20191204 BDQ Tran Danh Duc Hue
Svay Rieng
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/cambodia/svay_rieng-cambodia-50k-6131ii-1971.pdf
TRẬN ĐÁNH ĐỨC HUỆ
CHÂN DUNG NGƯỜI CHIẾN SĨ
THIẾT GIÁP KỴ BINH VÀ BIỆT ĐỘNG QUÂN TRONG HAI NĂM CUỐI CỦA CUỘC CHIẾN TRANH
VIỆT NAM (1974-1975)
Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi
Tư lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh
" Il n’y a pas de gloire achevée sans la gloire des armes"
Vauvenargues
20191204 TDDH 01Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi
Tư lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh
" Il n’y a pas de gloire achevée sans la gloire des armes"
Vauvenargues
Lời Mở Đầu:
Thưa quý vị,
Sau khi Mỹ đơn phương ký kết Hiệp Định Paris với CSVN, đầu năm 1973 rút quân bỏ rơi chúng ta, báo chí truyền thông Mỹ mở chiến dịch rầm rộ bôi nhọ quân lực chúng ta. Quân CSBV nắm lấy thời cơ không ngừng vi phạm Hiệp Định Paris, tấn công chúng ta liên tục ở MNVN. Đồng thời Quốc Hội Hoa Kỳ cắt đứt viện trợ quân sư. Quân Lực VNCH buộc phải chiến đấu tự vệ trong thiếu thốn kinh khủng về trang bị quân dụng, đạn dược, xăng dầu.
Lúc bấy giờ ở Vùng 1 Chiến Thuật trên tuyến đầu của Tổ Quốc ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, các đơn vị tổng trừ bị thiện chiến Dù , TQLC, BĐQ cùng với SĐ1, SĐ2, SD3BB và các đơn vị NQ-ĐPQ của quân lực chúng ta phải chiến đấu ngày đêm vô cùng gian khổ giành nhau từng thước đất với quân thù CSBV.
Dân chúng MNVN bị tuyên truyền xảo quyệt của báo chí truyền thông Mỹ và CSBV, nên đa số hiểu sai khả năng thật sự của quân lực chúng ta. Có biết bao anh hùng tử sĩ đã hi sinh để bảo vệ MNVN thân yêu của chúng ta.
Những năm tháng cuối của cuộc chiến, mặc dù gặp muôn ngàn khó khăn về yểm trợ và tiếp vận, quân lực chúng ta vẫnn chiến đấu bền bĩ kiên cường làm cho Bộ trưởng Ngoại giao Kissinger có lúc mất bình tĩnh phải thốt ra: "Sao bọn chúng chưa chết phứt đi cho rồi". Chẳng những quân lực chúng ta không chết đi, mà còn đánh trả quân xâm lược những đòn chí tử cho đến phút chót.
Nhân Xuân Tha Hương nhớ người chiến sĩ VNCH, nhớ anh thương phế binh sống tủi nhục đau đớn ở quê nhà, tôi xin đăng lại một chiến tích xuất sắc đáng được hãnh diện về quân lực của chúng ta
Trần Quang Khôi
TB: Bài CHÂN DUNG NGƯỜI CHIẾN SĨ cũng đã được dịch ra Anh ngữ sẽ đăng trên trang nhà của TGB và sẽ được phổ biến rộng rãi trong dân chúng Mỹ. Đã gởi các copy đi:
- TS Sorley
- Nhà văn Jay Veith
- Giáo sư TS Louis Leresche
- Đại tá Raymond Battreall
- Một số người Mỹ bạn của VNCH
20191204 TDDH 02Thưa quý vị,
Sau khi Mỹ đơn phương ký kết Hiệp Định Paris với CSVN, đầu năm 1973 rút quân bỏ rơi chúng ta, báo chí truyền thông Mỹ mở chiến dịch rầm rộ bôi nhọ quân lực chúng ta. Quân CSBV nắm lấy thời cơ không ngừng vi phạm Hiệp Định Paris, tấn công chúng ta liên tục ở MNVN. Đồng thời Quốc Hội Hoa Kỳ cắt đứt viện trợ quân sư. Quân Lực VNCH buộc phải chiến đấu tự vệ trong thiếu thốn kinh khủng về trang bị quân dụng, đạn dược, xăng dầu.
Lúc bấy giờ ở Vùng 1 Chiến Thuật trên tuyến đầu của Tổ Quốc ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, các đơn vị tổng trừ bị thiện chiến Dù , TQLC, BĐQ cùng với SĐ1, SĐ2, SD3BB và các đơn vị NQ-ĐPQ của quân lực chúng ta phải chiến đấu ngày đêm vô cùng gian khổ giành nhau từng thước đất với quân thù CSBV.
Dân chúng MNVN bị tuyên truyền xảo quyệt của báo chí truyền thông Mỹ và CSBV, nên đa số hiểu sai khả năng thật sự của quân lực chúng ta. Có biết bao anh hùng tử sĩ đã hi sinh để bảo vệ MNVN thân yêu của chúng ta.
Những năm tháng cuối của cuộc chiến, mặc dù gặp muôn ngàn khó khăn về yểm trợ và tiếp vận, quân lực chúng ta vẫnn chiến đấu bền bĩ kiên cường làm cho Bộ trưởng Ngoại giao Kissinger có lúc mất bình tĩnh phải thốt ra: "Sao bọn chúng chưa chết phứt đi cho rồi". Chẳng những quân lực chúng ta không chết đi, mà còn đánh trả quân xâm lược những đòn chí tử cho đến phút chót.
Nhân Xuân Tha Hương nhớ người chiến sĩ VNCH, nhớ anh thương phế binh sống tủi nhục đau đớn ở quê nhà, tôi xin đăng lại một chiến tích xuất sắc đáng được hãnh diện về quân lực của chúng ta
Trần Quang Khôi
TB: Bài CHÂN DUNG NGƯỜI CHIẾN SĨ cũng đã được dịch ra Anh ngữ sẽ đăng trên trang nhà của TGB và sẽ được phổ biến rộng rãi trong dân chúng Mỹ. Đã gởi các copy đi:
- TS Sorley
- Nhà văn Jay Veith
- Giáo sư TS Louis Leresche
- Đại tá Raymond Battreall
- Một số người Mỹ bạn của VNCH
Gò Dầu Hạ
11° 5'17.00"N
106°16'0.82"E
1. Tình hình chung ở Vùng
3 Chiến Thuật
Đức Huệ
Đức Huệ
10°52'40.01"N 106°16'32.70"E
20191204 TDDH 03
Đức Hòa
10°54'8.42"N 106°25'6.72"E
Sau khi ký kết Hiệp Định Paris, đầu năm 1973, Quân đội Mỹ ở Miền Nam Việt Nam (MNVN) bắt đầu rút quân về nước. Các đơn vị chủ lực của CSVN ở Vùng 3 Chiến Thuật gồm có 3 Sư Đoàn Bộ binh: 5, 7, 9 và các đơn vị đặc công ém quân bên kia biên giới Việt Miên thường xuyên xâm nhập vào lãnh thổ nước ta quấy nhiễu hoặc bao vây tấn công các đồn biên phòng của chúng ta dọc theo biên giới ở các tỉnh Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Bình Long và Phước Long. Chủ lực của Quân Đoàn III gồm có 3 Sư Đoàn Bộ Binh 5, 18, 25 và Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh được sự yểm trợ trực tiếp của Tiểu Đoàn 46 Pháo Binh 155 ly, Tiểu Đoàn 61 PB 105 ly và Liên Đoàn 30 Công Binh dưới quyền chỉ huy của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, một mặt phải lo dàn mỏng quân ra thay thế Lực lượng II Dã chiến Hoa Kỳ để bảo vệ lãnh thổ chống lại chủ trương "dành dân lấn đất" của Cộng Sản sau khi Hiệp Định Paris ra đời; mặt khác, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh Quân Đoàn III phạm sai lầm rất lớn về tổ chức và sử dụng lực lượng là giải tán Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III và phân tán nát Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ra từng mảnh nhỏ sau khi tôi rời Lữ Đoàn đi du học ở Hoa Kỳ năm 1972. Hai sự kiện đó làm cho Quân Đoàn III bị suy yếu trầm trọng và hoàn toàn bị mất đi tính di động. Vì thế mà Lộc Ninh bị địch chiếm và các đồn biên phòng ở Tây Ninh lần lượt bị lọt vào tay địch. Tháng 7 năm 1973 tôi từ Mỹ trở về nước. Trung Tướng Phạm Quốc Thuần cũng vừa thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân Đoàn III. Ông nghe tiếng tôi đã từng chỉ huy Chiến Đoàn 318 và Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh đánh thắng nhiều trận lớn trên chiến trường Campuchia từ thời Đại Tướng Đỗ Cao Trí trong 2 năm 1970-1971, nên vận động xin tôi về trở lại Quân Đoàn III với ông. Ngày 7 tháng 11 năm 1973, tôi nhận quyền chỉ huy Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ở Biên Hòa.
Việc đầu tiên là tôi gom các đơn vị Thiết Giáp bị phân tán về lại Lữ Đoàn và trình Trung Tướng Thuần gấp rút tổ chức lại Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III (LLXKQĐIII) theo mô hình tổ chức của Đại Tướng Đỗ Cao Trí. Ông cho tôi toàn quyền hành động.
Tình hình quân sự ngày càng nặng sau khi quân Mỹ rút đi. Trong "Mùa Hè Đỏ Lửa" 1972, nhiều chiến xa T-54 địch xuất hiện lần đầu tiên ở miền Nam trên chiến trường ở An Lộc, nên tôi tiên đoán chiến trường tương lai chiến xa địch có thể xuất hiện ở Biên Hòa; tôi xin Quân Đoàn trang bị cho tất cả các đơn vị Địa Phương Quân ở Biên Hòa súng phóng hỏa tiễn M72 chống chiến xa, được phép huấn luyện họ sử dụng loại vũ khí này và huấn luyện họ phối hợp tác chiến với Thiết Giáp, đồng thời tích cực tổ chức địa thế chống chiến xa địch chung quanh thành phố Biên Hòa. Các đường xâm nhập vào thành phố đều được thiết kế đặt mìn chống chiến xa và hầm hào chống chiến xa địch. Chính nhờ nỗ lực này của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh mà sau này trong "Chiến Dịch Hồ Chí Minh" năm 1975 của Cộng Sản Bắc Việt, Quân Đoàn 4 CS đã thất bại trong kế hoạch đánh chiếm tỉnh Biên Hòa và Sư Đoàn 341 CS bị quân ta đánh bại ở Biên Hòa trong ngày 30-4-1975.
Tôi ra sức cải tổ lại Lữ Đoàn 3 KB cho phù hợp với địa thế Việt Nam. Mỗi chi đội chiến xa có 3 chiến xa M48 thay vì 5 chiếc. Tôi cơ động hóa Pháo Binh bằng cách dùng xe xích M548 biến cải chở pháo 105 ly. Tôi tổ chức LLXKQĐIII thành một đại đơn vị liên binh Thiết Giáp - Biệt Động Quân - Pháo Binh - Công Binh hoàn toàn cơ động gồm 3 Chiến Đoàn : 315, 318 và 322. Tôi gấp rút huấn luyện tác chiến liên binh thuần thục và thường xuyên làm công tác tư tưởng để mọi quân nhân hiểu rõ địch, hiểu rõ nhiệm vụ và mục tiêu chiến đấu của chúng ta, nhất là để mọi chiến sĩ dưới quyền có niềm tin ở sự chỉ huy của tôi. Đến hạ tuần tháng ba, 1974, LLXKQĐIII đã trở thành một đại đơn vị cơ động tinh nhuệ sẵn sàng lên đường chiến đấu.
