20200520 Ban tin bien Dong
Bài diễn văn để đời của Tổng Thống VNCH NGUYỄN VĂN THIỆU
trong ngày quân lực Việt Nam Cộng Hòa
China’s Unrestricted Warfare Could Lead to Collapse in
One Year
Poor Countries Borrowed Billions from China. They
Can’t Pay It Back.
China open to talks with poor countries on debt
challenges: Chinese official
Coronavirus: Scientists suggest rolling cycle of 50
days lockdown following by 30 days of ‘normality’
Australia threatens WTO action against China over
barley tariffs
SYDNEY: Australia threatened Tuesday to take China to
the World Trade Organization to counter a fresh round of punitive sanctions, as
the two countries clashed over an investigation into the origins and spread of
the coronavirus.
Can Thiệp Các Hồ Sơ "Vô Quốc Gia" Vì
Lý Do Tôn Giáo Ở Việt Nam
Thông Cáo của BPSOS
Ngày 19 tháng 5 năm 2020
BPSOS tiếp tục vận động
để giải quyết tình trạng của những người ở Việt Nam bị đặt vào tình trạng vô hộ
tịch hộ khẩu vì lý do tôn giáo. Chúng tôi kêu gọi sự hậu thuẫn cho nỗ lực vận
động này, bằng 3 cách sau đây.
1. Ký tên thư chung gửi
Tổng Thống Hoa Kỳ
Chúng tôi đang thu thập
chữ ký của các tổ chức ký tên chung bức thư gửi Tổng Thống Hoa Kỳ, kêu gọi lên
tiếng với chính quyền Việt Nam về tình trạng "vô quốc gia" của hàng
chục nghìn người Hmong và người Tây Nguyên theo Đạo Tin Lành. Từ nhiều chục năm
qua, họ bị tịch thu hộ khẩu, thu hồi chứng minh nhân dân vì đã không chấp nhận
bỏ đạo theo yêu cầu của chính quyền địa phương hay chính quyền tỉnh.
Quý vị có thể đọc nội
dung thư chung tại đây:
Ở cuối thư là đường link
để ghi danh ký tên. Xin ký tên trước ngày 25 tháng 5.
2. Ký tên thư chung gửi
Thủ Tướng Việt Nam
Ngày 6 tháng 4, qua sự
phối hợp của Bàn Tròn Đa Tôn Giáo VIệt Nam, nhiều tổ chức tôn giáo và cá nhân ở
Việt Nam đã gửi bức thư chung cho Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc. Quý vị chức sắc
tôn giáo, cá nhân và tổ chức người Việt ở trong và ngoài nước vẫn có thể tiếp
tục ký tên. Danh sách chữ ký được gửi ra thành từng đợt cho đến cuối năm. Xin
vào đây để ghi danh ký tên:
Xem nội dung bức thư
chung tại đây:
Hai bức thư, một gửi cho
Tổng Thống Hoa Kỳ và một gửi Thủ Tướng Việt Nam, cùng nằm trong kế hoạch vận
động của chúng tôi.
3. Lập danh sách các
chức sắc tôn giáo không hộ khẩu
Nhiều chức sắc thuộc các
tôn giáo khác nhau cu~ng đang trong tình trạng không hộ khẩu và nhiều người cũng
không có chứng minh nhân dân. BPSOS đang thu thập thông tin về các trường hợp
như vậy để vận động chung với hồ sơ của các người Hmong và người Tây Nguyên kể
trên.
Chúng tôi kêu gọi quý vị
nào trong hoàn cảnh như vậy hoặc biết ai trong hoàn cảnh như vậy thì xin điền
các thông tin sơ khởi tại đây:
Chúng tôi sẽ liên lạc để
phối kiểm và hỏi thêm thông tin.
Xin chân thành cảm ơn sự
hợp tác và yểm trợ của quý vị.
