20220725 Cong Dong Tham Luan
BOLERO TÍM, Thơ: Hồng Thúy, Phạm Mạnh Cương, Ngọc Mỹ,
Hùng Đặng
https://www.youtube.com/watch?v=2kSyw-Y2iS0
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Nhà sư trẻ gốc Việt trở thành "Cao tăng" Tây
Tạng
Tâm-Anh tin chắc chắn rằng Ngài Dat Lai Lạt Ma có tha
tâm thông. Những điều T.Anh nghĩ trong đầu Ngài đọc được và đã độ cho T.Anh khi
ở Dharamsala.
Có chị Dung Đắc cùng đi. Ngài rất thương người VN.
Cám ơn Bích-Lan rất nhiều…
Mời quý vị đọc.
Tâm-Anh.
Nhà sư trẻ gốc Việt trở thành “Cao tăng”
Tây Tạng
Kusho-lati.jpg
Lati Rinpoche, trái, vị thầy được Ðức Ðạt Lai Lạt Ma
giao nhiệm vụ dạy kèm các vị tái sinh, trong đó có Thầy Don, phải.
Đây là điều đặc biệt vì nhà sư là người đầu tiên rời Hoa Kỳ qua Ấn Độ xuống tóc trong một tu viện Tây Tạng vào dịp Tết Kỷ Mão 1999, khi mới 12 tuổi. Đặc biệt hơn nữa, đây là người Việt Nam đầu tiên được truyền thừa trong lịch sử hơn ngàn năm của Phật giáo Tây Tạng.
kusho-Nha Ca.jpg
Kusho Tenzin Drodon. (cháu ruột của MC Nam Lộc) và nhà
văn Nhã Ca, chủ nhiệm nhật báo Việt Báo
Sinh tại Quận Cam, ở miền Nam California trong một gia
đình khá giả, lên tám tuổi, cậu bé họ Phạm đã muốn trở thành một Geshe Tây Tạng.
Mà Geshe là gì?
Geshe là học vị trong hệ thống Phật giáo Tây Tạng,
tương đương với bằng Tiến sĩ về Phật học của Tây phương. Bình thường ra thì phải
mất hai chục năm mới xong và nhiều người không xong nổi. Thế giới hiện chỉ có
chừng 200 vị Geshe thôi.
Muốn được thành một Geshe thì phải thấm nhuần năm
ngành học là Bát nhã ba la mật (Prajnaparamita), Trung quán luận (Madhyamika),
Giới luật (Vinaya), A tỳ đạt ma luận (Abidharma) và Lý luận căn bản (Pramana
Vidya). Thấm nhuần ở đây là phải nhập tâm, bằng Tạng ngữ, trong vài chục năm tu
tập gian nan, hầu có thể ứng đối tranh luận trong mọi tình huống về mọi chủ đề
trong các cuộc khảo hạch thường xuyên và từ đó đi hoằng pháp cho nhân thế. Đã vậy,
từ thấp lên cao, học vị Geshe còn có bốn cấp là Dorampa, Lingtse, Tsorampa và
cao nhất là Lharampa và trung bình thì phải sáu năm mới lên tới cấp tối ưu.
Thánh tăng Tây Tạng ngày nay, Kyabje Lati Rinpoche, được
Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu hướng dẫn chú bé gốc Việt họ Phạm
Vị cao tăng Tây Tạng đã hướng dẫn chú bé họ Phạm là một
Lharampa Geshe, một hóa thân của danh tăng Gongkar Rinpoche.
Ngài được tôn là châu báu trong hàng Thánh tăng Tây Tạng
ngày nay, pháp danh là Kyabje Lati Rinpoche, hiện là cố vấn về Lý luận
(Tsen-shabs) của đức Đạt Lai Lạt Ma. Môn sinh của Tulku Lati Rinpoche thường chỉ
là những nhà sư được xác nhận là báo thân của một cao tăng, một vị đạo sư, một
guru từ kiếp trước nguyện tái sinh để tiếp tục hạnh nguyện.
Và đức Đạt Lai Lạt Ma là người trực tiếp yêu cầu Tulku
Lati Rinpoche dìu dắt chú bé.
Vì sao một chú bé sinh trong một gia đình Việt Nam tại
Hoa Kỳ lại được nhận vào tu viện Tây Tạng, rồi được chính đức Đạt Lai Lạt Ma
trao phó cho một vị cao tăng hàng đầu của Ngài việc hướng dẫn tu học đó?
Có lẽ phải đi từng bước để nhìn ra con đường học đạo của
vị tăng người Việt này.
Với người Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của
Đại từ Đại bi Bồ tát Quán Thế Âm. Việt Nam ta quen gọi vị Bồ tát ấy là Phật
Quan Âm, vì vậy, nhiều người cũng gọi Ngài là Phật Sống Tây Tạng. Người Tây Tạng
tôn Ngài là "Kundun" với ý nghĩa ấy.
