20230928 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Ông Ma Seo Cháng và ông Ma A Sính: Lưu lạc từ Hà Giang đến Tiểu
khu 179 đến Thái Lan
Hải Di Nguyễn
Ông Ma Seo Cháng (sinh năm 1974) và ông Ma A Sính (1984) từng sống
nhiều năm ở Tiểu khu 179, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
Liên tục bị đàn áp vì là người H’mông theo đạo Tin lành, cả hai
lưu lạc từ Hà Giang đến Điện Biên rồi đến Tiểu khu 179 nhưng vẫn không được yên
ổn, và hiện nay đang tỵ nạn tại Thái Lan.
Tôi phỏng vấn họ ngày 18/9/2023, với anh Johnny Huy (thuộc tổ chức Hmong Human Rights Coalition) giúp thông dịch một phần.
Ông Ma Seo Cháng.
Ông Ma A Sính.
Đàn áp tôn giáo ở Hà Giang
Ông Ma Seo Cháng sinh ra và lớn lên ở Hà
Giang. Bắt đầu theo đạo Tin lành từ năm 1989, thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam
(miền Bắc), là hội thánh được nhà nước công nhận.
Bị “đàn áp tôn giáo rất nặng nề, bị chính
quyền gọi lên gọi xuống… bắt cam kết bỏ đạo” và bị tước đi giấy tờ tùy thân,
rơi vào tình trạng vô quốc tịch trên chính quê hương mình, ông trốn sang Điện
Biên năm 1995 (khi đó vẫn thuộc tỉnh Lai Châu).
Ông Ma A Sính theo đạo từ năm 1991, cũng gặp
khó khăn với chính quyền và rời đi năm 1996.
Thời gian ở Điện Biên
Sống ở Điện Biên năm 1995-2000, ông Ma Seo
Cháng tiếp tục bị đàn áp về tôn giáo: “chính quyền đến từng nhà và cầm theo
giấy bắt họ ký cam kết bỏ đạo, nếu không chính quyền sẽ đuổi họ ra khỏi địa bàn
cư trú.”
Bản thân liên tục bị sách nhiễu, lại nhìn
thấy người khác bị đánh đập, cưỡng ép bỏ đạo, và thấy các nhà truyền đạo phải
vào tù, ông rời đi năm 2000.
Ông Ma Seo Cháng: từ Điện Biên xuống Đắk Lắk
Từ Điện Biên, ông Ma Seo Cháng tới huyện Ea
Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2000. “Ở đây được hai tháng thì bị chính quyền đốt phá
nhà.”
Anh Johnny Huy nói “Vào khoảng tháng 2 [năm
2000], sau khi ăn Tết Âm lịch, kiểm lâm đến đốt phá nhà anh ấy. Họ nói là phải
rời khỏi địa bàn, nếu không họ sẽ trục xuất về nơi cư trú.”
Tiểu khu 179
Theo lời ông Ma Seo Cháng, khi ông đến tỉnh
Lâm Đồng thì được một số người H’mông cho biết “ở Tiểu khu 179, đất đai vẫn còn
nhiều và tươi tốt, có thể sống ở ven sông, làm nông.”
Ông bắt đầu tới sống ở đó.
Hoàn cảnh tương tự, ông Ma A Sính phải rời
khỏi Điện Biên sau mười năm sinh sống, và vì đã quen ông Ma Seo Cháng, quyết
định cũng chuyển đến Tiểu khu 179 năm 2006. Ông được anh em chia miếng đất ở
Tiểu khu 178 để làm ruộng.
Ông Ma A Sính cho biết, đến năm 2007 có thêm
nhiều người di cư đến Tiểu khu 179—khoảng hơn 40 hộ gia đình—nên họ làm đơn báo
lên chính quyền địa phương về sự hiện diện của họ.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương nói họ
“phải ký cam kết bỏ đạo thì mới được ở.” Rồi “cướp đi con mương” người dân
trước đó đã bỏ ra 100 triệu đồng để đào dẫn nước về làm ruộng.
“Chính quyền không chỉ cưỡng chế con mương mà
cưỡng chế đất đai… bán lại cho công ty Hiền Tiến.”
Vô quốc tịch trên chính đất nước mình
Ông Ma Seo Cháng cho biết, bắt đầu từ năm
2011, họ đã liên tục nhiều năm làm đơn xin quy hoạch đất để thành lập thôn và
xin cấp giấy tờ hộ khẩu, nhưng không thành công.
Không có giấy tờ tùy thân, ông Ma Seo Cháng
và ông Ma A Sính và vô số người H’mông khác phải sống trong tình trạng vô quốc
tịch: không được làm thẻ ngân hàng, không thể đứng tên mua xe máy, không thể
đăng ký kết hôn, không được có bảo hiểm y tế, con cái cũng không được đi học…
Trường học ở Tiểu khu 179
Ông Ma Seo Cháng nói “Năm 2012, cả làng chúng
tôi, con em không được đi học, nên bà con chúng tôi dựng lên một cái trường.
