Saturday, May 27, 2023

20230528 Cong Dong Tham Luan BPSOS

20230528 Cong Dong Tham Luan BPSOS

 

Cô Lầu Y Tòng: Chỉ vì niềm tin tôn giáo mà phải bỏ làng, bỏ xứ ra đi

 

https://machsongmedia.org/vietnam/moi-tuan-mot-guong-mat-ti-nan/1947-co-lau-y-tong-chi-vi-niem-tin-ton-giao-ma-phai-bo-lang-bo-xu-ra-di.html

 

LTS: Cho mục “Mỗi Tuần Một Gương Mặt Tị Nạn” tuần này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của tác giả Song Chi về Lầu Y Tòng, một phụ nữ H’mong theo đạo Tin lành hiện đang tị nạn tại Thái Lan.

Bài viết đã được đăng trên trang Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 17/3/2023. Tuy nhiên chúng tôi đã liên lạc và được biết tình trạng cô Lầu Y Tòng hiện nay không có gì thay đổi.

Dưới đây là nguyên văn toàn bộ bài viết.

 

Tác giả: Song Chi  

Chỉ vì niềm tin tôn giáo mà bị ép phải ly dị, bị đuổi khỏi bản làng, bị đe dọa sẽ bị bắt, ở tù? Có lẽ đây chỉ là câu chuyện của thời kỳ mông muội nào đó, chứ không thể là câu chuyện ở đầu thế kỷ XXI này? Vậy mà đó lại là câu chuyện có thật, xảy ra ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, và đáng nói hơn, đây không phải là một câu chuyện hiếm hoi gì…

***

Lầu Y Tòng sinh năm 1987, là người dân tộc Hmong. Gia đình chị sống ở bản Trường Sơn, xã Nậm Cán, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Xã Nậm Cán có chừng 500 hộ gia đình, hầu hết là người Hmong. 

20230528 CDTL BPSOS 01

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F78511b19-2c5e-4d92-99b7-ef6263a05ad9.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1685166503&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c5f-64000101b400&sig=xEeu87TC0_jz.gI7EVUYbA--~D

Lầu Y Tòng ở Bangkok tháng 3/2023. 

 

Mẹ Lầu Y Tòng làm rẫy, còn bố làm y tá xã. Cha mẹ chị có tất cả 9 người con–2 trai, 7 gái. Chỉ có ba người học nhiều nhất là người anh trai thứ hai – học xong lớp 12, làm cán bộ xã, người em út và kế út. Bản thân Lầu Y Tòng đi học hết lớp 8 thì nghỉ, vì vậy tiếng Kinh chị sử dụng không được rành rẽ lắm.

Năm 2006 Lầu Y Tòng lấy chồng. Không phải từ tình yêu. Bố chồng làm ở Tòa Án Huyện, Phó Chi cục thi hành án, quen với bố Lầu Y Tòng, nhìn thấy Lầu Y Tòng nên về bảo với con trai qua “bắt vợ”. Nhà trai đến cũng có hỏi ý bố mẹ Lầu Y Tòng, hỏi ý chị, bố mẹ Lầu Y Tòng và cả chị đều không đồng ý, nhưng theo hủ tục của người Hmong, họ vẫn “bắt vợ”. Dù chưa có tình cảm nhưng một khi đã xong chuyện, bị bố mẹ dọa nếu bỏ chạy về thì gia đình không nhận vì bây giờ đã là “ma” của nhà người ta, không còn là “ma” của gia đình nữa, nên Lầu Y Tòng cũng chấp nhận.

