Friday, December 17, 2021

20211218 Cong Dong Tham Luan

 20211218 Cong Dong Tham Luan

bpsos@bpsos.org

CAMSA: Ả Rập Xê Út cần điều tra và cô lập thành phần bất hảo ở trại SAKAN

https://drive.google.com/file/d/1lznJxqtx-Hnj_n6_tfgrDia_fm7_tDcK/view audio

Việt Nam không thể chứng minh thực tâm phòng, chống buôn người bằng cách bịt miệng nạn nhân

Ngày 16 tháng 12, 2021

Tổ chức phòng chống buôn người CAMSA kêu gọi chính quyền Ả Rập Xê Út điều tra 2 nữ lao động VIệt Nam đang thao túng trung tâm bảo trợ xã hội SAKAN và đe doạ các nạn nhân buôn người đang tạm trú tại đây.

Bản báo cáo đã dựa vào lời khai của nhiều nữ lao động vừa hồi hương và những lời phát biểu và tin nhắn của chính 2 người này. Qua đó, có nhiều chỉ dấu cho thấy họ có liên hệ mật thiết với các đường dây buôn người của người Việt cũng như với một số viên chức toà đại sứ Việt Nam ở Ả Rập Xê Út.

Hai nữ lao động này một mặt khống chế các nạn nhân đang tạm trú tại Trung Tâm SAKAN, mặt khác lên Facebook lăng mạ tất cả những nạn nhân nào lên tiếng tố giác tình trạng buôn người.


https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F350cbc7c-8ba7-433a-8acf-ba54070e1d73.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1639805495&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c11-9c000501a800&sig=h1Nr9kBe1oUl1hQPfHIFrQ--~D

Các lời khai của nhân chứng và những đoạn thu âm cho thấy 2 người này liên tục chửi bới, đe doạ và hành hung một số nạn nhân đang tạm trú tại SAKAN, thậm chí đòi giết họ: “Tao mà biết là đứa nào là tao đập chết mẹ đứa đó, nói cho tụi bây biết, tao không phải nói mà không làm đâu nhe... Mày tới số thì ở đâu cũng chết à. ĐM như mày cái số chết là chết chắc rồi.”

Nhiều khi họ hành xử thô lỗ và mang tính cách khủng bố tinh thần như vậy ngay trước mặt của các viên chức toà đại sứ Việt Nam. Các viên chức này không hề lên tiếng can gián mà có khi tỏ vẻ đồng tình.

Một trong 2 người nữ này, sinh năm 1984 và đến Ả Rập Xê Út tháng 8 năm 2017, tự nhận là “đội trưởng” của tất cả các lao động Việt Nam tại Trung Tâm SAKAN. Trong một video livestream trên Facebook mới đây, cô ta khoe nắm thông tin cá nhân của tất cả chị em lao động tại đây, bao gồm ảnh chụp passport, exit visa, hình chụp nhận diện khi nhập trại, đơn trình bày gửi toà đại sứ Việt Nam… Điều này cho thấy Trung Tâm SAKAN và Toà Đại Sứ Việt Nam phi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bảo mật thông tin cá nhân của người lao động.

Đáng quan ngại hơn nữa, nhân vật bất hảo này từng bị cáo buộc là đã hối lộ 2000 Rials cho một nhân viên của Trung Tâm SAKAN để đưa một số chị em ra ngoài làm việc, kể cả hành nghề mãi dâm.

Người thứ hai, sinh năm 1988 và đến Ả Rập Xê Út tháng 10 năm 2018, thường xuyên lên Facebook công kích những nạn nhân lên tiếng cầu cứu, gọi họ là “chó phản động,” “đồ phản quốc”. Người này đã từng ăn trộm tiền của 2 nữ lao động ở chung phòng, hành hung một nữ lao động (nay đã hồi hương) chỉ vì người này đã lỡ dùng nhà vệ sinh khi cô ta muốn đi vệ sinh, và thường xuyên báo cáo các chị em lao động khác với người của toà đại sứ Việt Nam. Ngày 9 tháng 12, người này lên Facebook livestream khoe là nhận được tài trợ của toà đại sứ Việt Nam để tổ chức bữa tiệc chia tay cho những người sắp hồi hương.

