20220723 Cong Dong Tham Luan Dia Su Linh Nam 12
ĐỘNG-ĐÌNH-HỒ NGOẠI-SỬ (Q.II: Hồi 51-60)
HỒI THỨ SÁU MƯƠI
https://trandaisy.wordpress.com/2012/11/15/dong-dinh-ho-ngoai-su-q-ii/10/
– Tôi nghĩ giữa tôi với đại-ca
không ai có thể xen vào. Thế mà khi tôi về đây, Tư-đồ, Tư-không, cho đến tên
Việt-kỵ thường-thị đều chất vấn tôi. Tôi biết đó là ý của đại-ca. Họ chất vấn
tôi muốn làm vua Lĩnh Nam, thì tôi đã làm Lĩnh-nam vương rồi, còn gì nữa? Họ
chất vấn tôi tâu gian, người Lĩnh Nam có tài. Tôi cho Phật-Nguyệt đấu với
Hoài-nam vương. Trưng Nhị đấu với Trương Linh. Họ thắng cả. Thế nhưng đại-ca
vẫn bắt giam tôi. Đại-ca có biết đâu trong lúc đại-ca và các quan Tư-đồ,
Tư-không kết tội bắt giam tôi, họ ở trên nóc điện nghe hết. Vì vậy họ bỏ đi,
đón đường giết sứ giả của đại-ca sai ra báo tin cho Ngô Hán, Mã Viện. Họ giả
lệnh tôi, trở cờ phản đại-ca. Chỉ ít lâu sau họ lấy được đất Thục, Hán-trung, Kinh-châu. Mới hơn tháng họ tiến lên Nam-dương, đánh về Lạc-dương. Đạo Lĩnh-nam trở về Lĩnh Nam
phục quốc. Họ còn tiến ra Trường-an
với ba đạo. Một từ Thiên-thủy về Kỳ-sơn, một từ Tà-cốc đến Phù-phong, một đạo kỳ binh tiến thẳng tới
đây bằng ngả hang Tý Ngọ.
Hán Trung
33°
4'3.40"N 107° 1'25.57"E
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A1n_Trung
Kinh Châu
30°20'5.24"N
112°14'26.49"E
Sa Thị •
Kinh Châu • Hồng Hồ • Thạch Thủ • Tùng Tư • Giam Lợi • Công An • Giang Lăng
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Ch%C3%A2u_(qu%E1%BA%ADn)
Nam Dương
32°59'26.63"N
112°31'42.64"E
Ngọa
Long • Uyển Thành • Đặng Châu
• Nam Triệu • Phương Thành • Tây Hạp
• Trấn Bình • Nội Hương • Tích Xuyên
• Xã Kỳ • Đường Hà • Tân Dã
• Đồng Bách
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_D%C6%B0%C6%A1ng,_H%C3%A0_Nam_(Trung_Qu%E1%BB%91c)
Lạc
Dương
34°36'49.87"N
112°27'14.47"E
Quận: Giản
Tây (涧西区), Tây Công (西工区), Lão Thành (老城区), Triền Hà
(瀍河区), Lạc Long (洛龙区), Yển Sư (偃师区), Mạnh Tân (孟津区)
Huyện: Tân
An (新安县), Lạc Ninh (洛宁县), Nghi Dương (宜阳县), Y Xuyên (伊川县) Tung (嵩县), Loan Xuyên (栾川县), Nhữ Dương (汝阳县)
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%A1c_D%C6%B0%C6%A1ng
Trường-an
34°
9'27.90"N 108°54'24.77"E
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_An
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_H%C3%A1n
Thiên-thủy
34°34'51.06"N
105°43'29.50"E
http://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn_Th%E1%BB%A7y
Kỳ-sơn
34°26'36.46"N
107°37'15.64"E
Phù Phong
34°22'41.40"N 107°53'25.04"E
01
Trần Tự-Sơn thấy sỉ nhục Quang-Vũ như vậy đã
đủ. Vương nói:
– Đại-ca Lưu Tú. Đại-ca có mẹ mà không nhận.
