta bị chiếm mất.
Ngô Hán gọi Lưu Thương truyền lệnh:
– Ngươi lĩnh năm vạn binh, lập đồn, trấn giữ ở đây. Người cố cản
quân Hàn Bạch, Vương Hồng. Để ta trở về tái chiếm Cửu-long.
Ngô Hán truyền đại tướng Nguyễn Nghi, Đỗ Trí:
– Các ngươi dẫn kị binh đi trước. Trở về cứu viện Cửu-long khẩn cấp.
Lại gọi đại tướng Phạm
Phú, Ngô Trường:
– Mỗi người dẫn ba vạn binh, đi bảo vệ cánh phải, cánh trái.
Vừa lúc đó trống thúc liên hồi, quân reo rung động trời đất. Có
tin báo:
– Quân Việt từ Độ-khẩu, Hòa-bình, do Hàn Bạch, Vương Hồng đến cứu viện Đức-xương. Quân thế hùng tráng. Chỉ còn cách khoảng ba dậm nữa.
Binh tướng náo loạn lên. Ngô Hán rút kiếm quát:
– Giữ nguyên vị trí. Ai làm náo loạn hàng ngũ, ta chém liền.
Y truyền các tướng dàn trận chuẩn bị đối phó. Một lát sau tiền đạo
quân Lĩnh-Nam tới. Đạo quân tuy chỉ có hơn vạn, mà hùng khí ngất trời. Vương Hồng đi đầu. Cạnh ông phất phới lá
cờ Tượng-quận Tam-anh vương. Quân Việt đến nơi, tự dàn
trận thế uy nghi. Vương Hồng gò ngựa đứng trước. Ông thấy Lưu Thương, nghiêng
mình hành lễ:
– Tại hạ Vương Hồng, đất Lĩnh-Nam xin kính chào Quân-hầu. Gần đây Quân-hầu vẫn mạnh khỏe?
Lưu Thương đáp lễ:
– Ngươi có phải Đô-sát
Trường-sa, ở dưới trướng Mã Anh đó không? Ngươi thấy chúa tướng cũ, sao không xuống ngựa rập đầu?
Vương Hồng cười lớn:
– Năm xưa, Tượng-quận Tam-anh, vì mưu cầu phục quốc, phải đầu quân
tại Trường-sa. Chứ chúng tôi không phải bán thân cho Quang-Vũ. Trước kia tôi ở
dưới trướng của người. Nay thì khác. Tôi vì Lĩnh-Nam. Quân-hầu vì Hán. Trận
tiền gươm đao vô tình. Xin Quân-hầu miễn chấp.
Vừa lúc đó, một đạo quân nữa tới, dẫn đầu bằng hai trăm thớt voi.
Khí thế muốn nghiêng trời lệch đất. Tượng-quận vương Hàn Bạch ngồi trên voi. Hàn Bạch nghiêng mình chào Lưu Thương. Ông cho quân
dàn trận.
Lưu Thương chột dạ hỏi:
– Còn Trấn viễn tướng quân Chu Thanh đâu?
Có tiếng cười lớn:
– Có Chu Thanh đất Lĩnh-Nam đây.
Lưu Thương chỉ vào trận Hán:
– Ba anh em ngươi, đem một đạo quân ô hợp thế kia. Tổng số chưa
quá bốn vạn, mà đối địch với mười vạn hùng binh của ta ư?
Hàn Bạch lễ phép thưa:
– Chúng tôi có bốn vạn người cũng dám nghênh chiến với mười vạn
binh. Vì nước quên mình. Đâu xá gì nguy hiểm?
Trong khi Hàn Bạch nói truyện với Lưu Thương. Ngô Hán cùng các
tướng đã tới. Y nhìn trận thế Lĩnh-Nam, nói:
– Chúng nó kéo hết quân Độ-khẩu, Hòa-bình, Vĩnh-nhân về. Như vậy chúng quyết chiến với ta rồi đây. Các tướng phải tiêu
diệt đám quân này. Mới hy vọng sống sót. Y nhìn trận thế Lĩnh-Nam. Đứng trước
trận, hai trăm thớt voi, chia làm hai mươi đội. Sư trưởng Thần-tượng Nghiêm Đôn cầm cờ xanh phất lên. Mỗi đội chia ra bên phải năm thớt. Bên trái
năm thớt. Ở giữa, một dàn Thần–-nỏ.
Ngô Hán quay lại nói với Lưu Thương:
– Lập tức đem các dàn chống Thần-nỏ lên ngay.
Quân Hán lui lại. Từ phía sau, các đội quân cầm dàn chống tên dàn
phía trước. Sư trưởng Thần-phong Phạm
Nga-Nương nói nhỏ với Hàn Bạch:
– Ngô Hán dùng rơm nhét vào các mắt một cái vỉ, chống Thần-nỏ. Bây
giờ cháu cho Thần-phong lên trước tấn công. Giữa lúc chúng rối loạn, quăng vỉ xuống. Sư bá cho Thần-tượng với Thần-nỏ đánh liền. Phải đánh mau, để chúng không kịp đốt lửa chống Thần-phong.
