20200506 Ban tin bien Dong
20200506 BTBD 10 20200506 BTBD 11 20200506 BTBD 12
CCP Launches A War to the US? Trump Says 'Conclusive'
Evidence the Virus Originated in China |Joshua
Chinese Navy submarines are protected by underground
tunnels
Jianggezhuang Naval Base 36°
6'20.76"N, 120°35'2.39"E
20200506
BTBD 01
Yulin
18°12'8.97"N, 109°41'39.34"E
20200506
BTBD 02
Xiachuan
Dao 21°35'45.08"N, 112°33'5.14"E
20200506
BTBD 03
Xiangshan
29°31'41.09"N, 121°41'16.98"E
20200506
BTBD 04
Shipuzhen
29°11'2.75"N, 121°56'35.68"E
20200506
BTBD 05
Daishan
30°15'40.61"N, 122°19'1.43"E
20200506
BTBD 06
Yalin
18°15'42.67"N, 109°43'41.13"E
20200506 BTBD 07
U.S. Naval Standoff with China Fails to Reassure
Regional Allies
Tue, May 5 at 9:39 AM
Bac Kinh lo sợ
Covid-19 đe dọa đến an ninh của Trung Quốc
Đăng
ngày: 05/05/2020 - 13:09 Sửa đổi ngày: 05/05/2020 - 13:09
Thanh Hà
Virus corona liệu có cô
lập Trung Quốc với phần còn lại của thế giới tương tự như sau cuộc thảm sát
phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989?
Hay đây là điểm khởi đầu một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới nhưng lần này là giữa
Washington với Bắc Kinh? Thậm chí trong kịch bản xấu nhất, Covid-19 liệu là mầm
mống dẫn tới một cuộc đối đầu quân sự Mỹ -Trung?
Hãng
tin Reuters ngày 04/05/2020 tiết lộ một báo cáo nội bộ do Viện Nghiên Cứu Quan
Hệ Quốc Tế Đương Đại Trung Quốc (CICIR) thực hiện. Tài liệu này cho thấy, với
virus corona chưa bao giờ tinh thần bài Trung Quốc trên toàn thế giới đang dâng
cao như hiện nay, an ninh quốc gia và chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Trung
Quốc đối với phần còn lại của thế giới bị dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán
thách thức.
Báo
cáo này, được chuyển đến tận tay các lãnh đạo cao cấp nhất tại Bắc Kinh, kể cả
ông Tập Cận Bình, hồi đầu tháng trước, nêu bật một số điểm chính như sau :
Trước hết, quan hệ Mỹ-Trung từ nhiều thập niên qua chưa bao giờ rơi vào tình
trạng « tồi tệ nhất » như hiện tại, với nhiều xung đột, từ Biển Đông
đến Hồng Kong, Đài Loan, từ thương mại đến cuộc chạy đua thống lĩnh công nghệ
cao, nhưng dịch Covid-19 là một mặt trận mới. Căng thẳng sẽ còn gia tăng thêm nữa
trong bối cảnh virus corona gây trở ngại cho Donald Trump trong cuộc vận động
tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai. Kinh tế Mỹ càng suy thoái, số tử vong tại
Hoa Kỳ càng tăng, tổng thống Trump càng bị dồn vào thế kẹt. Hậu quả là chủ nhân
Nhà Trắng lại càng mạnh tay tấn công Bắc Kinh.
Điểm
thứ nhì, không có gì mới lắm, được bản báo cáo nêu bật, đó là Washington luôn
xem đà vươn lên của Bắc Kinh như một mối đe dọa trực tiếp nhắm vào an ninh cũng
như vị thế siêu cường số 1 thế giới của nước Mỹ. Nhưng tài liệu được lưu hành
nội bộ này đi xa hơn khi cho rằng Mỹ có thể tìm cách làm giảm lòng tin của
người dân Trung Quốc đối với đảng Cộng Sản nước này. Đây là điều mà một phát
ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bà Morgan Ortagus từng gián tiếp nêu lên khi
chỉ trích Bắc Kinh « bịt miệng các nhà khoa học, báo giới và bịt miêng
công dân, tung các chiến dịch thông tin thất thiệt » để virus corona cướp
đi mạng sống của không biết bao nhiêu con người.
Điểm
thứ ba đáng chú ý là tinh thần bài Trung Quốc. Cao trào này đe dọa trực tiếp
đến tham vọng xây dựng Con Đường Tơ Lụa của Bắc Kinh. Mỹ có thể lợi dụng thời
cơ đẩy mạnh đầu tư cả về tài chính lẫn quân sự tại châu Á, tình hình khu vực
thêm bấp bênh.
Sau
hơn bốn tháng dịch bệnh hoành hành, làm 250.000 người chết trên thế giới, hơn 3
triệu người bị lây nhiễm, kinh tế thế giới đang đứng trước tương lai vô định,
ngày càng có nhiều tiếng nói đòi Bắc Kinh minh bạch về nguồn gốc siêu vi corona
chủng mới, đòi xác định rõ ràng về trách nhiệm của Trung Quốc đối với nhân
loại.
Mỹ
lên trên tuyến đầu khẳng định « có bằng chứng vững chắc » cho thấy
virus corona thất thoát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Liên Âu không phụ họa
với Hoa Kỳ trên giả thuyết này, nhưng ngày càng cứng giọng với Trung
Quốc.
Canberra
vốn lệ thuộc nhiều vào Bắc Kinh về mặt thương mại cũng đã mạnh dạn đòi cho
mở một cuộc điều tra quốc tế độc lập về đại dịch. Tình báo Úc cùng với bốn đối
tác trong liên minh Five Eyes thậm chí còn tố cáo Bắc Kinh đã
« hủy bằng chứng » về nguồn gốc virus corona.
Trả
lời đài RFI tiếng Việt, chuyên gia về Trung Quốc Stéphane Corcuff, trường Khoa
Học Chính Trị Lyon (Sicences Po Lyon), cho rằng Trung Quốc lớn mạnh hơn nhiều
so với hồi cuối thập niên 1980, thế giới không còn dễ dàng trừng phạt Bắc
Kinh và cũng không đủ đoàn kết như sau vụ thảm sát Thiên An Môn, nhưng khi
phần còn lại của thế giới xem Trung Quốc là một « mối đe dọa » tiềm
tàng, thì đảng Cộng Sản Trung Quốc không dễ dàng giữ được lời hứa đem lại ổn
định và thịnh vượng cho muôn dân, nền tảng của sự tồn tại của hệ thống chính
trị tại Bắc Kinh.
Tue, May 5 at 10:32 AM
Trai Thời Loạn
Tôn Nữ Áo Tím
*MỘT
Nó lớn lên vừa tròn 6 tuổi thì bố đã hy sinh
ngoài mặt trận. Ngày đưa tang bố, nó ngơ ngác cầm bức hình bước theo sau quan
tài. Nó chẳng hiểu vì sao hòm của bố nó phải đắp lá cờ tổ quốc. Mẹ nó tay dắt
đứa em gái, vật vã khóc than thảm thiết. Nó chưa đủ lớn để hiểu được nỗi đau xé
ruột của người vợ mất chồng. Tối hôm đó bàn thờ nhà nó sáng trưng đèn suốt đêm.
Mẹ nó ngồi buồn bã bên bàn hương án. Chị đốt hết cây nhang này đến cây nhang
khác. Cặp mắt đỏ hoe, chị đến bên bàn thờ lấy bộ áo quần lính của chồng xếp lại
đặt ngay ngắn lên bàn, bên cạnh tấm hình của anh. Cái nón đỏ có gắn hình con
báo màu đen chị để lên phía trên, im lặng, đứng nhìn. Những dòng nước mắt chảy
dài, chị cố nén tiếng nấc và gục đầu bên cạnh bộ đồ lính trận của chồng. Chị
biết rằng cuộc đời mình đã không hoàn toàn như ý, một chặng đường khó khăn đang
chờ đợi chị ở trước mắt.
Em nó vô tư chạy đến cầm
tay mẹ: “Mẹ ơi, con muốn ngủ”. Nó chẳng thấy buồn, thường ngày ba nó vẫn vắng
nhà vì phải đi chiến đấu ngoài mặt trận. Lâu lâu ba nó được nghỉ phép thì gia
đình nó mới có những phút giây sum vầy, hạnh phúc bên nhau. Bây giờ nó đã biết
là mãi mãi ba nó sẽ không về nữa và nó cũng vĩnh viễn không còn có được những
tiếng cười rạng rỡ trên môi, không còn những phút giây ngồi trên lưng cho ba nó
làm con ngựa, cũng không còn nữa hình ảnh chú lính tí hon khi nó lấy chiếc mũ
của ba nó đội lên đầu, rồi ba nó hô “Nghiêm!” là nó đưa tay lên
chào…
Hai tháng sau, số phận
nó được định đoạt. Nó theo chú về ở với nội. Mẹ và em nó thì trở về bên ngoại.
Lúc chia tay, nó vùng vằng dậm hai chân xuống đất không muốn đi, nó muốn theo
mẹ. Nhưng sự trì kéo nào rồi cũng không đủ lực để rứt nó ra khỏi số phần mà
định mệnh đặt lên vai nó. Nó quay đi theo nắm tay của chú, hờn dỗi mẹ, không
thèm nhìn lui. Nó khóc, mẹ nó cũng khóc. Nó khóc vì nó nghĩ mẹ nó không thương
nó. Nó chưa đủ lớn để hiểu rằng khi ba nó không còn thì làm sao mẹ nó có thể
nuôi nỗi một lúc hai đứa con vẫn còn quá nhỏ. Mẹ nó khóc vì thương cho hoàn
cảnh chia lìa của mẹ và con. Nó trở nên lầm lì từ giây phút đó. “Cha mẹ sinh
con, trời sinh tánh”, nhưng với nó thì khác, cha mẹ sinh ra nó, nhưng hoàn cảnh
xã hội, sự tàn nhẫn của chiến tranh đã làm cho nó trở nên chai lì, ngang bướng…
Mười hai tuổi, chú nó
đưa vào học trường Thiếu Sinh Quân ở Vũng Tàu. Chung quanh nó bây giờ không còn
người thân, chỉ là những đứa bạn có những hoàn cảnh không may như nó. Một cuộc
sống mới bắt đầu từ đây. Vũng Tàu là một thành phố nằm ven biển, là khu du lịch
nổi tiếng tại miền nam Việt Nam. Nơi đây khí hậu không có bốn mùa xuân, hạ, thu,
đông mà chỉ có mùa mưa và mùa nắng. Nó thích cái nắng cháy da của Vũng Tàu vì
vào mùa này, thành phố trở nên đông vui, nhộn nhịp bởi khách du lịch đến Vũng
Tàu nghỉ mát. Mùa nắng nó cũng được ra bãi chơi mỗi khi có chú nó từ Sài Gòn về
thăm.
Lớp đệ thất Thiếu Sinh Quân
Đời học sinh dưới mái
trường Thiếu Sinh Quân của nó cũng cam go không kém gì các trường trung học phổ
thông ở ngoài. Chương trình kéo dài bảy năm, từ đệ thất đến đệ nhất. Theo qui
định của Bộ Giáo Dục, học sinh trường nó cũng được nghỉ hè, nghỉ Tết như các
trường trung học phổ thông khác. Cuối tuần cũng có những giờ phép cho học sinh
ra ngoài chơi. Ngoài các môn học về văn hóa, mỗi tuần nó có thêm bốn giờ học
quân sự để tập lăn lê, bò lết và sử dụng một số vũ khí cơ bản trong quân đội. Ngoài
ra học sinh còn phải học thêm võ thuật như Thái Cực Đạo, Nhu Đạo và Tae Kwon
Do. Nhờ thế mà sức khỏe của nó rất tốt. Một lần chú nó hỏi về ước vọng tương
lai:
·
Sau ni học xong, con thích làm gì?
Nó nói với chú một cách
rất vô tư:
·
Làm gì cũng được nhưng con không thích đi chiến đấu chú ơi.
Ba
nó đã chết vì đi chiến đấu, nên nó không thích là đúng. Chú nó thương và động
viên:
·
Vậy thì con phải cố gắng học thật xuất sắc thì con sẽ
được chuyển vào các trường đại học.
Nghe vậy nó tỏ ra rất phấn
khích và cố gắng học tập. Nó không biết tương lai khi đã vào trường Thiếu Sinh
Quân thì mãi mãi cuộc đời sẽ là quân nhân chuyên nghiệp, chỉ được ra ngoài khi
trở thành thương phế binh. Dù muốn dù không, sau cái chết của ba nó, cuộc
đời nó đã được an bài.
Mười tám tuổi, theo luật
định là phải đầu quân. Dù học đến lớp nào, khi đến độ tuổi mười tám là phải ra
khỏi trường đi quân dịch. Nếu học sinh vào trường học trể, chưa học đến lớp đệ
nhị mà đã đến tuổi đăng lính, không có tú tài một hoặc thi rớt tú tài một, phải
chấp nhận vào trường Hạ Sĩ Quan. Sau thời gian huấn nhục, ra trường sẽ mang cấp
bậc trung sĩ. Nó nhớ lại câu hát mà trong trường bạn nó thường nghêu ngao: “Rớt
tú tài anh đi trung sĩ, em ở nhà lấy Mỹ nuôi con”, cho nên nó rất cố gắng học
tập vì nếu hỏng thi là phải đi trung sĩ và sẽ ra mặt trận chiến đấu. Nó sợ phải
chết như ba nó.
