Thursday, May 14, 2020

20200515 Ban tin bien Dong

20200515 Ban tin bien Dong


Beijing continues South China Sea aggression during pandemic
***
Khi chúng tôi đưa ra vấn đề kiện China ra tòa án quốc tế về chiến tranh vi khuẩn (bio-warfare) do China gây ra đã có người bảo rằng China có quyền bải miển tức Foreign Sovereign Immunities để bảo vệ China trong những vụ kiện như thế, tức là con kiến đi kiện củ khoai. Tuy nhiên nếu Hoa Kỳ thật sự muốn làm điều nầy sẽ có rất nhiều cách để làm và một trong cách đó là buộc China phải trả lại món nợ 1.6 ngàn tỷ mà China đã nợ Hoa Kỳ, phải trả bằng vàng, từ 1912. Sau khi Mao Zidong chiếm toàn cỏi đại lục 1949 sẽ là một chính quyền thừa kế tất cả những gì của chính quyền trước từ Tưởng Giới Thạch để lại, bao gồm cả khoảng nợ nầy. Còn những cách khác nửa mà chúng ta sẽ thấy trong tương lai, nếu Hoa Kỳ tiến hành việc kiện China.
***
Trump’s New Trade War Tool Might Just Be Antique China Debt

$1.6T in century-old Chinese bonds offer Trump unique leverage against Beijing
The Lewisburg, Tennessee-based American Bondholder Foundation holds $1.6 trillion of century-old Chinese debt, including interest, dating to before the founding of the communist People’s Republic of China, that it wants the administration's help in redeeming. There is an estimated $6 trillion or more of the debt outstanding worldwide.
The bonds were issued by the Republic of China -- which ousted the imperial government in a coup -- as far back as 1912 and backed by gold; they were defaulted on in 1938. The ROC government fled to Taiwan, where it remains the official ruling body, after Mao Zedong’s communist party took over following the 1949 end of the revolution.
Beijing maintains Taiwan is part of China, and under international law, successor governments are responsible for the debts of their predecessors.
Trump’s New Trade War Tool Might Just Be Antique China Debt
Wuhan lab danger suspected; Virus lockdown after 2nd outbreak; TikTok star blocked for resembling Xi
FBI: China Is Targeting U.S. Coronavirus Research Through Cyberattacks | NBC Nightly News
Wuhan tests entire population to contain virus spread; Report: Xi Jinping told WHO to delay warnings
Sign the petition to investigate, condemn, and reject the Chinese Communist Party
Gravitas: China violates India's territorial integrity
China wants to 'cripple' Australia and 'hold our corpse up as an example'
12 Autopsy Cases Reveal TRUTH About How Patients Die from Coronavirus (COVID-19)
Beijing wants to ‘split Australia’
Trump blocks $4.5B headed for China | NTD
Curtis Ellis: No Return on Investment When the CCP Controls the World
A “Hazardous Event” Between October 6 and 11Th Required the Lab To Be Closed
Quarantine life in the shadow of CCP, Interview with Chris Chappell; Renewed Protests in Hong Kong
Gravitas: Xi Jinping's crisis of confidence
There is a ‘frightening bigger picture’ behind Beijing’s threats
CDC says second wave of COVID-19 could hit US next winter
CDC warns second wave of COVID-19 this winter will likely be worse
Ingraham: Americans are finally seeing the Chinese government for what they are
Exposing China’s deep ties to America’s elites
Mach Song bpsos@bpsos.org
Chương Trình Đối Phó Đại Dịch
Bản Tin Số 8 -- Ngày 14 tháng 5, 2020
Cấp khoản cho các hoạt động văn hoá và nhân văn

Đạo Luật Giúp Đỡ, Cứu Trợ và Phục Hồi Kinh Tế do Ảnh Hưởng của Coronavirus (CARES Act), ban hành ngày 27 tháng 3, dành 75 triệu Mỹ kim tài trợ cho các hoạt động văn hoá và nhân văn, với 40% số tiền này được phân bổ cho các chính quyền tiểu bang và địa phương.

Nhiều tổ chức của người Việt có những sinh hoạt có thể được xem là phát huy văn hoá (culture) hoặc mang tính nhân văn (humanities), như dạy hoặc trình diễn các điệu múa dân tộc, dạy âm nhạc cổ truyền, trình diễn văn nghệ mang tính cách bảo tồn văn hoá, tổ chức triển lãm cuộc sống của người tị nạn, v.v.

Chúng tôi khuyến khích các tổ chức tôn giáo và cộng đồng người Việt tìm hiểu về các cấp khoản này. Trong tình hình kinh tế suy trầm có thể kéo dài, các cấp khoản này có thể bù đắp phần nào sự suy giảm về đóng góp tài chánh từ các ân nhân trong cộng đồng.