Ngô Hán gò ngựa đến trước trận nói với Hàn Bạch:
– Các ngươi tưởng Thần-nỏ vô địch ư? Ta đã chế ra lá chắn. Thần-nỏ
vô dụng rồi. Các ngươi có nhìn thấy không?
Y cầm roi chỉ một cái. Một toán quân đi trước, cầm vỉ chắn tiến
lên. Phía sau, đội kị mã xung vào trận Lĩnh-Nam.
Phạm Nga-Nương cầm
tù và thổi lên một hồi. Hàng triệu con ong bầu, từ các xe chở tổ ong phía sau
trận Lĩnh-Nam bay lên. Chúng bay u u, nhào xuống trận Hán tấn công. Đám quân
mang vỉ, đội kị mã đi đầu không phòng bị kịp. Bị ong đốt. Chúng bỏ vỉ chắn, ôm
đầu chạy lui trở lại. Ngô Hán quát lớn:
– Đốt lửa lên mau.
*** Chiến thuật nhị
thức "Thiết giáp phối hợp bộ binh tùng thiết" ***
Sư trưởng Thần-tượng Nghiêm Đôn phất cờ. Thần-tượng tiến lên hộ tống. Các dàn Thần-nỏ xung vào
trận Hán buông tên. Chỉ hai loạt đầu, hàng vạn kị mã đổ xuống. Ngựa trúng tên.
Người ngã ngựa. Ngựa dẫm lên người. Trên đầu ong đốt. Phía dưới Thần-nỏ tác xạ.
Thần-tượng xung vào trận.
Ngô Hán, Lưu Thương tả xung hữu đột. Hai người có tài đại tướng,
ứng phó nhanh chóng. Họ cho quân lui về núp trên ngọn đồi lập trận. Đồi dốc,
voi không leo lên được. Thần-nỏ bắn không tới.
Ngô Hán bảo Lưu Thương:
– Ngươi cùng bản bộ quân mã cố thủ ở đây. Để ta trở về đánh chiếm
lại Cửu-long đã.
Đức-xương
27°24'10.41"N 102°10'32.12"E
Tây Xương
27°53'40.16"N 102°15'46.98"E
Mi Sơn
30° 4'32.27"N 103°50'54.64"E
http://vi.wikipedia.org/wiki/Mi_S%C6%A1n
Cửu-long
29° 0'0.70"N 101°30'26.24"E
26°35'35.23"N 101°35'41.48"E
Độ-khẩu là cử khẩu đi vào vùng thung
lũng Ích Châu phía Nam Thành Đô.
Vĩnh-nhân
26° 3'16.24"N 101°40'12.88"E
Vỉnh-nhân nằm trong lảnh thổ Tượng Quận.
01a
Trích đoạn:
Về phía Lĩnh-Nam. Hàn Bạch quân ít, xuất khởi Độ-khẩu, Vĩnh-nhân đến tiếp viện cho Đức-xương đã gan lắm rồi. Ông không dám
bỏ thành trống đuổi theo giặc. Trong thành Đức-xương, Trần Đạm-Nương đứng trên
dịch lâu nhìn rất rõ. Bà sai mở cửa thành ra gặp Hàn Bạch. Bà nói:
– Hàn sư bá đến tiếp viện kịp thời. Cháu những tưởng không giữ nỗi
thành. Bây giờ Ngô Hán rút về chiếm lại Cửu-long. Sư bá với cháu quân ít, không
thể đuổi theo. Chúng ta cứ cầm cự với Lưu Thương, hầu chia bớt lực lượng chúng.
Sư bá mau cử sứ giả khẩn cấp báo tình hình cho sư tỷ Phùng Vĩnh-Hoa.
…..
Hai đại tướng Nguyễn Nghi, Đỗ Trí dẫn kị binh hướng Cửu-long. Từ Đức-xương đến Cửu-long khoảng trăm dặm.
Hai người đến Hà-tây, thì gặp đạo quân của Cáp Diên. Đỗ Trí nói:
– Thưa Quân-hầu. Anh em chúng tôi được lệnh đem kị binh về cứu
viện Cửu-long. Tình hình Tây-xương thế nào?
Cáp Diên thở dài:
– Dường như trong quân ta có gian tế của giặc. Khi ta đem quân tới
Tây-xương. Giặc đã biết trước. Con nhỏ Trần Hồng-Nương phòng thủ cực kỳ chu
đáo. Ta cho đánh thành. Chúng dùng Thần-nỏ bắn xuống. Chúng ta thiệt mất trên
vạn quân. Giữa lúc đó, bọn Công-tôn Thi sai Ngụy Đảng, Sử Hùng đem quân tới cứu
viện. Hai bên đánh nhau chưa phân thắng bại. Ta được lệnh phải rút binh về
Cửu-long. Cũng may chúng không đuổi theo.
Hai bên họp binh làm một, hướng Cửu-long. Đến khu rừng rậm rạp.
