Sunday, December 8, 2019

20191206 Ban tin bien Dong


20191206 Ban tin bien Dong

South China Sea crisis: Beijing accused of laser attacks on Australian military aircrafts
China Reacts To Uighur Bill
The China Complex
Chinese defy Hong Kong's protest gloom in hunt for bargain stocks

Top of Form
Bottom of Form
·         Đã đến lúc chúng ta hành động cho Việt Nam
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 5 tháng 12, 2019
Luật Nhân Quyền và Dân Chủ Hồng Kông đã thành luật; dự thảo Luật Chính Sách Nhân Quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ vừa được Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua và chắc chắn sẽ thành luật vì một phiên bản đã được Thượng Viện thông qua hồi tháng 9. Nay là lúc chúng ta cần vận động Luật Nhân Quyền Việt Nam, HR 1383.
Nội dung của HR 1383
Được Dân Biểu Christopher Smith (New Jersey, Địa Hạt 4) đưa vào Hạ Viện Hoa Kỳ vào tháng 2 năm 2019, dự thảo Luật Nhân Quyền Việt Nam có 3 điểm chính:
(1) Cài điều kiện nhân quyền vào chính sách mậu dịch của Hoa Kỳ với Việt Nam
(2) Yêu cầu Bộ Ngoại Giao báo cáo hàng năm tình trạng nhân quyền ở Việt Nam với các thông tin chi tiết và cụ thể về từng vụ vi phạm và các giới chức liên can
(3) Yêu cầu Hành Pháp áp dụng các biện pháp chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu đối với các giới chức liên can
Ngoài ra, HR 1383 còn có điều khoản nhắm vào tình trạng chính quyền Việt Nam chiếm tài sản của các tôn giáo và của công dân Hoa Kỳ, và đòi hỏi Bộ Ngoại Giao báo cáo về tình trạng này cũng như có biện pháp can thiệp. HR 1383 cũng có một số điều khoản về hỗ trợ phụ nữ, chống buôn người và bảo vệ các cộng đồng thiểu số.
20191209 BTBD 01
Tình trạng hiện nay của HR 1383
Tháng 7 vừa qua, BPSOS tổ chức Ngày Vận Động Cho Việt Nam để kêu gọi các dân biểu Liên Bang đồng bảo trợ cho HR 1383. “Đồng bảo trợ” (co-sponsor) là không chỉ bỏ phiếu thuận mà còn vận động các đồng viện ủng hộ khi dự thảo luật được biểu quyết. Đến nay đã có 14 vị dân biểu đứng tên đồng bảo trợ. Con số này chưa đủ mà phải đạt ít ra là 50.
Muốn thế, chúng ta cần tác động trực tiếp đến các vị dân biểu Hoa Kỳ.
Thời điểm vận động
Từ giờ đến cuối tháng 1 năm 2020, các vị dân biểu dành nhiều thời gian ở địa hạt của mình để tiếp xúc cư dân trong địa hạt. Đây là thời gian lý tưởng để tác động đến họ. Trong 2 tháng tới đây chúng ta cần đạt các mục tiêu sau:
(1)    Tăng số dân biểu đồng bảo trợ từ 14 lên 50
(2)    Thuyết phục DB Eliot Engel (New York, Địa Hạt 16), Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện, và DB Michael McCaul (Texas, Địa Hạt 10), thủ lãnh Cộng Hoà tại uỷ ban này, đưa HR 1383 ra biểu quyết tại Uỷ Ban Đối Ngoại
(3)    Thuyết phục nữ DB Nancy Pelosi (California, Địa Hạt 12), Chủ Tịch Hạ Viện, đưa dự thảo luật ra biểu quyết bởi toàn thể Hạ Viện
Lý tưởng, chúng ta muốn Hạ Viện thông qua HR 1383 không trễ hơn cuối tháng 6, để tháng 7 bắt đầu vận động ở Thượng Viện.
Cách thức vận động
Hạ Viện có 435 dân biểu Liên Bang. Để tác động càng nhiều càng tốt, người Việt ở khắp Hoa Kỳ cần tự mình và đôn đốc nhau viết thư cho vị dân cử trong khu vực mình cư ngụ. Thư mẫu để tiện cho mọi người sử dụng được lưu trữ tại:
Chỉ cần truy tìm tên của vị dân biểu nơi mình cư ngụ, điền vào mẫu thư rồi gửi đi. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách truy tên vị dân biểu.
Dưới đây là cách để huy động thêm người góp gió thành bão:
(1)    Vận động thân nhân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp… cùng ký tên chung một lá thư để gửi đi.
(2)    Trong 2 tháng tới đây, cộng đồng người Việt ở khắp Hoa Kỳ sẽ có nhiều sinh hoạt tập thể, lễ tết, biểu tình, tuần hành... Đó là các cơ hội tốt để thu gom chữ ký.
(3)    Các hội đoàn đều có thể đứng tên gửi thư đến các vị dân biểu trong vùng hoạt động.
Xin lưu ý là ký thỉnh nguyện thư không đòi hỏi tư cách công dân và cũng không hạn chế vào người Việt. Chúng ta có thể vận động những người chưa là công dân, các bạn bè thuộc các sắc dân khác, các người trẻ chưa đến tuổi đi bầu, các cựu chiến binh Hoa Kỳ, các hội đồng hương, các vị dân cử cấp địa phương và tiểu bang… Càng đông và càng đa dạng càng tốt.
Truy thông tin các dân biểu
Đối với người rành tiếng Anh và quen sử dụng internet, chỉ cần vào đây và điền số mã vùng (zip code) nơi mình cư ngụ là ra: 
Ở những nơi đông dân cư, một mã vùng có thể có 2 hoặc 3 vị dân biểu. Khi ấy, sẽ cần thêm 4 số kèm sau mã vùng. Trong trường hợp đó, cần cho địa chỉ đầy đủ. Thao tác này có thể là phức tạp với một số người. Chúng tôi kêu gọi người có khả năng hãy tình nguyện hướng dẫn đồng hương cần giúp đỡ trong khu vực hoặc trong vòng quen biết của mình.
Chương trình đòi tài sản ở Việt Nam
HR 1383 có điều khoản liên quan đến người Mỹ gốc Việt bị chế độ cộng sản cướp đoạt tài sản sau năm 1954 ở ngoài Bắc hoặc sau năm 1975 ở trong Nam. Đây là cơ hội để những ai trong hoàn cảnh này yêu cầu Quốc Hội can thiệp. Từ năm 1949 đến nay Quốc Hội đã hành động để can thiệp cho 660,000 hồ sơ công dân bị mất tài sản qua 43 chương trình đòi bồi thường tài sản này. Đọc thêm thông tin về đề tài này: 
Những ai trong hoàn cảnh này sẽ được hướng dẫn riêng. Xin liên lạc: 
taisan@bpsos.org hoặc 703-538-2190.
