20220719 Cong Dong Tham Luan Dia Su Linh Nam 08
ĐỘNG-ĐÌNH-HỒ NGOẠI-SỬ (Q.II: Hồi 51-60)
HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT
https://trandaisy.wordpress.com/2012/11/15/dong-dinh-ho-ngoai-su-q-ii/
ĐỘNG-ĐÌNH-HỒ NGOẠI-SỬ (Q.II: Hồi 51-60)
HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI
Phản Hán Phục Việt
“Kế hoạch hợp Thục, phản Hán đang
thành hình trong tâm tưởng các tướng Lĩnh Nam và Thục.”
Thành-đô
tuy nhỏ hơn kinh đô Lạc-dương, Trường-an. Nhưng ba trăm năm trước là
nơi Cao-tổ nhà Hán đã đóng đô, rồi tiến ra đánh Hạng Vũ.
30°34'20.14"N
104° 3'59.44"E
Hán
Trung
33°
4'3.40"N 107° 1'25.57"E
Lạc Dương
34°36'49.87"N 112°27'14.47"E
Trường-an
34° 9'27.90"N 108°54'24.77"E
Phong Đô
29°52'7.87"E 107°44'7.94"E
01
Công-tôn Tư thở dài:
– Đạo Hán-trung sỡ dĩ thắng Thục vì họ có đạo
kỳ binh luyện tập rất tinh thục. Đó là 300 con báo, 300 con hổ, sức mạnh bằng
mấy chục vạn binh. Đạo Lĩnh Nam sỡ dĩ vượt qua qua Kim-sơn là nhờ đội Thần-hầu, đến 600 con khỉ leo núi,
chăng cầu dây cho quân qua. Độ-khẩu mất vì đội Thần-xà bơi qua sông. Thủy quân
trở thành vô dụng. Đạo Kinh-châu bị đội Thần-ưng, Thần-phong và Thần-tượng. Con
nghĩ, xưa kia Lưu Bang bị Hạng Võ đánh thua 72 trận, chỉ thắng một trận mà
thành đại nghiệp. Vậy Phụ-hoàng nên di giá về vùng phía Tây. Chúng ta cùng dân
Thục nằm gai nếm mật, trường kỳ chống giặc. Chỉ ít lâu sau đám anh hùng Lĩnh
Nam rời đất Thục. Chúng ta đánh một trận là thành công.
Khu
núi Kim Sơn
28°38'0.03"N
105°35'14.41"E
Xích-khẩu
28°35'25.98"N
105°41'50.78"E
Giang-an
28°43'26.00"N
105° 4'0.77"E
Nam-khê
28°34'56.17"N
104°55'15.96"E
Long-xương
29°20'22.13"N
105°17'15.83"E
Vỉnh
Xuyên
29°21'21.60"N 105°55'37.53"E
02
"Đại họa nội gian mong làm thái thú
bán nước cầu vinh không chỉ có mới đây mà nó đã có từ khi lập nước
Lĩnh Nam, vì thế mà Vua Trưng đã thất bại chỉ vì quá mềm yếu đối
với nội gian. Hiện nay kế sách nầy đã được Hồ chí Minh thực hiện
từ năm 1933 cho đến hôm nay."
Vương Nguyên nói:
– Trước mặt Thái sư phụ cùng với các vị, tôi
xin trình bày rằng. Chúng tôi không dám đòi hỏi thi hành lời hứa của Đặng sư
huynh với Tam sư huynh tôi, mà chỉ xin so sánh dùm chúng tôi. Một là diệt Thục
thì bốn phương phẳng lặng. Quang-Vũ và triều Hán kiêu căng, liệu các vị xin trả
lại Lĩnh Nam họ có thuận không? Dù có thuận, nay kiếm cớ này, mai kiếm cớ khác,
rồi mang quân sang đánh, liệu các vị có ở yên được không? Trước đây Quang-Vũ
theo phò Cảnh-Thủy hoàng đế, rồi y cũng cướp lấy sự nghiệp của ngài. Y cùng với
Ngỗi Hiêu vạch đất chia giang sơn, rồi y cũng mang quân cướp mất sự nghiệp. Y
cùng đại sư huynh chúng tôi chỉ trời, thề nhau chia thiên hạ. Rồi y cũng đem
quân đánh. Huống hồ khi quý vị diệt xong chúng tôi, y đâu cần quý vị nữa, y sẽ
trở mặt, quý vị có nhiều nhân tài thật, nhưng muốn chiếm lại Lĩnh Nam cũng tốn
biết bao xương máu.