Còn tôi! Tôi phải bảo vệ nhũ-mẫu để không bị con ác phụ họ Mã hại. Khi tôi bị
giam, quần hùng Lĩnh Nam ước hẹn với Thục, giúp Thục lấy Kinh-châu, Đông-xuyên, Quang-trung. Còn họ, họ giữ Lĩnh Nam, như vậy là thiên-hạ chia ba. Đại-ca đánh
Thục, họ từ Lĩnh Nam đánh lên. Đại-ca đánh Lĩnh Nam, Thục sẽ kéo quân từ Kinh-châu đánh lên Lạc-dương, một đạo đánh từ Trường-an về. Đại-ca hứa tha cho tôi, thực sự tôi đã
ngồi trên nóc điện. Đại ca hứa cho Lĩnh Nam phục hồi, sự thực Lĩnh Nam đã phục
hồi. Đại-ca hứa để Lĩnh Nam yên, sự thực Lĩnh Nam đâu có sợ đại-ca? Bây giờ
ngoài thành Trường-an, ba đạo quân Thục vây đại-ca. Anh hùng Lĩnh Nam giúp
Thục, tôi đã ân đoạn nghĩa tuyệt với đại-ca. Từ nay không còn giữ lời thề trong
vườn bắp nữa. Tôi không phải giúp đại-ca nữa. Mà tôi có giúp đại-ca cũng không
làm được gì. Anh hùng Lĩnh Nam đối với tôi là tình bằng hữu, chứ họ không phải
là thuộc hạ của tôi. Đã là bằng hữu, vì tình cảm tôi nói với họ điều chi, họ
nghe thì nghe, họ không nghe thì thôi. Tôi chỉ là bằng hữu, họ thương tôi, quý
tôi thực. Đứng trước việc phục hồi cố quốc. Họ có thể hy sinh thân họ, gia
đình, họ cũng làm, chứ đừng nói hy sinh thân tôi. Nếu tôi giúp đại-ca chống lại
họ, chẳng hóa ra chống nhiều bằng hữu tốt đi giúp một bằng hữu tồi tệ nhất thế
gian ư? Họ sẽ coi tôi như một tên phản quốc, phản bạn. Họ sẽ giết tôi ngay.
Kinh Châu
30°20'5.24"N
112°14'26.49"E
Sa Thị •
Kinh Châu • Hồng Hồ • Thạch Thủ • Tùng Tư • Giam Lợi • Công An • Giang Lăng
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Ch%C3%A2u_(qu%E1%BA%ADn)
Đông-xuyên
34°53'48.23"N
108°56'42.54"E
Lạc
Dương
34°36'49.87"N
112°27'14.47"E
Quận: Giản
Tây (涧西区), Tây Công (西工区), Lão Thành (老城区), Triền Hà
(瀍河区), Lạc Long (洛龙区), Yển Sư (偃师区), Mạnh Tân (孟津区)
Huyện: Tân
An (新安县), Lạc Ninh (洛宁县), Nghi Dương (宜阳县), Y Xuyên (伊川县) Tung (嵩县), Loan Xuyên (栾川县), Nhữ Dương (汝阳县)
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%A1c_D%C6%B0%C6%A1ng
Trường-an
34°
9'27.90"N 108°54'24.77"E
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_An
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_H%C3%A1n
02
BÀI ĐỌC THÊM
Y phục thời Lĩnh-Nam
Trong khi khởi thảo viết bộ Anh hùng Lĩnh-nam
vào ngày 10 tháng 3 năm Mậu-thân (1968), một những vấn đề làm thuật giả bận tâm
là y phục thời đó ra sao? Điều này đưa tới việc tìm hiểu văn minh của người
Việt trong buổi bình minh lịch sử. Đọc trong kho tàng văn hóa Việt-nam, không
thấy thư tịch nào nói đến. Hỏi thăm những bậc thức giả, mười người thì đủ mười
đều lắc đầu. Thảng hoặc có vị cho vài lời khuyên.
Một vị khuyên rằng:
– Nên theo y phục những năm trước đây, người
ta cho các thiếu nữ trung học Trưng-vương, Gia-long tại Sài-gòn đóng vai hai bà
Trưng vào ngày phụ nữ hay ngày giỗ vua Trưng.
