20200502 Ban tin bien Dong
China: Soldiers Seen as Situation Worsens
China may be preparing to guard its border in case
North Korea becomes unstable. Two videos show tanks and other military
equipment being transported to the border area. The convoy is several miles
long.
Trump Officials Are Said to Press Spies to Link Virus
and Wuhan Labs
China will be held accountable for coronavirus, says
White House economic advisor Larry Kudlow
BRITISH DOCTORS SAY VENTILATORS PURCHASED FROM CHINA
COULD KILL CORONAVIRUS PATIENTS
Senior British doctors and medical managers have
raised concerns over 250 ventilators the United Kingdom purchased from China.
If these ventilators are used in hospital, the group
warns "significant patient harm, including death," according to a
letter seen by NBC News.
Fri, May 1 at 12:16 PM
30-4 nhìn lại con bài "Thành Phần
Thứ Ba" của cộng sản Hà Nội
Nguyễn
thị Cỏ May - “30 tháng 4” thật sự là chỉ một ngày như bao nhiêu ngày khác
trên tờ lịch. Nhưng từ sau 30 tháng 4 năm 1975, nó trở thành một ngày trọng đại
vì nó ghi lại một biến cố lớn, đau thương, bám chặt ký ức của người Việt Nam.
Nó đánh thức lòng trắc ẩn và lương tâm thế giới văn minh do những hệ quả kéo
dài của nó.
Đối với người Việt
Nam, đó là “Ngày Quốc hận”, “Ngày Mất nước”... Nhưng với người cộng
sản Hà Nội, cũng là ngày đó, nó trở thành ngày “Giải phóng Miền Nam”,
ngày “Đất nước thống nhất”... Ngày lễ hội vui mừng!
Kẻ
mất buồn, người được vui! Thông thường thôi. Nói theo Võ văn Kiệt thì ngày 30
tháng 4 “Có một triệu người vui, có một triệu người buồn”. Phải chăng
Ông Kiệt đã nghĩ tới những người không phải bên thắng cuộc? Nhưng thật lòng thì
ông buồn hay vui? Cái nào nhiều, cái nào ít? Nhưng giờ đây chắc chắn cả nước
buồn! Cả người cộng sản phản tỉnh và đông đảo thanh niên. Trừ những người cộng
sản làm giàu nhờ cầm quyền. Những người này nói cách mạng, làm chính quyền cách
mạng nhưng không ai có thành tích cách mạng. Du đãng mà mặt không dính thẹo thì
không thể nói là du đãng hay anh chị được. Chỉ là những tên điếm đàng mà thôi.
Đó là những Nguyễn Phú Trọng, những Tô Lâm, những Lê Thanh Hải... Nguyễn Tấn
Dũng ít ra còn có thành tích lúc 16 tuổi làm y tá, xức thuốc đỏ cho du kích VC
trong mật khu Rạch giá, Cà Mau.
Giữa
hai lớp người buồn vui đó, có một ít người không thấy buồn, trái lại thấy vui
vì tự “chia vui” với “Bên thắng cuộc”. Tất cả họ đều thuộc lớp khá
giả trong xã hội Miền Nam nhưng lại chạy theo cộng sản, làm tay sai cộng sản
chống lại chính quyền miền Nam.
Trưa
ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lên Đài phát thanh Sài Gòn hát
bài "Nối vòng tay lớn". Bài hát kêu gọi và nói về ước mơ
thống nhất dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968 nhưng chưa từng
công bố cho tới thời điểm đó, nay được ông công bố để kỷ niệm sự kiện trọng đại
mà ông mong chờ đã lâu. Trong bài phát biểu trên đài, ông kêu gọi người dân
miền Nam ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam:
"Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta... Ngày mà
chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam này... Những điều mơ ước của
các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt
được tất cả kết quả đó... Hôm nay tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền
Nam Việt Nam, các bạn trẻ và Chính phủ Cách mạng lâm thời xem những kẻ ra đi là
những kẻ phản bội đất nước... Chính phủ Cách mạng lâm thời đến đây với thái độ
hòa giải, tốt đẹp. Chúng ta không có lý do gì để sợ hãi mà ra đi cả. Đây là cơ
hội duy nhất và đẹp đẽ nhất để đất nước Việt Nam được thống nhất và độc lập.
Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước suốt mấy chục năm nay. Tôi
xin tất cả các bạn, thân hữu và cũng như những người chưa quen của tôi xin ở
lại và kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Cách mạng lâm thời để góp tiếng nói xây dựng
miền Nam Việt Nam này..."
Những
ngày sau đó, Trịnh Công Sơn cũng không có chỗ đứng. Nghe bạn khuyên nên về Huế
sống yên lành hơn vì quê hương và bạn bè cũ. Nhưng ở Huế, ông thấy có nhiều khó
khăn. Bạn lại khuyên ông nên trở vào Sài Gòn tốt hơn. Và ông ở Sài Gòn luôn từ
đó. May mà ông không bị đi cải tạo tập trung như nhiều văn nghệ sĩ khác.
Sau
gần nửa thế kỷ “thắng cuộc”, đất nước về một mối xã hội chủ nghĩa, những điều
họ tranh đấu đòi hỏi ngày trước như dân chủ, tự do, xã hội công bằng, người
không bóc lột người, no cơm ấm áo, không có bóng dáng ngoại bang... thì nay, những
điều đó chẳng những chưa có, trái lại còn trầm trọng hơn đang trở thành thực tế
xã hội Việt Nam nhưng không thấy những người đó đứng lên, biểu tình, tuyệt
thực, đói hỏi như trước kia. Đó là những người của “Thành phần Thứ ba”
hay của “Lực lượng Thứ ba”.
Thành phần thứ ba
Tổ
chức “Thành phần thứ ba” hay “Lực lượng thứ ba” ra đời trong hoàn cảnh nào,
không rõ ràng lắm. Theo ký giả Pomonti của nhựt báo Le Monde, “Thành phần thứ
ba” xuất hiện năm 1960 sau khi Nhóm Caravelle đưa ra bản Tuyên ngôn với 18 nhân
sĩ ký tên đòi hỏi ông Tổng thống Ngô Đình Diệm cải tổ đường lối cai trị, chấm
dứt tình trạng độc tài gia đình trị. Sau đó thì xuất hiện phong trào quần chúng
nổi lên chống chế độ Ngô Đình Diệm độc tài, kỳ thị tôn giáo.
Nhưng
theo ký giả Decornoy, cũng của Le Monde, thì vào cuối năm 1969, có một phong
trào quần chúng xuất hiện ở Sài Gòn chống chính phủ Nguyễn Văn Thiệu, đòi hòa
bình, đi theo chủ trương “Hòa giải dân tộc” của tướng Dương Văn Minh.
“Thành
phần thứ ba” gồm một số Dân biểu như Hồ Ngọc Nhuận, Kiều Mộng Thu, Lý Quí
Chung, Dương văn Ba, Ngô Công Đức; Sinh viên có Huỳnh Tấn Mẩm, Nguyễn Hũu
Thái...; trí thức có Bà Ngô Bá Thành...; tu sĩ có Ni sư Huỳnh Liên, Linh mục
Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ...
Năm
1971, Sài Gòn tổ chức bầu cử Quốc hội. Nguyễn Hũu Thái được Mặt trận Giải phóng
Miền Nam bí mật móc nối đề nghị ra tranh cử với lập trường “hòa bình đứng giữa
” chuẩn bị cho Thành phần thứ ba khi có Chính phủ 3 thành phần theo Hiệp định
Paris tuy lúc đó Hội nghị Paris chưa kết thúc.
Nhưng
“Thành phần thứ ba” trở thành một danh xưng chính thức từ khi Hà Nội đưa ra tại
hòa đàm Paris đề nghị thành lập một chính phủ liên hiệp gồm 3 thành phần. Xin
nhắc lại thành phần thứ ba của Hà Nội đề cập không có phong trào sinh viên, dân
biểu, trí thức, tu sĩ, như trên đây.
Chính
phủ Việt Nam Cộng Hòa trước sau vẫn cương quyết phủ nhận thành phần thứ ba. Năm
1972, Hà Nội chính thức lên tiếng bênh vực phong trào này.
Chẳng
những phủ nhận “Thành phần thứ ba” hay “Lực lượng thứ ba”, chính phủ Sài Gòn
cũng từ chối đề nghị một Chính phủ Liên hiệp 3 Thành phần như phía Việt cộng
đòi hỏi. Tuy nhiên, khi “Hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình” ký
kết tháng giêng 1973 ở Paris thì có điều 12 qui định thành lập một “Hội
đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm 3 thành phần ngang nhau”.
Hà
Nội coi trọng thành phần thứ ba như là một yếu tố giúp họ thắng lợi bằng chính
trị: “Việc thành lập một chính phủ hòa hợp dân tộc ở miền Nam là chìa
khóa dẫn đến hòa bình, và lực lượng thứ ba là một thành phần không thể thiếu
được của giải pháp này...” (Phạm văn Đồng trả lời nhà báo pháp Jean
Lacouture, Etudes vietnamiennes, Paris).
Để
làm áp lực ở hòa đàm Paris, Hà Nội cho thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời.
Ngoại trưởng Nguyễn Thị Bình của Chính phủ Cách mạng Lâm thời đưa ra đề nghị “8
điểm” có đề cập thành lập một Chính phủ Liên hiệp Lâm thời gồm 3 thành
phần: "những người của Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời, những người
yêu chuộng hòa bình, độc lập, trung lập và dân chủ trong chính quyền Sài Gòn,
và những nhân vật của các lực lượng chính trị và tôn giáo, trong hay ngoài
nước, có lập trường ủng hộ hòa bình, độc lập, trung lập và dân chủ phản ánh các
khát vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam về hòa bình, độc lập, trung lập, dân
chủ, và hòa giải, hòa hợp dân tộc."
Tiếp
theo, vào cuối 1973, rầm rộ xuất hiện ở Sài Gòn nhiều phong trào đều do Hà Nội
thổi lên như:
-
Phong trào Phụ nữ đòi Quyền sống (Bà Ngô Bá Thành sáng lập).
-
Phong trào Thi hành Hiệp Định Paris.
-
Mặt trận Nhân dân Cứu đói (Tổ chức lớn nhất ở Miền Nam với sự tham gia của các
nhóm Công giáo, Phật giáo, Hòa Hảo và Cao Đài. Linh mục Phan Khắc Từ là một
trong 3 phó chủ tịch.)
-
Mặt trận các Tôn giáo vì Hòa bình, Hòa hợp, và Hòa giải (Dương Văn Minh sáng
lập).
-
Lực lượng Hòa hợp Hòa giải Dân tộc (Một tổ chức Phật giáo do Vũ Văn Mẫu lãnh
đạo).
-
Tổ chức Nhân dân đòi Thi hành Hiệp định Paris (Ngô Bá Thành sáng lập).
-
Ủy ban Tranh đấu cho Tự do Báo chí và Xuất Bản (Dân biểu Nguyễn Văn Binh, anh
vợ Ngô Công Đức đứng đầu).
-
Ủy ban đòi trả tự do cho tù Chính trị của Lực lượng thứ ba.
-
Ủy ban bảo vệ quyền lợi người lao động (Linh mục Phan Khắc Từ lãnh đạo).
-
Nhóm các Nhà Lập Pháp Tranh đấu cho Tự do, Dân chủ và Hòa bình.
Nhưng
hiện tượng quần chúng này chỉ là những đòi hỏi giai đoạn của người cộng sản để
chờ đợi đạt trọn vẹn mục tiêu cuối cùng. Đó là ngày 30 tháng 4/1975.
Sau 30-4-75 có hai nước Việt Nam cùng xin gia nhập LHQ?
Cuộc
chiến Nam-Bắc Việt Nam kết thúc ngày 30-04-1975 thì qua tháng 4/1976 hai miền
Việt Nam được thống nhất thành một nước có tên gọi là “Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”. Không đợi thi hành Hiệp định Paris.
Nhân
đây xin nhắc lại cái chết của một cựu Nam Bộ kháng chiến Khu 7 liên hệ tới
quyết định thống nhất 2 Miền sớm hơn thời hạn. Trong Hội nghị Hiệp thương chính
trị bàn về thống nhất, tướng Huỳnh Văn Nghệ, tức Tám Nghệ, cựu Bộ trưởng Lâm
nghiệp, phản đối việc quyết định thống nhất sớm. Giận dữ, ông rút khẩu súng cá
nhân dằn lên bàn, gằn giọng - “Ai quyết định thống nhất ngay, hãy bước
qua sát chết của tôi”. Qua đầu năm 1977, Huỳnh Văn Nghệ một hôm bị đau
bụng, Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương đảng vội cho chở ông vào Chợ Rẩy để chữa
trị. Bác sĩ ở Hà Nội phải vào để săn sóc ông theo tiêu chuẩn cán bộ đảng viên.
Vài hôm sau, ông thấy tình trạng sức khỏe của mình không có gì nặng nên muốn về
nhưng bác sĩ không cho. Đưa ông đi chụp hình, liền sau đó, đưa ông qua phòng mổ
và mổ. Bình thường gặp bác sĩ thứ thiệt của Hà Nội mổ thì cũng khó sống. Nay ông
lại được bác sĩ Hà Nội đặc biệt quan tâm mổ theo ý kiến của Ban Bảo vệ sức khoẻ
Trung ương đảng thì dĩ nhiên ông không thể không ra về bằng ngỏ sau của nhà
thương. Chuyện này, Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa biết nên bà có lên tiếng trong nôi
bộ và bà tỏ thái độ bằng cách trả thẻ đảng. Phạm văn Đồng can thiệp không được,
đành chấp nhận và yêu cầu bà giữ tiếng trong 10 năm. Đúng 10 năm, bà công bố
việc trả thẻ đảng của bà trên nhật báo Le Monde của Pháp. Về cái chết của Huỳnh
văn Nghệ, bà chỉ nói riêng trong vòng thân mật mà thôi.
Thống
nhất xong, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nộp đơn gia nhập Liên Hiệp
Quốc vào năm 1977, và trở thành thành viên thứ 149 của LHQ vào ngày 20 tháng
9/1977.
Nhưng
ít người biết rằng trước khi thống nhất đã từng có hai nước Việt Nam nộp đơn
cùng xin gia nhập Liên Hiệp Quốc. Một là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thủ
đô Hà Nội, với cờ đỏ sao vàng. Và nước Việt Nam kia là Cộng hòa Miền Nam Việt
Nam, thủ đô Sài Gòn, có cờ nửa đỏ trên, nửa xanh dưới, ngôi sao vàng giữa.
Lá
cờ nửa đỏ nửa xanh này xuất hiện vào cuối năm 1960, khi một số trí thức miền
Nam tuyên bố thành lập “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam” trong vùng rừng
núi Lộc Ninh, để đối lập với chính phủ Việt Nam Cộng hòa tại Sài Gòn. Sau thời
gian dài hoạt động khủng bố nhờ đó tư cách Mặt trận được thừa nhận. Và cũng từ
đó Mặt trận này thành lập một chính phủ có tên là “Chính phủ Lâm thời Cộng hòa
Miền Nam Việt Nam”.
Trong
thời gian đó, Hà Nội cứ nói lấy được cuộc chiến ở miền Nam là cuộc chiến giữa
quân đội Việt Nam Cộng hòa với lực lượng võ trang của Mặt trận. Tức do nhân dân
Miền nam nổi lên đòi độc lập và thống nhất chớ không do miền Bắc can thiệp. Khi
chính phủ Sài Gòn đưa bằng chứng cán binh của Hà Nội xâm nhập vào Nam thì
Nguyễn Thị Bình trả lời “Họ là người Việt Nam thì dĩ nhiên họ có quyền
đi trong vùng lãnh thổ của họ”.
