20200516 Ban tin bien Dong
Donald Trump ramps up attacks on China by banning
mobile giant Huawei from access to American technology risking retaliation against
Apple and Boeing
CDC warns doctors about childhood illness linked to
Covid-19
South China Sea threat: US Navy displays military
might in war exercises - China on alert
Wuhan Locks People in Homes with Metal Plates; China’s
Military Hospital Closed Down|Crossroads
A second wave outbreak of the new coronavirus in China
is now sweeping the county, and new lockdowns are being enforced in parts of
Wuhan, Harbin, Heilongjiang, and elsewhere. In Wuhan’s Dongxihu district, where
a residential community was recently locked down, videos emerged corroborating
witness reports that metal plates are being used to seal entrances of
buildings.
Exclusive: Docs reveal why CCP refuses to be
transparent about virus origin. Over 8,000 quarantined
'We will deal...': Army chief on India, China
soldiers' fight in Ladakh, Sikkim
Virus lockdown after 2nd outbreak; TikTok star blocked
for resembling Xi; CCP's influence in Harvard
Fri, May 15 at 11:43 AM
Tiểu Tử tên thật là Võ
Hoài Nam, tốt nghiệp kỹ sư Hóa học tại Marseille, Pháp, năm 1955. Ông về
Việt Nam dạy học (1955-1956) tại Trường Trung Học Petrus Ký, Sài-gòn; Sau
đó làm cho hãng Shell (1956-1975) mất nước! Năm 1979, cùng gia đình vượt
biên và rồi cuộc đời ông "trôi nổi" sang tới Côte d' Ivoire, Phi
Châu, làm việc cho công ty đường mía, và trở lại hãng Shell, cũng tại nơi đây
(1982-1991) cho tới khi về hưu. Cuối cùng ông trở về Pháp, sống tại ngoại
ô Paris cho đến ngày nay. Nhà văn Tiểu Tử là một trí thức Việt Nam bình
dị, yêu nước, đáng kính mến, ông có thể được coi là đại diện của những
tâm hồn, những suy nghĩ người Việt lưu vong, đánh giá đồng minh MỸ (một thời)
của Việt Nam Cộng Hòa, Đồng Minh Mỹ vô cùng ....ĐỂU!
Date:
Thu, May 14, 2020 at 11:54 AM
Ngày nầy, năm 1975. Mỹ thật... đểu…
Ngày nầy, năm 1975. Mỹ thật... đểu…
Tiểu Tử
Năm
nay tôi 80 tuổi. Vợ tôi thường nói với mấy con: “Ông bà mình nói người già hay
sanh tật, đúng quá! Bây coi: ba bây bây giờ sáng nào uống cà phê xong cũng lại
đứng trước tấm lịch tháng treo ở phòng khách, nhìn trầm ngâm một chút rồi lấy
bút gạch tréo ô vuông đề ngày hôm qua! Chi vậy hổng biết? Hỏi ổng thì ổng nói
gạch để nhớ rằng đến ngày nầy tháng nầy mình vẫn còn trôi sông lạc chợ! Trời
đất! Định cư ở Pháp từ hơn ba mươi năm chớ phải mới đây đâu mà đi gạch lịch
từng ngày! Ổng còn nói gạch để coi chừng nào mình mới thôi gạch để về lại Việt
Nam …”
Câu
nói của tôi là sự thật nhưng vì vợ tôi không hiểu nên cho là tôi già sanh tật!
Làm sao giải thích được mỗi lần tôi gạch tréo một ngày như vậy tôi có cảm tưởng
như là tôi vừa nhích lại gần quê hương một chút – một chút thôi – đủ để nuôi hy
vọng thấy một ngày nào đó mình vẫn còn sống mà trở về…
Sáng
nay, cũng giống như mọi ngày, tôi cầm bút gạch tréo ô vuông ngày hôm qua. Ô
vuông ngày hôm nay đập vào mắt tôi làm tôi giật mình: ngày nầy, năm 1975! Tôi
bỗng nhớ ra, nhớ rõ, những gì đã xảy ra ngày đó, nhớ như in. Rồi sợ “cái ngày
đó” nó vuột khỏi ký ức vốn đã quá hao mòn của tuổi già, tôi vội vã lấy giấy bút
ghi lại…
*
* *
…Hồi
thời trước 75, tôi làm việc cho một hãng dầu ở Việt Nam, phụ trách nhập cảng
xăng dầu từ Singapore vào kho dầu Nhà Bè để cung ứng cho thị trường dân sự và
quân sự miền nam Việt Nam. Vì trong xứ có giặc nên thị trường quân sự chiếm
60%, trong đó xăng máy bay dẫn đầu. Các bạn tôi trong quân đội giải thích cho
tôi biết rằng ở chiến trường miền nam sự yểm trợ của không lực là quan trọng
nhứt. Do đó, tôi luôn luôn theo dõi sát tình hình dự trữ xăng máy bay ở các kho
dầu miền nam, từ kho Nại Hiên Đà Nẵng dẫn xuống kho Cần Thơ thông qua kho lớn ở
Nhà Bè…
Vào
cuối tháng 3 năm 1975, sau lịnh triệt thoái cao nguyên, tình hình quân sự trở
nên ồ ạt. Sợ trở tay không kịp, tôi còm-măng Singapore một tàu xăng máy bay.
