Thursday, April 6, 2023

20230407 Cong Dong Tham Luan Hai Manh Doi

20230407 Cong Dong Tham Luan Hai Manh Doi

 

Y Pher Hdruê: Câu chuyện của một người Êđê dám lên tiếng đấu tranh

https://machsongmedia.org/

 

LTS: Gần đây trên Facebook, chúng tôi nhận được vài câu hỏi về chuyện tị nạn tại Thái Lan. Ở Thái Lan hiện nay còn nhiều người Việt tị nạn, nhưng không còn trại tị nạn, không phải ai cũng được quy chế tị nạn, và người được quy chế chính thức từ LHQ cũng không được hỗ trợ từ chính phủ Thái Lan.

Trong mục “Mỗi Tuần Một Gương Mặt Tị Nạn” tuần này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của tác giả Song Chi trên trang Diễn Đàn Thế Kỷ về Y Pher Hdruê (Người Thượng vì Công Lý), một người Êđê đang sống tại Thái Lan.

Dưới đây là tóm tắt bài viết của tác giả Song Chi về Y Pher.

Tác giả: Song Chi

 

Y Pher Hdruê sinh năm 1979, người dân tộc Êđê.

Y Pher sinh ra ở buôn Êa khit, xã Êa Bhôk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Từ buôn Êa khit đến trung tâm tỉnh Đắk Lắk khoảng trên 20 cây số. Buôn Êa khit có khoảng 5000 người Êđê sinh sống chủ yếu bằng nghề nông.

Bố mẹ Y Pher có 8 người con-4 trai, 4 gái. Y Pher là người con thứ 3. Gia đình thuộc loại không đến nỗi quá nghèo khó, trước đây từng có đất riêng nhưng sau này đã bị nhà nước tịch thu. Từ giai đoạn 1993-1996 nhà nước cưỡng chế thu hồi khoảng 10 hec đất ở Buôn Chuê, xã Băng Adrên, huyện Krông Ana, Đắk Lắk của 30 hộ gia đình, trong đó có gia đình Y Pher Hdrue.

 

Bố Y Pher, Y Khuiñ Niê, là một trong số rất ít người dân tộc Êđê có học vấn cao. Thời Việt Nam Cộng Hòa, vừa tốt nghiệp trung học, ông chuẩn bị đi học trường Đại học Quốc gia Hành chánh 4 năm (một trong những ngôi trường có tiếng của nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa) thì xảy ra biến cố lịch sử 30.4.1975, sau đó ông bị đưa đi “học tập cải tạo” 6 tháng. Một thời gian sau ông theo học và tốt nghiệp Đại học Tây Nguyên, là người dân tộc thiểu số đầu tiên học ngành Nông Nghiệp. Ông học tiếp Thạc sĩ tại Sài Gòn, rồi trở về làm việc ở Nông trường Việt Đức 6, xã Êa Tiêu, trước đây là huyện Krông Ana bây giờ là huyện Cư Kuin. Ông làm lên đến chức Phó Giám đốc trước năm 2009. Nhưng rồi vì những hoạt động biểu tình đấu tranh của con cái, ông bị ép phải về hưu sớm, làm nông. Mẹ Y Pher thì chỉ làm nông, chăm sóc gia đình.

Những người con của ông cũng thuộc vào dạng có học ở buôn làng. Một người chị gái và một em gái của Y Pher học Y sĩ, một người em trai học Cao đẳng Tin học, riêng Y Pher chỉ học xong trung học phổ thông và một người em trai khác thì bỏ học khi vừa xong cấp 1, tức bậc tiểu học. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fbbb04cef-d81b-481d-9ed6-06c5c7174649.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=vzm3a_I38N3cbYUm_ak_hQ--~D

Hình chụp ở Thái Lan, tháng 3/2023. 

 

Y Pher có ý thức về chính trị từ khá sớm. Từ đầu năm 2000, anh đã chứng kiến cảnh đồng bào người dân Tây Nguyên và các dân tộc thiểu số khác bị nhà nước tịch thu đất, đồng bào không được tự do tôn giáo. Người Êđê hầu hết theo đạo Tin Lành và Công giáo. Đối với người theo đạo Tin Lành, nhà nước Việt Nam buộc họ phải từ bỏ mọi nhóm Tin Lành khác nhau, chỉ được phép theo Tin Lành Miền Nam Việt Nam là tổ chức đã bị nhà nước kiểm soát, khống chế, ai không theo thì bị xách nhiễu, thậm chí bị bắt giam. Người theo đạo Công giáo cũng bị đàn áp nặng nề không kém.

Năm 2001 Y Pher lập gia đình và có một con trai sinh năm 2002. Và cũng từ năm 2001 anh bắt đầu tham gia trong những cuộc biểu tình lớn của đồng bào các sắc dân bản địa tại Tây Nguyên giai đoạn 2001-2004.

Giai đoạn đó những cuộc biểu tình ở Tây Nguyên có sự tham gia của hàng chục ngàn người thuộc các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk. Đồng bào đi bộ hoặc lên xe máy cày cầm bảng đòi trả lại đất của tổ tiên bị nhà nước cưỡng chế, đòi tự do tôn giáo…Nhà cầm quyền Việt Nam phong tỏa khu vực Tây Nguyên “nội bất xuất, ngoại bất nhập” để ngăn chặn thông tin lọt ra ngoài, quân đội dùng súng gây mê bắn vào người dân, sử dụng cả xe tăng, máy bay, trực thăng…, đưa cả đội đặc nhiệm từ Hà Nội nhảy dù xuống Tây Nguyên…để khống chế, đàn áp. Hàng ngàn người bị bắt, hàng ngàn người khác chạy thoát vào rừng sau đó vượt biên giới sang Campuchia, Thái Lan, còn con số thương vong không ai có thể nắm được.

