20191201 Ban tin bien Dong
***** Tài liệu bên dưới đây là do từ trong nước
nhờ chuyển, tuy nhiên đây không phải là một soạn thảo chính thức và
hợp pháp của hệ thống pháp lý quốc tế mà chỉ dựa vào hiến pháp
của Việt Nam. Muốn xóa sổ cộng sản Việt Nam thì phải xóa sổ tận
gốc không thể dùng luật pháp của cộng
sản Việt Nam để tạo dựng một thể chế mới.
20191130 Du Thao Luat Bau Cu LM NVL
Dự thảo
Luật Tổ Chức & Hoạt Động Hệ Thống Dân Pháp Nước - Việt Nam Dân Là Chủ
- Phác thảo vòng cuối.
Trang
1
Dự
thảo Luật Tổ Chức & Hoạt Động Hệ Thống Dân Pháp Nước Việt Nam Dân Là Chủ
Phác
thảo vòng cuối của Toàn Dân Việt quốc nội lẩn hải ngoại.
Cảm ơn
các Thân hữu đã bổ sung - điều chỉnh 6 vòng Phác thảo, bắt đầu từ 01.9.2018.
Kính
xin Toàn Quốc Dân Việt quốc nội lẩn hải ngoại giúp bổ sung - điều chỉnh phác
thảo vòng cuối này đến 31.01.2020
Chuẩn
bị sẵn giúp Ủy Ban Dự Bị Lập Hiến Nước Việt Nam Dân Là Chủ duyệt lại &
sử dụng,
dự kiến vào tháng 2-4-2020. Kính cảm ơn nhiều.
Hiến
Pháp Tam Quyền Phân Lập của Việt Nam Cộng Hòa 20.10.1956 đã giúp Việt Nam Cộng
Hòa Nam Việt Nam, chỉ trong 9 năm, đã vượt tất cả các Nước Đông Nam Á, làm mẫu
cho cả Singapore, đặc biệt về Giáo dục, Nông nghiệp, Kinh tế, Tài chánh, Văn
hóa, Thể thao..., ngay cả bóng đá, thời 1960, Sài Gòn cũng đã vượt Nam Hàn...
Nhưng hiện nay Việt Nam rất khó tìm được các Vị Lãnh Đạo đức tài như Toàn Dân
mong đợi.
Do đó,
cần 1 Mô hình Dân Chủ Mới, kín kẽ hơn, ngăn ngừa được độc tài & tham nhũng
rất dễ xảy ra trong hệ thống Tam Quyền Phân Lập, nhất là tại các Nước Dân Chủ
non trẻ, khi trao quá nhiều quyền cho Tổng Thống, Thủ Tướng, Hành Pháp. Đây là
một thử nghiệm Mô hình Dân Chủ mới, nếu thành công, Việt Nam vinh dự đóng góp
cho Gia Đình Nhân Loại một Mô hình Dân Chủ đáng mong đợi. Nếu thất bại, Việt
Nam sẽ giảm xuống Tứ Quyền phân lập, hoặc trở lại Tam Quyền phân lập như hơn
200 Nước toàn cầu hiện nay. Để tránh các phe nhóm lợi dụng, Hiến Pháp Ngũ Quyền
đặc biệt quy định khi ứng cử, đắc cử & thực thi công vụ trong Hệ thống Dân
Pháp, tất cả các Dân Cử đều phải tạm ngừng sinh hoạt các Chính đảng hoặc Tổ chức
Chính trị riêng của mình, để tập trung tận tâm tận lực lo cho Toàn Dân Là Chủ
(Điều 39, tham chiếu HP Điều 86.3).
Mục Lục
LỜI MỞ
ĐẦU
Chương I - Nguyên tắc
Dân Pháp của Hiến Pháp Việt Nam Dân Là Chủ.
Chương II - Hệ thống
Dân Pháp Trung Ương.
Viện Kiểm Soát Quốc Dân Tối Cao.
Tổ chức và Hoạt động của
Bộ Truyền Thông và Bộ An Dân.
Chương III - Hệ thống
Dân Pháp Địa Phương.
Các Văn phòng Kiểm Soát Quốc
Dân Địa Phương.
Các Văn phòng Trực Hệ Quốc Dân Địa Phương.
Chương IV - Hệ Thống
Dân Pháp Địa Phương Toàn Quốc.
Truyền Thông.
Trưng Cầu Ý Dân.
Biểu Tình.
Chương V - Ngân Sách để
Hoạt Động.
Chương VI - Tu Chính Luật
Tổ Chức & Hoạt Động Hệ thống Dân Pháp Nước Việt Nam Dân Là Chủ.
LỜI MỞ
ĐẦU
1.
Dân Pháp là Hệ thống Truyền Thông của Công
quyền và của Toàn Dân, giúp Toàn Dân thực thi các Dân quyền cơ bản:
Dân Biết, Dân Bàn, Dân Kiểm Tra, Dân Lên Tiếng, Dân Quyết Định,
Dân Trách Nhiệm, Dân Nghiêm Trị Toàn Quốc Dân và tất cả bộ máy Nhà Nước, giúp
thực thi Hiến Pháp và Luật pháp, phục vụ hạnh phục và an sinh cho 100 triệu
Toàn Quốc Dân Việt trong và ngoài Nước, theo các
tiêu chuẩn về Nhân Quyền
và Dân Quyền Liên Hiệp Quốc đã đồng thuận, công bố, đang áp dụng toàn cầu hiện
nay và truyền thống văn hóa đạo đức gần 5.000 ngàn năm qua của Dân Tộc Việt
Nam.
2. Hệ thống
này gồm một tổ chức Dân Pháp Trung Ương tại Thủ đô, toàn bộ các cơ quan và
phương tiện truyền thông của cả Nước, của các đơn vị hành chánh tỉnh, thành phố,
huyện, quận, và toàn bộ Các Văn phòng Trực Hệ Quốc Dân của các đơn vị hành
chánh tỉnh, thành phố, huyện, quận, xã, thôn, khu phố, phường, tổ dân phố.
3. Để đạt
mục tiêu và nền tảng này, Toàn Quốc Dân Việt cần một Bộ Luật Tổ Chức và Hoạt động
của
Hệ thống Dân Pháp Nước
Việt Nam Dân Là Chủ mới. Bộ Luật này cố gắng ngắn gọn tối đa, nhưng phải rõ ràng
minh bạch và có khả năng lấp kín hết mức các kẽ hở, thường tạo cớ phát sinh
độc tài và tham nhũng.
Dự thảo
Luật Tổ Chức & Hoạt Động HT Dân Pháp Nước Việt Nam Dân Là Chủ - Phác thảo
vòng cuối.
Trang
2
Chương
I
Nguyên
tắc Dân Pháp của Hiến Pháp Việt Nam Dân Là Chủ.
Điều
1. Tên Nước Việt Nam Dân Là Chủ luôn bao hàm chính xác và đầy đủ Quyền Dân Chủ
của Toàn Quốc Dân Việt, góp phần kiện Toàn hoạt động của Liên Hiệp Quốc và đời
sống Quốc Tế. Đây là niềm tự hào, vinh dự, uy tín của nền Dân Chủ Dân Quyền
Pháp Trị Việt Nam. (Hiến Pháp Điều 24.1).
Điều
2. Hệ thống Dân Pháp là Cơ quan Hiến định độc lập thực thi quyền Toàn Quốc
Dân phải được Biết, được Nói, được Bàn, được Kiểm tra tất cả
mọi vấn đề trong đời sống của Quốc Gia Dân Tộc : Hiến
Pháp, Luật Pháp, Lãnh Thổ, Lãnh Hải, Lịch Sử, Văn Hóa, Giáo dục, Tôn Giáo, Quan
hệ Quốc tế, Ngoại giao, Truyền thông, An ninh Quốc phòng - Vũ khí, Y tế, An cư,
Lạc nghiệp, Giao thông, Xây dựng, Năng lượng, Thám hiểm vũ trụ, Thể thao, Giải
trí, bằng mọi phương tiện điều tra, giám sát, truyền thông. (Hiến Pháp Điều
75)
Điều
3. Hệ thống Dân Pháp gồm Viện Dân Pháp Trung Ương, Viện Kiểm Soát Tối Cao, các
Văn phòng Dân Pháp Địa Phương và tất cả các Tổ chức Xã Hội Dân Sự Quốc Dân Địa
Phương do Dân chuyên trách, ủy nhiệm, vận dụng, gồm hệ thống Truyền
Thông, Văn Hóa, Tôn Giáo, Giáo Dục, Gia Đình, Gia Tộc, Hội Đoàn, Chính Đảng,
Nghiệp Đoàn, Y Tế, Nghệ Thuật, Giải Trí, Giao Thông, An Ninh, Quốc Phòng,… bằng
cách thông tin, đình
công, áp lực, ràng buộc trực tiếp. Dân Pháp giải quyết tất cả các vấn đề hệ
trọng đều qua Truyền Thông, Trưng Cầu Ý Dân, Biểu Tình ôn hòa bất bạo động…
Ngoài tự thu nhập bình thường của các Tổ chức Dân sự, Dân cảm ơn, ủy nhiệm và
thuê các Nhân Viên Dân Pháp chuyên trách, bằng cách tự giác đóng các loại thuế
để Dân trả lương xứng hợp công minh, do Dân quyết định, cho mỗi Nhân Viên Dân Pháp.