Việt Nam có không đầy 4 tháng để chứng tỏ thực tâm phòng, chống buôn người nếu không muốn bị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp hạng 3, tức hạng chót, về buôn người. Quốc gia bị xếp hạng 3 sẽ phải chịu một số biện pháp chế tài nhắm vào cả chế độ và các cá nhân liên quan đến hành vi buôn người.

Thay vì bảo vệ nạn nhân, truy tố thủ phạm và triệt phá các đường dây buôn người, chính phủ Việt Nam đang sử dụng các thành phần bất hảo để bịt miệng nhân chứng. Do hớ hênh, các thành phần bất hảo này đã khoe ra quan hệ mật thiết của họ với toà đại sứ Việt Nam.

Tổ chức CAMSA đã lưu lại tất cả các đoạn thu âm lời phát biểu và bản chụp màn hình các bình luận trên Facebook của 2 nhân vật bất hảo kể trên. Một đoạn thu âm tiêu biểu:

https://drive.google.com/file/d/1lznJxqtx-Hnj_n6_tfgrDia_fm7_tDcK/view?usp=sharing

Trong văn thư gửi Hội Đồng Nhân Quyền của Ả Rập Xê Út, CAMSA yêu cầu phải cô lập hai nhân vật bất hảo kể trên và giám sát chặt chẽ ban quản trị Trung Tâm SAKAN.

Trước đây, ngày 24 tháng 9, tổ chức CAMSA đã chuyển đến LHQ, chính phủ Ả Rập Xê Út và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bản báo cáo về 3 đường dây buôn người do người Việt tổ chức tại Ả Rập Xê Út, có dính líu đến một viên chức Toà Đại Sứ Việt Nam.

BPSOS | 6066 Leesburg Pike, Ste. 100, Falls Church, VA 22041

 

Ngày Quân-Lực VNCH 19-6-1971 và 19-6-1973 –

Diễn hành tại Thủ-Ðô Saigon. Uploaded by GDMDVN-Canada.

https://www.youtube.com/watch?v=jGXBxjRw0IM

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Tue, Dec 14 at 1:04 PM

Mời coi lại Video Ngày Quân Lực VNCH vào hai năm 1971 và 1973.  Thời lượng 1 tiếng.  Một quân đội hào hùng, nhưng bị "Đồng Minh Mỹ" chém sau lưng...chết!

https://youtu.be/jGXBxjRw0IM

 

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Tue, Dec 14 at 1:03 PM

Thiên Đường Đỏ

Thiên Đường Hồ chí Minh

Tác Giả: Cựu Thiếu-Úy CSQG Lê Thị Xuân

Thứ Tư, 12 Tháng 9 Năm 2012 21:07

Tối ngày 28.6.1975 tôi bị di chuyển cùng chung với chồng từ Trường Trung Học Nguyễn Bá Tòng tại Sài Gòn đến Trại Suối máu được khoảng 1 tuần lại bị chuyển đến trại Thành Ông Năm, Hóc Môn do đoàn 500 cộng sản quản lý. Trại chia làm hai khu: Nữ Sĩ Quan (SQ) Quân đội, và Nữ SQ/ CSQG. Chúng tôi bị chia thành từng B và phải chen lấn lẫn nhau trong một diện tích chỉ đủ để nằm nghiêng .

 Lúc nầy tôi mang thai cháu đầu lòng gần 7 tháng. Đây là thời gian thai nhi phát triển, nên thai phụ cần được nghỉ ngơi, thoải mái, tránh bị những áp lực và thai phụ cần phải được thực phẩm dinh dưỡng vừa tinh khiết vừa đầy đủ. Nhưng với tôi thì hoàn toàn trái ngược. Ngoài môi trường sống quá thiếu vệ sinh, lại phải ngồi nghe học tập, thảo luận. đấu tố.