Vì là người đứng lên kêu gọi dân làng đấu tranh nên Y Pher bị bắt nhiều lần. Năm 2001 bị công an tỉnh Đắk Lắk bắt rồi thả. Năm 2002 bị bắt nhưng chạy thoát và tiếp tục hoạt động, kết nối với các hội thánh bị đàn áp. Tháng 7 năm 2004 lại bị bắt lại, bị xử 12 năm tù và đưa về giam tại trại giam Nam Hà, tỉnh Hà Nam. Đến năm 2011 vì sử dụng điện thoại cung cấp thông tin tù nhân ra bên ngoài nên Y Pher bị xử thêm 1 năm 9 tháng, tổng cộng là 13 năm 9 tháng, quản chế 5 năm.

Nhưng đến tháng 5.2015 thì Y Pher được ra tù, sớm hơn 2 năm.

Điều kiện sinh hoạt, ăn ở của tù nhân dưới chế độ độc tài toàn trị do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhất là tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, vô cùng hà khắc, tồi tệ. Trong thời gian hỏi cung, Y Pher bị công an điều tra đánh đập tàn bạo bằng đủ mọi cách từ dùng tay chân đấm đá, dùng cây gỗ, roi cao su, cho tới dí điện để ép cung…đánh đến chết đi sống lại. Khi đã thành án bị đưa về trại giam Nam Hà, tỉnh Hà Nam thì lại là những chuỗi ngày khổ nhục khác. Phòng giam chật hẹp, tù nhân nằm xếp lớp như cá hộp trên nền xi măng, mái tôn thấp, mùa nóng thì nóng kinh hoàng mà mùa đông thì lạnh buốt, nhà vệ sinh “xí bệt” (loại bồn cầu nằm trên mặt đất) không có nắp đậy, mùi xú uế nồng nặc trong phòng suốt ngày đêm, từ nước sinh hoạt hàng ngày cho tới thức ăn đều thiếu thốn, không bảo đảm vệ sinh, không khác gì nuôi heo.

Trong thời gian Y Pher ở tù, ở nhà, vì hoàn cảnh khó khăn quá lại bị công an địa phương thường xuyên hù dọa, xách nhiễu nên vợ anh rời làng mang theo con đi làm xa ở Sài Gòn rồi lấy chồng khác ở Củ Chi.

Năm 2017 vợ cũ của Y Pher mất, cậu con trai sống với bà ngoại ở Sài Gòn. Gia đình họ hàng bên vợ cũng không muốn liên quan đến Y Pher nên từ đó anh cũng không có cơ hội gặp con nữa.

Về phần Y Pher, năm 2016 anh cũng lập gia đình mới, người vợ thứ hai H Ñương Niê, sống tại Buôn Đê, xã êa Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Bố H Ñương Niê tham gia biểu tình năm 2001, bị bắt ở tù 8 năm tại trại giam Nam Hà, tỉnh Hà Nam, bản thân H Ñương Niê năm 2014 cũng tham gia biểu tình đòi thả tù nhân lương tâm bị bắt thẩm vấn, bị đánh, nên rất hiểu tình trạng đồng bào Tây Nguyên bị đàn áp tôn giáo ra sao, hiểu việc Y Pher đã và đang làm. Năm 2017 hai vợ chồng có thêm một con trai.

Y Pher vẫn tiếp tục những công việc đấu tranh ôn hòa đòi nhân quyền, tự do tôn giáo và đòi trả lại đất đai của tổ tiên tại vùng Tây Nguyên, gặp gỡ các tổ chức nhân quyền quốc tế để lên tiếng về tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị. Và lại bị công an huyện Krông Năng bắt năm 2017, bị cáo buộc là hoạt động cho tổ chức Fulro, Đề Ga-là những tổ chức có vũ trang, đòi tự do tự trị cho đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên nhưng đã giải tán, chấm dứt từ lâu, chẳng hạn như Fulro là chấm dứt từ năm 1992. Tuy nhiên nhà nước Việt Nam luôn luôn gán ghép cho tất cả những ai đòi đất, đòi tự do tôn giáo cho đồng bào thiểu số của mình là hoạt động cho Fulro, Đề Ga.

Năm 2018 hai người bạn cùng hoạt động với Y Pher là Y Pum Byă và Y Min Ksor bị bắt, bị kết án nặng nề. Y Pum Byă bị giam ở trại Gia Trung, Gia Lai, còn Y Min Ksor bị giam ở trại Xuân Phước, Phú Yên.

Y Pher biết rằng nếu không trốn đi thì sớm muộn gì cũng sẽ bị bắt, và lần này sẽ lại tù dài hạn, có khi lại trên 10 năm nữa, nên anh quyết định ra đi. Trước khi ra đi anh nói chuyện với vợ nhưng không cho vợ đi cùng vì đường xá xa xôi, đầy bất trắc, tương lai mờ mịt. 5 người gồm có Y Pher, một người em trai, một người cháu trai, một người cháu gái và một người hoạt động khác lẳng lặng ra đi.

Khi tới được Thái Lan vào tháng 12.2018, Y Pher tìm cách liên lạc với những tổ chức hoạt động người dân tộc Tây Nguyên khác nhưng không gặp được, tuy nhiên anh gặp những người Êđê khác cũng chạy trốn khỏi Việt Nam. Cũng như họ, Y Pher đăng ký tỵ nạn chính trị thông qua văn phòng của tổ chức Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan.

Từ đó Y Pher ở lại Thái Lan. Nơi anh ở trọ nằm bên ngoài thủ đô, đi vào khu trung tâm của Bangkok khoảng 7, 8 chục cây số.

