20191225 Doi 30 Ha Lao Truong Duy Hy
*** Nguồn bản đồ phần sau cùng.
Thứ Tư, 22 tháng 5,
2019
Tác giả: Trương Duy Hy
ĐỒI 30 HẠ LÀO (Kỳ 1)
Tác giả: Trương Duy Hy
Ngay sau Tết Tân Hợi
1971 Quân Đội Quốc Gia hành quân ngoại biên sang Lào. Lam Sơn 719 là một thất
trận ngay cả khi phía Bắc Việt phải trả giá đắt. Một tháng sau trận đánh, Đại
Úy Trương Duy Hy, Pháo Đội Trưởng của Tiểu Đoàn 44 Pháo Binh ghi lại những gì
tận mắt chứng kiến, từ 8 tháng 2 đến 3 tháng 3-1971.
Những trang viết tay
của Đại Úy Hy vô cùng sống động. Người đọc nhìn thấy các căn cứ Ranger North,
Ranger South của Biệt Động Quân lần lượt thất thủ, rồi đến phiên Đồi 31 bị tràn
ngập khiến Đại Úy Nguyễn Văn Đương phải tự sát. Tiếp đến là những cuộc tấn công
biển người với Thiết Giáp PT76 của Bắc quân mà Đại Úy Hy đã phải dùng đại bác
155 ly bắn trực xạ để ngăn chận; xen kẽ các pha cận chiến của Nhảy Dù.
Tập hồi ký cho người
đọc nhìn thấy thêm sự vận hành bên trong của một đơn vị Pháo Binh Việt Nam Cộng
Hoà. Cách tổ chức, thiết lập vị trí, cách gọi pháo, check fire và phối hợp giữa
nhiều Pháo Đội cùng một lúc, song song với không yểm của Hoa Kỳ. Đặc biệt Đại
Úy Hy đã không tránh né mà ghi lại sự kiện đã từng bị thổi phồng: vài binh sĩ
ôm càng trực thăng rời khỏi Đồi 30 và việc Trung Tá Trần Kim Thạch, Tiểu Đoàn
Trưởng Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù, bỏ đơn vị về Khe Sanh. Tính trung thực không bao
gộp duy nhất những điều tồi tệ. Đã có những tấm gương can trường: như Thiếu Tá
Lê Văn Mạnh, Tiểu Đoàn Phó, chống trả cho đến phút cuối cùng rồi cùng binh sĩ
mở đường máu về được Lao Bảo bằng đường bộ. Chính bản thân Đại Úy Hy cũng đã
đứng thẳng trên bãi đáp trực thăng, đang hỗn loạn, để giữ đội hình và quyết
định tháo vải ngụy trang để lộ ba mai vàng giúp phi công nhìn thấy có sĩ quan
chỉ huy bên dưới mà đáp xuống. Chỉ là một chi tiết nhỏ, nhưng nói lên phẩm cách
của Đại Úy Hy. Một giáo chức bị động viên.
Ít tập hồi ký nào sôi
động với những khắc khoải lo âu từng giờ như Đồi 30 Hạ Lào. Tôi đọc hồi ký này
năm 1973 khi vừa lên trung học mà nhớ mãi những bực tức cùng lo lắng của Đại Úy
Hy, cả những phản công bằng phóng lựu M79 của binh sĩ Quốc Gia đẩy bật Cộng
quân xuống rào kẽm gai và Đại Úy Nguyễn Văn Đương là người bạn thiết mà Đại Úy
Hy nhắc đến những phút cuối cùng. Khi ấy, phim kịch Người Chết Trở Về của Nhật
Trường với ca khúc Anh Không Chết Đâu Em đang phát hằng ngày trên Radio và
Tivi. Tôi cố gắng tìm chân dung Đại Úy Hy trên Net, nhưng không một tấm hình
nào hay văn bản nào cho biết ông còn sống hay mất. Xin phép Đại Úy Hy cho đánh
máy lại, vì giá trị lịch sử của hồi ký và cũng vì sách đã tuyệt bản, không còn
tìm thấy ở các nhà sách, cũng không thấy trên mạng.
“Tôi Tham Chiến Tử Thủ
Căn Cứ Hoả Lực 30 Tại Hạ Lào” nhận Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Phủ Tổng
Thống Việt Nam Cộng Hoà năm 1972, các chương sẽ được tuần tự đánh máy lại trên
tuần san Trẻ từ tuần này.
[Trần Vũ]
THAY LỜI TỰA
Ðà-Nẵng, ngày 10 tháng
06 năm 1971
Thân gởi,
Ðại Úy Trương Duy Hy,
Pháo Đội Trưởng Pháo Đội C/44 PB, tham dự cuộc hành quân Lam-Sơn 719 tại Căn Cứ
Hoả Lực 30, Hạ Lào.
Anh Hy thân mến,
Tôi vừa nhận được bản
thảo Hồi Ký Chiến Tranh của Anh, nhan đề “Tôi Tham Chiến Tử Thủ Căn Cứ Hoả Lực
30 tại Hạ Lào”. Anh có nhờ tôi đề tựa. Ðáng lẽ Anh phải nhờ một nhà văn nổi tiếng
hay một sĩ quan cao cấp làm việc đó, nhưng Anh đã nghĩ đến tôi, chắc vì mối
tình tri-ngộ giữa chúng ta kể từ hơn 20 năm nay. Do đó tôi viết bức thư không
niêm này, thay vì đề tựa chính thức để giãi bày cùng anh những cảm nghĩ của
riêng tôi sau khi đọc tác phẩm này.
Năm, tháng trôi qua
thật nhanh, bao nhiêu biến cố dồn dập đến trên dải đất thân yêu của chúng ta,
kể từ một phần tư thế kỷ này đã đảo lộn nhiều chế-độ chánh trị, xáo trộn cả bộ
mặt xã-hội và nếp sống hàng ngày, cơ hồ có lúc làm đảo lộn tất cả những tình
cảm tốt đẹp nhất trong lòng người giữa cơn lốc vật chất quay cuồng dữ dội.
Nhưng kỳ diệu thay, mối dây giao hảo giữa chúng ta vẫn không hề bị gián đoạn vì
thời cuộc nghiêng ngửa, cũng không hề bị hoen ố vì ảnh hưởng của cuộc
nhân-sinh. Giữa Anh và tôi vẫn còn trọn vẹn tình thầy trò thiêng liêng, tình
anh em thắm thiết, tình bằng hữu đậm đà.
Tôi biết Anh, từ khi
Anh hãy còn là một cậu bé 15 tuổi, sớm mồ côi cha, nhưng nhờ ý chí cương quyết,
nghị lực vững vàng, anh đã can đảm vượt qua hết mọi trở ngại lớn lao, để tiếp
tục việc học đến ngày thành công. Anh đã thi đậu vào lớp Ðệ Thất trường Trung
học Phan-Châu-Trinh Ðà-Nẵng, năm 1952. Tôi còn nhớ rõ hình ảnh một cậu học sinh
nhỏ bé, ngơ ngác giữa đám bạn bè tinh nghịch. Nhưng Anh đã làm chúng bạn cảm
phục ngay vì học lực và tính tình của Anh. Việc học nửa chừng bị gián đoạn vì
Anh phải tham dự cuộc Hành quân Atlante vào khoảng 1-1954.
Chiến tranh chấm dứt,
Anh phải học băng vào lớp Ðệ Ngũ, thế mà tháng nào Anh cũng đứng đầu lớp, năm
nào Anh cũng nhận phần thưởng danh dự, suốt trong mấy năm Trung học Ðệ I và Ðệ
II cấp. Cuối cùng Anh thi đậu Tú Tài Toàn Phần. Hồi đó, các giáo sư ai cũng đều
ngợi khen Anh. Nếu Anh được cái may mắn sinh trưởng trong một gia đình giàu có
thì chắc sự học còn tiến xa hơn nữa.
Trong khoảng từ năm
1958 đến năm 1962, Anh phải đi dạy các trường Trung-Học Công Tư ở Quảng Nam để
giúp đỡ gia đình, rồi sau đó phải nhập ngũ. Trong thời gian này, thỉnh thoảng
tôi mới gặp Anh, nhưng tôi có nghe đồng bào quận Ðại Lộc rất ca tụng Anh trong
vụ cứu trợ nạn lụt mùa Ðông 1970. Con người Anh thật là tiêu biểu cho dân Quảng
Nam: trực tính, ưa tranh luận (Quảng Nam hay cãi…) thích chỉ huy, rất hăng say
trong mọi công tác và sẵn sàng phẫn nộ trước cảnh bất công. Xứ Ngũ Phụng Tề Phi
với núi sông hùng vĩ, kỳ tú là một vùng đất tượng trưng cho tinh thần quật khởi
của một người dân xứ Quảng.
Sở dĩ tôi phải nhận
xét về con người Anh dông dài - chẳng biết có phạm đến lòng khiêm tốn của Anh
không? - thật không phải là để ca tụng Anh đâu, mà chính là để tìm hiểu những
cảm nghĩ và hành động của Anh trong những ngày Anh hành quân tại mặt trận Hạ
Lào. Bản chất của Anh đã được phô bày khá đầy đủ trong tác phẩm này. Ở đây, tôi
không muốn làm công việc phê bình, cũng không dám lạm bàn đến chiến lược, chiến
thuật vì điều đó vượt khả năng và sự hiểu biết của tôi. Tôi chỉ muốn trình bày
sau đây một vài khía cạnh mang ít nhiều tính chất chính trị và xã hội trong tác
phẩm này:
- Anh đừng e ngại Cái
Tôi đáng ghét. Cái Tôi trong tập hồi ký này chỉ là Cái Tôi điển hình cho tất cả
những chiến sĩ dũng cảm tại Hạ Lào. Cái Tôi của Lân, của Thiện, của những chiến
sĩ Pháo Binh, của Tiểu Ðoàn Dù, của Biệt Ðộng Quân… đã chạm mặt Tử-Thần tại mặt
trận Hạ Lào nhưng không hề run sợ.
- Trước sự đe doạ của
Tử Thần, tình đồng đội thật là thắm thiết hơn bao giờ hết. Bao nhiêu hiềm khích
nhỏ nhen trong cuộc sống bình thản thường nhật đã bị tiêu tan trong chiến trận.
Trước mặt, chỉ còn có địch quân cần phải tiêu diệt để bảo vệ sự sống của chính
mình và của đồng đội.
- Lòng nhân đạo đã
được thể hiện, khi chiến trận chấm dứt, trông thấy xác chết ngổn ngang, các
thương binh, dù là địch quân, rên xiết trong nỗi đau đớn, khổ sở đều cần được
chăm sóc, được an ủi như nhau. Vì nghĩa vụ, con người phải chém giết nhau, thì
cũng vì nghĩa vụ, con người phải cứu giúp nhau để xoa dịu những nỗi khổ trong
kiếp sống bi thảm này. Anh đã áp dụng đúng đắn lời dạy của triết gia Bersot, mà
ngày xưa tôi đã bắt anh dịch ra Việt văn. Thật ra, những người lính Cộng Sản
Bắc Việt chỉ là những con tốt thí cho một chủ nghĩa, một mưu đồ. Họ phải chịu
chết, chịu khổ sở từ 25 năm nay để phục vụ cho quyền lợi của tầng lớp cán bộ
lãnh đạo ở Bắc Việt, mà họ cứ vẫn tưởng là phục-vụ cho dân-tộc Việt-Nam.
- Ðối với quảng đại
quần chúng, ai cũng nghe nói đến chiến trận Hạ Lào vô cùng ác liệt, hơn cả
những trận Pleime, Benhet, Dakto… hơn cả trận Ðiện-Biên-Phủ năm xưa. Nhưng
không mấy ai ở ngoài cuộc có thể hình dung nổi trận chiến ác liệt như thế nào,
nỗi gian-khổ của binh sĩ ta lớn lao đến chừng nào. Tác phẩm này đã vẽ ra một
phần không nhỏ cả khung cảnh dữ dội, kinh hoàng của chiến tranh, nhờ đó quần
chúng mới hiểu thấu hết tinh thần chiến đấu can trường, sức chịu đựng gian khổ
của binh sĩ ta tại Hạ Lào, để biết cảm phục và thương yêu binh sĩ nhiều hơn.
- Tôi không đặt vấn đề
thắng hay bại của cuộc hành quân Lam Sơn 719, nhưng quả thật nhờ có cuộc hành
quân này mà sự tiếp liệu khổng lồ của Bắc Việt vào Kampuchia và Nam Việt-Nam đã
bị ngưng trệ trong một thời gian, các kho tàng trữ vũ khí, thực phẩm, thuốc
men, vật liệu của địch quân đã bị hủy diệt một phần lớn, điều này không một ai
có thể chối cãi được, và sự hy sinh của binh sĩ ta thật không phải là vô ích.
Về mặt chính trị, nhờ có cuộc hành quân này mà cả thế giới đều thấy rõ Bắc Việt
đã xâm lăng không chính thức Miền Nam Việt-Nam, bằng đường mòn Hồ-Chí-Minh, một
điều mà Bắc Việt luôn luôn cải chính, đó là một thắng lợi về chính trị thật rõ
ràng.
- Tác phẩm này còn
được xem như một lằn roi quất mạnh vào mặt những hạng chính khách salon, bơ
sữa, những hạng người thối nát trong guồng máy Quốc-gia, những hạng tham nhũng,
đầu cơ trục lợi, những dân biểu buôn lậu phản nước, hại dân, những tên tài
phiệt đã nhờ chiến tranh mà làm giàu trên xương máu của binh sĩ và đám cùng dân
khố rách áo ôm. Các anh em binh sĩ có hô hào phải hy sinh, phải làm cách mạng,
phải yêu nước bao giờ đâu? Binh sĩ chỉ biết chiến đấu trong im lặng và chết
trong im lặng, không một lời than thở, tiếc nuối. Các binh sĩ chiến đấu tại Hạ Lào
là những thiên thần sẽ giẫm nát lũ sâu bọ lên làm người đầy rẫy nơi đây.
- Tác phẩm còn được
xem như một liều thuốc hồi sinh đối với bọn thanh niên sống cuộc đời vô lý
tưởng, luôn luôn sợ gian khổ, sợ chiến đấu, cố tìm quên lãng và xoá bỏ thực tại
bằng một nếp sống sa đoạ, trụy lạc. Cố nhiên là nếu họ chịu uống liều thuốc
đắng mà bổ ích này.
Anh đã làm tròn nhiệm
vụ đối với Tổ-Quốc. Ðó là niềm hãnh diện nhất trong đời.
Thân ái chào Anh,
Trần Ngọc Quế
o O o
1. XÁC ĐỊNH MỘT TOẠ ĐỘ
“CÁI TÔI” bao giờ cũng
là “CÁI ÐÁNG GHÉT”. Từ xưa đến nay, vì nghĩ đến “CÁI TÔI”, nói đến “CÁI TÔI” mà
có nhiều người mang hoạ - nếu không, cũng là đầu đề cho bạn bè đem ra chế diễu.
Lại nữa, “CÁI TÔI” lúc
nào cũng chủ quan. Ðã chủ quan thì khó trung thực. BÙI GIÁNG hơn một lần nhận
xét “… mắt ta thấy, chưa chắc đã là không lầm, tai ta nghe chưa chắc đã là
không lộn…!”. Nhưng khổ nỗi, ở một vài trường hợp “CÁI TÔI” vì điều kiện và
ngoại cảnh nào đó an bài cho nó có “MỘT TOẠ ÐỘ” - Từ “TOẠ ÐỘ” này, nó có một
thị trường thích nghi, tuy không nói lên những nhận xét trung thực bởi “chủ
quan tính” gắn liền với nó - nhưng ít ra, nó có thể nói lên những gì nó thấy
tận mắt, nghe tận tai, ngửi tận mũi.
Vả lại, “CÁI TÔI”
trong Hồi ký này còn là điểm tựa, bằng vào đó để có thể trung thực trình bày
các điều đã thấy, nghe và ngửi - hẳn độc giả sẽ không hẹp hòi gì mà không tha
thứ.
Với ý thức khơi nguồn
bởi lòng độ lượng của độc giả “CÁI TÔI” trong Hồi ký tự nhận có bổn phận chân
thành thể hiện cảm quan đã thâu thập trong suốt 23 ngày đối diện với Tử-thần ở
Hạ Lào. Ngoài ra, CĂN CỨ HOẢ LỰC 30, tiền đồn cuối cùng ở phía Bắc Quốc lộ 6,
nằm sâu trong nội địa Lào Quốc - kể từ sau ngày 25-2-1971- không phải chỉ có
vài người trách nhiệm tử thủ, thì đương nhiên những gì “CÁI TÔI” đã ghi chép
tại đây, chắc chắn không thể lọt ra ngoài những cặp mắt phán xét nghiêm khắc
của hàng trăm chứng nhân - nếu không là sự thật 100%.
Hơn thế nữa, tôi nghĩ
- bây giờ tôi bắt đầu xin dùng chữ “TÔI” - đã là Hồi ký chiến tranh, kẻ cầm bút
nếu không trung thực với chính mình, lại cố ý ru cho mọi người chung quanh vào
“MÊ HỒN TRẬN NGỤY TẠO”, thiết tưởng đáng hổ thẹn biết bao!
Vì lẽ đó, hôm nay “CÁI
TÔI” của tôi chỉ có mỗi một ước vọng, và tất cả cố gắng dồn vào ước vọng này:
thật rõ những gì đã xảy ra mà chính mình chứng kiến, chính mình am hiểu từ lúc
nhận lệnh tham chiến đến ngày Ðại lễ “KHAO QUÂN MỪNG CHIẾN THẮNG LAM SƠN 719”
cử hành trọng thể tại cố đô Huế dưới sự chủ toạ của Tổng Thống Việt Nam Cộng
Hoà NGUYỄN-VĂN-THIỆU.
Phần nhận xét liên hệ
đến chiến thuật, chiến lược, tôi xin được miễn phổ cập.
Khe-Sanh, ngày 16
tháng 3 năm 1971.
2. NHẬN LỆNH LÊN ĐƯỜNG
Ðang chỉ huy một Pháo
Đội (-), Pháo Đội C thuộc Tiểu Ðoàn 44 Pháo Binh, đồn trú tại Ðồi 37, ngay sau
Quận đường Ðại Lộc. Pháo Đội tôi có nhiệm vụ yểm trợ trực tiếp cho Liên Ðoàn
Biệt Ðộng Quân do Ðại Tá Hiệp, Liên Ðoàn Trưởng chỉ huy, quần thảo với Cộng
quân suốt dọc sông Thu Bồn, bên phần đất Duy Xuyên. Tôi được lệnh chuyển nhiệm
vụ sang yểm trợ trực tiếp cho Trung Ðoàn 51 Bộ Binh do Ðại Tá Thục làm Trung
Ðoàn Trưởng vào khoảng thượng tuần tháng 1-1971.
Rạng ngày 25-1-1971,
Bộ Chỉ huy Tiểu Ðoàn gởi công điện gọi tôi về dự buổi họp quan trọng.
10g30, bước vào phòng
họp, tôi thấy hầu hết các Sĩ quan tham mưu, các vị Pháo Ðội Trưởng chỉ huy,
Pháo Ðội Trưởng Tác Xạ A, B đã tề tựu đông đủ chung quanh chiếc bàn hình “Oval”
phủ khăn đỏ.
Bắt đầu buổi họp,
Thiếu Tá Nguyễn-Văn-Tự Tiểu Đoàn Trưởng với vẻ mặt tươi tỉnh hơn mọi ngày,
trịnh trọng tuyên bố: Tiểu Ðoàn sắp tham dự một cuộc hành quân đại quy mô, điều
động toàn bộ Tiểu Ðoàn 44 Pháo Binh tham chiến. Mục tiêu cuộc hành quân là phá
hủy hậu cần địch tại Hạ Lào…
Sau cuộc họp, trở về
đồi 37, tôi cùng Trung Úy Lê-Văn-Lân Sĩ quan tác xạ Pháo Đội đặt kế hoạch di
chuyển. Tôi không quên đặc ân cho một số quân nhân tốt trong Pháo Đội được đi
phép ít hôm về ăn Tết với gia đình. Số còn lại, tiếp tục vui Xuân trọn vẹn từ
mồng 1 đến cuối ngày mồng 2 Tân Hợi.
Chúng tôi đã ngả 1 bò
và 2 heo nhân dịp Tất niên và mừng Xuân mới. Riêng đồng bào, các vị thân-hào
nhân-sĩ, các viên chức xã Lộc Hưng, các sĩ quan Hoa-Kỳ mang quà cáp đến chúc
“thọ” chúng tôi. Quý vị Hiệu Trưởng, Nam Nữ Giáo Sư, Nam Nữ Sinh trường Trung
Học Ðệ Nhất, Ðệ Nhị cấp Ðại Lộc đến tận Pháo Đội trao cho mỗi pháo thủ một
chiếc khăn tay có thêu tên trường, tên lớp, thân tặng, để kỷ niệm những ngày
Pháo Đội công tác tại địa phương này. Sáng mồng 3 Tết, nhằm ngày 29-1-1971, cả
Pháo Đội thức dậy thật sớm, dọn dẹp những gì còn sót, chất đầy trên 4 xe cargo
2.5 tấn, 4 xe 5 tấn, 2 xe dodge, 3 xe Jeep và 3 móc hậu 1 tấn, đầy nhóc đạn 155
ly.
11g30 chúng tôi di
chuyển xuống hướng Phong Thử, rẽ về đồi 55 Ðất Sơn đón Trung Ðội 1 rồi cùng về
Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn.
Tại Tiểu Đoàn, tất cả
6 đại bác 155 ly của Pháo Ðội được xếp hàng sắp ngay ngắn trong sân cờ đối diện
với văn phòng.
Hôm sau, đúng 17g00 chúng
tôi tháp tùng Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn đi đoạn hậu, nối tiếp Pháo Ðội A di chuyển
ra Ðông Hà. Ðoàn xe chúng tôi vượt qua đèo Hải Vân khoảng 21g00 đêm. Theo chúng
tôi, có 1 Chi Ðoàn xe bọc sắt giữ nhiệm vụ hộ tống.
Trên lộ trình, tất cả
quân xa đều sử dụng đèn pha, vẽ thành những vệt sáng quét ngang dọc sườn núi,
chọc thủng màn đêm, tạt ánh sáng xuống các vực thẳm sâu hun hút. Vài trục trặc
nhỏ xảy ra do mấy chiếc cargo cũ kỹ khập khà khập khựng rên siết trườn mình
trên đường nhựa, làm giảm tốc độ cho cả đoàn xe.
Sau khi đổ đèo Hải Vân
vài cây số, một cargo 5 tấn của Pháo Ðội A làm lật khẩu đại bác 155 ly ngay
giữa đường, vì qua khúc quẹo quá ngặt. Tấm lá chắn xẻ mặt đường một đoạn ngắn
làm bong cả nhựa đá. Bắt buộc tôi phải dừng lại xin toán hộ tống đợi chúng tôi
bẩy súng lên để cùng đi - song không được vị Toán Trưởng chấp thuận - tôi đành
gọi vô tuyến báo cho Ban 3 Tiểu Ðoàn, lúc bấy giờ cách tôi trên 4 cây số. Lật
đật, Thiếu Tá Tiểu Ðoàn Trưởng quay xe lại giải quyết vấn đề hộ tống. Ðồng
thời, Thiếu Úy Bá Sĩ quan Quân Xa Tiểu Ðoàn cùng với Ban Ðệ II cấp cho wrecker
tiến lên câu súng trả về vị thế cũ.
Khoảng quá khuya, trời
bắt đầu mưa lâm râm. Dưới ánh đèn pha, mặt đường trở nên láng bóng như có ai
thoa mỡ. Các tài xế dốc hết tâm trí vào tay lái, cố trấn tĩnh cơn mê ngủ đang
rình rập tấn công vào đôi mắt… Càng đi, chúng tôi càng vào sâu trong khí hậu
lành lạnh, khác hẳn với khí hậu tại Ðà Nẵng. Ðến 6g00 sáng 31-1-71, đoàn xe
dừng lại cách Thị trấn Ðông Hà 2 cây số.
Tại đây, chúng tôi
được tạm trú trên một quãng đồi rộng ở hướng tây Tiểu Ðoàn 48 Pháo Binh.
Trưa ngày 1-2-1971,
toàn Tiểu Ðoàn di chuyển từ Ðông Hà đến Cam Lộ. Khi cách Cam Lộ 4 cây số, lại
được lệnh tạm dừng quân ở bên trái đường, trên ngọn đồi thấp. Cùng đồn trú với
chúng tôi có một đơn vị Thiết Giáp thuộc Thiết Ðoàn 17. Trong suốt thời gian từ
1-2 đến 6-2-1971, sáng và chiều, Thiếu Tá Tự, Ðại Úy Thông luân phiên đi họp để
nhận lệnh mới. Nhờ những buổi họp này, chúng tôi được biết: Công binh làm
đường, sửa cầu cống trên Quốc lộ 9 nối liền Ðông Hà - Khe Sanh chưa xong, nên
phải đồn quân mà đợi.
Lợi dụng thời gian
nghỉ “xả hơi”, Pháo Ðội kiểm kê vật dụng, nhận thêm băng cá nhân phát đầy đủ
cho mỗi binh sĩ một cái. Ðồng thời tôi cho lệnh Trung Sĩ Nhứt Bình mua sắm thêm
chén, đũa, ly phát bổ sung cho tất cả binh sĩ mỗi người một bộ, thay thế những
chén bể hoặc do anh em làm mất mát trong lúc di chuyển.
Hạ Sĩ quan Hoả Thực vẫn
hàng ngày đi chợ Ðông Hà mua thức ăn cho Pháo Ðội. Thỉnh thoảng chúng tôi trẩy
về Quảng Trị ngồi cạnh cốc cà phê nóng hổi suy tư một chuyến đi với hy vọng
chiến thắng rực rỡ.
Ngày 4-2-1971, tôi và
Trung Úy Lân vào Huế mua thêm những vật dụng cần thiết mang theo.
Chiều 5-2-1971, Ðại Úy
Công và Ðại Úy Thương tìm đến Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn gặp tôi. Ðại Úy Công làm
việc tại Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Sư Ðoàn Dù, còn Thương làm Trưởng Ban 3 Tiểu Ðoàn
3 Pháo Binh Dù. Mục đích cuộc gặp gỡ này không ngoài việc liên lạc với chúng
tôi về nhiệm vụ tăng phái Tiểu Ðoàn 44 Pháo Binh cho Sư Ðoàn Dù, và Pháo Ðội C
tôi được tăng phái chính thức cho Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Dù. Ðại Úy Thương có
tầm vóc mảnh mai, thấp, ăn nói hoạt bát, hiền hậu, rất xứng đáng với cái tên
của Ðại Úy đã mang. Thương trẻ hơn tôi về tuổi tác và cũng trẻ hơn tôi về khoá
học tại trường Võ Khoa Thủ Ðức.
Thương trình bày tất
cả những gì Pháo Ðội tôi phải làm trong những ngày sắp tới, đồng thời Thương
giải thích mọi thắc mắc về phương diện tiếp liệu, hành chánh mà Pháo Ðội tăng
phái thường vấp phải. Thương nói rành rẽ với giọng nhỏ nhẹ dễ mến.
Sau khi Thương ra về,
tối đến, một cuộc họp cuối cùng tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn với mục đích để Thiếu
Tá Tiểu Ðoàn Trưởng chỉ thị những điều cần thiết hầu các Pháo Ðội căn cứ vào đó
thi hành trong suốt cuộc hành quân. Cũng do cuộc họp này, tôi được biết Pháo
Ðội chúng tôi tăng phái cho Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Dù do Trung Tá Bùi-Văn-Châu
làm Tiểu Ðoàn Trưởng.
Sáng ngày 6-2-1971. Từ
1g00 sáng mọi người đều thức dậy, móc súng sắp thành hàng dài, nối đuôi Pháo
Ðội A…
6g30 đoàn xe bắt đầu
lăn bánh.
Chúng tôi di chuyển
rất chậm. Trời lại lất phất mưa, đường trơn như láng mỡ. Tài xế vất vả và khó
nhọc lắm mới đưa được mấy khẩu đại bác 155 ly qua các dốc, các co nguy hiểm.
Ngồi trên xe Jeep, tôi cứ phập phồng lo sợ lật xe, lật súng, rơi nhân viên
xuống hố! Có nhiều đoạn phải sử dụng cần phụ, cài số 1, đi như đưa đám tang,
vậy mà xe vẫn chạy theo “ý” xe, chứ không chạy theo chiều lái của tài xế.
16g30 chúng tôi đến
Khe Sanh. Kẹt xe, Pháo Ðội của chúng tôi phải đợi mất 1 giờ chờ Quân Cảnh Dù
dẹp đường. Sau đó, chúng tôi rẽ vào vị trí trú đóng của Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh
Dù, còn Pháo Ðội A, Pháo Ðội B cùng Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn tiếp tục di chuyển đến
Lao Bảo cách Khe Sanh 15 cây số.
Bắt đầu từ đây, Pháo
Ðội C của tôi hoàn toàn tùy thuộc vào sự điều động và sử dụng của Tiểu Ðoàn 3
Pháo Binh Dù.
21g00 Trung Tá Châu
mời tôi sang họp tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 3 Dù. Cuộc họp do Ðại Úy Thương
thuyết trình.
Trên bản đồ hành quân
đã được thiết kế bằng đủ màu sắc, ghi chú đầy đủ các vị trí quân bạn sẽ chiếm
đóng, các trục tiến quân sẽ thực hiện kể từ ngày N+8, N+9, N+10…
Tôi rất hoan hỉ và vô
cùng phấn khởi khi Ðại Úy Thương trình bày về tầm quan trọng của các CĂN CỨ HOẢ
LỰC. Những nơi này chắc chắn sẽ được dành mọi phương tiện, mọi ưu tiên của
không yểm cùng pháo yểm bảo vệ khi gặp nguy hiểm. Thương nhấn mạnh: “Ðại Úy đi
với chúng tôi - là lực lượng Dù, lực lượng thiện chiến, có quy củ lắm. Ðại Úy
yên trí lớn! Tất cả đều có chúng tôi lo cho Ðại Úy…”. Thương thao thao bất
tuyệt dẫn chứng những sự kiện thật đã xảy ra tại mặt trận Kompong-Cham về
phương diện tiếp vận và không yểm quy mô, tối đa, bất chấp mọi thời tiết dành
cho đoàn quân viễn chinh của ta.
Cuối cùng, Thương kết
luận: “Chúng tôi sẽ giúp đỡ Ðại Úy và Pháo Ðội của Ðại Úy tất cả những gì giúp
đỡ được…”.
Niềm tin và lòng phấn
khởi ấy được tôi mang về công bố cho các sĩ quan thuộc quyền biết. Trên nét
mặt, mọi người đều vui vẻ tin tưởng.
Tôi đưa lệnh hành quân
cho Thiếu Úy Huỳnh Công Thiện kẹp vào bản đồ. Giao cho Trung Úy Lân thu xếp mọi
vật dụng cần thiết để có thể tách đôi Pháo Ðội khi tình hình chiến thuật đòi
hỏi. Thiếu Úy Toại kiểm kê đạn dược, Thiếu Úy Ngân cụ bị đầy đủ vật liệu cho
Ðài Tác Xạ và Trung Sĩ Nhứt Bình Thường Vụ Pháo Ðội lo liệu vấn đề lương thực.
Tại hậu cứ Khe Sanh,
Trung Sĩ Nhứt Ða lo đạn dược, Trung Sĩ Thế lo tiếp tế, hành chánh và thực phẩm
tiếp tế. Trung Sĩ Ngô lo quân xa cùng một số các tài xế. Trung Sĩ Kế, Hạ Sĩ
Thiện, Lượt, Sở, Xuân, Cẩn, Ngọ, Bảy, Hứa, Mười, Ðạt, Cho, Thục ở lại Khe Sanh
giữ nhiệm vụ tu bổ quân xa, tạp dịch trong mọi công tác cần thiết để yểm trợ
cho Pháo Ðội.
Trong lúc chờ lệnh
mới, tôi có dịp đi quan sát quanh vùng trong khoảng không quá vài cây số. Trung
Sĩ Thế cho biết trước đây, chính những chỗ này đồng bào sinh sống khá đông,
nguồn lợi chính của họ là cà phê, trà. Hồi còn Cậu Cẩn, Khe Sanh là yết hầu của
những tay buôn lậu thuốc phiện và vàng từ Lào sang, nên lúc bấy giờ con đường
nối dài từ Ðông Hà đến Khe Sanh tấp nập người lên xuống. Một vài ngôi vườn
hoang có tường, rào vững chắc, bên trong nhà được xây bằng gạch hoặc aglo bị
sụp đổ vì bom đạn cày xới, rải rác trong vườn còn một vài xác xe hơi lủng nát
của các tay tài phiệt Pháp, chứng tỏ Khe Sanh quả đã có một thời vàng son! Bây
giờ, trước mắt tôi khắp đó đây dẫy đầy hố bom. Có nhiều hố nối tiếp, sát nhau,
chứng tích của những trận oanh tạc khủng khiếp của Pháo đài bay B52.
Khoảng 16g00 chiều
ngày 7-2-71, buổi họp kế tiếp được tổ chức tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 3 Dù với sự
tham dự của tất cả Pháo Ðội Trưởng Dù và tôi.
Trong phần trình bày
kế hoạch yểm trợ, Thương xác định Pháo Ðội C 3 Dù do Trung Úy Trí làm Pháo Ðội
Trưởng. Nhiệm vụ chúng tôi yểm trợ trực tiếp cho Tiểu Ðoàn 2 Dù của Trung Tá
Thạch (Tiểu Ðoàn này bảo vệ vị trí chúng tôi) và tăng cường hoả lực cho Pháo
Ðội C 3 Dù.
Ở điểm này, Trung Tá
Châu rất tế nhị. Ông ta tỏ vẻ khó xử trí, vì ngày mai đây, sau khi chiếm đóng
tại cùng một vị trí, tôi có cấp bậc cao và thâm niên, trong lúc Trí đang là
Trung Úy. Dĩ nhiên về phương diện chỉ huy ở đấy phải là tôi. Nhưng Pháo Ðội tôi
là một Pháo Ðội tăng phái, nếu tôi chỉ huy thì e rằng không quen sự phối hợp
hoả lực, còn nếu để Trí chỉ huy thì kẹt tôi.
Tôi hiểu ý và thâm tâm
tôi, tôi thiển nghĩ, cứu cánh của cuộc hành quân phải là sát hại tối đa địch,
phá hủy tối đa các kho tàng trữ quân trang dụng, bảo vệ hỗ tương hiệu quả… còn
vấn đề chỉ huy, tưởng cũng không nên đặt nặng làm gì trong lúc này. Nghĩ sao
tôi trình bày vậy. Trung Tá Châu hài lòng lối xử sự của tôi. Ấy thế là tôi và
Trí bắt tay nhau trong niềm cảm thông chân thành khơi lên bởi tình đồng đội khả
ái.
Trong buổi họp, tôi
gặp Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương (1), Pháo Ðội Trưởng Pháo Ðội B 3 Dù. Dạo này Ðương
béo phệ, chững chạc như một nhà thầu khoán khác hẳn với thân hình gầy gầy của
những năm trước. Ðương đi Thủ Ðức khoá trước tôi và quen nhau tại Plateau Gi
khi Ðương còn là một Sĩ quan Délo tại đấy năm 1964.
[(1) Là Đại Úy Nguyễn
Văn Đương mà Trần Thiện Thanh viết trong ca khúc Anh Không Chết Đâu Em]
FSB31Duong
16°42'55.29"N 106°25'35.57"E
20191225 FSB30 01
Lúc bấy giờ tôi được
biết, vì Ðương cương trực nên vất vả với nghiệp Délo năm canh! Ðương chơi cờ
tướng khá cao, nhưng tôi chưa được hân hạnh đấu cờ với Ðương.
Sau 7, 8 năm xa cách,
giờ gặp lại Ðương, cả hai chúng tôi bỡ ngỡ nhìn nhau. Tuy không hề thư từ cho
nhau, nhưng chúng tôi không quên nhau, vì mỗi đứa có một nét đặc biệt dễ nhận
ra, nhất là những kỷ niệm sau 14 ngày hành quân, đoàn tụ về tại một địa điểm
cách xa Konbrai 8 cây số ở hướng Tây Nam, cả hai chúng tôi vất vả xác định điểm
đứng giữa rừng le để tìm đường ra lộ lớn về Konbrai!
Ðương rất dạn, đã có
lần anh gọi Pháo Binh 155 ly từ Konbrai tác xạ cận phòng cho Ðại Ðội của anh và
Ðại Ðội tôi quy tụ trên đồi le, với khoảng cách không quá 100 thước và hướng
bắn qua đầu. Sau đấy, bọn tôi đi lạc về hướng Nam Konbrai hằng 4, 5 cây số.
Vào phòng họp, Ðương
ngồi cạnh tôi hàn huyên đủ chuyện.
Anh bóp đầu gối trái
tôi và hỏi:
- Sao? Dạo này anh còn
bị Rhumatisme hành nữa không?
- Tôi chạy chữa tốn
không biết bao nhiêu tiền nhưng bệnh vẫn không hết. Có điều bây giờ đã cởi bỏ
được nghiệp Délo, không còn lội bộ nữa nên cũng đỡ hơn trước nhiều.
… Rời phòng họp, tôi
siết chặt tay Ðương, tiếc rẻ không được đóng chung một vị trí. Chúng tôi hứa sẽ
yểm trợ hỗ tương tối đa khi cần.
ĐỒI 30 HẠ
LÀO (Kỳ 2)Tác giả: Trương Duy Hy
Khái niệm Căn Cứ Hoả
Lực, Fire Suppport Base do Lục Quân Đức phát minh trên chiến trường Nga, được
Quân Đội Pháp áp dụng lần đầu tiên tại Hoà Bình, sau đó ở Nà Sản. Nhiều căn cứ
gộp lại thì thành một Tập Đoàn Cứ Điểm, như ở Điện Biên Phủ. Hoa Kỳ vẫn áp dụng
tại A-Phú-Hãn.
Tuy nhiên, cách thực
thi có khác: Quân Đức yểm trợ Căn Cứ Hoả Lực bằng các Xa Đoàn Thiết Giáp. Quân
Pháp trông cậy vào chính hoả lực Pháo Binh của căn cứ giúp phòng thủ. Riêng Hoa
Kỳ chủ yếu oanh kích. Nhưng nếu Khe Sanh là một chiến thắng, thì ngược lại, Hạ
Lào là một thất bại.
Nhiều nguyên nhân. Với
mục đích tiêu hủy kho tàng Bắc Việt trên đất Lào, Lam Sơn 719 được thiết kế như
một Raid. Nhưng là một Raid cấp Quân Đoàn, khác với mô thức thông thường của
Raid là small format. Raid, trên mặt hành quân phải là một Operational Warfare
Mission, tức phải bất ngờ, ngắn hạn và thần tốc. Cả 3 yếu tố trên không hội tụ
ở Hạ Lào.
- Phía Bắc Việt biết
trước kế hoạch.
- Việc thiết lập nhiều
Căn Cứ Hoả Lực dọc trục tiến quân khiến cuộc hành binh kéo dài quá lâu trên một
tháng (từ 8 tháng 2 đến 23-3-1971), khiến Lê Trọng Tấn đủ thời gian tập trung 5
Sư Đoàn chính quy 2, 304, 308, 320, 324 phản công.
- Việt Nam Cộng Hoà
dùng duy nhất 1 Liên Đoàn Biệt Động Quân với vỏn vẹn 2 Tiểu Đoàn để bảo vệ cạnh
sườn phía Bắc. Một lá chắn quá mỏng. Ngay cả nếu Lam Sơn 719 đã diễn ra thật
nhanh, tấn công vũ bão rồi rút về tức khắc bằng trực thăng, lá chắn này vẫn
mong manh. Trong thực tế tiến quân khá chậm đã khiến mạn Bắc trở nên vùng nguy
hiểm, nơi phát xuất các đợt tấn công biển người của Lê Trọng Tấn nhắm vào Sư
Đoàn Dù.
Sau hết, chính áp lực
Hoa Kỳ muốn mua thời gian rút quân khỏi Nam-Việt đã khiến Quân lực Việt Nam
Cộng Hoà, thay vì phòng ngự với tất cả ưu thế, phải phiêu lưu sang đất Lào,
trên một trận địa rừng rậm bất lợi, phụ thuộc hoàn toàn vào không trợ của Hoa
Kỳ. Lam Sơn 719, ngay từ đầu, đã mang mầm của thất bại.
Hồi ký “Tôi Tham Chiến
Tử Thủ Căn Cứ Hoả Lực 30” của Đại Úy Trương Duy Hy ghi lại những ngày này, với
ưu điểm: Giúp nhìn thấy hoạt động hàng ngày, thậm chí từng giờ của một đơn vị
Việt Nam Cộng Hoà vào sâu trong đất Lào, trên một cao điểm 727 thước, với tất
cả hiểm nguy của nhiệm vụ. Tuy không đề cập đến khía cạnh chiến lược như đã tự
xác định trong Thay Lời Tựa, Đại Úy Hy vẫn cho cái nhìn toàn cảnh chung quanh
Đồi 30. Với chương thứ nhì Vượt Biên Giới, người đọc bắt gặp những ưu tư của
Đại Úy Hy buổi sáng đầu tiên nhận vị trí và tuy vô cùng khó khăn, Pháo Đội C
của Tiểu Đoàn 44 Pháo Binh chỉ mất 2 tiếng rưỡi từ lúc trực thăng Skycrane thả
đại bác cho đến khi sẵn sàng khai hoả. Nói lên khả năng, kỷ luật, cùng nhiệt
tâm của binh sĩ.
Trận chiến sẽ diễn ra
trong các chương sau, những tuần lễ kế tiếp.
[Trần Vũ]
3. VƯỢT BIÊN GIỚI
Rạng ngày 8-2-1971,
ngày Lịch sử của cuộc vượt biên Lào-Việt.
6g00 sáng, tôi ra lệnh
thu xếp hành trang gọn gàng, 6 khẩu đại bác xếp hàng cẩn thận và phân phát mỗi
quân nhân 4 ngày lương khô. Giao Trung Úy Lân cùng các Sĩ quan Trung Ðội Trưởng
ở lại cắt đặt việc móc súng, móc hàng.
Ðúng 8g00, tôi nghe
đài phát thanh Sài Gòn lên tiếng về cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 do chính Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu hạ lệnh tấn công sang Hạ Lào. Ðồng thời Tổng Thống long
trọng xác nhận: “… đây là cuộc hành quân có giới hạn trong thời gian lẫn không
gian với mục tiêu duy nhất và rõ rệt là phá vỡ hệ thống tiếp liệu và xâm nhập
của Cộng Sản Bắc Việt trên phần đất Ai-Lao mà chúng đã chiếm đóng và sử dụng từ
nhiều năm nay để tấn công vào Việt Nam Cộng Hoà chúng ta. Ngoài ra, Việt Nam
Cộng Hoà không có một tham vọng đất đai nào tại Ai-Lao và không khi nào xen vào
nội bộ chính trị của Vương Quốc Ai-Lao vì Việt Nam Cộng Hoà luôn luôn tôn trọng
nền Ðộc Lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của Vương Quốc Ai-Lao…”
Một tiếng đồng hồ sau
đấy, tôi và 4 nhân viên gồm có Trung Sĩ Lương, Hạ Sĩ Nhứt Bách, Trung Sĩ Ngân,
Trung Sĩ Quá ra phi trường trực thăng cùng với Toán Tiền Thám của Pháo Đội C
của Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Dù và Bộ Chỉ huy Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù.
9g00, trực thăng bốc
chúng tôi vượt biên giới.
Loay hoay trên đồi,
tôi, Trung Úy Trí và Trung Úy Thạch phân chia vị trí. Trí chiếm từ đỉnh đồi
thẳng xuống triền phía Tây. Pháo Ðội chúng tôi từ đỉnh đồi dọc xuống hướng
Ðông. Giữa vị trí của tôi và Trí, theo mé triền hướng Nam, Trung Tá Thạch chọn
đặt Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù.
FSB30
16°41'47.00"N 106°29'11.01"E
20191225 FSB30 03
10g30, Sky-Crane lần
lượt câu súng lên. Tôi đốc thúc và cố gắng hết mình, mong đốt giai đoạn thực
hiện khẩn cấp việc gióng hướng cho khẩu đại bác 155 ly đầu tiên đặt xuống đồi.
Nhưng vô hiệu! Lần đầu tiên trong đời binh nghiệp, đây quả là một lần cho tôi
kinh nghiệm.
Thật vậy, trước lúc di
chuyển, tôi ra lệnh nhân viên đài Tác xạ phải thiết lập trước xạ bản, cụ bị đầy
đủ vật dụng dùng trong việc thuyết trình, đến nơi đặt giác bàn gióng hướng
ngay… Nghĩa là tôi cẩn thận xếp đặt công việc không để xảy ra một sơ sót mảy may
nào cho công tác chiếm đóng vị trí mới, hầu có thể tác xạ khẩn cấp - ấy vậy mà
rồi ra, công sắp đặt trước hoá thành công cóc! Máy bay Sky-Crane với sức quạt
quá mạnh của chong chóng, hết chiếc này đổ vật dụng đến chiếc khác đổ đại bác…
kèm theo, các trực thăng tải quân hạ cánh liên tục chuyển đến đồi toàn bộ Tiểu
Ðoàn 2 Dù (xem hình phần cuối sách)… Ðất, sỏi tung lên mù mịt. Một vài đám lau
cháy dở do Pháo Binh, phi cơ oanh kích dọn bãi đáp, nay được Sky-Crane quạt
cho, thôi thì tha hồ bốc thành ngọn lửa cháy lan cả đồi. Phần lo tiếp nhận
súng, phần lo chữa lửa, chẳng còn ai rảnh tay để thu xếp vật dụng. Nhờ quân
nhân trong Pháo Ðội trực thăng vận tiếp theo sau tới khoảng 30 phút, nhào đến
kịp thời dập tắt lửa. Nếu không, không biết làm sao chu toàn công việc.
Cho dù lúc bấy giờ
không có lửa cháy lan, chúng tôi cũng không thể thực hiện việc gióng hướng súng
trước sức mạnh của gió do Sky-Crane tạo ra. Ðất núi tại chỗ đáp mà còn bị gió
cào, bốc lên, thì làm sao ngồi ở càng súng để nhìn vào máy gióng hướng! Tôi lo
ngại! Riêng Trung Úy Lân vẫn bình tĩnh góp ý rằng: Hãy đợi đến lúc tiếp nhận đủ
súng rồi gióng hướng luôn một lần.
Mãi đến 13g00, 6 đại
bác 155 ly của tôi mới “an toạ” tại vị trí quá hẹp, tôi phải sắp xếp vất vả lắm
mới có chỗ mở càng.
Tôi hết sức bực mình ngay
từ phút đầu. Vì trên nguyên tắc, toán tiền thám của tôi có nhiệm vụ chọn vị trí
thuận lợi cho việc thiết lập vị trí Pháo Binh. Nhưng chúng tôi lại được thả
ngay trên một ngọn đồi do Thượng Cấp định sẵn - dù muốn, dù không tôi cũng không
thể xin đổi dời chỗ khác được. Phương chi, lúc thả toán tiền thám của tôi, lại
thả luôn Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù… Chỉ một việc lo cắt đặt các Ðại Ðội này, đã
làm cho Trung Tá Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 2 Dù không còn thì giờ hội ý kỹ với
chúng tôi về vị trí đại bác nữa.
Trung Úy Trí thích cao
địa, nhất là mặt phía Tây dốc rất đứng, địch khó đột kích. Tôi an phận của kẻ
tăng phái vậy.
Hướng bán chính thức
của Pháo Ðội, sẽ theo sự phối trí hoả lực pháo của Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Dù và
Pháo Đội C 3 Dù khi có lời yêu cầu. Song trên thực tế, Trung Úy Trí bàn với
tôi, dành cho tôi tác xạ hướng Tây và Nam, còn Trí tác xạ hướng Tây và Bắc.
(Hướng Bắc là hướng hai căn cứ Ranger North và Ranger South của Biệt Ðộng Quân,
hướng Tây về Tchépone và Nam là hướng A-Lưới).
Ranger North XD596515
(6242-2) Hill 583. ARVN during Lam Son 719.
16°44'41.14"N 16°44'41.14"N
Ranger South XD574506
(6242-2) Hill 492. ARVN during Lam Son 719.
16°44'12.51"N 106°28'21.50"E
Tchépone
16°41'45.94"N 106°12'29.12"E
20191225 FSB30 04
6 khẩu đại bác 155 ly
của tôi đặt thành hình cung nửa vòng tròn từ Nam lên Bắc theo thứ tự khẩu 5 do
Trung Sĩ Ngân Khẩu Trưởng, khẩu 6 Trung Sĩ Ðợi, khẩu 1 Trung Sĩ Nhơn, khẩu 3
Trung Sĩ Hoá, khẩu 2 Trung Sĩ Thìn và khẩu 4 Hạ Sĩ Nhứt Cũ.
