Monday, December 30, 2019

20191230 Nguồn gốc chệt Hoàng Kiều tại Shanghai

20191230 Nguồn gốc chệt Hoàng Kiều tại Shanghai
Born outside mainland China
18 individuals were born outside China, led by Mission Hills’s Ken Chu & family and RongQiao’s Tedy Djuhar & family.  Five are of non-Chinese origin: RAAS’s Kieu Hoang, Bestseller China’s Dan Friis, BeiGene’s John Oyler, Foreo’s Filip Sedic and Naked’s Grant Horsfield




Hoàng Kiều's fake profile. Tiểu sử giả mạo.
20191230 Hoang Kieu He Thong Rua Tien Tau
Hoàng Kiều thật (Bích Khê, Quảng Trị) có thể đã chết?


***
Tại Hoa Kỳ nhân công chỉ làm 40 giờ một tuần tức là việc làm full time, như Hoàng Kiều khai với lương $1.25/giờ x 40/ giờ =  $50/tuần. Như thế một tháng chỉ được $200.00, thời giá 1975. Cho đến 1980 lương nhân công chỉ tăng tới $2.35 hay $2.75 mà thôi và cho tới năm 1985, tức là 10 năm sau, lương công nhân chỉ có $3.75 -$4.00 mà thôi.
Sau khi trừ thuế và bảo hiểm sẽ còn lại tối đa là $150.00.
Cho rằng Hoàng Kiều làm thí mạng một tuần 80 tiếng. Tiền mang về từ $400-$500 mổi tháng là tối đa, vị chi khoảng $6,000.00 cho đến $8,000.00 một năm. Chưa tính tiền ăn, tiền xăng, tiền mướn nhà, tiền quần áo tiền điện, tiền nước và những thứ linh tinh khác, ở đây chưa tính tới tiền thuế cuối năm cùng tiền thuốc và bác sĩ. Với bao nhiêu miệng ăn? Liệu Hoàng Kiều ăn mì gói trong 10 năm liền? Hay ăn gió? Sinh hoạt vật giá tại California không rẻ, đồng bào sống tại California rỏ hơn chúng tôi.
Như thế trong vòng 10 năm liệu Hoàng Kiều có thể có dư đến $80,000.00 để đầu tư vào công ty RAAS? Để trở thành triệu phú rồi tỷ phú như hiện nay? Bill Gate phải mất ít nhất là 20 năm vất vả viết program và đấu trí với IBM mới có thể trở thành tỷ phú. Thế nhưng Hoàng Kiều chỉ trong vòng ngắn hạn 10 năm đã trở thành người giàu như hiện nay. Nguồn tiền nào đã cung cấp cho Hoàng Kiều trở thành tỷ phú như hiện nay? Còn nửa, “chief combat interpreter” trong U.S. Special Force? Hình như chúng tôi chưa bao giờ nghe đến từ ngữ nầy trong lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ, U.S. 5th Special Force. Có chiến hửu nào nghe nói đến chưa? Tôi thì chưa, đây là lần đầu tiên nghe nói đến.
Đầu tư tại Hoa Kỳ không dễ dàng như chúng ta lập ra một gánh phở tại Việt Nam, hay một thúng sôi vò bên vĩa hè cạnh trường học, hay một thúng hột vịt lộn nóng vùi trong thúng trấu bán bên một quán cốc vệ đường. Nó đòi hỏi một hệ thống pháp lý nhiêu khê. Ai đã đứng sau lưng chi phí cho tất cả những khoảng tài chánh cần thiết bảo đảm cho cuộc kinh doanh nầy? Chúng tôi chỉ đặt vấn đề đến đây thôi vì có lẻ bây giờ mọi người đã có câu trả lời, hỏi tức là trả lời.
*** 

Kieu Hoang came to the U.S when he was 32 years old and worked a fulltime job that paid just $1.25 an hour. Throughout the years, he worked hard to learn the rope and eventually found two extremely successful health companies. He has earned him a spot on The Forbes 400 with a net worth of $3.8 billion.
Ten months after Kieu Hoang Winery held its grand opening in November with Chinese actress Li Bing Bing in attendance, the Napa winery held its first wine-pairing dinner at upscale Vietnamese restaurant Le Colonial in San Francisco.
Seventy-one year old Kieu Hoang, the winery’s new billionaire owner, was absent. His son Tommy Hoang explained to guests that business had called Hoang to Shanghai, conveying his father’s regret at missing the dinner. “He’s out there hustling to make things happen,” the younger Hoang said.
Kieu Hoang has a long history of “hustling.” The dinner–at which well-dressed guests drank wine with Hoang’s face printed on each bottle–was a stark contrast to Hoang’s early years in rural Vietnam, and his first years in the United States after immigrating at the end of the Vietnam War.
Now, after founding two successful blood plasma companies, RAAS and Shanghai RAAS, Hoang has earned a spot on The Forbes 400 for the first time. He’s ranked No. 149 with a net worth of $3.8 billion –and he’s the richest newcomer on the list.
The bulk of Hoang’s wealth comes from his stake in publicly-traded Shanghai RAAS, which he founded in 1992, after partnering with the Shanghai Blood Center in 1987.
With $214 million in sales and an eye-popping $17.7 billion market capitalization, the company was ranked 20th on Forbes Most Innovative Companies list and appeared on Forbes’ Asia’s 200 Best Under A Billion in 2015. Hoang owns 35% of the Shezhen-listed company, and his wealth has more than tripled in the past year along with the company’s rise in value.
The rest of Hoang’s wealth is in Agoura Hills, Calif.-based Rare Antibody Antigen Supply (RAAS), which he founded in 1985, and the winery he purchased and opened last year.
Hoang was born in 1944 in the village of Bich Khe in Quang Tri Province in Vietnam. His early childhood was spent barefoot and shirtless, with a machete in hand to chop down small trees for his mother. “Life was very difficult in those years,” Hoang remembers.
It got easier when Hoang moved to Saigon at the age of five to live with his uncle, Hoang Thi, a renowned Vietnamese composer. His uncle helped Hoang through school, and Hoang studied science at a university for one year before the Vietnam War began. Having reached the draft age, Hoang joined the U.S. Special Forces? as the “chief combat interpreter.”? That experience, Hoang says, gave him the self-reliance that would carry him through many of the other challenges in life—including building a plant for Shanghai RAAS in the early 1990’s with little to no mechanical equipment.
In 1975, as the Vietnam war was about to end, Hoang immigrated to the United States, after helping his family and other Vietnamese refugees escape the country. “I worked with the ministry of the interior to get visas for people to leave the country,” Hoang remembers. He was 32.
Starting over in the United States wasn’t easy for Hoang’s family. Upon arrival, Hoang says the family was sponsored by the Westlake Village Women’s Club and the United Methodist Church of Westlake Village — a town in southern California near Los Angeles.
A church member who worked at Abbott Laboratories interviewed Hoang for an entry-level job. While he knew he didn’t have the necessary skills, Hoang confidently told his interviewer: “With my intelligence I will be able to learn.” He got the job (which paid $1.25 an hour) on his birthday and started work two days later. He commuted to work on a donated 50cc motorcycle. “We got through and we got by,” Hoang remembers.
Over the next couple years, Hoang climbed the ranks at Abbott. He was promoted to supervisor after six months, and then manager six months after that. Finally, he reached the top of the company, becoming the director responsible for testing plasma samples. “I’m proud to say I got the first Bureau of Biology [early FDA] license for doing testing on plasma samples for Abbott labs,” Hoang says. With this approval, Hoang began testing for Hepatitis B at Abbott.
By the end of the 1970’s, Hoang began thinking about next steps. The best advice he received from a mentor: “Don’t sell your knowledge cheap.” Armed with his plasma-testing experience, Hoang decided to found his own blood plasma company—Rare Antibody Antigen Supply Inc—and began acquiring blood plasma centers. By 1985, Hoang says he had 11 centers spread across the United States.

Xem xong

20171218 Kontum Kiêu Hùng

20171218 Kontum Kiêu Hùng - Một chọi ba.

Người Em Gái Dakbla - (Thơ Tr/Tá TQLC Lê Hằng Minh)



SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH HÀO HÙNG và KONTUM tháng 5,6-1972
Kính tặng tất cả những QLVNCH đã chiến đấu trong trận đánh Kontum hào hùng.
Thơ Ý Nga.
Môt Sư Đoàn chọi ba*
Từ dòng sông Dabla,
Thuộc tỉnh lộ mười bốn:
Sư Đoàn Hai Mươi Ba,
Gồm: Chi Đoàn Chiến Xa,
Ba Trung Đoàn Cơ Hữu.
Bốn mươi ngày tự cứu,
Địch đọ sức với ta.
Nhận tiếp tế thả dù
Địch và ta… cùng khu,
Cách nhau một con lộ,
Một dãy phố dân cư.
*
Trừ Bị** được tung ra,
Tank 41 quân ta,
Dưới đất có Đội Pháo,
Mục tiêu quyết không tha.
Trên trời có phi công,
AD6*** anh hùng.
Đạn từ trên bắn xuống,
Đưa giặc vào đường cùng.
Màn oanh kích tuyệt vời,
Ngoạn mục cùng đất, trời;
Ta tha hồ biễu diễn,
Giặc tha hồ… xác phơi!
Làm mồi cho phi pháo,
Hoặc dơ tay đầu hàng!
*
Dân lấy lại tinh thần,
Quân chủ động tình thế,
Dù bị địch bao vây,
Bộ Binh vẫn dạn dày,
Tuyến kháng cự phòng thủ,
Làm chủ tình hình ngay.
Một ngàn xác Việt Cộng,
Năm trăm súng tịch thu,
Chiến xa cháy khói mù.
Dân reo hò: CHIẾN THẮNG!
Chú thích:
*Dựa theo “Hồi ký 25 Năm Khói Lửa” [trang 129-132] của vị tướng đã cầm quân tại mặt trận: Tướng Lý Tòng Bá: 1 Sư Đoàn 23 BB/QLVNCH bị cả 3 Sư Đoàn khét tiếng của địch là SĐ 2 Sao Vàng , SĐ 10 và SĐ320 bao vây tại Kontum từ 14.5 đến hết tháng 6.1972
**LựcLượng Trừ Bị
***Khu Trục AD6 của Không Quân ALVNCH
Dòng sông Dakbla, quốc lộ 14 và trận điạ 1 chọi 3 của Sư Đoàn 23 bộ binh đương đầu với 3 sư đoàn: F2 Sao Vàng, F10 và F320 của cộng sản Bắc Việt đang bao vây "Kontum Kiêu Hùng" từ 14/05/1972 cho đến tháng 06, 1972.




