Tuesday, October 17, 2023

20231018 Cong Dong Tham Luan BPSOS

20231018 Cong Dong Tham Luan BPSOS

 

Cuối tháng 11: LHQ rà soát Việt Nam về xoá bỏ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc

Nhiều tổ chức xã hội dân sự Việt đóng góp thông tin cho cuộc rà soát

https://machsongmedia.org/vietnam/danchu/2038-cuoi-thang-11-lhq-ra-soat-viet-nam-ve-xoa-bo-moi-hinh-thuc-ky-thi-chung-toc.html

Note: Trong email trước, chúng tôi có vài lỗi đánh máy. Chúng tôi xin phép gửi lại bản mới, đã chỉnh sửa.

Ngày 29 và 30 tháng 11 tới đây, uỷ ban LHQ chuyên trách sẽ rà soát Việt Nam về thực thi Công Ước Quốc Tế về Xoá Bỏ Mọi Hình Thức Kỳ Thị Chủng Tộc (International Convention on the Elimination of all Forms of Racial Discrimination, CERD).

Để chuẩn bị cho cuộc rà soát này, BPSOS đã đóng góp 3 bản báo cáo với Uỷ Ban CERD. Đóng góp cho nội dung báo cáo gồm có Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, tổ chức Người Thượng vì Công Lý, và tổ chức Người Hmong cho Nhân Quyền.

“Trong thể chế hiện nay, người dân ở trong nước không thực sự có quyền giám sát hoạt động của nhà nước,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiểm Chủ Tịch BPSOS nhận định. “Nhưng thông qua các định chế nhân quyền LHQ như Uỷ Ban CERD, người dân ở Việt Nam có thể yêu cầu nhà nước giải trình về những điểm quan tâm của mình.” 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F97bf95ae-9c2c-4f19-9de8-038928f15aad.png%3Frdr%3Dtrue&t=1697589863&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c00-970001017e00&sig=WL.puYBe5SKaurFG_aMlgw--~D

Hình 1 – Những tín đồ Tin Lành người Hmong bị đuổi khỏi làng vì không từ bỏ đạo, Tỉnh Sơn La, tháng 4 năm 2017

Trong tinh thần đó, BPSOS đã hợp tác với các tổ chức kể trên để thu gom thông tin về vi phạm bởi và đề xuất các khuyến nghị cho nhà nước Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, như:

·        Đàn áp tự do tôn giáo hay niềm tin

·        Tổ chức tôn giáo bị biến thành công cụ đàn áp

·        Cưỡng chế đất đai của người bản địa

·        Cáo buộc quan điểm chính trị (phản động, chống đối nhà nước, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, v.v.)

·        Chính sách ép bỏ đạo dẫn đến tình trạng vô quốc tịch của tín đồ Tin Lành Hmong và Thượng

·        Sự tác hại của chính sách kỳ thị lên trẻ em người bản địa Hmong và Thượng

Uỷ Ban CERD dựa một phần vào những đóng góp từ xã hội dân sự để quyết định các chủ đề mà nhà nước Việt Nam cần sẵn sàng để trả lời tại cuộc rà soát.

Theo Ts. Thắng, BPSOS sẽ cử một toán 4 người đến Geneva tham dự cuộc rà soát. Họ sẽ họp trước với Uỷ Ban CERD vào ngày 27 tháng 11 để cung cấp thông tin cập nhật về các báo cáo. Trong suốt cuộc rà soát, toán này sẽ góp ý với Uỷ Ban CERD trong trường hợp đoàn đại diện nhà nước Việt Nam trả lời không đúng, không đủ sự thật.

“Chúng tôi sẽ có một giàn nhân sự để sẵn sàng phối kiểm thông tin và phản biện, nếu cần.”

Đây không là lần đầu tiên BPSOS tham gia các cuộc rà soát của LHQ đối với Việt Nam. Trước đây, BPSOS đã đóng góp báo cáo và hiện diện tại các cuộc rà soát về quyền của phụ nữ, quyền của trẻ em, quyền dân sự và chính trị, quyền không bị tra tấn…

Cũng như những lần trước, bộ phận truyền thông của BPSOS sẽ tường thuật trong nhiều ngôn ngữ về cuộc rà soát kéo dài 2 ngày sắp đến.

Trong các ngày 28 – 30 tháng 11, BPSOS hướng dẫn một đoàn 30 người có mặt tại thủ đô Praha của Cộng Hoà Séc để tham gia Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng về Tự Do Tôn Giáo Hay Niềm Tin. Sự kiện này cũng sẽ được tường thuật trực tuyến.

Các báo cáo chung do BPSOS nộp cho Uỷ Ban CERD có thể tìm thấy tại: https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/15/TreatyBodyExternal/countries.aspx?CountryCode=VNM&Lang=EN

Bài liên quan:

Rà soát Việt Nam về kỳ thị chủng tộc: Các chủ đề chính

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2034-ra-soat-viet-nam-ve-ky-thi-chung-toc-cac-chu-de-chinh.html


Cụ Tráng Thị Đấu: Người Việt Nam tỵ nạn lớn tuổi nhất đến Hoa Kỳ

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/2037-cu-trang-thi-dau-nguoi-viet-nam-ty-nan-lon-tuoi-nhat-den-hoa-ky.html

LTS: Ngày 12/10/2023, cụ Tráng Thị Đấu (sinh năm 1925) đã đến Mỹ tỵ nạn sau một thời gian ở Thái Lan.

Chúng tôi xin chia sẻ bài viết sau, đã được đăng trên tờ Việt Nam Thời Báo.

(Trong bài viết trên, tên cụ được viết là Tráng Thị Dâu hoặc Tráng Thị Dau – chúng tôi đã kiểm tra lại và được biết tên cụ là Tráng Thị Đấu).

Tác giả: Hạo Nhiên 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F1201686c-fc80-4c4e-9e37-05dcbdc9da5a.png%3Frdr%3Dtrue&t=1697589863&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c00-970001017e00&sig=xacaPlzabglY1_eYD_VaXA--~D

Cuối cùng thì cụ Đấu đã cùng con gái và con rể rời Thái Lan để đến bến bờ tự do. Quả là một hành trình gian nan đối với một cụ bà 98 tuổi.

Ngày 12 tháng 10, cụ bà Tráng Thị Đấu đến Hoa Kỳ. Cụ là người dân tộc H’mông, mang quốc tịch Việt Nam, lớn tuổi nhất, sinh năm 1925, được định cư theo diện tỵ nạn vì bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đàn áp tôn giáo.

Cụ Tráng Thị Đấu nhận được lịch hẹn phỏng vấn đi tỵ nạn ngày 7 tháng 6 năm 2023 của tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan. Người nhà đưa cụ đến tòa ĐS từ sáng sớm và làm mọi thủ tục để vào phỏng vấn. Tuy nhiên, nhân viên làm việc nhận ra thủ tục khám sức khỏe cho cụ chưa hoàn tất, họ từ chối phỏng vấn và yêu cầu cụ làm việc lại với luật sư và tòa đại sứ Hoa Kỳ để làm lịch hẹn khác khi đã hoàn tất thủ tục khám sức khỏe. Vậy là buổi phỏng vấn ngày hôm đó đã bị dời lại.

Mãi cho đến tận 2 tháng sau, cụ mới được lịch hẹn phỏng vấn xin Visa ngày 28 tháng 9 năm 2023. Sau khi phỏng vấn được 1 ngày, hôm 29 tháng 9 năm 2023, gia đình đã nhận được thông tin, gọi đưa cụ lên nhận Visa, niềm vui cuối cùng cũng được đoàn tụ với con gái ruột sau nhiều năm chờ đợi mỏi mòn.

Từ Thái Lan, gia đình thông báo tin vui tới ông bà Wa Chi Minh Vang, con rể và Chao Xiong con gái cụ Đấu.

Một người Hmong Mỹ gốc Lào đang giúp đỡ ông Wa Chi Minh Vang làm thủ tục đoàn tụ gia đình tin khá chắc rằng cụ Đấu có thể rời khỏi Thái Lan mà không cần thông qua UNHCR, IOM hay IDC mà chỉ cần ra sân bay đóng phạt bởi vì có visa Mỹ và “đã có sự bảo đảm từ tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Thái Lan”[SIC]. Ông Wa Chi Minh Vang và vợ quyết định về Thái Lan đón mẹ. Họ đã book vé một chiều của hãng American Airlines từ Thái Lan về Mỹ cho cụ Đấu để đi cùng. Lịch bay từ Thái trở lại Mỹ là ngày 10 tháng 10 năm 2023.

Việc gia đình bảo lãnh Cụ Tráng thị Đấu, một người tỵ nạn có tên trong hồ sơ của Phủ Đặc Ủy Tỵ Nạn LHQ tại Thái Lan, sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình, cũng vô cùng nhiêu khê, chúng tôi sẽ kể sau.

