Tuesday, November 14, 2023

20231115 Cong Dong Tham Luan BPSOS

20231115 Cong Dong Tham Luan BPSOS

Rà soát về kỳ thị chủng tộc: LHQ đã có những báo cáo gì?

Hải Di Nguyễn

Sắp tới vào ngày 29-30/11/2023, Liên Hiệp Quốc sẽ có phiên rà soát nhà nước Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ về việc thực thi Công ước Quốc tế Xóa bỏ Mọi Hình thức Kỳ thị Chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination).

Vậy tới nay LHQ đã có những bản báo cáo gì? 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Faa2f8d50-50bf-4eae-80ff-68e526ccc5bb.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1700007630&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cdb-ed000101e600&sig=r9mjtNbVnlOqDw491Rn0dQ--~D

Báo cáo của nhà nước

Nhà nước Việt Nam đã nộp một bản báo cáo dài 32 trang, đăng tháng 12/2021, khẳng định không có phân biệt, kỳ thị chủng tộc ở Việt Nam.

Trước tiên họ nói, vì là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam “phải đối mặt với nhiều thách thức về nguồn lực để bảo đảm quyền con người” và nói mình “thiếu nguồn lực để thực hiện các chính sách hỗ trợ và bảo đảm quyền lợi của đồng bào dân tộc thiểu số.”

Báo cáo cũng nói tới những “khó khăn và thách thức” như biến đổi khí hậu, thiên tai, bệnh dịch, “phong tục tập quán lạc hậu” và “sự thiếu hiểu biết về luật pháp” trong cộng đồng sắc tộc thiểu số.

Nhà nước cộng sản Việt Nam khẳng định mọi người ở Việt Nam “đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt sắc tộc, giới tính, niềm tin, tôn giáo, tầng lớp xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp, và địa vị xã hội.”

Trong 32 trang báo cáo, nhà nước nói mọi sắc tộc đều có đầy đủ mọi quyền như quyền chính trị, bầu cử, và ứng cử; quyền tự do đi lại và tự do cư trú; quyền rời khỏi quốc gia và trở về từ nước khác; quyền có quốc tịch; quyền kết hôn và bình đẳng trong hôn nhân; quyền thừa kế; quyền tự do niềm tin và tôn giáo; quyền tự do ngôn luận và báo chí; quyền tự do hội họp và hiệp hội; quyền kinh tế, xã hội, và văn hóa; quyền được làm việc; quyền có nhà ở; quyền được làm việc; quyền có nhà ở; quyền được chăm sóc sức khỏe và có an sinh xã hội; quyền được giáo dục và đào tạo; quyền bình đẳng tham gia các hoạt động văn hóa…

Không chỉ vậy, báo cáo còn nói “Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm quyền bình đẳng giữa các sắc tộc, gây hận thù, phân biệt đối xử và phân chia sắc tộc, và có các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi với các sắc tộc thiểu số.”

Đáng chú ý, nhà nước nói ở Việt Nam không có khái niệm người bản địa, chỉ có “dân tộc thiểu số” và “dân tộc thiểu số rất ít người”.

Kèm báo cáo là phụ lục 15 trang về luật pháp, chính sách, và thống kê.

Báo cáo của các tổ chức nhân quyền 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F3aac5da9-e165-4d1f-86df-b9d81e21b930.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1700007630&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cdb-ed000101e600&sig=U6Us6IdQR_khXYsiFEa3Sw--~D

Như đã viết trên Mạch Sống ngày 19/10/2023BPSOS đã gửi cho Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị Chủng tộc (Committee on the Elimination of Racial Discrimination, hay CERD) ba tài liệu đóng góp về tình trạng kỳ thị sắc tộc ở Việt Nam, đặc biệt với người Thượng và người H’mông.

Các tài liệu này cho thấy nhà nước Việt Nam có chính sách kỳ thị các cộng đồng bản địa và sắc tộc thiểu số một cách hệ thống, về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, và đất đai; đàn áp tôn giáo, không chỉ các hội thánh tư gia và độc lập mà kể cả những tín đồ của những hội thánh được nhà nước công nhận như Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc và Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam; tước đi hoặc không cung cấp giấy tờ tùy thân, “trả thù” người Thượng hoặc người H’mông theo đạo bằng cách từ chối cấp giấy khai sinh cho con cái họ; cưỡng ép bỏ đạo hoặc đuổi khỏi làng; cưỡng đoạt đất; đàn áp biểu tình, bắt tù các nhà hoạt động và đánh đập tra tấn họ; cấm xuất cảnh; trừng phạt những người tìm cách liên lạc với tổ chức quốc tế…

Nhà nước cũng sử dụng truyền thông để tuyên truyền và bôi nhọ các hội thánh Tin lành độc lập và các tổ chức nhân quyền và XHDS, đặc biệt sau vụ xả súng ở xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur ngày 11/6/2023.