(Mặt Trận Kontum Hè Đỏ Lửa 1972 - Một Biến Cố, Hai Cái Nhìn)
Tôi có dịp đọc cuốn Hồi Ký 25 Năm Khói Lửa của Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá và bài báo Mặt Trận Tân Cảnh-Kontum 1972 của Đại Tá Trịnh Tiếu, trích đăng trên Mạng Lưới (www.freeviet.org/forum/vsc-vnch.html). Chuẩn Tướng Bá là Tư Lệnh Sư Đoàn 23 chỉ huy trận đánh Kontum; Đại Tá Tiếu là trưởng phòng 2 tình báo của Quân Đoàn II, trợ lực cho mặt trận này. Tôi nhận xét thấy tuy hai người trực tiếp tham gia vào cùng một trận đánh, nhưng quan điểm của họ có nhiều chỗ không những khác biệt nhau mà còn đối chọi nhau. Dưới đây, tôi xin trích dẫn và đối chiếu những đoạn hai ông kể cùng một sự việc với hai lối nhìn cá biệt để độc giả tùy nghi thẩm định.
Nhưng trước khi lập bảng đối chiếu, tôi xin ghi lại tiến trình của trận đánh - dựa vào dữ kiện cung ứng bởi hai bài tường thuật - hầu giúp độc giả có được những mấu chốt để dễ bề theo dõi câu chuyện.
Tiến Trình Trận Đánh Kontum 