Quân báo:
– Phía trước, có cờ Lĩnh-Nam treo trên chót vót cây cao. Gần đó,
các cây cao khác đều treo cờ Ngũ-hành. Không rõ truyện gì?
Cáp Diên gật đầu. Truyền quân tiếp tục lên đường. Thình lình một
tiếng tù và rúc lên. Rồi hàng trăm tiếng thú gầm. Đoàn báo từ trên các cây nhảy
xuống chụp kị mã. Người kêu, ngựa hí inh ỏi. Đoàn kị mã chưa kịp phản ứng. Đoàn
Thần-báo lại biến vào rừng mất.
Cáp Diên kiểm lại, hơn ba trăm kị mã bị chết cùng với ngựa. Quân
sĩ đã bắt đầu mất tinh thần. Đoàn người ngựa lại tiếp tục lên đường.
Thình lình một hồi tù và thổi lên. Cáp Diên cho kị mã chuẩn bị tác
chiến. Thì chỉ thấy gần ven rừng, một đoàn khỉ đứng trên cây. Cổ mỗi con quàng
một cái khăn. Chúng khọt khẹt, tay cầm đá liệng xuống.
Quân kị dùng cung tên bắn lên. Chúng chạy vào rừng mất. Trời tối
dần. Quân sĩ báo với Cáp Diên:
– Chỉ còn lương thực đủ ăn bữa tối nay mà thôi. Nếu mai không có
lương, ắt chết đói hết.
Bỗng đâu đó tù và thổi liên hồi. Rồi khỉ, trong rừng lại truyền
cành cây tới ném đá. Trong rừng, báo gầm lên, từ trên cao nhảy bổ xuống đội
hình kị mã. Thoáng một cái, chúng biến vào rừng mất. Hơn trăm kị mã. vừa chết,
vừa bị thương.
Cáp Diên cùng các tướng cho quân hạ trại giữa rừng. Truyền canh
gác cẩn thận. Vì sợ bị báo, khỉ tấn công bất thần. Cáp Diên thở dài:
– Từ sáng đến giờ. Đến một tên quân Lĩnh-Nam. Ta cũng không thấy
mặt, mà hơn năm vạn binh của ta, nào bị thương, nào bị chết có đến hơn vạn.
Quân sĩ thì kinh hoảng mất tinh thần. Bọn Lĩnh-Nam thực đáng sợ.
Quân sĩ nấu cơm, vừa định ăn, thì tiếng trống thúc vang dội, tiếng
chiêng đánh inh tai. Cáp Diên cùng các tướng đốc thúc quân sĩ chuẩn bị tác
chiến. Song chỉ thấy trống thúc, chiêng kêu. Không thấy một người nào cả.
Cáp Diên bảo các tướng:
– Thây kệ. Chúng dùng nghi binh. Ta cứ ăn cơm.
Quân sĩ ngồi ăn cơm. Vừa lúc đó từ trên trời đoàn Thần-ưng xuất
hiện. Chúng nhào xuống tấn công. Trong đêm tối, quân Hán không nhìn thấy
Thần-ưng, trong khi Thần-ưng nhìn rất rõ. Trại Hán náo loạn lên.
Thình lình, tiếng báo gầm. Rồi báo từ ngoài tấn công vào trong
trại. Trên trời Thần-ưng đánh xuống. Tại chỗ cột ngựa, ngựa bị đoàn khỉ tới cắt
dây cột, dùng gậy đánh túi bụi. Chúng hí lên. Bỏ chạy vào rừng.
Cáp Diên cùng các tướng quát tháo thế nào cũng không được. Quân sĩ
bỏ trại, chạy toán loạn. Y truyền lui binh trở lại. Gặp trại quân Ngô Hán đóng
phía sau. Cáp Diên tường trình mọi truyện.
Ngô Hán than:
– Ta biết Phùng Vĩnh-Hoa dùng binh không bằng ta. Song y thị mưu
kế thần sầu quỉ khốc. Không biết đâu mà lường được. Chúng ta tạm chờ trời sáng
sẽ trở về Cửu-long sau.
Sáng hôm sau. Ngô Hán truyền quân sĩ tiến về Cửu-long. Y tiến rất
chậm. Song không gặp một biến cố gì. Đám tàn quân của Cáp Diên lại tụ tập về
được. Quân sĩ cho biết: Hôm qua chỉ có ba tướng trẻ. Một là Lê Đông-Giang chỉ
huy sư Thần-hầu. Hai là Vũ Lăng chỉ huy sư Thần-ưng. Ba là Cao Chiêu-Hựu chỉ
huy sư Thần-báo. Còn ngoại giả không thấy quân Lĩnh-Nam đâu.
Ngô Hán truyền an dinh hạ trại. Y cùng các tướng đến chân thành
Cửu-long. Cửa thành đóng kín mít. Trên thành không một bóng người. Không một
ngọn cờ. Cáp Diên bàn:
– Phùng Vĩnh-Hoa mưu mô xảo trá khôn lường. Không biết tình hình
trong thành ra sao? Quân mã, Thần-ưng, Thần-hầu, Thần-báo đi đâu? Dường như y
thị kéo dài thời giờ, đợi quân ta hết lương, rồi mới tấn công.