Trong hệ thống Phật giáo Tây Tạng, một Lạt Ma được coi
là hiện thân của Phật, và Bồ tát nguyện tái sinh để cứu độ chúng sinh. Bậc hóa
thân ấy được tôn là Tulku ("Chu cô" theo cách phiên âm Hán-Việt).
Danh hiệu Lạt Ma chỉ được dành cho những người giảng dạy giáo pháp và có thẩm
quyền thực hành nghi lễ của Phật giáo. Trong số những người được chứng nhận là
Lạt Ma, những vị uyên thâm và cao quý nhất thì được tôn là Rinpoche (nghĩa là
"vô cùng quý báu"). Trong hàng giáo phẩm và triều đình Tây Tạng, người
ta thấy nhiều cao tăng được tôn vinh là Rinpoche.
Bây giờ, chúng ta có đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 - một vị
Phật Sống - ủy thác cho một Tulku Rinpoche việc dẫn đạo cho một nhà sư trẻ của
Việt Nam...
Nhà sư này phải có gì đặc biệt mà có lẽ người thường
như chúng ta chưa thấy hết được.
Cách đây bốn năm, nhật báo Orange County Register đã gửi
một phái đoàn gồm hai nhà báo Anh Đỗ và Teri Sforza cùng đoàn nhiếp ảnh và truyền
hình qua tận Ấn Độ để làm loạt phóng sự bốn kỳ về chú tiểu họ Phạm này. Người
ta có thể tham khảo loạt bài được biên tập và trình bày công phu dưới tựa đề
"The Boy Monk" tại trang nhà của tờ báo trong bốn số ra ngày 19 đến
22 tháng Giêng 2003.
Từ ngày đó đến nay, việc tu học của nhà sư này đã có sự
tăng tiến.
Một người Mỹ xuất gia sang Ấn Độ tu Phật giáo đã là hiếm,
nhưng vẫn có. Một người sinh tại Mỹ - thuộc thế hệ thứ nhì vì cha mẹ là người
Việt tỵ nạn - thì lại hiếm hơn. Đây lại là người Mỹ đầu tiên được nhận vào tu
viện Tây Tạng Gaden Shartse, trong tỉnh Mundgod của tiểu bang Karnataka ở miền
Nam Ấn Độ để được tu học thành Sa di. Tên Mỹ-Việt Donald Phạm đổi thành Konchog
Osel. Người thân thì gọi là Kusho. Konchog có nghĩa là hiếm quý, Osel là tịnh
quang, ánh sáng trong lành, và Kusho là một cao tăng.
Thế rồi, sau khi khảo hạch thì chính Tulku Lati
Rinpoche đã thỉnh đức Đạt Lai Lạt Ma làm lễ thọ giới Cụ túc cho chú tiểu sa
môn. Có mặt trong buổi lễ cử hành vào đúng ngày Phật Đản còn có bốn vị Rinpoche
khác. Chú được ban pháp danh là Tenzin Drodon, nghĩa là "Người nắm giữ Phật
pháp" (Tenzin) "cứu độ chúng sinh" (Drodon). Drodon là một pháp
danh ít có trong hệ thống Tăng già Tây Tạng.
Ngày nay, Phật giáo Tây Tạng có một nhà sư dung mạo
sáng rỡ, nói sành sõi tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Tây Tạng với phương ngữ
quý phái của Kinh đô Lhasa, ở bên kia đỉnh núi tuyết ngàn trùng. Vào mùa Xuân
Đinh Hợi 2007, ở tuổi 21, Kusho sẽ thọ giới Tỳ kheo với đức Đạt Lai Lạt Ma, một
điều kỳ lạ nữa. Trong lịch sử Tây Tạng, đây là người Việt đầu tiên được chính đức
Đạt Lai Lạt Ma truyền thừa và truyền giới.
Có thể là sau này người ta mới được biết thêm rằng nhà
sư trẻ cũng là hóa thân của một hành giả, nguyện tái sinh trong một gia đình Việt
Nam tại Mỹ và tu học trong tu viện Tây Tạng tại Ấn vì lợi ích của chúng sinh.
Ba vị cao tăng đã lần lượt hướng dẫn nhà sư là Lharampa Geshe Tsultim Gyeltsen
tại tu viện ở Long Beach, là Lharampa Geshe Lati Rinpoche, một vụ Tulku tại tu
viện Gaden Shartse ở Ấn Độ và đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14.
Bây giờ, chúng ta mới tìm hiểu về nhân vật này.
Vừa ra đời, Donald Phạm đã chững chạc như người lớn.
Chú bé là học sinh ưu tú, thích âm nhạc, viết văn, trượt nước và chơi Nitendo!
Là học trò giỏi tại trường Aliso Viejo Middle School, chú bé đủ thứ game trong
nhà và thừa điều kiện thành công trong một môi trường đầy cơ hội là Hoa Kỳ. Ước
nguyện ban đầu của chú là thành nhà văn hay bác sĩ. Nhưng, khác mọi đứa trẻ
cùng tuổi, chú ít nói, kín đáo nhìn mọi sự chung quanh và đặc biệt quan tâm đến
người khác.
