Friday, July 1, 2022

20220701 Cong Dong Tham Luan

20220630 Cổ Loa Di Sử

Địa Linh Cổ Sử Loa Thành.

***

Hiện nay trên internet đang có nhiều tài liệu và hình ảnh về thành Cổ Loa của cộng sản Việt-nam với mục đích thu hút du khách để lấy ngoại tệ bỏ vào cho đầy hầu bao chứ không nằm mục đích phát triển lịch sử nước nhà.

Bằng chứng là những tài liệu chính sử điều bị cộng sản Việt-nam tìm cách cấm đoán, tiêu hủy, tàn phá những đền đài cổ miếu củ xưa còn sót lại, thay vì trùng tu và bảo vệ như những quốc gia văn minh thế giới. Lại còn cấm dạy sử cho các em học sinh bằng cách hủy môn sử đi! Một ví dụ điển hình là tài liệu về Hoàng Thành Thăng Long củ dưới triều Đại Việt nhà Lý đã bị phá nát cho đến nay hầu như không còn vết tích vì có liên quan đến việc đánh Tống của tiền nhân.

Vẩn chưa hết, những tài liệu về địa danh cổ sử đang bị tuyên truyền lệch lạc, làm sai đi nhằm mục đích không cho những thế hệ trẻ đi tìm lại nguồn gốc cổ sử huy hoàng, oanh liệt của tiền nhân. Chẳng hạn như vùng núi Ngủ Lĩnh phân chia địa giới Việt và Trung ở phía Nam Đồng Đình Hồ đã bị tuyên truyền sai lạc, di dời xuống tận vùng Bắc biên Việt-nam ngày nay.

Song song phối hợp với Trung cộng về việc di đời đường biên giới Việt-nam sâu vào trong đất Việt mà hàng rào kẽm gai Hà Giang là một điển hình cùng với những đường biên giới tại Ải Nam Quan đã bị lấn sâu vào đất Việt. Cho đến nay vẩn chưa có một thái độ chống đối nào từ phía tỉnh ủy hay chính quyền cộng sản Việt-nam về những hàng rào do Trung cộng dựng lên một cách bất hợp pháp trên lảnh thổ Việt-nam!

Đây là một hành động mặc nhiên chấp nhận việc dâng lảnh thổ, lảnh hải cho Trung cộng một cách công khai của chính quyền cộng sản Việt-nam.

Vì thế những tài liệu có tính chính danh của dân tộc Việt được chứng minh thực tiển từ Yên Tử cư sỉ Trần Đại Sỹ phải được công bố trên toàn cầu. Nó sẽ là tài liệu công bố chứng minh với thế giới về việc xâm lăng đất nước Việt-nam công khai không dấu diếm của Trung cộng bằng mọi thủ đoạn tàn ác và việc bán nước công khai của cộng sản Việt-nam với đồng bào Việt-nam từ hải ngoại cho đến quốc nội.

***

Bản Phụ Chú Nghiên Cứu Về Thành Cổ Loa

THÀNH CỔ LOA- Yên Tử cư sỉ Trần Đại Sỹ.

Ảnh và tài liệu trích từ "Anh Hùng Lĩnh Nam, quyển I" trang 314. Nhà xuất bản Nam Á (Sudasie), 44 avenue d'Ivry 75013 Paris. Imprimé par SUDASIE à Paris. Dépôt légal Novembre 1986. Numéro d'édition: 8611013.

Bộ Anh Hùng Lĩnh Nam viết xong từ hơn mười năm nay. Khi đưa một bộ sách viết về những anh hung dân tộc, được người Việt kính trọng, thờ kính gần hai ngàn năm, khiến thuật giả thận trọng. Nhớ lời Ngoại tổ trước đây dạy rằng: "Sưu tầm học hỏi thì cứ học hỏi. Viết thì chỉ có thể khởi đầu bằng tuổi 30, tức là tuổi tam thập nhi lập. Viết rồi cất đó, nghiên cứu thêm, tìm hiểu tới chổ tận cùng. Sách chỉ công bố khi đã ở vào tuổi 45".