(Hiến Pháp Điều 8.4).
Điều
4. Tất cả những gì thuộc về Dân, Của Dân, Vì Dân, Cho Dân, do Toàn
Dân làm Chủ, đều phải làm theo Ý Dân, cho Dân biết chung, bàn chung, quyết định
chung, sử dụng chung, quản lý chung, trách nhiệm chung, kiểm soát chung,
điều tra chung. Dân có quyền nhắc nhở, tố cáo, bãi nhiệm, nghiêm trị bất cứ ai
trong công quyền, quyền lực, tài lực, tổ chức kinh tế, văn hóa, tôn giáo không
minh bạch với Dân, và ngăn ngừa không tái
diễn. (Hiến
Pháp Điều 18 - 19).
Điều
5. Tất cả những gì liên quan đến Luật, dự luật, điều lệ, nội quy, nghị
định, nghị quyết, quyết định của tất cả hệ thống Công quyền đều phải hỏi ý Dân,
do Toàn Dân biết, bàn, quyết định, làm chủ, nắm giữ, tuân thủ, quản lý và ủy
nhiệm làm theo Ý Toàn Dân, phải do Toàn Dân quyết định qua Trưng Cầu Ý Dân. (Hiến
Pháp Điều 19.2).
Điều
6. Tất cả các hành vi xâm hại sự thật, danh dự, quyền lợi hoặc tài sản
Quốc Gia - Quốc Dân như vu khống, xuyên tạc, tham nhũng, hối lộ, mua chuộc, luật
nô, vận động gian bẩn, bút nô, cướp, hại, giết, đoạt, giựt, lãng phí, xâm hại
thuế Dân, đất đai, tài nguyên của Dân, bằng lời nói, sách báo, hình ảnh, hành động
đều là trái luật.
Dự thảo
Luật Tổ Chức & Hoạt Động HT Dân Pháp Nước VNDLC - Phác thảo vòng cuối.
Trang
3
Những tội xấu ác, đều
phải bị Toàn Dân truy tố, nghiêm trị và ngăn ngừa không tái diễn, công minh
bình đẳng, từ Tổng Thống đến thường Dân, không ngoại lệ miễn trừ ai. (Hiến
Pháp Điều 21.1)
Điều
7. Tất cả nạn nhân hay Quốc Dân biết sự thật đều có trách nhiệm phải
nói rõ, đầy đủ, hết Sự Thật với các Cơ quan Dân Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp, Kiểm Pháp,
An ninh, Truyền thông, Xã hội Dân sự, cần điều tra, chất vấn, kiểm soát, truy tố,
từ Tổng Thống đến thường Dân. Tất cả đều công minh bình đẳng, không ai
được im tiếng đồng lõa, bao che tội lỗi. Tất cả đều bị nghiêm trị ngăn
ngừa không tái diễn. (Hiến Pháp Điều 21.2)
Điều
8. Sự thật, Danh dự, Uy tín của Quốc Gia - Quốc Dân đều được tôn trọng,
bảo vệ, bênh vực, kiểm soát, điều tra, giáo dục, sinh hoạt trong khuôn khổ sự
thật, công lý bình đẳng thành thói quen trong đời sống hằng ngày trọn đời, không
ai ngoại lệ miễn trừ, góp phần kiện Toàn hoạt động của Liên Hiệp Quốc và đời
sống Quốc Tế. Đây là niềm tự hào vinh dự uy tín của Dân Pháp Việt Nam. 3 Điều
4, 5, 6 được qui định cụ thể ở
Bộ Luật
Hình Sự và Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Quốc Dân Việt. Hiến
PhápĐiều 21.3).
Điều
9. Hiến Pháp điều 15, 16 & 19 đã qui định tất cả mọi tài sản
và Toàn bộ cuộc sống trọn vẹn của Quốc Gia đều thuộc về Toàn Quốc Dân là Chủ và
Quản lý Quốc Gia đích thật. Chính Quốc tế hỗ trợ Quốc Dân và Quốc Dân
đóng thuế, đào tạo, thuê mướn, ủy nhiệm cho hệ thống Ngũ Quyền Phân Lập
thay Toàn Quốc Dân mà phục vụ và điều hành Quốc Gia. Vì thế, mỗi khi cần thiết,
Quốc Dân thực thi quyền Làm Chủ của mình
bằng Tự
do Truyền thông, tổ chức Trưng Cầu Ý Dân, hoặc Biểu Tình. (Hiến
Pháp Điều 23.1).
Điều
10. Dân Pháp cùng tất cả hệ thống Ngũ Quyền từ địa phương đến trung
ương, đều phải họp hằng tháng, hằng năm và thông tin minh bạch cho Toàn Quốc
Dân biết, bàn, điều tra, kiểm toán tất cả liên quan việc thu chi sử dụng thuế
Dân, tài sản - tài nguyên của Dân, đóng góp của Dân, để điều hành sinh hoạt Quốc
Gia, tài trợ Nước khác, đóng góp các Tổ chức quốc tế. Chính Toàn Quốc
Dân phải biết, bàn, kiểm, quyết, đuổi, tra, phế,
phạt, nghiêm trị và
ngăn ngừa không tái diễn. (Hiến Pháp Điều 23.2).
Điều
11. Mọi Dân Quyền Dân Chủ bao hàm Toàn bộ cuộc sống trọn vẹn của Quốc
Gia, nhưng luôn cần phải được giới hạn bởi An ninh Quốc phòng, Quyền lợi chính
đáng của Tổ Quốc Việt Nam, của Quốc Dân Việt, của các đoàn thể Quốc Dân Việt, của
Quốc Gia khác, của Liên Hiệp Quốc và Cộng đồng Quốc tế. (Hiến Pháp Điều
24.2).
Điều
12. Tất cả chính kiến góp ý luôn phải được nêu lên trong Sự Thật Toàn
vẹn, ôn hòa, xây dựng, đoàn kết, văn hóa, trật tự, ổn định, tôn trọng Hiến Pháp
điều 24.2. Không được nêu lên các bất đồng chính kiến thiếu Sự Thật
khách quan, trong bạo động, chụp mũ, xuyên tạc, vu khống, bịa đặt, cắt xén, chửi
rủa thiếu văn hóa, lạm dụng quyền lực, tài lực, độc tài, độc đoán. Mọi
vi phạm đều bị nghiêm trị và ngăn ngừa không tái diễn. (Hiến Pháp
Điều 24.3).
Điều
13. Tất cả hình thức lạm quyền, độc tài, thiếu Dân Chủ, Dân Quyền
trong mọi lãnh vực Hiến Pháp, Luật pháp, Nhà Nước, chính trị, an ninh, kinh tế,
tài chánh, tôn giáo, truyền thông, đoàn thể, xã hội, gia đình, văn hóa, văn nghệ,
thể thao, phái tính, ngoại quốc, quốc tế, đều bị nghiêm trị, không miễn trừ ngoại
lệ, và ngăn ngừa không tái diễn. Mọi hình thức thiếu Dân chủ, Dân quyền
tại bất cứ địa phương nào đều bị nghiêm trị và
ngăn ngừa không tái diển.
Mọi hình thức thiếu Dân chủ, Dân quyền ở mọi Tổ chức Tôn giáo, Xã hội Dân sự
phải được giải thích đầy đủ cho mọi thành viên hiểu rõ và tự nguyện đồng thuận
vì lý do đặc biệt của Đoàn Thể ấy. (Hiến Pháp Điều 24.4).
Điều
14. Tất cả mọi điều Hiến Pháp, điều luật, cách thức bầu cử, quyết định,
nội quy của tất cả các Tổ chức Nhà Nước, chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế,
tài chánh, truyền thông, tôn giáo, đoàn thể, xã hội, gia đình, ngoại quốc, quốc
tế, đều được quyết định bằng đa số, hoặc Trưng cầu Ý Dân. (Hiến Pháp
Điều 24.5).
Điều
15. Tất cả các Tổ chức Nhân quyền, Xã hội Dân sự, Truyền thông, Tôn
giáo nào tự thấy là nạn nhân của Dân Chủ, Dân Quyền Việt Nam đều có quyền điều
tra, kiểm soát, kiểm toán, truy tố ra Tòa án Địa phương, Quốc gia và Quốc tế, về
quá khứ, hiện tại, không giới hạn thời gian, để tránh các Nhà cầm quyền độc tài
Toàn trị, Tôn giáo thần quyền độc đoán, nền kinh tế thủ đoạn, môi trường ô nhiễm,
truyền thông gian xảo, không miễn trừ ngoại lệ, đứng ngoài luật pháp. Tất cả mọi
lạm quyền độc đoán đều bị nghiêm trị và ngăn ngừa tái phạm. (Hiến Pháp
Điều 24.6).
Điều
16. Hệ thống Dân Pháp là Viện Trưng cầu Ý Dân, tất cả phải được thông
báo Toàn Dân biết, thảo luận, tham gia, quyết định, kiểm soát chung, giám sát,
thanh tra, điều tra, truy tố và trừng trị chung.
Điều
17. Hoạt động của Hệ thống Dân Pháp luôn được truyền
thông tin rộng rãi hàng ngày về thời khóa biểu công vụ, các việc làm của tất cả
Hệ thống Dân Pháp, trong việc phục vụ Dân, thực hành kết ước khi tranh cử,
thông báo đều đến các cử tri tại mỗi địa phương, báo cáo, nghe chất vấn và nhận
ý kiến các cử tri.