Cũng thời gian này, Y Pher phát hiện mình bị nhiều khối u, hạch trong người. Anh cũng đi khám, được bác sĩ cho thuốc vài lần, nhưng đường xá xa xôi quá nên sau này không đi nữa. Sức khỏe không được tốt, anh không thể đi làm nhiều, chỉ làm những việc lặt vặt như phụ hồ, trồng cây, và cũng không dám đi xa vì sợ công an Việt Nam có “tay chân”, nội gián ở Thái Lan nhiều sẽ cho người sang bắt lại, cũng may mà có người em trai, hai cháu trai và những người bạn khác phụ giúp tiền nhà, tiền ăn.

Anh vẫn tiếp tục những công việc của mình. Tháng 7.2019 cùng với vài người bạn, anh lập nhóm Người Thượng vì Công Lý, liên lạc với đồng bào trong nước để thu thập thông tin và viết báo cáo gửi cho Liên Hiệp Quốc, Quốc tế, post video về tình hình của đồng bào, kết nối với tổ chức BPSOS, hướng dẫn người dân bản địa Tây Nguyên hiểu rõ hơn về những vấn đề nhân quyền, quyền lợi của mình theo chính luật pháp của nhà nước Việt Nam và luật quốc tế…

Cũng chính nhóm Người Thượng vì Công Lý đã giúp lan tỏa video các nữ lao động Việt đi làm giúp việc nhà ở Ả Rập Xê Út bị kẹt lại không về nước được vì mùa dịch phải làm video cầu cứu, từ đó tổ chức BPSOS, Liên Hiệp Quốc vào cuộc, buộc nhà nước Việt Nam phải lưu ý, cuối cùng các chị em đều đã được về nước.

Sau khi đến Thái Lan một thời gian, người cháu trai rồi người cháu gái đều đã lập gia đình, chỉ còn hai anh em Y Pher sống chung với nhau.

Thỉnh thoảng Y Pher vẫn gọi điện thoại về nhà cho vợ và đứa con trai nhỏ, biết vợ vẫn còn ở Đắk Lắk đi làm nông nuôi con. Vợ Y Pher, H Ñương Niê cũng hỗ trợ chồng trong những việc liên quan đến nhóm Người Thượng vì Công Lý do đó cũng bị công an thường xuyên xách nhiễu. Có lần công an gọi vợ Y Pher đến ủy ban xã đi làm thẻ căn cước, nhưng đến ngày 20.9.2021 khi vợ Y Pher đến xã thì họ bắt giải lên đồn công an huyện Krông Năng thẩm vấn đến 8 giờ tối mới cho về, nhiều lần công an đến nhà vặn vẹo nhưng vợ Y Pher không nói chuyện, lại có lần vào ngày 15.2.2022 khi vợ Y Pher đang đi công việc thì bị 2 công an mặc thường phục chặn lại, dùng bạo lực cướp chiếc điện thoại Samsung trong đó có thông tin liên quan đến tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị đã chết hay đang bị ở tù, thông tin về những vi phạm đàn áp tôn giáo của chính quyền v.v…

Ngày 17.2.2023 khi Trưởng Công an xã, Phó Công an xã đi cùng hai công an nữa đến nhà đưa giấy mời vợ Y Pher lên đồn, vợ Y Pher không đi và tối 19.2 trốn sang buôn khác, sau đó vài ngày thì quyết định chạy luôn sang Campuchia rồi sang Thái Lan.

Ngày 23.3.2023 vợ và đứa con trai 6 tuổi của Y Pher đã đến được Thái Lan. Niềm vui gia đình được đoàn tụ là một tia sáng ấm áp vô cùng hiếm hoi trong cuộc sống của Y Pher trong tình trạng vô tổ quốc, không tương lai, sức khỏe không được tốt, nỗi buồn phải xa bản làng, xa quê hương…Mãi cho đến nay Y Pher vẫn chưa được Liên Hiệp Quốc phỏng vấn (chỉ mới sơ vấn) để được chính thức công nhận tình trạng tỵ nạn. Cả nhà vẫn chỉ đang sống nhờ cậu em chồng đi làm.

Tương lai vẫn mờ mịt không biết đến khi nào mới được đưa đi định cư ở một quốc gia thứ ba, như hàng trăm người Việt đang tỵ nạn khác ở Thái Lan, có những người đã phải chờ đến chục năm, có khi hơn. Được đi định cư ở một quốc gia thứ ba là điều mà người tỵ nạn nào đang sống bấp bênh ở Thái Lan cũng đều mong muốn, nhưng điều mà Y Pher còn mong hơn nữa là Việt Nam thay đổi mô hình thể chế chính trị, có tự do dân chủ, quyền Con người được tôn trọng, để anh và vợ con có thể trở về, sống bình yên trong buôn làng.

Tháng 3.2023.

Nguồn bài gốc (bản dài hơn): Diễn Đàn Thế Kỷ

  

Hai cảnh đời tương phản giữa thật và giả

Một người mẹ mất con trên đường lưu lạc và một người mẹ giả với con giả, chồng giả

 Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 5 tháng 4, 2023

http://machsongmedia.org

Người lưu lạc vô tổ quốc thật

 

Trong số 14 hồ sơ lưu lạc, vô tổ quốc bị bỏ rơi lại Thái Lan, có lẽ Bà Thạch Thị Phay là trường hợp bất hạnh, đau khổ nhất.

 

Năm nay 72 tuổi, bà Phay là người Việt gốc Miên quê quán tại ấp Tha La, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Do bị tù đày, bị tra tấn bởi công an lại còn bị nhà chồng ruồng rẫy vì bà theo đạo Thiên Chúa, bà phải đành đoạn bỏ nước ra đi.

 

Trên đường băng qua Campuchia, bà bị lính Para bắt đem về giam để thay nhau thoả mãn dục tính. Sau một thời gian, bà trốn thoát và đến được Thái Lan xin tị nạn. Đó là năm 1990. Tại đây bà có bầu với một người tị nạn và sanh ra một con gái.