Một hôm chú nó về thăm,
nó chăm chút hỏi chú rất nhiều về việc học, nó chỉ sợ hỏng thi:
·
Chú ơi! nếu con hỏng tú tài một thì con có được học lại không?
·
Được chứ, nhưng con phải cố gắng đậu, khi đó con sẽ được
chuyển qua trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ra trường con sẽ là một anh chuẩn úy.
·
Con không được học tiếp lên để thi tú tài hai sao?
·
Không được vì lúc đó con đã đến tuổi mười tám rồi.
Nghe vậy nó có chút âu
lo. Qua năm năm gắn bó với trường Thiếu Sinh Quân, nó trưởng thành rất nhiều.
Nó nhận ra được một cuộc sống thế nào để được xem là có giá trị, một cuộc sống
được xã hội chấp nhận và tôn trọng. Chú nó là một động lực mạnh mẽ giúp nó đối
diện với thực tại và lấp đầy những thiếu thốn về tinh thần.
·
Nếu tốt nghiệp với tấm bằng tú tài hai thì con sẽ đến
đâu học tiếp?
·
Con sẽ có ba nơi để chọn lựa: Trường Không Quân, Trường Hải
Quân và Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
Nó im lặng. Nó tin vào
nó. Nó nhất định sẽ cố gắng không để bị hỏng thi. Nó tin vào chú nó sẽ chọn cho
nó một con đường, nơi đó là mục tiêu mà nó phải đến, có khát khao, có ước mơ,
có hy vọng… Nó đang hình dung một tương lai lấp lánh đầy những ngôi sao hạnh
phúc thắp sáng con đường nó sẽ đến, đó là con đường vào trường Võ Bị Quốc Gia
Đà Lạt. Một trung tâm đào tạo những sĩ quan ưu tú cho đội ngũ quân lực Việt Nam
Cộng Hòa. Nơi vun bồi lý tưởng quốc gia cho những chàng trai Việt với tình yêu
quê hương, tình yêu Tổ Quốc và tình yêu đồng bào.
*HAI
Đà Lạt, một thành phố
nằm trong vùng cao nguyên trung phần, khí hậu ôn hòa quanh năm, bao bọc
bởi những cánh rừng thông ngút ngàn làm cho Đà Lạt trở nên thơ mộng. Nhờ thời
tiết ấm áp, Đà Lạt trở thành nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho mọi người. Tôi
quen anh trong một bữa tiệc sinh nhật nhà bạn. Anh mang y phục của một sinh
viên Sĩ Quan Võ Bị. Dáng dấp oai phong và khuôn mặt tuấn tú của anh đã làm cho
tôi chú ý ngay từ đầu. Là một nữ sinh nội trú của Trường Couvent Des Oiseaux từ
khi lên mười sáu tuổi, tôi ít có dịp được ra ngoài. Thường khi ba tôi từ Sài
Gòn lên đưa tôi về thăm nhà, đó là những lúc tôi được đi chơi. Nay tôi đã mười
tám, cái tuổi đôi chín của tôi đã bắt đầu biết rung động, biết lắng nghe tiếng
thì thầm của trái tim.
Kể từ khi gặp anh thì
việc về thăm nhà đã không còn quan trọng với tôi nữa. Tôi bắt đầu biết hò hẹn
từ lúc đó. Chúng tôi gặp nhau vào những dịp cuối tuần, quanh quẩn trong thành
phố Đà Lạt mù sương. Anh đưa tôi đến những thắng cảnh nỗi tiếng của Đà Lạt như
đỉnh Núi Bà (Lang Biang), thung lũng tình yêu, thác Cam Ly, chèo thuyền trên Hồ
Tuyền Lâm, Hồ Than Thở… Anh hỏi tôi:
·
Đố em biết vì sao người ta gọi là hồ Than Thở không?
Tôi đã giải thích theo
một câu chuyện cổ tích mà tôi được nghe từ rất lâu:
·
Đó là chuyện tình của chàng Hoàng Tùng và nàng Mai Hương.
Chàng tham gia nghĩa quân Tây Sơn bị tử trận. Nàng nghe tin, đến bên hồ
than khóc và trầm mình chết. Hoàng Tùng về được biết người yêu tự vẫn nên nhảy
xuống hồ trầm mình chết theo. Hai người được chôn gần nhau trên một đồi thông
gần đó, thế là từ đó xuất hiện nhạc phẩm Đồi Thông Hai Mộ. Tên Hồ Than Thở
cũng do đó mà ra.
Anh
cười nhìn tôi và giải thích:
·
Em nói như vậy là không hợp lý. Khởi nghĩa Tây Sơn thời điểm
đó là Đà Lạt chưa ra đời làm gì có chuyện tham gia nghĩa quân Tây Sơn
được.
Tôi suy nghĩ và sắp xếp
lại dòng thời gian, tôi thấy anh nói đúng. Tôi chỉ cười dã lả cho khỏi bị quê
và rồi anh kể tiếp:
·
Hồ Than Thở ngày xưa người Pháp đặt tên là Lac Des Soupirs.
Soupirs có nghĩa là âm thanh của gió thổi trong rừng, ví như tiếng thở hay
là tiếng thì thào của gió. Nghĩa đen là hồ của những thanh âm vi vu của gió.
Tôi thấy anh giỏi hơn
tôi tưởng nhiều. Thời gian trôi qua, chúng tôi trở nên thân thiết với nhau hơn.
Tôi hiểu thêm về con người và gia cảnh của anh. Ba tử trận từ lúc bé, anh vào
trường Thiếu Sinh Quân và giờ đây, hiển hiện trước mắt tôi là một sinh viên
tuấn tú năm thứ ba của trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Một ngôi trường có bề dày
lịch sử oai phong lẫm liệt. Một trung tâm đào tạo những tài năng trẻ văn võ
song toàn, xứng đáng cả về tài và đức để lãnh đạo quân đội trong tương lai. Và
anh, chính anh là mẫu người mà đất nước, con người Việt Nam đặt niềm tin yêu và
hy vọng. Một năm nữa, anh sẽ ra trường với cấp bậc thiếu úy. Một năm nữa tôi
cũng sẽ ra trường với dáng vóc một cô tú kép của trường Couvent Des
Oiseaux.
Bạn tôi nhìn chúng tôi
bằng những đôi mắt ngưỡng mộ. Tình yêu của tuổi mới lớn tôi trao gởi cho anh
ngày càng thắm thiết. Thứ tình cảm trong sáng ấy đã làm anh phải suy nghĩ. Một
lần được ba tôi mời về Sài Gòn chơi, anh đã khéo léo từ chối:
·
Dạ cám ơn bác, chú của cháu cũng ở Sài Gòn, cháu sẽ sắp xếp
về thăm vào một dịp khác.
Nghe anh từ chối, tôi
man mác buồn. Lần đó tôi đã không theo ba về Sài Gòn. Tôi ở lại với anh. Tôi ở
lại với người đàn ông mà tự lúc nào đã làm cho tôi mê mệt. Anh đẹp trai, nét
đẹp trai của người đàn ông hiền lương chân thật. Phong thái đạo đức nơi anh lộ
rõ qua cách đối xử nhẹ nhàng và lối trò chuyện ôn hòa với bè bạn. Anh đã chinh
phục tôi từ phút đầu gặp nhau. Tôi, một đứa con gái chưa học xong bậc trung
học, bỗng nhiên bị quay cuồng đầu óc vì anh. “Làm sao để giữ được anh? Đẹp trai
như anh thì đám con gái như tôi sẽ vây quanh mà níu áo…”. Tôi miên man suy
nghĩ suốt ngày và ngay trong giấc ngủ, hình ảnh của anh cũng hiện về, làm cho
tôi phải trăn trở, đắn đo. Tôi ước được hóa phép thành cái máy soi, luồn lách
vào các ngăn tim của anh để coi xem có hình bóng của tôi trong đó. Anh im lặng
quá! Cái im lặng chết người. Nhưng ngược lại, đôi mắt của anh nhìn tôi sao mà
nồng nàn đến thế! Tôi quờ quạng trong vùng nửa sáng nửa tối. Yêu tôi, không yêu
tôi, yêu tôi, không yêu tôi… tôi ngắt từng cánh hoa của đóa hoàng cúc quăng
xuống đất, miệng cứ nói nhỏ yêu tôi, không yêu tôi… cho đến cánh hoa cuối cùng.
Tôi có được hai tiếng “yêu tôi”. Thế là lòng tôi rộn ràng hẳn lên. Tôi nhảy cỡn
lên, tung đài hoa vào khoảng không, la lớn: “yêu tôi”. Trời đất chứng giám,
rừng thông chứng giám cho tình yêu của tôi. Nó đơn sơ tinh khiết như một trang
giấy trắng không vướng một vết mực nào.
*BA
Lễ mãn khóa trường Võ Bị
Đà Lạt năm nào cũng được tổ chức theo một nghi lễ truyền thống rất trọng thể.
Tôi và đứa bạn có mặt từ rất sớm. Dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay, tôi thấy
anh uy nghi và sáng lóa trong bộ lễ phục của một sinh viên Võ Bị Quốc Gia.
Chiếc cầu vai đỏ làm cho anh càng thêm rực rỡ. Anh được gắn lon Thiếu Úy kể từ
giây phút đó. Văn bằng cử nhân khoa học ứng dụng Đà Lạt cũng được trao tay. Tôi
say mê nhìn anh không chớp mắt. Trời Đà Lạt hôm đó trong vắt một màu xanh tràn
đầy hy vọng. Niềm hy vọng của một sinh viên Sĩ Quan Võ Bị sắp rời xa mái trường
để nhập cuộc dấn thân vào vùng lửa đạn, gánh lấy vai trò bảo vệ tổ quốc, gìn
giữ non sông.
Cuối buổi lễ, tôi ôm bó
hoa chạy rất nhanh đến bên anh, tôi muốn ôm anh thật chặt vào vòng tay bé nhỏ
của mình. Nhưng bỗng nhiên tôi khựng lại và hết sức ngỡ ngàng, anh đang đứng
với hai người phụ nữ, một già và người kia thì nhỏ hơn, trạc độ tuổi tôi. Thấy
tôi đứng sững không bước thêm bước nào, anh tới nắm tay tôi dẫn đến trước mặt người
phụ nữ lớn tuổi và cho biết đó là mẹ anh, còn cô gái là người em ruột của anh.
Tôi nhẹ người, bao nhiêu ý nghĩ nghi ngờ vụt tan biến, tôi cúi đầu lí nhí mấy
chữ “con chào bác” rồi xây qua cười hòa với người em gái. Sau đó anh kéo tôi
vào chụp một tấm hình kỉ niệm với mẹ và em gái mình. Từ giây phút đó, tôi biết
anh không có người con gái nào khác nữa ngoài tôi. Tôi hiểu ra rằng trong một
góc khuất của trái tim anh đang giữ hình bóng của tôi.
Ngày anh ra trường trở
thành Thiếu Úy tôi bắt đầu bước vào năm thứ nhất Đại Học Văn Khoa Sài Gòn.
Chúng tôi xa Đà Lạt từ đó. Anh về Sài Gòn nghỉ phép một thời gian rồi đi nhận
nhiệm sở. Ba tôi có ngỏ ý muốn gởi gắm cho anh ở nội thành, nhưng anh đã dứt
khoát từ chối. Trong thời gian chờ đợi để xa nhau, chúng tôi có những giây phút
hạnh phúc ngắn ngủi bên nhau rất quý hiếm. Chiến cuộc lúc đó ngày càng leo
thang khốc liệt. Tôi cố giấu nỗi buồn vào trong. Tuổi trẻ chúng tôi đối diện
với một tương lai không mấy sáng sủa. Ngày anh lên đường xông pha chiến trận, chúng
tôi có một bữa cơm chia tay. Tôi đã khóc. Sự im lặng của anh suốt thời gian qua
và cho đến giờ phút này tôi đã hiểu ra hết mọi lý lẽ. Anh nắm tay tôi, qua đôi
mắt, tôi thấy anh rất buồn. Anh thấu hiểu tất cả những suy nghĩ trong tận cùng
ngõ ngách trái tim tôi. Anh biết tôi muốn gì. Điều ước muốn rất thường tình của
những người con gái khi đến tuổi biết yêu. Nhưng anh đã cho tôi biết là “chúng
ta không thể”. Không chỉ riêng mình anh không thể mà cả tôi cũng không
thể.
Vâng, “không thể” vì
chúng ta sinh ra nhằm thế kỉ của chiến tranh, của đau thương tang tóc… Tuổi trẻ
của chúng ta bị xô vào một ngõ cụt mà bản thân không thể quyết định được bất cứ
điều gì ngoài việc cầm súng bắn vào những người cùng màu da, cùng ngôn ngữ.
