20220731 Cong Dong Tham Luan Dia Su Linh Nam 20
CẨM-KHÊ DI-HẬN (Q.II: Hồi 78-85)
https://trandaisy.wordpress.com/2012/11/15/cam-khe-di-hanq-ii-hoi-78-85/3/
HỒI THỨ TÁM MƯƠI
Đào Kỳ chỉ lên bản đồ:
– Đối với Hồ-tôn, Lão-qua, ta
không cần quân Lĩnh Nam. Với quân của các vị Lạc-vương cũng đủ phòng vệ. Chúng
ta có năm nơi cần đồn trú quân, phòng Hán xâm phạm: Một là vùng Nhật-nam, Cửu-chân, ngoài quân của Lạc-vương, cần một đạo Lĩnh Nam trấn đóng. Phòng quân Hán dùng thủy quân đổ bộ đánh mặt sau. Đạo Cửu-chân trước đó do sư bá Triệu Anh-Vũ
chỉ huy. Hiện đã giao cho sư đệ Quách Lãng làm
chánh tướng. Lê Thị-Hoa làm phó tướng. Hai là vùng Tượng-quận, tiếp giáp với Thục. Cần một đạo Lĩnh Nam lưu động. Khi Thục hữu sự, chúng ta tiếp viện Thục. Đạo này do Đào Hiển-Hiệu chỉ huy. Nay vẫn giữ nguyên. Cử thêm Đào Quý-Minh làm phó tướng. Ba là vùng Nam-hải, bắc giáp Trung-nguyên. Đông giáp biển. Trực diện với Hán. Cần duy trì đạo Nam-hải. Đạo Nam-hải trước do sư bá Lương
Hồng-Châu chỉ huy. Đạo Nhật-nam do sư bá Lại Thế-Cường chỉ huy. Nay đạo Nam-hải xin cử sư tỷ Lê Chân chỉ huy. Phó tướng giao cho sư tỷ Đàm Ngọc-Nga. Đạo Nhật-nam xin cử Trần Quế-Hoa làm chánh tướng, Trần Quỳnh-Hoa làm phó tướng. Vùng Nam-hải cần một Đô-đốc, xin cử Giao-long nữ Trần Quốc, chỉ huy thủy quân. Xin nhờ Vương Phúc hiền đệ làm Quân sư. Sư đệ Vương Phúc trước làm Bình-nam vương của Thục. Thục đế cử
sang trợ giúp Lĩnh Nam. Sư đệ Vương Phúc võ không thua tôi làm bao. Tài dùng
binh, tôi e Ngô Hán, Đặng Vũ cũng không bằng.
– Hai đạo Nam-hải, Nhật-nam, thủy quân, cần có một người thực giỏi
chỉ huy. Xin đề cử sư tỷ Nguyễn Thánh-Thiên làm
Nguyên-soái thống lĩnh.
Nguyễn Thánh-Thiên, võ công
bình thường như Hồ Đề, Đàm Ngọc-Nga, Lê Chân, song tài trí bà ngang với
Nhị-Trưng, Phương-Dung, Phùng Vĩnh-Hoa. Tài điều quân không thua Đào Kỳ. Bà nổi
tiếng, vì đã làm Quân-sư cho Nam-thành
vương Trân Công-Minh, chỉ huy kháng chiến, chiếm lĩnh vùng Kỳ-hợp mấy năm qua. Tô
Định, Lê Đạo-Sinh nhiều lần mang quân đánh, đều thất bại.
– Bốn là vùng Trường-sa, Linh-lăng. Tây giáp Thục, bắc giáp Kinh-châu.
Bất cứ lúc nào quân Hán cũng có thể tràn xuống đánh. Hiện vùng này do Phật-Nguyệt chỉ huy. Về thủy quân, do hai sư muội Đinh-Bạch-Nương
làm đô đốc, Đinh Tĩnh-Nương làm phó. Bộ binh, thì ngoài quân Trường-sa, Linh-lăng có sẵn, thêm đạo Hán-trung, vẫn do đại ca Đô
Thiên chỉ huy. Phụ trấn có các sư bá
Nam-hải, Tiên-yên.
Năm là quân trừ bị. Quân trừ bị gồm đạo Giao-chỉ, Quế-lâm. Đạo Quế-lâm vẫn do Minh-Giang chỉ huy. Đạo Giao-chỉ trước
do sư bá Đinh Công-Thắng chỉ huy. Bây giờ xin cử sư muội Đào Phương-Dung làm chánh tướng, phó do sư tỷ Lê Ngọc-Trinh. Cả hai đạo đóng ở Phiên-ngung.
– Tử-Vân là Đô-đốc thống lĩnh thủy quân Giao-chỉ, tuần phòng duyên hải Giao-chỉ.
Đô Dương nói với Phật-Nguyệt:
– Nhiệm vụ sư muội là Trấn-bắc, tức trấn phía sau Kinh-châu.
Hiện chín quận Kinh-châu thuộc Thục. Công-tôn Thiệu, Vũ Chu tuy anh hùng, song
lúc nào cũng phải theo dõi cẩn thận, còn tiếp cứu kịp thời. Nếu quân Hán đánh
sang, thì sư muội giữ chắc phía sau, để họ yên lòng đối phó. Trường hợp họ thất
bại, sư muội hãy tiếp cứu.