 

Năm 1996, khi có lệnh cưỡng bức hồi hương, bà cùng cô con gái lúc ấy 5 tuổi uống thuốc tự tử nhưng được cứu sống. Ngày 20 tháng 2, 1997 họ bị cưỡng bức hồi hương. Trở về quê không được bao lâu, công an lại bắt bà Phay sau khi một nhóm mục sư Tin Lành từ ngoại quốc đến thăm bà tại nhà. Sau khi được thả, bà bị quản chế, đe doạ và sách nhiễu liên tục.

 

Năm 2003 bà Phay dẫn con gái chạy sang Campuchia ẩn náu. Vì sinh kế, bà gửi tạm con nơi một nhà nuôi trẻ mồ côi. Khi quay lại tìm con, nơi này cho biết đã cho con bé làm con nuôi và được cặp vợ chồng người Pháp đem về nước. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F7c14dfe7-2b28-4af2-adf2-93d54f81729c.png%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=wNd.mmVnQ4Z4R8kgbJKI8g--~D

Hình 1 -- Một tấm hình hiếm hoi của bà Phay với người con gái bị thất lạc ở Campuchia năm 2003

Đau khổ, bà Phay quay về Việt Nam sống trong một cái chòi cất tạm. Năm 2009, công an đánh chết một thanh niên trong hội thánh Tin Lành. Bà Phay cùng với một số tín đồ đứng ra làm chứng; tất cả đều bị đàn áp dã man. Bà Phay lần nữa phải vượt biên đi lánh nạn. Khi đến Thái Lan, bà nộp đơn xin tị nạn nhưng bị Cao Uỷ Tị Nạn LHQ từ chối.

Năm 2014, bà Phay ghi danh tham gia chương trình định cư nhân đạo mà chính phủ Canada lập ra cho những cựu thuyền nhân lưu lạc, vô tổ quốc như bà. Nhưng rồi bà được cho biết là muốn đi Canada thì phải đóng 11 nghìn Mỹ Kim lệ phí. Quá thất vọng, bà ra bờ sông định tự vẫn, may có người Thái cản ngăn và khuyên lơn.  Xem: https://www.facebook.com/100076939112006/videos/pcb.214917481082888/1357832328344958.

May mắn, luật sư của BPSOS đã can thiệp để CUTN/LHQ mở lại hồ sơ và công nhận bà là người tị nạn. Nay bà có cơ hội định cư theo diện tị nạn đến một quốc gia đệ tam. Ao ước cuối đời của bà Phay là khi định cư rồi được dù chỉ một lần gặp lại người con gái đã thất lạc gần 20 năm qua.

Những người đóng giả lưu lạc, vô tổ quốc


Trong khi Bà Phay bị bỏ rơi lại, một phụ nữ làm chủ công ty du lịch với 2 văn phòng mở ngay tại Sàigòn đã lên đường đi định cư theo chương trình nhân đạo của Canada.

Người đó là Trương Thị Lan Anh, 32 tuổi, được đón tiếp nồng hậu khi đặt chân xuống phi trường Pearson, Toronto ngày 23 tháng 9, 2016.  Đi cùng là cậu con trai tên Trương Vinh, 8 tuổi, nhưng đó là con giả. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F88cb63b9-6a16-415e-a044-3ee0cb6b3056.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=Ni10tlWCCChV1U3uqq.KrQ--~D

Hình 2 – Cô Trương Thị Lan Anh và “con trai” Trương Vinh tại phi trường Pearson, Toronto, ngày 23 tháng 9, 2016

 

Chưa đầy 1 năm sau khi đến Canada, cô ta lại đã có mặt ở Sàigòn để điều hành công ty của mình. Trước khi quay về Việt Nam 

Hình 3 -- Trương Thị Lan Anh tại văn phòng bán vé máy bay Việt Anh, ngày 24 tháng 9, 2017

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F62c108e7-de71-4516-ba12-723c42f4d02b.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=7onYB2n7HiLn.kApazWBYg--~D  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F75d66a64-98c1-4172-9796-f4df41d60ec0.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=peYytctyU4YJH86JDRF2eA--~D

Hình 4 -- Cô Trương Thị Lan Anh khoe xe mới mua ngày 1 tháng 8, 2017, nhà mới tậu tháng 9, 2018 bên Canada



Ở Việt Nam, cô Trương Thị Lan Anh làm chủ Công Ty Thương Nghiệp Hữu Hạn Đồng Nhân, có giấy phép hoạt động năm 2012. Công ty này mở 2 văn phòng bán vé máy bay nội địa và quốc tế và làm visa quốc tế dưới thương hiệu Việt Anh. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fc39d6536-2d24-440d-8afe-26964f1ade6b.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=CSWpFCCu0._jT2Bq7puj4Q--~D

Hình 6 -- Giấy phép hoạt động và bảng dịch vụ của công ty do cô Trương Thị Lan Anh làm chủ



Cậu bé 8 tuổi mà cô ta đem theo thật ra là con của hai vợ chồng chủ nhân một công ty buôn bán hột xoàn và nữ trang bề thế ở Sàigòn. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F119623fb-d92d-42f5-9f12-b0c7bfd587ed.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=lkXEsyzGpNW0J_PNBaAK6A--~D

Hình 7 -- Cậu Trương Vinh (lúc ấy 5 tuổi) cùng bố mẹ thật, năm 2013 ở Việt Nam 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F4b15bcdc-dd18-4e37-a23d-c3332f7fd99a.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=.HJyTR.tLQ7C_aVZGN6FHg--~D

Hình 8 -- Trương Vinh với bố ở Sàigòn, năm 2015, không bao lâu trước khi đi Canada 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fd663ace4-7dc4-4f02-b34e-9c636ef40fff.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=T8EPExFv4AkHRkFMCUTMWA--~D

Hình 9 -- Công ty hột xoàn và nữ trang của gia đình Trương Vinh ở Việt Nam

 