Đinh Đại, Trưng Trắc đồng gật đầu. Vương
Nguyên tiếp:
– Còn đường lối thứ nhì, các vị giúp Thục
phục hồi, chúng ta cùng khởi binh chiếm lại đất cũ, chia ba thiên hạ. Khi Hán
đánh Thục, Lĩnh Nam đánh lên. Khi Hán đánh Lĩnh Nam, Thục đánh vào Lạc-dương, Lĩnh Nam cũng như Thục, dùng đạo nghĩa võ
đạo cai trị dân. Chỉ mấy năm, chúng ta thịnh vượng lên. Trong khi Hán, vua thì
hôn ám, quan thì tham ô, dân chúng không phục, giặc giã nổi lên. Chúng ta cứ
ngồi khoanh tay mà coi có phải sướng hơn không? Chứ nay các vị đòi họ cho phục
hồi Lĩnh Nam, dù Quang-Vũ có cho chăng nữa, Lĩnh Nam cũng phải tiến cống xưng
thần nhục nhã gì bằng? Quang-Vũ là người ngu đần, văn dốt võ rát. Chúng ta là
người văn mô, vũ lược, phải quỳ gối trước hắn ư? Tại sao vua Lĩnh Nam phải tiến
cống Quang-Vũ, mà Quang-Vũ không tiến cống vua Lĩnh Nam?
Lạc
Dương
34°36'49.87"N
112°27'14.47"E
Trong lò sưởi, củi nổ lách tách, Đinh Đại,
Trưng Trắc nghe Vương Nguyên trình bày, hiểu rõ đạo lý. Trưng Trắc là người có
đởm lược, hùng tâm, trông rộng nhìn xa. Nàng nói:
– Những điều Vương đại hiệp nói, tiểu muội đã
nghĩ đến. Có điều đất Lĩnh Nam, anh hùng làm việc phải có ý kiến của nhau. Mai
này đại hội, tiểu muội cố gắng trình bày cho họ hiểu. Khổ một điều, hiện các
người cầm quyền thuộc loại trẻ, ảnh hưởng của Nghiêm Sơn với họ rất nhiều. Quan
trọng nhất là Phương-Dung, Vĩnh-Hoa, Trưng Nhị. Như các vị thấy, hiện nay về
tài dùng binh, dù Hán, dù Thục, không ai địch lại ba người này. Bản lĩnh Đào Kỳ
tuy kém ba người đôi chút. Nhưng e rằng không kém Công-tôn thái tử, hơn Đặng
Vũ, Ngô Hán. Võ công y cao nhất Lĩnh Nam. Phương-Dung tuy giỏi thật, nhất thiết
mọi việc quốc sự đều nghe theo chồng. Đào Kỳ lại nghe theo sư tỷ Hoàng
Thiều-Hoa. Hoàng Thiều-Hoa là Lĩnh-nam vương phi. Giới trẻ còn lại đều là người
thân với chúng cả. Vậy trước khi vào đại hội, Đinh-hầu đây là sư thúc của Đào
Kỳ, Thiều-Hoa. Chỉ Đinh-hầu mới có thể bắt Đào Kỳ, Thiều-Hoa theo mình mà thôi.
Nàng chỉ Khất đại-phu:
– Còn Thái sư thúc, thì ngài là chú của
Nam-hải nữ hiệp, Tiên-yên nữ hiệp, Thiên-trường đại hiệp, lại là sư thúc của
Trưng Nhị, có thể bảo được Trưng Nhị, Vĩnh-Hoa, Lê Chân. Còn Phật-Nguyệt thì có
phần hơi khó.