03/4/1972 Mặt trận Tân Cảnh bùng nổ. 
Đại Tá Lê Đức Đạt, Tư Lệnh SĐ 22 
20/4/1972 Đại Tá Lý Tòng Bá được chỉ định làm Tư Lệnh SĐ23 
24/4/1972 Tân Cảnh thất thủ. 
Đại Tá Lê Đức Đạt tự sát. 
01/5/1972 Tướng Ngô Du từ chức Tư Lệnh Quân Đoàn II. 
08/5/1972 Tướng Nguyễn Văn Toàn lên thế. 
11/5/1972 SĐ23 bố trí xong lực lượng phòng thủ Kontum. 
13/5/1972 Tình báo bắt được mật điện tấn công của địch quân. 
14/5/1972 Tấn công đợt I. 
18/5/1972 Tấn công đợt II. Đặc công Việt cộng chiếm 1/2 thị xã Kontum. 
28/5/1972 Tấn công đợt III. 
31/5/1972 ĐT Lý Tòng Bá được vinh thăng Chuẩn Tướng.1. Chỉ Định Tư Lệnh SĐ 22 và SĐ23
Lý Tòng Bá
Đáng lẽ tôi phải là người đi nhận quyền Tư Lệnh SĐ 22 Bộ Binh. Vì trước đó, ông Vann Cố Vấn Quân Đoàn thay đổi ý kiến giao SĐ cho Đại Tá Lê đức Đạt, còn tôi đi nhận quyền Tư Lệnh SĐ 23 BB (ông Vann khi gặp tôi sau đó cho biết như vậy).
Trịnh Tiếu
Paul Vann đề nghị Tướng Ngô Du thay thế 2 vị tư lịnh viện lý do sau đây: mặt trận sắp tới sẽ sôi động và gây cấn, cần phải có các tư lịnh sư đoàn năng động, trẻ tuổi. Hai Tướng Triển và Cảnh đã lớn tuổi. Paul Vann đề nghị: "ĐT Lý Tòng Bá và ĐT Lê Minh Đảo, là các sĩ quan trẻ, năng động và có nhiều kinh nghiệm chiến trường mà tôi biết tại Quân Đoàn III." Tướng Ngô Du hỏi: "QĐ II có nhiều Đại Tá trẻ và giỏi như ĐT Lê Đức Đạt, ĐT Tôn Thất Hùng, và nhiều Đại Tá khác, tại sao ông không đề nghị?". Paul Vann trả lời: "ĐT Lê Đức Đạt mang tiếng tham nhũng tại QĐ III, nên tôi không đề nghị, còn ĐT Tôn Thất Hùng tôi chưa có cơ hội được biết khả năng của ông ta".
Tình hình quân sự tại mặt trận càng ngày càng khẩn trương, Tướng Ngô Du cần phải thỏa mãn gấp điều kiện của Paul Vann, nhưng ông chỉ thỏa mãn 50%. Ông đề nghị Tổng Thống Thiệu bổ nhiệm ĐT Lý Tòng Bá làm Tư lịnh SĐ 23BB và ĐT Lê Đực Đạt làm Tư lịnh SĐ 22BB. Sở dĩ Tướng Ngô Du đề nghị ĐT Lê Đức Đạt là vì ĐT Đạt đang là Tư lịnh Phó SĐ 22BB, lên thay thế Tư lịnh SĐ là hợp lý. Hơn nữa, ĐT Đạt rất thân với Đại Tướng Cao Văn Viên, nên ông nghĩ rằng khi ĐT Đạt lên làm Tư lịnh tại mặt trận thì Đại Tướng Viên sẽ yểm trợ tối đa cho ĐT Đạt.
2. Phát Giác Chiến Xa 54
Lý Tòng Bá
Theo tôi, Tướng Đạt rất có lý khi lần đầu tiên đưa ra tin tức liên hệ đến sự có mặt của một đơn vị chiến xa địch trong vùng. Rất tiếc, lần đó, SĐ không đưa ra một biện pháp để phòng thích nghi để có thể tránh diễn biến bất ngờ, cùng tiên liệu những khó khăn theo đó sẽ xảy ra khi đơn vị chiến xa đó xuất hiện. Việc chẳng may khác: là phía Cố Vấn Mỹ, họ không tin! Ông Vann bảo tôi: "Tin chiến xa VC xuất hiện là tin vịt vì đích thân ông dùng phi cơ quan sát khắp nơi".
Trịnh Tiếu
Các toán biệt kích và viễn thám của ta phục kích sâu trong rừng, hằng đêm đều nghe tiếng chiến xa của CS di chuyển. Tôi báo động về sự xuất hiện của chiến xa T54 để Tướng Ngô Du và Paul Vann tìm cách đối phó. Tướng Ngô Du tin những báo cáo của tôi, nhưng Paul Vann thì hoài nghi. Ông cho rằng đó chỉ là loại xe thường, hoặc là T76S, chiến xa lội nước hạng nhẹ không đáng kể của CS. Đối với Paul Vann phải trông thấy tận mắt mới tin.
3. Đại Tá Lê Đức Đạt Tử Trận
Lý Tòng Bá
Khoảng cuối tháng (ngày 29 tháng 4) Bộ Tư lệnh nhẹ SĐ 23 và 2 Trung đoàn cơ hữu đã có mặt tại Kontum. Đây lần đầu cũng là lần chót tôi nói chuyện qua điện đài với ĐT Lê Đức Đạt (một người bạn cố tri). Tư Lệnh SĐ 22BB, ông được truy thăng tại mặt trận mà không có ai tìm thấy thi thể!
Trịnh Tiếu
ĐT Lê Đức Đạt đã ở lại trong căn cứ Tân Cảnh. Theo lời Đại tá Kaplan, có lẽ ĐT Đạt đã tự sát sau khi đồn Tân Cảnh bị Cộng quân tràn ngập. Đó là ngày 24/4/1972, lúc 10g sáng.
4. Bố Trí Lực Lượng Phòng Thủ Kontum
Lý Tòng Bá
Vào khoảng cuối tháng 4 năm 1972, theo lệnh của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, SĐ 23 (nhẹ) rời vùng hành quân trách nhiệm ở phía Nam Quân Đoàn tại Ban Mê Thuột để đi lên phía Bắc Kontum cùng với 2 Trung Đoàn Cơ Hữu. Trung Đoàn 45 và Trung Đoàn 53 BB được yểm trợ bởi một Chi Đoàn Chiến Xa M41, sẵn sàng yểm trợ cho SĐ22BB đang bị hăm dọa tại Dakto, Tân Cảnh.
Trên đường di chuyển, lần đầu SĐ phải thanh toán một lực lượng VC cấp Tiểu Đoàn đang làm nút chận trên một đỉnh đồi của đèo Chu Pao, ở phía nam thị xã Kontum, từ cao điểm này, kiểm soát con lộ 14 nối liền thị xã Pleiku-Kontum.
Trịnh Tiếu
Tướng Ngô Du phải cho tái phối trí lực lượng, điều động 2 Trung đoàn Bộ Binh từ Ban Mê Thuột lên cố thủ Kontum, chỉ để lại 1 Trung Đoàn phòng thủ 7 tỉnh phía Nam của Quân Đoàn.
Đường chuyển quân và tiếp vận chính giữa Pleiku-Kontum là Quốc lộ 14 rất yên tĩnh trong 3 ngày đầu, đến ngày thứ tư thì Cộng quân chiếm và đóng chốt đèo Chu Pao, giao thông bị gián đoạn. Rất may khi địch chiếm đèo Chu Pao thì ta vừa chuyển quân xong. Cộng quân không tiến quân tiếp vào Kontum sau 5 ngày như Tướng Ngô Du dự tính mà đến 20 ngày sau.
5. Cố Vấn Mỹ Paul Vann và ĐT Bá
Lý Tòng Bá
Thật sự, tôi xin thú nhận rằng, chưa có ai ngoài ông Vann, người chỉ muốn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đánh bại quân Cộng Sản xâm lăng. Chết đi, ông để lại cho riêng tôi cái nhận xét, ông là người Mỹ can trường, quyết tâm đem lại chẳng riêng gì cho ông cho nước Mỹ, mà cho cả Thế giới nền Hòa Bình, ấm no không có nạn xâm lăng, không có nạn cai trị được gọi là Quốc Tế Vô Sản.
Trịnh Tiếu
Tướng Toàn hỏi tôi: "Anh cho tôi biết, chúng ta có đủ khả năng giữ vững được Kontum không?". Tôi nói: "Thưa Thiếu Tướng, ta có thể giữ được, mặc dù quân địch có đến 3 sư đoàn (SĐ 320, SĐ 2 và SĐ 968), ta chỉ có 1 (SĐ 23BB). Điều kiện là Thiếu tướng và cố vấn Paul Vann phải thảo luận với nhau không có gì trục trặc xảy ra. ĐT Lý Tòng Bá là người quen rất thân với Paul Vann đang ở lại mặt trận nên sẽ được Paul Vann giúp đỡ tận tình". Sau này tôi mới biết câu trả lời của tôi đã trùng hợp với lời khuyên của Đại Tướng Cao Văn Viên trước khi Tướng Toàn đi nhận chức: "Ông lên trên đó phải chiều cố vấn Paul Vann mới xong được".
6. Trung Đoàn 44
Lý Tòng Bá
Vào thời gian này tôi cũng xin Quân Đoàn trả lại Trung Đoàn 44, Trung Đoàn giỏi nhất của Sư Đoàn đang ở phía Nam tại đèo An Khê, Pleiku. Trung Đoàn 44 thay thế các đơn vị đã mệt mỏi giao động như Lữ Đoàn II Dù. Như vậy, tôi mới hy vọng thực hiện được quyền chỉ huy thống nhất Phải công nhận rằng, ông Vann giúp tôi rất đắc lực trong ý định điều quân của tôi. Trung tướng Ngô Dzu Tư lệnh Quân Đoàn bỏ ý định dùng Trung Đoàn 44 bảo vệ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II Quân Khu II nhưng ông vẫn đinh ninh rằng: "Kontum chắc rồi không giữ nổi".
Trịnh Tiếu
(Tướng Ngô Du) cho Đại Tá Bá biết ông sẽ cho không vận trung đoàn còn lại của SĐ 23BB tại Ban Mê Thuột lên Kontum để ĐT Bá có đầy đủ quân số và thống nhất chỉ huy.
7. Đại Tá Tỉnh Trưởng Kontum
Lý Tòng Bá
Phiá Nam thị xã, tôi giao trách nhiệm cho ĐT Nguyễn bá Thìn tự Long, Tiểu Khu Trưởng TK Kontum với các đơn vị Địa Phương và Nghĩa Quân cơ hữu được yểm trợ bởi một Tiểu Đoàn của Sư Đoàn!
Trịnh Tiếu
Về hành chánh, Tướng Toàn chỉ thị Đại Tá Nguyễn Bá Long tự Thìn, Tỉnh trưởng Kontum, phải lo trấn an và ủy lạo dân, làm cho họ tin tưởng vào chính phủ và quân đội.
8. Việt Cộng Tấn Công Chậm Trễ
Lý Tòng Bá
Phải nói thêm một điều, quân Việt Cộng đã bỏ qua cơ hội bằng vàng, nếu chúng tiếp tục khai thác chiến quả ngày SĐ 22 thất thủ, biết đâu chúng đã chiến thắng làm chủ được vùng Tây Nguyên khi mà SĐ 23 chưa đem được Trung Đoàn 44 lên. Với các đơn vị được gọi là hỗn độn làm sao tôi có thể giữ vững được Kontum nếu bị tấn công. May mắn, sau khi chiếm Dakto quân VC của Tướng Hoàng Minh Thảo đã ngưng để ăn mừng cho thành tích bất chiến tự nhiên thành và nhờ đó, SĐ 23 có thời gian sắp xếp lại đơn vị, tổ chức nội bộ, hoàn chỉnh kế hoạch. Gần nửa tháng sau VC mới mở lại cuộc tấn công, lúc đó phía ta toàn bộ đơn vị đã có mặt và Trung Đoàn 44 đã chiếm và tổ chức xong vị trí tại cái đồi chiến lược nằm sát lộ 14 cách Thị Xã không quá 4 cây số về hướng Bắc.
Trịnh Tiếu
Tướng Ngô Du chỉ mong Tướng Hoàng Minh Thảo hoãn tấn công vào Kontum 5 ngày thôi, thì ông và ĐT Lý Tòng Bá đủ thời gian phối trí quân và đào công sự vững chắc phòng thủ thị xã này.
Các chiến xa T54 của địch cũng bị tiêu hao 1 số tại phi trường Dakto do Không quân VN bắn cháy và 1 số tại đồn Ben Het do Cobra của Hoa Kỳ phá hủy . Vì thế, Tướng Hoàng Minh Thảo cần có thời gian củng cố lại đơn vị của ông chớ không thể mở cuộc tấn công mới ngay được.
9. Tướng Toàn Thay Tướng Ngô Du
Lý Tòng Bá
Tướng Toàn thay thế Tướng Ngô Dzu trong chức vụ Tư Lệnh chỉ vào giờ phút chót, chỉ khoảng một tuần trước khi VC tấn công vào SĐ 23BB lúc ấy đang trấn giữ thị trấn Kontum, để ông Toàn chỉ có đủ thời giờ nói với tôi một câu: "Anh Bá cố gắng đánh mà không chạy nhé!" trước khi trận Kontum kết thúc.
Trịnh Tiếu
Phối trí quân xong tại Kontum, Tướng Ngô Du ngã bịnh nặng, không ăn, không ngủ. Tôi thấy ông ngày đêm ôm tim và nhăn nhó. Trước đó 1 ngày, ông đã điện thoại Tổng Thống Thiệu và yêu cầu Thống thống đề cử người thay thế ông. Tại Saigon, TT Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên tham khảo ý kiến với nhiều vị Trung tướng, nhưng không ông nào chịu lên làm Tư lịnh Quân Đoàn II, vì biết tình hình rất đen tối tại đây. Cuối cùng, TT Thiệu chọn Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn, vì Tướng Toàn đồng ý tử thủ tại Kontum.
10. Lực Lượng Phòng Thủ
Lý Tòng Bá
Sáng ngày 14 tháng 5 năm 1972, SĐ 23 đã hoàn thành công cuộc phòng thủ như ý muốn. Dựa vào dòng sông Dabla chảy ngang qua Thị Xã, Sư Đoàn và 3 Trung Đoàn cơ hữu nằm thành đội hình vòng cung ở phía Bắc, ngoại trừ Trung Đoàn 44 được dương lên phía trước vài cây số. Đơn vị này chiếm và bảo vệ ngọn đồi chiến lược theo dự đoán là địch thế nào cũng phải chiếm trước khi đánh vào trung tâm.
Trịnh Tiếu
Tính đến ngày thứ ba, kể từ ngày nhận chức, Tướng Toàn đã tăng cường cho ĐT Lý Tòng Bá 1 Trung đoàn Bộ Binh, 1 Liên doàn Biệt Động Quân, trên 20 chiến xa thiết giáp, nhiều đạn dược và thuốc men mới được không vận từ Saigon lên. Số đạn dược và nhiên liệu này đủ để bảo đảm cho các đơn vị tại Kontum phòng thủ trong thời gian 1 tháng.
Kế hoạch phòng thủ Kontum được giao cho SĐ 23BB của ĐT Lý Tòng Bá. Sư Đoàn này có nhiệm vụ đảm trách 3 mặt nặng nhất của tỉnh là Đông, Tây và Bắc. Hướng Nam có phần nhẹ hơn nhờ có chướng ngại vật thiên nhiên là con sông Dakbla, nên giao cho Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đảm nhiệm.
11. Tình Báo Bắt Được Mật Điện VC Tấn Công
Lý Tòng Bá
Tôi còn nhớ rõ, chiều 14/5/1972, khi Trung tá Tiến (sau thăng Đại Tá) báo cáo Trung Đoàn 44 anh đã tổ chức xong vị trí chiến đấu. Cùng lúc ấy, Trung Tá Lữ Phụng, Trưởng Phòng 2 SĐ đưa đến tôi một bản mật mã của VC được chuyên viên kỹ thuật ta dịch ra. Dù chỉ thấy được vài chữ thôi nhưng vài chữ rất quan trọng. Đó là "5 giờ sáng giờ Bắc Việt ... nổ súng" ... chỉ có mấy chữ vậy thôi làm chúng tôi rất sung sướng nhưng còn phải suy nghĩ ... ngày nào là ngày theo ý nghĩa chiến thuật của nó là ngày "tấn công". Rất tiếc, ngày chúng tấn công chưa rõ, bản văn thiếu sót chỗ quan trọng nhất.
Khi bắt được tin trên, chúng tôi, từ Ban Tham Mưu SĐ đến Trung Đoàn, Tiểu Đoàn Đại Đội cho đến anh em cầm súng tinh thần lên cao, khí thế thấy rõ. Ngày chờ đợi sắp đến, ngày mà chúng tôi đã chuẩn bị chu đáo. Tôi nhiều lần có mặt trong các cuộc hành quân ngày cũng như đêm trước đây, có mặt theo dõi, tìm hiểu, giải quyết vấn đề thắc mắc cùng mọi nhu cầu cho anh em chiến hữu dưới quyền. Có thể nói họ và tôi như bóng với hình khi hữu sự, thực hiện đúng với tinh thần "Huynh Đệ Chi Binh" khi giờ phút quyết liệt. -- đây, không còn tiền tuyến hay hậu phương mà là một, một chiến tuyến cùng đứng bên nhau tại Tây Nguyên, cùng nhau chiến đấu tại chỗ! Mỗi người trách nhiệm một góc, một súng, một lựu đạn và khi xướng danh bất cứ ai của SĐ 23 là nắm chắc người đó báo cáo chiến lợi phảm và đếm xác giặc là chắc chắn.
Cái tin giờ nổ súng có mà ngày thì không khiến chúng tôi ngờ vực! Công điện mật mã loại "dương Đông kích Tây" chăng? Sau đó, một tin tình báo khác được gọi là xác nhận, cho biết vị trí chính xác BTL Tiền Phương của Tướng Hoành Minh Thảo Tư Lệnh Mặt Trận B3 của VC. Không như trước đây, thông thường họ ở rất xa khoảng 20 hoặc 30 cây số mạn Bắc cách Thị Xã Kontum. Hôm nay, bỗng nhiên chỉ còn cách khoảng trên dưới 8 cây số ngay trước mặt BTL/SĐ23. Từ đó, tôi có thể kết luận, chúng sẽ tấn công vào rạng sáng ngày 15/5/1972. Lý do dễ suy đoán là họ sẽ không dám nằm một chỗ lâu hơn một ngàỵ Tôi lệnh cho các Trưởng Phòng, Phòng 2, Phòng 3 và Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn là quan trọng hơn cả. Xem như 5 giờ sáng ngày 15/5/1972 là ngày giờ quyết định!
[Bị chú: trong sách ghi tháng sai 14/4 và 15/4 thay vì 14/5 và 15/5]