2. Tình hình đặc biệt :
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/duc_hue-6230-4.pdf
Sau khi ký kết Hiệp Định Paris, đầu năm 1973, Quân đội Mỹ ở Miền Nam Việt Nam (MNVN) bắt đầu rút quân về nước. Các đơn vị chủ lực của CSVN ở Vùng 3 Chiến Thuật gồm có 3 Sư Đoàn Bộ binh: 5, 7, 9 và các đơn vị đặc công ém quân bên kia biên giới Việt Miên thường xuyên xâm nhập vào lãnh thổ nước ta quấy nhiễu hoặc bao vây tấn công các đồn biên phòng của chúng ta dọc theo biên giới ở các tỉnh Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Bình Long và Phước Long. Chủ lực của Quân Đoàn III gồm có 3 Sư Đoàn Bộ Binh 5, 18, 25 và Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh được sự yểm trợ trực tiếp của Tiểu Đoàn 46 Pháo Binh 155 ly, Tiểu Đoàn 61 PB 105 ly và Liên Đoàn 30 Công Binh dưới quyền chỉ huy của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, một mặt phải lo dàn mỏng quân ra thay thế Lực lượng II Dã chiến Hoa Kỳ để bảo vệ lãnh thổ chống lại chủ trương "dành dân lấn đất" của Cộng Sản sau khi Hiệp Định Paris ra đời; mặt khác, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh Quân Đoàn III phạm sai lầm rất lớn về tổ chức và sử dụng lực lượng là giải tán Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III và phân tán nát Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ra từng mảnh nhỏ sau khi tôi rời Lữ Đoàn đi du học ở Hoa Kỳ năm 1972. Hai sự kiện đó làm cho Quân Đoàn III bị suy yếu trầm trọng và hoàn toàn bị mất đi tính di động. Vì thế mà Lộc Ninh bị địch chiếm và các đồn biên phòng ở Tây Ninh lần lượt bị lọt vào tay địch. Tháng 7 năm 1973 tôi từ Mỹ trở về nước. Trung Tướng Phạm Quốc Thuần cũng vừa thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân Đoàn III. Ông nghe tiếng tôi đã từng chỉ huy Chiến Đoàn 318 và Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh đánh thắng nhiều trận lớn trên chiến trường Campuchia từ thời Đại Tướng Đỗ Cao Trí trong 2 năm 1970-1971, nên vận động xin tôi về trở lại Quân Đoàn III với ông. Ngày 7 tháng 11 năm 1973, tôi nhận quyền chỉ huy Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ở Biên Hòa.
Việc đầu tiên là tôi gom các đơn vị Thiết Giáp bị phân tán về lại Lữ Đoàn và trình Trung Tướng Thuần gấp rút tổ chức lại Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III (LLXKQĐIII) theo mô hình tổ chức của Đại Tướng Đỗ Cao Trí. Ông cho tôi toàn quyền hành động.
Tình hình quân sự ngày càng nặng sau khi quân Mỹ rút đi. Trong "Mùa Hè Đỏ Lửa" 1972, nhiều chiến xa T-54 địch xuất hiện lần đầu tiên ở miền Nam trên chiến trường ở An Lộc, nên tôi tiên đoán chiến trường tương lai chiến xa địch có thể xuất hiện ở Biên Hòa; tôi xin Quân Đoàn trang bị cho tất cả các đơn vị Địa Phương Quân ở Biên Hòa súng phóng hỏa tiễn M72 chống chiến xa, được phép huấn luyện họ sử dụng loại vũ khí này và huấn luyện họ phối hợp tác chiến với Thiết Giáp, đồng thời tích cực tổ chức địa thế chống chiến xa địch chung quanh thành phố Biên Hòa. Các đường xâm nhập vào thành phố đều được thiết kế đặt mìn chống chiến xa và hầm hào chống chiến xa địch. Chính nhờ nỗ lực này của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh mà sau này trong "Chiến Dịch Hồ Chí Minh" năm 1975 của Cộng Sản Bắc Việt, Quân Đoàn 4 CS đã thất bại trong kế hoạch đánh chiếm tỉnh Biên Hòa và Sư Đoàn 341 CS bị quân ta đánh bại ở Biên Hòa trong ngày 30-4-1975.
Tôi ra sức cải tổ lại Lữ Đoàn 3 KB cho phù hợp với địa thế Việt Nam. Mỗi chi đội chiến xa có 3 chiến xa M48 thay vì 5 chiếc. Tôi cơ động hóa Pháo Binh bằng cách dùng xe xích M548 biến cải chở pháo 105 ly. Tôi tổ chức LLXKQĐIII thành một đại đơn vị liên binh Thiết Giáp - Biệt Động Quân - Pháo Binh - Công Binh hoàn toàn cơ động gồm 3 Chiến Đoàn : 315, 318 và 322. Tôi gấp rút huấn luyện tác chiến liên binh thuần thục và thường xuyên làm công tác tư tưởng để mọi quân nhân hiểu rõ địch, hiểu rõ nhiệm vụ và mục tiêu chiến đấu của chúng ta, nhất là để mọi chiến sĩ dưới quyền có niềm tin ở sự chỉ huy của tôi. Đến hạ tuần tháng ba, 1974, LLXKQĐIII đã trở thành một đại đơn vị cơ động tinh nhuệ sẵn sàng lên đường chiến đấu.
2. Tình hình đặc biệt :
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/duc_hue-6230-4.pdf
Cuộc chiến đấu anh hùng
của Tiểu Đoàn 83 Biệt Động Quân Căn Cứ Đức Huệ nằm khoảng 56 km hướng Tây Bắc
Sài Gòn gần biên giới Việt Miên thuộc quận Đức Hòa, tỉnh Hậu Nghĩa do Tiểu Đoàn
83 BĐQ Biên phòng trấn giữ với quân số trên dưới 420 người cùng với gia đình vợ
con binh sĩ vào khoảng 80 người sống trong căn cứ nguyên là một trại Lực lượng
Đặc biệt của Mỹ để lại (xem hình 1) . Tiểu Đoàn trưởng là Thiếu Tá Hoa Văn
Hạnh. Khi xảy ra trận chiến thì Thiếu Tá Hạnh đi nghỉ phép vắng mặt. Thiếu Tá
Nguyễn Văn Bảo, Tiểu Đoàn phó thay thế chỉ huy.
Tiểu Đoàn 83 BĐQ có 4 Đại Đội tác chiến và 1 Đại Đội Chỉ huy và Công vụ:
- Trung Úy Thạch Thông chỉ huy Đại Đội 1,
- Trung Úy Hiền chỉ huy Đại Đội 2,
- Trung Úy Thất chỉ huy Đại Đội 3,
- Trung Úy Tuội chỉ huy Đại Đội 4 và
- Thiếu Úy Vạng chỉ huy Đại Đội Chỉ huy và Công vụ.
Được tin tình báo VC sẽ đến đánh căn cứ, Thiếu Tá Nguyễn Văn Bảo cho 3 Đại Đội tác chiến ra ngoài căn cứ: 1 Đại Đội bố trí các tiền đồn an ninh xa và 2 Đại Đội hành quân tìm và diệt địch ngoài xa căn cứ. Còn lại một Đại Đội tác chiến trừ bị bố phòng trong căn cứ.
(1) Đêm 27- 3 -1974, một đaị đội Đặc Công CS xâm nhập được vào bên trong Căn Cứ Đức Huệ; vào lúc 02:00 giờ sáng ngày 28-3-1974, chúng chiếm được một góc trong căn cứ. Ngay từ những phát súng nổ đầu tiên, Thiếu Tá Bảo bị thương ở chân, gọi được 3 Đại Đội tác chiến bên ngoài gấp rút trở về. Tiểu Đoàn tập trung lại phản công quyết liệt. Bên ngoài căn cứ, Sư Đoàn 5 CS (Công Trường 5) bao vây chặt; pháo binh địch tập trung hỏa lực pháo kích vào căn cứ rất dữ dội. Bên trong căn cứ Biệt Động Quân và Đặc Công CS cận chiến giành nhau từng vị trí một, đánh nhau bằng lưỡi lê và lựu đạn. Đến sáng thì đại đội Đặc công CS bị quân ta tiêu diệt hết.
Tiểu Đoàn 83 BĐQ làm chủ tình hình bên trong căn cứ, tổ chức lại phòng thủ chặt chẽ và sử dụng Pháo Binh của Tiểu Khu Hậu Nghĩa bắn yểm trợ hỏa lực chung quanh căn cứ. Trong khi đó, các Đại Đội tác chiến BĐQ bố phòng bên trong chặn đứng các đợt xung phong bên ngoài của các đơn vị bộ binh Sư Đoàn 5 CS. Hai bên giao chiến ác liệt ngày đêm không ngừng nghỉ.
Tiểu Đoàn 36 BĐQ do Thiếu Tá Lê Quang Giai chỉ huy, tăng phái cho Tiểu Khu Hậu Nghĩa, vượt sông Vàm Cỏ Đông ở Đức Hòa tiến về hướng Căn Cứ Đức Huệ bị phục binh của các đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 CS ở Giồng Thổ Địa thuộc xã Đức Huệ tấn công buộc Tiểu Đoàn phải thối lui lại gần bờ sông Vàm Cỏ.
(2) Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III liền điều động Bộ Chỉ huy Liên Đoàn 33 BĐQ do Trung Tá Lê Tất Biên phụ trách sang Đức Hòa cùng với Tiểu Đoàn 64 BĐQ do Thiếu Tá Nguyễn Chiêu Minh chỉ huy. Ngày 31-3-1974, Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 64 BĐQ (khoảng 50 người) do Trung Úy Anh chỉ huy được trực thăng vận xuống Căn Cứ Đức Huệ tăng cường cho Tiểu Đoàn 83 BĐQ, đồng thời Tiểu Đoàn 64 BĐQ (-) vượt sông Vàm Cỏ Đông ở gần nhà máy đường Hiệp Hòa, nhập với Tiểu Đoàn 36 BĐQ làm 2 cánh quân tiến song song về hướng Căn Cứ Đức Huệ ở cách đó chừng 10 cây số đường chim bay về hướng Tây. Tiến được chừng 2 cây số, khoảng hơn 1 trung đoàn Bộ Binh thuộc Sư Đoàn 5 CS từ những vị trí hầm hào đào sẵn, xông lên tấn công mạnh, đồng thời pháo binh địch tập trung hỏa lực bắn xối xả vào đội hình của hai cánh quân này gây tổn thất nặng. Cuối cùng Tiểu Đoàn 64 BĐQ (-) và Tiểu Đoàn 36 BĐQ buộc phải gom quân rút lui về lại bên này bờ sông Vàm Cỏ (xem hình 1).
(3) Sư Đoàn 25 BB hành quân giải tỏa. Tiếp theo, Bộ Tư lệnh QĐIII giao nhiệm vụ cho Sư Đoàn 25 BB do Đại Tá Nguyễn Hữu Toán chỉ huy, tổ chức hành quân giải tỏa Căn Cứ Đức Huệ. Đại Tá Toán liền điều động các đơn vị thuộc Sư Đoàn đang hành quân trong vùng lân cận biên giới từ phía Bắc đến giải tỏa (xem hình 1). Một căn cứ hỏa lực được thành lập tại làng Phước Chỉ thuộc tỉnh Tây Ninh. Căn cứ này nằm cách biên giới khoảng 2 Km về phía Nam đồn biên giới An Hòa và cách Căn Cứ Đức Huệ khoảng 13 Km về phía Bắc. Ngoài Tiểu Đoàn Pháo Binh 105 ly cơ hữu Sư Đoàn phối trí trong căn cứ Phước Chỉ, còn có Trung đoàn 46/SĐ25 BB được tăng cường Chi đoàn 3/10 Thiết kỵ. Chi đoàn trưởng Chi đoàn này là Đại Úy Trần Văn Hiền. Tất cả lực lượng liên binh này được đặt dưới quyền điều động của Trung Tá Cao Xuân Nhuận, trung đoàn trưởng Trung đoàn 46 BB và được giám sát chỉ huy bởi Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 25 BB ở Củ Chi.
Để đối phó với đoàn quân giải tỏa của Sư Đoàn 25 BB, quân địch đã chủ động tổ chức địa thế, bố trí quân kín đáo chờ đánh quân tiếp viện. Chúng đặt các chốt chặn trên trục tiến quân của ta không vượt qua được, đồng thời Pháo Binh tầm xa của chúng nằm sâu bên kia biên giới mở những trận địa pháo chính xác, liên tục và ác liệt gây nhiều thương vong cho Trung đoàn 46 BB, làm tê liệt các cánh quân không điều động được, nên kế hoạch giải tỏa của Sư Đoàn 25 BB thất bại. Một phi cơ quan sát L19 bị phòng không địch bắn rơi gần đó, Trung đoàn cũng không tiếp cứu nổi phi hành đoàn. Sau đó quân địch pháo kích tập trung hỏa lực thẳng vào căn cứ Phước Chỉ bằng hỏa tiễn 107 ly và 122 ly khiến Trung Tá Cao Xuân Nhuận, trung đoàn trưởng Trung đoàn 46/SĐ25 BB bị tử thương. Trong suốt thời gian gần một tháng trời, quân bạn không đem lại một kết quả khả quan nào, hàng ngày vẫn bị pháo kích dồn dập, trực thăng tản thương và tiếp tế bị bắn rớt ngay trong căn cứ, 1 khu trục cơ Skyraider yểm trợ hành quân và 1 phi cơ DC3 thả dù tiếp tế bị hỏa tiễn SA 7 bắn rớt; những cánh dù mang lương thực và đạn dược cho Căn Cứ Đức Huệ thường bay ra ngoài vòng rào và lọt vào tay quân địch. Như vậy là cả hai nỗ lực từ phía sông Vàm Cỏ Đông của BĐQ qua và từ phía Bắc của Sư Đoàn 25 BB xuống đều bị thất bại trong việc tiếp cứu Tiểu Đoàn 83 BĐQ (xem hình 1).
