Saturday, August 6, 2022

20220805 Cong Dong Tham Luan Dia Su Linh Nam 25

20220805 Cong Dong Tham Luan Dia Su Linh Nam 25

 

CẨM-KHÊ DI-HẬN (Q.III: Hồi 86-92)

Posted on November 15, 2012 by Lê Thy

QUYỂN III

HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU

https://trandaisy.wordpress.com/2012/11/15/cam-khe-di-han-q-iii-hoi-86-92/ 

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhĩ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Lý Thường-Kiệt)

Trích đoạn:

Giao-chỉ vương Trưng Nhị bàn:

– Trước hết phải xét tình hình Hán đã. Trên toàn đất Trung-nguyên, hiện yên tĩnh, không giặc giã. Bao nhiêu binh hùng tướng mạnh đều dồn ra mặt Trường-an, Nam-dương đối phó với Công-tôn Thi, Công-tôn Thiệu. Mặt Trường-an, quân Ngô Hán nhiều hơn quân Công-tôn Thi. Hai bên đều có tài dùng binh. Mặt Kinh-châu, Mã Viện với Công-tôn Thiệu, quân số ngang nhau. Tài dùng binh của Mã hơn Công-tôn. Mặt đông Lưu Long, Đoàn Chí quân số gấp bốn lần công chúa Thánh-Thiên, võ công chúng rất cao. Tài dùng binh không thua gì Mã Viện.

Ngưng lại một lúc bà tiếp:

– Trước hết, cần phải biết ý định của Quang-Vũ như thế nào đã ? Chắc chắn biến động ở Thục, Quang-Vũ sẽ xua quân đánh Kinh-châu, Trường-an. Bình thường lực lượng Thục, đã không phải là đối thủ của Hán. Huống hồ bây giờ chia làm hai. Giả thử truyện này xảy ra, chúng ta phản ứng như thế nào?

Đào Nhất-Gia vốn thân với Công-tôn Thiệu. Chàng đứng dậy nói:

– Trước đây, Tây-vu Thiên-ưng lục tướng, sau này chính Trưng hoàng-đế, Trưng vương, sư tỷ Vĩnh-Hoa, Phương-Dung mở đầu cuộc hợp tác Thục, Lĩnh-Nam. Trong thời gian vừa qua, Thục gửi Vương Phúc, Sa-Giang sang giúp Lĩnh-Nam. Hai bên ước hẹn: Hán đánh Thục, thì Lĩnh-Nam đánh lên. Hán đánh Lĩnh-Nam, thì Thục kéo quân từ Trường-an, Kinh-châu về. Bây giờ nếu Hán đánh Thục. Tôi đề nghị chúng ta kéo hai đạo quân đánh lên. Đạo thứ nhất công chúa Thánh-Thiên từ Nam-hải đánh lên Mân, Triết. Công chúa Thánh-Thiên chỉ giỏi dùng binh, còn võ công kém Lưu Long, Đoàn Chí xa. Cần phải gửi thêm một số cao thủ theo trợ chiến. Chúng ta có lão bà Chu Tái-Kênh, sư thúc Chu Bá, Tiên-yên, sư tỷ Phương-Dung, Phật-Nguyệt, Trần Năng, Lê Ngọc-Trinh đủ sức đàn áp bọn chúng. Tôi xin đi trợ chiến.

Chàng nhìn Vương Phúc tiếp:

– Đạo thứ nhì, sư huynh Vương Phúc, sư tỷ Trần Quốc, dùng thủy quân đánh Phúc-hòa, Tuyền-châu. Hán bị uy hiếp, tất rút binh không đánh Thục nữa.

Công chúa Thánh-Thiên lắc đầu:

– Lời sư đệ bàn thực phải. Nếu Thục còn sư huynh Công-tôn Thuật làm hoàng đế. Đương nhiên chúng ta phải giúp. Bây giờ, Thục do Công-tôn Thi làm vua. Trong khi Thi dùng bọn Lê Đạo-Sinh, giết hết bốn trong Thiên-sơn thất hiệp, thêm Nhiệm Mãng, thái tử Công-tôn Tư. Tướng sĩ, dân chúng không phục. Chúng ta có tiếp y cũng vô ích mà thôi.