Đối với thuật giả thì Ngoại tổ là một vị thánh Khổng trong lòng. Người dạy gì cũng đúng, cũng hay cả. Cho nên hầu hết sách vở, thuật giả khởi viết từ năm 1965 là năm 26 tuổi. Thế rồi cứu mổi năm, đọc lại một lần, thêm thắt những chi tiết tìm kiếm được. Từ năm 1977 cho đến năm 1986, hằng năm vì công vụ, thuật giả sang Trung Quốc hai lần. Cứ mổi lần xong việc, lại du ngoạn các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Qúi Châu, Hồ Nam, tìm di tích về thời đại Lĩnh Nam qua các tài liệu của ty Văn Hóa, viện bảo tàng địa phương, cùng viếng các thắng tích lịch sử thời Trưng Vương. Sau mổi cuốn sách, thuật giả sẽ có bài nói về nguồn gốc tài liệu và những sưu tầm được.

Như về thành Cổ Loa và nõ thần. Người Việt Nam chỉ biết qua truyện Thần Kim Quy hiện lên giúp vua An Dương xây thành Cổ Loa.

Sau khi xây xong, thần tặng cho vua móng rùa, làm nẫy nỏ. Mỗi phát bắn hàng ngàn mũi tên. Vì vậy ngài mới thắng Đồ Thư và 500.000 ngàn quân nhà Tần, đánh cho Triệu Đà bại bao phen. Sau Triệu Đà phải cho con là Trọng Thủy sang ở rễ Âu Lạc, ăn cắp móng rùa. Rồi vua An Dương mất nước. Ngược với truyền thuyết đó, trong các cuốn phổ chép về sự tích thời Âu Lạc. Như cuốn phổ chép về Phương chính hầu Trần Tự Minh, tể tướng Âu Lạc. Vạn Tín hầu Lý Thân (Lý Ông Trọng), người xây thành Cổ Loa. Cao Cảnh hầu Cao Nỗ người chế ra nõ thần, thì thấy:

THÀNH CỔ LOA

Người vẽ đồ hình, tìm vị trí xây thành Cổ Loa là VẠn Tín hầu Lý Thân. Nhiều người ít học sử, cứ cho rằng không có thành Cổ Loa. Truyện nẫy nỏ là hoang đường. Sự thật thành Cổ Loa đến thế kỷ thứ 19 cũng vẩn còn. Chứng tích rõ ràng là thi sĩ Chu Mạnh Trinh viếng cố đô Âu Lạc đã làm bài "Cổ Loa di hận", đã nói ở trên. Đến năm 1945 thì thành vẫn còn được mấy dẫy tường cao trên 4 mét. Hồi người Pháp cai trị Đông Dương. Năm 1936, một toán chuyên viên của trường Viễn Đông bác cổ Hà Nội về Cổ Loa khai quật, đã vẽ, tìm lại được trọn vẹn nền móng của cổ thành. Bản đồ đính hậu, chúng tôi phỏng theo tài liệu đó. Trong hồi thứ mười, khi mượn lời Chu Thổ Quan mô tả thành Cổ Loa, chúng tôi đã phỏng theo tài liệu của trường Viễn Đông bác cổ Hà Nội.

Khu vực thành Cổ Loa ngày nay gồm một số xã lân cận như Uy Nỗ, Hạ Nỗ, Cương Nỗ, Kính Nỗ thuộc huyện Đông Anh Hà Nội.

Khu vực xã Cổ Loa xưa kia gồm ba làng, chia thành 6 giáp:

-Làng Đông Cổ 4 xóm: xóm Chợ, xóm Thượng, xóm Vàng, xóm Bái.

-Làng đoài 4 xóm: Lân Trị, xóm Gà, Đồng trên, Đồng dưới.