Dự thảo
Luật Tổ Chức & Hoạt Động HT Dân Pháp Nước VNDLC - Phác thảo vòng cuối.
Trang
4
Điều
18. Hệ thống Dân Pháp do tài sản Quốc Dân và thuế Dân trả lương, do
Dân làm chủ, giám sát, kiểm soát, điều tra, thanh tra, truy tố Toàn Quốc Dân đều
bình đẳng, không ngoại lệ, miễn trừ.
Chương
II
Hệ thống
Dân Pháp Trung Ương - Viện Kiểm Soát Quốc Dân Tối Cao
A. Hệ
thống Dân Pháp hoạt động theo Hiến Pháp.
Điều
19. Hệ thống Dân Pháp là Cơ quan Hiến định độc lập thực
thi quyền Toàn Quốc Dân theo Hiến Pháp Điều 75 đã được
trích lại ở Chương I, Điều 2 trên đây của bộ luật này.
Điều
20. Hệ thống Dân Pháp đại diện cho Toàn Dân thực hiện ý thức, bổn phận và trách nhiệm bảo
vệ Toàn Dân, Đất Nước, Tổ Quốc, bảo vệ Đạo Đức, Hiến pháp, Luật pháp, kiểm soát
và ngăn chặn tham vọng lạm dụng siêu quyền lực, tài lực, chức vụ; giám sát, kiểm
sát, điều tra và truy tố tất cả các quyền lực bẩn, chính trị bẩn, tài lực bẩn,
cách Toàn diện, Toàn Quốc, Quốc Tế, bất cứ ai vi phạm Hiến pháp - Luật pháp.
Điều
21. Hệ thống Dân Pháp phối hợp với Hệ thống Tư Pháp, thực thi và bảo đảm quyền
Toàn Quốc Dân quyền Tự Do Ngôn Luận, Thông Tin, Truyền Thông, Đình Công, Biểu
Tình, Trưng Cầu Ý Dân tất cả các vấn đề về Hiến Pháp - Luật Pháp
- Sự Thật - Công Bằng - Công Lý - Quyền Lực - Văn Hóa – Văn Minh - Đạo Đức -
Tín Ngưỡng - Tôn Giáo - Nhân Quyền - Dân Quyền - Kinh Tế… của Toàn
Quốc Dân. (Hiến Pháp Điều 76).
Điều
22. Viện Dân Pháp bảo vệ và hướng dẫn quyền Tự Do Ngôn Luận, quyền Đình
Công, Biểu Tình, Trưng Cầu Ý Dân của Toàn Quốc Dân, được qui định rõ trong bộ
Luật về Tự Do Ngôn Luận, quyền Đình Công, Biểu Tình, Trưng
Cầu Ý Dân. (Hiến Pháp Điều 76.1).
Điều
23. Viện Dân Pháp quản lý và điều hành bộ Truyền Thông và bộ An Dân, được
qui định rõ trong bộ Luật Tổ chức bộ Truyền Thông và bộ An Dân. (Hiến
Pháp Điều 76.2).
Điều
24. Viện Dân Pháp tạo điều kiện cho các Tổ chức Xã hội Dân sự, Hội
đoàn và các Chính Đảng tự do thành lập và hoạt động theo Luật về các Tổ chức
Xã hội Dân sự, Hội đoàn và các Chính Đảng. (Hiến
Pháp Điều 76.3).
Điều
25. Viện Dân Pháp trách nhiệm giám sát, kiểm soát, điều tra, thanh tra và truy tố tất
cả mọi vấn đề liên quan đến đạo đức, sự thật trong đời sống công dân của Toàn
Quốc Dân tuân giữ Hiến Pháp và Pháp Luật (Hiến Pháp Điều 77), phối hợp với Kiểm
Pháp và Tư Pháp trong giám sát, kiểm soát, điều tra, thanh tra và truy tố về
minh bạch tài chánh của toàn bộ Hệ thống Ngũ Quyền (Hiến Pháp Điều 90).
Điều
26. Viện Dân Pháp trách nhiệm tổ chức và điều hành Viện Kiểm Soát Tối Cao, giám sát,
kiểm soát, điều tra, thanh tra, truy tố việc tuân giữ Hiến Pháp và Pháp Luật của
Quốc Hội, Chính phủ, Hội Đồng Quốc Dân và Ủy Ban Quốc Dân địa phương, Nhân sự
các cấp của 5 Hệ thống Ngũ Pháp và Bảo Hiến. (Hiến Pháp Điều 78).
Điều
27. Viện Trưởng Viện Dân Pháp là Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao, tổ chức
và hoạt động theo bộ Luật Tổ chức và Hoạt động của Viện Kiểm Sát Tối Cao Nước
Việt Nam Dân Là Chủ. (Hiến Pháp Điều 79).
Điều
28. Viện Dân Pháp thực thi nhiệm vụ các vấn đề hệ trọng bằng Trưng cầu Ý Dân. (Hiến
Pháp Điều 80).
Điều
29. Viện Dân Pháp tổ chức Toàn Quốc Dân biểu quyết Việt
Nam nên quan hệ với Liên Hiệp Quốc thế nào, ký kết tham gia các Tổ chức Quốc tế
và các Hiệp ước Quốc tế nào, được thiết lập quan hệ ngoại giao với Nước nào,
liên minh quân sự với Nước nào, trang bị vũ khí chiến lược loại nào, thám hiểm
chinh phục vũ trụ thế nào, và các vấn đề hệ trọng khác. (Hiến Pháp Điều 81).
Điều
30. Viện Trưởng Viện Dân Pháp là Tổng Tư Lệnh các Lực lượng An Dân, Cảnh Sát,
An ninh trật tự, và Lính Cứu hỏa cứu thương Việt Nam, ủy nhiệm cho Bộ trưởng bộ
An Dân, chỉ huy điều hành Toàn bộ lực lượng An Dân, trách nhiệm bảo vệ đạo
đức, sự thật, tình thương, công bằng, văn hóa, an ninh trật tự ổn định Toàn Quốc
Dân, Toàn xã hội, môi trường, thiên nhiên, giúp Toàn Quốc Dân bình an sống đức
hạnh tối ưu.
(Hiến Pháp Điều 82).
Điều
31. Phó Viện Trưởng thứ nhất Viện Dân Pháp điều
hành hệ thống Dân Pháp, quản lý Toàn Quốc
Dân và hệ thống viên
chức An Dân, trong Đạo Đức, Trật Tự, Yêu Thương, Công Minh, Văn Minh tối ưu. (Hiến Pháp
Điều 83).
Điều
32. Phó Viện Trưởng thứ hai Viện Dân Pháp là Bộ trưởng bộ Truyền Thông chỉ
huy điều hành Toàn bộ lực lượng Thông Tin và Truyền Thông của Toàn Quốc Dân,
Toàn xã hội, trong Sự Thật, Công Bằng, Trật Tự, Yêu Thương, Nhân Văn, Văn Hóa,
Văn Minh tối ưu. (Hiến Pháp Điều 84).
Điều
33. Viện Dân Pháp là Viện Trưng cầu Ý Dân. Tất cả vấn đề hệ trọng
của Quốc Gia phải thông báo Toàn Dân biết chung, bàn chung, tham gia chung, quyết
định chung, kiểm soát chung, giám sát, thanh tra, điều tra,
Dự thảo
Luật Tổ Chức & Hoạt Động HT Dân Pháp Nước VNDLC - Phác thảo vòng cuối. Trang
5
truy tố và nghiêm trị
chung. Viện Dân Pháp trách nhiệm tổ chức Trưng cầu Ý Dân các vấn đề Quốc Gia hệ
trọng. (Hiến Pháp Điều 85).
Điều
34. Tất cả Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt
về Nước để ứng cử, 30 tuổi trở lên, dù có tiền án chính trị, không có tiền án hình sự,
đều có quyền ứng cử để Toàn Quốc Dân Việt
quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt về Nước để bầu cử, từ 18 tuổi trở
lên, bầu Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Dân Pháp cùng lúc bầu Tổng Thống, Phó
Tổng Thống, Thủ Tướng. 2 Phó Viện trưởng kiêm 2 Bộ trưởng 2 Bộ An
Dân và Truyền Thông. Tất cả đều nhiệm kỳ 5 năm. Quốc Hội trách nhiệm bầu các Phó Bộ
Trưởng liên quan. (Hiến Pháp Điều 86).
Điều
35. Toàn Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt
về Nước để bầu cử, từ 18 tuổi trở lên, trực
tiếp bầu các Nghị Sĩ Dân Pháp và các
Nghị Sĩ Kiểm Pháp tại mỗi địa phương cùng lúc với bầu Quốc Hội và Hội Đồng Quốc
Dân địa phương. Tất cả Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt về Nước để ứng cử, 30
tuổi trở lên, dù có tiền án chính trị, không có tiền án hình sự, đều có quyền
thi tuyển vào
Hệ thống Dân Pháp,
không quá 2 nhiệm kỳ liên tục, mỗi nhiệm kỳ 5 năm. (Hiến Pháp Điều
86b).