Nếu chính quyền không đưa giáo viên đến dạy, anh em chúng tôi có thể thuê người
ngoài để dạy con em cái chữ đầu tiên.”
Ông nói xã lúc đầu không cho, nhưng ông nói
“Con em lớn lên rồi, không được tiếp xúc con chữ.”
Cuối cùng khi họ dựng trường, Phòng giáo dục
tới khảo sát và gửi giáo viên đến, nhưng chỉ dạy cấp tiểu học và chỉ dạy hai
môn Toán và Tiếng Việt.
Giải tỏa, cưỡng chế đất
Hình ảnh công an cưỡng chế đất năm
2016.
Ông Ma A Sính cho biết năm 2015, chính quyền
huyện Đam Rông tuyên bố giải tỏa khu vực, “không muốn người H’mông theo đạo
sinh sống ở khu vực đấy.” Họ lại cưỡng chế đất của người dân, bán cho công ty Ngân Lâm của
Trung Quốc.
“Họ cứ đuổi ra khỏi đấy thôi. Anh em tôi đã
khổ từ ngoài Bắc để vô đấy rồi, không biết đi đâu nữa, cố ở đấy,” ông Ma Seo
Cháng nói. “Năm 2016, chính quyền tiếp tục cưỡng chế đất của người dân chúng
tôi, đang làm cà phê, đang làm ruộng.”
Họ gửi đơn cho Quốc hội, cho Chủ tịch nước,
cho Thủ tướng… và chính phủ gửi phái đoàn tới vào năm 2016. Tuy nhiên, ông Ma
Seo Cháng kể, đến năm 2019, công ty Ngân Lâm mang đá và xi măng tới, dựng trụ
ngay giữa nương rẫy của người dân.
Cần sự chú ý và can thiệp của quốc tế, họ
liên lạc với BPSOS và được giúp làm báo cáo cho LHQ về vấn đề của Tiểu khu 179.
Dự án quy hoạch Tiểu khu 179
Ông Ma Seo Cháng nói “Ông Lưu Văn Đức, phái
đoàn của Quốc hội, tới đối thoại với bà con” và nói là “chính phủ đã công nhận
quy hoạch đất đai tại Tiểu khu 179.”
Họ cũng đưa ra kế hoạch và bản đồ quy hoạch
Tiểu khu 179—tuy nhiên, tới nay vẫn chưa được thực hiện.
Ông cũng nói trong năm 2021, người dân đi
chụp hình làm căn cước, nhưng sau đó lại không được cấp.
Năm 2021, phái đoàn của Anh Quốc muốn tới
khảo sát Tiểu khu 179, nhưng chính quyền huyện Đam Rông phong tỏa khu vực một
tuần lễ, không cho vào.
Riêng hai ông Ma Seo Cháng và Ma A Sính bị công an tỉnh Lâm Đồng bắt, bị tra hỏi về BPSOS và các báo cáo.
Tiếp tục lưu lạc: trốn sang Thái Lan
Ông Ma Seo Cháng cho biết, ngày 21/2/2023,
sau khi gặp phái đoàn của Hoa Kỳ ở Đắk Lắk, hai người bị công an tỉnh Lâm Đồng
bắt giữ rồi đánh đập, tra khảo.
Theo lời ông Ma A Sính, họ bị dọa tù, bị cáo
buộc là “cấu kết với người nước ngoài, nói xấu Đảng và nhà nước.”
Đó là khi họ nhận ra họ không thể tiếp tục
sống ở Việt Nam.
Ông Ma A Sính trốn sang tỵ nạn ở Thái Lan
ngày 4/3/2023. Ông Ma Seo Cháng, ngày 14/4/2023.
Cuộc sống hiện nay
Hiện nay gia đình ông Ma A Sính (5 người lớn,
4 trẻ con) và gia đình ông Ma Seo Cháng (4 người lớn, 6 trẻ con) đang sống
trong cơ cực và lo sợ tại Thái Lan, không dám đi làm.
Ông Ma A Sính nói “Trong tháng 7, mình nghe
tin là chính quyền lại cử một ông sang Thái Lan để theo dõi Ma A Sính, Ma Seo
Cháng… chỗ ở ở đâu.”
Ông Ma Seo Cháng chỉ mong được giúp đỡ. “Rất là lo sợ… không biết lúc nào bị công an bắt. Nếu họ bắt về Việt Nam là bị tra tấn, bị tù, không biết sống kiểu nào.”
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Wed, Sep 27 at 11:43
AM
Bài
mới “Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy nhà hoạt động chính trị.
