20220730 Cong Dong Tham Luan Dia Su Linh Nam 19
CẨM-KHÊ DI-HẬN (Q.II: Hồi 78-85)
HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM
https://trandaisy.wordpress.com/2012/11/15/cam-khe-di-hanq-ii-hoi-78-85/
https://trandaisy.wordpress.com/2012/11/15/cam-khe-di-hanq-ii-hoi-78-85/2/
Trước kia Trần Quốc gọi Trần
Tự-Sơn bằng đại ca vì Đào Thế-Kiệt với Trần Quốc-Hương là bạn thân. Nàng gọi
Thiều-Hoa bằng sư tỷ. Thuận miệng gọi Tự-Sơn bằng đại ca. Sau khi thân thế Trần
Tự-Sơn được công bố. Trần Tự-Sơn vai em họ Trần Quốc-Hương. Nàng đổi cách xưng
hô gọi Tự-Sơn bằng sư thúc. Nàng tiếp:
– Kế hoạch phòng thủ như sau:
Đạo quân Nhật-nam của sư bá Lại Thế-Cường đóng ở núi Quân-sơn, phụ trấn có Tây-vu Tam hổ
tướng. Đạo quân Nam-hải của sư bá Lương Hồng-Châu đóng ở Ích-dương phụ trấn có Tây-vu tam báo
tướng. Lực lượng phòng thủ trên bờ sông Trường-giang có hai trăm chiến thuyền,
chia làm hai chục đội. Trên mỗi đội đều có hai dàn Nỏ-thần. Lễ đài đặt ở núi Tam-sơn, do Hồ sư tỷ trấn đóng. Phụ
trấn có Sún Lé, Sún Đen, Sún Lùn, Sún Hô, Ngao-sơn tứ lão. Dưới chân núi
Tam-sơn, có chiến thuyền, do Lục-Phong quận chúa và Ngũ-Long công chúa, mỗi
người chỉ huy một chiến thuyền, làm trừ bị.
Khu vực Phân Mao lĩnh! Chia hai Lĩnh Nam
và Trung Nguyên. Xác định được vị trí Núi Phân Mao sẽ giải đáp vấn
đề đồng trụ - cột đồng do Mã Viện dựng lên.
Wanglingmiao-Phân Mao lĩnh?
29°36'10.46"N 112°42'39.44"E
Maoqiling
29°35'45.20"N 112°42'57.05"E
LeilongMiao
29°35'25.17"N 112°43'30.64"E
Guangshankou-Quảng Sơn khẩu
Mao Qi Ling, Hoa Dung, Nhạc Dương, Hồ Nam,
Trung Quốc
29°35'43.46"N 112°43'33.99"E
Xác định được vị trí Núi Phân Mao sẽ
giải đáp vấn đề đồng trụ - cột đồng do Mã Viện dựng lên.
Đây có phải là cửa khẩu mà các sứ
thần của miền Nam Ngủ Lĩnh, của vua Quang Trung, phải đi qua? Và họ
đã thấy núi Phân Mao tại đây?
LeilongMiao
29°35'25.17"N 112°43'30.64"E
01
Khu vực núi Phân-mao (rất hợp lý từ sử liệu
dưới triều đại Tây Sơn, Nguyễn) tuy nhiên cần kiểm chứng lại.
Guangshankou-Quảng Sơn khẩu
29°35'43.46"N 112°43'33.99"E
Mao Qi Ling, Hoa Dung, Nhạc Dương, Hồ Nam,
Trung Quốc
Wanglingmiao-Phân Mao lĩnh?
29°36'10.46"N 112°42'39.44"E
Maoqiling
29°35'45.20"N
112°42'57.05"E
LeilongMiao
29°35'25.17"N
112°43'30.64"E
Sông
Trường Giang-Dương Tử Giang
29°51'7.07"N
112°23'43.93"E
29°36'1.42"N
112°54'30.62"E
Quân Lĩnh Nam bố
phòng cho cuộc hội bầu chọn Hoàng-đế Lĩnh-nam.
