20220720 Cong Dong Tham Luan
Bị đưa xuống Hạng 3 về buôn người, Việt Nam phải đối mặt với các biện pháp chế tài của Hoa Kỳ
Các tố giác của LHQ đã góp phần đưa Việt Nam vào Hạng 3
Mạch Sống, 19 tháng 7, 2022
Trong bản phúc trình về
tình trạng buôn người trên thế giới được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố hôm nay,
Việt Nam bị liệt vào Hạng 3, nghĩa là hạng tệ hại nhất về buôn người.
Theo bản phúc trình, 2 yếu
tố để Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp nhà nước Việt Nam vào Hạng 3 là: (1) chính quyền
đã bao che cho 2 giới chức ngoại giao liên can đến các vụ buôn lao động, (2)
công an và Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội thay vì bảo vệ cho nạn nhân lại hợp
tác với các đường dây buôn người để đe doạ và trả thù các nạn nhân lên tiếng
đòi công lý.
“Đây là thành quả đáng kể trong nỗ lực của chúng tôi kéo dài hơn 2 thập niên,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhận định. “Lẽ ra Việt Nam đã phải bị đưa vào hạng 3 từ lâu, nhưng họ đã nhiều thoát nạn vì khai thác được những điểm yếu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.”
01https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Faa5f0c26-b9a1-47a4-bf85-19d6fe606a77.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1658275988&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c31-3b0013017400&sig=prMREgJIGWXmUodcB6CZuQ--~D
Hình 1 – Ts.
Nguyễn Đình Thắng phản biện phát biểu của Đại Sứ Việt Nam tại LHQ về tình trạng
buôn người xuất phát từ Việt Nam, 30 tháng 6, 2021
Ông giải thích rằng, theo
quy tắc ngoại giao, trước khi phân loại một quốc gia vào “danh sách theo dõi” của
Hạng 2, hoặc vào Hạng 3 thì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ luôn luôn báo trước cho quốc
gia ấy. Nhờ vậy mà Việt Nam biết trước và đã có động thái giả bộ, mà điển hình
là hứa hẹn sẽ thông qua luật mới để gia tăng phòng, chống buôn người.
Cũng vậy, năm 2021, Tổng
Thống Biden đã đặc miễn để Việt Nam không bị đưa xuống hạng 3 dựa trên những hứa
hẹn cải tổ luật pháp của Việt Nam để phòng, chống buôn người.
“Căn cứ vào các hứa hẹn
như vậy, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã tránh không đưa Việt Nam vào Hạng 3,” Ts. Thắng
giải thích. “Quyết định như vậy thực ra không chính đáng vì lẽ ra phải dựa vào
tình hình thực tế đang diễn ra thay vì những hứa hẹn tương lai.”
Theo Ts. Thắng, lần này
BPSOS đã có sách lược để vượt qua trở ngại từ chính Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
“Thay vì cung cấp cho Bộ
Ngoại Giao các hồ sơ buôn người ngay khi xảy ra, chúng tôi thu thập thông tin
và can thiệp nhưng không công bố cho đến gần cuối năm 2021 thì mới gom lại và
chuyển bộ hồ sơ dày cộm cho Bộ Ngoại Giao,” Ts. Thắng giải thích. “Như thế, Việt
Nam sẽ được báo trước nên không kịp có những động thái bề ngoài để qua mắt Bộ
Ngoại Giao.”
Việc phân hạng về phòng
chống buôn người chính yếu dựa vào tình trạng ở mỗi quốc gia trong năm trước.
Khi bị phanh phui vào cuối năm, phía Việt Nam trở tay không kịp và một số giới
chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, dù có muốn gợi ý cho Việt Nam cách tránh né, thì
cũng đã quá trễ.
“Đồng thời, chúng tôi đã
hợp tác chặt chẽ với một số báo cáo viên đặc biệt của LHQ chuyên về vấn đề buôn
người để lên tiếng một cách độc lập với Việt Nam,” Ts. Thắng nói.