Ngày
30/4/1975, khi Sài Gòn sụp đổ, thì cờ của Mặt trận Giải phóng được kéo lên nóc
dinh Độc lập ở Sài Gòn. Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố
thừa kế Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, xác nhận lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 tới mũi
Cà mau, với cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Giữa
tháng 7/1975, hai nước Việt Nam cùng đề nghị nộp đơn gia nhập Liên Hiệp Quốc.
Đại diện cho Hà Nội là ông Nguyễn Văn Lưu, ông Đinh Bá Thi đại diện cho Sài
Gòn.
Ngày
11/8/1975, Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu đồng ý cho hai nước Việt Nam gia nhập Liên
Hiệp Quốc, nhưng bị Hoa Kỳ phủ quyết nên việc gia nhập LHQ của 2 nước của cùng
Hà Nội không thành.
Giải
thích lý do Hoa Kỳ dùng quyền phủ quyết, Gs Ngô Vĩnh Long cho rằng vì họ không
muốn có 2 nước Việt Nam “độc lập” cùng Hội viên LHQ mà để 2 Việt Nam thống nhất
theo Hà Nội, tức trở thành cộng sản. Hoa Kỳ sẽ có cớ không bang giao, mà còn
dùng Việt Nam như một nơi thực hiện một cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống Liên Xô
(Joaquin Nguyễn Hòa, BBC. 20/4/19)
Còn
theo Gs Đoàn Viết Hoạt, hiện sống tại Mỹ, thì quyết định của Mỹ không cho hai
miền Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc có thể liên quan đến những thỏa thuận
giữa Mỹ và Trung Quốc vào năm 1972 khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao
sau tuyên bố Thượng Hải. Lúc đó, Mỹ toan tính liên minh với Trung Quốc để chống
Liên Xô, giao vùng Đông Nam Á cho Trung Quốc, và Bắc Kinh không muốn có một
miền Nam Việt Nam độc lập, không theo cộng sản. Theo giải thích này, Gs Hoạt
tin rằng Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam không phải của cộng sản Hà Nội
nặn ra!?
Vẫn
theo Gs Ngô Vĩnh Long thì cho đến 30/4/1975, quan điểm về sự thống nhất Việt
Nam của Hà Nội cũng như Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, khi chiến tranh kết thúc,
sẽ là một quá trình nhiều bước kéo dài từ 12 đến 14 năm. Vì việc gia nhập Liên
Hiệp Quốc của hai nước Việt Nam thất bại đã thúc giục những thành phần cứng rắn
tại Hà Nội kết thúc dự án thống nhất đất nước kéo dài đó.
Nhưng
sau khi việc gia nhập Liên Hiệp Quốc của hai miền Việt Nam bị thất bại, Đảng
Lao động Việt Nam, tức đảng Cộng sản Hà Nội hiện nay, họp Hội nghị trung ương
lần thứ 24, quyết định gấp rút thống nhất Việt Nam "Đứng trước yêu cầu của
tình hình cách mạng mới, tháng 9/1975 tại Hội nghị lần thứ 24, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất
nước về mặt nhà nước" (Nghị quyết số 247-NQ/TW, ngày 29/9/1975 Hội nghị
lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về nhiệm vụ của
cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới “Hoàn thành thống nhất tổ quốc
và đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”).
Thế
là Mặt trận và cả Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam cùng dẹp tiệm vì
đã “hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ lịch sử” (Nguyễn thị Bình
tuyên bố).
Tuy
tài liệu không thấy nhắc tới đã có 2 nước Việt Nam chính thức xin gia nhập LHQ
nhưng Gs Đoàn Viết Hoạt nhớ lại, lúc còn ở Sài Gòn, ông có nghe một bản tin của
đài BBC về sự kiện hai nước Việt Nam cùng xin gia nhập Liên Hiệp Quốc rồi bị
thất bại vào tháng 8/1975. Tức chuyện đã có 2 Việt Nam cùng xin gia nhập LHQ là
thật.
Chứng
kiến sự quản lý nhà nước tại Sài Gòn sau ngày 30/4/1975 ông Hoạt kể lại ông
thấy tất cả những quyết định của nhà cầm quyền đều mang danh nghĩa Cộng hòa
miền Nam Việt Nam, kèm theo tiêu đề: “Độc lập, tự do, Trung lập”.
Với
bản tin thế giới nghe qua đài BBC, cộng với sự kiện mình không bị bắt, Giáo sư
Đoàn Viết Hoạt cho rằng những người cộng sản lúc đó đang thật sự tính tới dự án
cho miền Nam một qui chế riêng, chứ không gấp rút thống nhất Việt Nam dưới màu
áo cộng sản duy nhất (theo trích dẫn trên).
Đâu là sự thật?
Sáng
ngày 1 tháng 5/1975, tại Sài Gòn có cuộc diễn binh lớn do chính quyền mới tổ
chức để ăn mừng "Đại thắng Mùa xuân". Bộ trưởng Tư pháp Trương Như
Tảng của Chính phủ Cách mạng Lâm thời ngồi trên khán đài danh dự coi diễn binh.
Chờ hoài không thấy "đoàn quân giải phóng" đi qua, bèn nghiêng qua
hỏi một sĩ quan Quân đội nhân dân. Vị sĩ quan này trả lời rất vui vẻ - “Ủa
anh không biết sao? Quân đội ta đã thống nhất tối hôm qua rồi kia mà!” (Trương
Nhu Tảng kể lại lúc tỵ nạn ở Paris).
Qua
ngày 2 tháng 5/1975, chính quyền mới ra lệnh giải tán tất cả các tổ chức chính
trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo... được thành lập dưới chế độ VNCH. Còn các tổ
chức mới thành lập để chống "Mỹ Ngụy cứu nước" đều bị hoặc tự giải
tán, hoặc sáp nhập vào các tổ chức chính thức của Hà Nội như Mặt trận Tổ quốc,
Hội Phụ nữ Giải phóng, cả Chính phủ cách mạng Lâm thời, Mặt trận Dân tộc Giải
phóng Miền Nam, các cơ sở vật chất ở hải ngoại... đều không còn vết tích!
Điều
đáng ngạc nhiên là việc giải tán không có một lời phản đối hay than phiền nào
của những người trong các tổ chức đó hết cả, mặc dầu họ đã từng can trường
đương đầu với chế độ VNCH, không hề sợ sệt dùi cui, hơi cay, tù đày. Hay nay họ
cũng hiểu nhiệm vụ “cách mạng” chạy theo cộng sản của họ đã hoàn tất!
Thái độ của trí thức
Ai
cũng biết triết gia Jean-Paul Sartre là người không có chính kiến chắc chắn.
Đúng hơn ông là người có tinh thần tiến bộ mà hơi “ba phải”, nặng cá nhân chủ
nghĩa, khuynh hướng vô chính phủ, chống chủ nghĩa quân phiệt, và hơn hết là
chống tư sản nên ông dễ ngã theo cộng sản. Từ những năm 1950, Sartre ủng hộ
Liên Xô mạnh mẽ. Cho đến nỗi ông đã không ngần ngại lớn tiếng chửi thẳng ai
không theo cộng sản là thứ con chó! Đến khi Liên Xô đưa xe tăng qua đàn áp cuộc
nổi dậy của nhân dân Hungary ông mới từ bỏ cộng sản. Cộng sản Pháp lên án ông
đã đầu hàng giai cấp. Trong lúc đó, Raymond Aron, bạn của Sartre, lại tôn thờ
tinh thần dân chủ tự do. Vì vậy hai người ghét nhau trong thời chiến tranh
lạnh. Họ không hề nói chuyện với nhau, không gặp nhau suốt từ những năm 47.
Thế
mà tháng 6/1979, trước thảm họa cộng sản ở Việt Nam và Miên, cả 2 cùng tới Điện
Elysée yêu cầu Tổng thống Giscard d’Estaing hãy mở rộng cửa đón nhận người Miên
và Việt Nam, hàng chục ngàn, hằng trăm ngàn đang chạy trốn cộng sản.
Sartre
trả lời báo chí “Riêng cá nhân tôi, tôi ủng hộ những ngưởi tuy không phải là
bạn của tôi trong thời gian Việt Nam tranh đấu cho tự do (Việt Minh). Nhưng
điều đó không có gì quan trọng, bởi vì điều quan trọng ở đây, chính họ là những
con người. Những người đang bị nguy hiểm”.
Lời
tuyên bố trên đây cho thấy Sartre không ngụ ý vì đã phủ nhận ý thức hệ cộng sản
mà thật sự chỉ là lương tâm con người trí thức thúc đẩy ông hành động.
Qua
cách ứng sử này, Aron và Sartre bắt tay nhau. Hai người nắm tay nhau cùng bước
ra khỏi Elysée.
Các
đảng phái khác, cả Xã hội, RPR, đều hưởng ứng cùng vận động giúp đỡ người tỵ
nạn cộng sản. Hồng Y Etchegaray kêu gọi mỗi gia đình giáo dân hãy đón nhận 1
gia đình người tỵ nạn.
Hơn
tháng sau, tháng 7/79, Pháp đón nhận và định cư 128531 người tỵ nạn cộng sản
Đông Dương.
30.04.2020
***
Điều đau buồn là thành phần thứ ba lại được
chính Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa nuôi dưỡng gửi đi du học và hai quốc
gia có nhiều thàn phần thứ ba nhất là Canada và French.
***
Fri, May 1 at 1:42 PM
Tổng Thống Ngô Đình Diệm dưới cái nhìn của các Lãnh Tụ Hoa
Kỳ, Đông Nam Á và các Quan Sát Viên Quốc Tế
Khi TT Ngô đình Diệm bị thảm sát năm 1963 HCM và đảng CSVN ăn
mừng. Dẫn đến biến cố Quốc Hận 30/4 năm 1975
Fri, May 1 at 12:17 PM
Một cái chết Bất Tử
Nguyễn An Vinh
20200502 BTBD 01
Máu Trung tá Long đã thấm xuống lòng Đất Mẹ
Hình tuẫn tiết của anh hùng
Nguyễn Văn Long, trung tá Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà trong ngày 30-4-1975
dưới chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến đối diện trụ sở Hạ Nghị Viện VNCH.
Dưới chân tượng đài của
Thủy quân Lục chiến, xác một người cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra
tươi rói. Người Sĩ quan Cảnh sát đeo lon Trung tá. Ông mặc đồng phục màu xanh.
Nắp túi ngực in chữ Long. Trung tá Cảnh sát Long đã tự sát ở đây, Cộng sản để
mặc ông ta nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp quay rất lâu
cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm Trung tá Long, nước
mắt đầm đìa. Những người không khóc thì mắt đỏ hoe, chớp nhanh.
Trung tá Long đã chọn
đúng chỗ để tuẫn tiết.
Tiểu sử Trung Tá Nguyễn
văn Long.
Qua nhiều bài viết về
Trung Tá Nguyễn Văn Long mà chúng tôi có dịp đọc trước đây, chúng tôi vẫn cảm
thấy có điều gì đó còn thiếu sót, nếu không muốn nói là chưa thỏa mãn được
những gì mà chúng ta muốn biết về Trung Tá Long. Người mà chúng tôi nghĩ đến có
thể bổ túc cho những thiếu sót đó không ai khác hơn là cựu Trung Tá Nguyễn An
Vinh, nguyên Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc gia Đà Nẳng, người đã có
thời gian dài được gần gũi với Trung Tá Long, trong phạm vi Bộ Chỉ Huy Khu I,
cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Kính mời quý vị xem bài của cựu Trung Tá
Chỉ Huy Trưởng Nguyễn An Vinh
Sau chính biến 1 tháng 11 năm 1963 lật đổ
nền Ðệ nhất Cộng Hòa, Quốc Gia trải qua một thời kỳ hỗn lọan. Tại miền Trung,
đặc biệt là Thừa Thiên Huế, hoạt động ngành an ninh trật tự hoàn toàn tê liệt.
Chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm mà đã thay đổi sáu Giám-Ðốc Nha Công An. Có ông
chỉ tại chức 32 ngày. Hai Trưởng Ty Công An Thừa Thiên và Cảnh Sát Huế đều là
cơ sở nòng cốt Cộng Sản, một vài tay chân của nhóm Phật Giáo Ấn Quang tranh đấu
ly khai xuống đường phá rối. An ninh trật tự hoàn toàn suy sụp.
Ðể đối phó với tình hình rối ren của vùng
I, tháng 6 năm 1966 Trung Ương quyết-định bổ nhiệm Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan
đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và ngay lập tức, ông cho
chấn chỉnh lại những hoạt động của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại địa phương
đầy biến động này, đồng thời bổ nhiệm Quận Trưởng Cảnh-Sát Võ Lương giữ chức
Giám-Ðốc Cảnh Sát Quốc-Gia Vùng. Quận Trưởng Cảnh Sát Võ Lương là Giám-Ðốc thứ
bảy kể từ năm 1963 và là người đầu tiên giữ vững đựơc kỷ cương trật tự sau một
thời gian hỗn loạn quá dài. Ðể mau chóng ổn định nhân-sự cũng như hoạt động,
Ông cho lệnh di chuyển Nha CSQG từ Huế vào Ðà-Nẳng. Ông cho tất cả nhân viên dễ
dàng trong một tháng để thu xếp gia-đình.
Trong vòng một tháng đó, phần đông
nhân-viên đã có đủ thì giờ để ổn định việc nhà cửa và chuyện con cái học hành.
Chỉ riêng Trung Tá Long, lúc ấy vừa được bổ nhiệm chức Chủ-Sự Phòng An Ninh Nội
Bộ kiêm Thanh Tra, là còn loay hoay chưa kiếm ra nơi tá túc cho gia-đình. Hết
hạn 1 tháng, Ông không thèm xoay sở nữa mà đã sáng kiến thực hiện một việc cổ
kim không giống ai:
Thấy có một khoảng đất công trống trên
đường Duy Tân, giữa lòng Thành Phố Đà Nẵng, Ông dựng lên một cái chái lợp tôn,
dựa lưng vào bức tường thành của một Công Sở. Ðó là nơi gia đình ông đang cư
trú, không điện không nước.
Có hai nhân viên thuộc quyền ghé thăm
thấy cả nhà ban đêm thắp hai ngọn đèn dầu lù mù, họ rủ nhau hùn tiền mua đến
cho ông một cái đèn Manchon. Ông từ chối nhất định không lấy, nói thế nào ông
cũng không chịu, bắt họ đem đi trả lại.
20200502 BTBD 02
Câu chuyện nhà ông Long thắp đèn dầu được
nhiều người kể đi kể lại ở sở. Một hôm nhân có dịp ngồi chung xe với ông Giám
Ðốc lên họp Quân Ðoàn, tôi kể Ông nghe câu chuyện về cái đèn Manchon. Ông Giám
Đốc lắc đầu nói:
“…tính của Long là vậy, tôi biết chả từ
lâu, từ hồi còn làm bên Công An Liên Bang. Ðó là một người rất tốt, thanh liêm
và cương trực, đông con nhà nghèo…”. Từ lúc đó cho đến khi vào họp Ông không
nói thêm lời nào. Ông lặng lẽ, dường như có điều tính toán suy nghĩ, ngó mông
lung ra ngoài đường. Tuần lễ sau, tôi ghé nhà Long thăm đã thấy có điện nước.
Hỏi ra thì biết trong lúc Ông Long đi làm, có 2 người tới bắt cho 2 bóng đèn và
2 lỗ cắm điện, một vòi nước. Họ không lấy tiền cũng không cho biết ai sai tới.
Tôi biết ngay là do sự can thiệp kín đáo của Ông Giám đốc. Biết Ông không ra
mặt tôi cũng làm thinh luôn.
Liền sau đó, trong một phiên họp khoáng
đại, ông Giám Ðốc hỏi nhỏ tôi, nhà Long có điện chưa. Tôi trả lời có rồi, có cả
nước nữa. Ông gật đầu, mỉn cười nhìn về phía Long, nét mặt hiền lành khoan
dung. Ông vui vì đã giúp được thuộc cấp một việc tuy nhỏ nhưng rất cấp bách cần
thiết. Tính Ông quảng đại, kín đáo và chi-tiết. Nhiều khi làm ơn từ việc nhỏ
đến việc lớn, không cần cho ai biết.