Phổ biến thông tin và phát động phong trào
Chúng tôi kêu gọi các báo, đài phát thanh, kênh truyền hình và đặc biệt là các bạn sử dụng Facebook giúp phổ biến thông tin và đốc thúc người Việt ở Hoa Kỳ hưởng ứng.
Chúng tôi cũng kêu gọi mọi cá nhân có lòng hãy chủ động vận động vòng quen biết của mình hưởng ứng. Có vậy, chúng ta mới nhanh chóng tạo được phong trào rộng khắp Hoa Kỳ. Các cuộc biểu tình rầm rộ ở Hồng Kông có được là do rất nhiều thủ lĩnh địa phương huy động các nhóm nhỏ nhập cuộc. Chúng ta nên học và dùng công thức này.
Và bất luận ở đâu, Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu, Úc, Nhật, Thái Lan… và kể cả Việt Nam, quý vị đều có thể tiếp lửa cho phong trào bằng cách chuyển tải thông tin và gióng lên lời kêu gọi đến tập thể người Việt ở Hoa Kỳ.
Đã đến lúc chúng ta phải hành động cho đồng bào và đất nước của chính mình.
Bài liên quan:
Mừng cho Hồng Kông nhưng đừng quên Việt Nam: Vận động cho Luật Nhân Quyền Việt Nam
http://www.machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1509-2019-11-29-17-39-03.html

VUA TRIỀU NGUYỄN DÙNG CHỮ QUỐC NGỮ ĐỂ THOÁT HÁN
·         'Quocviet V' via Conduongvui conduongvui@googlegroups.com
Dec 6 at 12:07 PM
Quốc ngữ và nỗ lực 'thoát Hán' của các vua nhà Nguyễn
Nguyễn Quang DuyGửi tới Diễn đàn BBC từ Melbourne, Úc
o    4 tháng 9 2018 
20191206 BTBD 02
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTranh trên trang Le Petit Journal vẽ Vua Thành Thái (mặc hoàng bào) và Toàn quyền Paul Doumer duyệt binh ở Hà Nội năm 1902.
Trên Diễn đàn BBC nhà báo Nguyễn Giang đưa ra một cách nhìn khá mới lạ để ghi công và đánh giá những nhân vật lịch sử đã đóng góp cho việc truyền bá chữ Quốc ngữ.
"Các vị truyền giáo có công tạo ra bộ mẫu chữ, nhưng việc này không có gì quá độc đáo hay quá khó khăn và giả sử nếu không có họ thì việc đó cũng có thể làm được sau này."
Ý kiến cũng nói rằng Trung Hoa, Thái Lan, Ấn Độ, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác đều đã có những văn tự bằng tiếng La Tinh nhưng chưa bao giờ trở thành chữ quốc ngữ của họ.
Cũng theo nhà báo Nguyễn Giang, Đông Kinh Nghĩa Thục chỉ xóa hàng rào cản tâm lý quá lạc hậu để giới sỹ phu yên tâm dùng chữ Quốc ngữ.
Và rằng chính nỗ lực tiên phong quảng bá quốc ngữ là của trí thức miền Nam và nhờ chính sách tiến bộ, khoa học của chính quyền Pháp tại Đông Dương tạo đà cho chữ Quốc ngữ lan tỏa.
Nhưng tôi nghĩ cũng lạ tại sao ba nước Việt, Miên và Lào có chung hoàn cảnh, đều là thuộc địa của Pháp mà Miên và Lào lại không sử dụng La Tinh làm chữ quốc ngữ.
Ở đây cần xem cả đến công lao các vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, dù họ không thực sự nắm quyền thời Pháp thuộc.
Sắc lệnh của Vua Thành Thái
Theo sử gia Liam Kelley (2016) vào đầu thế kỷ XX cả người Pháp lẫn những nhà cách mạng đều không đủ quyền lực để chữ Quốc ngữ có thể lan ra sâu rộng xuống đến tận làng quê.
Các thầy đồ quyết liệt chống lại các chính sách giáo dục của nhà cầm quyền Pháp với quan niệm chữ Quốc ngữ là sản phẩm của ngoại bang và là công cụ của các nhà truyền giáo
Qua nghiên cứu những nguồn tài liệu trong giai đoạn này, sử gia Liam Kelley kết luận chính nhà Nguyễn mới đi đầu trong công cuộc cải cách giáo dục.
Trong bài "Emperor Thành Thái's Educational Revolution", Liam Kelley (2016) đã công bố sắc lệnh của vua Thành Thái được lưu trữ trong Đại Nam Hội Điển Sử Lệ Tục Biên.
Bài viết được Nguyễn Hồng Phúc lược dịch có đoạn như sau:
"Hoàng đế Thành Thái đã tuyên bố trong một sắc lệnh rằng vào năm trị vì thứ 18 của ông (năm 1906), cha mẹ có thể quyết định việc cho con theo học một trường ấu học Hán văn hoặc một chương trình giảng dạy Nam âm (Quốc ngữ).
Với những người học theo chương trình Hán văn, sẽ có một cuốn sách giáo khoa được soạn ra nhằm giới thiệu những từ chữ Hán theo cấp độ khó dần. Nó cũng bao gồm một danh mục các Hán tự kèm theo phiên âm và định nghĩa bằng quốc ngữ được dùng trong tài liệu. 
20191206 BTBD 03
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTranh vẽ trường thi Hán học ở Bắc Kỳ - hình của Chris Hellier/Corbis
…Trong khi, một cuốn sách giáo khoa bằng quốc ngữ khác sẽ được soạn ra để dạy những người theo chương trình học 'Nam âm' nhằm giới thiệu cho họ những thông tin cơ bản về xứ Đông Dương, thiết chế cai trị của nó, những phong tục tập quán...
Thêm vào đó, cũng có thêm một cuốn sách nữa được dịch từ Hán văn sang Nam âm nhằm cung cấp những loại thông tin mà học viên đang luyện thi khoa cử cần biết. Bản dịch này được soạn ra cho những người không muốn thi khoa cử, nhưng nó vẫn được đưa vào chương trình để cho họ biết thêm về những gì mà những người đang luyện thi khoa cử phải học…"
Sắc lệnh này vô cùng quan trọng vì khi nhà vua ra lệnh sử dụng chữ Quốc ngữ là nhà vua đã công khai ý định muốn thấy tầng lớp quan lại và sỹ phu phải thoát khỏi ảnh hưởng Trung Hoa trong giáo dục, văn hóa, và nhất là tư tưởng.
Vừa thoát Trung vừa chống Pháp
Xin nhắc lại về cuộc đời vị vua trẻ tuổi.
Sinh năm 1879, vua Thành Thái lên ngôi năm 1889, khi mới 10 tuổi, và đến năm 1907 bị Pháp ép thoái vị.
Ngài bị quản thúc ở Vũng Tàu rồi đến năm 1916 bị đày sang đảo Réunion.
Vua là người cầu tiến, học tiếng Pháp, có hiểu biết khá toàn diện, cắt tóc ngắn, mặc Âu phục, phong cách của người theo tân học.