Trịnh Tiếu
Ngày 13/5/72, nhân viên kỹ thuật báo cáo đã bắt được mật điện của B3. Trong mật điện này, Bộ tư lịnh B3 CS đã ra lịnh như sau: "Mũi tấn công hướng Bắc - sư đoàn 2 - Stop - Tăng cường mỗi sư đoàn 10 T54 - Stop - [Mũi ] tấn công hướng Tây Bắc Sư đoàn 320 - Stop - Ngày giờ tấn công 05g00 ngày 14/5/72 - Stop". Tôi vội vàng trình ngay tin này cho Tướng Toàn. Đọc xong mật điện, ông liền bảo tôi theo ông lên Kontum.
Trong giao thông của tuyến đầu, Tướng Toàn và ĐT Lý Tòng Bá đi từng hầm để nhắn nhủ từng binh sĩ hãy can đảm nằm yên tại chỗ khi địch tấn công. Tướng Toàn nói: "Khi địch nổ súng thì sẽ có B52 thả ngay trên đầu địch. Các em phải chịu khó bịt tai lại và hả miệng để bớt áp lực của bom nổ". Áp lực của bom sẽ rất lớn đối với các binh sĩ của ta vì theo kế hoạch đã vạch sẵn, B52 sẽ thả bom sát quân ta, ở mức an toàn là 500m thay vì 1000m như thường lệ.
12. Tấn Công Đợt I
Lý Tòng Bá
Tại Kontum, khi SĐ 23BB đã ngăn chận được địch nhứt là đêm 14/5 rạng sáng 15/5/72, ông Vann đã giúp tôi xử dụng hiệu quả các phi vụ B52 để chấm dứt sớm giai đoạn I tấn công của địch! Tôi có lần xử dụng B52 đánh bom chỉ cách tuyến bạn 500 thước. Lẽ dĩ nhiên tôi là người gánh lấy trách nhiệm. Đêm đó, trước khi chấm dứt chuyện, ông cho tôi biết: Anh Bá, tôi sẽ xin TACT-E cho anh... Danh từ TACT-E là chữ viết tắt của Tactical Emergency mà ra, nó có nghĩa là khẩn cấp của chiến trận, là tất cả phi vụ oanh tạc, bất cứ loại nào đang có mặt tại Việt Nam đều được điều động đến yểm trợ cho SĐ 23BB! Thế là, từng phi đoàn gồm 3 chiếc B52 thay nhau xuất hiện trên vòm trời xanh biếc của khu rừng núi Tây Nguyên. Thế là từng chùm bom rơi xuống, những ánh bạc của quả bom chói chang ánh nắng từ từ rơi xuống, mặt đất rung chuyển theo hàng loạt tiếng nổ, bụi đất, khói bốc lên mù mịt che khuất một góc trờị Phương tiện yểm trợ này, vào lúc thường nếu cần chúng tôi phải xin trước hai ngày, nghĩa là 48 tiếng trước nhưng tại Kontum vì đã biết trước ngày tấn công của địch thì thời gian đã thu ngắn đáng kể. Cái hy vọng chiến thắng của Tướng Hoàng Minh Thảo Tư Lệnh Mặt Trận B3 tan theo mây khói, nhưng không! Sau khi thất bại trận đầu, tức giai đoạn I, dường như chúng có tật cứ tưởng bở, hễ đánh thì ăn chắc. Ngược lại ở đây, đối diện với SĐ 23BB, chúng dám chết và chúng chết thật!
[Bị chú: trong sách ghi sai tháng 14/4 và 15/4 thay vì 14/5 và 15/5]