Phùng Vĩnh-Hoa vốn cảm tình với Thục. Bà cùng Công-tôn Tư có tình tri âm. Bà đứng lên nói:

Chúng ta xuất quân từ hồ Động-đình giúp Công-tôn Thiệu đoạt lại Kinh-châu. Một mặt xua quân giúp Vương Nguyên, diệt Công-tôn Thi, để Nguyên ổn định lại đất Thục.

Phương-Dung lắc đầu:

– Không ổn. Nếu chúng ta kéo quân đánh Vũ Hỷ, tất y đầu hàng Mã Viện. Bấy giờ chúng ta phải chống với đạo quân Mã Viện, thêm đạo Kinh-châu của Thục. Quân hai đạo này hợp lại, lên tới ba mươi vạn người. Chúng ta vét hết quân Trường-sa, chưa quá mười vạn, như vậy có khác gì trứng chọi với đá không? Mặt khác Công-tôn Thi tuy thua, nhưng y vẫn còn hai mươi vạn binh. Chúng ta kéo năm vạn quân Tượng-quận, giúp Vương Nguyên. Với tài Vương Nguyên, Đào Hiển-Hiệu, tất Công-tôn Thi bại. Thi bại, y sẽ đầu hàng Hán. Bấy giờ Vương Nguyên, Hiển-Hiệu phải chống với Ngô Hán lẫn Công-tôn Thi, thực là nguy.

Chiết Giang

30°15'9.54"N 120° 9'56.08"E

http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0ng_Ch%C3%A2u

Phúc Kiến

26° 5'59.37"N 119°17'47.72"E

Tuyền Châu hay Toàn Châu

24°52'26.58"N 118°40'32.99"E

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BB%81n_Ch%C3%A2  

01

Trích đoạn:

– Lê Đạo-Sinh với đám đệ tử, vốn có chân tài, chỉ vì công danh, mà lầm đường. Chúng nhận sắc phong của Quang-Vũ trở về đánh các người, chúng bị thua. Vì sợ bị giết, Lê giả qui y theo Tăng-giả Nan-đà, học Thiền-công. Sau đó vào ngục cứu học trò, ăn cắp năm dàn Thần-nỏ nhưng không dâng cho Quang-Vũ. Quang-Vũ sai chúng vào Thục giúp Công-tôn Thi. Nếu Thi được, thì chính nghĩa mất. Bấy giờ Quang-Vũ mới đem quân đánh. Nhược bằng Thi thua, Lê dụ y đầu hàng. Quang-Vũ có chính nghĩa đem quân chiếm Thục. Sau khi chiếm Thục xong, Quang-Vũ sẽ dùng Lê Đạo-Sinh đánh Lĩnh-Nam.

Phùng Vĩnh-Hoa hiểu ra. Bà nói:

– Vậy bây giờ phải hành động thế này: Thà ta đem quân cứu Thục, đánh được thành nào hay thành ấy. Đánh quân Hán một trận, làm tinh lực của chúng tiêu hao. Chúng sẽ để Lĩnh-Nam yên một thời gian, còn hơn án binh bất động để Quang-Vũ được Thục, dùng đám hàng tướng, hàng binh đánh mình.

Trưng Đế ban chỉ dụ:

– Trẫm quyết định: Đại tư mã Đào hiền đệ tổng chỉ huy đại quân đánh Hán, cứu Thục. Chúng ta cứu Thục, cho phải đạo nghĩa.

Đào Kỳ đứng lên nói với Đại tư mã Tượng-quận Hàn Đức:

– Xin sư bá khẩn trở về truyền lệnh các lạc công, lạc hầu giữ vững thành trì, trang ấp, để Đào Hiển-Hiệu đem quân cứu Thục.

Ông ra lệnh cho Đào Hiển-Hiệu:

– Em đem đạo binh Tượng-quận, vượt Độ-khẩu vào giúp sư thúc Vương Nguyên. Vẫn để đạo kỵ binh của Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang trấn giữ Độ-khẩu như thường, phòng Hán đánh úp mất đường về. Với tài dùng binh của sư bá Vương Nguyên và của em, ắt đánh bại Lê Đạo-Sinh dễ dàng.