  Thể chất mệt mỏi, tâm trí lúc nào cũng lo sợ cho bản thân, cho gia đình, và cho chồng . Thai nhi càng lúc càng phát triển nên tôi thèm ăn lắm, nhưng bụng thì lúc nào cũng đói, dinh dưỡng chẳng có, áp lực càng lúc càng nặng và rồi hai chân tôi bị qụy, chỗ kín bị ra máu, không được chữa trị hoặc thuốc men. Tôi đuối sức! Trước tình trạng sức khỏe tồi tệ và mạng sống của tôi bị đe dọa, ngày 12.8.75 Cộng sản (CS) thả tôi về với lý do :”tạm hoãn quản huấn vì sắp đẻ”(nguyên văn).

 Về đến nhà thì ba mẹ và các em nhỏ của tôi đã bị lùa ra khỏi Sài gòn theo chương trình gọi là hồi hương lập nghiệp tại Sa-Đéc. Sức khỏe quá yếu, không đi được tôi đành ở lại căn nhà củ (bấy giờ thì gia đình thím tôi đang ở). Đến đầu tháng 9.75 đau chuyển bụng, tôi đến bảo sanh viện Từ Dũ . Sau khi sinh cháu bé, tôi mệt lắm, nhưng gắng gượng xem mặt cháu, biết cháu là gái, thấy khuôn mặt con hao hao giống bố, lòng mình dâng nỗi nhớ chồng và dào dạt thương con, tôi ôm con vào lòng và ngất đi vì bị băng huyết. Tỉnh dậy tôi trở về tâm trạng củ.

May mắn cho tôi là CS chưa kịp đưa người của chúng vào nên nhân viên và bác sĩ vẫn còn tấm lòng nhân ái và phong cách Miền Nam và nhờ đó tôi thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Vì lý lịch, nên tôi bị tống ra khỏi bịnh viện sau 4 ngày mặc dầu tôi còn yếu và cháu bé gầy guộc chỉ được 2kg. Tôi lại phải bé cháu tìm đường về Sa Đéc.

 Khi chiếc tàu đò đậu trước cửa nhà, lòng tôi càng thêm não nề. Đây là khu hoang địa, xưa kia là khu oanh kích tự do và không có dân cư, vì thế vùng nầy có rất nhiều hố bom. Thấy gia đình lam lũ, tôi vô cùng xót xa, vì vậy tôi ráng sức phụ giúp gia đình và tôi lại thêm lần nữa ngã quỵ. Đúng vào thời gian nầy, khi cháu được hơn một tháng thì mẹ con tôi bị bắt trở lại trại giam.

 Sáng hôm ấy ,đang cho con bú, tôi nghe tiếng ghe máy và tiếng người, rồi tiếng chân dồn dập nhảy lên bờ. chạy phía nhà tôi. Sống trong vùng cộng sản kiểm soát tâm trạng tôi luôn luôn hồi hộp lo sợ.

Đang còn hoang mang thì tôi đã thấy họ bao quanh nhà tôi, những mũi súng chĩa thẳng vào mẹ con tôi. Tôi nghe đạn lên nòng và tiếng ra lịnh của tên chỉ huy: - Các đồng chí vào vị trí sẵn sàng tác chiến.

Sau đó tiếng quát ra lịnh: - Chị Lê Thị Xuân, tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh, không được chống đối, chấp hành lệnh quản chế, thì sẽ được cách mạng khoan hồng!

 Tiếp theo là hai tên có võ trang tiến sát vào giường mẹ con tôi. Tôi biết là tôi đã bị bắt. Tôi không sợ, nhưng tôi thương con quá, phần không muốn phải xa con, phần sợ con phải chịu cảnh lao tù. Tôi thật sự lúng túng vì cả nhà tôi đang làm ngoài ruộng. Tôi ngỏ ý chờ người nhà tôi về.. Nhưng chúng nhất định không cho. Bị thúc hối quá cấp bách; tôi chỉ viết vội là đã bị bắt lại cho gia đình biết, rồi gom nhanh ít tã lót, ít quần áo, vật dụng cho hai mẹ con và theo chúng xuống xuồng máy giữa hai hàng súng “ dàn chào bảo vệ”của chúng.