Tương tự gia đình Nguyễn Việt Trung, hai mẹ con giả Trương Thị Lan Anh và Trương Vinh hãy còn ở Việt Nam chỉ 6 tháng trước khi đặt chân đến Canada. Họ nào có phải vô tổ quốc hay lưu lạc gì. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F10c90598-1b6b-4c63-9257-870f63f9bede.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=Mbuu0VUmyBQTtftbV8RmXg--~D

Hình 10 -- Cậu Trương Vinh (8 tuổi) và cô Trương Thị Lan Anh (khuất nửa mặt ở hàng 3) tại phi trường Bangkok, chuẩn bị đi Canada, ngày 23 tháng 9, 2016; Cô Trương Thị Lan Anh và Trương Vinh tại một đám cưới ở Việt Nam, ngày 5 tháng 3, 2016

 

Cũng như cô Trương Thị Lan Anh, khoảng 10 tháng sau khi định cư nhận đạo ở Canada, cậu Trương Vinh đã về lại với cuộc sống trong nhung lụa ở Việt Nam. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fcb6d99c7-bf1c-436d-85fe-85c966d26e36.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=SDUvxVn7dh5LcnUwvPZlmA--~D

Hình 11 -- Cậu Trương Vinh ở Sàigòn ngày 11 tháng 8, 2017 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F82ef30d5-3e6e-4d7f-86ff-3f21c28fac3b.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=5b83RtgKEKCy3X3EnEGZAA--~D

Hình 12 -- Cậu Trương Vinh ăn Tết với Ông Nội ở Sàigòn, ngày 15 tháng 2, 2018


Cặp mẹ giả, con giả này đến Canada trong chương trình định cư nhân đạo dành cho các cựu thuyền nhân lưu lạc, vô tổ quốc nhờ đóng vai vợ và con của Ông Võ Văn Dũng, có biệt danh là Dũng Loa.

 

Ông Dũng Loa là cựu thuyền nhân trước đây ở trại Sikiew đã hồi hương nhưng không hề lưu lạc, không vô tổ quốc. Ông ta thường xuyên xuất ngoại bằng passport Việt Nam.

Ông ta có công ty du lịch ở Việt Nam và ở Thái Lan và công ty xuất cảng thanh long từ Việt Nam sang Thái Lan. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fc5129112-f432-4688-ace1-cb345bad135d.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=HroopR_L1HSWtw7PICEO9A--~D

Hình 13 – Các cơ sở làm ăn của Dũng Loa ở Việt Nam và ở Thái Lan 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F9cdda2e5-2eb0-42d1-981e-ba6c437af479.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=.gKDlJzvnT2KWQxy55jN7A--~D

Hình 14 -- Ông Dũng Loa được đón tiếp như người lưu lạc, vô tổ quốc tại phi trường Pearson, Toronto, ngày 23 tháng 9, 2016 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Ff6fcd4e0-3b36-4ce9-88b2-3b0ac8e64384.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=N2URCTJrKS77HxvPEZP6jg--~D

Hình 15 -- Gia đình Dũng Loa (54 tuổi), Trương Thị Lan Anh (32 tuổi), và Trương Vinh (8 tuổi) tại Canada, ngày 24 tháng 9, 2016 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F50df8439-6407-4be3-a876-50873c24310f.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=lpZ0XpYR3ZcxSnj7d1785Q--~D

Hình 16 – Ông Dũng Loa tại phi trường Bangkok, dùng passport Việt Nam


Trong tất cả những trường hợp giả, Ông Dũng Loa có lẽ đạt kỷ lục vì chỉ hơn một tháng sau khi đến Canada là đã về lại Việt Nam. Ngày 20 tháng 11, 2016, ông ta lấy bằng lái xe quốc tế ở Việt Nam. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F0ab57fe7-1e0f-48cf-b3ba-92a9f5e2f2f1.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=yRBFLE.bN6xMdmi2Yc_2Rg--~D

Hình 17 -- Bằng lái xe quốc tế của Ông Dũng Loa lấy địa chỉ ở Quận Tân Định, ngày 20 tháng 11, 2016


Tương phản thật và giả

 

Bà Thạch Thị Phay, hơn 32 năm lưu lạc, rày đây mai đó vì bị đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, bị bắt cóc và hãm hiếp bởi thổ phỉ ở Campuchia, bị cưỡng bức hồi hương, rồi lại mất con gái khi quay trở lại Campuchia lánh nạn. Không thể sống ở Việt Nam, bà lưu lạc bất hợp pháp nơi đất khách quê người. Bà đã lập hồ sơ theo chương trình định cư nhân đạo của Canada nhưng bị bỏ rơi lại vì không có tiền đóng 11 nghìn USD lệ phí.


Với quy chế tị nạn, bà Phay nay chính thức được bảo vệ bởi Liên Hiệp Quốc, được trợ cấp tài chánh hàng tháng do lớn tuổi lại bệnh hoạn, và, quan trọng hơn cả, có cơ hội định cư tị nạn ở một quốc gia thứ ba. Thỉnh thoảng có người tị nạn, cũng không khá giả gì, cám cảnh bà đơn độc, dấm dúi cho bà ít tiền. Nơi ở của bà trong chục năm qua là một căn phòng bít bùng, không gian chỉ cỡ bằng cái phòng tắm chính trong căn nhà bình thường ở Mỹ. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F2b94b1fe-de47-48f8-98e4-6fead0fe3270.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=jbc3DSstxbciMi..iRDkiA--~D

Hình 18 -- Căn phòng ổ chuột tù túng của bà Thạch Thị Phay

 

Trong khi đó, những người không hề lưu lạc, không hề vô tổ quốc đã kéo nhau đi Canada thẳng từ Việt Nam, nơi họ sống hưởng thụ, ăn trên ngồi chốc. Họ có cơ sở làm ăn ở Việt Nam, ở Thái Lan; họ tự do xuất cảnh bằng passport Việt Nam. Qua Canada chẳng bao lâu họ đã tậu xe, mua nhà, và đi đi về về Việt Nam.  