Tuổi trẻ chúng ta như đang mò mẫm, quờ quạng trong một con đường hầm tối tăm
không lối thoát. Con đường đầy khói bụi chiến tranh. Anh không muốn tôi trở
thành góa phụ khi còn quá trẻ. Anh khuyên tôi nên tìm một người xứng đáng để
bảo đảm cho một cuộc sống tương lai.
Tôi gục đầu nước mắt dàn
dụa. Những kỉ niệm của Đà Lạt mù sương bỗng chốc sáng lên trong tôi rồi dần dần
lịm xuống. Hết rồi những buổi sớm bên bờ Hồ Xuân Hương, dưới làn sương mờ ảo
chen kẽ từng sợi nắng xuyên cánh rừng thông. Hết rồi con đường vòng Lâm Viên
với ngọn gió Bắc chập chùng se lạnh.
Loáng thoáng đâu đây tôi
nghe giọng ngâm của một bài thơ não ruột:
“……
“Anh làm thân Kinh Kha
“Góc núi đầu non ngày
đêm chống giặc
“Rồi một hôm,
“Nhận tin ngựa hồng ngã
gục
“Trên chiến trường khói
súng ngút ngàn bay
“Em không trong tay
“Dù đã thật sự mất nhau…
từ những ngày tháng đó
“Anh hôm nay,
“Một chân gởi chiến
trường mù sa lửa đỏ
“Một chân trở về với
chiếc nạng gỗ cô đơn
“Không dám nhìn người
tình cũ năm năm
“Cô bé ngày xưa viết
hoài một khúc tình ca
“Trọn đời yêu Võ Bị
“……
(1)
*BỐN
Lá thư cuối cùng anh gởi
cho tôi như có một sức mạnh vô hình trói buộc cuộc đời tôi vào số kiếp của
anh:
“Em yêu,
Khi mở lá thư này, em
hãy nhìn cho thật kĩ khung trời rạng rỡ màu xanh bên ngoài cửa sổ kia. Em hãy
nhìn màu xanh bằng ánh mắt sáng ngời hy vọng. Tất cả chim muông cây cỏ chứng
giám cho lòng anh. Anh rất yêu em! Mối tình hoa mộng đầu tiên của tuổi mới lớn,
anh sinh viên Võ Bị và cô gái nữ sinh trường Couvent Des Oiseaux đẹp biết chừng
nào! Rừng thông Đà Lạt, núi đồi Lang Biang, suối nước Camly… cất giữ cho chúng
ta bao nhiêu kỉ niệm? Nhưng rồi cuối cùng anh thấy nó vô thường và mong manh
quá! Có nhiều điều khiến anh không thể đến với em. Em có hiểu không? Anh còn
gánh nặng món nợ với non sông đất nước. Còn bổn phận đối với quê hương đồng
bào, em có hiểu không? Anh phải đi đúng con đường dành riêng cho lý tưởng thanh
niên, lý tưởng của người trai thời loạn. Em, một người con gái mới lớn, em còn
cả một tương lai rộng mở phía trước. Gia đình em sẽ trải những tấm thảm mượt mà
cho em bước, vì em là đứa con gái duy nhất mà anh thường đùa là “con gái rượu”.
Anh bị chúng bạn ganh tỵ chỉ vì quen em là con gái rượu. Em có hiểu không? Khi
đối diện với ba và gia đình em, anh lại thấy mình càng không thể đến với em. Em
như một cái trứng non được ấp ủ, nâng niu chìu chuộng. Đón em về, liệu anh có
thể đem đến cho em một cuộc sống bình an sung túc được không? Chỗ đứng của em
không thể là góa phụ. Nơi ở của em không thể là phòng không chiếc bóng, ngày
đêm làm chinh phụ ngóng trông chồng. Em yêu, em đừng khóc, anh biết là em đang
khóc. Cái trẻ con của em là ở đó. Chính cái trẻ con ấy đã khiến anh đôi lúc
phải mềm lòng. Nhưng những người lính như bọn anh, không được phép mềm yếu. Dẫu
biết sự cứng rắn có khi sẽ làm cho con người trở nên băng giá, như em đã có lần
nói “anh thật vô tình!”. Anh rất xin lỗi em. Hãy cố gắng xứng đáng là đứa con
hiếu thảo với ba mẹ em. Hãy trở thành con người hữu ích cho xã hội và nhất là
đứa em gái, cô nữ sinh Couvent Des Oiseaux, xinh đẹp sống mãi trong trái tim
anh. Mãi yêu em.
H.T.
Tôi ở hậu phương, ngày
ngày theo dõi tình hình chiến sự. Chiến tranh bùng nổ một cách tàn khốc. Anh
trôi xuôi theo bốn vùng chiến thuật, từ Quảng Trị, Khe Sanh, Hạ Lào, Charlie,
Pleiku, An Lộc… Những lá thư từ chiến tuyến gởi về, anh nói nhiều về những trận
đánh, những nơi chốn anh đi qua, những người bạn ngã xuống… Anh chẳng đá động
gì đến nỗi nhớ thương mà người em gái hậu phương đang ngày đêm mong đợi. Anh
cũng không hứa hẹn gì về những giờ phép về thăm nhà. Chỉ toàn là những giây
phút bất ngờ, thoáng hiện rồi thoáng đi. Anh không cho tôi một cơ hội để hy
vọng vì chung quanh anh, lằn ranh của cái sống và sự chết rất mỏng manh. Nhưng
tôi vẫn cứ hy vọng.
Cơn lốc chiến tranh trở
nên dữ dội vào những ngày cuối tháng 4 năm 75. Sự hoảng loạn bùng phát một cách
ghê gớm. Chính thể Việt Nam Cộng Hòa bị thay đổi. Tôi ngậm ngùi theo gia đình
xuống tàu vượt thoát và hoàn toàn mất tin tức của anh sau cái ngày oan nghiệt
30 tháng 4.75.
Trên đất Mỹ, gia đình
tôi phải bắt đầu lại từ đầu. Tôi bỏ ngang việc học, lo đi làm. Sống giữa một
đất nước tự do, tiến bộ, với nhiều cơ hội để học hỏi và thăng tiến, tôi cố gắng
hội nhập vào đời sống mới, gầy dựng cho mình một vốn kiến thức căn bản vững
chắc. Tôi tận dụng và khai thác tất cả những tinh hoa văn hóa của nước Mỹ để
vun bồi cho vườn hoa trí tuệ của mình. Thời gian quen dần, tôi lấy thêm giờ học
vào buổi tối. Lo đi làm, lo đến lớp học, quần quật với những bài tập làm thêm ở
nhà, tôi quên mất bản thân, quên mất hình ảnh của anh với mối tình đầu một thời
hoa mộng.
Bước vào độ tuổi 50, tôi
trở nên điềm đạm, trầm tĩnh hơn. Ngoài giờ làm ở hãng, buổi tối về nhà, tôi
thường xem tin tức trên ti vi. Tôi biết cộng đồng người Việt bây giờ đã ổn định
và dần dần lớn mạnh. Họ bắt đầu kêu gọi tìm đến nhau qua những buổi hội họp nay
chỗ này, mai chỗ nọ. Một buổi tối, tình cờ tôi nghe loáng thoáng phát ngôn viên
đài truyền hình đọc lá thư mời họp mặt của trường Võ Bị Đà Lạt khóa…, tôi chợt
tỉnh người vụt nhớ đến anh. Tôi lao vào tìm kiếm, thăm dò... Tôi mua vội tờ báo
tìm tòi trong mục sinh hoạt cộng đồng để biết thêm vài chi tiết về cuộc hội ngộ
ấy. Hai tuần nữa là đến ngày họp mặt của các anh. Tôi có mười bốn đêm để nguyện
cầu. Trước hình tượng Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, tôi thành tâm khấn nguyện “cho con
gặp lại anh”. Dù anh có thế nào, trên đôi nạng gỗ hay trên chiếc xe lăn, tôi sẽ
mãi vẫn là cô học sinh Couvent Des Oiseaux bé nhỏ sống mãi trong trái tim của
anh.
Sáng sớm hôm ấy, tôi tìm
đến địa chỉ tổ chức hội ngộ. Đó là một căn nhà có khoảng sân vườn rất rộng phía
sau. Tôi thấy khá đông người được sắp xếp ngồi rất thứ tự trên những chiếc ghế
xếp có tựa lưng. Từ đằng sau tôi tìm chỗ đứng trong một góc khuất và quan sát,
tìm kiếm… Nhìn các vị trong ban tổ chức làm việc, tôi thấy họ thân thiện cởi mở
trong tình huynh đệ chi binh. Các anh thay phiên nhau lên sân khấu phát biểu.
Họ kể cho nhau nghe những kỉ niệm chiến trường, những vui buồn đời lính. Họ
chia sẻ với nhau những khoảnh khắc đau thương khi nhìn thấy huynh đệ của mình
ngã xuống trước mũi súng quân thù. Cũng có anh rơm rớm nước mắt trang trải nỗi
lòng khi nhìn vợ trong tay một người đàn ông khác vào giờ khắc được trả tự do
sau hơn chín năm tù đày. Có nỗi đau nào lớn hơn thế.
Những giây phút tâm tình
qua đi. Giờ ăn bắt đầu. Mỗi người được phát một hộp cơm có đũa và nỉa kèm theo.
Các anh vừa ăn, vừa thưởng thức văn nghệ. Ca sĩ là những anh chị trong gia đình
Võ Bị. Tôi chỉ là một người khách tự nguyện đến, không liên hệ gì với Võ Bị,
tôi xin ghi tên tham gia một tiết mục, ban tổ chức rất sẵn sàng.
Tôi cất tiếng hát, rất
tự tin. Tôi hát với tất cả tấm lòng mong mỏi và hy vọng được gặp lại anh, cho
dù thật mong manh, nhưng nếu đã có sự gắn kết của số phận thì niềm hy vọng ấy
sẽ thành hiện thực.: “Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại, xin trả lời mai
mốt anh về…”(2). Tôi tin anh sẽ trở về, dù là với đôi nạng gỗ hay trên chiếc xe
lăn thì mãi mãi anh vẫn bất diệt trong trái tim tôi. Bài hát vừa dứt,
những tràng pháo tay nổ ra liên tục. Tôi vẫn đứng yên, chưa chịu buông micro,
mọi người im lặng chờ nghe tôi muốn bày tỏ điều gì… “Thưa các anh, tôi tên là
Đinh Hương, trước là học sinh trường Couvent Des Oiseaux Đà Lạt, xin được tìm
anh Trần Hoàng, Võ Bị khóa 28, xin hỏi có ai biết không ạ?”. Tôi đứng im chờ
đợi trong hy vọng mong manh. Tôi nhìn theo những cánh tay chỉ trỏ. Một người
đẩy xe lăn từ từ về phía tôi. Khoảng cách chừng năm mét, tôi kịp nhìn thấy anh.
Đúng, đúng là anh rồi. Đôi mắt ấy, đôi mắt ẩn dấu một nét buồn thăm thẳm. Cũng
bộ lễ phục Võ Bị ngày xưa, nhưng bây giờ, anh phải ngồi trên chiếc xe lăn thay
vì đứng hiên ngang dưới bầu trời cao rộng. Tôi chạy ùa về phía anh. Tất cả mọi
người im lặng. Không gian như chùng xuống. Những cảm giác trái ngược nhau, vừa
đớn đau, vừa hạnh phúc đang tràn về trong tôi. Tôi quỵ xuống trước mặt anh,
trước mặt mọi người… Đôi tay của tôi bỗng hụt hẫng không có điểm tựa và tuột
dài xuống đất. Anh đã không còn đôi chân. Tôi nghe tiếng gào đau đớn từ trong
tiềm thức ‘Trời ơi!” rồi ôm choàng lấy thân thể anh. Anh cứ ngồi yên mặc dù đôi
tay vẫn cử động được bình thường. Anh im lặng nhìn tôi, ánh mắt ấy vẫn trong
sáng như ngày nào. Sự im lặng của anh như một lời thú tội của người thua cuộc.
Ngày xưa, anh cũng im lặng như thế, nhưng sự im lặng của chào thua số phận. Tôi
hiểu ra điều ấy và nói lớn trước mặt mọi người: “Anh Hoàng, Em yêu anh, mãi mãi
em vẫn yêu anh, người con Võ Bị”.
Hoan hô! Hoan hô! Những
tràng pháo tay vang lên liên tục không ngừng nghỉ kèm với tiếng chúc mừng...
chúc mừng… Những bó hoa lần lượt được trao đến tận tay chúng tôi. Anh nở
nụ cười. Lần đầu tiên tôi thấy nụ cười hạnh phúc trên đôi môi anh.
Tôn
Nữ Áo Tím
Tue, May 5 at 10:33 AM
Saigon Trùng Trùng Nỗi
Nhớ!