Trịnh Tiếu
Tại hầm chỉ huy SĐ 23, Tướng Toàn, Paul Vann, ĐT Bá, ĐT Rhotenberry nghiên cứu trên bản đồ và thảo luận vị trí từng Box B52 sẽ dội bom xuống và thời gian dội. Paul Vann gọi máy yêu cầu Trung tướng chỉ huy Không quân chiến lược Hoa Kỳ (Strategic Air Command) tại Thái Lan để thảo luận với ông về thể thức chuyển đổi các Box B52 cho thật hợp với tình hình mặt trận dưới đất. Paul Vann cũng điện đàm với Đại tướng Abrams tại Saigon khẩn khoản cho ông được xử dụng hết tất cả 25 Box B52 dành để yểm trợ cho 4 vúng chiến thuật trong ngày 14/5/1972, để Quân Đoàn II có thể tiêu địch tối đa. Đề nghị này được Đại tướng Abrams chấp thuận. Đêm 13 rạng 14/5/72, Tướng Toàn, Paul Vann và 2 Bộ tham mưu Việt-Mỹ đều thức suốt đêm theo dõi tình hình từng phút và hồi hộp chờ đợi. Tất cả hồi hộp chờ đợi giờ G (tức 5g00 sáng).
Kém 5 phút đến 5g, ĐT Bá báo cáo trên máy rất lớn, địch đã bắt đầu nổ súng. (...) Tất cả 25 Box B52 đồng loạt bấm nút thả xuống trên 3000 quả bom đủ loại, từ 100 lbs đến 500 lbs, trên đầu SĐ 320 và SĐ 2 của Cộng quân, tiếng nổ long trời lở đất, khói bụi bay mịt mù. Diện tích trải thảm của các B52 là 75 km2.
Tại tuyến đầu, 9 chiến xa T54 của địch nằm ngoài khu ném bom của B52 đã hốt hoảng lao vào phía ta và đã bị các chiến xa của ta bắn cháy mất 6 chiếc, 3 chiếc còn lại bỏ chạy, nhưng vì các chiến binh của Cộng quân điều khiển các xe này đã bị sức dội quá mạnh của B52, không còn chủ động được, nên các binh sĩ của ta đã nhào ra bắt sống. 1 giờ sau, Tướng Toàn và Paul Vann bay vào vùng thả bom B52 để kiểm soát thì thấy rất nhiều xác của Cộng quân trong các hố bom, không thể đếm hết được.
[Bị chú: bài báo ghi sai tháng 14/2 thay vì 14/5]
13. Tấn Công Đợt II
Lý Tòng Bá
Đêm 18 tháng 5 (để lập chiến công dâng ngày sinh nhật Bác ngày 19/5) chúng liều lĩnh tấn công giai đoạn II . Lần này chúng không đả động gì đến các tuyến đầu mà khai thác lối đánh sở trường bằng cách xâm đánh sâu vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn nơi tôi đang ở!
Quả thật, đêm 18/5 VC gây bối rối cho tôi không ít. Một đêm dài lo âu, khi VC chiếm được một số doanh trại . Trại Ngọc Hồi hậu cứ của Trung Đoàn Thiết Giáp, căn cứ Tiếp Vận với kho đạn dự trữ khá lớn. Nếu VC lấy tất cả mang đi thì gây khó khăn không nhỏ cho chúng tôi . Mặt khác, với thành phần 5 chiếc tank T54, T59 còn lại của chúng, sau đó SĐ bắt sống đã tiến đến gần hầm chỉ huy của Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 44 chỉ cách có 50 thước. Tại đây, chúng bị loạt đạn XM202, loại đạn lân tinh chống biển người không phải loại súng chống chiến xa - do một chiến hữu thuộc ĐĐ trinh sát của TRĐ 44 bắn ra . Một chùm lân tinh cháy sáng làm cho xa đội tank VC hốt hoảng nhảy ra khỏi xe bỏ chạy.
Với quân số của Sư Đoàn và 5 chiếc Tank yểm trợ, đêm đó VC chiếm gần nửa Thị Xã Kontum. Địch và ta xen kẽ nhau trong thị trấn khá chật hẹp! Sáng hôm sau, sau khi nghiên cứu và nắm chắc được tình hình, tôi quyết định điều động các đơn vị ở tuyến đầu gần Trung Đoàn 45 đã thế chỗ Trung Đoàn 44, đổi chiến lược về lại trong Thị Xã sau giai đoạn I để bồi dưỡng cùng với Trung Đoàn 53 hiện đang ở phía Đông Bắc mở hai mũi phản công trở ngược về Trung Tâm Thị Xã, chưa kể lực lượng trừ bị gồm 10 chiến xa M41 được tôi tung ra lần đầu phối hợp đánh với địch. Như vậy, SĐ 23 tung quân phản công đánh chiếm lại từng khu nhà, từng góc phố dưới sụ yểm trợ đắc lực, đẹp mắt của các khu trục AD6 thuộc SĐ6 Không Quân.
Quả đúng như vậy, từ sáng 15/5, đợt tấn công đầu rồi 18/5 của giai đoạn 2, SĐ 23BB chưa một lần nào thối lui trước quân thù.
Nhớ lại, mới đây [Tướng Toàn] từ chiếc trực thăng đap xuống vùng hành quân chưởi bới, la rầy binh sĩ hèn nhát chỉ có biết chạy chứ không tấn công, không tìm địch mà đánh.
[Bị chú: sách ghi sai tháng 15/4 thay vì 15/5]
Trịnh Tiếu
Ngày 20/5/72, Thiếu tá Hưng, Trưởng phòng II Tiểu khu Kontum, báo cho tôi biết 1 tin động trời là đặc công CS đã vượt qua sông tiến vào chiếm được gần nửa thành phố . Bị bất ngờ, tôi hoảng hốt chạy vội vào Trung tâm hành quân của Quân đoàn để tìm hiểu thật hư . ĐT Long, Tỉnh trưởng Kontum, cho tôi biết độ 2 tiểu đoàn đặc công của Cộng quân đã lợi dụng đêm tối có nhiều sương mù, lội qua sông và tiến chiếm được phi trường, kho đạn và khu Tòa Gíam mục trong thành phố . Cuộc giao tranh giữa Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của Tiểu khu với đặc công của địch rất dữ dội . Khu dân chúng và khu Tòa Hành chánh chưa có địch xuất hiện.
Đúng 5g sáng, Tướng Toàn được báo cáo về cuộc tấn công này, ông đã hối hả chạy vào Quân đoàn. Vừa gập tôi ông liền quát tháo om sòm và dọa đưa tôi ra Tòa án Quân sự. Ông hỏi: Tại sao để cho đặc công Cộng quân vào chiếm thị xã Kontum mà không hay biết ? Tôi nghiêm người đứng chịu trận. Biết nói gì bây giờ? Binh sĩ ta hời hợt, mới thắng 1 trận mà đã khinh địch. Cấp chỉ huy của ta thiếu đôn đốc và kiểm soát. Cộng quân rất tinh ranh, chúng biết được yếu điểm của ta nên đã lợi dụng địa hình địa vật xử dụng đặc công len lỏi vào thị xã bằng hướng phòng thủ yếu nhất.
Lúc 6g sáng ngày 20/5/72, Tướng Toàn và tôi bay lên Kontum. Trên trực thăng, tôi không dám nhìn thẳng vào ông vì biết ông đang nóng giận và lo âu . Đến Bộ Chỉ huy của ĐT Lý Tòng Bá, chúng tôi thấy nơi đây đang bị pháo kích nên trực thăng phải tìm cách lượn quanh tránh đạn mới đáp xuống được. Trực thăng vừa đáp xuống thì chúng tôi thấy ĐT Bá và Bộ Tham mưu của ông đang hốt hoảng chạy ra khỏi hầm chỉ huy và hình như đang muốn di chuyển đi nơi khác. Mặc dù tiếng đại liên và AK47 nổ chát chúa rất gần, Tướng Toàn vẫn bình tĩnh nói lớn với ĐT Bá: Tử thủ, ông và tôi không chết nơi đây đâu! Không chạy đi đâu hết. Ông yêu cầu ĐT Bá cho biết tình hình như thế nào, ĐT Bá chỉ vào khu nghĩa địa của thành phố cách hầm chỉ huy của ông độ 300m và cho biết 1 đại đội đặc công của địch đang cố thủ ở đó. Ông đã xử dụng 1 đại đội trinh sát tinh nhuệ nhất của sư đoàn vào nằm chiếm lại khu vực này nhưng gặp sự kháng cự rất mãnh liệt, 2 chiến xa bị cháy, đại đội trinh sát không tiến lên được.
Tướng Toàn bảo đưa máy cho ông chỉ huy và chỉ thị trong máy: Tư lịnh Quân đoàn ra lịnh! Bằng mọi giá phải thanh toán sạch đặc công Cộng quân đó. Tôi đang đứng đằng sau các anh và chờ kết quả. Bên kia đầu máy trả lời: Nghe lịnh! Tin Mặt Trời rõ! Tôi đang thi hành! Tiếng đại liên trên 3 chiến xa đang nổ dòn trong khu nghĩa địa .
Ngay hôm đó, Paul Vann đã xử dụng trên 10 Box B52 để làm giảm áp lực của địch. Thiếu tướng Toàn quan sát mặt trận và chỉ thị thêm cho ĐT Bá đề phòng tuyến đầu vì địch có ý định tấn công phía trước trong khi ta đang bấn loạn bên trong.
Sau 1 giờ đánh nhau ác liệt với đặc công của đich, Đại đội trưởng Trinh Sát báo cáo trong máy: "Trình Mặt Trời! Tôi đã thanh toán xong đặc công tại khu nghĩa địa" . Tướng Toàn đáp: "Tốt! Tôi sẽ thưởng công cho anh!"
ĐT Nguyễn Bá Long tự Thìn, Tỉnh trưởng Kontum, chạy qua trình diện Tướng Toàn đã bị xỉ vả 1 trận tơi bời . Sau đó, Tướng Toàn bảo ĐT Long cùng ông lên xe chạy thẳng vào khu Tòa Giám mục và nói: "Có gì ông chết tôi cũng chết".
Hai ngày sau, ĐT Bá và ĐT Long mới thanh toán sạch sẽ các lực lượng đặc công Cộng quân trong thành phố.
14. ĐT Lý Tòng Bá Được Vinh Thăng Chuẩn Tướng
Lý Tòng Bá
Cho đến đầu tháng 6/1972, Thị Xã Kontum hoàn toàn sạch bóng quân thù. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ông Vann và Tướng Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn II hướng dẫn đến thăm khi chiến trường còn nóng mùi khói súng! Vài tiếng pháo kích gượng gạo của địch nói lên lòng hậm hực, bực tức của chúng trong khi TT Thiệu gắn lên cổ áo tôi "đôi sao chiến thắng"!
[Bị chú: sách ghi sai tháng 7 thay vì tháng 6]
Trịnh Tiếu
Ngày 31/5/72, TT Thiệu lên Kontum ủy lạo binh sĩ và gắn cấp bậc Chuản Tướng cho ĐT Lý Tòng Bá.
15. Nhận Xét Về Tướng Toàn
Lý Tòng Bá
Phải hiểu rõ tư cách cùng khả năng lãnh đạo của Tướng Nguyễn Văn Toàn trên cả ba mặt: Chiến Thuật, Chiến Lược và Chính Trị chẳng có cái nào là có căn bản! Theo ông ta thì cứ húc bừa vào để đoạt được tiêu chuẩn húc vào địch như trâu điên mà kẻ dưới sống chết mặc kệ, không cần nghiên cứu hay tham mưu gì cả! Riết rồi binh lính dưới quyền, không còn ai không biết đức tính của ông Tư Lệnh, nên tự mình phải lo lấy cho bản thân! Bởi vì, nghĩ đến việc thi hành nhiệm vụ cũng đồng nghĩa với nhận một cái chết, mà chết như vậy là hết sức vô lý!
Trịnh Tiếu
Trong trận này, chắc chắn Tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lịnh mặt trận B3, đã phải ôm hận vì đã gặp phải 1 đối thủ nguy hiểm là Tướng Toàn, 1 vị tướng có nhiều kinh nghiệm khi điều khiển chiến trường.
Thắc Mắc
Cùng một sự kiện, hai quan điểm khác nhau . Sau khi duyệt qua bảng đối chiếu về Trận Đánh Kontum 1972 dưới con mắt của Tư Lệnh Sư Đoàn và dưới con mắt của Trưởng Phòng 2 Tình Báo Quân Đoàn, chắc độc giả cũng như tôi, không khỏi có những thắc mắc sau:
1. Tướng Toàn là tướng giỏi hay tướng dở ?
2. Ai chỉ huy cuộc phản công trong giai đoạn 2 của trận chiến, ĐT Bá hay Tướng Toàn ?
3. Tình báo sư đoàn hay tình báo quân đoàn bắt được mật điện tấn công của Cộng quân ?
4. Mật điện có nêu hay không nêu rõ ngày tấn công ?
5. Hay là bắt được hai mật điện khác nhau ?
6. Nếu vậy sao Quân Đoàn không báo cho Sư Đoàn biết ngày địch tấn công ?
Nguyễn văn Tín
Tháng 6/1998