Đinh Đại chỉ vào túi:
– Đặng phu nhân yên tâm. Đám đệ tử Cửu-chân
như Thiều-Hoa, Đào Kỳ, Hiển-Hiệu, Phương-Dung. Chúng tài ba đến đâu, võ công
siêu việt đến thế nào đi nữa, sư huynh tôi chỉ nói một câu, dù mất mạng chúng
cũng vui lòng tuân theo. Gia pháp của Đào sư huynh tôi rất nghiêm. Trước khi
khởi hành, Đào sư huynh đã viết thư cho Thiều-Hoa, Đào Kỳ, Phương-Dung,
Hiển-Hiệu, bảo chúng tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh tôi. Người dặn tôi tuyệt đối
nghe quyết định của Đặng phu nhân. Vậy đám đệ tử Đào-gia không còn là điều khó
khăn nữa.
Công-tôn Thiệu hỏi Trưng Trắc:
– Trưng sư muội! Có một điều ta không hiểu là
anh hùng Lĩnh-nam tài ba thế, mà khi nghe đến Đặng tiểu đệ, đến Đào-hầu,
Đinh-hầu và sư muội họ đều răm rắp nghe theo?
Trưng Trắc đáp:
– Kể về vai vế thì Thái sư thúc Khất đại-phu
lớn nhất. Kể đạo đức thì sư bá Nam-hải đứng đầu. Song sở dĩ Đào-hầu, Đinh-hầu
với vợ chồng tôi được anh hùng Lĩnh Nam răm rắp nghe theo, vì trọn đời chúng
tôi dành cho việc Phản Hán phục Việt.
Thiên-sơn lão tiên nói:
– Cứ theo sự nhận xét của lão, thì Trần sư
huynh đây mà mở miệng nói ra, mọi người phải nghe theo. Sư huynh còn quả quyết
rằng giải pháp đó đưa ra, Nghiêm Sơn sẽ đứng trung lập không theo Hán, cũng
chẳng theo Lĩnh Nam, chắc là sư huynh đã biết một sự bí mật nào đó của Nghiêm
Sơn rồi, chứ không sai đâu.
Đinh Đại thấy cần phải tự quyết. Ông cầm lịnh
tiễn của Đào Kỳ gọi con gái là Đinh Bạch-Nương dặn:
– Con cầm lịnh tiễn qua đạo Kinh-châu, hiện
đã tới Đồng-nam, mời sư bá Lại Thế-Cường, sư tỷ Phật-Nguyệt
và Trưng Nhị đến đây họp khẩn cấp.
Đồng-nam
30°11'25.94"N
105°50'22.27"E
Ông gọi đệ tử là Quách Lãng dặn:
– Con cầm lệnh tiễn này đến đạo Hán-trung, mời tất cả anh hùng Lĩnh Nam về đây họp. Kể
cả những người của Hồ Đề.
Hán
Trung
33°
4'3.40"N 107° 1'25.57"
Trưng Trắc dặn Đào Kỳ:
– Sư đệ cho người đưa ba anh em họ Vương về
đây bảo vệ cẩn thận, đừng để họ bị hại. Sư đệ phải ra lịnh cho tất cả tướng sĩ
trấn thủ, chỉ nghe lịnh một mình sư đệ mà thôi. Ai trái lịnh chém đầu liền. Vì
có thể tin này lộ ra. Quang-Vũ cho người đến tiếp nhận các ải, mình hết đường
về.
Nàng dặn Hồ Đề:
– Phía Nam Thành-đô, có núi My-sơn. Sư muội mang đội Thần-tượng, Thần-hầu,
Thần-phong và Thần-xà đến dàn ra tại núi này, để chúng ta tới họp.
Nga Mi sơn
29°31'19.77"N
103°20'6.16"E
Thành Đô
30°34'20.14"N 104° 3'59.44"E
Đồng-nam
30°11'25.94"N 105°50'22.27"E
Hán Trung
33° 4'3.40"N 107° 1'25.57"E
Nga Mi sơn
29°31'19.77"N 103°20'6.16"E
03
Trưng Trắc tiếp:
– Các tướng chỉ huy quân từ Lĩnh Nam, thì Lại Thế-Cường chỉ huy đạo Nhật-nam đóng với
quân Kinh-châu, không
đáng lo. Minh Giang
chỉ huy đạo Quế-lâm, Hiển-Hiệu chỉ huy đạo Tượng-quận, Lương Hồng-Châu chỉ huy
đạo Nam-hải, từ lúc
rời Phiên-ngung đến giờ, họ không rời quân nắm vững tình hình. Chỉ duy có đạo Giao-chỉ của Đinh Công-Thắng và đạo
Cửu-chân của Triệu Anh-Vũ là đáng sợ. Vì hai người phải leo núi, tạm giao lại cho
Đào Kỳ và Thiều-Hoa thống lĩnh. Bây giờ phải trả quân lại cho họ, để họ giữ
vững quân tình. Nếu không thì sinh biến.