Quý vị có thể tìm thông tin về thể thức nột đơn xin cấp khoản qua Google search: "CARES Act humanities relief grant" kèm tên của tiểu bang của quý vị. Dưới đây là một vài ví dụ:
Tóm tắt và giải thích các đạo luật đối phó đại dịch

Ts. Phan Quang Trọng, cựu thành viên Hội Đồng Quản Trị của BPSOS, đã theo dõi sát các gói kích hoạt kinh tế được Quốc Hội ban hành. Dưới đây là bài đúc kết và giải thích:

Quốc Hội Đang Duyệt Xét Gói Kích Hoạt Kinh Tế Thứ 4

Ngày mai, Thứ Sáu 15 tháng 5, Hạ Viện Hoa Kỳ sẽ biểu quyết dự thảo luật Health andEconomic Recovery Omnibus Emergency Solutions (HEROES) Act, dịch tiếng Việt là Luật Giải Pháp Tổng Hợp Phục Hồi Sức Khoẻ và Kinh Tế.

Gói kích hoạt này gồm 915 tỉ Mỹ kim chính yếu để hỗ trợ các chính quyền tiểu bang và địa phương đang phải đối phó với hậu quả về kinh tế và y tế của đại dịch COVID-19.
BPSOS sẽ theo dõi diễn tiến của Luật này và giải thích các khoản ngân sách đem phúc lợi đến cho đồng hương ở khắp Hoa Kỳ.

Trình Bày Trực Tuyến Về Sức Khoẻ Tâm Lý
Ngày 21 tháng 5, lúc 3:00 - 4:30pm

Ghi Chú: Do trục trặc kỹ thuật, buổi trình bày trực tuyến này lẽ ra thực hiện ngày 7 tháng 5 nay phải dời lại ngày 21 tháng 5.

Đại dịch không chỉ mang đến những hậu quả kinh tế mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lý và đời sống của chúng ta.

Nỗi cô đơn khi ông bà phải cách ly lâu ngày với con cháu, cảm giác tù túng do bị hạn chế đi lại, các xung đột trong gia đình gia tăng vì đời sống gò bó, nỗi lau âu về sức khoẻ và tương lai... Tất cả đều có những tác động nhất thời hoặc lâu dài lên tâm lý của phần lớn chúng ta.

Trong khi đó, do tập quán và văn hoá, người Việt ít khi để ý hoặc nói đến các vấn đề về cảm xúc và tâm lý.

Trong buổi trình bày trực tuyến lần 4, BPSOS mời một số chuyên gia về tâm lý học, về ngành dịch vụ xã hội và về hạnh phúc gia đình chia sẻ kinh nghiệm và hướng đồng hương người Việt những biện pháp đối phó về mặt cảm xúc và tâm lý.


Sau khi ghi danh, quý vị sẽ nhận đường link để tham dự buổi trình bày.
Ghi Danh Nhận Bản Tin về COVID-19

Để phổ biến thông tin hữu ích và cập nhật liên quan đại dịch COVID-19, BPSOS phát hành bản tin không định kỳ mà tuỳ theo diễn tiến. Để nhận bản tin, xin ghi danh tại: https://lp.constantcontactpages.com/su/SXuMlZ5/disasterrelief

BPSOS, 6066 Leesburg Pike, Ste. 100, Falls Church, VA 22041
Bán cái giếng, không bán nước + Nhà văn Dương Hùng Cường “Nếu anh Trương Chi đẹp trai”

Đọc xong bài viết trên đây ta không thể gọi người bán cái Giếng là người Thông minh mà phải gọi là người có tâm Tham lam, Gian trá .
Giống như nhà nước Cộng Sản Việt Nam ban hành luật Nhà Đất: Người dân làm chủ căn nhà mình ở nhưng Đất của căn nhà thuộc về Nhà Nước.
Còn nữa : Sau năm 75, chính quyền CS kêu gọi Sĩ quan cấp Tá VNCH trình diện HOC TẬP CẢI TẠO và chuẩn bị Tiền bạc trong vòng 10 ngày. Ai cũng nghỉ đi Cải Tạo trong vòng 10 ngày rồi về nhưng thực tế nhiều năm chưa về...đó là trò lưu manh  của CS  .
Ông Tòa xử án  trong bài viết mới đúng là người Thông minh.
   