Đó là bất công. Đó là tráo trở. Đó là nhẫn tâm. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fb3667565-d022-4752-979e-fe9258ad2eab.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1680809842&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27001101b100&sig=CYTMldSC8shc39ZidL4S7Q--~D

Hình 19 -- Tương phản giữa thật và giả

Không riêng bà Phay, có nhiều gia đình cựu thuyền nhân bị bỏ rơi lại ở Thái Lan. Tôi đã nhiều lần kêu gọi và lần nữa kêu gọi những thành phần hữu trách, vì lương tri, hãy thực tâm góp phần tìm giải pháp có hậu cho những thuyền nhân Việt Nam lưu lạc, vô tổ quốc cuối cùng.

Tôi cũng kêu gọi các người làm truyền thông có lương tâm đứng về phe của người yếu thế, của các nạn nhân của sự bất công, của các cựu thuyền nhân bị bỏ rơi lại Thái Lan.

Thông tin liên quan:

Các cựu thuyền nhân bị bỏ rơi ở Thái Lan: Cảnh đời tương phản giữa thật và giả

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1920-cac-cuu-thuyen-nhan-bi-bo-roi-o-thai-lan-canh-doi-tuong-phan-giua-that-va-gia.html

Từ Thái Lan, Linh Mục Namwong kêu cứu cho các cựu thuyền nhân bị bỏ rơi

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1918-tu-thai-lan-linh-muc-namwong-keu-cuu-cho-cac-cuu-thuyen-nhan-bi-bo-roi.html

Kêu gọi lòng trắc ẩn cho một cựu thuyền nhân bị bỏ rơi ở Thái Lan

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1891-keu-goi-long-trac-an-cho-mot-cuu-thuyen-nhan-bi-bo-roi-o-thai-lan.html

Bà Thạch Thị Phay: Một cuộc đời quá đỗi bất hạnh và nỗi khao khát gặp lại con dù chỉ một lần…

https://vietbao.com/a314894/mot-cuoc-doi-qua-doi-bat-hanh-va-noi-khao-khat-duoc-gap-lai-con-du-chi-mot-lan-


Chương trình ROVR với TS. Nguyễn Đình Thắng và Rachel Quý

Trong video này, TS. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch của BPSOS, đã trả lời phỏng vấn với cô Rachel Quý về chương trình ROVR (Resettlement Opportunities for Vietnamese Returnees), là chương trình đặc biệt cho người Việt hồi hương từ các trại tạm dung được phỏng vấn và có cơ hội đi định cư tại Mỹ.


Đây là một cuộc hội ngộ hi hữu vì TS. Nguyễn Đình Thắng và BPSOS đã nỗ lực vận động cho chương trình ROVR trong khi cô Rachel Quý lại là một trong hơn 18,000 người đã được tái định cư sang Hoa Kỳ qua chương trình ROVR.

 

Xin mời quý vi theo dõi buổi nói chuyện tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=_zqv6Mq3yxQ



https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fweb-extract.constantcontact.com%2Fv1%2Fthumbnail%3Furl%3Dhttps%253A%252F%252Fi.ytimg.com%252Fvi%252F_zqv6Mq3yxQ%252Fhqdefault.jpg&t=1680810975&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27004601b100&sig=EyzqWTvJqVadOj4kwUZm6w--~D

Thông tin liên quan:

Welcome Corps: Giới thiệu chương trình bảo lãnh tư nhân: https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1909-welcome-corps-gioi-thieu-chuong-trinh-bao-lanh-nguoi-ti-nan.html

Cập nhận về chương trình định cư người tị nạn - ngày 27 tháng 2, 2023: https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1906-chuong-trinh-dinh-cu-ti-nan-theo-dien-tu-nhan-bao-lanh-cua-hoa-ky.html

Cập nhật ngày 17 tháng 2, 2023: https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1904-cap-nhat-ve-no-luc-dinh-cu-nguoi-ti-nan-o-thai-lan-ngay-17-thang-2-2023.html

Cập nhật ngày 12 tháng 2, 2023: https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1902-cap-nhat-ve-no-luc-thuc-day-dinh-cu-nguoi-ti-nan-o-thai-lan.html


ROVR: Thuyền nhân nhìn lại chặng đường đã qua và hướng về đồng bào tỵ nạn ở Thái Lan


https://machsongmedia.org/

Sau ngày 30/4/1975, hơn triệu người Việt vượt biên.

Khoảng cuối thập niên 80 – đầu thập niên 90, nhiều trại tỵ nạn Đông Nam Á đóng cửa, thuyền nhân phải qua thanh lọc và nhiều người bị cưỡng bức hồi hương.

Nhờ sự vận động của BPSOS, tức Ủy ban cứu người vượt biển, Hoa Kỳ đã thực hiện chương trình ROVR (Resettlement Opportunities for Vietnamese Returnees), là chương trình đặc biệt cho người Việt hồi hương từ các trại tạm dung được phỏng vấn và có cơ hội đi định cư tại Mỹ.

Trong video này, ông Nguyễn Văn Minh, cô Rachel Quý, và ông Bùi Văn Quan kể về thời gian vượt biên và ở trại tỵ nạn, và nói về chương trình ROVR.

Chúng tôi cũng kêu gọi đồng bào, đặc biệt những người trước đây đã từng tỵ nạn và được sang Hoa Kỳ nhờ chương trình ROVR, cùng đến với nhau để ủng hộ chương trình mới Welcome Corps – là chương trình bảo lãnh tư nhân cho những người Việt tỵ nạn vẫn còn kẹt lại tại Thái Lan được đi định cư.

Xin cảm ơn tất cả quý vị.