Sáng hôm sau Đào Kỳ dậy sớm, cùng Nam-hải nữ
hiệp, Trưng Trắc kéo nhau đến núi My-sơn. Từ xa đã thấy trên trời từng đoàn
Thần-ưng bay lượn trông rất đẹp mắt. Khi chàng đến chân núi thì Thần-hầu cầm
gậy dàn chào. Chàng liếc mắt nhìn trên các ngọn cây, chỗ nào cũng thấy Thần-hầu
canh gác nghiêm ngặt. Đi lên chút nữa, đội Thần-tượng gác vòng trong, cuối cùng
là đám Lục-Sún ngồi vắt vẻo trên cây, cầm tù-và. Đâu đó trên các ngọn cây đều
có Thần-xà cuốn trên các cành. Xa xa đội Thần-Ngao đi đi, lại lại tuần phòng.
Nam-hải nữ hiệp than:
– Hồ Đề là tiên ở sơn lâm, mới
điều khiển thú vật được. Không biết nàng làm cách nào mà nội trong một ngày đã
san bằng khu đất, làm được căn nhà nhỏ với mấy chục cái ghế ngồi. Canh phòng
thế này, đến con kiến cũng không lọt vào được, chứ đừng nói là gian tế.
Nam-hải nữ hiệp bước vào trong,
thấy đủ người của đạo Hán-trung: Khất đại-phu,
Phùng Vĩnh-Hoa, Cao Cảnh-Minh và Phương-Dung. Bà kiểm lại người của mình: Đào Kỳ, Lương Hồng-Châu, Triệu Anh-Vũ, Đinh Công-Thắng, Trưng Trắc
và Đinh Đại, đạo Kinh-châu mới có Trần Năng, Hồ Đề.
Bà nghi ngờ hỏi Vĩnh-Hoa:
– Không biết có gì xảy ra mà không thấy Trưng Nhị, Phật-Nguyệt và sư bá Lại Thế-Cường.
Mọi người đều biết cuộc họp này
do Đinh Đại triệu tập khẩn cấp. Họ cảm thấy như có một cái gì không ổn đã xảy
ra.
Cao Cảnh-Minh tuy võ công cao,
nhưng về ước tính thời cuộc ông còn thua xa Vĩnh-Hoa, Phương-Dung. Ông biết
Đinh Đại, Đào Thế-Kiệt là người văn võ song toàn, nhận thức thời cuộc rõ ràng
minh bạch. Nay Đinh Đại triệu tập như vậy ắt có điều không hay xảy đến. Nếu
đánh Thục thì không phải, việc chiếm Thành-đô đã nắm trong tay quân Hán, cần gì
phải hội đặc biệt như vậy? Thấy vắng mặt Nghiêm Sơn và Hoàng Thiều-Hoa thì ông
cho rằng người Hán đã trở mặt với mình.
Trưng Trắc đứng lên nói:
– Dù còn thiếu sư bá Lại
Thế-Cường với Trưng Nhị, chúng ta vẫn phải khai hội, nếu không e trễ mất.
Bỗng có tiếng kêu kéc
kéc, một Thần ưng bay đến trước Hồ Đề đậu vào tay nàng miệng ngậm miếng
giấy.
Hồ Đề mở ra coi, rồi nói:
– Phái đoàn đạo Kinh-châu tới.
Sún Lé cho Thần ưng báo trước để chúng ta khỏi bỡ ngỡ.
Hồ Đề thả Thần-ưng bay khỏi
lều, thì có tiếng chân ngựa, rồi Trưng Nhị, Phật-Nguyệt, Lại Thế-Cường người đầy tuyết bước vào.