Chiều hôm đó, Đô Dương ra lệnh
cho anh hùng các đạo đâu về đấy. Còn lại khởi hành đi Phiên-ngung. Phật-Nguyệt tổng trấn hồ Động-đình, thì ở lại. Nàng tiễn đưa mọi người lên đường.
Dư
đảng Mã thái-hậu lại nắm hết quyền hành. Mã thái-hậu giả chiếu chỉ Quang-Vũ phong Lê Đạo-Sinh làm Trấn-viễn
đại tướng quân, kiêm thứ sử Giao-châu, gồm các
quận Lĩnh-Nam. Vũ Hỷ làm Bình-nam đại tướng
quân, phó tổng trấn Giao-châu. Đức-Hiệp làm Thái-thú Nam-hải. Hoàng-Đức làm Thái-thú Quế-lâm. Vũ Nhật-Thăng làm Thái thú Tượng-quận, Ngô Tiến-Hy làm Thái thú Cửu-chân. Hàn Thái-Tuế làm Thái-thú Nhật-nam.
*** Đây là trường hợp của Việt Nam hiện
nay ***
– Âm mưu của Mã thái-hậu rất độc. Mụ phong chức tước cho phụ thân
với các sư huynh, sư đệ ta.
Mụ truyền cho họ đến Nam-xương gặp Mã Viện. Viện sẽ cấp chiến thuyền cho, để
tất cả về Giao-chỉ. Mã Viện đưa âm mưu tạo năm đạo
quân đánh Lĩnh Nam.
– Đạo thứ nhất do Mã Viện, Lưu Long, Đoàn
Chí men theo bờ biển đánh xuống Nam-hải. Bà sai sứ truyền lệnh cho Tô Định, mời tất cả các Huyện-úy,
Huyện-lệnh người Việt đến họp, rồi bỏ thuốc mê vào thức ăn, bắt giết hết. Y sẽ
cử mười lăm người thuộc phe phụ thân ta làm Huyện-úy. Sau đó y tập trung các
đơn vị địa phương ở Giao-chỉ, thành đạo quân lớn rồi cưỡng bách tráng đinh các
sư, lữ quân địa phương, thành đạo quân thứ nhì.
Phụ thân với các sư huynh, sư đệ, đã lên đường
trở về Giao-chỉ, ngươì liên lạc với các trang ấp của người, cùng cất quân đánh
các trang ấp khác, lập thành đạo quân thứ ba. Mụ còn cho người tìm các quan lại cũ, không hợp tác với Lĩnh
Nam, về qui ẩn trong dân, phong chức tước thực lớn cho họ, để họ suất lĩnh
người Hán nổi dậy, gọi là Bình man, qui Hán. Mụ hứa với người Hán ở Lĩnh Nam,
nếu trở về Hán, thì cho toàn quyền muốn giết, cướp của người Việt, mặc ý. Đây
là đạo quân thứ tư.
– Mụ sai người liên lạc với các võ tướng Hán trong bảy đạo quân Lĩnh
Nam. Mụ hứa thăng lên hai cấp, nếu họ nổi loạn giết các chúa tướng người Việt. Đó
là đạo quân thứ năm.
GHI CHÚ CỦA TÁC GIẢ
Khi
Trưng đế thành đại nghiệp,
§ Sắc phong Nam-hải nữ hiệp: Lĩnh-Nam tuyên từ, huệ
đức, Nam-hải công chúa.
§ Phong Lê Thị-Hảo: Lĩnh-Nam, ninh tĩnh, chí
minh, Hảo-huệ công chúa.
§ Truyền xây đền thờ hai bà bên bờ Khúc-giang.
Đời
Lý vua Lý Nhân-Tông sai sứ soạn thần tích hai bà, sắc phong: Lĩnh-Nam bảo quốc,
Chí-minh công chúa.
Đời
Trần, sau khi thắng quân Mông-cổ lần thứ ba, đất nước thanh bình. Nhân triều
đình nhà Nguyên nể sợ Đại-Việt (1288) vua Trần Nhân-Tông sai sứ sang xin cải
táng mộ hai bà, đưa về Thăng-long lập đền thờ. Triều đình nhà Nguyên cho rằng
Đại-Việt muốn cải táng đền thờ hai bà, không thực tâm, mà chỉ với mục đích
khích động dân các vùng biên giới Hoa-Việt trở về với Đại-Việt. Sau đó khởi
binh lập lại Lĩnh Nam. (Xin coi bộ Anh Hùng Đông-A, Gươm thiêng Hàm-tử, cùng
một tác giả, sẽ xuất bản). Triều đình nhà Nguyên trả lời rằng: Đền thờ hai bà
vốn được dân chúng địa phương thờ kính, hương khói hàng nghìn năm, hai bà trở
thành thần, thành thánh. Nay cải táng, e động đến lăng mộ, mất linh khí đi.
Vua
Trần Nhân-Tông sai Đoàn Nhữ-Hải sang trùng tu, tế đền hai bà, truyền soạn thần tích.