Nhà chồng ở bản Sơn Hà, xã Tà Cạ, gần ngay huyện Kỳ Sơn. Ở đây chỉ có khoảng 70–80 hộ gia đình, nhưng có đến 70% là cán bộ, công chức làm việc cho các cơ quan của nhà nước. Gia đình nhà chồng Lầu Y Tòng cũng vậy. Bản thân chồng Lầu Y Tòng có giai đoạn thì làm bảo vệ cho cơ quan của bố chồng, được 2 năm lại qua làm bảo vệ cho một trại cai nghiện. Năm 2016 chồng Lầu Y Tòng xin đi lao động xuất khẩu ở Nhật Bản, đến năm 2019 về một thời gian lại đi tiếp. Lầu Y Tòng thì chỉ ở nhà, sinh con, nuôi dạy 2 đứa con trai sinh năm 2006 và 2009. Thi thoảng Lầu Y Tòng cũng mua đi bán lại rau quả kiếm chút đỉnh tiền, nhưng tiền bạc chủ yếu vẫn là do người chồng, nên chồng nói gì phải nghe.

Gia đình Lầu Y Tòng hầu hết đều theo đạo Tin Lành, nhưng gia đình bên chồng thì không tin Chúa. Ở xã Tà Cạ này cũng không có ai theo đạo. Nếu có người nào theo đạo thì sẽ bị đàn áp, đuổi khỏi làng hoặc tự họ bỏ đi. Rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có người Hmong theo đạo Tin Lành, vì muốn tránh chính sách đàn áp tôn giáo gắt gao của một số tỉnh, vùng ở phía Bắc nên đã bỏ vào khu vực phía Nam Tây Nguyên tái định cư.

Trước đó Lầu Y Tòng cũng không thể hiện niềm tin tôn giáo công khai, nhưng năm 2021 chị bị bệnh, không biết bệnh gì mà chân tay tê liệt, đi chạy chữa nhiều nơi, cả châm cứu cũng không hết. Trong những ngày đó chị buồn bã lên mạng, tình cờ nghe được những video giảng đạo của các mục sư người Hmong đang sống ở nước ngoài, chị tự mình tiếp nhận Chúa, tha thiết xin Chúa giúp chị khỏi bệnh. Và chị khỏi bệnh thật. Kể từ đó chị càng tin Chúa, và công khai nói về niềm tin tôn giáo, nói về “phép lạ” của Chúa đã giúp chị khỏi bệnh như thế nào.

Những thông tin này đến tai chính quyền địa phương. Bắt đầu từ đó bao nhiêu phiền nhiễu, bi kịch đổ xuống đầu Lầu Y Tòng.

Lầu Y Tòng bị kêu lên xã lấy lời khai. Rồi công an đến nhà lục soát đồ đạc, lấy những quyển kinh thánh mà các mục sư đã gởi cho Lầu Y Tòng, tịch thu điện thoại. Không chỉ có thế, chính quyền địa phương còn bắt luôn cả hai đứa con nhỏ của Lầu Y Tòng đem đi giao cho ông bà nội chăm sóc. Rồi Lầu Y Tòng được “mời” xuống công an xã, Nhà Văn Hóa xã “làm việc”. Công an nói Lầu Y Tòng phải từ bỏ niềm tin, nhưng Lầu Y Tòng dứt khoát không chịu. Công an lại nói Lầu Y Tòng tin Chúa “có tổ chức” tức là có một tổ chức lôi kéo, xúi giục, chứ không phải chỉ là chuyện niềm tin tôn giáo cá nhân.

Ở Việt Nam, riêng đạo Tin Lành có 2 tổ chức được nhà nước cho phép hoạt động là Tin Lành Miền Bắc Việt Nam và Tin Lành Miền Nam Việt Nam, nhưng trên thực tế, ở một số tỉnh, khu vực, như Nghệ An chẳng hạn, chính quyền hết sức hà khắc, ai tin Chúa, ai theo đạo Tin Lành thì phải tự nguyện đi ra khỏi bản làng. Lầu Y Tòng không biết những luật lệ đó ở đâu ra nhưng trưởng bản, rồi chính quyền xã nói Lầu Y Tòng mê tín dị đoan, không tuân thủ những quy ước của bản.