Riêng khẩu 6 và khẩu 1
hai móng càng chỉ cách nhau 50 phân! Tóm lại, vị trí pháo tại Căn Cứ Hoả Lực 30
thật là bất lợi vì quá chật hẹp. Hầm ngủ của nhân viên khẩu và các hầm đạn khẩu
không thể nào làm xa nhau được.
Về phần cán bộ, tôi
cắt đặt nhiệm vụ rõ ràng cho từng người:
- Trung Úy Lân phụ tá
tôi và kiểm soát tác xạ.
- Thiếu Úy Ngân đặc
trách đài tác xạ, theo dõi và làm yếu tố tác xạ cho từng mục tiêu, ghi chú điểm
đứng Tiền sát viên từng phút một.
- Thiếu Úy Thiện phụ
trách về đại bác, Sĩ quan an ninh tác xạ kiêm đạn dược.
- Thiếu Úy Toại đặc
trách thu dọn tiếp liệu phẩm của các loại 1 đến 4.
- Trung Sĩ Nhứt Bình
nuôi ăn và chu toàn nhiệm vụ của một Thường Vụ Pháo Ðội.
4. TÁC XẠ - THIẾT LẬP
CĂN CỨ HOẢ LỰC 31 VÀ A-LƯỚI
Trong lúc vừa làm vị trí, Pháo Ðội lại phải thi hành tác xạ ngay. Ngoài việc yểm trợ cho Tiểu Ðoàn 2 Dù đưa hai Ðại Ðội tiến chiếm ngọn đồi hướng Ðông Nam cách Căn Cứ Hoả Lực 30 khoảng 1500 thước, chúng tôi còn tác xạ 100 quả đạn nổ vào toạ độ XD 526-470 để dọn sạch cho Bộ Chỉ Huy Lữ Ðoàn 3 Dù thiết lập Căn Cứ Hoả Lực 31.
Trong lúc vừa làm vị trí, Pháo Ðội lại phải thi hành tác xạ ngay. Ngoài việc yểm trợ cho Tiểu Ðoàn 2 Dù đưa hai Ðại Ðội tiến chiếm ngọn đồi hướng Ðông Nam cách Căn Cứ Hoả Lực 30 khoảng 1500 thước, chúng tôi còn tác xạ 100 quả đạn nổ vào toạ độ XD 526-470 để dọn sạch cho Bộ Chỉ Huy Lữ Ðoàn 3 Dù thiết lập Căn Cứ Hoả Lực 31.
… Bấy giờ vào khoảng
19g00, Ðại Ðội 321 trên đường tiến lên hướng Ðông Nam, gặp ngay một toán nhỏ
Việt Cộng án ngữ. Bọn chúng đánh rời rạc rồi bỏ chạy. Trời tối dần, vị Ðại Ðội
Trưởng của Ðại Ðội này gọi máy về xin Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù cho tạm dừng
nghỉ mệt để sáng hôm sau sẽ tiến lên đồi. Nhưng Trung Tá Thạch hạ lệnh phải chiếm
cho bằng được đỉnh đồi ngay trong đêm ấy. Thế là cả Ðại Ðội hì hà hì hục tiến
lên.
Bị đột kích bất ngờ,
Cộng quân trên đồi bỏ chạy. Ðại Ðội 321 lượm được một ít vũ khí không đáng kể.
Nhưng khi lục soát hết ngọn đồi mới cảm thấy ê người! Ngay giữa cây cao cành lá
rậm rạp, Cộng quân đang thiết lập một đài quan sát vững chắc, chằng bằng những
dây cáp sắt to như ngón tay cái! Ðịa thế ở đây rất thuận lợi cho việc quan sát
cả một vùng rộng lớn, nhứt là đỉnh đồi cao hơn Căn Cứ Hoả Lực 30. Với viễn vọng
kính tốt, chúng có thể đếm được từng người tại Căn Cứ Hoả Lực 30, quan sát được
cả Căn Cứ Hoả Lực 31 và A Lưới!
Sự kiện này làm cho
tôi thán phục Trung Tá Thạch về việc ước lượng địch tình nhanh chóng, giàu kinh
nghiệm, thể hiện bằng quyết định khẩn cấp tối hậu khi ra lệnh cho Ðại Ðội thi
hành lúc sẩm tối…
Suốt ngày 9-2-1971, 6
khẩu đại bác đều thi hành tác xạ. Các Tiền sát viên gọi máy xin bắn ơi ới! Nhất
là Tiền sát viên 331, 332 của Tiểu Ðoàn 3 Dù. Ðôi khi mục tiêu chỉ cách vị trí
chúng tôi không quá 5, 6 cây số, nhưng các Tiền sát viên cứ đòi cho bằng được
chúng tôi bắn. Tôi phải đích thân vào máy liên lạc và giải thích: Tôi không
tiếc đạn, cũng không tiếc công, nhưng với những mục tiêu ấy có tầm bắn gần, các
bạn hãy xin Pháo Ðội C 3 Dù 105 ly bắn. Vì lẽ đạn của chúng tôi khá nặng, mỗi
quả cỡ đến 45 ký. Nay phải bắn quá nhiều những mục tiêu gần như thế, thì mai
đây, khi các bạn đi xa hơn, các Pháo thủ thấm mệt làm sao thoả mãn hoàn toàn
cho các bạn được. Tôi yêu cầu các bạn nghĩ cho điều đó mà sử dụng khả năng 105
ly.
Mặc dù tôi giải thích
trên máy PCR-25 - hẳn nhiều nơi sẽ nghe - nhưng các Sĩ quan Tiền sát vẫn khư
khư đòi hỏi:
- Chúng tôi biết các
anh vất vả, nhưng tiếng nổ 155 ly cùng sức tàn phá của nó mới làm cho Việt Cộng
khiếp sợ. Các anh bắn chính xác 100%, bọn tôi đỡ điều chỉnh. Các anh hãy giúp
chúng tôi đi…
Thật là vinh dự cho
Pháo Ðội tôi! Tin rằng những lời đối đáp giữa chúng tôi qua máy vô tuyến chắc
là không giấu được ai!
Khoảng 10g00 hơn, một
toán nhỏ thuộc Tiểu Ðoàn 2 Dù lục soát ven căn cứ, tịch thu được một ba lô tài
liệu, báo hiệu cho chúng tôi biết rằng địch đang theo dõi sát chúng tôi, dầu
chúng tôi mới đến chưa quá 30 tiếng đồng hồ. Hoặc cũng có thể chúng tôi đã đóng
vị trí ngay vùng địch đang tập trung.
Tôi ra lệnh cho binh
sĩ phải cố gắng làm hầm vững chắc khi rỗi rảnh và bắt buộc phải mặc áo giáp,
đội nón sắt suốt cả ngày.
Ðến 17g00, Tiền sát
viên 331 báo về kết quả yểm trợ của chúng tôi lúc 16g45, anh em đã tiến vào mục
tiêu ở Tây Bắc căn cứ 31 lục soát và thu được:
-12 súng cối 82 ly
-3 mặt nạ chống hơi độc
-2 bản đồ
- 5 tên chết tại chỗ.
-3 mặt nạ chống hơi độc
-2 bản đồ
- 5 tên chết tại chỗ.
Cả hai ngày qua nước
chưa được tiếp tế, số nước dự trữ ở mấy ống nạp buộc theo càng súng giờ đây đã
cạn ráo! Một số binh sĩ xuống đồi tìm nước, nhưng nước quá hiếm, vài vũng nhỏ
cạn như lòng nón sắt phủ đầy lá mục, múc hết ca nước phải ngồi chờ cho nước rỉ
ra. Mùi nước hôi hám khó chịu, lại đục ngầu! Chỉ trông qua đủ ngán! Suối thì
quá xa, nếu muốn đến ít ra phải tốn 1 buổi.
Tôi khẩn cấp đánh điện
về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn xin ưu tiên tiếp tế nước. Riêng lương khô 4 ngày mọi
người đã nhận rồi, kèm theo đấy lúc ra đi, chúng tôi có mang theo 6 ngày thực
phẩm tươi. Do đó việc ăn được điều hoà không có gì trở ngại. Duy có vấn đề nước
uống - phải nói là một vấn đề đã làm cho tôi lo lắng nhất.
Với quân số 75 người
kể cả tôi, mỗi ngày tiêu thụ tối thiểu một móc hậu nước! Chưa hết, còn phải tu
bổ đại bác hàng buổi sáng và sau mỗi lần tác xạ, đòi hỏi một lượng nước không
phải là ít, làm tôi điên cả đầu.
Tối lại, tôi đi quanh
ven rào xem cách bố phòng của binh sĩ Tiểu Ðoàn 2 Dù. Một lần nữa, tôi thầm
thán phục cách tổ chức chiến đấu vô cùng chu đáo của binh chủng này. Hầu hết
các hầm cá nhân, các công sự đều có mái che, dùng cây rừng có đường kính từ 20
phân tây hoặc lớn hơn làm đòn tay, bên trên phủ vài lớp bao đất và đổ đất dày
hơn 50 phân.
Hỏi ra tôi mới biết,
Tiểu Ðoàn 2 Dù cũng như bất cứ Tiểu Ðoàn Dù nào, họ đều có mang theo máy cưa,
ít ra là 2 cái. Riêng cá nhân có người đem theo lưỡi cưa, đến nơi họ dùng cây
căng ra, biến chế thành một cái cưa thật tốt để sử dụng hạ cây.
Bên ngoài công sự,
hàng rào kẽm gai và concertina được trải dày. Mìn claymore tự động đặt xa bên
ngoài concertina và sát nhau. Mìn định hướng claymore điều khiển đặt cách các
công sự không quá 20 thước, ngụy trang rất khéo.
Với cách bố phòng như
thế, tôi chắc mẩm Việt cộng có là mình đồng da sắt tưởng cũng không thể nào đột
kích được.
… Theo yêu cầu của Sĩ
quan liên lạc Lữ Ðoàn 3 Dù với danh hiệu 330, chúng tôi chia thời gian bắn quấy
rối suốt đêm, tạo một vòng đai an ninh, an toàn cho hai Ðại Ðội 331 và 332 hoạt
động bên ngoài Căn Cứ Hoả Lực 31.
6g00 sáng ngày
10-2-71, tôi thức dậy xét lại việc làm của Ðài Tác xạ. Một vài điều bất như ý
đến với tôi, trong cơn nóng giận tôi đã đánh Trung Sĩ C… một tát tai, Trung Sĩ
mà tôi thương yêu nhất Pháo Ðội, đã có lần tôi phê điểm: “Hạ Sĩ quan có khả
năng ngoại hạng rất tốt…” Với tôi, dầu có giỏi mấy đi nữa, nhưng thiếu thiện
chí làm việc trong lúc cần thiết cấp bách, hoặc làm chưa xong đã nghỉ, để dành
giờ sau mới làm tiếp thì tôi không bao giờ tha thứ. Mọi nỗ lực của Pháo Ðội lúc
bấy giờ, tôi thường nhắc đi nhắc lại là chỉ dành cho tác xạ và tu bổ công sự
chiến đấu cũng như hầm ngủ khẩu đội, nhân viên. Tôi chỉ đòi hỏi ở quân nhân
thuộc quyền tôi có từng ấy điều, nếu ai vô tình hoặc hữu ý không thi hành đúng
đắn, tôi trừng phạt tức khắc.
Với tôi, đời sống tinh
thần binh sĩ cũng như vật chất, tôi lo liệu từng ly từng tí. Tôi đã hai lần thề
trước Pháo Ðội: một lần tại đồi 37 Ðại Lộc, một lần tại vị trí chiếm đóng tạm
thời gần Cam Lộ rằng: Nếu tôi có tham nhũng của lính một tơ hào, một hột gạo,
tôi sẽ bị chết vì quả đạn pháo kích đầu tiên của địch bắn vào vị trí. Bởi vậy,
tôi cương quyết không tha thứ cho bất cứ nhân viên nào trong Pháo Ðội làm việc
lơ là tắc trách. Nhất là đối với vấn đề gia đình binh sĩ, tôi đã luôn luôn đặt
tâm lưu ý giúp đỡ, lúc thì tiền bạc, lúc thì phép tắc, lúc thì bàn ghế… đó là
chưa kể đến tổ chức tại Pháo Ðội mà chén bát, đũa dĩa, ly tách của tôi và sĩ
quan dùng thế nào thì binh sĩ dùng thế ấy.
Tôi tự tin, rất tự tin
vào việc làm trong sạch của tôi để đổi lấy hiệu năng đáng kể của binh sĩ trong
công tác do Pháo Ðội giao phó. Ðôi lúc tôi tự hãnh diện về việc làm của tôi,
cho dù một số sĩ quan Tiểu Ðoàn chế giễu tôi là “quân tử Tàu”
Chỉ nội cái việc nóng
tính của tôi sáng nay mà sau đó tôi hối hận cả buổi, tính tôi lại lắm mâu thuẫn
đến thế!
Ðể tránh bực bội, tôi
bước ra khỏi Ðài Tác Xạ đi quanh các khẩu, nhắc nhủ anh em tu bổ và thực hiện
gấp nắp các hầm đạn, hầm nạp ven bìa súng.
Nhìn về phía Bộ Chỉ
Huy Tiểu Đoàn 2 Dù, chiếc xe ủi đất đã đào xong các hầm chỉ huy, hầm thuyết
trình, bệnh xá… Tôi đến gặp Trung Tá Thạch xin sử dụng xe ủi đất làm ụ súng đào
vài cái hầm đựng nạp và đạn cho Pháo Ðội. Trung Tá Thạch thuận cho mượn, nhưng
phải chờ sau khi công binh làm xong hầm cho Pháo Ðội C 3 Dù của Trung Úy Trí.
Tôi ra về với ý nghĩ “con nuôi” đành chịu vậy.
14g30, hơn 10 chiếc
Chinook tiếp tế cho Pháo Ðội 1000 quả đạn 155 ly, một móc hậu nước. Cùng lúc
một mặt nhân viên phải tác xạ yểm trợ, một mặt lo tiếp đạn và nước, vất vả
không thể tưởng tượng được.
Tại hậu cứ Khe Sanh,
Thiếu Tá Tiểu Ðoàn Trưởng vào máy bắt tôi phải thu xếp với bất cứ giá nào để
tất cả lưới và móc hậu nước cùng 6 dây câu súng gởi trả lại Khe Sanh trong
chuyến tiếp tế cuối cùng trước 17g00. Nếu không, Trung Tá Phi (ở Bộ Tư Lệnh Sư
Ðoàn Dù) sẽ đề nghị cho tôi ở lại Lào 6 tháng chiến đấu, không phép tắc gì ráo!
Tôi bực mình hết sức! Tôi thầm nghĩ: Hoá ra ở Bộ Chỉ Huy hành quân chẳng có ai
hiểu nỗi khó khăn, vất vả của kẻ đang chiến đấu ngoài tiền tuyến. Ðối với Pháo
Ðội 105 ly Dù, nếu họ có tiếp nhận 20 kiện hàng, chỉ trong vòng 1, 2 tiếng đồng
hồ sau, họ có thể dọn sạch bãi đáp. Chứ với Pháo Ðội 155 ly của tôi, mỗi quả
đạn nặng không dưới 43 ký, lại được kết 8 quả trên cùng một palette, niềng bằng
thép! Không có xe Wrecker bốc hàng thì làm sao có thể dỡ hết với một thời gian
ngắn thế được.
Tôi ngao ngán nhìn
đống đạn, nạp, lắc đầu! Thiếu Úy Thiện, Toại cùng Trung Sĩ Nhứt Lục được đặc
trách về vấn đề này hì hục đốc thúc anh em công tác.
Lại thêm một khó khăn
nữa là đạn, nạp, đầu nổ, hoả tiêu chẳng bao giờ được tương ứng. Phải mất một
thời gian kiểm kê mới có được con số chính xác để báo cáo. Ấy vậy mà Chinook
chưa kịp thả đạn xuống bãi đáp đã nghe Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Dù đóng
tại Căn Cứ Hoả Lực 31 và Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn gọi tôi đi báo cáo số lượng tiếp
nhận ngay.
Nhờ nỗ lực tối đa, từ
14g30 đến 17g00, nhân viên Pháo Ðội lặn ngụp trong bụi mù do Chinook khuấy lên,
chúng tôi hoàn tất thu góp từng đống lưới, buộc chặt lại để nhờ chuyến Chinook
cuối cùng câu về. Nhưng phi công trên chuyến Chinook thích thì làm, không thích
thì thôi. Họ chỉ câu móc hậu nước còn lưới đạn lại lơ đi! — Dù lúc bấy giờ
Thiếu Úy Thiện dang tay ra thủ hiệu cho chúng móc lên, song không được chúng
đáp lại, vù vù bay về hướng Ðông Nam!
Trở lại Bộ Chỉ Huy
Tiểu Đoàn 2 Dù than phiền với Trung Tá Thạch, Trung Tá cũng tỏ ý bất bình vì
hậu cứ không có “Quan sát viên” tại chỗ để thông cảm nỗi khó khăn của chúng
tôi!
… Nghe chúng tôi vừa
nhận thêm đạn, thôi thì các Tiền sát viên xin tác xạ! Ðã mệt vì công việc vừa
làm, bây giờ lại phải bắn, chẳng rảnh được tí nào. Tôi khích lệ anh em bằng
những lời giải thích chân thành và phân phối thêm trái cây, lương khô cho anh
em ăn “khuya”. Thật tình tất cả chúng tôi, mọi người như một đều chấp nhận
những nỗi gian khổ đó, tích cực tác xạ trong niềm vui hãnh diện vì những lời
khen ngợi của Tiền sát viên về hiệu quả chính xác của đại bác, đạn Pháo Binh.
Rạng ngày 11-02-1971,
từ 6g00 chúng tôi đã nhận được điện văn của Sĩ quan liên lạc 330 gởi về, trong
đó yêu cầu chúng tôi sẵn sàng yếu tố tác xạ T.O.T. (1) vào toạ độ XD 510-500
khi có lệnh. [(1) T.O.T. viết tắt chữ “Time On Target” - Tác xạ này được các
Pháo Đội, các Trung Đội Pháo Binh tính kỹ về thời đạo, thời nổ (nếu có) để đưa
quả đạn đến nổ tại mục tiêu cùng một lúc].
Thiếu Úy Ngân đặc
trách yếu tố, khẩn cấp bắt tay vào việc cùng Trung Sĩ Toại, Lương, Chất, Hạ Sĩ
Nhứt Bách, Vinh. Sở dĩ tôi chỉ thị Thiếu Úy Ngân chuyên trách về các điểm tập
trung đã bắn, vì hàng trăm điểm tiên liệu thay đổi hàng buổi rất khó khăn dễ
nhầm lẫn.
Ðúng 8g30 Pháo Ðội bắt
đầu khai hoả. Hàng loạt đạn bay vào mục tiêu, tiếng nổ rền cả một vùng, bụi đất
tung lên quyện theo các cột khói cao, lan rộng ra dần… Từ vị trí Pháo Ðội có
thể nhìn thấy bằng mắt trần, vì khoảng cách không quá 9 cây số.
Sau khi bắn hết 50 quả
đạn nổ, chúng tôi được lệnh ngưng tác xạ; tức khắc 2 Ðại Ðội Dù cùng với Tiền
sát viên 331-332 nhào vào mục tiêu lục soát, và thu được một số quân dụng đáng
kể: 1 B40, 1 dàn hoả tiễn 122 ly, 14 súng cối 82 ly, 6 xe Molotova đầy nhóc
tiếp liệu phẩm, 30 bao gạo.
10g30 chúng tôi quay 2
khẩu về hướng Ðông Nam, yểm trợ cho Ðại Ðội 321 của Tiểu Ðoàn 2 Dù nhích dần…
nhích dần… sâu về hướng Nam lục soát. Kết quả thu được 2 súng phòng không của
Cộng quân tại đây.
Chiều lại, chúng tôi
tiếp tục nhận thêm 600 quả đạn, nạp và móc hậu nước. Số lưới, dây câu súng gởi
trả về Khe Sanh ngay khi tiếp nhận móc hậu nước đầu tiên. Thật nhẹ cả người!
Dầu vậy, cả 10 lưới đạn còn tại bãi đáp đã đặt chúng tôi trước một “vấn đề”
mới!
May là hôm nay Bộ Chỉ
Huy Tiểu Đoàn 2 Dù chọn làm bãi đáp trực thăng về hướng Ðông, cách vị trí Pháo
Ðội tôi khoảng 50-100 thước, chúng tôi tránh được nạn gió lốc do chong chóng
của Chinook tạo ra.
Bãi đáp có chiều rộng
50 thước đó thật lý tưởng, chúng tôi không còn bị uy hiếp bởi bụi mù, đất, sỏi
tràn ngập khắp vị trí nữa.
Sau bữa cơm tối, tôi
đích thân thảo một công điện “lịch sử” — Tôi dùng chữ “lịch sử” với sự đồng ý
của các Sĩ quan hiện diện tại hầm - gởi về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 44 Pháo Binh
với nội dung:
Trân trọng kính trình
Quý Bộ Chỉ Huy:
Thứ I: Việc yểm trợ
cho các đơn vị bạn thu đạt nhiều kết quả tốt. Có nhiều uy tín với các đơn vị
Dù. Sự chính xác đạt 100%. Tiền sát viên Dù không cần điều chỉnh tác xạ.
Thứ II: Vì kết quả đó nhiều
mục tiêu không quá 5 cây số đối với Pháo Ðội Tiền sát viên Dù không chịu xin
105 ly tác xạ mà đòi Pháo Ðội (155 ly) tác xạ cho bằng được, Pháo Ðội rất vất
vả.
Thứ III: Pháo Ðội thành
thật cám ơn Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng và các Sĩ quan Tham Mưu đã lo cung cấp
đầy đủ nhu cầu thiết yếu.
Thứ IV: Khẩn xin Bộ
Chỉ Huy đặc biệt lưu ý cung cấp thường xuyên mỗi ngày một móc hậu nước như đã
thực hiện trong mấy ngày qua.
Hết.
Theo nội dung công
điện này, anh em Sĩ quan chúng tôi ngồi đấu láo mỗi người một ý:
- Lân: “Chắc Thiếu Tá và các Sĩ quan tham mưu không khỏi cười lời văn trong công điện!"
- Lân: “Chắc Thiếu Tá và các Sĩ quan tham mưu không khỏi cười lời văn trong công điện!"
- Thiện: “Ðúng là công
điện “lịch sử” tự “ca” mình rồi cuối cùng chỉ xin có mỗi một đặc ân “nước uống”!
Khôi hài là ở chỗ đó”.
- Ngân: “Ðại bàng có
làm thế ở nhà mới biết mình cần nước như thế nào!”
Toại cười mỉm chi, ít
nói nên cũng không buồn phát biểu ý kiến.
Ngày 12-2-71 nhân xe
ủi đất “thất nghiệp”, tôi xin dùng công tác cho Pháo Ðội. Sự thật, với một vị
trí Pháo Binh, ngay từ lúc chưa đặt súng, nếu đã không dùng xe ủi đất làm ụ
súng thì sau khi đặt súng, việc làm ụ súng bị cấn cái, khó khăn, nhất là vị trí
quá hẹp như vị trí Căn Cứ Hoả Lực 30 này. Lại nữa, thời gian 4 ngày qua vì sinh
mạng của pháo thủ, tôi không thể chờ xe ủi đất để thực hiện các hầm ngủ cho anh
em. Do đó, dầu cho bận rộn, mệt nhọc mà pháo thủ phải quần quật làm việc suốt
ngày đêm, tôi đã bắt thực hiện bằng tay hầu hết các hầm ngủ, hầm đạn, hầm nạp,
hầm chỉ huy, đài tác xạ, truyền tin…
Bây giờ có xe ủi đất,
tôi chỉ sử dụng ủi quanh những chỗ nào có thể ủi được để bảo vệ súng. Khẩu 6 và
khẩu 1 chung một ụ! Trường hợp hy hữu có một không hai trong “nghề pháo thủ” mà
chính tôi chứng kiến, thực hiện! Sau đấy, tôi đào thêm được 4 hầm chứa nạp và
đạn ven bãi đáp trực thăng. Nhờ đó mà sau này Pháo Ðội tránh được tai nạn khủng
khiếp, cơ hồ có thể hủy diệt trọn vẹn Pháo Ðội tôi.
Thật ra, Cộng quân
chưa hề pháo kích vào Căn cứ 30 - kể đến phút này - nhưng tiên liệu đến những
nguy hiểm có thể xảy ra đối với một vị trí quá chật hẹp nên tôi quyết định cho
đào hầm đạn và hầm nạp đạn xa như thế. Hẳn nhiên, trong tương lai pháo thủ phải
vác đạn dài đường, vất vả, nhưng tôi không thể nào có một quyết định khác. Nhờ
có 4 hầm này, chúng tôi có thể tồn trữ tại mỗi hầm ít nhất 600 quả đạn hoặc 800
ống nạp.
Hoàn tất công tác, Trung
Tá Thạch tỏ ý hài lòng lắm. Ông gọi tôi qua cho bao cát, PSP để tu bổ thêm các
hầm ngủ.
Khoảng 10g00, Trung
Tướng Dư-Quốc-Ðống Tư Lệnh Nhảy Dù, đến viếng thăm Tiểu Ðoàn 2 Dù. Tướng Ðống
không vào hầm chỉ huy, ngồi xổm ở bãi đáp trực thăng, trải bản đồ trên đất,
nghe Trung Tá Thạch trình bày diễn tiến về chiến đấu của các Ðại Ðội tiền đồn.
Tình cờ tôi đi ngang
chỗ ngồi của Trung Tướng. Tôi đứng nghiêm chào. Trung Tướng nhìn tôi:
- Anh làm gì ở đây?
Có lẽ vì tôi mặc bộ
quân phục Thủy Quân Lục Chiến. Tôi trả lời:
- Thưa Trung Tướng,
tôi làm Pháo Ðội Trưởng Pháo Ðội C thuộc Tiểu Ðoàn 44 Pháo Binh.
Nhân tiện, tôi chụp
được một “pose” khi Trung Tướng nhìn vào ống kính. Xong, tôi đến đứng cạnh
Trung Tá Thạch nhìn xuống tấm bản đồ có nhiều sắc xanh đỏ ghi chú bằng bút chì
mỡ do Sĩ quan Ban 3 Tiểu Ðoàn 2 Dù thực hiện.
Trung Tá Thạch tường
trình diễn tiến các hoạt động thường nhật một cách tỉ mỉ. Bỗng tôi thấy Trung
Tướng hơi cau mặt hỏi:
- Việt cộng đâu mà
nhiều thế? Tại sao anh không cho con cái lục soát rộng ra? Cứ giậm chân một chỗ
thì còn làm ăn gì được? đã 4 hôm rồi mà!
- Trình Trung Tướng,
chiều hôm qua tôi có cho một thằng con nhích xuống phía Nam (Vừa nói, Trung Tá
Thạch vừa đưa tay trỏ về hướng tiền đồn) nhưng mới xuống lưng chừng triền núi,
bị chúng án ngữ thụt B40 và 57 ngay. Còn phía Tây tiền đồn Bộ Chỉ Huy Trung
Ðoàn địch đóng. Nếu dốc hết con cái xuống đồi, tôi e bọn chúng bọc lên chiếm
tiền đồn, mình khó đẩy lui. Vả lại tiền đồn bên kia cao, có lợi thế… Chính
chúng tôi đã khám phá ở đó một đài quan sát kiên cố, hôm đặt chân xuống căn cứ
này…
Những điều trình bày
của Trung Tá Thạch tuy đúng sự thật, song xem ý Trung Tướng Ðống vẫn không bằng
lòng. Tôi thưa tiếp:
- Trình Trung Tướng,
không biết lực lượng chúng bao nhiêu, nhưng lúc tôi cho trực xạ qua bên triền
núi kia thì thấy xác Việt Cộng tung lên, đứng phía Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn quan
sát rõ lắm…
Lời giải thích của
tôi, không biết có đáp ứng sự cần thiết để biết rõ địch tình quanh Căn Cứ Hoả
Lực 30 cho Trung Tướng hay không, nhưng sau đó, Trung Tướng không đề cập đến
nữa.
Trước khi ra về, Trung
Tướng bắt tay tôi và khích lệ:
- Ông Pháo Binh cố
gắng mà bắn nghe! Kết quả tốt lắm đó…
Chiều, chúng tôi tiếp
nhận cả 1000 quả đạn nữa. Thấy đạn thả xuống bãi đáp mà hết muốn ăn uống gì cả,
vì quá mệt trong các cuộc tác xạ liên tục. Ðạn nhận nhiều bao nhiêu bắt buộc
chúng tôi phải tác xạ nhiều bấy nhiêu. Trong lúc đó, nước tiếp tế cho chúng tôi
lại có hạn: mỗi ngày một móc hậu!
Việc phân phối nước
cũng khó khăn không kém. Hễ mỗi lần móc hậu nước được thả xuống bãi đáp, lập
tức Thiếu Úy Thiện và Thiếu Úy Toại phải túc trực tại chỗ với “lon lá” đầy đủ
để giữ nó. Nếu chậm chân anh em Dù sẽ đến xin ngay! Mặc dù Pháo Ðội C3 của Tiểu
Ðoàn 2 Dù cũng được tiếp tế nước bằng móc hậu như Pháo Ðội tôi. Nhưng việc tiếp
tế không đều đặn, bữa có bữa không. Riêng Pháo Ðội tôi nhờ có sự tận tâm giúp
đỡ trực tiếp của Thiếu Tá Nguyễn Văn Tự Tiểu Ðoàn Trưởng, Ðại Úy Phan Quang
Thông Trưởng Ban 3, Ðại Úy Phạm Ngọc Diệm và toàn thể Sĩ quan Tham mưu đóng ở
Khe Sanh lo cho hàng ngày, nên có chuyến tiếp tế là Pháo Ðội tôi có nước.
Trong lúc khan hiếm
nước như thế, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù còn phải lo cho Ðại Ðội đóng tiền đồn
hướng Ðông Nam! Mỗi ngày, tôi phải cung cấp 40 ống nạp không để Trung Tá Thạch
chứa nước tiếp tế. Do số lượng nước của Tiểu Ðoàn 2 Dù không còn đủ dùng cho Bộ
Chỉ Huy, đa số binh sĩ Nhảy Dù phải tự túc đi tìm nước, tìm rất xa và nước rất
bẩn, độc, phải nhờ vào thuốc lọc mới dám dùng.
Bắt đầu từ đây, cá
nhân tôi mang theo tất cả những hình ảnh vị tha đẹp đẽ nhất của anh em binh sĩ
Dù…
Ðúng là chiều nay, khi
móc hậu nước được kéo ra từ bãi đáp vào vị trí, tôi mặc áo giáp, đội nón sắt ra
“giữ” nước! Tuyệt đối không cho bất cứ một ai xin, dù là pháo thủ của tôi. Tôi
ra lệnh tất cả các khẩu đội, nhân viên Truyền tin, Tác xạ, linh tinh… vác đến
bên tôi mỗi toán 5 ống nạp. Lần lượt tôi phân phối với lời “rao”:
- Mỗi toán sử dụng 5
ống nước trong một ngày. Riêng mỗi khẩu thì 3 ống dùng để thông nòng đại bác,
lau buồng đạn, 2 ống để nấu nước uống và nấu nước đổ vào gạo sấy làm cơm. Khẩu
nào, toán nào dùng nước để tắm rửa, giặt giũ, tôi sẽ phạt nặng và cúp phần nước
vào ngày mai…
Tôi chua xót nhìn Pháo
thủ tôi với đôi mắt sáng rực lên vì thấy nước! Sự thèm thuồng hiện rõ trên nét
mặt! Nhưng làm sao bây giờ? Tôi không thể cấp phát cho mỗi người một ống nước!
Loay hoay phân phối
nước, một binh sĩ của Tiểu Ðoàn 2 Dù khệ nệ vác một ống nạp đến, nhẹ nhàng đẩy
vào vòi nước. Tôi khoá vòi lại và hỏi:
- Sao bên anh có tiếp
tế mà anh lại không xin?
- Xin không được, nước
còn để dành tiếp tế tiền đồn.
- Thì xin Pháo Binh
Dù?
- Sức mấy họ cho! Ở
đây mà Ðại Úy quý nước hơn người!…
Tôi lại phải giải
thích dài dòng:
- Ðấy, các anh thấy,
mỗi buổi sáng, mỗi khẩu đại bác phải có 6 người mới thông nòng nổi. Và mỗi lần
thông sạch một cái nòng, tốn ít nhất 2, 3 ống nước. Ðó là chưa kể sau mỗi lần
bắn phải đổ nước lau buồng đạn. Súng bắn có tốt cho các anh hay không còn do sự
tu bổ. Hiện tại thì nước rất cần thiết để tu bổ. Anh phải thông cảm thế…
Cuối cùng, tôi vẫn
nhất quyết không cho, mặc dầu anh ta lải nhải trách oán tôi. Tôi nghĩ, nếu cho
anh ta được, tất tôi phải cho hết 3 Ðại Ðội Dù thì còn nước đâu mà tu bổ đại
bác. Anh ấy hằn học lắm, song tôi đành cắn răng nhận những lời hờn trách đó.
Không phải tôi so sánh, cùng binh chủng với anh ta còn không cho nước thay
huống hồ là tôi! Nhưng sự thật vì tác xạ quá nhiều, bụi đất do tác xạ, do phi
cơ tiếp tế đáp xuống bãi đáp hàng ngày đã làm cho các Khẩu Ðội tốn rất nhiều
nước. Ðiều đó hiển nhiên xảy ra trước mắt mọi người. Vả lại, việc tu bổ súng
cũng chỉ có mục đích để giữ gìn súng tốt hầu tác xạ yểm trợ cho chính các đơn
vị Dù của anh ấy…
Khoảng xế chiều, Ðại
Ðội 321, 322 chạm địch tại tiền đồn, chúng tôi ra sức bắn yểm trợ tối đa với
nạp 3. Chỉ trong chốc lát, chúng tôi được báo kết quả:
- Tịch thu: 9 trung liên,
2 CKC, 7 B40, 33 AK, 1 bản đồ, 30 Cộng quân chết tại chỗ.
Tối lại, Ðài Tác xạ
nhận nhiều điểm bắn quấy rối, các khẩu chia nhau thay phiên tác xạ, từng đầu
giờ một…
ĐỒI 30 HẠ LÀO (Kỳ 3)Tác giả:
Trương Duy Hy
Lời dẫn: Đối thoại khá
lạc quan của Đại Úy Hy trong chương Tâm Sự Tù Binh phản ảnh tinh thần của Quân
lực Việt Nam Cộng Hoà vào Tết Tân Hợi 1971: Tự tin sau Mậu Thân 1968 và sau
Hành quân Toàn Thắng 2 tháng 3-1970 sang đất Miên của Trung Tướng Đỗ Cao Trí.
Tuy nhiên, vì không là sĩ quan tác chiến nên có lẽ Đại Úy Hy không nhận ra việc
Bắc quân ném một Đại Đội trừ tấn công một Căn Cứ Hoả Lực, với các Hạ Sĩ quan
thiếu kinh nghiệm chỉ nhằm ước lượng sức đề kháng, hoả lực cùng cách bố phòng
của phía Nam-Việt. Thí 50 cán binh, với Lê Trọng Tấn, Tư lệnh Chiến Dịch Đường
9 Nam Lào, là một giọt nước. Cách đánh dứ này, Lê Trọng Tấn đã thực hiện tại Ao
Trạch, Tu Vũ, Xóm Pheo, Hoà Bình 1951.
[Trần Vũ]
[Trần Vũ]
5. CÁNH THƯ NHÀ
Rạng ngày 13-2-71,
trong bữa điểm tâm với Trung Úy Lân, bất giác tôi cảm thấy lo ngại. Tình hình
chạm địch ngày càng gia tăng. Sau khi hội ý, chúng tôi đốc thúc nhân viên các khẩu
làm nắp các hầm đạn và nạp quanh ụ súng, đổ đất dày, chuẩn bị cho cuộc chiến
đấu lâu dài. Riêng các hầm đạn chính, vì quá rộng đành phải để lộ thiên.
Ngay trưa hôm nay, chúng
tôi hoàn tất Ðài Tác Xạ, hầm ngủ sĩ quan, hầm ngủ binh sĩ… tất cả trông có vẻ
kiên cố lắm. Mỗi hầm có hai cửa ra vào.
Chúng tôi được Bộ Chỉ
Huy Tiểu Đoàn can thiệp với Pháo Binh Dù, chỉ thị cho Pháo Ðội C3 của Trí cung
cấp cho chúng tôi một số thùng gỗ, song trên thực tế, vị trí Pháo Ðội C 3 Dù
cần rất nhiều để thực hiện hầm, nên chúng tôi xin cũng không được bao nhiêu. Âu
đó cũng là cái may sau này… Chúng tôi sử dụng tối đa dữ liệu tác xạ cơ hữu,
nhất là ống sắt và palette nạp cùng cây rừng làm nóc, bên trên chất bao đất và
đổ đất thật dày.
Cơm trưa xong, chúng
tôi tác xạ cho Ðại Ðội 321 và 322 của Tiểu Ðoàn 2 Dù tung ra xa hoạt động suốt
30 phút. Kết quả được báo về cho chúng tôi ngay: tịch thu 1 B40, 5 AK, 19 xác
Cộng quân đếm tại chỗ, 1 tù binh.
Vào lúc 14g00 chúng
tôi tiếp nhận thêm 14 “sortie” đạn, nạp và thực phẩm tươi. Trong một thùng
carton sữa, vợ tôi gởi cho tôi 3 cây thuốc Ruby, 1 ký lạp xưởng, 1 gói trà và 5
lá thư của vợ tôi cùng 4 đứa con niêm trong một phong bì.
Thằng áp út
Trương-Bách-Chiến của tôi, tự ý nó viết “… Ba đi hành quân ở Lào, Ba phải giết
thật nhiều Việt cộng, để lúc về con được thấy Ba mang huy chương đầy ngực, nếu
Ba không chiến thắng con buồn lắm…”
Vợ tôi, cuối thư lại
có câu “… Hàng đêm em cầu nguyện xin Trời Phật phò hộ chồng tôi là
Trương-Duy-Hy cùng các bạn đồng đội của Anh gặp nhiều điều may mắn trong nhiệm
vụ…”
Vợ tôi nhắc rằng, câu
đó cũng là câu cầu nguyện hàng đêm mà mỗi con tôi phải tĩnh toạ đọc lên nhiều
lần, tối thiểu là 20 lần trước khi đi ngủ.
Ðặc biệt chỉ có Bách-Chiến
cầu nguyện khác hơn anh chị em nó. Trong lời cầu nguyện thế nào cũng có câu
“…Cầu Trời Phật phò hộ cho Ba con chiến thắng giết nhiều Việt cộng…”
Vợ tôi bảo nó:
- Sao con lại mong cho
Ba con giết người! Họ bị thương họ đau đớn lắm! Họ bị giết thì con cái họ mất
cha, mất tình thương của bố. Con đã buồn và nhớ Ba khi Ba đi hành quân lâu về,
huống gì Ba con không về nữa thì con, anh Thắng, chị Bi, chi Na, em Hảo con khổ
biết chừng nào? Họ cũng thế! Sao con lại nghĩ đến giết chóc ghê tởm vậy.
Nó gân cổ cãi:
- Ðánh giặc thì phải
giết nhiều giặc, phải thắng chứ bộ. Con không muốn Ba thua…
Ðôi khi nó lý luận với
anh chị em nó về cuộc hành quân sang Lào, tưởng tượng cảnh giao tranh quyết
liệt, trong đó Ba nó phải thắng và sẽ trở về lãnh nhiều huy chương…
Trong lúc, ở góc Ðài
Tác Xạ, Trung Úy Lân đang loay hoay mở một thùng carton, lôi ra, nào là thư vợ,
bắp su, lọ cà phê, táo cam và những hộp guigoz đựng đầy đùi gà rôti. Cứ mỗi món
nhấc lên là mỗi lần anh ta đọc “món hàng” in như người đang giới thiệu các sản phẩm.
Rồi không kịp thu xếp lại, anh ta mở vội lá thư của bà xã mà đọc ngấu nghiến…
Nhìn ra ngoài khẩu,
các anh em pháo thủ được thư nhà cũng hí ha hí hửng lẩm nhẩm vừa đọc vừa gật gù
trông đến khoái! Nhưng có lẽ đây là chuyến tiếp tế đầu tiên nên đa số gia đình
anh em pháo thủ chưa kịp gởi gì lên cho anh em. Tôi cho gọi tất cả anh em Khẩu
Trưởng và các Trưởng Ban vào hầm cắt đặt công tác. Nhân dịp tôi đọc đoạn cuối
bức thư vợ tôi cầu nguyện cho anh em, đồng thời tôi biếu mỗi người một gói Ruby
Quân tiếp vụ. Bấy giờ thuốc hút thật là quý. Nhất là Ruby. Hầu hết anh em đã
hút sạch số thuốc mang theo. “Câu lạc bộ di động” của Tiểu Ðoàn 2 Dù chỉ có xì
dầu, hột vịt lộn, mì rame. Thuốc rất ít, không đủ bán cho anh em Dù nên chúng
tôi có tiền cũng đành chịu!
Nghe có món hàng như
trên, Lân vội vàng qua “nài” được 20 trứng vịt lộn. Khuya, 5 anh em chúng tôi:
Hy, Lân, Ngân, Thiện, Toại, mỗi người 4 quả. Chưa bao giờ tôi ăn ngon miệng đến
thế! Lúc ở nhà không khi nào tôi ăn hết 2 quả. Vậy mà khuya nay, tôi ăn hết 4
quả, trông còn thèm! Thiện gặp xui, chàng bị 1 quả ung, chép miệng “than thở”!
Lúc mọi người đã ngủ,
chỉ còn ai có phận sự trong phiên gác là đăm đăm mắt quan sát từng lùm cây bụi
cỏ ven vị trí… Tôi cài bóng đèn nhỏ vào viên pile phế thải từ chiếc máy PRC-25
đọc lại thư nhà! Tôi đọc thật kỹ! Hình ảnh gia đình đầm ấm hiện dần trong trí
tôi với bao nhiêu kỷ niệm êm đềm hạnh phúc… Giờ đây, tất cả đã xa tôi và không
biết rồi đây những gì sẽ xảy đến. Bao nhiêu ý tưởng, bao nhiêu câu hỏi bỗng
dưng nổi lên buộc tôi phải suy tư về cuộc đời của một lính chiến.
Từ lâu, những ngày
phép ít ỏi đã giới hạn những gì mà tôi hằng mong mỏi có thể giúp đỡ cho gia
đình nhiều hơn, bày vẽ cho con cái học hành tiến bộ hơn… tất cả những điều đó
thật là dễ dàng thực hiện, vậy mà tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ thực hiện được!
Dâng cuộc sống cho Tổ quốc, cho Ðại Gia Ðình Quân Ðội, tôi đã chấp nhận và mặc
nhiên chấp nhận hy sinh một phần không nhỏ tình cảm đối với gia đình. Giờ đây,
trước địch thủ, trước những thiếu thốn, những vất vả liên tục mà tôi là đầu tàu
của các pháo thủ, nhiệm vụ và bổn phận đã vo tròn vào một cái thế gương mẫu
chẳng còn đầu óc nào nghĩ đến gia đình. Vì lẽ đó, giữa cái tình của gia đình và
bổn phận đã làm cho tôi cũng như các bạn tôi tại đây có những lý lẽ riêng trong
suy tư. Nhưng chắc chắn những suy tư ấy sẽ không khác nhau…
… Khí hậu Hạ Lào lạ và
độc, khắp người tôi ghẻ bắt đầu tác oai tác quái. Dù vậy, tôi cũng không dám sử
dụng nước để tắm! Hàng đêm, múc khoảng một nón sắt nước, dùng khăn lau qua loa…
Ban ngày nắng lên, bụi đất bám đầy người càng làm cho da thịt xót xa khó chịu.
Các pháo thủ có vài người không chịu nổi khí hậu đã bắt đầu rên rét trong những
cơn rét rừng viễn xứ.
6. TÂM SỰ TÙ BINH
Tảng sáng ngày 14, khi
mặt trời vừa ló trên đỉnh núi phía Ðông, Ðại Ðội 321 và 322 của Tiểu Ðoàn 2 Dù
lại chạm súng mạnh với địch. Tiếng súng cối hoà lẫn với tiếng nổ của AK, M79,
lựu đạn giòn giã vọng lại từ hai tiền đồn Ðông Nam… Chúng tôi thi hành tức khắc
yểm trợ cho hai Đại Đội này.
Mãi đến 10g00 trưa
tiếng súng mới im bặt. Tôi qua Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù gặp Ðại Úy Hạnh,
Trưởng Ban 3, đang liên lạc máy. Ðại Úy Hạnh cho biết kết quả sơ khởi do hai
Ðại Ðội trên vừa tịch thu được: 4 AK, 16 Việt cộng chết tại chỗ, 1 Thượng liên,
1 Thượng sĩ Việt cộng bị bắt làm tù binh.
Tôi ngồi tại đấy đấu
láo với Ðại Úy Hạnh trọn một tiếng đồng hồ chờ trực thăng đến vận chuyển chiến
lợi phẩm và tù binh từ tiền đồn về.
… Tôi xin phép ra gặp
Thượng sĩ tù binh — Cùng lúc, Trung Úy Trưởng Ban 2 đang lấy lời khai. Ðược
biết Thượng sĩ ấy tên là Thanh, khoảng 25, 26 tuổi, tuy bị thương nhưng Thanh
vẫn còn tỉnh táo, nói giọng Bắc nhỏ nhẹ.
Tôi chờ cho Trung Úy
Ban 2 làm xong nhiệm vụ, tôi ghé hỏi vài câu… Ðồng thời, chiến lợi phẩm được
tiếp nhận đưa vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Tôi liếc nhìn thấy có nhiều bi-đông và
các binh sĩ Dù cho biết trên mỗi xác chết đều có 2 bi-đông: 1 đựng rượu, 1 đựng
chất nước đắng và 1 mặt nạ phòng hơi độc, hơi cay.
Tôi hỏi Thanh:
- Anh lên Thượng sĩ
bao lâu? Do công trạng gì?
- Tôi mới mang cấp bậc
Thượng sĩ vài tháng nay vì có công chuyển vận các tiếp liệu phẩm vào Nam Việt
Nam và Campuchia.
- Tết vừa qua anh ăn
Tết ở đâu? Có được về với gia đình không?
- Ðã sáu năm nay đi
công tác, chúng tôi nhớ gia đình lắm nhưng không được về thăm nhà vì công tác
của nhân dân giao phó nặng nhọc và liên tục.
Tôi sực nhớ mấy cái
bi-đông lúc nãy, nên nhân tiện tôi hỏi tiếp:
- À, còn hai bi-đông
mà binh sĩ các anh dùng, sao lại một cái đựng rượu, một cái đựng chất đắng?
- Bi-đông đựng rượu kẻ
có người không, ai thích rượu thì được cấp thêm cho, còn không thích rượu thì
có thể dùng đựng nước suối uống. Riêng bi-đông đựng chất nước đắng, mỗi chúng
tôi đều có, khi lâm chiến. Chúng tôi dùng nó để khoẻ người và tăng thêm can đảm
khi tấn công các anh.
- Anh có biết đơn vị
chúng tôi đang hoạt động ở đây là đơn vị Nhảy Dù thiện chiến không? Và các anh
đã dùng bao nhiêu quân tấn công vào tiền đồn của chúng tôi?
- Chúng tôi biết lực
lượng của các anh là lực lượng Dù do các vị chỉ huy tôi bảo thế. Vừa rồi, trước
khi đi đánh các anh, cấp chỉ huy của chúng tôi cho biết các anh bị chúng tôi
pháo kích bằng súng cối 82 ly, 57 ly (đại bác trực xạ của bộ binh) mấy hôm nay
đã chết gần hết. Bây giờ, chỉ còn 5, 6 người trong đồn, nên lực lượng tấn công
vào các anh sáng nay, chúng tôi chỉ dùng 1 K (bằng 1 Đại Đội).
- Quân số 1 K của anh
bao nhiêu?
- Khoảng 50 người, 47
hoặc 48.
- Anh nghĩ thế nào
trước và trong khi chiến đấu?
- Khi nhận lệnh, chúng
tôi đều tin tưởng chiếm đồn các anh dễ dàng, nhất là được cấp chỉ huy cho biết
số quân giữ đồn 5, 6 người đã mất hết tinh thần. Chúng tôi ra đi hăng hái lắm,
cứ tính làm sao bê cho hết các chiến lợi phẩm về nạp cho Bộ Chỉ Huy. Nhưng khi
lâm chiến, chúng tôi vô cùng kinh ngạc! Các anh đông và chiến đấu ác liệt quá!
Thoạt tiên, sau loạt đạn khai hoả của bọn tôi, các anh vứt quả gì tròn tròn nổ
chát tai, mảnh văng tung toé, xong các anh bồi thêm cối vào chúng tôi - Cối quá
nhiều! Chúng tôi chỉ nghe tiếng nổ khủng khiếp của hai loại vũ khí này chứ
không nghe tiếng súng nhỏ tiểu liên. Vì vậy, chúng tôi không biết các anh nấp ở
hầm nào đánh chúng tôi, nên chúng tôi không còn kịp dùng B40 và 57 chống trả.