Ngô Hán bàn với các tướng:
– Đỗ Trí khẩn cấp đem binh phù của ta đến Càn-định, Nhã-giang. Truyền hai thái thú phải cung
ứng lương thảo gấp.
Y truyền các tướng:
– Dù gì chăng nữa. Chúng ta cũng đánh chiếm lại Cửu-long.
Vừa lúc đó, ba tiếng trống vang dội. Trên mặt thành, cờ xí dựng
lên uy nghiêm. Quân sĩ đi lại hùng tráng. Phùng Vĩnh-Hoa ngồi trên vọng lâu.
Tay cầm ống tiêu. Bà tấu bản Động đình ca. Thái độ phong lưu
tiêu sái. Tấu nhạc xong bà nói vọng xuống.
– Ngô Đại tư-mã. Từ Dương-bình-quan cách
biệt. Thấm thoát đã mấy năm rồi. Đại tư-mã vẫn mạnh khỏe a?
Ngô Hán ngửa mặt lên đáp:
– Phùng cô nương! Ngươi với ta đã từng bên nhau đánh quân Thục.
Hồi đó ngươi phản ta trợ Thục. Khiến ta khốn khổ. Bây giờ lại làm khó dễ ta thế
này ư?
Phùng Vĩnh-Hoa đáp:
– Ngô Đại tư-mã hiểu cho. Giữa Ngô Hán với Phùng Vĩnh-Hoa không
thù không oán. Tiểu nữ đâu dám làm khó dễ Đại tư-mã ? Chẳng qua tiểu nữ tuân
chỉ của hoàng-đế Lĩnh-Nam mà làm. Hai chúng ta ai cũng vì giang sơn của mình
cả. Tiểu nữ ở thế bất đắc dĩ mà thôi.
Ngô Hán quát lên:
– Quân sĩ trong thành Cửu-long của cô nương bất quá năm vạn. Ta
hiện có mười lăm vạn. Liệu cô nương có địch lại chăng? Ta khuyên cô nương mau
rút về Tượng-quận. Ta hứa không làm khó dễ cô nương.
Phùng Vĩnh-Hoa cười:
– Ngô Đại tư-mã sao hủ lậu lắm vậy? Nếu Đại tư-mã đánh được ta.
Người đã làm rồi. Người cất quân vượt Ô-giang, Xích-thủy, Kim-sa-giang đánh
Lĩnh-Nam. Ta chỉ trở tay một cái, đánh chiếm được Cửu-long, Đông-sơn, với Mi-sơn, Nga-biên. Đại quân Vương Nguyên tiến về
Thành-đô. Giờ này không chừng Thành-đô thất thủ rồi cũng nên. Thôi, ta nể tình
cũ, để cho Ngô Đại tư-mã đem quân về Nhã-giang. Ngươi cứ đi đi. Ta không làm
khó dễ đâu.
Bà cầm mũi tên bẻ làm đôi thề:
– Nếu ta cho quân rượt theo, hoặc phục kích, sẽ như mũi tên này.
Vừa lúc đó, quân của Lưu Thương về tới. Ngô Hán truyền Đỗ Trí,
Nguyễn Nghi đi đoạn hậu. Còn tất cả rút về Nhã-giang.
Độ Khẩu
26°35'35.23"N
101°35'41.48"E
Độ-khẩu là cử khẩu đi
vào vùng thung lũng Ích Châu phía Nam Thành Đô.
Vĩnh-nhân
26° 3'16.24"N 101°40'12.88"E
Vỉnh-nhân nằm trong lảnh thổ Tượng Quận.
Đức-xương
27°24'10.41"N 102°10'32.12"E
Tây Xương
27°53'40.16"N 102°15'46.98"E
Cửu-long
29° 0'0.70"N
101°30'26.24"E
Nhã-giang
30° 1'53.22"N 101° 0'51.33"E
02a
Trích đoạn:
Trong thành, Phùng Vĩnh-Hoa, Chu Tái-Kênh, Trần Năng vỗ tay cười:
– Quả đúng như chúng ta dự tính.
Nguyên đêm qua, Phùng Vĩnh-Hoa sai sư trưởng Thần-hầu Lê Đông-Giang, sư trưởng Thần-ưng Vũ Lăng, sư trưởng Thần-báo Cao Chiêu-Hựu dàn quân làm nghi binh, cản đường tiến quân của Cáp Diên, Ngô Hán.
Bà dự tính rằng sau một đêm mệt mỏi, thì lương hết. Hôm sau Ngô Hán về tới
Cửu-long, y sẽ không đủ sức tái chiếm thành. Y phải rút lui về Nhã-giang. Như
vậy bà mới có thể về tiếp ứng cho mặt trận Ô-giang, Xích-thủy của Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống và
Đào Tam-Lang. Vì có tin báo, mặt trận này quân Việt thất bại.