Hồi Trương Phụ mang quân sang đánh Đại-Việt, y cho thu hết sách vở chở về
Kim-lăng, trong đó có bản phổ đền thờ hai bà, lưu trữ tại Thăng-long. Hồi bát
quốc xâm lăng Trung-hoa, đạo quân Nhật-bản chở về Đông-kinh một số sách. Trong
đó có bản phổ tại đền thờ hai bà. Năm 1969 nhân dịp công cán tại Nhật. Chúng
tôi xin mua danh dự bản thần tích này, mang về trao tận tay cụ Mai Thọ-Truyền,
quốc vụ khanh đặc trách văn hóa. Không biết nay có còn không?
Trải
bao nắng mưa, đến năm 1949, dân chúng quanh vùng vẫn còn lễ bái, thờ cúng, cầu
gì được nấy. Năm 1966, trong cuộc Cách-mạng văn hóa, đền thờ hai bà bị phá hủy.
Tượng đồng bị nấu ra. Năm 1980 chúng tôi tới nơi sưu khảo tài liệu. Chỉ còn
thấy nền đền. Đền quay về hướng nam, kiến trúc như sau: Trước đền có một hồ
sen, bờ hồ trồng thông. Sau đó một cái sân lớn lát đá, rồi tới chính điện. Hai
bên chính điện có hai nhà phụ.
Tổ chức binh bị dưới thời Lĩnh Nam.
– Năm trước sư đệ Đào Kỳ làm
Chinh-viễn đại tướng quân, tổng chỉ huy quân Lĩnh Nam. Lĩnh Nam hoàng đế tốn
công dạy Đào hiền đệ, sủng ái hiền đệ. Người dặn ta cử hiền đệ làm Đại tư mã
Lĩnh Nam. Ta xin để nguyên. Các đạo quân của sáu vùng hoàn toàn do hiền đệ
thống lĩnh. Bây giờ thêm đạo Hán-trung nữa thành bảy. Vậy tùy ý Đào hiền đệ
phối trí. Xin cho ta biết ý kiến.
Đào Kỳ đứng dậy, cầm tấm bản đồ
Lĩnh Nam vẽ trên lụa, lớn bằng cái chiếu, cuốn trong cái trục, đem treo lên.
Chàng nói:
– Thứ nhất đệ xin đề nghị về tổ
chức binh lực cho Lĩnh Nam. Chúng ta đã rút kinh nghiệm tổ chức thời Hùng
vương, An-Dương vương, Tây-Hán, Thục. Bây giờ thu lấy tinh hoa của tổ tiên, của
người, làm của mình.
Quần hùng vỗ tay rung động đại
sảnh.
Đào Kỳ tiếp:
– Quân lực, chúng ta chia làm
hai loại. Một là, quân Lĩnh Nam. Hai là, quân các khu vực, và tráng đinh. Trước hết, về tổ chức tráng đinh. Hồi Hán thuộc, lạc hầu, lạc tướng, động chủ, châu trưởng tự tổ chức huấn luyện
tráng đinh. Vì vậy nếu trăm tráng đinh
đánh nhau với trăm quân Hán, phần thắng về ta. Còn hợp năm trăm tráng đinh,
đánh nhau với năm trăm quân Hán, ta thua. Vì họ chiến đấu, tổ chức thống nhất.
Phối hợp nhịp nhàng.
Trưng Trắc gật đầu khen ngợi:
– Ta chưa cầm quân. Vì thế
không kinh nghiệm. Hiền đệ nhiều kinh nghiệm hơn ta nhiều. Mấy hôm nay, phải
soạn kế hoạch xử dụng tráng đinh Giao-chỉ đánh Tô Định, ta mới thấy cái khó
khăn đó. Vậy hiền đệ định cải tổ sao?
*** Học sinh Nam Hàn
bắt buộc phải thi hành quân dịch hai năm sau chương trình trung học, sau
hai năm trở về lại đời sống dân sự *** cần kiểm chứng về điều nầy.
Đào Kỳ kính cẩn thưa:
– Các trang, động, châu, đều có trường dạy học. Trẻ con học hai thứ một lượt, học cả võ lẫn văn.
Đến mười tám tuổi, bất kể nam, nữ, gửi tới trường Huyện học liền sáu tháng về căn bản võ nghệ dùng ngoài mặt trận: Xung phong, đánh thành, hành binh, bố trận. Sau sáu tháng, người
nào có thiên tài, có khả năng ta chuyển về trường huấn luyện của Lạc-vương, học
thêm sáu tháng về tổ chức chiến đấu, chỉ huy. Đào tạo họ thành các tốt trưởng.
Còn lại, họ được phân chia đến các quân, sư của Lạc-vương. Thời gian binh dịch là ba năm. Hết ba năm, cho trở về làm ăn. Tuy làm ăn, họ vẫn chịu dưới
quyền chỉ huy của Lạc-hầu, động chủ, trang trưởng, phòng vệ trang, ấp, luyện
tập hàng tháng. Có như vậy mới không trở ngại đến việc cày cấy, công nghệ.
Đô Dương, Đô Thiên, Minh-Giang,
đã từng làm tướng Hán, hiểu biết về tổ chức quân Hán. Họ gật đầu liên tiếp, tỏ
ý khâm phục đề nghị của Đào Kỳ. Minh-Giang nghĩ:
– Đào hiền đệ được Đào hầu dạy
dỗ qúa cẩn thận: Lấy dân làm căn bản. Lối tổ chức này, nhân đạo, không gây oán
hờn trong dân chúng. Lối tổ chức của người Hán. Khi Thái-thú cần quân, ra lệnh
cho Huyện-úy bắt các xã nộp tráng đinh. Người đi lính, không biết ngày nào về.