- Lúc đó các anh có sợ
lắm không?
- Dạ sợ! Các anh cối
liên tục, chúng tôi không ngóc đầu được. Lại cấn thế đất, vì chúng tôi dự định
sau khi khai hoả sẽ ào lên đồn, nhưng triền núi quanh đồn dốc quá, đành phải
nằm lại chịu trận. Tôi nhìn quanh thấy các bạn đồng đội bị thương và chết gần
hết. Kế đó, tôi cũng bị thương, không chạy lui được nữa. Tôi lết đến bụi cây
nằm sát vào bục đất nghỉ đỡ. Quanh tôi vẫn không dứt tiếng nổ ầm ầm, lửa chớp,
đất bụi tung khắp nơi… Sau đấy, chờ cho tiếng súng im hẳn, tôi lắng tai nghe
động tĩnh… Chỉ có tiếng rên rỉ, hấp hối của binh sĩ bên chúng tôi làm cho tôi
thêm sợ. Tôi không tin tôi có thể sống, nếu phải đợi đến tối bò về Bộ Chỉ Huy
vì máu ở vết thương ra nhiều.
- Sao anh không lên
tiếng đầu hàng khi bị thương?
Anh ta nhếch mép cười:
- Ðánh nhau làm sao
xin đầu hàng được. Vả lại, dù có xin đầu hàng cũng không thể sống được với đồng
đội, họ sẽ xử tôi ngay. Nhưng may, sau đó các anh lục soát gần đến chỗ tôi nấp.
Trong tích tắc, ý nghĩ đầu hàng hiện trong trí tôi. Tôi đánh liều lên tiếng xin
các anh đừng giết tôi. Tôi được các anh vội vàng đến khiêng vào đồn, băng bó vết
thương ngay. Tôi thật tình cảm động như chính các anh sinh ra tôi một lần nữa!
- Thế anh có hận gì
cấp chỉ huy của anh không?
Ðăm chiêu và im lặng
trong giây lát, anh chậm rãi trả lời:
- Chúng tôi đã bị lừa
dối trước khi xuất quân. Bây giờ biết thì đã muộn rồi!
- Hoả lực cá nhân của
các anh mang theo nhiều không?
- Chúng tôi mang theo
đủ loại B40, 57, AK, thượng liên…
- Ðạn dược dồi dào
không?
- Mỗi khẩu AK được
phát 3 băng đạn. Chúng tôi cận chiến trang bị nhẹ vừa đủ sử dụng tấn công chớp
nhoáng vào các anh thôi.
Tôi lắc đầu tiếp:
- Tội cho các anh
thật, chắc các anh không biết là các anh đã lầm lẫn một cách tai hại. Mỗi vị
trí đóng quân của chúng tôi, chung quanh biết bao nhiêu mìn chống biển người.
Còn đạn dược đối với các đồn cố định, có thể sử dụng suốt cả tháng cũng không
hết, thì với vài băng AK làm sao các anh tấn công nổi.
Anh ta gân cổ lên cãi:
- Vì Bộ Chỉ Huy của
chúng tôi nhận báo cáo sai về tình hình trong đồn các anh, do đó kế hoạch tấn
công không sát với thực tế. Chứ từ trước đến nay chúng tôi thường sử dụng bằng
ấy đạn để chiến đấu.
Một ý nghĩ thoáng
nhanh trong trí tôi:
Thật đáng thương cho
số phận của các chiến binh Cộng sản. Họ bị lợi dụng xương máu một cách trắng
trợn. Ngay cả việc trang bị hoả lực cho binh sĩ cũng thiếu sót quá đáng. Ấy vậy
mà người lính chiến vẫn cảm thấy đầy đủ quá rồi!
Tôi giải thích cho anh
ta:
- Khi nãy anh có bảo
chúng tôi sử dụng cục tròn tròn và nhiều cối… đó là lựu đạn và đạn của súng
phóng lựu M79 bắn thẳng, chứ ở tiền đồn chúng tôi không mang theo súng cối
nhiều như anh tưởng đâu!
Tội nghiệp cho anh ta!
Thật tình anh ta không biết các vũ khí đó chứ không phải anh ta giả ngộ. Nhìn
trên nét mặt ngơ ngẩn của anh lúc tôi giải thích các “cục tròn tròn” và “cối”,
tôi mới hiểu rằng — có lẽ trước đây anh ta chỉ công tác tại các đơn vị tiếp
liệu, các trục giao liên, chứ chưa chiến đấu trực tiếp bao giờ (?) Ðây quả là
lần đầu anh ta tham chiến công đồn! Ðối với anh, những quả “na” vỏ sắt, bên
trên có cần làm bằng gỗ mới là lựu đạn. Ngoài ra, lúc tấn công anh đã vào gần
sát rào của tiền đồn thì súng cối với đạn đạo vòng cát làm sao sát hại được
hiệu quả như thế? Vậy mà anh vẫn nghĩ rằng các bạn anh bị thương và chết vì đạn
súng cối! Chả trách các anh em Dù nhận xét “Cộng quân ở Hạ Lào không kinh
nghiệm bằng Cộng quân ở Tây Ninh hoặc bất cứ nơi nào tại Nam Việt Nam mà chính
anh em đã đụng độ”. Phải chăng miền Bắc đã vơ vét sạch các đơn vị yểm trợ như
các ngành Tiếp liệu, Quân nhu,… bổ sung cho đơn vị chiến đấu vì đã hao hụt quá
nhiều quân số?
Trước khi rời anh, tôi
bảo:
- Thế là may cho anh
lắm rồi. Giờ đây đương nhiên anh được săn sóc đầy đủ như một thương binh của
chúng tôi. Trực thăng sẽ đưa anh về Quân Y Viện để các bác sĩ tận tâm cứu chữa.
Tôi hy vọng vết thương của anh chóng lành…
Các binh sĩ Dù quây
quần lại hỏi han, kẻ cho thuốc hút, người cho thức ăn, nước uống. Có anh mời cả
cà phê, nhưng vì không quen dùng cà phê, Thanh nhấm một tí rồi xin lỗi từ chối.
Nhìn vào cử chỉ hào
hiệp đó của binh sĩ Tiểu Ðoàn 2 Dù, tôi cảm động hơn bao giờ hết. Bài học lúc
còn ngồi ghế trường Trung Học Phan-Châu-Trinh Ðà Nẵng hiện lên rõ trong óc tôi:
… Con ơi! Một ngày kia
con sẽ đi lính. Nếu phải đi đánh giặc, thì con phải đánh thật hăng say. Vì đó
là nhiệm vụ của con, nhưng khi chiến trận chấm dứt, nếu kẻ thù của con bị
thương, con nên coi họ chỉ là một người anh em khốn khổ… Con hãy thương xót họ,
săn sóc họ, an ủi họ. Có lẽ con sẽ xứng đáng nếu một ngày kia, con cũng bị
thương mà được một kẻ thù săn sóc và an ủi con. Con ơi! Ðó là tình nhân loại
vậy. (BERSOT)
Chính Giáo sư
Trần-Ngọc-Quế bắt tôi dịch ra Việt Văn trong bài:
… Enfant, tu seras
soldat un jour. S’il t’arrive de te battre, tu te battras en conscience, parce
que c’est ton devoir, mais une fois le combat fini, si ton ennemi est blessé,
ne vois plus en lui qu’un frère malheureux… Aie pitié de lui, soigne-le,
console-le. Tu mériteras peut-être que, si toi aussi, tu tombes un jour blessé,
il vienne un ennemi qui te soigne et te console. Cela, mon enfant, c’est
l’humanité.
(BERSOT)
(BERSOT)
Hẳn Giáo sư
Trần-Ngọc-Quế không ngờ rằng - ngày nay, đứa học trò 18 năm về trước của Giáo
sư đang chứng kiến “Tình Nhân Loại” ấy ngay trận địa quyết liệt ở Hạ Lào, trong
khung cảnh ngập đầy máu lửa, giữa rừng thiêng nước độc, đèo heo hút gió này! Mà
hào hùng và đẹp đẽ thay, “Tình Nhân Loại” đó lại được nảy nở trong lòng các
chiến binh Thiên Thần Mũ Ðỏ.
Tôi tin rằng những lời
an ủi của tôi và những hành động vô cùng nhân đạo của binh sĩ Dù — ít ra cũng
xoa dịu được phần nào vết thương trên cơ thể của Thanh — một cừu địch của chúng
tôi trước đây vài tiếng đồng hồ!
Rời Thanh, tôi tìm gặp
Trung Tá Thạch bày tỏ lòng hân hoan của Pháo Ðội tôi qua các chiến thắng liên
tiếp vừa xảy ra. Tôi ao ước có một khẩu AK để làm kỷ niệm, Trung Tá hứa cho!
Cùng ngày này, Tiểu Ðoàn
39 Biệt Ðộng Quân hoạt động ở Ðông Bắc, cách chúng tôi khoảng trên 4 cây số,
chạm địch lẻ tẻ. Tuy chúng tôi không có nhiệm vụ yểm trợ cho Biệt Ðộng Quân
nhưng vẫn biết tin tức là nhờ hệ thống liên lạc của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù.
Việc yểm trợ trực tiếp cho Biệt Ðộng Quân do Tiểu Ðoàn 64 Pháo Binh và vài Pháo
Đội khác tăng cường đóng ở Phú Lộc (nằm sát ranh giới Lào-Việt, trên lãnh thổ
Việt Nam) phụ trách mà tôi không được rõ.
Khoảng 15g00, 16g00
Tiền Sát viên cánh Biệt Động Quân lại vào máy xin tôi tác xạ (qua Sĩ quan Liên
lạc Phú Lộc). Tôi phải gọi Bạch Phú (Danh hiệu của Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Dù) ở
Căn Cứ Hoả Lực 31 trình bày trường hợp này. Ðồng thời tôi yêu cầu cho tôi được
phép giúp đỡ cho Biệt Động Quân. Ngỏ lời cùng tôi, Bạch Phú không bằng lòng, vì
việc yểm trợ đã được quy định rõ trong lệnh hành quân rồi. Tuy nhiên, cuối cùng
Bạch Phú cũng thuận cho tôi hướng 2 khẩu yểm trợ và bắt buộc tôi, sau khi chấm
dứt tác xạ phải lập tức quay súng về hướng chính, sẵn sàng tác xạ cho các cánh
quân đang bảo vệ Căn Cứ Hoả Lực 31.
Ðồng thời với những
tác xạ này, Pháo Đội tôi còn phải tiếp nhận đạn do Chinook mang đến khoảng
1,000 quả.
Thấy pháo thủ mệt mỏi
quá, tôi lại phát thêm trái cây, gạo sấy! Nhờ đó anh em cũng đỡ dạ phần nào,
ngoài những bữa ăn chính sau các công tác nặng nhọc.
15 tháng 2-1971, đúng một
tuần sau khi vượt biên giới, các đơn vị Việt Nam Cộng Hoà bắt đầu hứng pháo.
Tuy chưa dồn dập nhưng xác nhận Pháo Binh Bắc Việt đã vào vị trí và bắt đầu
điều chỉnh yếu tố tác xạ. Qua hồi ký của Đại Úy Hy người đọc nhìn thấy việc
thay thế các cơ phận hỏng của đại bác 155 ly là cả một thủ tục hành chánh.
Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, trách nhiệm Lam Sơn 719, cũng phạm phải sai lầm là
đã sử dụng Sư Đoàn Dù cho việc thiết lập các căn cứ rồi đóng quân bảo vệ, thay
vì đánh chiếm Tchépone, là mục tiêu chính. Liên quân Anh, Pháp, Mỹ và Lục Quân
Đức không khi nào dùng Nhảy Dù để giữ pháo vì binh chủng này được cấu tạo cho
những cuộc tấn công chớp nhoáng. Các Raids của Quân Đội Pháp tái chiếm Lạng
Sơn, Phú Thọ, Phủ Đoan, Đoan Hùng đều thần tốc với quân Dù rồi rút về tức khắc.
Hồi ký của Đại Úy Hy cho thấy tiến quân rất chậm và các cấp chỉ huy, ngay ngoài
mặt trận vẫn nhiều nghi thức.
[Trần Vũ]
[Trần Vũ]
7. NHỮNG LỜI NGỢI KHEN
CỦA THƯỢNG CẤP VIẾNG PHÁO ĐỘI
Ngày 15-2-71, cũng như
thường lệ, từ 7g00 chúng tôi đã bắt đầu khai hoả. Hết yểm trợ cho Căn Cứ Hoả
Lực 31 lại tác xạ cho Tiểu Ðoàn 2 Dù.
10g30, Trung Tá
Vũ-Ðình-Chung Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Ðoàn 1, Thiếu Tá Nguyễn-Văn-Tự Tiểu
Ðoàn Trưởng của tôi, Thiếu Tá Hằng Tiểu Ðoàn Phó Tiểu Ðoàn 64 Pháo Binh cùng
Ðại Úy Hoàng đến Căn Cứ Hoả Lực 30 thăm chúng tôi.
Rước từ bãi đáp, hướng
dẫn quý vị vào Ðài Tác Xạ thuyết trình.
Trung Tá Chỉ Huy
Trưởng không muốn tôi trình bày dông dài, do đó tôi được phép trả lời câu hỏi
của Trung Tá về sức khoẻ của binh sĩ, tinh thần chiến đấu, tình trạng đại bác,
đạn dược và về vấn đề ẩm thực của Pháo Ðội. Cuối cùng tôi trình bày khả năng
hữu hiệu của Pháo Binh 155 ly đối với các đơn vị bạn, lòng cảm mến sâu xa của
các Tiền Sát Viên Dù và thành tích đã thu hoạch được từ lúc đặt chân lên đất
Lào đến bây giờ.
Trung Tá Chung tỏ vẻ
hài lòng lắm. Bỗng có một Sĩ quan của Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn 2 Dù chạy vào Ðài
Tác Xạ yêu cầu tôi ra trình diện Trung Tướng Dư-Quốc-Ðống tại Bộ Chỉ Huy Tiểu
Đoàn 2 Dù.
Tôi xin lỗi quý vị có
mặt tại Ðài Tác Xạ chạy vội về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù. Nhưng Trung Tướng
cùng Thiếu Tá Tùy Viên và Trung Tá Thạch đã bước qua vị trí Pháo Ðội tôi rồi.
Tôi đứng nghiêm chào. Không đợi tôi trình diện hết câu, Trung Tướng Ðống đưa
tay bắt tay tôi. Nhìn thẳng vào mặt tôi, Trung Tướng bảo:
- Tôi rất hài lòng về
việc làm của anh. Anh yểm trợ rất tốt. Anh em đã thu nhiều kết quả. Tôi khen
anh và Pháo Ðội anh. Anh chuyển lời đến các binh sĩ… Hãy cố gắng mãi như thế
này thì sớm về…
- Cám ơn Trung Tướng,
Pháo Ðội tôi xin thi hành.
Có lẽ lúc bấy giờ ở Ðài
Tác Xạ quá chật chội, quý vị chỉ huy của tôi di chuyển ra ngoài- đúng vào lúc
Trung Tướng đang nói chuyện với tôi. Tôi trịnh trọng giới thiệu Trung Tướng về
việc thăm viếng của Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn 1, Thiếu Tá
Tiểu Ðoàn Trưởng… Trung Tướng lần lượt bắt tay từng người… Một lần nữa, Trung
Tướng vỗ vai tôi, vừa cười vừa nói với Trung Tá Chung:
- Ông ơi, anh này làm
việc giỏi lắm đó, tôi thành thật khen ngợi anh ta.
- Dạ, cám ơn Trung
Tướng.
Trung Tá Chung đã đỡ
lời cám ơn ấy trước mặt mọi người. Bỗng tôi cảm thấy hãnh diện trong niềm hãnh
diện chung của toàn thể Pháo Ðội C/44 Pháo Binh chúng tôi. Tôi liếc nhìn Thiếu
Tá Tiểu Đoàn Trưởng, bắt gặp ông ta đang gật đầu cười mỉm chi! Chắc hẳn Thiếu
Tá tôi cũng vui niềm vui ấy.
Thế rồi Trung Tướng
cùng mọi người tiến ra bãi đáp trực thăng. Trong lúc chờ đợi, Trung Tướng,
Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn 1, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng tôi
đàm đạo một số vấn đề quanh việc yểm trợ Pháo Binh cho các đơn vị Dù, thành quả
đã gặt hái được.
Sau khi Trung Tướng
rời khỏi bãi đáp bằng trực thăng riêng, tôi hướng dẫn Trung Tá Chỉ Huy Trưởng
Pháo Binh Quân Đoàn 1 quan sát phía Bắc bãi đáp trực thăng. Ý Trung Tá muốn
chuyển đến căn cứ này thêm một Pháo Ðội 105 ly của Tiểu Ðoàn 64 Pháo Binh hầu
đáp ứng nhu cầu yểm trợ kịp thời cho Tiểu Ðoàn 39 và Tiểu Ðoàn 21 Biệt Ðộng
Quân. Trung Tá cũng muốn thiết lập một I.O.D (Integrated Observation Device)
giao cho Pháo Ðội C chúng tôi phụ trách. Tôi trình bày rằng: chúng tôi có thể
đảm nhận vì Thiếu Úy Thiện sử dụng được, nếu có thêm một số vật liệu để thiết
lập đài quan sát cao và bảo đảm.
Trong thâm tâm, tôi
nghe Trung Tá nói đến hệ thống quan sát I.O.D, tôi quá mừng! Vì với hệ thống
quan sát tân kỳ này, chúng tôi có được một cặp mắt thần nhìn rõ mọi vật chung quanh
cách xa chúng tôi hàng chục cây số ngàn. Hơn thế nữa, đây là loại máy quý giá
mà người Hoa Kỳ chưa giao cho bất cứ một đơn vị nào của chúng ta sử dụng…
Chờ đến 12g00 trực
thăng vẫn chưa trở lại đón Trung Tá, tôi mời quý vị vào dùng cơm trưa tại hầm riêng
của tôi. Thiếu Tá Hằng và Ðại Úy Hoàng đi qua Pháo Ðội C3 Dù dùng cơm với Trung
Úy Trí, người anh em bà con của Thiếu Tá.
Trong lúc dùng cơm,
Trung Tá và Thiếu Tá đàm đạo với tôi nhiều vấn đề cần thiết.
Trung Tá bảo:
- Trường hợp Biệt Ðộng
Quân bị chạm nặng, anh nên cố gắng giúp đỡ cho nó, dù sao nó cũng là người nhà.
- Thưa Trung Tá, lúc
nào tôi cũng sẵn sàng tác xạ, muốn tác xạ ngay để giúp đỡ cho anh em. Song ngặt
một điều là tôi ở trong trường hợp tăng phái cho Dù, vì thế nhất cử nhất động
phải tùy thuộc Dù… Như hôm qua, Biệt Ðộng Quân (Biệt Động Quân) xin tác xạ, tôi
hỏi lại Bạch Phú và biết được ý của Bạch Phú không bằng lòng.
- Nhưng anh có tác xạ
mà?
- Vâng, thì nói quá
Bạch Phú cũng thuận. Song sau khi tác xạ chấm dứt (Bạch Phú có theo dõi và ngay
cả Pháo Ðội C 3 Dù sát tôi cũng lưu ý không kém) bắt buộc tôi phải quay trả lại
hướng súng tác xạ cũ… Vì vậy, tôi xin Trung Tá can thiệp cách nào để tôi có thể
dùng riêng 2 khẩu đặt theo hướng Biệt Động Quân, có lẽ như vậy thuận tiện hơn
cả.
Im lặng một tí, Trung
Tá bảo:
- Thôi được, để tôi
cho một sĩ quan liên lạc đến đây với anh và tôi sẽ dàn xếp. Theo ý anh, nếu có
một Pháo Đội 105 ly lên vị trí này có trở ngại gì không?
- Thưa Trung Tá, trở
ngại thì không, song địa thế quá hẹp, mặt bãi đáp trực thăng khi nãy Trung Tá
quan sát đấy, được xem là ngoài vòng đai an ninh, nếu có một Pháo Đội nữa, tất
phải có quân bảo vệ bên ngoài, không biết Biệt Động Quân có người không?
Trung Tá gật đầu suy
nghĩ. Không hiểu lúc đó Trung Tá đang chọn một giải pháp nào thích nghi.
Thiếu Tá Tự, Tiểu Ðoàn
Trưởng tôi tiếp lời:
- Phần anh, ngay bây
giờ anh chuẩn bị sẵn sàng Pháo Ðội để có thể tách đôi, mỗi Trung Đội 3 khẩu… Có
lẽ 2, 3 hôm nữa phải di chuyển một nửa đến căn cứ mới (tức Căn cứ 32, phía Tây
Bắc Căn Cứ Hoả Lực 31).
Tôi liếc mắt nhìn Lân
và đáp ngay:
- Thưa Thiếu Tá, tôi
đã chuẩn bị sẵn sàng từ lúc ở Cam Lộ. Nay tách đôi cũng không có gì trở ngại,
lúng túng - Xin Thiếu Tá cứ yên trí. Lúc nào có chỉ thị của Thiếu Tá, chúng tôi
thi hành ngay.
Nhân dịp này, tôi có thuật
lại cho Thiếu Tá hiểu nỗi khổ sở, vất vả của Pháo Ðội liên tiếp trong những
ngày vừa chiếm đóng xong vị trí, vừa tác xạ, vừa nhận lãnh đạn dược do Chinook
mang đến và vụ bị la rầy vì mấy dây câu súng triệt thoái không kịp… như là một
thanh minh thành thật, để có dịp Thiếu Tá trình bày cho Trung Tá Huỳnh Long Phi
ở Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Sư Ðoàn Dù… Dĩ nhiên tôi cởi bỏ được một ấm ách trong
lòng trước mặt vị Chỉ Huy trực tiếp tôi, đồng thời cũng là cơ hội tốt để tôi
nêu lên một kinh nghiệm thực tiễn cho những lần trực thăng vận kế tiếp.
Trung Tá Huỳnh Long
Phi tốt nghiệp Khoá 4 Sĩ Quan Trừ Bị.
18/06/54 - Mãn Khoá Nhảy Dù tại B.A.P.S. (Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù tại Bà Quẹo).
- Thuyên chuyển về Ðệ Tam Ðại Ðội Súng Cối/Nhảy Dù tại Trường Bưởi (Hà Nội).
30/08/54 - Toàn bộ Ðại Ðội Súng Cối/Nhảy Dù được Hải Quân Pháp hải vận vào Nam trú đóng tại Ðồng Ðế (Nha Trang).
1956 Ðại Ðội Trưởng Ðại Ðội Súng Cối Nhảy Dù.
1958 Tu nghiệp Hoa Kỳ khoá BOC-Survey tại Fort Sill.
12/1965 Thành lập Tiểu Ðoàn Pháo Binh Nhảy Dù và giữ chức vụ Tiểu Ðoàn Trưởng.
6/1968 Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Ðoàn Nhảy Dù.
4/1971 Tham dự khoá Chỉ Huy Tham Mưu tại Ft Leavenworth Kansas City Hoa Kỳ.
14/7/1972 Tử nạn trực thăng tại Mặt trận Hải Lăng và Quảng Trị. Truy thăng Ðại Tá.
18/06/54 - Mãn Khoá Nhảy Dù tại B.A.P.S. (Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù tại Bà Quẹo).
- Thuyên chuyển về Ðệ Tam Ðại Ðội Súng Cối/Nhảy Dù tại Trường Bưởi (Hà Nội).
30/08/54 - Toàn bộ Ðại Ðội Súng Cối/Nhảy Dù được Hải Quân Pháp hải vận vào Nam trú đóng tại Ðồng Ðế (Nha Trang).
1956 Ðại Ðội Trưởng Ðại Ðội Súng Cối Nhảy Dù.
1958 Tu nghiệp Hoa Kỳ khoá BOC-Survey tại Fort Sill.
12/1965 Thành lập Tiểu Ðoàn Pháo Binh Nhảy Dù và giữ chức vụ Tiểu Ðoàn Trưởng.
6/1968 Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Ðoàn Nhảy Dù.
4/1971 Tham dự khoá Chỉ Huy Tham Mưu tại Ft Leavenworth Kansas City Hoa Kỳ.
14/7/1972 Tử nạn trực thăng tại Mặt trận Hải Lăng và Quảng Trị. Truy thăng Ðại Tá.
Thiếu Tá Tự tiếp:
- Còn một việc nữa,
tin anh biết, theo tin tức khí tượng từ 17 đến 22-2-71 trời rất xấu, sẽ không
có trực thăng tiếp tế đâu. Anh hãy cho binh sĩ tồn trữ nước mà dùng. Nghe anh
kêu nước quá đâm xót ruột cả Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn.
- Thưa Thiếu Tá, như
Thiếu Tá thấy đó, nước đối với chúng tôi còn cần hơn là thực phẩm. Chắc Thiếu
Tá và Ðại Úy Thông…
Ông vội ngắt lời:
- Ông Thông nay đã
mang lon Thiếu Tá rồi.
- Ô hay, sao ông không
gởi bia rửa lon cho bọn tôi với, Thiếu Tá?
Rồi tôi tiếp:
- Chắc Thiếu Tá và
Thiếu Tá Thông cùng các sĩ quan không khỏi cười về cái công điện ngớ ngẩn xin
nước của chúng tôi, thưa Thiếu Tá?
Thiếu Tá Tự ngừng
nhai, vừa cười vừa đáp:
- Ông Thông đọc trước
rồi trình tôi. Ông cười anh khéo khôi hài đến thế là cùng! Sự thật, dù cho anh
không làm công điện xin nước, tôi và Thiếu Tá Thông, Ðại Úy Diệm cũng lo ngay
cho anh. Nhìn lên bản đồ, với cao độ 727 thước mà đồi trọc, tôi đã đoán biết
các anh cần nước lắm.
Bỗng Trung Tá Chung
quay lại vấn đề vừa xảy ra:
- Anh Hy, tôi mừng cho
anh đó. Nói thật với các anh, Tướng Ðống ít khen sĩ quan lắm. Vậy mà với anh,
Trung Tướng đã khen như thế thì thật là vinh dự cho anh.
- Cám ơn Trung Tá, đối
với tôi, tôi không bao giờ chểnh mảng nhiệm vụ, tôi hy vọng sẽ giữ được cảm
tình lâu bền với đơn vị Dù ở đây…
Ăn cơm xong, khoảng
nửa giờ sau trực thăng đến, tôi tiễn Trung Tá và quý vị ra bãi đáp sau khi chụp
vài tấm hình kỷ niệm.
8. NHỮNG QUẢ ĐẠN PHÁO
KÍCH ĐẦU TIÊN CỦA ĐỊCH
Bấy giờ gần như là
thói quen, cứ khoảng 14g00 hoặc 15g00 thế nào Chinook cũng ùn ùn tiếp tế đạn
cho Pháo Ðội.
Ðồng thời 6 khẩu đại
bác 155 ly bắt đầu “đòi” quân cụ! Hết hỏng cơ phận này lại hỏng cơ phận khác,
mặc dù chúng tôi đã bảo trì tối đa. Kể ra nó hỏng cũng phải, vì chúng tôi tác
xạ quá nhiều. Hai ngày sau này, chúng tôi sử dụng toàn nạp 7! Hầu hết các cần
bịt nòng tân trang đều bị rộng lỗ dẫn hoả, kim hoả bị gãy.
Lúc ra đi, tôi cẩn
thận mang theo dự phòng 2 cần bịt nòng mới và 3 khối kích hoả ngoài bản cấp số
do tôi xin được của đơn vị Pháo Binh Hoa Kỳ đóng ở đồi 65 Ðại Lộc để dự trữ
thay thế. Nhưng không kịp mà thay. Tôi khẩn cấp đánh điện về Bộ Chỉ Huy Tiểu
Đoàn xin can thiệp toán chuyên viên đến giám định để thay thế cho khẩu 5, khẩu
2 là hai khẩu bị chảy dầu hệ đàn hồi và thay thế 3 cần bịt nòng, 3 khối kích
hoả cùng vài kim hoả… trong chuyến tiếp tế gần nhất.
Kế đó, tôi được Bộ Chỉ
Huy Tiểu Đoàn trả lời:
- Phải tập trung cơ
phận hư gởi về trước để làm phiếu một đổi một rồi sẽ gởi cơ phận mới lên. Còn
nhân viên giám định sẽ có một phi vụ trực thăng đặc biệt đưa đến vào ngày mai.
Tôi bực mình và nghĩ
rằng: chúng tôi đang quần quật suốt ngày lo tác xạ yểm trợ các cánh quân không
kịp thở, tuy súng không còn bắn được với nạp 7 chớ dùng tạm cũng có thể sử dụng
với nạp 5 trở lại. Nếu tháo ra gởi về trước để đổi thì tỷ số đại bác bất khiển
dụng quá cao, không đủ súng yểm trợ… tai đâu mà nghe các đơn vị bạn trách móc!
Tôi trả lời ngay:
- Yêu cầu Bộ Chỉ Huy
Tiểu Đoàn xin Bộ Tư Lệnh hành quân can thiệp cho tôi được nhận cơ phận mới
trước, rồi sẽ trả cơ phận cũ để cố gắng và có thể tác xạ được chừng nào hay
chừng ấy, chứ không thể gởi cơ phận cũ về trước.
Phát cáu và không
thiết gì nữa, tôi rời Ðài Tác Xạ, tiến ra bãi đáp xem anh em làm việc… bỗng…
vèo… vèo… hai quả đạn 105 ly bay từ hướng Bắc xuống hướng Nam, nổ cách chân vị
trí chúng tôi khoảng 100 thước!
- Việt cộng pháo kích…
Việt cộng pháo kích… - Tiếng la của một binh sĩ ở bãi đáp vọng vào.
Tôi vội tụt xuống một
hầm tròn bên cạnh quan sát.
Ðó là những quả pháo
kích đầu tiên của Việt cộng bắn vào Căn Cứ Hoả Lực 30 - Lúc ấy đúng 16g10. Sau
8 ngày chiếm đóng, căn cứ 30 hoàn toàn yên tĩnh, giờ đây, Việt cộng mới bắt đầu
điều chỉnh tác xạ vào căn cứ tôi.
Tuy nhiên, đạn pháo
kích của Việt cộng còn rời rạc, quả dài, quả ngắn, không quả nào trúng vị trí.
Sau 6 quả công kích, bỗng dưng chúng im bặt.
Pháo thủ lại tiếp tục
chuyển đạn vào hầm chính, hầm khẩu…
Ðồng thời, tôi và
Trung Úy Trí liên lạc với cánh Biệt Ðộng Quân hướng Bắc căn cứ để xét một toạ
độ phản pháo. Xong cả hai Pháo Đội chúng tôi tập trung hoả lực tác xạ vào mục
tiêu có đến 15 phút.
Trong lúc phản pháo,
một trực thăng bị nạn, cố gắng lao đến bãi đáp… Thật may, nếu đáp sớm một, hai
giây, trực thăng sẽ rơi vào hầm đạn — và nếu trực thăng bốc cháy, hậu quả sẽ
kinh khủng không lường nổi.
Bốn nhân viên phi hành
Hoa Kỳ vội vàng nhảy xuống, chạy tản mát trên bãi đáp. Sau đó, một trực thăng
từ Khe Sanh đến đưa Phi Hành Đoàn rời căn cứ. Xác trực thăng vẫn để tại chỗ.
Ngày 16-2-71, Cộng
quân bắt đầu dùng chiến xa tấn công các Đại Đội bảo vệ Căn Cứ Hoả Lực 31. Ðược
điện văn xin tác xạ khẩn cấp của Sĩ quan liên lạc 330, chúng tôi hướng tất cả 4
đại bác vào mục tiêu (2 khẩu còn lại hoàn toàn bị tê liệt, phải chờ thay thế cơ
phận mới sử dụng được).
Thế rồi hàng trăm quả
đạn liên tục rơi vào một vùng rộng khoảng 600 thước mỗi cạnh ô vuông…
Tiếng nói của Sĩ quan
Tiền Sát Viên 331, 332 báo cáo rõ ràng từng chi tiết di chuyển của chiến xa
địch để xin chuyển xạ oang oang trong máy.
Kết quả, địch phải rút
lui, bỏ lại chiến trường hàng trăm xác với đủ loại súng, trong đó có 1 Thiết
Giáp, 2 molotova cháy tại chỗ.
Thanh toán mục tiêu
này xong, 330 yêu cầu chúng tôi tiếp tục tác xạ vào mục tiêu mới theo lời xin
của Tiền Sát Viên 331.
Sau 4 quả đạn đầu, một
tiếng nổ dữ dội từ mục tiêu vọng lại. Một cột khói đen cao vút bốc lên, tiếp
theo là hàng tràng tiếng nổ nối tiếp… Tiền Sát Viên 331 báo cáo ngay:
- Các bạn bắn trúng
kho đạn Việt cộng rồi! Trúng rồi!
- … Tiếp tục cho 10
tràng nữa rồi chấm dứt.
Chúng tôi hân hoan
không tả xiết. Nhìn lên xạ bảng, khoảng cách kho đạn của địch đến Căn Cứ Hoả
Lực 31 không quá 3 cây số và đến Căn Cứ Hoả Lực 30 của chúng tôi không quá 9
cây số!
Tiếng nổ vọng lại từ
mục tiêu bắt đầu lúc 8g30 đến 13g00 mới dứt. Thỉnh thoảng, những cột khói đen
phụt lên cao, đứng xa hàng chục cây số vẫn thấy rõ bằng mắt trần.
Có điều đặc biệt suốt
ngày này chúng lại không pháo kích vào vị trí chúng tôi.
Tối đến, tôi qua Ðài
Tác Xạ Pháo Ðội C 3 Dù mừng Trí vinh thăng Ðại Úy. Ðại Úy Trí mời tôi nhậu rượu
trắng và ít đồ nhắm do hậu cứ của Trí ở Khe Sanh vừa gởi lên.
Qua ngày 17-2-71, tôi
lại được tin từ Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn chỉ thị cho tôi vẫn phải chuẩn bị tách đôi
Pháo Ðội và có thể ngày 18-2 hoặc 19-2-71 thi hành.
Tôi và Lân bàn định
công việc tại hầm ngủ. Hai chúng tôi không muốn rời nhau tí nào. Lân mến và
kính trọng tôi lắm. Tôi biết điều đó nên tôi thương Lân như người em cùng một
núm ruột. Lân lo ngại sức khoẻ không quá “40 ký” của tôi với bệnh ghẻ đang kỳ
bột phát. Lân tình nguyện xin tôi - nếu tách đôi Pháo Ðội để di chuyển đến vị
trí mới - Lân sẽ lãnh trách nhiệm đưa 3 khẩu đi. Lân chọn các khẩu 1, 5, 3 do
Trung Sĩ Nhơn, Trung Sĩ Ngân, Trung Sĩ Quá làm Khẩu trưởng. Phần sĩ quan, Lân
xin Thiếu Úy Thiện và Thường Vụ Trung Sĩ Nhứt Lục.
Suốt ngày, tôi và Lân
bỗng dưng ít nói, trong óc mỗi đứa dường như theo đuổi và suy tư về một biến cố
sắp xảy ra…
Tôi gọi Thiện vào nói
ý định đó. Thiện vui vẻ và không có ý kiến.
Ðối với Thiện, tôi
cũng có rất nhiều tình cảm. Trước kia tôi nghe Thiện ương ngạnh, hay cãi lý.
Vậy mà từ khi tôi nhận chức Pháo Ðội Trưởng của Pháo Ðội C đến nay, đã 5 tháng
qua, tôi nhận xét Thiện xứng đáng là một Sĩ quan gương mẫu, tinh thần phục vụ
rất cao, chưa bao giờ Thiện nề hà hay cãi lại tôi bất cứ một công tác nào tôi
giao phó cho Thiện - Và chưa bao giờ kết quả của Thiện làm bị trì trệ. Thiện
lại thích khoa học, hay tằn mằn sửa những vật liệu về điện, máy móc như radio,
xe hơi… Nên lúc còn ở đồi 37 Ðại Lộc, Thiện ít khi rỗi rảnh, hết sửa máy này
đến sửa máy khác cho anh em binh sĩ, cho Pháo Ðội. Ðược dịp may hiếm có, anh em
lại thường đi xin mấy chiếc radio hư của lính Mỹ mang về nhờ Thiện sửa hộ.
Những lúc ấy Thiện rất vui vẻ, trên mặt như hiện rõ niềm hân hoan giúp được cho
lính một công việc…
Với tính tình ấy,
Thiện đã hợp với tôi khá nhiều quan điểm. Tôi xem Thiện là một người em đáng
mến nhất trong Pháo Ðội.
Khoảng 8g00 hôm sau,
Việt cộng bắt đầu pháo kích lại, cũng bằng loại đạn Pháo Binh 105 ly. Chúng
lồng khung Căn Cứ Hoả Lực 30 với một số đạn quả dài quả ngắn. Có quả rơi gần và
lọt hẳn vào phía trong rào hướng Nam hướng Bắc. Mảnh văng tung toé vào khẩu 5
của Trung Sĩ Ngân, khẩu của Trung Sĩ Thìn. Nhưng may mắn, anh em chúng tôi đều
vô sự.
Lập tức 4 khẩu phản
pháo ngay. Trong chốc lát chúng im pháo kích. Pháo Đội lại tiếp tục tác xạ yểm
trợ cho các Tiền Sát Viên quanh vùng.
Khoảng 11g00 trưa, sau
khi toán Quân Cụ giám định súng và thuận cho Pháo Ðội tôi triệt thoái khẩu 5,
khẩu 2 về Ðông Hà thay hệ đàn hồi, thì 12g00, thêm một toán Quân Cụ khác mang
đến 5 cần bịt nòng và 5 khối kích hoả mới cùng một vài kim châm hoả, thay thế
cho những cơ phận bị hỏng.
Nhân tiện tôi có viết
một lá thư tỏ lòng biết ơn Trung Tá Tiềm, Chỉ Huy Trưởng Liên Ðoàn Quân Cụ
trong việc giúp đỡ Pháo Ðội tu bổ và thay thế những hư hỏng đại bác. Tôi cũng
đề cập đến kết quả thu đoạt được từ ngày đầu hành quân cho đến hôm nay — với
mục đích chứng minh cho Trung Tá thấy hiệu quả tác xạ, đương nhiên tùy thuộc
vào đại bác xấu hay tốt…
… Theo kế hoạch của
Trung Tá Chung, tôi tiếp nhận Trung Úy Kim, Sĩ quan liên lạc của Biệt Ðộng
Quân. Kim thuộc Tiểu Ðoàn 64 Pháo Binh, trước kia là học trò lớp Ðệ Ngũ và Ðệ
Tứ của tôi tại Hội An.
Kim đến với tôi không
ngoài mục đích xin tác xạ tăng cường cho 64 Pháo Binh yểm trợ hai Tiểu Ðoàn
Biệt Ðộng Quân đang hoạt động phía Bắc. Ði theo Kim, có hai “đệ tử” mang máy và
thức ăn.
15g00 Chinook mang đạn
tiếp tế cho căn cứ. Tôi phải đích thân ra chỉ huy và cùng anh em khẩn cấp dọn
sạch sẽ bãi đáp tức khắc. Vì sợ Việt cộng pháo kích lại, nhở có quả nào rơi vào
bãi đáp, chắc chắn sẽ không tài nào tránh được nguy hiểm.
Cũng trong cuộc tái
tiếp tế này, Lân nhận thêm đồ ăn của vợ từ Ðà Nẵng gởi đến. Cả một thùng lớn,
cơ hồ có thể nuôi 5 sĩ quan chúng tôi trong một tuần lễ.
Móc hậu nước mới gởi
đến, tôi ra lệnh tất cả các khẩu đội phải tiết kiệm tối đa, dự trù cho mỗi binh
sĩ 3 ống. Khẩu đội chỉ sử dụng 2 ống dùng để thông nòng đại bác và rửa buồng
đạn.
Trên mặt mọi người đều
tỏ vẻ bất bình cách tiết giảm nước như thế. Nhưng tôi cương quyết, bắt buộc
phải thi hành. Vì trong vài ngày nữa, số nước dự trữ mới hy vọng đủ cung ứng
cho công tác và ẩm thực nếu việc tiếp tế bị đình chỉ như đã dự liệu.
Từ đây, trời bắt đầu
không còn trăng về đêm. Việc canh gác của Tiểu Ðoàn 2 Dù và Pháo Ðội được tăng
cường tối đa…
ĐỒI 30 HẠ LÀO (Kỳ 4)Tác giả:
Trương Duy Hy
9. KỶ LUẬT CỦA TIỂU
ĐOÀN 2 DÙ
Ngày 18-2-71, từ 9g00
chúng tôi đã xếp hàng khẩu 2 và móc dây vào súng. 9g30 Sky-Crane đến bốc về
Ðông Hà.
Ngay sau đó, Cộng quân
pháo kích lai rai bằng đại bác, tuy vậy cũng chưa có quả nào rơi vào giữa căn
cứ.
Thiếu Úy Thiện kiểm kê
xong số đạn còn tồn kho, vào báo cáo:
- Trình Ðại Bàng, tôi để
ý từ hai hôm nay có mất một số đạn chiếu sáng, hôm qua 4 quả, hôm nay 7 quả
nữa! Mới có hai ngày mà mất 11 quả! Tôi trình với Ðại Bàng để Ðại Bàng quyết
định biện pháp canh gác… chứ nếu không thì e rằng với cái đà này đạn chiếu sáng
thất thoát nữa.
- Lính nào ăn cắp anh
có biết không?
- Tôi không biết, vừa
rồi tôi có dò hỏi nhưng chịu!
- Có lẽ pháo thủ của
mình ăn cắp (?) vì chỉ có Pháo Binh mới biết cách tháo đạn lấy dù chứ lính
thường làm gì biết tháo?
- Chưa chắc đâu Ðại
Bàng ơi! Tiểu Ðoàn 2 Dù cũng có một số binh sĩ trước kia ở Pháo Binh. Ðại Bàng
cho điều tra thử.
Tôi gọi Trung Sĩ Nhứt
Bình, Thường Vụ Pháo Ðội vào và chỉ thị điều tra vụ mất đạn.
Sau một hồi dò hỏi,
Trung Sĩ Nhứt Bình vào cho tôi biết:
- Thưa Ðại Úy, có 11
quả đạn chiếu sáng vứt ở mé Nam bãi đáp trực thăng, bên trong quả đạn đã rỗng
ruột. Có dấu ai đã gỡ lấy dù ra rồi. Tôi có điều tra và lính mình thì không ai
lấy cả vì biết Ðại Úy cấm ngặt từ hồi ở Ðồi 37 Ðại Lộc nên không đứa nào dám
liều mạng để bị đập.
Tôi bực mình hết sức
và đi ngay qua Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù trình với Trung Tá Thạch:
- Thưa Trung Tá, đáng
lẽ tôi không muốn trình với Trung Tá, nhưng tôi sợ có thể xảy ra tai nạn, nên
xin Trung Tá lưu ý các binh sĩ đừng tháo dù ở đạn chiếu sáng 155 ly.
- Sao anh biết lính
tôi tháo dù?
- Thưa Trung Tá, hôm
qua chúng tôi mất 4 quả, hôm nay mất 7 quả, chỉ có 2 ngày mà mất 11 quả! Bây
giờ 11 cái vỏ còn vất ở mé đồi. Sự thật tôi chỉ sợ nguy hiểm thôi. Lỡ lúc tháo
dù bị thương, bị chết… xin máy bay triệt thoái không phải là dễ.
- Cái này chắc lính
Pháo Binh các anh gỡ chứ chẳng ai vào đó. Bọn lính tôi làm gì biết mà tháo dù.
- Tôi cũng nghĩ như
Trung Tá, nhưng xin Trung Tá thử cho điều tra xem, có thể vài tên trước kia ở
Pháo Binh chăng?
Trung Tá có vẻ bực
mình lắm. Ông cho gọi Trung Úy Ban 2 đến và chỉ thị điều tra ngay.
Tôi trở về Ðài Tác Xạ
mà thật tâm chẳng yên lòng tí nào.
30 phút sau, một binh
sĩ Dù đến gọi tôi qua gặp Trung Tá.
Ðến nơi, tôi thấy một
binh sĩ Dù (anh ta vẫn thường giữ nhiệm vụ đánh dấu bãi đáp và ra thủ hiệu cho
các loại trực thăng lên xuống căn cứ) ngồi trên ghế — cạnh anh một binh sĩ khác
đang dùng tondeuse ủi trọc cả đầu và ủi sạch luôn hai hàng lông mày của anh!…
Vừa gặp tôi, Trung Tá
Thạch phì cười — vừa trỏ về phía anh trọc đầu bảo tôi:
- Thủ phạm! Ðích thị
hắn là thủ phạm đã tháo đạn chiếu sáng của anh để lấy dù! Tôi mới đập một trận
nên thân và cho cạo trụi lủi hết! Dại quá là dại… Tháo một cây dù có lợi gì
đâu… nhỡ nó nổ một phát thấy mẹ…! Nhưng nó khai ông Trung Sĩ Nhứt Thường Vụ của
anh cho?
Tôi giận run cả người!
Trung Sĩ Nhứt Bình của tôi lại cả gan đến thế ư? Tôi liền cho gọi Trung Sĩ Nhứt
Bình qua đối chứng. Trung Sĩ Nhứt Bình quả quyết không cho, vì sợ tôi phạt,
nhưng thấy anh ta hay giúp đỡ Pháo Ðội trong những lần nhận tiếp tế nên có bảo
rằng anh muốn lấy dù thì hãy vào xin Ðại Úy tôi.
Một đằng vì tình cảm,
một đằng vì nghĩ đến công giúp đỡ của chính mình nên đã tự hiểu ngầm với nhau…
đưa đến kết quả tự tiện phá đạn lấy dù. Tuy nhiên, anh ta chỉ chịu lỗi tháo hai
quả đạn thôi, số còn lại do người khác tháo chứ không phải anh.
Chỉ trong phút chốc, 6
cây dù được mang trả lại Pháo Ðội! Với sự điều tra nhanh chóng của Ban 2 Tiểu
Ðoàn 2 Dù như thế, đã làm cho anh em chúng tôi khâm phục vô cùng.
Thấy các binh sĩ Dù bị
Trung Tá phạt nặng quá, tôi đâm thương hại, ngỏ lời xin:
- Thưa Trung Tá, dầu
sao việc đã dĩ lỡ, xin Trung Tá tha cho các anh ấy để hoà khí giữa các pháo thủ
và binh sĩ của Trung Tá vui vẻ hơn. Các anh ấy đã nhận lỗi, Trung Tá la là đủ
cho các anh ấy sợ rồi.
- Ồ! Nói như anh hỏng
mất, kỷ luật là kỷ luật. Tiểu Ðoàn tôi phạt như thế này là nhẹ nhất đấy, ở
trỏng (ý Trung Tá muốn nói lúc ở trại Phi Long trong Sài Gòn) tôi còn đập bằng
cây sắt chứ thế này thấm gì!
Sau đấy tôi vào hầm
Ðại Úy Hạnh… Lúc nào gặp Ðại Úy cũng thấy Ðại Úy bận rộn, hết bốc máy này liên
lạc với các Ðại Ðội tiền đồn đến bốc máy kia liên lạc về Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn Dù.
Dường như Ðại Úy là tượng trưng cho một điều hợp hoạt động của toàn bộ Tiểu
Ðoàn 2 Dù.
Thấy tôi bước vào hầm,
Ðại Úy Hạnh trở vào chiếc ghế bên cạnh mời tôi ngồi và đưa thuốc cho tôi hút…
Lát sau gài ống liên
hợp vào máy xong, Ðại Úy quay sang tiếp tôi. Nhân tiện tôi ngỏ ý e ngại những
việc không hay vừa xảy ra giữa các binh sĩ Dù và Pháo Ðội tôi… từ việc không
cho nước uống đến việc tháo gỡ đạn chiếu sáng…
- Anh đừng ngại gì cả.
Tiểu Ðoàn chúng tôi có truyền thống kỷ luật từ khuya rồi. Chúng nó biết lỗi khi
phạm lỗi thì chịu kỷ luật, không kêu ca than oán gì cả. Cái hay là ở chỗ đó.
Tôi sống với binh chủng này đã lâu, tôi biết, nó không dám hỗn với các anh đâu
mà ngại.
- Thật ra, tôi chỉ e
hoà khí giữa pháo thủ tôi và binh sĩ Dù bên này không còn đẹp nữa — Vì thấy
Trung Tá làm dữ quá!
- Ông Già bên này
nghiêm lắm… không có sao đâu.