Quân Sơn
29°27'45.21"Bắc
113° 0'47.05"Đông
Nhạc Dương:
Nhạc Dương Lâu • Quân Sơn • Vân Khê
• Mịch La • Lâm Tương • Nhạc Dương
• Hoa Dung • Tương Âm • Bình Giang
Đạo quân Nhật-nam
của sư bá Lại Thế-Cường đóng ở núi Quân-sơn, phụ trấn có Tây-vu Tam hổ tướng.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_S%C6%A1n
Ích Dương
28°33'17.10"Bắc
112°21'17.48"Đông
Ích Dương:
Hách Sơn • Tư Dương • Nguyên Giang • Nam
• Đào Giang • An Hóa
Đạo quân
Nam-hải của sư bá Lương Hồng-Châu đóng ở Ích-dương phụ trấn có Tây-vu tam báo
tướng.
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%8Dch_D%C6%B0%C6%A1ng
Tam Sơn
29°32'52.35"N
112°33'24.05"E
Lễ đài đặt ở núi Tam-sơn, do Hồ sư tỷ trấn đóng. Phụ trấn có Sún Lé, Sún Đen, Sún Lùn, Sún Hô, Ngao-sơn tứ lão. Dưới chân núi Tam-sơn, có chiến thuyền, do Lục-Phong quận chúa và Ngũ-Long công chúa, mỗi người chỉ huy một chiến thuyền, làm trừ bị.
02
Thuyền đã đến gần Tam-sơn. Hai đoàn thuyền
dàn song song, mỗi đoàn hai mươi chiếc. Trên thuyền gươm đao sáng choang. Họ
thấy Trần
Tự-Sơn, thì đánh
chiêng trống vang lừng. Thuyền Tự-Sơn đi giữa. Hai bên, bốn mươi chiến thuyền
chào mừng. Thuyền đến gần chân núi, hỏa pháo thăng thiên bắn vọt lên trời. Nổ
đến đùng một cái. Lập tức đoàn đệ tử phái Sài-sơn hơn hai trăm người, xử dụng
đủ mọi loại nhạc khí, đánh lên bản Động-đình ca. Trần Tự-Sơn đứng trước mũi thuyền, cạnh
chàng có Hoàng Thiều-Hoa, Đào Kỳ, Phương-Dung. Trên nóc thuyền, Khất đại phu,
Tiên-yên nữ hiệp, Chu Bá, Trần Năng.
Thuyền từ từ tiến vào bờ, giữa tiếng nhạc hùng tráng.
*** Qua tài liệu từ Jeffrey G. Barrow, cho chúng tôi thấy rõ trống đồng nó chính là một loại trống lệnh dưới thời Vua Trưng. Chính tiếng trống đồng là một loại code, một loại hiệu lệnh điều quân chỉ có trong quân đội Lĩnh Nam mới có thể hiểu được. Mải cho đến dưới thời vua Quang Trung trống lệnh đã được dùng làm hiệu lệnh điều quân: tiến, thúc quân tấn công và ca khúc khải hoàn chiến thắng, điều đáng ngạc nhiên là không có lệnh thu quân dưới thời vua Quang Trung***
03
*** Nếu quan sát mặt trống đồng trên từng nét vẽ cho thấy đây là một điệu múa hoan hỷ, chào mừng mà từ đây linh mục Lương Kim Định đã phải reo mừng thốt lên: "Văn Lang vũ bộ" đây rồi!***
04
Niên hiệu
Âu-Lạc năm thứ năm mươi.
Âu-Lạc hoàng đế ban chiếu cho sư điệt, con
dân Lĩnh-Nam.
Đất Lĩnh-Nam khởi từ Kinh-Dương vương lập
quốc, đến nay trải 2677 năm. Nam, bắc cương thổ đã định. Phong tục, tiếng nói,
chữ viết, văn hiến có khác. Ngũ-lĩnh về Bắc thuộc Trung-nguyên. Lĩnh Nam trở
xuống thuộc Âu-lạc. Sau Tần Thủy-Hoàng manh tâm sai Đồ Thư đánh xuống nam. Ta cùng
sư đệ Vũ Bảo-Trung, Cao Nỗ giết Đồ Thư, đánh tan năm trăm ngàn quân Tần. Lĩnh
Nam đất rộng, người thưa, ta để mất Quế-lâm, Tượng-quận, Nam-hải. Đêm đêm nằm
nghĩ lại đau xót trong lòng. Chí muốn phục hồi, tướng sĩ một lòng. Ngặt vì dân
ít, đành cắn răng mà chịu.