Sau vài lần bị “mời” làm việc, “lập biên bản”, khi Lầu Y Tòng tiếp tục từ chối bỏ đạo, công an bảo Lầu Y Tòng là tội phạm, khép chị tội phản bội gia đình, chống phá những quy định của pháp luật và dọa nạt sẽ bắt chị đi tù. Bố chồng chị còn quyết liệt hơn vì làm “cán bộ” mà gia đình có người theo đạo, tin Chúa thì sẽ bị ảnh hưởng, không được “thăng tiến”.

Những ngày sau đó công an, chính quyền địa phương lui tới nhà Lầu Y Tòng, hết thuyết phục lại dọa nạt, xách nhiễu.

Chủ tịch huyện, xã tổ chức cho người dân bỏ phiếu tại Nhà Văn hóa xã bày tỏ thái độ đối với Lầu Y Tòng, rằng nếu chị chịu từ bỏ niềm tin thì không làm khó dễ, nếu không thì phải đi ra khỏi làng. Sáu mươi mấy hộ dân lên bỏ phiếu “đồng ý” với quyết định này.

Trước khi bỏ phiếu, Lầu Y Tòng có gọi điện thoại nhiều lần cho chồng nhưng chồng không trả lời. Trước đó chồng chị từng nói để cho bố chồng “giải quyết”. Sau cuộc bỏ phiếu, chị gọi cho chồng thì còn bị chồng mắng. Lầu Y Tòng cảm thấy hết sức cô đơn, không biết dựa vào ai. Bố mẹ anh chị em thì không nói gì, kiểu như chị đã lập gia đình thì không còn thuộc về gia đình nữa, mọi chuyện là nhà chồng giải quyết. Bố chồng thì chỉ muốn con trai ly dị Lầu Y Tòng. Và ngay chính chồng chị cũng muốn ly dị. Giai đoạn đầu đời sống vợ chồng cũng êm ả, nhưng từ khi chồng Lầu Y Tòng đi làm ăn xa thì hay so sánh vợ với người khác, tỏ ý muốn có người vợ có ăn có học, có tiền. Dù Lầu Y Tòng tự xét thấy mình có tấm lòng chân thật, không làm gì sai với chồng.

Bố chồng Lầu Y Tòng liền viết một cái đơn xin ly hôn, yêu cầu con trai ở bên Nhật gửi chữ ký về, xong ép Lầu Y Tòng phải ký. Lá đơn viết bằng tiếng Việt, Lầu Y Tòng không rành hết nội dung nhưng vì bị ép nên cũng ký vào.

Đơn gửi đến Tòa án huyện, Tòa án không chịu xử vì vắng mặt người chồng. Bố chồng lại bảo Lầu Y Tòng phải ra ngân hàng rút hết số tiền có trong ngân hàng là 110 triệu đồng tiền VN đưa cho bố chồng giữ, số tiền này của hai vợ chồng nhưng chủ yếu là tiền của chồng gửi về, còn bản thân Lầu Y Tòng làm không được nhiều nên đóng góp không được bao nhiêu.

Lầu Y Tòng tủi thân nghĩ đến người chị ruột là Lầu Y Pà sống ở bản Huồi Khả, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cũng tin Chúa, cũng bị công an làm khó dễ, mời lên xã “làm việc”, nhưng còn may mắn có người chồng chỉ là dân thường, không phải cán bộ và thương vợ, nói đỡ cho vợ, nên không bị ép buộc ly dị, bị đuổi khỏi bản như Lầu Y Tòng.

Những ngày này công an luôn lởn vởn canh gác chung quanh nhà Lầu Y Tòng, không cho chị ra khỏi nhà, kể cả đi mua thức ăn, điện thì bị cắt, công an còn dọa đã lắp camera, mọi việc Lầu Y Tòng làm họ đều biết, đừng mong qua mắt họ. Dù không biết họ nói thật hay chỉ dọa nhưng Lầu Y Tòng càng thêm hoảng sợ.