-Làng Chùa 5 xóm: Nhồi trên, Nhồi dưới, xóm Thượng, xóm Chùa và xóm Mít.

Thời Âu Lạc, chúng ta chưa có chữ Nôm, nên vẩn dùng từ ngữ Hán Việt để đặt cho các khu vực trong thành. Trong 1258 danh từ riêng thì thấy: Ngõ Thị, Hậu Miếu, Quán Kê, Viên Lôi Thượng, Viên Lôi Hạ, Hương Nhai, Hoàng Gia, Bãi Tích, Bãi Ngự Thuyền.

Một số danh từ ngày nay còn rất "thông dụng" như: Cung cấm, Ngự Triều di qui, Hỏa hồi, Ngọc Tỉnh, Ngọc đôi, Đền Thượng, Hòa am công chúa, Tốn cung Diên Túy, Loa Khẩu. Đó là những danh từ riêng tại "thành nội".

Một số danh từ tại "Thành Trung" như Tấn Nam Môn Ngự Xạ đài. "Thành Ngoại" với các tên Gò Pháo Đài là chổ ngày xưa đặt nỏ thần, và Uy Nỗ, Hạ Nỗ, Kính Nỗ, bây giờ là tên các xã. Con sông chẫy qua là Hoàng Giang (1).

NẪY NỎ THẦN

Hầu hết các cuốn phổ tại đền thờ anh hùng Âu Lạc đều chép rằng Đại tướng quân Cao Nỗ, với em là Cao Tứ là tác giả chế ra nỏ thần. Năm 1964, chúng tôi viết một bài văn đăng trên Văn hóa tập san của bộ Quốc Gia Giáo Dục đã trình bẩy rằng: Hồi đó Cao Nỗ chế ra một thứ cung bắn được 10 phát một lúc. Khi Đồ Thư sang đánh Âu Lạc, ngài chế ra ba loại "nỏ thần" khác nhau:

1- KHINH NỖ là loại nỏ nhẹ, đặt trên xe do hai người đứng hai bên đẩy, Đằng trước có lá chắn. Phía sau một xạ thủ điều khiển nỏ. Có thêm từ 10 tới 20 người đi theo mang các mũi tên. Mũi tên dài khoảng 15-20 cm, đầu bịt đồng. Tầm xa từ 100 mét tới 150 mét. So với các xạ thủ bắn tên hồi đó chỉ được 60 mét là tối đa.

2-TRUNG NỖ đằng trước có lá chắn, đặt trên xe do hai ngựa kéo. Chở một Nỏ trưởng chỉ huy. Trên xe có bốn xạ thủ ngồi tác xạ. Phía sau khoảng 5 đến 10 ngựa chở mũi tên. Mổi Trung nỗ còn thêm hai toán thiết kỵ hộ tống. Mũi tên dài từ 30 đến 50 cm. Đầu bịt đồng. Mỗi loại bắn ra từ 10 tới 200 mũi tên. tầm xa từ 200 mét tới 300 mét.

3-ĐẠI NỖ đặt trên các thành. Mỗi phát bắn xa từ 400 đến 600 mét. Mũi tên to bằng bắp tay. Đầu bịt đồng. Có thể bắn từ 1 tới 5 mũi một lúc.

Tài liệu nghiên cứu để viết ra là các cuốn phổ tại đền thờ Cao Nỗ. Gần đây, phi cơ B52 oanh tạc Cổ Loa hồi 1972 đã làm bật lên từ dưới sâu mấy kho mũi tên đồng. Các toán khảo cổ đã khai quoật tìm được mấy vạn mũi tên đồng, với kích thước lớn ở Cầu Vực (Cổ Loa) (2).

Như vậy "Nẫy nỏ thần với thần Kim Qui" là một truyện bịa đặt. Nỏ thần là công trình phát minh của Cao Cảnh Hầu Cao Nỗ, người đã đánh quân nhà Tần, quân Triệu Đà  nhiều trận kinh hoàng.