Điều
36. Các ứng viên Nghị sĩ Dân Pháp và Nghị
Sĩ Kiểm Pháp khóa đầu tiên phải có trên 1.000 chữ ký cử tri Quốc Dân địa
phương trong hoặc ngoài Nước giới thiệu, phải kết ước thực
hiện phát triển địa phương, phục vụ Dân yếu thế, nghèo, oan, ức, bị hiếp, bị bất
công (Hiến Pháp Điều 12.2). Các khóa sau phải có đa số Nghị sĩ các Hội Đồng Quốc
Dân địa phương giới thiệu.
Điều
37. Các ứng viên Nghị sĩ được tranh cử đồng đều, công bằng
về mọi mặt, về truyền thông công luận, đều bị chất vấn như nhau về các kết ước
và chương trình phục vụ Toàn Quốc Dân. Nghiêm cấm sử dụng tài chánh của ngoại
bang hay các thế lực tài phiệt kinh tế xã hội đen.
Điều
38. Bầu chọn, tuyên thệ và nhiệm kỳ của hệ thống Nghị Sĩ Dân
Pháp.
Điều
38.1. Các Nghị Sĩ Dân Pháp được bầu theo lối phổ thông, bình đẳng, trực
tiếp và bỏ phiếu kín theo thể thức đơn danh, tính bằng dân số của từng đơn vị
hành chính, cấp xã huyện, tỉnh và thành phố, phân chia công bằng. (Hiến Pháp Điều
87.1).
Điều
38.2. Toàn Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt về Nước
để ứng cử, 30 tuổi trở lên, dù có tiền án chính trị, không có tiền án hình sự,
không đang thụ án, đủ sức khỏe, đều có quyền ứng cử làm Nghị sĩ Dân Pháp, không
quá hai (2) nhiệm kỳ liên tiếp, mỗi nhiệm kỳ 5 năm. (Hiến Pháp Điều
87.2).
Điều
38.3. Mọi Quốc Dân đăng ký ứng cử Nghị sĩ Dân Pháp đều được tranh cử
công bằng, công minh, bình đẳng toàn quốc, không phân biệt, ngoại lệ miễn trừ.
(Hiến Pháp Điều 87.3).
Điều
39. Trong thời gian phục vụ Hệ thống Công quyền Dân Pháp, các Viên chức, Nhân viên
Dân Pháp, nếu là thành viên của Chính đảng hoặc
Tổ chức Chính trị nào, thì phải ngừng sinh hoạt ở Chính đảng hoặc Tổ chức Chính
trị ấy. (Hiến Pháp Điều 71.3, 86.3, 94.4 & 115 về Tư Pháp, Dân Pháp, Kiểm
Pháp & Bảo Hiến).
Điều
40. Tất cả Nghị Sĩ đắc cử phải tuyên thệ trước Đại Hội Quốc Dân,
do Hội đồng Bầu cử hoặc do Dân Pháp khóa trước mời các Đại diện Quốc Dân mỗi tỉnh
và thành phố ngang tỉnh:
- Luôn đặt nhiệm vụ phục
vụ Tổ quốc và Dân tộc Việt Nam lên trên hết. Tuyệt đối tôn trọng Hiến
Pháp và Luật pháp Nước Việt Nam Dân Là Chủ.
- Luôn tôn trọng và
yêu thương mỗi Quốc Dân Việt như thành viên yêu quí trong gia đình mình.
- Thề hứa bảo vệ Độc
lập của Tổ Quốc, Hòa bình và Danh dự của Dân Tộc, An ninh Toàn vẹn lãnh thổ
lãnh hải của Đất Nước, Đạo Đức, Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Dân Quyền, Sự Thật,
Môi trường Thiên nhiên của Toàn Dân.
- Thề hứa không phản
quốc, nô lệ ngoại bang; không tham nhũng, hối lộ, rửa tiền, mua bán chức, xài
phí, cướp đoạt tài sản Quốc Gia; không lạm dụng quyền hạn chức vụ vì tư lợi, vì
tổ chức, tôn giáo, đảng phái riêng.
- Tận tâm tận lực chu
Toàn bổn phận một Nghị sĩ do Toàn Dân là Chủ ủy nhiệm, bằng cách bầu chọn và
đóng thuế trả lương.
- Việc từ chối tuyên
thệ sẽ được coi là từ bỏ nhiệm vụ. (Hiến Pháp Điều 87.4).
Điều
41. Nhiệm kỳ của các Nghị Sĩ Dân Pháp chấm dứt trước hạn kỳ khi qua đời, từ chức,
bị truất quyền, bị kết án, vi phạm kỷ luật hay bất lực về tinh thần hoặc thể chất.
(Hiến Pháp Điều 87.5).
Điều
41. Khuyết Nghị Sĩ Dân Pháp. Trường hợp khuyết Nghị Sĩ vì bất
cứ lý do gì, cuộc bầu cử thay thế sẽ được tổ chức trong ba đến sáu (3-6) tháng.
(Hiến Pháp Điều 87.6).
Điều
42. Hệ thống Dân Pháp có Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân hiến định đều khắp
mọi tỉnh, thành phố lớn ngang tỉnh; chung Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân với
Kiểm Pháp cấp huyện và thành phố nhỏ ngang
Dự thảo
Luật Tổ Chức & Hoạt Động HT Dân Pháp Nước VNDLC - Phác thảo vòng cuối.
Trang
6
huyện với thời khóa biểu
tiếp Dân cụ thể. Nghị sĩ Dân Pháp của tỉnh và thành phố lớn ngang tỉnh thay
nhau tiếp Dân tại các Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân của huyện, quận và thành phố
nhỏ ngang huyện. (Hiến Pháp Điều 88).
Điều
42.1. Tại Viện Dân Pháp, thường trực một Văn Phòng Hiệp Thông Quốc
Dân, có nhiệm vụ Đón Tiếp và Lắng Nghe Quốc Dân. 2 Nghị sĩ thường trực được
chọn luân phiên từ các đơn vị tỉnh, thành phố lớn ngang tỉnh, mỗi phiên trực ba
(3) tháng. (Hiến Pháp Điều 88.1).
Điều
42.2. Tại mỗi đơn vị bầu cử tỉnh và thành phố lớn ngang tỉnh, thường
trực một Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân Tiếp Dân. 2 Nghị sĩ thường trực
này được chia luân phiên từ tỉnh, thành phố lớn ngang tỉnh. (Hiến Pháp Điều
88.2).
Điều
43. Tất cả Nghị sĩ Dân Pháp khi vi phạm Hiến Pháp, Luật Pháp đều bị
bãi miễn, phế truất, truy tố công minh, công bằng như mọi Quốc Dân bình thường,
không phân biệt, miễn trừ ngoại lệ. (Hiến Pháp Điều 89).
Điều
44. Mỗi đơn vị bầu cử tỉnh và thành phố lớn ngang tỉnh bầu các Nghị Sĩ Dân Pháp
theo tỉ lệ số Dân, dưới 500.000 Dân 1 Nghị sĩ, dưới 1 triệu Dân 2 Nghị sĩ. Các
Nghị Sĩ chia nhau đặc trách về Truyền thông, Trưng cầu Ý Dân, Biểu Tình, các Tổ
chức Xã hội Dân sự, Đồng bào Sắc tộc thiểu số, Đoàn thể, Tôn giáo, Chính đảng,
4 Hệ thống Công quyền Tứ Pháp khác, Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao, Phụ nữ, Trẻ
em, Công
đoàn, Nghiệp đoàn, các
ngành Kinh tế Quốc Dân công, nông, ngư, thương, bảo vệ môi trường, thiên nhiên.
Điều
45. Các Nghị Sĩ Dân Pháp cần giỏi chuyên môn, nhất là phải đạo đức, tận tâm,
công minh, trung thành với Tổ Quốc, Dân Tộc, Hiến Pháp, Luật Pháp, Truyền thống
Đạo đức của Dân Tộc.
B. Tổ
chức và Hoạt động của Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao
Điều
46. Viện Trưởng Viện Dân Pháp là Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao. (Điều
23 & Hiến Pháp Điều 79), lãnh đạo và điều hành Toàn bộ Hệ thống Kiểm sát Quốc
Dân Điạ phương, phối hợp với Hệ thống Tư Pháp, để giám sát, kiểm sát, thanh
tra, điều tra, truy tố Toàn Quốc Dân và tất cả hệ thống Ngũ Quyền từ trung ương
đến các cấp địa phương.
Điều
47. Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao và Hệ thống Kiểm Sát Quốc Dân các cấp
địa phương làm nhiệm vụ đối với Toàn Quốc Dân cách độc lập, các Cơ quan Công
quyền khác, siêu quyền lực, tài lực, ngoại quốc không được can thiệp.
Điều
48. Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao có các Ủy ban giám sát, kiểm sát,
thanh tra, điều tra, truy tố trách nhiệm về Hệ thống Dân pháp Quốc Dân địa
phương và các Văn Phòng Hiệp thông Quốc Dân toàn quốc.
Điều
49. Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao điều hành các Ủy ban do
các Nghị sĩ đặc trách về các Đoàn thể - Tổ chức Xã hội Dân Sự về Nhân
quyền, Truyền thông, Tôn giáo, Giáo dục, Công đoàn, Thanh niên, Sinh viên, Học
sinh, Thiếu nhi, Phụ nữ, Môi trường,Thiên nhiên...
Điều
50. Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao điều hành các Văn phòng Kiểm Sát Quốc
Dân Địa Phương các tỉnh, thành phố ngang tỉnh, và các Văn phòng Dân Pháp Hiệp
thông Quốc Dân toàn quốc khắp các tỉnh, thành phố lớn ngang tỉnh, quận, huyện,
thành phố nhỏ ngang huyện.