BÁN CÁI GIẾNG, KHÔNG BÁN NƯỚC.
Ở làng nọ có một người đàn ông thông minh sở hữu một cái giếng nhưng anh ta không dùng gì đến nó nên quyết định bán cho bác nông dân gần nhà. Một hôm, khi đi ngang qua thấy bác nông dân đang múc nước từ giếng lên để nấu ăn, tưới hoa màu, nuôi gia súc…, gã thông minh lập tức ngăn lại và không cho phép bác nông dân múc nước từ giếng lên.
“Tôi chỉ bán cho ông cái giếng, tôi không bán nước cho ông. Vì thế, ông không thể lấy nước từ cái giếng này được”, gã thông minh lên tiếng.
Bác nông dân rất buồn mà không biết phải làm sao. Giếng thì mình đã mua rồi, nhưng đúng là mình không trả tiền mua nước từ cái giếng. Giờ giếng có đầy nước mà không được dùng, trong khi cả gia đình mình, hoa màu và gia súc đều cần đến nguồn nước sạch từ cái giếng này.
Nghĩ mãi không biết làm thế nào để giải quyết với người đàn ông kia, bác nông dân quyết định mang lên trình quan huyện xét xử, mong lấy lại công bằng. Lên cửa quan, bác nông dân tường thuật lại đầu đuôi câu chuyện, không giấu giếm bất cứ điều gì, hòng mong lấy lại được công bằng cho gia đình mình.
Quan huyện gọi người đàn ông thông minh kia lên và hỏi: “Tại sao ngươi không cho ông ta dùng nước trong giếng? Chẳng phải ngươi đã bán cái giếng đó rồi sao?”
“Dạ, bẩm quan. Con chỉ bán cái giếng cho ông này, chứ con không bán nước trong giếng. Do đó, ông ta không có quyền lấy nước của nhà con. Giờ nếu muốn lấy nước, ông ta phải trả thêm tiền mua nước chứ” – người đàn ông đáp, chắc bẩm lý lẽ đã thuộc về tay mình.
Quan huyện nhìn người đàn ông, khẽ mỉm cười và trả lời: “Ồ, ngươi nói rất có lý. Thế nhưng, khi ngươi đã bán cái giếng cho người nông dân này, cái giếng đã thuộc quyền sở hữu của anh ta; còn nước trong giếng vẫn thuộc sở hữu của ngươi. Vậy thì ngươi không có quyền được để nước dự trữ trong giếng của người nông dân nữa”.
“Bây giờ chỉ có 2 lựa chọn: Một là ngươi phải trả tiền cho bác nông dân để thuê cái giếng dự trữ nước. Hai là ngươi phải mang toàn bộ nước ra khỏi cái giếng ngay lập tức”, quan tòa ngẩng lên nhìn gã thông minh và khẳng định đanh thép.
Gã thông minh cúi đầu buồn bã, không biết làm gì để biện minh cho hành động của mình nữa. Anh ta đã bị chính trí thông minh của mình hại rồi.
Thế mới nói, trong cuộc sống, dù bạn thông minh đến đâu cũng sẽ luôn có những người khác thông minh hơn bạn. Đó là lý do con người sinh ra luôn phải học hỏi không ngừng, dù là lúc ở tuổi thanh niên hay khi đã về già. Vậy nên đừng để trí thông minh sẽ phản tác dụng và khiến bạn “tự mình hại mình” nếu không biết sử dụng đúng cách.
Bây giờ huyện ủy dốt không giải quyết được như quan huyện ngày xưa.
Nhà văn Dương Hùng Cường “Nếu anh Trương Chi đẹp trai”
QUỐC HẬN NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975
Đoạn văn giới thiệu “Nếu anh Trương Chi đẹp trai” đăng trên báo Nhất Việt:

Nếu anh Trương Chi đẹp trai” của Dương Hùng Cường, viết ở Sài Gòn năm 1981, gửi lén ra ngoại quốc, đăng trong báo Nhất Việt ở Paris số Tháng 4-1982. Chủ đề của bài là “Mối tình Truơng Chi– cộng sản miền Bắc – và Mị Nương– tư sản Miền Nam.” Mị Nương nghe tiếng hát của Trương Chi, chưa gặp mặt đã thầm yêu trộm nhớ, đến khi gặp mặt Ngày 30 Tháng Tư 1975, thì cuộc gặp là một sự thật phũ phàng, thất vọng đau đớn ê chề cho Mị Nương.

Nhà văn Dương Hùng Cường sau khi học tập cải tạo sĩ quan về, lại bị Cộng sản bắt giam cùng với các văn nghệ sĩ Khuất Duy Trác, Doãn Quốc Sỹ, Hoàng Hải Thủy, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Trần ngọc Tư, Lý Thụy Ý … Công An Hà Nội gán cho những văn nghệ sĩ này là “Những tên Biệt Kích Cầm Bút.”.

Dương Hùng Cường chết trong sà-lim Trung Tâm Thẩm Vấn Số 4 Phan Đăng Lưu, Gia Định, ngày 22 tháng 1-1988. Ông là một nhà văn quân đội, binh chủng Không quân, viết với những bút hiệu Dê Húc Càn, Lão Húc, Lão Dương.Bài “Nếu Anh Trương Chi đẹp trai” được viết như một bức thư gửi cho người bạn ở Paris.
                                                                                                  o O o
Anh thân,
Trong những cái lo hàng ngày như chuyện cơm áo, chuyện thường trú, tạm trú, chuyện hộ khẩu, chuyện hồi hương lập nghiệp, đi xây dựng vùng kinh tế mới, tôi lại thêm một cái lo nữa. Nhưng không sao, tôi sẽ viết, vì từ lâu tôi cũng muốn viết... Có nhiều thứ chất chứa trong đầu quá rồi!