Sau đó người em gái của chồng làm cán bộ ở xã, cũng học Luật, rành tiếng Việt, lại thảo một cái biên bản viết rằng Lầu Y Tòng tự nguyện giao tài sản, bàn giao nhà cửa, đưa xe máy cho bố chồng, đồng thời sẽ gửi tiền chu cấp 2 đứa con cho đến 18 tuổi, cho Lầu Y Tòng ký. Đang trong tâm trạng hoảng loạn, bị khủng bố từ mọi phía, Lầu Y Tòng ký vào biên bản.

Bên cạnh đó, nỗi khổ tâm lớn nhất của Lầu Y Tòng là từ khi hai đứa con nhỏ bị bắt về nhà nội, Lầu Y Tòng không được phép đến thăm con. Cho tới cuối tháng 6.2022 hai đứa nhỏ nhớ mẹ quá bỏ ăn bỏ uống, gia đình chồng mới cho người đưa hai đứa về thăm mẹ, nhưng cũng không được phép ở lại.

May nhờ có sự liên lạc, an ủi của những người mục sư ở xa giúp cho Lầu Y Tòng bớt cô đơn, hoảng sợ. Một người chú ruột của Lầu Y Tòng làm việc ở huyện, thương tình cảnh ngộ của cháu, gọi điện thoại báo Tòng có khả năng sẽ bị bắt bỏ tù, nếu cứ khăng khăng giữ niềm tin tôn giáo. Chị quyết định phải bỏ trốn.

Sáng ngày 4.7.2022 từ 4 giờ sáng Tòng lẻn ra khỏi nhà, tìm cách đi Hà Nội. Mục sư Đ. T, Tín, một trong những người giữ liên lạc với Lầu Y Tòng, từ Sài Gòn bay ra Hà Nội, cùng với Tòng đến Ban Tuyên giáo Chính phủ để gửi đơn báo cáo, kiến nghị về việc bị đàn áp tôn giáo. Người của Ban Tuyên giáo nhận đơn nhưng trả lời không đủ thẩm quyền để giải quyết, sẽ chuyển thư lên cấp trên. Dù biết khi đưa đơn sẽ chẳng có mấy hy vọng nhưng Lầu Y Tòng cũng cảm thấy hết sức thất vọng. Không muốn trở về làng bản, Lầu Y Tòng trình bày hoàn cảnh với mục sư Đ. T. Tín và theo mục sư vào Sài Gòn, tá túc tại nhà thờ của Hội thánh Tin Lành tại quận 7, Sài Gòn.

Trước đó qua internet Lầu Y Tòng đã quen một số người cùng đạo Tin Lành, trong đó có L. A. Da là một mục sư đạo Tin Lành người Hmong ở Lai Châu, vì bị đàn áp phải chạy qua Thái Lan xin tỵ nạn. Vị mục sư này đem câu chuyện của Lầu Y Tòng kể với nhân viên của một tổ chức hoạt động nhân quyền hỗ trợ nạn nhân bị đàn áp tôn giáo là BPSOS ở Thái Lan. Câu chuyện của hai chị em Lầu Y Tòng, Lầu Y Pà nhanh chóng được đưa vào báo cáo và đến tai quốc tế tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế 2022 từ ngày 28–30.6.2022 tại Washington DC, Hoa Kỳ. Bản thân Lầu Y Tòng cũng 2 lần được gặp các viên chức của Tòa Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn.

Thời gian này Lầu Y Tòng không thể liên lạc với gia đình, người thân, nhưng khi chị cố gọi điện thoại cho chồng ở Nhật Bản thì người chồng hết sức giận dữ trước việc chị dứt khoát không từ bỏ niềm tin, lại còn bỏ làng bản ra đi. Chồng Lầu Y Tòng dọa tháng 12 hết hạn xuất khẩu lao động trở về sẽ tìm chị và giết chết vì cái tội phản bội gia đình, làm mất mặt gia đình, làm ảnh hưởng tới công việc của bố chồng v.v…Lầu Y Tòng vừa buồn vừa lo sợ.