Tuy nhiên việc bất ngờ ập đến khi cháu cụ Đấu báo với Phủ Đặc Ủy Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc tại Bangkok, UNHCR, về việc cụ đã có Visa nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình và sẽ rời khỏi Thái Lan ngày 10/10. UNHCR hốt hoảng thông báo cho cụ rằng thời gian quá gấp. UNHCR cũng như IOM không thể đủ thời gian để làm thủ tục xuất cảnh cho cụ.

Anh Johnny Huy, người vẫn từng lo cho cụ từ trước, bàng hoàng vì thông tin này.

Vì cụ Đấu đã có tên trong hồ sơ người có quy chế tỵ nạn trên đất Thái của UNHCR, nên họ đề nghị không tự ý đưa cụ ra sân bay làm thủ tục xuất cảnh và nên xin gia hạn Visa từ tòa đại sứ Hoa Kỳ để UNHCR và IOM có thêm thời gian làm thủ tục.

Johnny Huy cảm thấy bất an về sự việc nên đã email cho LS. Alex Sonsev, Giám đốc Trung Tâm Bảo Vệ Tỵ Nạn (Center for Asylum Protection, CAP) do tổ chức BPSOS tài trợ, để trình bày về sự việc.

Johnny Huy kể, “Ông Alex Sonsev sau khi nhận được email của tôi đã phản hồi nhanh chóng và cho biết cụ Đấu không thể đóng phạt ở sân bay vì đã nhập cảnh Thái Lan bất hợp pháp. Thủ tục cần làm là phải thông qua IDC sau đó ra tòa, đóng phạt cho việc nhập cảnh và ở lại bất hợp pháp trước khi có thể rời khỏi Thái Lan. Ông Sonsev cho biết sẽ nói chuyện với UNHCR để tìm hướng giải quyết, việc gia đình tự đưa bà cụ Đấu ra sân bay để đi là một ý tồi (bad idea).”

Khi anh Johnny Huy cho Alex biết rằng đã quá muộn để có thể làm gì đó giúp đỡ trường hợp này, vì chỉ còn ít ngày nữa đến ngày bay và visa hết hạn; UNHCR và IOM thì cần đến 2 tuần để làm xong thủ tục. Alex nói rằng vẫn còn hy vọng và hứa cố nói chuyện lại với UNHCR tìm hướng giải quyết. Sau 3 ngày chờ đợi, Johnny Huy nhận được tin từ Alex rằng UNHCR không có đủ thời gian để làm thủ tục xuất cảnh cho trường hợp bảo lãnh theo diện gia đình đối với bà Tráng Thị Đấu. Dù vậy Alex ngay tức khắc liên lạc với tổ chức Refugee Rights Litigation Project (RRLP) để nhờ sự giúp đỡ. Hôm đó là ngày 7/10 (cách ngày bay chỉ 2 ngày).

Với sự giúp đỡ của tổ chức RRLP cụ Đấu đã được đưa ra tòa và đóng phạt ngay ngày 9 tháng 10. Tuy nhiên vấn đề ở đây là cảnh sát sở di trú Thái Lan cho biết họ không đủ thời gian để hoàn tất thủ tục cho chuyến bay đã được lên lịch sẵn với hãng hàng không American Airlines Inc. Với thời gian gấp rút như vậy họ chỉ tìm được 1 hãng bay duy nhất là hãng hàng không All Nippon Airways Co Ltd cho phép những người từ IDC (Immigration Detention Centre), Trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp, lên máy bay mà không cần sự phê duyệt trước. Vì vậy lựa chọn duy nhất là phải hủy chuyến bay ngày 10/10 với American Airlines Inc và đặt chuyến bay ngày 11/10 với All Nippon Airways Co Ltd (trước ngày hết hạn Visa 2 ngày).

Sáng ngày 10/10 Johnny Huy cùng ông bà Wa Chi Minh Vang và cụ Tráng Thị Đấu nhanh chóng đến IDC để làm những thủ tục cuối cùng là chụp hình, lăn tay để xuất cảnh. Vì bà Đấu đã quá già không thể ở lại IDC để sáng 11/10 IDC sẽ ra sân bay nên cụ được phép về nhà và cảnh sát hẹn gia đình tại sân bay sáng 6h30 ngày 11/10 để làm thủ tục lên máy bay.

Khoảng 7h30 sáng 11/10 Cụ Đấu được nhân viên của sở di trú và IDC làm thủ tục xuất cảnh, nhưng nhân viên của hãng hàng không All Nippon Airways Co Ltd không đồng ý xuất vé vì Visa của cụ Đấu trông rất lạ (chỉ là 1 tờ giấy cỡ A4 với thông tin hộ chiếu tạm thời ở trên): 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Ffee8499e-b084-4e57-890f-1ef1eadf5ed9.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1697589863&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c00-970001017e00&sig=MRRWggXIs_WX1hzkO9cXuQ--~D

Tờ Visa khiến nhân viên xuất vé và cảnh sát di trú IDC ngỡ ngàng (chúng tôi đã che đi các thông tin cá nhân). 

Cuối cùng phải đợi khoảng 1 tiếng thì nhân viên của hãng hàng không All Nippon Airways Co Ltd mới đồng ý xuất vé và họ đề nghị gia đình phải tự làm việc với cảnh sát di trú tại sân bay về các vấn đề nẩy sinh, nếu có. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Ff08078e6-58f3-4f3b-ae96-8e4bd33fbc69.png%3Frdr%3Dtrue&t=1697589863&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c00-970001017e00&sig=w2HioUPbOlMWSMTSOzrhCQ--~D

Cảnh sát IDC giúp đỡ làm thủ tục.

Và cuối cùng thì cụ bà Đấu đã cùng con gái và con rể rời Thái Lan để đến bến bờ tự do. Quả là một hành trình gian nan đối với một cụ bà 98 tuổi. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F26a50098-3551-4b37-92ae-6ea3bf4fbacc.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1697589863&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c00-970001017e00&sig=h1Z74iay9GOwJWwlSNQ1lw--~D

Cụ Đấu cùng con gái và con rể trên chuyến bay quá cảnh Tokyo về Hoa Kỳ.

Bản tin trên SBS tiếng Hmong về gia đình tị nạn người Hmong Việt được tái định cư ở Úc

Ngày 16 tháng 10, 2023

http://machsongmedia.org

Ở Úc có một cộng đồng nhỏ người Hmong gốc Lào. Khi được tin một gia đình Hmong Việt đến Úc tái định cư, họ vui mừng và đã cử người ra phi trường đón tiếp. Họ hứa sẽ yểm trợ gia đình chị tị nạn trong việc hội nhập đời sống mới.

Trước đó, Hội Ái Hữu Gia Long Sydney đã gây quỹ để giúp đỡ gia đình này nộp phạt để khỏi phải ngồi tù ở Thái Lan. Gia đình tị nạn người Hmong Việt này thật may mắn vì được cả cộng đồng Hmong và đồng hương Việt ưu ái giúp đỡ.

Ngày 14 tháng 10 vừa qua, chương trình phát thanh SBS tiếng Hmong ở Úc đã chạy tin về gia đình tị nạn này: https://www.sbs.com.au/language/hmong/hmv/podcast-episode/hmong-family-that-arrived-recently-in-australia/wpjkpjzgy

Dưới đây là bản dịch tiếng Việt của Johnny Huy: 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F043c4923-3698-4953-975c-798f7e8a3d1e.png%3Frdr%3Dtrue&t=1697590020&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c00-970008017e00&sig=FMDPM10a.ETGs8licHsLUQ--~D

Khoảng 2 tuần trở lại đây đã có 1 gia đình người Hmong Việt Nam tị nạn tại Bangkok, Thái Lan đã được tái định cư sang nước Úc. Vì chính phủ Thái không ký công ước tị nạn năm 1951 và Hiệp định liên quan đến Tình trạng Người tị nạn" năm 1967, còn được gọi là Nghị Định Thư 1967, nên dù có được công nhận tư cách tị nạn thì người tị nạn vẫn không được bảo vệ. Vậy tại sao người ta vẫn đến Thái lan xin tị nạn và ai đang giúp đỡ họ?

Theo anh Tony Lee, người đứng đầu tổ chức Hmong Society Victoria cho biết đã có một tổ chức tìm kiếm anh và nhờ anh giúp đỡ thông dịch cho gia đình người Hmong Việt Nam này.

Anh Tony Lee nói “Có một vài người Mỹ thuộc tổ chức Urban Life đã tìm kiếm và thấy trang facebook page của chúng tôi là Hmong Society Victoria. Họ đã liên lạc và hỏi tôi rằng liệu có người Hmong nào đang sinh sống tại Victoria không? Và họ cũng muốn biết rằng liệu tôi có giúp đỡ họ thông dịch được không? Vì gia đình Hmong Việt Nam này không biết tiếng Anh nên họ đang cần một người giúp đỡ thông dịch. Tôi đồng ý và nói với họ rằng tôi rất vui được giúp đỡ vì dù sao cũng cùng là người Hmong, dù thế nào cũng cần phải giúp đỡ họ”.