Tôi bắt đầu bằng một truyện ký.

Khi anh biết tôi viết “Nếu chàng Trương Chi đẹp trai” anh  đã gửi trong thư vài hàng góp ý. Cảm ơn anh nhiều lắm. Tôi cũng định hạn chế cho mình là cái truyện ký này, chỉ nên viết từ hai trăm tới ba trăm trang. Kéo dài, dài mãi thì cũng được đấy, vì tới bây giờ chàng vô sản Trương Chi vẫn còn quản lý cái tài sản của nàng “tư sản phong kiến” Mị Nương, và cứ mỗi ngày lại lòi ra một cái xấu mới. Thành ra khó lòng mà làm một phát chấm hết truyện ký “Nếu chàng Trương Chi đẹp trai

Khi bắt đầu vào truyện tôi nghĩ ngay tới ngày đầu mà ông Thưà tướng cho gọi Trương Chi vào phủ để gặp Mị Nương. Tôi dám chắc rằng ông Thừa tướng không để cho chàng kịp sửa sang lại nhan sắc. Có thể lúc đó chàng đang mặc một bộ quần áo bẩn nhất, rách nhất. Có thể lúc đó, chàng vừa chèo xong một chuyến đò dọc đưa “khứa” vất vả, chưa kịp tắm rửa nên đen đủi hôi hám.

Ông Thưà tướng cáo già phải lựa lúc nào chàng bẩn nhất, xấu nhất, hôi nhất, tuy rằng lúc bình thường chàng đã bẩn, đã xấu, đã hôi. Đúng cái lúc đó cho chàng gặp Mị Nương. Người viết truyện là tôi thì cho cái ngày mà chàng vô sản Trương Chi gặp nàng tiểu thư tư sản phong kiến Mị Nương là ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Bắt đầu câu chuyện là thế đấy, anh ạ.

Vậy tại sao ta lại gọi Ngày 30 Tháng Tư 1975 là Ngày Bại Trận?

Ngày Thưà tướng cho Mị Nương gặp Trương Chi để cho cô thấy hết cái xấu của chàng vô sản để rồi chê anh chàng hơi kỹ, là ngày thua của ông Thừa tướng cáo già hay sao? Không, ngày đó ông ta thắng chứ, mà lại thắng lớn. Tiếng hát của chàng vô sản Trương Chi, từ đây không còn “ép phê” với cô tiểu thư Mị Nương nữa rồi.

Tôi đã được nghe một bà già ở Bến Tre nói những câu làm mình mát lòng, mát dạ. Bến Tre, quê hương Đồng Khởi đấy nhé. Bà ta nói oang oang không một chút sợ sệt tránh né:

“Các ông có biết không, ngày xưa tôi nuôi nhiều đứa lắm. Tôi rút nõ trái mít, khoét hết ruột rồi đổ gạo vô cho đầy, đậy cái nõ lại mang gạo đi nuôi chúng nó. Tôi dấu chúng nó dưới hầm kín. Nếu mà biết như thế này thì hồi trước gạo có dư tôi nuôi thêm vài ba con chó. Bây giờ có chuyện gì chúng nó trốn vào trong quần tôi, tôi cũng vén cái quần lên cho nó lòi cái mặt chó nó ra!”

Ấy đấy, cái ngày 30-4-1975 đã làm thay đổi cả một hệ thống tư tưởng, suy nghĩ, hành động của một giai cấp được đặt lên đỉnh cao trung kiên, thì dù ai muốn nói thế nào cũng mặc, tôi vẫn cho Ngày 30-4-1975 là ngày chúng ta đại thắng.

Chàng vô sản Trương Chi mọi người đều biết là giỏi về nghề hót. Chàng đã hót rất kỹ về ba cái chiến thắng. Chiến thắng Điện Biên. Chiến thắng Tết Mậu Thân. Chiến thắng 30-4-1975. Một cái thực và hai cái hư, tạo nên cái hư hư thực thực để người ta dễ lầm, thật giả khó phân. Chiến thắng Điện biên là thực, vì dù sao, chín năm kháng chiến đánh Tây chưa lòi cái bộ mặt quốc tế vô sản ra, chúng nó còn có được chính nghĩa. Như vậy thì chiến thắng Điện Biên của 1954 không phải là của riêng giai cấp vô sản mà của toàn dân. Ai là người Việt Nam cũng có quyền chia phần hãnh diện. Nhưng hai cái chiến thắng giả tạo là chiến thắng Tết Mậu Thân và chiến thắng 30-4-1975. Ôi cái Tết Mậu Thân bỉ ổi đê hèn mà chúng mình đã chứng kiến, cái chiến thắng ấy mới thê thảm làm sao. Chúng nó đã lùa vào thành phố một đám con nít ngớ ngẩn, đường lối trong thành phố còn mù tịt, dù có cho phép đi thong thả dạo chơi thì cũng lạc đường như một lũ mán về thành, còn đánh đấm cái gì? Ông Tướng Trưởng đã gọi là nhử cọp vào nhà, đóng cửa lại mà thọi. Ấy thế mà cũng huyênh hoang là chiến thắng! Tôi nhớ là phải ngoảnh mặt đi, ói mửa khi thấy xe xúc đất, xúc từng tảng xác chết đó đổ xuống một cái hố chôn tập thể ở đầu đường bay Tân Sơn Nhất. Vài ba tháng sau còn có những xác chết thối rữa trên trần nhà. Cứ nghĩ tới là nguyền ruả. Thế mà là chiến thắng đấy. Anh Trương Chi đã hát sai điệu.