Dạo ấy, vì cơ sở mới dọn từ Huế vào,
phòng ốc chưa đủ, Ông Giám-đốc cũng không có tư dinh phải ở tạm một phòng trong
khách sạn Grand Hotel trên đường Bạch Ðằng. Trong khách sạn có sẵn Restaurant.
Ông thường dùng bữa vớí nhiều viên chức khác ngành, vừa ăn vừa luận bàn công
việc. Những lúc không mời ai, Ông gọi tôi tới ăn cơm chung. Nhờ có chút khả
năng giao-thiệp, quen biết nhiều người và luôn sẵn những chuyện tếu vô hại, Ông
thường ngồi nhiều giờ với tôi, bàn về đủ mọi thứ, phần lớn là những việc trên
trời dưới đất, không dính dấp gì tới công vụ. Nhân một lúc vui vẻ, cởi mở, tôi
nhắc lại chuyện Trung Tá Long và hỏi Ông lý do không cho Long biết việc Ông can
thiệp bắt điện nước vào nhà. Ông cườì rồi từ từ kể. Sau đây là những gì Ông
Giám đốc Võ Lương nói về Trung Tá Nguyễn Văn Long:
“…Tôi biết Long từ những thập niên 1940,
khi Giả (tiếng thông dụng miền Trung có nghĩa là Anh ấy, Ông ấy) mới gia-nhập
Ngành An ninh thời Tây. Giả nổi tiếng1à siêng năng cần mẫn, kỷ-luật và trong
sạch. Lương bổng không đến nỗi tệ nhưng gia-đình đông con lại suốt đời không tơ
hào những bổng lộc phi nghĩa nên thời nào cũng nghèo. Cả đời ở nhà mướn. Ðúng
ra, trước năm 1963 Giả cũng có một căn nhà tương đối được, ở đường Phạm Hồng
Thái, Thành Phố Huế. Nhà này có từ nhiều năm trước, có thể do cha mẹ để lạị.
Trước đảo chánh Ông Diệm, Giả bị bắt giam trong vụ Gián Ðiệp Miền Trung do Phan
Quang Ðông điều tra khai thác. Trong thời gian bị ngưng chức không lương tiền
hàng tháng, bà vợ đã phải bán căn nhà này để đong gạo cho gia đình…
…Giả sống rất chừng mực, lương thiện,
không có khả năng xoay xở, lại càng không muốn xoay xở bậy bạ.. Nhũng lúc gặp
khó khăn thì cắn răng chịu đựng, không hề muốn nhờ vả ai. Giả rất khó chịu khi
phải chịu ơn người khác. Ðiều này giải thích được tại sao tôi không trực tiếp
cho biết đã nhờ người bắt điện nước cho gia đình Giả. Chuyện nhỏ không muốn Giả
có mặc cảm mang ơn….
… Là viên chức kỳ cựu, phuc vụ trong
ngành đã hơn 20 năm, Long có khá nhiều cơ hội để khá hơn, nhưng cơ hội nào Giả
cũng bỏ qua, có khi còn quyết liệt từ chối thẳng tay, nên đến bây giờ vẫn sống
chật hẹp với đồng lương của một công chức.
… Giả bị bắt giam trong vụ Gián Ðiệp Miền
Trung năm 1962 nên sau khi Chính Phủ Ngô Ðình Diệm bị lật đổ, Long được cử ngay
làm Trưởng Ban Công Tác Ðặc nhiệm điều tra tội ác và tài sản chế độ cũ cũng như
của nhóm Cần Lao. Nhiều người cứ tưởng dịp này Long tha hồ ân oán giang hồ. Nhưng
trái với mọi suy đoán, Long hành xử trách nhiệm hoàn toàn vô tư, không nghe lời
xúc xiểm, không thành kiến, cũng như không bới lông tìm vết. Ðể tránh mấy tay
môi giới chạy chọt xin xỏ đút lót lôi thôi, Long cắm trại luôn trong sở, thật
khuya mớí lạch cạch đạp xe về nhà. Dạo ấy cả gia-đình theo đạo Công Giáo, nhà
thuê ngay kế bên Dòng Chúa Cứu Thế Huế. Nhà Long cửa đóng then cài. Long không
tiếp bất cứ ai.
…Năm 1965, Long đưọc bổ nhiệm làm Trưởng
Ty Công an Ðặc Biệt Bến Hải, đóng dọc theo Nam Vĩ Tuyến 17 thuộc Quận Trung
Lương, Tỉnh Quảng Trị. Nhận việc chưa bao lâu thì Phòng Lương Bổng, Vật Liệu ,
Kế Toán đưa cho Giả một phong bì đầy tiền. Long hỏi cái gì thì họ cho biết, như
thông lệ từ trước, đây là số tiền bán bớt xăng nhớt và văn phòng phẩm nạp cho
Trưởng Ty làm mật phí giao tế. Giả đỏ mặt, trợn mắt đòi bỏ tù cả đám. Từ đó hết
ai dám léng phéng chuyện tiền nong lem nhem với Long…”
Kể đến đây Ông Giám Ðốc cườì thành tiếng
và nói đùa: “…Nếu Long chịu nhận vàì ba mớ phong bì như thế thì đâu đến nỗi bây
giờ phải cắm dùi đường Duy Tân. Nên nhớ Long đang là chức Trưởng Ty khi được
lệnh di chuyển từ Quảng Trị vào Ðà-Nẵng. Một Ông Tưởng Ty mà ngày trước ngày
sau phải ở bụi ở đường thì thế gian chỉ có một Nguyễn văn Long mà thôi, không
có người thứ hai. Bổ nhiệm Long vào chức An Ninh Nội Bộ và Thanh Tra, tôi yên
tâm nhưng cũng có nhiều anh khó chịu không vui đấy…”
Khi tôi hỏi về Vụ Gián Ðiệp Miền Trung ,
Ông cho biết vụ ấy không hẳn là có thật mà chỉ do Pháp cố ý dựng chuyện lên để
phá thối. Công việc của Phan Quang Ðông là huấn luyện và tung mạng lưới tình
báo gián điệp ra Bắc hoạt động vùng Thanh Nghệ Tĩnh mà thôi. Ðông không dính
líu gì đến vấn đề nội chính và an ninh quốc nội. Ðông bị xử tử hình để bịt
miệng, do áp lực từ Cộng Sản trong nhóm tranh đấu, gây rối Mìền Trung. Không có
vụ gián điệp thì Ðông cũng bị giết.
Hình như Long biết sự kiện này cho nên
ngày xử bắn Phan Quang Ðông tại Sân Vận Ðộng Chi Lăng, mấy người bạn cùng vụ rủ
Long đi coi, Long từ chối. Long nói:
“…chuyện Ðông có những điều chưa minh
bạch, xét xử vội vàng và có quá nhiều áp lực. Ðông đâu đáng tội chết! Vả lại
oán thù nên cởi, không nên buộc… Ông Giám Ðốc kết luận:…Long khắt khe sắt thép
với chính mình nhưng khoan dung nhân hậu, công bằng và rộng lượng với kẻ khác,
cả với kẻ vừa mới giam giữ mình…”
Năm 1970 , tôi bàn giao chức Chỉ Huy
Trưởng cho Thiếu Tá Trần Hàng để ra Ðà-Nẵng. Vừa nhận việc chưa được bao lâu
thì Thành Phố chịu một cơn bão lụt Sóng Thần khủng khiếp chưa từng thấy trong
cả trăm năm. Mưa như trút nước. Sóng biển gầm thét dữ dội. Một phần đường trong
thành phố ngập nước quá đầu gối. Giáp ranh phía Bắc Thành Phố là Bãi Thanh Bình
thành một vùng nước mênh mông. Nhưng ngặt nghèo và nguy hiểm nhất là khu tạm cư
Ngọc Quang. Khu này là một giải cát bồi thoai thoảỉ nằm dài giửa Bãi Thanh Bình
và biển cả, không một bóng cây. Từ tầm xa nhìn tới , toàn khu hoàn toàn biến
mất, chỉ còn thấy lác đác ít nóc nhà nhấp nhô theo sóng dữ. Gió rất mạnh, thổi
giật từng cơn. Bộ Chỉ Huy Cành Sát Quốc Gia huy động toàn bộ lực lượng cơ hữu như
Giang Ðoàn và trưng dụng thêm một số ghe thuyền tư nhân trong nỗ lực di tản dân
chúng vào khu an toàn, lúc ấy là sân Trường Kỹ Thuật ở đường Cao Thắng và chung
quanh 2 Thánh Ðường Họ Giáo Ngọc Quang và Giáo Xứ Thanh Ðức.
Qua máy truyền tin, Giang Ðoàn cho tôi
biết gia-đình Trung Tá Long ở vào một khu nguy hiểm nhất. Nhà có thể bị cuốn
trôi ra biển bất cứ lúc nào. Cả gia-đình đã lên được đất liền nhưng Trung Tá
Long đang ngồi trên một cái chõng tre, tay cầm chai rượu thuốc, nói là để ở lại
giữ nhà, không chịu đi đâu hết. Tôi nghe mà lạnh người. Cũng lại cái “Ông Trời
sợ” này nữa. Tôi không thể quên vụ Ông cắm dùi ở đường Duy Tân năm nào và việc
Ông Giám Ðốc Võ Lương kín đáo giúp đỡ bắt điện nước cho Long.
Tôi nhờ Giang Ðoàn ra tận nơi, đưa máy
truyền tin cho tôi nói chuyện với Long. Nghe tiếng tôi, Ông nói ngay: Chào Ông
Chỉ Huy Trưởng, tôi không sao đâu. Sau một hồi giải thích gần như năn nỉ, cuối
cùng phải viện dẫn lý do an ninh cũng như xin Ông hợp tác để làm gương cho đồng
bào. Cuối cùng Ông mới chịu vào bờ.
Dọn dẹp bão lụt xong, dân chúng lo sửa
sang những thứ đỗ nát. Tôi điện thoại cho Ông hỏi thăm nhà cửa hư hại ra sao.
Ông trả lời tỉnh bơ: Nhà chỉ có mấy tấm ván, xẹp xuống rồi dựng lại lên, có chi
mà hư hại. Tuần này tôi xin nghỉ mấy ngày phép và mất một mớ đinh là xong
ngay.Tôi bái phục cái thái độ bình tâm giản dị gần như bất cần của Ông, nhưng
quyết định phải ra tận nơi coi cho biết. Tôi mặc thường phục cùng với mấy tay
bài trừ du đãng đi Honda, luồn lách ra Ngọc Quang. Tới nhà Ông Long, tôi hết
hồn.
Căn nhà của Ông chỉ là một tác phẩm chắp
nối vội vàng và lỏng lẻo gồm mọi thứ tạp nhạp không đáng gọi là vật liệu, góp
nhặt từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Nhà nằm lọt vào khu vực tạm cư hỗn độn gồm
các gia đình đổ về từ những vùng quê Quảng Nam mất an ninh. Giây điện và giây
phơi áo quần chằng chịt. Rất mau, tôi vụt nhớ đến một bản báo cáo của Cảnh Sát
Ðặc Biệt về việc Cộng Sản cài người vào dân tị nạn và vụ xe ông Trưởng Phòng
Ðặc Biệt Nha tên Diệp đi mua vật liệu bên Quận Ba bị đặt Plastic chết banh xác trên
gần Chợ Cồn năm nào. Thương Ông, tôi nhất định phải đưa Ông vào thành phố.
Ngay ngày hôm sau tôi nhờ các Phường Quận
tìm dùm một miếng đất cho Ông Long cất nhà. Các nơi tìm được khá nhiều nhưng
tôi chọn ra 4 chỗ. Tôi lái xe đưa Ông đi xem. Cả 4 chỗ Ông không chê nhưng ngần
ngại không quyết định, viện dẫn nhiều lý do nghe cũng được. Chuyện không thể
chậm trễ, tôi nói ngay: hay là Ông vô ở chung với tôi. Ông cười khẩy, tưởng tôi
bực mình nói lời mỉa mai. Sự thực khi nói câu đó, tôi nghĩ đến khu đất trống
sau tư dinh dành cho gia đình Chỉ Huy Trưởng số 37 Nguyễn Thị Giang, ngay trung
tâm thành phố, sát tường rào Trường Nam Tiểu Học, có thể mở lối đi riêng. Tôi
chỉ cho Ông. Ông chịu liền nhưng còn bán tín bán nghi. Ðể xác nhận không phải
chuyện bông đùa, tôi đưa Ông tới một trại cây đường Phan đình Phùng, nói với bà
chủ chọn cho Ông một số cây ván thứ tốt, hoá đơn gởi cho tôi. Tới đây Ông mới
tin là chuyện thật và bắt tay tôi vui vẻ, nói lời cám ơn.
Không chờ đợi lâu, Ông cho tháo căn nhà
từ Ngọc Quang, cha con chồng vợ cả gần chục người hớn hở dựng căn nhà mới. Chỉ
trong vòng chừng 2 tuần là xong, điện nước từ nhà tôi câu qua. Gia đình Ông
Long vui vẻ đã đành, phần tôi cũng vui không ít.
Những ngày tiếp theo, tôi chờ hoài không
thấy trại gỗ đưa hóa đơn tới, hỏi ra mới biết: thấy tôi tận tâm, nể mất lòng,
Ông chỉ lấy một ít ván gắn vào mặt tiền coi cho được còn bao nhiêu Ông mua các
thứ tạp nhạp từ một bãi phế thải ở đường Ông Ích Khiêm chở mấy xe Ba Gác về,
đóng phía trong phía ngoài khá tươm tất. Một lần nữa tôi cảm phục tính lương
thiện và sòng phẳng của Ông. Dọn vào nhà mới xong, ít lâu sau Ông thăng Trung
Tá và được bổ nhiệm Chánh Sở Tư Pháp, tiếp tục phục vụ tại Bộ Chỉ Huy Vùng. Từ
đây Ông yên tâm ở bên cạnh nhà tôi và tôi cũng có cơ hội làm một chút quan sát:
Nhà Ông rất đông con. Một vợ một chồng,
sinh 12 lần, nuôi 13 đứa, có cả cặp sinh đôi sau cùng, một trai một gái. Ông
còn cưu mang thêm một đứa cháu mồ côi, anh nó đi lính tận trên Pleiku, giao
luôn cho Ông giữ. Chưa hết. Nhà còn có thêm một con heo con. Bà Long nói phải
nuôi thêm con heo làm lợi, cho đứa cháu mồ côi thêm tiền ăn học. Chuyện nhà Ông
Long nuôi heo nhiều người không tin, đòi đến coi. Làm gì giữa thành phố, ngay
cạnh tư dinh Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát mà lai có người dám nuôi heo. Ai nói gì
thì nói, hiểu rõ hoàn cảnh gia-đình, cùng cái lý do chân thật và tội nghiệp đối
với Bà Long, tôi không phản đối. Mấy đứa con nhỏ của tôi cũng rất ưa thích con
heo. Ði học về, tụi nhỏ chạy sang xem, cho heo ăn, trầm trồ khen heo sạch sẽ và
mau lớn. Thấy các con ưa thích, tôi cũng vui. Bà Long lại càng vui hơn.
Ông Long dạy con rất nghiêm nhưng không
hề ồn ào to tiếng. Ông ưa nói chuyện gương trung liệt người xưa và lấy chuyện
sách đèn của các con làm trọng. Ông thường dặn con: dù hoàn cảnh nào cũng ráng
kiếm cho được ba mớ chữ. Câu Ông thưòng nhắc đi nhắc lại với các con là: Khi
nào cái đầu cũng ở trên. Cái đầu phải có kiến-thức để điều khiển toàn thân làm
những việc khá hơn là việc tay chân lao động.