Đợi quân Ngô Hán rút rồi. Phùng Vĩnh-Hoa nói với Vương Nguyên:
– Ngô Hán mất hết lương thảo. Qua trận vừa rồi, y bị thất bại, hao
quân tổn tướng. Giữa Vương Bá với Ngô Hán có sự chia rẽ trầm trọng. Ngô sẽ tâu
về triều đình rằng: Vương Bá dùng gian tế Lĩnh-Nam Chu Tái-Kênh, Trần Năng,
Đinh Xuân-Hoa làm mất bốn thành Cửu-long, Đông-sơn, Mi-sơn, Nga-biên. Còn Vương Bá sẽ tâu về triều:
Ngô Hán không biết dùng binh, mạo hiểm đánh xuống Lĩnh-Nam, trong khi Ích-châu
còn bảy thành trong tay Thục, vì vậy mới bị bại. Ngô không biết đề phòng
Công-tôn Thi, bị Thi phản. Trong khi họ đổ lỗi cho nhau chạy tội, không còn
tinh thần giao chiến. Vậy tôi xin trao các thành trì lại cho sư thúc. Xin sư
thúc tiến đánh gấp những phần đất còn lại, phục hồi Thục.
Đến đây, có sứ giả của Đào Chiêu-Hiển tới, xin vào yết kiến. Phùng
Vĩnh-Hoa nhìn qua nét mặt tươi tỉnh của sứ giả. Bà cười:
– Ba tướng họ Đào đại thắng rồi phải không? Hiện quân họ ở đâu?
Sứ giả bái lạy:
– Khải tấu Công chúa. Cả ba đạo đều đại thắng. Ba đại tướng quân
hiện dồn quân ở bến Bồ-lăng. Vì sợ quân Hán tràn sang Lĩnh-Nam. Còn sư bá Hàn Đức dẫn sư-trưởng Thần-ngao Vũ Dương giao chiến với Chu
Á-Dũng ở Vĩnh-thiên. Quân Hán đông gấp năm quân sư
bá Hàn Đức. Chu cho quân tấn công đồn. Y bị Vũ Dương từ phía sau dùng Thần-ngao đánh tập hậu. Giao chiến ba ngày, quân Việt tử thương quá nhiều. Giữa lúc đó
Vương Lộc đem đại quân Thục tiếp viện. Một bên quân Hán đông, cùng đường, tử
chiến. Một bên liên quân Việt, Thục tuy ít, quyết đuổi giặc đến cùng. Trận chiến
kéo dài hơn hai ngày. Quân Hán bị giết chết hết. Quân Thục, Việt cũng chỉ còn
hơn bốn ngàn người. Sư thúc Hàn
Đức, sư huynh Vương Lộc bị thương nặng. Giữa lúc đó Ngô Tiến-Hy dẫn một đạo binh ba vạn tráng đinh đến đánh. Vũ Dương dùng Thần-ngao cản
đường, trong khi quân rút về Bồ-lăng. Ngô Tiến-Hy đuổi theo rất
gấp. Trong khi cái chết chỉ đường tơ kẽ tóc, một đạo Thiết– kị khoảng nghìn
người xông vào trận. Viên tướng đi đầu chỉ đánh ba chưởng khiến Ngô Tiến-Hy
phun máu miệng. Y lui lại đốc quân giao chiến.
Vĩnh-Hoa hỏi:
– Người đó là ai vậy?
– Thưa là Long-biên công Đặng Đường-Hoàn. Người đang trấn tại Long-biên. Nhân nghe tin Tượng-quận sắp có
đánh lớn. Người xin vua Trưng đi tiếp viện. Trưng-đế chuẩn tấu. Người mang một
nghìn đệ tử theo. Người đến nơi vừa kịp. Người đẩy lui Ngô Tiến-Hy rồi cùng đệ
tử về Bồ-lăng. Vì vậy đất Vĩnh-thiên
bị giặc chiếm.
Phùng Vĩnh-Hoa hỏi:
– Lê lấy đâu ra quân đông đảo như
vậy?
– Y chiêu mộ được hơn mười Lạc-hầu gốc người Hán làm phản. Lạc-hầu
đốc xuất toàn bộ tráng đinh nam, nữ kéo cờ Bình man qui Hán. Trên
đường rút quân sư thúc Hàn Đức, sư huynh Vương Lộc kiệt lực, tuẫn quốc.
Vương Nguyên nghe tin con tử trận. Ông ôm mặt bật lên tiếng khóc.
Phùng Vĩnh-Hoa cúi mặt, ôm đầu, thở dài:
– Không ngờ sư thúc Hàn Đức, sư đệ Vương Lộc anh hùng một đời, mà
sớm tuẫn quốc. Chúng ta thắng thì thắng thực, song mất đi hai đại tướng tài.