Khi cùng nhau bàn định về việc ấn hành cuốn thứ nhất củ bộ Anh Hùng Lĩnh Nam, thuật giả cùng ông Mai Trung Ngọc, giám đốc nhà Nam Á đã mạn đàm rất lâu về chứng tích thành Cổ Loa và nỏ thần. Với tư cách một người bạn, ông góp ý kiến: Để thêm dữ kiện chứng minh rằng bộ An Hùng Lĩnh Nam được biên soạn dựa vào công trình nghiên cứu lâu dài. Cứ sau mỗi cuốn, nên có vài bài trình bày về các chứng tích sưu tầm, đáp lại tình bạn, và mục đích để độc giả nhớ rõ: Thành Cổ Loa di tích vẩn còn. Nẫy Nỏ thần là công trình khoa học của tiền nhân, chứ không phải là truyện hoang đường Thần Kim Qui.

(1) VƯƠNG HOÀNG TUYÊN, "Vấn đề nguồn gốc An Dương Vương qua tài liệu ngôn ngữ dân tộc học". Trong Hùng Vương Dựng Nước quyển IV, Khoa học xã hội 1974, trang 398.

(2) TRẦN QUỐC VƯỢNG, ĐỖ VĂN NINH, "Thời An Dương Vương, trong quan hệ với thời Hùng Vương". Trong Hùng Vương Dựng Nước quyển IV. Khoa học xã hội 1974, trang 385.

 

Địa Linh Cổ Sử Loa Thành.

Thành Cổ Loa

Sơ đồ thành Cổ Loa

https://lh5.googleusercontent.com/p/AF1QipOLaUSVqCvUdwiLW_UzyKap1YLPfJ7TTbjwSv49=h720

https://lh5.googleusercontent.com/p/AF1QipOLaUSVqCvUdwiLW_UzyKap1YLPfJ7TTbjwSv49=h1440

Tam quan đền thờ An Dương Vương

https://lh5.googleusercontent.com/p/AF1QipPeg_yR3fkhYDVIVnX8pSxrkR1XtHk4AX5P52oS=h720

https://lh5.googleusercontent.com/p/AF1QipPeg_yR3fkhYDVIVnX8pSxrkR1XtHk4AX5P52oS=h1440

Co Loa Citadel

https://lh5.googleusercontent.com/p/AF1QipPwy9X7-xJwC9H3XE-j3v7GrjV1ldjbZb5cEI3c=h720

Cổ Loa

https://lh5.googleusercontent.com/p/AF1QipNzyJnNhAexesBXTJwSVDsBhHMc7eU9u-rh6qg0=h720

Đền thờ An Dương Vương

https://lh5.googleusercontent.com/p/AF1QipMrVETvToFTxvxfAgs_T-DFiH7PpijfeVnR_xsi=h720

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH CỔ LOA (2007 - 2014): TƯ LIỆU VÀ THẢO LUẬN

https://www.researchgate.net/publication/339361064_KET_QUA_NGHIEN_CUU_THANH_CO_LOA_2007_-_2014_TU_LIEU_VA_THAO_LUAN

 