Những lúc rảnh rỗi nhà tôi hay sang chơi,
khen mấy cháu học giỏi và thường dấm dúi cho các em chút đỉnh tiền để khi thì
mua cái cặp sách, khi thì mua bộ áo quần. Ðặc biệt đứa cháu mồ côi là nhà tôi
thương nhất. Ông Long có mấy con đã trưởng thành. Hai anh đi không quân, một
thiết giáp, ba Cảnh Sát.. Đứa đầu lòng tên Phụng, Sĩ Quan Biệt Ðộng Quân, tử
trận. Thỉnh thoảng các cháu về phép, nhà tôi thường dặn dò phải cận thận giữ
mình, đôi khi còn có chút ít tiền cho các cháu cà phê. Những cử chỉ thương yêu
nhẹ nhàng kín đáo như thế chỉ có các con và Bà Long biết, Ông Long thì không.
Qua tôi, nhà tôi đã hiểu tính Ông Long rất tự ái và không ưa nhờ vả ai, dù là
từ những người thân.
Trong năm năm sống cạnh nhau, Ông Long
chỉ sang nhà tôi có một lần, đi chung với Ông Võ Hoàng, anh Ông Giám Ðốc Võ
Lương. Lúc ấy tôi vừa cho thêm một người bạn khác, Ông Huỳnh Giáo cựu Trưởng Ty
Công-An Quảng Tín làm căn nhà đằng sau , phía bên phải. Nhà Ông Long bên trái.
Ông Võ Hoàng là một nhà phong thủy cho biết hai căn nhà phía sau Tư dinh là một
phối trí phong thủy tuyệt hảo, che chắn hết mọi bất trắc, rủi ro, không sợ đao
kiếm cùng kẻ xấu chém lén sau lưng. Ông Chỉ Huy Trưởng sẽ yên vị tại chức lâu
dài. Tôi không biết nhiều về phong thủy, cũng không hẳn tin. Tôi chỉ muốn làm
một việc tử tế khi có cơ hội để giúp cho hai người bạn mà tôi rất thương yêu và
mến phục.
Sống bên nhà tôi lâu như thế mà gia-đình
Ông Long không bao giờ xin "ân huệ" cho mình cũng như cho bất cứ ai.
Họ sống lặng lẽ, âm thầm gần như cam chịu. Bà Long thường nói đây là căn nhà
vừa ý nhất từ trước đến nay và ao ước được ở đây mãi mãi.. Niềm ao ước bình
thường giản dị ấy không được bao lâu thì Ðà-Nẵng thất thủ, cuối tháng ba 75.
Tai trời ách nước đổ sập xuống, chúng tôi tan tác mỗi người một nơi.
Tôi thoát đi được trong gang tấc, theo
một tàu Mỹ vào Cam Ranh. Tại đây dùng tàu đò dân-sự vào Vũng Tàu. Khi vừa mới
từ bờ ra lại biển khơi, tôi gặp Ông Long đi trên một ghe đánh cá từ Ðà-Nẵng
vào. Tôi đổi tàu cùng Ông xuôi Nam. Về đến Saì-Gòn chia tay mỗi người một ngã.
Tôi tìm cách cùng gia đình thoát thân lần nữa. Qua tới Guam được mấy ngày thì
được tin Long tự sát. Tôi bàng hoàng xúc động, thương Ông suốt một đời lận đận
và kết thúc tức tưởi thế kia. Từ đó tôi bị thúc bách và tự cho như có bổn phận
phải tìm thêm tin tức của Long:
Ở Mỹ, tôi theo dõi các báo lớn ngoại quốc
có đăng trang bìa hình Long tự sát trước tượng đài Thủy Quân Lục Chiến khu tiền
đình Trụ Sở Quốc Hội, sắc phục và cấp bậc Sĩ Quan Cảnh Sát ngay ngắn đàng
hoàng, nhưng không có báo nào nói xác Long ai đem đi đâu. Tôi cứ nghĩ thi thể
vô thừa nhận đã bị vùi dập ở một xó xỉnh nào.
Nhưng không. Khoảng hơn hai tuần sau, Bà
Long nhận đươc giấy báo vào nhà thương Grall nhận xác. Nguyên do là khi tuẫn
tiết, trong túi áo Long có thẻ căn cước địa chỉ 37 Nguyễn Thị Giang, Ðà-Nẵng.
Nhà thương cứ theo địa chỉ đó mà báo tin. Tôi nhớ là cái căn cước bọc nhựa ấy
tôi đổi lại cho Long khi vừa mới dọn vào ở chung, đặc biệt có chữ ký của tôi
làm kỷ niệm, không phải chữ ký của Thiếu Tá Chỉ Huy Phó như những căn cước
khác.. Tự nhiên tôi có chút suy nghĩ sao mà cái việc nhỏ nhặt như việc đổi cái
thẻ căn cước bọc nhựa năm xưa lại đưa đến một sự việc quá quan trọng như thế.
Cái căn cước có chữ ký của tôi đó không phải vì nhu-cầu mà chỉ vì chút cảm
tình, nhưng lại chính nhờ nó mà gia-đình nhận đươc xác của Long. Ðây có phải
chỉ là một diễn tiến tình cờ hay là một tính toán cẩn thận của Long. Giả thuyết
thứ hai hợp lý hơn.
Ðà-nẵng mất mau quá, Long chưa kịp lãnh
lương tháng ba nên nhà không có tiền vào Sàigon. Tội nghiệp chỉ có cô Tâm, con
thứ ba vào nhận xác. Tới SàiGòn ngày 17 tháng 5 cô Tâm cùng với một người chị
thứ hai tên Ðào và người em gái tên Thuận đang làm việc ở Sai-Gòn tới nhà
thương Grall. Tại dây nhân viên Bệnh Viện, như có được lệnh của Ban Giám Ðốc,
đã dành mọi dễ dàng, chỉ vẽ tận tâm chu đáo và tỏ ra có thiện cảm đặc biệt với
người chết. Họ tắm rửa, thoa thuốc, uốn nắn và chăm sóc thi thể nhẹ nhàng tử tế
đến độ làm các con cảm-động và ngạc nhiên. Ngày chôn cất có ban hậu sự Nhà
Thương sắc phục và xe tang đàng hoàng, khoan thai đưa tiễn tới Nghĩa Trang. Tất
cả đều hoàn toàn miễn phí. Thi hài được mai táng tại Nghĩa Trang Giáo Xứ Công
Giáo Bà Quẹo với đầy đủ lễ nghi tôn giáo. Có Linh-Mục đến làm phép xác. Rõ ràng
là cái chết công khai và lẩm liệt của một Anh Hùng vị Quốc vong thân, ngay lập
tức đã có người trân trọng. Ít năm sau gia đình cải táng. Lần này thì khăn tang
trắng một vùng, đầy đủ vợ và các con, các cháu, xác được hỏa thiêu. Tro ký thác
tại Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài-Gòn, đường Kỳ Ðồng.
20200502 BTBD 03
20200402 BTBD 04
Ngày mất nước 30 tháng 4 năm 75, khi biết
mọi sự đã hỏng hết, nhiều Tướng Lãnh, Sĩ Quan, Binh Lính, Cảnh Sát và cả nhân-
viên Dân Chính đã tự sát tại nhiều nơi và bằng nhiều cách, cách nào cũng nói
lên chí khí bất khuất không đầu hàng, không để cho thân rơi vào tay giặc. Nhưng
cái chết của Trung Tá Nguyễn văn Long mới được cả thế giới biết đến mau nhất,
gây xúc động mạnh nhất. Long đã chọn cách thế, giờ giấc cho cái chết có mục
đích tại một địa điểm không thể có nơi nào thích hợp hơn. Trước Tòa Nhà Quốc
Hội, dưới chân Tượng Ðài Chiến Sĩ là nơi biểu tương Trái Tim đang thoi thóp của
Miền Nam. Ông đã nằm xuống đó để chấm dứt nhịp đập trái tim Ông.. Ông dâng hiến
máu tươi và mạch sống cho Tổ Quốc. Khỏi cần phải luận bàn dông dài, cả thế giới
cùng công nhận Long đã bình tĩnh sửa soạn cho cái chết từng chi-tiết. Long mặc
sắc phục, cấp bậc chỉnh tề, thẻ căn cước cài trong túi áo. Trước lúc bắn vào
đầu, Long đứng nghiêm, chào kính Tượng Ðài rồi khoan thai nằm xuống. Chỉ một
phát súng dứt khoát và chính xác, Long anh dũng đền ơn nước.
Ðã một thời sống gần và làm việc chung,
tôi thương mến Long lúc sinh thời, kính phục Long khi đã chết và sẽ mãi mãi nhớ
Long. Cái chết của Long là một cái chết bất tử!
25/03/2017
Nguyễn An Vinh
Nguyễn An Vinh
Đoạn phim Tuẫn Tiết của Trung Tá Nguyễn Văn
Long
LÒNG NHƯ NHẬT NGUYỆT: TRUNG TÁ NGUYỄN VĂN LONG
Fri, May 1 at 12:16 PM
45 Năm Thuyền Nhân, Vào Cõi Chết Tìm Đất
Sống - Huỳnh Kim Quang
Ngày
30 tháng 4 năm 2020 đánh dấu 45 năm Miền Nam Việt Nam thất thủ. Khởi đi từ đó
dù cuộc chiến bom đạn đã chấm dứt trên quê hương nhưng lại mở ra một trận chiến
âm thầm khốc liệt và đau thương khác cho dân tộc. Đó là cuộc chiến giữa cái
thiện và cái ác, giữa tự do và độc tài, giữa nhân đạo và bất nhân mà bằng chứng
cụ thể là hàng triệu người dân ruồng bỏ chế độ độc tài đảng trị tàn bạo cộng
sản ra đi bằng đường bộ và đường biển khiến cho cả triệu người phải vùi thây
dưới lòng đại dương hay chôn thân trong rừng sâu núi thẳm.
Từ
bối cảnh đó hai chữ “thuyền nhân” ra đời trong sự thức tỉnh của lương tâm nhân
loại trước định mệnh nghiệt ngã của dân tộc Việt Nam trong hậu bán thế kỷ 20.
Trong ý nghĩa này, thuyền nhân là những người dám xông vào cõi chết để tìm đất
sống.
Tại sao phải bỏ nước ra đi?
Tại
sao một dân tộc có lịch sử mấy nghìn năm kiên trì bất bại bám giữ từng tấc đất
của ông bà tổ tiên để lại như người Việt Nam lại phải chọn lựa cho mình con
đường bỏ nước ra đi đầy hung hiểm, gian nguy và thử thách mà cái giá phải trả
đã cầm chắc trong tay là vào cõi chết?
Nhà
thơ Trần Dạ Từ trong bài thơ “Ném Con Cho Giông Tố” được viết trong trại tù Gia
Trung của CS năm 1979 và được in trong tập Thơ Trần Dạ Từ được Việt Báo xuất
bản tại Hoa Kỳ năm 2018, đã nói lên tâm trạng của người cha mẹ phải “nghiến
rang” để cho con mình đi vượt biển, làm thuyền nhân, chẳng khác nào gửi con cho
giông tố mà qua đó chúng ta hiểu được phần nào lý do tại sao:
“Em có lũ con thơ
bị quê hương ruồng bỏ
Từ bóng tối hận thù
Em nghiến răng
ném con cho giông tố…”
Nhà
thơ Trần Dạ Từ đã nêu ra một hình ảnh “bóng tối,” một hiện tượng “hận thù,” và
một bi kịch “bị quê hương ruồng bỏ” để cho thấy lý do tại sao người dân phải bỏ
nước ra đi. “Bóng tối” là hình ảnh một đất nước chìm trong đen tối của nghèo
đói lạc hậu và bất công. “Hận thù” là hiện tượng diễn trong đất nước mà chế độ
xem dân là kẻ thù để bóc lột, đàn áp, trừng trị không nương tay. “Bị quê hương
ruồng bỏ” là bị kịch của dân tộc mà trong đó người dân thấy mình bị ruồng bỏ
trên chính quê hương của mình. Sống trong “bóng tối hận thù” như thế thì không
người dân nào có thể còn muốn sống vì vậy họ phải ra đi để tìm đất sống cho dù
phải đi vào cõi chết.
Sau
ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi cộng sản Bắc Việt thống trị cả nước Việt Nam họ
bắt đầu thực hiện nhiều chiến lược tàn bạo đối với người dân, nhất là người dân
Miền Nam.
Trong
cuốn sách “A Gift of Barbed Wire” của Robert S. McKelvey được xuất bản tại Hoa
Kỳ năm 2002, cho biết cộng sản VN sau năm 1975 đã đẩy hơn 1 triệu trí thức, văn
nghệ sĩ và quân dân cán chính của Việt Nam Cộng Hòa vào các nhà tù mà họ gọi là
“trại học tập cải tạo.” Có người bị cầm tù tới hơn 20 năm, và nhiều ngàn người
đã chết vì bệnh tật, thiếu ăn suy dinh dưỡng, trốn trại bị bắn, v.v… Trong tác
phẩm nói trên McKelvey đã viết về sự gian dối và phản bội của Hà Nội đối với
các quân cán chính VNCH như sau:
“Có thông báo [trên đài phát thanh và những cái loa chát chúa]
rằng tất cả quân nhân của chế độ cũ đểu phải đi học tập cải tạo. Bạn đựợc cho
biết đến văn phòng chính quyền hay trường học và viết lý lịch của bạn, một loại
sơ yếu lý lịch. Rồi bạn về nhà và chờ. Sau một tháng có thông báo khác bảo bạn
trình diện đi học tập cải tạo. Các sĩ quan, hạ sĩ quan, và những cấp bậc thấp
hơn thì được cho biết việc học tập cải tạo của họ sẽ kéo dài 3 ngày và họ có
thể về nhà mỗi đêm. Các sĩ quan cấp bậc cao hơn, cấp tá tới tướng, và viên chức
chính quyền cao hơn được cho biết việc học tập cải tạo của họ kéo dài lâu hơn
và họ phải trình diện tại trường trung học hay đại học gần đó với đầy đủ lương
thực và quần áo cho 30 ngày.”
“Nhưng rồi hàng trăm ngàn quân cán chính VNCH đã phải ngồi tù
lao động khổ sai tới cả chục năm, có người ở tù tới 21 năm, như trường hợp nhà
tình báo Sang đã bị bắt ở tù học tập cải tạo từ tháng 3 năm 1975 cho đến năm 1996
mới được thả.”
Đẩy
quân dân cán chính của chế độ VNCH vào các nhà tù rồi, chế độ cộng sản VN xoay
qua tính sổ với giới trí thức văn nghệ sĩ và tiêu diệt văn hóa văn học Miền
Nam.
Nhà
văn Nhã Ca, trong “Nhã Ca Hồi Ký: Một Người Mất Ngày Tháng,” xuất bản năm 1991
và tái bản năm 2019, kể về Chiến Dịch Truy Quét “Văn Nghệ Sĩ Phản Động” của
cộng sản Hà Nội bắt đầu vào ngày 3 tháng 4 năm 1976:
“Ngay những giờ đầu chiến dịch, theo “phương án tác chiến” được
lập sẵn, công an Cộng sản cùng một lúc xuất phát. Tại Trung Tâm Sài Gòn, căn
phố nhỏ của gia đình nhà văn nhà báo nhà giáo Chu Tử Chu Văn Bình, là “điểm.”
“Chu Tử, ngay từ chiều 30 tháng Tư 1975, đã tử nạn trên tầu di
tản giữa sông Sài Gòn vì trúng đạn Cộng sản. Trưởng nữ của ông, chị Chu Vị Thủy
cùng chồng là họa sĩ Đằng Giao, còn ở lại. Hai vợ chồng nhà họa sĩ, đúng lúc
này, lại vừa có thêm cháu trai thứ ba, mới sinh được bảy ngày. Một ông bạn chủ
tiệm may, thỉnh thoảng làm thơ tài tử ký tên Ninh Chữ, ghé thăm. Cả khách lẫn
chú bé sơ sinh đều bị bắt gọn. Trận đầu ra quân: Vượt chỉ tiêu, thắng lớn.