Cứ mười người đi, thì chín người không trở về.
Đào Kỳ lấy trong bọc ra cuốn
lụa thứ nhì, treo lên:
– Về tổ chức quân của Lạc-công,
tức các Huyện. Mỗi huyện tùy nghi lớn nhỏ, có
một sư bộ hai ngàn năm trăm người. *** Tương đương với một sư
đoàn thời Việt-Nam Cộng-Hòa *** Một Lữ kị năm trăm người, *** Tương đương với một tiểu
đoàn thời Việt-Nam Cộng-Hòa *** đặt dưới quyền một vị Lạc-úy. Mỗi khu có một Quân-bộ
gồm mười hai ngàn năm trăm người. *** Tương đương với một quân
đoàn thời Việt-Nam Cộng-Hòa *** Một Sư kị gồm hai ngàn năm trăm người. *** Tương đương với một lữ đoàn hay chiến đoàn, quân số có
thể thay đổi, thời Việt-Nam Cộng-Hòa *** Đặt dưới quyền của vị Tư mã. Trước kia, người Hán cai trị,
chia Lĩnh-Nam làm sáu quận. Bây giờ chúng ta có sáu khu. Ngoài ra chúng ta còn
một khu đặc biệt nữa gồm Trường-sa, Linh-lăng, giáp với Kinh-châu *** giống như Biệt khu 44 thời Việt-Nam Cộng-Hòa ***. Tiểu đệ bạo gan, dám xin đặt khu đó tên Động-đình, trấn đóng trong thành
Trường-sa. Vị trấn thủ không mang tên Tư mã, mà mang tên Trấn-bắc đại tướng quân.
Đặng Thi-Sách hỏi:
– Quân lính của bảy đạo
Lĩnh-Nam thì lấy ở đâu?
Đào Kỳ thưa:
– Ngoài quân của các Lạc vương,
tới quân của Hoàng đế Lĩnh Nam, gọi tắt bằng danh xưng: quân Lĩnh Nam. Quân
Lĩnh Nam, thì tuyển mộ trong dân chúng. Tráng đinh, sau khi hết hạn ba năm,
muốn tiếp tục lập võ nghiệp, được gửi đến các đạo Lĩnh Nam. Đại tư mã Lĩnh Nam
trách nhiệm tuyển chọn, huấn luyện các chức Lữ trưởng, Sư trưởng.
Trưng Trắc, vốn người nhân từ.
Bà nói:
– Sau khi chiếm xong Giao-chỉ.
Cử Hoàng đế Lĩnh-Nam, Đào hiền đệ hỏi binh tướng xem ai muốn tiếp tục ở quân
ngũ, thì ta giữ lại. Ai muốn về quê làm ăn, thì cho về. Ta thấy nhiều người
theo quân đã trên hai chục năm rồi.
Sún Lé đứng dậy hỏi:
– Đệ được tiếp xúc với tướng sĩ
Hán ở Lĩnh Nam, với tướng sĩ Hán của Ngô Hán, Đặng Vũ. Đệ thấy tướng sĩ Hán ở
Lĩnh Nam được hưởng bổng cao gấp đôi tướng sĩ hai đạo kia. Họ nói, nhờ Lĩnh-nam
vương thương sĩ tốt, cho họ hưởng như vậy. Có một điều Trần đại ca không biết
đến: Lương phát cho họ thì nhiều, mà họ không biết cách nào gửi về cho cha mẹ,
vợ con ở quê nhà. Trong khi đánh trận, họ cứ phải mang theo. Đệ có một đề nghị.
Trưng Nhị gật đầu:
– Các em tiếp xúc với tướng sĩ,
mới biết truyện đó. Ta làm Quân-sư mà không biết. Ta có lỗi. Em cứ nói.
Sún Lé tiếp:
– Em nghĩ, lương bổng cho tướng
sĩ, chia làm hai. Một phần gồm thực phẩm, với ít tiền, để họ chi tiêu. Một phần
nên để Lạc-hầu trả cho thân nhân của họ. Đối với tráng đinh, phải đi lính thời
hạn ba năm bắt buộc, chỉ phát thực phẩm, tiền tiêu thôi. Sau đó, họ tình nguyện
theo binh nghiệp, Lạc-hầu cấp ruộng cho họ. Ruộng của họ, do các tráng đinh ở
trang ấp làm dùm. Hoa lợi giao cho gia đình họ. Nếu họ tuẫn quốc, ruộng đất đó
vẫn tiếp tục cấp cho gia đình họ trong mười năm.
Quần hùng vỗ tay vang dội, buột
tiếng khen:
– Tuyệt! Đề nghị hay thực. Như
thế ắt quân sĩ ngoài trận, không còn lo truyện gia đình nữa. Họ an tâm chiến
đấu.
Đô Dương hỏi Đào Kỳ:
– Bây giờ hiền đệ cho ta biết
kế hoạch phòng thủ Lĩnh Nam.