Nhìn lại những hình
ảnh cũ của Sàigòn xưa sao thấy vừa buồn, vừa nhớ, nhưng lại rất thân thuơng,
cảnh vật và người sao yên hòa, đằm thắm,bình lặng, đáng yêu...không như cảnh bừa
bộn nhốn nháo, tranh lấn vô trật tự hiện nay...cảnh và lời thơ tiếng nhạc làm
lòng mình chùng hẳn xuống
Từ Lệnh Bỏ Huế
ngày 25/3/1975: Vĩnh Biệt Chốn Kinh Kỳ
Những ngày này 44 năm
trước, Việt Nam Cộng Hoà bị đồng minh Hoa Kỳ đẩy tới đường cùng. Số phận của
Huế và cả nền Cộng Hoà tại miền Nam hầu như được quyết định trong hai phiên họp
khẩn cấp tại Dinh Độc Lập ngày 25 và 26/3/1975. Để tưởng nhớ ngày phải rời bỏ
Huế năm xưa, mời quý vị đọc lại bài viết của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, nguyên
Tổng Trưởng Kế Hoạch trong chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, tác giả sách “Khi Đồng
Minh Tháo Chạy” và “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu”.}
20200506 BTBD 08
Hình chụp hôm 24/3/1975, tàu Hải quân Việt Nam Cộng Hoà chở dân di tản từ Huế
cập bến Đà Nẵng.
Vua nước Chiêm Thành là Chế Mân, người anh hùng chiến thắng được cả quân Nguyên Mông, thế mà lại phải đầu hàng trước nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của Huyền Trân Công Chúa. Ông liền dâng cả miền đất của Châu Ô, Châu Rí cho Việt Nam để làm quà sính lễ xin cưới Huyền Trân về làm vợ. Nàng hy sinh, giúp mở được con đường Nam Tiến. Vua Trần đổi tên hai châu thành Thuận Châu và Hoá Châu, gọi tắt là Thuận Hoá. Chữ “Hoá” dần dần đọc trại đi thành “Huế.”
Câu chuyện lãng mạn ấy đi đôi với cái phong cảnh nhẹ nhàng, quyến rũ của miền đất này. Lăng tẩm, Thành nội, Thành ngoại, đầm sen toả hương thơm ngát. Rồi những buổi chiều tím, những đêm trăng mờ, những con đò nho nhỏ. Nếu ta dừng lại ở vài bậc chót khi lên Chùa Thiên Mụ mà ngắm cảnh hoàng hôn rực rỡ trên dòng Sông Hương thì sẽ thấy lòng mình lắng xuống, rồi như bị cuốn vào với tiếng chuông chùa, ngân vang vào không trung: ai đi xa Huế làm sao quên được Sông Hương?
Cái cảnh nửa đi nửa ở không phải chỉ ám ảnh người lữ khách khi phải lìa xa nơi Cố đô, nhưng nó còn làm cho các nhà quân sự trăn trở không ít khi phải vĩnh biệt chốn Kinh Kỳ vào cuối tháng Ba năm ấy. Lúc thì cố thủ, lúc thì rút quân, rút xong lại muốn quay về giữ Huế, cứ dùng dằng mãi.
Trong một báo cáo tối mật của Tướng Fred Weyand gửi Tổng Thống Gerald Ford sau chuyến viếng thăm chiến trường Miền Nam vào cuối tháng 3, 1975, ông nói tới hậu quả bi đát của việc cúp hết viện trợ làm tê liệt khả năng chiến đấu của Việt Nam Cộng Hoà. Về cuộc họp tại Dinh Độc Lập trước khi bỏ Huế (13/3), ông bình luận:
“Trong mười hai ngày tiếp theo sau bưổi họp này (từ 13 tới 25), có sự băn khoăn lớn lao (critical desolation) từ phía Quân Đoàn I và Sàigòn về việc nên giữ lại những phần nào ở Quân Đoàn I, nhất là về việc có nên hay không nên giữ Huế”.
TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN
◾Anh Trưởng hả? Liệu có giữ được Huế không?
Tổng Thống Thiệu hỏi Tướng Ngô Quang Trưởng qua điện thoại. Hôm đó là ngày 25 tháng 3, 1975. Một cuộc họp tại Dinh Độc Lập dưới quyền chủ toạ của Tổng Thống Thiệu lúc 9 giờ 30 sáng. Hiện diện: ngoài Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm.
Về phía quân sự: Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên.
Về phía dân sự: Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc, Tổng Trưởng Kế Hoạch Nguyễn Tiến Hưng.
Khi mọi người đã đến đông đủ, một bầu không khí im lặng ghê rợn bao phủ phòng họp. Những điểm mầu đỏ đánh dấu vị trí đồn trú của quân đội Bắc Việt trên tấm bản đồ lớn trên tường đã mọc lên như nấm. Cuộc duyệt xét tình hình quân sự bắt đầu.
Sau khi Tướng Khuyên trình bày về tình hình Quân Khu I và II, Tổng Thống Thiệu nhấc máy điện thoại gọi Tướng Trưởng hỏi xem có giữ được Huế hay không. Rồi ông nhắc lại câu trả lời từ đầu giây bên kia:
◾Trung Tướng Trưởng: “Nếu có lệnh, thì giữ.”
◾Tổng Thống Thiệu: “Liệu giữ được bao lâu?”
◾Trung Tướng Trưởng: “Ngày một ngày hai.”
◾Tổng Thống Thiệu: “Vậy nếu không giữ được, phải quyết định ngay, và nếu quyết định (bỏ Huế) thì phải làm cho lẹ.”
Vì những biến cố về Huế còn đặt ra nhiều nghi vấn nên chúng tôi đã ghi lại thật rõ trong cuốn sách Tâm Tư Tổng Thống Thiệu về những diễn tiến ở Dinh Độc Lập có liên hệ tới Quân Đoàn I vào tháng 3/1975, cùng với suy tư của Tổng thống Thiệu và Trung Tướng Trưởng. Thêm vào đó là tường thuật của Đại Tướng Viên và những tài liệu của Hoa Kỳ (xem Tâm Tư Tổng Thống Thiệu, Chương 3).
CUỘC HỌP TẠI DINH ĐỘC LẬP NGÀY 19 THÁNG 3
Trong bối cảnh ấy thì sáng ngày 19/3, Tướng Trưởng bay vào Sàigòn để trình bày kế hoạch rút lui lên tổng thống, lần này có sự hiện diện của cả Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Sự hiện diện của cụ Hương là việc bất thường, vì xưa nay khi bàn chuyện quân sự ông Thiệu thường chỉ mời có các ông Khiêm, Viên và Quang mà thôi. Chắc lúc đó, ông phải nhờ đến sự ủng hộ của Phó Tổng Thống để thuyết phục Tướng Trưởng nên bỏ Huế.
Theo Đại Tướng Viên thuật lại trong cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hoà (trang 162-163):
Tướng Trưởng trình bày kế hoạch với hai giải pháp:
Kế hoạch thứ nhất: nếu Quốc lộ 1 còn sử dụng được, quân ông sẽ rút từ Huế về Đà Nẵng và từ Chu Lai về Đà Nẵng.
Kế hoạch thứ hai: nếu Quốc lộ 1 bị cắt, các lực lượng sẽ rút vào ba cứ điểm là Chu Lai, Huế, và Đà Nẵng, nhưng Huế và Chu Lai chỉ là hai nơi tập trung quân để cuối cùng thì rút về Đà Nẵng bằng đường biển. Đà Nẵng sẽ là điểm phòng thủ chánh do bốn Sư Đoàn Bộ Binh và bốn Liên Đoàn Biệt Động Quân.
Vì lúc ấy không thể rút quân theo kế hoạch thứ nhất được vì đoạn đường Huế – Đà Nẵng, Chu Lai – Đà Nẵng đã bị chốt, làn sóng tỵ nạn lại đang từ mọi ngả dùng con lộ duy nhất này để chạy về Đà Nẵng, nên Tướng Trưởng kết luận: “Chúng ta chỉ có một chọn lựa, và chúng ta phải thi hành ngay trước khi quá trễ”. Chọn lựa của Tướng Trưởng là rút quân về Huế, Đà Nẵng, Chu Lai và lợi dụng những công sự phòng thủ đã có trong thành phố, hay địa hình chung quanh, như những cao điểm của những ngọn đồi ngoại thành để chống cự.
Trong cuộc họp ngày 19 tháng 3, Tổng Thống Thiệu kể lại là ông đã miễn cưỡng chấp thuận kế hoạch thứ hai của ông Trưởng vì ông Trưởng nói không còn đường nào tháo lui khỏi Huế được nữa vì Quốc lộ 1 đã bị chặn: “Tôi nói với tướng Trưởng là mặc dầu lịch sử có thể phán xét tôi như một thằng ngu (imbécile) nhưng vì lòng tôi đối với đất nước, tôi đồng ý”. Sau đó ông Thiệu tiễn ông Trưởng ra khỏi Dinh Độc Lập và nói:
– Tôi đợi đến khi anh về tới Đà Nẵng rồi sẽ tuyên bố cố thủ Huế trên đài phát thanh.
Tổng Thống Thiệu thêm: khi về tới Đà Nẵng thì “Ông Trưởng gọi điện thoại để yêu cầu tôi hãy hoãn lại việc tuyên bố tử thủ Huế trên đài phát thanh, vì có thể ta không giữ nổi Huế”. Tôi hỏi tại sao Tướng Trưởng lại thay đổi? Tổng Thống Thiệu trả lời: “Lý do là khi máy bay vừa đáp xuống Đà Nẵng, Tướng Trưởng nghe Tướng (Lâm Quang) Thi, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I báo cáo là Quân Đội Bắc Việt đã bắt đầu pháo vào Bộ Chỉ Huy rồi.
Việc Tướng Thi báo cáo Bộ Tư Lệnh của ông đã bị pháo thì Đại Tướng Viên cũng xác nhận trong cuốn hồi ký của ông (sđd., trang 164-165). Nhưng việc Tướng Trưởng xin hoãn tuyên bố cố thủ Huế trên đài phát thanh thì chưa thấy ai nói tới. Cũng theo lời Tổng Thống Thiệu, vì ông đã miễn cưỡng đồng ý với Tướng Trưởng về việc giữ Huế mà bây giờ lại thấy ông Trưởng dè dặt, lung lạc nên nhân cơ hội này, ông Thiệu lại nói thêm về việc nên bỏ Huế. Ông cho ông Trưởng biết là cả Phó Tổng Thống, cả Thủ Tướng đều chống lại việc giữ cả hai nơi – Huế và Đà Nẵng – cùng một lúc.
Nhưng mặc dù Tổng Thống Thiệu tỏ ý dè dặt, Tướng Trưởng vẫn tiến hành kế hoạch giữ ba cứ địa Huế, Chu Lai và Đà Nẵng, vì Quốc Lộ 1 đã bị chận rồi, không thể rút được nữa, vả lại ông cho rằng Tổng Thống tuy dè dặt nhưng chưa rút lại lệnh đó.
Vào thời điểm này thì đài BBC luôn loan báo đầy đủ chi tiết về cuộc triệt thoái Pleiku và tiên đoán là quân đội Bắc Việt sẽ tới vùng phụ cận Sàigòn trong vòng vài ba tuần lễ vì Quốc lộ 14 từ Ban Mê Thuột đã mở rộng.. Đài VOA thì tường thuật về vụ nhóm Dân chủ ở Hạ viện đã bỏ phiếu chống viện trợ bổ túc cho Miền Nam (ngày 12 tháng 3) với số phiếu 189-49; rồi nhóm ở Thượng viện theo sau với số phiếu 34-6. Binh sĩ nghe liên tục như vậy nên tinh thần sa sút rất nhanh. Từ Miền Trung, đơn xin tiếp liệu về thực phẩm, dược phẩm, nhà tạm trú cho gia đình binh sĩ và nhân dân di tản tới tấp bay về Sàigòn, nhưng chính phủ trung ương đã hầu như cạn kiệt
Vua nước Chiêm Thành là Chế Mân, người anh hùng chiến thắng được cả quân Nguyên Mông, thế mà lại phải đầu hàng trước nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của Huyền Trân Công Chúa. Ông liền dâng cả miền đất của Châu Ô, Châu Rí cho Việt Nam để làm quà sính lễ xin cưới Huyền Trân về làm vợ. Nàng hy sinh, giúp mở được con đường Nam Tiến. Vua Trần đổi tên hai châu thành Thuận Châu và Hoá Châu, gọi tắt là Thuận Hoá. Chữ “Hoá” dần dần đọc trại đi thành “Huế.”
Câu chuyện lãng mạn ấy đi đôi với cái phong cảnh nhẹ nhàng, quyến rũ của miền đất này. Lăng tẩm, Thành nội, Thành ngoại, đầm sen toả hương thơm ngát. Rồi những buổi chiều tím, những đêm trăng mờ, những con đò nho nhỏ. Nếu ta dừng lại ở vài bậc chót khi lên Chùa Thiên Mụ mà ngắm cảnh hoàng hôn rực rỡ trên dòng Sông Hương thì sẽ thấy lòng mình lắng xuống, rồi như bị cuốn vào với tiếng chuông chùa, ngân vang vào không trung: ai đi xa Huế làm sao quên được Sông Hương?