Một vị khuyên:
– Cứ cho mặc áo dài, khăn đóng vành vàng,
khoác ngoài lớp sa mỏng trắng, quần trắng, đi hài là được.
Đem ý kiến ấy hỏi một vị khác, lập tức vị này
bác bỏ:
– Không được, như vậy là đầu gà đít vịt,
chẳng ra thể thống gì. Bởi chiếc áo dài đó phỏng theo áo Le Mur mới chế vào
thập niên 1930, rồi biến hóa đi. Khi áo Le Mur vào đến Huế, lại có màn tân
cổ giao duyên, thêm chiếc khăn với cái áo choàng ngoài. Y phục ấy đâu
phải y phục thời Trưng Vương. Quần đó là quần tân thời, không phải
của người Việt xưa.
Một vị khác khuyên :
– Bà Trưng quê ở Bắc-ninh, Sơn-tây,
chắc hồi ấy mặc quần đen, áo búi que, đầu đội khăn vuông mỏ quạ như
con gái Bắc-ninh đầu thế kỷ này.
Lập tức vị khác nhăn mặt :
– Bậy ! Phụ nữ Việt-nam mặc quần, mới chỉ có
từ thời Nguyễn. Trước kia các cụ bà mặc váy. Trong văn chương bình dân chẳng
từng có câu :
Tháng
tám có chiếu vua ra,
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi thì ăn cướp quần chồng sao đang!
Như
vậy từ triều Nguyễn về trước đàn ông mặc quần, đàn bà mặc váy. Loại váy này cho
đến năm 1947-1948 ở nông thôn vẫn còn tồn tại. Còn áo dài ư? Từ triều Nguyễn
về trước phụ nữ Việt-nam mặc áo tứ thân, thắt khăn vòng qua bụng nút ở ngang
hông. Gái chưa chồng thì nút ở bên phải. Gái có chồng thì nút ở bên trái.
Đại loại những ý kiến như thế được đưa ra.
Nhưng không ý kiến nào có luận cứ vững chắc. Có vị khuyên :
– Anh viết tiểu thuyết như vẽ ma, vẽ quỷ,
muốn tả y phục thời ấy như thế nào mà chả được.
Ý kiến này gia nghiêm gạt thẳng :
– Lịch đại văn học Việt-nam, chưa có vị nào
chịu bỏ thì giờ, chịu bỏ cả đời viết tiểu thuyết lịch sử trường thiên. Nay con
là người đầu tiên viết. Con viết vì muốn làm sáng tỏ hào khí dân tộc. Con viết
vì muốn trả nợ tổ tiên. Ông kỳ vọng vào con. Bố kỳ vọng vào con. Con phải học
hỏi những gì của người đi trước. Tại sao bộ Tam quốc chí của
La Quán-Trung lại thành công hơn các bộ Phong thần, Đông-Chu
liệt quốc, Tây-Hán, Đông-Hán, Thuyết-Đường, Chinh-Đông, Chinh-Tây?
Một là văn La diệu hơn văn các vị kia. Hai là La đi sát với
lịch-sử, đi sát với sự thực, nên được tin tưởng hơn. Gần đây, Kim-Dung thâu
thái của cổ nhân, thêm vào nghệ thuật Tây-phương mà thành công. Kim-Dung chỉ
đặt tác phẩm vào hoàn cảnh lịch sử, mà không viết tiểu thuyết lịch sử. Con đi
sau tất cả bằng ấy người. Con có kiến thức Trung-quốc ngang với họ, con lại có
kiến thức Tây-phương sâu xa. Con hơn họ ở điểm con được luyện võ từ nhỏ, nay
đến trình độ đáng kể. Con hơn hẳn họ ở điểm con học tới trình độ cao nhất của y
học Đông lẫn Tây. Con cần viết sao cho tác phẩm không đi đến chỗ quá đáng như
ma trâu đầu rắn. Con nhớ rằng một lời con viết là Trưng-Vương nói,
Hưng-Đạo vương nói. Tuyệt đối không nên, không thể bịa đặt quá đáng. Không
tìm ra y phục thời vua Trưng chắc chắn, thì tìm lấy một nét có thể bấu víu
được, là quần áo các bà hầu bóng Ngài. Hay hãy tìm trong y phục cổ Việt-nam,
lấy một loại quần áo cổ điển nhất, rồi phong cho làm y phục
thời vua Trưng là được rồi, việc gì phải quá câu nệ.
