20220713 Cong Dong Tham Luan
Đồng Chủ Tịch Hội Nghị Thượng Đỉnh nói về nhà
nước Việt Nam: Hãy bêu cho họ xấu mặt ở mọi nơi
Nhà nước Việt Nam hoàn toàn tắt tiếng trên
diễn đàn quốc tế
Mạch Sống, ngày 13 tháng 7, 2022
Ts. Katrina Lantos-Swett,
đồng chủ tịch Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, khuyến khích người
Việt ở hải ngoại tham gia các diễn đàn quốc tế để tố cáo chính sách đàn áp tôn
giáo nghiêm trọng ở Việt Nam. Ts. Lantos-Swett cũng là cựu chủ tịch của Uỷ Hội
Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission on International Religious
Freedom, USCIRF).
Hình 1 – Ts. Katrina Lantos-Swett cùng với một số
thành viên trong đoàn người Việt (ảnh BPSOS)
Khi được cô Tiffany
Tocmacov, một sinh viên đang thực tập mùa hè với BPSOS, hỏi rằng nghĩ sao về
trường hợp Mục Sư A Đảo không những bị cấm xuất cảnh mà còn bị quản thúc tại
gia khi chuẩn bị lên đường tham gia hội nghị thượng đỉnh, Ts. Lantos-Swett cho
biết bà hoan nghênh sáng kiến của BPSOS là đặt một chiếc ghế trống có gián hình
bán thân và tên của Mục Sư A Đảo cho mọi người tham gia hội nghị đều nhìn thấy.
Nói về Chiến Dịch Toàn Cầu
cho Tù Nhân Lương Tâm Tôn Giáo, Ts. Lantos-Swett nhận xét: “Nếu người nào đi bộ
quanh khu vực của hội nghị, họ sẽ thấy những áp-phíc với thông điệp mạnh mẽ mà
tôi tin là tổ chức [BPSOS] đã thực sự đóng góp vai trò quan trọng để thực hiện.”
“Tôi nghĩ là sáng kiến mà
Ts. Thắng khởi xướng tập trung vào các tù nhân lương tâm tôn giáo, kể ra câu
chuyện của họ và xây dựng sức đẩy cho nỗ lực đòi tự do cho họ là vô cùng quan
trọng,” bà nhận định.
Theo bà, chiến dịch này nhắc nhở thế giới về những gì đang xảy ra ở Việt Nam và khi nào các cán bộ nhà nước Việt Nam đi công tác ở bất kỳ đâu trên thế giới tự do cũng đều bị công kích bởi công luận thì họ sẽ phải thay đổi thái độ.
Hình 2 – Chiếc
ghế trống của Mục Sư A Đảo (ảnh BPSOS)
“Trên sân chơi quốc tế,
nhà nước Việt Nam hoàn toàn bó tay,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm
Chủ Tịch BPSOS, giải thích. “Họ đã vụng về ép Mục Sư A Đảo phải tuyên bố chống
lại chiếc ghế trống và điều này đã phản tác dụng.”
Theo Ts. Thắng, khi các
quan khách quốc tế nghe về điều này, họ thốt lên rằng làm như cán bộ nhà nước
Việt Nam hết việc làm rồi sao.
Tuỳ viên chính trị của
Toà Đại Sứ Việt Nam có đến quan sát các sinh hoạt của đoàn người Việt tại hội nghị
thượng đỉnh nhưng hoàn toàn bị động.
Mục Sư A Đảo, thuộc Hội
Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, từng là một cựu tù nhân lương tâm tôn
giáo được chính Uỷ Hội USCIRF, mà Ts. Katrina Lantos-Swett từng là chủ tịch, bảo
trợ trước đây.
Xem cuộc phỏng vấn Ts.
Katrina Lantos-Swett: https://www.facebook.com/VNFoRB/videos/1629724317398775
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Mon, Jul 11 at 12:05 PM
Chuyên gia: Yêu sách chủ quyền sâu rộng
của TQ ở Biển Đông “rõ ràng là bất hợp pháp”
Gia Huy
Theo
một chuyên gia, chính quyền Trung Quốc đang mở rộng bất hợp pháp lãnh thổ của
mình trên Biển Đông và cố tình thay đổi cách diễn giải về lịch sử để duy trì
các vùng lãnh thổ có được một cách bất chính.
Hình ảnh các tàu Trung Quốc neo đậu ở một khu vực thuộc Biển Đông ngày
7/3/2021. (Ảnh: Phillipines Coast Guard/National Task Force)
Ông
Gregory Poling, giảng viên cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc
tế (CSIS), một tổ chức tư vấn đặt tại Washington, lên án: “Đối với chính quyền
Trung Quốc, lịch sử chỉ là nhựa và có thể được thay đổi và nhào nặn khi cần
thiết.”
Ông
Poling nhận định, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện tại tin
rằng Hoa Kỳ đang ở tình trạng “thoái trào giai đoạn cuối”, do đó quốc gia cộng
sản này đã sẵn sàng tham gia vào các cuộc xung đột nhiều hơn kể từ khi ông Tập
Cận Bình lên làm lãnh đạo ĐCSTQ vào năm 2012.
Hôm
5/7, trong buổi thảo luận về cuốn sách mới nhất của mình “Trên vùng đất nguy
hiểm: Thế kỷ của Mỹ ở Biển Đông,” ông Poling lưu ý: “Trung Quốc [dưới
thời ông Tập] đã thể hiện quyết tâm cao hơn trong việc đạt được [mục tiêu] bằng
cưỡng bức thay vì bằng các công cụ ngoại giao.”