Tọa độ Cổ Loa thành

Xã Uy Nỗ Cổ Loa

21° 8'35.22"N 105°51'20.48"E

Sông Hoàng Giang

21° 7'51.58"N 105°50'45.29"E

Cổ Loa

21° 6'56.54"N 105°52'12.20"E

Xã Dục Nội

21° 8'13.19"N 105°52'28.33"E

Xã Dục Tú

21° 6'57.80"N 105°53'47.61"E

Xã Đông Hội

21° 5'2.74"N 105°52'1.90"E

Xã Mai Lâm

21° 5'24.95"N 105°53'37.04"E

Xóm Vang

21° 6'52.52"N 105°52'40.22"E

Xóm Hường

21° 7'5.14"N 105°52'26.10"E

Xóm Nhôi

21° 7'2.98"N 105°52'12.80"E

Xóm Đống

21° 7'0.34"N 105°51'59.26"E

Xóm Gà

21° 6'52.71"N 105°51'59.22"E

Xóm Thượng

21° 7'22.88"N 105°52'36.26"E

Xóm Mít

21° 6'36.28"N 105°52'19.08"E

Xóm Mạch Tràng

21° 6'29.55"N 105°51'53.98"E

Sông Hoàng Giang

21° 6'39.60"N 105°53'30.97"E

Sông Hoàng Giang

21° 6'32.93"N 105°51'19.21"E

Giếng Ngọc Cổ Loa

21° 6'42.47"N 105°52'15.78"E

Quốc Lộ Số 2 củ

21° 6'9.57"N 105°52'26.30"E

Kính Nỗ

21° 9'11.44"N 105°51'41.88"E

An Dương Vương chém đầu Mỵ Châu Tại Núi Mộ Dạ

18°53'35.09"N 105°36'42.95"E

https://lh5.googleusercontent.com/p/AF1QipNIpk24dys5aetpz-Z0ZVPAkglhUIQYR5Pz28ry=h1440

https://trandaisy.wordpress.com/2012/11/13/anh-hung-linh-nam-q-i-hoi-1-10/

https://trandaisy.wordpress.com/2012/11/13/anh-hung-linh-nam-q-i-hoi-1-10/2/  

Biện Sơn, Nghi Sơn, Ngọc Đường, Thanh Hóa

http://www.lib.utexas.edu/maps/ams/indochina_and_thailand/txu-oclc-6535632-ne48-3-2nd-ed.jpg

Sơ đồ thành Cổ Loa trích trong quyển 1 Anh Hùng Lĩnh Nam, trang 314 của tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ.

Nhà xuất bản Nam Á (Sudasie), 44 avenue d’Ivry 75013 PARIS.

Imprimé par SUDASIE. Depot legal Novembre 1986. Numero d’edition:8611013.

Ghi chú của thuật giả, Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ:

Kể từ năm 1975, các cơ quan mà tôi làm việc luôn luôn cấm tôi về Việt-Nam, cũng như vùng biên giới Hoa-Việt. Năm 1990, sau khi Tổng-thống Pháp François Mittérand sang thăm Việt-Nam, và ký một số hiệp ước, thì hai cơ quan mà tôi làm việc là viện Pháp-á (Institut Franco-Asiatique viết tắt là IFA) và Liên-hiệp các viện bào chế dược phẩm (Coopérative Européenne Pharmaçeutique viết tắt là CEP) đổi hẳn thái độ. Cả hai nơi luôn cử tôi đi trong phái đoàn với chức vụ cố vấn, làm việc tại Việt-Nam.
Trong những lần về như vậy, tôi lại dẫn các bạn Pháp thăm di tích lịch sử Việt-Nam. Di tích về An Dương Vương là một. Tôi đã tìm ra được hai đền chính thờ ngài và các anh hùng thời Âu Lạc.
Đền thứ nhất tại xã Cổ Loa. Nói ra thực buồn, tôi nghiên cứu tất cả các tours mà những công ty du lịch lớn như Việt-Nam tourist, Sai-gòn tourist quảng cáo bán ở hải ngoại, dĩ chí những tours ngắn do những công ty nhỏ trong nước cũng… giống nhau: Không có tours nào giới thiệu Cổ Loa cả. Ngay một số tài xế của các công ty cho thuê xe, khi nói đến Cổ Loa, họ cũng phải hỏi thăm đường. Công ty duy nhất, là công ty Nghi-tàm, có thể cung cấp cho tôi một tài xế, tuy lớn tuổi, nhưng anh ấy biết đường đi tất cả những di tích. Tên anh là Toản. Sau gần một tháng đi thăm, lúc từ biệt, chúng tôi tặng anh một số tiền ngang với số tiền mà chúng tôi trả cho công ty. Anh ngạc nhiên vô cùng. Trong tất cả các di tích mà tôi dẫn người Pháp đi thăm, họ thích nhất Cổ Loa.
Tại Cổ Loa, có miếu thờ An Dương vương. Miếu được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa, nên được giữ gìn khá cẩn thận. Miếu dựng trên kinh đô cũ của
Âu Lạc ở Phong-khê, nay là xã Cổ Loa, huyện Đông-anh, Hà Nội. Gọi là miếu, chứ thực sự đây là khu đền đài khá lớn. Khu này chia làm hai: Một là những nhà bia, tiếc rằng bia bị đục mất nhiều chữ, thành ra tôi không thể chép lại đầy đủ. Hai là đền thờ. Gian nhà được gọi là Ngự-triều di quy rất đẹp, rất rộng. Phía sau có tượng thờ Mỵ Châu. Tượng chỉ có thân mà không có đầu, vì đầu bị… An Dương Vương chặt mất. Trên tường treo bức hoành phi có viết bài thơ của Chu Mạnh Trinh, chữ còn đầy đủ:

Lang quân tình trọng, phụ ân thâm,
Bất bạch kỳ oan trực đáo kim,
Cơ trảo vô linh, qui diệc khứ,
Minh châu hữu lệ bạng do trầm.
Hoang bi cổ mộc, thiên niên quốc,
Bích hải giao thiên nhất phiến tâm,
Tịch mịch tiến triều cung ngoại miếu,
Đỗ quyên đề đoạn, nguyệt âm âm.

Dưới đây là bản dịch của Nguyễn Tường Phượng:

Tình chàng dù trọng, nghĩa cha sâu,
Ôm ấp oan kia đến tận đâu?
Nỏ mất móng thiêng, rùa lẩn bóng,
Trai chìm đáy nước lệ hoen châu.
Bia tàn cây cỗi, ngàn thu hận,
Bể biếc trời xa một cánh sầu,
Cung miếu triều xưa nay vắng ngắt,
Trăng mờ khắc khoải cuốc kêu thâu.

Trong sân miếu có cây đa, do vua Ngô trồng, trải hơn nghìn năm cây đa vẫn còn đứng như chứng nhân lịch sử. Tương truyền khi trồng cây đa, Ngô vương có lời nguyền rằng:
“Sông kia nước có thể cạn, rừng kia có thể hết cây, nhưng cây đa này sẽ sống mãi với linh khí của vua An Dương”.
Thế nhưng trong đêm giao thừa tết Canh Thìn (2000), cây đa bị cháy. Nguyên do: Vì tuổi cao, có nhiều chỗ mục. Ngày tết người ta đốt vàng ở gốc cây. Cây bị cháy. Sau đó tuy lửa được dập tắt, song cây bị phỏng nhiều chỗ rồi… chết. Tháng 8 năm 2001, tôi trở lại thăm cố đô Cổ Loa, thì cây không còn nữa.

Tài liệu chữ Hán:
ĐVSKTT, Ngoại-kỷ.
Bắc-ninh toàn tỉnh địa dư chí.
ĐNNTC.
Nam Việt thần kỳ hội lục.
Thoát-hiên minh sử thi tập.
Chính pháp điện thạch bi.

Sơ đồ thành Cổ Loa 

01

Khu vực Cổ Loa Thành thực hiện qua Google Earth 

02

Khu vực nội thành Cổ Loa phóng họa theo bản đồ cũ trích từ bộ "Anh Hùng Lĩnh Nam" trang 314 quyển 1 của Yên Tử Cư Sỉ Trần Đại Sỹ. 