Đào Hiển-Hiệu hỏi lại:

– Trường hợp Công-tôn Thi hàng Hán, em phải đối phó thế nào?

Đào Kỳ đáp:

– Trường hợp đó sư bá Vương Nguyên với em phải đương đầu với Ngô Hán. Võ công Ngô không cao, song tài dùng binh của Ngô hơn Vương sư bá với em nhiều. Quân y đã đông, thêm quân Công-tôn Thi nữa… Em với Vương sư bá cố gắng giữ thành. Với quân đoàn sáu Tây-vu yểm trợ, giữ thành, thì một nghìn lần Ngô Hán cũng không vào Thục được.

Ông ra lệnh cho công chúa Thánh-Thiên:

– Sư tỷ hiện có hai đạo Nhật-nam, Nam-hải, thêm đạo thủy quân của Vương Phúc, Sa-Giang, xin Công-chúa đánh thẳng vào mặt đông Kinh-châu. Nhớ dùng Thần-ưng canh phòng mặt biển cẩn thận.

Ông ra lệnh cho công chúa Phật-Nguyệt:

– Thái sư thúc giúp Công-tôn Thiệu chiếm lại Kinh-châu. Trường hợp Vũ Hỷ đầu hàng, Mã Viện ắt đem quân vượt Trường-giang chiếm hồ Động-đình, đánh bọc phía nam Kinh-châu. Xin Thái sư thúc chặn đánh y.

Trưng hoàng-đế phán:

Công chúa Phật-Nguyệt lĩnh nhiệm vụ rất quan trọng. Đạo Nam-hải, Tượng-quận, đều đánh vào đất Hán, đất Thục. Chỉ duy đạo Trường-sa là đánh Hán trên đất Lĩnh-Nam. Bất cứ giá nào Phật-Nguyệt cũng phải thắng, dù hy sinh bao nhiêu chăng nữa. Phật-Nguyệt bại, là Lĩnh-Nam bại. Lĩnh-Nam bại, dân chúng nghĩ rằng mình luôn yếu hơn Hán.

Độ Khẩu

26°35'35.23"N 101°35'41.48"E

Độ-khẩu là cử khẩu đi vào vùng thung lũng Ích Châu phía Nam Thành Đô.

Kinh Châu

30°20'5.24"N 112°14'26.49"E

Sa Thị • Kinh Châu • Hồng Hồ • Thạch Thủ • Tùng Tư • Giam Lợi • Công An • Giang Lăng

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Ch%C3%A2u_(qu%E1%BA%ADn)

Chiết Giang

30°15'9.54"N 120° 9'56.08"E

http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0ng_Ch%C3%A2u

Phúc Kiến

26° 5'59.37"N 119°17'47.72"E

Tuyền Châu hay Toàn Châu

24°52'26.58"N 118°40'32.99"E

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BB%81n_Ch%C3%A2u  

02

Trích đoạn:

Quân mã thuộc khu Trường-sa, Linh-lăng, hồ Động-đình đã chỉnh bị sẵn sàng. Hai hôm sau, tế tác cho biết: Thái thú Nam-quận, Tương-dương, Bạch-đế chống lại Vũ Hỷ. Phật-Nguyệt thăm bệnh Công-tôn Thiệu, Vũ Chu, hai người vẫn chưa bình phục.

Chu Tái-Kênh bàn:

– Triều đình quyết định vậy là phải. Giữa lúc Công-tôn Thi đang rối loạn, tướng sĩ, dân chúng bất phục. Ta giúp Vương Nguyên, Công-tôn Thiệu đánh chiếm lại Thục. Công-tôn Thi lúc đầu chắc chưa hàng Hán. Khi ta chiếm nửa đất Thục, Kinh-châu, bấy giờ Công-tôn Thi mới đầu Hán. Ít ra ta cũng được mấy thành, còn hơn để đó ít lâu, Công-tôn Thi chỉnh bị quân mã, liên kết với Hán, sai bọn Lê Đạo-Sinh đánh Lĩnh-Nam. Bấy giờ Lĩnh-Nam lưỡng đầu thọ địch, ắt nguy mất.