“Như thế, Bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ không thể châm chước cho Việt Nam khi chính các chuyên gia của LHQ tố
giác Việt Nam đã bao che cho thủ phạm và dùng nhiều thủ đoạn để bịt miệng nạn
nhân.”
Khi bị liệt vào Hạng 3,
Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số biện pháp chế tài.
“Nhiều người Việt chỉ biết
đến việc phân loại theo dạng quốc gia phải quan tâm đặc biệt do vi phạm tự do
tôn giáo một cách nghiêm trọng, còn được biết đến là CPC,” Ts. Thắng nói. “Thực
ra bị đưa vào Hạng 3 về buôn người có tác động mạnh mẽ hơn nhiều vì các biện pháp
chế tài khá ngặt nghèo kèm theo.”
Theo Ông, ngoài các biện
pháp chế tài của chính phủ Hoa Kỳ, Việt Nam có thể bị tẩy chay bởi nhiều công
ty khi chính các công ty này e ngại mang tiếng là làm ăn với một chính quyền bị
liệt vào hạng 3.
Thông tin
liên quan:
LHQ: Việt Nam đe doạ các nạn nhân tố cáo tình
trạng buôn người trong chương trình xuất khẩu lao động
LHQ công bố thư tố giác tình trạng lao động Việt
bị buôn bán sang Ả Rập Xê Út
LHQ tố giác nạn buôn người từ Việt Nam sang
Serbia
LHQ: Việt Nam đe doạ các nạn nhân tố cáo tình trạng buôn người trong chương trình xuất khẩu lao động
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ công bố bản phúc trình hàng năm về nạn buôn người
Mạch Sống, ngày 19 tháng 7, 2022
Ngày 26 tháng 6 vừa qua,
văn phòng của Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ đã công bố thư tố giác số UA VNM 3/2022,
ngày 26 tháng 4, của 4 chuyên gia nhân quyền của LHQ gửi chính phủ Việt Nam về
tình trạng buôn người trong chương trình xuất khẩu lao động. Theo thủ tục của
LHQ, trước khi công bố thư tố giác, quốc gia nhận thư có 60 ngày để trả lời.
Văn thư kể trên yêu cầu
chính phủ Việt Nam làm rõ sự lộng hành của các thủ phạm buôn người ở Ả Rập Xê
Út dưới sự bảo kê của tuỳ viên lao động thuộc toà đại sứ Việt Nam. Những nạn
nhân đã được cảnh sát Ả Rập giải cứu và đưa vào trung tâm xã hội SAKAN ở thủ đô
Riyadh lại bị một nhóm chân tay của các đường dây buôn người khủng bố tinh thần
nhằm bịt miệng. Những thủ phạm này giữ quan hệ mật thiết với toà đại sứ Việt
Nam.
Thư tố giác chỉ ra rằng cuối năm 2021, cô H’Thái Ayun, một nạn nhân tạm trú ở trung tâm SAKAN, đã bị số chân tay này đe doạ tính mạng. BPSOS đã phối hợp với một tổ chức quốc tế, văn phòng Cao Uỷ Tị Nạn LHQ, và chính quyền Ả Rập để gấp rút đưa cô H’Thái đi lánh nạn ở một quốc gia khác.
02
Hình 1 – Ts.
Nguyễn Đình Thắng phản biện phát biểu của Đại Sứ Việt Nam tại LHQ về tình trạng
buôn người xuất phát từ Việt Nam, 30 tháng 6, 2021
Đồng thời, công an ở Việt
Nam đã phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động để điều tra và đe doạ một số
nạn nhân đã hồi hương vì khi còn ở trại SAKAN đã cùng với cô H’Thái đứng lên
đòi công lý. Công an đã tra khảo các nạn nhân này về quan hệ với cô H’Thái lúc
còn ở SAKAN cũng như sau khi về nước. BPSOS đã cung cấp cho LHQ các thông tin
và chứng cứ về những cuộc khảo tra này.