03

Đền thứ nhì (xin xem hình ở hồi 1) cũng mang tên An Dương vương miếu, ở núi Mộ-dạ, huyện Đông-thành nay là Diễn-châu, Nghệ-an. Đây là nơi vua dừng ngựa, giết Mỵ Châu rồi tự tử. Thời Minh Mệnh, triều đình sai quan đến tế, và giao cho tỉnh Nghệ-an tế hàng năm. Vào năm 1954 về trước, núi này là nơi có nhiều chim công, dân chúng tương truyền là chim thần giữ miếu. Năm Thành-thái thứ 14 (1902) triều đình cấp 300 đồng để trùng tu. Thời gian từ 1945 đến nay, người ta dùng súng săn giết gần tuyệt loài công này.
https://truyenhayhoan.com/doc-truyen/anh-hung-linh-nam-925802/chuong-11.html

Tôi xin ghi lại vài câu đối ở cổng và trong đền:

Vạn cổ văn minh khai tổ quốc,
Cửu trùng cung điện thảo cao sơn.

(Nghìn xưa, Ngài là tổ mở nước sáng đẹp. Chín tầng cung điện trên núi này).

Nhất thống dư đồ khai vũ trụ,
Thiên thu miếu mạo túc thanh cao.

(Bản đồ thống nhất mở ra một vũ trụ. Nghìn năm miếu mạo thanh cao).

Bát phương phong vũ hội trung đô,
Bán bức giang sơn lưu cố quốc.

(Tám phương mưa gió hội tại trung đô. Nửa bức giang sơn còn lưu tại nước cũ).

Âu Lạc thiên thu khai đế quốc,
Mộ-sơn, vạn cổ ngưỡng thần từ.

(Ngài là người mở ra nước Âu Lạc. Nay tại Mộ-sơn vạn cổ người người chiêm ngưỡng đền thờ thần).
Tôi đã viếng di tích này năm lần. Vì tương đối là người biết đường đi, thuộc lịch sử, nên mỗi lần tôi đi, đều có nhiều người xin tháp tùng. Lạ lùng thay, khi nghe tôi thuyết trình, nghe cung văn hát, những người bạn gái của tôi đều khóc nức nở:
– Năm 1994, Bùi Phương Lan (Paris).
– Năm 1995, Trần Diệu Nghi (Hàng-châu). Diệu Nghi là người Hoa, khi đọc mấy đôi câu đối, cô chép vào sổ tay làm kỷ niệm. Sau khi nghe tôi thuyết trình về mối diễm tình Mỵ Châu, Trọng Thủy, cô có làm bài thơ mang tựa đề: Điếu Viêm-bang đế. Nguyên văn như sau:

Thiên-thư dĩ định vạn niên lai,
Nam, Bắc biên cương bất khả sai.
Triệu thị bất tri Viêm-đế tọa,
Gian mưu, lưu thế nhất linh đài.

Tạm dịch:

Thiên-thư định đã vạn năm,
Triệu Đà nào biết phương Nam đế ngồi.
Trung, Việt ranh giới phân rồi,
Gian mưu gì nữa, linh đài còn đây.

– Năm 1998, Lê-thị Kim-Thanh (Sài-gòn).
– Năm 1999 danh ca Th. Hương. (Tôi đưa cho danh ca này bài Cổ Loa di hận điệu hát Xẩm không rõ tác giả; bài Đề Cổ Loa miếu của Chu Mạnh Trinh; bài Tình hận Mỵ Châu (Hát nói) của tôi. Sau khi hát xong ba bài, cô khóc đến nỗi đi không nổi. Cho đến nay, tôi cũng không hiểu tại sao?
– Năm 2001 tôi trở lại với bà vợ (Phạm-thị Thanh-Thủy). Thủy còn quá trẻ, đã từng đọc, từng biết rất kỹ biến cố lịch sử mất nước thời Âu Lạc, lại cũng hiểu rõ nguồn gốc ngôi đền, nhưng cũng không cầm được nước mắt.
Tài liệu chữ Hán:
ĐVSKTT, Ngoại kỷ.
Thoái thực kỳ văn.
ĐNNTC.
Đồng Khánh địa dư chí lược.
Hoàn vũ ký.
Nam Việt địa dư chí.

Am Mỵ Châu tai Diễn Trung, Diễn Châu, Nghệ An, Vinh 2022 Việt Nam.