Kế đó, Ðại Úy hỏi thăm
tin tức gia đình tôi, thuật lại việc làm bận rộn của Ban 3 Tiểu Ðoàn 2 Dù từ
lúc đặt chân đến căn cứ này… kể lại vài mẫu chuyện chiến đấu với những kinh
nghiệm rút tỉa được tại đất Chùa Tháp. Thôi thì đủ chuyện hàn huyên… nhờ đó mà
tôi hiểu được Ðại Úy Hạnh nhiều hơn và tôi thầm cảm mến, khâm phục bởi các
chiến tích mà Ðại Úy đã gặt hái…
Rời Ðại Úy Hạnh, tôi
trở về Ðài Tác Xạ vừa lúc Trung Úy Kim túc trực bên máy vô tuyến, xin bắn tối
đa cho Tiểu Ðoàn 39 Biệt Ðộng Quân.
10. YỂM TRỢ CỨU NGUY
TIỂU ĐOÀN 39 BIỆT ĐỘNG QUÂN
Bấy giờ, tại mặt Ðông
Bắc, Tiểu Ðoàn 39 Biệt Động Quân càng lúc càng chạm súng mạnh với địch. Pháo
Ðội tôi sử dụng hai khẩu 4 và 3 liên tục yểm trợ.
Song song với tác xạ
này, 3 khẩu đại bác còn lại hướng thẳng về Căn Cứ Hoả Lực 31 bắn suốt ngày.
Pháo Ðội C 3 Dù, vài khẩu hướng về tiền đồn Ðông Nam yểm trợ cho các Ðại Ðội
của Tiểu Ðoàn 2 Dù, số còn lại cũng dốc hẳn cho Căn Cứ Hoả Lực 31. Có thể nói,
hôm nay số đạn tiêu thụ cao nhất — mặc dầu với 5 khẩu, chúng tôi đã bắn từ 6g30
đến 19g00. 1,000 quả đạn kịp thời gởi đến bổ sung với một móc hậu nước.
Chưa bao giờ Pháo Ðội
chúng tôi vất vả bằng ngày hôm nay! Trời lại không trăng, chúng tôi vừa tác xạ,
vừa dọn bãi đáp, vác đạn và xếp nạp vào hầm đến 21g00 mới xong.
Ngày 19-2-71, vòm trời
Hạ Lào vẫn trong sáng, nhưng tại Khe Sanh thì sa mù xuống thấp, dày đặc, đứng
cách nhau 5 thước không nhìn thấy nhau. Các phi vụ tiếp tế đều bị hủy bỏ. Chỉ
có vài trực thăng và phản lực jet hoạt động rời rạc yểm trợ cho các cánh quân
bạn xa căn cứ chúng tôi. Lúc bấy giờ Pháo Ðội chúng tôi mới thấy giá trị lời
tiên đoán thời tiết do Thiếu Tá Tiểu Ðoàn Trưởng báo động hôm trước.
Nhờ đã tích trữ sẵn
nước, chúng tôi không phải vất vả xuôi ngược tìm nước! Ðồng thời, mức độ tác xạ
không thể vì thiếu tiếp tế mà đình chỉ.
Tờ mờ sáng, chúng tôi
đã tác xạ yểm trợ cho Tiểu Ðoàn 39 Biệt Động Quân mãi đến ngày 20-2-71, không còn
nhận điện văn xin yểm trợ của Tiền Sát Viên của Tiểu Ðoàn này nữa, chúng tôi
mới chấm dứt nhiệm vụ.
Tin tức Tiểu Ðoàn 39
Biệt Động Quân anh dũng chiến đấu với địch đến viên đạn cuối cùng rồi phân tán
mỏng chứ không một ai đầu hàng địch, phút chốc đã bay khắp nơi.
Vì không có nhiệm vụ
trực tiếp yểm trợ cho Tiểu Ðoàn này nên chúng tôi không rõ tình hình chi tiết —
ngoài hai hôm nay, đặc biệt Pháo Ðội tôi có tác xạ tăng cường cho Tiểu Ðoàn 64
Pháo Binh nên qua máy PCR-25 của Trung Úy Kim, chúng tôi được biết: về sau, một
số binh sĩ Tiểu Ðoàn 39 Biệt Động Quân nhập chung với Tiểu Ðoàn 21 Biệt Động
Quân do Thiếu Tá Hiệp chỉ huy cách đó không xa.
Sáng ngày 20-2-71, một
trực thăng bị phòng không địch bắn trúng máy, sà thấp… lướt đến bãi đáp. Nhân
viên phi hành thoát vội ra ngoài, không ai bị thương tích.
Chiều lại, thêm một
trực thăng khác ngộ nạn, cố gắng đáp xuống căn cứ chúng tôi. Một nhân viên phi
hành bị thương nhẹ.
Hầu hết các nhân viên
phi hành đều là quân nhân Hoa Kỳ, họ được di tản về Khe Sanh không quá 10 phút
sau khi đáp xuống căn cứ chúng tôi.
Hôm nay chúng tôi tiếp
nhận trên 1,000 quả đạn, ngay lúc mực độ đạn còn lại của Pháo Ðội xuống dưới
mức an toàn tối thiểu. Chúng tôi còn được nhận thêm nhiều đầu nổ cao cần thiết
dùng yểm trợ cho những đơn vị bạn bị tràn ngập — nếu có lời xin, cũng như sử
dụng cho những mục tiêu đòi hỏi đạn nổ cao.
Ðêm đến, bắt đầu từ
19g00 hoả châu được thắp sáng cả bầu trời. Bốn hoả châu liên tục… liên tục… soi
rõ chiến trường hướng Bắc, nơi Tiểu Ðoàn 21 Biệt Động Quân đang cầm cự với
địch.
Rạng ngày 21-1-71, các
tiền đồn Căn Cứ Hoả Lực 31 đều bị địch quấy phá. Sĩ quan liên lạc của Ðại Ðội
330 liên tiếp gởi điện văn xin tác xạ nới rộng vòng đai an ninh cho các tiền
đồn này. Sau đó, 330 báo về cho chúng tôi biết nhờ vào các tác xạ của chúng
tôi, lại thêm một kho đạn địch phát nổ ở Tây Bắc căn cứ.
Suốt ngày, Ðài Tác Xạ
làm việc không nghỉ. Hết bắn cho Căn Cứ Hoả Lực 31 đến tác xạ cho Tiểu Ðoàn 21
Biệt Động Quân và tiền đồn của Tiểu Ðoàn 2 Dù. Tại khẩu, nhân viên vất vả không
kém. Nhiều khi phải quay càng súng để hoả lực không tập trung, nâng cao hiệu
quả.
Cùng lúc, tại Căn Cứ
Hoả Lực 30 chúng tôi, Cộng quân bắt đầu gia tăng pháo kích bằng súng cối 82 ly,
tăng cường thêm cho các khẩu đại bác của chúng — Có lẽ vì hiệu quả đại bác của
chúng hầu như vô hiệu đối với vị trí “thuận lợi” của chúng tôi.
Ở bãi đáp, mấy chiếc
trực thăng ngộ nạn được triệt thoái về Khe Sanh để lại một khoảng đất rộng rãi,
sẵn sàng đón nhận tất cả tiếp liệu phẩm tái tiếp tế trong kỳ tới.
Khi trời nhá nhem tối,
đang lúc nhân viên Khẩu Ðội tháo gỡ các kiện đạn, nạp, mang di chuyển vào kho,
một trực thăng từ xa lảo đảo lao đến và may mắn, vừa tới bãi đáp thì cánh quạt
ngưng quay… trên cao khoảng hơn 1 thước, trực thăng rơi xuống, lắc lư trên đất
qua hai càng mỏng manh dọc theo thân trực thăng, rồi nằm yên bất động! Phi Hành
Đoàn thoát vội ra hai bên hông, khom người chạy nhanh tìm chỗ nấp, làm cho nhân
viên Pháo Ðội một phen hoảng hốt nhảy xuống các hầm ven bãi đáp.
Ngày 22-2-71, khoảng
9g00 hơn, chúng tôi bó gọn khẩu 5 triệt thoái về Ðông Hà và tiếp nhận khẩu 2 đã
sửa chữa xong đặt vào vị trí cũ.
Hôm nay, Cộng quân lai
rai pháo kích suốt buổi sáng, nhưng vẫn chưa có quả đạn nào lọt vào giữa vị
trí.
Tiếng “départ” đại bác
105 ly của địch nghe rõ mồn một ở hướng Bắc căn cứ, khoảng cách ước lượng từ
3500 đến 4000 thước, khuất sau hai ngọn núi thấp — mà từ Căn Cứ Hoả Lực 30 chỉ
nhìn thấy đỉnh thôi. Có lẽ chúng đặt súng bên kia triền núi thứ hai (?). Pháo
Ðội chúng tôi và Pháo Đội C 3 Dù liên tục phản pháo, song chẳng có hiệu quả gì.
Tôi bảo Kim liên lạc
với Tiền Sát Viên Tiểu Ðoàn 21 Biệt Động Quân hỏi xem bên đó có quan sát được
hướng “départ” của đại bác địch không?
Kim dùng vô tuyến gọi
và được bên kia đáp:
- Chúng tôi cũng nghe
tiếng “départ” gần nhưng không thấy dấu hiệu mục tiêu, vì ở đây bị cây rừng che
lấp…
Việc xác nhận vị trí
của địch thật là khó khăn. Vả lại Tiền Sát Viên của Tiểu Ðoàn 21 Biệt Động Quân
lại ở dưới hố, tiếng vang của núi rừng không thể cho anh ta một suy đoán chắc
chắn về hướng và tầm xa chính xác. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhận được mục tiêu
với sự cố gắng ước lượng của Tiền Sát Viên này gởi về. Phối hợp với nhận xét
của tôi và Trí, chúng tôi tính yếu tố phản pháo ngay.
Kết quả, chúng tôi vẫn
không làm câm họng được đại bác địch. Tôi có cảm tưởng như thằng mù quờ cây gậy
đập lưng kẻ thù. Nhưng nghĩ cho cùng có đập như vậy còn hơn không, và ít ra,
cũng có tiếng gọi là đáp lễ.
20191225 FSB 30 05
11. ĐỐI THOẠI VỚI CỘNG
QUÂN VÀ KHẢ NĂNG PHÁO BINH ĐỊCH
Vào Ðài Tác Xạ với Lân
và Kim, bỗng tôi nghe tiếng Việt cộng hỗn láo đối đáp với Trung Tá Thạch qua
tần số Bộ Binh của PRC-25 đang trực… Tò mò, tôi đưa máy vào hầm riêng để theo
dõi, còn máy trực tác xạ với các Tiền Sát Viên vẫn liên tục làm việc tại Ðài.
Giọng nói bên kia máy
là giọng nói của người miền Bắc, có lẽ hắn ta là người Hà Nội.
- Bọn Ngụy chúng mày
không sớm rút về, chúng ông sẽ tiêu diệt bằng Trận Ðịa Pháo chết hết. Hãy cút
đi các con!… Không thì nát thây tan xác các con ạ!…
Trung Tá Thạch đáp lại
một thôi dài với lời lẽ ôn hoà hơn:
- Chúng tôi mà có đến
đây, thì là cũng vì các anh. Các anh lấy đất đai Hạ Lào này làm mật khu. Cái
Mặt Trận Giải Phóng của các anh đã sát hại hàng ngàn, hàng vạn đồng bào vô tội
tại miền Nam, đến bà già con nít cũng không chừa. Vĩ tuyến 17 đã chia đôi, các
anh không lo kiến thiết ngoài đó lại xâm lăng miền Nam, gây tang tóc cho đồng
bào miền Nam rồi lại rêu rao là giải phóng! Nói thật cho các anh biết, tôi đã
từng tham dự hầu hết các cuộc hành quân trên miền Bắc. Chỗ nào tôi cũng đã bước
chân đến, từ Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn… đến Ðiện Biên Phủ tôi đều có mặt. Tôi
nhận thấy giới lãnh đạo miền Bắc đã lừa bịp các anh rất nhiều, đem nướng các
anh trong chiến thuật biển người của chúng mà chính các anh không biết.
Còn doạ rằng các anh
dùng Trận Ðịa Pháo để tiêu diệt chúng tôi? Khó lắm! Chúng tôi thách các anh!
Hầm chúng tôi rất kiên cố với hàng chục lớp bao cát… Tôi xin mách các anh một
kinh nghiệm làm hầm là: khi nào có đốn cây thì nhớ lấy đất trét lên gốc cây kẻo
phi cơ quan sát khám phá được, gọi B52 đến dội bom… B52 mà dội thì chắc chắn
các anh không thể toàn mạng để mong có ngày về với gia đình nhìn vợ con đâu!
Ðối với chúng tôi, dầu
có chết ở chiến trường cũng không sao vì vợ con chúng tôi được hưởng 12 tháng
lương, con chúng tôi được chính phủ chu cấp cho đi học đến tuổi trưởng thành.
Chúng tôi, mọi cấp trong Quân Ðội đều có chính phủ lo chứ không phải như các
anh, chết xong bất quá được chính quyền miền Bắc dùng vài lời rao tuyên truyền
rồi thôi.
Vì vậy, các anh nên đi
về miền Bắc gấp là hơn, để khỏi chết một cách điên rồ, vô lý!
- Các con ơi, đừng
tuyên truyền với chúng ông nữa! Cái chết của các con đã gần kề rồi. Hãy nghe
lời ông mà cút đi, đừng bợ đít thằng Mỹ mà không có ngày về với vợ con!…
- Hãy ăn nói đàng
hoàng! Các anh cứ suy nghĩ lại, chúng tôi đã bắt được Thượng Sĩ Thanh và một số
binh sĩ thuộc hạ của các anh, mỗi người mang AK chỉ có 3 băng đạn! Với số lượng
đạn được hạn định tối thiểu như thế làm sao các anh đương đầu nổi với hoả lực
hùng hậu của chúng tôi! Mỗi binh sĩ chúng tôi có hàng ngàn viên đạn, bắn các
anh suốt ngày không hết. Thiếu đâu nhận tiếp tế đấy. Còn các anh thì chỉ có một
dúm hoả lực không đủ tự vệ, còn đâu mà đánh với đá. Chỉ nội việc cấp phát đạn
dược cho các anh chiến đấu đủ thấy dã tâm của cấp chỉ huy các anh như thế nào
rồi! Thôi, chi bằng các anh vứt mẹ súng rồi chuồn về miền Bắc để giữ mạng sống.
Ðó là hành động sáng suốt nhất… Hãy thực hiện đi…
Lải nhải với giọng vô
giáo dục, có lẽ do giới lãnh đạo miền Bắc nhồi sọ từ lâu, chúng không tranh
luận mà chỉ nói hỗn với lời lẽ hạ cấp, bỗng dưng tôi có cảm tưởng: hắn quả là
kẻ vai u thịt bắp, đã bị khích động bởi những lời tuyên truyền bịp bợm yêu nước
thương nòi của guồng máy tuyên truyền miền Bắc! Có điều chắc chắn, lời nói của
Trung Tá Thạch bấy giờ đã cho bọn chúng tối thiểu 5, 7 đứa ngồi quanh máy nghe
và biết được tinh thần binh sĩ ta và ít ra, đó cũng là dịp Trung Tá Thạch phản
tuyên truyền vậy.
Chiều lại, khoảng
17g00 mặt trời hướng Tây còn ở trên cao, ánh nắng vẫn còn gay gắt. Từ bên kia
tiền đồn hướng Ðông, vài binh sĩ Dù đang dẫn một quân nhân tiến qua bãi đáp,
đưa về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù. Lúc đến gần, chúng tôi mới nhận ra đó là một
binh sĩ Biệt Ðộng Quân.
Sau khi trình diện Bộ
Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù, anh ta tìm nước tắm. Tôi gọi lại hỏi và được biết: anh
ta là Hạ Sĩ Phạm-Văn-Ðăng thuộc Ðại Ðội 1 Tiểu Ðoàn 39 Biệt Ðộng Quân do Thiếu
Tá Vũ Ðình Khang làm Tiểu Ðoàn Trưởng. Ðăng nhỏ người, khoảng 20, 21 tuổi, nói
tiếng Huế, đầu đội nón sắt, chiếc áo giáp còn khoác trên mình. Áo quần, mặt
mày, tay chân đều phủ tro than và bụi đất đen kịt như người Phi Châu.
Ðăng thuật lại:
- Sau ngày toàn thắng
19-2-71, Tiểu Ðoàn 39 Biệt Động Quân của anh thu trên 500 súng đủ loại, phá nát
các kho chứa hàng ven đường mòn Hồ Chí Minh, giết trọn 1 Tiểu Ðoàn Việt cộng,
xác nằm la liệt tại trận chiến.
Sau đó, bọn chúng phản
công mãnh liệt. Ðại Ðội anh đã chiến đấu đến hết viên đạn cuối cùng mới rút đi.
Khi rút, anh cùng chạy với 3 người bạn. Lạc đường, lạc hướng, anh có nghe tiếng
“départ” của đại bác, anh định bụng: có lẽ vị trí Pháo Binh của ta đây rồi! Anh
cùng bạn bè bò dần đến nơi xuất phát tiếng “départ”. Anh ngạc nhiên thấy súng
ngụy trang, nhìn kỹ, tất cả pháo thủ đều đội nón cối và không một ai có áo
giáp.
Anh hoảng hốt thốt
lên: Việt cộng rồi bây ơi!
Anh khẽ bảo các bạn
như thế. Rồi mỗi người một hướng tìm cách bò ra khỏi vị trí pháo địch. Anh và
các bạn lạc nhau từ đấy.
Ðêm xuống, anh tìm cây
cao leo lên dựa lưng ngồi chờ sáng, không một hột cơm, không một giọt nước.
Sáng hôm sau, anh nhắm hướng Nam bò lên sườn núi để cố gắng đi trên đỉnh hầu dễ
quan sát.
Ngày đi và bò, đêm thì
thức chờ sáng. Ðói khát đe doạ triền miên, nhưng anh nhứt quyết thà chết chứ
không để lọt vào tay địch.
Mãi đến nay, sau 3
ngày gian khổ cùng cực, anh lên được đỉnh núi cao ở hướng Ðông Bắc Căn Cứ Hoả
Lực 30 và cách căn cứ khoảng 2 cây số. Ðỉnh núi này trống trải vì bị Pháo Ðội
tôi phát quang bằng đạn khói làm cháy rụi tất cả lau lách, cây cối. Tại đấy,
anh nhìn rõ vị trí chúng tôi, có đồn lũy, đại bác… Anh mừng thầm, không đến nỗi
bỏ xác ngoài rừng nữa.
Men theo triền núi,
anh tiến dần xuống tiền đồn chúng tôi. Lúc đầu, binh sĩ Dù ngỡ anh là quân do
thám của Việt cộng, bố trí sẵn sàng nổ súng. Nhưng khi anh càng tiến gần lại,
binh sĩ Dù nhìn rõ được quân phục anh đang mang trên người, nhất là không thấy
anh có súng, nên lên tiếng hỏi. Nhờ đó, một lần nữa anh thoát chết vì ngộ nhận!
Là Pháo Binh, thật tâm
tôi chỉ ước muốn Ðăng cho tôi biết rõ về Pháo Binh địch hơn là các chi tiết
khác. Những bực dọc vì phản pháo không có hiệu quả cứ ám ảnh tôi mãi… Tôi hỏi
Ðăng:
- Anh thấy đại bác
Việt cộng có nhiều không? Nó để ở đâu bắn? Anh có nhớ hướng đặt súng của chúng
không?
- Bọn chúng có 3 khẩu.
Sau mỗi lần bắn chúng đẩy vào hầm. Hầm làm ở sườn bên kia núi, đục sâu vào núi
và vì tôi ở xéo vị trí chúng nên không biết đường hầm vào bên trong có lối rẽ
ngang dọc hay không? Nhưng khi nào bắn thì tôi thấy chúng đẩy ra. May cho tôi,
khi thấy và biết chắc bọn chúng là Việt cộng, tôi liền nghĩ phải tìm chỗ nấp
trước đã — và tôi lủi ngay vào bụi rậm gần đấy tức khắc. Nhờ đó mà tôi quan sát
được hoạt động của chúng, và cũng nhờ đó mà tôi không bị bắt… Mấy thằng bạn
tôi, có đứa bị nó bắt được sau đó nhưng anh em không khai gì cả nên chúng hoàn
toàn không biết chỗ nấp của tôi.
- Bây giờ anh có thể
định hướng chỗ bọn chúng đặt súng không?
- Dạ được! Hướng súng chúng
đặt ở chỗ này… (vừa nói, Ðăng vừa trỏ tay chỉ đúng vào hướng mà chúng tôi đã
từng phản pháo, nhưng khoảng cách thì Ðăng cũng chỉ ước lượng thôi).
Ðăng tiếp:
- Nếu Ðại Úy có Quan
Sát Viên ở trên đỉnh núi kia (hướng Ðông Bắc) thì có thể rõ chỗ đặt súng của
chúng.
Tôi bảo nhân viên đưa
bản đồ và hỏi Ðăng. Ðăng biết sử dụng, nhưng vị trí pháo địch do Ðăng chỉ cũng
không khác với toạ độ chúng tôi đã chấm trên xạ bảng để phản pháo.
Sau khi nghỉ mệt, tôi
cho Ðăng một cặp đồ trận, 2 ống nước và xà phòng để “tẩy uế”, và 1 phần lương
khô. Trông Ðăng ăn mà đâm ra thương hại. Những thèm khát vì thiếu ăn, giờ được
thoả mãn, Ðăng hết lời cảm ơn tôi dù tôi không nhận và cho đó là bổn phận, là
ràng buộc của tình đồng đội mà bất cứ quân nhân nào cũng phải có.
Trong lúc chờ trực
thăng đưa Ðăng về trình diện Bộ Chỉ Huy Liên Ðoàn 1 Biệt Ðộng Quân tại Phú Lộc,
Ðăng đã tá túc tại vị trí chúng tôi cùng với các pháo thủ. Nhân cơ hội này, anh
em chúng tôi được Ðăng tường thuật lại những phút oai hùng nhất của Tiểu Ðoàn
30 Biệt Động Quân, và cũng kinh khủng nhất trong những pha giằng co quyết tử để
bảo vệ màu cờ binh chủng. Chính Ðăng đã đạp trên xác địch thoát thân trong lúc
đơn vị anh phân tán mỏng để khỏi bị tiêu diệt tập thể bằng hàng loạt, hàng loạt
đợt tấn công biển người của Cộng quân. Dưới mắt anh, quả thật Cộng quân hy sinh
nhân mạng một cách điên cuồng, khủng khiếp nhất — mà, chính anh, theo lời anh
nói — chưa hề thấy trên hàng chục trận anh đã đụng độ tại quốc nội.
Với nụ cười kiêu hùng,
anh trọ trẹ tiếng Huế với tôi:
- Thưa Ðại Úy, em tiếc
quá! Phải chi có trực thăng triệt thoái hết số vũ khí mà bọn em tịch thu hôm
17, 18 tháng 2 đem về Khe Sanh thì tốt biết mấy, đằng này vì trời mù — em nghe
Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn em có xin trực thăng triệt thoái súng, nhưng máy bay không
đến được… Uổng quá!…
Rồi Ðăng lập luận:
- Ðành rằng vì không
có máy bay bốc chiến lợi phẩm, bọn em cũng nhờ súng đạn của chúng đánh lại
chúng. Nhưng dầu sao cũng tiếc một điều là, nếu có trực thăng đến đưa chiến lợi
phẩm về hậu cứ, thì bọn em đương nhiên nhận thêm đạn dược trong những chuyến
trực thăng đến với chúng em — và như thế, hẳn chúng em không đến nỗi khan đạn…
Nhưng dầu sao em vẫn thấy Tiểu Ðoàn em thắng hẳn bọn chúng, nếu đếm thật kỹ số
xác để tại trận của chúng…
ĐỒI 30 HẠ LÀO (Kỳ 5)Tác giả: Trương Duy Hy
12. BIỆT ĐỘNG QUÂN
TRONG HÀNH QUÂN LAM SƠN 719
Cánh quân án ngữ mặt
Bắc do Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân và Tiểu Đoàn 64 Pháo Binh thuộc Quân Đoàn 1
đảm trách. Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân gồm 3 Tiểu Đoàn 21, 37 và 39. Toán quân
này có nhiệm vụ thiết lập những vị trí tiền đồn ở vùng cực Bắc của khu vực hành
quân để phát hiện và ngăn chận lực lượng tăng viện của Cộng quân từ vùng phi
quân sự kéo xuống.
Liên Đoàn 1 Biệt Động
Quân do Đại Tá Nguyễn Văn Hiệp xuất thân Khoá 8 Võ Bị Đà Lạt chỉ huy. Liên Đoàn
Phó là Trung Tá Lê Bảo Toàn. Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân đóng tại căn
cứ Phú Lộc gần Tà Bạt, trong phần đất Việt Nam Cộng Hoà cùng với Tiểu Đoàn 64
Pháo Binh.
Các Tiểu Đoàn Biệt
Động Quân tham chiến gồm:
- Tiểu Đoàn 21 Biệt
Động Quân đóng tại căn cứ Ranger South do Thiếu Tá Nguyễn Hiệp chỉ huy, Tiểu
Đoàn Phó là Đại Úy Quách Thưởng.
- Tiểu Đoàn 39 Biệt
Động Quân đóng tại căn cứ Ranger North do Thiếu Tá Vũ Đình Khang chỉ huy với
Đại Úy Đỗ Đức Chiến làm Tiểu Đoàn Phó.
- Tiểu Đoàn 37 Biệt
Động Quân đóng tại căn cứ Phú Lộc để làm trừ bị và bảo vệ bộ chỉ huy Liên Đoàn,
do Thiếu Tá Trần Văn Nghênh chỉ huy với Tiểu Đoàn Phó là Đại Úy Lại Thế Thiết.
[Hải quân Thiếu Tá
Trần Đỗ Cẩm, Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân tại Hạ Lào]
13. TRONG NHỮNG NGÀY
TỬ THỦ
Ngày 23-2-1971, tin từ
Căn Cứ Hoả Lực 31, nơi Ðại Tá Thọ cùng Bộ Chỉ Huy Lữ Ðoàn 3 Dù và Bộ Chỉ Huy
Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Dù cùng Pháo Ðội B (105 ly) của Ðại Úy Nguyễn-Văn-Ðương
trú đóng bị Cộng quân pháo kích dữ dội, chiến xa địch xuất hiện… và uy hiếp các
Ðại Ðội Tiền đồn.
20191225 FSB30 06
Trung Tá Bùi-Văn-Châu,
Ðại Úy Hà-Minh-Phương, Ðại Úy Ðào-Văn-Thương gọi máy xin tác xạ yểm trợ tối đa,
đặt hết tin tưởng vào sự giải cứu của các đơn vị Pháo Binh đặt tại Căn Cứ Hoả
Lực 30, căn cứ A Lưới.
5 khẩu đại bác 155 ly của
tôi cùng 6 khẩu 105 ly của Pháo Đội C 3 Dù thi nhau phun hàng loạt, hàng loạt
đạn ngay trên các chuyến tiếp liệu… nơi Việt cộng đang rải quân tấn công vào vị
trí. Mãi đến 14g30, nhờ không yểm tăng cường mới đẩy lui được chúng.
Chỉ riêng yểm trợ cho Căn
Cứ Hoả Lực 31 từ 9g00 đến 14g00, Pháo Ðội tôi đã tiêu thụ 625 quả đạn 155 ly.
Sau khi ngưng tác xạ
cho căn cứ này, một đoàn Chinook tái tiếp tế đạn và lương khô, thả trên bãi đáp
hàng chục lưới hàng.
Tức khắc, chúng tôi
huy động toàn lực nhân viên Pháo Ðội, chỉ trừ một nhân viên trực máy và Thiếu
Úy Ngân trực Ðài Tác Xạ ở lại vị trí, còn bao nhiêu đều ra bãi trực thăng
chuyển vận đạn, nạp vào khẩu, vào hầm.
Nhờ động viên toàn lực
và kịp thời, chúng tôi hoàn tất công tác lúc 16g30. Nhưng ngay khi đó, Sĩ quan
liên lạc Tiểu Ðoàn 2 Dù xin tác xạ yểm trợ cho Ðại Ðội 321. Chúng tôi thêm một
lần vất vả nữa. Ì à, ì ạch quay 3 khẩu về hướng Ðông Nam, mệt ngất đến không
còn buồn nhìn bữa cơm gạo sấy khô khan với mấy miếng thịt ba lát “đáng ghét” vì
quá ngấy.
Ðạn đại bác chúng tôi
giòn giã thúc vào sườn núi, tiếng vang vọng lại rầm rầm. Tôi ao ước tiêu diệt
hẳn các khẩu súng cối của chúng để Ðại Ðội tiền đồn yên ổn và chúng tôi đỡ nhọc
hơn… Ðiều ước muốn đó được đáp ứng ngay!… Sau vài loạt đạn đầu, Tiền Sát Viên
Ðại Ðội này cho biết đã hủy diệt được một khẩu 82 ly của chúng.
Tôi thở phào nhẹ nhõm,
nhìn Lân, Thiện bảo:
- Thế mới không bõ
công bọn mình chứ!
Bọn chúng tôi lập tức
loan tin chiến thắng đó cho các khẩu. Niềm hân hoan hiện rõ trên nét mặt mọi
người. Chính súng cối ác ôn kia đã nhiều lần góp phần vào việc pháo kích vị trí
chúng tôi.
Ðến 22g00, Cộng quân
tái tấn công Căn Cứ Hoả Lực 31. Cũng với giọng Ðại Úy Thương, Trưởng Ban 3 Tiểu
Đoàn 3 Pháo Binh Dù gọi trực tiếp xin gặp tôi ở đầu máy. Thương thuật cho tôi
rõ tình hình nặng nề của Căn Cứ Hoả Lực 31 và khẩn thiết xin tôi hãy cố gắng
tác xạ càng nhiều bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Giờ thì địch bám sát lắm rồi.
Tôi trả lời cho Thương
biết, cứ yên trí, tôi sẽ thoả mãn 100%… Thế rồi, 3 khẩu khẩn cấp quay càng lần
nữa. Chẳng mấy chốc, chúng tôi có tất cả 5 khẩu 155 ly và 6 khẩu 105 ly của Dù
thi nhau khạc đạn, đồng loạt phá tan mục tiêu do Thương chỉ định.
Từ Căn Cứ Hoả Lực 31,
Thương trực tiếp điều chỉnh tác xạ. Có những lúc trên xạ bảng của tôi, nhân viên
tác xạ ghi điểm nổ sát vòng rào căn cứ 31 không quá vài chục thước. Tôi lo lắng
quá, nhưng Ðại Úy Thương vẫn bình tĩnh. Ở đâu bên kia, Thương cho biết binh sĩ
ta đều ở trong các công sự chiến đấu có nắp che vững chắc.
20191225 FSB30 07
Theo dõi qua PRC-25,
ngoài 6 khẩu 105 ly của Trí, 5 khẩu 155 ly của tôi, còn có Pháo Ðội B Tiểu Đoàn
44 Pháo Binh với 6 khẩu 155 ly, Pháo Ðội A1 với 6 khẩu 105 ly ở A Lưới cùng tác
xạ với chúng tôi, đồng nỗ lực tạo nên một vòng rào lửa bảo vệ hữu hiệu cho căn
cứ này.
Việc điều chỉnh cùng
lúc cho tất cả 11 đại bác 155 ly và 12 đại bác 105 ly ở hai nơi khác nhau để
tiêu diệt và giải toả áp lực nặng nề của địch đang lúc giao tranh mãnh liệt sát
vòng đai phòng thủ Căn Cứ Hoả Lực 31, đã chứng tỏ được khả năng “chuyên nghiệp”
của Ðại Úy Thương là đáng kể.
Trên xạ bảng trong Ðài
Tác Xạ, các tuyến cận phòng cho Căn Cứ Hoả Lực 31 cơ hồ nhân viên ghim kim ghi
điểm nối tiếp đến rách từng đoạn 2cm, 3cm.
Chúng tôi bắn thục
mạng, bắn mãi đến khoảng 23g15 mới tạm ngưng, nhường cho không yểm xạ kích.
Trên không, hoả châu
soi sáng cả một vùng rộng lớn — và mặc dầu ở Căn Cứ Hoả Lực 30 với khoảng cách
8 cây số đường chim bay, chúng tôi cũng có thể nhìn thấy lờ mờ cảnh vật chung
quanh.
Quá 1g00 sáng ngày
24-2-1971, Cộng quân cảm thấy không thắng nổi đành phải rút, để lại vô số xác
chết quanh căn cứ.
Tôi chợp mắt được vài
giờ thì trời sáng. Từ Căn Cứ Hoả Lực 31, Ðại Úy Phương Tiểu Ðoàn Phó Tiểu Đoàn
3 Pháo Binh Dù lại vào máy gặp tôi xin tác xạ khẩn cấp! Tình hình tại đấy bỗng
dưng sôi động từng phút. Các cuộc ác chiến nảy lửa xảy ra khắp các tiền đồn
quanh căn cứ.
Cộng quân dùng cả đến
Thiết Giáp trợ chiến!
Với danh hiệu Bạch
Phú, liên tiếp các sĩ quan tham mưu Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Dù vào máy điều chỉnh
tác xạ. 5 đại bác của tôi bắn không kịp vác đạn. Bọn chúng tôi chỉ “check fire”
trong lúc có không yểm xạ kích, ngớt không yểm chúng tôi lại tiếp tục tác xạ.
Lợi dụng những lúc ngưng tác xạ ấy, pháo thủ hè nhau đi vác đạn và nạp bổ sung
cho đầy hầm khẩu, thông nòng, lau buồng đạn… mỗi người một việc làm như cái máy
không suy tính.
Tôi bàn với Lân, có lẽ
tình hình biến chuyển khác thường nên lệnh tách đôi Pháo Ðội chúng tôi không
thi hành nữa. Nhất là từ sau ngày 18-2, những đụng độ nảy lửa của Biệt Ðộng
Quân, những áp lực nặng nề đổ vào Căn Cứ Hoả Lực 31 — chắc chắn đã phần nào ảnh
hưởng đến kế hoạch đưa chúng tôi đến thiết lập Căn Cứ Hoả Lực 32, làm đầu cầu
yểm trợ cho các đơn vị tiến chiếm Tchépone. Lân cũng có những suy nghĩ như tôi.
Thế rồi chúng tôi không còn nhắc gì đến việc phân công kẻ ở vị trí cũ, người đi
vị trí mới…
Quá 12g00 trưa, theo
dõi vô tuyến, tôi được biết một Ðại Ðội tiền đồn phải dời về một tiền đồn kế
cận cố thủ, gần Căn Cứ Hoả Lực 31, vì không thể đương cự với áp lực quá nặng nề
của Cộng quân.
Mặc dầu vậy, sĩ quan
liên lạc Pháo Binh Ðại Ðội 330 vẫn gọi máy về cám ơn Pháo Ðội chúng tôi đã thực
hiện vòng đai lửa chính xác, hữu hiệu. Nhất là chúng tôi bắn cháy và làm tê
liệt 2 chiến xa địch ngay tại các tuyến phòng thủ tiền đồn.
… Ðạn vừa xuống dưới
mức an toàn, chúng tôi nhận được tiếp tế ngay.
Khoảng 15g00, Chinook
mang đến cho chúng tôi 14 “sorties” trên 1,000 quả đầy đủ cả nạp, hoả pháo và
hoả tiêu tương ứng.
Ðây cũng là chuyến
tiếp tế hiệu quả cuối cùng gắn liền nhiệm vụ tác xạ của Pháo Ðội C 44 Pháo Binh
chúng tôi với Căn Cứ Hoả Lực 30, cho đến ngày chúng tôi rút khỏi căn cứ!
Tôi cho lệnh nhân viên
khẩu 2, 4, 5 lo đạn, khẩu 1, 3, 6 trực tác xạ.
Thấy chúng tôi nhận
tiếp tế, Cộng quân ở ven các đồi thấp chung quanh phụ hoạ với đại bác của chúng
thi nhau pháo kích vào bãi đáp! Dầu vậy, Thiếu Úy Thiện, Toại và nhân viên của
Pháo Ðội vẫn trân người dọn sạch bãi đáp trong một thời gian kỷ lục. Các
“sorties” 105 ly của Trí được khẩn cấp chuyển vận bằng một xe dodge đưa vào vị
trí.
Cứ nhìn vào tinh thần
phục vụ của các sĩ quan và nhân viên Pháo Ðội trước cảnh vô cùng nguy hiểm dưới
cơn mưa pháo, lại không nề vất vả, tôi tin tưởng rằng chúng tôi có thể khắc
phục được bất cứ trở ngại nào khác sẽ đến với chúng tôi.
Tôi gọi Lân ra xem anh
em làm việc, những phản ứng nhanh nhẹn của binh sĩ nhảy xuống hố cá nhân ven bãi
đáp khi nghe tiếng “depart” và những tràng cười ròn rã sau tiếng nổ quanh triền
núi của các pháo thủ dội lại tiếp đấy — xong, anh em chạy nhanh tới các lưới
đạn, nạp, chặt các niềng thép, xô cho đạn, nạp rời ra từng quả, từng ống, vác
vội mỗi người 1 quả lao về hầm đạn vứt xuống. Nhiều khi thót cả ruột và lo đến
toát mồ hôi. Tôi lo, vì nghĩ dại rằng, lỡ có một binh sĩ nào chết hoặc bị
thương, việc xin tải thương là cả một vấn đề.
Song song với việc
tiếp nhận đạn, khẩu 1, 3, 6 tiếp tục tác xạ khi nhiệm vụ không yểm tạm ngưng.
Thiếu Úy Ngân cùng các Hạ Sĩ Quan tác xạ tính yếu tố, kiểm soát yếu tố và đọc
yếu tố cho các khẩu không dứt.
Hai toán đều cộng tác
một cách tích cực, nên nhiệm vụ tác xạ của chúng tôi không hề bị gián đoạn,
chắc chắn đã làm đẹp lòng Bạch Phú qua những lời cám ơn nồng nhiệt từ Căn Cứ
Hoả Lực 31 gởi đến.
Ðêm nay, hướng Bắc hoả
châu soi sáng liên tục do các phi vụ C-47 biến cải thi hành. Ánh sáng toả rộng
khắp nơi để yểm trợ cho Tiểu Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân của Thiếu Tá Hiệp đang cầm
cự với địch.
Tại Căn Cứ Hoả Lực 30
chúng tôi cách Tiểu Ðoàn 21 Biệt Động Quân không quá 4 cây số, các pháo thủ ra
ngồi hóng mát trên các nắp hầm, nhìn hoả châu tán chuyện gẫu. Họ cũng lắm
chuyện để tâm sự, nào chuyện nhà cửa, vợ con, chuyện tình nhân, bạn bè… chuyện
hành quân của những năm trước khi đóng đồn tại căn cứ Carol, khi trực thăng vận
xuống Fuller… và mỗi người đều có những viễn tượng đẹp đẽ kiêu hùng nghĩ đến
ngày trở về Việt Nam với vòng hoa chiến thắng do em gái hậu phương quàng vào
cổ, với những tấm huy chương vàng đỏ trên ngực, với những ngày phép dài bù đắp
cho những lúc vất vả gian nan trên đất Lào.
Ngày 25-2-1971, trời
chưa sáng hẳn, Bạch Phú đã yêu cầu tác xạ.
Ðến 9g00, kế hoạch
“Du-Lu 1” được áp dụng cho Tiểu Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân. Tôi chia 3 khẩu tác xạ
cho Bạch Phú và 2 khẩu tác xạ liên tục với nhịp bắn tối đa cho Tiểu Ðoàn 21
Biệt Ðộng Quân, dưới sự điều chỉnh trung gian của Trung Úy Kim.
Ðài Tác Xạ Pháo Ðội
bận rộn hơn bao giờ hết — vì hai nơi đều đòi hỏi tác xạ yểm trợ thật nhanh và
thật nhiều. Tuy nhiên, nhờ ở sự điều hành có thứ tự và nhân viên Ðài Tác Xạ đầy
đủ khả năng, thiện chí, nhân viên khẩu đội cẩn thận, bình tĩnh, không e ngại
cực nhọc, tôi đã chu toàn một cách viên mãn nhiệm vụ tác xạ cùng lúc cho 2 nơi
ấy.
Một vài loạt đạn pháo
kích rời rạc lọt vào ven vị trí, không làm nao núng tinh thần của các Pháo Thủ.
Bây giờ Pháo Ðội hoàn
tất thêm một cái hầm riêng kề cận Ðài Tác Xạ, thông nhau bằng một ngách nhỏ,
trên hầm có 6, 7 lớp bao cát, trong hầm có cây chống đường kính cỡ 3 tấc. Hầm
vừa đủ kê 2 ghế bố để tôi và Lân nghỉ ngơi, rất vững chắc. Từ phút này về sau,
chính nơi đây đã tạo cho tôi một sự bình tĩnh đáng kể chỉ huy phản pháo, trực
xạ, làm nhiệm vụ một Sĩ quan Tiền Sát Viên điều chỉnh các tác xạ hỗ tương với
các Pháo Ðội A1 Dù, B Tiểu Đoàn 44 PB và Pháo Ðội A Tiểu Đoàn 64 PB.
… Khoảng 10g00 một
đoàn trực thăng khẩn cấp sà đến bốc Tiểu Ðoàn 21 Biệt Động Quân thả xuống Căn
Cứ Hoả Lực 30. Số trực thăng này được hộ tống bởi 4 chiếc Cobra (trực thăng võ
trang).
Ðứng trên nóc Ðài Tác
Xạ, chúng tôi nhìn rõ những “hoa đạn” nổ trên không trung, tạo nên những đóm
bông trắng đục quanh trực thăng. Ðó là hệ thống phòng không của địch đang hoạt
động ráo riết, cố tạo cho đoàn phi cơ có nhiệm vụ triệt thoái này chùn bước.
Nhưng không, điều đó chẳng những đã không chặn đứng được kế hoạch của ta, mà
còn tạo nên những pha đẹp mắt trước mọi người, gương can đảm của Phi Hành Đoàn…
Hầu hết các cao xạ
địch nhắm vào Cobra hộ tống, do đó, dần dần chỉ có những trực thăng này đương
cự với các ổ phòng không địch. Lúc thì rà sát trên ngọn cây xối rocket, lúc thì
vụt cao để quan sát. Có những đốm nổ không xa trực thăng mấy, nhưng may mắn
trong cuộc triệt thoái này không một trực thăng nào bị hạ.
Chốc chốc… khuất lấp
sau những chòm cây rậm dưới tầm mắt chúng tôi… một trực thăng vượt lên mang
theo một số chiến sĩ can trường của Tiểu Ðoàn 21 Biệt Động Quân, sau cả tuần
cầm cự với địch quân tại thung lũng phía Bắc căn cứ chúng tôi… Rồi lần lượt hết
chiếc này đến chiếc khác nối nhau khoảng vài phút… mang đến căn cứ chúng tôi
trọn vẹn Tiểu Ðoàn 21 Biệt Động Quân cùng một số quân nhân thuộc Tiểu Ðoàn 39
Biệt Động Quân. Có vài binh sĩ ngồi hoặc bu trên chân trực thăng, làm tôi nghĩ
rằng cuộc triệt thoái hẳn là cấp bách.
Từ bãi đáp, Thiếu Tá
Nguyễn-Hiệp Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 21 Biệt Động Quân cùng vài sĩ quan phụ
tá hối hả nhảy xuống chạy vội vào Ðài Tác Xạ. Lân ra tiếp và hỏi Thiếu Tá:
- Tình hình ra sao mà
triệt thoái gấp thế?
Tôi nghe rõ từng hơi
thở nhanh, gấp của Thiếu Tá Hiệp qua giọng nói ngắt quãng:
- Nặng lắm, nặng lắm,
chúng tôi rút kịp thật là may.
Thiếu Tá Hiệp đưa bản
đồ ra và thuật lại sơ lược tình hình tại vị trí của Thiếu Tá, trước và trong
lúc triệt thoái cho Lân nghe.
Lân tiếp:
- Thiếu Tá cần liên
lạc về Bộ Chỉ Huy Liên Ðoàn thì có máy sẵn ở Ðài Tác Xạ… Mời Thiếu Tá xuống nói
chuyện.
Cùng lúc, một nhân
viên truyền tin của Thiếu Tá Hiệp kịp thời mang PRC-25 đến để Thiếu Tá liên
lạc.
Vài Sĩ quan cùng khoá
với Thiện nghỉ mệt trên nóc hầm, thuật lại những vụ chạm súng nẩy lửa giữa Tiểu
Ðoàn 21 Biệt Động Quân và Cộng quân từ mấy ngày qua.
Trên nét mặt mọi người
đều tỏ vẻ hân hoan được rút kịp thời khỏi vùng tử địa.
Nhưng dù sao, cuộc
triệt thoái này đã một phần nào làm cho binh sĩ tại Căn Cứ Hoả Lực 30 thêm
hoang mang lo âu, nhứt là sự kiện đang xảy ra nối tiếp với tin Tiểu Ðoàn 39
Biệt Động Quân tan hàng không quá một tuần lễ!
Sau khi toàn bộ Tiểu
Ðoàn 21 Biệt Động Quân tạm thời đưa về vị trí chúng tôi và kiểm điểm lại quân
số, lúc 10g30 một số trực thăng khác đến di chuyển đơn vị này về Phú Lộc.
Không biết có phải vì
trực thăng bị giới hạn phi xuất chăng (?), sau đấy còn Ðại Ðội 1 của Tiểu Ðoàn
này không có trực thăng triệt thoái, phải tạm thời ở lại Căn Cứ Hoả Lực 30.
Trong số anh em đó, có Thiếu Úy Ðẩu, người Huế — cũng là một chứng nhân nhìn
được cảnh chiến đấu tử thủ Căn Cứ Hoả Lực 30 của chiến binh Dù và Pháo Thủ.
Hoàn tất kế hoạch
“Du-Lu 1”, tôi cho lệnh quay súng về Căn Cứ Hoả Lực 31.
Pháo Ðội tiếp tục tác
xạ yểm trợ bằng 5 khẩu với nhịp bắn gấp rút. 6 khẩu 105 ly của Trí cũng gầm gừ
liên tục. Tình hình Căn Cứ Hoả Lực 31 khẩn trương hơn bao giờ hết. Ðịch bám
sát… bám sát… càng lúc càng đông.
14. PHÚT CHÓT CỦA CĂN
CỨ HOẢ LỰC 31
Tại Khẩu Ðội, nhân
viên vừa bắn vừa vác đạn không kịp thở. Nhưng không một Pháo Thủ nào lộ vẻ uể
oải.
Với ý thức trách nhiệm
cao độ và tình đồng đội ràng buộc chặt chẽ, Pháo Ðội chúng tôi liên kết mật
thiết với Pháo Ðội C3 Dù của Trí, hết mình yểm trợ với cố gắng đẩy lui các đợt
tấn công quyết liệt đang đe doạ sinh mạng Bộ Chỉ Huy Lữ Ðoàn 3 Dù cùng Pháo Ðội
của Ðại Úy Ðương (*) ở mặt Bắc và Ðông căn cứ.
20191225 FSB30 08
[(*) Là Đại Úy Nguyễn
Văn Đương mà Trần Thiện Thanh viết trong ca khúc Anh Không Chết Đâu Em.]
… Về phía Tây Nam Căn
Cứ Hoả Lực 31 Pháo Ðội 155 ly và Pháo Ðội 105 ly Dù ở căn cứ A Lưới cũng dốc
hết hoả lực tác xạ vào mặt Tây và mặt Nam, kề cận vòng đai phòng thủ của Bộ Chỉ
Huy Lữ Ðoàn 3 Dù.
Hoả lực yểm trợ của
chúng tôi càng lúc càng thu gần đến ngay trên rào phòng thủ theo sự điều chỉnh
của đích thân Ðại Úy Phương Tiểu Ðoàn Phó Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Dù. Mặc dù vậy
vẫn không hề xảy ra một tai nạn nào đáng tiếc. Nhờ sự điều chỉnh hiệu quả đầy
kinh nghiệm này, nhiều lần kim ghi điểm dường như cắm sát bên trong đường chỉ
kẻ giới hạn Căn Cứ Hoả Lực 31. Tôi lo lắng và hồi hộp… lắng nghe kết quả từng
tràng đạn sau khi thoát ra khỏi nòng.
Tôi điện đàm với Trí
qua điện thoại:
- Nguy hiểm quá anh!
Sao Bạch Phú xin bắn sát thế! Có lúc kim ghi toạ độ của tôi lọt hẳn vào trong
vị trí?!
- Ðại Úy không nghe đó
sao, tình hình ở trển nặng lắm! Ông Phó của tôi phải đích thân vào máy đấy. Ðại
Úy cố gắng giúp cho kẻo bị xài xể!
- Vâng, tôi biết bổn
phận của tôi lắm. Anh yên trí, tôi đích thân đốc thúc từ Ðài Tác Xạ đến Khẩu
Ðội. Với tôi, việc tác xạ như thế này là nhanh nhất đấy. Mỗi viên đạn của tôi
ra khỏi nòng phải tốn 4, 5 động tác, làm không kịp thở!
… Ầm… ầm…! cùng lúc 2
quả đạn cối 82 ly từ hướng Ðông nhểu ngay vào bên ngoài bia súng khẩu 4. Tôi
vội đặt điện thoại xuống giá, nhảy lên khỏi Ðài Tác Xạ. Khói và bụi đất còn vẩn
vơ trôi theo gió là là trên mặt đất. May, nhân viên không ai bị thương.