Điều
51. Khi làm nhiệm vụ Dân Pháp, phải theo nguyên tắc mọi Quốc Dân đều
bình đẳng trước Pháp luật, không phân biệt, miễn trừ và ngoại lệ, nam nữ, già trẻ,
bệnh tật, dân tộc, ngoại quốc, nòi giống, tín ngưỡng, chức vụ, cấp bậc, địa
vị, siêu thế lực, quyền thế, kinh tế, tôn giáo, công quyền, đoàn thể, chính đảng,
quân đội, an dân, truyền thông, các xã hội dân sự, từ Tổng thống, Thủ tướng, Bộ
trưởng, Nghị sĩ, Dân biểu, Thẩm phán,
Chánh án…, đến mọi
thành phần xã hội.
Điều
51.1. Kiểm sát, điều tra và truy tố việc tuân giữ Pháp luật trong các
nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị, thông cáo của các Cơ quan Ngũ Quyền
trung ương và địa phương của tất cả Viên Chức công quyền và Toàn Dân, Toàn diện,
Toàn quốc, ngoại quốc và Quốc tế.
Điều
51.2. Kiểm sát, điều tra và truy tố trước Tòa án Quốc Dân
những phạm pháp hình sự, vi phạm hiến pháp của tất cả Viên Chức công quyền và
Toàn Dân, Toàn diện, Toàn quốc, ngoại quốc và Quốc tế.
Điều
51.3. Kiểm sát, điều tra và truy tố việc tuân giữ Pháp luật và Hiến pháp
của tất cả các Cơ quan Điều tra của an dân, cảnh sát, an ninh, quân đội, Hành
pháp, Lập pháp, Tư Pháp, Dân Pháp Kiềm pháp.
Điều
51.4. Kiểm sát, điều tra và truy tố việc tuân giữ Pháp luật và Hiến pháp
trong việc xét xử của các Tòa án Quốc Dân các cấp và trong việc chấp hành các bản
án.
Điều
51.5. Kiểm sát, điều tra và truy tố việc tuân giữ Pháp luật và Hiến pháp
của các trại tạm giam đối với các nghi can, bị can và của các trại giam đối với
các phạm nhân đã có án, buộc họ lao động để hối cải hoàn lương, cùng các biện
pháp ngăn ngừa không tái phạm.
Dự thảo
Luật Tổ Chức & Hoạt Động HT Dân Pháp Nước VNDLC - Phác thảo vòng cuối.
Trang
7
Điều
51.6. Khởi tố và tiến hành tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự và
vi phạm Hiến pháp quan trọng liên quan đến quyền và lợi ích của Quốc Dân và của
Hệ thống Công quyền Ngũ Pháp.
Điều
52. Tất cả việc từ chối hay ngăn cản điều tra, kiểm sát, giám sát,
thanh tra, truy tố, kiểm toán là tự nhận tội, sẽ bị truy tố chặt chẽ tận gốc,
không ngoại lệ miễn trừ, ngăn ngừa không tái diễn.
Điều
53. Nghị sĩ Thành viên của Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao và của Hệ thống Dân
Pháp không thể là Nghị sĩ của các Hệ thống Tứ Pháp khác như Hành
pháp, Lập pháp, Kiểm Pháp, hoặc kiêm bất cứ chức vụ nào khác công hay tư, không
phải là Thành viên của các Chính Đảng, lực lượng vũ trang An Dân, quân đội.
Điều
54. Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao quyết định về tổ chức nội bộ, lập
các Văn phòng, các Ủy ban tùy nhu cầu và tài chánh.
Điều
55. Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao họp công khai cho Quốc Dân dự, trừ
khi đa số Nghị sĩ có mặt quyết định xét vì an ninh quốc gia Quốc Dân không thể
tham dự.
Điều
56. Quyết định của Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao là hợp lệ, khi được
thông qua với đa số phiếu của các Nghị Sĩ hiện diện. Nghị Sĩ vắng mặt thường
xuyên không lý do chính đáng, bị cảnh cáo, trừ lương, vắng mặt thường xuyên sẽ
bị bãi nhiệm và truất quyền.
Điều
56. Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao họp những khóa thường lệ, bất thường,
hoặc khi có yêu cầu của Tổng Thống, Thủ tướng, các Chủ tịch Tứ Pháp khác, hoặc
của Đại diện 50.000 chữ ký của Quốc Dân, hoặc kiến nghị của Văn Phòng Trưng cầu
Ý Dân, hoặc của 1/3 tổng số Nghị sĩ. Biên bản các cuộc họp phải đầy đủ, chi tiết,
ghi rõ ý kiến và số phiếu biểu quyết của từng Nghị sĩ. Có thể ghi âm, ghi hình
cuộc họp để lưu trữ, truyền thông công luận. Mọi Quốc Dân đều có quyền tiếp cận
các biên bản các cuộc họp công khai này.
Điều
57. Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao và toàn Hệ thống Dân Pháp có trách
nhiệm giám sát tất cả sinh hoạt của Toàn Quốc Dân và toàn bộ Hệ thống Công quyền,
các kết ước và thi hành các Cơ quan Công quyền, kiểm soát vi hiến và phạm luật,
thanh tra đạo đức, điểu tra sự thật và tất cả sự che dấu, truy tố tất cả bất cứ
ai vi phạm Hiến pháp và Luật pháp trong các Nghị quyết, Quyết định, Thông tư,
Chỉ thị của các Cơ quan Công
quyền trung ương, địa
phương, về kinh tế, Tôn giáo, chính đảng, xã hội, truyền thông, ngoại quốc, các
cơ quan và chính khách quốc tế, Toàn Dân, Toàn Diện, Toàn Quốc, Quốc Tế, Hải
ngoại, truy tận gốc, không ai ngoại lệ miễn trừ.
Điều
57.1. Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao và toàn Hệ thống Dân Pháp có trách
nhiệm giám sát, kiểm soát,Thanh tra, điều tra, thẩm tra, truy tố việc vi hiến,
phạm pháp, lạm dụng chức vụ, ỷ mạnh hiếp yếu, minh bạch về lương bổng, kế
toán chi thu, chuyển tiền, rữa tiền, tài sản trong và ngoài nước của các Cơ quan
Công quyền Ngũ Pháp và Toàn Quốc Dân, Toàn diện, Toàn quốc, ngoại quốc và hải
ngoại, không ai ngoại lệ.
Điều
57.2. Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao và toàn Hệ thống Dân Pháp có trách
nhiệm đề nghị thăng thưởng, thuyên chuyển, chế tài, kỷ luật, truy tố các Văn
phòng Giám sát, Kiểm soát, Thanh tra, Điều tra, Truyền thông, An Dân, Cảnh sát
từ trung ương đến địa phương ra tòa án có thẩm quyền, truyền thông tin công luận.
Điều
57.3. Lắp đặt máy camera, thu hình từ trung ương đến địa phương khắp nơi toàn
quốc.
Điều
57.4. Toàn Hệ thống Dân Pháp được huởng các quyền hạn và bảo đảm cần thiết
để thi hành nhiệm vụ.
B.1.
KIỂM SÁT VIỆC TUÂN GIỮ PHÁP LUẬT
TRONG
ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN AN DÂN VÀ CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA KHÁC
Điều
58. Các Viện, các Văn phòng Kiểm Sát Dân Pháp giám sát, kiểm sát,
thanh tra, điều tra, truy tố việc tuân giữ Pháp luật trong điều tra của cơ quan
An Dân và của cơ quan điều tra khác nhằm:
a) Không để một hành vi
phạm tội và người phạm tội nào tránh khỏi việc xử lý của Pháp luật.
b) Không để một Quốc
Dân nào bị bắt giam, bị xét xử, bị hạn chế các quyền dân chủ cách trái pháp luật.
c) Việc bắt giam một Quốc
Dân phải do Dân Pháp phê chuẩn, trừ khi Tòa án Quốc Dân ra lệnh bắt giam.
Điều
59. Khi giám sát, kiểm sát, thanh tra, điều tra, truy tố việc điều tra
của Các Viện, các Văn phòng Kiểm Sát Dân Pháp, Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao
và Hệ thống Kiểm Sát Quốc Dân các cấp có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan An
Dân, các cơ quan điều tra khác tiến hành điều tra tội trạng và truy nã can phạm;
b) Yêu cầu cơ quan An
Dân, cơ quan điều tra khác cung cấp tài liệu cần thiết để chứng minh tội trạng
của can phạm. Nếu chứng cứ chưa rõ, thì yêu cầu cơ quan An Dân, cơ quan điều
tra khác điều tra thêm;
c) Tham gia điều tra,
hoặc nếu cần thì tự tiến hành điều tra;
d) Truy tố, đình chỉ,
hoặc miễn tố can phạm về các vụ án theo quy định của pháp luật;
Dự thảo
Luật Tổ Chức & Hoạt Động HT Dân Pháp Nước VNDLC - Phác thảo vòng cuối. Trang
8
e) Khi thấy việc điều
tra của cơ quan An Dân, cơ quan điều tra khác có chỗ không đúng Pháp luật thì
yêu cầu sửa chữa. Nếu nhân viên điều tra phạm tội trong việc điều tra thì truy
cứu trách nhiệm hình sự.