Tiểu Đoàn 83 BĐQ có 4 Đại Đội tác chiến và 1 Đại Đội Chỉ huy và Công vụ:
- Trung Úy Thạch Thông chỉ huy Đại Đội 1,
- Trung Úy Hiền chỉ huy Đại Đội 2,
- Trung Úy Thất chỉ huy Đại Đội 3,
- Trung Úy Tuội chỉ huy Đại Đội 4 và
- Thiếu Úy Vạng chỉ huy Đại Đội Chỉ huy và Công vụ.
Được tin tình báo VC sẽ đến đánh căn cứ, Thiếu Tá Nguyễn Văn Bảo cho 3 Đại Đội tác chiến ra ngoài căn cứ: 1 Đại Đội bố trí các tiền đồn an ninh xa và 2 Đại Đội hành quân tìm và diệt địch ngoài xa căn cứ. Còn lại một Đại Đội tác chiến trừ bị bố phòng trong căn cứ.
(1) Đêm 27- 3 -1974, một đaị đội Đặc Công CS xâm nhập được vào bên trong Căn Cứ Đức Huệ; vào lúc 02:00 giờ sáng ngày 28-3-1974, chúng chiếm được một góc trong căn cứ. Ngay từ những phát súng nổ đầu tiên, Thiếu Tá Bảo bị thương ở chân, gọi được 3 Đại Đội tác chiến bên ngoài gấp rút trở về. Tiểu Đoàn tập trung lại phản công quyết liệt. Bên ngoài căn cứ, Sư Đoàn 5 CS (Công Trường 5) bao vây chặt; pháo binh địch tập trung hỏa lực pháo kích vào căn cứ rất dữ dội. Bên trong căn cứ Biệt Động Quân và Đặc Công CS cận chiến giành nhau từng vị trí một, đánh nhau bằng lưỡi lê và lựu đạn. Đến sáng thì đại đội Đặc công CS bị quân ta tiêu diệt hết.
Tiểu Đoàn 83 BĐQ làm chủ tình hình bên trong căn cứ, tổ chức lại phòng thủ chặt chẽ và sử dụng Pháo Binh của Tiểu Khu Hậu Nghĩa bắn yểm trợ hỏa lực chung quanh căn cứ. Trong khi đó, các Đại Đội tác chiến BĐQ bố phòng bên trong chặn đứng các đợt xung phong bên ngoài của các đơn vị bộ binh Sư Đoàn 5 CS. Hai bên giao chiến ác liệt ngày đêm không ngừng nghỉ.
Tiểu Đoàn 36 BĐQ do Thiếu Tá Lê Quang Giai chỉ huy, tăng phái cho Tiểu Khu Hậu Nghĩa, vượt sông Vàm Cỏ Đông ở Đức Hòa tiến về hướng Căn Cứ Đức Huệ bị phục binh của các đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 CS ở Giồng Thổ Địa thuộc xã Đức Huệ tấn công buộc Tiểu Đoàn phải thối lui lại gần bờ sông Vàm Cỏ.
(2) Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III liền điều động Bộ Chỉ huy Liên Đoàn 33 BĐQ do Trung Tá Lê Tất Biên phụ trách sang Đức Hòa cùng với Tiểu Đoàn 64 BĐQ do Thiếu Tá Nguyễn Chiêu Minh chỉ huy. Ngày 31-3-1974, Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 64 BĐQ (khoảng 50 người) do Trung Úy Anh chỉ huy được trực thăng vận xuống Căn Cứ Đức Huệ tăng cường cho Tiểu Đoàn 83 BĐQ, đồng thời Tiểu Đoàn 64 BĐQ (-) vượt sông Vàm Cỏ Đông ở gần nhà máy đường Hiệp Hòa, nhập với Tiểu Đoàn 36 BĐQ làm 2 cánh quân tiến song song về hướng Căn Cứ Đức Huệ ở cách đó chừng 10 cây số đường chim bay về hướng Tây. Tiến được chừng 2 cây số, khoảng hơn 1 trung đoàn Bộ Binh thuộc Sư Đoàn 5 CS từ những vị trí hầm hào đào sẵn, xông lên tấn công mạnh, đồng thời pháo binh địch tập trung hỏa lực bắn xối xả vào đội hình của hai cánh quân này gây tổn thất nặng. Cuối cùng Tiểu Đoàn 64 BĐQ (-) và Tiểu Đoàn 36 BĐQ buộc phải gom quân rút lui về lại bên này bờ sông Vàm Cỏ (xem hình 1).
(3) Sư Đoàn 25 BB hành quân giải tỏa. Tiếp theo, Bộ Tư lệnh QĐIII giao nhiệm vụ cho Sư Đoàn 25 BB do Đại Tá Nguyễn Hữu Toán chỉ huy, tổ chức hành quân giải tỏa Căn Cứ Đức Huệ. Đại Tá Toán liền điều động các đơn vị thuộc Sư Đoàn đang hành quân trong vùng lân cận biên giới từ phía Bắc đến giải tỏa (xem hình 1). Một căn cứ hỏa lực được thành lập tại làng Phước Chỉ thuộc tỉnh Tây Ninh. Căn cứ này nằm cách biên giới khoảng 2 Km về phía Nam đồn biên giới An Hòa và cách Căn Cứ Đức Huệ khoảng 13 Km về phía Bắc. Ngoài Tiểu Đoàn Pháo Binh 105 ly cơ hữu Sư Đoàn phối trí trong căn cứ Phước Chỉ, còn có Trung đoàn 46/SĐ25 BB được tăng cường Chi đoàn 3/10 Thiết kỵ. Chi đoàn trưởng Chi đoàn này là Đại Úy Trần Văn Hiền. Tất cả lực lượng liên binh này được đặt dưới quyền điều động của Trung Tá Cao Xuân Nhuận, trung đoàn trưởng Trung đoàn 46 BB và được giám sát chỉ huy bởi Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 25 BB ở Củ Chi.
Để đối phó với đoàn quân giải tỏa của Sư Đoàn 25 BB, quân địch đã chủ động tổ chức địa thế, bố trí quân kín đáo chờ đánh quân tiếp viện. Chúng đặt các chốt chặn trên trục tiến quân của ta không vượt qua được, đồng thời Pháo Binh tầm xa của chúng nằm sâu bên kia biên giới mở những trận địa pháo chính xác, liên tục và ác liệt gây nhiều thương vong cho Trung đoàn 46 BB, làm tê liệt các cánh quân không điều động được, nên kế hoạch giải tỏa của Sư Đoàn 25 BB thất bại. Một phi cơ quan sát L19 bị phòng không địch bắn rơi gần đó, Trung đoàn cũng không tiếp cứu nổi phi hành đoàn. Sau đó quân địch pháo kích tập trung hỏa lực thẳng vào căn cứ Phước Chỉ bằng hỏa tiễn 107 ly và 122 ly khiến Trung Tá Cao Xuân Nhuận, trung đoàn trưởng Trung đoàn 46/SĐ25 BB bị tử thương. Trong suốt thời gian gần một tháng trời, quân bạn không đem lại một kết quả khả quan nào, hàng ngày vẫn bị pháo kích dồn dập, trực thăng tản thương và tiếp tế bị bắn rớt ngay trong căn cứ, 1 khu trục cơ Skyraider yểm trợ hành quân và 1 phi cơ DC3 thả dù tiếp tế bị hỏa tiễn SA 7 bắn rớt; những cánh dù mang lương thực và đạn dược cho Căn Cứ Đức Huệ thường bay ra ngoài vòng rào và lọt vào tay quân địch. Như vậy là cả hai nỗ lực từ phía sông Vàm Cỏ Đông của BĐQ qua và từ phía Bắc của Sư Đoàn 25 BB xuống đều bị thất bại trong việc tiếp cứu Tiểu Đoàn 83 BĐQ (xem hình 1).
20191204 TDDH 04
(4) Những "Anh hùng Alamo Việt Nam".
Bên trong căn cứ, trong
lúc đó, các chiến sĩ Tiểu Đoàn 83 BĐQ và Đại Đội 3 của Trung Úy Anh thuộc Tiểu
Đoàn 64 BĐQ dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Nguyễn Văn Bảo chiến đấu vô cùng
dũng mãnh, càng đánh càng hăng từ lúc đầu cận chiến với đặc công địch bằng lưỡi
lê và lựu đạn bên trong căn cứ cho đến về sau này phải chiến đấu đẩy lui các
đợt xung phong của địch ngày đêm không ngừng nghỉ. Cuối cùng lương thực và đạn
dược bắt đầu cạn, căn cứ bị cô lập không được tiếp tế, không tản thương được,
nhưng không vì thế mà tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ BĐQ bị suy giảm. Họ
thề quyết tử chiến với quân thù.
Người Lính Không Số Quân
- Đọc Truyện
Gia đình vợ con của các
chiến sĩ BĐQ trong căn cứ cũng tích cực tham gia chiến đấu bên cạnh chồng cha
họ. Họ cổ võ, họ giúp tản thương, cứu thương, tiếp tế đạn dược và lo cơm nước.
Có người còn cầm súng chiến đấu vô cùng dũng cảm. Mặc dù tỷ lệ quân số giữa ta
và địch quá chênh lệch, quân địch không sao dứt điểm được. Xác địch chồng chất
ngổn ngang bên trong và bên ngoài Căn Cứ Đức Huệ.
So sánh sự tử thủ nổi tiếng của quân đội Mỹ ở đồn binh "Alamo" năm 1836 do Trung Tá William Barret Travis chỉ huy với quân số 189 người chống lại sự bao vây và tấn công của hơn 2,000 quân Mễ với tỷ lệ quân số hai bên là 1/11. Sau 13 ngày đêm tử chiến, đồn binh bị quân địch tràn ngập ngày 6-3-1836. Tất cả 189 chiến sĩ trong đồn binh đều tử trận, chỉ còn sống sót 14 người là đàn bà và trẻ con. Khoảng 1,600 quân Mễ bị giết.
Hoặc so sánh sự tử thủ nổi tiếng của quân Lê-Dương Pháp ở làng "Camerone" ngày 30-4-1863 với 65 chiến sĩ do Đại Úy Danjou chỉ huy chống lại sự bao vây và tấn công của 2,000 quân Mễ với tỷ lệ quân số hai bên là 1/34. Sau 11 giờ tử chiến, quân Lê-Dương Pháp giết hơn 300 quân Mễ, vị trí phòng thủ bị tràn ngập, 62 quân Lê-Dương Pháp bị giết, chỉ còn sống sót 3 người bị trọng thương.
Tiểu Đoàn 83 BĐQ phòng thủ trong Căn Cứ Đức Huệ với quân số khoảng 420 người được tăng cường 50 người của Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 64 BĐQ. Tổng cộng quân số là 470 người chống lại sự bao vây và tấn công của hơn 6,500 quân của Sư Đoàn 5 CS với tỷ lệ quân số đôi bên là 1/13. Sau hơn 1 tháng chiến đấu quyết liệt từ ngày 27-3-1974 đến ngày 28-4-1974, giữ vững vị trí phòng thủ, giết hơn 200 quân địch và gây thương tích cho khoảng 500 tên khác. Tổn thất bên BĐQ là 24 chết và hơn 100 người bị thương.
Mặc dù thời đại có khác nhau, mẫu số chung của những anh hùng ở Alamo, Camerone và Đức Huệ là sự quyết tâm tử thủ bằng mọi giá. Với tỷ lệ quân số đôi bên chênh lệch như thế, họ vẫn hiên ngang chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đến hơi thở cuối cùng. Có thể nói không quá đáng là những chiến sĩ Biệt Động Quân chiến đấu ở Căn Cứ Đức Huệ đích thật là những "Anh hùng Alamo Việt Nam".
Sự chiến đấu kiên cường và dũng cảm của BĐQ ở Căn Cứ Đức Huệ còn chứng minh hùng hồn cho thế giới thấy rằng tinh thần và khả năng chiến đấu của quân lực chúng ta không thua bất cứ quân đội tân tiến nào trên thế giới. Một số người thiển cận và một số dư luận báo chí kỳ thị của Mỹ cho rằng khi Quân đội Mỹ rút đi khỏi Miền Nam Việt Nam thì Quân Lực VNCH thiếu tinh thần chiến đấu đưa đến việc mất Miền Nam Việt Nam. Nhận định này là vô lý và hoàn toàn sai sự thật. Mất Miền Nam Việt Nam rõ ràng là vì quân ta thiếu phương tiện chiến đấu chứ không phải thiếu tinh thần chiến đấu.
3. Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh - Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III Xuất Trận :
Vấn đề vô cùng khẩn trương lúc đó là việc tản thương, cứu thương và tiếp tế lương thực, nước uống, đạn dược cho Căn Cứ Đức Huệ trong lúc mọi đường giao thông liên lạc vào căn cứ đều bị Sư Đoàn 5 CS hoàn toàn cắt đứt nhiều ngày. Căn cứ bị cô lập và bị bao vây chặt. Tình hình bên trong căn cứ rất căng thẳng.