“Một căn phố nhỏ khác trên đường Trần Quý Cáp, địa chỉ của nhà
văn Mai Thảo, là “điểm” thứ hai. Nhà văn vốn độc thân vui bạn, thâu đêm không
về. Vẫn đạt chỉ tiêu: Công an canh nhà, bắt khách đến thăm. Người thế chỗ nhà
văn, dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu, một mực bị gọi là Mai Thảo.
“Tại cư xá Chi Lăng, Phú Nhuận: Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn. Tại góc
Ngô Tùng Châu-Hoàng Hoa Thám, Gia Định: Nhã Ca và Trần Dạ Từ.
“Chiến dịch bắt giam toàn bộ các nhà văn, nhà báo tự do ở miền
Nam Việt Nam, đúng như các lãnh tụ Cộng sản tính toán, quả là ngon ơ. Cứ vậy mà
liên tiếp đại thắng…”
Đánh
cái đầu, tức mặt trận văn hóa tư tưởng sẽ không thành công nếu không đánh cái
bụng, tức mặt trận kinh tế tài chánh. Vì vậy, chế độ CSVN thực hiện nhiều vụ
đổi tiền để vô sản hóa toàn dân. Cùng lúc chế độ cũng thực hiện chiến dịch hợp
tác xã để quốc hữu hóa đất đai ruộng vườn của toàn dân khiến cho người dân trở
thành kẻ nô lệ sống trên chính mảnh đất và vườn tược của ông cha để lại. Chưa
xong, để biến người dân thành kẻ tha phương cầu thực thực sự, chế độ đã thực
hiện chương trình kinh tế mới để cướp đoạt tài sản và đẩy hàng trăm ngàn gia
đình đến các vùng mà họ gọi là kinh tế mới nhưng thực chất là những nơi hoang
dã rừng rú chưa ai khai thác. Chưa nói đến đói khát làm chết dần chết mòn, nạn
rừng sâu nước độc và bệnh tật thời khí cũng đã đủ để giết người vô tội.
Còn
trong nhà trường, những học sinh là con cháu của thành phần trí thức văn nghệ
sĩ và dân quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa mà chế độ CSVN gọi một cách kỳ thị
là thành phần “ngụy quân, ngụy quyền” thì bị phân biệt đối xứ để không cho vào
các đại học. Sau khi những con em này ra trường đi kiếm việc làm thì không cho
nắm giữ các chức vụ quan trọng trong mọi ngành nghề và không cho tăng lương
tiến chức.
Về
mặt tâm linh tôn giáo, chế độ CSVN xem “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân,”
nên ngay từ những ngày đầu chiếm Miền Nam họ đã tìm mọi cách để kiểm soát sinh
hoạt các tôn giáo. Kiểm soát không được thì chế độ tìm cách xâm nhập để lũng
đoạn, phân hóa. Không lũng đoạn được thì chế độ đặt tổ chức tôn giáo đó ra
ngoài vòng luật pháp để thẳng tay triệt hạ mà Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống
Nhất là một minh chứng. Các tôn giáo khác như Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành và
Công Giáo đều chịu chung số phận.
Sống
trong một đất nước như thế, mà thực sự không khác một nhà tù lớn, không một
người dân nào có thể sống nổi và ai cũng muốn bỏ nước ra đi tìm đất sống tự do
khi có một chút phương tiện và cơ hội. Cho nên thời bấy giờ mới có câu
"Cái cột đèn nếu biết đi cũng bỏ nước ra đi.."
Nhưng
chuyện vượt biên, vượt biển là một chặng đường cam go, nguy hiểm ngay từ lúc có
ý định cho đến khi xuống ghe ra khơi.
20200502 BTBD 05
Hiểm nguy chập chùng
Khi
có ý định đi vượt biên, người dân phải rất cẩn thận trong quá trình chuẩn bị
mọi thứ nếu không giữ bí mật chỉ cần hở môi một chút là có thể bị vào tù bất cứ
lúc nào, vì mạng lưới công an chìm nổi vây bủa khắp nơi, từ công an khu vực đến
người điềm chỉ nằm vùng trong làng xóm.
Nhiều
người xem chuyện vượt biên là cơ hội để kiếm tiền nên đứng ra tổ chức vượt biên
để nhận vàng của những người muốn đi vượt biên đóng góp trong gian đoạn đầu.
Thậm chí những công an và cán bộ CS cũng không bỏ lỡ cơ hội để làm tiền những
người vượt biên bằng cách đứng ra tổ chức hay làm tiền những người tổ chức vượt
biên. Vào những năm 1978, 1979 chính quyền CSVN đã tổ chức những đợt vượt biển
bán chính thức cho những người Việt gốc Hoa ở VN đi vượt biển và mỗi người đi
đều phải đóng vàng.
Chưa
hết, những người tự đứng ra tổ chức vượt biên thì phải tự túc mọi thứ từ ghe,
xăng dầu, la bàn, và ngay cả vũ khí để tự vệ. Trong quá trình chuẩn bị này rất
dễ bị phát giác, bị bắt và vào tù.
Đa
phần những người vượt biên đều ít nhất bị thất bại hay bị ngồi tù một lần trước
khi có thể đi được trót lọt. Nhiều người bị thất bại năm bảy lần mà cuối cùng
thì vẫn không đi được.
Đến
ngày ra bãi để lên ghe đi vượt biên không mấy ai biết chắc là mình có thể đi
được và tâm trạng nôn nao, hồi hộp, lo sợ, khủng hoảng kéo dài cho đến khi
chiếc thuyền vượt biên chạy ra khỏi hải phận VN. Dĩ nhiên, sau đó còn vô số
những mối lo và hiểm nguy khác đợi chờ nơi đại dương mênh mông.
Nhà văn Trần Kiêm Đoàn
là một thuyền nhân đã kể lại tâm trạng nói trên trong bài viết “Chút Tâm Sự
Thuyền Nhân Vượt Biển” của ông đăng trên trang mạng www.vietbao.com như
sau.
“Tiếng máy nổ từ xa vọng lại làm cho những người suốt đêm chờ
đợi giờ xuất phát vội vã kéo nhau, đẩy nhau trong im lặng để chạy nhào ra phía
biển trong đêm tối. Chỉ cần một tiếng khóc trẻ thơ vang lên trong giờ phút
nầy là hỏng chuyện. Thế giới dày đặc bóng tối xung quanh vừa che chở, vừa đe
dọa, nhưng chắc chắn là không khoan thứ cho bất cứ loại âm thanh nào gây tiếng
động trong khoảnh khắc quyết định nầy. Thế mà vẫn nghe tiếng chân chạy lạo xạo
trên bãi cát qua đồi thông, tiếng thở hổn hển và tiếng thì thào hỏi nhau có đủ
thằng Cu, con Bé... hay không. Chạy qua hết đồi thông, bãi cát trống trước mặt
và ánh lân tinh của biển để lộ bóng đen của đoàn người vừa đi, vừa bò, vừa
chạy... trong dáng vẻ khẩn cấp. Chiếc ghe được kéo chuồi xuống nước bằng tất cả
năng lực bình sinh của những người nhập cuộc. Sóng biển nhồi chiếc ghe lúc nâng
lên quá tầm tay với, lúc hạ xuống chạm mặt cát. Mọi sức lực thể chất và tinh
thần cuồn cuộn xoáy vào níu kéo đoàn người nhào lên ghe bất cứ bằng tư thế nào:
Nhảy lên, ném vào, trườn tới, dúi xuống, đẩy lên từ phía đầu, phía chân, phía
bụng... miễn sao tất cả đều phải lên ghe nhanh như chớp mắt. Máy rộ lên từng
hồi và chiếc ghe mỏng manh cũng rung lên chuyển mình hướng mũi ra khơi. Cảm
giác “vượt biên” táo bạo, liều lĩnh, mới mẻ và đầy sợ hãi đến mức làm cho mọi
người lạc cả giọng nói, nén cả hơi thở, tán lọan cảm nhận trong những phút bản
năng sinh tồn ngự lên làm chủ. Khi ghe đã vượt ra ngoài tầm súng và nhìn lại
phía sau không có dấu hiệu nào có người đuổi theo, Thụ và Minh mới cho ghe chậm
lại, ghé tạt đến mấy ghe người làng đang bủa cá ngoài khơi để xin thêm thức ăn
và dầu. Vài thanh niên trong làng đang đánh cá dợm nhảy qua ghe chúng tôi xin
đi theo, nhưng chiếc ghe mành đã quá tải không còn chỗ.”
Trước
mắt thuyền nhân đang lênh đênh trên biển cả là một chân trời hoang mang vô định
mà nơi đó hải tặc là một hiểm họa chết người.
Hải tặc Thái Lan tàn ác
Các
thuyền nhân VN không những chỉ đối diện với bão tố, bệnh tật và đói khát mà còn
với hải tặc.
Tài
liệu của Bách Khoa Từ Điển Mở thuật lại lời kể của thuyền nhân VN Lê Phước nói
rằng ông đã rời VN với 17 người khác trên một chiếc thuyền dài 7 mét cố gắng
vượt qua Vịnh Thái Lan dài 480 kilômét để tới miền nam Thái Lan hay tới Mã Lai.
Không may, chiếc thuyền 2 máy của ông đã bị hỏng máy và chiếc thuyền đã trôi
dạt mà không có điện và lương thực và nước uống cũng hết sạch. Hải tặc Thái Lan
đã lên thuyền của họ 3 lần trong cuộc hành trình dài 17 ngày, đã hãm hiếp 4 phụ
nữ trên thuyền và giết chết một người, cướp đi tất cả vật sở hữu của thuyền
nhân, và bắt cóc một nam thuyền nhân không bao giờ được tìm thấy. Khi chiếc
thuyền của họ chìm, họ được một tàu đánh cá Thái Lan cứu và đưa vào trại tị nạn
trên bờ biển của Thái Lan.
Một
câu chuyện khác trong nhiều câu chuyện được kể nói rằng một chiếc thuyền chở 75
thuyền nhân đã bị nhận chìm bởi các hải tặc với duy nhất một người còn sống
sót.
Cao
Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu biên tập các thống kê về nạn hải tặc vào
năm 1981. Trong năm đó, 452 chiếc thuyền chở thuyền nhân đến Thái Lan mang theo
15,479 người tị nạn. 349 trong số những chiếc thuyền đó đã bị hải tặc tấn công
trung bình 3 lần mỗi chiếc. 228 phụ nữ thuyền nhân đã bị bắt cóc và 881 người
đã chết hay mất tích. Một cuộc vận động chống hải tặc quốc tế đã bắt đầu vào
tháng 6 năm 1982 và đã giảm số vụ hải tặc tấn công dù họ vẫn tiếp tục đều đặng
và thường giết người cho đến năm 1990.
Thuyền nhân đầu tiên
Người
Việt tịn nạn CS đã bỏ nước ra đi năm 1975, nhưng đó là những người ra đi trong
đợt di tản bằng máy bay và tàu Hải Quân của Hoa Kỳ trước và trong ngày 30 tháng
4 năm 1975. Số liệu trên Bách Khoa Từ Điển Mở cho thấy có tới khoảng 138,000
người đã ra đi trong đợt này và đã được cho định cư tại Mỹ.
Cái
tên “thuyền nhân” được gọi cho những người Việt ra đi bằng những chiếc thuyền
nhỏ mà có khi là chiếc thuyền chỉ có khả năng chở mười mấy người, đối diện với
muôn vàn hiểm nguy của bão táp phong ba và hải tặc, lần đầu tiên được nhìn thấy
đã cập vào bở biển Mã Lai Á vào tháng 5 năm 1975 chở theo 47 người từ bỏ VN ra
đi, theo tài liệu của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết.
Trong
bài viết của tác giả Bram Steenhuisen đăng trên trang mạng của Cao Ủy Tị Nạn
Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ngày 30 tháng 8 năm 2005, nói về người tị nạn cuối cùng
rời khỏi trại tị nạn tại Mã Lai là ông Doan Van Viet, kể rằng vào tháng 5 năm
1975, các bờ biển Mã Lai đã chứng kiến chiếc thuyền vượt sóng gió chở theo 47
người từ Việt Nam lần đầu tiên đến Mã Lai. Họ là những người đầu tiên trong
hàng trăm ngàn người tị nạn đi bằng đường biển chạy trốn khỏi chế độ cộng sản
tại VN, Cam Bốt và Lào, mà sau này được gọi là “thuyền nhân” [boat people].
Ông
Doan đến Mã Lai vào năm 1984 khi chiếc thuyền của ông tấp vào Đảo Pulau Bidong
nằm ngoài khơi tỉnh Terengganu của Mã Lai. Lúc đó ông mới có 22 tuổi đã bỏ nhà
đi vượt biển từ Châu Thành tại Đồng Nai với người anh trải qua nhiều ngày trên
biển.
Khi
trại tị nạn trên Đảo Pulau Bidong đóng cửa vào năm 1990, ông được dời tới trại
Sungai Besi. Trại này cũng đã đóng cửa vào năm 1996, và ông đã phải trà trộn
vào cuộc sống của người dân Mã Lai địa phương bên ngoài trại.
Sau
22 năm bỏ nước ra đi, cuối cùng ông Doan đã trở lại quê nhà với vị hôn thê.
Bài
viết này cũng cho biết kể từ năm 1975, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã giúp
định cư cho khoảng 240,000 người tị nạn Việt Nam từ Mã Lai đến đệ tam quốc gia,
và có khoảng 9,000 người đã trở về lại VN.
Những con số đau lòng
Theo
Bách Khoa Từ Điển Mở, số thuyền nhân rời Việt Nam và đến an toàn ở một nước
khác là khoảng 800,000 người tính từ năm 1975 tới 1995. Nhiều thuyền nhân không
may đã bỏ mạng trên biển cả, có nhiều người đối diện với hiểm nguy từ hải tặc,
chìm thuyền vì quá đông người, và gặp bão tố giữa biển khơi. Theo Cao Ủy Tị Nạn
Liên Hiệp Quốc phỏng đoán số thuyền nhân chết vào khoảng 400,000. Các thống kê
khác cho biết số thuyền nhân chết trên biển chiếm tỉ lệ từ 10 đến 70% tất cả
thuyền nhân vượt biển.
Nơi
đặt chân đến đầu tiên của những thuyền nhân VN là các quốc gia Đông Nam Á gồm
Hồng Kông, Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba và Thái Lan.
Những
nước thứ ba đã chấp nhận thuyền nhân VN gồm Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Ý, Úc, Pháp,
Tây Đức, Anh Quốc, Thụy Điển, Hòa Lan, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Sĩ, v.v…
Vài
năm đầu, các nước Đông Nam Á đã không chấp nhận đón tiếp các thuyền nhân VN vì
sợ làn sóng người vượt biển biến thành cuộc khủng hoảng kinh tế và an ninh. Sau
cuộc họp quốc tế do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, và tháng 7 năm
1979, có sự tham dự của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Walter Mondale, đã đưa ra những
cam kết tài trợ cho các nước Đông Nam Á là nơi đầu tiên các thuyền nhân VN cập
bến, cũng như lời hứa cho định cư tại đệ tam quốc gia, và chính quyền CSVN đồng
ý mở chương trình ra đi trong trật tự được gọi là ODP, thì các nước Đông Nam Á
đã mở cửa đón nhận thuyền nhân.
Kết
quả của cuộc họp quốc tế nói trên đã làm giảm vài ngàn thuyền nhân mỗi tháng
rời khỏi VN và số người được đi định cư ở nước thứ ba tăng từ 9,000 mỗi tháng
vào đầu năm 1979 tới 25,000 mỗi tháng, đại đa số thuyền nhân được định cư tại
Hoa Kỳ, Pháp, Úc và Gia Nã Đại.