Anh Lee cũng nói thêm rằng anh đã cùng một phụ nữ da trắng người Australia ra phi trường Sydney Airport để đón gia đình này vào khoảng 2 tuần trước.

“Hôm Thứ Sáu vừa rồi (tức ngày 29/9/2023) tôi đã cùng với một phụ nữ da trắng người Úc ra phi trường đón gia đình người Hmong Việt Nam này từ Sydney, sau đó từ Sydney về Melbourne. Hiện tại họ đang ở Ringwood. Tôi cũng cùng đi xem ngôi nhà mà tổ chức hỗ trợ họ đã thuê cho họ ở. Tôi và gia đình người Hmong Việt Nam này chưa từng biết nhau trước đó, chỉ là khi tổ chức hỗ trợ gia đình này liên lạc với tôi nhờ giúp đỡ thông dịch nên tôi mới biết họ từ đó.”

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, người điều hành tổ chức Boat People SOS (BPSOS), là một tổ chức NGO tại Mỹ, hiện tại đang tài trợ cho một văn phòng pháp lý hỗ trợ người tìm kiếm tị nạn tại Bangkok, Thái Lan cho biết:

“Chúng tôi có một văn phòng gồm toán luật sư tại Bangkok giúp đỡ người tìm kiếm tị nạn lập hồ sơ xin tị nạn với UNHCR. Nếu không có những nỗ lực hỗ trợ pháp lý như vậy thì việc tìm kiếm tư cách tị nạn rất trần ai.”

Chị Jay (không phải tên thật) cho biết chị rất hạnh phúc vì cuối cùng gia đình chị cũng tới được Úc Châu.

“Tôi rất hạnh phúc khi gia đình tôi đã đặt chân tới Úc Châu. Tôi sẽ luôn ghi nhớ những ân tình của chính phủ Úc khi đã chấp nhận gia đình tôi và cho gia đình tôi có một cuộc sống hợp pháp. Hôm nay gia đình tôi đã có một cuộc sống mới không phải lo lắng sợ hãi. Tôi rất hạnh phúc.”

Tiến sĩ Thắng cho biết thêm rằng sẽ có thêm nhiều gia đình người Hmong tới Úc Châu. Ông nói:

“Chúng tôi biết và hy vọng rằng không lâu nữa sẽ có thêm nhiều gia đình người Hmong Việt Nam từ Thái Lan đến định cư tại Úc Châu. Chúng tôi có thông tin và danh sách nhiều gia đình đã được chuẩn bị cho việc tái định cư. Hiện tại đang có khoảng 700 người Hmong theo đạo Tin Lành ở Thái Lan và khoảng hơn phân nửa trong số họ đã được công nhận tư cách tị nạn và dần được phỏng vấn tái định cư”.

Khi được hỏi rằng tại sao người Hmong lại rời khỏi đất nước Việt Nam để đi xin tị nạn thì tiến sĩ Thắng trả lời rằng:

“Lý do chính là vì họ bị đàn áp tôn giáo khi họ từ bỏ tập tục cũ và theo đạo Tin Lành. Khi đã quá nhiều người Hmong từ bỏ tập tục cũ sang đạo Tin Lành, chính quyền thấy rằng sẽ khó để quản lý. Vì vậy họ bắt đầu tìm cách đàn áp. Chính quyền ép người Hmong quay lại phong tục tập quán cũ thờ ông bà tổ tiên, nhưng đã có nhiều người Hmong thà chết chứ không chịu bỏ đạo vì vậy họ đã bị đàn áp và đuổi ra khỏi làng, họ đã chạy trốn khắp nơi. Đây là những lý do vì sao họ đành phải rời bỏ đất nước ra đi”.

Sự đàn áp không những xảy ra trên sắc tộc Hmong mà còn xảy ra với những sắc tộc ít người khác. Tiến sĩ Thắng nói thêm:

“Không chỉ riêng sắc tộc Hmong, những sắc tộc ít người khác cũng gặp tình trạng tương tự khi họ từ bỏ đức tin cũ chuyển sang theo đạo Tin Lành. Điển hình như những người Montagnard ở Tây Nguyên, người Khmer Krom ở phía Nam Việt Nam. Chính quyền cho rằng sự thay đổi tôn giáo, sự đoàn kết của từng sắc tộc có nguy cơ ảnh hưởng đến nền an ninh quốc gia. Chính quyền sẽ khó lòng kiểm soát vì vậy họ tìm cách đàn áp và kìm hãm”.

Dù sao đi nữa thì chính quyền Việt Nam cũng không thừa nhận các cuộc đàn áp đối với những cộng đồng sắc tộc thiểu số nói trên. Chính quyền Việt Nam cũng đã tham gia vào các công ước UN về các quyền của người thiểu số và kỳ thị chúng tộc. Vì vậy tiến sĩ Thắng nói rằng tháng tới đây sẽ diễn ra phiên rà soát nhà nước Việt Nam về việc thực thi Công ước Quốc tế Xóa bỏ mọi Hình thức Kỳ thị Chủng tộc xem Việt Nam có làm đúng với những gì đã cam kết hay không. Tiến sĩ Thắng nói:

“Cuối tháng 11 này Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị Chủng tộc sẽ có phiên rà soát nhà nước Việt Nam về thực thi công ước xóa bỏ kỳ thị chủng tộc mà Việt Nam đã ký. Vì Việt Nam đã vi phạm công ước này nên chúng tôi hy vọng rằng Ủy ban sẽ xem xét cẩn thận các bản báo cáo và hồ sơ chúng tôi đã nộp lên”.

Mặc dù gia đình người Hmong này đã đến Úc Châu nhưng họ vẫn còn lo lắng về sự an toàn của gia đình người thân ở Việt Nam nên họ không dám chia sẻ nhiều về câu chuyện của mình. Chị Jay chỉ muốn gửi lời cảm ơn tới chính phủ Úc, các tổ chức và cá nhân đã hỗ trợ gia đình chị đến được bến bờ tự do. Chị Jay cũng gửi một vài thông điệp tới cộng đồng người Hmong ở Úc Châu rằng:

“Tôi mới đến nên cũng lạ nước lạ cái, cái gì cũng không biết. Từ học hành cho đến tìm kiếm việc làm, nếu khi nào tôi kêu gọi sự giúp đỡ của quý vị thì xin quý vị hãy giang rộng cánh tay giúp đỡ tôi”.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng từ tổ chức BPSOS nói thêm rằng:

“Chúng tôi đang vận động chính phủ Úc nhận càng nhiều người Hmong càng tốt. Hiện tại chính phủ Mỹ cũng đang làm điều đó, chính phúc Úc, New Zealand hay Canada đều đang đón nhận người tị nạn. Đó là một tín hiệu đáng mừng”.


Ông Nguyễn Văn Điền: Những năm tháng bị đàn áp, tù đày và những trăn trở, ưu tư với hiện trạng Phật giáo Hòa Hảo

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2035-ong-nguyen-van-dien-nhung-nam-thang-bi-dan-ap-tu-day-va-nhung-tran-tro-uu-tu-voi-hien-trang-phat-giao-hoa-hao.html

LTS: Tháng 9/2023 vừa qua, một trong những sự kiện đặc biệt gây chú ý với người Việt là việc tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển đi thẳng từ nhà tù ở Việt Nam và, cùng vợ, sang tỵ nạn ở Berlin, Đức. Ông Nguyễn Bắc Truyển là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.

Sau đây là bài viết của tác giả Song Chi về một gia đình mấy đời bị đàn áp vì là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo: câu chuyện của ông Nguyễn Văn Điền.

Bài viết đã được đăng trên trang Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 22/9/2023. Sau đây là nguyên văn bài viết.

Tác giả: Song Chi 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F8b54c24b-5e9b-4ad1-a3d9-884c23a654b6.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1697590750&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c00-97003c017e00&sig=9lUwcqzhfTCyot8PN7lBMA--~D

Ông Nguyễn Văn Điền, Hội trưởng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHHTT.

Cả một nhà mấy đời bị đàn áp vì là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo

Ông Nguyễn Văn Điền sinh ngày 18.4.1939 tại làng Long Hưng, huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc. Gia đình thuộc diện trung nông.

Cha là ông Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1898 tại Sa Đéc. Ông Nguyễn Văn Hiệp và vợ có 6 người con-3 trai, 3 gái, trong đó ông Nguyễn Văn Điền là con út.

Gia đình từ đời ông bà nội theo Đức Phật Thầy Tây An ở núi Sam, An Giang – vị Giáo tổ khai sáng tông phái Phật Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Sau này, khi Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ khai đạo Phật giáo Hòa Hảo và đi khuyến nông tại 107 vị trí ở đồng bằng sông Cửu Long, ông Nguyễn Văn Hiệp đã trực tiếp quy y với Đức Thầy vào dịp rằm tháng 6 năm 1945.

Ngày 21.9.1946 Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ thành lập Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng. Ông Nguyễn Văn Hiệp trở thành Cố vấn Ban Chấp hành Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng huyện Lai Vung.