(1) Ngày 17-4-1974, Trung Tướng Phạm Quốc Thuần, tư lệnh Quân Đoàn III, cho gọi tôi. Lúc bấy giờ tôi đang chỉ huy Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh hành quân thám sát "Khu Tam Giác Sắt" và "Vùng Hố Bò", sau khi Chiến Đoàn 315 của Trung Tá Dư Ngọc Thanh đập tan Tiểu Đoàn Tây Sơn thuộc Trung đoàn 101 Địa phương Việt Cộng giải tỏa áp lực địch chung quanh đồn Bò Cạp và đồn Chà Rày thuộc Chi Khu Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh.
Tôi lên trực thăng chỉ huy bay về Biên Hòa trình diện Trung Tướng Tư lệnh Quân Đoàn. Ông tiếp tôi và cho tôi biết qua tình hình địch và bạn và tình trạng hiện nay bên trong Căn Cứ Đức Huệ. Sau đó Trung Tướng ra lệnh cho tôi lấy trực thăng bay qua Đức Hòa xem xét tình hình chiến sự bên đó rồi về trình cho ông biết ý kiến.
Đức Hòa
So sánh sự tử thủ nổi tiếng của quân đội Mỹ ở đồn binh "Alamo" năm 1836 do Trung Tá William Barret Travis chỉ huy với quân số 189 người chống lại sự bao vây và tấn công của hơn 2,000 quân Mễ với tỷ lệ quân số hai bên là 1/11. Sau 13 ngày đêm tử chiến, đồn binh bị quân địch tràn ngập ngày 6-3-1836. Tất cả 189 chiến sĩ trong đồn binh đều tử trận, chỉ còn sống sót 14 người là đàn bà và trẻ con. Khoảng 1,600 quân Mễ bị giết.
Hoặc so sánh sự tử thủ nổi tiếng của quân Lê-Dương Pháp ở làng "Camerone" ngày 30-4-1863 với 65 chiến sĩ do Đại Úy Danjou chỉ huy chống lại sự bao vây và tấn công của 2,000 quân Mễ với tỷ lệ quân số hai bên là 1/34. Sau 11 giờ tử chiến, quân Lê-Dương Pháp giết hơn 300 quân Mễ, vị trí phòng thủ bị tràn ngập, 62 quân Lê-Dương Pháp bị giết, chỉ còn sống sót 3 người bị trọng thương.
Tiểu Đoàn 83 BĐQ phòng thủ trong Căn Cứ Đức Huệ với quân số khoảng 420 người được tăng cường 50 người của Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 64 BĐQ. Tổng cộng quân số là 470 người chống lại sự bao vây và tấn công của hơn 6,500 quân của Sư Đoàn 5 CS với tỷ lệ quân số đôi bên là 1/13. Sau hơn 1 tháng chiến đấu quyết liệt từ ngày 27-3-1974 đến ngày 28-4-1974, giữ vững vị trí phòng thủ, giết hơn 200 quân địch và gây thương tích cho khoảng 500 tên khác. Tổn thất bên BĐQ là 24 chết và hơn 100 người bị thương.
Mặc dù thời đại có khác nhau, mẫu số chung của những anh hùng ở Alamo, Camerone và Đức Huệ là sự quyết tâm tử thủ bằng mọi giá. Với tỷ lệ quân số đôi bên chênh lệch như thế, họ vẫn hiên ngang chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đến hơi thở cuối cùng. Có thể nói không quá đáng là những chiến sĩ Biệt Động Quân chiến đấu ở Căn Cứ Đức Huệ đích thật là những "Anh hùng Alamo Việt Nam".
Sự chiến đấu kiên cường và dũng cảm của BĐQ ở Căn Cứ Đức Huệ còn chứng minh hùng hồn cho thế giới thấy rằng tinh thần và khả năng chiến đấu của quân lực chúng ta không thua bất cứ quân đội tân tiến nào trên thế giới. Một số người thiển cận và một số dư luận báo chí kỳ thị của Mỹ cho rằng khi Quân đội Mỹ rút đi khỏi Miền Nam Việt Nam thì Quân Lực VNCH thiếu tinh thần chiến đấu đưa đến việc mất Miền Nam Việt Nam. Nhận định này là vô lý và hoàn toàn sai sự thật. Mất Miền Nam Việt Nam rõ ràng là vì quân ta thiếu phương tiện chiến đấu chứ không phải thiếu tinh thần chiến đấu.
3. Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh - Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III Xuất Trận :
Vấn đề vô cùng khẩn trương lúc đó là việc tản thương, cứu thương và tiếp tế lương thực, nước uống, đạn dược cho Căn Cứ Đức Huệ trong lúc mọi đường giao thông liên lạc vào căn cứ đều bị Sư Đoàn 5 CS hoàn toàn cắt đứt nhiều ngày. Căn cứ bị cô lập và bị bao vây chặt. Tình hình bên trong căn cứ rất căng thẳng.
(1) Ngày 17-4-1974, Trung Tướng Phạm Quốc Thuần, tư lệnh Quân Đoàn III, cho gọi tôi. Lúc bấy giờ tôi đang chỉ huy Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh hành quân thám sát "Khu Tam Giác Sắt" và "Vùng Hố Bò", sau khi Chiến Đoàn 315 của Trung Tá Dư Ngọc Thanh đập tan Tiểu Đoàn Tây Sơn thuộc Trung đoàn 101 Địa phương Việt Cộng giải tỏa áp lực địch chung quanh đồn Bò Cạp và đồn Chà Rày thuộc Chi Khu Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh.
Tôi lên trực thăng chỉ huy bay về Biên Hòa trình diện Trung Tướng Tư lệnh Quân Đoàn. Ông tiếp tôi và cho tôi biết qua tình hình địch và bạn và tình trạng hiện nay bên trong Căn Cứ Đức Huệ. Sau đó Trung Tướng ra lệnh cho tôi lấy trực thăng bay qua Đức Hòa xem xét tình hình chiến sự bên đó rồi về trình cho ông biết ý kiến.
Đức Hòa
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/duc_hoa-6230-1.pdf
Tôi liền lên trực thăng bay qua Đức Hòa. Trên đường bay, tôi mải mê lo nghĩ phải làm gì để đối phó với Sư Đoàn 5 CS đây? Linh tính cho tôi biết có thể tôi sẽ được Bộ Tư lệnh Quân Đoàn chỉ định giải quyết tình trạng nguy kịch ở Căn Cứ Đức Huệ. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn. Cách đánh của quân địch từ trước tới nay vẫn là "Công Đồn Đả Viện". Địch chủ động tổ chức chiến trường nhiều ngày chờ ta đến. Pháo binh tầm xa của chúng bố trí an toàn bên kia biên giới và sẵn sàng mở những trận địa pháo chính xác và ác liệt khó lọt qua được. Địch lại nắm ưu thế về quân số và địa thế. Ta có lực lượng Thiết Giáp hùng hậu, ta làm chủ không phận và có không lực yểm trợ mạnh mẽ. Nhưng gần đây, quân địch được trang bị nhiều vũ khí tối tân của Liên Sô như hỏa tiễn phòng không tầm nhiệt SA7 đã gây cho Không Lực ta nhiều tổn thất đáng kể, và hỏa tiễn chống chiến xa AT3, một loại hỏa tiễn lợi hại có bộ phận điều khiển giống hỏa tiễn TOW chống xe tăng của Mỹ. Tôi đã từng gặp hỏa tiễn AT3 này một lần trên chiến trường Campuchia. Mải mê suy nghĩ, trực thăng đáp xuống sân bay Đức Hòa lúc nào không biết khi một loạt đạn pháo kích của địch nổ chát chúa chung quanh trực thăng làm tôi giật mình bừng tỉnh. Tôi cầm bản đồ phóng nhanh xuống đất và ra dấu cho trực thăng bay đi. Tôi vội lên xe Jeep đang chờ và cho tài xế chạy nhanh đến nhà máy đường Hiệp Hòa là nơi Bộ Chỉ huy Liên Đoàn 33 BĐQ đang tạm đóng. Tôi leo lên tầng cao nhất của nhà máy. Ở đây nhìn ra ngoài, ta thấy con sông Vàm Cỏ Đông uốn khúc bên dưới. Bên kia sông là một dãy đất trải dài xa tắp đến tận biên giới Việt Miên. Trung Tá Lê Tất Biên, Liên Đoàn trưởng Liên Đoàn 33 BĐQ, tiếp tôi và thuyết trình cho tôi rõ tình hình của cánh quân BĐQ ở phía Đông Căn Cứ Đức Huệ. Sau khi vượt sông Vàm Cỏ Đông thất bại, Tiểu Đoàn 36 BĐQ và Tiểu Đoàn 64 BĐQ đang tổ chức lại hàng ngũ, bổ sung quân số và chờ lệnh mới của Bộ Tư lệnh Quân Đoàn (xem hình 1).
(2) Kế hoạch hành quân của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh.
20191204 TDDH 05Tôi liền lên trực thăng bay qua Đức Hòa. Trên đường bay, tôi mải mê lo nghĩ phải làm gì để đối phó với Sư Đoàn 5 CS đây? Linh tính cho tôi biết có thể tôi sẽ được Bộ Tư lệnh Quân Đoàn chỉ định giải quyết tình trạng nguy kịch ở Căn Cứ Đức Huệ. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn. Cách đánh của quân địch từ trước tới nay vẫn là "Công Đồn Đả Viện". Địch chủ động tổ chức chiến trường nhiều ngày chờ ta đến. Pháo binh tầm xa của chúng bố trí an toàn bên kia biên giới và sẵn sàng mở những trận địa pháo chính xác và ác liệt khó lọt qua được. Địch lại nắm ưu thế về quân số và địa thế. Ta có lực lượng Thiết Giáp hùng hậu, ta làm chủ không phận và có không lực yểm trợ mạnh mẽ. Nhưng gần đây, quân địch được trang bị nhiều vũ khí tối tân của Liên Sô như hỏa tiễn phòng không tầm nhiệt SA7 đã gây cho Không Lực ta nhiều tổn thất đáng kể, và hỏa tiễn chống chiến xa AT3, một loại hỏa tiễn lợi hại có bộ phận điều khiển giống hỏa tiễn TOW chống xe tăng của Mỹ. Tôi đã từng gặp hỏa tiễn AT3 này một lần trên chiến trường Campuchia. Mải mê suy nghĩ, trực thăng đáp xuống sân bay Đức Hòa lúc nào không biết khi một loạt đạn pháo kích của địch nổ chát chúa chung quanh trực thăng làm tôi giật mình bừng tỉnh. Tôi cầm bản đồ phóng nhanh xuống đất và ra dấu cho trực thăng bay đi. Tôi vội lên xe Jeep đang chờ và cho tài xế chạy nhanh đến nhà máy đường Hiệp Hòa là nơi Bộ Chỉ huy Liên Đoàn 33 BĐQ đang tạm đóng. Tôi leo lên tầng cao nhất của nhà máy. Ở đây nhìn ra ngoài, ta thấy con sông Vàm Cỏ Đông uốn khúc bên dưới. Bên kia sông là một dãy đất trải dài xa tắp đến tận biên giới Việt Miên. Trung Tá Lê Tất Biên, Liên Đoàn trưởng Liên Đoàn 33 BĐQ, tiếp tôi và thuyết trình cho tôi rõ tình hình của cánh quân BĐQ ở phía Đông Căn Cứ Đức Huệ. Sau khi vượt sông Vàm Cỏ Đông thất bại, Tiểu Đoàn 36 BĐQ và Tiểu Đoàn 64 BĐQ đang tổ chức lại hàng ngũ, bổ sung quân số và chờ lệnh mới của Bộ Tư lệnh Quân Đoàn (xem hình 1).
(2) Kế hoạch hành quân của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh.
Rời Bộ Chỉ huy của Liên
Đoàn 33 BĐQ, tôi lên trực thăng bay về hướng biên giới. Tôi cho trực thăng bay
thật cao để có cái nhìn tổng quát bên dưới và cũng để đề phòng phòng không của
địch bố trí dày đặc ở bên dưới. Bay qua khỏi sông Vàm Cỏ Đông là đến vùng biên
giới Việt Miên. Bên này biên giới là một dãy đất bằng phẳng sình lầy, chi chít
những kinh lạch gần giống như vùng Đồng Tháp Mười ở Miền Tây. Xa xa trên đất
Miên là những làng mạc rải rác vắng vẻ. Nằm xa tít về hướng Nam là Căn Cứ Đức
Huệ lẻ loi, cô độc. Tôi cho trực thăng bay sâu vào đất Miên. Thị trấn ChiPu của
Campuchia xuất hiện ở phía trước. Về phía Nam một chút, có một khu rừng chừng
10 mẫu Tây gây sự chú ý của tôi. Tôi chợt nhớ lại cách đó 4 năm, trong cuộc
hành quân "Toàn Thắng 42" cuối tháng 4-1970, tôi có đi qua khu rừng
này và tôi có biết rất rõ địa thế phía Nam của Thị trấn ChiPu.