Video được thực hiện bởi Hải Di Nguyễn. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fweb-extract.constantcontact.com%2Fv1%2Fthumbnail%3Furl%3Dhttps%253A%252F%252Fi.ytimg.com%252Fvi%252FGFmIJcb9Mck%252Fhqdefault.jpg&t=1680811068&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c91-27005601b100&sig=3ru04tVEoMDMmAQWhK73yQ--~D

Transcript: 

Ông Nguyễn Văn Minh: “Tôi xin tự giới thiệu tôi tên là Nguyễn Văn Minh. Tôi sống ở trại tỵ nạn Galang rất là nhiều năm, hơn bảy năm trời, từ năm 1989 đến năm 1996. Và tôi được định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình ROVR.”


Cô Rachel Quý: “Mình là Rachel Quý. Một tí xíu về bản thân: Rachel là người Mỹ gốc Việt, đang sinh sống và làm việc ở Mỹ. Rachel là một trong những người thuyền nhân, và cũng đã từng sống và lớn lên ở trại tỵ nạn, trại Mã Lai.”


Ông Bùi Văn Quan: “Tôi là Quyền Chánh Trị Sự Bùi Văn Quan, hiện phục vụ nơi Thánh Thất và điện thờ Phật Mẫu Mountain View, Dallas, Texas. Và cũng nằm trong Bang Liên hiệp Môn đệ Cao Đài. Bản thân tôi ở trại tỵ nạn non gần bảy năm.”


Cô Rachel Quý: “Rachel rời Việt Nam năm 1989, lúc đó là ba với mẹ đi với hai cô con gái, dẫn hai đứa con gái đi. Rachel lúc đó sáu tuổi và một người em gái lúc đó ba tuổi. Và Rachel nhớ mẹ kể là mới lúc đầu thì ba chỉ dẫn Rachel đi thôi, nhưng mà lúc đó mình đi sáu lần và bị hụt. Mẹ kể là đến lúc cuối cùng bà quyết định bán hết tất cả và dẫn gia đình đi đợt cuối cùng. Một là chết trên biển luôn, còn hai là mình sẽ đi đến được bến bờ tự do. Và cũng may mắn, tạ ơn Chúa, là năm 89, là chuyến đi cuối cùng, gia đình đã thoát được cộng sản, hay ra khỏi đất nước Việt Nam.”


Ông Nguyễn Văn Minh: “Chúng tôi có một chương trình dự tính đi vượt biên rất nhiều năm nhưng thất bại. Khi tôi đến được trại tỵ nạn Galang, thuộc Indonesia, nó sau ngày đóng cửa. Indonesia đóng cửa vào ngày 17/4/1989, thì tôi đến ngày 30/4, và tôi phải trải qua thanh lọc.”


Ông Bùi Văn Quan: “Hoàn cảnh sinh hoạt trong trại tỵ nạn rất khó khăn. Chúng tôi chỉ quanh quẩn trong một đảo nhỏ, không được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài.”


Ông Nguyễn Văn Minh: “Cái chương trình thanh lọc có nhiều bất công và đưa đến những chuyện chết chóc tức tưởi này kia cái nọ. Tôi còn nhớ một nhà văn cũng như một giáo sư, là ông Nguyễn Tiến. Ông ta đã bị nhiều sự khó khăn trong đời sống ở Việt Nam, tôi nói chuyện với ông ta rất nhiều. Rồi cuối cùng ông ta cũng phải bị cưỡng bức về và ông ta chết ở Việt Nam. Tôi còn biết có một người đó là cha của anh ta đã bị tử hình, bị Việt cộng giết và quăng vào nhà xác Đô Thành, sau ngày 30/4, mà anh ta cũng không được quy chế tỵ nạn.”


Cô Rachel Quý: “Đối với người lớn thì sẽ lo lắng hơn. Giống như ba mẹ của Rachel có kể là, cái khổ nhất là khổ tâm. Tại vì mình không biết tương lai mình đi về đâu. Tương lai tôi có được đi nước ngoài hay không? Hay là tôi phải trở về lại Việt Nam? Và con cái của tôi lớn ở đây cũng đã 5, 6, 7 năm rồi thì con cái của tôi phải ở bên trại bao lâu nữa? Nói chung đối với người lớn, nói chung với mẹ và ba Rachel thì họ có sự lo lắng, có sự bận tâm.”


Ông Nguyễn Văn Minh: “Chúng tôi sống ở trại tị nạn quá lâu thành ra nó nảy sinh ra nhiều bối cảnh rất phức tạp. Trong đó có những người buồn, tức tưởi trong cuộc sống. Rồi vấn đề là không được xếp vào tỵ nạn chính trị, nhiều người đã thắt cổ, tự thiêu. Rất nhiều. Và xảy ra một biến động lớn là biểu tình chống cưỡng bức hồi hương. Và các cuộc biểu tình nổi rộ lên ở các trại tỵ nạn. Riêng về Galang thì chúng tôi biểu tình tới hơn 6 tháng trời, 179 ngày.”


Ông Bùi Văn Quan: “Thuyền nhân quá tuyệt vọng nên đã có mấy chục người tự đâm bụng tự sát, và tự thiêu.”


Ông Nguyễn Văn Minh: “Tôi có chuyển những tin tức đó ra bên ngoài và có thể những tin tức tôi đã gửi đã tới tay ông Nguyễn Đình Thắng.”


Dân biểu Christopher Smith: “TS Thắng đến gặp tôi khoảng 20 năm trước, và nhờ tôi giúp ông ấy giải cứu hàng chục ngàn người tỵ nạn đã bị đánh rớt thanh lọc không đúng, và họ có thể bị đưa vào các vùng kinh tế mới hoặc cái trại tù khổ sai.”


Ông Bùi Văn Quan: “Sau đó chính phủ Hoa Kỳ đã đồng ý mở ra chương trình ROVR này.”