Bây giờ đúng 11g15.
Tiếp theo, Cộng quân
liên tục điều chỉnh vào vị trí tôi, cứ vài phút 1 quả. Thỉnh thoảng tiếng hú
rợn người của đại bác địch bay vèo qua đầu từ Bắc xuống Nam, nổ ầm ầm sát rào
căn cứ.
Tôi gọi Bạch Phú:
- Bạch Phú…! Bạch Phú!
đây 83… Hiện chỗ tôi có mưa rơi lác đác (ý tôi báo động cùng Bạch Phú rằng
chúng tôi đang bị địch pháo kích).
- 83..! đây Bạch Phú,
hãy cố gắng giúp tôi. Các bạn bắn đẹp lắm, hiệu quả lắm. Nhưng chúng đông quá,
có cả chiến xa trợ chiến. Xin các bạn làm liên tục cho chúng tôi…
- Tôi sẽ cố gắng hết
mình. Thẩm quyền hãy yên trí. Lúc nào còn tác xạ được, chúng tôi không nề hà gì
cả. Tôi lo cho thẩm quyền nhiều lắm!
Trong lúc bối rối giải
quyết áp lực địch tại Căn Cứ Hoả Lực 31, tiền đồn hướng Ðông Nam chúng tôi khám
phá được mục tiêu địch đặt súng cối và yêu cầu chúng tôi khẩn cấp tác xạ tiêu
hủy.
Tôi vội vàng ra lệnh
khẩu 6 trực xạ. Bốn khẩu còn lại vẫn tiếp tục yểm trợ Căn Cứ Hoả Lực 31.
… Ầm!… một tiếng nổ
kinh khủng với hàng trăm mảnh vụn của một quả đạn Pháo Binh địch tung toé ngay
giữa lòng khẩu 5 _ là khẩu mà tôi đã gởi về Ðông Hà sửa chữa, đặt sát khẩu 6 _
làm 2 pháo thủ khẩu 6 của Trung Sĩ Ðợi bị thương, 1 nặng và 1 nhẹ. Thật là may
cho nhân viên khẩu 5, vì nếu quân cụ sửa chữa xong gởi trả lại cho Pháo Ðội thì
lúc bấy giờ chắc chắn toàn thể nhân viên khẩu 5 hứng hết từng ấy mảnh đạn.
Tôi đến quan sát điểm
nổ, mặt đất bị lõm xuống khoảng 3 tấc và đường kính cỡ 8 tấc. Sỏi sạn nám đen,
hàng ống nạp bằng sắt chứa đất làm ụ súng bị xô ngã và hơn 5, 6 ống bị cắt vụn
tung toé!
15 phút sau, mực độ
pháo kích của địch gia tăng dần. Ðến 12g00 đạn địch rơi ngay vào giữa các càng
súng.
Cùng lúc đó, Căn Cứ
Hoả Lực 31 ơi ới gọi về:
- Chúng đông quá, đang
tấn công quyết liệt: chiến xa chúng tràn gần đến vị trí rồi… Thanh Phu (là danh
hiệu của Pháo Ðội C 3 Dù)! Thanh Phu!… 83! 83!.. hãy bắn đầu nổ cao, C.V.T cho
chúng tôi.
Tôi điện đàm với Trí ngay:
Tôi điện đàm với Trí ngay:
- Coi bộ nguy hiểm lắm
rồi! Anh có C.V.T không? Tôi chỉ còn đầu nổ cao thôi! Anh nghĩ sao? Có nên bắn
các loại hoả pháo đó không?
- Khổ quá, tôi chẳng
biết tính sao đây!
Tiếng hối thúc vọng từ
chiếc máy PRC-25 càng lúc càng cấp bách:
- Bắn ngay CVT, VT và
đầu nổ cao cho chúng tôi (1). Chúng sắp tràn vào vị trí. Cứ bắn ngay trên đầu
chúng đi! Nhanh lên! Nhanh lên!
[(1) Ðầu nổ cao, VT,
CVT là những loại đầu nổ có thể điều chỉnh để quả đạn nổ trên mục tiêu khoảng
18, 20 thước. Với sự điều chỉnh chính xác, cao độ điểm nổ này sẽ sát hại địch
tối đa ngoài trời. CVT: Controlled Variable Time. Viết đến đây, tuy đã xa chiến
trận đến hai tháng mà tôi còn cảm thấy ớn lạnh cả người. Hình ảnh khủng khiếp
ấy hiện rõ, quá rõ trong trí tôi!.]
Cùng một tần số làm
việc, tôi nghĩ rằng các đơn vị phải yểm trợ cho Căn Cứ Hoả Lực 31, lúc bấy giờ
hẳn cũng quýnh lên chẳng khác gì tôi. Bắn ư? Với hiệu quả đầu nổ cao, VT, CVT
hẳn là tiêu diệt được nhiều địch đang vây quanh và sắp tràn vào vị trí, bãi đáp
trực thăng trống trải của Bộ Chỉ Huy Lữ Ðoàn 3 Dù, nhưng binh sĩ của ta thì
sao? Tôi lo quá!
- Ð…m… tôi bảo các anh
bắn - Các anh có bắn không? Bắn gấp! Bắn gấp cho tôi! Nhanh lên!… Nhanh lên!…
Tiếng Ðại Úy Phương
Tiểu Ðoàn Phó Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Dù như là một nghiêm lệnh khẩn cấp!
Biết nguy hiểm, lo cho
hậu quả của chính lực lượng mình tại Căn Cứ Hoả Lực 31, nhưng tôi không thể làm
gì hơn, phải ra khẩu thi hành tức khắc.
Bên Pháo Ðội tôi hàng
chục hoả pháo nổ cao đã ghi sẵn thời nổ 38.5 giây, liên tục nạp vào nòng giật
cò. Bên Pháo Ðội Trí, CVT cũng được khẩn cấp chuyển đến mục tiêu.
Tôi khựng cả người vì
nghĩ đến hậu quả của từng quả đạn! Im lặng nghe kết quả với lòng hồi hộp cực
độ!…
- Tốt đấy, các anh
tiếp tục nhiều cho tôi. Bọn chúng chết như rạ.
- Vâng, tôi tiếp tục.
Tôi có cảm tưởng kẻ vô
hình nào đó đã nới tay ra, không bóp lấy khí quản của tôi nữa! Tôi thở phào nhẹ
nhõm, như chính mình vừa vượt qua một bãi cát nóng bỏng, trên vai quảy một gánh
nặng ngàn cân, may gặp bóng râm mát của cây đa đầu làng!
Tôi ra lệnh cho các
khẩu giữ yếu tố về hướng, về tầm, cùng thời nổ tác xạ nhanh hơn nữa.
10 phút sau, khoảng
12g10, bỗng khẩu bìa của Trí có một quả đạn nổ bất thường trong nòng súng. Kết
quả gây cho 1 Khẩu Trưởng thiệt mạng và vài pháo thủ khác bị thương!
Tai nạn này xảy ra
ngay trước khẩu 3 và khẩu 2 của Pháo Ðội chúng tôi.
Ðồng thời địch gây áp
lực pháo kích bằng cả 57 ly bắn thẳng vào vị trí… Kế tiếp, có cả 75 ly không
giựt cùng súng cối, Pháo Binh… uy hiếp nặng nề vị trí chúng tôi và vị trí Pháo
Đội C 3 Dù.
12g20, khẩu 2 bị địch
trực xạ trúng các cung răng chiều cao về hướng, nhưng may mắn cho các pháo thủ
không bị thương - nhưng khoá chặt khẩu này không còn cách gì quay nòng súng
được nữa.
Tôi bảo Bạch Phú:
- Bạch Phú!… Bạch
Phú!… đây 83! Tôi trình với thẩm quyền hiện mưa rơi quá nhiều vào chúng tôi!
Hầu hết mấy con gà của tôi bị ướt cánh!
- 83! 83!… Ðây Bạch
Phú! Chúng tôi thông cảm các anh lắm. Hễ ngớt mưa, xin anh cho anh em ra yểm
trợ cho chúng tôi. Nhờ các anh cố gắng giúp đỡ chúng tôi với! Bây giờ chỉ còn
nhờ vào sự hỗ tương của các anh thôi… Phi yểm chưa có…
Thế rồi các pháo thủ
của tôi và Trí đành phải tạm thời nấp vào các hầm. Lừa lúc Cộng quân ngớt pháo
kích, các pháo thủ nhào ra “thụt” vài quả - xong, vội vàng nhào vào hầm… cứ
thế, vừa bắn… vừa nghe ngóng… vừa bắn…
Tin tai nạn tác xạ,
cùng những khó khăn vì “mưa rơi” tại Căn Cứ Hoả Lực 30 chúng tôi được Bạch Phú
ghi nhận.
Sau đó không lâu, qua
máy truyền tin PRC-25, tôi nghe Ðại Úy Vẹn Pháo Ðội Trưởng Pháo Ðội B Tiểu Đoàn
44 PB tại A Lưới cũng báo cáo địch làm mưa khắp vị trí bằng hoả tiễn 122 ly và
cối 82 ly để khoá súng!
Ðang loay hoay ở Ðài
Tác Xạ B1, Huân và Hạ Sĩ Bình đã dọn sẵn bữa ăn tại hầm cho tôi. Tôi gọi các Sĩ
quan vào ăn. Trong lúc vừa ăn, tôi bảo Thiếu Úy Toại:
- Anh chuẩn bị sẵn
sàng để về Khe Sanh lo tiếp tế đạn cho Pháo Ðội. Ðó là lệnh của Thiếu Tá Tiểu
Ðoàn Trưởng mới điện cho tôi. Ðồ đoàn của anh có nhiều không?
- Tôi chỉ có một ghế
bố, sac marin và một cái ba lô.
- Tình hình bây giờ
mỗi lúc một khẩn cấp, bãi đáp cứ bị pháo kích hoài. Tiện nhất, khi xin được
trực thăng, anh nên đi về với cái ba lô thôi… còn đồ đoàn tôi cho bỏ vào móc
hậu nước gởi về sau cũng được. Các anh thấy trực thăng di tản Tiểu Ðoàn 21 Biệt
Động Quân sáng nay thì biết! Nó chỉ sà gần mặt đất rồi cất bổng lên ngay.
Lân, Thiện đều có gởi
thư nhờ Toại mang về.
Ăn xong, tôi đứng ở
ngạch thông với Ðài Tác Xạ uống nước. Vừa lúc đó, một Ðại Úy Hoa Kỳ đi nhanh từ
Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù ra bãi đáp. Tôi chào và xin cho Toại tháp tùng. Vị sĩ
quan đẹp trai và khả ái này vui vẻ nhận lời ngay. Sau khi bắt tay từ giã, ông
ta vội vã đi ra hướng bãi đáp. Ðồng thời, tôi quay vào hầm bảo Toại:
- Toại ra mau, tôi xin
được trực thăng rồi. Ra gấp đi kẻo trực thăng không thể đợi lâu được.
Từ bàn ăn, Toại tuôn
chạy về hầm của anh ta cách chỗ ngồi ăn một vách đất. Thiện chạy theo cùng Binh
nhì Trợ. Cả hai, mỗi người xách một món đồ cho Toại. Tôi bực mình hết sức khi
thấy Thiện chạy với đầu trần không đội nón sắt, không mặc áo giáp… vác cái sac
thật nặng cho Toại. Còn Trợ thì vác cái ghế bố trong lúc Toại đang loay hoay
mặc áo giáp, vừa vác cái ba lô… Tôi gọi giật ngược Thiện:
- Thiện!… Thiện!… đừng
ra ngoài ấy! Nón sắt, áo giáp đâu mà chạy thí mạng thế?
Nhưng Thiện không
nghe!
Chiếc trực thăng vẫn
quay đều chong chóng… cố gắng đợi…
Bỗng… ầm… một tiếng nổ
chát tại ngay chân trực thăng do 1 quả pháo kích của Cộng quân phát nổ. Ðúng
ngay lúc Thiện, Toại, Trợ đến bên hông trực thăng. Khói bốc lên và cánh quạt
quay chậm… chậm… dần rồi đứng nguyên bất động. Ðồng thời, tất cả mọi người tại
chỗ nhào vội trên đất bò lê bò càng vào tuyến thứ hai, cố tránh xa trực thăng.
Vị Ðại Úy khả ái cùng
viên phi công chết ngay tại chỗ! Thiện, Toại, Trợ bị thương nặng.
Tất cả những cảnh
tượng trên hiện ra trước mắt tôi không quá 75 thước làm cho tôi bàng hoàng như
sống trong mơ. Thiện nằm sóng sượt trên bãi đáp rên rỉ.
Tôi giận quá! Phải chi
tôi không dặn trước cách đó 3 phút thì những việc kể trên không đáng làm cho
tôi bực tức, hoặc giả tôi không gọi Thiện để Thiện vô tình bị nạn oan, tôi đâu
có ân hận! Tất cả… tất cả chỉ vì anh em không nghe lời tôi mà hậu quả mang lại
trong phút chốc 2 sĩ quan và 1 pháo thủ của tôi bị loại ra khỏi vòng chiến.
Tiếp đó 4 pháo thủ
khác tiến ra bãi đáp cõng anh em vào. Lại… ầm… thêm một quả đạn pháo kích của
địch! Quả này cách điểm nổ quả trước non 10 thước, sâu vào hướng Thiện, Toại,
Trợ đang nằm, làm cho 4 pháo thủ đi tải thương nằm liệt ngay tại chỗ!
Từ đó, tôi phải cho
anh em bò sát đất ra tải thương nhưng lần này phải tải đến 6 nhân viên bị
thương! Kết quả chỉ có Thiện bị thương nặng ở mông, chân và tay. Toại bị thương
ở gót chân, Trợ bị thương khắp mình. Riêng 4 pháo thủ bị thương đợt sau nhẹ
hơn, có thể đi lại được.
Khi chuyển tất cả anh
em bị thương qua hầm bệnh xá của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù, tôi đích thân đến
tận nơi khẩn thiết xin bác sĩ cố gắng cứu chữa cho Thiện, Trợ. Ðồng thời nhờ
Ðại Úy Trần-Công-Hạnh can thiệp xin trực thăng tải thương. Ðại Úy Hạnh nhận
lời, gọi thẳng về Bộ Tư Lệnh Dù xin phương tiện.
Hầm cứu thương quá
chật, ngoài binh sĩ Tiểu Ðoàn 2 Dù, pháo thủ Pháo Đội C 3 Dù bị pháo kích, còn
có các pháo thủ của tôi và vài binh sĩ Biệt Động Quân. Tất cả đều được khiêng
vào đây nên buộc lòng tôi phải đưa thương binh của Pháo Ðội trở lại vị trí, sau
khi băng bó xong.
Tôi quay lại Ðài Tác
Xạ, được biết tình hình Căn Cứ Hoả Lực 31 quá nguy ngập, Cộng quân tràn lên bãi
đáp — là con đường duy nhất tiến vào Bộ Chỉ Huy Lữ Ðoàn 3 Dù và Bộ Chỉ Huy Tiểu
Đoàn 3 Pháo Binh Dù.
Tôi điện đàm với Trí:
- Tình hình sao nguy
hiểm đến thế mà chẳng nghe có kế hoạch gì mới cho Bạch Phú hả anh?
- Như tơ vò ở trển rồi
Ðại Úy! Tôi ráng cho binh sĩ ra tác xạ mà ra không nổi, nó pháo ngay chốc. Tôi
bị 7 con bất khiển dụng rồi…
- Từ sáng tới giờ,
chưa gì mà tôi đã bị 9 con rồi. Nhưng chỉ một nặng. Bên tôi có lẽ chúng dễ quan
sát nên chúng bắn 57 ly dính ngay vào đại bác.
Khẩu 2 của tôi xem như
tê liệt hoàn toàn, các cung răng bị cắt, làm kẹt cứng tay quay chiều cao và
hướng. Khẩu 3 và khẩu 6 xẹp cả 2 lớp. Nhưng 2 khẩu này không ảnh hưởng gì đến
tác xạ vì súng tôi sử dụng kít. Tôi còn bị vỡ 2 máy nhắm nữa! Tai hại quá!
Bây giờ là 14g15.
Tiếng “check fire”,
“check fire” vang trong máy từ Căn Cứ Hoả Lực 31 gởi đi các nơi, sau đó 2 phản
lực cơ bay đến oanh kích dữ dội.
Quanh căn cứ, địch
tiến như vũ bão, cố xé một khoảng trống cho bộ binh ùa vào vị trí… Rủi ro, một
trong hai phản lực cơ bị lâm nạn, phi công thoát ra khỏi phi cơ với 2 cây dù đỏ
treo lơ lửng trên không, chiếc jet phản lực còn lại bỏ nhiệm vụ yểm trợ, vần vũ
bảo vệ mạng viên phi công ngộ nạn. Sau đó có 2 Cobra và 1 trực thăng tải thương
tiếp đến, nhưng lại cũng với nhiệm vụ cố gắng cứu phi công mà thôi.
Cùng lúc, hầu hết các
Căn Cứ Hoả Lực Pháo Binh có nhiệm vụ tác xạ giải toả áp lực địch tại Căn Cứ Hoả
Lực 31, đều bị pháo kích khủng khiếp, địch cố tình làm giảm khả năng yểm trợ hỗ
tương của chúng tôi, Dù vậy, Trí và tôi vẫn cố gắng, cùng với Pháo Ðội B Tiểu
Đoàn 44 PB, Pháo Ðội AI Dù ở A Lưới cho nhân viên ra khẩu tác xạ… Sau mỗi lần
giật cò, lại vội nhảy xuống hố cá nhân nấp, nghe ngóng động tĩnh xem có tiếng
“départ” pháo kích địch không, xong lại lao lên nạp đạn… giật cò… Cứ thế, các
pháo thủ tác xạ lai rai cho Bạch Phú.
Cuối cùng, Căn Cứ Hoả
Lực 31 đành phải sử dụng hoả lực cơ hữu chống trả.
Lúc bấy giờ, Pháo Ðội
Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương vẫn còn sử dụng danh hiệu Huyền Phú — và chỉ có hoả lực
của Huyền Phú trực xạ chống chiến xa hữu hiệu hơn cả.
Ðại Úy Ðương sử dụng
PRC-25 liên lạc với Bạch Phú:
- Bạch Phú!… Bạch
Phú!… đây Huyền Phú!… tôi đã bắn hạ 3 chiến xa địch tại bãi đáp rồi. Bọn chúng
không dám tiến vào nữa!
- Phải cẩn thận kẻo
tốp sau chúng nhào lên đấy.
- Chúng tôi đang bắt
sống mấy tên Việt cộng còn sót trên bãi trực thăng. Chúng chết nhiều lắm!
Im lặng một chốc, Ðại
Úy Ðương báo cáo:
- Một trong ba chiến
xa địch đứt xích nằm tại chỗ. Bọn tôi leo lên nhưng mở bửng không ra. Chúng
khoá kỹ và bên trong chỉ còn một vài tên thôi.
- Nếu bắt sống không
được, cho anh em dang ra, nấp dưới hầm cá nhân “thụt” M72 cho chúng chết đi chứ.
- Vâng, tôi sẽ thi
hành.
Chiến trường bỗng
nhiên lắng dịu, nhưng là cái lắng dịu trong sự hãi hùng nghiêm trọng!
ĐỒI 30 HẠ LÀO (Kỳ 6)
Tác giả: Trương Duy Hy
14. PHÚT CHÓT CỦA CĂN
CỨ HOẢ LỰC 31 (Tiếp Theo)
Khoảng 16g00 đợt tấn
công thứ nhì tái phát mạnh hơn trước, hàng chục chiến xa địch nối tiếp nhau bao
vây Căn Cứ Hoả Lực 31 mang cả biển người theo sau và hai bên hông xe.
Ngồi tại Ðài Tác Xạ,
tôi chú tâm theo dõi từng giây phút với sự hồi hộp cực độ. Những tràng AK,
những tiếng nổ chát chúa của M79 cùng lựu đạn hoà lẫn, vang dội trong ống nói
mỗi lần Bạch Phú và Huyền Phú liên lạc với nhau. Không khí tại Ðài Tác Xạ chúng
tôi thật là nặng nề khó thở!
Súng nổ vài phút, Ðại
Úy Ðương báo cáo khẩn cấp:
- Bạch Phú!… Bạch
Phú!… đây Huyền Phú… Việt cộng tràn lên bãi trực thăng đông quá! 5 con gà của
tôi bị hỏng hoàn toàn! Còn 1 con thôi! Tôi ra trực xạ đây!
Anh không chết đâu anh - Trần Thiện Thanh (Asia DVD 50
- P1)
Từ Căn Cứ Hoả Lực 30,
dùng ống nhòm nhìn về Căn Cứ Hoả Lực 31, tôi thấy rõ những cột lửa, khói bốc
cao, hậu quả của cuộc chiến đấu đẫm máu, quyết liệt làm cho lòng tôi se lại, âu
lo!…
Chắc chắn bây giờ các
bạn tôi đang bối rối trong chiến đấu đơn độc một mất một còn với Cộng quân.
Ðến 16g15 tôi bắt được
tiếng nói cuối cùng, nghẹn ngào và ngắt quãng của Ðại Úy Hà-Minh-Phương, Tiểu
Ðoàn Phó Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Dù:
- Thành thật cho chúng
tôi cám ơn các bạn… đã tác xạ… hết mình cho chúng tôi… Nhưng bây giờ… không còn
cách nào… cứu vãn được nữa… Vĩnh biệt các bạn!… Vĩnh biệt các bạn!…
Bỗng dưng một cái gì
ớn lạnh chạy dài xuống dọc tủy sống, xông lên ót tôi, hai bên thái dương ê như
kim châm, chẳng khác một tia điện thoáng nhanh trong phút chốc lan khắp cơ thể
tôi. Tôi sững sờ buông tiếng:
- Trời ơi!… Thôi hết
rồi!… Hết rồi căn cứ 31!…
Không khí im lặng vô
cùng nặng nề, phút chốc tràn ngập nhanh đè nặng tâm tư của mọi nhân viên hiện
diện tại Ðài Tác Xạ. Không ai bảo ai, mỗi người đều đồng một thái độ: kéo dài
phút im lặng… hồi tưởng lại những tiếng nói quen thuộc xin tác xạ của Bạch Phú
trước đây… Hầu như tâm tư mỗi người đang theo đuổi một suy tư riêng trước tình
hình đen tối của Căn Cứ Hoả Lực 31!
Một lần nữa, tôi như
người mất hồn, như sống trong mộng!… Thực hay mơ đây! Căn Cứ Hoả Lực 31 với
toàn Bộ Chỉ Huy Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù và Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Dù lại có
thể bị địch tràn ngập ư?
… Mặt trời hôm nay lặn
chậm thế? Màn đêm ngập ngừng buông xuống đó đây… nặng trĩu… nặng trĩu… chẳng
khác nỗi ưu tư đang đè lên tâm hồn tôi!…
Bên ngoài, địch pháo
kích đều đều!
Bữa cơm tối, mãi đến
21g00 tôi vẫn không buồn nhìn! Miệng tôi trở nên đắng khó chịu. Ngồi trong hầm
các sĩ quan mỗi người theo đuổi một ý tưởng riêng… Tiếng rên rỉ xin nước uống
của Thiện ở hầm bên cạnh vọng lại làm cho lòng tôi thêm se thắt.
- Ðại Bàng ơi! Ðại
Bàng… có thương thằng em thì cho thằng em một hớp nước! Khát quá! Khát quá…
Trời ơi!… Ôi! nhức quá trời ơi!…
Tiếng “trời ơi” thống
thiết của Thiện cứ nối nhau thoát ra miệng hầm dội vào tai tôi! Tôi không dám
ra mặt, tôi không đủ can đảm bước sang hầm Thiện nữa! Bác sĩ bắt buộc tôi phải
cấm ngặt không cho Thiện và các pháo thủ bị thương uống nước, ông dặn đi dặn
lại khi chiều:
- Ðại Úy phải cấm,
đừng cho anh em bị thương uống nước, nhất là Thiện, Trợ, Ðề. Hễ Ðại Úy cho uống
nước thì không cách gì cầm máu được mà máu ra nhiều thì chết đấy!
Nơi Thiện nằm lại sát
với Ðài Tác Xạ. Những lời bàn tán về tình hình Căn Cứ Hoả Lực 31 của các nhân
viên tác xạ hẳn đã lọt vào tai Thiện, điều mà tôi lo ngại nhất! Vì e rằng Thiện
sợ hãi sẽ nguy hiểm đến tính mạng, bởi vết thương khá nặng đang hành hạ nó!
Tôi ra lệnh cho Hạ Sĩ
Cang, y tá Pháo Đội túc trực bên ghế bố Thiện đang nằm để săn sóc. Trong hầm
không có một tí ánh sáng, chỉ có tiếng rên rỉ của Thiện nổi bật trong đêm tối!
Cầm lòng chẳng được,
tôi gọi Cang đi lấy cho Thiện một cốc nước. Cang “dạ” thật to, nhưng lại bước
vội qua hầm tôi, kề tai tôi nói nhỏ:
- Thưa Ðại Úy, chứ Ðại
Úy không nhớ lời dặn của Bác Sĩ Quân Y khi chiều sao? Hễ cho Thiếu Úy uống
nhiều nước thì máu ra không cầm nổi đâu!… Tôi lo quá! Thiếu Úy ổng nằm sấp máu
bên hông cứ trồi lên chảy thấm cả ghế bố!…
- Tôi hiểu! Nhưng nó
rên quá, tôi xót ruột lắm! Thôi anh đem một miếng bông qua đây nhúng vào ly
nước của tôi, đưa cho Thiện nó ngậm đỡ!
Lân ngồi trước tôi với
vẻ mặt buồn bã, lo âu không thốt một lời!… Bình thường Lân ít nói, lúc bấy giờ
Lân lại ít nói hơn nữa. Có lẽ Lân sống bằng nội tâm nhiều hơn tôi. Giữa hai đứa
tôi thật có khác nhau, khá xa về lối giao tế. Lân điềm đạm hay cân nhắc từng ý
kiến khi trình bày bất cứ một vấn đề gì. Tôi thì trái lại, mọi việc tôi giải
quyết bô bô. Tính tôi thường bộc lộ như chính tôi muốn moi cả tim ruột cho mọi
người thấy lòng chân thật của mình - dù điều ấy có là tốt hay xấu! Giận ai tôi
không bao giờ để bụng, thương ai tôi cũng không biểu lộ tình thương bằng lời
nói hoặc cụ thể bằng hành động cử chỉ.
Tôi bảo Lân:
- Khổ quá! Bây giờ
tính làm sao đây? Khi chiều tôi đã xin và được Ðại Úy Hạnh can thiệp ngay với
Bộ Tư Lệnh Dù cấp trực thăng tải thương, để đưa mấy anh em bị thương về Quân Y
Viện cho nhẹ gánh. Nhưng chưa có kết quả nào! Rủi đêm nay bọn chúng tấn công
vào đây và trường hợp bắt buộc phải rút bằng đường bộ thì làm sao cứu Thiện với
các binh sĩ của mình?
Im lặng một chút, Lân
tiếp:
- Vạn nhất có trường
hợp không may như thế xảy đến, lúc đó phải cõng đi chứ biết làm sao! Ðại Úy cứ
bình tĩnh để anh em khỏi xao động. Tôi sẽ họp các Khẩu Trưởng rồi phân công cho
từng Khẩu lo.
Nhìn qua Ngân, anh ta
ngồi im không góp ý.
Cang cho Thiện ngậm
miếng bông tẩm nước xong, bước trở lại hầm tôi, kề tai tôi nói nhỏ:
- Thưa Ðại Úy, Thiếu
Úy Thiện dỗ tôi tìm đưa cho ổng khẩu Colt… Tôi sợ ổng muốn tự sát quá!
Cùng lúc đó, có lẽ Thiện không hy vọng gì Cang nghe lời đi tìm súng, nên Thiện hét lớn với giọng Huế giận dữ, uất ức:
Cùng lúc đó, có lẽ Thiện không hy vọng gì Cang nghe lời đi tìm súng, nên Thiện hét lớn với giọng Huế giận dữ, uất ức:
- Nhức quá!… Trời ơi!…
Nhức quá!… Ðại Bàng có thương tôi thì bắn cho tôi một phát… một phát thôi!… Ôi!
Nhức quá trời ơi!… Tôi chịu không nổi nữa Ðại Bàng ơi!…
Hơn bao giờ hết, ruột
tôi như ai đem chặt ra từng khúc. Tôi đau xót như chính Thiện đau xót. Tôi
khóc! Lần đầu tiên chỉ huy tại trận chiến, tôi đã khóc vì Thiện! Một sĩ quan đa
năng, bất chấp mọi khó khăn vất vả, góp phần đắc lực trong việc tổ chức Pháo Ðội,
là đứa em tôi thương mến đặc biệt, là một sĩ quan cộng sự trung thành của tôi
trong 6 tháng qua, giờ đây lại khẩn cầu tôi ban ân huệ: Một phát súng!
Lời nói ấy tạo cho tôi
một ý niệm quá rõ rệt về cảm giác đau đớn tột độ của Thiện cơ hồ xác thịt không
còn chịu đựng nổi!
Lân khuyên tôi:
- Ðại Úy đừng khóc,
vẫn biết Ðại Úy thương Thiện đấy, nhưng còn bao nhiêu binh sĩ nữa! Ðại Úy cần
giữ bình tĩnh để chỉ huy anh em, nhất là trong lúc này.
Nghe lời Lân, nhưng
tiếng rên rỉ của Thiện tôi không thể xua đuổi ra ngoài tai tôi! Tôi khổ sở hơn
bao giờ hết!
Cùng lúc, máy PRC-25
có tiếng gọi của Thiếu Tá Nguyễn-Văn-Tự, Tiểu Ðoàn Trưởng của tôi, tôi mừng như
bắt được vàng. Tôi cố gắng liên lạc qua giọng nói nghẹn ngào:
- Tôi xin Phượng
Hoàng, với bất cứ giá nào, phải can thiệp cho được một phi vụ tải thương để đưa
các anh em bị thương về cứu chữa. Phần tôi, tôi chấp nhận mọi nguy hiểm dù có
hy sinh, tôi không tiếc. Nhưng tôi không thể nghe tiếng rên xiết đau đớn của
Thiếu Úy Thiện. Tội nó quá, Phượng Hoàng cố gắng lo cho nó gấp đi.
Giọng khàn khàn ở đầu
máy bên kia, kết quả của những đêm Thiếu Tá Tự không ngủ vì lo lắng và la hét
đôn đốc nhân viên thực hiện công tác tiếp tế kịp thời cho Pháo Ðội tôi cùng
Pháo Ðội Ðại Úy Vẹn.
- Anh yên trí! Tôi
biết tình cảnh của anh rõ lắm. Tôi đang lo đây, sáng mai, thế nào cũng có phi
vụ tải thương lên cho anh…
Một cuộc họp khẩn cấp
Thường Vụ và Khẩu Trưởng được triệu tập tại hầm tôi. Tôi thuật qua tình hình
trầm trọng đã xảy ra cho Căn Cứ Hoả Lực 31. Xong, tôi chỉ thị kế hoạch đối phó
khi địch tấn công vị trí, phân công trực xạ cho các Khẩu, mỗi Khẩu phụ trách
khiêng hoặc dìu một thương binh, nhân viên truyền tin, tác xạ cũng thế.
Trung Sĩ Thìn báo cáo:
- Khẩu tôi mất Hạ Sĩ I
Ðới! Không biết ảnh đi đâu từ trưa tới giờ không thấy về ăn cơm!
Thế rồi người bàn ý
này, kẻ góp ý nọ, nghi ngờ anh ta bu theo trục thăng trở về Khe Sanh trước bữa
cơm trưa. Nhưng sự thật, không ai biết anh ta ở đâu cả!
Tôi bảo Hạ Sĩ Nhứt
Bách khẩn liên lạc với Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn, nhờ xác nhận có Hạ Sĩ Nhứt Ðới ở
đấy không. Lát sau, được nhân viên Tiểu Ðoàn 44 PB trả lời: Suốt ngày hôm nay
không có một binh sĩ nào của Pháo Ðội C chúng tôi về Khe Sanh!
Tôi đâm nghi ngờ và
nghĩ đến những chuyện rủi ro có thể xảy ra cho Hạ Sĩ Nhứt Ðới trong những đợt
pháo kích khủng khiếp vào vị trí từ sau 12g00 trưa đến chạng vạng tối. Nhưng
tôi không dám bày tỏ ý nghĩ ấy cho anh em biết — chẳng qua đó chỉ là một nghi
vấn.
Sau đấy, mọi người rời
khỏi hầm. Trong hầm chỉ còn tôi, Lân và Ngân. Tôi cho nhân viên đi mời Trung Úy
Kim (D.L.O của Biệt Động Quân).
… Gặp tôi, Kim vội
hỏi:
- Thầy gọi tôi có việc
gì cần không?
- Không có gì cần cả.
Tại sao khi trưa em không theo Tiểu Ðoàn 21 Biệt Động Quân về cho rảnh. Bây giờ
Biệt Động Quân rút hết, em còn nhiệm vụ gì nữa mà ở lại đây cho nguy hiểm?
- Tôi chưa được lệnh
gì cả. Tôi có hỏi Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn tôi, nhưng chưa có lệnh lạc gì mới.
Thiếu Tá Hàng bảo tôi cứ chờ!… chờ!… thành ra tôi không dám về.
Kim tiếp:
- Thôi thì ở lại với
thầy cho vui vậy.
- Trong lúc đợi lệnh
mới, em qua đây ngủ với tôi cho bảo đảm.
- Hầm tôi đằng kia
cũng chắc chắn lắm. Mấy tấm PSP của thầy cho, tôi cho gác lên trên và sắp bao
cát dày lắm. Ở đó, tôi còn có hai thằng “tà lọt” nữa.
- Nhưng qua đây cho
tiện, dầu sao với hai máy PRC-25, mình có thể liên lạc và nghe ngóng tình hình
được nhiều nơi, thuận lợi hơn.
Nghe tôi nói có lý,
Kim về gọi “tà lọt” mang các sắc và máy qua tá túc với tôi. Kim ngả lưng chung
với Lân — vì là bạn đồng khoá của Lân — còn Ngân thì trải bản đồ, nằm ngay dưới
đất.
Khoảng 22g00, Kim ra khỏi
hầm nhìn vớ vẩn, bỗng thấy một đoàn Molotova địch pha đèn di chuyển, cách Căn
Cứ Hoả Lực 30 chúng tôi non 4 cây số ở hướng Bắc-Tây Bắc. Kim gọi bọn tôi ra
xem.
Trên “xa lộ” Hồ Chí
Minh từng chiếc vượt qua một cái eo thẳng hướng vào căn cứ chúng tôi để lộ đôi
đèn pha chọc thủng màn đêm - Ðó là những đoàn xe vận tải nặng, di chuyển tiếp
liệu phẩm chiến tranh của Cộng quân. Ðoàn xe khá dài. Bọn chúng tôi có thể đếm
được từng chiếc…
Tôi gọi máy xin Trung
Tá Thạch và được chấp thuận cho chúng tôi tác xạ vào đấy. Ðồng thời tôi cũng
gọi điện thoại báo cho Trung Úy Nguyễn-Bá-Trí ra quan sát.
Lúc bấy giờ, cả Trí và
tôi nhận sự chỉ huy của Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn 1 Pháo Binh Dù. Pháo Ðội tôi cải
danh hiệu là 93.
Khẩu 3 và khẩu 4 thi
hành tác xạ ngay. Khi đạn nổ, tại mục tiêu những ánh đèn pha tắt rụi… nhưng sau
đó, ánh sáng lại vẫn tiếp tục soi đường di chuyển.
20191225 FSB30 09
Ban ngày địch pháo
kích khủng khiếp bao nhiêu thì ban đêm, trái lại, yên tĩnh bấy nhiêu. Ðịch sợ
lộ mục tiêu chăng? Hay đang thi hành kế hoạch tiến quân bám sát vòng đai phòng
thủ căn cứ? Thật khó hiểu!
Trở lại hầm, chúng tôi
ngồi bàn luận đủ chuyện. Ngân táy máy rà tần số làm việc của Bạch Phú, bỗng
nghe tiếng nói rất khẽ của Trung Tá Bùi-Văn-Châu, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 3
Pháo Binh Dù từ Căn Cứ Hoả Lực 31, gọi cho Tiền Sát Viên của các Ðại Ðội Tiền
Ðồn kế cận (những Ðại Ðội này chưa bị địch tràn ngập):
- Tôi đang bị kẹt…
trong góc… hầm chỉ huy… làm thế nào… cứu tôi với… Việt cộng trên đầu tôi nhiều
lắm…
Giọng nói thật nhỏ như
hơi gió! Có lẽ Trung Tá Châu rõ hơn ai hết những nguy hiểm của một tiếng động
do Trung Tá tạo ra sẽ tai hại cho sinh mệnh Trung Tá tức khắc.
Lúc sẩm tối, tôi được
Trí báo cho tôi về việc sống sót hy hữu của Trung Tá Châu… nhưng liên tiếp tôi
phải giải quyết nhiều vấn đề của Pháo Ðội nên không thể theo dõi được.
Bây giờ, chính tai tôi
và các Sĩ quan có mặt tại hầm nghe lời kêu cứu của Trung Tá, bỗng dưng chúng
tôi im lặng nhìn nhau ngơ ngác, lại sợ cả tiếng động phá tan lời kêu cứu của
Trung Tá! Cuộc đối thoại của Tiền Sát Viên, của các thẩm quyền thuộc các Ðại
Ðội tiền đồn và Trung Tá Châu cho chúng tôi nhiều tưởng tượng về khung cảnh
nguy hiểm mà Trung Tá đang sống.
Khoảng giữa khuya, có
tiếng liên lạc… có lẽ từ phi cơ gọi xuống, đại khái, trên phi cơ ban hành một
lệnh khẩn cấp…!
- Lệnh của Bạch Long
(1)… Ðại Ðội… phải tìm cách đột kích vào cứu Trung Tá Châu ngay trong đêm nay…
[(1) Bạch Long: Danh
hiệu của Trung Tướng Tư Lệnh Sư Ðoàn Dù, sử dụng trong cuộc hành quân Lam Sơn
719]
Bạch Long là danh hiệu
của Trung Tướng Dư-Quốc-Ðống, người anh cả khả kính của Binh Chủng Dù đã luôn
luôn theo sát bước chân của đàn em trong những giờ phút quyết liệt tại trận
chiến với những lo âu chân thật của một vị tướng giàu tình thương binh sĩ thuộc
hạ.
Sau lệnh ấy, Ðại Ðội
Tiền đồn liên lạc thường xuyên với Trung Tá Châu, đồng thời tìm cách tiến dần
về Căn Cứ Hoả Lực 31…
Ðến 2g00 ngày
26-2-1971, tiếng nói của Trung Tá Châu tắt hẳn! Tôi nghe rõ câu hỏi qua giọng
nói nghẹn ngào đứt quãng của Ðại Ðội này:
- Ðích thân!… Ðích
thân!… Ðích thân còn ở đầu máy không?… Nếu còn xin Ðích thân thổi vào máy một
hơi! Hãy thổi vào máy một hơi để chúng tôi biết chừng!… Chúng tôi đang cố vào
với Ðích thân đây.
Im lặng một chút, vẫn
không có tiếng trả lời, dù chỉ là một hơi thổi vào ống nói!
- Ðích thân!… Ðích
thân!… (giọng nói run rẩy ở đầu máy)… chết tôi mất!… Làm sao thi hành lệnh của
Bạch Long… làm sao báo cáo cho Bạch Long đây!… (giọng run rẩy đến lúc này đã
trở thành tiếng thổn thức)… Ðích thân!… Ðích thân!… nếu chưa lọt vào tay địch,
xin đích thân ráng thổi vào ống nói cho chúng tôi một hơi! Trời ơi!… chết tôi
mất!…
Tình đồng đội từ một
vị tướng lãnh cho đến một binh nhì của binh chủng thể hiện tha thiết trong mưu
đồ giải cứu Trung Tá Châu hơn bất cứ lúc nào!
Tất cả chúng tôi lặng
người! Trâng tráo nhìn nhau thở dài, thương xót cho số phận mong manh của Trung
Tá Châu!
Trung Tá Châu đã đền
nợ nước hay bị địch quân khám phá, bắt được tại góc hầm chỉ huy đưa đi làm tù
binh? Tôi chắc chắn không ai dám quả quyết, nếu không phải cùng cảnh ngộ với Bộ
Chỉ Huy Lữ Ðoàn 3 Dù.
… Lác đác, tiếng súng
AK quanh Căn Cứ Hoả Lực 30 bắt đầu khuấy rối vòng đai phòng thủ.
Một trận mưa B52 cách
vị trí chúng tôi khoảng hơn 1 cây số ở hướng Bắc, trải dài từ Ðông sang Tây,
làm thành một bức màn lửa, nối tiếp với những tràng tiếng nổ kinh khủng, chớp
nhanh, sáng rực cả một vùng. Tiếng động làm lay chuyển tất cả hầm hố tại vị
trí…
Phi cơ soi sáng tiếp
tục thi hành nhiệm vụ trên không phận chúng tôi mãi đến 6g30 sáng.
7g00 ngày 26-2-1971,
anh em Dù đi kiểm soát lại hệ thống mìn ven bãi trực thăng, bỗng phát giác thi
hài của Hạ Sĩ Nhứt Ðới nhờ cái huy hiệu mang ở cánh tay trái.
Trung Sĩ Nhứt Bình
cùng một số nhân viên ra lượm chân và gói xác Ðới vào một cái poncho. Ðới chết
vì địch pháo kích trong lúc anh đang đi tiêu. Ðạn rơi ngay vào chỗ ngồi của
anh, phía dưới hầm đạn chính của Pháo Ðội. Anh bị đứt lìa cả nửa người. Có lẽ
anh đã chết ngay sau tiếng nổ.
Tổng kết lại, đến bây
giờ tôi đã thiệt một binh sĩ và bị thương 7, hoàn toàn vì đạn pháo kích của
địch.
Suốt buổi sáng, nhân
viên các Khẩu lẩn quẩn trong hầm hoặc cộng sự — vì bây giờ địch pháo kích đủ
loại kể cả súng bắn thẳng.
Ðến 10g00 trực thăng
tải thương sà thấp để đáp xuống bãi… cùng lúc, đạn pháo kích rơi ngay bãi đáp!
Bắt buộc trực thăng phải bốc lên, không kịp nhận thương binh nữa.
Gần 1 giờ sau, bãi đáp
số 2 được thiết lập khẩn cấp ở phía Nam, ngay bên ngoài vòng rào phòng thủ vị
trí Pháo Ðội, khuất sau một đám cây dày và thấp ở hướng Ðông. Nhờ vậy, chúng
tôi chuyển được tất cả anh em bị thương về hậu cứ — kể cả xác của Hạ Sĩ Nhứt
Ðới.
Khổ sở nhất là việc
tải thương cho Thiện! Mảnh đạn lớn ăn sâu vào hai mông, chân, làm Thiện không
thể nằm ngửa được để khiêng bằng băng ca. Cửa hầm ngủ lại quá hẹp, bên ngoài
địch pháo không dứt…
Cuối cùng, Trung Sĩ
Ðức tình nguyện cõng Thiện chạy xuống bãi đáp mới.
Lúc trở về, mặt Ðức
tái xanh vì mệt ngất, mồ hôi nhễ nhại khắp cả đầu, cổ, mình mẩy. Nhìn Ðức, tôi
cảm động quá, tôi ôm đầu nó vào ngực vừa mừng, vừa tủi. Ðức tuy nhỏ người, trẻ,
nhưng can đảm và dạn dĩ như kẻ đã từng trải chiến trận.
Bình thường, lúc Pháo
Ðội còn đồn trú tại Quảng Nam, Ðức có tiếng là lười và hay “dù” đi chơi lắm.
Thế nhưng, từ lúc qua Lào, có lẽ bí đường “du hí” hắn ta lại hăng say làm việc
hơn bất cứ một Hạ Sĩ quan tác xạ nào, lại nêu cao tình đồng đội trong việc giúp
đỡ bạn bè làm công tác, không nề hà vất vả.
Hoàn tất việc tải
thương, tôi thở phào nhẹ nhõm vì đỡ được một nỗi lo. Giờ đây, tất cả chúng tôi
rảnh tay để đối phó với tình hình mới.
Khoảng 12g00, một quả
đạn pháo kích rơi vào bên trong miệng hầm khẩu 2. Tất cả pháo thủ nhào ra bằng
một ngách nhỏ, nhảy vội sang hầm khẩu 4. Hai nhân viên chạy sau cùng bị cháy áo
giáp, vừa lủi vừa cởi bỏ, nhưng may mắn chưa bị thương.
Cứ thế, các pháo thủ
sử dụng hầm này đến hầm khác, nếu hầm trước bị sụp hoặc bị cháy.
Bên vị trí Pháo Ðội C3
Dù, càng lúc đạn pháo kích địch rơi càng chính xác vào các ụ súng. Sự thiệt hại
về sinh mạng lúc bấy giờ chưa đáng kể, nhưng các hầm làm bằng dư liệu tác xạ
như thùng gỗ, ống giấy… đã bắt đầu tác hại vì dễ bắt lửa.
Về chiều, mực độ pháo kích
gia tăng, chúng vẫn sử dụng súng cối 82 ly, các loại đại bác 57 ly và 75 ly bắn
thẳng vào vị trí. Các vị trí súng cối bộ binh của chúng mỗi lúc một di chuyển
đến gần căn cứ hơn.
Tại Bộ Chỉ Huy Tiểu
Ðoàn 2 Dù, Ðại Úy Trần-Công-Hạnh khẩn đánh công điện xin các phi vụ B52 giải
toả áp lực.
Trong những lúc ngớt
pháo kích, khoảng vài ba phút, Pháo Đội lại ra sức tác xạ yểm trợ cho các cánh
quân tái chiếm Căn Cứ Hoả Lực 31. Tuy nhiên, công tác yểm trợ này gặp quá khó
khăn nên Pháo Ðội dẫu cố gắng tối đa vẫn không thể thi hành liên tục. Vì, sau
vài quả đạn bắn đi, địch nghe tiếng “départ” của Pháo Ðội, lại tiếp tục pháo
kích, bắt buộc nhân viên phân tán vào hầm nấp.
Dây dưa như vậy cho
đến tối chúng mới ngưng pháo kích. Phi cơ soi sáng trở lại với căn cứ chúng tôi
từ 19g30 liên tục thả hoả châu, soi sáng chiến trường.
15. TỬ THỦ CĂN CỨ HOẢ
LỰC 30
Bây giờ, sau khi Căn
Cứ Hoả Lực 31 thất thủ, Căn Cứ Hoả Lực 30 xem như là tiền đồn về mặt Bắc quốc
lộ 9 sâu trong nội địa Lào. Chúng tôi chỉ còn nhiệm vụ yểm trợ cho căn cứ A
Lưới và hôm nay phải lai rai tác xạ cho thiết kỵ tiến chiếm lại Căn Cứ Hoả Lực
31. Kỳ dư, mọi nỗ lực dồn vào tác xạ yểm trợ cho hai tiền đồn ở hướng Ðông và
Ðông-Nam vị trí chúng tôi, cùng trực xạ bảo vệ Pháo Ðội mà thôi.
… Cũng như đêm qua,
khuất eo trên “xa lộ” Hồ Chí Minh, một đoàn convoi vẫn nối đuôi nhau rọi đèn
pha di chuyển… Sự kiện này không còn làm cho ai ngạc nhiên nữa, vì mặt
Ðông-Bắc, Bắc và Tây-Bắc chúng tôi không còn một đơn vị bạn nào hoạt động, tất
nhiên đã trả lại cho Cộng quân một vùng tự do khá rộng, tuy rằng hầu hết các kho
tàng của chúng đã bị Tiểu Ðoàn 39 và 21 Biệt Động Quân phá sạch từ tuần lễ
trước.
Sĩ quan Pháo Ðội giờ
chỉ còn tôi, Lân và Ngân với 68 nhân viên. Kim thì tá túc tạm thời. Tất cả 4
anh em tôi đều trú chung trong một hầm.
Khoảng 23g00, 24g00
một sự im lặng gần như tuyệt đối bao trùm cả căn cứ. Chung quanh vị trí không
có một tiếng động nhỏ.
Tại hầm, tôi vẫn sử
dụng 2 máy PRC-25, một của tôi dùng liên lạc với các đơn vị Pháo Binh, một của
Kim dùng liên lạc với Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù và theo dõi tình hình không
yểm.
… 0g30 ngày 27-2-1971,
tiền đồn phía Ðông khẩn cấp báo cáo trực tiếp cho Trung Tá Thạch với giọng nói
rất khẽ:
- Ðịch đang tiến dần
đến chúng tôi, chúng có cả chiến xa pha đèn di chuyển. Sau chiến xa, bộ binh
cũng lúc thúc chạy theo…
Trung Tá Thạch ra
lệnh:
- Các em cứ bình tĩnh,
phải giữ vững tuyến của mình, chờ chúng đến vừa tầm khoảng 50 thước dùng M72
nhắm ngay vào nó mà bắn… Hãy bình tĩnh thi hành lệnh tôi.