Rồi tới chiến thắng 30-4-1975. Đến bài hát này anh Trương Chi đã trình bày giọng ca vô sản lên tới cái mức trơ trẽn và trưng tráo nhất. Trong một bài hồi ký kềnh càng của tên Đại úy Bùi Đức Nhung, tả chiến công tiến chiếm Dinh Độc Lập, đã kể rằng trên đường đi hắn đã mấy lần nhảy từ xe thiết giáp xuống hỏi thăm dân Sài Gòn đường đi tới dinh Độc Lập. Mẹ kiếp, đường đi còn chưa rõ thế mà vẫn khoác lác là sửa soạn kỹ, nào là tập lâu ngày bằng bản đồ với sa bàn. Chưa thấy đứa nào dối trá, láo xược bằng cái thằng vô sản Trương Chi.

Có chiến thắng là phải có xác chết. Bài ca mà chàng vô sản Trương Chi coi là sở trường của chàng “nghề của chàng” là bài ca Buôn Xác Chết. Cái gì chứ xác chết mang đi buôn lời là cái chắc. Người ta đi buôn chỉ mong một vốn bốn lời, nhưng đi buôn xác chết thì chẳng mất vốn, mà lời lại quá kỹ, vậy thì muôn năm Bài Ca Xác Chết.

Ô hô, bài ca buôn xác chết ấy, một phát tên mà bắn trúng tới vài ba con chim. Đồng chí Tô Vĩnh Điện có thành xác chết thì cũng khoái đến phải gật gù cái đầu. Các đồng chí lãnh tụ cũng khoái, vì đã che lấp được cái bất cẩn của mình. Chỉ cần một khúc gỗ chèn, nhích được tới đâu chèn ngay tới đó, thì dù cho dây có đứt cũng chẳng đến nỗi. Hơn nữa , dây dợ ra sao phải kiểm soát chứ, để cho nửa chừng đứt gánh, trách nhiệm đó về ai? Chiến thắng Điện Biên… Ôi nhiều xác chết quá, tha hồ mà buôn. Kéo pháo qua núi qua đèo, một xu cơ giới không có thì ta ca lên “Dốc núi cao nhưng lòng người quyết tâm của ta còn cao hơn núỉ”. Một đám kéo pháo, một đám đun đít pháo một kéo một đẩy. Cứ thế mà nhúc nhích. Nhưng đến lưng chừng dốc thì phựt một phát, dây kéo pháo đứt. Chết mẹ mấy thằng đun đít pháo. Pháo thụt lùi. Mấy thằng ở hai bên, trong lúc phản ứng cấp thời, nhảy vội sang bên cạnh để cứu lấy mạng. Những thằng đứng giữa, nhảy về bên nào cũng kẹt, lại vướng mấy thằng đứng ngoài. Lúc nhảy được thì lại đụng vào bánh xe pháo nên bị cán lòi phèo, chì còn ngáp vài cái là thành ngay cái xác chết. A, có xác chết rồi! Phải ca lên bản “Bài ca buôn xác chết”. Đồng chí nào đấy? A, đồng chí Tô Vĩnh Điện. Mấy anh nhà báo, nhà văn đâu? Làm ngay bài ca tụng người anh hùng “lấy thân chèn pháo”. Phổ biến ngay tới các đơn vị, hành động anh hùng lấy thân chèn pháo, các đơn vị đang làm nhiệm vụ kéo pháo phải học tập ngay buổi tối hôm nay. Đồng chí Tô Vĩnh Điện, nhờ thành xác chết mà được bốc thơm hơi kỹ. Xong một Bài Ca Buôn Xác Chết.

Xác chết mà buôn được thì một phần thân thể mà chết đi cũng có thể mà buôn được. Đồng chí La Văn Cầu trong lúc xung phong, bị đạn, gãy một cánh tay, thấy cánh tay gãy lủng lẳng vướng víu, đồng chí vừa rút mã tấu, chặt phăng cái tay gẫy rồi tiếp tục xung phong. Bài ca Buôn Cánh Tay Chết ca lên nghe cũng hay hay. Đồng chí La Văn Cầu được yết kiến Hồ Chủ Tịch và được Bác tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng nhì. Bài ca này khi được mang ra học tập tại lớp Học Tập Ba Ngày, mở ra sau này, đã được một anh đội Ngụy bổ túc thêm cho một đoạn.