Bài mới xin kính chuyển quý vị rất
mong được phổ biến rộng rãi.
Kính mến
Nguyễn Quang Duy
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy
nhà hoạt động chính trị.
Nguyễn Quang Duy
Nhân Lễ Tưởng Niệm Nhị vị Giáo Sư
Nguyễn Ngọc Huy và Nguyễn Văn Bông được tổ chức ngày hôm nay 13/08/2023 tại
Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng, Ban Tổ Chức có nhờ tôi chia sẻ đề tài “Giáo sư
Nguyễn Ngọc Huy nhà hoạt động chính trị chân chính”, dưới đây là một số điều
tôi được biết về cuộc đời chính trị của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.
Từ một đảng cách mạng sang
một đảng chống cộng...
Ông Huy gia nhập Đảng Đại Việt vào đầu
năm 1945 ở tuổi 21, khi ấy Việt Nam đang chịu 2 gọng kềm là thực dân Pháp và
quân phiệt Nhật nên đảng Đại Việt là một đảng cách mạng với mục tiêu giành lại
độc lập, tự do cho dân tộc.
Theo ông Huy ưu điểm của Đảng Đại Việt
là có Chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn làm căn bản triết lý. Chủ nghĩa này đặt quyền
lợi dân tộc lên trên, nên Đảng Đại Việt rất quan tâm đến các vấn đề chính trị
và xã hội. Nhưng nó cũng chính là nhược điểm vì quá đề cao dân tộc mà hướng đến
một chế độ “độc tài sáng suốt”, một “chế độ quyền uy”, xây dựng một quốc gia,
một dân tộc hùng cường, nên không thể phát huy tự do và dân chủ.
Cụ thể là Trong đảng Đại Việt theo
lãnh tụ chế nghĩa là người lãnh đạo nắm hết mọi quyền hành trong tổ chức, như ở
miền Nam, xứ ủy là người quyết định mọi việc. Nhưng người miền Nam vốn tính
tình cởi mở và với ảnh hưởng của tự do, dân chủ từ thể chế thuộc địa Pháp, nên
ngay từ năm 1947 đã có một cuộc “cách mạng nội bộ” về tư tưởng và phương cách
sinh hoạt. Xứ bộ miền Nam từ đó hoạt động theo nguyên tắc đặt quyền lợi dân tộc
lên trên, nhưng các đảng viên được sinh hoạt trong vòng tự do, dân chủ và có
trật tự.
Theo ông Huy sau khi đảng Cộng Sản
cướp chính quyền, đảng Đại Việt chuyển từ một đảng cách mạng sang một đảng
chống cộng vì 2 lý do chính là (1) đảng Cộng Sản đặt quyền lợi dân tộc đằng sau
quyền lợi quốc tế cộng sản và (2) đảng Cộng Sản là một đảng độc tài mục tiêu là
tiêu diệt tất cả những đảng phái khác do đó để “sinh tồn” hay tồn tại đảng Đại
Việt như hầu hết các đảng phái không cộng sản khác không có con đường khác hơn
là chống lại cộng sản. Từ đó đảng Đại Việt chọn con đường cộng tác với Quốc
Trưởng Bảo Đại để từng bước giành lại độc lập cho Việt Nam.
Trong thời gian từ 1946 đến 1955 ông
Huy được đảng giao trách nhiệm nghiên cứu chính trị, viết tài liệu chính trị và
viết các bài báo có liên quan đến chính trị. Ông được xem là một lý thuyết gia
và người truyền bá tư tưởng chính trị cho đảng Đại Việt.
Học và dạy về chính trị.
Năm 1955, ông Huy được đảng chỉ định
đi Pháp vừa để phụ giúp cho ông Nguyễn Tôn Hoàn lãnh đạo Đại Việt, vừa để lánh
nạn chính trị, vừa để đi học. Ông học trường Khoa Học Chính trị Paris và trường
Đại Học Luật Khoa và Khoa Học Kinh Tế Paris. Ông lấy Tiến Sĩ Chính Trị Học vào
tháng 3 năm 1963.
Ngay sau cuộc đảo chánh Tổng thống Ngô
Đình Diệm ông trở về Sài Gòn vào tháng 11-1963. Ông làm Đổng lý Văn phòng cho
Phó thủ tướng Nguyễn Tôn Hoàn cho đến khi ông Hoàn từ chức vào tháng 9/1964.
Từ năm 1965, ông vào làm giáo sư Học
Viện Quốc Gia Hành Chánh dạy về chính trị và luật hiến pháp, đồng thời làm
giảng viên ở nhiều trường đại học và các trường quân sự như trường Cao Đẳng
Quốc Phòng, trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp, trường Đại Học Chiến Tranh Chính
Trị.