– Đối với Hồ-tôn, Lão-qua, ta không cần quân Lĩnh Nam. Với quân
của các vị Lạc-vương cũng đủ phòng vệ. Chúng ta có năm nơi cần đồn trú quân,
phòng Hán xâm phạm: Một là vùng Nhật-nam, Cửu-chân, ngoài quân của Lạc-vương,
cần một đạo Lĩnh Nam trấn đóng. Phòng quân Hán dùng thủy quân đổ bộ đánh mặt
sau. Đạo Cửu-chân trước đó do sư bá Triệu Anh-Vũ chỉ huy. Hiện đã giao cho sư
đệ Quách Lãng làm chánh tướng. Lê Thị-Hoa làm phó tướng. Hai là vùng
Tượng-quận, tiếp giáp với Thục. Cần một đạo Lĩnh Nam lưu động. Khi Thục hữu sự,
chúng ta tiếp viện Thục. Đạo này do Đào Hiển-Hiệu chỉ huy. Nay vẫn giữ nguyên.
Cử thêm Đào Quý-Minh làm phó tướng. Ba là vùng Nam-hải, bắc giáp Trung-nguyên.
Đông giáp biển. Trực diện với Hán. Cần duy trì đạo Nam-hải. Đạo Nam-hải trước
do sư bá Lương Hồng-Châu chỉ huy. Đạo Nhật-nam do sư bá Lại Thế-Cường chỉ huy.
Nay đạo Nam-hải xin cử sư tỷ Lê Chân chỉ huy. Phó tướng giao cho sư tỷ Đàm
Ngọc-Nga. Đạo Nhật-nam xin cử Trần Quế-Hoa làm chánh tướng, Trần Quỳnh-Hoa làm
phó tướng. Vùng Nam-hải cần một Đô-đốc, xin cử Giao-long nữ Trần Quốc, chỉ huy
thủy quân. Xin nhờ Vương Phúc hiền đệ làm Quân sư. Sư đệ Vương Phúc trước làm
Bình-nam vương của Thục. Thục đế cử sang trợ giúp Lĩnh Nam. Sư đệ Vương Phúc võ
không thua tôi làm bao. Tài dùng binh, tôi e Ngô Hán, Đặng Vũ cũng không bằng.
Vương Phúc đứng lên chào quần
hùng. Trưng Trắc nhìn ánh mắt Vương Phúc, Trần Quốc. Bà cười một mình:
– Trai Ích-châu, gái Lĩnh-nam.
Hai người mà thành vợ chồng, e không thua cặp Đào Kỳ, Phương-Dung; Đô Dương,
Giao-Chi.
Đào Kỳ nhìn Trưng Trắc. Cả hai
đều gật đầu, tỏ ý tương thông. Đào Kỳ tiếp:
Nguyễn Thánh-Thiên, võ công bình thường như Hồ Đề, Đàm Ngọc-Nga,
Lê Chân, song tài trí bà ngang với Nhị-Trưng, Phương-Dung, Phùng Vĩnh-Hoa. Tài
điều quân không thua Đào Kỳ. Bà nổi tiếng, vì đã làm Quân-sư cho Nam-thành
vương Trân Công-Minh, chỉ huy kháng chiến, chiếm lĩnh vùng Kỳ-hợp mấy năm qua.
Tô Định, Lê Đạo-Sinh nhiều lần mang quân đánh, đều thất bại.
Quần hùng nhiều người chưa biết
mặt bà. Bà đứng dậy, ai nấy đều chưng hửng. Vì tuổi bà ngang Hoàng Thiều-Hoa,
Trưng Nhị, nhan sắc tươi, đẹp. Dáng người mảnh khảnh. Có ai ngờ, bà đã làm rung
động Lĩnh Nam. Đến Quang-Vũ cũng sợ oai?
Đợi cho quần hùng bớt bàn tán.
Đào Kỳ tiếp:
Chàng lấy ra cuốn trục khác:
– Đại bản dinh của tiểu đệ đóng
ở Phiên-ngung. Tất cả các hào kiệt còn lại, đặt trực thuộc Đại tư mã, tiếp ứng
các nơi. Đạo của sư tỷ Hồ Đề, chờ tổ chức xong, sẽ phân đi các nơi. Lực lượng
Thần-nỏ của phái Hoa-lư gồm trăm đội, sẻ tùy nghi phân phối sau.
Quen lệ, Đào Kỳ hỏi:
– Có ai thắc mắc gì không?
Tử-Vân hỏi:
– Tiểu muội đóng ở đâu?
Đào Kỳ mỉm cười, đáp:
– Tử-Vân là Đô-đốc thống lĩnh thủy quân Giao-chỉ, tuần phòng duyên
hải Giao-chỉ.
– Nhiệm vụ sư muội là Trấn-bắc, tức trấn phía sau Kinh-châu. Hiện
chín quận Kinh-châu thuộc Thục. Công-tôn Thiệu, Vũ Chu tuy anh hùng, song lúc
nào cũng phải theo dõi cẩn thận, còn tiếp cứu kịp thời. Nếu quân Hán đánh sang,
thì sư muội giữ chắc phía sau, để họ yên lòng đối phó. Trường hợp họ thất bại,
sư muội hãy tiếp cứu.