Cái cảnh nửa đi nửa ở không phải chỉ ám ảnh người lữ khách khi phải lìa xa nơi Cố đô, nhưng nó còn làm cho các nhà quân sự trăn trở không ít khi phải vĩnh biệt chốn Kinh Kỳ vào cuối tháng Ba năm ấy. Lúc thì cố thủ, lúc thì rút quân, rút xong lại muốn quay về giữ Huế, cứ dùng dằng mãi.
Trong một báo cáo tối mật của Tướng Fred Weyand gửi Tổng Thống Gerald Ford sau chuyến viếng thăm chiến trường Miền Nam vào cuối tháng 3, 1975, ông nói tới hậu quả bi đát của việc cúp hết viện trợ làm tê liệt khả năng chiến đấu của Việt Nam Cộng Hoà. Về cuộc họp tại Dinh Độc Lập trước khi bỏ Huế (13/3), ông bình luận:
“Trong mười hai ngày tiếp theo sau bưổi họp này (từ 13 tới 25), có sự băn khoăn lớn lao (critical desolation) từ phía Quân Đoàn I và Sàigòn về việc nên giữ lại những phần nào ở Quân Đoàn I, nhất là về việc có nên hay không nên giữ Huế”.
TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN
◾Anh Trưởng hả? Liệu có giữ được Huế không?
Tổng Thống Thiệu hỏi Tướng Ngô Quang Trưởng qua điện thoại. Hôm đó là ngày 25 tháng 3, 1975. Một cuộc họp tại Dinh Độc Lập dưới quyền chủ toạ của Tổng Thống Thiệu lúc 9 giờ 30 sáng. Hiện diện: ngoài Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm.
Về phía quân sự: Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên.
Về phía dân sự: Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc, Tổng Trưởng Kế Hoạch Nguyễn Tiến Hưng.
Khi mọi người đã đến đông đủ, một bầu không khí im lặng ghê rợn bao phủ phòng họp. Những điểm mầu đỏ đánh dấu vị trí đồn trú của quân đội Bắc Việt trên tấm bản đồ lớn trên tường đã mọc lên như nấm. Cuộc duyệt xét tình hình quân sự bắt đầu.
Sau khi Tướng Khuyên trình bày về tình hình Quân Khu I và II, Tổng Thống Thiệu nhấc máy điện thoại gọi Tướng Trưởng hỏi xem có giữ được Huế hay không. Rồi ông nhắc lại câu trả lời từ đầu giây bên kia:
◾Trung Tướng Trưởng: “Nếu có lệnh, thì giữ.”
◾Tổng Thống Thiệu: “Liệu giữ được bao lâu?”
◾Trung Tướng Trưởng: “Ngày một ngày hai.”
◾Tổng Thống Thiệu: “Vậy nếu không giữ được, phải quyết định ngay, và nếu quyết định (bỏ Huế) thì phải làm cho lẹ.”
Vì những biến cố về Huế còn đặt ra nhiều nghi vấn nên chúng tôi đã ghi lại thật rõ trong cuốn sách Tâm Tư Tổng Thống Thiệu về những diễn tiến ở Dinh Độc Lập có liên hệ tới Quân Đoàn I vào tháng 3/1975, cùng với suy tư của Tổng thống Thiệu và Trung Tướng Trưởng. Thêm vào đó là tường thuật của Đại Tướng Viên và những tài liệu của Hoa Kỳ (xem Tâm Tư Tổng Thống Thiệu, Chương 3).
CUỘC HỌP TẠI DINH ĐỘC LẬP NGÀY 19 THÁNG 3
Trong bối cảnh ấy thì sáng ngày 19/3, Tướng Trưởng bay vào Sàigòn để trình bày kế hoạch rút lui lên tổng thống, lần này có sự hiện diện của cả Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Sự hiện diện của cụ Hương là việc bất thường, vì xưa nay khi bàn chuyện quân sự ông Thiệu thường chỉ mời có các ông Khiêm, Viên và Quang mà thôi. Chắc lúc đó, ông phải nhờ đến sự ủng hộ của Phó Tổng Thống để thuyết phục Tướng Trưởng nên bỏ Huế.
Theo Đại Tướng Viên thuật lại trong cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hoà (trang 162-163):
Tướng Trưởng trình bày kế hoạch với hai giải pháp:
Kế hoạch thứ nhất: nếu Quốc lộ 1 còn sử dụng được, quân ông sẽ rút từ Huế về Đà Nẵng và từ Chu Lai về Đà Nẵng.
Kế hoạch thứ hai: nếu Quốc lộ 1 bị cắt, các lực lượng sẽ rút vào ba cứ điểm là Chu Lai, Huế, và Đà Nẵng, nhưng Huế và Chu Lai chỉ là hai nơi tập trung quân để cuối cùng thì rút về Đà Nẵng bằng đường biển. Đà Nẵng sẽ là điểm phòng thủ chánh do bốn Sư Đoàn Bộ Binh và bốn Liên Đoàn Biệt Động Quân.
Vì lúc ấy không thể rút quân theo kế hoạch thứ nhất được vì đoạn đường Huế – Đà Nẵng, Chu Lai – Đà Nẵng đã bị chốt, làn sóng tỵ nạn lại đang từ mọi ngả dùng con lộ duy nhất này để chạy về Đà Nẵng, nên Tướng Trưởng kết luận: “Chúng ta chỉ có một chọn lựa, và chúng ta phải thi hành ngay trước khi quá trễ”. Chọn lựa của Tướng Trưởng là rút quân về Huế, Đà Nẵng, Chu Lai và lợi dụng những công sự phòng thủ đã có trong thành phố, hay địa hình chung quanh, như những cao điểm của những ngọn đồi ngoại thành để chống cự.
Trong cuộc họp ngày 19 tháng 3, Tổng Thống Thiệu kể lại là ông đã miễn cưỡng chấp thuận kế hoạch thứ hai của ông Trưởng vì ông Trưởng nói không còn đường nào tháo lui khỏi Huế được nữa vì Quốc lộ 1 đã bị chặn: “Tôi nói với tướng Trưởng là mặc dầu lịch sử có thể phán xét tôi như một thằng ngu (imbécile) nhưng vì lòng tôi đối với đất nước, tôi đồng ý”. Sau đó ông Thiệu tiễn ông Trưởng ra khỏi Dinh Độc Lập và nói:
– Tôi đợi đến khi anh về tới Đà Nẵng rồi sẽ tuyên bố cố thủ Huế trên đài phát thanh.
Tổng Thống Thiệu thêm: khi về tới Đà Nẵng thì “Ông Trưởng gọi điện thoại để yêu cầu tôi hãy hoãn lại việc tuyên bố tử thủ Huế trên đài phát thanh, vì có thể ta không giữ nổi Huế”. Tôi hỏi tại sao Tướng Trưởng lại thay đổi? Tổng Thống Thiệu trả lời: “Lý do là khi máy bay vừa đáp xuống Đà Nẵng, Tướng Trưởng nghe Tướng (Lâm Quang) Thi, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I báo cáo là Quân Đội Bắc Việt đã bắt đầu pháo vào Bộ Chỉ Huy rồi.
Việc Tướng Thi báo cáo Bộ Tư Lệnh của ông đã bị pháo thì Đại Tướng Viên cũng xác nhận trong cuốn hồi ký của ông (sđd., trang 164-165). Nhưng việc Tướng Trưởng xin hoãn tuyên bố cố thủ Huế trên đài phát thanh thì chưa thấy ai nói tới. Cũng theo lời Tổng Thống Thiệu, vì ông đã miễn cưỡng đồng ý với Tướng Trưởng về việc giữ Huế mà bây giờ lại thấy ông Trưởng dè dặt, lung lạc nên nhân cơ hội này, ông Thiệu lại nói thêm về việc nên bỏ Huế. Ông cho ông Trưởng biết là cả Phó Tổng Thống, cả Thủ Tướng đều chống lại việc giữ cả hai nơi – Huế và Đà Nẵng – cùng một lúc.
Nhưng mặc dù Tổng Thống Thiệu tỏ ý dè dặt, Tướng Trưởng vẫn tiến hành kế hoạch giữ ba cứ địa Huế, Chu Lai và Đà Nẵng, vì Quốc Lộ 1 đã bị chận rồi, không thể rút được nữa, vả lại ông cho rằng Tổng Thống tuy dè dặt nhưng chưa rút lại lệnh đó.
Vào thời điểm này thì đài BBC luôn loan báo đầy đủ chi tiết về cuộc triệt thoái Pleiku và tiên đoán là quân đội Bắc Việt sẽ tới vùng phụ cận Sàigòn trong vòng vài ba tuần lễ vì Quốc lộ 14 từ Ban Mê Thuột đã mở rộng.. Đài VOA thì tường thuật về vụ nhóm Dân chủ ở Hạ viện đã bỏ phiếu chống viện trợ bổ túc cho Miền Nam (ngày 12 tháng 3) với số phiếu 189-49; rồi nhóm ở Thượng viện theo sau với số phiếu 34-6. Binh sĩ nghe liên tục như vậy nên tinh thần sa sút rất nhanh. Từ Miền Trung, đơn xin tiếp liệu về thực phẩm, dược phẩm, nhà tạm trú cho gia đình binh sĩ và nhân dân di tản tới tấp bay về Sàigòn, nhưng chính phủ trung ương đã hầu như cạn kiệt
NĂM NGÀY TRĂN TRỞ VỀ HUẾ
Ngày 23 tháng 3, 1975, theo Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn trong hồi ký Đất Nước Tôi: “Tướng Trưởng họp bộ tham mưu tại Đà Nẵng, ra chỉ thị cho Tướng Thi tử thủ Huế nhưng đồng thời phải có kế hoạch để sẵn sàng di tản về Đà Nẵng nếu tình thế đòi hỏi. Đến đây ai cũng nhận thấy tình hình cố đô Huế rất nguy kịch, nếu không nói là tuyệt vọng”. Sau đó, sáng ngày 24 tháng 3, Tướng Thi và Bộ Tư Lệnh Tiền Phương đáp tàu Hải Quân đi Đà Nẵng…”
Ngày 25 tháng 3, theo Đại Tướng Viên: “Tất cả các đơn vị của quân đoàn I tụ lại tại ba phòng tuyến chánh: nam Chu Lai, Đà Nẵng (kể cả Hội An) và Bắc thành phố Huế… Tinh thần binh sĩ xuống thấp và chán nản. Từ lâu, chinh chiến hết trận này đến trận nọ, nhưng chưa bao giờ họ nằm trong cảnh tuyệt vọng như vầy… Trong tình thế thất vọng đó, Quân Đoàn I nhận thêm một quân lệnh từ Dinh Độc lập: Tổng Thống Thiệu ra lệnh Tướng Trưởng dùng ba Sư Đoàn cơ hữu của Quân Đoàn để phòng thủ Đà Nẵng. Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến được đóng vai trừ bị. Đêm đó tướng Trưởng ra lệnh cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh và các đơn vị chung quanh Huế rút về Đà Nẵng…”
“Kế hoạch di tản lực lượng khỏi Huế bắt đầu bằng cách cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh và các đơn vị cơ hữu của Sư Đoàn rút ra Cửa Tư Hiền…” (sđd., 171)
.
LỆNH BỎ HUẾ NGÀY 25/3/1975
Như viện dẫn ở đầu bài, trong buổi họp ngày 25/3, sau khi Tổng Thống Thiệu hỏi Tướng Trưởng “nếu ông quyết định giữ Huế thì được bao lâu,” ông Trưởng trả lời là chỉ giữ được “ngày một ngày hai,” ông Thiệu lập lại cho mọi người nghe, rồi ra lệnh: “Vậy nếu không giữ được, phải quyết định ngay, và nếu quyết định (bỏ Huế) thì phải làm cho lẹ.”
Tới đây ông Thiệu không nhắc lại thêm các câu trả lời sau đó của ông Trưởng nữa. Ông đặt ống nói xuống, và nói: “Ông Trưởng rất depressed” (chán nản). Sau khi tham khảo với Đại Tướng Viên, Tổng Thống Thiệu ra chỉ thị cho ông gửi công điện cho Tướng Trưởng, đưa ra ba lệnh (và tôi ghi rất rõ ràng xuống cuốn sổ tay còn giữ được):
“Thứ nhất, bỏ Huế;
“Thứ hai, phải làm cho lẹ; và
“Thứ ba, tử thủ Đà Nẵng.”
Tổng Thống Thiệu thở dài: “Mình trông cậy vào ba ‘enclaves’ (cứ điểm), mà bây giờ chỉ còn một ở Đà Nẵng..” Nghe vậy, ông Bắc và tôi bàng hoàng nhìn nhau. Như vậy là đã có lệnh chính thức bỏ Huế.