Ta vì già yếu, tinh thần lú lẫn. Không nghe
lời can của sư đệ Vũ Bảo-Trung, Cao Nỗ, để xảy ra vụ Mỵ-Châu, Trọng-Thủy. Nghĩ
lại xấu hổ với con em Tây-vu, tủi hổ với con dân Âu-lạc. Nay ta nguyện lấy cái
chết để đền tội.
Ta truyền ngôi cho con trưởng sư đệ Trần
Tự-Minh là Trần Tự-Anh. Tự-Anh thay ta suất lĩnh con em. Đánh đuổi Triệu Đà,
phục hưng Lĩnh Nam.
Phàm phục hưng đất nước, không phải một
người, mà phải nhiều người.
Con dân Âu-lạc phải sao cho triệu người cùng
nghĩ, triệu người cùng làm, triệu người như một, thì giặc có mạnh đến đâu, rồi
cũng phải tan. Mưu đại sự phải bền gan. Hôm nay không xong, thì ngày mai. Ngày
mai không xong thì tháng sau. Tháng sau không xong thì năm sau. Một năm không
xong thì mười năm. Mười năm không xong thì trăm năm. Đời này không thành thì
đời sau. Miễn là đừng nản chí, thì trước sau Lĩnh-Nam cũng trở về với người
Việt.
Khi đất nước phục hồi rồi, thì họp anh hùng
lại, cử lấy người làm vua như xưa kia đệ tử Tây-vu đã cử ta. Song vết xe trước
đã đổ: Cử ta lên, mà không định rõ hạn kỳ, thành ra về già, ta lầm lẫn, làm mất
nước. Vậy sau khi đuổi được giặc dữ, Lĩnh Nam phục hồi, bầu lấy Lĩnh Nam hoàng
đế, hạn sáu năm, cử lại một lần. Như vậy, người ngồi trên ngai mới thấy trọng
trách chăn dân là trọng yếu. Chứ không phải tự xưng Ta là con trời, ngồi trên
đầu trăm họ, không làm lợi ích cho đất nước.
Xin thần dân Âu-lạc, tha tội cho trẫm. Trẫm
lấy cái chết, để đền tội với liệt tổ Lĩnh Nam.
Khâm thử.
“Trần Tự-Sơn tiếp:
– Vâng thánh chỉ của Quốc-tổ. Bản nhân thoái
vị hoàng đế. Bây giờ chúng ta suy cử tân hoàng đế. Tân hoàng đế cai trị dân trong sáu năm, và không được tái cử.
Ngưng lại cho anh hùng theo kịp lời nói.
Chàng tiếp:
– Trước hết các trang, các ấp, mỗi trang ấp có
một lạc hầu, lạc tướng, động chủ, châu trưởng. Nơi nào theo chế độ cha truyền
con nối, vẫn giữ nguyên. Nơi nào theo chế độ cử hiền thì tiếp tục. Cứ bốn năm cử lại một lần.
– Phàm các huyện, cử lấy một Lạc-công. Lạc-công do Lạc-hầu, Lạc-tướng,
Động-chủ, Châu-trưởng hợp lại cử lên. Cứ sáu năm cử lại một lần.
– Lĩnh Nam có sáu vùng, các vị Lạc-hầu, Lạc-tướng, Động-chủ,
Châu-trưởng, Lạc-công cử lấy một Lạc-vương. Lệ sáu năm cử lại một lần.
– Các Lạc-công, Lạc-vương, hợp nhau cử lấy một
Hoàng đế Lĩnh Nam. Lệ sáu năm cử lại một lần.
– Phàm kẻ nào cố ý, gian ý, hiếu danh, muốn
ngồi lại chức vị, đều phải trừ diệt.”
“Họ chia làm sáu nhóm để cử lấy sáu vị vương.
Cuối cùng sáu lạc vương:
– Nam-hải: Trần Nhất-Gia.
– Quế-lâm: Lương Hồng-Châu.
– Tượng-quận: Hàn Bạch.
– Giao-chỉ: Đặng Thi-Sách.
– Cửu-chân: Đào Thế-Kiệt.
– Nhật-nam: Lạ Thế-Cường.”