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Tổng Giám Đốc kiêm Chủ
Tịch, BPSOS
HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO VIỆT
NAM "VÔ QUỐC GIA" ĐÒI LẠI QUYỀN CÔNG DÂN
LỜI DẪN: Việt Nam là một
quốc gia có chính sách hà khắc về tôn giáo. Một trong những biện pháp mang tính
hệ thống được áp dụng với người dân theo đạo Tin Lành thuộc các sắc tộc thiểu
số miền núi nhằm ép buộc họ bỏ đạo là tịch thu giấy tờ tùy thân, đuổi ra khỏi
bản làng khiến họ phải sống như thú hoang trong rừng sâu. Theo điều tra chưa
đầy đủ của BPSOS, ở Việt Nam có ít nhất 10,000 người là nạn nhân của biện pháp
trừng phạt này. Họ bị tước đoạt các quyền công dân và quyền căn bản của con
người như quyền được học hành, có việc làm, bảo đảm sinh kế, tự do di chuyển,
được chăm sóc y tế, quyền kết hôn, quyền sở hữu đất đai canh tác,....
Nhà nước Việt Nam né
tránh trách nhiệm và gọi đó là tình trạng "di cư tự do" nhưng BPSOS
cho rằng phải gọi đó là tình trạng vô quốc gia vì những tín đồ Tin Lành thuộc
các sắc tộc thiểu số này không được hưởng sự bảo vệ và các quyền đương nhiên
của một công dân sống trong một quốc gia.
Đầu năm 2019, BPSOS cùng
các cộng sự quyết định khởi xướng dự án giúp đỡ đồng bào vô quốc gia. Dự án này
sẽ kéo dài trong nhiều năm và ngày càng có nhiều tổ chức Quốc tế trong đó có
Liên Hợp Quốc theo dõi và ủng hộ. Bộ Ngoại Giao và Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn
Giáo Quốc Tế dành một sự quan tâm đặc biệt cho vấn đề này. Điều đáng mừng là đã
có những tiến triển tích cực và thiện chí từ phía chính quyền Việt Nam sau gần
một năm vận động.
Để tăng sự quan tâm của
chính những người Việt ở trong và ngoài nước về tình trạng "vô quốc
gia" này, trong hy vọng sẽ có thêm tiếng nói và sự hỗ trợ thiết thực cho
những đồng bào thiểu số, trong đó chủ yếu là người Hmong, bị ảnh hưởng, chúng
tôi sẽ lần lượt chia sẻ kế hoạch, phương pháp vận động và cập nhật một số tiến
triển của vụ việc. Chúng tôi hy vọng nhà nước Việt Nam sẽ hiểu thiện chí và
đường lối của chúng tôi và tích cực hợp tác hơn nữa. Song song đó, chúng tôi
cu~ng hy vọng người dân nói chung hiểu cách kết hợp luật pháp quốc gia với luật
quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Bài 1: DẤU MỐC PHÁP LÝ
QUAN TRỌNG THỂ HIỆN TINH THẦN THIỆN CHÍ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH TRẠNG NGƯỜI HMONG VÔ HỘ TỊCH Ở TIỂU KHU 179 TỈNH LÂM ĐỒNG
Tiểu Khu 179, xã Lieng
Sronh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng là khoảng đất hẹp nằm kẹt giữa một bên là
núi cao và một bên là thượng nguồn một chi lưu của con sông Sêrêpôk. Không có
con đường nào đi từ trung tâm xã Lieng Sronh hay huyện Đam Rông hoặc tỉnh Lâm
Đồng tới nơi này. Con đường duy nhất có thể đến được nơi đây là một hành trình
35km đường nhựa cấp phối từ thị xã Gia Nghĩa tới thị trấn Quảng Sơn thuộc tỉnh
Đăk Nông. Đi tiếp 16 km đường đất tới sát bờ sông không tên là đường phân ranh
tự nhiên giữa hai tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng. Tiếp tục đi bộ 5km đường mòn dọc
theo sông và sau đó phải vượt con sông trên bè mảng tự tạo. Vào mùa khô, hành
trình đó mất khoảng nửa ngày. Còn vào mùa mưa, để tới được thị trấn Quảng Sơn
thôi cu~ng mất cả ngày trời. Đặc biệt, khi có mưa lớn thì nơi đây bị cô lập
hoàn toàn trong nhiều ngày.
Bản đồ con đường đi đến
Tiểu khu 179
521 con người của 97 gia
đình Hmong đã sống lẩn khuất ở đây hơn 20 năm qua. Họ sống hoàn toàn tách biệt
với xã hội vì không có giấy tờ tùy thân. Quê gốc của những người Hmong này ở
các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Họ có mặt ở đây sau một hành trình dài từ khi bị
chính quyền địa phương tước đoạt giấy tờ tùy thân, bị xua đuổi qua nhiều nơi do
quyết tâm giữ đạo Tin Lành của mình.