Ông Nguyễn Văn Minh: “Để phỏng vấn những người trở về từ các trại tỵ nạn được phỏng vấn, nếu mà được thì sẽ được đi định cư.”


Cô Rachel Quý: “Giống như họ kêu gọi là mình ghi danh để mình về đi, rồi sau này họ có những chính sách họ cho mình đi. Nhưng mà có nhiều người không tin, hay là có nhiều người nói, no, tôi phải ở đến cùng.”


Ông Nguyễn Văn Minh: “Nếu muốn ghi danh chương trình ROVR này thì phải ghi danh hồi hương. Đó là một khúc mắc mà chúng tôi không tin tưởng. Chúng tôi nghĩ rằng đó chỉ là một hình thức, một cách để đưa thuyền nhân về mà thôi. Tất cả đều mơ hồ hết. Giống như là trong lúc tuyệt vọng có cái phao thì ghi danh đại vậy thôi, tôi cũng là một trong những trường hợp như vậy.”


Ông Bùi Văn Quan: “Sự thật là tôi không có tin tưởng lắm. Lý do là mình ở trong trại tỵ nạn 6-7 năm như vậy mà còn không được đi định cư mà bây giờ quay trở về Việt Nam, xuất phát từ Việt Nam thì có lẽ là tôi không có tin tưởng lắm.”


Ông Nguyễn Văn Minh: “Khi chúng tôi bị trả về Việt Nam khoảng hai năm, tôi cũng không tin. Tại vì tôi nằm ở Việt Nam hai năm trời như vậy, thật ra là tối tôi không ngủ được. Tại vì thấy không còn cơ vọng để định cư, để vượt thoát khỏi chế độ Cộng sản. Hết cách rồi. Lúc mà tôi được bước chân ra phi trường Tân Sơn Nhất để mà tôi đi Mỹ, tôi cũng không tin, tôi không tin là tôi sẽ được đi. Khi máy bay lăn bánh, tôi mới thực sự an tâm tôi thoát được chế độ Cộng sản.”


Cô Rachel Quý: “Thật ra là, lần đầu tiên khi Rachel nghe nói là BPSOS là những người đã bỏ công để vận động quốc hội Mỹ để cho những người Việt tỵ nạn đi về Việt Nam có cơ hội đi qua Mỹ, lúc đó mình rất cảm động. Tại vì trước đó mình chỉ nghĩ là, oh yeah, chính phủ Mỹ họ có những chương trình này, vậy mình đi thôi. Nhưng mà mình không hiểu được là để có những chương trình đó thì phải có những người đã bỏ công, bỏ sức ra để vận động.”


Dân biểu Christopher Smith: “Nhờ sự hỗ trợ của TS Thắng, chúng tôi đã giúp được khoảng 20.000 người đến Hoa Kỳ.”


Ông Nguyễn Văn Minh: “Và nhân tiện đây, tôi cũng xin mạn phép thay mặt tất cả những người tỵ nạn chúng tôi đã được định cư ở Mỹ trong chương trình ROVR này, cám ơn TS Nguyễn Đình Thắng và các cộng sự viên của ông TS cùng những hội đoàn đã vận động để có chương trình này.”


Ông Nguyễn Đình Thắng: “Tôi là Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch của BPSOS, tức Ủy ban cứu người vượt biển. Chúng tôi kêu gọi đồng bào chúng ta, những ai đã từng là người tỵ nạn, đã đến Hoa Kỳ định cư từ các trại tỵ nạn, và đặc biệt là thành phần của những thuyền nhân đã bị hồi hương và sau đó được định cư vào Hoa Kỳ qua chương trình ROVR, tức là chương trình bằng tiếng Việt là cơ hội tái định cư cho những người Việt hồi hương. Đây là chương trình đặc biệt của Hoa Kỳ, sau khi những người thuyền nhân bị đuổi về Việt Nam một cách miễn cưỡng, không tự nguyện, từ các trại tạm dung hoặc là trại cấm ở vùng Đông Nam Á, ở Hồng Kông thì đã được đến Hoa Kỳ trong chương trình đặc biệt như vậy. Có khoảng gần 20.000 đồng bào của chúng ta đã qua chương trình này. Tôi mong rằng khi chúng ta đã được hưởng không khí tự do ở Hoa Kỳ sau nhiều năm, thì xin quý vị hãy đến với nhau để thành lập một nhóm bảo lãnh để bảo lãnh định cư những đồng bào tỵ nạn chúng ta đã có quy chế rồi, quy chế tị nạn rồi mà còn kẹt lại ở Thái Lan cho tới ngày hôm nay, qua cái chương trình mới được công bố bởi chính phủ Hoa Kỳ, đó là chương trình định cư người tỵ nạn theo diện bảo lãnh tư nhân. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý vị.”

Thông tin liên lạc:

Ở Hoa Kỳ: Ts. Phan Quang Trọng, email: trong.phan@gmail.com

Ở Thái Lan: Mục Sư Jordan Smith, email: Jordan.Smith@pspfoundation.org

Thông tin liên quan:

Welcome Corps: Giới thiệu chương trình bảo lãnh tư nhân: https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1909-welcome-corps-gioi-thieu-chuong-trinh-bao-lanh-nguoi-ti-nan.html

Cập nhận về chương trình định cư người tị nạn - ngày 27 tháng 2, 2023: https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1906-chuong-trinh-dinh-cu-ti-nan-theo-dien-tu-nhan-bao-lanh-cua-hoa-ky.html

Cập nhật ngày 17 tháng 2, 2023: https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1904-cap-nhat-ve-no-luc-dinh-cu-nguoi-ti-nan-o-thai-lan-ngay-17-thang-2-2023.html

Cập nhật ngày 12 tháng 2, 2023: https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1902-cap-nhat-ve-no-luc-thuc-day-dinh-cu-nguoi-ti-nan-o-thai-lan.html

 

 

No comments:

Post a Comment