Phật-Nguyệt đánh trống, truyền các tướng tụ tập nghe lệnh. Bà kính cẩn nói với Đào vương phi, Chu Tái-Kênh, Tây-vu tiên tử:

– Luật Lĩnh-Nam định rằng: Các tướng sĩ trên đường làm phận sự mà gặp giặc thì phải đánh. Vậy ba vị qua đây, xin giúp tôi một tay trong trận giặc này.

Chu Tái-Kênh vỗ tay vào bao kiếm:

– Trọn đời ta, ta chỉ mong được giết giặc. Hôm nay gặp trận hồ Động-đình, còn gì vui bằng. Ta sẵn sàng nghe lệnh cháu.

Phật-Nguyệt nói với Công-tôn Thiệu:

– Các thái thú Nam-quận, Bạch-đế, Tương-dương giữ thành trì, chống lại Vũ Hỷ. Họ chống Vũ Hỷ tức chống Công-tôn Thi. Vì họ không biết Vương gia hiện ra sao. Nếu Vương gia cho người liên lạc với họ, thì ta đã được ba quận. Chúng ta chỉ còn phải đánh có ba quận nữa là Kinh-châu được bình định. Không biết thái thú ba quận đó, đối với Vương gia thế nào?

Công-tôn Thiệu đáp:

– Các thái thú đều xuất thân từ phái Thiên-sơn. Họ ở dưới tôi một vai. Thái thú Nam-quận tên Điền Phong, đệ tử của sư đệ Điền Sầm. Thái thú Tương-dương, tên Vương Hòa, đệ tử của sư đệ Tạ Phong. Thái thú Bạch-đế tên Chu Đang đệ tử của Nhiệm Mãng.

Phật-Nguyệt hỏi:

– Vương gia ước tính xem, họ còn trung thành với vương gia không?

Công-tôn Thiệu đáp:

– Trung thành hay không thì tôi khó đoán nổi. Có điều tôi dám quả quyết, họ là kẻ thù của Công-tôn Thi và thầy trò Lê Đạo-Sinh. Bây giờ tôi bí mật liên lạc với họ.

Sún Hô lắc đầu:

– Công-tôn đại ca. Em với đại ca tình như ruột thịt. Em không để cho đại ca đem thân vạn thặng vào chốn hang hùm. Biết đâu các thái thú họ trở mặt. Khi đại ca xuất hiện. Họ hô quân bắt đại ca, có phải việc lớn hỏng hết không?

Chu Tái-Kênh vỗ tay nói:

– Cháu tính vậy thực phải. Bây giờ chúng ta vượt sông, tới Tương-dương trước. Chúng ta giả trang, ẩn thân. Trước dọ thám động tĩnh, thấy Vương Hòa còn trung thành với Vương gia, thì xuất hiện. Còn Vương Hòa có ý gì khác, thì chúng ta giết y, đoạt thành.

Phật-Nguyệt quyết định:

– Phải làm thế này: Chúng ta chia làm hai toán. Toán thứ nhất do Công-tôn vương gia cùng với Đào Ngũ-Gia, Đào vương phi thám thính Tương-dương. Toán thứ nhì do sư huynh Vũ Chu cùng với Tây-vu tiên tử, sư bá Tái-Kênh thám thính Nam-quận. Chúng ta dùng Thần-ưng liên lạc với nhau. Sau khi được Tương-dương, Công-tôn sư huynh sai sứ giả liên lạc với Chu Đang ở Bạch-đế. Công-tôn sư huynh sẽ điều động quân ba nơi kéo về chiếm lại Kinh-châu.

Công-tôn Thiệu tỏ ý lo lắng:

– Tôi sợ gặp Mã Viện đang dồn quân ở Nam-dương, khi y thấy Tương-dương kéo quân về Kinh-châu. Y sẽ xua quân đánh tràn xuống. Trong khi Lưu Long đóng ở bờ hồ Phiên-dương, Đoàn Chí đóng ở Nam-xương, đồng xuôi Trường-giang, đánh mặt sau tôi.