Trả Lời Thắc Mắc
Câu hỏi của anh rất dễ để trả lời. Tôi sẽ không trả lời theo thứ tự những câu hỏi mà tôi sẽ trả lời tùy theo những dữ kiện cần được nói trước.
Câu hỏi 3, 4, 5: Không có mật điện nào hết. VC không ngu gì mà gọi mật điện. Tôi không hiểu tại sao một giới chức cao cấp của Quân Đoàn II lại có máu tếu lâm rất là tếu. VC trước khi muốn đánh một cứ điểm nào, chúng sẽ cho cấp chỉ huy C trưởng (đại đội trưởng), D trưởng (tiểu đoàn trưởng) hoặc cao hơn là E hay F trưởng phải thực tập trên sa bàn cho thuần thục. Sau đó trước khi tấn công, VC thiết lập hệ thống điện thoại giữa bộ chỉ huy và các đơn vị tham chiến để không bị lộ và rất hạn chế việc sử dụng máy vô tuyến như PRC25...Do đó Tướng Lý Tòng Bá và ban tham mưu SĐ23BB đã phải đoán giờ mà VC sẽ tấn công. Ông Đại Tá Trịnh Tiếu, ông ta chỉ muốn tếu để thử xem có ai biết không. Nếu anh là Hoàng Minh Thảo thì anh có gửi mật điện cho các đơn vị tham chiến hay không. Nếu lệnh tấn công từ Hà Nội thì Hà Nội sẽ gửi mật điện cho Tướng Hoàng Minh Thảo và như vậy Đại Tá Trịnh Tiếu sẽ bắt được mật điện đó. Điều này không thể xảy ra vì Hà Nội ở qúa xa nên không thông hiểu tình hình tại mặt trận. Do đó câu số 6 không cần trả lời. Nếu anh đặt câu hỏi số 6 tức là anh cũng đã biết là chẳng có mật điện nào hết, do đó QĐII đã không thông báo cho SĐ23BB biết.
Câu hỏi số 2: Đại Tá Bá chỉ huy cuộc phòng thủ của SĐ23BB. Điều này rất dễ hiểu vì Tư Lịnh Sư Đoàn thông thường là Tư lịnh Khu chiến thuật tức là người chỉ huy luôn các tiểu khu trưởng trực thuộc Khu chiến thuật. Như vậy Đại Tá Lý Tòng Bá chỉ huy luôn Đại Tá Nguyễn Bá Thìn. Trong trận phòng thủ Kontum chỉ có SĐ23BB và Địa Phương Quân và Nghĩa Quân phòng thủ Thị xã Kontum mà thôi. Các đơn vị tăng phái khác như Lũ Đoàn 2 ND do Đại Tá Trần Quốc Lịch chỉ huy và một Liên Đoàn BĐQ đã dược hoán đổi cho Trung đoàn 44 BB về thị xã Kontum. Trong sơ đồ tổ chức Quân Đoàn hoặc Sư Đoàn thì Phòng 2 chỉ lo về An Ninh và tình báo. Còn Phòng 3 mới thực sự là phòng hành quân. Như vậy Đại Tá Trịnh Tiếu chỉ là SQ an ninh tình báo. Ông có thể nói về những tin tức như là Mật Điện chứ ông không nắm vững các điều quân hoặc phối hợp hỏa yểm. Phải là Ông Trưởng phòng 3 Quân Đoàn mới là người chịu trách nhiệm về hành quân mà thôi. Tướng Toàn đi thị sát mặt trận thì bắt buộc phải có Ông Trưởng phòng 3 QĐ và Ông chỉ thảo luận hoặc ra chỉ thị (về Hành Quân) cho Trưởng phòng 3 QĐ mà thôi. Mặt trận Kontum chỉ có SĐ23BB và Điạ Phương Quân Nghĩa Quân cho nên Đại Tá Bá là người chỉ huy trực tiếp tại mặt trận. Chỉ khi nào Tướng Toàn muốn chỉ thị điều gì thì Trưởng phòng 3 QĐ sẽ chuyển lịnh Tướng Toàn cho Trưởng phòng 3 SĐ, sau đó Trưởng phòng 3 SĐ sẽ trình lên Đại Tá Bá. Và Đại Tá Bá hoặc sẽ thi hành hoặc sẽ phủ quyết vì ông ta đang ở ngoài mặt trận. Tướng Toàn mới lên nắm quyền Tư Lịnh QĐ nên chắc chắn ông ta sẽ tùy quyền chỉ huy cho Đại Tá Bá. Và nếu anh biết là nếu Tướng Toàn chỉ huy thì Đại Tá Bá sẽ không được lên Tướng.
Câu 1: Tướng Toàn chưa đủ tư cách để chỉ huy một Sư Đoàn nói gì đến Quân Đoàn.
Làm thế nào để đánh giá một Tướng Lãnh? Theo tôi dựa trên hai tiêu chuẩn căn bản: kiến thức và kinh nghiệm chiến trường.
Kiến thức từ trường học dân sự và quân đội. Phải luôn luôn trau dồi kiến thức thường xuyên để cập nhựt hóa chiến thuật chiến lược cũng như vũ khí mới. Mọi cấp bậc mọi chức vụ đều có một khoa học căn bản, để người quân nhân phát huy hết khả năng của mình.
Tướng Toàn trước khi vào lính học lực như thế nào? Trung học, Tú Tài? Sau đó tốt nghiệp khóa 3 Đà Lạt. Tôi vẫn tin rằng thời đó chương trình huấn luyện của trường Võ Bị Đà Lạt hãy còn thô sơ không cung cấp đủ khả năng cần thiết cho một sĩ quan cho tới khóa 16 thì bắt đầu giảng dạy theo chương trình West Point của Mỹ thì anh cũng đã biết những SQ tốt nghiệp sau này đã trở thành những Lữ Đoàn, Trung Đoàn, Tiểu Đoàn Trưởng xuất sắc bất nhất không thua bất cứ một SQ đồng cấp trên toàn thế giới.
Tướng Toàn học một khóa căn bản thiết giáp dành cho tất cả những sĩ quan chọn binh chủng Thiết giáp. Ông có học Saumur của Pháp hay Fort Knox của Mỹ hay không tôi không tìm thấy bất cứ tài liệu nào tôi đã được đọc. Tôi cũng xin được lưu ý đó là những khoa học căn bản dành cho những sĩ quan cấp úy. Nếu anh nghĩ đó là những khóa trung cấp thì cũng đúng. Phải cần có những khóa tham mưu cao cấp trên nhiều lãnh vực: tác chiến, tham mưu, hỏa yểm, hoặc là phối hợp binh chủng, tiếp liệu, tiếp vận; những khoa học này rất cần cho một Tướng lãnh nhất là Tướng lãnh chỉ huy Quân Đoàn.
Về kinh nghiệm chiến trường thì Tướng Toàn là con số không. Không ai nghe tiếng Tướng Toàn cho đến năm 1968 ông đang là tư lịnh Sư đoàn 2 BB bị tố hiếp một em bé 15 tuổi mất chức một thời gian về Bộ chỉ huy TG ngồi chơi xơi nước rồi lên Chuẩn Tướng và Thiếu Tướng mà chẳng có công trạng gì. Đến mùa hè 1972 khi Tướng Ngô Dzu chạy làng QĐII và không có một Tướng lãnh nào chịu lên QĐII nên Toàn xin Thiệu lên. Tướng Toàn chưa chỉ huy bất cứ một trận chiến nổi tiếng nào dù ở cấp Tiểu Đoàn, Trung Đoàn, Sư Đoàn và Quân Đoàn như Tướng Hiếu, như Tướng Lý Tòng Bá với Đại Đội 7 Cơ Giới, Trung Đoàn 2 Kỵ Binh và Trận Kontum kiêu hùng, như Tướng Lê Minh Đảo trận Xuân Lộc, như Tướng Lê Văn Hưng ở trận An Lộc anh dũng, như Tướng Trần Quang Khôi với chiến đoàn xung kích QĐIII (Lực lượng này thật sự là một Sư Đoàn Thiết giáp. Tôi không hiểu đây là ý kiến của cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí hay là của cố Trung Tướng Hiếu. tôi nghĩ là của Tướng Hiếu vì lúc đó ông làm tham mưu trưởng QĐIII và cũng bởi vì ông luôn quan tâm đến nhị thức bộ binh TG. Đo đó khi Tướng Hiếu kêu cứu thì Chuẩn Tướng Khôi lập tức đem lực lượng xung kích QĐIII tới tiếp viện ngay mà không sợ Tướng Nguyễn Văn Minh trù dập sau này. Tướng Nguyễn Văn Minh và Tướng Phạm Văn Phú ra nắm QĐIII và QĐII là do ý kiến và đề nghị của Phó TT Trần Văn Hương, một người không có một kiến thức quân sự, đã là đại họa cho QĐII và QĐIII đưa đến sự suy sụp của Quân Lực VNCH.)
Tướng Toàn thật sự chỉ lên hương dưới triều đại Nguyễn Văn Thiệu mà thôi. Không có Thiệu là Toàn không có nắm chức Tư lịnh QĐII và QĐIII. Kiến thức dân sự và quân sự tầm thường, kinh nghiệm chiến trường chưa đủ chỉ lên nhờ thuộc về phe Nguyễn Văn Thiệu. Tóm lại Tướng Toàn là Tướng phe đảng. Giống như Tướng Lê Nguyên Khang lên nhờ cùng khóa và cùng phe với Nguyễn Cao Kỳ. Có một điều là Tướng Toàn khoái đi thị sát mặt trận lắm. Toàn thích như Tướng Patton của Mỹ. Tấn công và tấn công.
Năm 1964, Trung Tá Lý Tòng Bá Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 2 Kỵ Binh và Đại Tá Cao Văn Viên Lữ Đoàn Trưởng LĐ nhảy dù chiến đấu với nhau ở Hồng Ngự. Đại Tá Viên bị thương được Tướng Khánh thăng cấp Chuẩn Tướng tại bệnh viện và năm sau Thiếu Tướng rồi Trung Tướng Tư Lịnh QĐIII năm sau Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, sao mau và dễ dàng vậy! Và Tướng Bá lúc đó cũng chỉ là Trung Tá Tỉnh Trưởng, như vậy thì Cao Văn Viên người chưa hề chỉ huy Sư Đoàn đã làm xếp sòng quân lực có thật sự đủ tư cách làm TTM trưởng QLVNCH không. Tóm lại chưa có tướng lãnh nào của QLVNCH đủ sức chỉ huy một Quân Đoàn cả. Do đó vai trò cố vấn Mỹ rất quan trọng.
Huỳnh Văn Phúc
Tháng 9 năm 2001
Tướng Hiếu, Một Thiên Tài Quân Sự?
Các Tướng Lãnh QLVNCH