Các
thống kê của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc từ năm 1975 tới 1997 cho thấy rằng
839,228 người VN đã đến các trại tị nạn của UNHCR tại Đông Nam Á và Hồng Kông.
Hầu hết trong số đó đều là thuyền thân. 42,918 người vượt biên bằng đường bộ
sang Thái Lan. 749,929 người đã được định cư tại hải ngoại. 109,322 người đã
hồi hưong về VN, theo diện tự nguyện hay bắt buộc.
Tưởng niệm
Để
tưởng niệm hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam đã nằm xuống trong lòng biển cả
mênh mông trên hành trình tìm đất sống còn dang dở, xin chép lại mấy đoạn
trong bài thơ “Điếu Thi” đăng trong tập thơ “Thủy Mộ Quan” của nhà thơ Viên
Linh nhân “Tháng Tư máu chảy một trời sương tan.”
Trên Huyết Hải thuyền trôi về một chiếc
Chiều bầm đen trời rực rỡ đau thương
Thân chìm xuống băng tuyền giờ tận biệt
Sóng bạc đầu hối hả phủ trùng dương
Thấp thoáng trần gian
Mịt mù bóng đảo
Trôi về tây về bắc về đông
Trôi về đâu bốn bề thủy thảo
Về đâu kiếp đắm với thân trầm.
Hồn ơi dương thế xa dần
Hồn đi thôi nhé thủy âm là nhà
Hồn về trong cõi hà sa
Sống không trọn kiếp chết là hồi sinh.
Xong rồi một cỗi u minh
Ngựa Hồ chim Việt biến hình mà đi.
Hồn vẫn ở la đà Đông Hải
Hồn còn trôi mê mải ngoài khơi
Hồn còn tầm tã mưa rơi
Tháng Tư máu chảy một trời sương tan.
Huỳnh Kim Quang
Fri, May 1 at 12:18 PM
TQ nhìn thế giới như
thế nào và chúng ta nên nhìn TQ như thế nào?
Bài rất hay tuy hơi
dài. Không hổ là cố vấn của TT Trump!
----------------------------------------
Trích
đoạn từ một quyển sách hơi dài, Ông Bà nào mắt còn nhìn thấu từ Mỹ đến Canada,
Paris, Úc và đến VN đọc đỡ buồn những ngày ở nhà đi ra đi vào .
Trung Quốc Nhìn Thế Giới Như Thế Nào Và Chúng Ta Nên Nhìn Trung
Quốc Như Thế Nào
28 tháng Tư năm
2020 1 - H.R. McMaster
LNV: Tác giả bài viết
này là H.R.McMaster, nguyên trung tướng quân đội Hoa Kỳ, người thay thế Michael
Flynn mà trở thành Cố vấn An ninh Quốc gia thứ 26, phục vụ dưới thời Tổng thống
Donald Trump vào tháng Hai 2017, rồi từ chức và nghỉ hưu từ tháng 5 năm 2018,
sau đó tiếp nhận một công tác học thuật cho Đại Học Stanford từ 2018 đến nay.
Thường được biết đến với vai trò trong Cuộc Chiến vùng Vịnh, Chiến Dịch Tự Do Bền Vững và Chiến Dịch Tự Do Iraq, ông McMaster tốt nghiệp Học viện quân sự Hoa Kỳ năm 1984, sau đó lấy bằng tiến sĩ Lịch Sử Hoa Kỳ ở Đại học Bắc Carolina.
Luận án Tiến sĩ của ông chỉ trích chiến lược và lãnh đạo quân sự của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam và là cơ sở cho một cuốn sách của ông, nhan đề “Dereliction of Duty” (Sao Nhãng Nhiệm Vụ).
Cuốn sách này được đọc rộng rãi trong quân đội Hoa Kỳ.
Sau Chiến tranh vùng Vịnh, McMaster từng là giáo sư lịch sử quân sự tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ từ 1994 đến 1996, trở thành nghiên cứu viên tại Viện Hoover, thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại và là Chuyên viên Tư vấn cao cấp tại Viện Quốc tế trong công tác nghiên cứu chiến lược (IISS).
Bài viết này trích trong một cuốn sách của H.R.McMaster sắp ra mắt vào ngày 19/5/2020, nhan đề “Battlegrounds: The Fight to Defend the Free World”, sẽ do nhà xuất bản Harper Collins phát hành.
Trong cuốn sách, bài viết mang tựa đề“Trung Quốc Muốn Gì”(What China Wants).
Tạp chí The Atlantic số tháng Năm 2020 đăng tải bài này với tựa đề “Trung Quốc nhìn thế giới như thế nào - Và chúng ta nên nhìn Trung Quốc như thế nào”
Muốn đọc nguyên văn Anh ngữ trong tạp chí The Atlantic, có thể xem:
https://www.theatlantic.com/magazine/archive/2020/05/mcmaster-china-strategy/609088/
(Nguyễn Bá Trạc, Turku, Finland 27/4/20)
I. TỬ CẤM THÀNH
Vào ngày 8 tháng 11 năm 2017, “Không Lực số Một”, chiếc phi cơ chính thức để chuyên chở Tổng Thống Hoa Kỳ đã hạ cánh tại Bắc Kinh, đánh dấu sự khởi đầu của chuyến viếng thăm cấp nhà nước do chủ tịch Trung Quốc và chủ tịch Đảng Cộng sản, ông Tập Cận Bình tổ chức.
Từ ngày đầu tiên tôi làm cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Donald Trump, Trung Quốc đã là ưu tiên hàng đầu.
Thường được biết đến với vai trò trong Cuộc Chiến vùng Vịnh, Chiến Dịch Tự Do Bền Vững và Chiến Dịch Tự Do Iraq, ông McMaster tốt nghiệp Học viện quân sự Hoa Kỳ năm 1984, sau đó lấy bằng tiến sĩ Lịch Sử Hoa Kỳ ở Đại học Bắc Carolina.
Luận án Tiến sĩ của ông chỉ trích chiến lược và lãnh đạo quân sự của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam và là cơ sở cho một cuốn sách của ông, nhan đề “Dereliction of Duty” (Sao Nhãng Nhiệm Vụ).
Cuốn sách này được đọc rộng rãi trong quân đội Hoa Kỳ.
Sau Chiến tranh vùng Vịnh, McMaster từng là giáo sư lịch sử quân sự tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ từ 1994 đến 1996, trở thành nghiên cứu viên tại Viện Hoover, thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại và là Chuyên viên Tư vấn cao cấp tại Viện Quốc tế trong công tác nghiên cứu chiến lược (IISS).
Bài viết này trích trong một cuốn sách của H.R.McMaster sắp ra mắt vào ngày 19/5/2020, nhan đề “Battlegrounds: The Fight to Defend the Free World”, sẽ do nhà xuất bản Harper Collins phát hành.
Trong cuốn sách, bài viết mang tựa đề“Trung Quốc Muốn Gì”(What China Wants).
Tạp chí The Atlantic số tháng Năm 2020 đăng tải bài này với tựa đề “Trung Quốc nhìn thế giới như thế nào - Và chúng ta nên nhìn Trung Quốc như thế nào”
Muốn đọc nguyên văn Anh ngữ trong tạp chí The Atlantic, có thể xem:
https://www.theatlantic.com/magazine/archive/2020/05/mcmaster-china-strategy/609088/
(Nguyễn Bá Trạc, Turku, Finland 27/4/20)
I. TỬ CẤM THÀNH
Vào ngày 8 tháng 11 năm 2017, “Không Lực số Một”, chiếc phi cơ chính thức để chuyên chở Tổng Thống Hoa Kỳ đã hạ cánh tại Bắc Kinh, đánh dấu sự khởi đầu của chuyến viếng thăm cấp nhà nước do chủ tịch Trung Quốc và chủ tịch Đảng Cộng sản, ông Tập Cận Bình tổ chức.
Từ ngày đầu tiên tôi làm cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Donald Trump, Trung Quốc đã là ưu tiên hàng đầu.
Đất nước này nổi bật
trong những gì Tổng thống Barack Obama đã xác định cho người kế nhiệm của ông,
mà Barack vì hèn yếu không dám làm(?), mà vấn đề lớn nhất trước mắt là chính quyền mới sẽ phải làm gì
với các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Nhưng nhiều câu hỏi khác về bản chất và tương lai của mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng đã trỗi lên, phản ánh nhận thức khác biệt một cách cơ bản của Trung Quốc về thế giới.
Kể từ những ngày đầu của Đặng Tiểu Bình vào thời cuối thập niên 1970’s, các giả định chi phối cách tiếp cận của Mỹ trong mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc là:
Sau khi được chào đón vào trật tự chính trị và kinh tế quốc tế, Trung Quốc sẽ chơi theo luật, mở cửa thị trường và tư nhân hóa nền kinh tế của họ.
Khi đất nước trở nên thịnh vượng hơn, chính phủ Trung Quốc sẽ tôn trọng quyền của người dân và sẽ tự do hóa về mặt chính trị.
Nhưng những giả định đó đã được chứng minh là sai!
Trung Quốc đã trở thành một mối đe dọa vì các nhà lãnh đạo của họ đang thúc đẩy một mô hình khép kín, một mô hình độc đoán - thay vì mô hình quản trị dân chủ và kinh tế thị trường tự do.
Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ củng cố một hệ thống nội trị kìm hãm tự do của con người và mở rộng sự kiểm soát độc đoán của nó; họ cũng đang xuất khẩu mô hình đó, dẫn đầu sự phát triển các quy tắc mới và một trật tự quốc tế mới - chúng sẽ làm cho thế giới trở nên ít tự do hơn và kém an toàn hơn.
Nỗ lực của Trung Quốc để mở rộng ảnh hưởng của họ đã bộc lộ hiển nhiên trong việc quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông và triển khai các khả năng quân sự gần Đài Loan và ở Biển Hoa Đông.
Nhưng bản chất kết hợp các chiến lược kinh tế và chiến lược quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc mới là những gì khiến họ đặc biệt nguy hiểm đối với Hoa Kỳ và các xã hội tự do cởi mở khác.
John King Fairbank, nhà sử học Harvard và cha đỡ đầu cho ngành Trung Quốc Học của người Mỹ, đã lưu ý vào năm 1948 rằng để hiểu được các chính sách và hành động của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, thì quan điểm lịch sử “không phải là một điều xa xỉ, mà là một điều cần thiết”.
Trong chuyến viếng thăm cấp nhà nước của chúng tôi, Tập Cận Bình và các cố vấn của ông đã dựa rất nhiều vào lịch sử để truyền đạt thông điệp dự định của họ. Họ nhấn mạnh vào một số đề tài lịch sử. Họ lẩn tránh một số khác.
Phái đoàn Mỹ, trong đó có Tổng thống Trump và đệ nhất phu nhân, với Ngoại trưởng Rex Tillerson, và Terry Branstad, Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, đã nhận được bài học lịch sử đầu tiên khi đi thăm Tử Cấm Thành, trụ sở của các hoàng đế Trung Quốc trong 5 thế kỷ.
Chúng tôi đi cùng với Tập Cận Bình, vợ ông và một số nhà lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc.
Thông điệp - được truyền tải trong các cuộc trò chuyện riêng tư và các tuyên bố công khai, cũng như trên truyền hình chính thức và theo bản chất của chuyến tham quan - đều nhất quán phù hợp với bài phát biểu của ông Tập ba tuần trước tại Đại hội toàn quốc 19: Đảng Cộng Sản Trung Quốc không ngừng theo đuổi “sự trẻ trung hóa – hiện đại hóa - tuyệt vời của đất nước Trung Quốc”.
Như Tập mô tả, “trẻ trung hóa - hiện đại hóa” bao gồm sự thịnh vượng, nỗ lực tập thể, chủ nghĩa xã hội và vinh quang quốc gia, thực hiện giấc mơ của Trung Quốc.
Tử Cấm Thành là bối cảnh hoàn hảo để Tập trưng bầy quyết tâm của mình đối với việc “di chuyển đến gần trung tâm của sân khấu thế giới và đóng góp nhiều hơn cho nhân loại”.
Tử Cấm Thành được xây dựng từ thời nhà Minh, là triều đại cai trị Trung Quốc từ 1368 đến 1644, một thời kỳ được coi là hoàng kim về sức mạnh kinh tế, kiểm soát lãnh thổ và thành tựu văn hóa của Trung Quốc.
Chính trong triều đại này, Trịnh Hòa, một đô đốc hạm đội nhà Minh, đã thực hiện bảy chuyến đi vòng quanh Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, hơn nửa thế kỷ trước khi Christopher Columbus ra khơi.
Những “chiếc tàu quý báu của ông”, trong số những chiếc tàu gỗ lớn nhất từng được chế tạo, đã mang lại cống phẩm từ tất cả các nơi trên thế giới được biết đến.
Nhưng bất chấp sự thành công của bảy chuyến đi này, hoàng đế kết luận rằng thế giới không có gì để cung cấp cho Trung Quốc cả.
Ông ra lệnh đánh đắm những chiếc tàu quý báu và đóng cửa các hải cảng Trung Quốc .
Thời kỳ tiếp theo - đặc biệt là thế kỷ 19 và 20 - được Tập và những người khác trong giới lãnh đạo xem là thời kỳ chệch hướng bất thường trong đó các quốc gia châu Âu và sau đó, Hoa Kỳ đã thống trị về kinh tế và quân sự.
Giống như cuộc trình diễn bế mạc Thế vận hội Bắc Kinh 2008, một chương trình nhằm xếp đặt việc đổi mới công nghệ hiện đại vào bối cảnh lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc, chuyến tham quan Tử Cấm Thành dường như có ý nghĩa của một lời nhắc nhở rằng các triều đại Trung Quốc đã từ lâu đứng ở trung tâm trái đất.
Phong cách nghệ thuật và kiến trúc các cung điện đều phản ánh tín điều xã hội Nho giáo: Đó là tôn ti trật tự và sự hài hòa phù hợp nhau và phụ thuộc lẫn nhau.
Hoàng đế thiết triều ở Điện Thái Hòa, tòa nhà lớn nhất trong Tử Cấm Thành.
Ngai vàng được bao quanh bởi sáu cây cột vàng, chạm khắc hình rồng để gợi lên sức mạnh của một vị hoàng đế nắm giữ một nhà nước cai trị toàn thể “thiên hạ”: mọi thứ nằm dưới gầm trời.
Trong khi những hình ảnh về chuyến viếng thăm của chúng tôi từ Tử Cấm Thành được loan truyền khắp Trung Quốc và toàn thế giới, nhằm thể hiện niềm tin vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì người ta cũng có thể cảm nhận được sự bất an sâu sắc của một bài học lịch sử đã không được đề cập.
Ngay chính trong thiết kế của Tử Cấm Thành, dường như đã phản ánh sự tương phản đó giữa sự tự tin mặt ngoài và sự lo sợ bên trong.
Ba hội trường lớn tại trung tâm cấm thành không chỉ nhằm gây ấn tượng mà còn để bảo vệ khỏi các đe dọa có thể đến từ cả bên ngoài và bên trong các bức tường thành.
Sau khi nhà Hán kết thúc vào năm 220, các địa phận then chốt của Trung Quốc chỉ được cai trị bằng một nửa thời gian bởi một quyền lực trung ương mạnh.
Và ngay cả khi đó, Trung Quốc đã phải chịu sự xâm lược của nước ngoài và bất ổn bên trong nước.
Minh Thành Tổ Chu Đệ hiệu Vĩnh Lạc, người xây dựng Tử Cấm Thành, đã quan tâm đến những nguy hiểm bên trong hơn là về khả năng của một cuộc xâm lược khác của người Mông Cổ.
Để phát hiện và loại bỏ đối thủ, Minh Thành Tổ đã thiết lập một mạng lưới gián điệp phức tạp.