Bản thân ông Nguyễn Văn Điền cũng theo truyền thống của gia đình là theo Phật giáo Hòa Hảo từ năm lên 7 tuổi. Vùng Sa Đéc và một số tỉnh thành thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long lúc đó theo Phật giáo Hòa Hảo rất nhiều.

Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng là một tổ chức kháng Pháp. Tổ chức Việt Minh (Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, thành lập năm 1941) của những người cộng sản cũng giương ngọn cờ kháng Pháp, nhưng đường hướng, lý tưởng khác nhau, nên có xung đột, kể cả đụng độ bạo lực đẫm máu. Trước đường lối, lý tưởng khác nhau và ảnh hưởng của Phật Giáo Hòa Hảo ở miền Nam, cụ thể là miền Tây Nam Bộ, Việt Minh quyết định phải sát hại Đức Huỳnh Phú Sổ.

Ngày 16/4/1947 nhằm ngày 25/2 Âm lịch năm Đinh Hợi, Việt Minh mời Đức Huỳnh Phú Sổ tham dự một phiên họp để hàn gắn sự rạn nứt giữa hai bên tại Đốc Vàng, xã Tân Phú, huyện Thanh Bình, tỉnh Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp), thực chất là lừa Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ đến dự cuộc họp trá hình đó để ám hại.

Sau khi ám hại Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, Việt Minh tiếp tục ra tay tàn sát các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, có đến hàng chục ngàn người.

Ông Nguyễn Văn Hiệp phải bỏ xứ vì sự truy sát của Việt Minh, sống bềnh bồng trên sông nước rày đây mai đó. Gia đình cũng tứ tán khắp nơi và giai đoạn này sống rất cực khổ. Người anh thứ đi theo nghĩa quân của ông Thiếu tướng Lê Quang Vinh (biệt danh Ba Cụt, một thủ lĩnh Quân sự của Giáo phái Hòa Hảo), là Đại đội trưởng của nghĩa quân Ba Cụt. Những người còn lại trong gia đình có người ở Sa Đéc, có người bỏ xứ tha phương cầu thực. Là con út, cậu bé Nguyễn Văn Điền sống với mẹ.

Như vừa nêu, giai đoạn này Việt Minh thẳng tay tàn sát các tín đồ của Phật giáo Hòa Hảo. Còn nhỏ, không được chứng kiến nhiều, nhưng ông Điền được nghe kể lại rất nhiều chuyện, từ làng này sang làng khác.

Và có vài sự kiện ông Nguyễn Văn Điền tận mắt thấy và vẫn còn bị ám ảnh cho tới tận bây giờ. Đó là những thây ma bị giết trôi trên sông-cứ nhìn cái xác nào để tóc dài búi lại, để râu ba chòm dài là biết tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Có lần cậu bé Nguyễn Văn Điền lội ra giữa sông vớt một cây tre đang trôi để mang về nhà dùng, cậu cứ ôm cây tre như vậy mà bơi vào bờ, khi đến bờ bên kia sông giở cây tre lên thì phía dưới là 8 cái đầu lâu tóc búi, râu dài của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo dính chùm vào nhau. Đến giờ nhớ lại vẫn còn cảm thấy rợn người. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo của địa phương hay được, liền đem đến 8 cái hũ sành, bỏ 8 cái đầu lâu vào đem đi chôn. Một lần khác, một người em họ của cậu Nguyễn Văn Điền bị Việt Minh tra tấn, đánh đập (tiếng là em họ nhưng người này lớn hơn cậu Nguyễn Văn Điền 15 tuổi). Có đến một chục tay Việt Minh dùng chày giã gạo đánh vào ngực, vào thân thể người em họ này, khiến anh ta tiểu tiện luôn tại chỗ, những người thân nhìn thấy ngất xỉu luôn.

Sự đàn áp của Việt Minh đối với Phật giáo Hòa Hảo kéo dài tới năm 1949, 1950, thậm chí đến năm 1955 là thời Đệ Nhất Cộng Hòa nhưng Việt Minh vẫn còn tìm giết tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.

Cơ sở Phật giáo Hòa Hảo tan tác. Ông Nguyễn Văn Điền kể, ông còn nhớ sau 8 năm kể từ khi Phật giáo Hòa Hảo khai đạo, tức là năm 1948, ông Trần Văn Soái tự Năm Lửa, là Trung tướng của Lực lượng Vũ trang Giáo phái Hòa Hảo, cho phép mọi người cử hành Lễ Khai đạo lần thứ 9, ngày 18.5 Âm lịch. Tất cả Ban Trị sự kéo nhau về chuẩn bị làm lễ thì ông Ngô Hùng Xuyến, đại đội trưởng tiểu đoàn 307 ở Trà Vinh tới cho bắt trói hết mọi người. Nếu người nào nói muốn gặp ông Năm Lửa là biết tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thật, liền dụ sẽ dẫn vô thăm ông Năm xong rồi thả. Mọi người tưởng thật. Nhưng rồi chỉ thấy người được dẫn vô có đi mà không có về. Lần đó tín đồ, chức sắc của Phật giáo Hòa Hảo bị sát hại có đến cả 100 người, chôn trong một cái hầm mộ tập thể tại xã Tân Phước. Bây giờ nhà nước chôn lấp xong xây trường học lên trên, xóa đi dấu tích ngôi mộ này.

Những ngôi mộ tập thể chôn tín đồ Phật giáo Hòa Hảo như vậy rất nhiều, ở Tân Thành, Hồng Ngự, Long An, Cờ Đỏ, Thới Lai, Lai Vung-Đồng Tháp…mỗi cái mồ chôn ít nhứt cũng cả trăm người cho tới vài trăm người. Có chỗ bị phá, bị lấp, có chỗ vẫn còn, như tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, vẫn còn một mồ chôn tập thể 467 tử thi nhưng 468 oan hồn vì trong đó có một người phụ nữ đang mang thai 7 tháng.

Trở lại người cha của ông Nguyễn Văn Điền là ông Nguyễn Văn Hiệp bỏ xứ đi lang bạt cho đến năm 1963, sau khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ, ông mới trở về quê hương, làm nông, sinh sống với các con, đến năm 1969 thì ông Hiệp qua đời.

Còn ông Nguyễn Văn Điền đi học đến hết lớp Đệ Tứ thì phụ mẹ làm ruộng. Ông lập gia đình năm 33 tuổi, có 2 người con, một trai một gái, cũng theo Phật giáo Hòa Hảo.

Nhận xét về chính sách tôn giáo dưới chế độ VNCH và chế độ Cộng sản bây giờ, ông cho biết, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, tuy Phật giáo Hòa Hảo không được phép phát triển, quân đội của PGHH hay các nhóm tôn giáo khác đều bị chính quyền gây khó khăn, bản thân tướng Lê Quang Vinh – một trong những thủ lĩnh ly khai của Quân đội Hòa Hảo vì chống lại Chính quyền Thủ tướng Ngô Đình Diệm và Quân đội Quốc gia Việt Nam nên bị bắt, bị tử hình, nhưng ngoài ra đời sống của tín đồ PGHH vẫn bình thường, vẫn theo đạo, tiến hành lễ lạc, tụ họp… không ai để ý. Còn bây giờ thì khắc nghiệt không thể tưởng tượng. Nhà cầm quyền có trăm mưu ngàn kế để tiêu diệt PGHH dưới mọi hình thức: diệt giáo chủ, diệt giáo lý, diệt giáo đồ, diệt giáo sản (tài sản). Tất cả mọi cái gì thuộc về PGHH gốc, PGHH thuần túy đều bị tiêu diệt.

Từ sau 30/4/1975: 5 lần ông Điền bị tù không giam giữ và giam giữ

Tiếp theo biến cố lịch sử ngày 30/4/1975 là những tháng ngày đen tối cho đất nước nói chung và cho các tôn giáo nói riêng. PGHH không là ngoại lệ. Tất cả các chức sắc của PGHH đều phải đi “học tập cải tạo” ít nhất là 3 tháng, tưởng đâu sau đó được yên ổn nhưng không.

Bản thân ông Nguyễn Văn Điền là cán bộ truyền giáo của PGHH, phải đi “học tập cải tạo” ở huyện Lấp Vò cùng với nhiều chức sắc PGHH khác.

Sau giai đoạn này, ngày 30/7/1975 ông Điền bị đưa vào diện tù không giam giữ suốt 3 năm--tù không giam giữ có nghĩa là họ để ông ở trong một mảnh ruộng, sinh hoạt ăn ngủ tại đó không được đi đâu hết, họ cũng không cần canh giữ vì gần đó có đồn công an. Lúc này một số chức sắc cao cấp của PGHH như cụ Lê Quang Liêm, bị đưa đi giam giữ ở Sài Gòn, rồi đưa đi Cà Mau.