  Sau nầy tôi biết tên hung tợn chỉ huy cuộc vây bắt hai mẹ con tôi tên là Hiếu. Tôi đã có lần gặp hắn tại sài gòn trong nhà người cùng quê với mẹ tôi. Người nầy là SQ Quân Lực VNCH che chở cho hắn trốn quân dịch, lúc ấy hắn làm phụ thợ hồ.Trước ngày tôi định cư tại Mỹ thì hắn là Phó chủ tịch Nông nghiệp huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng tháp và dĩ nhiên là rất hống hách, ngang tàng và giàu có.

 Bọn chúng chở hai mẹ con tôi về trại giam Đám Lát thuộc huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp. Trại giam nằm trên gò đất, chung quanh có nhiều hàng rào dây kẽm gai bao bọc, chúng cẩn thận gài mìn và chất nổ đề phòng sự trốn trại của tù. Trại nầy giam đủ thứ thành phần từ SQ chế độ củ, tôn giáo, đảng phái chính trị… đến thường phạm. Vì có con nhỏ nên chúng cho mẹ con tôi ở riêng một góc xó nhà bếp. vách nhà làm bằng đất sình trộn với trấu, nên hôi hám và nhiều bụi dơ; gió mang theo hơi nóng làm rát da.

  Tôi mượn nhà bếp 2 tấm bao gạo làm chiếu và mền đắp cho con, còn mình thì nằm hẳn trên đất. Mỗi buổi chiều mẹ con tôi được nữ quản giáo dẫn xuống một cái đìa nhỏ để tắm giặt. Vì cái đìa nhỏ nầy khi nuớc triều cường mới có chút ít nước từ sông cái tràn vào, do vậy mà những chất dơ bẩn không kịp thoát ra, vì thế nước có màu đen của dơ, màu váng của phèn; mùi hôi thối luôn luôn phảng phất, đó cũng là mầm mống bịnh hoạn.

 Thức ăn không đủ nuôi cơ thể thì làm sao có sữa để nuôi con! Vì thế, các bạn tù đồng ý cho tôi mỗi ngày được lưng chén nước cơm có lẫn dăm hạt gạo đang sôi để phụ cùng với dòng sữa hiếm hoi nuôi con. Phải sống trong hoàn cảnh tù đày dưới chế độ cộng sản mới hiểu thế nào là đói, mới hiểu giá trị miếng ăn và mới hiểu đó là sự hy sinh, là tấm lòng nhân ái mà Xã hội Quốc Gia đã giáo dục cho họ.Tôi biết ơn các bạn tù, cơn đói không lúc ngưng dày vò, trí óc chỉ ước mơ đến chuyện ăn, như mơ được một chén cơm lưng, thẻ đường, hột muối, giọt mỡ. Ôi miếng ăn sao “vĩ đại” đến thế!

 Ngoài cái đói triền miên hành hạ, tôi lại phải đối phó với muỗi. Khi bóng đen tràn tới cũng là lúc từng đàn muỗi xuất hiện. Chiếc mùng cũ lúc mang theo, bây giờ cũng rách mục như số phận làm người trong xã hội “thiên đường”cộng sản.

 Tôi ngậm ngùi thương con, tôi lo cho sự an nguy của chồng, tôi lo cuộc sống lao đao vất vả của gia đình, thấy nhớ ba mẹ và các em thơ dại của tôi, tôi tội nghiệp cho bà mẹ chồng hiền lành và nỗi bất hạnh triền miên đè lên số phận bà. Dường như giọt lệ lúc nào cũng lưng lưng trong khóe mắt, thế nhưng miệng tôi thì lúc nào cũng phải nói những điều trái ngược. Tôi cảm thấy danh dự xúc phạm.