Trả lời câu hỏi của nhiều người tại sao không từ bỏ niềm tin để rồi phải bị chồng bỏ, phải rời khỏi bản làng, xa con cái, gia đình…Lầu Y Tòng chỉ nghĩ rằng trước đây chị bị bệnh năng không biết là bệnh gì, chạy chữa ở đâu cũng không khỏi, may nhờ có Chúa cứu chị, cũng chỉ có Chúa là niềm an ủi, hỗ trợ tinh thần chị trong những ngày tháng cô đơn bị khủng bố tinh thần, nên chị không muốn bỏ đạo, sợ mất niềm tin thì không còn được Chúa cứu giúp nữa, sẽ bị bệnh nặng, chết.

Khi tin tức về 3 gia đình ở huyện Kỳ Sơn bị bắt (ngày 26/10/2022) vì niềm tin tôn giáo tới tai Lầu Y Tòng, chị nghĩ tới nghĩ lui thấy nếu còn ở Việt Nam, không chết vì bệnh tật không có tiền chữa thì cũng bị bắt, bị tù, nên chị quyết định tìm đường chạy sang Thái Lan.

Ngày 3/12/2022 Lầu Y Tòng rời Việt Nam, ngày 5/12/2022 chị đến Thái Lan. Nhờ người này người kia hướng dẫn, chị đến văn phòng Liên Hiệp Quốc nộp đơn xin tỵ nạn chính trị. Nhưng cho đến khi câu chuyện này được viết, tức là giữa tháng 3/2023, Lầu Y Tòng vẫn chưa Liên Hiệp Quốc công nhận tư cách tỵ nạn. Và do vậy, cũng cũng chưa nhận được sự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc. Thời gian này chị chỉ trông cậy vào những đồng hương đang tỵ nạn ở Thái Lan, các mục sư, các tổ chức hoạt động nhân quyền…giúp đỡ để có thể thuê phòng sống tạm chờ đợi. Gạo thì có những tổ chức nhân đạo, Hội thánh Tin Lành…mang đến để tại một số điểm hoặc trong nhà thờ. Lầu Y Tòng không biết đến khi nào thì đơn sẽ được xét và chị sẽ được đến một nước ba định cư.

Từ ngày bỏ làng bản rồi bỏ nước ra đi, Lầu Y Tòng cũng không dám liên lạc về nhà nhiều vì sợ gây phiền hà cho người nhà, nhất là sợ công an theo dõi rồi có thể tìm cách bắt chị về nước. Chỉ có mỗi cô em đang sống cùng gia đình ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An là có người chồng tương đối dễ tính nên chị còn có thể thi thoảng liên lạc. Chị nhớ con quay quắt và buồn rầu khi nghĩ đến tương lai.

Câu chuyện của Lầu Y Tòng vì tin Chúa, không từ bỏ đạo mà bị đàn áp phải rời bỏ quê hương cho tới cuộc sống bấp bênh, khắc khoải chờ đợi ở Thái Lan – buồn thay không phải là hiếm hoi. Có hàng ngàn người Việt – trong đó đa số là đồng bào các sắc dân bản địa/dân tộc thiểu số bị đàn áp tôn giáo chạy từ Việt Nam sang đang sắp hàng dài chờ được đi sang nước thứ ba. Có những người phải chờ hàng chục năm, thậm chí qua đời tại Thái Lan trước khi đơn được xét.

Lầu Y Tòng không biết khi nào thì đến lượt mình.

 

Một số tiến triển tích cực về tái định cư người tị nạn ở Thái Lan

Chương trình Welcome Corps bị chậm trễ vì trở ngại kỹ thuật

Thông Báo của BPSOS ngày 24 tháng 5, 2023

http://machsongmedia.org

Việc định cư người tị nạn qua các chương trình của chính phủ quốc gia đệ tam đang có dấu hiệu tích cực. Trong thời gian 5 tháng trở lại đây, Cao Uỷ Tị Nạn LHQ rõ ràng đã phỏng vấn tái định cư nhiều gia đình người Việt đã có quy chế tị nạn để chuyển hồ sơ đến các quốc gia đệ tạm. Đồng thời, chính phủ Hoa Kỳ cũng đã phỏng vấn nhiều hồ sơ tị nạn của người Việt hơn trước đây. Thời gian từ khi phỏng vấn đến ngày định cư cũng được rút ngắn.