Năm 2004, huyện Đam Rông
được thành lập và những người Hmong sống ở nơi đây bị phát hiện.
Người dân Tiểu khu 179
trong một buổi cầu nguyện
Một góc của Tiểu khu 179
Ngày 9 tháng 7 năm 2015
Uỷ ban nhân dân huyện Đam Rông ra Thông báo số 54 yêu cầu người dân nơi đây rời
khỏi địa bàn vô điều kiện. Đây chính là bằng chứng quan trọng cho thấy chính
quyền đặt người dân vào tình trạng vô pháp, thoái thác trách nhiệm quản lý nhà
nước của mình.
Thông báo của Uỷ ban
nhân dân huyện Đam Rông
Ngày 27 tháng 12 năm
2018, trong một văn bản nội bộ, chính quyền sở tại đã chính thức cấp quyền sử
dụng đất nơi đây cho 9 doanh nghiệp tư nhân quản lý. Căn cứ trên văn bản này,
ngày 18 tháng 5 năm 2019 doanh nghiệp tư nhân Ngân Lâm đã cho người tới đo đạc,
cắm mốc trên phần đất của người dân.
Trước tình thế vô cùng
nguy hiểm có thể xảy ra xung đột hình sự giữa các bên, BPSOS và các cộng sự của
mình đã nhanh chóng vào cuộc. Với quan niệm, để giải quyết thành công những tồn
tại xã hội bằng phương pháp vận động phi bạo lực thì đòi hỏi phải biết vận dụng
tổng hợp nhiều phương thức, huy động tối đa mọi tác nhân, phải biết làm đúng
cách, đúng việc và đúng thời điểm. Xem thường bất kỳ một tác nhân hay bỏ rơi
một cơ hội nào đều làm giảm xác suất thành công. Vì vậy ba công việc cấp bách
đã được triển khai cùng lúc. Thứ nhất, tư vấn cho người dân kiềm chế mọi hành
động có thể dẫn tới xô xát đưa vụ việc qua vấn đề hình sự; đồng thời lập ngay
một kế hoạch huấn luyện, đào tạo dài ngày để người dân nơi đây có được những
kiến thức căn bản trong việc tự bảo vệ mình bằng luật quốc gia và luật quốc tế.
Thứ hai, liên lạc với các cơ quan ngoại giao Quốc tế nhờ họ trao đổi cấp tốc
với chính quyền các cấp của Việt Nam và đề nghị một lộ trình giải quyết vụ
việc. Để làm việc tốt việc này, trước đó chúng tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng và
soạn tài liệu chia sẻ thông tin chính xác với quốc tế. Đây là bước tiền đề quan
trọng. Chúng tôi chỉ nói sự thật chứ không nói khơi khơi trong việc vận động
quốc tế. Thứ ba, đội ngủ nhân viên pháp lý được đặt trong tình trạng sẵn sàng
soạn thảo các văn bản cho người dân gửi chính quyền, đưa cả hai bên vào một
quan hệ pháp luật.
Ông Ngô Thái Văn (áo
trắng) trong một lần vận động cho người Hmong "vô hộ tịch" tại Quốc
hội Hoa Kỳ
Sau gần một năm, trải
qua nhiều thử thách và điểm nghẻn, một kết quả tích cực đã mở ra với người dân
nơi đây.
Ngày 21 tháng 1 năm
2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ra Quyết định số 125 giao cho Uỷ ban nhân
dân huyện Đam Rông là chủ đầu tư dự án định cư cho toàn bộ người dân nơi đây và
53 hộ gia đình khác thuộc khu vực liền kề với tổng ngân sách lên tới 76 tỷ 784
triệu VND.
Quyết định số 125 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
Ngày 5 tháng 2 năm 2020,
Uỷ ban nhân dân huyện Đam Rông ra Quyết định số 147 giao Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng và công trình công cộng triển khai dự án vào tháng 4 năm 2020.
Quyết định số 147 của Uỷ
ban nhân dân huyện Đam Rông
Chúng tôi đánh giá đây
là một kết quả tích cực vì những lý do sau:
- Sau 20 năm sống trong
tình trạng vô quốc gia và đặc biệt sau 4 năm bị đặt vào tình trạng vô pháp bởi
Thông báo số 45, các Quyết định 125 và 147 là căn cứ pháp lý đưa người dân trở
lại vị thế được pháp luật bảo vệ.