Chào hỏi nhau xong, Nam-hải nữ
hiệp đứng lên nói:
– Đinh-hầu với tôi có ý mời các
vị tới đây họp, quyết đoán một việc rất quan trọng. Trước khi vào đề, xin Trưng
Nhị cho biết nhận xét về đạo Kinh-châu.
Trưng Nhị đứng lên nói:
– Chúng tôi tới Xuyên-khẩu giữa
lúc quân Đặng Vũ mất tinh thần vì thua mấy trận liền. Sau đó chúng tôi giúp y
đánh chiếm Xuyên-khẩu, Bạch-đế. Đến đây chúng tôi được đạo Lĩnh-nam cho tăng cường Giao-long nữ
với đội Giao-long binh của Đào hiền đệ. Vì vậy chúng tôi ngược Trường-giang chiếm
Lương-bình, Võ-lăng, Phong-đô, Bồ-thành, Quảng-an và Đồng-nam. Về tình hình dân chúng, mặc dù chúng tôi ra lệnh cho quân sĩ
không được cướp của đốt nhà. Nhưng dân chúng vẫn thương khóc thảm thiết, vì
Thục bị thua. Họ nói Thục nhân nghĩa, Hán ác độc. Binh tướng Thục đều cương
quyết chiến đấu. Họ thà chết chứ không chịu đầu hàng. Đời sống dân chúng trong
đất Thục sung túc, giàu có hơn các vùng Hán cai trị rất nhiều. Cho nên tôi linh
cảm thấy rằng những gì Quang-Vũ nói với chúng ta về Thục: Nào là ngụy Thục, cát
cứ quân phiệt, nào là phải tiến quân mau để cứu dân Ích-châu đều là trái ngược.
Chúng ta đã vô tình giúp bạo nghịch đánh người hiền.
Bạch Đế
31° 3'31.60"N
109°35'18.40"E
Lương-bình
30°40'25.43"N
107°48'8.46"E
Phong Đô
29°52'7.87"N
107°44'7.94"E
Quảng-an
30°27'21.46"N
106°37'59.59"E
Đồng-nam
30°11'25.94"N
105°50'22.27"E
Trường
Giang, Kim Sa Giang
30°56'0.58"N
108°58'43.54"E
29°50'48.58"N
107°28'17.56"E
Hán Trung
33° 4'3.40"N 107° 1'25.57"E
04
Ngừng một lát, nàng nói:
– Lục Sún có công đầu chiếm thành Bạch-đế,
bắt Công-tôn Thiệu. Sau đó chúng thăm dân, thấy họ khóc thương Thục, oán hận
Hán. Chúng vào nhà tù hỏi Công-tôn Thiệu xem y làm cách nào khiến dân chúng
sung sướng. Thiệu đã kể về cuộc gặp gỡ giữa Khất đại-phu với Thiên-sơn lão tiên
và cuộc kết bạn, cùng hứa chia ba thiên hạ với Đặng đại ca. Lục Sún không tin,
chúng bảo Thiệu viết thư cho Đặng đại ca. Chúng sai Thần ưng mang về Lĩnh Nam.
Sau được Thần-ưng mang thư Đặng đại ca sang xác nhận. Chúng bí mật thả Công-tôn
Thiệu ra. Việc đó tôi biết, nhưng nhắm mắt lờ đi. Vì chúng ta dạy chúng hành
hiệp, dùng nghĩa giúp đời. Nay chúng thực hành lời dạy, không thể trách chúng
được.
Phùng Vĩnh-Hoa đứng lên trình bày về đạo Hán-trung:
– Đạo Hán-trung gặp phải một kình địch khủng khiếp, đó là Thái-tử Công-tôn Tư, người nắm quyền Đại tư-mã đất Thục. Tư, tài kiêm văn võ, tôi phải trăm cay, nghìn đắng mới lấy được Dương-bình quan, Kiếm-các, Võ-đô. Nhưng ngay trận đầu tiếp xúc với Công-tôn Tư, tôi đã biết mình đánh lầm người ngay. Vì vậy, tôi hứa giúp y, ít ra giữ vững ngôi vua Ích-châu. Kể từ đó tôi không tiến quân nữa. Bởi các vùng mới chiếm được, đi đến đâu cũng nghe dân chúng khóc thương Thục-đế.