18°53'52.44"Bắc 105°36'38.48"Đông 

04

Khu vực Núi Mộ Dạ, Diễn Trung, Diễn Châu, Nghệ An, Vinh 2022 Việt Nam trên Google Earth. 

05

Am Mỵ Châu

An Dương Vương chém đầu Mỵ Châu tại Núi Mộ Dạ, Diễn Trung, Diễn Châu, Nghệ An, Vinh 2022.

18°53'35.09"N 105°36'42.95"E

https://lh5.googleusercontent.com/p/AF1QipNIpk24dys5aetpz-Z0ZVPAkglhUIQYR5Pz28ry=h1440 

06

Khu vực Núi Mộ Dạ, Vinh 2022 kèm ảnh Am Mỵ Châu trên Google Earth.

19°30'0.00"N 105°45'0.00"E

Nui Muc 

18°54'19.60"N 105°34'57.68"E

Xuan Duong

18°53'22.17"N 105°34'9.91"E

An Duong, My Chau, Nui Mo Da, Vinh

http://www.lib.utexas.edu/maps/ams/indochina_and_thailand/txu-oclc-6535632-ne48-7-2nd-ed.jpg  

18°30'0.00"N 105°45'0.00"E

So sánh bản đồ hành quân củ thời Việt Nam Cộng Hòa 1962 với Google Earth. 

07 

La Van

18°53'0.16"N 105°38'57.54"E

Song Cua Lo

18°50'36.46"N 105°41'31.80"E

https://truyenhayhoan.com/doc-truyen/anh-hung-linh-nam-925802/chuong-11.html

Hòn Nghi Sơ, Núi Biện Sơn trong bản đồ hành quân củ thời Việt Nam Cộng Hòa 1962 vẩn còn những đền thờ.

Một miếu tại bờ biển Ngọc Đường, ba miếu tại vịnh Nghi Sơn và hai miếu trên bờ Tây Nam Núi Biện Sơn thuộc vùng quận Cửu Chân. 

08

Ghi chú của thuật giả Yên Tử Cư Sỉ Trần Đại Sỹ:

“Đảo Nghi-sơn ngày nay nằm cách thị xã Thanh-hoá 55 km tại xã Ngọc-đường. Đảo dài khoảng 6 km, rộng 2 km, cách bờ biển khoảng 300-500 m. Trên đảo Nghi-sơn có núi Biện-sơn. Đền thờ Mỵ Châu hiện nay vẫn còn. Giếng Tẩy ngọc cũng còn. Trên đảo có một thành, xây từ đời Tây-sơn đặt 12 khẩu đại bác.”

Hòn Nghi Sơn, Núi Biện Sơn ngày nay năm 2022 từ Google Earth. 

09

Tài liệu cần kiểm chứng bên dưới.

Một giả thuyết khác về Loa Thành

https://nghiencuuquocte.org/2021/12/29/mot-gia-thuyet-khac-ve-loa-thanh/

https://www.printfriendly.com/p/g/bn9bpF

Thành Bản Phủ, thành Cổ Loa và Thục Phán - An Dương Vương

https://baotayninh.vn/thanh-ban-phu-thanh-co-loa-va-thuc-phan-an-duong-vuong-a8951.html

Cổ Loa và sự giải mã huyền thoại

http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3127/4650/co-loa-va-su-giai-ma-huyen-thoai.html

DIỆN MẠO VĂN HÓA CỦA VÙNG ĐẤT KINH ĐÔ QUA “ĐỊA CHÍ CỔ LOA”

http://dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/158/1/di%E1%BB%87n%20m%E1%BA%A1o%20v%C4%83n%20h%C3%B3a%20c%E1%BB%A7a%20v%C3%B9ng%20%C4%91%E1%BA%A5t%20kinh%20%C4%91%C3%B4%20qua%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20ch%C3%AD%20c%E1%BB%95%20loa.pdf


 

No comments:

Post a Comment