Trong chớp mắt, tôi thấy ngay là phải hành động như thế nào để đánh bại Sư Đoàn 5 CS, cứu Tiểu Đoàn 83 BĐQ ở Căn Cứ Đức Huệ. Quả thật giản dị đúng như Napoléon nói: "La guerre est un art simple et tout d'exécution" (Chiến tranh là một nghệ thuật giản dị và tất cả là cách thực hiện trên chiến trường). Trong đầu tôi hiện ra cách thực hiện một kế hoạch hành quân giản dị trong đó hành động táo bạo, nhanh chóng và hoàn toàn bất ngờ là chìa khóa của thắng lợi. Lòng tôi cảm thấy nhẹ nhỏm.
Trở về hậu cứ của Lữ Đoàn ở Biên Hòa, tôi liền tự tay phác họa ra kế hoạch phản công trong vòng 20 phút. Đặc điểm của kế hoạch này là sự giản dị tối đa và bất ngờ hoàn toàn: Toàn bộ LLXKQĐIII sẽ cùng tôi vượt biên đêm và bí mật tiến sâu vô lãnh thổ Campuchia về hướng ChiPu. Nỗ lực chính là đột kích đêm vào hậu tuyến của Sư Đoàn 5 CS từ hướng Nam ChiPu. Phải hết sức giữ bí mật và hành động thật nhanh, tập trung toàn bộ sức mạnh của Thiết Giáp, khai thác tối đa tốc độ và "Shock Action" trên trận địa, không cho địch trở tay kịp (xem hình 2).
Tôi cầm kế hoạch trong tay đi lên Bộ Tư lệnh Quân Đoàn gặp Trung Tướng Phạm Quốc Thuần. Ông tiếp tôi và tôi xin được trình bày. Tôi trải tấm bản đồ 1/50,000 ra bàn. Ông chăm chú lắng nghe tôi nói: "Sáng nay, theo lệnh Trung Tướng, tôi đã bay đi thám sát mặt trận ở Đức Hòa Đức Huệ. Tình hình rất xấu, chúng ta phải hành động ngay, sợ không kịp vì Căn Cứ Đức Huệ bị vây hãm từ 27-3 đến nay hơn 20 ngày. Tiếp tế và tản thương cho Căn Cứ Đức Huệ bị địch cắt đứt hoàn toàn. Tôi xin đề nghị lên Trung Tướng: Sử dụng LLXKQĐIII phản công ở Căn Cứ Đức Huệ. Kế hoạch phản công của tôi có 2 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Hành quân lừa địch: Từ ngày N-6 đến ngày N: Rút LLXKQĐIII đang hành quân thám sát trong tỉnh Tây Ninh về khu Comi ở Lái Thiêu (Thủ Đầu Một). Tôi sẽ tung tin là LLXKQĐIII sẽ di chuyển lên Xuân Lộc (Long Khánh). Mục đích của cuộc điều quân này là làm cho quân địch tưởng là lực lượng Thiết Giáp sẽ rút đi đến một nơi khác.
Trong chớp mắt, tôi thấy ngay là phải hành động như thế nào để đánh bại Sư Đoàn 5 CS, cứu Tiểu Đoàn 83 BĐQ ở Căn Cứ Đức Huệ. Quả thật giản dị đúng như Napoléon nói: "La guerre est un art simple et tout d'exécution" (Chiến tranh là một nghệ thuật giản dị và tất cả là cách thực hiện trên chiến trường). Trong đầu tôi hiện ra cách thực hiện một kế hoạch hành quân giản dị trong đó hành động táo bạo, nhanh chóng và hoàn toàn bất ngờ là chìa khóa của thắng lợi. Lòng tôi cảm thấy nhẹ nhỏm.
Trở về hậu cứ của Lữ Đoàn ở Biên Hòa, tôi liền tự tay phác họa ra kế hoạch phản công trong vòng 20 phút. Đặc điểm của kế hoạch này là sự giản dị tối đa và bất ngờ hoàn toàn: Toàn bộ LLXKQĐIII sẽ cùng tôi vượt biên đêm và bí mật tiến sâu vô lãnh thổ Campuchia về hướng ChiPu. Nỗ lực chính là đột kích đêm vào hậu tuyến của Sư Đoàn 5 CS từ hướng Nam ChiPu. Phải hết sức giữ bí mật và hành động thật nhanh, tập trung toàn bộ sức mạnh của Thiết Giáp, khai thác tối đa tốc độ và "Shock Action" trên trận địa, không cho địch trở tay kịp (xem hình 2).
Tôi cầm kế hoạch trong tay đi lên Bộ Tư lệnh Quân Đoàn gặp Trung Tướng Phạm Quốc Thuần. Ông tiếp tôi và tôi xin được trình bày. Tôi trải tấm bản đồ 1/50,000 ra bàn. Ông chăm chú lắng nghe tôi nói: "Sáng nay, theo lệnh Trung Tướng, tôi đã bay đi thám sát mặt trận ở Đức Hòa Đức Huệ. Tình hình rất xấu, chúng ta phải hành động ngay, sợ không kịp vì Căn Cứ Đức Huệ bị vây hãm từ 27-3 đến nay hơn 20 ngày. Tiếp tế và tản thương cho Căn Cứ Đức Huệ bị địch cắt đứt hoàn toàn. Tôi xin đề nghị lên Trung Tướng: Sử dụng LLXKQĐIII phản công ở Căn Cứ Đức Huệ. Kế hoạch phản công của tôi có 2 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Hành quân lừa địch: Từ ngày N-6 đến ngày N: Rút LLXKQĐIII đang hành quân thám sát trong tỉnh Tây Ninh về khu Comi ở Lái Thiêu (Thủ Đầu Một). Tôi sẽ tung tin là LLXKQĐIII sẽ di chuyển lên Xuân Lộc (Long Khánh). Mục đích của cuộc điều quân này là làm cho quân địch tưởng là lực lượng Thiết Giáp sẽ rút đi đến một nơi khác.
Chi Phu
11° 2'13.77"N 106° 0'51.66"E
20191204 TDDH 06- Giai đoạn 2: Hành quân phản công: Từ ngày N: Xuất quân đêm, trở lên Gò Dầu Hạ, vượt biên giới tiến sâu vào lãnh thổ Campuchia về hướng ChiPu. Sau đó chuyển sang hướng Nam ChiPu, dựa vào đêm tối tấn công toàn lực vào hậu tuyến của Sư Đoàn 5 CS bố trí ở phía Tây Căn Cứ Đức Huệ " (xem hình 2).
Sau khi tôi trình bày xong, Trung Tướng có vẻ băn khoăn lo lắng. Ông suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Tôi lo kế hoạch này của anh sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng về chính trị. Vì như thế là chúng ta xâm phạm vào lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền. Chính phủ Campuchia sẽ có phản ứng và Liên Hiệp Quốc chắc chắn sẽ lên tiếng phản đối. Tôi sẽ gặp khó khăn.
- Nhưng thưa Trung Tướng, CSBV đâu có tôn trọng chủ quyền của Campuchia. Chúng đang sử dụng lãnh thổ của Campuchia để tấn công chúng ta. Tôi đáp lại.
- Đúng vậy, nhưng đây là một vấn đề rất tế nhị. Anh có thể làm một kế hoạch khác được không? Ông hỏi tôi.
Tôi liền đáp:
- Thưa Trung Tướng, tôi đã xem xét kỹ tình hình và địa thế, tôi nghĩ chỉ có kế hoạch này chúng ta mới đánh bại Sư Đoàn 5 CS, cứu Tiểu Đoàn 83 BĐQ ở Căn Cứ Đức Huệ.
Ông trầm ngâm suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Thôi được, tôi sẽ trình kế hoạch này của anh lên Tổng Thống để ông quyết định .Nếu được chấp thuận, anh sẽ chỉ huy cuộc hành quân này. Hãy về chuẩn bị lực lượng.
Tôi nhận lệnh, đứng nghiêm chào rồi lui ra. Trên đường về Lữ Đoàn, tôi nghĩ chắc rồi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sẽ chấp thuận vì chúng ta không thể vì lo ngại Liên Hiệp Quốc mà hy sinh sinh mạng của hơn 500 chiến sĩ BĐQ và gia đình họ ở Căn Cứ Đức Huệ.
Trong lòng tôi rất vui mừng và biết ơn được vị tư lệnh Quân Đoàn tín nhiệm. Đây là lần đầu tiên tôi có trong tay sự tập trung một lực lượng Thiết Giáp lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam và cũng là lần đầu tiên tôi được cho toàn quyền hành động để đương đầu trực diện với một Sư Đoàn CS kể từ khi Hiệp Định Paris ra đời.
Tôi vừa được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thăng cấp tướng một sao cùng với các anh Nguyễn Văn Điềm Sư Đoàn 1 BB, Phạm Ngọc Sang Không quân, Hoàng Cơ Minh Hải quân. . . Đây là dịp tôi muốn chứng tỏ khả năng chỉ huy của mình và muốn chứng tỏ một đại đơn vị Thiết Giáp biết sử dụng tập trung là một vũ khí lợi hại có thể đánh bại các đại đơn vị CS trong thế công cũng như trong thế thủ.
Ngày 20-4-1974, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chấp thuận Kế hoạch Hành quân của tôi, đồng thời ra lệnh cho Không lực VNCH trực tiếp yểm trợ tác chiến cho Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh 120 phi xuất (Tactical Air Support) từ ngày N đến ngày N+3 theo yêu cầu của tôi.
Tôi chọn ngày N là ngày 28-4-1974.
(3) Công tác chuẩn bị
Ngày 21-4-1974, Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III triệu tập buổi họp hành quân ở Biên Hòa do Trung Tướng Phạm Quốc Thuần, tư lệnh Quân Đoàn III chủ tọa. Có mặt Bộ Tham Mưu Quân Đoàn, Bộ Chỉ huy 3 Tiếp Vận và 3 tư lệnh Sư Đoàn 5, 18, 25: Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo và Đại Tá Nguyễn Hữu Toán. Sau khi Bộ Tham Mưu trình bày tình hình chung ở Vùng 3 Chiến thuật và tình hình đặc biệt ở Căn Cứ Đức Huệ, Trung Tướng tư lệnh Quân Đoàn tuyên bố chỉ định tôi thay thế tư lệnh Sư Đoàn 25 Bộ binh chỉ huy mặt trận Đức Hòa - Đức Huệ và sử dụng LLXKQĐIII phản công, giải vây Căn Cứ Đức Huệ. Tôi đứng lên trình bày ngắn gọn trước hội nghị Kế hoạch Hành quân vượt biên đêm của LLXKQĐIII ở Gò Dầu Hạ và Hành quân Phản công của LLXKQĐIII trên lãnh thổ Campuchia (Hình 2).
Theo nhu cầu hành quân của tôi, các đơn vị sau đây được Trung Tướng tư lệnh Quân Đoàn III chỉ định tăng phái cho Lữ Đoàn 3 KB đễ nằm trong tổ chức của LLXKQĐIII:
- Tiểu Đoàn 64 BĐQ đi với Thiết Đoàn 15 KB, thành phần nòng cốt của Chiến Đoàn 315 do Trung Tá Dư Ngọc Thanh chỉ huy;
- Tiểu Đoàn 36 BĐQ đi với Thiết Đoàn 18 KB, thành phần nòng cốt của Chiến Đoàn 318 do Trung Tá Phan Văn Sĩ chỉ huy;
- 1 Đại Đội Bộ binh thuộc Tiểu Đoàn 1/43 (Sư Đoàn 18 BB) đi với Thiết Đoàn 22 Chiến xa, thành phần nòng cốt của Chiến Đoàn 322 do Trung Tá Nguyễn Văn Liên chỉ huy;
- Thiết Đoàn 10 KB (Sư Đoàn 25 BB) + Tiểu Đoàn 1/43 BB (-) (Sư Đoàn 18 BB) + 1 Chi đội Chiến xa M48 thuộc Thiết Đoàn 22 Chiến xa do Trung Tá Trần Văn Nhuận chỉ huy;
- Tiểu Đoàn 61 Pháo Binh 105 ly + 1 Pháo đội 155 ly thuộc Tiểu Đoàn 46 Pháo Binh do Thiếu Tá Hoa Vạn Thọ chỉ huy;
- Tiểu Đoàn 302 thuộc Liên Đoàn 30 Công binh do Thiếu Tá L?m Hồng Sơn chỉ huy; một Trung đội Điện tử (Quân Đoàn) do Thiếu Tá Hiển, Trưởng phòng 2 Lữ Đoàn kiểm soát;
- 1 Trung đội Truyền Tin Siêu tần số (Quân Đoàn) do Trung Úy Bùi Đình Lộ Trưởng phòng Truyền tin Lữ Đoàn giám sát;
- 1 Đại Đội yểm trợ Tiếp Vận thuộc Bộ chỉ huy 3 Tiếp vận do thượng sĩ Nhất Phan Thanh Nhàn (Quân cụ) chỉ huy.