Cha mẹ chú là những người khá giả và chăm sóc kỹ lưỡng
tâm hồn các con. Mẹ chú sùng đạo từ khi còn ở Việt Nam. Tại Hoa Kỳ thì cả gia
đình thường đến ngôi chùa Tây Tạng ở Long Beach, do đức Đạt Lai Lạt Ma đặt tên
là Thubten Dhargye Ling, để tu học Phật pháp. Đây là một việc không dễ vì từ
nhà đến chùa là 90 cây số và một tuần, gia đình lên chùa ba lần.
Donald vào chùa là có phản ứng khác lạ. Tưởng đứa con
lơ đãng nhìn quanh, bà mẹ ngạc nhiên vì chú nghe được hết và nói lại rành mạch
những khái niệm rất lạ. Thí dụ như hiện tượng "tâm viên ý mã" trong
lúc thiền định! Người lớn nghe đã thấy khó lãnh hội, huống hồ một đứa trẻ ở tuổi
mẫu giáo!
Năm chú lên bốn, bà mẹ đọc báo thấy có tin là vị Đạo
sư Lati Rinpoche sẽ đến thuyết pháp ở Los Angeles. Quá mừng khi được cơ hội gặp
vị cao tăng mà mình đã đọc lời giảng trong sách từ khi còn mang thai chú bé, bà
dẫn chú đi nghe và năm đó Donald đã quy y với Tulku Lati Rinpoche!
Khi chú lên năm, cô em kém chú hơn một tuổi bỗng khóc
òa vì làm vỡ cái đĩa. Chú bé đứng cao hơn quầy bếp đã lên giọng trấn an:
"Đừng lo, đó chỉ là đồ vật thôi. Nếu chấp vào vật nhỏ như vậy thì khi chết,
làm sao cái tâm bỏ được cái thân này?"
Rồi sau đó, thay vì là nhà văn hay bác sĩ, năm lên
tám, chú muốn thành một Geshe!
Thấy con mình có ý đi tu để thành Geshe, bà mẹ trình
bày với vị Hoà thượng trụ trì tu viện Phật giáo Tây Tạng tại Long Beach là
Lharampa Geshe Tsultim Gyeltsen, thường được Phật tử quý mến gọi là Geshe La.
Hoà thượng Geshe La khuyên là hãy kiên nhẫn tìm hiểu
tâm tư chú bé đã. Cho con vào chùa là chuyện thường tình ở Á châu và Tây Tạng,
nhưng chúng ta đang ở tại Hoa Kỳ, trong một khu vực trù phú lịch sự. Con đường
tới chùa là một chặng đường khá xa cần phải tìm hiểu. Mà cách tìm hiểu hay nhất
là chính họ phải qua tận Ấn Độ thăm viếng một ngôi chùa Tây Tạng đủ lâu để thấy
hết tận mắt. Thày dạy, tu viện là một đại dương, có rất nhiều ngọc nga châu báu
vật đấy nhưng cũng có cá mập.
Hãy tìm hiểu rồi mới quyết định cho chú bé.
Khi Donald Phạm lên chín, năm 1995, cha mẹ chú quyết định
sang thăm tu viện, cách đó đúng là vạn dậm. Bước đầu là từ California bay qua Ấn
Độ, rồi đi xe buýt leo đèo băng suối tới một tu viện trong khu định cư của người
Tây Tạng tại Mundgod, thuộc tiểu bang Karnatala ở miền Nam Ấn Độ. Đó là tu viện
Gaden Sharte của dòng Gelugpa Phật giáo Tây Tạng.
Khu vực định cư cho dân tỵ nạn thường không là một
vùng đất trù phú thịnh vượng. Sự nghèo khổ và thiếu thốn là quy luật chung. Huống
hồ là nơi tu hành. Người viện trưởng của Tu viện chính là ngài Tulku Lati
Rinpoche mà gia đình họ Phạm đã đọc rồi đã gặp tại Los Angeles.
Phép sinh hoạt nơi đây là sự khắc khổ nghiêm ngặt. Mọi
người thức giấc từ năm giờ sáng, chư tăng áo đỏ tụng kinh đến bảy giờ rồi ăn
sáng. Thực đơn khác hẳn bữa điểm tâm trong một ngôi nhà khang trang ở Laguna
Niguel tại California. Bánh mì chấm trà có pha đường, bơ tẩm muối. Sau đó là học
ngôn ngữ và tranh luận đến trưa. Quá ngọ là buổi học với các đạo sư cho đến chiều.
Cơm tối là cháo. Xong cơm là học tiếp về Phật pháp qua tranh luận, có khi đến nửa
đêm...
Giáo trình đào tạo còn nặng hơn mọi trường tư thục ưu
tú nhất của Mỹ! Và không có các màn giải trí qua truyền hình, chơi game, nghe
nhạc từ DVD... Cũng không có quà vặt, máy giặt máy xấy, nước nóng phòng
riêng...
Làm sao cho con mình vào sống nơi đó?