Trong thời gian dài, văn phòng trung ương của BPSOS ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã vận động với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ quan tâm đến người tị nạn ở Thái Lan, trong đó có khoảng 1 nghìn người Việt đã có quy chế tị nạn. Một lý do chúng tôi trưng dẫn là chính phủ Thái Lan sẽ đảm nhận thể thức thanh lọc người xin tị nạn thay cho CUTN/LHQ, có thể sẽ bắt đầu cuối năm nay.

Khi ấy, Thái Lan trên nguyên tắc có quyền phủ nhận ngay cả quy chế tị nạn đã được CUTN/LHQ ban cấp. Để minh chứng, chúng tôi đã chỉ ra nhiều trường hợp chính phủ Thái Lan giao trả người xin tị nạn, kể cả những người đã có quy chế tị nạn, về cho Campuchia, Miến Điện, Lào và Trung Quốc. Riêng Việt Nam thì vụ tình nghi bắt cóc Đường Văn Thái gần đây cho thấy người Việt tị nạn ở Thái Lan không an toàn và CUTN/LHQ không thể bảo vệ họ. 

20230528 CDTL BPSOS 02

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F2ea11938-afef-4d42-9f4a-0342cdda6912.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1685167969&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c5f-64005901b400&sig=wT51yOizx4.tck9CZX96gA--~D

Ts. Nguyễn Đình Thắng tại buổi họp định kỳ với BNG Hoa Kỳ về chương trình tị nạn, ngày 12/04/2023


Đồng thời, tại buổi họp thường xuyên với CUTN/LHQ, các luật sư của văn phòng pháp lý do BPSOS tài trợ ở Bangkok tiếp tục đề xuất các hồ sơ cần ưu tiên định cư vì bị nguy hiểm, vì lý do sức khoẻ, vì là nạn nhân tra tấn, v.v.


Để đáp ứng những tiến triển tích cực kể trên, BPSOS sẽ gia tăng các nỗ lực sau đây:


1.      Giới thiệu những người chuẩn bị định cư hoặc vừa lên đường định cư với các nhóm người Việt có lòng và với các hội thánh, nhà thờ Mỹ ở nơi định cư để họ hỗ trợ, hướng dẫn thêm trong thời gian đầu hội nhập cuộc sống mới.


2.      Dạy Anh Văn và dẫn nhập về văn hoá, xã hội của quốc gia sắp đến định cư để giúp người tị nạn sớm hội nhập vào cuộc sống mới.


3.      Thực hiện các cuộc thăm viếng các khu vực có người tị nạn để giải thích về các chương trình tái định cư tị nạn và giải đáp các thắc mắc nhằm xoá tan những tin giả, tin sai.


Ngược lại, chương trình định cư tị nạn theo diễn bảo lãnh tư nhân Welcome Corps đang gặp một số trở ngại kỹ thuật:

1.      Giai đoạn 1 của chương trình này, được triển khai tháng 1 năm nay, tiến triển rất chậm. Trong giai đoạn này, các nhóm bảo lãnh tư nhân được chính phủ Hoa Kỳ chỉ định, chứ không được tự mình chọn, người tị nạn để bảo lãnh. Giai đoạn 1 hiện chỉ áp dụng cho các quốc gia thuộc khu vực Đông Phi Châu. Sau 4 tháng, mới chỉ có 7 nhóm bảo lãnh tư nhân được xác nhận là hợp lệ để tiến hành bảo lãnh. Đến tháng 6 thì mới hy vọng có 1 gia đình đầu tiên định cư Hoa Kỳ, từ Phi Châu.


2.      Giai đoạn 2, khi nhóm bảo lãnh tư nhân được quyền chọn người tị nạn để bảo lãnh, sẽ triển khai chậm lại. Theo thông báo chính thức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì phải đến cuối tháng 9. Trên thực tế có thể phải đến cuối năm, nghĩa là sẽ không giúp ích gì được cho người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan trước khi thể thức thanh lọc bắt đầu chuyển dần qua cho chính phủ Thái.