Chiều hôm đó, Đô Dương ra lệnh cho anh hùng các đạo đâu về đấy. Còn lại khởi hành đi Phiên-ngung. Phật-Nguyệt tổng trấn hồ Động-đình, thì ở lại. Nàng tiễn đưa mọi người lên đường.
Nàng đưa thư cho Đặng Thi-Sách.
Đặng Thi-Sách đọc lớn:
Tô Định đã ra tay trước. Y tập
trung các sư, lữ địa phương lại, giao cho người Hán chỉ huy. Lê Đạo-Sinh cùng
đám đệ tử về tới Giao-chỉ rồi. Vũ Hỷ, Vũ Phương-Anh dẫn quân đánh Cối-giang. Lão bá Nguyễn Trát, các sư đệ
Nguyễn Anh, Hùng, Hào, Kiệt đều tuẫn quốc. Đệ tử Cối-giang bỏ chạy sang Mai-động. Lê-Đạo-Sinh cùng các đệ tử,
chiếm hết các trang ấp của họ. Lê kết hợp tráng đinh thành lữ, sư hợp với lực
lượng của Tô lên tới năm mươi ngàn người. Phủ Lĩnh-Nam vương bị chiếm. Uy-viễn
tướng quân Lưu-Nhất-Phương tuẫn quốc.
Cối
Giang?
20°59'4.13"N
105°48'51.84"E
Mai
Động
20°59'27.12"N
105°51'53.98"E
Sông
Tô Lịch
20°58'35.66"N
105°49'30.61"E
Sông
Hồng
20°58'57.28"N 105°54'30.01"E
01
Phương-Dung nghe tin cha chết, buông tiếng
khóc bi ai. Đào Kỳ nghiến răng để khỏi khóc. Chàng nhớ lại hồi xa bố mẹ, lưu
lạc đến Cối-giang, được ông thương yêu như con. Giữa ông với
chàng, tâm tình thuần hậu, giống nhau. Bề ngoài tuy là bố vợ, con rể. Thực tế
hai người thành đôi bạn tri kỷ. Chàng không ngờ, hôm từ biệt ông lên đường bắc
viện trở thành ngày vĩnh biệt.
Chàng hô hào:
– Chúng ta lên đường thôi. Chậm trễ, e Lê
Đạo-Sinh chiếm hết các trang ấp của chúng ta, bắt tráng đinh xung vào đạo quân
Tô Định.
Sáng hôm sau, Đặng Thi-Sách truyền lên đường.
Đoàn người đi suốt đêm. Hơn một ngày, vừa tới biên giới Giao-chỉ thì gặp đoàn
đệ tử Tây-vu tiếp đón. Người thủ lĩnh nói với Hồ Đề:
– Thưa Thống-lĩnh, chúng tôi tiếp được lệnh
Thống-lĩnh, định cho lực lượng trừ bị lên đường. Thì Thống-lĩnh đã trở về.
Một phụ nữ lớn tuổi quần áo xanh, đỏ trông
rất lạ mắt. Người bà nhẹ nhàng phiêu hốt như một tiên nữ. Bà nói:
– Hôm qua tiếp được lệnh của Đặng-Thi-Sách,
lão tập trung đoàn Thần-hổ, Thần-báo, Thần-tượng, Thần-ưng, tráng đinh kéo đến
huyện Tây-vu. Huyện-lệnh, Huyện-úy đều là người Hán.
Chúng nó có một Lữ-kị binh, một Sư-bộ binh đóng làm ba đồn. Lão cho lệnh tấn
công chiếm huyện đường. Chỉ nửa giờ sau, lão chiếm được trọn vẹn. Lão cho vây
ba đồn, rồi đem Huyện-lệnh, Huyện-úy cho Thần-ưng, Thần-hổ ăn thịt. Quân sĩ
trong đồn, nửa Việt, nửa Hán. Đám người Việt nổi loạn, mở cửa đón. Lão chiếm
đồn không khó khăn gì. Lão dùng tráng đinh, với quân Tây-vu, họp thành một
quân, gồm có ba sư bộ, một sư kị. Hiện quân Tây-vu đang chờ thống lĩnh về, tiến
đánh Luy-lâu. Tính tổng cộng cả hàng binh được hai vạn
người.
Thành cổ
Luy Lâu
21° 2'22.35"N
106° 2'24.33"E
https://lh5.googleusercontent.com/p/AF1QipN1GN9NUz_Ak7o77UudLzIF0ZMnHegcFA75iDvz=w408-h306-k-no
Khương Tự
Khu vực
Khương Tự chính là khu vực thành cổ Luy Lâu do từ hai tọa độ Khương
Tự và Đông Côi trên Google và trên bản đồ diện địa có link bên dưới.
21°
2'19.81"N 106° 2'42.42"E
https://maps.lib.utexas.edu/maps/ams/indochina_and_thailand/txu-oclc-6535632-nf48-11.jpg
https://maps.lib.utexas.edu/maps/ams/indochina_and_thailand/txu-oclc-6535632-nf48-15.jpg
Đông Côi
21° 2'24.91"N 106° 5'20.58"E
02
Đặng Thi-Sách khen:
– Hồ sư muội! Sư muội tài thực.
Sư muội đi vắng, mà ở nhà trang, động chỉnh bị chu đáo. Ta thực không bằng sư
muội. Vị lão bà, ngươi cho ta biết cao danh quí tính được không?