Cửu-long
29°
0'0.70"N 101°30'26.24"E
Mi Sơn
30°
4'32.27"N 103°50'54.64"E
http://vi.wikipedia.org/wiki/Mi_S%C6%A1n
Đông-xuyên
26°
4'58.58"N 103°11'15.83"E
Nga-biên
29°13'49.69"N
103°15'43.27"E
Vĩnh-thiên
27°36'36.07"N
103°36'11.88"E
Phù
Lăng hay Bồ Lăng
29°42'14.84"Bắc
107°23'26.47"Đông
Nay Bồ
Lăng nằm trên lãnh thổ Tứ Xuyên, chổ ngã ba sông Trường-giang và
Ô-giang, hiện nay địa danh nầy thay đổi gọi là Phù Lăng.
Trích từ
tài liệu "Thử tìm lại biên giới cổ của Việt-nam: bằng cổ sử,
bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN" của Bác-sĩ Trần
Đại Sỹ. Giám đốc Trung Quốc sự vụ, viện Pháp-á.
Tài liệu
trong hai đường link dưới đây có thể xem là đầy đủ với tài liệu
nguyên bản gốc của Bác-sĩ Trần Đại Sỹ.
Thử tìm lại
biên giới cổ của Việt Nam bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống
ADN (phần1)
https://taophunghoiquan.blogspot.com/2012/07/thu-tim-lai-bien-gioi-co-cua-viet-nam.html
Thử tìm lại
biên giới cổ của Việt Nam: bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống
ADN (phần 2)
https://taophunghoiquan.blogspot.com/2012/07/thu-tim-lai-bien-gioi-co-cua-viet-nam_27.html
03a
Trích đoạn:
Còn mặt trận Bồ-lăng……….
Đinh Xuân-Hoa, Đào Chiêu-Hiển, Cao Đà dùng thuyền lớn, chở sư Thần-hổ đi dọc sông Trường-giang hướng về Bồ-lăng. Sắp tới Bồ-lăng, gặp Thủy quân Hán chặn lại
hỏi. Đinh Xuân-Hoa đứng trên mũi thuyền lên tiếng:
– Ta muốn được gặp tướng chỉ huy.
Viên tướng chỉ huy đoàn tuần tiểu lên mui
thuyền. Y tự giới thiệu:
– Ta là Cổ Minh đô-đốc lĩnh trách nhiệm trấn giữ Bồ-lăng. Các người là ai? Tại sao lại chở nhiều cọp
thế này? Có thẻ bài của thái thú không?
Đinh Xuân-Hoa lắc đầu:
– Chúng tôi không có thẻ bài của thái-thú. Mà
chỉ có lệnh bài của Hoài-dương hầu lĩnh ấn tổng trấn Thành-đô, Vương Bá.
Cổ Minh nghe đến Vương Bá, lời lẽ y khách sáo
hơn:
– Xin bà cho coi lệnh bài.
Đinh Xuân-Hoa trình lệnh bài ra. Cổ Minh cầm lại xem xét rồi hỏi:
– Bà chở cọp đi đâu nhiều thế này?
Đinh Xuân-Hoa đưa tấm lệnh bài có khắc con phụng ra nói:
– Mã thái-hậu truyền Hoài-dương hầu Vương tướng quân mua thực
nhiều cọp, rồi trao cho chúng tôi chở về Kinh-châu giao cho Mã Viện.
Cổ Minh biết Mã Viện là cháu Mã thái-hậu. Y trả lệnh bài cho Đinh
Xuân-Hoa:
– Xin bà cho thuyền nghỉ lại đây. Sáng mai hãy lên đường. Vì chiều
nay quân Vương Hữu-Bằng, Lý Thái-Hiên xuất phát đánh Lĩnh-Nam. Ghe thuyền đóng chặt giòng sông. Sáng mai
chiến thuyền đi bớt, rồi các vị lên đường cũng vừa.
Đinh Xuân-Hoa cho thuyền đậu trên sông.
Sáng hôm sau, quân Vương, Lý xuất phát hết. Cổ Minh báo cho Đinh
Xuân-Hoa biết. Đinh Xuân-Hoa nói:
– Xin Đô-đốc cho phép chúng tôi dắt cọp lên bờ nghỉ ngơi nửa buổi.
Cọp giam dưới thuyền đã mấy ngày. Chúng gầy yếu quá rồi.
Cổ Minh đồng ý. Cao Đà ra lệnh. Cứ mười Thần-hổ, do một Hổ-tướng
chỉ huy, dẫn chúng lên bờ. Cổ Minh đứng nhìn đoàn Thần-hổ, y hỏi Đinh Xuân-Hoa:
– Phu nhân làm cách nào, dậy cọp ngoan ngoãn như chó thế kia?
Đinh Xuân-Hoa chưa kịp trả lời, thi đoàn Thần-hổ đã lên bờ, dàn
thành trận. Đào Chiêu-Hiển vẫy tay. Từ dưới thuyền, hơn ba trăm dũng sĩ quyết
tử xông lên. Ông hô một tiếng. Cao Đà cầm cờ phất, đoàn Thần-hổ gầm gừ rung
chuyển trời đất, xung vào trại Hán. Phía sau đoàn dũng sĩ cảm tử tiến lên.