Thói thường của thuật giả, là khi gặp vấn đề
nan giải là tắm rửa sạch sẽ, đến trước bảo điện đọc kinh Bát-nhã, rồi nhập
thiền. Sau khi nhập Thiền nhắm mắt tưởng tượng. Trong tưởng tượng đó thấy gì
hiện ra thì tùy nghi giải quyết. Bởi vậy đối với y phục thời Lĩnh-nam thuật giả
nhập Thiền ba lần đều thấy vua Trưng mặc một thứ y phục rất khác lạ với y phục
Trung-quốc và Việt-nam, nhưng lại rất quen thuộc.
Trong dịp giỗ vua Trưng năm 1969, thuật giả
chở mẫu thân đi giúp bà bạn hầu bóng hay nói nôm na là lên
đồng vua Trưng. Khi bà mặc quần áo về đồng uy nghi mà
đẹp vô cùng. Thuật giả mới bừng tỉnh : Mình đáng chết thực, thì ra từ
nhỏ mình đã thấy hình bóng, y phục vua Trưng qua các bà đồng, cho nên trong lúc
nhập thiền, y phục đó hiện lên.
Kỷ niệm về thời thơ ấu sống lại mãnh liệt.
Đền thờ hai Bà bao giờ cũng có tượng, trong tư thế ngồi bệ vệ, quần áo rực rỡ,
đầu đội khăn. Tượng đặt phía sau màn. Chỉ quan khách đặt biệt mới được phép mở
màn chiêm ngưỡng tượng hai Bà. Hai bên bệ thờ còn có tượng của sáu hai nữ đại
công thần, đẹp đẽ trong các bộ quần áo đủ màu, đầu đội khăn.
Hồi
ấy cứ đến ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch, tại các đền thờ vua Trưng, ban trị sự
đền tổ chức lễ tắm tượng, để chuẩn bị cho ngày Thánh
hóa. Lễ tắm tượng được tổ chức theo nghi lễ cổ truyền như sau :
Công việc tắm tượng được trao cho một cụ bà
đạo cao đức trọng. Trước ngày tắm tượng, bà phải trai giới ba ngày, tắm rửa
sạch sẽ. Sáng ngày 6 tháng 2, bà mặc áo dài đỏ cùng với ba đồng nam, ba thiếu
nữ, bưng nước ngũ vị hương, dùng lụa mới tắm tượng. Năm 11 tuổi, thuật giả cũng
được hưởng ân huệ bưng nước ngũ vị tắm tượng vua Trưng cùng sáu nữ đại công
thần. Vì vậy được thấy tường tận y phục các ngài. Y phục đó giống hệt y phục
các bà đồng mặc, khi vào giá vua Trưng.
Đặt vấn đề ai đã may quần áo mặc vào tượng
vua Trưng, cùng mười hai nữ đại công-thần ? Người may đã căn cứ vào đâu để may
các loại y phục như vậy ? Một lần thuật giả đem vấn đề đó đặt ra với các vị
trưởng thượng. Các vị đó đều cho ý kiến. Nhưng ý kiến của giáo sư Nguyễn
Đăng-Thục có tính chất trung dung nhất, thuật giả xin ghi lại:
– Sau khi bà Trưng nhảy xuống sông Hát-giang
tự tử, mười hai nữ đại công-thần vị quốc vong thân. Người đương thời đã lập
đền, tạc tượng thờ. Dĩ nhiên họ phải may quần áo giống như hồi sinh tiền các
ngài đã mặc. Đền thờ sau này tuy có trùng tu, xây mới. Nhưng không ai có can
đảm may loại y phục khác với y phục trên tượng các ngài. Vì, vậy y phục trên
tượng các ngài là y phục thời Lĩnh-nam. Còn các bà đồng khi
bà hầu bóng, bao giờ cũng may y phục giống như y phục mặc trên
tượng. Kết lại y phục trên tượng hai bà Trưng và mười hai nữ đại công thần được
coi là đúng nhất so với y phục phụ nữ hồi đầu thế kỷ thứ nhất.