Trong cuốn “Decent Interval”, tác giả Frank Snepp viết về lòng thương của Tướng Trưởng đối với binh sĩ và hậu quả như sau:
“Đang khi Tướng Trưởng trình bày với Tổng Thống Thiệu về kế hoạch của ông thì số quân mà ông cần để thi hành kế hoạch này lại đang tan rã (disintegrating). Và đó là lỗi ông ta một phần (He was partly to blame). Mấy ngày trước đó ông đã cho phép quân nhân của Sư Đoàn I được phép lo cho an toàn của gia đình họ. Ông đã làm như vậy là vì lòng thương của một Tư Lệnh đối với binh sĩ, nhưng khi Quốc lộ I đã bị chận rồi thì chỉ thị này đã dẫn tới hỗn loạn, vì sĩ quan cũng như quân nhân đã bỏ đồn từng loạt để lo cho thân nhân tìm lối thoát.”
Nơi đây, tôi mở ngoặc để nhắc lại về tình trạng kinh tế khó khăn của thân nhân người binh sĩ trước khi sụp đổ. Từ mùa Hè 1974, sau khi giá xăng dầu tăng lên gấp ba lần, ngân sách không còn đủ khả năng tăng lương cho quân đội để đáp ứng với lạm phát vì viện trợ đã bị cắt gần hết. Chính phủ chỉ định cho mỗi Bộ nhận một Sư Đoàn để tìm cách giúp đỡ.. Sư Đoàn 1 được giao cho Bộ Kế Hoạch. Trong một chuyến đi Huế thăm Sư Đoàn này, chúng tôi được Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm đưa đi thăm hỏi gia đình binh sĩ. Ông tâm sự rằng để cho thân nhân sống trong các lều, bạt ngay sát trại như thế này thì thật là nguy hiểm khi bị pháo kích và cũng thật khó khăn khi phải chuyển quân, nhưng phải chấp nhận vì với số lương quá ít ỏi, người lính phải chi tiêu chung với gia đình. Thật vậy, với 20,000 đồng một tháng (mãi lực bằng khoảng $28 đô la), người quân nhân chỉ có thể mua gạo, nước mắm cho gia đình, còn lại rất it cho những nhu cầu khác như thuốc men, may mặc, giáo dục con cái, giải trí.
*
Ngày 26 tháng 3, 1975 một buổi họp tiếp theo tại Dinh Độc Lập vào lúc 10 giờ sáng. Có mặt tại buổi họp: Tổng Thống Thiệu, Ngoại Trưởng Bắc và chúng tôi. Cuộc họp này là để bàn về việc tìm cách để cấp tốc khai thác hai bức thư của Chủ Tịch Thượng Viện Trần Văn Lắm và Chủ Tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn viết cho hai Chủ Tịch Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày hôm trước (25 tháng 3). Giữa cuộc họp thì Tổng Thống Thiệu lại nhấc điện thoại nói chuyện với Tướng Trưởng về Huế:
– Tổng Thống Thiệu: “Anh Trưởng hả? Tình hình Huế thế nào?’
– Tướng Trưởng: (theo như lời ông Thiệu nhắc lại trong phòng họp): “Đang bị đánh vài trận.”
Cùng ngày bỏ Huế, Tổng Thống Thiệu chỉ thị cho tôi trình ông bản thảo chót về bức thư cầu cứu Tổng Thống Ford. Mở đầu có câu: “Thưa Tổng Thống, lúc lá thư này tới tay Ngài, thành phố Huế có lẽ đã bị bỏ ngỏ, và rất có thể chính Sàigòn cũng bị đe doạ.” Ông Thiệu gạch ngay câu mở đầu đi vì Huế đã bị bỏ ngỏ rồi. Trên đầu thư chúng tôi đề “Saigon, March…, 1975” để trống con số về ngày gửi, vì chưa biết ông định gửi thư ngày nào. Lúc ấy ông lấy bút chì xanh viết xuống số “25” thật to, tức là “Saigon, March 25, 1975..” Tôi còn nhớ rõ khuôn mặt buồn thảm của ông lúc ấy. Ông bảo tôi đưa bản văn cho Chánh Văn Phòng Tổng Thống là Đại Tá Cầm để cho đánh máy và chuyển cho Đại Sứ Graham Martin ngay.
Gửi thư đi rồi, Tổng Thống Thiệu chờ đợi từng giây phút về phản ứng của Tổng Thống Ford..
Nhưng nhận được thư SOS, Tổng Thống Ford lờ đi, không hồi âm, măc dù khi lên nhậm chức Tổng Thống thay Tổng Thống Nixon vào mùa hè 1974 ông đã viết cho Tổng Thống Thiệu ngay ngày làm việc đầu tiên tại Toà Bạch Ốc: “Những cam kết mà nước Mỹ đã hứa hẹn với Việt Nam Cộng Hoà trong quá khứ vẫn còn hiệu lực và sẽ được hoàn toàn tôn trọng trong nhiệm kỳ của tôi” (thư ngày 10 tháng 8, 1974, xem Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 194-196). Tổng Thống Ford chỉ làm một nghĩa cử để biểu diễn. Trong cuốn hồi ký A Time to Heal (1979) ông viết lại:
“Chiều ngày 25 tháng 3 (ngày 26 giờ Sàigòn), tôi họp với các ông Kissinger, Scowcroft, Martin và Tướng Weyand, Tham Mưu Trưởng Lục Quân. Mọi người đều biết là tình hình Miền Nam rất trầm trọng, nhưng chẳng ai biết nó nguy kịch như thế nào. Tôi yêu cầu ông Weyand bay sang Sàigòn sớm nhất có thể, ở đó một tuần rồi mang về một báo cáo đầy đủ.”
Nói rằng “Chẳng ai biết nó nguy kịch như thế nào” thì đúng là nói dối. Ông đã nhận được thư SOS của Tổng Thống Thiệu và của lưỡng viện Việt Nam Cộng Hoà, lại đươc nghe Đại Sứ Graham Martin từ Sài gòn về báo cáo. Sau này Đại Sứ Martin còn nói lại với chúng tôi là sau khi ông họp nhiều lần với Tổng Thống Thiệu, cũng như đã có đầy đủ tin tức chiến trường do ông Polgar (Giám đốc CIA ở Sàigòn) cung cấp, ông đã báo cáo rất chi tiết cho cả hai ông Kissinger và Ford. Như vậy là trong hồi ký, trước sự đã rồi, Tổng Thống Ford chỉ biện luận cho hành vi phản bội của mình.
HỒN KHÍ LINH THIÊNG NƠI CỐ ĐÔ
Vừa rút khỏi Huế buổi sáng thì bưổi chiều lại một tin sét đánh, hy vọng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà để có chút tiền sống cầm hơi đã bị tan biến. Vào cuối năm 1974, một tia sáng loé lên. Có ông vua dầu lửa người xứ Arabia chiếu cố đến Miền Nam. Vua Saud al Faisal cho biết ông có rất nhiều thiện cảm với nhân dân Miền Nam và đã bí mật đồng ý cho Miền Nam vay một số tiền để mua tiếp liệu (xem Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 474).
Thật là một cơ hội quý báu. Đang lúc nguy kịch lại có nhà hảo tâm đến cứu. Vua Faisal bằng lòng cho vay dài hạn $300 triệu (để bù đắp cho số tiền vừa bị Quốc Hội Mỹ vét nạo hết). Bao nhiêu hy vọng tràn trề. Họp lên họp xuống, nhất thiết là phải thực hiện ngay kế hoạch này để tới 1975/76 còn giữ được một phần lượng nhập cảng những hàng thiết yếu. Đặc biệt là dầu, xăng, thực phẩm, thuốc men, và phân bón. Nếu quá khan hiếm những sản phẩm này thì chắc chắn sẽ có khủng hoảng lớn.
Nhưng đúng là “hoạ vô đơn chí.” Những cái rủi ro nó hay theo nhau mà đến. Đang lúc chúng tôi sửa soạn để cùng với Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc lên đường đi Riyadh đàm phán, mong sớm có giải ngân, thì đùng một cái, vua Faisal bị chính cháu ruột mình sát hại một cách thảm thương ngay trong hoàng cung.
Chính phủ Miền Nam bàng hoàng. Tổng Thống Thiệu gửi điện văn chia buồn cùng Hoàng gia, nói tới nghĩa cử cao đẹp của ngài Faisal, cầu xin cho Allah sớm đưa Ngài về nơi cực lạc. Vì tình cảm cao đẹp ấy, Việt Nam Cộng Hoà yêu cầu Hoàng gia tiếp tục thực hiện công cuộc yểm trợ Miền Nam như Ngài đã vạch ra.
Thế nhưng, trong lúc tang gia bối rối, tình hình quốc nội xáo trộn, Hoàng gia Saudi đâu còn thời giờ hay tinh thần mà để ý đến chuyện của nước khác.
Đứng về khía cạnh tâm linh, tôi tự hỏi làm sao lại có sự trùng hợp giữa cố đô Hoàng Triều Huế và ông vua xứ Saudi cùng một ngày như vậy? Phải chăng đã đến lúc vận nước suy tàn?
Nguyễn Tiến Hưng
Ngày 23 tháng 3, 1975, theo Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn trong hồi ký Đất Nước Tôi: “Tướng Trưởng họp bộ tham mưu tại Đà Nẵng, ra chỉ thị cho Tướng Thi tử thủ Huế nhưng đồng thời phải có kế hoạch để sẵn sàng di tản về Đà Nẵng nếu tình thế đòi hỏi. Đến đây ai cũng nhận thấy tình hình cố đô Huế rất nguy kịch, nếu không nói là tuyệt vọng”. Sau đó, sáng ngày 24 tháng 3, Tướng Thi và Bộ Tư Lệnh Tiền Phương đáp tàu Hải Quân đi Đà Nẵng…”
Ngày 25 tháng 3, theo Đại Tướng Viên: “Tất cả các đơn vị của quân đoàn I tụ lại tại ba phòng tuyến chánh: nam Chu Lai, Đà Nẵng (kể cả Hội An) và Bắc thành phố Huế… Tinh thần binh sĩ xuống thấp và chán nản. Từ lâu, chinh chiến hết trận này đến trận nọ, nhưng chưa bao giờ họ nằm trong cảnh tuyệt vọng như vầy… Trong tình thế thất vọng đó, Quân Đoàn I nhận thêm một quân lệnh từ Dinh Độc lập: Tổng Thống Thiệu ra lệnh Tướng Trưởng dùng ba Sư Đoàn cơ hữu của Quân Đoàn để phòng thủ Đà Nẵng. Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến được đóng vai trừ bị. Đêm đó tướng Trưởng ra lệnh cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh và các đơn vị chung quanh Huế rút về Đà Nẵng…”
“Kế hoạch di tản lực lượng khỏi Huế bắt đầu bằng cách cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh và các đơn vị cơ hữu của Sư Đoàn rút ra Cửa Tư Hiền…” (sđd., 171)
.
LỆNH BỎ HUẾ NGÀY 25/3/1975
Như viện dẫn ở đầu bài, trong buổi họp ngày 25/3, sau khi Tổng Thống Thiệu hỏi Tướng Trưởng “nếu ông quyết định giữ Huế thì được bao lâu,” ông Trưởng trả lời là chỉ giữ được “ngày một ngày hai,” ông Thiệu lập lại cho mọi người nghe, rồi ra lệnh: “Vậy nếu không giữ được, phải quyết định ngay, và nếu quyết định (bỏ Huế) thì phải làm cho lẹ.”
Tới đây ông Thiệu không nhắc lại thêm các câu trả lời sau đó của ông Trưởng nữa. Ông đặt ống nói xuống, và nói: “Ông Trưởng rất depressed” (chán nản). Sau khi tham khảo với Đại Tướng Viên, Tổng Thống Thiệu ra chỉ thị cho ông gửi công điện cho Tướng Trưởng, đưa ra ba lệnh (và tôi ghi rất rõ ràng xuống cuốn sổ tay còn giữ được):
“Thứ nhất, bỏ Huế;
“Thứ hai, phải làm cho lẹ; và
“Thứ ba, tử thủ Đà Nẵng.”
Tổng Thống Thiệu thở dài: “Mình trông cậy vào ba ‘enclaves’ (cứ điểm), mà bây giờ chỉ còn một ở Đà Nẵng..” Nghe vậy, ông Bắc và tôi bàng hoàng nhìn nhau. Như vậy là đã có lệnh chính thức bỏ Huế.
Trong cuốn “Decent Interval”, tác giả Frank Snepp viết về lòng thương của Tướng Trưởng đối với binh sĩ và hậu quả như sau:
“Đang khi Tướng Trưởng trình bày với Tổng Thống Thiệu về kế hoạch của ông thì số quân mà ông cần để thi hành kế hoạch này lại đang tan rã (disintegrating). Và đó là lỗi ông ta một phần (He was partly to blame). Mấy ngày trước đó ông đã cho phép quân nhân của Sư Đoàn I được phép lo cho an toàn của gia đình họ. Ông đã làm như vậy là vì lòng thương của một Tư Lệnh đối với binh sĩ, nhưng khi Quốc lộ I đã bị chận rồi thì chỉ thị này đã dẫn tới hỗn loạn, vì sĩ quan cũng như quân nhân đã bỏ đồn từng loạt để lo cho thân nhân tìm lối thoát.”