Sau 3 năm, công an, chính quyền địa phương thả ông Điền về. Nhận thấy PGHH bị chìm lắng, gần như không ai dám hoạt động gì cũng không ai đi truyền đạo, ông Điền cảm thấy đau xót, nghĩ mình cũng là một trong những hạt nhân của giáo hội đã được đào tạo, ông không đành lòng, nên quyết định phải đi truyền đạo. Và ông bị bắt khi đang ở Lai Vung với tội danh “tuyên truyền mê tín dị đoan, truyền đạo phản động, truyền đạo trái phép”. Đó là vào cuối tháng 6 năm 1978. Nhà cầm quyền địa phương đưa ông về Lấp Vò giam 2 năm. Bây giờ thì là tù giam thực sự. Mỗi căn buồng nhỏ hẹp giam tới mấy chục người, chật đến nỗi tối phải nằm nghiêng mà ngủ, ban ngày thì đi cắt lúa, phá rừng, trồng cây, đốn củi…đủ thứ việc nặng nhọc.

Trại giam lúc đó có ông Phạm Tấn Thum, trưởng phòng Công an và một nhân vật tên là Trần Văn Bé Hai, biệt danh “Bé mủ” vì gương mặt lúc nào cũng sưng lên như có mủ bên trong. Tay này tính tình tàn ác, thích hành hạ tra tấn tù nhân. Đánh đập bằng tay hay dùi cui, làm nhục xỉ vả, mắng chửi bằng lời nói thì là chuyện nhỏ, còn nhiều “trò” khác mà hắn bày ra. 36 kiểu tra tấn thì bản thân ông Điền đã “nếm” qua khoảng chừng 10 kiểu. Nào trói giật chân tay ra phía sau treo rút lên trần nhà chúc đầu xuống đất, khi nào tù nhân ngất xỉu thì hạ xuống xối nước lạnh cho tỉnh rồi lại treo lên. Hoặc trại có cái hồ gọi là hồ Cá Vồ, rộng khoảng 1 công đất tức khoảng 1000 mét vuông, phía dưới bùn, chất bẩn dày cả thước. Tay Bé mủ gọi trò hành hạ này là “tàu lặn xuyên lục địa”. Tù nhân phải lặn xuống dưới bùn lầy, khi ngộp quá ngoi đầu lên thở thì ở trên y lấy roi đánh xuống, lại phải lặn xuống, ngoi lên lại bị đánh xuống…Cứ thế. Một trò khác: đầu của tù nhân bị cạo trọc trên chỏm gần bằng cái chén ăn cơm, tù nhân bị còng tay chân, còng đầu vào cái ghế, phía trên cao họ treo một thùng nước lạnh cỡ 6 lít rồi cho nước chảy nhỏ giọt xuống đỉnh đầu tù nhân, tù nhân cứ thế ngất, chết hồi nào không hay. Khi tỉnh lại ê ẩm cả đầu, cả thân người, không đi đứng nổi. Một trò khác: bỏ tù nhân vô trong một cái thùng phuy đựng đầy nước, ở ngoài họ lấy cây đánh vô thùng. Khi làm trò này với tù nhân này thì bắt tù nhân khác phải chứng kiến và ngược lại. Ông Điền còn nhớ khi họ bỏ ông vô thùng thì bắt anh Trần Minh Thiệu là một tu sĩ của PGHH phải đứng ngó, đến khi họ bỏ anh Trần Minh Thiện vô trong thùng phuy, đánh gậy mấy cái thì nghe có tiếng động giãy cái bùm rất lớn bên trong, lát sau kéo ra anh Trần Minh Thiện đã ngất, máu từ mũi, mắt, tai, mồm đều rỉ ra trông rất đau lòng.

Hành hạ tra tấn tù nhân chưa đủ, đám công an, cai tù còn làm nhục tù nhân. Ví dụ như nam nữ bắt lột truồng hết quần áo, lựa ra từng cặp gọi là “ếch bắt cặp”, bắt phóng trên ruộng lúa mới cắt. Cây lúa sắc lẻm xợt vô ngực, vô thân thể máu chảy ràn rụa. Hoặc họ bắt những con cua, gọi là cua đỏ, loại cua to, kẹp không nhả, sau đó bỏ vô quần tù nhân lấy dây thun siết lại, ở trong quần con cua kẹp cắn tù nhân tơi tả.

Ông Điền ra tù năm 1980. Ông lại tiếp tục đi truyền giáo, vì đó là bổn phận ông phải làm. Năm 1989-1990 ông Điền bị bắt lần 2 khi đang dẫn anh em đồng đạo đi thuyết giảng trên núi, cũng với tội danh cũ “truyền bá mê tín dị đoan, truyền đạo phản động”. Ông bị giam giữ một năm ở kênh Ông Cò, rồi một năm ở Tà Đãnh, tỉnh An Giang, sâu trong núi. Bị bắt đi khai hoang, phá rừng. Lần này thì công khai hóa, khắc nghiệt hơn. Ông Điền bị buộc phải viết và đọc cho họ thu âm những bài “phản tỉnh”. Ông viết rất cẩn thận từng câu chữ nhưng họ cắt xén, sửa lời hết. Ví dụ ông nói Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ thì họ cắt hai chữ “Đức Thầy” thành ra giống như ông hỗn xược, ông nói “giáo lý PGHH không phải là mê tín dị đoan” thì họ cắt hai chữ “không phải” thành ra “giáo lý PGHH là mê tín dị đoan” v.v…cuối cùng thành ra sai lạc hết. Rồi họ cho phát tán những cuộn băng đã cắt sửa đó đi cả nước, khiến anh em đồng đạo hoang mang, hiểu lầm ông Điền rất nhiều. Mãi cho tới bây giờ vẫn còn có người hiểu lầm, gặp ông là chửi.

Lần thứ 2 này ông Điền cũng bị tra tấn nhưng chỉ bị đánh đập, không bị hành hạ đủ trò như lần trước. Nhưng ông đã chứng kiến có người bị đánh chết. Có một anh tên Nguyễn Văn Hùm. Anh này bị bắt tội làm bạc giả, không liên quan đến PGHH nhưng anh cũng là một tín đồ của PGHH.

Giai đoạn 1980-1989 tình hình tôn giáo rất khó khăn, các chức sắc của PGHH không sao gặp được nhau, Nhưng hàng năm những ngày đại lễ thì cũng cố gắng tổ chức được ở Thánh Địa Hòa Hảo.

Mãi tới năm 1995 ông Điền mới có cơ hội đi về Thánh Địa Hòa Hảo, mới gặp được cụ Lê Quang Liêm. Cụ Liêm kêu gọi mọi người rằng PGHH đã bị đàn áp quá sức đau thương, cho nên chúng ta phải đứng lên đòi hỏi, đấu tranh để phục hoạt PGHH. Cụ viết các thỉnh nguyện thư gửi nhà cầm quyền đòi hỏi phải cho PGHH được hoạt động trở lại, tín đồ phải được tự do tôn giáo. Nghe lời kêu gọi, ông Điền hợp tác với cụ, đấu tranh cho PGHH cho đến tận bây giờ.

Vì đấu tranh đòi tự do tôn giáo ông Điền lại bị bắt lần thứ 3, vào năm 2000. Lại bị giam không giữ 2 năm tại một nơi giống như một nông trại ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò. Ông Điền bị giam lỏng có một mình ở đây, không lao động, gia đình cũng không đến thăm được, chỉ đi loanh quanh trong phạm vi khoảng hơn ngàn mét vuông, không biết làm gì chỉ biết ngồi chờ thời gian trôi qua. Kinh sách cũng không có để đọc, không có gì tiêu khiển, thật không khác gì ở tù dù không bị giam trong buồng.

Năm 2005 ông lại bị bắt lần thứ 4, lần này có ra tòa, có án: 7 năm. Tội “gây rối trật tự công cộng”! Tính cả lần tù không giam giữ lần đầu tiên thì ông Điền bị 2 lần tù không giam giữ, 3 lần tù bị giam giữ, tổng cộng 5 lần.

Lần này ông Điền bị bắt tại nhà vào giờ sáng, khi ông đang lễ lạy Phật thì bị chích roi điện vào lưng ngất xỉu. Ông Điền kể: – Sau đó họ cởi cả chiếc áo cà sa mà tôi đang mặc để cúng, họ lấy chiếc áo đó họ trói, rồi lấy còng số 8 còng tay tôi lại sau lưng, dồn 2 quả chanh vào miệng, khiêng ra thảy trên chiếc xe ba gác là chiếc xe chở heo. Bà vợ tôi đang bị bệnh, thấy vậy la lên kêu cứu hàng xóm và cũng bị đánh bầm mặt, bị dồn chanh vô trong miệng mà nhà tôi thì rụng răng hết xài răng giả, nhồi như vậy nó sút răng giả nuốt vô tới cần cổ tưởng chết, may mắn là có một cô y tá cùng đi theo với đoàn công an biết cách cấp cứu thành ra nhà tôi thoát nạn. Họ bắt bà nhà tôi trói bỏ nằm dưới đất như con heo, còn tôi thì bị đưa đi. Năm đó tôi 67 tuổi. Đến bắt một ông già 67 tay không tấc sắt mà họ đem khoảng 500 người tới bao vây, làm rầm rộ, không biết tại sao phải làm dữ vậy. Ông Điền kết luận.