Cổ Minh ngớ ngẩn hỏi:
– Cái gì? Thế này là thế nào?
Đinh Xuân-Hoa phóng cho y một chưởng. Người y vốn mảnh khảnh. Bị
một chưởng, bay tung lên cao, rơi xuống sông. Y dãy dụa mấy cái, người chìm
nghỉm.
Đoàn Thần-hổ, dũng sĩ cùng Đào Chiêu-Hiển, Cao Đà xung vào trại Hán. Quân trong
trại rối loạn. Đám dũng sĩ đánh lửa lên đốt lương thảo. Phút chốc trại Hán khói
lửa ngụt trời. Đám quân Hán không tập trung lại được. Đào Chiêu-Hiển chỉ huy
đoàn dũng sĩ đốt cháy khắp nơi. Trong khi đoàn Thần-hổ đuổi đánh quân canh.
Thấy đã thành công. Đào Chiêu-Hiển bảo Cao Đà:
– Chúng ta cho Thần-hổ vượt sông, phục sẵn ở ven rừng. Có thể quân
của Vương Bằng, Lý Thái-Hiển trở về.
Quả nhiên đến chiều, từ xa xa, đoàn quân Hán đang rút trở về. Đinh
Xuân-Hoa nói:
– Quân Hán trở về bơ phờ thế kia. Chắc trúng phục binh của Đào
Đô-Thống với Đào Tam-Lang rồi.
Đào Chiêu-Hiển bảo Cao Đà leo lên ngọn cây quan sát tình hình. Cao
Đà vâng lệnh, leo lên cây. Nó nói vọng xuống:
– Thưa sư bá, đằng trước, quân Hán đang tháo chạy. Quân Lĩnh-Nam
rượt theo. Các dàn Thần-nỏ của ta đi trước. Quân Hán ngã từng loạt một.
Một lát quân Hán rút tới. Đào Chiêu-Hiển vỗ tay một cái. Cao Đà rú
lên ba tiếng. Đoàn Thần-hổ từ trong rừng gầm lên rung chuyển trời đất. Chúng
xông ra chặn mất đường đi của quân Hán. Vương Hữu-Bằng, cầm kiếm đi đầu. Đào
Chiêu-Hiển từ trên cây nhảy xuống. Ông cầm kiếm phóng vào ngực y. Miệng nói
lớn:
– Vương Hữu-Bằng, thành Bồ-lăng ta đã chiếm mất rồi. Lương thảo đốt sạch. Bây giờ ta lấy đầu ngươi
đây.
Vương Hữu-Bằng vung kiếm xả vào mặt Đào Chiêu-Hiển. Thế là một
đánh thục mạng, tìm đường chạy, một quyết giết giặc không tha. Hai người quay
tròn, đấu với nhau.
Lý Thái-Hiên đứng ngoài, y rút kiếm tấn công Đào Chiêu-Hiển. Đinh
Xuân-Hoa từ trên cao đáp xuống. Bà khoanh kiếm, cản Lý Thái-Hiên. Hai bên thi
diễn cuộc đấu. Kể ra kiếm thuật Lý cũng vào loại hiếm có. Song võ công Đinh
Xuân-Hoa là võ công Cửu-chân, khắc chế võ công Trung-nguyên. Chỉ hơn ba mươi
hiệp y luống cuống rõ rệt. Choang một tiếng. Kiếm của Lý bay bổng lên cao. Đinh
Xuân-Hoa chỉa kiếm vào cổ y:
– Đầu hàng, ta sẽ tha mạng cho.
Lý vội vàng quì xuống:
– Tiểu tướng xin phu nhân tha mạng.
Đinh Xuân-Hoa thu kiếm lại. Thình lình Lý Thái-Hiên vung tay một
cái. Hơn mười mũi phi đao nhỏ bay vào người bà. Bà khoa kiếm gạt, chỉ được sáu
lưỡi. Còn bốn lưỡi ghim vào ngực, bụng bà. Ánh thép lóe lên, bà đưa một lưỡi
kiếm. Đầu Lý Thái-Hiên rơi xuống đất. Phẫn chí, bà đưa một nhát nữa, Vương
Hữu-Bằng đang đấu với Đào Chiêu-Hiển, cũng bị đứt làm hai khúc.
Đào Chiêu-Hiển kêu lên:
– Sư bá, có sao không?
Đinh Xuân-Hoa cúi gập người. Bà nghiến răng nhổ bốn lưỡi phi đao
ra. Bà trúng đao không sâu, chỉ bị ngoại thương, tạng phủ vô sự. Cao Đà lấy
thuốc rịt vết thương, băng bó cho bà.
Vừa lúc đó quân của Đô-Thống, Tam-Lang đuổi tới. Chỉ mấy loạt
Thần–nỏ, đám tàn quân Hán ngã hết.
Phù Lăng-Bồ Lăng
29°42'14.84"Bắc
107°23'26.47"Đông
Nay Bồ Lăng nằm trên lãnh
thổ Tứ Xuyên, chổ ngã ba sông Trường-giang và Ô-giang, hiện nay địa
danh nầy thay đổi gọi là Phù Lăng.