Khi đưọc yết kiến Bác, đồng chí La Văn Cầu cứ thắc mắc về cái huân chương Kháng chiến hạng nhì. Đồng chí nói với Bác là nếu đồng chí chặt cả hai cánh tay thì đồng chí có bắt được cái hạng nhất không? Bác gật đầu. Ấy thế là đồng chí đã dũng cảm xuống ngay dưới bếp của Bác, vớ con dao phay chặt phăng cánh tay còn lại. Cả lớp học tập ấy đã vỗ tay hoan hô đồng chí La Văn Cầu quá xá cỡ. Nhưng khi ra khỏi lớp học anh Cai Dù Ngụy hỏi anh Đội Ngụy rằng làm sao mà đồng chí La Văn Cầu lại tự chặt được cánh tay còn lại, thì được trả lời bằng những tiếng cười hì hì xỏ lá….

Chiến thắng Tết Mậu Thân…. Cái chiến thắng này thì nhiều xác chết thật đấy nhưng vì nó gấp quá, quen thuộc quá với dân thành phố Miền Nam, nên chàng vô sản Trương Chi không đủ can đảm trâng tráo trơ trẽn để mà ngồi xổm bài tiết ra những bài ca Buôn Xác Chết. Đành phải nhai lại cái xác chết Nguyễn văn Trỗi. Nhưng cái xác chết này đã từng ngâm mình ở con sông dưới cầu Công Lý, tục gọi là Bến Tắm Ngựa, nên có vẻ hơi nặng mùi. Chiến thắng Tết Mậu Thân thành ra vắng Bài Ca Buôn Xác Chết.

Rồi tới chiến thắng 30-4-1975. Cái chiến thắng này thì lại khác hẳn, vì không có xác chết. Thì nào có đánh đấm cái mẹ gì đâu mà có xác chết? Ở cái chỗ nào cũng vậy, thường là sau khi kết thúc một trận chiến, lại bày ra một cảnh đổ vỡ tan hoang, nhiều khi không còn viên gạch nào nguyên vẹn. Nhưng mà ở đây không sứt mẻ, không sây sứt môt tí tẹo nào. Như vậy thì sao gọi là cuộc chiến đã kết thúc? Đường số 1 không gãy một cây cầu! Mấy con đường xe cộ vẫn chạy phom phom, không môt khúc nào bị cắt đứt. Cả một thành phố Sài Gòn chỉ đổ có cái cổng Dinh Độc lập vì cái thằng lái xe thiết giáp loạng quạng, ra cái điều hách dịch phách lối, húc đánh rầm một phát. Nếu nó ngừng tại chỗ cho người ta mở cổng, rồi đi vào thơ thới hân hoan, thì Sài  Gòn sẽ được tiếng là còn nguyên si, chưa rụng một cái sợi lông sợi tóc.

Ấy cũng chỉ vì không có xác chết mà đại thắng mùa Xuân đâm ra táo bón bài ca Buôn Xác Chết. Nhưng chàng vô sản Trương Chi nổi danh về tài hót, đâu có chịu? Thì vẫn có cái xác chết nằm chình ình ra đấy thôi ? Không còn xác chết nào để buôn, thì chúng buôn xác ông già. Nào, một, hai, ba, ta đồng ca:

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng,
Lời Bác nay thành chiến thắng huy hoàng (…)

Ngày chiến thắng ấy có huy hoàng hay không, thỉ tôi sẽ viết trong truyện ký” Nếu chàng Trương Chi đẹp trai “. Tôi viết đã được một trăm trang. Có một điều lạ là càng viết thì đầu óc lại càng sáng tỏ ra nhiều vấn đề. Những ngày đầu tháng 5 của năm 1975, tôi cực kỳ oán hận những kẻ đã để tôi ở lại đây. Phương tiện của Cờ Hoa năm 1975, có thể nói gấp ngàn lần phương tiện của Tây năm 1954. Năm 1954, Tây còn mang đi được môt triệu người. Ấy vậy mà năm 1975 … đạp lên nhau mà đi, bước lên xác nhau mà đi, con số chắc cũng chỉ tới trăm ngàn. Trong một lúc quá chán nản, tôi làm một bài thơ tự vịnh thân phận:

Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh

Một ván cờ thua ngã chổng kềnh

Bạn đỏ thiết tha mà dứt bạn

Tình vàng phụ bạc vẫn theo tình.

Tương lai trước mặt sao mù mịt

Dĩ vãng sau lưng lại bấp bênh

Trở giấc sao mình thao thức mãi

Quanh mình bóng tối cứ mông mênh.