- Dạ, tôi thi hành,
Ðích thân.
Theo dõi được tình
hình như thế, tôi khẩn cấp gọi các khẩu trưởng vào hầm, chỉ thị Khẩu 4 quay
hướng súng về phía cổng — từ tuyến thứ nhì đi ra bãi đáp — nơi mà địch muốn vào
căn cứ chúng tôi, bắt buộc phải theo đường duy nhất đó. Khẩu 2, khẩu 3 cố gắng
quay về các hướng 5800, 6400 ly để sẵn sàng trực xạ xuống ngay chân đồi. Khẩu 1
chuẩn bị đạn chiếu sáng, bắn khi hoả châu không thả liên tục. Khẩu 6 hướng về
hướng Ðông-Nam, trực xạ xuống ven đồi… Tất cả chỉ trực xạ khi có lệnh tôi hoặc
Trung Úy Lân.
Tôi giao Lân và Ngân
ra chỉ huy trực tiếp các khẩu 4, 2, 3, đồng thời tôi phân phối tất cả các thức
ăn, thuốc Ruby Quân Tiếp Vụ của tôi cho các Khẩu trưởng mang về chia cho nhân
viên dùng. Tôi chỉ thị cho nhân viên truyền tin, tác xạ, tiêu hủy các hồ sơ
mật, đặc lệnh truyền tin, lệnh hành quân, nhật ký hành quân và sổ sách giấy tờ
liên quan đến tác xạ. Chỉ giữ lại xạ bảng, bản đồ cùng dụng cụ tác xạ… Tôi
không quên chỉ thị cho anh em chuẩn bị vũ khí cá nhân, lương khô 4 ngày và hành
trang nhẹ sẵn sàng trong xắc mang lưng, đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra…
Riêng các Khẩu trưởng, tôi lưu ý bằng mọi giá, phải giữ các máy nhắm còn lại
thật cẩn thận… mỗi khẩu phải sẵn sàng một quả lựu đạn cháy phá súng.
Tôi lặp đi lặp lại:
- Tất cả anh em phải
chuẩn bị đầy đủ như thế, nhưng tất cả chỉ được phép thi hành khi có lệnh trực
tiếp của tôi. Bắt đầu từ phút này, bất cứ hành động gì của các anh em cũng phải
tuân theo lệnh tôi, không được tự chuyên…
Giọng nói của tôi trở
nên đanh thép lại. Tôi không muốn cho binh sĩ tôi đọc được nỗi lo âu của tôi
đối với họ… Hình ảnh chiến xa địch — dù tôi không thấy rõ lúc chúng tiến đánh
Căn Cứ Hoả Lực 31, vẫn cứ lởn vởn trong trí óc tôi… Ðời binh nghiệp của tôi,
quả thật đây là lần đầu tiên tôi chỉ huy một Pháo Ðội 155 ly trực diện với cuộc
tấn công của địch có chiến xa yểm trợ… nhưng phút lo âu ấy chỉ thoáng nhanh rồi
biến mất với ý nghĩ hào hùng đến với tôi. Tôi phải tỏ ra xứng đáng là cấp chỉ
huy của từng ấy pháo thủ. Cụ thể, tôi nghĩ, chỉ còn một giải pháp duy nhất để
giải quyết sinh mạng cho cả Pháo Đội tôi — là, chúng tôi phải chiến đấu, cương
quyết chiến đấu.
Những việc trên, tôi
giải quyết thật nhanh chóng, xong tôi liên lạc ngay với sĩ quan liên lạc 320 và
Trung Tá Trần Kim Thạch, nhận phần xin Pháo Đội B Tiểu Đoàn 44 Pháo Binh của
Ðại Úy Vẹn ở A Lưới tác xạ ven rào hướng Tây và Nam. Pháo Ðội A 64 Tiểu Đoàn
Pháo Binh của Ðại Úy Sản qua trung gian của Thiếu Tá Hằng ở Phú Lộc, cùng Pháo
Ðội A 44 PB của Ðại Úy Vượng ở Lao Bảo tác xạ hướng Bắc, Ðông-Bắc hầu chận đứng
hoặc ít ra, làm tê liệt sức tiến quân của địch để đợi phi yểm can thiệp. Còn sĩ
quan liên lạc 320 và Ðại Úy Hạnh liên lạc xin Pháo Binh Cơ giới của Hoa Kỳ ở
Lao Bảo - Khe Sanh tăng cường, cùng hướng dẫn phi yểm oanh kích khi các oanh
tạc cơ vào vùng.
20191225 FSB30 10
Tôi chỉ thị Lân trách
nhiệm trực xạ chống Thiết Giáp, trong lúc Ngân đã rời khỏi hầm ra đốc thúc nhân
viên chuẩn bị đạn dược tác xạ, phần tôi và Kim lúc đó không rời hai máy vô
tuyến, liên lạc chặt chẽ với Pháo Binh bạn, với Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù điều
chỉnh tác xạ song phương với 320 và theo dõi phi cơ soi sáng. Vì trên phi cơ có
nhân viên phi hành Việt Nam, bọn tôi có thể nhờ quan sát hướng Bắc và hướng
Ðông-Bắc.
Chẳng mấy chốc, tiền
đồn hướng Ðông báo cáo tiếp với giọng đứt quãng rất nhỏ:
- Thân sinh!… Thân
sinh!… bây giờ chúng chỉ còn cách tôi 500 thước!…
Vẫn giọng đanh thép và
cương quyết, Trung Tá Thạch đáp:
- Tôi ra lệnh các anh
em bình tĩnh… bình tĩnh… có tôi chiến đấu ngay bên cạnh các anh em đây… Cứ nhắm
thật kỹ vào giữa chiến xa, đợi nó đến thật gần rồi mới được bắn… hiểu chưa?
Hai ngọn đèn pha bắt
đầu nhô lên rồi thụp xuống trên chóp ngọn đồi ở hướng Bắc — Ðông-Bắc và cách vị
trí Pháo Ðội vào khoảng 1000 thước… Có lẽ dốc đứng, chiến xa địch khó di
chuyển… (?)…
Trườn người lên khỏi
hầm nhìn thấy cảnh ấy, tôi thầm nghĩ đến trách nhiệm nặng nề mà Pháo Ðội tôi
sắp phải đối phó — đối phó trực tiếp, vì lẽ chỉ có đại bác của tôi mới có thể
trực xạ không vướng bức chắn.
Bỗng có tiếng nói từ
phi cơ dội xuống, qua máy PRC-25, tôi nghe Phi Hành Đoàn liên lạc với Bộ Chỉ
Huy Tiểu Đoàn 2 Dù:
- Ðịch xuất hiện hai
chiến xa ở hướng Bắc — Ðông-Bắc các anh, có bộ binh của chúng theo sau hai bên
chiến xa đông lắm.
… Hình ảnh Căn Cứ Hoả
Lực 31 chiến đấu trong đơn độc, chống chiến xa và biển người, một lần nữa
thoáng nhanh qua óc tôi. Tôi gọi Lân và Ngân vào và bảo thủ tiêu tất cả giấy tờ
quan trọng cùng thư từ của gia đình còn sót trong túi áo tức khắc.
Tôi gọi Hạ Sĩ Ðinh
mang đến cho tôi một cặp đồ trận - với ý nghĩ sử dụng lâu ngày - Tôi lập tức
thay áo quần thẳng nếp, cài cấp hiệu vào hai ve áo, trang bị đầy đủ nón sắt, áo
giáp và những vật dụng thật cần thiết như đèn pile, địa bàn, bản đồ… cắt đặt
nhân viên truyền tin mang máy khi cần…
Lân cẩn thận và lo
lắng cho tôi hơn bao giờ hết, Lân bảo tôi:
- Ðại Úy bỏ cặp lon
trên ve áo… lỡ có bề nào, ngay phút đầu lọt vào tay địch, may ra không bị chúng
giết, rồi sau sẽ hay…
- Không nên, tôi nghĩ
mình cần mang lon chiến đấu đến viên đạn cuối cùng rồi phá đại bác bằng lựu đạn
cháy, các Khẩu đã chuẩn bị sẵn sàng rồi… Nó mà vào được đây thì mình khó sống! Hầm
mình rồi cũng bị chiến xa chúng đè sập, không thoát nổi đâu. Vả lại, vạn nhất
chúng tràn vào đây, hoặc nó giết ngay, hoặc vì mình có cấp bậc biết đâu chúng
lại bắt mình làm tù binh nếu không tự sát kịp.
Nhìn vào cổ áo Lân,
tôi tiếp:
- Còn lon Trung Úy trên
ve áo anh?
- Tôi lo cho Ðại Úy
thôi, bọn tôi nhằm gì!
Thật tình, tôi không
thể tưởng tượng được lòng yêu thương của các sĩ quan cộng sự của tôi đã hết
tình mến tôi đến thế.
Sau đấy, tôi thuật lại
cho Lân và Ngân về việc tôi vừa bắt được liên lạc với phi cơ soi sáng.
Bây giờ, cái gì tôi
cũng giải quyết khẩn cấp cả. Lân và Ngân rời hầm ra vị trí súng. Tôi chồm người
gọi vói theo:
- Lân cố gắng trực xạ
về hướng 200, quan sát kỹ Thiết Giáp địch và nhắm giữa hai ngọn đèn pha của nó
mà trực xạ.
Kế đó, tôi bốc máy
liên lạc với Thiếu Tá Hằng, tôi báo trực tiếp cho Thiếu Tá:
- Bây giờ Việt cộng
tiến gần vào tiền đồn, cách 500 thước và cách Pháo Ðội dưới 1000 thước, Thiết
Giáp chúng đang cố gắng vượt qua đồi ở hướng 200 của tôi. Phi cơ soi sáng đã
xác nhận… Nhờ Thiếu Tá cứu bọn tôi với, tác xạ thật nhiều cho tôi… Hiện tôi
đang trực xạ ra mục tiêu đây, nhưng ngặt nỗi, tôi không có loại Heat (1), tôi
cho vặn Delay (2) trực xạ…
[(1) HEAT
(Amor-Piercing Shell): Loại đạn đặc biệt của Pháo Binh dùng chống chiến xa
địch.]
[(2) DELAY: Trên đầu
nổ của loại đạn nổ mạnh Pháo Binh thường dùng, có 2 vị thế mà lúc dùng pháo thủ
có thể để Delay (Time Fuze) chậm nổ hoặc SQ (Contact Fuze) nổ nhanh. (Chậm nổ
để có thể xuyên phá, nổ nhanh thì nổ ngay khi chạm vào bất cứ vật gì trước nó.]
- Anh yên trí, tôi bắt
các Pháo Ðội của tôi bắn hết mình cho anh… Tôi đã được chỉ thị của Trung Tá chỉ
huy trưởng Pháo Binh Quân Đoàn I lo cho anh tối đa.
- Cám ơn Thiếu Tá, sự
giúp đỡ của Thiếu Tá trong giờ phút quyết liệt này, tôi sẽ không bao giờ quên
ơn!… Về Ðà Nẵng tôi sẽ tìm đến Thiếu Tá và thay mặt Pháo Ðội lạy Thiếu Tá 3 lạy
đấy…
- Tôi không dám nhận
đâu! Anh đừng nói quá lời! Bổn phận của tôi lo cho anh thì tôi phải lo…
Cùng lúc này, một phi
cơ quan sát vần vũ trên không phận Căn Cứ Hoả Lực 30. Tôi không biết vị sĩ quan
trên đó là ai, bỗng dưng cướp lời đối thoại giữa tôi và Thiếu Tá Hằng, lại dõng
dạc ra lệnh cho tôi:
- 93!… 93!… Anh không
có đạn Heat, tôi ra lệnh cho anh bắn SQ!
Tôi không biết ai lại
gọi đúng danh hiệu của tôi, lại ra lệnh cho tôi sử dụng đạn nổ với vị thế SQ.
Tôi bèn hỏi lại:
- Ðây 93!… Xin lỗi…
Ðài nào vừa gọi chúng tôi đấy?
- 93!… 93!… Ðây 11!
Tôi ra lệnh anh bắn SQ!
- 11… 11… Ðây 93, tôi
nghĩ bắn Delay chậm nổ, nó sẽ xuyên ngang Thiết Giáp và nổ bên trong vỏ sắt,
sát hại được tài xế và xạ thủ, chứ bắn SQ tôi e nó không hiệu quả bằng!
Tôi trả lời như thế,
nhưng thật tâm, tôi cũng không biết danh hiệu 11 là của ai. Tôi linh cảm rằng,
có lẽ, cũng là một cấp sĩ quan Pháo Binh cao hơn tôi.
- Tôi ra lệnh cho anh
bắn SQ với nạp 7, anh cứ thi hành đi. Vì Delay nó sẽ “ricrochet” khi chạm vào
Thiết Giáp. Ðạn anh cỡ 155 ly, anh bắn SQ, đạn vừa chạm tới Thiết Giáp sẽ nổ
ngay. Sức công phá và sức ép của nó như một quả bom nhỏ, sẽ phá được Thiết
Giáp, đó là kinh nghiệm. Tôi ra lệnh, anh cứ thi hành cho tôi…
Mặc dầu không biết ất
giáp gì về Ông 11 và cũng không còn thì giờ để hỏi. Tuy nhiên, trong lời chỉ vẽ
ngắn ngủi như sợ mất thời gian đã thoáng nhanh qua trí tôi một ý tưởng kính nể
vì Ông 11 đã nói có lý.
Tôi vội leo lên miệng
hầm hét to về phía Khẩu 4:
- Khẩu 4 trực xạ, đạn
nổ, đầu nổ SQ. Cấm bắn Delay, nhắm ngay vào giữa đèn pha Thiết Giáp mà trực xạ.
Trung Úy Lân đứng tại
Khẩu 4 lấy tay che miệng quay về hướng tôi lặp lại:
- Khẩu 4 - Ðạn nổ -
Ðầu nổ SQ - Trực xạ…
Tức khắc sau đó, Hạ Sĩ
Nhứt Dương-Cũ cùng nhân viên Khẩu 4 đã trực xạ theo sự chỉ huy trực tiếp của
Trung Úy Lân. Các Khẩu 2, 3, 6 trực xạ quanh rào kẽm gai từ Bắc vòng sang Tây
xuống phía Nam.
Thiếu Úy Ngân bình
tĩnh chạy lui chạy tới kiểm soát hết Khẩu này đến Khẩu khác.
Tôi gọi Hạ Sĩ Nhứt
Bách tìm mọi cách dựng lại ăng-ten 292 để liên lạc với Bộ chỉ huy Tiểu Ðoàn.
Chiếc Cargo 2.5 tấn làm máy và cây ăng-ten 292 (1) đã bị địch pháo kích khi
chiều hư nát, chưa kịp thay thế, nên chỉ dùng PRC-25 với ăng-ten đoạn mà thôi,
do đó không thể liên lạc xa được.
[(1) Ăng-ten 292:
RC-292 vertical antenna with ground plane, VHF Low Band 1/4 wave, Range 36
miles: một loại ăng-ten dùng với các máy truyền tin, có tác dụng phát luồng
sóng điện đi xa hơn loại ăng-ten đoạn.]
Bách trình tôi:
- Thưa Ðại Úy, dựng
ăng-ten 292 nguy hiểm quá, nó lộ mục tiêu… Ðại Úy không thấy khi chiều Việt
cộng cứ nhắm vào ăng-ten mà pháo kích mãi hoài đó sao?
Ðến phút này, tôi
không còn muốn nghe ý kiến nào của nhân viên nữa. Tôi chỉ muốn tất cả phải thi
hành theo lệnh tôi. Tôi độc đoán - và vì thế, tôi phát cáu ngay khi Bách trình
chưa hết câu, tôi dằn mạnh:
- Tôi bảo, anh cứ thi
hành đã. Bây giờ tối nó thấy mẹ gì mà sợ lộ mục tiêu! Nếu không dựng cao được
thì dựng thấp… Ðồi mình ở cao đến 727 thước chứ phải hố thẳm đâu!
Sau khi bị gay gắt với
lệnh trên, Bách cùng nhân viên truyền tin ra sức dựng lại ăng-ten. Nhờ vậy, tôi
liên lạc được với Bộ chỉ huy Tiểu Ðoàn 44 Pháo Binh. Thiếu Tá Tiểu Ðoàn Trưởng
vào máy đàm thoại với tôi:
- Trình với thẩm
quyền, tình hình của tôi bây giờ trầm trọng lắm. Thiết Giáp chúng đang di chuyển
vào vị trí, tôi đang trực xạ xin các nơi yểm trợ khẩn cấp đây.
- Tôi đã theo dõi và
biết rõ tình hình rồi. Anh bình tĩnh chiến đấu. Tôi và ông hai mai bạc lo cho
anh hết mình.
- Trình với thẩm quyền,
có “lima” (1) gì mới cho tôi không?
[(1) Lima: tiếng ngụy
hoá giữa tôi và Thiếu Tá Tự, ý tôi muốn hỏi có lệnh gì mới cho chúng tôi
không].
Thiếu Tá Tự không đáp
thẳng vào câu hỏi này mà chỉ trả lời “đang lo”… “đang lo”…, thế thôi, mặc dầu
tôi hỏi đi hỏi lại hai ba lần nữa nhưng vẫn không biết gì hơn.
- Anh cứ yên trí đi.
Thượng cấp đã có kế hoạch cho các anh rồi. Cứ yên trí đi… mai sẽ có Cọp Biển
(2) đạp chân xuống hướng Ðông của anh đấy!… Yên trí đi!…
[(2) Cọp Biển: Thủy
Quân Lục Chiến]
Trước tình hình nghiêm
trọng, trong thâm tâm, tôi chỉ muốn được biết có lệnh rút hay không — vì Căn Cứ
Hoả Lực 30 giờ đây biến thành một tiền đồn không hơn không kém. Nguy hiểm ở chỗ
không còn quân bạn hoạt động ở phía Bắc và Tây-Bắc, Cộng quân dễ dàng di chuyển
đến tấn công. Trong căn cứ, ngoài đại bác 155 ly và M72, không có loại vũ khí
hoặc mìn bẫy nào có thể chống chiến xa hữu hiệu hơn. Cùng lúc chiến xa địch cứ
rọi đèn pha di chuyển, bất chấp những phản ứng của lực lượng ta đang hờm sẵn.
Không biết lúc bấy giờ
ở Khe Sanh có ai tin được thực trạng tình hình Căn Cứ Hoả Lực 30 chúng tôi căng
thẳng đến thế không!?!…
ĐỒI 30 HẠ LÀO (Kỳ 7)
Tác giả: Trương Duy Hy
15. TỬ THỦ CĂN CỨ HOẢ
LỰC 30 (Tiếp Theo)
Tại hướng Tây, ven vị
trí, Ðại Úy Vẹn tác xạ ngay trên vòng rào kẽm gai ngoài cùng, đã có lúc tung
xác Việt cộng. Các binh sĩ Dù án ngữ mặt đó khẩn báo cáo cho Bộ Chỉ Huy Tiểu
Đoàn 2 Dù… tôi theo dõi kịp và chuyển ngay cho Ðại Úy Vẹn giữ yếu tố sửa chữa,
bắn rải đạn dọc hàng rào.
Từ đây, tôi nhờ Thiếu
Úy Kim liên lạc với Thiếu Tá Hằng và thỉnh thoảng đổi tần số để theo dõi hoạt
động của phi cơ soi sáng.
Mặt Nam vị trí, Ðại
Ðội 1 của Tiểu Ðoàn 21 Biệt Động Quân bị kẹt, tá túc xen kẽ với anh em Dù rải
dài từ bên ngoài Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù đến tuyến thứ nhì với một quân số
còn lại gần 100 người. Nhờ thế, lực lượng phòng thủ được trải khắp giao thông
hào, không còn một khoảng trống nào…
Kết quả, tôi đã giữ
vững được nhiệm vụ điều chỉnh chính xác. Không một quả đại bác nào lọt vào đồn.
Tiếng nổ đinh tai nhức
óc của đại bác trực xạ phút chốc xé tan bầu không khí yên lặng bao trùm căn cứ.
… Tiền đồn báo cáo
tiếp, tiếng nói thật nhỏ, như e sợ Cộng quân có thể nghe được:
- Ðịch đã cố gắng… leo
lên… đồi rồi!…
Vẫn giọng đanh thép
của Trung Tá Thạch dằn từng tiếng:
- Các anh em bình
tĩnh, bình tĩnh và nhắm ngay vào nó… cứ thi hành theo đúng kế hoạch tôi đã dặn.
Ấm!… Ấm!… Khẩu 4 trực
xạ trúng ngay một chiếc.
Tôi nghe rõ tiếng nói
của Phi Hành Đoàn phi cơ soi sáng qua vô tuyến:
- Pháo Binh bắn cháy
được một chiến xa địch rồi! Bắn cháy rồi! Chiếc kế tiếp đang cố gắng vượt lên.
Mừng quá, tôi gác máy
cùng Kim nhảy lên miệng hầm hét to về phía Khẩu 4:
- Mình trực xạ cháy
một chiến xa địch rồi!… Chiếc thứ hai đang tìm đường tiến lên… Phi cơ soi sáng
vừa báo đấy… Anh em tiếp tục trực xạ thật kỹ… Cẩn thận mà bắn…
Cùng lúc, Lân hét lớn
đáp lại tôi:
- Cháy Thiết Giáp!
Cháy Thiết Giáp địch!
Vừa hồi hộp, tôi lại
mừng thầm với ý tưởng: nếu chận được chiến xa địch bên ngoài tiền đồn, hy vọng
phi yểm can thiệp kịp, có thể cứu vãn được tình thế lắm!
Kim nhìn tôi mỉm cười
để lộ hai cái răng khểnh “duyên dáng” bên mép:
- Có thời rồi đó thầy!
May ra chận đứng được chiến xa bên ngoài tiền đồn thì mình mới chắc ăn…
- Tôi hy vọng thành
công. Tôi nghĩ, bây giờ anh em lên tinh thần quá xá rồi. Nhất là anh em bên
tiền đồn.
Nỗi vui mừng biểu lộ
hẳn ra lời nói và cử chỉ của tôi. Tôi không thể giấu được. Tôi bảo Kim:
- Tôi cầm Pháo Ðội chỉ
huy và bây giờ Pháo Ðội tác xạ — tính ra đã hai năm, chưa hề bị rủi ro chết
lính bao giờ. Vừa rồi thiệt một mạng là mạng đầu tiên đấy! Có lẽ mình mát tay
chăng?
Sau vài lời tâm sự với
Kim, phi cơ soi sáng báo tiếp:
- Thêm một chiến xa
địch bị cháy!… Thêm một chiến xa địch bị cháy!… Bọn chúng đang tìm cách lôi hai
chiến xa xuống đồi. Có lẽ chúng tiến chưa được vì không có đường. Hai chiến xa
bị cháy không nhúc nhích được nữa! Tôi thấy rõ lắm!… Pháo Binh bắn tiếp đi.
- Xin anh theo dõi cẩn
thận cho, chúng tôi ở dưới này vẫn nỗ lực trực xạ liên tục. Thành thật cám ơn
anh nhiều lắm.
- OK!… Số chiến xa còn
lại, nếu có rục rịch, tôi sẽ báo ngay…
Chắc chắn những lời
đối thoại giữa tôi và nhân viên phi hành trên phi cơ soi sáng đêm nay hẳn có
nhiều đài bạn bắt được. Tôi vội chạy ra Khẩu 4 báo tin mừng, trao đổi vài lời
với Lân và khích lệ anh em tiếp tục trực xạ…
Bây giờ đúng 01g00 ngày
27-2-1971.
Tất cả những diễn tiến
trên xảy ra cùng lúc, nối tiếp và liên tục.
Khoảng 15 phút sau,
Ðại Úy Trần Công Hạnh Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn 2 Dù liên lạc trực tiếp với tôi và
Ðại Úy Nguyễn Bá Trí (Pháo Đội Trưởng Pháo Ðội C Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Dù):
- Check fire! Check
fire! Phi cơ oanh kích vào vùng rồi… Check fire! Check fire!
Tôi và Trí lặp lại:
- Check fire! Check
fire!…
Kế đó, tôi liên lạc
với căn cứ A Lưới, Phú Lộc, Lao Bảo xin ngưng tác xạ để không yểm hoạt động.
Niềm hân hoan phút
chốc tràn ngập trong tâm tư mọi người. Ý nghĩ chận đứng cuộc tiến công của địch
tiến chiếm căn cứ chúng tôi bằng không yểm, giờ đây bắt đầu thực hiện và chắc
chắn — Tôi tin thế, chúng tôi sẽ thành công.
Tôi mỉm cười thầm
nghĩ: Thượng cấp hẳn không thể chấp nhận số phận Căn Cứ Hoả Lực 30 như Căn Cứ
Hoả Lực 31 trước đây 34 tiếng đồng hồ! Do đó, tôi hy vọng tràn trề, tin tưởng
tuyệt đối những chiến thắng sẽ đến với chúng tôi bằng những trận mưa bom và
rocket của đoàn Cobra và Jet (1)…
[(1) Cobra: Trực thăng
võ trang. Jet: Khu trục phản lực.]
Lân, Ngân rời vị trí
Khẩu vào lại hầm, cùng tôi và Kim thuật lại việc trực xạ vừa qua để rút kinh
nghiệm. Chúng tôi không quên nhắc đến lệnh của “Ông 11” với lòng biết ơn sâu xa
mà chúng tôi chắc rằng ông ta quả đã có nhiều kinh nghiệm. Chính nhờ thi hành
theo lệnh ông ta, bắn với đầu nổ SQ, nạp 7, chúng tôi thành công hạ được 2
chiến xa địch trong tầm dưới 1000 thước và cách tiền đồn của Tiểu Ðoàn 2 Dù
không quá 500 thước.
Tôi ngỏ lời với Lân
trước mặt Ngân và Kim:
- Với sự chịu đựng gian
khổ, nguy hiểm và chiến tích như thế này, lúc về lại Việt Nam, tôi hứa với anh
- nếu may mắn Pháo Ðội được tưởng thưởng một cấp bậc mới cho một sĩ quan - chắc
chắn tôi đề nghị cho anh lên Ðại Úy ngay.
Lân đáp:
- Cám ơn Ðại Úy. Ðại
Úy nói thế tôi đủ mang ơn lắm rồi.
… Ðại Úy Hạnh dùng
danh hiệu Hotel để liên lạc trực tiếp với phi công Hoa Kỳ chỉ định mục tiêu
oanh kích…
Bấy giờ có lẽ không
thể thực hiện được ý định dùng chiến xa tấn công vào Căn Cứ Hoả Lực 30 vì địa
thế khó khăn và thiệt hại do ta trực xạ… Cộng quân quay ra dùng chiến thuật
biển người cố tràn vào vị trí.
Dưới sự điều khiển vô
cùng khéo léo của Ðại Úy Hạnh, Jet oanh kích các mục tiêu cách căn cứ từ 500
thước đến 1000 thước, Cobra phóng rocket gần hơn, trong khoảng từ chân rào
phòng thủ ra xa vài trăm thước.
Tiếng bom hoà lẫn với
rocket đổ xuống mục tiêu tạo nên những tiếng nổ kinh hoàng, nối tiếp những vũng
lửa tung lên quanh căn cứ…
Lần đầu tiên trong đời
binh nghiệp, tôi được nhìn tận mắt một cuộc oanh kích khủng khiếp của Cobra, Jet
quá gần. Phi Hành Đoàn thật dạn dĩ - mặc cho đủ loại súng phòng không, thượng
liên, AK đan một lưới đạn dày đặc trên không phận chúng tôi - cuộc oanh kích
vẫn được thi hành liên tục với tầm bay thật thấp để hiệu quả đạt được mức chính
xác tối đa. Lòng gan dạ phi thường của Phi Hành Đoàn Jet, Cobra đã lưu lại cho
chúng tôi lòng khâm phục không tả xiết.
Không thể trân người
hứng chịu những thiệt hại quá nặng nề, địch sử dụng đủ loại súng ồ ạt lao mình
qua hàng rào kẽm gai, concertina tấn công lên bãi đáp… Ðồng thời chúng rót 92
ly vào giữa vị trí chúng tôi để cố tình khoá chặt các khẩu đại bác đang trực xạ
lai rai ven đồi.
Bãi mìn đặt ngay tại
bãi đáp, một phần đã bị nổ vì pháo kích nhất là mìn claymore tự động, một phần
vì binh sĩ Dù liên tục bắn… tiếng nổ và xác Việt cộng gục ngã hoà lẫn với tiếng
xung phong khát máu của chúng, phút chốc làm dậy cả vị trí.
Tại hầm chỉ huy của Bộ
Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù, Ðại Úy Hạnh điều chỉnh oanh kích gần vào vị trí hơn.
Thành thật, chúng tôi khâm phục tài điều chỉnh qua giọng nói Anh ngữ thông thạo
của Ðại Úy Hạnh chẳng khác nào chúng tôi đang có một cố vấn Hoa Kỳ bên cạnh, để
sửa chữa hướng oanh kích của Jet và Cobra đang thi hành công tác sát địch quanh
vị trí.
Chúng tôi ghi nhận sự
khó khăn về việc nhận định nhanh chóng các yếu tố để các Ðại Ðội bảo vệ Căn Cứ
Hoả Lực 30 của các vị Ðại Ðội Trưởng, Trung Ðội Trưởng báo cáo, hầu cấp thời
suy đoán những sửa chữa chính xác hơn, điều chỉnh tức khắc với Phi Hành Đoàn
Jet, Cobra,… nhưng những việc đó, Ðại Úy Hạnh đã chu toàn một cách viên mãn.
Nhiều lúc, tôi không phân biệt được giọng nói trong vô tuyến là của Ðại Úy Hạnh
hay của phi công Hoa Kỳ! Nếu chúng tôi không biết chút ít Anh ngữ.
Hiệu quả nhất là cuộc
oanh kích ven rào ở hướng Bắc, trải dài từ Tây sang Ðông. Chính các binh sĩ Dù
ở tuyến này đã xác nhận và báo cáo cho Ðại Úy Hạnh là anh em đã nhìn thấy xác
địch tung lên tại vòng rào phòng thủ sau những lần Cobra bắn rocket.
… Nhìn ra hướng bãi
đáp trực thăng, dưới ánh sáng hoả châu, chúng tôi thấy địch lom khom tràn lên
nấp sau đống lưới câu đạn và móc hậu nước… Tôi nghĩ nhanh: Thế là lủng tuyến
thứ nhất rồi còn gì?
Tuyến thứ 1? - Nơi đó,
chính mắt tôi thấy anh em Dù đã ra công làm 4 công sự liên tiếp nhau, bên trên
lắp PSP dày và phủ đất có đến 4, 5 tấc. Chỉ thủng tuyến thứ 1 Cộng quân mới có
thể tràn vào bãi đáp được như thế. Tôi hoảng hốt nhảy xuống hầm bốc máy liên
lạc với Trung Tá Thạch:
- Kính Trung Tá, Trung
Tá có rải quân giữ tuyến thứ 1 ở ven bãi đáp phía ngoài không?
- Anh yên trí, tôi lo
khi chiều rồi, một Ðại Ðội… giữ ở đó.
- Sao Việt cộng lại
tràn được lên bãi đáp mà tôi không nghe phản ứng ở tuyến đó?
- Thật không?… Anh xem
kỹ chưa?… Vô lý!… Vô lý!
- Thôi được, để tôi
hỏi lại xem “con cái” tôi ở đó ra sao.
Thế là tôi sang máy
PRC-25 theo dõi. Kết quả đúng như tôi lo, tuyến ấy đã bị bỏ trống - vì khi
chiều, lúc triệt thoái tiền đồn về trấn giữ thì toán đó đã tự ý dời vào đóng ở
tuyến thứ nhì - Có lẽ anh em đã nhầm lẫn khi nhận lệnh chăng? Giữa tuyến thứ
nhất và tuyến thứ nhì cách nhau chỉ khoảng 50 thước. Nơi đó là bãi trực thăng.
Từ tuyến thứ nhì tới Ðài Tác xạ của Pháo Ðội và hầm ngủ của tôi không quá 50
thước!
Trung Tá giận vô cùng,
ông quát ầm trong máy… Tôi đoán Trung Tá cũng có nỗi âu lo như tôi.
Bây giờ binh sĩ Dù ở
tuyến thứ nhì sử dụng toàn mìn claymore bấm, lựu đạn và M79…
Trên không phận Căn Cứ
Hoả Lực 30, các phi vụ không yểm chấm dứt, chỉ còn phi cơ soi sáng tiếp tục thả
hoả châu. Thỉnh thoảng một vài tràng đại liên do phi cơ này bắn xối xả xuống
phía Bắc và các vị trí cách khoảng 400 thước, vẽ nên những đường lửa xiêu vẹo…
Tiếp theo, chúng tôi
được nhân viên phi hành báo:
- Súng cối địch đặt
cách các anh 400 thước ở phía Bắc… Hãy trực xạ ra đó mà hủy đi. Tôi thấy rõ ánh
lửa rồi, tôi sẽ tăng cường cho các anh…
Chờ phi cơ đánh một
vòng rồi trở lại hướng Bắc, chúng tôi nhìn rõ làn lửa thoát khỏi phi cơ lao
xuống mục tiêu…
Kết quả, nhân viên phi
hành cho biết loạt đạn đại liên của anh em lần này đã tiêu diệt được chúng rồi.
Sau đấy, quả thật chúng tôi không còn nghe tiếng “départ” của súng cối ở hướng
ấy nữa.
Ðại bác của chúng tôi
cũng không có loại đạn tổ ong chống biển người, trong lúc đại bác 105 ly của
Trí thì thừa loại đạn này! Nhưng ngặt nỗi, vị trí súng của Trí đóng về hướng
Tây, muốn tác xạ ra hướng Ðông, phải bắn qua đầu chúng tôi. Ðã vậy, đại bác của
tôi cao to dềnh dàng, án ngữ thành một vòng cung từ Bắc xuống Nam, các khẩu đại
bác của Trí vừa nhỏ lại vừa thấp, cho dầu có muốn trực xạ ra bãi đáp cũng không
cách nào thực hiện được.
Cuối cùng, Pháo Ðội C
3 Dù chỉ trực xạ nửa vòng tròn từ Bắc sang Tây xuống Nam mà thôi. Riêng vị trí
của tôi rất thuận tiện cho việc trực xạ, nhưng kẹt không có đạn, làm cho anh em
chúng tôi ấm ức, tức tối!
… Nhờ hoả châu soi
sáng liên tục, chúng tôi quan sát chiến trường rất rõ.
Tại bãi đáp, nhìn từ
vị trí Pháo Ðội, từ bên trái, bên ngoài tuyến thứ nhì, chiếc xe ủi đất với
chiếc xẻng bằng thép vừa to vừa dài nằm ngang theo thế “ủi đất” xoay vào căn
cứ, đối diện và cách tuyến thứ nhì không quá 25 thước, phía sau xẻng là xe ủi
đất, lù lù làm thành một chướng ngại vật ẩn nấp lý tưởng cho Cộng quân. Bên
cạnh xe, một trực thăng ngộ nạn của Hoa Kỳ chưa kịp triệt thoái về Khe Sanh.
Trước tiên, khi Cộng
quân chiếm được công sự ở tuyến thứ nhất chúng tràn nhanh lên bãi đáp, dùng thủ
pháo ném vào trực thăng… Một tiếng nổ dữ dội đốt cháy trực thăng, tức khắc, hai
tên cảm tử này gục ngã giữa bãi đáp, do M79 của các chiến sĩ Dù trong công sự
tuyến thứ nhì phản ứng.
“Cây đuốc” trực thăng
soi sáng khắp bãi đáp… phừng phừng toả hơi nóng vào tận phòng tuyến… Cộng quân
được dịp lao mình ào lên bãi đáp, bất chấp cả mìn claymore, nhào đến nấp sau
xẻng ủi đất.
Chúng tôi nom rõ, có
tên hì hục đào hầm ngay. Nhờ khoảng cách giữa chúng và tôi không quá 75 thước,
tất cả hành động của chúng không còn che giấu nữa. Tôi có cảm tưởng - bọn chúng
quả thật là những con thiêu thân “điếc không sợ súng”!
… Từ tuyến thứ nhì,
binh sĩ Dù sử dụng tối đa lựu đạn và M79 thổi ra hướng xe ủi đất. Tiếng nổ của
đạn ta hoà lẫn với tiếng AK của Cộng quân dường như không dứt… nhưng chiếc xẻng
ủi đất, trước sau là một “khắc tinh” đối với chúng tôi! Nó trở thành một bình
phong bảo vệ cho địch một cách vững chắc nhất. Ngặt nỗi, nó lại chỉ cách tuyến
thứ nhì không quá 20 đến 25 thước! Bao nhiêu lựu đạn, M79, M72 vẫn không sao
tiêu diệt được những tên đang ẩn nấp phía sau xẻng.
Tôi lo ngại hết sức!
Không còn cách nào hơn, tôi nhảy xuống hầm, bốc máy liên lạc với Trung Tá
Thạch:
- Bây giờ Việt cộng
chúng nấp sau cái xẻng xe ủi đất khá đông, tôi quan sát thấy anh em bắn M79,
M72 và ném cả lựu đạn nhưng vẫn không ăn nhằm gì. Nếu Trung Tá chấp thuận, tôi
sẽ bắn bay luôn xe ủi đất thì may ra mới sát hại được chúng…
Một tí im lặng, Trung
Tá Thạch quyết định:
- OK, anh bắn đi…
- Thưa Trung Tá, nhưng
nó gần tuyến thứ nhì, tôi e nguy hiểm đến tính mạng của anh em binh sĩ ta. Còn
nếu đề nghị với Trung Tá di chuyển anh em dang ra hai bên, tôi ngại Việt cộng
nó tràn vào… thì đến ngay tôi… cũng chết!…
- Anh đừng ngại gì cả,
tôi sẽ bảo con cái tôi đội nón sắt ngồi hẳn xuống hầm… Dù có rủi ro cũng không
sao… miễn anh cố gắng bắn tan xe ủi đất đi.
- Cám ơn Trung Tá, khi
nào bắn tôi sẽ báo ngay.
- Ừ! Nhanh lên!
Thoáng một ý nghĩ qua
nhanh trong trí tôi, hẳn là “con cái” của Trung Tá đã báo cáo tường tận những
nguy hiểm tạo ra bởi chiếc xẻng của xe ủi đất - mà chính anh em không thể nào
hủy diệt được.
Tôi lại rời hầm tiến
đến Khẩu 4 bàn với Lân và Ngân. Kết quả tôi quyết định quay Khẩu 4 nhắm ngay
nòng vào giữa xẻng, nhưng hơi cao hơn xẻng một tí thôi để đạn vừa lướt qua khỏi
xẻng, húc vào máy xe ủi đất nổ ngay - và tôi nghĩ - bắn như vậy mới sát hại
được những tên nấp sau xẻng. Tôi giao Lân và Ngân thi hành tác xạ. Xong, tôi
khom người chạy nhanh về hầm ngồi đợi, đồng thời báo cáo những diễn tiến vừa
xảy ra cho Thiếu Tá Hằng.
Tại Khẩu 4, nhân viên
vô cùng vất vả xeo nạy móng càng để quay súng, nòng thì hạ thấp, thật thấp, hết
cả vòng tay quay. Lân báo cáo tôi:
- Khẩu 4 sẵn sàng tác
xạ…
Tôi ló đầu ra khỏi
hầm, tay vẫn giữ ống nói vô tuyến:
- Khẩu 4 - Nạp 3 - Ðầu
nổ SQ… trực xạ theo lệnh tôi…
Lân lặp lại:
- Khẩu 4 - Nạp 3 - Ðầu
nổ SQ - Sẵn sàng trực xạ…
Thật ra, đó là một
khẩu lệnh không có dạy trong sách vở! Vì đương nhiên dùng đầu nổ để theo vị thế
SQ thì không bao giờ hô trong khẩu lệnh. Nhưng tình thế quá nguy ngập, ý tôi
muốn chắc chắn việc thi hành tác xạ này phải hoàn toàn đúng lệnh tôi - và, thật
tình tôi e ngại còn sót quả đạn nào - mà lúc nảy, anh em đã lỡ đặt hoả pháo ở
vị thế Delay chăng!
Liền khi đó, tôi bóp
ống nói, liên lạc với Trung Tá Thạch:
- Xin Trung Tá cho anh
em chuẩn bị, tôi sắp bắn.
- Tốt lắm, bắn đi!
Tuy nghe Trung Tá chỉ
thị cho toàn thể binh sĩ Dù như vậy, song tôi vẫn chờ ở đầu máy PRC-25 theo dõi
việc thi hành chỉ thị trên của anh em ở tuyến thứ nhì, xong mới hô cho Khẩu 4:
- Bắn!
Lập tức nhân viên giật
cò. Sau tiếng nổ, quả đạn rời khỏi nòng súng, xé không khí gây nên một tràng
tiếng động kỳ quái “…X… èo… x… è… o…” như muốn rơi đánh bịch xuống đất trước
khi đến mục tiêu! Tôi nín lặng cả người, tim đập mạnh trong sự lo âu tột độ!
Nhưng cái lo của tôi qua nhanh… vì quả đạn đã vượt qua khỏi tuyến thứ nhì, tống
ngay vào xe ủi đất, đúng vào chỗ tôi đã chỉ thị cho Lân…
Ầm!… Như một quả bom
phát nổ, xe ủi đất nẩy bật lên rồi rơi xuống cháy tức khắc. Tiêu diệt sạch Cộng
quân tại chỗ.
Tiếng hoan hô vang dậy
từ tuyến thứ nhì dội vào vị trí:
- Hoan hô Pháo Binh!
Hoan hô Pháo Binh!… Bắn nữa đi! Bắn đi!…
Tiếng hoan hô bỗng
dưng biến thành liều thuốc an thần hiệu quả cho tất cả chiến hữu và pháo thủ…
Cùng lúc, tiếng báo
cáo chuyển đến Trung Tá Thạch rang rảng trong máy:
- Ðích thân! Ðích
thân! Pháo Binh bắn hay lắm!… Hay lắm!… Xe ủi đất bị tiêu hủy và đã giết sạch
bọn Việt cộng sau xẻng rồi!…
Theo dõi những lời báo
cáo trên qua vô tuyến, thật tâm chúng tôi - những lính Pháo thủ chuyên nghiệp -
cảm thấy hãnh diện hơn bao giờ hết, nhất là trong trường hợp dầu sôi lửa bỏng
này.
Tiếp đó, tôi xin Trung
Tá Thạch chấp thuận cho tôi ủi luôn những gì còn có thể làm chướng ngại vật
trên hướng súng. Trung Tá chấp thuận ngay.
Vì quá say mê với hiệu
quả Pháo Binh ngay trước mắt, nên tất cả anh em chúng tôi tìm mọi cách cố làm
bình địa bãi đáp. Nhưng trên thực tế, với một vị trí kém thuận lợi như vị trí
chúng tôi đang cố thủ, quả thật chúng tôi gặp phải khá nhiều khó khăn. Tuy
nhiên, nó lại cho chúng tôi không thiếu gì kinh nghiệm chiến trường.
Với tầm xa giữa địch
và đại bác không quá 75 thước, hiệu quả của hoả pháo nổ cao, cho dù vặn thời nổ
tối thiểu 1.8 giây và bắn với thước nạp 3, chỉ 1 trong 5 gói nạp bao trắng -
quả đạn cũng sẽ nổ cách súng ít nhất 500 thước! Như vậy, địch quân sẽ bình chân
như vại, hoạt động tự do ở khoảng cách vô hại mà chúng đang thực hiện…
Bỗng tôi nảy ra một ý
kiến, cho bắn bừa vào tất cả những gì có thể là bức chắn tốt của địch trên bãi
đáp… Sau đó, khẩu 4 hoạt động ngay. Những đống dây lưới thật chắc chắn, hai móc
hậu nước, xẻng ủi đất, xác xe ủi đất, xác phi cơ trực thăng Hoa Kỳ… lần lượt bị
đạn 155 ly của chúng tôi làm tan nát thành mảnh vụn… Có lúc - nhất là càng về
sau, cơ hồ nửa bãi trực thăng, về bên trái không còn một vật gì cao hơn mặt đất
nữa. Tôi ra lệnh bắn ngay trên mặt đất, phía trước tuyến thứ nhì từ 10 hay xa
hơn 10 thước. Quả đạn “ricochet”, vì đất đồi cứng và phát nổ ở khoảng giữa hoặc
đầu bãi đáp trực thăng… Hiệu quả của cuộc trực xạ này cùng với hoả lực M79, lựu
đạn của các chiến sĩ Dù đã làm cho địch nao núng, bấn loạn hàng ngũ, không cách
gì chọc thủng phòng tuyến thứ nhì!…
Bây giờ là 4g30 sáng
ngày 27-2-1971.
Cộng quân ngưng tấn
công! Không khí yên lặng trở lại đè nặng khắp Căn Cứ Hoả Lực 30… Tất cả chúng
tôi giờ mới biết đói bụng. Ðói, nhưng lại đắng miệng, không tài nào nuốt trôi
gạo sấy, thịt hộp và cá hộp. Lân đi khuấy sữa, mỗi đứa hớp vài hớp rồi ngả lưng
trên ghế bố, im lặng nhìn trần Ðài Tác Xạ theo đuổi những suy nghĩ riêng rẽ.
Chẳng bao lâu trời
sáng tỏ.
Tôi ngạc nhiên, đã gần
8 giờ rồi mà địch quân chưa pháo kích như hôm qua? Phải chăng chúng đang âm mưu
gì đây?! Hay chúng đang trong những công sự ở tuyến thứ nhất mà chúng đã chiếm
được đêm qua?!…
8g30, Trung Tá Thạch
ra lệnh bằng vô tuyến cho 1 Ðại Ðội giải toả bãi trực thăng… và với bất cứ giá
nào phải chiếm lại cho bằng được các công sự trên tuyến thứ nhất.
Lệnh của Trung Tá vừa
nghiêm trọng vừa đanh thép.
Bên kia ống nói, vị Ðại
Ðội Trưởng trả lời:
- Tôi xin thi hành
ngay, Ðích thân!…
Tiếng thi hành được
xác nhận một cách cương quyết bằng một hành động ngay sau đó.
Lần đầu tiên tôi chứng
kiến trọn vẹn cảnh tiến chiếm vòng đai phòng thủ với những chiến sĩ kiêu hùng
gan dạ nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà: Thiên Thần Mũ Ðỏ!
Ở một vị trí chiến đấu
hay một Căn Cứ Hoả Lực nào đó của quân bạn - nếu có sự thất bại chua cay hoặc
chiến thắng vinh quang, nhưng lại không xảy ra trước mắt tôi - tôi không thể hồ
đồ tường thuật hay tự tạo cho mình một cảm nghĩ trung thực về chiến trận cùng
những hành động chớp nhoáng, gan dạ phi thường mà người lính Dù đã, đang và mãi
mãi nêu cao cái trí và cái dũng đối với hầu hết các binh chủng các đơn vị bạn…
Riêng tại Căn Cứ Hoả Lực 30, nơi tôi đã cùng các pháo thủ, các chiến sĩ Dù chen
vai thích cánh đem xương máu ra tử thủ từ hai hôm nay và biết đâu ngày kết thúc
còn xa - dĩ nhiên, tôi có đủ yếu tố khâm phục tinh thần chiến đấu dũng cảm của
đơn vị “Danh bất hư truyền” này từ anh binh nhì cho đến vị sĩ quan chỉ huy cấp
Trung Ðội, Ðại Ðội, Tiểu Ðoàn…
Thật vậy, gần 9g00, ba
binh sĩ Dù lặng lẽ bò từ phòng tuyến ra hướng trực thăng ngộ nạn, đối diện với
chiếc trực thăng đã bốc cháy khi hôm, nằm về hướng Nam bãi đáp, cạnh hầm đạn
chính của Pháo Đội. Tại vị trí của chúng tôi nhìn ra, trực thăng nằm bên phải
cổng chính của tuyến thứ nhì.
Ðịch nổ súng ngay. Một
vài quả lựu đạn được tung ra đằng trước. Nhưng sau đó, có lẽ vì không thuận
tiện và chưa phải lúc cần hy sinh, anh em lại rút vào phòng tuyến… Nhìn kỹ… chúng
tôi thấy một số Cộng quân đang nấp sau trực thăng…
Tôi thi hành trực xạ
tiêu hủy luôn trực thăng. Nguyên chiếc trực thăng này do Thiếu Úy Kiến trong
Phi Đoàn của Thiếu Tá Trần-Duy-Kỳ làm Trưởng phi cơ ngộ nạn từ vài hôm nay,
nhưng chưa kịp triệt thoái về. Riêng Phi Hành Đoàn đã được Thiếu Tá Kỳ cấp thời
cho trực thăng di tản về Khe Sanh ngay sau đó.