- Các Quyết định 125 và
147 là căn cứ pháp lý nên sẽ chính thức mở ra một tiến trình mới cho các bên
thực thi các công việc thực tế khi giải quyết những vấn đề đã kéo dài 20 năm
nay. Chúng tôi nhận thấy, trong nhiều vụ việc đã có những văn bản do các cấp
chính quyền ban hành nhưng chúng chỉ là văn bản mang tính chỉ đạo, hướng dẫn
hoặc thông báo ý kiến của cá nhân hoặc cơ quan nào đó. Các văn bản đó không
phải là căn cứ pháp lý để thay đổi cục diện vấn đề cần giải quyết.
- Gần 1 năm trong tiến
trình vận động thuyết phục, những xung đột đã từng ngấp nghé xảy ra, đẩy vụ
việc có thể đi tới vấn đề hình sự; các công văn qua lại chính quyền vẫn từ chối
trách nhiệm thì 2 Quyết định 125 và 147 chính là mốc điểm thể hiện sự thiện chí
thay đổi theo hướng tích cực đáng kể của chính quyền.
Diễn tiến tích cực kể
trên, tuy chưa đến đích, nhưng khẳng định rằng vận động xã hội phi bạo lực hoàn
toàn có giá trị thực tiễn. Để đạt được kết quả bằng phương pháp này thì phải
biết tận dụng các phương pháp đa dạng và song hành, vận dụng mọi cơ hội, mọi
khả năng theo một kế hoạch trường kỳ được đánh dấu bằng các mục tiêu cụ thể
trong từng giai đoạn. Muốn chuyển từ đối đầu sang đối thoại để giải quyết bế
tắc, chính chúng ta cần chủ động tạo cơ hội cho đối phương bằng các hướng mở để
giải quyết vấn đề một cách phù hợp với mong muốn của cả hai phía.
Với trách nhiệm xã hội
của mình, BPSOS sẽ chia sẻ loạt bài viết về từng phương thức hành động của vụ
việc này như một minh hoạ để giúp mọi người tham khảo và áp dụng cho các trường
hợp khác của mình. Xin mời theo dõi các bài tiếp theo.
,
Chương Trình Đối Phó Đại Dịch
Bản Tin Số 9 -- Ngày 19 tháng 5, 2020
Trình Bày Trực Tuyến Về Sức Khoẻ Tâm Lý
Ngày 21 tháng 5, lúc 3:00 - 4:30pm
Ghi Chú: Do trục
trặc kỹ thuật, buổi trình bày trực tuyến này lẽ ra thực hiện ngày 7 tháng 5 nay
phải dời lại ngày 21 tháng 5. Chúng tôi thành thật xin lỗi.
Đại dịch không chỉ mang
đến những hậu quả kinh tế mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lý và đời sống của
chúng ta.
Nỗi cô đơn khi ông bà
phải cách ly lâu ngày với con cháu, cảm giác tù túng do bị hạn chế đi lại, các
xung đột trong gia đình gia tăng vì đời sống gò bó, nỗi lau âu về sức khoẻ và
tương lai... Tất cả đều có những tác động nhất thời hoặc lâu dài lên tâm lý của
phần lớn chúng ta.
Trong khi đó, do tập
quán và văn hoá, người Việt ít khi để ý hoặc nói đến các vấn đề về cảm xúc và
tâm lý.
Trong buổi trình bày
trực tuyến lần 4, BPSOS mời một số chuyên gia về tâm lý học, về ngành dịch vụ
xã hội và về hạnh phúc gia đình chia sẻ kinh nghiệm và hướng đồng hương người
Việt những biện pháp đối phó về mặt cảm xúc và tâm lý.
20200520 BTBD 01
Xin ghi danh tại: https://attendee.gotowebinar.com/register/8587481988113094159
Sau khi ghi danh, quý vị
sẽ nhận đường link để tham dự buổi trình bày.
Ghi Danh Nhận Bản Tin về COVID-19
Để phổ biến thông tin
hữu ích và cập nhật liên quan đại dịch COVID-19, BPSOS phát hành bản tin không
định kỳ mà tuỳ theo diễn tiến. Để nhận bản tin, xin ghi danh tại:
No comments:
Post a Comment