 Do thiếu thốn vật chất, tinh thần hoang mang lo sợ cho tương lai mờ mịt tối tăm, và thương nhớ người thân – tôi mỏi mòn và dần dần kiệt sức, con tôi thì còm cõi, yếu ốm và những bệnh do thiếu dinh dưỡng, do môi trường dơ bẩn cùng một lúc “hiệp đồng” tấn công trên cơ thể èo uột của tôi và của cháu. Lúc nầy thì con tôi tóc bết dính và lầy lụa mũ máu vì bị sài lở, toàn thân cháu nổi lên những mụn nhọt nhỏ li ti như muỗi đốt, móng tay như bị long và sứt rớt ra.

  Tôi lo quá, có lần tôi đành gạt nước mắt chịu nhục, hạ mình xin thuốc cho cháu; nhưng bọn người lòng thú ấy dửng dưng, lạnh lùng và dường như trong ánh mắt chúng có đôi chút hả hê của lòng thù hận. Ôi đồng bào tôi đấy, ôi phẩm cách và lòng khoan hồng “cách mạng!”. Sự tàn nhẫn kinh khiếp ấy của giống “người” cộng sản làm ý chí tôi bỗng dưng phát triển mãnh liệt. Tôi hối hận về sự cầu cứu ấy và tự nhủ lòng sẽ không bao giờ cầu xin chúng, tôi giấu nỗi uất hận, không để lộ niềm đau. Dù chưa biết phải làm gì, nhưng tôi thấy tinh thần của lý sinh tồn và lòng tự trọng trong tôi vững vàng lắm!

 Sắp đến ngày 2 tháng 9, ngày “quốc khánh” của chúng, một phái đoàn không biết từ đâu và cấp nào đến thanh tra. Một người trong bọn họ thoáng dừng lại trước mẹ con tôi, chúng phải bịt mũi vì mùi hôi từ chúng tôi. Có lẻ nhờ thế mà hôm sau, ngày 30.8.76 mẹ con tôi được chúng thả ra về với ba năm quản chế.

 Về đến nhà, toàn cả gia đình tôi sống héo hắt, cùng cực vất vả, thiếu thốn, tôi đã hiểu tại sao gần năm qua tôi không có thư từ tin tức gia đình và tôi lại khóc, lòng tự trọng thúc đẩy tôi lao hết sức mình cho gia đình, cho đứa con muôn ngàn yêu dấu. Cậu em trai kế tôi, có gia đình, còn ở Sài gòn cho tôi hay rằng người mẹ chồng hiền lành của tôi đã chết! Tôi thương và mừng cho bà đã thoát được cái thiên đường man rợ của lũ “vượn người cộng sản”Tôi nguyện cầu cho bà sớm được về cõi Phật như lòng bà hằng mong ước. Tôi xót xa cho chồng và mẹ chồng trong cuộc chia tay vĩnh viễn không được gặp nhau, không được có mảnh khăn trắng ghi nhớ công ơn của mẹ hiền, không được cầm tay đứa con trai út mà bà nuôi nhiều kỳ vọng. Bỗng dưng tôi thở dài ngao ngán cho kiếp nhân sinh trong chế độ cộng sản.

 Gần sáu năm sau kể từ ngày tôi được thả ra lần thứ hai thì chồng tôi mới được thả về. Giây phút đầu tiên gặp lại nhau, tôi quá đỗi bất ngờ và cũng quá xúc động. Toàn thân tôi điếng lặng. Tôi không nhúc nhích, cử động gì được, nhưng giọt lệ cứ trào ra, lăn dài xuống đôi gò má thanh xuân nhưng đã sớm tàn phai vì thống thiết đau buồn, thương nhớ.