05
Hán Trung
33°
4'3.40"N 107° 1'25.57"E
Kiếm-các
32°17'18.56"N
105°31'30.94"E
Võ-đô
33°38'14.08"N
106°11'25.78"E
Trưng Trắc đứng lên nói:
– Ở Lĩnh Chúng tôi chưa kịp trả lời, lại được
thư của Thái sư thúc Khất đại-phu, Phùng Vĩnh-Hoa. Chúng tôi không dám tự
chuyên, phải mời các vị Thái bảo phái Sài-sơn, Cao-cảnh hầu phái Hoa-lư,
Đào-hầu, Đinh-hầu phái Cửu-chân, Nguyễn Trát tiên sinh phái Long-biên hội ý.
Tất cả đều đồng ý rằng: Chúng ta đã mang được 30 vạn quân Hán khỏi Lĩnh Nam,
coi như phục hồi Lĩnh Nam được một nửa. Bây giờ Quang-Vũ có trả lại Lĩnh Nam
hay không cũng thế thôi. Chúng ta hãy dùng Thái sư-thúc Khất đại phu, Đặng đại
ca kết hợp với Thục, chia ba thiên hạ, mới bảo vệ nổi Lĩnh Nam. Hội nghị cử tôi
với Đinh-hầu sang đây, họp các vị xin ý kiến.
Phương-Dung nói:
– Bây giờ chúng ta có hai quyết định, một là
theo đường cũ, hai là đổi theo đường mới, xin quý vị quyết định cho. Ở đây
chúng ta có quyền biểu quyết, nếu đa số theo đường nào, thì chúng ta phải theo
đường đó. Như vậy hay hơn.
Tất cả đều đồng ý. Phương-Dung đứng dậy kiểm
điểm lại.
– Vai nhất: Khất đại-phu Trần Đại-Sinh, Cao
Cảnh-Minh. Cộng 2 người.
– Vai nhì: Nam-hải nữ hiệp, Lương Hồng-Châu,
Triệu Anh-Vũ, Đinh Công-Thắng, Lại Thế-Cường, Nga-sơn tứ lão, Đinh Đại. Cộng 10
người.
– Vai ba: Thiều-Hoa (vắng mặt), Trưng Trắc,
Đinh Bạch-Nương, Trưng Nhị, Hồ Đề, Phật-Nguyệt, Trần Năng, Lê Chân,
Phương-Dung, Lê Ngọc-Trinh, Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa, Thần Nỏ Âu-lạc tứ hùng(4),
Trần-gia tam nương(3), Đào Kỳ, Trần Quốc, Giao-Chi, Mai-động ngũ hùng(5), Đào
Hiển-Hiệu, đội Giao-long binh (100), đội Thần-long Mai-động (100), Tây-vu lục
hầu tướng (6), Tây-vu tam hổ tướng (3), Tây-vu tam báo tướng (3), Ngũ-long
công-chúa (5), Thần-tượng (10), Lục-phong quận-chúa (6), Lục Sún (6). Cộng 268
người.
Tổng cộng có 281 người, vắng mặt một người,.
Mỗi người được phát hai phiếu, một phiếu ghi Trợ Hán, một
phiếu ghi Trợ Thục. Nhưng chỉ được bỏ một phiếu mà thôi.
Bầu xong, Khất đại-phu, Nam-hải nữ hiệp hai
người vai vế cao nhất, kiểm điểm số thăm thấy:
– Trợ Hán có 30 phiếu.
– Trợ Thục có 250 phiếu.
Khất đại-phu bàn:
– Thôi chúng ta nghĩ một lát nữa, biểu quyết
lại. Hy vọng có người đổi ý kiến chăng?
Vừa lúc đó có tiếng tù-và thổi từ xa vọng
lại, mọi người nhìn Hồ Đề như hỏi ý kiến. Hồ Đề bước ra một lúc rồi trở vào
nói:
– Có văn thư khẩn cấp gởi Đào hiền đệ. Văn
thư này được chuyển bằng Thần-ưng từ Dương-bình quan về đây.
Nàng đưa văn thư cho Đào Kỳ. Đào Kỳ bóc ra
xem, là thư của Nghiêm Sơn gửi. Chàng đọc cho mọi người cùng nghe.