Để tránh sự phản đối của các học giả và quan lại, ông đã chỉ đạo các vụ hành quyết, không những chỉ giết những người bị nghi ngờ là bất trung, mà còn chu diệt toàn thể gia đình họ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật tương tự trong nhiều thế kỷ sau đó.
Giống như Tập Cận Bình ngày nay, các hoàng đế ngày xưa ngồi trên chiếc ngai vàng tinh xảo ở trung tâm Tử Cấm Thành cũng đã thực hành một phong cách cai trị chuyên quyền từ xa, mà nhược điểm là dễ bị tổn thương vì tham nhũng và các đe dọa trong nội bộ.
Người hướng dẫn chúng tôi chỉ cho chúng tôi chỗ ở trong Tử Cấm Thành của hoàng đế cuối cùng: Vua Phổ Nghi bị tước quyền vào năm 1911, lúc 5 tuổi, trong cuộc cách mạng cộng hòa Trung Quốc.
Hoàng Đế Phổ Nghi thoái vị giữa “thế kỷ nhục nhã”, một giai đoạn lịch sử Trung Quốc mà Tập đã mô tả với Trump khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ăn tối tại Mar-a-Lago, bảy tháng trước chuyến công du của chúng tôi.
Thế kỷ của sự sỉ nhục là thời kỳ bất hạnh trong đó Trung Quốc trải qua sự chia rẽ nội bộ, chịu thất bại trong các cuộc chiến tranh, đã nhượng bộ lớn cho các cường quốc nước ngoài và chịu đựng sự chiếm đóng tàn bạo.
Sự sỉ nhục bắt đầu từ việc Vương quốc Anh đánh bại Trung Quốc trong cuộc chiến tranh nha phiến đầu tiên vào năm 1842.
Nó chấm dứt với sự thất bại của quân Đồng minh và Trung Quốc trước đế quốc Nhật Bản vào năm 1945 và chiến thắng của Cộng sản trong cuộc Nội chiến Trung Quốc vào năm 1949.
Cuộc họp cuối cùng của chúng tôi về chuyến viếng thăm cấp nhà nước trong Đại lễ đường Nhân dân, là với Lý Khắc Cường, Thủ tướng Quốc vụ viện và là người đứng đầu chính phủ Trung Quốc.
Nếu bất cứ ai trong nhóm người Mỹ có bất kỳ nghi ngờ nào về cái nhìn của Trung Quốc trong mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ, thì cuộc độc thoại của họ Lý sẽ loại bỏ những mối nghi ngờ ấy.
Ông ta bắt đầu bằng cách quan sát rằng Trung Quốc đã phát triển cơ sở công nghiệp và kỹ nghệ, Trung Quốc không còn cần đến Hoa Kỳ nữa.
Ông bác bỏ những mối lo ngại của Mỹ đối với các hoạt động không công bằng về kinh tế và thương mại.
Ông phát biểu rằng vai trò của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu tương lai sẽ chỉ là cung cấp cho Trung Quốc nguyên liệu thô, cung cấp nông sản và năng lượng để Trung Quốc sản xuất các phẩm vật công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng tiên tiến trên thế giới.
Rời khỏi Trung Quốc, thậm chí tôi còn bị thuyết phục hơn trước rằng một sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách của Hoa Kỳ đã quá hạn.
Tử Cấm Thành được hàm ý để diễn đạt niềm tin vào việc hiện đại hóa, trẻ trung hóa của Trung Quốc và việc trở lại vũ đài thế giới với tư cách là một Vương quốc Trung tâm kiêu hãnh.
Nhưng đối với tôi, nó đã phơi bày ra những nỗi sợ hãi cũng như những tham vọng thúc đẩy các nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc dọc biên giới và xa hơn nữa, và để lấy lại danh dự đã mất trong thế kỷ bị sỉ nhục.
Những nỗi sợ hãi và tham vọng ấy không thể tách rời.
Chúng giải thích lý do tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc bị ám ảnh bởi sự kiểm soát của cả bên trong lẫn bên ngoài.
Các nhà lãnh đạo của đảng tin rằng họ có một cửa sổ hẹp về cơ hội chiến lược để củng cố sự cai trị của họ và sửa đổi trật tự quốc tế theo hướng có lợi cho họ trước khi nền kinh tế của Trung Quốc bị hỏng hụt, trước khi dân số già đi, trước khi các nước khác nhận ra rằng đảng CSTQ đang theo đuổi việc hiện đại hoá TQ bằng phí tổn của đất nước họ, và trước các sự kiện không lường trước được như đại dịch coronavirus đã phơi bày ra những nhược điểm dễ tổn thương mà đảng tạo nên trong cuộc chạy đua vượt Hoa Kỳ và hiện thực giấc mơ Trung Quốc.
Đảng không có ý định chơi theo các quy tắc liên quan đến luật pháp quốc tế, thương mại hoặc mậu dịch quốc tế.
Chiến lược tổng thể của Trung Quốc phụ thuộc vào việc đồng lựa chọn và việc cưỡng bách ở trong và ngoài nước, cũng như việc che giấu bản chất ý định thực sự của Trung Quốc.
Điều làm cho chiến lược này trở nên mãnh liệt và nguy hiểm là bản chất kết hợp những nỗ lực của Đảng trên toàn chính phủ, trên các ngành công nghiệp, trên giới học thuật và quân đội.
Và, trên sự cân bằng, thì các mục tiêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc chạy ngược lại với các lý tưởng của người Mỹ và lợi ích của người Mỹ.
II. BA CÁI NGẠNH
Khi Trung Quốc theo đuổi chiến lược đồng lựa chọn, ép buộc và che giấu, các can thiệp độc đoán của họ đã trở nên phổ biến.
Ở Trung Quốc, sự khoan dung của đảng đối với tự do phát biểu và bất đồng chính kiến là tối thiểu, đấy là nói một cách nhẹ nhàng.
Các chính sách đàn áp và thao túng ở Tây Tạng, với đa số Phật giáo, đã được biết đến.
Giáo hội Công giáo và đặc biệt, các tôn giáo Tin Lành đang phát triển nhanh chóng, là mối quan tâm sâu sắc đối với Tập và đảng CSTQ.
Các nhà thờ Tin Lành tỏ ra khó kiểm soát, vì sự đa dạng và phân tán chứ không tập trung của họ, thì đảng CS đã mạnh mẽ gỡ bỏ cây thánh giá khỏi đỉnh các nhà thờ và thậm chí phá hủy một số nhà thờ để làm gương.
Năm ngoái, Bắc Kinh nỗ lực thắt chặt sự kìm kẹp đối với Hồng Kông đã làm dấy lên các cuộc biểu tình kéo dài đến năm 2020 - những cuộc biểu tình mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đổ lỗi cho người nước ngoài - như họ thường làm.
Tại Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc, nơi người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) chủ yếu theo đạo Hồi, đảng CSTQ đã buộc ít nhất 1 triệu người phải vào các trại tập trung.
(Chính phủ TQ phủ nhận điều này, nhưng năm ngoái tờ Nữu Ước Thời báo ‘The New York Times’ đã phát hiện ra một loạt các tài liệu liên hệ, bao gồm cả những bài phát biểu trong phòng kín mà Tập chỉ đạo cho các viên chức cán bộ để thể hiện “tuyệt đối không thương xót”.)
Các nhà lãnh đạo đảng đã đẩy nhanh việc xây dựng một nhà nước theo dõi giám sát chặt chẽ chưa từng có.
Đối với 1,4 tỷ người dân Trung Quốc, tuyên truyền của chính phủ trên truyền hình và các nơi khác là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Các đại học đã hủy bỏ việc giảng dạy giải thích các “quyền tự do của Tây phương”, những khái niệm về quyền cá nhân, về quyền tự do ngôn luận, về các chính phủ đại diện cho dân và việc cai trị bằng luật pháp.
Học sinh trong các đại học và trung học phải học “Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa Xã hội với đặc điểm Trung Quốc cho kỷ nguyên mới”.
Triết lý 14 điểm của chủ tịch là chủ đề của ứng dụng phổ biến nhất ở Trung Quốc, nó yêu cầu người dùng điện thoại phải đăng nhập bằng số điện thoại di động và tên thật của họ trước khi có thể đạt được điểm học tập bằng cách đọc các bài viết, viết những lời bình luận và làm các bài kiểm tra trắc nghiệm.
Một hệ thống “điểm tín dụng xã hội” cá nhân được đặt trên việc theo dõi mọi người lúc lên mạng, lên trực tuyến và các hoạt động khác để xác định sự thân thiện của họ đối với các ưu tiên của chính phủ Trung Quốc.
Điểm “tín dụng xã hội” của người dân sẽ xác định là họ có đủ điều kiện vay tiền hay không, có xin được việc làm của chính phủ hay không, có thuê nhà, mua nhà được không, có được hưởng những quyền lợi giao thông vận chuyển hay không, và nhiều thứ nữa.
Các nỗ lực của đảng nhằm kiểm soát bên trong Trung Quốc được biết đến nhiều hơn so với các nỗ lực song song của họ vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc.
Ở đây một lần nữa, sự bất an và tham vọng được củng cố lẫn nhau. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhắm mục tiêu là đặt ra một phiên bản hiện đại của hệ thống triều cống mà các hoàng đế Trung Quốc từng sử dụng để thiết lập quyền lực đối với các chư hầu.
Theo hệ thống đó, hễ chịu phục tùng thì đổi lại, các vương quốc có thể được giao dịch mua bán và an hưởng hòa bình với đế chế Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không ngại khẳng định tham vọng này. Năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã thực sự nói thẳng ra với các đối tác của mình tại một cuộc họp của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á rằng:
Trung Quốc là một nước lớn, và các bạn là những nước nhỏ.
Trung Quốc dự định thiết lập một hệ thống chư hầu mới thông qua một nỗ lực lớn được tổ chức theo ba chính sách chồng chéo, mang tên là “Made in China 2025”, “Sáng kiến Vành đai và Con Đường”, “Hợp nhất quân sự - dân sự”.
“Made in China 2025” (Sản xuất tại Trung Quốc 2025) là chính sách được thiết kế để giúp Trung Quốc trở thành một cường quốc khoa học và công nghệ độc lập rộng lớn.
Để đạt mục tiêu đó, đảng CSTQ đang tạo ra các công ty độc quyền công nghệ cao bên trong Trung Quốc và tước bỏ sở hữu trí tuệ của các công ty nước ngoài bằng những biện pháp trộm cắp và bắt buộc chuyển giao công nghệ.
Trong một số trường hợp, các công ty nước ngoài buộc phải liên doanh với các công ty Trung Quốc trước khi họ được phép bán sản phẩm của họ tại Trung Quốc.
Các công ty Trung Quốc này hầu hết đều có mối quan hệ chặt chẽ với đảng, thường xuyên chuyển giao sở hữu trí tuệ và kỹ thuật sản xuất cho chính phủ Trung Quốc.
“Sáng kiến Vành đai và Con đường” kêu gọi hơn 1 nghìn tỷ đô la đầu tư hạ tầng cơ sở mới trên khắp khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Âu Á, và hơn thế nữa.
Mục đích thực sự của nó là đặt Trung Quốc vào trung tâm của các tuyến thương mại và các mạng lưới truyền thông.
Mặc dù ban đầu sáng kiến này được sự đón nhận nhiệt tình từ các quốc gia nhìn thấy cơ hội tăng trưởng kinh tế, nhưng nhiều quốc gia trong số đó đã sớm nhận ra rằng đầu tư của Trung Quốc đi kèm theo những sợi dây.
Sáng kiến Vành đai và Con đường đã tạo ra một mô hình chung của chủ nghĩa khách hàng kinh tế.
Đầu tiên Bắc Kinh cung cấp các khoản vay cho các quốc gia từ các ngân hàng Trung Quốc để tài trợ các dự án hạ tầng cơ sở quy mô lớn.
Một khi các quốc gia mắc nợ, đảng buộc các nhà lãnh đạo của họ phải tuân thủ chương trình nghị sự theo chính sách đối ngoại của Trung Quốc và mục tiêu thay thế ảnh hưởng của Hoa Kỳ và các đối tác quan trọng.
Mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường mô tả các thỏa thuận này là đôi bên cùng có lợi, nhưng hầu hết trong số họ chỉ có một bên thực sự chiến thắng.
Đối với các nước đang phát triển có những nền kinh tế mong manh, Vành đai và Con đường đặt ra một cái bẫy nợ tàn nhẫn.
Khi một số quốc gia không thể trả lãi cho các khoản vay của mình, Trung Quốc đổi nợ lấy vốn chủ sở hữu để giành quyền kiểm soát các cảng, sân bay, đập, nhà máy điện và mạng lưới truyền thông.
Tính đến năm 2018, nguy cơ khó khăn về nợ nần đang gia tăng ở 23 quốc gia với nguồn tài chính của Vành đai và Con đường .
Tám quốc gia nghèo được Vành đai và Con đường tài trợ - là Pakistan, Djibouti, Maldives, Lào, Mông Cổ, Montenegro, Tajikistan và Kyrgyzstan - đã có mức nợ không thể chịu đựng được.
Các chiến thuật của Trung Quốc thay đổi khác nhau dựa trên sức mạnh hoặc nhược điểm tương đối của các quốc gia mà TQ nhắm đến.
Khi thực hiện các dự án đầu tư quy mô lớn, nhiều quốc gia có thể chế chính trị yếu kém, bị tham nhũng khuất phục, thì càng dễ bị tổn thương hơn trước các chiến thuật của Trung Quốc.
Tại Sri Lanka, tổng thống lâu năm và là thủ tướng đương nhiệm Mahinda Rajapaksa, đã gánh chịu các khoản nợ vượt xa những gì mà nước ông có thể chịu nổi. Ông đồng ý một loạt các khoản vay lãi suất cao để tài trợ cho Trung Quốc xây dựng cảng, dù không có nhu cầu gì rõ ràng cho khoản tiền vay.
Dẫu đã có những đảm bảo trước đó rằng cảng sẽ không được dùng cho mục đích quân sự, nhưng một tàu ngầm của Trung Quốc đã cập vào cảng này trong cùng một ngày Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới viếng thăm Sri Lanka vào năm 2014.
Năm 2017, sau khi cảng bị thất bại về thương mại, Sri Lanka đã bị buộc phải ký hợp đồng cho một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc thuê 99 năm trong một vụ hoán đổi nợ bằng vốn chủ sở hữu.
Đội tiên phong mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một phái đoàn gồm các chủ ngân hàng và các quan chức của đảng khoác những chiếc túi đựng đầy tiền mặt.
Tham nhũng có khả năng tạo nên một hình thức kiểm soát mới, giống hệt như thuộc địa, mà vượt xa các tuyến vận tải chiến lược ở Ấn Độ Dương, ở Biển Đông và các nơi khác.
Chính sách Hợp nhất Quân sự-Dân sự là chính sách chuyên chế nhất trong ba cái ngạnh.
Năm 2014 và sau đó một lần nữa vào năm 2017, đảng tuyên bố rằng tất cả các công ty Trung Quốc phải hợp tác trong việc thu thập thông tin tình báo.
“Bất cứ tổ chức nào hay công dân nào”, theo Điều 7 Luật Tình báo Quốc gia của Trung Quốc quy định, “sẽ đều ủng hộ, hỗ trợ và cộng tác với tình báo nhà nước theo luật pháp và giữ bí mật về công việc tình báo quốc gia không cho công chúng biết”.
Các công ty Trung Quốc phải làm việc cùng với các trường đại học và các đơn vị nghiên cứu của Quân đội Giải phóng Nhân dân.
Chính sách Hợp nhất Quân sự - Dân sự khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân mua lại các công ty có công nghệ tiên tiến hoặc các cổ phần thiểu số mạnh trong các công ty đó, để các công nghệ này không chỉ được áp dụng cho lợi thế kinh tế mà còn cả về quân sự và tình báo.
Chính sách này đẩy nhanh việc theo dõi các công nghệ bị đánh cắp cho quân đội trong các lĩnh vực như không gian, không gian mạng, sinh học, trí tuệ nhân tạo và năng lượng.