Thư tố giác chỉ ra rằng
nhà nước Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc không được hăm doạ hoặc trả thù những
người báo cáo vi phạm. Theo định nghĩa của LHQ, những người báo cáo vi phạm
nhân quyền với LHQ đương nhiên được xem là những người bảo vệ nhân quyền; đích
thân Tổng Thư Ký LHQ có trách nhiệm lên tiếng bảo vệ họ khi bị hăm doạ hoặc trả
thù.
Trước đây, ngày 25 tháng
10, 2021, các chuyên gia về nhân quyền của LHQ đã gửi văn thư cho chính phủ Việt
Nam về các trường hợp buôn người lao động sang Ả Rập Xê Út, dựa trên các thông
tin do BPSOS cung cấp. Ngày 5 tháng 3, 2022 Việt Nam trả lời văn thư này. Tuy
nhiên, họ chỉ nêu lên những vấn đề chung chung về chính sách, về khung luật Việt
Nam…
Thư tố giác mới đây đã chỉ ra điều này:
“Chúng tôi cảm ơn quý Chính Quyền về văn thư trả lời mà chúng tôi
nhận được ngày 5 thảng 3, 2022. Tuy nhiên, chúng tôi lấy làm tiếc là một số câu
hỏi của chúng tôi đã không được đáp ứng, đặc biệt liên quan đến việc điều tra,
truy tố, và trừng phạt các thủ phạm trong vai trò buôn phụ nữ và thiếu nữ. Hơn
nữa, chúng tôi đã nhận được các cáo buộc mới liên quan đến một số phụ nữ bị ảnh
hưởng mang tính cách rất đáng quan ngại.”
Ngày 30 tháng 6, 2021 Ts.
Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, lên tiếng tố cáo trước Hội
Đồng Nhân Quyền LHQ tình trạng buôn phụ nữ và thiếu nữ sang Ả Rập Xê Út trong
chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước Việt Nam. Ngay sau đó, Báo Cáo
Viên Đặc Biệt của LHQ về buôn người, đặc biệt phụ nữ và trẻ em đã làm việc chặt
chẽ với BPSOS về hồ sơ của 30 nạn nhân ở trại SAKAN. Con số nạn nhân sau đó
tăng dần lên đến 50 người. Xem các bản tin về những vụ can thiệp và/hoặc giải cứu
số nạn nhân này: https://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi.html
Các chuyên gia nhân quyền ký tên trong thư tố
giác chung ngày 26 tháng 4, 2022 bao gồm:
·
Bà Siobhan Mullally, Báo
Cáo Viên Đặc Biệt về nạn buôn người, đặc biệt phụ nữ và trẻ em
·
Bà Fernanda Hopenhaym,
thành viên Tổ Công Tác về các vấn đề nhân quyền và các công ty xuyên quốc gia
và các doanh nghiệp thương mại khác
·
Ông Felipe Gonzales
Morales, Báo Cáo Viên Đặc Biệt về nhân quyền của di dân
·
Ông Tomoya Obokata, Báo
Cáo Viên Đặc Biệt về các hình thức nô lệ, bao gồm các nguyên nhân và hậu quả
Ngày 18 tháng 1, 2022,
các chuyên gia nhân quyền của LHQ cũng gửi văn thư tố giác cho chính quyền Việt
Nam về số hơn 400 nạn nhân bị buôn lao động từ Việt Nam sang Serbia. BPSOS cũng đã cung cấp một số thông tin về hồ
sơ này cho LHQ.
BPSOS cũng chia sẻ thông tin về tình trạng buôn người trong chương
trình xuất khẩu lao động, được bảo kê bởi các giới chức Việt Nam, với một số
chính phủ như Hoa Kỳ, Đức, Pháp và Anh. Đây là những quốc gia quan tâm đặc biệt
đến nạn buôn người từ Việt Nam đến nhiều quốc gia trên thế giới và đường dây
đưa lậu người từ Việt Nam sang Âu Châu.
Hôm nay, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ công bố bản phúc trình thường
niên cho Quốc Hội về tình trạng buôn người trên thế giới.
“Chúng tôi tin rằng bản
phúc trình này sẽ bao gồm các hồ sơ do BPSOS cung cấp trong 12 tháng qua”, Ts.