Lĩnh-nam
vương, Tả tướng quốc
gửi cho sư đệ là Đào Kỳ
Ta vừa được ngựa lưu-tinh báo cho biết Kiến-Vũ
thiên-tử mang đại quân lên Trường-an tiếp viện cho chúng ta đánh Thục. Vì vậy
ta phải đi Dương-bình quan tiếp giá. Đào hiền đệ khẩn điều khiển đạo Lĩnh Nam
đóng ngoài Thành-đô, đợi đạo Kinh-châu tới lập tức tiến quân bắt Công-tôn Thuật.
Ngao-sơn tứ lão nói lớn:
– Vậy thì ngày một, ngày hai Quang-Vũ cũng
tới đây. Chúng ta phải chiếm Thành-đô đòi công lao với y cho xong.
Phương-Dung nhìn Vĩnh-Hoa, Trưng Nhị, ba
người lắc đầu tỏ vẻ không đồng ý.
Trưng Trắc đứng lên nói:
– Thôi rồi, Nghiêm Sơn nguy đến nơi rồi.
Phương-Dung, Vĩnh-Hoa, Trưng Nhị cùng nhìn
nhau gật đầu. Phương-Dung hạ lệnh:
– Hồ sư tỷ cho Thần-ưng chuyển thư ngay, giữ
Nghiêm đại ca lại đừng cho y đi đón Quang-Vũ. Nếu không Nghiêm đại ca sẽ bị y
giết.
Mọi người nhìn nhau tỏ ý không hiểu.
Phương-Dung vỗ bàn:
– Phải làm ngay! Nếu không thì không kịp. Này
nhé, chúng ta tiến quân như vũ bão. Mỗi ngày đều có tấu chương gửi về cho
Quang-Vũ. Thì y phải biết chúng ta thò tay ra là bắt được Công-tôn Thuật, việc
gì y phải mang đại quân ra Trường-an tiếp viện? Có lẽ gian thần xàm tấu,
Quang-Vũ nghi ngờ Nghiêm đại ca. Vì vậy một mặt y giả vờ đem quân tiếp viện,
một mặt y đóng ở Trường-an đề phòng Nghiêm đại ca. Y muốn bắt chước Cao-tổ nhà
Hán là Lưu Bang vờ chơi Vân-mộng bắt Hàn Tín. Như vậy việc nhờ Nghiêm đại ca
tấu với Quang-Vũ cho phục hồi Lĩnh Nam đã hỏng rồi. Vậy chúng ta chỉ còn đường
thứ nhì thôi.
Đào Kỳ hiểu ra, chàng uất ức quá độ, mặt đỏ
bừng, vận chưởng phóng mạnh vào một cây to bằng bắp đùi bên đường đến rầm một
cái. Cây gẫy đôi từ từ đổ xuống.
– Bọn Hán triều thực khả ố. Tổ tiên chúng xưa
là Lưu Bang đã tàn nhẫn với công thần. Nay con cháu suýt tuyệt diệt mà vẫn giữ
thói cũ.
Trưng Trắc thản nhiên vỗ vai Đào Kỳ:
– Sự đời là thế đó, có gì mà không hiểu. Khi
Lưu Tú còn hàn vi, bị Vương Mãng đuổi bắt. Y được Nghiêm Sơn và Hợp-phố
lục-hiệp xả thân một đêm đánh 20 trận cứu thoát, rồi từ đó trung hưng lên được.
Y còn nhờ Nghiêm Sơn kinh lược 6 quận Lĩnh Nam đem lương thực, quân mã về tranh
dành Trung-nguyên. Y phong cho Nghiêm Sơn làm Lĩnh-nam công, rồi mới đây khi
cần Nghiêm Sơn đánh Thục, y phong cho làm Lĩnh-nam vương. Bây giờ lấy xong
Thành-đô, y phải phong cho hiền đệ làm Hán-trung vương như lời hứa. Y biết
Nghiêm Sơn nắm binh quyền, chỉ trở tay một cái là lật được y. Vì vậy y phải ra
tay trước.