 Nhìn cảnh nhà sa sút nghèo khổ và cũng vì có lần quá cơ cực tôi có ý định cùng với chồng con quyên sinh, nên ngay hôm sau ngày sum vầy chồng tôi bắt tay ngay vào cuộc sinh tồn. Dù cường quyền địa phương ngăn cản, luôn tìm cách tạo bất an, gây phiền nhiễu, khó khăn, anh vẫn quyết chí phấn đấu từ làm thuê, vác mướn, bán dạo… gia đình tôi lần hồi bước dần ra cảnh bần hàn. Nhưng tai họa lại ập đến! Bởi lao nhọc, thiếu thốn và di hại trong lao tù, chồng tôi ngã bịnh nặng

. Bác sĩ cho biết một lá phổi anh bị khô nước, màng phổi bị dày dính nên kéo và làm trái tim bị lệch và thòng xuống, có dấu hiệu bị sạn thận, xơ gan. Bao nhiêu tiền bạc do công lao và tiện tặn dành dụm được đành phải bỏ hết ra để giành mạng sống của anh. Khi đồng bạc cuối cùng ra đi thì may thay, tôi gặp được người chị cả của chồng tôi, hai chị em thất lạc từ thuở anh chưa chào đời. Nhờ chị, chúng tôi thoát nạn. Cũng kể từ đó, đời sống tinh thần và vật chất của chúng tôi được an ủi, khuyến khích và nâng đỡ. Chị trở thành người mẹ thứ hai của chồng tôi.

 Bây giờ nhớ lại và kinh rợn chuỗi ngày sống dưới ách bạn tàn khắc nghiệt cộng sản , lòng bùi ngùi thương cảm cho những người còn trong nanh vuốt man rợ cộng sản. Xin thành kính nghiêng mình trước những bậc anh hùng đã ngã xuống vì muốn cứu nỗi bất hạnh của quê hương, xin được khóc những giòng lệ cho những oan khuất tội tình của đồng bào tôi bị bàn tay máu của cộng sản áp bức khống chế.

 Xin cúi đầu tưởng niệm hằng triệu chiến sĩ Quốc Gia, Con yêu của Tổ Quốc Việt Nam đã không tiếc máu xương vì sự an toàn và phát triển cho quê hương. Xin tưởng niệm 58 ngàn con yêu của Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ vĩnh viễn nằm xuống trong cuộc chiến đấu cho công lý và tự do trên quê hương tôi.

 Xin cám ơn lòng hào hiệp của nhân dân và chính phủ Hoa kỳ đã cứu vớt và đưa chúng từ nơi tối tăm bi thảm, nơi tầng cuối cùng của địa ngục trần gian đến vùng đất hứa, nơi tuyệt đối tôn trọng nhân phẩm con người.

Xin cám ơn những ân nhân, vì tình nhân ái, vì nghĩa Đồng Bào mà điển hình là bà Khúc Minh Thơ và hội Gia Đình Cựu Tù nhân Chính Trị đã không bỏ rơi chúng tôi, đã không quản ngại gian khó tốn kém cả tiền của lẫn thời gian và sức lực, đã ra sức đánh động cho Thế giới và nhất là Hoa kỳ biết nỗi thống hận ngút ngàn mà cộng sản trả thù bằng cách làm khô máu lên cuộc đời những chiến sĩ Quốc gia từng một thời dũng lược, nay đành thúc thủ.

 Học theo Quý vị, chúng tôi nhất định không bỏ quên những người đang cần đến chúng tôi,. Chúng tôi giữ gìn đạo lý và văn hóa Việt, chúng tôi nuôi dưỡng giáo dục các thế hệ tiếp nối về lòng nhân bản để trở thành công dân hữu dụng cho xã hội và cho sự tồn vong của Dân tộc. Thiết nghĩ đó là lời cảm ơn chân thành và thiết thực nhất.

Việt Nam là Dân tộc biết mang ơn và biết cách đền ơn. Đó là lời cuối cùng của giòng tâm sự hôm nay của chúng tôi.

 Little Sài Gòn, ngày Truyền thống CSQG/VNCH -

Cựu Thiếu úy CSQG LÊ THỊ XUÂN

 

No comments:

Post a Comment