Gia đình ở lại sáu tuần và chú Donald Phạm cho biết là
muốn học đạo ở nơi đây.
Trường hợp của chú hiển nhiên đã được Geshe La và
Tulku Rinpoche chú ý. Phải tìm lời giải trong phép khảo chứng bí truyền của Tây
Tạng. Vị cao tăng thực hiện buổi lễ linh thiêng ấy chính là Tuku Rinpoche. Lời
giải là chú bé này là một đứa trẻ đặc biệt, sẽ vào chùa thành một vị sư Tây Tạng.
Donald Phạm cũng cảm thấy như vậy.
Việc cháu Donald muốn đi tu đã gây nhiều phản ứng và
tranh luận trong đại gia đình. Đầu tiên thì chị và em không muốn xa Donald. Còn
ông ngoại thì hoàn toàn không vui! Điều ấy cũng thật dễ hiểu. Nhưng ý của chú
đã quyết và cha mẹ cũng thông cảm và hỗ trợ nên mọi người quen dần với quyết định
này.
Gần bốn năm trôi qua, rồi vào dịp Tết Kỷ Mão 1999, cả
gia đình Donald Phạm đã theo Hoà thượng Geshe La qua Ấn Độ. Chú sẽ ở lại nơi
đây. Tết Nguyên đán Kỷ Mão thì xuống tóc, trở thành Sa di Kusho Konchog Osel.
Tu viện có 1.500 người cùng học nhưng chú được chính đức Đạt Lai Lạt Ma ân cần
phó thác cho vị Viện trưởng Tulku Lati Rinpoche trực tiếp hướng dẫn. Mọi người
ân cần gọi chú là Kusho-la.
Hai năm sau, Kusho được đưa lên Dharamsala, miền cực Bắc
Ấn Độ, vào học viện Lý luận Phật giáo, Institute of Buddhist Dialectics. Có 300
sinh viên, học viện này nằm gần thị trấn McLeod Ganj của Ấn. Thị trấn được gọi
là "Little Lhasa", trụ sở của Chính quyền Lưu vong Tây Tạng, và học viện
IBD là nơi đức Đạt Lai Lạt Ma thường giảng pháp.
Trong học viện, tiểu Sa di Kusho là người trẻ nhất và
được chú ý vì khả năng lãnh hội lẫn tranh luận. Chú còn được khen là từ tốn
khiêm nhường và thường trầm lặng trước mối quan tâm của truyền thông báo chí.
Nhiều người đã luận rằng Kusho có thiện nghiệp để trở thành sư, và có phúc
duyên được hướng dẫn bởi những vị cao tăng để theo đuổi Phật học đến chỗ thâm
sâu.
Ngày nay, Kusho đã thành một vị sư 21 tuổi, và Xuân
này sẽ thọ giới Tỳ kheo với chính đức Đạt Lai Lạt Ma, thành Shakya Bikshu
Tenzin Drodon.
Trong khi ấy, gia đình ở nhà cũng thay đổi.
Càng luống tuổi, ông ngoại của Kusho càng thấy ra hai
lẽ. Phần mình, thì đời người quả là hữu hạn. Phần cháu ngoại Donald, thì việc
cháu trở thành sư là một điều lành.
Đầu năm 2007, ông cụ lâm trọng bệnh và từ Ấn Độ, Kusho
trở về thăm ông, có thể là lần cuối. Hai ông cháu gặp nhau trong một cảnh ngộ cảm
động.
Được hỏi về chuyến thăm viếng, nhà sư trẻ giải thích
là vì muốn cầu nguyện cho tâm của ông ngoại được thảnh thơi, vững mạnh, và
buông xả hết mọi ưu phiền.
Kusho không tin là mình có "thần lực" hay khả
năng hộ niệm để ông "siêu sinh tịnh độ" như ta thường nói. Cháu chỉ
muốn gặp ông, hàn huyên để ông vui với tuổi già, có cái nhìn lạc quan tích cực
về mọi chuyện. Riêng mình, thì đứa cháu rất cảm động nghe ông nói, rằng mình mừng
cho cháu đã đi tìm hạnh phúc trong sự tu tập, vì hạnh phúc thật là khi mưu cầu
cho hạnh phúc của người khác. Hai ông cháu đã hoàn toàn cảm thông và cùng nhìn
vào một hướng.
Nói đến chuyện "thần lực" hay "hóa
thân", đề tài kỳ diệu khi ta nghĩ đến Phật giáo Tây Tạng, Kusho cười hiền
hoà và giải thích bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh: Không, chú không là hoá
thân hay đang tu tập để có thần lực thi hành được những việc siêu nhiên. Việc
tu tập để tìm thần lực hay khả năng siêu nhiên là điều sai.
Nhưng, khi tu tập, Kusho thấy hay nghĩ "mình là
ai?" Là một chú bé Việt Nam, một thiếu niên Mỹ hay một Sa di Tây Tạng - Là
tất cả!