Hồ-Đề đáp:
– Bà không có tên, em tặng cho
bà cái tên Tây-vu tiên tử.
Quần hùng gật đầu, lão bà này
quả xứng đáng với cái tên tiên.
Hồ Đề nói với Tây-vu tiên tử:
– Trong lần đi Trung-nguyên,
sinh mệnh các tướng soái đều vô sự. Duy Sún Cao tự nguyện tuẫn quốc. Thây đốt
thành tro.
Đám đệ tử Tây-vu tòng chinh
Trung-nguyên, trở về đất cũ, gặp lại gia đình, bạn bè, truyện nổ như pháo rang.
Đang đi đường, lại có Thần-ưng
mang thư đến. Đặng Thi-Sách bóc ra coi. Thì ra thư của Đô Dương báo cho biết
Quế-lâm cũng đã giải phóng xong. Không đổ một giọt máu. Các Huyện-lệnh,
Huyện-úy đều đầu hàng. Đang tổ chức cử Lạc hầu.
Hồ Đề giao quyền chỉ huy Tây-vu
cho Tây-vu tiên tử.
Đặng Thi-Sách thúc mọi người
lên đường. Đường từ Tây-vu đến Mê-linh không xa. Đi được nửa đường, gặp đội
quân Lôi-sơn của Đinh Hồng-Thanh. Nàng cỡi trên con ngựa trắng, mặc quần áo
hồng, trông phiêu hốt như tiên nga. Nàng xuống ngựa đón quần hùng. Không thấy
Đinh Công-Thắng, Đinh Công-Minh, nàng đưa mắt nhìn Đào Kỳ, ngụ ý hỏi sự tình.
Trần Năng biết ý, nàng nắm tay Hồng-Thanh nói:
– Sư thúc yên tâm. Đinh lão gia
đang trọng nhậm ở Quế-lâm. Còn Đinh sư huynh giờ này ruổi ngựa ở Tượng-quận.
Việc Lôi-sơn ra sao?
Nguyên Hùng Bảo theo học với
Hoàng Thiều-Hoa, mà Đinh Hồng-Thanh theo học Đào Thế-Hùng. So vai vế, Hùng Bảo
phải gọi Hồng-Thanh bằng sư thúc. Tuy nhiên Trần Năng là cựu thống lĩnh ba mươi
sáu động nam Mê-linh, cho nên Đinh Hồng-Thanh vẫn phải giữ lễ:
– Thưa thái thượng trang
trưởng. Hôm qua, tiếp được lệnh của Đặng sư huynh. Tôi tập hợp ba mươi sáu động
trưởng, truyền bỏ cờ Hán, kéo cờ Lĩnh Nam. Tráng đinh của trang có một sư, lúc
nào cũng thao luyện, chờ ngày khởi binh. Sư Lôi-sơn lập tức đánh đồn Lôi-sơn.
Đồn trưởng gốc người Việt, mở cửa đầu hàng. Suốt giải Nam Mê-linh, dân chúng
reo hò mừng rỡ. Nhà nhà, đều thắp hương, mừng. Sáng nay, tôi cho tổ chức tế
Hùng-vương, An-Dương vương.
Đinh Hồng-Thanh thấy Hoàng
Thiều-Hoa, Đào Kỳ, chạy lại mừng. Đào Kỳ nói với Hồng-Thanh:
– Bố anh mới nhận Tây-vu Thiên-ưng
lục tướng làm đệ tử. Cho chúng mang họ Đào. Đào Tứ-Gia tức Sún Cao tự nguyện
tuẫn quốc cho anh sống.
Nói đến Sún Cao, lòng Đào Kỳ
đau như dao cắt.
Đào Kỳ cố ý lờ tin tức Đào
Hiển-Hiệu đi, làm Đinh Hồng-Thanh hồi hộp. Nàng hỏi Hoàng Thiều-Hoa:
– Còn…
Thiều-Hoa nghĩ lại ngày nàng
đem quân đánh Thục, xa cách Trần Tự-Sơn, nhớ nhung, lo âu biết bao. Bây giờ
thấy Hồng-Thanh, nàng thông cảm phần nào với sư muội, nàng nắm tay Hồng-Thanh
nói:
– Đinh sư muội! Sư đệ Hiển-Hiệu
làm đại tướng quân, cầm vận mệnh toàn quân đất Tượng-quận. Sư đệ đã phục hồi
Tượng-quận. Y… y thành đại anh hùng Lĩnh Nam rồi.
Đinh Hồng-Thanh vốn xinh đẹp
huyền ảo. Nghe tin chồng đánh chiếm xong Tượng-quận, trên mặt nàng hiện ra nét
hồng tươi, trông đẹp hơn bao giờ cả.
Nui Ba Vi
21°
3'10.08"N 105°22'0.62"E
Nui Tan
Vien
21° 4'10.02"N 105°21'28.45"E
Hà_Nội
Thủ_Phủ_Mê_Linh
https://maps.lib.utexas.edu/maps/ams/indochina_and_thailand/txu-oclc-6535632-nf48-11.jpg
Hải_Dương
Thủ_Phủ_Mê_Linh
https://maps.lib.utexas.edu/maps/ams/indochina_and_thailand/txu-oclc-6535632-nf48-15.jpg
03
Trưng Trắc khen:
– Đệ tử Đào gia có khác. Giỏi
thực! Đinh sư muội, ngươi có tin gì về Bắc Mê-linh của ta không?