Thắng nhận định.
Thông tin
liên quan:
LHQ công bố thư tố giác tình trạng lao động Việt
bị buôn bán sang Ả Rập Xê Út
LHQ tố giác nạn buôn người từ Việt Nam sang
Serbia
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Sun, Jul 17 at 10:59 AM
|
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Tue, Jul 19 at 11:56 AM
Kẻ thù của quý vị.
Ngày 17.6.1930, Nguyễn
Thái Học, Phó Đức Chính cùng 11 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân
Pháp xử tử ở Yên Bái.
Khi nghe tin này một
loạt học sinh Quốc học Huế trong đó có cha tôi đã bỏ trường, bỏ học để phản đối
cuộc hành quyết.
Nhân ngày mất ở tuổi 28
của Nguyễn Thái Học, xin dâng một trong những nhà cách mạng vĩ đại của VN ở thế
kỷ 20, nén hương tưởng nhớ.
Bức thư của Nguyễn Thái
Học gửi cho QH Pháp từ trong ngục tù đủ nói lên tất cả khí phách, tư tưởng sáng
ngời của Nguyễn Thái Học.
***
THƯ NGUYỄN THÁI HỌC
(1902-1930)
Gởi Quốc hội Pháp
“Thưa quý vị dân biểu,
Trên mặt công chính:
quyền của mỗi công dân mong muốn tổ quốc mình được tự do. Trên phương diện nhân
đạo: bổn phận của bất cứ cá nhân nào là cứu vãn người anh em bất hạnh.
Tôi thấy gì? Từ 60 năm
nay, nước tôi bị các ông, người Pháp, đô hộ. Anh em tôi đau khổ dưới sự thống
trị của các ông, sự sống còn của dân tộc tôi bị đe dọa. Tôi có bổn phận và
nhiệm vụ, bảo vệ nước tôi, anh em tôi.
Mới đầu, tôi đã nghĩ có
thể đạt mục đích đó bằng cách cộng tác với các ông. Những thất bại liên tiếp
khiến tôi hiểu rằng người Pháp không thành thực muốn sự cộng tác đó, và không
thể phục vụ đồng bào tôi khi các ông còn làm chủ đất nước này. Vì vậy, tôi
thành lập, năm 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng với mục tiêu:
1. Đánh đuổi người Pháp
ra khỏi lãnh thổ.
2. Thành lập một chính
phủ Cộng hòa An Nam, thực sự dân chủ.
Tôi nhận trách nhiệm
hoàn toàn về những biến chuyển chính trị từ ngày đó, do tôi tổ chức. Tôi là thủ
phạm thực sự, duy nhất; cái chết của tôi là đủ. Tôi xin ân xá cho những người
khác.
Tôi tuyên bố: từ nay,
nếu muốn tìm cách cai trị Đông Dương một cách bình yên, không bị các hành động
cách mạng cản trở, người Pháp phải:
1. Từ bỏ tất cả những
phương pháp tàn bạo, vô nhân đạo.
2. Hành xử như những
người bạn của người An Nam, thay vì là người chủ tàn ác.
3. Tìm cách xoa dịu những
thống khổ tinh thần, thể xác của người An Nam, bằng cách trả lại các quyền căn
bản của mỗi cá nhân: tự do đi lại. tự do học hỏi, tự do hội họp, tự do báo chí.
4. Ngưng dung túng tệ
trạng tham nhũng và các hành xử tồi tệ của công chức.
5. Phát triển giáo dục,
thương mại, kỹ nghệ bản xứ.
Xin quý vị dân biểu nhận
nơi đây sự kính trọng của tôi.
Kẻ thù của quý vị.”
Lịch sử Dân tộc VN sẽ
hoàn toàn bước qua trang mới nếu Quốc Dân Đảng của lãnh tụ Nguyễn Thái Học
chiến thắng.
Rất tiếc bức thư vô cùng tâm huyết này của Nguyễn Thái Học đã không được giảng dạy trong bộ môn Lịch sử của nước nhà.
No comments:
Post a Comment