Ban đầu, khi ở trong Tu viện Gaden thì còn mơ hồ vì có
lúc thấy mình là một thiếu niên Mỹ, một đứa trẻ Việt Nam, và nhất là khác lạ với
chúng bạn người Tây Tạng chung quanh. Thế rồi một cách tiệm tiến và nhẹ nhàng tự
nhiên, chú thấy mình tách rời với tất cả những "hành trang" ấy của
quá khứ mà cảm nhận ra một sự thể gì bao nhiếp tất cả. Một sự an nhiên kỳ lạ
khiến mình thấy thư thái và tự do hơn.
Cảm giác gọi là "giải thoát" ấy xuất phát từ
sự tu tập hay từ ý chí của mình? - Có lẽ, phép tu tập giúp cho ý chí ấy thành vững
mạnh hơn và quan trọng nhất, giúp cho mình thấy được cách suy nghĩ tích cực và
nuôi dưỡng nghị lực tích cực.
Kusho suy nghĩ rồi nói bằng tiếng Anh: "Positive
Energy"
Nhưng, trong tu viện Gaden hay trong học viện ở
Dharamsala, Sa môn Kusho có biết hay được biết gì về thế giới bên ngoài không,
về "đời sống thật" không?
Ban đầu, trong tu viện thì chỉ học về kinh điển và
phép luận giải, chứ qua học viện tại Dharamsala thì các học viên đều có thể xem
truyền hình và đọc báo để biết về những gì đang xảy ra trên thế giới. Chính đức
Đạt Lai Lạt Ma đã muốn các học viên chứng đắc Phật pháp bằng cách hiểu được cộng
đồng và thế giới. Ngoài ra, giáo trình của học viện chẳng khác gì nhiều nếu so
với một Đại học tân tiến, học viên được giáo dục để biết về thế giới cũng như
Phật pháp.
Sau khi hoàn tất khóa học rất dài tại Dharamsala,
Kusho sẽ trở lại tu viện Gaden và lúc ấy mới lại sống như một vị tăng trong
chùa.
Nhưng, khi biết rằng thế giới này "khổ" - vì
nạn đói ở Phi châu hay khủng bố tại Trung Đông chẳng hạn - học viên nghĩ sao?
Và muốn làm gì để giải trừ cái khổ ấy?
Nhà sư trẻ suy nghĩ giây lát mới giải thích. Trước hết,
những tin tức ấy có giá trị "khích lệ", là yếu tố càng thúc đẩy học
viên phải tu tập để góp phần giải trừ cái khổ.
Nhưng, nhìn từ các tu viện, cái khổ ấy có là một ý niệm
trừu tượng xa vời của "chúng sinh" hay của người khác không? Thí dụ
như một bác sĩ vẫn có thể chữa chạy cho bệnh nhân sau khi học về những triệu chứng
hay hậu quả của bệnh. Một nhà xã hội cũng có thể học về khủng hoảng để góp phần
giải quyết dù mình chẳng là nạn nhân... Liệu cảm nhận về cái khổ này có là một
khái niệm tách bạch xa vời vì không trực tiếp liên hệ đến mình ở trong chùa hay
trong học viện?
Kusho tìm chữ diễn tả, cả Việt lẫn Anh, rằng sự hiểu
biết về cái khổ ấy tác động rất mạnh vào tâm trí, nhưng theo hướng khác. Ý thức
về những vấn đề ấy khiến mình càng thêm tin tưởng vào Phật pháp và càng thôi
thúc mình làm một cái gì đó để cứu giúp người khác. Đây cũng là bước cần thiết
để chứng nghiệm đức tin của mình.
Nếu tu học để thành sư mà không nghĩ đến việc giúp đỡ
người khác thì là một sự lãng phí! Phật giáo Tây Tạng rất chú ý đến việc tu dưỡng
Bồ đề tâm, đến Bồ tát hạnh và coi việc giúp đỡ người khác là một bổn phận trọng
yếu, một phần không thể tách rời trong đức từ bi của người Phật tử.
Nói đến người khác, Kusho có nghĩ đến người Việt và Phật
giáo Việt Nam không?
Vị Sa môn trẻ này cám ơn mẹ cha là những Phật tử đã
khuyến khích và giúp đỡ mình trên con đường học đạo.
Chính là tấm lòng yêu thương của bà mẹ đã khiến chú cố
gắng tu tập để có thể làm tròn bổn phận với Việt Nam.
Vì vậy, sau giai đoạn tu chứng, nhà sư trẻ còn phải đi
một bước rất xa là học hỏi thêm về Việt Nam và Phật giáo Việt Nam.
Phật giáo Tây Tạng theo Kim cang thừa (Varayana) của Đại
thừa Mahayana, nhưng cũng áp dụng phép tu có đặc tính Mật tông và cả Bồ tát hạnh
trong những giáo lý nền tảng của Phật giáo Nguyên thủy Theravada. Vì vậy, trong
giáo trình đào tạo và tu học, các học viên đều phải thấm nhuần những lý giải Tiểu
thừa hay Nguyên thủy. Sau này, Kusho sẽ học thêm về những đặc tính đa diện của
Phật giáo Việt Nam và phải thông thạo tiếng Việt để tiếp xúc với Phật tử người
Việt.