Khẩu 4 quay nòng khẩn
cấp, nhắm ngay trực thăng giật cò… Trực thăng bốc cháy và kết quả Cộng quân tại
chỗ đã hứng nhận hàng trăm, hàng ngàn mảnh vụn của đại bác 155 ly banh xác chết
tức khắc…
Xăng phi cơ đổ ra cháy
bùng dữ dội.
Lợi dụng lửa đang
cháy, Cộng quân bắn AK từ tuyến thứ nhất vào vị trí và cố gắng tràn lên bãi
đáp. Không một chút do dự, tôi với tay chụp lấy một khẩu AR15 thoát nhanh ra
khỏi hầm chỉ huy, nhảy vội xuống cửa hầm của Hạ Sĩ Cang, y tá - Nơi đây cũng là
một công sự tốt, gần như là một phòng tuyến nối dài xuống hướng Nam, do các hầm
nhân viên truyền tin, tác xạ làm kế tiếp, liên tục - Tôi đưa hai tay ôm mồm làm
“loa”, quay vào các khẩu hét to:
- Tất cả nhân viên
không có nhiệm vụ trực xạ, ra ngay công sự chiến đấu với tôi… Nhanh lên!… Nhanh
lên!…
Thi hành lệnh tôi, tất
cả pháo thủ còn lại đều vội vã ôm súng cá nhân ra công sự chiến đấu. Tất cả đều
hướng súng về bãi đáp… Ðồng thời, địch ra sức yểm trợ cho toán xung kích bằng
loạt súng AK, B40, 57 ly… tới tấp phà vào vị trí chúng tôi. Chẳng mấy chốc,
Khẩu 4 cũng không còn hoạt động được nữa! Ðạn địch chằng chịt đan một lưới dày
bao trùm vị trí. Lân cùng anh em Khẩu 4 lui nhanh về các công sự chiến đấu, dàn
thành một tuyến vững chắc phía sau tuyến thứ nhì của Dù.
Tôi có cảm tưởng tiếng
nổ ầm ầm chát chúa vây quanh chúng tôi và tiếng lắc-cắc của tiểu liên, trung liên
địch nối nhau như không bao giờ dứt!…
Trời vẫn nắng gắt,
không một áng mây, những đỉnh núi xa gần không còn mờ phủ một làn sương mỏng
nào nữa. Trên ngọn đồi 727 thước - Căn Cứ Hoả Lực 30 - giờ chỉ còn có địch và
chúng tôi quần thảo, giằng co để giành cho bằng được bãi đáp trực thăng. Với
địch, bãi đáp trực thăng là điểm tựa cần thiết phải chiếm cho bằng được hầu làm
đầu cầu tấn công chúng tôi. Với chúng tôi, bãi đáp trực thăng là điểm tựa duy
nhất, cần thiết để làm đầu cầu thu hồi lại các công sự kiên cố ở tuyến thứ
nhất, mới có thể bảo vệ hữu hiệu cho căn cứ.
Với tính cách quan
trọng như trên, tất cả kinh nghiệm của Thiên Thần Mũ Ðỏ được đem ra sử dụng tại
chỗ, bằng những “chiêu” tuyệt kỹ hơn bao giờ hết.
… Bỗng vượt lên khỏi
công sự ở tuyến đầu, 3 Cộng quân trườn nhanh về phía lưỡi xẻng, bên cạnh xe ủi
đất đã cháy rụi - một chướng ngại vật đặc biệt mà đạn Pháo Binh của tôi “chào
thua” không tài nào bắn vỡ được.
Lập tức Hạ Sĩ Nhứt
Bách nhắm ngay vào một tên bóp cò: Ðoành!… Sau tiếng nổ đơn độc, viên đạn AR15
xuyên ngay đỉnh đầu tên địch hướng dẫn… Hạ Sĩ Nhứt Bách ghi công cho Pháo Đội trong
thế “Lính Pháo Ðánh Bộ”! Tên Việt cộng vỡ sọ lăn quay ra chết! Cái chết của nó
được các pháo thủ chứng kiến làm cho mọi người buột miệng hoan hô Hạ Sĩ Nhứt
Bách nồng nhiệt. Ðồng thời, một binh sĩ Dù ở tuyến thứ nhì gởi cho hai tên Việt
cộng còn lại một quả M79, làm cho cả hai tên đều bị tử thương tại chỗ.
Trước những phản ứng
vô cùng nhanh nhẹn và kín đáo, nhờ các công sự được ngụy trang khéo léo, binh
sĩ Dù lần lượt hạ từng tên tràn lên bãi đáp, bẻ gãy âm mưu tràn ngập vị trí của
chúng.
Mặc dầu tôi chỉ đứng
cách Bách không quá 15 thước, nhìn rõ thành tích đầu tay của anh cùng hợp xướng
tiếng hoan hô cổ võ với Trung Sĩ Toại, Hạ Sĩ Nhứt Vinh… nhưng anh ta vẫn khom
người chạy vội đến bên tôi “ghi công”:
- Thưa Ðại Úy… tôi vừa
bắn chết một thằng, tiếp theo Dù bồi quả M79 lật thêm 2… Súng tôi xuya thật!
- Tốt lắm! Tôi biết…
trong nhiệm kỳ đầu giờ tới, tôi sẽ báo cho hậu cứ để dành phần thưởng cho anh…
nhưng anh phải cẩn thận đấy, đừng có dại đứng khơi khơi trên công sự, chúng
pháo kích dính thì kẹt lắm… bây giờ xin trực thăng tản thương gay lắm. Có đứng
thì lựa chỗ miệng hầm nào có bức chắn sau lưng đến ngực mà đứng, như vậy che
được cái lưng, lỡ có bị pháo kích cũng đỡ nguy hiểm.
- Sợ chi Ðại Úy! Bọn
hắn bò ngờ ngờ… bắn đã lắm!
Xong anh ta chào tôi
rồi quày trở lại vị trí chiến đấu.
Năm phút sau, đúng như
điều tôi tiên liệu… Ầm!… Một quả súng cối 82 ly của địch rớt ngay phía sau chỗ
Bách đứng, xô anh ngã lọt vào hầm. Kết quả, trừ phần áo giáp và nón sắt, khắp
mông anh ta bị ghim đầy mảnh đạn! Các pháo thủ xúm lại khiêng anh đưa về Ðài
Tác Xạ cho Hạ Sĩ Cang băng bó.
Tôi rời phòng tuyến
lủi nhanh đến Ðài Tác Xạ. Trước tiên, tôi thấy Bách nằm trên đất, nghiêng người
về một bên và cố gượng nhô đầu lên khỏi đất. Mặt anh ta nhăn nhó, miệng rên rỉ,
hơi thở dồn dập… Trông quá thương hại, tôi hỏi:
- Nặng hay nhẹ? Nặng
hay nhẹ?…
Tôi cũng đâm líu lưỡi
và thoáng nhanh qua óc tôi một cuộc tải thương vô cùng cam go sẽ xảy ra cho
Pháo Ðội. Bách thều thào thuật lại cho tôi nghe tai nạn vừa xảy ra. Tôi giận
quá:
- Mấy đứa bây chỉ gây
cái khổ cho tao thôi. Tao đã bảo tức thì cứ phải không đâu!… Cứ ỷ y với súng
đạn… Bây giờ làm sao có trực thăng…
Tôi quát ầm trong hầm.
Các pháo thủ vây quanh tôi đều im phắc… Nhìn một lượt trên mặt mọi người, tôi
tiếp:
- Ðấy bọn bây sáng mắt
chưa? Ông Thiện, ông Toại không nghe lời tao bị thương, giờ đến thằng Bách… Tao
có nói lắm bọn bây cũng đếch thèm nghe… ngờ ngờ ra đó mà lãnh 82!…
Tôi cho gọi tất cả
nhân viên về Ðài Tác Xạ. Trỏ Bách nhắc đi nhắc lại bài học kinh nghiệm - mà chỉ
cần chúng ta trải qua một lần, chỉ một lần thôi là đủ!… Tôi đưa cái áo giáp của
Bách cho anh em xem… có đến hàng chục mảnh vụn 82 ly lốm đốm xé lớp vải nylon
bên ngoài. Sau đó tôi hối hả qua Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù nhờ Ðại Úy Hạnh xin
tải thương vào ngày mai.
Cùng lúc này, Cộng
quân vẫn cố gắng gây áp lực tại bãi đáp. Nhưng chúng không làm gì hơn ngoài
việc sử dụng tối đa hoả lực bắn bừa vào vị trí.
Sau khi can thiệp cùng
Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù, tôi vội vàng quay về giữ tuyến cũ. Cùng tất cả các
pháo thủ, chúng tôi chong súng ra hướng bãi đáp, mắt đăm đăm quan sát, sẵn sàng
nổ súng vào những chỗ nghi ngờ có địch, nhất là ven đồi phía Nam bãi đáp.
Khi ngọn lửa “trực
thăng” hạ thấp dần và sắp tắt, 3 binh sĩ Dù khi nãy khom người vụt chạy nhanh
ra bãi đáp, nhảy xuống hầm đạn Pháo Binh ở mé Nam tìm kế dụ địch.
Một quả lựu đạn khói
tím được tung ra cùng một lúc với vài loạt đạn AR15 tiếp theo… Ðồng thời, một
tốp khác 5 binh sĩ Dù bỏ vòng cung từ tuyến thứ nhì, mé theo vòng rào phía Bắc,
vượt qua bên trái xẻng ủi đất, lần đến tuyến thứ nhất… Ðúng như ý muốn của anh
em Dù… thấy khói tím bốc lên và nghe AR15 nổ ròn, Cộng quân trong các công sự ở
phòng tuyến nhướng mắt nhìn về hướng khói phản ứng ngay.
Nhanh như chớp, 2 binh
sĩ Dù trong toán 5 người kể trên, lao mình gấp rút ra sát tuyến thứ nhất… liên
tiếp vứt 4 quả lựu đạn xuống công sự… Ầm!… Ấm!… khói đen quyện với đất đỏ phủ
hết cả một khoảng dài ngay tại phòng tuyến… Cộng quân một số chết, số khác bị
thương gọi nhau ơi ới!… Không để chúng kịp trở tay, ba binh sĩ Dù còn lại tiến
lên bồi thêm lựu đạn làm cho bọn chúng không tài nào ngóc đầu lên quan sát, đối
phó.
Cùng lúc, nhờ các binh
sĩ Dù gan dạ phi thường trên lập được một đầu cầu - tuy không vững chắc tí nào,
vì thế đất quá trống trải, nhưng có lợi thế: lựu đạn mang theo khá nhiều, đủ
thời gian cho một Tiểu Ðội Dù khác bình tĩnh khiêng thêm nhiều thùng lựu đạn
chuyển khẩn cấp, tiếp tế kịp thời, rất kịp thời cho anh em liên tục làm câm hẳn
hoả lực mà trước đây mấy phút chúng đã sử dụng để áp đảo tinh thần chúng tôi.
Bị mắc mưu của Dù một
cách tai hại, Cộng quân chỉ còn tin tưởng ở công sự kiên cố mà chúng đang tử
thủ trên tuyến thứ nhất, để may ra sống sót được chừng nào hay chừng ấy và cũng
chắc chắn, chúng hy vọng binh sĩ Dù không dám tiến hẳn ra để chiến đấu với
chúng, hầu chúng lấy điểm tựa nơi đây cho các cuộc tấn công kế tiếp.
Chúng đã lầm: Thiên
Thần Mũ Ðỏ đã quyết tận diệt chúng thì chỉ có Thượng Ðế mới cứu nổi!
Nối tiếp hoạt cảnh
trên, một binh sĩ trong nhiệm vụ “cu mồi” dụ địch ở hướng Nam bãi đáp, bị đạn
AK xuyên vào chân phải, anh em khẩn cấp bò ra cõng vào bệnh xá…
Tôi say sưa quan sát,
tinh thần bỗng dưng phấn chấn lạ lùng, quả thật như tôi đang sống trong mộng
hay ít ra, đang ngồi trong rạp chiếu bóng xem các chiến binh Dù trình diễn trên
màn bạc! Trong lúc đó, chính tôi cùng các pháo thủ và số anh em Biệt Ðộng Quân
chưa triệt thoái kịp, đang là những khán giả! Hình ảnh cùng màu sắc trung thực
của trận chiến hết cảnh này tiếp diễn cảnh khác được thu gọn vào ống kính của
tôi. Tôi thầm nhủ: với số film màu này, tài liệu lịch sử Tử Thủ Căn Cứ Hoả Lực
30 tại Hạ Lào sẽ là chứng tích một trong muôn ngàn cảnh dị biệt khác mà Thiên
Thần Mũ Ðỏ đã, đang và sẽ thực hiện trong các trận đánh cam go, quyết liệt để
bảo vệ cho đồng bào miền Nam chúng ta thoát hoạ Cộng sản.
Cùng một ý nghĩ như
tôi, hầu hết các pháo thủ bảo nhau:
- Dù chiến đấu như tập
trận giả trước máy quay phim!
Thật sự, tôi không tin
rằng tôi có diễm phúc chứng kiến một lần thứ nhì cái phút nghẹt thở, đùa giỡn
với tử thần mà các chiến binh Dù đang biểu diễn trước mặt các chiến hữu!
Hiên ngang trong bộ
quân phục rằn ri, gan dạ trong hành động và mưu lược, bình tĩnh trong việc tạo
ra một khung cảnh chiến đấu có lợi thế về phía ta… Thiên Thần Mũ Ðỏ quả đã xứng
đáng với lòng ngưỡng mộ của toàn quân toàn dân vậy.
… Từ đây, lựu đạn nổ
liên tiếp không dứt! Các công sự ở tuyến đầu lần lượt không còn giọng rên xiết,
đau đớn của Cộng quân nữa! Chúng đã chết sạch! Không một lối thoát, không một
tên nào may mắn tránh khỏi lưỡi hái của tử thần!…
10g00, địch bùi ngùi
trao trả tuyến thứ nhất cho ta!
Im lặng trở về với Căn
Cứ Hoả Lực 30.
Sau đó, một Ðại Ðội Dù
tràn ra giữ tuyến này và đếm được 118 xác địch, tịch thu một số lớn vũ khí. Ðổi
lại, chỉ có một binh sĩ Dù bị thương trong khi thi hành kế hoạch dụ địch!
Thôi thì chỗ này vài thượng
liên, chỗ kia hàng chục AK, B40, 57 ly, súng cối… Cứ thế, anh em vác mỗi người
4, 5 khẩu mang về nộp tại Bộ chỉ huy Tiểu Ðoàn.
Tôi cùng Lân, Ngân
tiến ra bãi đáp, đếm được 7 xác Cộng quân cháy đen sau xẻng ủi đất do Pháo Ðội
đã trực xạ khi hôm, và rải rác khoảng 22 tên nằm la liệt đó đây cạnh các hầm
đạn.
ĐỒI 30 HẠ LÀO (Kỳ 8) Tác giả: Trương Duy Hy
Kỳ trước: Tuyến phòng
thủ số 1 của Căn Cứ Hoả Lực 30 lâm nguy, địch quân đã chiếm lĩnh, khoảng cách
an toàn tới Khẩu đội 155 ly bị thu ngắn tới mức nguy hiểm nhưng với cách đánh
thông minh dụ địch và sự gan dạ của chiến binh Thiên thần mũ đỏ, tuyến phòng
thủ số 1 đã được phe ta tái chiếm với hơn trăm xác cộng quân và vô số vũ khí bỏ
lại.
15. TỬ THỦ CĂN CỨ HOẢ
LỰC 30 (Tiếp Theo)
Mãi nhìn những thắng
lợi vẻ vang ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi, bỗng tôi sực nhớ: đạn 155 ly ở
các Khẩu đã cạn, mỗi Khẩu còn không quá 10 quả. Tôi vội bảo Lân động viên toàn lực,
bất luận nhiệm vụ gì, phải ra bãi đáp vác mỗi người 2 quả, kể cả tôi, tại hầm
đạn cạnh xe ủi đất. Tôi e rằng nếu không lợi dụng lúc này vác đạn, chốc nữa
tình hình chuyển biến, địch pháo kích như ngày qua làm sao có đạn mà bắn.
Chỉ 5 phút sau, chúng
tôi đã có trên 140 quả đưa vào các hầm khẩu…
Nạp ở các hầm chính đã
bị cháy sạch từ chiều hôm qua và khi hôm, nhưng may cho chúng tôi là nạp tại
các khẩu chưa bị thiệt hại gì, nhờ có nắp dày và đạn pháo kích chưa rơi vào
miệng hầm. Do đó, chúng tôi còn một số nạp tương ứng với đạn.
Tôi qua thăm Trung Tá
Thạch để nghe ngóng tin tức… Nhân tiện, Trung Tá cho biết đã kiểm kê được thêm
98 xác Việt cộng quanh ven rào bãi đáp trực thăng. Tịch thu thêm hơn 50 súng đủ
loại. Riêng anh em Dù, kể cả trận đánh đêm vừa qua, chỉ bị thương nhẹ 8 người.
Tôi thuật lại cảnh tái
chiếm tuyến phòng thủ thứ nhất cho Trung Tá Thạch nghe. Trung Tá hãnh diện lắm.
Ông không quên khen Pháo Ðội tôi đã trực xạ cháy xe ủi đất, chận được cuộc tiến
công biển người của địch trước khi trời sáng.
… Ðúng với dự đoán của
tôi, khoảng 10g30, Cộng sản pháo kích vào căn cứ dữ dội. Hầm chứa lương khô và
gạo bị cháy sạch. Tuy nhiên, không làm cho tôi e ngại bằng lo cho anh em bị
thương. Mỗi pháo thủ của tôi đã được nhận lãnh 7 ngày lương khô dự trữ trong
sac từ chiều hôm qua chưa dùng đến. Do đó, việc ăn uống của anh em không làm
cho tôi bận tâm.
Lần này, cùng với các
đợt pháo kích, địch cố gắng xung phong nhưng vô hiệu. Tuyến thứ nhất càng lúc
càng được củng cố vững chắc, địch không làm sao lọt vào căn cứ nữa. Từ đó, địch
chỉ men theo chân rào hướng Bắc và Ðông-Nam, thụt 57 ly hoặc súng không giật 75
ly, súng cối 82 ly vào vị trí.
Thỉnh thoảng cũng có
những tràng AK bắn vào các công sự và đại bác địch điều chỉnh vào vị trí.
Pháo Ðội tôi lại bị
thêm 2 khẩu xì lốp, một khẩu khác bị vỡ máy nhắm.
Ngay lúc ấy, tôi bắt
được liên lạc với Thiếu Tá Hằng.
- Chuẩn Tướng Soạn,
Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QLViệt Nam Cộng Hoà muốn gặp anh ở đầu máy, anh cố
gắng liên lạc về Quân Ðoàn… Chuẩn Tướng chỉ thị cho tôi liên lạc với anh, nhưng
từ sáng đến giờ không liên lạc được.
- Tôi chỉ còn máy
PRC-25 với ăng-ten 7 đoạn, các loại kia bị hỏng hết rồi. Ăng-ten 292 cũng không
còn, tôi không thể liên lạc xa được.
- Anh qua bên Trí
mượn…
- Tình trạng của Trí
cũng không hơn gì tôi. Nhưng trình với Thiếu Tá chứ Chuẩn Tướng gặp tôi có điều
gì quan trọng không? Thiếu Tá có biết tin tức gì không?
- Chuẩn Tướng có vẻ
sốt ruột lo cho anh, vì Chuẩn Tướng biết tình hình chỗ anh nặng lắm rồi. Tôi
không hiểu Chuẩn Tướng gặp anh để ban chỉ thị gì, nhưng chắc là để Chuẩn Tướng
được nghe anh trực tiếp báo cáo và thăm hỏi khích lệ anh…
- Tôi kính nhờ Thiếu
Tá chuyển lời lên Chuẩn Tướng lòng biết ơn sâu xa của tôi. Chúng tôi sẽ cố gắng
chiến đấu hơn nữa để đền đáp. Về tình hình chiến trận thì vẫn lai rai đánh hoài
cả ngày đêm. Tuy nhiên, không thấy Thiết Giáp địch xuất hiện nữa, kể từ sau khi
chúng tôi tiêu diệt được 2 xe của chúng trong đêm 26 rạng ngày 27-2-1971 này…
11g00 Cobra được điều
động đến oanh kích. Khoảng 6 chiếc luân phiên nhả rocket xuống đầu địch, hai
chiếc Jet thả bom sát vị trí súng. Một quả napalm rơi ven rào hướng Bắc, sát ụ
súng Khẩu 4 tạo thành một suối lửa cháy nhanh xuống đồi.
Có phi yểm, bọn tôi
rảnh được đôi chút, lo nấu nước đổ gạo sấy làm cơm.
Mặc dầu Cộng quân đã
thất bại nặng nề cay cú, nhưng không còn một lối nào để thoát thân nên chúng
bám riết, gây áp lực! Mỗi lần Cobra sà xuống tưới rocket, bọn chúng dùng đủ
loại súng ngang nhiên bắn lên xối xả, không còn kể đến việc tiết lộ mục tiêu,
làm mồi cho chiếc Cobra kế tiếp…
14g00 một phi vụ B52
dội bom vào khoảng giữa Căn cứ và tiền đồn Ðông-Nam, cách hàng rào vị trí không
quá 500 thước. Trước tiên, chúng tôi không nghe tiếng động cơ mà chỉ nghe tiếng
hú rùng rợn của hàng trăm chong chóng ở đuôi bom xé không khí hướng xuống mục tiêu,
kế tiếp, lửa chớp lan nhanh thành một tuyến dài tung bụi đất mù mịt, cây cối
ngả nghiêng… liền đó là tiếng nổ đinh tai nhức óc, hầm hố rung rinh… sau cùng
mới nghe tiếng động cơ… và dò theo tiếng động cơ, chúng tôi thấy 3 chiếc B52
không dài hơn 3cm, trắng toát, ẩn hiện trong bầu trời chói nắng Hạ Lào.
Với các cuộc oanh tạc
khủng khiếp ấy, địch quân vẫn điên cuồng, bất chấp thiệt hại, sử dụng đám tàn
quân sát rào kéo dài cuộc tấn công đến mãi 21g00 mới chấm dứt!
Chiến trường trở nên
yên tỉnh như không có gì xảy ra. Trên không, phi cơ soi sáng thả hoả châu như
thường lệ…
Rạng ngày 28-2-1971,
tôi được tin hậu cứ báo chuẩn bị nhận lương tươi với một số nạp bổ sung.
… Hôm nay, Cộng quân
có vẻ siêng hơn, vừa mờ sáng chúng đã bắt đầu pháo kích đủ loại đạn vào căn cứ.
Bên vị trí Pháo Ðội C3 Dù chẳng hơn gì Pháo Ðội tôi. Khắp nơi đều có dấu vết
đạn địch cày xới. Súng của Trí lại mong manh hơn Ðại Bác 155 ly của tôi. Mảnh
đạn địch làm thủng cả càng súng và một số cơ phận khác.
Dây điện thoại nối
liền giữa hầm tôi và hầm Trí đứt hoài. Có khi phải đi nối hàng 5, 6 lần trong
một buổi. Mỗi lần nối dây thật là nguy hiểm! Do đó, tôi cho phép Hạ Sĩ Nhứt
Vinh tháo trước dây trong trục, cầm một đầu chạy nhanh qua vị trí Pháo Ðội C3
Dù, móc vào máy, xong trở về cắt dây nối qua máy của Pháo Ðội.
Nói cho đúng, bọn tôi
xem thường hiệu quả Pháo Binh địch. Vì Pháo Binh đòi hỏi chính xác —Muốn chính
xác súng phải được đặt ở vị trí cố định và khi tác xạ phải loại trừ khí tượng…
Ngoài ra, hoả lực phải được tập trung mới đạt được hiệu quả tối đa… Nhưng đó là
những điều kiện mà chắc chắn địch không thể thực hiện được. Cụ thể như mỗi lần
tác xạ, chúng phải lôi đại bác ra khỏi hầm, bắn xong lại đẩy vào hầm, mỗi vị
trí pháo không thể đặt quá 3 khẩu, vì sợ phi cơ ta khám phá oanh kích. Trái
lại, Căn Cứ Hoả Lực 30 bấy giờ có 6 đại bác 105 ly, 5 đại bác 155 ly đặt cố
định. Chỉ nội việc tải đạn khi tác xạ vào một mục tiêu, sức công phá có thể tác
hại một vùng rộng lớn gấp 5, 6 lần của địch.
Sự kiện này có thể
chứng minh qua 4 ngày pháo kích bằng đại bác của địch: chỉ có một quả rơi vào
vị trí Khẩu 5 của chúng tôi mà thôi. Tôi thường giải thích với các quân nhân
trong Pháo Ðội, đừng nhầm lẫn pháo kích chỉ toàn là đạn Pháo Binh - mà phải
hiểu, đối với Cộng quân, việc pháo kích còn phối hợp đủ các loại súng cộng đồng
bắn thẳng của Bộ binh. Chính các loại súng này kết quả hơn là Pháo Binh của
chúng. Vì lẽ đạn đạo thẳng, xạ thủ khai hoả gần mục tiêu nên dễ trúng đích,
nhưng trái lại hiệu quả của nó đối với các công sự kiên cố của chúng ta chẳng
ăn thua gì.
10g00 một số trực
thăng đến triệt thoái tiếp Ðại Ðội 1 Tiểu Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân đang kẹt tại
Căn Cứ Hoả Lực 30 chúng tôi. Nhân tiện, tôi bàn với Kim, sẵn dịp này nên về Khe
Sanh là hơn. Vì ở lại chẳng những Kim không còn nhiệm vụ gì, mà lỡ ra bị rủi ro
thì hận lắm.
Kim tỏ vẻ bịn rịn,
không muốn xa tôi. Chính Kim đã sống với chúng tôi trong những giờ phút nghẹt
thở nhất, có lúc kéo dài 16 tiếng đồng hồ trong 24 giờ của một ngày như ngày
27-2 vừa qua.
- Bây giờ tôi hết
nhiệm vụ, nhưng vẫn chưa được lệnh của Tiểu Ðoàn, Quân Ðoàn. Tôi nghĩ, về cũng
không có lỗi gì. Chỉ tội một điều, tôi thấy thầy ở lại một mình tôi ái ngại
quá!
- Một mình sao được,
còn Lân và Ngân là gì? Em nên về đi. Nếu còn nghĩ đến tình thầy cũ hãy nghe lời
thầy… Em về nhớ thuật lại cho các bạn ở nhà biết tình hình trước mắt mà em đã
chứng kiến. Nhất là nhờ em báo cáo tỉ mỉ cho Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh
Quân Ðoàn 1 và Thiếu Tá Tiểu Ðoàn Trưởng của thầy biết khả năng cũng như tinh
thần chiến đấu của anh em trong Pháo Ðội C.
Không đợi Kim dài dòng
nữa, tôi đứng dậy cầm cái sac của Kim trao cho nó và bảo:
- Thôi đi cho rồi kẻo
trễ. Trực thăng nó không đợi đâu.
Kim định đem về chiếc
PRC-25, nhưng lên trực thăng khó khăn đành để lại cho tôi giữ hộ.
Kế đó, Kim rời tôi,
nhảy từ hầm này sang hầm khác, di chuyển lần ra bãi đáp trực thăng số 2 (Đến
phút này, bãi đáp số 1 - bãi đáp thiết lập đầu tiên - không thể sử dụng được,
vì địch điều chỉnh rất chính xác. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù bèn thiết lập bãi
đáp số 2 ở phía Nam vị trí chúng tôi) cùng với hai nhân viên trong toán sĩ quan
liên lạc, và một pháo thủ của tôi, có nhiệm vụ triệt thoái súng cá nhân của anh
em bị thương trước đây, chưa mang về kịp. Hạ Sĩ Nhứt Bách may mắn được di
chuyển trong chuyến này làm cho chúng tôi đỡ được một gánh nặng.
Phút tạm biệt buồn
thật! Buồn lây qua Lân và Ngân.
Cùng với các phi vụ
này, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù nhận được 40 quả mìn chống chiến xa. Trung Tá
Thạch ra lệnh gài ngay từ đầu bãi đáp trực thăng ra tiền đồn, và đặt hẳn một
bãi mìn tại triền thoai thoải phía Ðông-Bắc vị trí - Nơi mà chiến xa chỉ có thể
qua đấy mới vào được Căn Cứ Hoả Lực 30.
Ba anh em tôi trở vào
hầm, ngồi đếm tiếng đại bác địch reo qua đầu, nổ ầm ầm quanh căn cứ, hoà lẫn
với tiếng nổ của súng cối 82 ly, cùng SKZ 57, 75 ly suốt cả buổi.
Khoảng 14g00, một phi
vụ Chinook câu một lưới nạp kèm theo một bọc lớn thực phẩm tươi từ hướng Nam
bay thẳng lên bãi đáp số 2, vội vàng bấm nút thả cách mặt đất 10 thước. Tất cả
thực phẩm rơi xuống sườn núi… đồng thời địch ráo riết pháo kích vào bãi đáp ấy.
Chúng tôi đành bỏ, không mang vào được. Sau đấy, cả kiện nạp bị cháy làm nổ lây
một số đạn bộ binh tại chỗ.
Cũng trong ngày hôm
ấy, tôi tiếp nhận 7 quân nhân bổ sung cho số bị thương. Tổng cộng tôi có 74
người. Tôi tỏ ý không được vui khi nhận 7 quân nhân này với Lân và Ngân. Vì
tình cảnh ngày càng nghiêm trọng, đại bác ngày càng bất khiển dụng, mức độ pháo
kích của địch mỗi lúc mỗi gia tăng khủng khiếp, tối thiểu không dưới 1000 quả
đạn đủ loại Cộng quân đem sử dụng trong 24 giờ để rót vào Căn Cứ Hoả Lực 30.
Thực trạng là thế vậy mà tăng cường nhân viên thì chỉ làm khổ cho tôi, vì thêm
một mối lo… chứ chẳng ích gì.
… Ðêm nay không có phi
cơ hoả châu, những vì sao rời rạc không đủ soi sáng cảnh vật, lấm tấm dính trên
nền trời. Vũ trụ như thu hẹp trong tầm mắt của người chiến binh không quá vài
chục thước, đang ghìm súng sống qua từng giây phút hãi hùng tại chiến địa…
Trong im lặng, không
có tiếng hò reo tở mở của hàng hàng lớp lớp người cuồng tín, đã mấy phen xông
vào cõi chết, người ta chỉ còn nghe tiếng côn trùng rên rỉ suốt canh thâu, như
ai oán, như hờn trách cảnh tương tàn đau thương!
Gió lên!… Gió lên!…
nhưng không ào ạt tạo nên sức mạnh gãy cành bứng gốc, cũng không mang lại một
sinh khí mới bởi cái lạnh về đêm của Hạ Lào… Gió lên!… Gió lên!… Gió thoảng nhẹ
phả vào vị trí mùi tử khí hôi thối nồng nặc thoát ra từ những tử thi Cộng quân
ven đồi!… Hồn oan khiên của biển người không toàn thây vật vờ đâu đây, tưởng
chừng như nương theo gió cuộn vào không khí, khích động tâm tư kẻ sống nổi lên
những suy tư man mác!…
Quá khuya, giữa cảnh
tịch mịch bao la của núi rừng bỗng vang lên tiếng sấm động: ba mặt Bắc, Tây và
Ðông căn cứ lần lượt được pháo đài bay B52 đến dội bom, khoảng cách không xa
hơn từ 500 đến 1000 thước quanh rào vị trí. Ðã hơn một lần lạc vào căn cứ một
quả và một quả đạn 175 ly của Pháo Binh Cơ Giới Hoa Kỳ tại Lao Bảo yểm trợ
sang. Tuy nhiên tai nạn không xảy ra. Có điều làm cho chúng tôi chứng kiến chấn
động rung rung cả hầm hố, tưởng đến kết quả sát hại khủng khiếp nếu địch tập
trung ngay tại mục tiêu mà nghĩ đến cảnh uổng tử của Cộng quân trong cuộc chiến
vô vọng này!
16. HAI LẦN TRIỆT THOÁI
- HAI LẦN ĐÌNH HOÃN
Sáng 1 tháng 3-1971,
Trung Tá Thạch mời tôi và Trí qua họp tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù.
Với đoạn đường không
quá 50 thước từ hầm tôi đến chỗ họp, song tôi có cảm tưởng đó là đoạn đường tử
thần! Muốn vượt qua phải chạy thật nhanh, chuyền từ hầm này đến hầm kế tiếp mới
mong tránh được pháo kích. Tôi thường lấy Ðài Tác Xạ của Trí làm trạm dừng
chân, rồi cùng Trí chạy sang Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù.
Tại đấy, có cả Thiếu
Tá Lê Văn Mạnh, Tiểu Ðoàn Phó Tiểu Đoàn 2 Dù mới ở tiền đồn về, cùng Ðại Úy
Trần Công Hạnh và Thiếu Úy sĩ quan liên lạc Pháo Binh 320 đang ngồi đợi chúng
tôi.
Trung Tá Thạch chỉ
thị:
- Bây giờ các anh về
lo thu xếp đồ đạc gọn gàng, các vật liệu cần thiết thì mang theo, cái gì không
cần cho phá hủy tại chỗ. Chốc nữa, trực thăng sẽ đến triệt thoái… Ngay bây giờ
các anh phải chuẩn bị sẵn sàng… Giờ trực thăng đến tôi báo sau…
Ðại Úy Hạnh tiếp:
- Ðể giữ trật tự, các
anh phải sắp hàng tại bãi đáp thứ 3 (Mới thiết lập tầm tối hôm trước, nằm về
phía Nam Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù - Vì bãi trực thăng số 2 đã bị Cộng quân
điều chỉnh súng cối 82 ly bắn vào rất chính xác), phân ra từng toán nhỏ trước
khi lên phi cơ, chứ đừng tranh nhau, bọn phi công sẽ bỏ lại hết.
Tôi và Trí nêu thắc
mắc:
- Thưa Trung Tá, vậy
chúng tôi có phá đại bác không? Bây giờ thì Trung Tá là Chỉ Huy Trưởng trực
tiếp của chúng tôi, chúng tôi chỉ còn biết thi hành theo lệnh của Trung Tá thôi
chứ chẳng còn liên lạc được với ai. Tất cả ăng-ten của chúng tôi đều bị gãy nát
vì pháo kích. Nếu có lệnh của Trung Tá, bọn tôi sẽ phá súng trước khi rút… Tôi
có đủ lựu đạn cháy…
Suy nghĩ một chút,
Thiếu Tá Mạnh hỏi tôi:
- Ngoài việc phá súng
bằng lựu đạn cháy, anh còn có cách gì làm cho súng bất khiển dụng mà khỏi phá
hủy không?
- Thưa Thiếu Tá, cái
đó là nghề của bọn tôi. Chúng tôi có thể tháo chốt một vài cơ phận cần thiết
hoặc siết chặt một con ốc cũng đủ biến khẩu đại bác thành khối sắt vô dụng…
nhưng không biết Thiếu Tá có cho lệnh không?
Thiếu Tá Mạnh thoáng
nhìn qua Trung Tá Thạch hội ý.
Trung Tá bảo:
- Lệnh phá súng chúng
tôi không được Thượng cấp đề cập đến. Nhưng thôi, nếu các anh tháo cơ phận chôn
giấu thì càng hay. Như vậy chúng ta dự phòng được vào phút chót, lỡ có lệnh gì
thay đổi mình có thể sử dụng lại được.
- Thưa Trung Tá, vậy
chúng tôi sẽ chôn giấu khối kích hoả và cần vận dụng… thiếu một trong hai món
này, súng bọn tôi chỉ là khối sắt không hơn không kém.
- Thôi các anh về
chuẩn bị…
Theo Ðại Úy Trí, tôi vào
Ðài Tác Xạ Pháo Ðội C3 Dù trao đổi vài ý kiến với Trí. Sau đó, tôi phóng vội về
vị trí, họp tất cả Khẩu Trưởng và Trưởng Ban bàn việc triệt thoái.
Tôi chỉ thị cho các Khẩu Trưởng tháo gỡ cần vận dụng và bắt buộc phải đem về nộp cho Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 44 Pháo Binh khi đến Khe Sanh, để chứng minh súng đã thật sự bất khiển dụng, khối kích hoả thì đem chôn giấu. Riêng một máy nhắm còn tốt, tôi giao Trung Sĩ Thìn cất giữ.
Tôi chỉ thị cho các Khẩu Trưởng tháo gỡ cần vận dụng và bắt buộc phải đem về nộp cho Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 44 Pháo Binh khi đến Khe Sanh, để chứng minh súng đã thật sự bất khiển dụng, khối kích hoả thì đem chôn giấu. Riêng một máy nhắm còn tốt, tôi giao Trung Sĩ Thìn cất giữ.
Lân ngồi cạnh tôi ghi
danh sách từng toán, đồng thời tôi lưu ý đặc biệt các Khẩu Trưởng về bổn phận
giữ trật tự nhân viên trong Khẩu đội, khi lên phi cơ trực thăng. Tôi chỉ thị
rành rẽ cho từng Ban phải mang những máy móc truyền tin, dụng cụ tác xạ cần
thiết đem về hết. Những vật dụng khác, tôi ra lệnh tập trung ngay tại Ðài Tác
Xạ - để toán cuối cùng của Trung Úy Lân tiêu hủy khi rời vị trí.
Bên ngoài, đạn pháo
kích vẫn đều đều rơi hết chỗ này đến chỗ khác. Có lúc rơi sát mặt hầm, tung bụi
đất tràn vào bên trong.
10g00 đoàn trực thăng
khoảng 10 chiếc từ Khe Sanh đến bốc Ðại Ðội tiền đồn Ðông Nam căn cứ đưa về Khe
Sanh. Cộng quân tức khắc sử dụng súng cối bắn lên tiền đồn. Những đốm khói tung
ra sau tiếng nổ hiện rõ trước mắt chúng tôi. Từ căn cứ nhìn sang, chúng tôi
quan sát rõ nỗi khó khăn, nguy hiểm của phi hành, đâm lo ngại cho trường hợp
của mình sắp đến. Có những quả 82 ly rơi ngay bên dưới chân trực thăng, làm cho
trực thăng chòng chành đến mất thăng bằng!
… Tôi hướng dẫn một
nửa quân số Pháo Đội, di chuyển qua Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù. Số nhân viên còn
lại tôi giao cho Lân và Ngân chỉ huy, tiếp tục đi sau, sau khi kiểm soát xong
việc tháo gỡ đại bác và đợi lệnh tôi ngay tại vị trí — nếu việc triệt thoái
toán đầu tiên do tôi chỉ huy không trở ngại, toán của Lân và Ngân mới tiếp tục
rời bãi đáp.
Gặp Ðại Úy Hạnh ngay
cửa hầm của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù, Ðại Úy chỉ thị cho tôi đưa anh em xuống
bãi trực thăng số 3. Trông Ðại Úy có vẻ lo lắng cho chúng tôi lắm - có lẽ vì
Ðại Úy hiểu rõ khả năng chiến đấu của chúng tôi trong tình thế bây giờ.
Từ ven rào phòng thủ
căn cứ, tôi đi sâu xuống phía Nam, lần đến một khoảng đất bằng nhưng đầy lau
lách. Tôi suýt ngã mấy lần vì dốc quá đứng. Cỏ lau tuy cao đến cổ, nhưng tại
chỗ này nhìn quanh thấy trống trải quá! Nơi đây chưa có hầm hố gì cả! Giá như
địch pháo kích thì lãnh đủ!
Bên tiền đồn, việc
triệt thoái đành phải bỏ dở vì địch pháo kích mỗi lúc một gắt gao. Một số binh
sĩ còn lại phải gồng mình tự vệ để đợi lệnh mới…
Chúng tôi đứng ngóng
đợi cả giờ đồng hồ vẫn không thấy máy bay đến…
Ðại Úy Hạnh gọi vô
tuyến cho tôi:
- Lệnh triệt thoái đã
hủy bỏ rồi, anh đưa anh em trở về vị trí chiến đấu như cũ!
Trời nắng gắt, hai
chân tôi như sụm lại, tôi mệt lả muốn ngất. Cố gắng hết mình, tôi leo dần lên
khỏi dốc và nằm ngửa trên đất thở hào hển, mặc cho đạn pháo kích phủ cả vị trí
và bãi đáp số 2, tôi không còn biết tránh trớ gì nữa. Sau đó, tôi bảo anh em về
lắp lại các cơ phận vào súng và trực xạ xuống ven đồi ngay, khẩu nào bắn cũng
được, miễn có tiếng nổ… Xong, tôi bước vào hầm Ðại Úy Hạnh.
Vừa nhìn thấy tôi, Ðại
Úy Hạnh trách:
- Tôi bảo các ông trật
tự cho mà cũng không làm được! Xuống bãi đáp ào ào như thế, bọn nó thấy, nó
pháo kích chết cả đám!
Thật oan cho tôi. Tôi
lấy khăn thấm những giọt mồ hôi nhầy nhụa trên mặt, trên cổ… tôi đáp lại:
- Không biết ai đã vô
kỷ luật, chứ Pháo Ðội tôi rất kỷ luật. Chính tôi đích thân dẫn nửa Pháo Ðội
xuống bãi đáp. Số còn lại do Trung Úy Lân hướng dẫn đi sau. Nhưng đến phút này,
Lân vẫn chưa rời vị trí. Như vậy quân số tôi không quá 35 người, làm sao có thể
tạo ra cảnh hỗn loạn, nhất là có mặt tôi tại chỗ? Vả lại, ngoài chúng tôi còn
có binh sĩ Dù của Ðại Úy, Pháo thủ Dù của Ðại Úy Trí, một số binh sĩ Biệt Ðộng
Quân nữa… (Mặc dầu đã có 2 lần triệt thoái Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân về Căn
cứ Phú Lộc, nhưng vẫn còn sót lại khoảng chục quân nhân nữa gồm có Thượng Sĩ
Ra, Trung Sĩ Nhứt Chiếu, Trung Sĩ Hoá, Hạ Sĩ Nhứt Châu, Hạ Sĩ Nhứt Thư, Hạ Sĩ
Nhứt Tây, BI Hoàng… của Đại Đội 1/TĐ21 Biệt Động Quân)
Trí đứng cạnh tôi im
lặng.
Thiếu Tá Mạnh tiếp:
- Thôi, bây giờ không
có trực thăng thì khỏi có đi đâu nữa. Trật chìa cả đám! Truyền tin dịch công
điện cũng sai mẹ đi… Nó nhận một lần 4 chữ “T” (TT/TT) là “tiếp tục tiếp tế”
thành “túc trực triệt thoái”… Làm ăn thế có chết người không?… Thôi các anh về
lo lắp lại các đại bác mà chiến đấu!
Trở lại vị trí, tôi
ngả mình trên ghế bố thở dốc. Tôi đâm chán ngán “lệnh” với “lạc”! Hai chân tôi
bỗng dưng nặng như hai cái cùm. Bệnh rhumatisme tái phát. Tôi uống vội vài viên
Anacine để dịu cơn nhức, giao cho Trung Úy Lân điều hành mọi việc.
Nằm trong hầm, tôi đếm
đúng ba tiếng nổ của ba quả đạn 155 ly bắn báo hiệu cho Cộng quân hiểu rằng:
Chúng tôi còn sức chiến đấu tử thủ Căn Cứ Hoả Lực 30 này… Nhưng sau đó, tất cả
lại vào hầm, vì địch nghe Pháo Binh của ta hoạt động lại, chúng tập trung pháo
kích dữ dội vào căn cứ.
Hình ảnh triệt thoái
Ðại Ðội tiền đồn quá khó khăn lại hiện đến với tôi. Tôi lo ngại số phận của số
anh em Dù ở trên đồn ấy còn quá ít, không biết có đủ sức chống trả các cuộc tấn
công, đột kích của địch trong đêm nay chăng? Cảnh tượng chiến đấu thiếu hụt
quân số - (vì trực thăng đã hốt được một phần Ðại Ðội này di chuyển về Khe Sanh
rồi) - làm cho tôi thầm lo lắng. Hẳn anh em bên ấy phải gồng mình lắm mới cố
thủ nổi, nhất là trận chiến ác liệt tại đây, không ai có thể tiên đoán những gì
sẽ xảy ra trong phút tới!
Chiều lại, Cộng quân tái
tấn công căn cứ chúng tôi. Súng nổ ran quanh vị trí hoà lẫn với tiếng hô “xung
phong”.. “xung phong”.. ven đồi, cố áp đảo lực lượng phòng thủ… Phản lực cơ
được gởi đến ngay. Ðại Úy Hạnh hướng dẫn trực thăng OV2 đánh dấu mục tiêu bằng
đạn khói cho Jet dội bom và xạ kích ngay hướng Ðông căn cứ, trông rất ngoạn
mục.
Ðiểm đặc biệt mà chúng
tôi ghi nhận là Jet thường đi oanh kích 2 chiếc, trong lúc B-52 luôn luôn có 3
chiếc. Khi đến mục tiêu, phi công trưởng đánh một vòng rộng thật cao để chờ cho
phi cơ quan sát OV2 ghi dấu bằng lựu đạn khói màu… Sau đó, lập tức OV2 vượt ra
khỏi không phận mục tiêu, nhường chỗ cho Jet hoạt động.
Hầu như các cuộc oanh
kích của Jet cũng theo thứ tự: bom nổ, bom bi, bom xăng đặc, cuối cùng xạ kích
bằng đại liên. Loại bom bi được thả cao hơn hai loại bom kia, khi rơi xuống
lưng chừng, bom nổ tại điểm vài đốm khói trắng trên không, rồi tung ra hàng
trăm quả lựu đạn… Khi lựu đạn chạm mặt đất, nổ thêm một lần nữa, gây nên tràng
tiếng nổ, nối tiếp ầm ầm như giông, đồng thời bụi đất tung lên mù mịt cả một
vùng! Loại bom này vô cùng lợi hại, có khả năng tiêu diệt được Cộng quân nấp
trong các hầm “ếch” hoặc các giao thông hào chữ “chi”.
Lúc Jet thi hành xạ
kích với cao độ vừa phải, Cộng quân dùng mọi cỡ súng bắn lên xối xả. Nhưng nhờ
tốc độ nhanh, chúng không gây một thiệt hại nào cho phi cơ.
Thi hành xong nhiệm
vụ, cả Jet và OV2 trực chỉ bay về hướng Ðông, trả lại chiến trường cho chúng
tôi quần thảo với địch.
Khoảng 16g30, bỗng có
2 chiếc Jet bay từ hướng Tây lại, không biết Phi Hành Đoàn thực hiện công tác
tại đâu, nhưng khi bay ngang qua căn cứ, phi công lại liên lạc với Ðại Úy Hạnh
và hỏi Ðại Úy có cần oanh tạc không? Vì trên Jet còn bom!…
Cùng lúc ấy Cộng quân
đang pháo kích vào vị trí bằng đại bác. Ðại Úy Hạnh lập tức nhờ phi công quan
sát hướng Bắc căn cứ để tiêu diệt. May mắn phi công trả lời:
- Chúng tôi nhìn thấy
khói ở vị trí súng địch pháo kích các anh… đúng hướng Bắc… Ok! Chúng tôi oanh
tạc bây giờ…
Thế rồi, sau khi mở
một vòng rộng trên không phận mục tiêu, hai chiếc Jet nhào xuống trút bom, mỗi
chiếc 2 quả. Xong bay thẳng… không liên lạc gì với Ðại Úy Hạnh nữa.
Tiếp theo tiếng nổ của
bom, một cột khói lớn vụt lên không, kèm theo những tiếng nổ kinh khủng… thỉnh
thoảng điểm một cột lửa bùng cao trong đám khói đen… Cứ thế, khói lửa và tiếng
nổ ầm vang đến 19g00 mới dứt.
Chúng tôi chắc mẩm bom
đã phá hủy trọn kho đạn Pháo Binh địch và ít ra cũng làm cho địch im hơi lặng
tiếng một thời gian! Nhưng không, sau đó, chúng cũng pháo kích tôi từ hướng ấy.
Tôi gọi vô tuyến hỏi
Ðại Úy Hạnh:
- Sao Ðại Úy không báo
cho phi công biết kết quả để họ giúp nữa. Bom thả trúng đích, tôi chắc kho đạn
của chúng bị hủy diệt… tại đây, tôi nhìn rõ khói lửa bốc ở mục tiêu và tiếng nổ
dữ lắm!…
- Tôi liên lạc rồi.
Nhưng mấy ông phi công tắt mẹ máy, làm sao báo kết quả và xin họ giúp được!
Nghĩ lại tôi quá tiếc
dịp may hiếm có và ngắn ngủi ấy!
Tại căn cứ, không vì
kết quả của trận dội “bom thừa” này mà Cộng quân ngừng uy hiếp. Chúng vẫn tiếp
tục kéo dài quấy phá chúng tôi đến tối. Dù vậy, chúng vẫn không thể nào chọc
thủng một lỗ nhỏ nào quanh tuyến phòng thủ. Bấy giờ, lực lượng vị trí không còn
e sợ chiến xa địch nữa. Với bãi mìn đã gài sẵn, mọi người đều tin tưởng có thể
đẩy lui các cuộc tấn công bằng chiến xa địch, nhất là với Căn Cứ Hoả Lực 30 còn
có một lợi điểm: cao độ 727 thước chung quanh toàn là dốc đứng.