Điều
50. Nếu cơ quan An Dân, cơ quan điều tra khác thấy quyết định không
phê chuẩn truy tố, bắt giam của Viện Kiểm sát Quốc Dân cùng cấp là sai lầm, thì
có quyền yêu cầu Viện Kiểm sát Quốc Dân trên một cấp xét lại quyết định đó.
B.2.
KIỂM SÁT VIỆC TUÂN GIỮ PHÁP LUẬT
TRONG
XÉT XỬ CỦA CÁC TÒA ÁN QUỐC DÂN VÀ CHẤP HÀNH CÁC BẢN ÁN.
Điều
51. Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao và Hệ thống Kiểm Sát Quốc Dân các cấp
có quyền:
a) Khởi tố vi phạm Hiến
Pháp, Luật Pháp và giữ quyền công tố trước Tòa án Quốc Dân cùng cấp;
b) Khởi tố hoặc tham
gia tố tụng các vụ án hệ trọng liên quan đến lợi ích của Nhà Nước và của Quốc
Dân;
c) Kháng nghị những bản
án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án Quốc Dân cùng cấp và cấp dưới một cấp;
d) Giám sát, Kiểm sát,
Thanh tra, Điều tra, Truy tố việc chấp hành các bản án và các quyết định của
Tòa án Quốc Dân.
Điều
52. Khi Hệ thống Kiểm Sát Quốc Dân các cấp thấy các bản án hoặc các
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Quốc Dân các cấp là sai lầm thì
có quyền kháng nghị, nếu cần thì kháng nghị lên Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao.
Điều
53. Hệ thống Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao gồm Viện trưởng và các Nghị
Sĩ Trung ương có quyền tham dự các cuộc họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa Án Quốc
Dân Tối Cao và các cuộc họp của Hội đồng Toàn thể Thẩm phán Tòa Án Quốc Dân Tối
Cao xét duyệt án tử hình, án phản quốc. Nếu Viện trưởng và các Nghị Sĩ Viện Kiểm
Sát Quốc Dân Tối Cao không tán thành Nghị quyết của Ủy ban Thẩm phán Tòa Án Quốc
Dân Tối
Cao và của Hội đồng
Toàn thể Thẩm phán Tòa Án Quốc Dân Tối Cao, thì báo cáo lên Quốc Hội xét định.
Điều
54. Các Nghị sĩ Hệ thống Viện Kiểm Sát Quốc Dân địa phương có quyền
tham dự các cuộc họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa Án Quốc Dân cùng cấp bàn về việc
xét xử. Nếu các Nghị sĩ Hệ thống Viện Kiểm Sát Quốc Dân địa phương không tán
thành Nghị quyết của Ủy ban Thẩm phán Tòa Án Quốc Dân cùng cấp thì báo cáo lên
Viện Kiểm Sát Quốc Dân cấp trên.
B.3.
KIỂM SÁT VIỆC TUÂN GIỮ PHÁP LUẬT CỦA CÁC TRẠI GIAM
Điều
55. Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao và Hệ thống Kiểm Sát Quốc Dân các cấp
có trách nhiệm kiểm sát việc tuân giữ Pháp luật về giam giữ của các Tòa án và của
các Trại giam, bảo đảm không để một Quốc Dân vô tội bị giam giữ, bảo đảm cho thủ
tục và chế độ giam giữ được chấp hành đúng đắn.
Điều
56. Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao và Hệ thống Kiểm Sát Quốc Dân các cấp
có quyền xem xét các sổ sách, tài liệu về việc giam giữ, trực tiếp hỏi người bị
giam giữ; khi thấy có người vô tội bị giam giữ thì Hệ thống Kiểm Sát Quốc Dân
ra lệnh trả tự do cho họ.
Điều
57. Khi thấy có việc vi phạm Pháp luật trong việc giam giữ thì Hệ thống
Kiểm Sát Quốc Dân yêu cầu cơ quan có trách nhiệm sửa chữa. Nếu có phạm tội thì
truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều
58. Các Trại giam phải chuyển cho Hệ thống Kiểm Sát Quốc Dân các cấp
trong thời hạn 24 giờ những đơn khiếu nại của người bị giam giữ gửi cho Văn
phòng Kiểm Sát Quốc Dân các cấp. Văn phòng Kiểm Sát Quốc Dân các cấp có trách
nhiệm giải quyết và trả lời cho đương sự.
Điều
59. Có Luật Tổ chức và Hoạt động của Viện Kiểm Sát Quốc Dân Tối Cao chi tiết cụ
thể riêng.
C. Tổ
chức và Hoạt động của Bộ An Dân Điều 60. Viện Trưởng Viện Dân Pháp là Tổng Tư Lệnh
các Lực lượng An Dân, Cảnh Sát, An ninh trật tự, và Lính Cứu hỏa Cứu thương Việt
Nam, ủy nhiệm cho Bộ trưởng bộ An Dân, chỉ huy điều hành Toàn bộ lực
lượng An Dân, trách nhiệm bảo vệ đạo đức, sự thật, tình thương, công bằng, văn
hóa, an ninh trật tự ổn định Toàn Quốc Dân, Toàn xã hội, môi trường, thiên
nhiên, giúp Toàn Quốc Dân bình an sống đức hạnh tối ưu.
(Điều 30 & HP Điều
82).
Điều
61. Bộ trưởng Bộ An Dân đề nghị Viện Trưởng Viện Dân Pháp phong cấp bậc
quân hàm An Dân, an ninh, Cảnh Sát và Lính Cứu hỏa Cứu thương.
Điều
62. Nhân viên Công quyền và Toàn Quốc Dân có quyền tố cáo, yêu cầu
truy tố bất cứ ai, nhân viên An Dân, các cấp trên, trả thù, cố ý hãm hại, thí
quân, bỏ rơi, giết lính, hèn nhát, bất tài, lệ thuộc, nô lệ, tay sai, bán Nước,
phản quốc, cấu kết ngoại bang, mua bán chức, lạm dụng chức vụ, tham
nhũng, hối lộ, gian lận, gian dối hại người, lừa đảo, và các tội khác.
Dự thảo
Luật Tổ Chức & Hoạt Động HT Dân Pháp Nước VNDLC - Phác thảo vòng cuối. Trang
9
Điều
63. Trong thời gian phục vụ Hệ thống An Dân, các Viên chức, Nhân viên An
Dân, nếu là thành viên của Chính đảng hoặc Tổ chức Chính trị nào, thì phải
ngừng sinh hoạt ở Chính đảng hoặc Tổ chức Chính trị ấy.
(Điều 39 & Hiến
Pháp Điều 71.3, 86.3, 94.4 & 115 về Tư Pháp, Dân Pháp, Kiểm Pháp & Bảo
Hiến).
Điều
64. Hệ thống An Dân thi hành nhiệm vụ bảo vệ Quốc Thái Dân
An và Đạo Đức bằng hệ thống camera thu hình khắp nơi toàn quốc và trên Nhân
viên điều tra, tại các cửa khẩu biên giới, núi rừng, hải phận hải quan, các Cơ
quan ngoại giao hải ngoại, giúp thay đổi nếp sống sai xấu, bẩn và ngăn ngừa
không tái diễn.
Điều
65. Hệ thống An Dân thi hành nhiệm vụ bảo vệ Quốc Thái Dân
An và Đạo Đức bằng cách phối hợp với Tư Pháp xây các Trại Tạm giam các Quốc
Dân, người Nước ngoài phạm pháp và các Trại Giam cho những người đã có án tù. Cả
2 loại Trại giam này phải kiên cố, vững chắc, văn minh, bảo đảm đạo đức, an
toàn, an ninh, trật tự, sức khỏe. Tất cả Tù nhân đều được tạo điều kiện để hối
cải và hoàn lương, qua lao động công ích và học nghề để sống cuộc sống mới
lương thiện.
Điều
66. Có Luật Tổ chức và Hoạt động của Bộ An Dân chi tiết cụ thể riêng.
D. Luật
Tổ chức và Hoạt động của Bộ Truyền Thông
Điều
67. Phó Viện Trưởng thứ hai Viện Dân Pháp là Bộ trưởng bộ Truyền Thông chỉ
huy điều hành Toàn bộ lực lượng Thông Tin và Truyền Thông của Toàn Quốc Dân,
Toàn xã hội, trong Sự Thật, Công Bằng, Trật Tự, Yêu Thương, Nhân Văn, Văn Hóa,
Văn Minh tối ưu. (Hiến Pháp Điều 84).
Điều
68. Bộ Truyền Thông không trách nhiệm tuyên truyền cho Hệ thống Công quyền,
nhưng chủ tâm
trách
nhiệm phục vụ đòi hỏi cần được thông tin đầy đủ và trung thực về tất cả đời sống
của Toàn Quốc Dân, toàn bộ Hệ Thống Ngũ Quyền của Công Quyền, của toàn bộ Gia
Đình Nhân Loại toàn cầu.
Điều
69. Bộ Truyền Thông trách nhiệm cổ vũ, hướng dẫn, quản lý, điều chỉnh các quyền
biết, thảo luận, kiểm tra, quyết định, trách nhiệm, chung hưởng của Toàn Dân về
toàn bộ sinh hoạt của Quốc Gia, bao gồm các quyền Tự do Ngôn luận, Truyền
thông, Xuất bản, Biểu tình, Trưng cầu Ý Dân từ trung ương đến các địa
phương rừng, núi, biển xa xôi hẻo lánh nhất.