Rồi tiếp theo là mấy năm đi học cải tạo. Trong nhiều lúc chán đời tôi chỉ muốn chết. Nhìn gần thì nhìn thấy mình và người chung quanh cứ mòn mỏi, cùn rỉ để rồi dần dần gục xuống. Nhìn xa thì thấy tương lai Miền Nam đi tới chỗ diệt chủng. Những thằng đàn ông có khả năng đẻ đái thì bị nhốt hết trong trại học tập cải tạo, còn sót lại thằng nào ở bên ngoài, thì lại được khuyến khích bằng sự hạn chế sinh đẻ. Hơn nữa cái chính sách lương bổng thật tồi tệ. Cha mẹ không nuôi nổi con cái, con cái không nuôi nổi cha mẹ, anh em không nâng đỡ nổi nhau thì đẻ thêm làm cái gì?… (…)

Khi ra khỏi trại học tập cải tạo, gặp thằng Công Tử Con Bà Cả Đọi. Hắn tả cảnh sống của hắn và đọc cho tôi nghe bài thơ Cực Tả :

Cửa đóng màn che đã mấy thu

Đời tàn ngõ hẹp sống như tù

Quẩn quanh học lại Thiền Đông Độ

Vào ra luyện mãi Pháp Tây Du

Rầu rĩ Giáng Tiên ngồi gãi háng

Nẫu nà Từ Thức đúng xoa khu

Ăn chỉ tương cà, chê thịt cá

Sống chẳng tu hành cũng quá tu.

Tôi lại càng buồn, mẹ kiếp! Đông độ với Tây du. Nước Mỹ với nước Tây thì cũng chán mớ đời. Tôi hoạ lại bài thơ ấy bằng bài Quân Tán, nghĩa là Tan Hàng:

Quân tán còn chi xuất với thu

Sống thừa thì cũng xác thân tù

Hữu tật cam đành câu bất dụng

Vô tài nên chịu tiếng nan du.

Những tuởng khoan hồng anh hạ bộ

Nào ngờ mắc bẫy chú Xuân Khu

Chung cuộc vài năm cầm cán cuốc.

Tu đọi, tu huyền ấy cũng tu.

***

Anh cứ nhớ rằng lúc nào anh em chúng mình làm thơ Đường, ấy là lúc chúng ta buồn và rất chán đời.

Nhưng từ lúc viết “Nếu chàng Trương Chi đẹp traỉ” thì tôi phấn khởi hẳn lên. Nghĩ tới ngày đầu tiên Mị Nương gặp Trương Chi là tôi nhớ tới cả một cuốn phim dĩ vãng của những ngày đầu Tháng Năm lịch sử. Nàng Mị Nương và chàng Truơng Chi hẳn cũng đã xảy ra chuyện “ngôn ngữ bất đồng”. Tôi cười một mình, nhớ tới mẩu đối thoại giữa cô bán thuốc lá ở trước cửa nhà và một anh bộ đội

– Bán cho tôi bao thuốc ná…

– Dạ anh mua thuốc nào?

– Không bán cho tôi bao thuốc ná?

– Dạ anh mua thuốc nào?

Tiếng gắt gỏng:

– Cái cô này nạ chửa. Người ta mua thuốc ná mà nại cứ hỏi người ta mua thuốc nào.

Giọng trả lời vẫn dịu dàng:

– Dạ thì tôi hỏi anh mua thuốc nào? Thuốc Ru by, thuốc Cáp tăng hay thuốc Bát tô?

Ngôn ngữ bất đồng là thế đấy. Khu nhà tôi ở bên kia cầu chữ Y, nên sau ngày 30-4-1975, quanh nhà thật đông bộ đội. Con nhỏ người làm nhà tôi đã biểu diễn một bộ mặt ngớ ngẩn khi một anh bộ đội tới hỏi mượn “một cái bàn nà” hay mượn một cái phễu. Tôi phải nhắc nó đua anh ta mượn cái bàn ủi hay cái quặng, lúc đó nó mới à lên một tiếng tự nhiên.

Buổi sáng buổi chiều là những lúc nhàn rỗi của mấy anh bộ đội. Những anh chàng này ít đi chơi vì Sài Gờn đối với mấy chàng chẳng có gì hấp dẫn. Đường phố thì dài dằng dặc. Đi bộ thì mỏi chân. Vượt Trường Sơn thi được nhưng đi bộ trên đường phố Sài Gòn thì các chàng lại chê. Vài chàng may mắn gặp được gặp người quen hay bà con họ hàng di cư vào đây năm 1954 nhưng họ cũng chỉ cho ăn vài bữa cơm rồi cũng lơ là. Bởi vậy các chàng không còn thú vui gì chỉ ngổi xúm lại với nhau tán gẫu. Cái lối ngồi của mấy chàng cũng lạ. Chúng mình thì ngồi bệt xuống, đặt cái mông xuống hè cho nó thoải máì, thằng nào muốn sạch thì lót cái khăn mùi xoa hay tờ giấy báo. Nhưng mấy chàng thì ngồi ở cái thế mà chúng ta hay biểu diễn ở những lúc ta ở trong cầu tiêu. Cứ ngồi xổm như thế mà nói chuyện râm ran, cả mấy giờ đồng hồ. Sáng, trưa chiếu lúc nào cũng có vài ba chàng hay đông hơn nữa ngồi ở đầu hè nói chuyện với nhau. Cứ ở tư thế “ngồi nước lụt”. Đứa cháu gái lớn một hôm ngồi ngắm các anh chàng rồi bảo tôi:

– Sấm, sấm rồi bố ạ!