Qua các buổi họp định kỳ với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, BPSOS góp ý để cải thiện và đốc thúc việc thực hiện chương trình Welcome Corps nhưng không đặt kỳ vọng nhiều vào chương trình này trong lúc này. Theo dự phóng của chúng tôi, sẽ là may mắn nếu đến cuối năm 2024 mà 50 người trong tổng số 1 nghìn người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan được định cư qua chương trình Welcome Corps.


Mọi thắc mắc về chương trình định cư, xin liên lạc:


Ở Hoa Kỳ: Ts. Phan Quang Trọng, email: trong.phan@gmail.com

Ở Thái Lan: Mục Sư Jordan Smith, email: Jordan.Smith@pspfoundation.org


Thông tin liên quan:


Cập nhật diễn tiến chương trình bảo lãnh tư nhân của Hoa Kỳ: Các cơ sở kinh doanh có thể bảo lãnh người tị nạn

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1937-cap-nhat-dien-tien-chuong-trinh-bao-lanh-tu-nhan-cua-hoa-kycac-co-so-kinh-doanh-co-the-bao-lanh-nguoi-ti-nan.html


SBTN phỏng vấn Ông Kiêng Sabay: Tại sao cứ phải gạt gẫm đồng hương.

Càng bao biện, càng lộ tẩy, càng nặng tội

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 23 tháng 5, 2023

http://machsongmedia.org

Ngày 12 tháng 5, SBTN thực hiện đến tận nơi ở của gia đình Ông Kiêng Sabay để phỏng vấn ông ta. Người thực hiện phỏng vấn là Ông Trường Giang, phóng viên của SBTN và cũng là người đại diện VOICE ở Boston. Có sự hiện diện của Ông Đỗ Kỳ Anh, có vẻ như là người dẫn đường.

Cuộc phỏng vấn này nhằm chứng minh: (1) Ông Kiêng Sabay lưu lạc vô tổ quốc ở Thái Lan cho đến ngày đi Canada, (2) gia đình ông ta không là đại gia vì phải sống ở căn chung cư thuê giá rẻ. Xem phóng sự SBTN của Ông Trường Giang với tựa đề “Kiêng Sabay Là Ai? Một Người Tị Nạn Hay Là Một Đại Gia Giáu Có?”: https://www.facebook.com/watch/?v=1367925767109994  

20230528 CDTL BPSOS 03

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F51c8089e-1834-45e7-bd14-17225aeb9fa3.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1685166670&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c5f-64001001b400&sig=e4hPmMw6IpGNgteNbIog2A--~D

Hình 1 -- Ông Đỗ Kỳ Anh dẫn phóng viên SBTN Trường Giang đến tham quan nơi ở của gia đình Ông Kiêng Sabay


Về điểm 1, theo chính tiểu sử tóm tắt mà Ông Kiêng Sabay viết thì ông ta về Campuchia năm 1997 và sinh sống, kinh doanh hợp pháp ở đó cho đến cận ngày đi Canada. Bản tiểu sử này ông ta đã xoá nhưng cơ quan truyền thông Canadian Broadcasting Corporation (CBC) đã moi ra được.


Vì vậy, ông ta không hội đủ tiêu chuẩn để định cư theo chương trình nhân đạo của chính phủ Canada, vốn chỉ dành riêng cho người Việt lưu lạc vô tổ quốc ở Thái Lan. Các tiêu chí của chương trình này gồm có:


a. Đã ra đi từ Việt Nam và đến Thái Lan trong khoảng thời gian 1984 – 1991,

b. Đang sống lưu lạc ở Thái Lan, và

c. Đang không có quy chế hợp pháp của bất kỳ quốc gia nào, gọi nôm na là vô tổ quốc.