Vua thường xuyên tiếp xúc với sỹ phu và dân chúng, đồng thời trọng dụng nhiều nhân tài, thanh liêm, đức độ với hy vọng khôi phục và canh tân đất nước.
Sắc lệnh cho dạy Quốc ngữ chính là văn bản ủng hộ Phong Trào Duy Tân (1906) và Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) thúc đẩy việc theo tân học và dùng chữ quốc ngữ.
Cắt tóc ngắn trở thành một dấu hiệu của người theo tân học.
Nhiều thanh niên lúc ấy sắm cho mình một cái kéo, đi tuyên truyền, vận động cắt tóc và vận động canh tân.
Đến khi Vua bị người Pháp ép thoái vị năm 1907 hình ảnh một vị vua yêu nước, chống Pháp, cắt tóc ngắn nhanh chóng lan tỏa xuống đến tầng lớp nông dân.
Tháng 3 năm 1908, bắt đầu từ tỉnh Quảng Nam, nông dân đầu cắt tóc ngắn lũ lượt kéo đến các phủ huyện đòi giảm sưu giảm thuế.
Tất cả đều hớt tóc ngắn đi thành đoàn, phong trào mở rộng vào Nam đến Bình Định, Phú Yên và ra Bắc đến Nghệ An, Hà Tĩnh.
Pháp và triều Nguyễn gọi cuộc biến động này là Giặc cắt tóc, ở Bình Định gọi là Giặc đồng bào, sau được đổi lại là cuộc Dân biến Trung kỳ.
Đây là cuộc đấu tranh bất bạo động đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và đoàn biểu tình lấy biểu tượng là Vua Thành Thái một vị vua yêu nước, theo tân học nhưng chống Pháp.
Như vậy ngay từ đầu thế kỷ thứ 20, người Việt đã công khai thực hành phương pháp đấu tranh bất bạo động với biểu tượng vua Thành Thái, có tổ chức, có chiến thuật, có mục tiêu và có chiến lược một cách rất rõ ràng.
Cuộc đấu tranh bất bạo động bị Pháp đàn áp dã man. Nhiều người tổ chức và tham dự bị bắt, phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục bị dập tắt.
Các vị vua tiếp tục cải cách 
20191206 BTBD 04
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionHoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn, Khải Định trong cuốn 'The Peoples of All Nations, Their Life Today and the Story of Their Past, tập I' do JA Hammerton biên soạn và xuất bản ở London năm 1922
Năm 1907 vua Duy Tân tiếp nối việc cải cách giáo dục bằng cách cho thành lập Bộ Học nhằm cai quản việc học hành và thi cử.
Thượng thư Bộ Học Cao Xuân Dục là một nhà giáo dục cổ vũ thực học, thực tài, bỏ đi kiểu học từ chương, xa rời thực tế và chủ trương phát triển nền giáo dục "không học vì bằng cấp" mà phải học lấy thực tài để ra giúp dân, giúp nước.
Đáng tiếc ông lại hết sức bài bác chữ Quốc ngữ, nhưng không phải vì thế mà chữ Quốc ngữ bị đưa ra khỏi nền giáo dục.
Theo Trần Gia Phụng từ năm 1909, chương trình thi Hương bắt buộc thí sinh phải làm các đề thi luận văn bằng cả chữ Hán lẫn chữ Quốc ngữ.
Ngày 26 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ (tức ngày 28/12/1918) vua Khải Định ra đạo dụ chính thức bãi bỏ khoa cử kiểu Hán học.
Năm 1919 là năm cuối mở khoa thi Hương ở Huế, từ đó chữ Quốc ngữ thành chữ viết chính thức của người Việt Nam.
Vai trò của các ông giáo trường làng
Bên cạnh các trường công do triều đình và người Pháp lập ra là một hệ thống trường tư do các thầy đồ sau chuyển thành thầy giáo làng giảng dạy.
Mỗi làng có khi lên đến vài ba trường, hoặc dạy ở nhà thầy, hoặc ở nhà người giàu có nuôi thầy cho con ăn học và cho con các nhà lân cận trong làng theo học.
Thầy đồ đa số là những người có học, có người đỗ tú tài, có người là quan hồi hưu mở lớp dạy học.
Thầy đồ hoàn toàn tự do không chịu sự giám sát của triều đình.
Mặc dầu được tự do mở lớp giảng dạy giới thầy đồ vẫn giữ lòng trung với các vua nhà Nguyễn và với sách Thánh hiền.
Các thầy đồ quyết liệt chống lại các chính sách giáo dục của nhà cầm quyền Pháp với quan niệm chữ Quốc ngữ là sản phẩm của ngoại bang và là công cụ của các nhà truyền giáo.
Với họ, chữ Hán giáo dục về luân lí, về lịch sử, là chữ Thánh hiền còn Quốc ngữ chỉ để đọc báo, đọc Kinh Thánh, những sản phẩm của quân xâm lược, biết đọc chẳng ích lợi gì.
Nhưng khi sắc lệnh cho dạy Quốc ngữ của vua Thành Thái được ban ra thì chính các thầy đồ đã thay đổi đã tự học chữ Quốc ngữ để truyền dạy lại cho học sinh.
Ba lớp Đồng ấu học trước khi học sinh vào tiểu học đều do các thầy giáo trường làng dạy hoàn toàn bằng chữ Quốc ngữ. 
20191206 BTBD 05
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTriều đình Huế đã có nhiều nỗ lực tự cải cách để hiện đại hóa quốc gia dù không có quyền lực chính trị
Nhờ thế chữ Quốc ngữ trở thành phổ thông đại chúng.
Những bộ sách giáo khoa như Sử ký địa dư giáo khoa thư, Luân lý giáo khoa thư, Quốc văn giáo khoa thư, được học giả Trần Trọng Kim và các cộng sự biên soạn để dạy lớp ấu học trường làng.
Bộ sách giáo khoa 'Việt Nam Sử lược' được học giả Trần Trọng Kim soạn để dạy các lớp cao hơn và đã hoàn toàn chỉ cho những người đã biết Quốc ngữ.
Lên lớp nhì và lớp nhất ở trường chính phủ, mỗi tuần chỉ dạy chữ quốc ngữ một giờ rưỡi và bậc trung học chỉ dạy ba giờ.
Thời gian còn lại học sinh được dạy bằng tiếng Pháp và hầu hết do người Pháp dạy.
Từ đó ta thấy căn bản tiếng Việt, sử địa, luân lý, văn hóa về Việt Nam của học sinh hầu như đều thu nhận được từ các thầy giáo trường làng.
Vua Bảo Đại là người Tây Học
Tốt nghiệp trường Khoa học Chính trị Paris về nước, vua Bảo Đại bắt tay ngay vào việc cải cách đất nước, mong từng bước khôi phục lại chủ quyền quốc gia.
Ngày 10/12 năm 1932, vua Bảo Đại cho công bố đạo dụ nước ta theo chế độ Quân chủ Lập hiến, nhà vua sẽ trực tiếp điều khiển nội các và cho cải cách hành chính, giáo dục và tư pháp.