Tôi ngạc nhiên hỏi lại:

– Thế nào mà lại là sấm?

– Thì bố vẫn giảng cho con nghe những bài thơ, những câu phong dao tục ngữ không có tác giả đọc lên tối nghĩa một chút, không chừng là sấm. Như câu “hết quan tàn dân, thu quân bán ruộng”. Như câu …

– Rồi, rồi, nhưng cô định cho câu nào là sấm đây?

Con bé ra mặt nghiêm trang:

– Con nghĩ tới bài thơ con cóc” Con cóc trong hang, con cóc nhảy ra. Con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đó. Con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi “Mới đầu con cứ thắc mắc mãi về con cóc, không hiểu rằng con cóc ám chỉ cái gì. Bây giờ nhìn mấy đứa kia nó ngồi chồm hổm, mới thấy y như hệt con cóc. Bố thấy chúng nó có giống con cóc hay không?

Tôi không trả lời đứa con gái nhưng trong lòng như ngầm đồng ý. Cũng như tôi đã mắng chúng nó khi chúng nó trả lời nhửng câu trêu chọc mấy chàng bộ đội bằng câu ca dao:

Khoai lang chấm muối ăn bùi
Lấy chồng bộ đội lấy cùi sướng hơn.

Tôi mắng nhưng trong lòng hả hê. Ừ, có thể là sấm thật đấy. Và bây giờ khi viết truyện ký” Nếu chàng Trương chi đẹp trai” tôi đã gọi Ngày 30-4-1975 là ngày VNCH đại thắng.

Đã là ngày đại thắng thì chỉ nên luận công mà không luận tội. Người Mỹ đã tạo nên ngày 30-4-1975, cũng như ông Thừa tướng đã tạo nên ngày Mị Nương gặp Trương Chi. Ôi, cả công lao tuyên truyền, cả một hệ thống tư tưởng từ Nam chí Bắc, xụp đổ thảm thương. Đi xe đò từ Bắc vào Nam, cứ tới Quảng Trị người dân miền Bắc yên trí là cái mông đít không còn bị hành hạ. Vào tới trong Sài Gòn nhiều kẻ đã ở lại, không muốn về, đấy là bây giờ Sài Gòn kém trước quá xa.

Công của ông Thiệu sửa soạn cho Ngày 30-4-1975 cũng quá lớn. Nhất là cái chương trình “Người cày có ruộng”. Mua lại ruộng đất của điền chủ, rồi phát không cho nông dân mỗi người ba mẫu với bằng khoán cẩn thận, ông Thiệu đã bẻ gãy cái liềm trên lá cờ có cái liềm cây buá. Lại còn Ngân hàng quốc gia Nông tín Cuộc cho nông dân vay tiền mua máy cày, máy bơm nước tới muà thì trả. Không trả được thì khất lại. Cả một chính sách cải cách ruộng đất mà những anh chàng vô sản rất lấy làm hãnh diện, ấy thế là…đi đoong.Thâm độc hơn nữa là cái vụ cấy luá Thần Nông. Cái thứ lúa ngắn ngày này phải cần bón phân cho nhiều. Mà lại phải là phân hoá học nhập cảng. Thì có chi lạ. Muốn chóng lớn thì phải ăn nhiều. Thấy lúa ngắn ngày, mấy chàng “cứ tưởng bở” mang ngay về Bắc làm giống, huyênh hoang khoác lác quá xá, để rồi mấy năm mất mùa và cho tới nay phải trở lại cày cấy hai vụ chiêm mùa…. Thật là thâm quá thâm mà độc quá là độc.

Lại sắp tới Ngày 30 Tháng Tư.
Từ 1975 đến 1982, đối với mọi người kể cả tôi, cũng đã gọi là quá dài.
Mấy thằng Tây thất bại vì đã trở lại sớm quá. Chín năm kháng chiến chống Tây, chúng nó đã có thật đông chính nghĩa. Nhưng rồi sau chín năm? Và tới bây giờ Trương Chi đã lộ mặt thật xấu bẩn. Mặt nạ chính nghĩa rơi rớt tơi tả.
Anh nói với bằng hữu: làm gì đi chứ? Chia rẽ làm chi, tội nghiệp quá đi thôi! Đoàn kết không phải là tôi đi theo anh hay là anh đi theo tôi. Đoàn kết là dẹp bỏ hết mọi tị hiềm, xung khắc để cùng chung lo việc cấp bách trước mặt là … Phục Quốc.
Rất thân chào Anh

Lão Húc


No comments:

Post a Comment