Phật-Nguyệt mỉm cười:

–- Sư huynh đừng lo. Lĩnh-Nam với Thục như môi với răng. Khi Công-tôn sư huynh khởi binh. Tôi sẽ kéo quân từ hồ Động-đình đánh lên, cắt ngang Trường-giang. Thánh-Thiên, từ Nam-hải đánh vào. Từ biển Vương Phúc, Trần Quốc đánh phía sau Lưu Long, Đoàn-Chí. Nếu chúng kéo quân về Kinh-châu, coi như chúng tự tử.

Nam Dương

32°59'26.63"N 112°31'42.64"E

Ngọa Long  • Uyển Thành  • Đặng Châu  • Nam Triệu  • Phương Thành  • Tây Hạp  • Trấn Bình  • Nội Hương  • Tích Xuyên  • Xã Kỳ  • Đường Hà  • Tân Dã  • Đồng Bách

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_D%C6%B0%C6%A1ng,_H%C3%A0_Nam_(Trung_Qu%E1%BB%91c)

Bạch Đế

31° 3'31.60"N 109°35'18.40"E

Tương Dương

32° 0'39.99"N 112° 8'41.25"E

Khu Tương Thành (襄城区)

Khu Phàn Thành (樊城区)

Khu Tương Châu (襄州区). Tên gọi cho tới 2-12-2010 là khu Tương Dương (襄阳)

Thành phố cấp huyện Tảo Dương (枣阳市)

Thành phố cấp huyện Nghi Thành (宜城市)

Thành phố cấp huyện Lão Hà Khẩu (老河口市)

Huyện Nam Chương (南漳)

Huyện Cốc Thành (谷城)

Huyện Bảo Khang (保康)

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%C6%A1ng_Ph%C3%A0n

Kinh Châu

30°20'5.24"N 112°14'26.49"E

Sa Thị • Kinh Châu • Hồng Hồ • Thạch Thủ • Tùng Tư • Giam Lợi • Công An • Giang Lăng

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Ch%C3%A2u_(qu%E1%BA%ADn)

Nam-xương

28°40'29.99"N

115°53'28.59"E

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_X%C6%B0%C6%A1ng  

03

Trích đoạn:

Tiên-yên nữ hiệp bàn:

– Chúng ta chỉ còn sợ một điều duy nhất: Nếu Công-tôn Thi đầu hàng Hán, y ra lệnh mở cửa các thành, cho quân Mã Viện, Đoàn Chí vào. Bấy giờ chắc chắn sẽ có trận đánh long trời lở đất giữa Lĩnh-Nam, Thục với Hán.

Sau khi Công-tôn Thiệu, Vũ Chu cùng đám anh hùng lên đường. Phật-Nguyệt truyền các tướng vào nghe lệnh. Bà tường trình sơ lược biến cố cho tướng sĩ nghe, rồi dẫn giải, có hai trường hợp xảy ra: Thứ nhất Công-tôn Thi hàng Hán. Tất quân Mã Viện, Lưu Long, Đoàn Chí tiến vào Kinh-châu. Chúng ta trở thành trực điện với Hán. Thứ nhì nếu Công-tôn Thi không đầu Hán, chúng ta đem quân qua sông giúp Công-tôn Thiệu đàn áp phe Công-tôn Thi, ta sẽ trấn nhậm thay Thiệu, để Thiệu đem quân bình định Thục.

Bà hỏi các tướng:

– Ai có ý kiến gì?

Đinh Bạch-Nương đứng lên nói:

– Trường hợp Công-tôn Thi đầu hàng Hán. Chúng ta không mang quân qua sông cứu viện Công-tôn Thiệu ư?