Một nội các mới đã được thành lập gồm những người trẻ theo tân học như Phạm Quỳnh, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Đệ…
20191206 BTBD 06
Bản quyền hình ảnhBETTMANN/GETTY IMAGESImage captionHoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy khi học ở Pháp. Sau ông lên ngôi lấy hiệu là Bảo Đại và là Hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn
Bộ Học được đổi tên thành Bộ Giáo dục và giao cho Phạm Quỳnh từng là chủ nhiệm báo Nam Phong một người luôn tha thiết với chữ Quốc ngữ điều hành.
Các cuộc cải cách của vua Bảo Đại đều bị người Pháp cản trở, riêng cải cách về giáo dục nhờ Phạm Quỳnh được người Pháp tin nên ít bị cản trở.
Chữ Quốc ngữ được tăng giờ dạy ở các trường công.
Nhờ thế sau khi Nhật đảo chánh Pháp, trao trả độc lập cho Việt Nam, chỉ trong vòng 5 tháng chính phủ Trần Trọng Kim đã thực hiện thành công cuộc cải cách lấy chữ Quốc ngữ làm ngôn ngữ chính trong giáo dục.
Bộ trưởng Giáo dục Hoàng Xuân Hãn có công lao lớn khi soạn cả sách toán và kỹ thuật bằng tiếng Việt Quốc ngữ để dạy ngay trong niên học 1945-46 tại miền Bắc và miền Trung.
Từ 1948 đến 1955, chính phủ Quốc gia Việt Nam tiếp tục lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ giảng dạy đến hết bậc trung học.
Bắt đầu từ chuyển biến tư tưởng thời Thành Thái
Học tiếng Pháp, theo tân học thoát khỏi tư tưởng Trung Hoa nên vua Thành Thái đã hiểu rõ những khái niệm về tự do, dân chủ, quốc gia, dân tộc, quân chủ, cộng hòa… hiểu từ sách Pháp không phải từ sách Trung Hoa.
Thay đổi quan trọng nhất của nhà vua là về mặt tư tưởng, về ý thức đất nước không còn của nhà vua nữa mà là của quốc gia của dân tộc.
Quốc gia là một thực thể độc lập có chủ quyền thoát khỏi tư tưởng thuộc địa hay chư hầu Trung Hoa.
Khái niệm 'quốc gia' bắt đầu được sử dụng đối nghịch với 'thuộc địa', 'chư hầu'.
Mặc dù không có quyền lực trong tay các vua triều Nguyễn đã thực hiện thành công cải cách từ giáo dục, văn hóa, đến chính trị đưa đất nước thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa.
Bài học các vua triều Nguyễn đã thực hiện là nếu muốn cải cách giáo dục phải bắt đầu bằng thay đổi tư tưởng cho chính mình.
Vì thế, theo tôi, nhu cầu thiết yếu của đất nước ngày nay không phải là cải cách tủn mủn về phát âm, ký tự Quốc ngữ mà phải vừa thoát khỏi một ý thức hệ duy nhất, vừa thoát Trung để khôi phục các nền tảng cơ bản cho Việt Nam.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy, Melbourne, Australia. Quý vị có bài phản biện, ý kiến đa chiều về chủ đề này hoặc các vấn đề lịch sử Việt Nam, xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk

·         'Quocviet V' via Conduongvui conduongvui@googlegroups.com
Dec 3 at 10:43 AM
400 trang tài liệu mật của Trung Cộng về chính sách Tân Cương bị tiết lộ
Published 28/11/2019 | By VQ2
20191206 BTBD 07
Những em bé người Duy Ngô Nhĩ
Tờ New York Times gần đây có được một văn kiện nội bộ của Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) dài 400 trang, nội dung yêu cầu tiến hành giáo dục và đe dọa đối với những trẻ em có cha mẹ đang bị giam giữ trong các trại tập trung của người dân tộc thiểu số Hồi giáo Tân Cương. Tài liệu này có hình thức “vấn đáp”, yêu cầu con cái của những người bị giam giữ phải mỹ hóa trại tập trung và đe dọa rằng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến điểm số thời hạn cha mẹ bị giam giữ. 
Trong một báo cáo dài hôm thứ Bảy tuần trước (16/11), tờ New York Times tiết lộ, những văn kiện này là văn kiện chính phủ lớn nhất của nội bộ ĐCST bị tiết lộ ra bên ngoài kể từ khi ĐCST cầm quyền trong nhiều thập niên ỷ qua. Trong 3 năm qua, nhà cầm quyền ĐCST đã giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakh, và những người dân tộc thiểu số khác trong các trại tập trung và nhà tù.
Lãnh đạo ĐCST tại Khu tự trị Tân Cương đã đem chỉ thị nội bộ có tên “Chính sách vấn đáp đối với con cái của học viên tại trường giáo dục bồi dưỡng trong trại tập trung thành phố Turfan” truyền đạt lại cho các quan chức địa phương, đồng thời yêu cầu họ và các nhân viên công tác cần nhanh chóng gặp mặt những học sinh đang học ở bên ngoài đang được nghỉ trở về nhà, cấm họ lên tiếng nói ra tình hình chân thực về những gì họ biết về Trại tập trung Tân Cương.
Trong “kim chỉ nam bồi dưỡng” này đã cung cấp những đáp án tiêu chuẩn cho việc làm thế nào để trả lời các vấn đề cụ thể và làm thế nào để “đe dọa” con cái của những người đang bị giam giữ.
Ví dụ, khi bị hỏi: “Cha (mẹ, người nhà) tôi đang ở đâu?” thì đáp án tiêu chuẩn là: “Họ ở trong trường đào tạo do chính phủ thiết lập.” “Họ vào đó là để tiếp nhận giáo dục và huấn luyện.” “Cuộc sống và môi trường của họ rất tốt, ăn ở miễn phí và tiêu chuẩn tương đối cao, bạn không phải lo lắng.” “Chi phí ăn uống hàng ngày đều trên 21 tệ trở lên, thậm chí còn vượt trên cả tiêu chuẩn sinh hoạt của một số học viên khi còn ở nhà.”
Khi bị hỏi phải câu hỏi mang tính khẳng định như: “Người nhà tôi khi nào mới kết thúc đào tạo trở về nhà?” “Nếu đã là đào tạo huấn luyện, sao họ không thể định kỳ về nhà?”, v.v, một số đáp án tiêu chuẩn là:
“Nếu không tham gia học tập huấn luyện, thì không thể hiểu triệt để toàn diện về sự nguy hại của tư tưởng tôn giáo cực đoan.” “Nhất định phải quý tiếc cơ hội mà Đảng và chính phủ cung cấp giáo dục miễn phí, triệt để xóa bỏ tư tưởng sai lầm, đồng thời học tiếng Hán và kỹ năng nghề nghiệp, tạo nền tảng tốt cho cuộc sống hạnh phúc của cả nhà trong tương lai.” “Dù tuổi tác lớn ngần nào, chỉ cần tư tưởng bị lây nhiễm tư tưởng tôn giáo cực đoan, thì đều cần tham gia học tập bồi dưỡng.”