Ông Điền còn nhớ rất rõ ngày bị bắt là ngày 5/8/2005 nhằm ngày mùng 1 tháng Bảy Âm lịch.

Công an đưa ông Điền lên xe bít bùng chạy thẳng về Long Xuyên, đưa về khám lớn An Giang, rồi đưa qua khám lớn Bằng Tăng, Long Xuyên, tiếp tục điều tra, suốt cả ngày. Họ dùng cái cách gọi là “luân xa chiến”, người bị tra hỏi không có thời gian nghỉ ngơi còn người hỏi thì cứ tiếp tục thay đổi người, chỉ trừ phi vào ban đêm là người bị tra hỏi được cho nghỉ ngơi thôi. Họ dùng hết cách này đến cách khác đủ thứ hết.

4 tháng sau họ đưa ra tòa xử. Nói là phiên tòa công khai nhưng thân nhân, gia đình chẳng ai được dự. Cũng chẳng có luật sư, trong thời gian tạm giam thì gia đình không ai được phép liên lạc, thăm nuôi. Phiên tòa xử ông Nguyễn Văn Điền và những người khác, như ông Võ Văn Thanh Liêm, Võ Văn Thanh Long, Võ Văn Bửu, Mai Thị Dung, Tô Văn Mãnh, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Thị Ngọc Hà… Tất cả đều là PGHH. Phiên tòa kết thúc hết sức chóng vánh, ông Điền bị kết án 7 năm tù giam, Võ Văn Bửu 7 năm, Mai Thị Dung 9 năm, Võ Văn Thanh Liêm 6 năm 6 tháng, Tô Văn Mãnh 6 năm, Nguyễn Thanh Phong 6 năm, Nguyễn Thị Ngọc Hà 4 năm…Trừ ông Nguyễn Văn Điền là chức sắc của PGHH, ông Võ Văn Thanh Liêm trụ trì của ngôi chùa Quang Minh Tự, Chợ Mới, An Giang, những người khác chỉ là đồng đạo, tín đồ mà cũng bị án nặng như vậy.

Nguyễn Thanh Phong và Nguyễn Thị Ngọc Hà thật ra chỉ vì tình lối xóm đến can ngăn khi công an bắt Võ Văn Bửu mà cũng bị bắt luôn với tội danh “chống người thi hành công vụ”.

Đó là phiên tòa sơ thẩm, nhưng mọi người không yêu cầu phúc thẩm, nói như ông Nguyễn Văn Điền: – Chúng tôi chấp nhận, không yêu cầu gì cả, không yêu cầu giảm án mà cũng chẳng nói lên lời nào cả, tùy tòa án muốn xử bao nhiêu đó thì xử, xử bao nhiêu chúng tôi chấp nhận ở bấy nhiêu.

Khi đã thành án thì họ chuyển các tù nhân ra Xuân Lộc, Đồng Nai, chia ra mỗi người một khu. Tù nhân phải đi lao động, cuốc đất, trồng sắn, trồng mì, trồng lúa…nhẹ nhất thì mỗi người một ngày phải cạo 30 ký lô hạt điều.

Giai đoạn sau này thì không tra tấn nhưng cán bộ sử dụng lời nói để nhục mạ, gây cho tù nhân sự khó chịu, ức chế. Thứ hai, cán bộ công an không đánh đập tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị nhưng cho tù hình sự gây hấn, đánh đập vô tội vạ, lổ máu đầu cũng có. Và nếu tù nhân lương tâm bị đánh mà thưa với cán bộ để “xử lý” thì họ chẳng xử lý gì cả.

Năm 2012 ông Điền ra tù, ở đủ 7 năm không thiếu một ngày. Ông kể: – Thậm chí đến ngày 5/8/2012, xe ở nhà lên đón chúng tôi về, xe chờ ở ngoài mà còn 10 phút nữa họ cũng không cho về, chờ đúng 8 g họ mới mở cổng cho về.

Ông Điền cho biết ông không bị thêm thời gian quản chế nhưng ở địa phương họ cho người đến quấy rối thường xuyên, rồi họ đóng hai cái chốt ở hai đầu đường canh giữ suốt, đi đâu làm gì cũng bị giám sát. Đến năm 2018 vì ông già yếu, con gái qua rước cha mẹ về Cần Thơ ở, khi ông rồi lúc đó họ mới dỡ chốt. Về Cần Thơ thì không có chuyện giám sát kiểu đó nhưng trong những ngày lễ của đạo, ví dụ như ngày lễ Khai đạo 18 tháng 5 AL, ngày Đản sinh Đức Giáo chủ 25 tháng 11 AL, ngày thọ nạn của Đức Giáo chủ bị VM sát hại là ngày 25 tháng Hai A, ngày biến cố lịch sử 30 tháng Tư Dương lịch hay ngày 2 tháng 9 Dương lịch…thì công an đều đến canh, theo dõi, bám sát coi mình có hành động gì không.

Không chỉ gần nửa thế kỷ qua bản thân ông Điền hết bị giám sát, giam lỏng hoặc bị đi tù, cuộc sống của gia đình, việc học hành, tương lai của con cái ông cũng hết sức khó khăn, vì “lý lịch đen”.

Các con ông chán nản, thấy không có tương lai nên tới lớp 9 là nghỉ hết. Sau này cả hai người đều làm nghề tự do, đời sống cũng khá vất vả. Người con trai ở Sài Gòn, có một cơ sở bỏ gas cho người ta nấu, sống qua ngày. Người con gái thì bán thức ăn bỏ mối, giao hàng tận nhà, cũng chỉ sống qua ngày…

*

Đau lòng vì PGHH bị đàn áp và ưu tư về tương lai của đạo giáo:

Nhìn lại tình hình PGHH trong gần nửa thế kỷ qua, ông Điền nhận xét: Sau biến cổ lịch sử 30/4/1975 tình hình đất nước đen tối như thế nào thì các tôn giáo cũng phải chịu chung như vậy. Những người có đạo như chúng tôi mà ngồi lại với nhau chừng 3 người là công an tới bắt ngay chứ không cần phải hỏi cái gì hết. Uống rượu nhậu nhẹt thì họ bỏ qua mà ngồi uống trà nói chuyện đàng hoàng thì lại bắt. Khó khăn vô cùng.

Giai đoạn mà ông Nguyễn Văn Linh gọi là “mở cửa”, nhân dân người ta mừng nhưng còn đối với tôn giáo chúng tôi thì cũng chẳng có gì mà thoải mái cả. Họ không kểm kẹp trên phương diện hình sự hay chuyện này chuyện kia thì họ kềm kẹp trên phương diện tư tưởng. Lúc nào cũng vậy. Những cơ sở giáo sản thì họ đập hết không trả lại, cũ thì họ đập cho trở thành phế tích còn một đống ngói vụn rồi đem đi bán nền bán đất hết không còn gì để phuc dựng lại, mà hễ tiêu diệt không được thì họ lợi dụng, họ cho được tự do tôn giáo, tự do truyền bá nhưng truyền bá theo đường hướng, sự chỉ đạo của ban tôn giáo chính phủ, của Mặt trận Tổ quốc địa phương. Tới bây giờ cũng vậy thôi.

Chính quyền có đủ thủ đoạn, lúc nào họ cũng sử dụng tôn giáo này để khích bác, gây chia rẽ với tôn giáo kia. Ví dụ như bên Phật Giáo Việt Nam họ đào tạo một số nhà sư bên ngoài là sư bên trong thực chất là người của công an, có cấp bậc từ thiếu tá trở lên; dưới danh nghĩa là nhà sư, thượng tọa, hòa thượng, họ mạ lỵ PGHH, nói xấu PGHH từ trong nước ra ngoài nước.

Từ năm 1999 trở đi thì các chức sắc cao cấp cũng có gặp gỡ nhau, nhưng những ấn tượng thê thảm của những năm 1945-1947 trở về sau tín đồ PGHH bị giết vô tội vạ nên các cụ rất sợ, rất cẩn thận, không có dám làm gì sợ bị lừa vô cạm bẫy của nhà cầm quyền.