Phật-Nguyệt lắc đầu:

– Chúng ta ước hẹn chia ba thiên hạ với Thục. Nếu Hán đánh Lĩnh-Nam, Thục khởi binh đánh từ Trường-an, Kinh-châu lên. Ngược lại Hán đánh Thục, Lĩnh-Nam theo ngả Nam-hải đánh lên bắc. Bây giờ Thục có biến loạn là biến loạn giữa họ với nhau. Công-tôn Thi hàng Hán, chúng ta kéo quân lên đánh Kinh-châu, là chúng ta đánh Thục. Chúng ta đã không đủ quân đánh với Hán, lại phải kiêm thêm Thục, thì nguy hiểm vô cùng. Tôi họp các vị ở đây, chỉ bàn trường hợp Công-tôn Thi hàng Hán. Hán đánh chúng ta bằng ba mặt Nam-hải, Kinh-châu, Độ-khẩu. Mặt Độ-khẩu đã có Đào Hiển-Hiệu, Đào Quí-Minh. Mặt Nam-hải có Nguyễn Thánh-Thiên, Trần Quốc. Chúng ta chỉ lo mặt Kinh-châu đánh xuống, và… rất có thể từ Mân, Triết đánh về. Vậy ai có ý kiến gì?

Một thiếu niên đen thủi đen thui, đầu trọc lóc, dơ tay xin phát biểu ý kiến. Nó hỏi:

– Tướng chỉ huy quân đoàn bảy Tây-vu là sư huynh Đào Ngũ-Gia tức Sún Hô. Bây giờ Sún Hô đi với Công-tôn Thiệu. Vậy ai thay thế, làm tướng soái?

Phật-Nguyệt liếc nhìn, biết đó là Trâu Đen, sư trưởng Thần-ưng, mới mười sáu tuổi.

Nguyên Hồ Đề chuyên đi thu lượm những trẻ mồ côi, cha mẹ vì phản Hán, phục Việt bị giết chết… Đem về nuôi. Nàng đặt cho mỗi đứa một tên, gọi cho vui: Lục Sún, Lục Hầu, Thập Ngưu v.v. Trâu Đen là một trong mười đứa trẻ, nàng đặt cho cái tên Trâu: Trâu Đen, Trâu Trắng, Trâu Lồng, Trâu Ngủ, Trâu Ngáp, Trâu Cầy, Trâu Vàng, Trâu Đỏ, Trâu Xanh, Trâu Mập.

Quân đoàn bảy Tây-vu do Sún Hô chỉ huy, dưới có tám sư trưởng. Hắc-Hổ, Hắc-báo, Hắc-phong, Xích-Hầu, Vi Đại-Nham là năm người, nàng đã biết trong dịp tòng chinh Trung-nguyên. Có ba sư trưởng mới: Trâu Đen sư trưởng Thần-ưng, Hồ Nam sư trưởng Thần-tượng và Vi Lan sư trưởng Thần-long. Phật-Nguyệt chỉ Xích-Hầu tướng nói:

– Ta chỉ định Bình-nam hầu, tức Xích-Hầu tướng. Trước đây, trong lần tòng chinh Trung-nguyên, Tây-vu Thiên-ưng lục tướng xuất sắc nhất, rồi tới Tây-vu lục hầu tướng. Lục hầu tướng đã được sư bá Đinh Đại thu làm đệ tử, văn võ kiêm toàn, hiện có tài đại tướng. Ta hy vọng Xích-Hầu tướng làm trọn nhiệm vụ.

Đinh Bạch-Nương hỏi Xích-Hầu:

– Trận đánh kinh thiên độc địa Trường-an, chủ lực chính là các tướng Tây-vu. Bấy giờ Lục-tướng Tây-vu còn chiến đấu lẻ tẻ, thiếu phối hợp. Các tướng soái chưa kinh nghiệm. Bây giờ lục tướng Tây-vu chia làm tám sư. Mỗi sư do một tướng chỉ huy thống nhất. Trên cao Xích-Hầu chỉ huy, phối hợp nhịp nhàng. Chúng ta từng luyện tập hơn năm qua. Bây giờ chắc chắn sẽ làm cho địch kinh sợ. Xích hiền đệ, em trình bày cho biết khả năng quân đoàn bảy Tây-vu đi.