Khất đại phu nói:
– Việc này cần mưu mẹo nhiều hơn là hành binh
bố trận. Vĩnh-Hoa hãy điều động mọi người theo đường lối mới. Nếu không khéo,
Quang-Vũ cho người truyền lệnh tới Mã Viện, Ngô Hán và Đặng Vũ thì chúng ta hết
đường về Lĩnh Nam.
Phùng Vĩnh-Hoa đứng lên hỏi:
– Có quý vị nào phản đối không?
Tất cả đều gật đầu đồng ý với nhau.
Phùng Vĩnh-Hoa hạ lệnh:
– Bây giờ cần hai người, một võ công cực cao,
một mưu trí tuyệt vời theo Nghiêm đại ca. Nếu thấy quả Quang-Vũ vô tình không
nghi ngờ Nghiêm đại ca thì thôi. Bằng y bắt giam Nghiêm đại ca, phải cứu Nghiêm
đại ca, rồi chuyển thư về đây cho chúng ta biết để còn trở tay kịp. Tôi đề nghị
Thái sư-thúc Khất đại-phu đi cùng các sư tỷ Phật-Nguyệt và Trưng Nhị.
Khất đại-phu gật đầu đồng ý.
Trưng Nhị cầm bút viết thư cho Nghiêm Sơn bảo
chàng chờ nàng cùng Khất đại phu và Phật-Nguyệt ở Dương-bình quan rồi cùng đi
Trường-an đón Quang-Vũ. Nàng viết thư xong, nhờ Hồ Đề đưa Thần-ưng chuyển đi
ngay lập tức.
Phùng Vĩnh-Hoa tiếp:
– Đường rút lui của chúng ta rất trọng yếu. Dù chúng ta liên kết với Thục chăng nữa vẫn phải giữ con đường về cho thật chắc. Vậy phiền Đinh-hầu cùng với Bạch-Nương, Quách Lãng trấn thủ các thành từ Hán-nguyên tới Độ-khẩu. Đào hiền đệ hãy ban lệnh Minh Giang trấn thủ Độ-khẩu. Đạo quân Kinh-châu do Đặng Vũ chỉ huy cùng với Sầm Bành, Mã Viện án binh bất động. Vương Nguyên trở về với Thục, chưa ai hay. Ta cử y trấn thủ từ Quảng-an tới Kinh-châu. Khi khởi sự Vương Nguyên chặn đường về của Đặng Vũ.
06
Hán-nguyên
29°20'40.45"N
102°39'9.39"E
Độ
Khẩu!?
26°35'23.53"N
101°35'37.05"E
Quảng-an
30°27'21.46"N
106°37'59.59"E
Kiếm-các
32°17'18.56"Bắc
105°31'30.94"Đông
Dương-bình-quan
33°26'3.64"N
104°47'51.38"E
Võ-đô
33°38'14.08"N
106°11'25.78"E
Sư tỷ Trưng Trắc liên lạc với Công-tôn Thuật,
để Thuật cho lệnh tấn công Đặng Vũ, Ngô Hán, chúng ta sẽ đánh từ phía sau, tất
hai đoàn quân này sẽ tan nát cả. Khi rút quân thì chúng ta rút qua Độ-khẩu, rồi về Lĩnh Nam. Tới Lĩnh Nam chúng ta lập
tức khởi binh.
Bây giờ anh hùng đạo nào về đạo đó. Cần nhất theo dõi, để khi có lệnh thì kiềm chế các tướng Hán kịp thời. Riêng đạo Kinh-châu Trưng Nhị, Phật-Nguyệt đi rồi, Phương-Dung với Vương Nguyên thay thế.
07
Thành Đô
30°34'20.14"N 104° 3'59.44"E
Quảng-an
30°27'21.46"N 106°37'59.59"E
Nam Trịnh
32°44'8.30"N 106°52'13.62"E
Hán Trung
33° 4'3.40"N 107° 1'25.57"E
Trường-an
34° 9'27.90"N 108°54'24.77"E
Thứ-sử Đô Thiên
Đồng-nam
30°11'25.94"N 105°50'22.27"E
Tiểu-kim
30°59'57.04"N 102°21'51.83"E
Nga Mi sơn
29°31'19.77"N 103°20'6.16"E
08
No comments:
Post a Comment