Một con đường rất dài... Khi viết, Kusho sử dụng cả
hai tay, trái và phải, để viết chữ Tây Tạng hay tiếng Anh. Khi học, có lẽ cũng
phải nhớ đến tương lai là tìm đến Phật giáo Việt Nam. Vả lại, chính đức Đạt Lai
Lạt Ma đã căn giặn như vậy.
Hôm đó, sau khi được Ngài truyền giới, vị tiểu sa môn
được đức Đạt Lai Lạt Ma gọi riêng ra chụp chung tấm hình. "Con giữ tấm
hình này cho quê hương con. Cho nước Việt Nam". Kusho treo tấm hình trong
trai phòng tại học viện, như một nhắc nhở hàng ngày.
Việc nhà sư Tenzin Drodon này sẽ chứng đắc học vị
Geshe có thể chỉ là thời gian vì tâm nguyện như vậy. Nhưng, việc một người có
tâm hồn và giáo dục Việt Nam được tu học thành nhà sư Tây Tạng mới là một hạnh
ngộ hiếm hoi.
Lời khuyên của Tulku Lati Rinpoche là Kusho hãy cố gắng
tinh tấn tu học để trở thành một sa môn đầy đủ Bồ tát hạnh là Bi, Trí, Dũng để
hoằng pháp lợi sanh cho nhân thế. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rõ hơn trong từng buổi
gặp gỡ: "Đừng quên Việt Nam. Lòng từ bi và trí tuệ của con sẽ giúp ích rất
nhiều cho quê hương con."
Pháp danh Drodon quý hiếm này, có lẽ Ngài chọn cho
Kusho để hướng tới trách nhiệm với Việt Nam.
Sông Mekong xuất phát từ vùng đất Kham đã tái sinh của
hai vị cao tăng Tây Tạng là Gehse La và Tulku Rinpoche. Nơi con sông này đổ ra
biển chính là Việt Nam.
Phải chăng, đức Đạt Lai Lạt Ma đã thấy vạn sự từ đầu
nguồn tiền kiếp, mà chưa đến lúc nói ra?
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Xin cám ơn đất nước này!
Bạn viết rất đúng. Sau đây là cảm nghĩ của một kẻ đã từng
về Việt Nam làm việc 1 năm rưởi:
Quê hương đối với tôi bao gồm: khung cảnh, người quen
thân thuộc, và mồ mả tổ tiên:
1. Khung cảnh đã hoàn toàn thay đổi, không còn những
hình ảnh hoài niệm ngày xưa nữa. Nếu các bạn có dịp về VN, nhìn từ ngoài vịnh
Nha Trang vào thì sẽ thấy những cao ốc chọc trời, đèn xanh đỏ lòe loẹt, cáp
treo, ... không còn một Nha Trang hiền lành, thân thuộc mà ngày xưa khi chúng
ta đi thực tập trên chiếc Whec nhìn vào. Sài gòn thì trở thành một kiến trúc Hồng
Kông tồi tệ. Trở về nhà cũ, bạn có thể không nhận ra con ngỏ hẻm thân thương dẫn
vào nhà bạn ngày xưa.
2. Người quen thân thuộc: Họ đã chết, đã di tản sang
các nước khác, bạn bè người thân không còn nhiều. Một vài người còn sót lại thì
đã thay đổi tính tình.
3. Mồ mã tổ tiên: Đất đai đã bị cưởng chiếm, mồ mã tổ
tiên đã phải hốt cốt đem đi nơi khác, không còn dịp đễ làm lể thanh minh, dẩy mộ
nữa.
Cảm giác bất an luôn theo đuổi bạn khi ở Việt Nam: tù
tội vô cớ, nhiểm độc không có nơi chửa hoặc bị làm tiền không thương tiếc. Có
còn chăng là tiếng nói Việt Nam (bạn có thể nghe được tiếng nói này ở Phước Lộc
Thọ... Little Saigon)
Có lẻ bạn nói đúng: Việt Nam là đễ chúng ta thương, nhớ
trong con tim của chúng ta chứ không phải là một nơi đễ trở về.
***
Những vết thương khi đã được đánh thức thì nó không
còn là vết thương cũ vì giờ đây nó là một vết thương tỉnh thức. Một vết thương
tỉnh thức là một vết thương biết rõ nó là một vết thương
Tôi ngồi nhìn lại bóng tôi
Nửa thương, nửa giận, nửa cười, nửa đau
Bảy mươi, tóc bạc mái đầu
Tình yêu cũng mất, công hầu cũng tan
Suốt đời làm kiếp đi hoang
Nuốt bao nước mắt, lan man nỗi buồn
Mỗi lần nhìn lại quê hương
Thêm một lần nữa chán chường tấm thân
Quê người, thu đến, bâng khuâng
Ðếm bao lá rụng ngoài sân mà sầu
On Sun, Jul 17, 2022 at 1:19 PM Tho Tran tdttran@msn.com wrote:
Theo bản thống kê dân số của nước Mỹ năm 2010, hiện có
khoảng gần 2 triệu người Việt đang sinh sống trên nước Mỹ. Chúng ta những ai hiện
nay đang sống, học hành, làm việc hay dưỡng già ở đây, đều đã trải qua một phần
đời mình trên mảnh đất này, thường gọi là “tạm dung” nhưng thực tế là vĩnh viễn.