Ngoài ra Trung Tướng còn ra lệnh cho 3 tư lệnh Sư Đoàn Bộ Binh cho tôi mượn 6 giàn hỏa tiễn chống xe tăng TOW để phân phối cho mỗi Chiến Đoàn Thiết Giáp vượt biên 2 giàn hỏa tiễn TOW gắn trên xe Thiết vận xa M113 đề phòng trường hợp có chiến xa T 54 của địch xuất hiện trên chiến trường Campuchia.
Trước khi kết thúc buổi họp, Trung Tướng tư lệnh Quân Đoàn chúc tôi thành công trong nhiệm vụ giao phó. Tôi đứng lên đáp lời cám ơn Trung Tướng. Lúc đó trong lòng tôi có một sự tin tưởng mãnh liệt vào chiến thắng của cuộc hành quân này, nên tự nhiên tôi buột miệng thốt ra:
- Thưa Trung Tướng, chúng tôi sẽ đánh bại Sư Đoàn 5 Cộng Sản!
Trên đường về Lữ Đoàn, tôi giật mình khi nghĩ lại những lời mình vừa nói. Tại sao tôi dám liều lĩnh khẳng định trước hội nghị là sẽ đánh bại Sư Đoàn 5 Cộng Sản? Mặc dù tôi có trong tay LLXKQĐIII là một lực lượng chiến đấu tinh nhuệ chưa từng bị thất trận và mặc dù tôi đã nắm chặt trong tay những yếu tố có tính cách quyết định thắng lợi, nhưng vẫn còn 2 yếu tố khác ngoài tầm tay của tôi có thể làm tôi bị thất bại trong cuộc hành quân này. Đó là thời tiết và kế hoạch hành quân bị bại lộ. Thật vậy, nếu đến ngày N là ngày xuất quân trời đổ mưa trong vùng hành quân, địa thế trở nên lầy lội, tôi sẽ không thể điều động lực lượng Thiết Giáp như ý muốn được, hoặc kế hoạch hành quân của tôi được trình lên phủ Tổng Thống để xin quyết định, nếu bị tiết lộ ra ngoài, chắc chắn sẽ đưa tôi đến thảm bại. Cứ nghĩ đến 2 yếu tố này là tôi không ăn ngủ được. Tôi thấy hối tiếc đã thốt ra những lời khẳng định trước là sẽ đánh thắng quân địch. Lời khẳng định này cứ ám ảnh tôi ngày đêm. Cuối cùng tôi tự nhủ: phải giữ đúng lời hứa; bằng mọi cách, mọi giá, phải đánh thắng Sư Đoàn 5 Cộng Sản.
Ngày 22-4-1974, tôi ra lệnh cho toàn bộ LLXKQĐIII đang hành quân thám sát trong Chi Khu Khiêm Hanh thuộc tỉnh Tây Ninh rút quân về đóng ở Khu Còmi thuộc quận Lái Thiêu tỉnh Bình Dương (Thủ Đầu Một). Tôi cho phao tin là LLXKQĐIII sẽ di chuyển qua Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh. Mục đích của cuộc rút quân này là để đánh lừa địch, làm cho chúng tưởng là quân Thiết Giáp sẽ rút đi luôn không trở lại. Tôi cho trung đội điện tử thường xuyên nghe lén và theo dõi địch trao đổi tin tức với nhau. Khi LLXKQĐIII vừa rút đi khỏi Gò Dầu Hạ về Lái Thiêu thì đài tình báo của địch ở An Hòa Gò Dầu lên tiếng báo cáo:
"Quân Thiết Giáp đã rút đi". Tôi biết chắc là chúng đã bị mắc lừa.
Từ ngày 22-4-74 đến ngày 28-4-74, trong 6 ngày này đóng quân ở Khu Còmi quận Lái Thiêu, các Chiến Đoàn 315, 318 và 322 theo lệnh tôi ra sức ôn tập hợp đồng tác chiến giữa Thiết Giáp - Biệt Động Quân - Pháo Binh từ cấp Trung đội, Đại Đội, Tiểu Đoàn, Chiến Đoàn thật nhuần nhuyễn. Riêng tôi trong 6 ngày đó, tôi tích cực không ngừng làm công tác tư tưởng. Karl Max nói: "Nếu tư tưởng được đả thông, mọi người đều giác ngộ thì sức mạnh vật chất sẽ tăng lên gấp đôi." Kinh nghiệm chiến trường cho tôi thấy tinh thần hăng say làm tăng sức mạnh của đơn vị lên gấp bội. Khơi dậy được sự chiến đấu của toàn quân là yếu tố số một của thắng lợi. Tôi lần lượt đi xuống họp với các cấp chỉ huy Trung đội, Đại Đội, Tiểu Đoàn của các binh chủng và với các Chiến Đoàn trưởng, nói rõ tình hình của ta và địch, nói rõ nhiệm vụ và cách đánh của LLXKQĐIII để mọi người đều thông suốt và tin tưởng sự tất thắng của chúng ta. Tôi thuyết phục họ tin ở sự chỉ huy của tôi và nói rõ sự quyết tâm của tôi là phải chiến thắng bằng mọi giá. Tôi thúc đẩy họ, tôi nói đến tình đồng đội: Chúng ta không thể bỏ rơi đồng đội của mình đang bị địch bao vây và mong chờ chúng ta đến cứu họ. Tôi nhắc đến những chiến thắng vẻ vang năm xưa thời Đại Tướng Đỗ Cao Trí:
- Chúng ta đã từng gặp nhiều trận khó khăn gây cấn hơn trận này, chúng ta đều chiến thắng, đều vượt qua.
Mỗi lần nói chuyện với các sĩ quan thuộc cấp tôi đều kết luận:
- Kỳ này nhất định phải chiến thắng, tôi sẽ cùng đi với các anh, kỳ này nếu thất bại thì tất cả chúng ta kể cả tôi, sẽ không một ai trở về Việt Nam.
Ý của tôi, quyết tâm của tôi đã rõ ràng: một là chiến thắng trở về, hai là chết trên đất Miên. Không có con đường nào khác.
4. Veni, Vidi, Vici
(1) Ngày N đã đến. Đó là
ngày 28-4-1974. Chiều ngày 28-4-1974, Công Binh đã sẵn sàng; Thiếu Tá Lâm Hồng
Sơn, Tiểu Đoàn trưởng Tiểu Đoàn 302 CB, theo lệnh tôi đã kín đáo cho bố trí từ
chiều tối ngày hôm trước ở hai bên bờ sông Gò Dầu Hạ, gần cầu, các phà cao su
để đưa chiến xa M48 qua sông. Lúc 20:00 giờ, tôi cải trang đích thân đến tận 2
bờ sông Gò Dầu Hạ kiểm tra Công Binh làm công tác chuẩn bị cho chiến xa vượt
sông.
20191204 TDDH 08Đúng 22:00 giờ đêm, toàn bộ LLXKQĐIII gồm 3 Chiến Đoàn 315, 318 và 322 cùng Bộ Chỉ huy nhẹ Lữ Đoàn và Pháo Binh Lữ Đoàn bắt đầu rời vùng tập trung ở Lái Thiêu (Thủ Đầu Một) di chuyển bằng đèn mắt mèo và im lặng truyền tin trực chỉ Gò Dầu Hạ.
20191204 TDDH 09
Lái Thiêu
10°54'22.11"N 106°42'9.17"E
Gò Dầu Hạ
11° 5'17.00"N 106°16'0.82"E
(2) Ngày 29-4-1974, lúc 00:00 giờ, các chiến xa M48 bắt đầu xuống phà qua sông Gò Dầu Hạ. Các loại xe xích khác và xe chạy bánh qua cầu Gò Dầu Hạ theo Quốc lộ 1 trực chỉ ra hướng biên giới Việt Miên.
20191204 TDDH 10(2) Ngày 29-4-1974, lúc 00:00 giờ, các chiến xa M48 bắt đầu xuống phà qua sông Gò Dầu Hạ. Các loại xe xích khác và xe chạy bánh qua cầu Gò Dầu Hạ theo Quốc lộ 1 trực chỉ ra hướng biên giới Việt Miên.
Từ 01:00 giờ sáng đến 03:00 giờ sáng, các Chiến Đoàn, Bộ Chỉ huy nhẹ Lữ Đoàn và
Pháo Binh Lữ Đoàn lần lượt vượt biên sang lãnh thổ Campuchia và vào vùng tập
trung nằm sâu trong đất Miên về hướng Đông Nam thị trấn Chipu (Xem hình 2 và
3).
20191204 TDDH 11
Đến 03:15 giờ, tất cả các
đơn vị đã bố trí xong, trong vùng tập trung, sẵn sàng chờ lệnh xuất phát. Trung
đội điện tử theo dõi nghe địch, không thấy chỉ dấu gì chúng nghi ngờ.
Đúng 03:30 giờ, tôi ra lệnh cho hai Chiến Đoàn 315 và 318 vượt tuyến xuất phát, tấn công song song tiến xuống phía Nam, Chiến Đoàn 315 bên phải, Chiến Đoàn 318 bên trái, Bộ Chỉ huy của tôi theo sau Chiến Đoàn 315; Chiến Đoàn 322 trừ bị, bố trí phía Nam Quốc lộ 1 chờ lệnh (Xem hình 3).
Đúng 04:30 giờ, Pháo Binh Lữ Đoàn bắt đầu khai hỏa, tác xạ đồng loạt tập trung vào các mục tiêu của địch nằm phía Tây Căn Cứ Đức Huệ, đồng thời Thiết Đoàn 10 Kỵ Binh và Tiểu Đoàn 1/43 BB(-) vượt tuyến xuất phát mở đường từ căn cứ Phước Chỉ xuống Căn Cứ Đức Huệ. (Xem hình 3).
Đến 05:00 giờ sáng ngày 29-4-74, các cánh quân của Chiến Đoàn 315 và 318 báo cáo chạm địch. Quân ta liền điều động bao vây, chia cắt, tấn công liên tục. Quân địch bị đánh bất ngờ tháo chạy, quân ta truy đuổi chặn bắt. Các Bộ Chỉ huy Trung đoàn, Sư Đoàn, Bộ Chỉ huy Hậu cần và các căn cứ Pháo Binh của quân địch bị quân ta tràn ngập và lần lượt bị quyét sạch. Nhiều dàn pháo các loại 4 ống, 8 ống và 12 ống, và hàng ngàn hỏa tiễn 107 ly và 122 ly bị quân ta tịch thu và tiêu hủy tại chỗ . Đặc biệt hơn cả có hơn 30 hỏa tiễn chống xe tăng AT 3 của Liên Xô nằm trên giàn phóng, chưa kịp khai hỏa bị quân ta chiếm đoạt.
Đến 08:00 giờ sáng, Không Quân Chiến Thuật lên vùng; Đại Tá Trần Văn Thoàn, tư lệnh phó Lữ Đoàn bay trực thăng chỉ huy, điều khiển Không Lực liên tục oanh kích và oanh tạc địch từ sáng đến chiều tối. Đến 19:00 giờ ngày 29 4 74, đại quân của Sư Đoàn 5 CS bị đánh tan rã rút chạy về hướng Mộc Hóa thuộc Vùng 4 Chiến Thuật. Tôi liền tung cả ba Chiến Đoàn đồng loạt truy đuổi địch và cho Không Quân Chiến Thuật tập trung truy kích chúng sâu trong lãnh thổ Vùng 4 Chiến Thuật. Hàng ngàn quân địch bị giết và bị thương và hàng trăm tên bị quân ta bắt sống.
Đúng 03:30 giờ, tôi ra lệnh cho hai Chiến Đoàn 315 và 318 vượt tuyến xuất phát, tấn công song song tiến xuống phía Nam, Chiến Đoàn 315 bên phải, Chiến Đoàn 318 bên trái, Bộ Chỉ huy của tôi theo sau Chiến Đoàn 315; Chiến Đoàn 322 trừ bị, bố trí phía Nam Quốc lộ 1 chờ lệnh (Xem hình 3).
Đúng 04:30 giờ, Pháo Binh Lữ Đoàn bắt đầu khai hỏa, tác xạ đồng loạt tập trung vào các mục tiêu của địch nằm phía Tây Căn Cứ Đức Huệ, đồng thời Thiết Đoàn 10 Kỵ Binh và Tiểu Đoàn 1/43 BB(-) vượt tuyến xuất phát mở đường từ căn cứ Phước Chỉ xuống Căn Cứ Đức Huệ. (Xem hình 3).