Xích-Hầu tuổi đã mười chín, dáng người to lớn kềnh càng. Chàng đứng lên, ưỡn ngực ra, hai tay đập vào ngực mình bình, bình giống như con đười ươi, làm ai cũng phì cười. Các tướng đi họp, đều đem theo tùy tùng. Duy Xích-Hầu mang theo một đười ươi khổng lồ, với một con vượn bạch. Chàng đứng lên trình bày, thì đười ươi khoanh tay đứng sau, lưng đeo bảo kiếm. Vượn trắng cầm cuộn trúc lụa treo lên tường. Chàng chỉ vào sơ đồ nói:

– Thưa sư bá, sư huynh, sư tỷ, cùng các sư muội, sư đệ. Tôi xin trình bày về khả năng yểm trợ của quân đoàn bảy Tây-vu. Quân đoàn chia làm tám sư. Mỗi sư do một tướng chỉ huy. Tướng lớn tuổi nhất là sư bá Vi Đại-Nham, bảy mươi lăm tuổi, là sư trưởng Thần-ngao. Sư Ngao có ba trăm chó sói. Nhỏ tuổi nhất là Vi Lan, mười sáu tuổi sư trưởng Thần-long gồm năm ngàn vừa trăn, vừa hổ lửa, mai gầm đủ loại. Hiện tám sư đều sẵn sàng chờ lệnh tham chiến.

Phật-Nguyệt hài lòng. Bà đứng lên nói:

– Tướng sĩ Trung-nguyên họ mong lập công, kiếm giàu sang, họ tranh dành, kèn cưa nhau. Duy chúng ta, chúng ta mưu tìm hạnh phúc cho trăm họ, đối xử với nhau bằng tinh thần võ đạo, bằng tình huynh đệ. Ta xin hỏi các vị có mặt ở đây: Ví thử quân Hán, từ Nam-xương, Kinh-châu tràn xuống, đánh chúng ta. Chúng ta phải đối phó như thế nào?

Vi Đại-Nham đứng dậy nói:

– Thưa công chúa, theo ý kiến lão, chúng ta cần đem quân đón đường giặc mà đánh, đừng để chúng đặt chân lên nước mình. Chiến tranh, người chết, nhà cháy, nếu trận chiến xảy ra trên đất Hán, thì nhà Hán cháy, người Hán chết. Còn dân mình, vô sự.

Cao Cảnh-Khê lắc đầu:

– Trưng hoàng đế có dạy: Ta với Hán khác nhau như nước với lửa. Hán tàn bạo, ông vua ngồi trên, ban phúc, giáng họa cho thiên hạ. Lĩnh-Nam không thế. Vua do anh hùng cử lên. Chúng ta mưu hạnh phúc cho dân. Nếu bây giờ giặc chưa đến, mà chúng ta xua quân tràn sang Trung-nguyên. Chúng ta trở thành một thứ Quang-Vũ, Triệu Đà thứ nhì.

Trâu Đen đứng lên:

– Lời của Vi lão bá đúng, lời của Cao sư huynh cũng đúng. Theo em nên dung hòa cả hai. Một mặt mình chuẩn bị quân mã, dàn ra ở cửa Du-giang làm như đổ bộ đánh Kinh-châu. Một mặt dàn quân ở gần Hạ-khẩu làm như sắp đánh vào Nam-xương. Hán thấy mình mạnh, bỏ ý định đánh xuống thì thôi. Nhược bằng muốn đánh, chúng tưởng rằng mình ngu, bỏ trống hồ Động-đình. Chúng cho quân vượt Trường-giang vào hồ Động-đình, đánh chiếm Trường-sa. Phía bắc hồ Động-đình đến Trường-giang, có khu đất bỏ hoang, không dân, không nhà. Chúng ta lừa địch vào hồ, bấy giờ hai ngả Hạ-khẩu, Du-giang chặn đường về của chúng.

Quần hùng vỗ tay vang dội. Họ trố mắt nhìn Trâu Đen. Không ai ngờ, một thiếu niên mười sáu tuổi, mà lại có kiến thức như thế.

Riêng Phật-Nguyệt, bà không lạ lùng gì. Bà đã có kinh nghiệm của Lục Sún, Lục Hầu. Chúng ở tuổi đang lớn, dễ thu nhận kiến thức. Ngày nào chúng cũng dự các cuộc họp, luận bàn quân sư. Suốt hơn năm qua, chúng học hỏi được biết bao nhiêu tinh hoa của người lớn.