Văn kiện còn yêu cầu dùng cuộc nội chiến ở Sirya và Iraq làm ví dụ để thuyết minh.
Đồng thời, văn kiện này còn yêu cầu quan chức địa phương tiến hành đe dọa một cách trắng trợn đối với trẻ thơ, nói rõ với chúng rằng, những ngôn từ và hành động ở bên ngoài của chúng đều sẽ ảnh hưởng đến điểm đánh giá người thân bị giam giữ của chúng, và hệ thống đánh giá điểm này dường như được dùng để quyết định người nào và thời gian nào sẽ được thả khỏi trại tập trung.
Văn kiện chỉ thị quan chức địa phương giáo dục học sinh:
“Người nhà của họ bao gồm cả cả bạn, ở trong nước cũng cần tuân thủ các quy định của luật pháp quốc gia, không được tung tin đồn, không được lan truyền tin đồn.”
“Như thế này mới có thể tăng thêm điểm cho người nhà, sau khi phù hợp với tiêu chuẩn tốt nghiệp thì mới có thể rời trường học.”
Giới chức địa phương còn tiến hành đánh giá hành vi trong cuộc sống hàng ngày của con cái những người bị giam giữ mà họ đã từng gặp nói chuyện, ghi chép tình hình họ tham gia giáo dục, hội đàm và các hoạt động khác.
Mặc dù văn kiện này dài đến 400 trang, chỉ đạo chi tiết làm thế nào tiến hành lừa gạt, tẩy não, đe dọa đối với con cái những người đang bị giam giữ, và yêu cầu chúng giữ miệng, nhưng đối với hoàn cảnh khó khăn gặp phải do cha mẹ bị giam giữ như “cuộc sống, chi phí sinh hoạt, học phí, sau khi cha mẹ chúng bị giam giữ thì ai sẽ chăm sóc cũng như chi trả? Công việc đồng áng trong nhà ai làm?” v.v, lại không hề nhắc đến chữ nào. Chỉ yêu cầu con cái họ ngậm miệng, cảm tạ Đảng là được.
Tờ New York Times không tiết lộ chi tiết việc làm thế nào có được văn kiện nội bộ này. Có bình luận nói rằng, điều có thể suy ra rằng, trong chính sách gây áp lực cao, nội bộ ĐCST cũng vẫn có những người co chút lương tâm, nhân sĩ không đồng ý với điều ngang ngược của ĐCST, đã thông qua một đường giây bí mật để công bố văn kiện nội bộ ra bên ngoài, tiết lộ sự đàn áp tàn khốc của ĐCST sau cái gọi là “trại giáo dục cải tạo”.
Tuyết Mai


Bất ổn ở Tân Cương phủ bóng lên Sáng kiến ​​”Vành đai và Con đường (BRI)”
·         'Quocviet V' via Conduongvui conduongvui@googlegroups.com
Dec 7 at 9:45 AM
Bắc Kinh hy vọng rằng Tân Cương có thể đóng vai trò như một trung tâm vận chuyển và trung tâm về thương mại, hậu cứ và văn hóa của khu vực. Trong năm 2017, khoảng 66 tỷ USD đã được đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Tân Cương – tăng 50% so với năm trước. Đường bộ và đường sắt cao tốc đã được xây dựng để kết nối khu vực này với các khu vực khác của Trung Cộng.
Chính phủ đã thúc đẩy hợp tác thương mại và tài chính giữa Tân Cương và các nước tham gia BRI. Thương mại với các quốc gia BRI chiếm hơn 80% tổng thương mại của Tân Cương. Về phát triển tài chính, khu vực này dự kiến ​​sẽ trở thành một trung tâm thanh toán đồng Nhân dân tệ xuyên biên giới.
Tuy nhiên, tỉnh này là một trong những khu vực bất ổn nhất ở Trung Cộng. Căng thẳng và bạo lực sắc tộc đã tồn tại từ lâu ở Tân Cương, tạo ra sự bất định cho các dự án BRI. Chính quyền cũ của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã thử nghiệm chiến lược “phát triển trước tiên”, với hy vọng rằng các điều kiện kinh tế được cải thiện sẽ giúp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) chấp nhận sự cai trị của Trung Cộng. Hàng trăm tỷ nhân dân tệ đã được đổ vào vùng biên giới phía tây xa xôi này, tạo ra sự gia tăng mạnh cho GDP của Tân Cương.
Nhưng các chương trình phát triển đã không thể xoa dịu nỗi bất bình của người Duy Ngô Nhĩ. Một lý do là tăng trưởng kinh tế không làm giảm bất bình đẳng thu nhập giữa các nhóm sắc tộc. Khảo sát Tình hình Lao động Trung Cộng năm 2012 chỉ ra rằng thu nhập bình quân đầu người hàng năm của người Hán ở Tân Cương là 28,900 NDT (khoảng 4,120 USD), trong khi thu nhập trung bình của người Duy Ngô Nhĩ là 12,800 NDT (khoảng 1,830 USD). Mức này cũng thấp hơn nhiều so với các sắc tộc thiểu số khác ở Trung Cộng.
Các dự án phát triển của Bắc Kinh tại Tân Cương phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp nhà nước lớn vốn thích thuê công nhân người Hán vì kỹ năng ngôn ngữ và chuyên môn của họ. Người Duy Ngô Nhĩ tin rằng những dự án này đã đưa thêm nhiều người Hán vào khu vực và những người này đã giành lấy cơ hội việc làm và trở nên giàu, với phí tổn được đẩy sang cho họ.
Một nguồn gây bất bình khác là các chính sách tôn giáo mang  tính đàn áp trong khu vực. Chính phủ đã kiên quyết kiểm soát các hoạt động tôn giáo như nghiên cứu Kinh Qur’an, ăn chay và đội mũ của người Hồi giáo. Những hạn chế khắc nghiệt đối với Hồi giáo đã làm cực đoan hóa nhiều người Duy Ngô Nhĩ và trong một chừng mực nào đó đã khuyến khích sự trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Tân Cương.
Một dòng tư tưởng chính làm nền tảng cho phong trào nổi dậy của người Duy Ngô Nhĩ là chủ nghĩa dân tộc, bắt nguồn từ chủ nghĩa Liên Thổ (Pan-Turkism) vào những năm 1930. Các nhà lãnh đạo người Duy Ngô Nhĩ như Rebiya Kadeer đã sử dụng chủ nghĩa Liên Thổ như một phương tiện huy động chủ nghĩa dân tộc, dựa trên mối liên hệ lịch sử và ngôn ngữ của khu vực này với các quốc gia sử dụng ngữ hệ Thổ Nhĩ Kỳ (Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan – ND). Chủ nghĩa Wahhabi, một học thuyết Hồi giáo bảo thủ, đã lan truyền tới miền nam Tân Cương kể từ những năm 1980, càng làm cực đoan hóa các thế hệ bất đồng chính kiến ​​trẻ. Một số người trong số họ thậm chí còn bị ảnh hưởng bởi Chủ nghĩa Hồi giáo (Islamism). Có báo cáo cho thấy khoảng 30 người Duy Ngô Nhĩ từ Tân Cương đã được đào tạo tại các trại huấn luyện chiến binh đặt tại Pakistan trước khi họ được khai triển tới Syria.