“Trần Tự-Sơn nhìn Đô Dương, Đào
Kỳ hỏi:
– Trước đây ta đã giảng cho hai
hiền đệ nghe về lẽ Hợp-Phân trong thiên hạ. Tần Thủy-Hoàng thống nhất thiên hạ. Lẽ Hợp của Tần là: Không còn cảnh chia xẻ làm nhiều nước, chinh
chiến. Tiếng nói trước khác nhau, nay hợp còn một thứ. Pháp chế khác nhau nay
còn một loại… Phân của Thủy-Hoàng là không dung hòa được tình người. Bảy nước
Tần, Tề, Yên, Ngụy, Triệu, Hàn, Sở mỗi vùng khí hậu khác nhau, phong tục có
khác. Tư tưởng con người mỗi thời một biến dạng. Thủy-Hoàng không nhận ra lẽ
đó, bắt trăm nhà nói cùng một tiếng, sống cùng một phong tục. Nhà, nhà bỡ ngỡ.
Bỡ ngỡ thì chống đối. Chống đối thì chỉ trích. Thủy-Hoàng đem sách đốt đi, chôn
học trò. Tưởng với gươm đao có thể khuất phục tư tưởng thiên hạ. Nếu y khôn, cứ
để trăm họ cùng một luật pháp, sống chung, rồi dần dần cái nào hay sẽ tồn tại.
Cái nào dở sẽ biến đi. Y sẽ thành minh quân. Ngược lại, y muốn trăm họ phải cúi
đầu như chó, như lợn. Bởi vậy quần hùng mới nổi lên chống y. Y bị diệt.
Ngưng một lát, Tự-Sơn tiếp:
– Cao-tổ nhà Hán đánh vào
Hàm-dương, diệt Tần. Ban hành Ước pháp tam chương, thiên hạ qui phục là tại
sao? Cao-tổ hiểu lẽ Phân của Tần,
lấy làm lẽ Hợp của mình. Tần hà khắc, bắt trăm họ phải nghĩ theo mình, viết
theo mình, nay ban Ước pháp, giảm hình phạt. Dân chúng như chim trong lồng được
thả ra rừng. Như cá trong chậu, được thả về sông. Vì vậy mà được thiên hạ. Cái
Phân của Cao-tổ, là ngài xuất thân làm đình trưởng, thất học. Thích rượu, thích
gái đẹp. Nhờ tam anh Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín mà được thiên hạ. Khi được
nước ngài lo lắng làm sao cai trị thiên hạ? Ngày đêm lo sợ các tướng phản mình.
Ngài tìm tội, bới lỗi từng người, đem chặt đầu. Đó là Phân. Điều này ta đã giảng rồi, Đô hiền đệ nhắc lại ta coi.
Đô Dương nói:
– Sau khi diệt Hạng-Vũ. Cao-tổ
không chịu phong chức tước cho các tướng. Họ không có việc gì làm, chiều chiều
ra bãi sông phi ngựa, đua với nhau. Cao-tổ đứng trên lầu hỏi Trương-Lương Họ
hội nhau làm gì vậy? Trương Lương đáp Họ bàn nhau phản bệ hạ đấy. Cao-tổ thất
kinh hỏi Tại sao họ phản ta?. Trương-Lương đáp: Họ vào sinh ra tử, cùng bệ hạ
mưu cầu đại sự. Khi được thiên hạ. Bệ hạ phải biết giang sơn là của chung, chia
nhau hưởng. Bệ hạ quên hết công lao của họ. Tự coi giang sơn của mình. Một tờ
giấy, phong cho họ chức tước cũng tiếc. Hàng ngày cứ tìm lỗi, chặt đầu họ. Thì
đương nhiên họ phản bệ hạ, dành lại phần của họ. Cao tổ hỏi: Làm sao bây giờ?.
Trương Lương nói: Không khó gì. Bình nhật bệ hạ ghét ai nhất. Đáp: Bình nhật ta
ghét nhất Ung-Sỉ. Trước y theo Hạng-Vũ vây bắt vợ con ta. Trương Lương nói: Vậy
thì thế này: Bệ hạ gọi Ung-Sỉ vào, phong cho y một chức. Các tướng sẽ nghĩ: Đến
như Ung-Sỉ còn được phong tước. Thì ra Thiên-tử còn suy nghĩ đó thôi. Trước sau
gì cũng đến lượt ta. Sau đó bệ hạ phong cho mỗi người một chức, một tước.
Cao-tổ làm theo. Đang Phân Trương-Lương biến thành Hợp.