Thế là thuật giả căn cứ y phục trên tượng vua
Trưng và mười hai nữ đại công-thần mà tả y phục phụ nữ thời Lĩnh-nam. Nhưng chỉ
tuân theo loại quần áo mà không theo màu sắc. Về mầu sắc, thì lại theo sử, hoặc
theo các cuốn phổ lưu truyền. Như y phục bà Hoàng Thiều-Hoa thường màu vàng. Y
phục bà Hồ Đề theo người Mường, mầu tím. Y phục bà Phùng Vĩnh-Hoa, mầu trắng
v.v…
Về cờ của Lĩnh-nam với Hán, thời bấy giờ mang
mầu gì ? Tìm mầu sắc cờ Hán, phải trở lại với bộ sử ký Tư-mã Thiên. Trong đoạn
Lưu Bang luận bàn với Trương Lương nên dùng mầu gì. Trương Lương đưa ý kiến nên
dùng mầu đỏ. Lưu Bang kinh ngạc, vì Hán ở phương Tây thuộc Kim. Mầu đỏ thuộc
Hỏa. Hỏa khắc Kim, nếu dùng mầu đỏ chẳng hóa ra tự mình khắc hại mình ư ?
Trương Lương giải thích rằng : Hán ở phương Tây thuộc Kim. Kim cần Hỏa
mới luyện thành khí. Kim không Hỏa thì không thành. Vì vậy ta mới dùng cờ màu
đỏ. Khi vua Quang-Vũ nhà Hán phất cờ trung hưng, nối tiếp sự nghiệp tổ
tiên, vẫn dùng cờ đỏ.
Còn cờ Lĩnh-nam ? Không một bộ sách nào ghi
lại. Chúng tôi tạm theo cờ của đền thờ vua Trưng. Nền màu vàng, viền ngoài đỏ
và tua màu xanh. Theo cuốn phổ của đền thờ Giao-long nữ ở Hổ-môn, Quảng-tây tả
trận Lãng-bạc : Thủy quân Hán bại bỏ chạy, từ xa, hễ thấy thuyền nào
kéo cờ vàng, tưởng là thuyền Lĩnh-Nam, thì bỏ vũ khí trốn chạy. Vì vậy
trong toàn cuộc khởi nghĩa vua Trưng, tôi tả cờ Lĩnh-nam màu vàng.
Từ đấy thuật giả cặm cụi viết và vấn đề y
phục thời Lĩnh-nam không nhắc đến nữa. Bẵng đi hai mươi năm không đem ra bàn
cãi. Cho đến năm 1986, khi trao bản thảo bộ Anh hùng Lĩnh-nam cho
nhà xuất bản Nam-á. Vấn đề y phục của vua Trưng lại được đặt ra. Anh Mai Trung
giám đốc nhà xuất bản Nam-á muốn chọn một trong các bức danh họa đã có sẵn về
vua Bà, làm bìa. Thuật giả nghiên cứu trong bốn mươi bức tranh vẽ cũng như sơn
mài làm trước và sau 1975. Trong hơn bốn mươi bức đó, y phục hai Bà chia làm ba
loại khác nhau :
– Loại thứ nhất, phỏng theo y phục các thiếu
nữ mặc, khi đóng vai hai Bà Trưng trong ngày lễ phụ nữ vào khoảng 1956-1963.
Trong đó có bức tranh của họa sĩ Phạm Hoàng, đã được chọn để làm bìa cho bộ Anh
hùng Lĩnh-nam.
– Loại thứ hai quần trắng, áo dài Le
Mur mầu vàng. Không thắt lưng, ngoài choàng một lớp sa mỏng mầu trắng.
Chân đi hài đầu đội khăn vành.