Hay tin nầy, hãng bảo hiểm có hợp đồng với hãng dầu tôi làm việc đánh điện phản
đối, không cho tàu dầu qua Việt Nam viện cớ tình hình bất ổn. Đánh điện qua,
đánh điện lại, cù cưa cả tuần họ mới bằng lòng cho tàu dầu qua, với điều kiện
phải có hộ tống của Navy Mỹ họ mới cho tàu vào sông Sàigòn để cập kho Nhà Bè!
Tôi
báo cáo với ban giám đốc vì lúc đó ở kho lớn Nhà Bè trữ lượng xăng máy bay chỉ
còn đủ có bày ngày tác chiến của không quân. Ban giám đốc chấp thuận điều kiện
của hãng bảo hiểm. Tôi vội vã gọi điện thoại lại cơ quan yểm trợ Mỹ để xin họp
khẩn. Ông trưởng sở trả lời: “Tôi sẽ đến ngay văn phòng ông. Cho tôi mười
phút!”. Tôi quen ông nầy – tên W, thường được gọi là “Xếp” – nhờ hay đi họp
chung. Ông ta dễ thương nhã nhặn, biết chút đỉnh tiếng Pháp nên lần nào gặp tôi
cũng nói: “Bonjour! çà va?” (Chào ông! Mạnh hả?)
Xếp
W đến văn phòng tôi với hai người phụ tá. Tôi đã làm sẵn hồ sơ nên sau khi mời
ngồi, tôi trao ngay cho họ để họ dễ theo dõi những gì tôi sẽ trình bày. Mười
phút sau, tôi kết luận xin can thiệp gấp để tàu dầu xăng máy bay của hãng tôi
được hộ tống, không quên nhắc lại điểm chánh yếu là trữ lượng xăng máy bay chỉ
còn đủ để chiến đấu trong vòng có bảy bữa!
Nghe
xong, Xếp W xin phép bước ra ngoài gọi radio về trung ương. Một lúc sau, ông
trở vào, nét mặt và giọng nói vẫn tự nhiên như chẳng có gì quan trọng hết: “Rất
tiếc! Chúng tôi không giúp được! Thôi! Chúng tôi về!”. Tôi đang nghe nghẹn
ngang ở cổ thì ông W vỗ vai tôi nói nhỏ bằng tiếng Pháp: “Allez vous en!” (Ông
hãy đi, đi!) Ra đến cửa phòng, ổng ngừng lại nhìn tôi, gật nhẹ đầu một cái như
để chào nhưng tôi nghĩ là ổng muốn nhắc lại câu nói cuối cùng “Allez vous en!”
(Ông hãy đi, đi!) …
Tôi
ngồi bất động, nghe tức tràn lên cổ vì thấy mình bất lực quá và cũng nghe
thương vô cùng cái quê hương nhỏ bé của mình, nhược tiểu đến mức độ mà khi cần
nắm tay để kéo đi theo thì “họ” dán… đầy đường cái nhãn “hai bàn tay nắm lấy
nhau” để chứng tỏ sự thật tình “khắn khít”, rồi khi không còn cần nữa thì cứ tự
nhiên buông bỏ không ngượng tay giấu mặt, vì biết mười mươi rằng “thằng nhược
tiểu đó không làm gì được mình”!
Tôi
ráng kềm xúc động, bước qua phòng họp của ban giám đốc, chỉ nói được có mấy
tiếng: “Chánh quyền Mỹ từ chối!”. Sau đó, tôi đánh điện qua Singapore, cũng chỉ
bằng một câu: “Không có hộ tống”. Họ trả lời ngay: “OK! Good Luck!” (Nhận được!
Chúc may mắn!) Hai chữ cuối cùng, trong hoàn cảnh nầy và vào thời điểm nầy,
nghe sao thật đầy chua xót!
Thấy
mới có ba giờ chiều, nhưng không còn lòng dạ đâu để ngồi lại làm việc nên tôi
lái xe về nhà. Tôi lái như cái máy, cứ theo lộ trình quen thuộc mà đi. Về đến
trước nhà, tôi bỏ xe ngoài ngỏ, đi bộ vô. Vợ tôi chạy ra, ngạc nhiên: “Sao về
vậy anh?”. Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc.
Vợ tôi chưa biết những gì đã xảy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau
khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa
nói, giọng đầy cảm xúc: “Ờ…Khóc đi anh! Khóc đi!”
Ngày
đó, tháng tư năm 1975… Đúng là ngày nầy!