Đinh Tĩnh-Nương chỉ lên tấm lụa vẽ bản đồ khu hồ Động-đình:

– Tôi xin bổ túc ý kiến Trâu Đen. Chúng ta bỏ trống khu bắc hồ Động-đình. Địch tất theo sông Trường-giang đổ quân lên núi Quân-sơn, Tam-sơn, còn thủy quân chúng sẽ đóng ở bắc hồ. Đương nhiên chúng chia quân làm ba cánh. Hai cánh bộ binh, kị binh đánh bọc theo hai ngả đông, tây của hồ, một cánh thủy quân đánh thẳng xuống. Bây giờ ta cho Thần-ưng truyền đến hai đạo đóng ở Du-giang, Hạ-khẩu, đánh chặn đường về, cắt đường tiếp vận từ bắc sang. Ta lại phục sẵn hai đạo quân Tây-vu ở trong rừng bắc hồ. Khi hai đạo quân đóng ở Quân-sơn, Tam-sơn vừa xuất trại, ta cho đạo Tây-vu đánh ép hai bên. Địch mất đường về, bị đánh tập hậu, chỉ có đường rơi xuống sông mà chết. Còn đạo thủy quân, ta dàn từ phía nam hồ đánh lên, xử dụng Giao-long binh, Thần-ưng, Nỏ-thần. Chúng ta cần diệt thủy quân Hán, để sau này chúng muốn đánh xuống nam thì không còn tinh lực nữa.

Phật-Nguyệt quyết định:

– Ý kiến lão tướng Vi Đại-Nham, của sư huynh Cao Cảnh-Khê với Trâu Đen, thêm ý kiến Đinh Tĩnh-Nương đã thành kế hoạch toàn hảo. Tôi chỉ thêm một vài chi tiết mà thôi. Nếu Hán đánh xuống, tất họ dùng thủy quân của Thục mới đầu hàng, hợp với thủy quân từ hồ Phiên-dương. Cộng lại thủy quân của họ đông gấp đôi ta. Nếu ta dàn thủy quân ở phía nam hồ, đánh với Hán, ta thất bại. Vì vậy ta cần chia làm đôi. Một chủ lực cầm cự với đạo Nam-xương. Một chủ lực đánh tan đạo binh thục đầu hàng. Sau đó ta quay lại diệt đạo Nam-xương sau.

Cuộc họp giải tán.

Nam-xương

28°40'29.99"N

115°53'28.59"E

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_X%C6%B0%C6%A1ng

Kinh Châu

30°20'5.24"N 112°14'26.49"E

Sa Thị • Kinh Châu • Hồng Hồ • Thạch Thủ • Tùng Tư • Giam Lợi • Công An • Giang Lăng

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Ch%C3%A2u_(qu%E1%BA%ADn)

Du-giang

28°12'35.68"N 116°49'6.02"E

Hạ-khẩu-Hô Khẩu

29°43'52.37"N 116°13'19.99"E

Haikou Hồ

30° 3'7.67"N 115°14'42.55"E

Quân Sơn

29°27'45.21"Bắc 113° 0'47.05"Đông

Nhạc Dương: Nhạc Dương Lâu  • Quân Sơn  • Vân Khê  • Mịch La  • Lâm Tương  • Nhạc Dương  • Hoa Dung  • Tương Âm  • Bình Giang

http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_S%C6%A1n

Tam Sơn

29°32'52.35"N 112°33'24.05"E

Trường Sa

28°13'40.01"N 112°56'19.89"E

Trường Sa có 6 quận, 2 huyện, 1 thành phố cấp huyện

Quận: Phù Dung, Thiên Tâm, Nhạc Lộc, Khai Phúc, Vũ Hoa, Vọng Thành

Huyện: Trường Sa, Ninh Hương,

Thành phố cấp huyện: Lưu Dương

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Sa%2C_H%E1%BB%93_Nam

https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_T%C6%B0%C6%A1ng  

04

Còn tiếp....

No comments:

Post a Comment