– Loại thứ ba ngoài chít khăn mầu, quấn ngoài
một giải khăn, để xõa xuống lưng. Áo dài hơi giống áo tứ thân, cổ choàng khăn,
phủ xuống đến vai. Ngang lưng quấn khăn, nút sang một bên hông. Vua Trưng thì
nút ở bên trái, bà Trưng Nhị thì nút ở bên phải, quần hơi giống quần phụ nữ
ngày nay. Chân đi giày, lưng đeo kiếm.
Sở dĩ chúng tôi chọn tranh của Phạm Hoàng làm
bìa, vì biết chắc rằng hồi quyết định y phục cho các thiếu nữ trường
Trưng-Vương, Gia-Long đóng vai Hai Bà, ban tổ chức có tham khảo ý kiến của ban
trị sự hội tôn kính Trưng-Vương. Trong hội này có rất nhiều lính hay ghế của
hai Bà. Sau khi bàn đi tính lại, dung hòa ý kiến, ban tổ chức đưa ra y phục
trên, hơi giống y phục của tượng hai Bà, sau đó canh tân đôi chút.
Một lý do nữa khiến chúng tôi chọn tranh ấy,
vì trước mắt dân chúng Việt-nam, dù muốn, dù không y phục đó đã thành quen rồi.
Tiểu thuyết khác với lịch sử. Sử cần đúng, cần thực chính xác. Tiểu thuyết cần
quen với quần chúng. Khi loại y phục đó quen với quần chúng, thì tự nó đã thành
tiểu thuyết rồi.
Một lý do nữa khiến chúng tôi chọn tranh ấy,
vì trước mắt dân chúng Việt-nam, dù muốn, dù không y phục đó đã thành quen rồi.
Tiểu thuyết khác với lịch sử. Sử cần đúng, cần thực chính xác. Tiểu thuyết cần
quen với quần chúng. Khi loại y phục đó quen với quần chúng, thì tự nó đã thành
tiểu thuyết rồi.
Có thân hữu nêu ý kiến, nên cho người về
Việt-nam chụp hình đền thờ vua Trưng ở quận Hai Bà Trưng ở Hà-nội, hoặc chụp
hình hai Bà trong đền để làm hình bìa.
Đến đầu năm 1988, giữa anh Mai Trung và thuật
giả có bàn luận về việc chia cuộc khởi nghĩa của vua Trưng ra làm ba đoạn. Giai
đoạn một vẫn để nguyên tên là Anh hùng Lĩnh-nam từ quyển một
đến quyển bốn. Giai đoạn hai từ quyển năm đến quyển bẩy, đặt tên là Động-đình
hồ ngoại-sử. Giai đoạn ba, từ quyển tám đến quyển mười đặt tên là Cẩm-khê
di hận. Khi quyết định như vậy, đương nhiên hình bìa phải thay đổi. Hình
bìa bộ Động-đình hồ ngoại sử phải nhờ họa sĩ Phạm Đình-Tín vẽ.
Khi họa sĩ vẽ xong, thuật giả xem y phục của bà Phật-Nguyệt đứng trên chiếm
hạm, thấy giống hoàn toàn y phục của các bà mặc khi hầu bóng Trưng-Vương. Thuật
giả có hỏi họa sĩ Tín về lý do nào mà ông vẽ y phục như vậy ? Ông nháy mắt rồi
cười tủm tỉm trả lời :
– A… à thì tôi đã thấy nhiều lần rồi.
Thuật giả hiểu trong cuộc đời gần bảy mươi
năm của ông. Ông đã từng được xem bà xã là một nhà văn nữ lên đồng, các giá về
vua Trưng, Hoàng Thiều-Hoa, Trần Quốc, cho nên ông vẽ giống như y phục ấy.
Ngày 20 tháng 12 năm 1989, thuật giả có công
tác y học phải đi Vân-nam. Khác với những lần trước, muốn đi Vân-nam phải đến
Bắc-kinh, rồi đổi máy bay đi Côn-minh. Lần này có đường bay mới từ Vọng-các đi
thẳng Vân-nam. Thuật giả tới Vọng-các rồi đổi máy bay đi Côn-minh. Vừa đi vừa
về giảm đường bay được 12.000 cây số, thành ra thời gian công tác dư được năm
ngày. Các bạn đồng hành lập tức trở về Vọng-các tắm hơi, hoặc vào nhà
hàng No hands để được các cô gái Thái xinh đẹp đút cơm, mớm
thức ăn cho. Thuật giả thì lợi dụng thời gian đó đi Ngô-châu, Liễu-châu thuộc
Quảng-tây và Quảng-châu thuộc Quảng-đông. Tại các bảo tàng viện di tích văn hóa
cổ ở đây, thuật giả tìm được nhiều ánh sáng về y phục thời vua Trưng.