Dù SBTN và VOICE có chống chế cách mấy thì vẫn không thể phản biện lời tự khai của chính đương sự. Tôi đã giải thích điều này trong bài “SBTN giới thiệu Kiêng Sabay là bộ nhân lưu lạc ở Thái Lan từ 1984 -- đâu là sự thật?”, xem:

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1940-sbtn-gioi-thieu-kieng-sabay-la-bo-nhan-luu-lac-o-thai-lan-tu-1984-dau-la-su-that.html

Về điểm 2, thực ra SBTN và VOICE không cần phải biện bác vì gia cảnh không là tiêu chí của chương trình định cư nhân đạo này, Ông Kiêng Sabay không cần phải kể khổ.


Thế nhưng phóng sự của SBTN bởi Ông Trường Giang vẫn muốn chứng minh rằng gia đình Ông Kiêng Sabay thuộc diện nghèo để tạo sự thương cảm nơi người xem. Tiếc rằng đây chỉ là cuộc dàn cảnh vụng về và kém thông minh. Trong kỷ nguyên tin học ngày hôm nay, truy tìm thông tin không khó. Và đây là thông tin về gia cảnh thực của vợ chồng Kiêng Sabay. 

20230528 CDTL BPSOS 04

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Ff22a5c81-210c-4943-9ffc-bad1f3df7f53.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1685166670&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c5f-64001001b400&sig=9cM9Bu8r9tTcgGiRF0uEbw--~D

Hình 2 – Thông tin về căn nhà mà vợ chồng Kiêng Sabay mới tậu ở Toronto


Nghĩa là, khoảng 2 tháng trước buổi phỏng vấn do Ông Trường Giang thực hiện, hai vợ chồng đã tậu căn nhà ở ngay Toronto để cho thuê, và vẫn ở khu chung cư để dàn cảnh nghèo.


Tôi nghĩ rằng Ông Nam Lộc và những người hữu trách khác trong tổ chức VOICE và VOICE Canada nên ngưng ngay các cố gắng vô ích để tẩy xoá những sai phạm của mình trước đây. Hãy thú nhận sự thật.


Sự thật là tối thiểu 14 hồ sơ gồm 36 người không đủ tiêu chuẩn đã đi lậu vào Canada, lấy mất chỗ của một con số tương đương những người đủ tiêu chuẩn nhưng bị bỏ rơi lại ở Thái Lan. Lẽ ra họ đã phải được định cư từ 5, 7 năm qua theo một chương trình mà chính phủ Canada đã thiết lập riêng cho họ cách đây hơn chục năm.


Những người hữu trách hãy thực tâm góp tay giải quyết hậu quả mà quý vị đã gây ra cho đồng bào, trước khi quá trễ.


Còn như tiếp tục chống chế thì quý vị sẽ càng phải đối mặt với thêm các chứng cứ về những sai phạm chồng chất sai phạm.

Khi bất kỳ phương tiện truyền thông Việt ngữ nào cố tình đưa tin giả để đánh lạc hướng dư luận trong vụ việc VOICE và VOICE Canada đã đưa người giả thế chỗ cho những hồ sơ đủ tiêu chuẩn nhưng bị bỏ rơi lại ở Thái Lan, tôi sẽ phổ biến phần trích xuất cần thiết từ bản báo cáo tổng hợp mà BPSOS đã biên soạn cho mọi người dễ dàng đối chiếu.


Biện pháp này sẽ giúp chính đương sự với hồ sơ giả tự suy xét có nên tham gia các hoạt động tung hoả mù như cuộc phỏng vấn do Ông Trường Giang thực hiện kể trên hay không. Làm vậy sẽ chỉ càng lộ tẩy, thiệt thân và nặng tội hơn.


Bài liên quan:


Nam Lộc trả lời Sean Lê: Võ Văn Dũng đủ tiêu chuẩn định cư Canada – Có thật không?

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1943-nam-loc-tra-loi-sean-le-vo-van-dung-du-tieu-chuan-dinh-cu-canada-co-that-khong.html

  

No comments:

Post a Comment