Ðêm nay, có phi cơ soi
sáng đến thả hoả châu dọc theo tuyến phòng thủ ven căn cứ, tiếng nổ ì ầm của
lựu đạn, M79 nối nhau không dứt từ sau 22g00. Tiếng nổ tạo bởi vũ khí của ta và
địch hoà lẫn với tiếng “xung phong” ở chân đồi vọng lên phá tan bầu không khí
yên tĩnh của núi rừng… Chúng tôi chia nhau ôm súng cá nhân ra các công sự chiến
đấu.
ĐỒI 30 HẠ LÀO (Kỳ 9)
Tác giả: Trương Duy Hy
Tiếp theo Kỳ trước:
Lịnh triệt thoái đã được ban hành nhưng cuối cùng không thể thực hiện được.
Pháo Đội của Đại Úy Trương Duy Hy phải tổ chức lại phòng thủ. Buổi chiều căn cứ
bị tấn công, may nhờ có không yểm nhưng đêm đạn vẫn nổ đầy trời và tiếng xung
phong của địch dưới chân đồi vọng lên…
16. HAI LẦN TRIỆT
THOÁI - HAI LẦN ĐÌNH HOÃN (Tiếp Theo)
Trong tư thế cận
chiến, một lần nữa các chiến binh Dù đã biểu diễn vô cùng ngoạn mục lòng gan dạ
phi thường… tiêu diệt địch không quá 3 đến 7 thước, sát công sự chiến đấu. Chưa
bao giờ tôi thấy binh sĩ Dù sử dụng AR15 trong những đợt xung phong của Cộng
quân và chưa bao giờ tôi nghe thấy tiếng động ra lệnh hoặc cãi cọ tại phòng
tuyến trong những phút giao tranh… Họ âm thầm hành động với tất cả những kinh
nghiệm chiến trường sẵn có… Lệnh đối với họ mà họ nhận được ở cấp chỉ huy trực
tiếp của họ trong những trường hợp này là những cái lắc mắt, những cái gật đầu…
Mỗi cá nhân lính Nhảy Dù quả thật là mỗi đơn vị chiến đấu tinh nhuệ nhưng liên
hệ chặt chẽ với nhau, dũng cảm như nhau. Họ biết rõ nhiệm vụ cùng bổn phận của
họ khi đương đầu với địch. Bởi vậy, nhìn cảnh chiến đấu của Dù mà tinh thần của
chính mình bỗng dưng phấn khởi lạ kỳ.
Trong lúc cố gắng
thanh toán Căn Cứ Hoả Lực 30, địch còn tung một số quân áp đảo tiền đồn phía
Ðông, nơi mà buổi sáng trực thăng chưa triệt thoái hết… Những viên đạn từ chân
đồi vút cao lên rồi tắt hẳn, hoà lẫn với màn đêm… Thỉnh thoảng một vài đốm sáng
bùng lên rồi tắt lịm, sau đấy tiếng nổ ầm ầm tiếp theo vang vọng lại căn cứ.
Tình hình trông có vẻ khẩn trương, nhưng tại đấy, dù với một quân số ít ỏi, nhưng
nhờ ở bãi mìn tự động tinh vi, tiền đồn vẫn cố thủ một cách vững chắc.
… Sáng hôm sau, mồng 2
tháng 3-1971, tổng kết chiến quả vừa đạt được trong đêm qua — Cũng với lối đếm
xác bên trong, sát bên ngoài và ngay trên rào kẽm gai — nghĩa là binh sĩ Dù không
vượt ra khỏi hàng rào để thu dọn chiến trường — vì ở đấy, địch quân đã đào rất
nhiều hầm ếch cố thủ. Kiểm kê như thế mà cũng đã đếm được 93 xác địch với hàng
chục súng đủ loại!
Ðiều đặc biệt — chỉ có
những kẻ đã tử thủ Căn Cứ Hoả Lực 30 mới tin, đó là con số thương vong quá thấp
của chúng tôi. Tuy nhiên, không phải thương vong vì chiến đấu, mà đa số thương
vong vì địch pháo kích. Tôi tự làm một bài tính nhẩm với kết quả từ sau ngày 26
tháng 2-1971 đến nay, kể cả 2 Pháo Đội 105, 155 ly và Tiểu Ðoàn 2 Dù cùng sự
thiệt hại cả địch và ta, quả thật tỷ lệ thiệt hại của ta chỉ bằng 1/100 đối với
địch.
Song song với ý niệm
thiệt hại trên, theo cung từ của tù binh địch do Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù bắt
được, lực lượng địch đã tập trung vây quanh căn cứ chúng tôi, vì rảnh tay ở mặt
Bắc (vùng hoạt động của Biệt Ðộng Quân nay đã rút), mặt Tây (vùng hoạt động của
Căn Cứ Hoả Lực 31 không còn nữa), chúng dồn nỗ lực của cả 2 Trung Ðoàn thuộc Sư
Ðoàn 304, bằng mọi giá, phải hủy diệt sạch Căn Cứ Hoả Lực 30 chúng tôi! Do đó, sự
thiệt hại trong cuộc tấn công biển người khuya 26-2 rạng 27-2 vừa qua, cùng
những ngày kế tiếp… dù chúng thảm bại chua cay, chúng vẫn không từ bỏ kế hoạch
tấn công.
Ðối diện với địch, căn
cứ chúng tôi chỉ có Tiểu Đoàn 2 Dù, Pháo Ðội C Tiểu Đoàn 44 Pháo Binh của tôi,
Pháo Ðội C3 Dù của Trí. Khả năng tham chiến là thế, nhưng thật sự, Tiểu Ðoàn 2
Dù chỉ còn 3 Ðại Ðội bảo vệ căn cứ (kể cả Ðại Ðội Chỉ Huy), còn 2 Ðại Ðội mắc
trấn đóng ở hai tiền đồn. Rốt cuộc, chúng tôi đã đương đầu với hai Trung Ðoàn
Cộng quân bằng một quân số không quá 120 pháo thủ của cả 2 Pháo Ðội và 3 Ðại
Ðội thuộc Tiểu Ðoàn 2 Dù!
Ấy vậy, đến nay là ngày
thứ tư rồi, địch vẫn chưa đẩy được chúng tôi ra khỏi căn cứ! Lại còn thất bại
cả ngàn chiến sĩ cùng Thiết Giáp, mà thây chúng nằm la liệt quanh rào phòng thủ
không thu lượm được. Hẳn các cấp chỉ huy của chúng điên đầu, nhất là khi chúng
nghĩ đến và không ngờ rằng những cơn mưa pháo kích, trận địa pháo của chúng
không hề làm nao núng tinh thần chiến đấu của binh sĩ ta.
Khoảng 8g30, Bộ Chỉ Huy
Tiểu Đoàn 2 Dù lại gọi tôi sang họp. Nội dung cuộc họp hôm nay cũng giống như
hôm qua. Thiếu Tá Mạnh ngồi kế bên Trung Tá Thạch chỉ thị:
- Hôm nay rút. Chắc
chắn có trực thăng liên tục đưa anh em về Khe Sanh. Tôi dành cho 2 Pháo Ðội các
anh mỗi lần 4 chiếc, còn 4 chiếc chúng tôi sử dụng. Khi nào anh em Pháo Binh đi
hết chúng tôi mới sử dụng cả 8 chiếc. Vậy các anh về chia từng toán cho trật
tự. Anh Trí 2 chiếc, anh 2 chiếc. Cứ mỗi chuyến đi 16 người cho mỗi Pháo Ðội.
Riêng quân số của anh Trí ít hơn, thì sau đấy anh sẽ dùng tiếp trực thăng phần
của anh Trí cho anh em Pháo Ðội anh sử dụng.
Ðại Úy Hạnh là Sĩ quan
Ban 3 (Hành quân) của Tiểu Đoàn 2 Dù, tiếp lời Thiếu Tá:
- Ðưa các anh về được
bọn tôi khoẻ. Bọn tôi lo cho các anh hơn là lo cho bọn tôi! Tôi chỉ trông tất
cả mọi người đi trước, còn mình tôi với thằng “tà lọt”, tôi sẽ kiếm một khoảng
đất trống liên lạc với trực thăng đến xúc tôi là yên nhất…
Nhận lệnh rành rẽ như
thế, tôi không còn gì thắc mắc. Tôi trả lời Ðại Úy Hạnh:
- Cám ơn Ðại Úy. Tôi
biết Trung Tá, Thiếu Tá và Ðại Úy lo cho anh em chúng tôi nhiều nhất. Vả lại
bọn tôi chiến đấu như Dù chưa quen… từ lâu làm pháo thủ, chỉ quen vác đạn, nạp
đạn, giật cò… Cái đó thì bọn tôi rành lắm. Còn tham chiến theo cách đánh cận
chiến của Nhảy Dù, chắc chắn bọn tôi chậm chạp hơn…
Sau đó, tôi và Trí trở
về Pháo Ðội.
Tất cả Khẩu Trưởng và
Trưởng Ban cùng Thường Vụ được triệu tập hết vào hầm tôi. Lân lập 4 danh sách
cho 4 chuyến đi, mỗi chuyến 18 người — nếu trở ngại, sẽ gợt mỗi toán vài người
cho vào toán thứ 5. Tôi cắt đặt Trưởng Toán và chỉ thị Lân đi sau cùng như hôm
qua. Còn tôi hướng dẫn toán đầu di chuyển qua Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù liên
lạc.
10g30 chúng tôi xuống
ngồi quanh ở bãi đáp, nấp dưới đám lau sậy… Toán binh sĩ Biệt Ðộng Quân khoảng
10 người còn sót lại cũng có mặt tại bãi đáp. Số anh em này không còn ai chỉ
huy nữa, do đó anh em đã tháp tùng theo các toán của Pháo Binh, ngồi xúm xít
bên nhau. Tất cả Pháo thủ cũng như anh em Biệt Ðộng Quân ngồi dọc thành từng
toán. Ðối diện với chúng tôi là các toán của Dù.
Vừa sắp xếp xong thì
trực thăng đến! Sau khi vứt những kiện đạn tiếp tế cho Bộ binh (?), phi công
cho hạ thấp máy bay, nhưng không đậu hẳn xuống bãi đáp… Một số binh sĩ nôn nao
leo lên, cảnh hỗn loạn vô trật tự tái diễn…
Kết quả, Trung Tá
Thạch, Ðại Úy Trí, Trung Úy Bác sĩ và Ðại Ðội nặng của Tiểu Ðoàn 2 Dù đi trước
cùng một số pháo thủ của tôi và Trí…
Sau khi Trung Tá Thạch
rời bãi đáp, cảnh hỗn loạn trầm trọng hơn. Trung Sĩ Nhứt Bang, Thường Vụ của
Dù, dẫu có hò hét cho lắm cũng không tài nào trấn an số binh sĩ hiện diện tại
bãi đáp. Ai cũng muốn níu lấy trực thăng về trước. Quả thật là một mâu thuẫn
với lúc đang chiến đấu cạnh lưỡi hái tử thần. Có lẽ hình ảnh những cuộc vui ở
hậu phương kích thích sự trở về khi có lệnh của Thượng cấp ban hành chăng?
Ngay cả tôi cũng không
thể giữ cho các pháo thủ ngồi yên, ngoại trừ những pháo thủ đã ngồi trước mặt
tôi thì không dám phá hàng phân tán, chen giành với các chiến hữu khác…
Bây giờ Phi Hành Đoàn
trực thăng không cần “xài” đến thủ hiệu của Trung Sĩ Nhứt Bang. Hầu hết họ là
người Hoa Kỳ, họ thấy nơi nào rộng rãi thuận tiện quanh chỗ tôi ngồi thì sà
thấp xuống… xô vội các kiện đạn qua hai cửa bên hông… Tức thì, các binh sĩ nhào
đến đợi… Vừa dứt kiện đạn cuối cùng, anh em níu lấy sàn, lấy càng trực thăng
rồi nhờ xạ thủ đại liên kéo lên.
Vài binh sĩ quá nóng
lòng đi trước đã đu lấy trực thăng bằng hai tay bám chặt chân ngang, buông cả
thân thể với sac mang lưng tòn ten giữa không trung! Binh nhất Thái của Pháo
Ðội tôi theo toán sau xuống bãi đáp, tưởng rằng với đôi cánh tay gân guốc và
thân hình vạm vỡ, anh sẽ thừa sức chịu đựng cái thế đu nguy hiểm ấy, nên anh đã
cùng 2 chiến hữu Dù, dùng hai bàn tay ôm chặt chân trực thăng…
Tôi không còn kịp chạy
lên cản lại, tôi quát to… anh ta cũng chẳng nghe, vì tiếng động cơ át mọi tiếng
động chung quanh. Tôi cố bước… nhưng bước được vài bước thì dừng lại ngay. Sức
gió tạo bởi cánh quạt quá mạnh, thiếu điều xô tôi ngã nhiều lần dù tôi trân
người trụ trên đôi chân! Tôi biết tôi yếu lắm, nhất là sau mấy ngày bị bệnh kiết
hoành hành và rhumatisme tái phát!… Ấy thế là tôi chỉ còn biết đứng một chỗ
nhìn theo ba chiến hữu treo lủng lẳng dưới bụng trực thăng!… Cánh quạt quay
tít!… Trực thăng mỗi lúc mỗi lên cao và xa dần bãi đáp về hướng Tây Nam… Lúc
cách chúng tôi khoảng 500, 700 thước với độ cao khoảng 100 thước, lần lượt tất
cả đều rơi xuống vực thẳm!… Dẫu cố gắng, chúng tôi cũng không nghe được tiếng
kêu cứu… Tôi tin rằng các đồng đội ấy đã chết! Tôi cùng các pháo thủ ngồi quanh
tôi chỉ kịp thốt lên: “Chết!… Trời ơi!… Chết!…” rồi im lặng nhìn nhau chẳng
thốt thêm được lời nào nữa!
Sau phút xúc động, tôi
bảo các pháo thủ của tôi:
- Anh em đã thấy chưa?
Hậu quả của vô trật tự là như thế đấy! Các anh đã chứng kiến với tôi chứ không
phải tôi doạ dẫm gì anh em… Với tôi, tôi có thể bắt anh em bồng vứt tôi vào
lòng trực thăng một cách dễ dàng, nhưng tôi không làm thế! Tôi hứa với anh em:
Tôi sẽ sống bên cạnh các anh em, cùng chịu khổ cực với anh em… anh em đừng có
sợ mẹ gì cả. Không đi được chuyến này thì đi chuyến sau. Giờ tôi bắt buộc anh
em phải tuân lệnh tôi, đừng để chết một cách oan ức như Binh nhất Thái đó…
Nghe lời giải thích
của tôi và nhất là anh em đã thấy trước mắt cái chết thê thảm của Binh nhất
Thái, hầu hết đều im lặng và không còn một ai lộ vẻ nôn nao nữa.
Bây giờ Lân và Ngân
hoàn tất việc chôn giấu các cơ phận đại bác, dẫn toán cuối cùng xuống bãi đáp.
Gặp tôi, Lân báo cáo
mọi việc mà Lân và các pháo thủ đã thi hành.
Tôi cho lệnh nhập toán
sau vào ngồi chung với toán trước… Ðang nói chuyện với Lân về chuyện Trung Tá Thạch
đã rời căn cứ, tai nạn của Binh nhất Thái… bỗng một trực thăng đáp nhẹ cách
chúng tôi khoảng 10 thước. Dịp may hiếm có, Ngân đứng rất gần trực thăng… tức
thì anh lao vào trong lòng trực thăng… Tôi trỏ tay về phía Ngân, bảo Lân:
- Lân xem kìa! Thiếu Úy
Lùn nhà mình trúng số độc đắc! Anh chàng phi công nào mà điệu thế! Ý giả anh ta
biết Lân nhà mình ngắn giò nên đáp hẳn trực thăng xuống đất chăng?
Lân mỉm cười:
- Có lẽ…
Lân tiếp:
- Thấy Ðại Úy gầy quá,
bây giờ Ðại Úy nên về trước. Tôi ở lại đi sau với anh em cũng được, kẻo như hôm
qua lỡ tàu nữa thì kẹt. Bác sĩ đã về rồi còn ai cấp cứu cho Ðại Úy chữa bệnh?…
Ðể tôi bảo anh em đưa Ðại Úy lên trực thăng cho kịp…
- Không được, ý định
về trước về sau, bây giờ không thành vấn đề nữa. Tôi chỉ lo cho số pháo thủ về
trước có đến được Khe Sanh không? Hay lại bị vứt mẹ ở Phú Lộc như Tiểu Ðoàn 21
Biệt Ðộng Quân vừa rồi… Ở Phú Lộc nghe Thiếu Tá Hằng báo cũng bị pháo kích rát
lắm! Tôi còn sợ cái nỗi trực thăng bỏ một dúm ở Phú Lộc, một dúm ở Khe Sanh…
Không biết ai điều khiển chúng nó! Mạnh đứa nào chuồn đứa đó thì kẹt cho Pháo
Ðội lắm. Tôi quyết định anh về trước Khe Sanh, gom anh em lại một chỗ đợi tôi.
Như vậy thuận tiện hơn. Dầu sao Thiếu Tá Mạnh và Ðại Úy Hạnh cũng mến tôi, tôi
có thể nhờ quý vị ấy giúp đỡ… cùng lắm, tôi xin Thiếu Tá Hằng ở Phú Lộc, Ðại Úy
Vẹn ở A Lưới tác xạ bảo vệ căn cứ cũng dễ dàng hơn anh… Thôi anh đi gấp đi!
Lân không chịu rời
tôi, lắc đầu từ chối:
- Tôi còn mạnh, lại đi
trước Ðại Úy! Tôi không thể làm được. Thôi tôi ở lại đi với Ðại Úy chuyến cuối
cùng. Vả lại, bọn em út về trước, thế nào Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn cũng giữ lại đợi
Ðại Úy về giải quyết…
- Lát nữa chắc Pháo
Ðội sẽ được triệt thoái hết. Chính tôi cũng nhận lệnh của Thiếu Tá Mạnh khi
nãy. Anh cứ nghe tôi về trước lo hộ cho tôi.
… Rủi ro, chuyến của
Ngân đi là chuyến chót! Sau đó, trực thăng không đến nữa!
Ðại Úy Hạnh liên lạc
bằng vô tuyến ra bãi đáp bảo tôi:
- Lệnh triệt thoái đã
đình lại! …nhân viên truyền tin mở khoá ngụy bị nhầm nữa! Thôi, anh đưa anh em
về vị trí chiến đấu như cũ.
Tôi bực mình hết sức,
mặc cho Việt cộng pháo kích rơi cạnh bãi đáp thứ nhì, cách tôi và Lân không quá
100 thước, chúng tôi ngồi bệt trên sườn đồi, lấy bi-đông uống nước.
Lại một dịp mồ hôi
toát ra áo giáp, chảy giọt trên mặt khó chịu…
Hai trực thăng võ trang
đang bay từ hướng Tây lại - Tôi không để ý nên không biết chúng có nhiệm vụ hộ
tống Phi Hành Đoàn vào triệt thoái binh sĩ tại bãi đáp chăng?… Cùng lúc đó, một
luồng khói xanh bốc từ hố thẳm lên - nơi ba chiến hữu của chúng tôi đã rơi lúc
nãy - tức khắc trực thăng võ trang nhào xuống xạ kích.
Hai chúng tôi cùng một
cảm nghĩ như nhau: chắc chắn Phi Hành Đoàn đã ngộ nhận, vì không có liên lạc gì
trước, và biết đâu mà liên lạc cho kịp. Chúng tôi tin rằng các đồng đội ấy giờ
đã chết! Dầu cho đã may mắn sống sót sau khi rơi “không dù” với độ cao cả 100
thước.
Lúc lên đến phòng
tuyến, tôi bảo Lân:
- Anh về vị trí cho
anh em lắp lại cần vận dụng và khối kích hoả như hôm qua để chiến đấu. Tốt nhất
anh cho vài khẩu trực xạ cho có tiếng nổ… Tôi vào gặp Thiếu Tá Tiểu Ðoàn Phó
xong, tôi về ngay.
Bấy giờ, quân số còn
lại chính thức của Pháo Ðội tôi là 34 người, và tôi!
Vào hầm Bộ Chỉ Huy
Tiểu Đoàn 2 Dù, tôi thuật lại cho Thiếu Tá Mạnh và Ðại Úy Hạnh những gì tôi đã
thấy tại bãi đáp. Thiếu Tá lắc đầu, tôi tiếp:
- Thưa Thiếu Tá, cá
nhân tôi, tôi đã thi hành đúng đắn chỉ thị của Thiếu Tá…
(Vừa lúc đó, hai tiếng
“départ” do Trung Úy Lân trực xạ chung quanh đồi vọng lại).
Tôi tiếp:
- … Ðấy, tiếng đại bác
của Trung Úy Lân thi hành lệnh tôi… Về lắp lại các cơ phận vào trực xạ… cho
Cộng quân biết rằng đại bác mình còn xài được… Như vậy tôi đâu có tắc trách?
- Tôi biết anh… bây
giờ không có lệnh gì triệt thoái, tôi cũng không biết làm sao hơn. Truyền tin
mở lầm bản ngụy hoá, thật bực hết sức!
- Tôi thấy trực thăng
vẫn tiếp tế đạn trong lúc triệt thoái, không biết ý của Thượng cấp thế nào?
- Vô lý là chỗ đó. Nếu
có lệnh triệt thoái thì tiếp tế thêm làm gì? Tôi cũng chịu, không biết lệnh lạc
ra sao!
- Thưa Thiếu Tá hay đó
là hành động đánh lạc hướng nhận định của địch?
- Ai biết được…
Tiếp theo Kỳ trước:
Pháo Đội của Đại Úy Trương Duy Hy đang được trực thăng chuyển đi phân nửa, bỗng
có lịnh ngưng triệt thoái. Lắp lại các cơ phận của súng 155 ly để sẵn sàng
chiến đấu tiếp trong tình trạng bi đát về quân số cũng như hoả lực.
17. TRẬN ĐÁNH CUỐI
CÙNG TRƯỚC KHI RỜI CĂN CỨ HOẢ LỰC 30
Rời Bộ Chỉ Huy Tiểu
Ðoàn 2 Dù, vừa ló đầu khỏi hầm, một quả cối 82 ly của địch rớt trước mặt tôi!
Sau tiếng nổ - bụi đất tung vào mặt, tôi tưởng bị thương, nhưng may mắn không
hề gì. Tôi đành ở lại đây vài phút để nghe động tĩnh… xong, tôi băng qua hầm
của y sĩ Tiểu Đoàn 2 Dù nấp tạm. Nhờ vậy, tôi gặp Trung Úy Ninh, Sĩ quan truyền
tin Dù. Ninh trước cùng học với tôi khoá Tiếp Liệu Binh Ðoàn. Chúng tôi còn
quen nhau khi làm việc tại Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 2 Bộ Binh ở Quảng Ngãi. Nhân
tiện, tôi nhờ Ninh cho tôi mượn một máy PRC-25 vì tất cả máy móc của tôi và Kim
đều bị vỡ nát. Ninh sốt sắng nhận lời ngay…
Vài phút sau, Ninh khệ
nệ đem đến cho tôi mượn máy mới. Nhưng ăng-ten bị hỏng, tôi phải bắt nhân viên
truyền tin sau đó tìm ăng-ten đoạn lắp vào.
Trong khoảng thời gian
này, Cộng quân pháo kích không thể tưởng được… Hàng loạt, hàng loạt rồi hàng
loạt đạn đủ loại cứ nhắm vào vị trí chúng tôi bắn xối xả. Chúng tôi không còn
biết đạn ở hướng nào bay đến. Chung quanh vị trí đều có tiếng “départ” của súng
cối 82 ly, đại bác 57 ly, súng không giật 75 ly và xa hơn, súng cối nặng và đại
bác của địch gõ đều đều.
Nóng ruột quá, không
biết ở vị trí nhân viên của tôi giờ đây ra sao, tôi liền chạy ào về Ðài Tác Xạ…
Ninh thấy tôi ốm yếu nên tự ý mang máy vô tuyến chạy theo tôi, mặc cho đạn pháo
kích đang nổ bừa bãi khắp đó đây.
Vừa nhảy xuống hầm, Lân
nhăn mặt… nhìn kỹ, tôi thấy tay của Lân đã sưng vù lên, băng cá nhân quấn quanh
vết thương… hai ống quần của Lân bị xé cụt từ bao giờ để lộ hai ống chân điểm
nhiều vết máu khô và mảnh sắt vụn. Có mảnh găm sâu vào thịt!… Chung quanh Lân,
4 nhân viên bị thương nhẹ, đứa ngồi, đứa nằm thở… Tôi hốt hoảng ôm chầm Lân để
mặc cho nước mắt tuôn trào! Tôi nghẹn ngào nói với Lân:
- Thôi hết rồi! Hết
rồi còn gì nữa đâu!…
Ninh và Lân thấy tôi
xúc động mạnh, khuyên tôi bình tĩnh lại để lo cho anh em. Thật ra, tôi không
còn biết là có tôi nữa! Tôi chỉ nghĩ đến anh em — những người mà vợ con họ đang
cần đến họ, mong cho có ngày đoàn tụ và tôi, kẻ chỉ huy trực tiếp tự cảm thấy
có bổn phận phải lo cho họ trước đã.
Kiểm điểm lại, quân số
trước sau vẫn còn 35 người, kể cả tôi. 39 người về trước gồm Thường Vụ, 6 Khẩu
Trưởng, Ban Tác Xạ, Thiếu Úy Ngân và một số pháo thủ cùng nhân viên nhà bếp…
Lân thuật lại cho tôi
nghe khi trở lại vị trí, không còn Khẩu trưởng, nhân viên Khẩu 4 đào lấy khối
kích hoả và cần vận dụng lắp vào súng. Lân cho lệnh bắn vài phát. Sau đấy, địch
pháo kích rát quá. Một quả lọt ngay vào vị trí súng, Lân bị thương cùng với
Trung Sĩ Chất, Hạ Sĩ Ðình, Binh Nhì Một, Binh Nhì Ngô… bắt buộc anh em phải
nhào vào Ðài Tác Xạ núp. Lân co tay mặt chỉ cho tôi xem nơi mảnh đạn pháo kích
làm sưng cạnh bàn tay anh như quả trứng gà so! Mảnh đạn ghim sâu vào bên trong.
Kế đó, tôi bảo Lân và
4 anh em bị thương cố gắng chạy qua hầm bệnh xá mà nghỉ tạm. Ở đó còn y tá, sẽ
được giúp đỡ thay băng. Số nhân viên còn lại, tôi cho ra giao thông hào tạm
trú.
Lân bảo:
- Ðể cho anh em ra
tháo khối kích hoả chôn lại đã, khi nãy đến giờ bị pháo kích rát quá, tôi chưa
cho tháo…
- Anh cùng mấy đứa đi
trước, để tôi lo liệu cho. Tôi trả lời.
Tôi gọi nhân viên Khẩu
4 thi hành việc chôn giấu khối kích hoả, cần vận dụng. Xong tôi gọi tất cả anh
em vào tạm trú nơi hầm tôi. Vì lúc bấy giờ, các hầm khẩu đều bị bung cả nắp
rồi.
Khoảng 14g00 hơn, địch
pháo kích nhiều hơn nữa, với nhịp bắn tối đa… Ầm ầm… Cả hai vị trí của tôi và
Pháo Ðội C3 Dù mù mịt đất bụi!
Bỗng hầm đạn của Pháo
Binh Dù bốc cháy! Tiếp theo đạn nổ cả hàng ngàn quả! Hầm đạn lại làm giữa vị
trí của Pháo Ðội Dù, do đó, tất cả đại bác 105 ly đều bị hư nát. May mà Trí đã
triệt thoái một số lớn nhân viên về Khe Sanh lúc sáng, chứ nếu còn ở lại thì
không biết tai hại bao nhiêu mà lường. Nhân viên còn sót lại của Trí vỏn vẹn
không quá 4 người. Anh em qua tá túc tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù với Thiếu Úy
Sĩ quan liên lạc, tránh được một thảm hoạ vô cùng khủng khiếp!… Khắp căn cứ,
các đám cháy nối tiếp, lan rộng ra, hầu hết các hầm làm bằng dư liệu tác xạ như
thùng gỗ, ống giấy… giờ đây biến thành những vũng lửa, không tài nào chữa nổi.
Chúng tôi bị kẹt trong hầm, không còn cách nào vượt ra giao thông hào nữa. Lửa bắt qua nóc Ðài Tác Xạ cháy tấm bạt phủ bên trên, lồng vào miệng hầm tôi. Hạ Sĩ Vinh, Binh Nhứt Sinh và Binh Nhứt Huy — ba nhân viên duy nhất còn lại với tôi, lo tháo nước trong ống nạp sang một cái thau, tạt lên đám cháy… Nguy hiểm không thể tả xiết!… Ðồng thời, địch vẫn liên tục pháo kích bồi vào, dù rằng tại Căn Cứ Hoả Lực 30 cảnh hầm đạn bị nổ có thể nhìn rõ xa hàng 15, 20 cây số!
Chúng tôi bị kẹt trong hầm, không còn cách nào vượt ra giao thông hào nữa. Lửa bắt qua nóc Ðài Tác Xạ cháy tấm bạt phủ bên trên, lồng vào miệng hầm tôi. Hạ Sĩ Vinh, Binh Nhứt Sinh và Binh Nhứt Huy — ba nhân viên duy nhất còn lại với tôi, lo tháo nước trong ống nạp sang một cái thau, tạt lên đám cháy… Nguy hiểm không thể tả xiết!… Ðồng thời, địch vẫn liên tục pháo kích bồi vào, dù rằng tại Căn Cứ Hoả Lực 30 cảnh hầm đạn bị nổ có thể nhìn rõ xa hàng 15, 20 cây số!
Ninh đề nghị với tôi
rời hầm. Nhưng tình thế không cho phép, đạn 105 ly nổ dữ dội. Chốc chốc phụt
lên không một ống lửa cao ngất, toả hơi nóng trùm căn cứ, kèm theo tiếng “v… è…
o…. v… è… o…” của những quả đạn bị thuốc nạp tống ngang qua đầu chúng tôi. Một
vài quả rơi vào hầm nạp khẩu 3, khẩu 2 sát ngay miệng Ðài Tác Xạ tạo nên một
đám cháy lớn lan ra mấy quả đạn 155 ly cài sẵn hoả pháo, tiếp theo, tiếng nổ
kinh hồn làm rung chuyển cả hầm tôi. Ðồng thời, đất bụi lùa vào hầm cơ hồ làm
chúng tôi nghẹt thở!… Lúc bụi tan, nhìn qua Ðài Tác Xạ, thì miệng hầm đã sập từ
bao giờ.
… Một vài chiếc trực
thăng vần vũ trên không phận căn cứ thật lâu, nhưng bay rất cao, tôi không buồn
liên lạc vì nghĩ rằng mình không có nhiệm vụ gì với phi công.
Thúc thủ trong hầm,
tôi chỉ còn biết ngồi đếm từng tiếng hú rợn người của Pháo Binh địch vèo vèo
qua đầu và tiếng nổ liên tục dây chuyền phát ra từ hầm đạn 105 ly của Trí, hoà
lẫn với tiếng nổ 155 ly ở các hầm khẩu 1, 3, 6 của Pháo Ðội tôi, tiếng súng cối
địch… nối tiếp không dứt.
Ðến 17g00 sức phá hoại
vô cùng kinh khủng của kho đạn làm cho chúng tôi không thể trân người chịu được
nữa! Chúng tôi bàn nhau rời hầm, dù có phải nguy hiểm đến tính mạng, hơn là bị
chôn vùi mất xác tại đây!… Thế là từng người một, nhảy lên hầm, vụt chạy ra
tuyến phòng thủ ở hướng Nam. Người này cách người kia 1 phút… Ðến phiên tôi…
rời khỏi miệng hầm độ năm bước… ầm… ầm… tiếp liền hai tiếng nổ dữ dội xô tôi
ngã xuống đất, cùng lúc một mảnh đạn xuyên qua ống quần trái!… Chân phải, 2
mảnh nhỏ khác ghim vào đầu gối nhưng không sâu lắm. Ngay lúc ấy, tôi thấy tê
hết đôi chân… Một phản ứng tự nhiên đến với tôi trong tích tắc, tôi tự nhủ:
Chết… bị thương rồi! Tôi vội đưa tay sờ soạng từ thắt lưng xuống chân… Khi liếc
nhìn thấy ống quần bên trái bị chém một đường, tôi định thần ngay: tôi đã bị
thương nhẹ! Lúc ra được phòng tuyến, tôi gỡ được cả 2 mảnh trên đầu gối bên
phải vứt đi. Kế đó, tôi lấy phòng tuyến không có mái che này làm nơi nấp tạm.
Nhìn quanh, thấy trống
trải quá, tôi bắt đầu e ngại… vì mặt này địch vẫn pháo kích bồi thêm bằng súng
cối 82 ly! Bỗng rầm rầm… tiếp theo sau, hàng ngàn phi tiễn nhỏ như đầu tăm bằng
thép rắn chắc rào rào rơi khắp nơi! Ðúng là phi tiễn đạn tổ ong chống biển
người! Quả đạn phát nổ tại hầm 105 ly cách tôi không quá 15 thước!… Tôi đâm
lạnh cả người!…
Lát sau, tôi ló đầu
lên khỏi bờ đất, nhìn vị trí 105 ly, tôi thấy rõ khẩu đại bác 105 ly của Pháo
Đội C 3 Dù ở phía Nam bị lật ngược, đưa hai bánh xe cháy đen lên trời! Quanh
mâm đóng cọc, còn dính một cọc sắt trắng hếu! Khẩu 1 của tôi, nòng súng bị cụp
ở giữa phần trắng, gục xuống đất! Thật khó có thể tưởng tượng được sức công phá
của một kho đạn Pháo Binh bị cháy ngay giữa vị trí! Ấy thế mà trước đó 5, 10
phút tôi đã ở trong hầm cách càng khẩu súng một khoảng 15 thước!… Các khẩu kế
cận khẩu 1 không còn nguyên vẹn nữa, tất cả đều cháy bánh súng…
Lân nằm trong hầm y tá
không yên, lo cho số phận tôi ở vị trí. Lân bảo Binh Nhì Một cố gắng tìm tôi.
Nhưng làm sao ra khỏi hầm được?! Hắn cứ lấp ló ở miệng hầm, dớn dác nhìn quanh…
Vừa lúc tôi đang nhướng mắt nhìn hướng nó… Nó mừng quá hét to lên, mặc dầu tôi
cách nó 10 thước:
- Ðại Úy! Ðại Úy!… Trung Úy Lân bảo tôi đi tìm Ðại Úy!.. Ổng lo cho Ðại Úy, cứ hối tôi đi tìm hoài. Nhưng tôi không tài nào đi được. Ðạn nó nổ quá trời!…
- Ðại Úy! Ðại Úy!… Trung Úy Lân bảo tôi đi tìm Ðại Úy!.. Ổng lo cho Ðại Úy, cứ hối tôi đi tìm hoài. Nhưng tôi không tài nào đi được. Ðạn nó nổ quá trời!…
- Mày nói với Trung Úy
Lân, tao và anh em ra được giao thông hào hết rồi. Tao sẽ vào với Trung Úy bây
giờ…
Mãi đến 19g00 đạn mới
hết nổ! Bao nhiêu hầm hố trong vị trí đều cháy sạch hoặc sập. Riêng các công sự
trên giao thông hào ở tuyến phòng thủ không bị ảnh hưởng vì xa điểm nổ.
Ðược biết sự hư hại sơ
khởi như thế, tôi muốn báo ngay cho hậu cứ biết, song cái PRC-25 tôi mượn của
Ninh không thể liên lạc được. Tôi vội vã đến Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Dù nhờ
Thiếu Úy Sĩ quan liên lạc 320 báo cáo hộ tôi. Tôi e ngại nói thật thì Cộng quân
rà tần số biết được nên tôi nhờ anh em cố gắng ngụy thế nào để hậu cứ hiểu 5
khẩu đại bác của tôi và 6 khẩu của Trí hoàn toàn bất khiển dụng. Anh suy nghĩ
một lát… vì khoá ngụy của anh đã bị lộ từ hôm Căn cứ Hoả Lục 31 không còn nữa!
- Xong anh báo cáo với một lời ngụy thật là khôi hài:
- … “…….” bị bệnh teo
rồi!
Cái hay ở chỗ là hậu
cứ Dù đóng ở Khe Sanh nhận và hiểu được điều mà Sĩ quan Liên lạc 320 muốn nói
để trình lên Thượng cấp…
Từ hôm Căn Cứ Hoả Lực
31 không còn hoạt động tôi đâm biếng ăn, vả lại cũng không còn đầu óc để nghĩ đến
ăn nữa. Tinh thần căng thẳng từng phút, từng giây lo cho pháo thủ. Tôi thức
trọn vẹn cả ngày lẫn đêm. Bệnh kiết xuất hiện từ hai hôm rồi, chữa vẫn không
dứt. Rhumatisme hoành hành các khớp xương, ghẻ thì tha hồ phát triển! Tôi tự
biết mình yếu và xanh lắm, nhưng trước binh sĩ thuộc hạ, tôi vẫn cố gắng hoạt
động vì tinh thần trách nhiệm, vì tự ái và vì muốn giữ niềm tin cho anh em…
Tối lại, Trung Sĩ Nhứt
Bang, Thường vụ Dù tìm đến gặp tôi… giao cho Pháo Binh và một số anh em Biệt
Ðộng Quân còn sót lại ở căn cứ, nhiệm vụ giữ một khoảng vài chục thước trên
tuyến phòng thủ, đối diện với hầm bệnh xá.
Tôi gọi Trung Sĩ Lục
lo cắt đặt đi lãnh lựu đạn phân phối cho mọi người.
Sau đó, tôi xin một ca
cơm vừa mới nấu của anh em Dù mang về hầm bệnh xá cho Lân ăn. Còn các binh sĩ
của tôi đều dùng lương khô.
Hầm bệnh xá rất chật,
vì tất cả thương binh đều đưa vào đấy. Lân giữ tôi nằm sát bên Lân nghỉ tạm.
Trong số anh em thương binh có một binh sĩ Biệt Ðộng Quân tên Sơn thuộc Tiểu
Ðoàn 39, vết thương đã có dòi! Anh nói giọng Sàigòn, nét mặt hiền hậu, tiếng
nói nhỏ nhẹ. Nhưng với bệnh viện dã chiến này thật sự không đủ điều kiện để
điều trị cho anh như ý muốn. Nhân tiện anh thuật lại 12 ngày lạc trong rừng —
kể từ sau ngày 19 tháng 2 đến hôm nay là 2 tháng 3 với vết thương nặng trên
tay, anh vừa tìm đến Căn Cứ Hoả Lực 30 khi sáng, sau mười ngày lặn lội một mình
trong rừng. Trong lúc chạy lạc, anh có gặp một đoàn quân Cộng sản di chuyển
cùng đường với anh, nhưng vì anh mang thân hình gầy gò tiều tụy, bọn chúng
không hỏi…
Vào khoảng 20g30, Cộng
quân lại tấn công khắp các tuyến. Nặng nhất là mặt Nam. Chúng tràn lên hai bãi
đáp trực thăng mới (bãi số 2 và bãi số 3), chia thành từng tổ quyết tử 5, 7 tên
nhào vô phòng tuyến…
Các binh sĩ Dù dùng
lựu đạn và M79 lần lượt sát hại chúng, chận đứng các cuộc xung phong. Riêng
phòng tuyến giao cho Pháo Binh và Biệt Ðộng Quân giữ, chỉ cách hầm bệnh xá non
10 thước, anh em Biệt Ðộng Quân thấy địch xuất hiện khá đông trước công sự,
mừng quá, dùng đại liên M60 bắn xối xả, làm gục hàng chục tên trước họng súng.
Nhưng cùng lúc đó, ánh
lửa phát từ nòng đại liên đã làm mồi cho một quả B40. Kết quả một vài binh sĩ
tử thương. Anh em Pháo Binh, nhân đó cũng bị “vạ” lây. Hai pháo thủ bị thương
nặng và 6 bị thương nhẹ.
Binh Nhứt Quốc vội
vàng kéo lê hai pháo thủ bị thương nặng ra phía sau phòng tuyến. Trong phút cấp
bách, tuy một tay đã bị thương, Quốc vẫn bình tĩnh dùng tay còn lại, bốc từng
quả lựu đạn đưa lên mồm kê vào răng mở khoá an toàn… tung ra đằng trước… hết
quả này đến quả khác. Binh Nhứt Quốc đã vứt trọn một thùng lựu đạn, giết sạch 7
tên Việt Cộng ngay phía trước công sự anh đang cố thủ không quá 6 thước.
Thỉnh thoảng, dưới ánh
sáng của một vài trái signal tay, chúng tôi thấy xác địch nằm la liệt… kẻ sau
gối đầu lên chân người trước chết một cách vô cùng thê thảm!
Hầm bệnh xá thêm bận
rộn tiếp nhận “tân thương binh”. Các y tá Tiểu Ðoàn 2 Dù hết mình làm việc. Bên
ngoài tiếng AK vẫn nổ giòn, tiếng ầm ầm của lựu đạn, M79 cùng với mìn claymore
tự động và mìn claymore điều khiển cùng hoà tấu hỗn độn, rung chuyển cả một
vùng.
Tiếng hò hét xung
phong của Cộng quân nối tiếp nhau hỗ trợ tinh thần cho đám tàn quân, không hề làm
nao núng khả năng chiến đấu của các chiến sĩ ta.
… Ðể biết rõ những hư
hại thật sự tại vị trí, lúc 6g00 tôi lần về Ðài Tác Xạ và hầm ngủ của tôi. Cảnh
hoang tàn không thể tưởng tượng hiện ra trước mắt tôi: Ðài Tác Xạ cháy rụi, hầm
ngủ kiên cố của tôi đã sập, các khẩu đại bác 155 ly đều bị cháy bánh súng và
khẩu 1 cụp nòng súng để lộ vết vỡ nứt trông ghê người!… Các hầm khẩu, hầm nhân
viên đều bị tung nắp… đó là hậu quả của vụ nổ kho đạn 105 ly chiều hôm qua.
Nghĩ lại, nếu chiều hôm qua chúng tôi còn ở ráng trong hầm, chắc chắn chúng tôi
không có ai có thể thoát chết! Bên vị trí của Trí thảm hại còn hơn cả bên tôi.
Tất cả đại bác đều tan tành hết.
Tôi sững sờ nhìn 5
khẩu 155 ly, lòng buồn ray rứt… Ðời sống của chúng tôi đã gắn liền với nó - và
hơn 5 tháng qua, nó đã tạo nên biết bao kỷ niệm vui buồn khi tác xạ, khi thanh
tra, khi lau chùi… Bây giờ, tôi sắp phải vĩnh viễn xa nó! Bắt buộc phải xa nó!
Hình ảnh kiêu hùng mà chính các đại bác này, cùng chúng tôi, đã bao phen gây
sóng gió tại chiến trường Quảng Nam và mấy tuần qua tại Hạ Lào… tiêu hủy biết
bao nhiêu kho vật liệu, phá tan biết bao nhiêu cơ giới, sát hại biết bao nhiêu
địch quân… Tất cả… tất cả như hiện rõ trong trí tôi… Một ý nghĩ điên rồ đến với
tôi: Tôi ao ước mang chúng về! Dù bây giờ chúng chỉ còn là những khối sắt khổng
lồ!
Trời chưa sáng hẳn,
địch chưa pháo kích, tôi bước đến từng ụ súng, vỗ vào từng khối sắt lẩm bẩm
thầm nhủ: “Vĩnh biệt, tôi vĩnh biệt các bạn.. Vĩnh biệt.”… Nếu có ai nhìn được
cử chỉ của tôi lúc này, hẳn cho tôi là thằng điên! Không! Tôi không điên, tôi
tỉnh lắm!…
Nhìn khắp các hầm đạn
khẩu, hầu hết các quả đạn có gắn đầu nổ đều nổ sạch tự bao giờ! Trên mặt đất,
chỉ còn lại những lỗ nám đen… mấy tấm PSP bên trên chất đầy bao cát và ống nạp
bị bật tung cong queo! Quan sát kỹ, tôi không còn nhận ra được nó là hầm đạn
khẩu nữa! Riêng những quả đạn chưa gắn đầu nổ - tuy chúng tôi vẫn sắp gần nhau
- nhưng lại không nổ mà bị văng ra xa khắp đó đây…
9g30 ngày 3 tháng
3-71, sau khi lục soát, các chiến binh Dù khiêng vào hầm y tá một thương binh
Việt cộng. Hắn trạc độ 16, 17 tuổi bị thương ở chân và hông khá nặng nên thở
khó khăn. Một vài binh sĩ Dù mang cơm lại cho hắn ăn, rót nước cho hắn uống…
đặc biệt một điều là hỏi gì hắn cũng không nói, cứ trừng đôi mắt nhìn hết người
này đến người khác. Vì vậy mà anh em chúng tôi không biết nó thuộc loại lính gì
của Cộng sản! Chúng tôi đoán nó là “Pathet Lào”!
… Ðược Thiếu Tá Mạnh
gọi vào họp, tôi vội vã đi ngay, vì tin rằng sẽ nhận được lệnh mới. Ý nghĩ ấy
quả đúng sự thật.
Tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn
2 Dù giờ đây, Thiếu Tá Mạnh là Chỉ Huy Trưởng, còn Pháo Binh là tôi.
- Bây giờ có lệnh rút
bằng đường bộ. Tôi vừa chỉ thị cho Ðại Ðội tiền đồn trở về, và như thế, có thể
sau 12g00 mình rời khỏi căn cứ này. Anh xem lại đại bác của anh có còn sử dụng
được không?
- Trình Thiếu Tá, tôi
đích thân đi kiểm soát khi sáng - Chẳng những đại bác của tôi mà cả đại bác của
Ðại Úy Trí cũng chẳng còn gì nữa. Tuy vậy, Thiếu Tá yên trí, tất cả cơ phận
quan trọng tôi đã thủ tiêu hết rồi. Hầm của tôi kiên cố như thế mà còn sập nóc,
Thiếu Tá!
- Thế quân số của anh
bây giờ được bao nhiêu?
- Vẫn 34, nhưng có
tăng thêm 8 bị thương thành đến 13 thương binh! Trong đó có hai nặng, số còn
lại, một vài anh em rất nhẹ, có thể đi lại được dễ dàng… Kính nhờ Thiếu Tá can
thiệp cho trực thăng tải thương anh em về trước… mình có rút bộ cũng chả sao.
- Khó qua, bây giờ
không thể xin được. Thôi đành khiêng và dìu anh em đi.
Trở lại hầm bệnh xá,
tôi cho gọi Trung Sĩ Nhứt Lực vào cùng tôi cắt đặt việc triệt thoái bằng đường
bộ, chúng tôi chia cho 8 binh sĩ lực lưỡng nhất, trách nhiệm thay phiên nhau
khiêng Binh Nhì Xề. Còn anh em khác, cố gắng chống gậy đi theo… Binh Nhì Quốc
dìu Binh Nhì Phương, Binh Nhứt Ngô dìu Hạ Sĩ Dình…
… 12g00!… Rồi 13g00!…
14g00!… Ðại Ðội tiền đồn vẫn chưa về được căn cứ! Sau này tôi mới biết được Ðại
Ðội tiền đồn còn một số binh sĩ quá ít, lại phải khiêng 8 thương binh! Sườn núi
quá dốc, Cộng quân lại pháo kích dọc đường! Thêm vào đó, anh em cũng đã mệt mỏi
quá sức sau hai đêm liên tiếp cố thủ, chống lại các cuộc đột kích và tấn công
của địch lên vị trí.
Mãi đến 16g00 Tiểu
Đoàn mới quy tụ được tất cả quân số, ngoại trừ Ðại Ðội nặng đã về Khe Sanh sáng
hôm qua.
Ðúng 17g00 kém 5 phút,
kế hoạch “Du Lu” được áp dụng cho chúng tôi.
Tất cả Pháo Binh các
nơi có tầm bắn đến Căn Cứ Hoả Lực 30, đều tác xạ tối đa chung quanh căn cứ, chỉ
chừa một con đường duy nhất dọc bãi đáp trực thăng mới nhất (bãi đáp số 3)
xuống thẳng phía Nam ¬ nơi mà đêm qua địch đã tràn lên tấn công căn cứ! Ðồng
thời, hai chiếc Jet bắn hai màn khói dày về hướng Ðông trải dài từ phía Nam lên
Bắc và về hướng Tây từ Bắc xuống Nam…
Ðứng trên đồi nhìn xuống lộ trình sắp đi,
không một ai có thể tiên đoán những gì sắp xảy ra - Nhưng dù có lo âu cũng vô
ích, vì ngoài lộ trình này, không còn một lộ trình nào thuận tiện hơn!
Ban Do Laos Vi Tuyen 17
No comments:
Post a Comment