Trong bốn bảo tàng viện Côn-minh, Ngô-châu,
Liễu-châu và Quảng-châu, các công trình khai quật những ngôi mộ cổ, cũng như
tranh khắc ở các thạch động, trống đồng vào thế kỷ thứ nhất, cung cấp cho thuật
giả nhiều chi tiết quan trọng về y phục thế kỷ thứ nhất. Dưới đây thuật giả
trình bày các hình chụp các y phục vào thời vua Trưng và thời Đông-Hán.
– Lạc-dương, kinh đô nhà Đông-Hán.
– Liêu-đông, vùng phía Đông Trung-quốc.
– Vân-nam, Quảng-tây, Quảng-đông, lãnh thổ
Lĩnh-nam.
Qua các hình cho ta thấy y phục ba tỉnh thuộc
lãnh thổ Lĩnh-nam hoàn toàn khác biệt với y phục thuộc lĩnh thổ Hán. Khác biệt
đến độ gần như hoàn toàn. Mà y phục đó giống y như y phục trên tượng vua Trưng,
cũng như các bà lên đồng mặc khi hầu giá các anh hùng thời Lĩnh-nam.
Thuật giả không chép sử, không thể và không
bao giờ có hy vọng viết sử. Thuật giả chỉ viết tiểu thuyết lịch sử. Tiểu thuyết
tha hồ phóng túng. Dưới ngòi bút của La Quán-Trung, Ngụy Võ-đế Tào Tháo đang là
một anh hùng, đang là một thi sĩ đáng yêu trở thành một thứ gian hùng. Quan Vũ
đang là một tên vũ phu thô lỗ, trở thành một đại anh hùng, trung nghĩa thiên
thu. Thuật giả không viết theo lối đó. Ngược lại theo sát lịch sử. Tuy y phục
thời Lĩnh-nam không phải là yếu tố quan trọng, nhưng khi tả các ngài cũng không
thể cho các ngài mặc quần đen, đội khăn vuông mỏ quạ như vậy chẳng khác gì cho
các ngài mặc quần jean, nhảy disco. Tuy nhiên nếu muốn cho vua Trưng mặc váy,
áo búi que, đầu chít khăn vuông mỏ quạ như các cô gái Bắc-ninh hồi trước 1945,
trong giai đoạn đầu các cuộc khởi nghĩa thì cũng còn có thể cãi được rằng : Khi
bà Trưng mới khởi nghĩa, bà mặc quần áo giống như thôn nữ, để hòa đồng với mọi
người thì cũng được. Mấy năm trước đây, Phong trào liên bang Đông Nam Á, tranh
đấu ở hải ngoại, đã cho cờ của quân Tây-sơn mầu vàng. Vua Quang-Trung thì mặc
giáp trụ giống như giáp trụ của Tôn Sĩ-Nghị. Rồi phong trào ra nghiêm lệnh, cấm
dùng bất cứ cờ nào khác. Hôm làm lễ ra mắt phong trào, có mấy đứa trẻ con hơn
mười tuổi tham dự, chúng cãi rằng cờ của vua Quang-Trung mầu đào và
ngài mặc quần áo nâu sồng như trai thôn quê, vì căn cứ vào bài Ai tư
vãn của công chúa Ngọc-Hân sau khi được phong Hoàng-hậu, khóc ngài : Mà
nay áo vải cờ đào,
Thay vì người ta giải thích cho chúng, thì
lại xua đuổi chúng ra, Buồn thực.
Viết tại Paris ngày giỗ thứ 1947 vua Trưng (1990).
03
04
05
06
07
08
No comments:
Post a Comment