Điều
70. Bộ Truyền Thông trách nhiệm tổ chức Hệ thống Truyền thông cả Nước nhằm bảo
đảm quyền Tự do Truyền Thông - Tự do Ngôn Luận của Toàn Quốc Dân và của Quốc tế
trên lãnh thổ lãnh hải Việt Nam, nhưng kiểm duyệt, ngăn chặn tất cả các nguồn
truyền thông sai Sự Thật, kích động Bất Công, phá rối Trật Tự, kích động Căm
Thù, gây Chiến Tranh, đối nghịch Đạo Đức, Hòa Bình, Nhân Văn - Văn Hóa - Văn
Minh. (Hiến Pháp Điều 84).
Điều
71. Có Luật Tổ chức và Hoạt động của Bộ Truyền Thông chi tiết cụ thể riêng.
Chương
III
Hệ thống
Dân Pháp Địa Phương - Các Văn phòng Kiểm sát Quốc Dân Địa Phương - Các Văn
phòng Hiệp thông Quốc Dân.
A. Các
Văn phòng Kiểm sát Quốc Dân Địa Phương
Điều
72. Hệ thống Kiểm Sát Quốc Dân địa phương các cấp gồm các Giám sát, Kiểm
sát, Thanh tra, Điều tra, Truy tố viên, có thể do Quốc Dân địa phương bầu cùng
lúc bầu các Hội đồng Quốc Dân địa phương, cũng có thể do các Nghị sĩ tuyển chọn,
bổ nhiệm và bãi miễn, hoặc do Hệ thống Kiểm Sát Quốc Dân địa phương cấp trên đề
nghị, tuyển chọn, bổ nhiệm và bãi miễn.
Điều
73. Hệ thống Kiểm Sát Quốc Dân địa phương các cấp giám
sát, kiểm sát, thanh tra, điều tra và đề nghị các biện pháp kỷ luật, chế tài,
không tái diễn đối với Viên chức công quyền, hoặc Quốc Dân vi phạm Hiến Pháp, Pháp
luật, hoặc yêu cầu truy tố đương sự trước Tòa án có thẩm quyền. Phải truyền
thông công luận rõ và đủ.
Điều
74. Hệ thống Kiểm Sát Quốc Dân địa phương các cấp giám
sát, kiểm sát, thanh tra, điều tra và đề nghị các biện pháp kỷ luật, chế tài,
không tái diễn đối với Viên chức công quyền đặc biệt về phản quốc, cấu kết và tay
sai ngoại bang, đảo chánh, khủng bố, phiến loạn, tôn giáo thánh chiến, mê tín
ru ngủ, đầu độc công luận, đánh phá chia rẽ chính trị, buôn bán quyền chức, cường
hào ác bá, lạm dụng quyền chức, mưu hại quyền lợi và
an ninh Quốc Gia và
Quốc Dân. Phải truyền thông công luận để Quôc Dân hiểu rõ và đủ.
Điều
75. Riêng việc kiểm sát về kế toán chi thu, lương bổng, tài sản,
tham nhũng, đầu cơ, hối lộ, rữa tiền, lũng đoạn kinh tế, của các Cơ quan Công
quyền và Quốc Dân từ trung ương đến địa phương, ngân hàng, tài sản hải ngoại… thuộc
trách nhiệm của Kiểm Pháp. Dân Pháp phối hợp hỗ trợ về thông tin và đề nghị.
Dự thảo
Luật Tổ Chức & Hoạt Động HT Dân Pháp Nước VNDLC - Phác thảo vòng cuối.
Trang
10
Điều
76. Tiến trình khởi tố và truy tố, Dân Pháp phải phối hợp với Tư Pháp.
Điều
77. Có Luật Tổ chức và Hoạt động của Các Văn phòng Kiểm sát Quốc Dân Địa Phương
chi tiết cụ thể riêng.
B. Các
Văn phòng Hiệp thông Quốc Dân
Điều
78. Hệ thống Dân Pháp cấp tỉnh, thành phố lớn ngang tỉnh phải có Văn phòng Hiệp
Thông Quốc Dân riêng về Dân Pháp. Hệ thống Dân Pháp cấp huyện, quận, thành phố
nhỏ ngang huyện, cấp xã, phường phối hợp chung với Văn phòng Hiệp Thông Quốc
Dân của Hội Đồng Quốc Dân cùng cấp, trách nhiệm tiếp Quốc Dân địa phương tương ứng.
Điều
79. Các Nghị Sĩ Văn phòng Hiệp Thông Quốc Dân phải có lịch tiếp và
thăm Dân công khai hàng tuần, hàng tháng, để giúp giải quyết nạn bất công,
Dân oan, ức, bị áp bức, nghèo, mất an ninh, thất nghiệp, môi trường độc
hại, tàn phá thiên nhiên, ngăn chặn không tái diễn.
Điều
80. Các Nghị Sĩ Văn phòng Hiệp Thông Quốc Dân phải có kế hoạch giúp
phát triển kinh tế địa
phương,
tạo công ăn việc làm cho Dân địa phương, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh,
hàng hóa sạch, thực phẩm sạch, nhà hàng sạch, khách sạn sạch… do Dân địa phương
trách nhiệm, quản lý và kiểm soát, ưu tiên sử dụng công nhân Quốc Dân Việt.
Quan tâm tổ chức Dân địa phương thi đua sáng chế, mướn
các nhân tài sáng chế trong ngoài, giới thiệu sản phẩm ra toàn cầu.
Điều
81. Các Nghị Sĩ Văn phòng Hiệp Thông Quốc Dân có nhiệm vụ phải thực
hành kết ước đã hứa trong chương trình ứng cử tại địa phương mình, truyền thông
thường xuyên cụ thể chi tiết cho công luận về hoạt động, chi thu hàng tháng của
Văn phòng và của mỗi Nghị sĩ, để Cử tri địa phương biết chung, bàn chung, tham gia
chung, quyết định chung, giám sát, kiểm soát, kiểm toán, thanh tra chung về sự
thật, đạo đức, truy tố, hoặc bãi nhiệm chung.
Điều
82. Các Nghị Sĩ Văn phòng Hiệp Thông Quốc Dân có trách nhiệm phải tổ chức trả lời
các chất vấn của Cử tri và chứng minh các kết ước bằng hành động minh bạch cụ
thể, đúng theo ý dân địa phương.
Điều
83. Các Nghị Sĩ Văn phòng Hiệp Thông Quốc Dân vắng mặt không lý do, không chu
toàn nhiệm vụ đều bị trừ lương. Các Nghị Sĩ nhiều lần tái phạm sẽ bị bãi nhiệm,
cách chức, hết nhiệm kỳ thì trở lại thành Dân bình thường, không có bất cứ ưu
đãi nào khác.
Điều
84. Mỗi Nghị Sĩ Văn phòng Hiệp Thông Quốc Dân là đại biểu của dân, đại diện cho
1 khu vực dân, không đại diện cho Chính đảng, Tổ chức chính trị nào.
Điều
85. Có Luật Tổ chức và Hoạt động của Các Văn phòng Hiệp thông Quốc Dân Địa
Phương chi tiết cụ thể riêng.
C. Các
Văn phòng Hiệp thông Hòa giải Quốc Dân về Dân Pháp
Điều
86. Ngoài các Tòa Án Tối Cao,Tòa Án Hiến Pháp, Tòa Án tỉnh và thành phố
ngang tỉnh, Tòa Án huyện và thành phố ngang huyện, Tòa Án Quân sự quân khu, các
Văn phòng Hiệp thông Quốc Dân thuộc các Hội đồng Quốc Dân Địa Phương đơn vị
hành chánh tỉnh, thành phố, huyện, quận, xã, phường, thôn, khu phố, tổ dân phố,
đảm nhận thêm trách nhiệm Hòa giải Quốc Dân liên quan đến Dân Pháp, hướng dẫn
Dân sống theo Hiến Pháp, Luật Pháp, ứng xử khi gặp bất công, hòa giải êm nhẹ
các va chạm thông thường, khỏi phải nhờ đến Tòa án và mỗi khi Quốc Dân cần đến.
(Hiến Pháp Điều 56).
Điều
87. Có Luật Tổ chức và Hoạt động của Các Văn phòng Hiệp thông Hòa giải Quốc Dân
Địa Phương về Dân Pháp chi tiết cụ thể riêng.
Chương
IV
Hệ Thống
Dân Pháp Địa Phương Toàn Quốc - Truyền Thông - Trưng Cầu Ý Dân - Biểu Tình.
A. Hệ
thống Truyền Thông
Điều
88. Mọi Quốc Dân đều có quyền Tự do Ngôn Luận, hoạt động Truyền thông tư nhân về
xuất bản sách báo, truyền thanh, truyền hình, mạng thông tin toàn cầu theo Hiến
pháp và Luật pháp, trong trách nhiệm cổ vũ, hướng dẫn, quản lý, điều chỉnh của
Bộ Truyền Thông (Điều 72 & Hiến Pháp Điều 76).
Điều
89. Mọi Quốc Dân có trách nhiệm tận dụng quyền Tự do Ngôn Luận để cổ vũ tinh thần
Yêu Nước, Đoàn Kết, Đức Hạnh, Văn Hóa, Văn Minh, Hòa Bình Nhân Loại, khoa học
lành mạnh, không được lạm dụng quyền
Dự thảo
Luật Tổ Chức & Hoạt Động HT Dân Pháp Nước VNDLC - Phác thảo vòng cuối.