Để bảo đảm Tân Cương là một trung tâm kết nối đáng tin cậy cho BRI, đặc biệt là sau một loạt các vụ bạo lực và tấn công khủng bố từ năm 2013 đến 2014, các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã áp dụng cách tiếp cận song song, kết hợp đàn áp nặng tay với các chính sách kinh tế và xã hội. Camera giám sát được tìm thấy trên tất cả các đường phố và thậm chí bên ngoài nhà ở của người dân. Cảnh sát đã được khai triển để tiến hành kiểm tra điện thoại di động ngẫu nhiên để tìm các nội dung đáng ngờ, và các quan chức địa phương đã được giao xuống sinh sống ngắn hạn trong nhà của người dân Duy Ngô Nhĩ. Họ mang theo những món quà nhỏ cho gia đình như thịt hoặc tiền mặt và theo dõi chặt chẽ các hoạt động hàng ngày của gia đình. Các trại cải tạo được cho là đang giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ là kết quả của những chính sách cứng rắn nêu trên.
Các chính sách kinh tế xã hội đã tập trung vào việc làm và giáo dục. Một số nguồn tin cho biết hơn một nửa số sinh viên tốt nghiệp đại học người Duy Ngô Nhĩ đang thất nghiệp. Thanh niên thất nghiệp là những “ứng viên” chính tham gia các phong trào nổi dậy. Các doanh nghiệp nhà nước ở Tân Cương hiện được yêu cầu tuyển dụng ít nhất 70 phần trăm nhân viên mới là người địa phương, trong đó ít nhất 25 phần trăm là người dân tộc thiểu số. Nhà nước chọn các doanh nghiệp từ các tỉnh khác để đầu tư vào Tân Cương với trọng tâm là tạo việc làm. Nỗ lực phát triển du lịch cũng nhằm thu hút thanh niên dân tộc thiểu số ở nông thôn tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực dịch vụ.
Nhưng một rào cản lâu nay đối với người Duy Ngô Nhĩ trên thị trường việc làm là kỹ năng tiếng Quan thoại của họ – một điều kiện tiên quyết quan trọng đối với nhiều nhà tuyển dụng người Hán. Chính sách giáo dục mới đã chú trọng nhiều hơn vào giáo dục song ngữ. Từ năm 2017, miền nam Tân Cương bắt đầu cung cấp giáo dục mẫu giáo, tiểu học và trung học miễn phí cho học sinh.
Liệu các chính sách song song này có mang lại sự ổn định cho Tân Cương hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn. Nhiều chính sách trong đó là các chiến lược mang tính cưỡng chế. Dạy tiếng phổ thông được thúc đẩy như là một phần của kế hoạch rộng lớn hơn nhằm mục đích đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ vào văn hóa Trung Cộng – điều có nguy cơ xóa sổ nền văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ. Các trại cải tạo được sử dụng để “thúc đẩy” việc làm bằng cách buộc các trại viên phải làm việc tại các khu công nghiệp gần đó. Cũng không có dấu hiệu nào cho thấy những hạn chế đối với Hồi giáo sẽ được nới lỏng. Những chính sách như vậy có khả năng gây ra sự kháng cự lớn hơn và sự chỉ trích quốc tế mạnh mẽ.
Tân Cương có thể vẫn tiếp tục là nguồn gốc gây bất định cho BRI khi mà tình trạng bất ổn xã hội khiến các doanh nghiệp không mặn mà với khu vực này. Một nhà sản xuất gia vị Ấn Độ đã hoãn việc mở rộng kinh doanh tại Tân Cương vì căng thẳng sắc tộc và các thủ tục an ninh quá mức. Sự lên án của quốc tế đã tăng lên khi tình trạng đàn áp ngày một tồi tệ. Mặc dù Trung Cộng tìm cách tăng cường kết nối toàn cầu thông qua BRI, các chính sách của họ ở Tân Cương lại có thể khiến nước này trở nên cách xa hơn với nhiều nơi trên thế giới.
Nguồn: Wei Shan, “Xinjiang casts uncertainty over the Belt and Road Initiative”, East Asia Forum, 29/11/2019.
Wei Shan là Nghiên cứu viên chính tại Viện Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS).
Biên dịch: Phan Nguyên

Thương chiến kéo dài dẫn đến nguy cơ khủng hoảng lương thực
·         'Quocviet V' via Conduongvui conduongvui@googlegroups.com
Dec 7 at 9:44 AM
. 6. des. 2019 kl. 07:59
From: thaison21012.
'vi nguyen' via DiendanTuoiHac 
Date: 12/5/19 
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung không ngừng tiếp diễn, Trung Quốc có khả năng xuất hiện vấn đề hóc búa hơn cả kinh tế đi xuống, đó là khủng hoảng lương thực. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, năm 2020, Trung Quốc sẽ thiếu khoảng 200 triệu tấn lương thực. Về vấn đề này, có học giả cho rằng khủng hoảng sẽ đe dọa đến chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
20191206 BTBD 08
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, năm 2020, Trung Quốc sẽ thiếu khoảng 200 triệu tấn lương thực. (Ảnh minh họa từ Shutterstock)
Lần đầu tiên công bố Sách trắng an ninh lương thực sau 23 năm
Theo tờ Nam Hoa Tảo báo (SCMP) mới đây đưa tin có trích dẫn lời của nhà nghiên cứu David Laborde thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) cho biết, những áp lực do thay đổi khí hậu gây ra cho thấy ngành nông nghiệp cần có cuộc cách tân công nghệ, tuy nhiên chiến tranh thương mại làm tăng sự không chắc chắn, ảnh hưởng đến đầu tư vào lĩnh vực liên quan, “Giá lương thực tăng cao ít ảnh hưởng đến nước giàu, nhưng đối với những nước nghèo thì lại là vấn đề lớn, có khả năng còn dẫn đến hỗn loạn về chính trị.”
Trước đó, hồi tháng 10, Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố Sách trắng An ninh lương thực Trung Quốc. Văn kiện này nói rằng mặc dù chiến tranh thương mại và biến đổi khí hậu làm “tăng thêm nhân tố bất ổn định”, tuy nhiên cung ứng lương thực của Trung Quốc vẫn “rất ổn định”. 
Điều đáng chú ý là, sau 23 năm, đây là lần đầu tiên ĐCSTQ công bố báo cáo liên quan đến chủ đề đảm bảo lương thực, có chuyên gia chỉ ra, cách nói “bất ổn định” không chỉ đại biểu cho sự lo lắng của ĐCSTQ, mà nó còn đại biểu cho sự hoang mang. 