Hồng-Thanh đáp bằng giọng nhu
nhã cung kính:
– Thưa sư tỷ! Giữa Lôi-sơn với
Mê-linh, duy trì liên lạc với nhau hàng ngày. Bên Bắc Mê-linh, sư huynh Đặng
Thi-Bằng, sư tỷ Xuân-Nương được lệnh Đặng đại ca, lập tức đem tráng đinh chiếm
đồn Ba-vì, Hắc-long, Mê-linh. Các đồn trưởng đều đầu hàng. Lực lượng Mê-linh lớn quá, đến ba
sư. Tất cả đang chờ Đặng đại ca về điều động.
Hồng-Thanh nói đến đó, thì từ
phía trước, một đạo binh hùng tráng, gươm đao sáng ngời, hùng hổ tiến lại. Đi
đầu là Xuân-Nương, Thi-Bằng. Hai người thấy quần hùng, vội xuống ngựa. Đặng
Thi-Bằng đến trước Thi-Sách hành lễ:
– Em vấn an anh cả. Không biết
phụ thân có mạnh khoẻ không?
Đặng Thi-Sách đáp:
– Phụ thân đánh chiếm xong Quế-lâm.
Người đang lo tổ chức nội trị. Hiền đệ, ở nhà ra sao?
Đặng Thi-Bằng đáp:
– Mọi truyện tốt đẹp cả. Em
tiếp được lệnh anh. Lập tức cho người mời hết các trang, động, châu thuộc Bắc
Mê-linh đến, tuyên bố tổng khởi nghĩa. Già, trẻ, lớn, bé hoan hô nhiệt liệt. Hạ
cờ Hán xuống, kéo cờ Lĩnh Nam lên. Em cho lệnh tráng đinh họp lại được ba sư,
kéo đến chiếm huyện đường Chu-diên. Lữ trưởng kị, sư trưởng bộ Chu-diên theo chúng em. Chỉ có đồn
Hắc-long, đồn trưởng theo phe Đức-Hiệp, chống lại. Em truyền lệnh vây phủ, mãi
sáng nay mới hạ được.
Thăng Long, Long Biên Thành Cổ
21°
2'3.77"N 105°50'24.41"E
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/4/44/Thanh_Thang_Long_thoi_Le.JPG
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Thanh_Thang_Long_thoi_Le.JPG
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f1/Thanglong.jpg/1920px-Thanglong.jpg
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f1/Thanglong.jpg
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/70/Map_of_Hanoi.png/800px-Map_of_Hanoi.png
Long Bien
21°
1'7.24"N 105°53'5.33"E
Thành cổ
Luy Lâu
21°
2'22.35"N 106° 2'24.33"E
Khương Tự
Khu vực
Khương Tự chính là khu vực thành cổ Luy Lâu do so sánh từ hai tọa độ
Khương Tự và Đông Côi trên Google và trên bản đồ diện địa có link bên
dưới.
21°
2'19.81"N 106° 2'42.42"E
https://maps.lib.utexas.edu/maps/ams/indochina_and_thailand/txu-oclc-6535632-nf48-11.jpg
Đông Côi
21° 2'24.91"N 106° 5'20.58"E
04
Quần hùng vào tổng đàn phái
Tản-viên ở Mê-linh, hội họp. Đặng Thi-Sách nói với Đào-Kỳ:
– Hiền đệ với Phương-Dung phải
lên đường đánh Long-biên ngay. Không biết hiền đệ cần mang ai theo?
Đào Kỳ đứng lên:
– Đệ cần mang theo Phương-Dung,
Mai-động ngũ hùng, Trần Năng, Tây-vu Thiên-ưng ngũ tướng. Như vậy đủ rồi.
Phương-Dung hỏi:
– Phàm việc quân phải biết dùng
hư, thực. Chúng ta có hai nơi phải đánh: Một là Long-biên, nơi Lê Đạo-Sinh đóng quân.
Hai là Luy-lâu, nơi Tô Định trấn đóng. Chúng em đánh Long-biên. Đặng đại ca đánh
Luy-lâu. Nếu chúng ta dồn hết tráng đinh đánh hai nơi, e không đủ. Vậy cần một
nơi hư một nơi thực. Bọn em dàn quân ở Long-biên hư trương thanh thế. Đợi đại ca
đánh Luy-lâu xong, bọn em mới hạ Long-biên. Như vậy có được không?
Trưng Nhị đáp:
– Đúng lý như vậy. Tuy nhiên em
phải chỉnh bị sẵn. Nếu Luy-lâu khó đánh, bắt buộc em đánh Long-biên trước.
Đợi bọn Đào Kỳ lên đường rồi,
Đặng Thi-Sách cầm cây búa lệnh của thánh Tản-viên trao cho Trưng Nhị:
– Nhị muội cầm quân lâu ngày.
Đến Công-tôn Thiệu, Đặng Vũ, Mã Viện còn thua xa. Xin nhị muội điều quân thay
ta.
Trưng Nhị hiên ngang, cầm lấy
búa lệnh.
No comments:
Post a Comment