Tiểu Tử
U.S. Relations with China 1949-2020
***
Bé cái lại lầm hay là một
sách lược mới cho một thiên niên kỷ mới! Hơn ai hết Hoa Kỳ là quốc
gia biết rỏ vấn đề xung đột tại biển Đông có nguồn gốc từ Taiwan vì
trong năm 1948 chính Tường Giới Thạch đã tuyên bố bản đồ lảnh hải
biển Đông với 11 đốt. Sau khi Mao Zidong chiếm đại lục, đường biên 11
đốt còn lại 9 đốt do việc Hồ Quang-Hồ Chí Minh-Hồ Tập Chương âm thầm
cấu kết với Mao biến vịnh Bắc Bộ thành ao nhà của Mao. Hoa Kỳ củng
biết nhửng học giả của Taiwan và Mao bắt tay nhau tìm mọi kế hoạch
kể cả gian dối tài liệu cùng những vật chứng giả và bản đồ giả
để chiếm biển Đông. Củng chính Hoa Kỳ đã tống cho Taiwan một đạp ra
khỏi Liên Hiệp Quốc trong những năm 1971-1972. Dỉ nhiên Taiwan không quên
việc nầy. Nay lại củng chính Hoa Kỳ dắt tay Taiwan trở lại Liên Hiệp
Quốc. Có lẻ Hoa Kỳ hiểu rỏ hơn ai hết rằng tầu trắng hay tầu đỏ
đều là tầu cả.
***
Fri, May 15 at 1:09 PM
Nhà máy sản xuất chip Đài Loan chuyển qua Mỹ
Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài
Loan, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSM) - nhà sản
xuất chip silicon lớn nhất thế giới, cho biết hôm thứ Sáu 15-5
rằng họ sẽ chi 12 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất chip ở
Arizona, trong bối cảnh Mỹ muốn giảm phụ thuộc vào Trung Quốc trong
ngành công nghệ quan trọng này.
TSMC cho biết dự án có sự hỗ trợ của chính phủ liên bang Mỹ
và tiểu bang Arizona, khi chính quyền Trump tìm cách phát triển các
nhà máy sản xuất chip mới ở Mỹ do lo ngại phụ thuộc quá nặng vào Đài Loan,
Trung Quốc và Hàn Quốc để sản xuất vi điện tử và các công nghệ chính
khác.
Những người trong cuộc nói với Nhật báo Phố Wall (WSJ) rằng cả
Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ đều tham gia vào kế hoạch này. Việc xây
dựng sẽ bắt đầu vào năm tới với mục tiêu đi vào sản xuất trong năm 2024.
Nhà máy mới của TSMC sẽ tạo ra các chip có các bóng bán dẫn 5
nanomet, loại nhỏ nhất, nhanh nhất và tiết kiệm điện nhất được sản xuất hiện
nay.
TSMC mới bắt đầu tung ra chip 5 nanomet tại một nhà máy ở Đài
Loan trong những tháng gần đây.
TSMC cho biết nhà máy
này sẽ sản xuất 20.000 tấm wafer mỗi tháng, biến nó thành một cơ sở
tương đối nhỏ cho một công ty sản xuất hơn 12 triệu tấm wafer trong năm
ngoái.
TSMC ở Đài Loan, nơi hiện đang sản xuất chip 5 nanomet, đã đặt
mục tiêu 100.000 tấm wafer mỗi tháng khi nó đột phá vào năm 2018.
Công ty đã không tiết lộ về những ưu đãi tài chính nào để
họ xây dựng nhà máy ở Mỹ, hoặc ở Arizona.
TSMC cho biết nhà máy
sẽ sử dụng hơn 1.600 người. Công ty đã trích dẫn môi trường đầu tư của Mỹ,
lực lượng lao động lành nghề và các chính sách đầu tư là lý do để mở rộng sản
xuất ở nước này ngoài một nhà máy nhỏ hơn ở tiểu bang Washington. Hầu hết
các nhà máy của TSMC đều ở Đài Loan.
Về mặt chính trị,
thông báo có thể là một chiến thắng cho Tổng thống Trump, người đã vận động để
đưa các công ty đến Mỹ.
“Chúng ta không nên có
chuỗi cung ứng nước ngoài. Chúng ta nên có tất cả ở Mỹ”, Tổng thống Trump nói
trên Fox Business hôm thứ Năm 14-5, khi thảo luận về sản xuất trong đại
dịch.
TSMC đã phải bỏ ra số tiền lớn để duy trì vị trí dẫn đầu
trong việc sản xuất chip, đòi hỏi một số công cụ sản xuất phức tạp nhất thế
giới. Vào tháng 1, công ty đã phác thảo chi tiêu vốn từ 15 tỷ đến 16 tỷ
USD cho năm nay.
Đầu tư nhà máy chip cũng có thể giúp TSMC nỗ lực vận
động hành lang để chính quyền Trump bỏ kế hoạch yêu cầu giấy phép xuất
khẩu cho nhiều chip được chuyển đến công ty viễn thông khổng lồ Trung
Quốc Huawei Technologies Co., được sản xuất bởi các công cụ sản xuất chip
do Mỹ thiết kế. Quy tắc mới được đề xuất sẽ cung cấp cho Bộ Thương
mại khả năng ngăn chặn việc bán chất bán dẫn do TSMC sản xuất cho
Huawei, nơi mà Mỹ coi là mối đe dọa an ninh quốc gia lớn. Huawei
phủ nhận các cáo buộc.
Vinh Trang
FWD fr: PhucHungViet
No comments:
Post a Comment