Trần Tự-Sơn hỏi:
– Bây giờ đến lẽ Phân và Hợp của Lĩnh Nam. Trong các tướng hiện diện, đều là sư muội, sư đệ của ta. Không
ít thì nhiều, do ta đào tạo. Các ngươi hãy tìm lẽ Phân và Hợp của Lĩnh Nam ta.
Không tìm ra, thì Lĩnh Nam không giữ được lâu. Nào Trưng Trắc, sư muội có hùng
tâm, tráng chí bậc nhất, không ai theo kịp. Sư muội thử nói về lẽ Phân-Hợp của
đất Lĩnh Nam xem sao?
Trưng Trắc không suy nghĩ, nói
liền:
– Đó là điều tiểu muội lo lắng
từ lâu. Thời Văn-Lang, đất Lĩnh Nam do
Bách-việt ở. Thời Âu-Lạc, Đồ-Thư lấy mất Nam-hải, Quế-lâm, Tượng-quận, nngười
Việt di chuyển về phương Nam. Còn ai ở lại, bị coi như thú vật. Đó là Phân.
Triệu Đà đánh Âu Lạc, lập Nam-Việt, cho người Việt, người Hán như nhau. Triệu
Đà đã giải được cái Phân tạo thành cái Hợp. Do vậy y cai trị Lĩnh Nam trong một
thời. Hán diệt Triệu Đà, muốn người Việt thành Hán hết, tạo ra hai thứ luật.
Người Việt bị coi như trâu, như chó. Đó là cái lẽ Hợp làm cho người Việt biến
thành Hán. Song hào kiệt Lĩnh Nam hô hào Phản Hán phục Việt. Biến Hợp thành
Phân. Cho nên nay chúng ta mới đòi được Lĩnh Nam. Cái Phân của chúng ta, do dân
chúng Nam-hải, Quế-lâm, Tượng-quận hiện quá nửa là người Hán. Đó là lẽ Phân.
Nếu bây giờ thừa thắng, chúng ta đánh đuổi, giết chết người Hán. Họ sẽ nổi
loạn, đến Lạc-dương cầu viện Quang-Vũ. Quang-Vũ ban sắc chỉ phong cho hào kiệt
người Hán một số chức tước. Y chỉ mất có mấy tờ giấy, khiến Lĩnh Nam có chiến
tranh. Đợi khi ta mệt mỏi, y đem một đạo quân xuống nam, thì ta lại vong quốc.
Vậy khi ta kéo quân đến các địa phương, lập Lĩnh Nam, trước phải ban hành tờ
Đại cáo thiên hạ, nói rõ: Ai sống ở đất Lĩnh Nam đều là con dân Lĩnh Nam. Không
phân biệt Hán, Việt, Mường, Thái, Chàm. Ai có tài, được dùng. Ai có đức được
trọng. Ai có tội thì trừng trị. Quan lại, trang ấp của ai, người đó giữ. Tuyệt
đối tránh gây thù hận Hán, Việt.”
"Phần dưới đây là trường hợp của miền Nam
Việt Nam khi Hoa Kỳ rút quân đã ép buộc tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
phải ký vào hiệp định Paris Accord 1973 (đúng hơn là Kissinger và
Nixon) mà quân đội của Bắc Việt cùng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam
vẩn còn giử nguyên quân đội trên lảnh thổ miền Nam."
“Đặng Thi-Sách nói:
– Đất Giao-chỉ coi như vẫn
thuộc Hán. Quang-Vũ tuyên bố trả Lĩnh Nam cho chúng ta, mà Tô Định và hệ thống
quan lại người Hán còn nguyên. Bây giờ chúng ta kéo quân về. Trước truyền hịch
gửi đến Tô. Tô đầu hàng thì thôi. Còn y chống lại, ta phải dùng võ lực. Đất
Giao-chỉ có mười lăm huyện, thì mười ba huyện lệnh người Hán, đều là bọn tham
quan. Hai huyện lệnh Việt là tôi và Phùng Đại-Tín tiên sinh. Các trang ấp phân
nửa của ta, phân nửa theo Thái sư thúc Lê Đạo-Sinh và đệ tử của người. Phải
khéo léo lắm, mới tránh được cuộc chiến tranh tương tàn.”
No comments:
Post a Comment