Mặt trận Tân Cảnh, Kontum 1972 Đại tá Trịnh Tiếu

Trận đánh chiến xa thần kỳ trên đỉnh núi , nhổ chốt đèo Chu Pao.


20191230 Ban tin bien Dong

20191230 Ban tin bien Dong

Chúng tôi cần những chiến hửu trong lực lượng Đặc Biệt kiểm chứng tin nầy: Hoàng Kiều  “chief combat interpreter” trong U.S. Special Forces! What year?
“It got easier when Hoang moved to Saigon at the age of five to live with his uncle, Hoang Thi, a renowned Vietnamese composer. His uncle helped Hoang through school, and Hoang studied science at a university for one year before the Vietnam War began. Having reached the draft age, Hoang joined the U.S. Special Forces as the “chief combat interpreter.”
https://www.google.com/imgres?imgurl=http%3A%2F%2F1.bp.blogspot.com%2F_xQKlSlvdoB8%2FSnFDbTW8k1I%2FAAAAAAAAAV4%2Frw4KGuHeC9A%2Fs320%2FHoang%2BKieu%2B%252B%2BUBND%2BHa%2BNoi.jpg&imgrefurl=http%3A%2F%2Flittlesaigoninside.blogspot.com%2F2009%2F&docid=7T9XzBei3tRyhM&tbnid=uTW9A_xzwY04yM%3A&vet=10ahUKEwi6grvxjd7mAhXkmuAKHbjFBEAQMwhpKBowGg..i&w=320&h=240&safe=active&bih=625&biw=1366&q=hoang%20kieu%20and%20china%27s%20laundering%20money%20systems&ved=0ahUKEwi6grvxjd7mAhXkmuAKHbjFBEAQMwhpKBowGg&iact=mrc&uact=8#h=240&imgdii=wuIz1NqycT9buM:&vet=10ahUKEwi6grvxjd7mAhXkmuAKHbjFBEAQMwhpKBowGg..i&w=320

Liệu Hoàng Kiều có nằm trong hệ thống rữa tiền của rợ hán?

Born outside mainland China
18 individuals were born outside China, led by Mission Hills’s Ken Chu & family and RongQiao’s Tedy Djuhar & family.  Five are of non-Chinese origin: RAAS’s Kieu Hoang, Bestseller China’s Dan Friis, BeiGene’s John Oyler, Foreo’s Filip Sedic and Naked’s Grant Horsfield


20191230 Hoang Kieu and China's money laundering systems 02
20191230 Hoang Kieu and China’s laundering money system 03

South China Sea fury: China dubbed "ridiculous" as Malaysia and Vietnam defy Beijing
China's Huawei gets India nod to participate in 5G trials
China state likely linked to cyber spies targeting human rights
Who Is to Blame for America Losing The Vietnam War?
"It was Evident That America Was Not Going to Make Good its Commitment to the Vietnamese”
In early 1968, he told Palmer, “Tet was our last chance. The Tet offensive was a terrible gamble by the enemy, and they were crushed. After that defeat, I think there was a really good chance of bringing them to the conference table, but public opinion was disgusted with a war that was dragging on and on. … I object to saying that was the point when the war was lost. That was the point when it was evident that America was not going to make good its commitment to the Vietnamese.
“We had thrown away all our trump cards when we finally got them to the conference table in Paris. Their big trump card was the POWs. We didn’t have any trump cards because we were already withdrawing our troops. We’d even sanctioned letting their troops remain on South Vietnamese soil.”
Xem xong

Sunday, December 29, 2019

20191229 Ban tin bien Dong

20191229 Ban tin bien Dong

Ai là chổ dựa sau lưng Hoàng Kiều?
Nguồn tài chánh của Hoàng Kiều từ đâu?
Và tại sao cộng đồng Việt tại Nam California lại có thể ngây thơ như thế?
Hoàng Kiều liên lạc với tình báo Hoa Nam bằng cách nào?

Kieu Hoang produces wines rich in taste and good for health

Tỷ phú Hoàng Kiều thuê chuyên gia tư vấn chính trị Mỹ bãi nhiệm 3 dân cử gốc Việt

China nears completion of its GPS competitor, increasing the potential for Internet balkanization
Chinese man charged with photographing Navy base in Florida


'Quocviet V' via Conduongvui conduongvui@googlegroups.com
Dec 29 at 1:47 PM
----- Thư được chuyển tiếp -----
Từ: Hoang Nguyen hpnguyen16@hotmail.com         
                 
20191229 BTBD 01 
20191229 BTBD 02 
20191229 BTBD 03 
20191229 BTBD 04 
20191229 BTBD 05
TC đã chuẩn bị sẵn để ‘xâm lăng Việt Nam’ 
Tác giả David Archibald khuyến cáo “người bạn Việt Nam” về những gì “đồng chí anh em” khổng lồ phương Bắc của           họ đã và đang làm gì, dù bề ngoài vẫn đưa ra những lời lúc nào cũng muốn “làm sâu sắc hơn” mối quan hệ song phương, nhất là lại có sự ràng buộc cùng ý thức hệ Cộng Sản.

US Military's Plans to Fight China, Russia would Kill Millions
China celebrates 70th anniversary with biggest ever military parade
https://www.youtube.com/watch?v=Lmp51YN-7wc 
20191229 BTBD 06
Hỏa tiễn tầm xa trong ngày Trung Quốc mừng Quốc Khánh 1 Tháng Mười tại cuộc diễn binh khổng lồ, trình diễn đủ loại võ khí tối tân nhất, xe tăng, hỏa tiễn, phi cơ
Với nội dung trong bài viết của tác giả David Archibald trên báo điện tử American Thinker.
Trung Quốc đã lập căn cứ khổng lồ gần biên giới với Việt Nam để sửa soạn bắn hàng loạt hỏa tiễn vào “đồng chí anh em” phía Nam nếu chiến tranh xảy ra.
“Để xâm lăng Việt Nam, Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ quân sự khổng lồ cách biên giới với Việt Nam 10 km (trong tỉnh Quảng Tây) với các nhà kho và doanh trại mà các mái nhà cộng lại bao trùm 50 mẫu.”
American Thinker trụ sở ở El Cerrito phía Đông Bắc vùng vịnh San Francisco phân tích các thông tin phục vụ dư luận nước Mỹ quan tâm về các vấn đề phức tạp của Hoa Kỳ và thế giới.
Theo tác giả, cơ sở doanh trại khổng lồ gần biên giới Việt Nam được dùng để che giấu các đơn vị thiết giáp và pháo binh để vệ tinh do thám không nhìn thấy, di chuyển chúng vào ban đêm. Đồng thời, các vị trí pháo binh dọc theo biên giới giữa hai nước đã được chuẩn bị sẵn bãi tác xạ.
Khoảng hai cây số phía Bắc của căn cứ quân sự khổng lồ nói trên, Trung Quốc đã xây dựng những tòa nhà rộng trên 8 mẫu trông giống như chúng được dùng để che giấu những giàn hỏa tiễn tầm trung (IRBM, Intermediate Range Ballistic Missile) di động để từ đó đưa tới gần biên giới khi chuẩn bị tấn công.
Các giàn hỏa tiễn IRBM có tầm bắn từ 3,000 km đến 5,500 km sẽ bao trùm cả nước Việt Nam. Từ kinh nghiệm tiếp vận khó khăn của cuộc chiến biên giới năm 1979, Trung Quốc đã làm một xa lộ dài 85 km từ phía Nam thị trấn Chongzuo (trong khu Quảng Tây Choang) dẫn đến biên giới Việt Nam.
Theo tác giả bài viết, căn cứ trên hình ảnh vệ tinh của Planet Labs, trục lộ này vẫn chưa hoàn tất nên nhiều phần Trung Quốc sẽ chưa tấn công nếu nó chưa xong.
Tác giả cho hay, có hai lý do để Trung Quốc tấn công Việt Nam khi hai nước xảy ra chiến tranh. Thứ nhất, Bắc Kinh muốn cho các đơn vị lục quân cũng được hưởng hào quang chiến thắng thay vì chỉ để cho hải quân và không quân cái vinh dự. Thứ hai, buộc Việt Nam phải từ bỏ 17 căn cứ trên các đảo tại quần đảo Trường Sa.
Tuy còn cả Philippines, Malaysia, Brunei cũng tranh chấp và cũng có quân đóng một số đảo, nhưng chỉ có Việt Nam là tổ chức chuẩn bị chống trả cứng rắn nhất. Nếu cho các đơn vị đổ bộ tới đánh chiếm thì khó tránh tổn thất nghiêm trọng. Nếu Trung Quốc thành công khi đánh chiếm được một số tỉnh phía Bắc, nhiều phần họ sẽ buộc Hà Nội rút bỏ các đảo ở Trường Sa như điều kiện để ngưng chiến và lấy lại các tỉnh đã bị chiếm đóng.
Đấy chỉ là những suy luận của tác giả David Archibald dựa trên những gì ông thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị tại khu vực biên giới với Việt Nam trong tỉnh Quảng Tây.
Suốt ba tháng qua, Trung Quốc đưa các đoàn tàu tới vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam liên tục khiêu khích, cản trở và đe dọa các hoạt động khai thác và dò tìm dầu khí của Việt Nam dù Hà Nội đã nhiều lần phản đối.
Mới đây, thấy có tin Bắc Kinh đang cho giàn khoan nước sâu tối tân và lớn nhất của họ, Haiyang Shiyou 982 tới Biển Đông. Báo chí Trung Quốc khi đưa tin này không cho biết nó sẽ cắm ở vùng nào. Một số nhà phân tích cho rằng nếu nó đến vùng biển tranh chấp, nó sẽ tạo thêm căng thẳng hơn nữa giữa Việt Nam với Trung Quốc. Và biết đâu nếu không phải là Bắc Kinh cố chọc cho Hà Nội tức đến độ không nhịn được nữa thì chiến tranh sẽ xảy đến.
Trước đó, hôm 8 Tháng Bảy, 2019, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc Hội CSVN, dẫn đầu một phái đoàn đông đảo chức sắc cấp cao thăm viếng Trung Quốc. Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin nói rằng chuyến đi của bà sang Bắc Kinh gặp Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là để “tăng sự tin cậy chính trị.”
Bà đến gặp ông Tập Cận Bình, hai bên chụp tấm hình bắt tay tươi cười để tuyên truyền, cũng là lúc các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư của Việt Nam đang phải chống đỡ khó khăn với các tàu hải giám hải cảnh của Trung Quốc ở khu vực bãi Tư Chính.