Trang
11
Tự do
Ngôn Luận để cấu kết với các thế lực Nước ngoài xâm phạm an ninh của Tổ Quốc,
tác hại quyền lợi của Dân Tộc, kích động chia rẽ, hận thù, bạo lực, thủ đoạn,
chiến tranh, tuyên truyền các tệ nạn xã hội.
B. Hệ
Thống Trưng cầu Ý Dân
Điều
90. Hệ thống Công quyền Ngũ Quyền, nhất là Dân Pháp, vừa có quyền Trưng cầu Ý
Dân để hỗ trợ cho các hoạt động của mỗi Hệ thống, vừa có trách nhiệm phải Trưng
cầu Ý Dân để bảo đảm các hoạt động của mỗi Hệ thống đúng với nguyện vọng của
Toàn Quốc Dân.
Điều
91. Hệ thống Công quyền Dân Pháp có trách nhiệm phải giúp Dân tổ chức Trưng cầu
Ý Dân trong các vấn đề Hệ Trọng mà Quốc Dân thấy cần phải có ý kiến đa số để bảo
đảm Quyết Định ấy hợp đa số Ý Dân.
C. Tổ
chức Biểu Tình
Điều
92. Biểu Tình là một cách Trưng cầu Ý Dân công khai, nhanh và ít tốn ngân sách
nhất. Hệ thống Công quyền Dân Pháp có trách nhiệm phải giúp Dân biểu tình về
các vấn đề Hệ Trọng trong ôn hòa, trật tự, văn minh, đạo đức.
Điều
93. Khi một khối Quốc Dân muốn biểu tình chính đáng, Hệ thống Công quyền Dân
Pháp vừa không được cản trở Dân, vừa có trách nhiệm phải giúp Dân biểu tình
trong ôn hòa, trật tự, văn minh, đạo đức.
Điều
94. Mỗi khi vì đạo đức hòa bình của Dân Tộc hoặc của Nhân Loại, độc lập Dân Tộc,
cần chống ngoại xâm, Hệ thống Công quyền Dân Pháp có trách nhiệm phải giúp Dân
biểu tình trong ôn hòa, trật tự, văn minh, đạo đức.
Điều
95. Có Luật về Truyền Thông - Trưng Cầu Ý Dân - Biểu Tình của Toàn Quốc Dân cả
Nước và các Địa Phương chi tiết cụ thể riêng.
Chương
V
Ngân
Sách Để Hoạt Động
Điều
96. Quốc Hội cùng với Kiểm Pháp nghe Hệ thống Ngũ Pháp báo cáo tài chánh của mỗi
Hệ thống 60-90 ngày trước mỗi năm tài khóa và cùng xét duyệt, để Tổng thống, Chủ
tịch Quốc Hội và Viện trưởng Kiểm Pháp cùng ký công bố Ngân Sách cho tất cả Hệ
thống công quyền, phân bổ minh bạch cho mỗi Hệ thống 45-60 ngày trước mỗi năm
tài khóa. (HP Điều 53)
Điều
97. Tất cả khoản ngân sách Nhà Nước chi cho Dân Pháp bình thường trong năm tài khóa,
hoặc do Dân Pháp yêu cầu, đều phải được Quốc Hội và Kiểm Pháp thông qua và đều
phải thông tin cho Toàn Dân rõ.
Điều
98. Đổi lại, Ngân sách Nhà Nước chi cho Kiểm Pháp bình thường trong năm tài
khóa, hoặc do Kiểm Pháp yêu cầu, thì phải được Quốc Hội và Dân Pháp thông qua
và đều phải thông tin cho Toàn Dân rõ.
Điều
99. Dân Pháp khi trình dự luật ngân sách mỗi năm tài chính mới, phải thi đua
sáng kiến, tự túc tự cường, cần kiệm liêm chính, tránh nợ nần, lãng phí, phải đề
nghị các khoản thu tương đương và trình Quốc Hội 60-90
ngày
trước ngày khởi đầu của năm tài chính mới, và phải thông tin công luận.
Điều
100. Nếu dự luật ngân sách cần kiệm liêm chính không được thông qua trước khi bắt
đầu năm tài chính mới, Bộ Tài Chánh của Kiểm Pháp có quyền giải ngân, theo cách
phù hợp với ngân sách năm tài chính trước, cho các mục đích sau đây, cho đến
khi dự luật ngân sách được Quốc Hội, Dân pháp, Kiểm pháp thông qua:
1. Duy
trì hoạt động các cơ quan được thành lập theo Hiến pháp hay luật;
2. Thực
hiện các khoản chi bắt buộc theo quy định của pháp luật;
3. Tiếp
tục các dự án đã được phê duyệt ngân sách trước.
Chương
VI
Tu
Chính Luật Tổ Chức & Hoạt Động Hệ Thống Dân Pháp
Nước
Việt Nam Dân Là Chủ
Điều
101. Hội Đồng Thường vụ Quốc Hội, Viện Dân Pháp, Viện Kiểm pháp, Viện Bảo Hiến,
Tổng thống, Thủ tướng, các Bộ trưởng, Dân biểu, Nghị sĩ, Thẩm phán tòa án,
Thanh tra, Giám sát viên, Kiểm toán viên, các cấp trong các Cơ quan công quyền
từ trung ương đến địa phương, đều có
quyền
đề nghị tu chính Luật Tổ Chức & Hoạt Động Hệ thống Dân Pháp Nước Việt Nam
Dân Là Chủ, truyền thông công luận, Trưng Cầu Ý Dân về nội dung đề nghị tu
chính. Đề nghị phải viện dẫn lý do và được gửi đến Văn phòng Quốc Hội. Không
thể hủy bỏ hoặc tu chính tạo ra điều trái với Đạo Đức, trái với Nhân quyền, tạo
ra lối thoát vi phạm miễn trừ ngoại lệ, sống ngoài Luật pháp, hoặc giới
Dự thảo
Luật Tổ Chức & Hoạt Động HT Dân Pháp Nước VNDLC - Phác thảo vòng cuối. Trang
12
hạn
sự giám sát, kiểm sát, kiểm toán, điều tra, nghiêm trị của Toàn Quốc Dân trong
Hiến Pháp (tham chiếu HP điều 118-119).
Điều
102. Quốc Hội, Viện Kiểm Pháp và Viện Bảo Hiến thành lập một Ủy Ban tu chính để
nghiên cứu đề nghị tu chính Luật Tổ Chức & Hoạt Động Hệ thống Dân Pháp Nước
Việt Nam Dân Là Chủ, đề nghị thảo luận trong những phiên họp khoáng đại của Quốc
Hội, Viện Dân Pháp, Viện Kiểm
Pháp
và Viện Bảo Hiến, truyền thông công luận, Trưng cầu Ý Toàn Dân biết, bàn, quyết
định chung.
Điều
103. Phải đạt kết quả trên 51% Đại Biểu hiện diện đồng thuận, nội dung tu chính
mới được ghi vào Luật Tổ Chức & Hoạt Động Hệ thống Dân Pháp Nước Việt Nam
Dân Là Chủ mới, do Tổng Thống, Chủ tịch Quốc Hội và Viện trưởng Viện Bảo Hiến đồng
thuận công bố cho Toàn Quốc Dân rõ, để hiệu lực thi hành áp dụng.
Điều
104 cuối cùng. Tổng Thống, Chủ tịch Quốc Hội và Viện trưởng Viện Bảo Hiến cùng
công bố áp dụng Luật Tổ Chức & Hoạt Động Hệ thống Dân Pháp Nước Việt Nam
Dân Là Chủ này, hiệu lực thi hành ngay sau khi công bố.
Công bố
và áp dụng tại Việt Nam Dân Là Chủ, ngày.….tháng..…năm
2020
Ký lần
đầu Ký thay lần đầu
Trưởng
Ban Ủy Ban Dự Bị Lập Hiến
Trưởng
Ban Tổ Chức Bầu Cử Hệ thống Dân Pháp
ký tên
& Các Ủy Ban Quốc Dân đầu tiên
ký tên
Công bố
và áp dụng sau khi đã Bầu Quốc Hội, Tổng Thống & Viện trưởng Viện Bảo Hiến.
Chủ tịch
Quốc Hội Tổng Thống Viện trưởng Viện Bảo Hiến
ký tên
ký tên ký tên
Tập Hợp
Quốc Dân Việt kính cảm ơn Quý Bạn hữu đã nhiệt tâm tận lực bổ sung, giúp chuẩn
bị
sẵn
cho Ủy Ban Dự Bị Lập Hiến duyệt lại, trước khi trình Quốc Hội Lập Hiến thảo luận
& thông
qua, giúp Quốc Hội Lập Hiến khỏi
mất quá nhiều thời giờ phác thảo bản Dự thảo.__
India, Japan oppose China’s bid on South China Sea code
US: China claim to sea ‘preposterous‘
Rare mass protest breaks out in Chinese province near Hong Kong
Hong Kong protesters sing U.S. anthem to thank Trump
Huawei's Meng Wanzhou fear cameras in Canadian court would trigger threats from Donald Trump
Thousands of protesters return to Hong Kong streets to reiterate five demands to government
No comments:
Post a Comment