Diện tích đất canh tác phá vỡ ranh giới đỏ từ 1,8 tỷ mẫu xuống 1,55 tỷ mẫu
Diện tích đất trồng trọt của Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh, năm 2011, ĐCSTQ đề xuất giới hạn đỏ 1,8 tỷ mẫu (diện tích đất trồng trọt khi đó là 1,826 tỷ mẫu), đây là con số không thể bị phá vỡ được, cũng tức là giảm xuống dưới 1,8 tỷ mẫu thì người Trung Quốc không thể nào tự trồng trọt tự cung tự cấp nuôi sống mình được. 
Nhưng đến ngày 25/6/2018, số liệu chính thức mới nhất được công bố cho thấy, diện tích đất canh tác là là 1,55 tỷ mẫu. Chỉ trong thời gian 7 năm ngắn ngủi, từ con số 1,826 tỷ mẫu giảm xuống còn 1,55 tỷ mẫu, bình quân mỗi ngày giảm 108 mẫu đất, tương đương với diện tích của 11 sân bóng đá. 
Nguyên nhân căn bản gây ra hiện tượng này chính là công nghiệp hóa và bất động sản. Hàng loạt nhà máy, nhà ở đang chiếm lĩnh đất trồng vốn đã không còn nhiều với tốc độ nhanh chưa từng có. Một phương diện khác, do phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, giá máy móc thu hoạch cũng không ngừng tăng cao, chi phí mà nông dân bỏ ra để trồng trọt quá cao đã khiến họ chỉ có thể từ bỏ trồng trọt. Lâu dần, khủng hoảng lương thực của Trung Quốc sẽ ngày càng nghiêm trọng. 
Bình quân mỗi người Trung Quốc chiếm 0,1 hecta diện tích đất trồng trọt, tương đương với 1/3 diện tích đất canh tác trên đầu người trên thế giới. Khi phải dựa nhiều vào nhập khẩu, sẽ làm mất quyền tự chủ lương thực, tất nhiên sẽ dẫn đến khủng hoảng lương thực.
Năm 2020 Trung Quốc sẽ thiếu gần 200 triệu tấn lương thực
Theo số liệu được Cục thống kê quốc gia Trung Quốc công bố, năm 2018, tổng sản lượng lương thực toàn Trung Quốc giảm 0,6% còn 657,89 triệu tấn, giảm 3,71 triệu tấn so với năm 2017.
Năm nay, tổng sản lượng lương thực vẫn chưa có số liệu chính thức, tuy nhiên, trong mùa mưa lũ năm nay, mưa lớn và bão đã tấn công nhiều nơi của Trung Quốc, khiến cho khu vực sản xuất lương thực chính như vùng Đông Bắc Trung Quốc bị tổn thất nghiêm trọng. 
“Tôi đã làm nghề trồng trọt hơn 20 năm, chưa từng thấy qua mưa lớn như thế này.” Nông dân Hà Thụ Đông ở thành phố Hắc Hà thuộc khu vực sản xuất lương thực lớn nhất miền Bắc Trung Quốc chia sẻ với trang tin Caixin tại Đại Lục, từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8 năm nay, vùng đất trũng đều bị ngập trong nước, “ngô đều bị ngập chết hết”. Một hộ trồng ngô ở thành phố Tùng Nguyên tỉnh Cát Lâm nói một cách buồn bã, mùa xuân đã trải qua hạn hán, cuối hạ lại gặp trận ngập úng hàng chục năm chưa từng có… 
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, năm 2020, sản lượng lương thực Trung Quốc sản xuất đạt khoảng 554 triệu tấn, trong khi nhu cầu thực tế vào khoảng 700 triệu tấn, thiếu khoảng gần 200 triệu tấn. 
Hiện tại, tỷ lệ lương thực tự cung tự cấp của Trung Quốc chưa đến 80%. Quốc tế đều phổ biến cho rằng, khi một quốc gia có tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực chưa đến 90%, xã hội có thể bất an; chưa đến 70%, thì có thể dẫn đến xáo động. Cho nên, từ góc độ đảm bảo ổn định xã hội, lương thực của Trung buộc phải dựa vào nhập khẩu. Có học giả cho rằng, một khi xuất hiện thiếu lương thực nghiêm trọng, thể chế của ĐCSTQ sẽ lập tức đối mặt với nguy cơ sụp đổ. 
Trung Quốc là nước nhập khẩu lương thực nhiều nhất
Mỹ là nước xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới, còn Trung Quốc là nước nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới. Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, năm 2018, nhập khẩu lương thực của Trung Quốc lên đến 108,5 tỷ tấn, là nước nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới. Lương thực mà Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu có nguồn gốc từ Mỹ. 
Đối với khủng hoảng lương thực mà chiến tranh thương mại mang đến cho Trung Quốc, ông Hùng, một tác gia tại tỉnh Hồ Bắc chia sẻ với Đài Á châu Tự do cho biết, “Bởi vì lương thực chủ yếu của Trung Quốc đều nhập khẩu từ Mỹ, lương thực mà Mỹ xuất khẩu là rẻ nhất, nếu chiến tranh thương mại Mỹ – Trung thực sự bùng nổ, vậy thì nhập khẩu lương lực sẽ đối diện với nguy cơ rất lớn. Trong kho cũng không còn bao nhiêu lương thực dự trữ, còn lương thực nhập khẩu cũng không dễ dàng, tương lai Trung Quốc đối mặt với nguy hiểm thiếu lương thực.”
Một phương diện khác, thức ăn chăn nuôi cũng đối mặt với thách thức lớn, tỷ lệ đậu tương Trung Quốc tự cấp của chỉ có 15%, đậu tương chiếm 70% lương thực nhập khẩu của Trung Quốc. 
Cũng vì thế mà khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bùng nổ, cách làm ngừng nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc từng bị cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc Long Vĩnh Đồ phản đối, nói Trung Quốc rất cần đậu tương, ngăn chặn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ “là rất không sáng suốt”. 
Ông Lưu Khai Minh, người phụ trách Viện Quan sát xã hội đương đại Thâm Quyến cho biết, nếu chiến tranh thương mại leo thang thành xung đột chính trị quân sự toàn diện, đặc biệt là xảy ra xung đột trên biển Đông, Trung Quốc rất có khả năng xảy ra khủng hoảng lương thực. Bởi vì trong số lương thực nhập khẩu, có đến 60% là nhập từ Mỹ và đồng minh của Mỹ.
Huệ Anh

Doanh nghiệp TQ bị tác động mạnh bởi ‘Đạo luật’ mới của Mỹ về Hồng Kông
Ngày 27/11 Tổng thống Mỹ Trump đã ký “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” và “Đạo luật Bảo vệ Hồng Kông”, là những luật có sức mạnh răn đe lớn.

 Ngay lập tức, giá cổ phiếu của một số công ty Trung Quốc niêm yết ở nước ngoài đã nhanh chóng lao dốc, kế tiếp có thể sẽ xảy ra hiệu ứng dây chuyền. 