Nơi đây, tôi mở ngoặc để nhắc lại về tình trạng kinh tế khó khăn của thân nhân người binh sĩ trước khi sụp đổ. Từ mùa Hè 1974, sau khi giá xăng dầu tăng lên gấp ba lần, ngân sách không còn đủ khả năng tăng lương cho quân đội để đáp ứng với lạm phát vì viện trợ đã bị cắt gần hết. Chính phủ chỉ định cho mỗi Bộ nhận một Sư Đoàn để tìm cách giúp đỡ.. Sư Đoàn 1 được giao cho Bộ Kế Hoạch. Trong một chuyến đi Huế thăm Sư Đoàn này, chúng tôi được Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm đưa đi thăm hỏi gia đình binh sĩ. Ông tâm sự rằng để cho thân nhân sống trong các lều, bạt ngay sát trại như thế này thì thật là nguy hiểm khi bị pháo kích và cũng thật khó khăn khi phải chuyển quân, nhưng phải chấp nhận vì với số lương quá ít ỏi, người lính phải chi tiêu chung với gia đình. Thật vậy, với 20,000 đồng một tháng (mãi lực bằng khoảng $28 đô la), người quân nhân chỉ có thể mua gạo, nước mắm cho gia đình, còn lại rất it cho những nhu cầu khác như thuốc men, may mặc, giáo dục con cái, giải trí.
*
Ngày 26 tháng 3, 1975 một buổi họp tiếp theo tại Dinh Độc Lập vào lúc 10 giờ sáng. Có mặt tại buổi họp: Tổng Thống Thiệu, Ngoại Trưởng Bắc và chúng tôi. Cuộc họp này là để bàn về việc tìm cách để cấp tốc khai thác hai bức thư của Chủ Tịch Thượng Viện Trần Văn Lắm và Chủ Tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn viết cho hai Chủ Tịch Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày hôm trước (25 tháng 3). Giữa cuộc họp thì Tổng Thống Thiệu lại nhấc điện thoại nói chuyện với Tướng Trưởng về Huế:
– Tổng Thống Thiệu: “Anh Trưởng hả? Tình hình Huế thế nào?’
– Tướng Trưởng: (theo như lời ông Thiệu nhắc lại trong phòng họp): “Đang bị đánh vài trận.”
Cùng ngày bỏ Huế, Tổng Thống Thiệu chỉ thị cho tôi trình ông bản thảo chót về bức thư cầu cứu Tổng Thống Ford. Mở đầu có câu: “Thưa Tổng Thống, lúc lá thư này tới tay Ngài, thành phố Huế có lẽ đã bị bỏ ngỏ, và rất có thể chính Sàigòn cũng bị đe doạ.” Ông Thiệu gạch ngay câu mở đầu đi vì Huế đã bị bỏ ngỏ rồi. Trên đầu thư chúng tôi đề “Saigon, March…, 1975” để trống con số về ngày gửi, vì chưa biết ông định gửi thư ngày nào. Lúc ấy ông lấy bút chì xanh viết xuống số “25” thật to, tức là “Saigon, March 25, 1975..” Tôi còn nhớ rõ khuôn mặt buồn thảm của ông lúc ấy. Ông bảo tôi đưa bản văn cho Chánh Văn Phòng Tổng Thống là Đại Tá Cầm để cho đánh máy và chuyển cho Đại Sứ Graham Martin ngay.
Gửi thư đi rồi, Tổng Thống Thiệu chờ đợi từng giây phút về phản ứng của Tổng Thống Ford..
Nhưng nhận được thư SOS, Tổng Thống Ford lờ đi, không hồi âm, măc dù khi lên nhậm chức Tổng Thống thay Tổng Thống Nixon vào mùa hè 1974 ông đã viết cho Tổng Thống Thiệu ngay ngày làm việc đầu tiên tại Toà Bạch Ốc: “Những cam kết mà nước Mỹ đã hứa hẹn với Việt Nam Cộng Hoà trong quá khứ vẫn còn hiệu lực và sẽ được hoàn toàn tôn trọng trong nhiệm kỳ của tôi” (thư ngày 10 tháng 8, 1974, xem Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 194-196). Tổng Thống Ford chỉ làm một nghĩa cử để biểu diễn. Trong cuốn hồi ký A Time to Heal (1979) ông viết lại:
“Chiều ngày 25 tháng 3 (ngày 26 giờ Sàigòn), tôi họp với các ông Kissinger, Scowcroft, Martin và Tướng Weyand, Tham Mưu Trưởng Lục Quân. Mọi người đều biết là tình hình Miền Nam rất trầm trọng, nhưng chẳng ai biết nó nguy kịch như thế nào. Tôi yêu cầu ông Weyand bay sang Sàigòn sớm nhất có thể, ở đó một tuần rồi mang về một báo cáo đầy đủ.”
Nói rằng “Chẳng ai biết nó nguy kịch như thế nào” thì đúng là nói dối. Ông đã nhận được thư SOS của Tổng Thống Thiệu và của lưỡng viện Việt Nam Cộng Hoà, lại đươc nghe Đại Sứ Graham Martin từ Sài gòn về báo cáo. Sau này Đại Sứ Martin còn nói lại với chúng tôi là sau khi ông họp nhiều lần với Tổng Thống Thiệu, cũng như đã có đầy đủ tin tức chiến trường do ông Polgar (Giám đốc CIA ở Sàigòn) cung cấp, ông đã báo cáo rất chi tiết cho cả hai ông Kissinger và Ford. Như vậy là trong hồi ký, trước sự đã rồi, Tổng Thống Ford chỉ biện luận cho hành vi phản bội của mình.
HỒN KHÍ LINH THIÊNG NƠI CỐ ĐÔ
Vừa rút khỏi Huế buổi sáng thì bưổi chiều lại một tin sét đánh, hy vọng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà để có chút tiền sống cầm hơi đã bị tan biến. Vào cuối năm 1974, một tia sáng loé lên. Có ông vua dầu lửa người xứ Arabia chiếu cố đến Miền Nam. Vua Saud al Faisal cho biết ông có rất nhiều thiện cảm với nhân dân Miền Nam và đã bí mật đồng ý cho Miền Nam vay một số tiền để mua tiếp liệu (xem Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 474).
Thật là một cơ hội quý báu. Đang lúc nguy kịch lại có nhà hảo tâm đến cứu. Vua Faisal bằng lòng cho vay dài hạn $300 triệu (để bù đắp cho số tiền vừa bị Quốc Hội Mỹ vét nạo hết). Bao nhiêu hy vọng tràn trề. Họp lên họp xuống, nhất thiết là phải thực hiện ngay kế hoạch này để tới 1975/76 còn giữ được một phần lượng nhập cảng những hàng thiết yếu. Đặc biệt là dầu, xăng, thực phẩm, thuốc men, và phân bón. Nếu quá khan hiếm những sản phẩm này thì chắc chắn sẽ có khủng hoảng lớn.
Nhưng đúng là “hoạ vô đơn chí.” Những cái rủi ro nó hay theo nhau mà đến. Đang lúc chúng tôi sửa soạn để cùng với Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc lên đường đi Riyadh đàm phán, mong sớm có giải ngân, thì đùng một cái, vua Faisal bị chính cháu ruột mình sát hại một cách thảm thương ngay trong hoàng cung.
Chính phủ Miền Nam bàng hoàng. Tổng Thống Thiệu gửi điện văn chia buồn cùng Hoàng gia, nói tới nghĩa cử cao đẹp của ngài Faisal, cầu xin cho Allah sớm đưa Ngài về nơi cực lạc. Vì tình cảm cao đẹp ấy, Việt Nam Cộng Hoà yêu cầu Hoàng gia tiếp tục thực hiện công cuộc yểm trợ Miền Nam như Ngài đã vạch ra.
Thế nhưng, trong lúc tang gia bối rối, tình hình quốc nội xáo trộn, Hoàng gia Saudi đâu còn thời giờ hay tinh thần mà để ý đến chuyện của nước khác.
Đứng về khía cạnh tâm linh, tôi tự hỏi làm sao lại có sự trùng hợp giữa cố đô Hoàng Triều Huế và ông vua xứ Saudi cùng một ngày như vậy? Phải chăng đã đến lúc vận nước suy tàn?
Nguyễn Tiến Hưng
Tue, May 5 at 10:34 AM
Nguyễn
Nhật Minh Hiếu: 16 tấn vàng của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa để lại, cộng sản VN
đã sử dụng như thế nào?
Thương vụ cộng sản VN bán 16 tấn vàng của VNCH
Sau ngày 30/4/1975, vài tờ báo phương tây cũng như bọn bồi bút
cộng sản trong nước đã đưa nhiều tin bài bịa đặt trắng trợn và lố bịch về việc
nhà lãnh đạo VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã tẩu tán số vàng dự trữ 16 tấn của Miền
Nam Việt Nam. Nhưng rồi cuối cùng, sau mấy chục năm, sự thật lịch sử cũng đã
được làm sáng tỏ.
Ông Huỳnh Bửu Sơn là người đã quản lý và chuyển giao số tài sản
quốc gia đó cho chế độ mới. Ông Sơn thuộc nhóm lãnh đạo Nha Phát Hành, Ngân
Hàng Quốc Gia Việt Nam và là người giữ chìa khóa hầm vàng.
Ông Sơn cho biết, số lượng vàng có trong hầm như thế nào, thì
khi được tiếp quản và chuyển giao cho ủy ban quân quản của cộng sản lúc đó được
giao toàn vẹn không thiếu một nút vàng nào cả. Gọi là nút vàng vì ngoài những
thoi vàng tính cách ra, còn có những đồng tiền cổ, những đồng tiền vàng
Napoleon nhưng được buôn lậu sang Việt Nam và bị bắt dưới hình thức những cái
nút cài áo. Cho nên, khi được giao lại cho ủy ban quân quản thì toàn bộ vàng
trong hầm bạc của Ngân Hàng Quốc Gia VNCH bao gồm cả những đồng tiền cổ đó được
giao đầy đủ hết.
Việc giữ chìa khóa hầm bạc không phải chỉ một người mà giữ được.
Tức là có hai bộ chìa khóa, một bộ thuộc về bên kiểm soát, một bộ thuộc về bên
điều hành; phải có hai bộ chìa khóa đó và thêm ông Lê Minh Kiêm, người giữ mật
mã của cửa ra vào hầm vàng hầm bạc đó thì mới có thể mở cửa được.
Việc sổ sách kế toán ghi chép thời đó cũng đã rất chặt chẽ và
bảo đảm vì thật ra thời đó cũng đã có hệ thống máy điện toán rồi; tất nhiên
không mạnh và nhanh như hiện nay; nhưng Ngân Hàng Quốc Gia VNCH đã có sử dụng
hệ thống điện toán để theo dõi tài sản đó và ghi rõ trên các bảng kê, gọi là
listings. Những bảng kê đó được đối chiếu nhiều lần mỗi khi có trường hợp đột
xuất về vàng.
Đầu tháng 6 năm 1975, Huỳnh Bửu Sơn người giữ chìa khóa kho vàng
và Lê Minh Kiêm người giữ mã số của các hầm bạc được lệnh của Ban Quân Quản
Ngân Hàng Quốc Gia cùng đơn vị tiếp quản tiến hành kiểm kê các kho tiền và vàng
của VNCH. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Nhật Minh Hiếu) Số tiền và vàng nằm trong
kho khớp đúng với sổ sách từng chi tiết nhỏ.
Ông Huỳnh Bửu Sơn kể về cuộc kiểm kê kho vàng lần cuối cùng khi
bàn giao cho cộng sản: Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi
nặng 12-14 kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997,
9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt
trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua
năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi
chút.
Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt.
Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ
18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau… Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các
đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng
nội tại của nó. Tất cả số vàng thoi và tiền vàng cổ đều được theo dõi chi tiết
từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận
điện toán của ngân hàng theo dõi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ
khi nào có thay đổi xuất nhập tồn kho.
Về số phận của 16 tấn vàng của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa
(VNCH) đã để lại, nguyên Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước VN Lữ Minh Châu đã trả
lời rất rõ ràng câu hỏi này: “Nó đã được bán ra quốc tế trong tổng số hơn 40
tấn vàng để giải quyết những vấn đề khó khăn kinh tế cấp bách của quốc gia khi
đó, trong đó có miếng ăn của người dân”.
Theo lời kể của những người trong cuộc, cho đến nay, họ vẫn còn
nhớ rất rõ những thương vụ bán vàng đặc biệt này. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn
Nhật Minh Hiếu)
Bán qua Liên Xô
“Chuyến hàng đầu tiên rời Hà Nội ngày 1-12-1979, số lượng 101
hòm, nặng 4.455kg... Sau đó là những hợp đồng giao vàng tái chế, vay mượn, cầm
cố bán vàng với số lượng hơn 40 tấn, thu được trên 500 triệu USD” - đó là một
đoạn trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Dễ, thời điểm đó là Tổng Giám Đốc Ngân
Hàng Vietcombank, được ghi lại trong cuốn Lịch sử Ngân Hàng Ngoại Thương VN.
(Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Nhật Minh Hiếu)
Theo đó, sau năm 1975, VN đối mặt với vô vàn khó khăn về kinh tế
nên rất cần ngoại tệ để giải quyết những nhu cầu cấp bách của quốc gia như mua
lương thực, nguyên liệu, trả nợ cho các quốc gia cộng sản đàn anh trước đây đã
viện trợ cho cộng sản VN có cơ hội xâm lăng và cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam
...
Thời điểm đó, miếng ăn của người dân thiếu hụt nghiêm trọng đến
mức phải ăn trực tiếp cả hạt bo bo chưa kịp xay xát, các loại lúa mì, lúa mạch
phẩm chất thấp. Các lãnh đạo cộng sản VN, vốn không hề có một chút hiểu biết gì
về quản lý cũng như kinh tế, nên đã phải mất rất nhiều thời gian chạy gạo cho
thấy tình hình kinh tế VN sau 1975 hết sức tồi tệ và trở nên khẩn cấp hơn bao
giờ hết ...
Trong khi đó, các sản phẩm nông nghiệp trong nước lúc ấy cũng đã
không đáp ứng nổi nhu cầu nội địa, nên bắt buộc phải tìm những nguồn lương thực
quốc tế. Nhưng cho dù có mua bán ở đâu đi nữa thì rồi cũng phải trả tiền cho
bên bán, và lấy ngoại tệ ở đâu ra? (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Nhật Minh Hiếu).
Giải pháp khả thi nhất lúc bấy giờ đối với cộng sản VN là bán vàng của quốc gia
để lấy ngoại tệ.
Tuy nhiên, rất ít người biết rằng thương vụ đặc biệt này hoàn
toàn không hề đơn giản như nhiều người nghĩ, kể cả một số cán bộ cấp cao của
cộng sản VN. Lý do là vì số lượng vàng của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa để lại
sau 30/04/1975 thì có nhưng lại là có xuất xứ của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa,
và nhất là khi đó lại đang trong giai đoạn cấm vận gay gắt của Hoa Kỳ.
Theo cuốn “Lịch sử Ngân Hàng Ngoại Thương” ghi lại: “Kho vàng
lúc ấy như sau: ngoài số vàng không đáng kể của miền Bắc (đơn vị tạ), Ngân Hàng
Nhà Nước đã tiếp nhận vàng của chính quyền Sài Gòn và vàng của các nguồn khác.
Cơ cấu của kho vàng rất không “đồng bộ”: vàng thỏi của Anh mỗi thỏi nặng
12,7kg, vàng thỏi của Mỹ mỗi thỏi nặng 10kg. Các thỏi đều có mã riêng, nhãn
hiệu, xuất xứ. Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng
vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)".
"Ban đầu những người có trách nhiệm đều nghĩ đơn giản: ta
có vàng, đem bán lấy ngoại tệ, việc đó đâu có khó. Nhưng ngay tại phiên giao
dịch đầu tiên có tính chất thăm dò với Liên Xô, các bạn Liên Xô cho biết hàng
hóa trên thị trường vàng quốc tế phải là những thỏi vàng chuẩn của Anh, Mỹ hoặc
Liên Xô. Các loại vàng thỏi Anh, Mỹ... có xuất xứ tại VN không thể tiêu thụ
trên thị trường vì có quá nhiều rủi ro do chính sách cấm vận của Mỹ đối với
VN”.
Vì vậy, để giải quyết vấn đề, cộng sản VN và Liên Xô đã bàn bạc,
thảo luận với nhau và cuối cùng đi đến thống nhất là phải tái chế lại vàng theo
tiêu chuẩn của Liên Xô, mỗi thỏi 1kg. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Nhật Minh
Hiếu)
Đến khoảng cuối năm 1979, theo lệnh của nhà cầm quyền cộng sản
VN, Ngân Hàng Vietcombank đã ký với Liên Xô một số các hợp đồng để tái chế vàng
của VNCH, vay mượn cầm cố số vàng và tiêu thụ vàng của VN trên thị trường thế
giới.
Sau đó, phía Liên Xô đã cung cấp cho VN các rương (hòm) bằng
thép cứng theo tiêu chuẩn ngân hàng của họ.. Tiếp theo, việc chuyên chở vàng
cũng được thực hiện bằng máy bay thương mại của Liên Xô, nhưng suốt quá trình
thực hiện, tất cả hoạt động đã được bảo mật tối đa để hành khách không được
biết có loại hàng đặc biệt này trên máy bay.
Những kiện hàng bí mật trên chuyến bay Aeroflot
Theo ông Nguyễn Duy Lộ, nguyên Phó Tổng Giám Đốc Ngân Hàng
Vietcombank kể lại thì ông là thành viên hội đồng kiểm kê quốc gia, lo những
việc trong nước như kiểm kê số lượng vàng, đóng hòm theo tiêu chuẩn và niêm
phong; còn phía ông Dễ thì lo các vấn đề với phía Liên Xô. (Sài Gòn trong tôi –
Nguyễn Nhật Minh Hiếu)
Số vàng từ trong kho ngân hàng được bảo mật nghiêm ngật và chở
ra phi trường Nội Bài. Công việc bảo vệ số vàng rất chặt chẽ và kín đáo. Các
hòm vàng được niêm phong cẩn thận, hoàn tất các thủ tục xong xuôi mới được
chuyển ra máy bay của hãng hàng không Liên Xô. Ngay cả các nhân viên phi trường
khi đó cũng rất ít người được biết đến loại hàng đặc biệt này trên các chuyến
bay của Aeroflot.
Sau khi các hòm vàng được đưa lên máy bay, người có nhiệm vụ
trực tiếp đi theo chuyến bay của Hãng Hàng Không Aeroflot là ông Nguyễn Văn Dễ,
lúc đó là Phó Tổng Giám Đốc Vietcombank. Ông chính là người thường xuyên đi
Liên Xô bất cứ lúc nào để lo cho các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng giao vàng,
tái chế, vay cầm cố vàng, bán vàng với phía Ngân Hàng Ngoại Thương Liên Xô.
Khi máy bay của hãng Aeroflot hạ cánh trên đất Liên Sô, ngân
hàng phía Liên Xô đã có sẵn các xe bọc thép chờ đón. Họ không cần mở các hòm
vàng để kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong bên ngòai hòm vàng
rồi lại tiếp tục chuyển số vàng về kho bảo mật.
Tất cả là khoảng hơn 40 tấn, trong số đó có 16 tấn vàng thỏi lấy
được từ Ngân Hàng Quốc Gia của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, còn lại là các loại
vàng khác nhau từ những nguồn khác.
Sau khi chuyến đầu tiên chuyển đi 4.455kg vàng trong 101 chiếc
hòm thì vào ngày 1-12-1979, cộng sản VN đã gửi công hàm đến Liên Xô đề nghị vay
100 triệu USD để dự phòng thanh toán nợ đến hạn trong khi chưa có nguồn thu tài
chánh nào.
Lúc này, cũng chính ông Dễ là người được cộng sản VN ủy nhiệm ký
hợp đồng vay ngoại tệ này. Phía Liên Xô đồng ý cho vay, nhưng phải theo thông
lệ thương mại quốc tế vì họ cũng không có ngoại tệ dư thừa, phải huy động từ
thị trường tự do.Theo đó, VN chỉ có thể được vay với điều kiện phải có thế chấp
bằng chính số lượng vàng chuyển sang Liên Xô. Hiệp định vay 100 triệu USD có
thế chấp bằng vàng này đã hoàn tất vào khoảng tháng 3-1980.
Lý do cho việc VN phải vay nóng ngoại tệ gấp rút như vậy là bởi
số lượng vàng chuyển sang tái chế ở Liên Xô chưa thực hiện xong và không kịp
đem ra thị trường bán, trong đó có Thụy Sỹ. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Nhật
Minh Hiếu). Trong khi đó thì các nhu cầu cấp bách của Việt Nam, bao gồm cả vấn
đề thiếu thốn lương thực nghiêm trọng cho người dân đã bắt buộc cộng sản VN
phải có ngoại tệ ngay để mua lương thực cứu đói.
Thời gian đó, theo ông Dễ kể lại, hầu như tháng nào ông cũng
phải bay sang Liên Xô để làm việc với phía Liên Sô. Hơn 40 tấn vàng của VN đã
được chuyển đi trong nhiều đợt. Nhiệm vụ của phía VN là chỉ đảm trách bảo vệ
việc vận chuyển số vàng đến khi đưa lên máy bay của Liên Xô; những công việc
sau đó là thuộc trách nhiệm của phía Liên Xô. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Nhật
Minh Hiếu)
___________
Năm 1979, cộng sản VN đã phải chở 40 tấn vàng đi bán để giải
quyết khó khăn kinh tế khi đó đã trở nên quá cấp bách và để mua gạo cứu đói.
Nhưng 10 năm sau, năm 1989, VN đã nhập vàng về, gấp 4 lần số chở đi bán.
Ngoài 16 tấn vàng trên, Việt Nam Cộng Hòa còn gửi 5,7 tấn vàng
tại ngân hàng Bank fuer Internationnalen Zahlung Sausgleih ở Thụy Sỹ. Sau khi
đã chiếm được Miền Nam Việt Nam, cộng sản VN đã mang 40 tấn vàng sang Liên Xô
bán như vừa kể ở phần trên, và lấy 5,7 tấn vàng VNCH gửi bên Thụy Sỹ bán cho
Tiệp Khắc.. 1995-1996 Bill Clinton ký hiệp định bình thường hóa quan hệ, các
khoản tiền mặt của Chính Phủ VNCH gửi ở nước ngoài đã được cộng sản VN rút về
nước lên tới gần 400 triệu USD (những khoản tiền VNCH gửi ở nước ngoài bị Mỹ
đóng băng sau sự kiên 30-4-1975).
Như vậy là đã có tổng cộng gần 22 tấn vàng và gần 400 triệu USD
(giá trị thời nay khoảng 1,6 tỷ USD) của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa để lại sau
cái ngày tang thương 30/04/1975 của Miền Nam Việt Nam.
(Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Nhật Minh Hiếu tổng hợp)
20200506 BTBD 09 20200506 BTBD 10 20200506 BTBD 11 20200506 BTBD 12
Tue, May 5 at 11:32 AM
Coronavirus!
Virus Tàu Cọng tự nhiên, hay xuất phát từ phòng thí nghiệm? Link dưới đây
ghi chép cuộc phỏng vấn trên Face of America, của Victoria Jaggar với bác sĩ
Anthony Fauci, ông hy vọng Mỹ sẽ có thuốc chủng ngừa trong những
tháng, không phải những năm sắp tới. Tuy nhiên, TT Trump
không hoàn toàn đồng ý với đề nghị của bs Fauci. Mời đọc.
Tue, May 5 at 12:06 AM
Xin trân trọng giới
thiệu bài nói chuyện qua video 15 phút của
Huỳnh Quốc Bình.
Đề tài: Làm Sao Quên
Được Ngày Quốc Hận 30-4
Hoặc những chương trình
video thuộc các đề tài khác tại Youtube: TV21-HQB
Xin vui lòng giúp quảng
bá đến nhiều người khác.
Xin đa tạ!
Trân trọng,
HQBinh
---------------
Vài điểm chính:
- Dạy mọi người phải
"quên và tha thứ" một cách thiếu thực tế, là đạo đức giả, là trốn
tránh trách nhiệm, là lừa dối chính mình.
- Kêu gọi "quên quá
khứ, xoá bỏ hận thù" mà không dám ngăn chận những nghịch lý đã và đang xảy
ra tại Việt Nam là bất công, là dung dưỡng tội ác, là chiêu bài của những kẻ
gian manh, là lối nguỵ biện của những kẻ mơ hồ về chủ nghĩa cộng sản, là hành
động dối trá, chứ không phải đạo đức.
- Có những người từng bị
VC giam cầm, bị tra tấn trong tù, VC từng làm nhục họ, từng cướp giật tài sản
của họ và làm cho gia đình họ ly tán... Nhưng khi được sống đời tự do, cơm no
áo ấm, có chút địa vị hay danh hảo tại xứ người; thì họ lại quên tội ác của VC
ngày xưa và nay. Có người còn muối mặt quay về Việt Nam móc ngoặc là ăn với kẻ
thù VC qua nhiều vỏ bọc khác nhau. Họ ngang nhiên ngồi chung bàn, ăn chung mâm
với phường gian ác. Tại hải ngoại, có kẻ còn nhậu nhẹt với bọn VC, Việt gian,
nhưng lúc nào cũng trân tráo hô hào chống cộng và “đấu tranh cho một Việt Nam
tự do dân chủ”
- Ngày
nào đồng bào Việt Nam chúng ta còn sống trong cảnh đói nghèo và lạc hậu, hoặc
bị bỏ tù vì bày tỏ lòng yêu nước, thì ngày đó chúng ta còn tranh đấu và còn nhớ
đến tội ác của VC và sẽ không bao giờ quên được ngày Quốc Hận 30-4.
---Hết---
No comments:
Post a Comment