Trích từ tài liệu
"Thử tìm lại biên giới cổ của Việt-nam: bằng cổ sử, bằng triết
học, bằng di tích và hệ thống ADN" của Bác-sĩ Trần Đại Sỹ.
Giám đốc Trung Quốc sự vụ, viện Pháp-á.
Tài liệu trong hai đường
link dưới đây có thể xem là đầy đủ với tài liệu nguyên bản gốc của
Bác-sĩ Trần Đại Sỹ.
Thử tìm lại biên giới cổ của
Việt Nam bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN (phần1)
https://taophunghoiquan.blogspot.com/2012/07/thu-tim-lai-bien-gioi-co-cua-viet-nam.html
Thử tìm lại biên giới cổ của
Việt Nam: bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN (phần 2)
https://taophunghoiquan.blogspot.com/2012/07/thu-tim-lai-bien-gioi-co-cua-viet-nam_27.html
http://www.vietnamvanhien.org/BienGioiVietCo.pdf
http://www.vietnamvanhien.net/
Trích đoạn:
«Thế là phái đoàn dùng tầu đi từ Độ-khẩu theo Kim-sa-giang (Trường-giang) qua
Nam-khê, Giang-tân, Trùng-khánh, tới ngã ba sông Ô-giang, Trường-giang thì gặp bến Bồ-lăng. Tại đây
tôi được sở du-lịch chỉ cho xem miếu thờ ba vị thần, tướng của vua Bà. Nhưng họ
không biết tên vua Bà cùng ba vị tướng. Cả vùng này có đạo thờ vua Bà (lên
đồng). Hồi trước 1949 rất thịnh. Sau cách mạng Văn-hóa (1965-1967) miếu được
cấp cho dân chúng ở. Hỏi hướng dẫn viên du lịch về vua Bà, họ chỉ cho biết vua
Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán. Tôi đến thăm miếu. Miếu khá lớn,
chủ hộ ở trong miếu trước đây là cán bộ Văn-hóa Bồ-lăng.
Trước miếu có nhiều câu đối, nay chỉ còn lại
có ba. Ông chủ hộ khoe rằng để bảo tồn di tích văn hóa, hằng năm ông phải mua
sơn tô chữ cho khỏi mất:
Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,
Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết… can vân.
Nghĩa là:
Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.
Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận, khí tiết ngút từng mây.
Tôi xin vào trong
miếu xem, thì bệ thờ nay là nơi vợ chồng ông nằm ngủ. Hai bên bệ cũng có đôi
câu đối.
Giang-thượng tam anh phù nữ chúa,
Bồ-lăng bách tộc khốc thần trung.
Nghĩa là:
Trên sông Trường-giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa.
Tại bến Bồ-lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.
Ông chủ hộ thì cho rằng bách tộc là toàn dân
Trung-quốc. Tôi giảng cho ông nghe về sự tích trăm con của Quốc-tổ, Quốc-mẫu.
Vì vậy chữ bách tộc đây để chỉ người Việt. Ông thích lắm. Ông chỉ vào
khoảng trống của hai cái cột thuật rằng trước kia cũng có đôi câu đối, nhưng bị
vạc mất. Ông đề nghị tôi làm một đôi khác thay thế. Tôi nhờ hướng dẫn viên du
lịch mua giùm hai hộp sơn. Một hộp sơn đỏ loại láng và một hộp loại thiếp vàng.
Ông với tôi sơn cột mầu đỏ. Chiều hôm đó sơn đỏ khô, tôi trở lại viết bằng sơn
thiếp vàng đôi câu đối có sẵn tại đền thờ ba ngài ở thôn Ngọc-động, huyện
Gia-lâm, Hà-nội:
Tái Bắc tức chinh trần, công cao trục Định,
Bồ-lăng dương nộ lãng, nghĩa trọng phù Trưng.
Nghĩa là:
Ải Bắc yêu gió bụi can qua, công cao đuổi Tô Định.
Bồ-lăng nổi bao đào, nghĩa nặng phù vua Trưng.»
Chiêu Dương
27°19'12.97"N 103°42'21.38"N
Đông-xuyên
26° 4'58.58"N 103°11'15.83"E
Khâu Bắc
24° 2'30.70"N 104°11'44.92"E
Nguyên Dương
23°13'11.96"N 102°50'7.00"N
Bảo Sơn
25° 6'43.38"N 99° 9'42.52"E
Côn Minh
24°52'46.78"N 102°49'59.59"E
Nam Khê
28°34'56.18"N 104°55'15.96"E
Giang-tân
29°17'24.51"N 106°15'33.69"E
Trùng Khánh
29°33'41.24"N 106°33'21.51"E
Trường Giang, Kim Sa Giang
29°42'3.52"N 107°14'28.07"E
Ô Giang-Wujiang river
29°42'20.83"N 107°24'17.56"E
Trường-giang, Kim Sa Giang
29°46'17.54"N 107°25'9.66"E
04a
No comments:
Post a Comment