20191206 BTBD 09
Đã có hiện tượng lao dốc giá cổ phiếu của doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư nước ngoài, có thể xảy ra hiệu ứng dây chuyền (Ảnh: Shutterstock).
Ngày 27/11, Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông đã ký “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” để chính thức trở thành luật. Ngay sau đó đông đảo thành viên của cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ đã lần lượt bày tỏ ủng hộ người dân Hồng Kông trong cuộc đấu tranh cho tự do.
Trong một tuyên bố của Nhà Trắng, ông Trump cho biết: 
“Một số điều khoản của đạo luật sẽ can thiệp vào việc Tổng thống thể hiện uy quyền Hiến pháp liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ. Chính quyền hành chính của tôi sẽ ứng xử với từng mục của đạo luật sao cho phù hợp thẩm quyền Hiếp pháp của Tổng thống về quan hệ đối ngoại.”
Ông cũng đã ký “Đạo luật Bảo vệ Hồng Kông”. Đạo luật này cấm Mỹ xuất khẩu các sản phẩm kiểm soát đám đông cho chính quyền Hồng Kông như đạn hơi cay, bình xịt hơi cay và đạn cao su.
Ngày 28/11, Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ với việc Tổng thống Trump ký “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”, yêu cầu Mỹ không thực hiện luật này và cảnh báo rằng động thái sẽ gây thiệt hại lớn hơn cho sự hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng giữa hai nước.
 Liên quan đến vấn đề thông qua đạo luật sẽ ảnh hưởng thế nào đến đàm phán thương mại Mỹ – Trung, phát ngôn viên Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, “Vấn đề này sớm muộn sẽ đến”.
Sau khi TT.Trump ký dự luật nêu trên để chính thức thành luật, hàng năm Bộ Ngoại giao Mỹ có nghĩa vụ nộp báo cáo lên Quốc hội để xác thực tình trạng quyền tự chủ của Hồng Kông vẫn đáp ứng các yêu cầu của “Đạo luật Chính sách Hồng Kông” ban hành năm 1992,
 để xem xét Hồng Kông có thể tiếp tục được hưởng quy chế ưu đãi thương mại đặc biệt từ Mỹ. Quy chế đối xử này có ý nghĩa rất lớn để Hồng Kông thành trung tâm tài chính thế giới.
Theo luật này, các quan chức Trung Quốc liên quan đến vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt tương ứng, điều này có thể làm thay đổi căn bản mối quan hệ giữa Mỹ và Hồng Kông. 
Theo “Đạo luật Chính sách Hồng Kông” năm 1992, Hồng Kông được Mỹ xem là có địa vị đặc biệt khác với Trung Quốc Đại Lục trong các lĩnh vực như thương mại và giao thông vận tải.
 Nhưng trong trường hợp nếu Tổng thống Mỹ xác định Khu hành chính đặc biệt này đã “không có quyền tự chủ đầy đủ” thì Mỹ có quyền ký lệnh hành pháp để tạm đình chỉ quy chế đối xử đặc biệt tại Hồng Kông. 
Từ góc nhìn kinh tế, Hồng Kông có vị thế đặc thù của một trung tâm tài chính quốc tế, lý do vì nơi đây là một khu vực thương mại và thuế quan riêng hoàn toàn khác Trung Quốc Đại Lục. 
Trong trường hợp chiến tranh thương mại Trung-Mỹ, thuế quan trừng phạt của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ không áp dụng đối với các sản phẩm xuất khẩu từ Hồng Kông sang Mỹ.
Nhưng sau khi “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” có hiệu lực, nếu xảy ra trường hợp Hồng Kông bị Mỹ hủy bỏ địa vị đặc biệt, nhìn từ góc độ Hải quan Mỹ thì khi đó Hồng Kông sẽ chỉ được xem như một cảng thương mại của Trung Quốc, như vậy hàng hóa xuất khẩu từ Hồng Kông sẽ bị đánh thuế tương tự thuế quan áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Đại Lục. 
Những công ty làm ăn tại Hồng Kông mà lợi nhuận chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại trung gian và trung chuyển sẽ gặp khó khăn về sinh kế, khi đó có thể phải tính toán chuyển hoạt động sang các khu vực khác.
Ngoài ra, các đạo luật như “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” cũng đã ảnh hưởng đến các công ty Trung Quốc đầu tư. 
Tính đến cuối quý Ba năm nay, có tổng số 2395 công ty niêm yết trên thị trường cấp một (Main-Board Market) và thị trường cấp hai (Growth Enterprise Market) của Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông, trong đó chiếm 50% công ty niêm yết từ Trung Quốc Đại Lục tương ứng với giá trị thị trường là 68% và chiếm lượng giao dịch trung bình hàng ngày là 79%.
Tháng 10 năm nay, 22 công ty đã được niêm yết tại Hồng Kông, trong đó 3 công ty từ nước ngoài, 4 công ty bản địa Hồng Kông, 15 công ty từ Trung Quốc Đại Lục (bao gồm 2 cổ đông kiểm soát từ Trung Quốc Đại Lục), chiếm 68,2%, tất cả 15 công ty đều tham gia thị trường cấp một, chiếm 75% trong số 20 công ty niêm yết thị trường cấp một trong tháng Mười.
Ngày 14/11, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung (USCC) đã đệ trình lên Quốc hội “Báo cáo kiến nghị chiến lược cạnh tranh đối với Trung Quốc năm 2019”, khuyến nghị Quốc hội ban hành luật cấm các công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ trong bốn tình huống:
1. Công ty không kịp thời cung cấp cho Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng (PCAOB) các giấy tờ công việc kiểm toán liên quan đến tình trạng hoạt động tại Trung Quốc;
2. Quy trình công bố thông tin của công ty không đáp ứng các tiêu chuẩn tốt nhất của Mỹ và EU;
3. Công ty áp dụng mô hình Thực thể lợi ích biến đổi (Variable Interest Entities, VIE);
4. Công ty không tuân thủ Công bố quy định công bằng (Regulation Fair Disclosure) và không đồng thời cung cấp thông tin quan trọng cho tất cả các nhà đầu tư.
Ngày 27/11 đã xảy ra hiện tượng lao dốc giá cổ phiếu của một số công ty có đầu tư Trung Quốc được niêm yết tại Hồng Kông, trong đó có những tập đoàn hàng đầu sụt giảm nghiêm trọng mà có thời điểm mức giảm đến gần 80%, phải tuyên bố dừng giao dịch, ví như Virscend Education giảm gần 80%, ArtGo Hldgs giảm ‘thảm kịch’ đến 98%.
 Trong tuần qua, chứng khoán Trung Quốc tại Hồng Kông liên tục sụt giảm, trong thời gian tới nhiều khả năng giá cổ phiếu nhiều công ty Trung Quốc niêm yết ở nước ngoài có thể tiếp tục biến động lớn hơn.
Trịnh Văn

No comments:

Post a Comment