Từ biến cố 30 tháng 4 năm 1975, những đứa trẻ sinh ra
lớn lên ở đây, ngoài huyết thống ra, chúng không khác gì những đứa trẻ Mỹ. Những
người trung niên còn mang theo cả một thời thơ ấu và những kỷ niệm không quên từ
nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng vẫn lăn lộn với cuộc đời trên đất khách này để mưu
sinh, có người thời gian sống với quê hương ngắn ngủi hơn là ở nơi quê người.
Tiểu bang California, nơi có nhiều người Việt sinh sống
nhất đã rộng lớn bằng diện tích cả nước Việt Nam, nên cũng chưa có ai trong
chúng ta tự hào đã đặt chân đến hết 50 tiểu bang của nước Mỹ, cũng như không ai
dám nghĩ rằng mình hiểu hết những gì về nước Mỹ, dù đây chỉ là một nơi mới lập
quốc hơn 300 năm. Có người cho Mỹ là anh chàng trẻ tuổi, xốc nổi, dại khờ,
nhưng cũng có người công nhận nước Mỹ là ông cụ thâm trầm thường triển khai những
bước đi tính toán trước cả trăm năm.
Ðối với những người già đã đến nơi này muộn màng,
nhưng cả cuộc đời còn lại coi như sống chết với nước Mỹ, thường gọi là quê
hương thứ hai, mà không bao giờ còn cơ hội trở về nằm trong lòng đất quê mẹ, nếu
sự thực khốn nạn, chế độ Cộng Sản còn tồn tại trên quê hương vài ba mươi năm nữa.
Một người Việt về thăm lại quê hương, nơi họ đã từ bỏ
tất cả để ra đi, lúc đặt chân trở lại nước Mỹ, cho rằng tâm hồn lại cảm thấy an
toàn, nhẹ nhàng hơn như lúc về nhà.
Một người Việt xa quê hương đã lâu trở về Sài Gòn, có
dịp vào Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ, ông thú nhận khi nhìn những hình ảnh tổng thống
hay ngoại trưởng của Hoa Kỳ, ông lại có cảm giác quen thuộc, an toàn hơn là những
lúc lang thang ở Hà Nội nhìn hình lãnh tụ và quốc kỳ Cộng Sản. Ðó không phải là
vong bản, mất gốc mà chế độ này đã nhân danh đất nước, tạo hận thù, kỳ thị, xô
đẩy biết bao nhiêu người xuống biển, bỏ quê hương ra đi.
Gần như chúng ta không còn lệ thuộc gì với đời sống
nơi quê nhà, ngoài những tình cảm sâu đậm trong máu huyết, làm cho chúng ta gần
gũi với ngôn ngữ, đời sống Việt Nam, mà chúng ta có cảm tưởng đang dần dần tách
rời, cho đến một lúc nào đó trở thành xa lạ. Phải chăng vì vậy, mà đã có những
đứa con ngày trước trở về, xót xa nhận ra rằng, họ đang đi, đứng trên một đất
nước xa lạ, không còn là của họ nữa.
Quê hương ngày nay chỉ còn là nơi thăm viếng mà không
phải là nơi để trở về. Nước Mỹ đã là nơi quen thuộc chúng ta đang sống, có gia
đình, nhà cửa, công việc, bà con, bạn bè, thì làm sao chúng ta lại không có những
suy nghĩ, có những câu chuyện buồn vui, hay những trăn trở về nước Mỹ. Cách đây
45 năm, chưa lúc nào, chúng ta, những người dân ở một đất nước xa xôi bên vùng
trời Ðông Nam Á, cách biệt nơi này đến nửa vòng trái đất, lại có ý nghĩ rằng, một
ngày kia chúng ta sẽ đến đây, sống lâu dài nơi đây, sinh con đẻ cháu nơi này, để
tạo ra một nhánh người Việt lưu vong. Ðời sau, còn giữ được ngôn ngữ, phong tục
hay không, lại là một điều mà nhiều người khác đang trăn trở, lo âu làm sao để
duy trì, gìn giữ!
Trong cái cộng đồng gần gũi, thân mật gắn bó này, với
sách vở, báo chí, truyền thông, quán xá, chợ búa, tiệm buôn, món ăn thức uống,
cả cái tên vùng đất hay bảng hiệu Saigon chúng ta mang theo, đôi khi gần như
quên hẳn là chúng ta đang sống trên đất Mỹ. Cả cái bữa cơm, cá mắm, canh rau,
đôi đũa, chén nước mắm ớt, có khác gì ở Việt Nam. Cả cái bàn thờ nhang khói,
hình ảnh tổ tiên, ông bà, cành mai, chậu lan, những cô thiếu nữ, trẻ em mặc quốc
phục lên chùa ngày Tết, hồi trống, tiếng pháo Mùa Xuân làm chúng ta quên mất là
chúng ta đang sống thật xa quê nhà.