Đến 05:00 giờ sáng ngày 29-4-74, các cánh quân của Chiến Đoàn 315 và 318 báo cáo chạm địch. Quân ta liền điều động bao vây, chia cắt, tấn công liên tục. Quân địch bị đánh bất ngờ tháo chạy, quân ta truy đuổi chặn bắt. Các Bộ Chỉ huy Trung đoàn, Sư Đoàn, Bộ Chỉ huy Hậu cần và các căn cứ Pháo Binh của quân địch bị quân ta tràn ngập và lần lượt bị quyét sạch. Nhiều dàn pháo các loại 4 ống, 8 ống và 12 ống, và hàng ngàn hỏa tiễn 107 ly và 122 ly bị quân ta tịch thu và tiêu hủy tại chỗ . Đặc biệt hơn cả có hơn 30 hỏa tiễn chống xe tăng AT 3 của Liên Xô nằm trên giàn phóng, chưa kịp khai hỏa bị quân ta chiếm đoạt.
Đến 08:00 giờ sáng, Không Quân Chiến Thuật lên vùng; Đại Tá Trần Văn Thoàn, tư lệnh phó Lữ Đoàn bay trực thăng chỉ huy, điều khiển Không Lực liên tục oanh kích và oanh tạc địch từ sáng đến chiều tối. Đến 19:00 giờ ngày 29 4 74, đại quân của Sư Đoàn 5 CS bị đánh tan rã rút chạy về hướng Mộc Hóa thuộc Vùng 4 Chiến Thuật. Tôi liền tung cả ba Chiến Đoàn đồng loạt truy đuổi địch và cho Không Quân Chiến Thuật tập trung truy kích chúng sâu trong lãnh thổ Vùng 4 Chiến Thuật. Hàng ngàn quân địch bị giết và bị thương và hàng trăm tên bị quân ta bắt sống.
Ban do topo map Moc Hoa
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/moc_hoa-6130-1.pdf
(3) Sáng ngày 30-4-74, các đơn vị địch còn kẹt lại chung quanh Căn Cứ Đức Huệ chống trả yếu ớt, lần lượt bị quân ta tiêu diệt gần hết. Đến trưa, một cánh quân của Thiết Đoàn 10 đã bắt tay được với Biệt Động Quân trong Căn Cứ Đức Huệ và đến chiều toàn bộ Sư Đoàn 5 CS hoàn toàn bị quân ta quét sạch.
Bộ Chỉ huy của tôi nằm sâu trong lãnh thổ Campuchia về phía Đông Nam Chipu trong một làng nhỏ hoang vắng. Tin chiến thắng làm nức lòng mọi người. Màn đêm xuống, tiếng súng im bặt. Đêm hôm đó thật êm ả, trời trong vắt, đầy sao, lòng tôi tràn ngập một niềm sung sướng khó tả. Có lẽ đây là một đêm đẹp nhất trong đời tôi. Tôi đã khẳng định trước với Quân Đoàn là chúng tôi sẽ đánh bại Sư Đoàn 5 CS và bây giờ chúng tôi đã đánh bại chúng. Tôi đã nói trước khi xuất quân với thuộc cấp là nếu thất bại thì sẽ không một ai được trở về Việt Nam và bây giờ chúng tôi đã chiến thắng có thể trở về. Đối với tôi cũng giống như một canh bạc mà tôi đã lấy mạng sống của tôi ra đánh và bây giờ tôi đã thắng. Cho tới ngày hôm đó trong đời tôi, thật không có một niềm hạnh phúc nào lớn hơn được.
Chưa bao giờ trong lịch sử của hai cuộc chiến tranh Việt Nam có một trận vận động chiến nào mà quân ta hoặc quân Đồng Minh đã chiến thắng một đại đơn vị CS nhanh chóng như thế, triệt để như thế. Tôi chợt nhớ đến cung cách và những lời của Julius Ceasar trong chiến dịch thần tốc ở Zela vùng Tiểu Á báo cáo chiến thắng về La Mã "Veni, Vidi, Vici : "Tôi đến, Tôi thấy, Tôi chiến thắng", tôi liền lấy một mẫu giấy nhỏ, tự tay thảo ngay bức công điện ngắn báo cáo chiến thắng về Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III.
Trân trọng báo cáo:
- Ngày 28-4-74: Xuất quân
- Ngày 29-4-74: Phản công
- Ngày 30-4-74: Tiêu diệt địch
- Ngày 1-5-74: Hoàn thành nhiệm vụ.
(4) Ngày 2-5-1974, tại Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Lữ Đoàn ở Gò Dầu Hạ, phóng viên đài VOA phỏng vấn hỏi tôi:
- Có phải Thiếu Tướng đã đưa quân sang lãnh thổ Campuchia không?
Tôi liền đáp ngay:
- Không, tôi hành quân dọc theo biên giới trong lãnh thổ của Việt Nam. Chính Cộng Sản Việt Nam mới có quân trên lãnh thổ Campuchia.
Tối đến, đài VOA và đài BBC loan tin chiến thắng của Quân Lực ta ở Căn Cứ Đức Huệ. Riêng đài BBC nói thêm:
- Tướng Trần Quang Khôi nói không có đưa quân sang lãnh thổ Campuchia, nhưng theo tin tức của chúng tôi nhận được thì Quân lực VNCH có truy đuổi quân Cộng Sản Bắc Việt trên lãnh thổ Campuchia.
20191204 TDDH 12(3) Sáng ngày 30-4-74, các đơn vị địch còn kẹt lại chung quanh Căn Cứ Đức Huệ chống trả yếu ớt, lần lượt bị quân ta tiêu diệt gần hết. Đến trưa, một cánh quân của Thiết Đoàn 10 đã bắt tay được với Biệt Động Quân trong Căn Cứ Đức Huệ và đến chiều toàn bộ Sư Đoàn 5 CS hoàn toàn bị quân ta quét sạch.
Bộ Chỉ huy của tôi nằm sâu trong lãnh thổ Campuchia về phía Đông Nam Chipu trong một làng nhỏ hoang vắng. Tin chiến thắng làm nức lòng mọi người. Màn đêm xuống, tiếng súng im bặt. Đêm hôm đó thật êm ả, trời trong vắt, đầy sao, lòng tôi tràn ngập một niềm sung sướng khó tả. Có lẽ đây là một đêm đẹp nhất trong đời tôi. Tôi đã khẳng định trước với Quân Đoàn là chúng tôi sẽ đánh bại Sư Đoàn 5 CS và bây giờ chúng tôi đã đánh bại chúng. Tôi đã nói trước khi xuất quân với thuộc cấp là nếu thất bại thì sẽ không một ai được trở về Việt Nam và bây giờ chúng tôi đã chiến thắng có thể trở về. Đối với tôi cũng giống như một canh bạc mà tôi đã lấy mạng sống của tôi ra đánh và bây giờ tôi đã thắng. Cho tới ngày hôm đó trong đời tôi, thật không có một niềm hạnh phúc nào lớn hơn được.
Chưa bao giờ trong lịch sử của hai cuộc chiến tranh Việt Nam có một trận vận động chiến nào mà quân ta hoặc quân Đồng Minh đã chiến thắng một đại đơn vị CS nhanh chóng như thế, triệt để như thế. Tôi chợt nhớ đến cung cách và những lời của Julius Ceasar trong chiến dịch thần tốc ở Zela vùng Tiểu Á báo cáo chiến thắng về La Mã "Veni, Vidi, Vici : "Tôi đến, Tôi thấy, Tôi chiến thắng", tôi liền lấy một mẫu giấy nhỏ, tự tay thảo ngay bức công điện ngắn báo cáo chiến thắng về Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III.
Trân trọng báo cáo:
- Ngày 28-4-74: Xuất quân
- Ngày 29-4-74: Phản công
- Ngày 30-4-74: Tiêu diệt địch
- Ngày 1-5-74: Hoàn thành nhiệm vụ.
(4) Ngày 2-5-1974, tại Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Lữ Đoàn ở Gò Dầu Hạ, phóng viên đài VOA phỏng vấn hỏi tôi:
- Có phải Thiếu Tướng đã đưa quân sang lãnh thổ Campuchia không?
Tôi liền đáp ngay:
- Không, tôi hành quân dọc theo biên giới trong lãnh thổ của Việt Nam. Chính Cộng Sản Việt Nam mới có quân trên lãnh thổ Campuchia.
Tối đến, đài VOA và đài BBC loan tin chiến thắng của Quân Lực ta ở Căn Cứ Đức Huệ. Riêng đài BBC nói thêm:
- Tướng Trần Quang Khôi nói không có đưa quân sang lãnh thổ Campuchia, nhưng theo tin tức của chúng tôi nhận được thì Quân lực VNCH có truy đuổi quân Cộng Sản Bắc Việt trên lãnh thổ Campuchia.
(5) Ngày 3-5-1974, Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu đi trực thăng đến Gò Dầu Hạ thị sát chiến trường. Trung
Tướng Phạm Quốc Thuần và tôi tiếp đón Tổng Thống. Ông vui vẻ bắt tay chúng tôi
rồi đi đến xem chiến lợi phẩm tịch thu của quân địch: Rất nhiều vũ khí cộng
đồng các loại. Nổi bật là các giàn phóng hỏa tiễn 4 ống, 8 ống và 12 ống cùng
hàng trăm hỏa tiễn 107 và 122 ly. Đặc biệt hơn cả là hơn 30 hỏa tiễn AT-3, loại
mới nhất của Liên Sô có hệ thống điều khiển chống tăng, lần đầu tiên bị quân ta
tịch thu trên chiến trường miền Nam. Các tùy viên quân sự Tây phương mỗi người
xin một quả nói để đem về nước nghiên cứu. Nhìn số vũ khí khổng lồ của địch bị
quân ta tịch thu mới hiểu được sự tàn phá khủng khiếp trong Căn Cứ Đức Huệ và
sự chiến đấu anh hùng của Tiểu Đoàn 83 BĐQ. Tiếp đến, Tổng Thống đi thăm Bộ
Tham Mưu Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh và các đơn vị trưởng của các binh chủng trong tổ
chức LLXKQĐIII, ông bắt tay khen ngợi từng người và gắn cấp bậc Đại Tá cho
Trung Tá Thiết Giáp Dư Ngọc Thanh, Chiến Đoàn trưởng Chiến Đoàn 315. Sau đó
Tổng Thống lên trực thăng chỉ huy của tôi cùng tôi bay đến Đức Huệ. Các trực
thăng của Trung Tướng Phạm Quốc Thuần và phái đoàn Phủ Tổng Thống bay theo sau.
Trên đường bay, Tổng Thống bắt chuyện với tôi:
- Tôi rất thích tính táo bạo liều lĩnh trong kế hoạch hành quân của anh.
- Thưa Tổng Thống, đây là sự liều lĩnh có tính toán. Tôi đáp lại.
Thấy Tổng Thống vui vẻ, sự hân hoan hiện trên nét mặt, tôi nói đùa một câu tiếng Pháp với Tổng Thống: La chance sourit toujours aux audacieux. (Sự may mắn luôn luôn "cười" với những kẻ liều lĩnh).
Ông gật gù cười có vẻ đắc ý lắm.
20191204 TDDH 13Trên đường bay, Tổng Thống bắt chuyện với tôi:
- Tôi rất thích tính táo bạo liều lĩnh trong kế hoạch hành quân của anh.
- Thưa Tổng Thống, đây là sự liều lĩnh có tính toán. Tôi đáp lại.
Thấy Tổng Thống vui vẻ, sự hân hoan hiện trên nét mặt, tôi nói đùa một câu tiếng Pháp với Tổng Thống: La chance sourit toujours aux audacieux. (Sự may mắn luôn luôn "cười" với những kẻ liều lĩnh).
Ông gật gù cười có vẻ đắc ý lắm.
Trực thăng đáp xuống Căn
Cứ Đức Huệ. Các chiến sĩ Tiểu Đoàn 83 BĐQ và Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 64 BĐQ
hân hoan tiếp đón Tổng Thống. Ông đi bộ một vòng viếng thăm, ủy lạo và ban
thưởng. Doanh trại trong căn cứ bị Pháo Binh địch tàn phá đổ sập gần hết, nhưng
sự hãnh diện giữ vững được đồn hiện ra trong đôi mắt của mỗi chiến sĩ BĐQ.
20191204 TDDH 14
Một chuẩn úy BĐQ còn rất
trẻ đi đến tôi, đứng nghiêm chào, rồi thình lình anh bước tới gần tôi, hai tay
nắm chặt lấy tay tôi bật khóc và nói:
- Cám ơn Thiếu tướng đã cứu mạng chúng em.
Tôi cảm động ôn tồn đáp lại:
- Chính anh phải cám ơn các em mới đúng. Sự chiến đấu vô cùng dũng cảm của các em là một tấm gương sáng chói, là niềm hãnh diện chung của Quân lực chúng ta. Chúng em mới thật sự là những anh hùng của Quân đội mà mọi người Việt Nam Tự do phải mang ơn các em.