Quyết tâm chống bọn Trung cộng xâm lược cùng Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam đã rứơc Tầu Cộng vào Đất Nước Việt.
Đảng và Nhà Nước CSVN" đã im lặng trước chính sách đồng hóa nhân dân và Đất Nưóc Việt của Tầu Cộng??
Đảng và Nhà Nước CSVN" đã dâng hiến Đất Nước cho Trung Cộng.
To strongly oppose the Expansionist Red China Government and the Communist Party of Vietnam and its puppet regime who secretely and gradually occupy, dominate and assimilate the Country of Vietnam and its citizens.
The Comunist Party of Vietnam and its puppet government has totally muted to the enslavement of the Country of Vietnam and its citizens from the Politburo of the Communist Party of Red China.
The Communist Party of Vietnam and its puppet government has agreed, offered and sold its land and territories to the Communist Party of China!
Hoang Nguyen/NPH/Nguyễn Phi Hoàng

Bất ngờ điểm yếu của cơ sở quân sự Tàu cộng ở biển Đông.
·         Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Dec 29 at 1:33 PM
20191229 BTBD 07       
(PLO)- Các công trình quân sự Trung cộng xây dựng trái phép trên biển Đông được cảnh cáo khó duy trì được khả năng liên lạc, tiếp tếvà bảo vệ một khi xung đột nổ ra và kéo dài. 
Trong một bài viết cho tạp chí The National Interest ngày 28-12, GS Robert Farley thuộc ĐH Kentucky (Mỹ) nhận định: Trung cộng từ nhiều năm nay muốn tăng cường sức mạnh quân sự ở biển Đông thông qua việc mở rộng và quân sự hóa các thực thể chiếm đóng trái phép.
Các công trình quân sự này sau khi hoàn thành sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kiểm soát toàn bộ biển Đông của Bắc Kinh. 
20191229 BTBD 08
 Các công trình quân sự Tàu cộng xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh do tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) cung cấp)
Tuy nhiên, chuyên gia Farley cho rằng các “căn cứ nổi” này không thật sự có giá trị như Bắc Kinh vẫn dự liệu và chỉ có ý nghĩa chính trị nhất thời hơn là mang lại lợi thế quân sự vượt trội.
“Khi sở hữu những căn cứ trên biển Đông, không thể phủ nhận Tàu cộng có thể khiến hoạt động tuần tra, tự do hàng hải của Mỹ gặp khó khăn. Nhưng nếu xung đột xảy ra, sẽ không quá khó để Không quân và Hải quân Mỹ tiêu diệt những cơ sở này” - GS Robert Farley nhận định.
Dẫn ra trường hợp các căn cứ quân sự mà Nhật Bản xây dựng trên Thái Bình Dương trong Thế chiến II, GS Robert Farley cho rằng một khi bị cô lập, các “bàn đạp quân sự” trên biển Đông của Tàu cộng tốn công, tốn của xây dựng sẽ sụp đổ trong thời gian ngắn.
Lúc đó Nhật Bản - như Trung cộng bây giờ_ cũng nhận ra việc kiểm soát các chuỗi đảo ở Thái Bình Dương sẽ đem lại lợi thế quân sự quan trọng. Tuy nhiên đến phút cuối cùng, chính những hòn đảo này đã trở thành gánh nặng cho Nhật Bản khi Mỹ và đồng minh tập trung lực lượng đánh chiếm từng đảo một, buộc nước này phải từ bỏ tham vọng và cuối cùng thất bại. 
Hiện Trung cộng đã cho thiết lập hệ thống bệ phóng hỏa tiễn ở các bãi đá Su Bi, Vành Khăn, Chữ Thập, Phú Lâm nhằm mục đích đặt phần lớn khu vực biển Đông vào tầm tấn công của nước này.
Loại hỏa tiễn mà Tàu cộng đưa ra biển Đông là hệ thống đất đối không (như HQ-9 và rất có thể sẽ là tổ hợp S-400 của Nga trong tương lai) cùng hỏa tiễn hành trình trên bộ. Đây là những vũ khí có thể đe dọa nhiều loại tàu chiến, chiến đấu cơ của Hải quân Mỹ.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng hệ thống hỏa tiễn của Tàu đang được đặt trên các thực thể nhân tạo giữa biển mà không có bất kỳ biện pháp phòng thủ nào. 
“Hỏa tiễn phóng từ đất liền sở dĩ có thể sống sót trước các cuộc không kích vì chúng được sự che chắn của thiên nhiên từ cây cối, núi đồi. Còn trong trường hợp này khi thiếu các lớp phòng thủ thiên nhiên nên các thực thể nhân tạo trên sẽ khó lòng trụ nổi trước một đợt tấn công phối hợp” - GS Farley phân tích. 
20191229 BTBD 09
Lính Tàu hiện diện trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: REUTERS
Về lý thuyết, bên cạnh hỏa tiễn, một số phi trường mà Tàu xây dựng trái phép ở biển Đông cũng có thể  trợ giúp quân đội nước này dễ dàng định vị và tiêu diệt mục tiêu từ xa với khoảng cách tương đương hỏa tiễn hành trình nhờ vào hệ thống máy bay tuần tra, chiến đấu dày đặc.
Dù vậy, những lợi thế này một lần nữa rất dễ vô hiệu hóa một khi có xung đột bằng một đợt tấn công phủ đầu với hỏa tiễn tầm xa và các đợt tấn công hỗn hợp.
Trong môi trường tác chiến giữa biển, việc khai triển các đơn vị công binh từ đại lục ra vừa sửa chữa các phi trường vừa phải chống đỡ những đợt tấn công sẽ rất khó khăn trong điều kiện nguồn lực có hạn của Tàu.
Ngoài ra, việc phải luôn luôn giữ cho các công trình quân sự này đầy đủ đạn dược và nhu yếu phẩm sẽ là một gánh nặng cho quân đội Tàu cộng trong xung đột kéo dài khi các tàu tiếp tế hoàn toàn có thể bị Hải quân Mỹ đánh chìm giữa biển.
So với các bệ phóng hỏa tiễn hay phi trường, tổ hợp radar của Tàu cộng trên biển Đông thậm chí còn dễ bị tấn công hơn. Với các điểm yếu cố hữu như khó di chuyển, khó che giấu, radar dễ trở thành mục tiêu cho các cuộc tấn công của quân đội Mỹ như phóng hỏa tiễn (từ tàu ngầm và máy bay tàng hình), tấn công mạng hoặc tác chiến điện tử.
Như vậy, toàn bộ năng lực quân sự của những thực thể nhân tạo mà Tàu cộng xây dựng ở biển Đông bị phụ thuộc nặng nề vào công tác tiếp tế vận chuyển từ đại lục. Các căn cứ tưởng chừng “bất khả xâm phạm” này lại rất dễ cô lập vì hầu hết đều không có kho dự trữ đủ lớn.
Khi xung đột xảy ra, việc duy trì khả năng liên lạc, tiếp tế và vận chuyển sẽ là rủi ro và thách thức lớn cho Tàu cộng. 
20191229 BTBD 10
VĨ CƯỜNG