Thời cụ Lê Quang Liêm làm Hội trưởng Ban trị sự trung ương Giáo hội PGHH, sau năm 1999 cụ Liêm đòi tái phục hoạt giáo hội PGHH không theo hệ thống quốc doanh, nhưng nhà nước không cho, nên cụ Lê Quang Liêm, ông Nguyễn Văn Điền và các chức sắc trung kiên với đạo mới hợp tác thành lập Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy (để phân biệt với Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo là tuân thủ theo đường lối của nhà cầm quyền, của ban tôn giáo chính phủ). PGHHTT đưa ra 3 tiêu chí: củng cố giáo quyền, thống nhứt giáo hội, xiển dương giáo pháp. Tuy nhiên, ông Điền cũng thừa nhận, để lập trường hành đạo thôi chứ còn phần thực hiện thì chưa làm được, ví dụ chỉ có đi truyền bá giáo lý chứ chưa phải là xiển dương. Còn phía nhà cầm quyền, họ bắt bớ đàn áp nhưng họ cũng lợi dụng những hình thức đó để đưa ra với thế giới: Ai nói PGHH bị cấm đoán, bị đàn áp thì đó, bên PGHHTT như ông Nguyễn Văn Điền vẫn được đi truyền bá, chẳng hạn, nhưng ông Điền khẳng định, đó là họ lợi dụng những chuyện như vậy chứ không phải cho có tự do tôn giáo thực sự.

Sau khi cụ Lê Quang Liêm tạ thế thì ông Nguyễn Văn Điền là Hội trưởng Ban trị sự trung ương Giáo hội PGHHTT.

Ông Điền cho biết, theo năm tháng, PGHH cũng phần nào bị biến chất, biến tướng như Phật giáo quốc doanh, dù ở mức độ nhẹ hơn. Như chuyện phóng sanh, có những người nhẹ dạ, mê tín dị đoan thấy bên Phật giáo làm rồi bắt chước, đi mua cá mua chim để thả, nhưng những con chim đó dường như bị đầu độc bằng loại thuốc gì đó mà cứ thả ra một lúc lại bị bắt lại, thợ săn lại bắt những con chim, con cá đó tiếp tục bán…

Hoặc những kiểu “biến tướng” như sử dụng lòng tin của tín đồ để trục lợi. Ngày 18.5 Lễ Khai Đạo năm nay ở tại Tổ đình Thánh Địa Hòa Hảo họ dùng cái khay lễ thường được sử dụng để cung thỉnh chân dung Đức Thầy lên lễ đài làm lễ, họ đi rót nước mời tín đồ uống, khi tín đồ uống xong họ nói nhờ uống nước này mà hết bịnh, hết nhức đầu, đau bụng cho nên để tiền lên đó, đầy cả khay rồi họ đem cất đi, xong lại tiếp tục đi lòng vòng, đầy khay lại đem vô, cứ như vậy. PGHH từ trước tới giờ không hề có cái hình thức như thế này, năm nay lại bị “biến tướng” ở ngay tại Tổ Đình Thánh Địa Hòa Hảo. Trong khi những người như ông Nguyễn Văn Điền thì không có mặt ở tại chỗ đó được để mà can ngăn.

Về chuyện viết sách, xiển dương giáo pháp, ông Điền cho hay, trong thời gian gần đây chuyện viết sách thì có âm thầm, truyền đạo cũng kín đáo dẫn đi lên trên núi giống như đi tham quan du lịch rồi tập trung lại nghỉ mát một chỗ để truyền bá giáo lý vậy thôi chứ cũng chẳng làm được gì khác. Hoặc nhân trường hợp mỗi nhà có đám giỗ hay cúng kiếng gì đó thì tập trung 5,7 chục người giảng giải giáo lý của PGHH cho tín đổ lĩnh hội. Có khi Công An biết được đến giải tán, chủ nhà đứng ra can thiệp thì họ nói cúng kiếng, giỗ quảy thì được, phong tục tập quán thì không cấm nhưng mà cấm truyền đạo trái phép.

PGHH từ 1975-1999 bị triệt tiêu sát ván, không cho ngóc đầu nổi. Chính quyền cộng sản triệt cả giáo chủ, giáo lý, thanh danh của giáo chủ, giáo sản (cơ sở), giáo đồ…nhưng vẫn không tiêu diệt nổi. Đến năm 1999 tín đồ PGHH đấu tranh cực lực, năm đó họ mới cho được thành lập ban đại diện từ trung ương đến địa phương, họ cũng cho được truyền bá đạo, xây dựng chùa chiền giống như bên PGVN nhưng mà trên hình thức, còn thực chất những cán bộ cốt cán trong đó đều là đảng viên cả. Họ cho tự do nhưng không cho phát triển lớn mạnh, làm thì làm trong tầm ngắm, dưới sự giám sát của họ cho nên lại càng khắt khe hơn. Họ đào tạo những con người trong đạo rất là tha hóa, ví dụ như luật giới của đạo 8 điều răn cấm tuyệt đối phải giữ: Chẳng nên uống rượu, cờ bạc, á phiện, chơi bời đàng điếm, thì họ đào tạo những ông sư ngang nhiên chở gái đi về chùa, hoặc say sưa nghiện ngập ở trong các quán bia ôm, rồi những cô gái bia ôm chở các ông sư về chùa mà nghỉ qua đêm tại chùa. Biến tướng, biến chất đủ thứ hết, không một thủ đoạn gì mà họ không sử dụng được. Đau lòng lắm--ông Điền nói.

Sự đoàn hết giữa PGHHTT trong nước và bên ngoài cũng còn lỏng lẻo trong khi chính quyền Cộng sản thì thi hành chính sách đánh phá từ trong nước ra tới bên ngoài, hễ có tiền có quyền là họ làm được đủ thứ.

Mặc dù vậy, ông Điền vẫn tin tưởng rằng, từ kinh nghiệm trong những thời gian qua, tuy nhiều vị chức sắc của PGHH đã bị khống chế, tinh thần bị biến chất, sa đà như vậy nhưng trong hàng ngũ tín đồ cũng vẫn còn có rất nhiều người trung kiên, tận tụy, gọi là tận trung với đạo, tận hiến với thầy, chân tu tâm đạo, không chấp nhận gia nhập vào trong khối “sư quốc doanh” đó. Theo ông, một khi kiếp nạn này qua đi rồi thì vẫn có những người kế thừa nhiệm vụ, sứ mạng của đạo giáo, củng cố được giáo hội.

Ông Điền và những chức sắc của Giáo Hội PGHHTT cũng suy nghĩ từ nhiều năm nay về việc phải đào taọ, huấn luyện để có thế hệ kế thừa trong tương lai nhằm bảo tồn đạo pháp, giống như một sự “nối đuốc với nhau, cây đuốc này tàn thì nối mồi cây đuốc khác tiếp theo chứ không thể để tình trạng đạo giáo giống như ban đêm mà vắng bóng đuốc như thế này thì không thể được”.

Ông Điền lo ngại cho tuổi già 83 tuổi, biết bao nhiêu chuyện phải làm như cương quyết lấy lại cơ sở cho PGHH, hay tín đồ PGHH cũng đau đáu muốn khởi kiện vụ án Đốc Vàng Việt Minh ám hại Đức Huỳnh Giáo chủ, vụ án đó phải được làm cho sáng tỏ vấn đề v.v…nhưng lực bất tòng tâm. Nếu có sự hỗ trợ trong ngoài nước ông Điền và những chức sắc trung kiên của PGHH nhất định sẽ đương đầu với mọi hoàn cảnh để làm cho ra.

Biết bao nhiêu việc cần phải làm để làm sáng tỏ lịch sử, để giữ vững con đường đạo đi đúng với tinh thần, lý tưởng mà Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ đã vạch ra giữa một giai đoạn đen tối và vô cùng khó khăn của đạo giáo trong một chế độ độc tài toàn trị, ông Điền biết là như vậy nhưng chưa bao giờ mất lòng tin hay nản lòng.

BPSOS | 6066 Leesburg Pike, Ste. 100Falls Church, VA 22041

Ông Y Sĩ Êban và ông Y Khương Êban, và sự “trả thù” của nhà nước Việt Nam

https://machsongmedia.org/vietnam/moi-tuan-mot-guong-mat-ti-nan/2033-ong-y-si-eban-va-ong-y-khuong-eban-va-su-tra-thu-cua-nha-nuoc-viet-nam.html

Hải Di Nguyễn

Ngày 6/11/2022, ông Y Sĩ Êban bị bắt giữ ở phi trường Tân Sơn Nhất khi trên đường đi Bali dự Hội nghị Tự do Tôn giáo hay Niềm tin Đông Nam Á (Southeast Asia Freedom of Religion or Belief Conference, hay SEAFORB), do BPSOS khởi xướng và đồng tổ chức.

Ngày 28/4/2023, Báo cáo viên Đặc biệt LHQ gửi thư tố giác chung đến nhà nước Việt Nam và nhắc đến ông Y Sĩ Êban, cùng một trường hợp tương tự là ông Y Khiu Niê.

Ngày 22/9/2023, theo VOA Tiếng Việt đưa tin, một báo cáo mới của LHQ “lưu ý rằng Chính quyền Việt Nam đe dọa và trả thù những người liên hệ và hợp tác với LHQ trong lĩnh vực nhân quyền”, trong đó nhắc tới hai trường hợp trên.

Nhưng nhà nước Việt Nam “trả thù” như thế nào và về chuyện gì?