Ngoài hoạt động gián điệp và tấn công mạng của Bộ Công An Nhà nước, đảng còn giao nhiệm vụ cho một số sinh viên và học giả Trung Quốc tại Hoa Kỳ và tại các trường đại học và các phòng thí nghiệm nghiên cứu với công nghệ trích xuất ở các nước khác.
Đôi khi ngân quỹ quốc phòng của Hoa Kỳ lại hỗ trợ việc chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho Trung Quốc.
Một trong nhiều ví dụ là Tập đoàn Kuang-Chi, được mô tả trên truyền thông Trung Quốc là một doanh nghiệp quân sự-dân sự.
Tập đoàn này được thành lập để nghiên cứu về siêu vật liệu tại Đại học Duke mà chủ yếu phần lớn là được tài trợ bởi Không quân Hoa Kỳ.
Những kẻ cắp trên không gian mạng của TQ chịu trách nhiệm về những gì mà Tướng Keith Alexander, cựu giám đốc Cơ quan An ninh Hoa Kỳ, mô tả là “vụ di chuyển tài sản lớn nhất trong lịch sử”.
Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc đã sử dụng một nhóm tin tặc được gọi là APT10 để nhắm mục tiêu vào các công ty Hoa Kỳ trong những lĩnh vực tài chính, viễn thông, hàng tiêu dùng điện tử và kỹ nghệ y dược, cũng như các phòng thí nghiệm, các tài sản trí tuệ và dữ liệu nhạy cảm của NASA và Bộ Quốc phòng.
Ví dụ, tin tặc đã thu được các thông tin cá nhân, bao gồm số An sinh xã hội, của hơn 100.000 nhân viên hải quân Hoa Kỳ.
Quân đội Trung Quốc đã sử dụng các công nghệ đánh cắp để theo đuổi các khả năng quân sự tiên tiến của nhiều loại và đẩy các công ty quốc phòng của Hoa Kỳ ra khỏi thị trường.
Hãng “Cách Tân Dà -Jiàng” (DJI), nhà sản xuất máy bay không người lái của Trung Quốc kiểm soát hơn 70% thị trường toàn cầu trong năm 2017 nhờ mức giá thấp chưa từng có.
Các hệ thống không người lái của họ thậm chí đã trở thành thứ máy bay không người lái thương mại mà Quân đội Hoa Kỳ sử dụng thường xuyên nhất cho đến khi chúng bị cấm vì lý do an ninh.
Hoạt động gián điệp của Trung Quốc thành công một phần vì đảng CSTQ có thể tạo ra sự hợp tác một cách khéo léo hoặc cố ý hoặc vô tình, từ các cá nhân, các công ty và các nhà lãnh đạo chính trị.
Các công ty ở Hoa Kỳ, và ở các nền kinh tế thị trường tự do khác, thường không báo cáo những hành vi trộm cắp công nghệ của họ, vì họ sợ mất quyền gia nhập vào thị trường Trung Quốc, sợ gây tổn hại đến mối quan hệ với khách hàng, hoặc đưa đến những cuộc điều tra của liên bang.
Sự cưỡng bách, ép buộc, sẽ được vượt qua mà trở thành thái độ “Đồng lựa chọn” khi Trung Quốc yêu cầu các công ty phải tuân thủ thế giới quan của Đảng Cộng sản và từ bỏ những chỉ trích về các chính sách đàn áp hung hăng của họ.
Khi một nhân viên của công ty Marriott sử dụng tài khoản truyền thông xã hội của công ty để bấm vào chữ “liked” mà hoan hô câu tweet ủng hộ Tây Tạng vào năm 2018, thì trang web và các ứng dụng của công ty khách sạn này đã bị chặn ở Trung Quốc trong một tuần lễ và nhân viên này đã bị sa thải với áp lực của chính phủ Trung Quốc.
Vào tháng 10 năm ngoái, khi Daryl Morey, tổng quản lý của đội bóng rổ Houston Rockets, đã tweet ủng hộ người biểu tình ở Hồng Kông, thì truyền hình nhà nước Trung Quốc hủy bỏ việc phát sóng các màn đấu của đội Houston Rockets.
Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng theo đuổi một loạt các nỗ lực ảnh hưởng để thao túng những sinh hoạt chính trị trong các quốc gia mà họ nhắm đến.
Các nỗ lực tinh vi của Trung Quốc đã được phát hiện ở Úc và New Zealand: TQ đã cố mua ảnh hưởng trong các đại học, mua chuộc các chính trị gia và quấy rối cộng đồng di dân Trung Quốc để biến họ trở thành những người ủng hộ Bắc Kinh.
III. ĐỒNG CẢM CHIẾN LƯỢC
Như Hans Morgenthau từng lưu ý từ lâu, người Mỹ thường có xu hướng là chỉ nhìn thế giới liên quan đến Hoa Kỳ và cho rằng tiến trình của các sự kiện trong tương lai phụ thuộc chủ yếu vào các quyết định hoặc kế hoạch của Hoa Kỳ, hoặc sự chấp nhận của những người khác về cách suy nghĩ của chúng ta .
Thuật ngữ diễn tả xu hướng này nói đấy là lòng “tự tôn chiến lược”, và nó nhấn mạnh vào những giả định có từ lâu như tôi đã đề cập trước đó: về việc hội nhập của Trung Quốc rộng rãi đến đâu vào trật tự quốc tế sẽ có tác động tự do hóa như thế nào đối với đất nước này và thay đổi hành vi của họ trên thế giới.
Nhưng có một cách suy nghĩ khác về việc các quốc gia hành xử như thế nào, đó là: sự đồng cảm chiến lược.
Theo nhà sử học Zachary Shore, sự đồng cảm chiến lược bao gồm nỗ lực tìm hiểu thế giới nhìn người khác như thế nào, và những nhận thức, cũng như cảm xúc và khát vọng, ảnh hưởng đến chính sách và hành động của họ như thế nào.
Một cái nhìn của sự đồng cảm chiến lược, dựa trên lịch sử và kinh nghiệm, dẫn đến một loạt các giả định rất khác biệt về Trung Quốc, loạt giả định ấy là những sự thật được đưa ra bởi các sự kiện.
Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không tự do hóa nền kinh tế hoặc tự do hóa hình thức chính phủ của họ.
Họ sẽ không chơi bằng các quy tắc quốc tế thường được chấp nhận. Thay vì thế, họ sẽ cố làm suy yếu các quy tắc ấy và cuối cùng thay chúng bằng các quy tắc có lợi hơn cho họ.
Trung Quốc sẽ tiếp tục kết hợp hình thức xâm lược kinh tế, bao gồm các hoạt động thương mại không công bằng, với một chiến dịch gián điệp công nghiệp bền bỉ.
Về sức mạnh dự phóng, Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm kiếm quyền kiểm soát các vị trí địa lý chiến lược và thiết lập các khu vực trọng yếu không loại trừ chỗ nào.
Bất kỳ chiến lược nào để giảm bớt mối đe dọa từ các chính sách xâm lược của Trung Quốc phải dựa trên sự đánh giá thực tế về mức tác động đòn bẩy của Hoa Kỳ và của các cường quốc bên ngoài khác đối với sự tiến hóa bên trong nội bộ Trung Quốc.
Ảnh hưởng của những thế lực bên ngoài đó có giới hạn về cấu trúc, bởi vì đảng sẽ không từ bỏ các hoạt động mà họ cho là quan trọng để duy trì sự kiểm soát.
Nhưng chúng ta quả thực lại có những khí cụ quan trọng, những khí cụ này hoàn toàn nằm ngoài sức mạnh quân sự và chính sách thương mại.
Điều ấy là những phẩm chất “Tự do của người Tây phương” mà người Trung Quốc coi là điểm yếu, thực sự là những sức mạnh.
Tự do trao đổi thông tin, tự do trao đổi ý tưởng là một lợi thế cạnh tranh phi thường, một động cơ tuyệt vời của sự cách tân và thịnh vượng.
(Một lý do mà Đài Loan được xem là mối đe dọa đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, chính là vì nó cung cấp một ví dụ với quy mô tuy nhỏ nhưng lại hùng hồn về sự thành công của hệ thống chính trị và kinh tế tự do cởi mở, thay vì độc đoán và khép kín.)
Tự do báo chí, tự do phát biểu, kết hợp với việc áp dụng luật pháp một cách mạnh mẽ, đã vạch trần ra các chiến thuật kinh doanh săn mồi của Trung Quốc từ nước này sang nước khác, và cho thấy Trung Quốc là một đối tác không đáng tin cậy.
Sự đa dạng và khoan dung trong các xã hội tự do và cởi mở có thể là luông tuồng lộn xộn, nhưng chúng phản ánh khát vọng cơ bản nhất của chúng ta - khát vọng cơ bản nhất của con người - và chúng cũng tạo nên những ý nghĩa thực dụng.
Sau vụ thảm sát Thiên An Môn, nhiều người Mỹ gốc Hoa vẫn ở lại Hoa Kỳ, họ là những người đứng tuyến đầu trong những công cuộc phát minh ở Thung Lũng Điện tử - Silicon Valley.
Ngoài việc tập trung vào các điểm mạnh mà đảng CSTQ coi là điểm yếu của chúng ta, còn có những bước bảo vệ rõ ràng dứt khoát mà chúng ta phải thực hiện. Chúng bao gồm những điều sau đây:
- Nhiều trường đại học, nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu, nhiều công ty ở những nước coi trọng luật pháp, coi trọng quyền cá nhân nhưng lại đang cố ý hoặc vô tình tòng phạm với Trung Quốc trong việc sử dụng công nghệ để đàn áp người dân và cải thiện khả năng của quân đội Trung Quốc.
Đối với những công nghệ kép (có thể sử dụng cả vào mục tiêu hòa bình hay mục tiêu quân sự), thì khu vực tư nhân nên tìm sự hợp tác mới - hợp tác với những ai có chung cam kết với kinh tế thị trường tự do, với nguyên tắc chính quyền đại diện cho dân, cai trị bằng luật pháp - chứ không hợp tác với những ai có hành động chống lại các nguyên tắc này.
Nhiều công ty hiện đang tham dự vào các liên doanh hoặc hợp tác giúp Trung Quốc phát triển các công nghệ phù hợp với hoạt động của công an, như giám sát theo dõi, trí tuệ nhân tạo và phát sinh sinh vật học.
Một trong nhiều ví dụ, là một công ty có trụ sở ở Massachusetts đã bán thiết bị lấy mẫu DNA, thiết bị này đã giúp cho chính phủ Trung Quốc theo dõi người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. (Công ty này hiện đã chấm dứt việc mua bán ấy.)
Những công ty nào cố tình hợp tác với TQ trong nỗ lực trấn áp người dân của họ hoặc xây dựng các khả năng đe dọa quân sự của họ - những công ty ấy nên bị phạt.
- Nhiều công ty Trung Quốc trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc vi phạm nhân quyền trong nước và vi phạm các điều ước quốc tế được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.
Những công ty này được hưởng lợi từ Hoa Kỳ và các nhà đầu tư phương Tây khác.
Sự sàng lọc cứng rắn hơn ở các thị trường vốn của Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản sẽ giúp hạn chế sự đồng lõa giữa các công ty và các nhà đầu tư trong những chương trình chuyên chế độc đoán của TQ.
Các nền kinh tế thị trường tự do như của chúng ta kiểm soát được phần lớn vốn của thế giới, và chúng ta có nhiều đòn bẩy hơn nhiều so với những gì chúng ta đang dùng.
- Phải chống lại việc Trung Quốc sử dụng các công ty viễn thông lớn để kiểm soát các mạng truyền thông và internet ở nước ngoài.
Không còn nên có bất kỳ tranh luận nào nữa liên quan đến sự cần thiết phải bảo vệ chống lại công ty công nghệ đa quốc gia Huawei và vai trò của nó trong cơ cấu công an Trung Quốc.
Năm 2019, một loạt các cuộc điều tra đã trưng ra những bằng chứng không thể tranh cãi về mối nguy hiểm an ninh quốc gia nghiêm trọng liên quan đến một loạt các thiết bị viễn thông Huawei.
Nhiều công nhân Huawei được Bộ Công An Nhà nước Trung Quốc và bộ phận tình báo của Quân đội Giải phóng Nhân dân đồng thời tuyển dụng.
Các kỹ thuật viên của Huawei đã sử dụng dữ liệu di động bị chặn để giúp các nhà lãnh đạo chuyên quyền ở châu Phi theo dõi, định vị và làm câm lặng các đối thủ chính trị.
Một lĩnh vực ưu tiên cho sự hợp tác đa quốc gia giữa các xã hội tự do, nên là việc phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là truyền thông 5G, để hình thành các mạng đáng tin cậy mà bảo vệ những dữ liệu sở hữu và nhạy cảm .
- Chúng ta phải bảo vệ việc chống lại các cơ quan Trung Quốc phối hợp hoạt động ở nước ngoài như Bộ Công An Nhà nước, Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất và Hiệp hội Sinh Viên và Học giả Trung Quốc.
Đồng thời, chúng ta nên cố gắng tối đa hóa các hoạt động tương tác và trải nghiệm tích cực đối với người dân Trung Quốc.
Với các biện pháp bảo vệ thích hợp, Hoa Kỳ và các xã hội tự do cởi mở khác nên xét cấp thêm thị thực và mở đường dẫn đến quyền công dân cho nhiều người Trung Quốc hơn.
Người Trung Quốc có tham gia với công dân của các quốc gia tự do - là những người có nhiều khả năng nghi ngờ chính sách chính phủ của họ nhất - dù là ở nước ngoài, hay khi trở về nước.
- Hoa Kỳ và các quốc gia tự do khác nên xem các cộng đồng nước ngoài là một thế mạnh. Người Trung Quốc ở nước ngoài, nếu được bảo vệ khỏi sự can thiệp và gián điệp của chính phủ họ, thì họ có thể cung cấp được những phản biện quan trọng đối với việc tuyên truyền và thông tin sai lệch của Bắc Kinh.
Các cuộc điều tra và trục xuất của cơ quan An ninh và các tác nhân khác cần được định hướng, không chỉ nhắm tới mục tiêu bảo vệ quốc gia mà còn nhắm tới bảo vệ người lưu vong Trung Quốc.
Nếu không có sự phản kháng hiệu quả từ Hoa Kỳ và các quốc gia có cùng chí hướng, Trung Quốc sẽ trở nên hung hăng hơn nữa trong việc thúc đẩy nền kinh tế nhà nước và mô hình chính trị độc tài chuyên chế.
Đối với tôi, chuyến viếng thăm cấp nhà nước tới Bắc Kinh và việc tiếp xúc với sự kết hợp mạnh mẽ giữa sự bất an và tham vọng của Trung Quốc đã củng cố cho niềm tin của tôi rằng Hoa Kỳ và các quốc gia khác phải ngừng bám chặt vào một cái nhìn về Trung Quốc mà chủ yếu là đặt để trên những nguyện vọng của phương Tây.
Nếu chúng ta cạnh tranh mạnh mẽ, chúng ta có lý do để tự tin. Hành vi của Trung Quốc đang thúc đẩy sự phản đối giữa các quốc gia không muốn trở thành chư hầu của Trung Quốc. Trong nội bộ Trung Quốc, việc thắt chặt kiểm soát cũng đang khơi dậy nhiều phản đối.
Sự phách lối của Lý Khắc Cường và các quan chức khác có thể nhằm gợi lên ý tưởng rằng Trung Quốc nắm chủ quyền “của tất cả mọi thứ dưới gầm trời - trong ‘thiên hạ’ – (tianxia)”
Nhưng dưới gầm trời, trong thiên hạ có nhiều người bất đồng ý, và phải bất đồng ý.
(Nguyễn Bá Trạc chuyển ngữ 27/4/20)
No comments:
Post a Comment