Ông
tiết lộ, cuốn sách mới của ông tập trung xem xét mối tương quan giữa cam kết
của Mỹ đối với tự do trên biển và mạng lưới liên minh đang phát triển của nước
này trên khắp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Tranh chấp lãnh thổ
Ông
Poling cho rằng, việc hiểu lịch sử của các yêu sách chủ quyền khác nhau ở Biển
Đông và vai trò của Hoa Kỳ trong các yêu sách đó, là rất quan trọng để hiểu
được tình huống hiện tại ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Ông
tiếp tục: “Lịch sử về Biển Đông mà chúng ta có đã bị bóp méo. Các tranh
chấp lãnh thổ tại thời điểm này đã [kéo dài] hơn một thế kỷ và điều thường bị
bỏ sót trong lịch sử này như chúng ta thường kể là Hoa Kỳ đã ở đó trong suốt
thời gian này.”
Ông
Poling giải thích, vai trò của Hoa Kỳ trong việc định hình khu vực Ấn Độ Dương
– Thái Bình Dương là lâu đời hơn vai trò của ĐCSTQ, và động lực của Hoa Kỳ bắt
nguồn từ vị thế của mình trong khu vực như một “cường quốc thường trú” do việc
Hoa Kỳ nắm giữ thuộc địa ở Philippines trong những năm đầu thế kỷ 20.
Ông
nhận xét: “Về cốt lõi, các mối quan tâm của Hoa Kỳ vẫn duy trì khá ổn
định.”
Theo
ông, việc duy trì các cam kết liên minh và bảo vệ luật hàng hải quốc tế để đảm
bảo quyền tiếp cận các tuyến đường biển cho cộng đồng quốc tế cũng nằm trong
các mối quan tâm đó của Hoa Kỳ.
Tuy
nhiên ông Poling chỉ ra, không giống như Hoa Kỳ, các yêu sách chủ quyền của
ĐCSTQ phần lớn được tạo ra dựa trên căn cứ nào. Giới lãnh đạo ĐCSTQ đã vẽ ra một
phần Biển Đông trên bản đồ và tuyên bố chủ quyền mọi thứ bên trong một cách tùy
tiện, mặc dù quốc gia cộng sản này không có sự hiện diện nào trên bất kỳ hòn
đảo nào trong khu vực này vào thời điểm đó.
Ông
tiếp tục: “Không có quan chức Trung Quốc nào đã từng đặt chân lên [các
quần đảo]. Họ không biết những gì họ đang yêu sách chủ quyền. Họ chỉ vẽ ra một
đường xung quanh nó và tuyên bố rằng bất kỳ bãi đá hoặc đảo nào mà người ta có
thể tìm thấy tại bất kỳ đâu trong đường này đều thuộc về Trung Quốc. Và đó là
cơ sở cho các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc từ những năm 1930 cho đến ít
nhất đầu những năm 1990.”
Tuy
nhiên, điều đó đã thay đổi vào năm 1988, khi chính quyền Trung Quốc tấn công
Việt Nam, trước việc Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với một bãi đá ngầm ở Quần
đảo Trường Sa. Sau sự kiện này, Bắc Kinh đã mở rộng yêu sách của mình để bao
gồm tất cả vùng biển và vùng trời trên khắp Biển Đông, khăng khăng yêu sách của
mình là “quyền lịch sử”.
Sự xâm lược của ĐCSTQ
Kể
từ đó, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã tạo ra nhiều hòn đảo nhân tạo trên
khắp vùng biển này, mà họ sử dụng để đặt các thiết bị quân sự và thổi phồng các
yêu sách của họ. Điều này đã đảm bảo cho ĐCSTQ tiếp cận các mỏ khí đốt tự nhiên
và các vùng đánh bắt hải sản phong phú trong khu vực này, đồng thời ngăn chặn
cộng đồng quốc tế tiếp cận các nguồn tài nguyên đó.
Ông
Poling chỉ trích: “Tất cả điều này rõ ràng là bất hợp pháp, trái với
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, mà Trung Quốc đã giúp đàm phán.”
“Giờ đây, đột nhiên, Trung Quốc đưa ra những yêu sách này xâm
phạm trực tiếp đến quyền của tàu Mỹ, máy bay Mỹ, công dân Mỹ và đang đe dọa phá
hoại toàn bộ chế độ luật hàng hải quốc tế mà Hoa Kỳ rất coi trọng.”
Ông
Poling nhìn nhận, giờ đây Hoa Kỳ đã mất tất cả [Biển Đông] ngoại trừ khu vực Ấn
Độ Dương – Thái Bình Dương và sẽ cần phải tạo ra sức ép kinh tế và ngoại giao
mạnh mẽ lên Bắc Kinh để mở cửa trở lại toàn bộ Biển Đông.
Ông
cảnh báo, với mỗi hòn đảo mới và việc bố trí quân sự, ĐCSTQ đang “thắt chặt
thòng lọng” đối với khu vực này và đe dọa biến Biển Đông thành “cái hồ của
Trung Quốc”.
Ông
Poling kết luận: “Trung Quốc thể hiện sự lấn át đáng kể đối với Hoa Kỳ
tại địa phương [Biển Đông]. Họ thống trị bầu trời, biển cả, phổ điện từ. Thật
nguy hiểm, chúng ta đang tiến gần đến mức tự do hàng hải sẽ không còn tồn tại ở
Biển Đông.”
Gia Huy
No comments:
Post a Comment