Ngày 5/10/2023, tôi có dịp phỏng vấn ông Y Khương Êban, một người họ hàng của ông Y Sĩ Êban và hiện đang tỵ nạn tại Thái Lan, và anh Y Quynh Buondap, một trong những người đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý và cũng đang ở Thái Lan.

Đàn áp tôn giáo 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F8f0ac5b4-4568-4883-bd53-503f90674721.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1697590978&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c00-970045017e00&sig=TeIq3qlmhzHFtxOfdZZv4A--~D

Ông Y Sĩ Êban (hình do ông Y Khương Êban cung cấp). 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fd58da108-03e4-4ca8-a2f9-9c411a11692f.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1697590978&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c00-970045017e00&sig=BF17SYjYGU582WoLwSAeWA--~D

Ông Y Khương Êban. 

Ông Y Sĩ Êban (sinh năm 1980) và ông Y Khương Êban (1987) là người Êđê theo đạo Tin lành ở Đắk Lắk, và cùng dòng tộc.

Theo anh Y Quynh Buondap, ông Y Sĩ Êban là thầy truyền đạo và phó quản nhiệm Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên ở Thôn 4 – Buôn Ju, xã Êa Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Vì thuộc hội thánh độc lập và có hoạt động tôn giáo tại gia, họ thường xuyên bị công an địa phương bắt bớ, áp giải, cưỡng ép bỏ đạo, thậm chí đánh đập.

Theo lời ông Y Khương Êban, năm 2004, bản thân ông và họ hàng tham gia biểu tình ở Đắk Lắk, đòi lại đất đai tổ tiên, đòi trả tự do cho tù nhân lương tâm, tù nhân tôn giáo, và bị bắt giữ, đánh đập hỏi cung. Vài người họ hàng của ông phải lãnh án tù: 5 năm, 9 năm, 13 năm.

Kết nối với bên ngoài và liên lạc với LHQ

Ông Y Khương Êban cho biết, ông Y Sĩ Êban đã kết nối với người ở nước ngoài từ năm 2016, còn bản thân ông là từ năm 2019.

Năm 2019, họ tham gia tổ chức Người Thượng vì Công lý và tham dự các khóa học về XHDS do BPSOS tổ chức, học về luật Việt Nam, học về luật quốc tế, rồi nhờ thế bắt đầu thu thập bằng chứng và viết báo cáo gửi LHQ.

Vấn đề đàn áp tôn giáo và sắc tộc với người Thượng từ đó không chỉ gói gọn trong Việt Nam hay mạng xã hội tiếng Việt mà được đưa ra quốc tế, đưa đến LHQ.

Tháng 1/2021, ông Y Khương Êban bị phát hiện và bắt giữ để điều tra về lớp học XHDS, và bị dọa bỏ tù.

Nhà nước “trả thù” như thế nào?

Anh Y Khương Êban cho biết “Anh Y Sĩ Êban đặc biệt bị sách nhiễu năm 2018, vào tháng 6, khi Mục sư Gene Lathan đến thăm hai vợ chồng… Đến ngày 8/8/2018 thì công an đến nhà bắt hai vợ chồng anh đi.”

Mục sư Gene Lathan thuộc Thrift Baptist Church ở thành phố Charlotte, bang North Carolina, Hoa Kỳ, và từng đến Việt Nam để thấy tận mắt điều kiện sinh sống và vấn đề đàn áp tôn giáo của người Thượng. Trong vụ biểu tình của người Thượng tại thủ đô Washington ngày 10/7/2023 vừa qua, có sự tham gia của Mục sư Gene Lathan, theo VOA Tiếng Việt đưa tin.

Anh Y Khương Êban nói “Sau khi anh [Y Sĩ] bị bắt thì hai vợ chồng bị tra tấn và đánh đập.”

Họ bị công an đánh đập, tra khảo, bắt viết cam kết, và sau đó nhiều lần bị sách nhiễu.

Ngày 6/11/2022, ông Y Sĩ Êban đang ở sân bay Tân Sơn Nhất để đi dự hội nghị ở Bali thì bị công an bắt, không có lệnh bắt giữ, và bị đưa về Buôn Ma Thuột tạm giam, không có luật sư. Báo cáo của chính ông viết cho biết ông bị đánh bầm tím mặt.

Anh Y Quynh Buondap nói “Công an đã thu giữ bằng lái xe, căn cước, hộ chiếu, ba chiếc điện thoại và cấm không cho đi sinh hoạt tôn giáo Tin lành Đấng Christ và tham gia lớp XHDS, không cho liên lạc và báo cáo tình hình với Người Thượng vì Công lý nữa.”

Ông Y Khương Êban cho biết “Chuyến đi Bali này của anh Y Sĩ thì tôi không hay biết. Sau khi anh bị bắt thì tôi mới biết… Sau khi anh về thì tôi có liên lạc và anh có nói, họ hỏi nhiều về tôi ở Thái Lan, ai là người mở đường cho tôi đi, họ hỏi có phải Y Sĩ dẫn đi hay không, kết nối cho tôi đi hay không…”

Ông Y Khương Êban sang Thái Lan tỵ nạn từ tháng 2/2022.

LHQ nói gì?

Ngày 28/4/2023, trường hợp ông Y Sĩ Êban được nhắc tới trong một thư tố giác chung của LHQ gửi đến nhà nước Việt Nam.

Người ký tên thư tố giác là Nazila Ghanea (Báo cáo viên Đặc biệt về tự do tôn giáo hoặc niềm tin), Matthew Gillett (Phó Trưởng ban Truyền thông Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện), Mary Lawlor (Báo cáo viên Đặc biệt về tình trạng những người bảo vệ nhân quyền), và Fernand de Varennes (Báo cáo viên Đặc biệt về các vấn đề các nhóm thiểu số).

Lá thư “bày tỏ quan ngại nghiêm trọng đến việc bắt giữ tùy tiện, đe dọa, sách nhiễu, hạn chế đi lại một cách phi lý, giám sát, và hành động bạo lực với hai ông Y Khiu Niê và Y Sĩ Êban”, và nhắc tới Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký ngày 24/9/1982.

Ngày 27/6/2023, bà Laura Macini thuộc Văn phòng Khu vực Đông Nam Á của Cao ủy Nhân quyền LHQ công khai lá thư và cho biết không nhận được bất kỳ phản hồi gì từ nhà nước Việt Nam.

Trong báo cáo thường niên ra vào cuối tháng 9 vừa qua, LHQ tiếp tục nhắc đến trường hợp ông Y Sĩ Êban (cùng ông Y Khiu Niê) và nói “những hạn chế này có thể tính là hành vi đe dọa và trả thù vì đã hợp tác hoặc cố gắng hợp tác với LHQ, với các đại diện và cơ chế của LHQ trong lĩnh vực nhân quyền.”

Cuộc sống họ hiện nay ra sao?

Ông Y Khương Êban nói “Có thể nói tình hình của anh Y Sĩ Êban rất là nghiêm trọng, và rất là nguy hiểm.”

Anh Y Quynh Buondap cho biết “Hiện nay anh Y Sĩ Êban không dám đi sinh hoạt nữa vì bị an ninh canh gác tại nhà. Gia đình anh hiện giờ sinh hoạt tôn giáo tại nhà và không thể đi lại hay làm việc. Đi đâu luôn có an ninh bám theo, về nhà thì an ninh canh gác tại cổng nhà, đến nỗi gia đình Y Sĩ Êban không thể đi lại hay đi làm mưu sinh vì lo sợ bị trả thù và đi đâu công an cũng bắt phải khai báo.”

Đó là tình trạng của ông Y Sĩ Êban tại Việt Nam.

Ông Y Khương Êban đang lánh nạn tại Thái Lan lại có nỗi lo khác: “Ngày hôm qua, [cảnh sát Thái Lan] vừa mới bắt 6 người—3 người ở khu chúng tôi đang ở hiện giờ. Điều này làm chúng tôi rất lo sợ và không an tâm.”


Chính phủ TT Biden ra lệnh cho các ngân hàng không được từ chối đơn vay tín dụng của người nhập cư bất hợp pháp

https://www.epochtimesviet.com/chinh-phu-tt-biden-ra-lenh-cho-cac-ngan-hang-khong-duoc-tu-choi-don-vay-tin-dung-cua-nguoi-nhap-cu-bat-hop-phap_416031.html

Có phải Mỹ quốc sắp sụp đổ như đế chế La Mã?

https://bacaytruc.com/index.php/16880-co-ph-i-m-qu-c-s-p-s-p-d-nh-d-ch-la-ma-tac-gi-e-j-antoni-peter-st-onge-bien-d-ch-nh-t-thang-bm

Từ xung đột Israel-Hamas 2023 nhìn lại cú sốc xăng dầu 1973 và số phận VNCH

https://bacaytruc.com/index.php/16833-t-xung-d-t-israel-hamas-2023-nhin-la-i-cu-s-c-xang-d-u-1973-va-so-pha-n-vnch-tac-gi-ti-n-s-nguy-n-ti-n-h-ng-bbc

  

No comments:

Post a Comment