BPSOS gửi một báo cáo tập trung vào tình trạng người Thượng và người H’mông bị đuổi ra khỏi đất đai tổ tiên, đến sống ở nơi khác nhưng không được cấp hộ khẩu, bị đẩy vào tình trạng vô quốc tịch trên chính quê hương mình, không được mua và sở hữu bất động sản, không được mở doanh nghiệp, không được bảo hiểm y tế, không được đăng ký kết hôn và cho con cái đi học…

Trong tháng 9/2023, tôi đã viết về trường hợp hai ông Ma Seo Cháng và Ma A Sính, lưu lạc từ Hà Giang đến Điện Biên đến Đắk Lắk đến Tiểu khu 179, Lâm Đồng nhưng vẫn không sống được vì bị chính quyền địa phương đàn áp, và phải sang Thái Lan tỵ nạn. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F5a2d71db-815d-481a-88ca-f842725264b7.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1700007630&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cdb-ed000101e600&sig=Q8Qrw7rsXx4uqqfZILLLvw--~D

Tổ chức Khmers Kampuchea-Krom Federation gửi một bản báo cáo về cộng đồng người Khmer Krom, cho thấy mâu thuẫn rõ ràng giữa những điều nhà nước Việt Nam viết trong báo cáo cho CERD, và cách họ đối xử với cộng đồng người Khmer Krom trong thực tế.

Bản báo cáo nói nhà nước Việt Nam kỳ thị và không công nhận người Khmer Krom là người bản địa; bắt người Khmer Krom phải đặt tên con bằng tên Việt khi làm giấy khai sinh; không cho họ in sách báo độc lập bằng tiếng Khmer; kiểm soát và đàn áp người theo đạo Phật, cưỡng ép họ nhập vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam; cưỡng chế đất đai; siết chặt tự do ngôn luận với Luật An ninh Mạng; bắt giữ, tra tấn, đánh đập các nhà hoạt động vì quyền người Khmer Krom; trừng phạt, khiến người bất đồng chính kiến mất việc hoặc không thể kiếm việc làm; theo dõi, tra khảo, và bắt giữ những nhà hoạt động người Khmer Krom đi nước ngoài…

Hai tổ chức Vietnam Human Rights Network và Defend the Defenders gửi một báo cáo chung về vấn đề kỳ thị chủng tộc ở Việt Nam: chênh lệch về kinh tế và điều kiện giáo dục giữa người Kinh và các cộng đồng khác; chính sách không công bằng với các sắc tộc thiểu số, đặc biệt về đất đai (nhất là khi đất đai là nguồn sống chính của họ); đàn áp tôn giáo; hệ thống độc đảng khiến sự hiện diện của một số người thuộc sắc tộc thiểu số trong Quốc hội chỉ là cái vỏ, và không đại diện cho quyền lợi của các cộng đồng thiểu số…

Tổ chức Korea Centre for United Nations Human Rights Policy cũng nộp cho CERD một báo cáo ngắn về chính sách phân biệt của nhà nước Việt Nam với con cái những phụ nữ Việt sang Hàn Quốc kết hôn, sinh con, rồi quay về Việt Nam.

Theo báo cáo, những đứa trẻ này về Việt Nam bằng visa ba tháng, phải thường xuyên gia hạn và tốn kém; và vì luật pháp Việt Nam không công nhận song tịch trong những trường hợp này, con cái của các phụ nữ Việt trở về từ Hàn Quốc bị xếp là công dân nước ngoài và không được đăng ký bảo hiểm y tế.

Đó là những lời cáo buộc, với trường hợp cụ thể và bằng chứng, của các tổ chức nhân quyền với nhà nước cộng sản Việt Nam về vấn đề phân biệt chủng tộc. Nhà nước Việt Nam sẽ phải trả lời những cáo buộc này tại phiên rà soát ở Geneva ngày 29-30/11/2023.

BPSOS sẽ có một phái đoàn đến tham dự và đưa tin về phiên rà soát này.

Xem toàn bộ các báo cáo tại đây (mục CERD lần thứ 111).

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Sun, Nov 12 at 11:05 AM

Quyết định số 1334/QDD-TTg: Nhuộm đỏ cộng đồng Việt hải ngoại 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fvietbao.com%2Fimages%2Ffile%2FxZyIK8ni2wgBAFFC%2Fw800%2Fcong-dong-co-vang-se-bien-mat-phuoc-loc-tho-asian-garden-mall.jpg&t=1700008991&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cdb-ed003701e600&sig=.sIk6Z1b42Jg8oypkubGaw--~D

 TIN VN. Nhuộm đỏ hải ngoại: phấn đấu 100% các địa bàn có đông cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thành lập được các hội, đoàn nhà nước. Theo Báo Tin Tức. Ngày 10/11, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 1334/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới". Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển đất nước. Mục tiêu của Đề án là củng cố mạng lưới người Việt Nam ở nước ngoài trên toàn thế giới; hoàn thành xây dựng Đề án cơ sở dữ liệu về người Việt Nam ở nước ngoài; phấn đấu 100% các địa bàn có đông cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thành lập được các hội, đoàn. Đẩy mạnh công tác dạy tiếng Việt, truyền thụ bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam cho các thế hệ thanh thiếu nhi Việt Nam ở nước ngoài, gắn kết thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài với trong nước.

Cờ vàng ở Little Saigon cơ nguy biến mất. Nhà nước VN chỉ thị nhuộm đỏ hải ngoại: phấn đấu 100% các địa bàn có đông cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thành lập được các hội, đoàn nhà nước. (Photo VB)

BÀI 307: NHÌN LẠI LỊCH SỬ: VAI TRÒ CỦA MỸ

https://bacaytruc.com/index.php/17092-bai-307-nhin-l-i-l-ch-s-vai-tro-c-a-m-tac-gi-vu-linh-ddtc

  

No comments:

Post a Comment