Ðiều tôi muốn nói là chúng ta thường quên chúng ta
đang sống trên đất Mỹ.
Ông Khổng Tử của nước Trung Hoa có ví von: “Ở chung với
người thiện như vào nhà có cỏ chi lan, lâu mà chẳng thấy mùi thơm, tức là mình
cũng đã hóa ra thơm vậy.” Một kẻ vào vườn hoa lan đầy hương thơm, lúc đầu còn
nhận ra mùi hương nhưng dần dà trở thành quen thuộc, trở thành bình thường,
không còn thấy hương thơm, như kẻ tiểu nhân sống với người quân tử dần dần được
cảm hóa lúc nào mà không hay biết. Nước Mỹ có nhiều hương thơm như thế mà cảm
giác chúng ta bị dung hòa lúc nào không hay đến nỗi không còn cảm nhận được mùi
thơm nữa. Hương thơm đó là những điều tốt lành, thấm nhập vào con người chúng
ta lúc nào chúng ta cũng không biết, không hề quan tâm hay nhận ra được sự khác
biệt trước và sau.
Chúng ta học hỏi được ở nước Mỹ tính bảo vệ đời sống
riêng tư, tôn trọng luật pháp, sống an hòa, sự tử tế và mối tương quan giữa con
người và con người trong xã hội. Ðiều này không chỉ có một ông người Trung Quốc,
sau khi đi New York, Las Vegas hay San Francisco về, đã tường thuật lại trong
cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí,” mà bất cứ người Việt Nam nào khi đi du lịch nước
Mỹ về cũng nhận ra. Có người thắc mắc sao lái xe trên đường vắng vào một hai giờ
sáng, gặp bảng “stop” cũng phải dừng lại, sao một đứa bé phải đi tìm cái thùng
rác để vứt cái giấy kẹo nhỏ chỉ bằng hai ngón tay, sao ở đây xe hơi nhiều như
thế mà không nghe một tiếng còi? Trong cái không khí dễ chịu, thanh thản, an lạc
người ta cảm nhận ra khi bước chân trở lại một nơi, có một chút mỉa mai, không
phải là quê nhà của mình.
Chúng ta bước đi từ môi trường tử tế, trong lành của
miền Nam qua giai đoạn “thống nhất” để bước đến một xã hội hỗn loạn như hôm
nay, khi mà con người tốt đẹp dần dà trở thành vô cảm, lừa lọc, gian trá, đạp
lên nhau mà sống, để mưu tìm một đời sống ích kỷ cho riêng mình, mà không thấy
đó là bất thường, bất nhân và vô loại. Thì chúng ta, trong xã hội này, cũng theo
lời ông Khổng Tử: “Ở chung với người bất lương, như vào trong chợ cá ươn, lâu
mà chẳng biết mùi hôi, vì mình cũng hóa ra hôi vậy!” Như người mới vào chợ cá,
lúc đầu còn nghe mùi hôi tanh, dần dà quen thuộc, không còn nghe mùi tanh tưởi
khó chịu nữa, như người quân tử sống với kẻ tiểu nhân, dần dần đồng hóa bởi cái
xấu mà mình không hay biết. Thử hỏi một viên chức trong chế độ CS Việt Nam hiện
nay, xem những chuyện cường quyền áp bức, mạng sống của người dân xuống hàng
súc vật, con người chỉ biết có đồng tiền và dục vọng, tráo trở, vô đạo lý hiện
nay có là điều gì làm cho con người lạ lùng, khó chịu không? Hay đó là chuyện
bình thường, thấy đã quen mắt, nghe đã quen tai, đầu óc đã xơ cứng, chai đá như
khứu giác của con người ở lâu trong chợ cá, còn đâu phân biệt được mùi hôi nữa!
Ðiều cuối cùng chúng tôi muốn nói là sự may mắn đã
giúp ta có cơ hội không phải chỉ cho riêng mình mà cả con cháu đời sau, tránh
khỏi được kiếp oan nghiệt, ra khỏi được cái chợ cá ấy, được sống trong cái “chi
lan, chi thất” cái vườn lan thơm ngát, mà qua một thời gian chúng ta không còn
cảm nhận được mùi thơm nữa, nhưng trên thực tế, mùi thơm đó vẫn hiện hữu.
Nhiều kẻ hãnh tiến vẫn cho rằng nước Mỹ nợ chúng ta mà
quên rằng, món nợ của chúng ta, và cả con cháu đời sau đối với nước Mỹ thật khó
lòng trả nổi.
Hãy CÁM ƠN bằng cách sống thật có ý nghĩa cho đời sống
này!
No comments:
Post a Comment