(6) Một tuần sau tôi nhận được một thư của DAO (Defense Attaché Office) trong đó tướng Homer Smith chuyển lời khen ngợi của đại sứ Graham Martin đến tôi: Đây là lần đầu tiên kể từ khi ký kết Hòa Đàm Paris, một kế hoạch hành quân được thiết kế tuyệt hảo và được thực hiện tuyệt hảo(1).
Hai tuần sau, tôi nhận được một thư của Đại Tá Raymond Battreall nguyên Cố Vấn Trưởng của Bộ Chỉ huy Thiết Giáp Binh QLVNCH. Battreall cho rằng đây là một chiến thắng ngoạn mục và xuất sắc nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Cuối thư ông viết bằng chữ Việt Nam: Kỵ Binh Việt Nam Muôn Năm.
5. Kết luận :
20191204 TDDH 15- Cám ơn Thiếu tướng đã cứu mạng chúng em.
Tôi cảm động ôn tồn đáp lại:
- Chính anh phải cám ơn các em mới đúng. Sự chiến đấu vô cùng dũng cảm của các em là một tấm gương sáng chói, là niềm hãnh diện chung của Quân lực chúng ta. Chúng em mới thật sự là những anh hùng của Quân đội mà mọi người Việt Nam Tự do phải mang ơn các em.
(6) Một tuần sau tôi nhận được một thư của DAO (Defense Attaché Office) trong đó tướng Homer Smith chuyển lời khen ngợi của đại sứ Graham Martin đến tôi: Đây là lần đầu tiên kể từ khi ký kết Hòa Đàm Paris, một kế hoạch hành quân được thiết kế tuyệt hảo và được thực hiện tuyệt hảo(1).
Hai tuần sau, tôi nhận được một thư của Đại Tá Raymond Battreall nguyên Cố Vấn Trưởng của Bộ Chỉ huy Thiết Giáp Binh QLVNCH. Battreall cho rằng đây là một chiến thắng ngoạn mục và xuất sắc nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Cuối thư ông viết bằng chữ Việt Nam: Kỵ Binh Việt Nam Muôn Năm.
5. Kết luận :
Đúng một năm sau, ngày 30
tháng 4 năm 1975, Quân Đoàn 4 CSBV do Thượng tướng Hoàng Cầm chỉ huy đã thất
bại trong kế hoạch đánh chiếm tỉnh Biên Hòa, và Sư Đoàn 341 CSBV bị LLXKQĐIII
đánh bại ở Biên Hòa buộc phải rút đi sau khi chịu nhiều tổn thất to lớn (2).
Ngay sau đó, LLXKQĐIII kéo quân về tiếp cứu Thủ Đô Sài Gòn thì được lệnh buông vũ khí đầu hàng lúc 10:25 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ai là người chịu trách nhiệm làm mất MNVN? Ai là thủ phạm đưa QLVNCH đến chỗ thua trận?
Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh kể từ ngày thành lập 7-11-1970 đến ngày 30-4-1975 do tôi chỉ huy, luôn luôn chiến thắng hết trận này đến trận khác cho đến phút chót. Không một ai trong chúng tôi lùi bước trước quân thù. Không một ai trong chúng tôi bỏ trốn ra nước ngoài. Tất cả ở tại hàng và chấp nhận định mệnh không than van kêu khóc.
Trong tác phẩm Servitude et Grandeur Militaires, thi sĩ Pháp Alfred De Vigny (1810 1857) nói "Danh Dự và Trách Nhiệm đôi khi kết thúc một cách bi thảm. Cho nên, đứng trước một định mệnh tàn khốc, con người phải biết thân phận của mình mà chấp nhận nó một cách can đảm".
Tháng Giêng 2009
Trần Quang Khôi
Ghi chú
(1) GEN Homer Smith wrote: "On behalf of the Honorable Graham Martin, the Ambassador of the United States and myself, I wish to express our felicitations upon the brilliant success of your recent operation.
This was the first time since the Paris Peace Agreement, a plan of operation has been so well planned and so well executed…"
(2) Xin đọc:
- "Danh Dự và Tổ Quốc", 1995, CT Trần Quang Khôi "Fighting to the Finish", BG Tran Quang Khoi, p.19-25, ARMOR, March April 1996.
20191204 TDDH 16Ngay sau đó, LLXKQĐIII kéo quân về tiếp cứu Thủ Đô Sài Gòn thì được lệnh buông vũ khí đầu hàng lúc 10:25 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ai là người chịu trách nhiệm làm mất MNVN? Ai là thủ phạm đưa QLVNCH đến chỗ thua trận?
Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh kể từ ngày thành lập 7-11-1970 đến ngày 30-4-1975 do tôi chỉ huy, luôn luôn chiến thắng hết trận này đến trận khác cho đến phút chót. Không một ai trong chúng tôi lùi bước trước quân thù. Không một ai trong chúng tôi bỏ trốn ra nước ngoài. Tất cả ở tại hàng và chấp nhận định mệnh không than van kêu khóc.
Trong tác phẩm Servitude et Grandeur Militaires, thi sĩ Pháp Alfred De Vigny (1810 1857) nói "Danh Dự và Trách Nhiệm đôi khi kết thúc một cách bi thảm. Cho nên, đứng trước một định mệnh tàn khốc, con người phải biết thân phận của mình mà chấp nhận nó một cách can đảm".
Tháng Giêng 2009
Trần Quang Khôi
Ghi chú
(1) GEN Homer Smith wrote: "On behalf of the Honorable Graham Martin, the Ambassador of the United States and myself, I wish to express our felicitations upon the brilliant success of your recent operation.
This was the first time since the Paris Peace Agreement, a plan of operation has been so well planned and so well executed…"
(2) Xin đọc:
- "Danh Dự và Tổ Quốc", 1995, CT Trần Quang Khôi "Fighting to the Finish", BG Tran Quang Khoi, p.19-25, ARMOR, March April 1996.
https://www.benning.army.mil/armor/eARMOR/content/issues/1996/MAR_APR/ArmorMarchApril1996web.pdf
- Hồi Ký "Chặng Đường Mười Nghìn Ngày”, Thượng Tướng Hoàng Cầm.
Fighting to the Finish
- Hồi Ký "Chặng Đường Mười Nghìn Ngày”, Thượng Tướng Hoàng Cầm.
Fighting to the Finish
The Role of South Viet Nam’s III
Armor Brigade and III Corps Assault Force in the War’s Final Days
by Tran Quang Khoi, Brigadier
General, ARVN
20191204 TDDH 17
Foreword
Brigadier General
Tran Quang Khoi graduated from the Vietnamese National Military Academy at Da
Lat in 1952, the French Cavalry School at Saumur in 1955, and the U.S. Army Armor
School at Fort Knox in 1959.
As senior advisor
to the Vietnamese Chief of Armor, I first met him in 1966 when he deployed the
ARVN 5th Cavalry to Xuan Loc. I accompanied him on several
operations to reconnoiter for the impending arrival of the U.S. 11th ACR. In
May of 1966, he provided his 1/5 tank troop (M41A3) for airlift to Da Nang
(“When Tanks Took Wings,” ARMOR, May-June 1994). In early 1970, his combined-arms
Task Force 318 spearheaded the U.S./VN incursion into Cambodia, earning his
Corps CG the sobriquet “The Patton of the Parrot’s Beak.” In November 1970, he
organized and
trained III Armor
Bde and commanded it in Cambodia, both before and after attending the U.S. Army
Command & General Staff College at Fort Leavenworth in 1972-3. In 1971-72,
I frequently met him in places like An Loc and Loc Ninh as his brigade raced
between flash points in Cambodia.
Released from
“Re-education Camp” after 17 years, he now resides in Springfield, VA.
He is one of the
finest Armor leaders I ever met; bold and daring, but not foolhardy, he knew
full well how to use mobility and firepower to produce shock even in terrain
like Viet Nam’s. He also had the imagination and flexibility to task-organize
in such a way as to get the most from his
available assets.
Had Khoi been a tank battalion commander in Third Army during World War II,
General Patton would have acknowledged two peers: Creighton Abrams and Tran Quang
Khoi.
RAYMOND R.
BATTREALL
COL,
Armor (Ret)
During the final days of the Viet
Nam War, I commanded the ARVN III Armor Brigade and III Corps Assault Task
Force (ATF) throughout III Corps Tactical Zone and in defense of the City of
Bien Hoa against the final Communist offensive in South Viet Nam. For twenty
years since the fall of South Viet Nam on 30 April 1975, I have read many
articles by both Communist and Free-World writers. Many of them are ambiguous
or inexact, especially when referring to actions east of and in Bien Hoa. Some
even distort the truth and wound the honor of III Armor Brigade/III Corps ATF,
so I
have an obligation to both the
living and the dead to correct the record so as not to be ungrateful to the
heroes who willingly followed me and fought to the very last minute of the war.
The Early Days From 1970 on, there
were four armor brigades, one per corps. Each headquarters
was highly mobile, track-mounted, packed
with radio gear, and manned by a carefully selected, battletested staff.
Designed to control up to six maneuver battalions (a division has nine) the
brigades had no organic units but were “task organized” by their corps
commanders according to the mission at hand: sometimes with as many as 18
battalions!
III Armor Brigade headquarters was activated
in November 1970 and, after intensive training with a U.S. advisory team headed
by LTC C.M. Crawford, with MAJ Racine, CPT Waer, and others, was declared
combat ready and assigned to III Corps for employment in January 1971.
Task-organized with the 15th and 18th Armored Cavalry Squadrons and a variety
of infantry, artillery, and supporting units, it was the core and frame of LTG
Do Cao Tri’s III Corps ATF, established to meet battlefield demands in
Cambodia. The ATF was the corps’ combined-arms reserve.
When reinforced for violent combat,
its strength and capability were equivalent to a mechanized division. It
operated either alone or with the ARVN’s 5th, 18th, or 25th Infantry Divisions.
Wherever
there was heavy combat in the III Corps
Tactical Zone, the ATF was always present.
The Task Force crossed swords many times
with the North Vietnamese Army’s (NVA) 5th, 7th, and 9th Infantry Divisions,
both in Cambodia and Viet Nam. It rescued from destruction the 5th Ranger TF at
Chlong and Dambe in February and March 1971, the 8th Regimental Combat
Team (RCT) of the 5th Infantry Division at Snoul in June 1971, and the 30th
Ranger Battalion at Alpha Base, six km east of Krek plantation, in November
1971 (Map 1).
The tragic death of General Do Cao Tri
in a helicopter crash in February 1971 marked the turning point of the war in
South Viet Nam. LTG Nguyen Van Minh, succeeding General Tri as III Corps
Commander, made mistake after mistake from the very start. He and I differed on
many points regarding the conduct of operations in Cambodia.
Because of his weakness, we suffered
many setbacks and, little by little, lost the initiative to the enemy.
Often, I could not help arguing with
him, and our relationship became more and more tense. After the victory near Krek
in November 1971, I made up my mind to apply for admission to the U.S.
Army’s Command and General Staff College
at Fort Leavenworth, Kansas.
From 1972 to 1973, I went to the U.S.
to complete my advanced military education. Shortly after my departure, General
Minh dispersed the resources of the III Armor Brigade and completely disbanded
the III Corps ATF.
When the battle of An Loc — Binh Long
broke out violently during the summer of 1972, the Armor units of III Corps
were completely paralyzed.
When I returned to Viet Nam in 1973,
LTG Pham Quoc Thuan had replaced General Minh. He insisted that I rejoin III
Armor Brigade. I resumed command of the brigade on 7 November 1973 and
suggested to the new corps ….
https://www.benning.army.mil/armor/eARMOR/content/issues/1996/MAR_APR/ArmorMarchApril1996web.pdf
Lời giới thiệu tác giả :
* TRẦN QUANG KHÔI xuất thân từ khóa 6 TVBQG Đà Lạt 1952
Lời giới thiệu tác giả :
* TRẦN QUANG KHÔI xuất thân từ khóa 6 TVBQG Đà Lạt 1952
* Tốt nghiệp:
- Trường KỵBinh SAUMUR, Pháp 1955.
- Trường Thiết Giáp Lục Quân Hoa Kỳ FORT KNOX, Kentucky 1959.
- Trường Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Lục Quân Hoa Kỳ FORT LEAVENWORTH, Kansas 1973.
* Cấp bậc và chức vụ sau cùng: Chuẩn Tướng, tư lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh thuộc Quân Đoàn III/QLVNCH.
* Sau chiến tranh Việt Nam, tướng Khôi bị bắt và bị tù Cộng Sản 17 năm.
* Định cư tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ năm 1993.
* Tốt nghiệp Trường Đại Học George Mason University, Hoa Kỳ với cấp bằng MA Văn Chương Pháp 1998.
No comments:
Post a Comment