Nói chung, ông là 1 người có ảnh hưởng
rất lớn với cả trí thức dân sự cũng như sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Lập đảng Tân Đại Việt…
Trong năm 1964, đảng Đại Việt lâm vào
tình trạng phân hóa nặng nề, ông Hoàn và ông Huy bị khép tội “phản đảng” bị
khai trừ khỏi đảng. Ông Huy cho rằng lãnh đạo đảng Đại Việt khi ấy rất độc tài
họ chống lại bất cứ ai không theo họ.
Nhưng không phải vì thế mà ông Huy bỏ
cuộc, ông thuyết phục Xứ bộ Nam Việt tách ra và thành lập đảng Tân Đại Việt
theo đường lối dân chủ, thành thật hợp tác và đoàn kết với các đoàn thể quốc
gia. Theo ông như thế thì mới giữ được miền Nam Việt Nam khỏi mất vào tay cộng
sản.
Ông làm Tổng Bí Thư cho đảng Tân Đại
Việt và sau đó ông thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến do ông làm Tổng Thư
Ký.
Lập trường của Phong Trào Quốc Gia Cấp
Tiến là ủng hộ chính phủ đối phó với cộng sản, nhưng không tham dự chính quyền
và đòi hỏi chính quyền phải áp dụng đúng quy tắc dân chủ, chấm dứt nạn tham
nhũng, cũng như nạn bè phái đưa những người thiếu tài đức nắm giữ các chức vụ
quan trọng trong chính quyền.
Cộng tác với chính quyền
Từ năm 1968, ông tham dự Hòa đàm Paris
giúp phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa xây dựng một hệ thống lý luận để có thể tranh
cãi với cộng sản và ông đi các nước Âu châu để trình bày cho đồng hương tình
hình chung và lập trường của Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1973, ông cùng phái đoàn
Việt Nam Cộng Hòa tham dự hội nghị La Celle Saint Cloud.
Ông cũng là thành viên sáng lập và là
đồng Chủ tịch của Liên minh Dân chủ Xã hội, một tổ chức gồm 6 chính đảng đối
lập theo xu hướng dân chủ trên chính trường Việt Nam Cộng hòa.
Tị nạn cộng sản…
Sau khi cộng sản chiếm miền Nam, ra
hải ngoại ông vẫn không ngừng hoạt động chính trị như gầy dựng đảng Tân Đại
Việt, vào năm 1981 ông thành lập Liên minh Dân chủ Việt Nam do ông làm Chủ tịch
Ủy ban chấp hành Trung ương, đến năm 1986 ông sáng lập và làm Ủy viên danh dự
của Ủy ban Quốc tế Yểm trợ Việt Nam Tự do năm. Ông hoạt động chính trị cho đến
ngày ông qua đời ngày 28 tháng 7 năm 1990. Như vậy là cả cuộc đời ông đã dành
cho những hoạt động chính trị Việt Nam.
Lý do thúc đẩy
Về lý do thúc đẩy Giáo sư Nguyễn Ngọc
Huy suốt đời hoạt động chính trị đã được ông Huy trả lời trong cuộc phỏng vấn
do Hoàng Khởi Phong và Lê Đình Điểu thực hiện như sau:
“Nếu sanh ra trong một
nước Việt Nam độc lập, tự do và thái bình, thì tôi đã theo hoài bảo lúc nhỏ của
tôi là làm thi sĩ Đằng Phương chuyên viết thơ hùng tráng; có cần phải thêm một
việc làm để mưu sinh thì tôi lấy bằng của Đại Học Văn Khoa và làm giáo sư văn
khoa. Vì sanh trong một nước Việt Nam không độc lập, thiếu tự do và chìm đắm
trong sự loạn lạc, nên tôi phải dấn thân vào cuộc tranh đấu chính trị và do đó
mà phải học về chính trị, dạy về chính trị, và đứng ra lãnh đạo một đoàn thể
chính trị. Dầu cho có được làm lại cuộc đời từ đầu mà hoàn cảnh Việt Nam không
khác hoàn cảnh tôi đã trải qua, thì tôi cũng sẽ làm như tôi đã làm.”
Chính trị chân chính
Khó có thể kiếm được một nhà hoạt động
chính trị có tài có đức, luôn đặt quyền lợi dân tộc Việt lên trên và suốt cuộc
đời đã cống hiến cho các hoạt động chính trị Việt Nam như giáo sư Nguyễn Ngọc
Huy.
Nhưng điều đáng nói là ông Huy không
vì thế mà tự cho là một nhà hoạt động chính trị chân chính, mà ngược lại ông
luôn nhìn vào tình hình Việt Nam và luôn thông cảm cho những nhà hoạt động
chính trị khác.
Ông trả lời cuộc phỏng vấn của Giáo sư
Chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng vào ngày 03/02/1987, nghĩa là trước khi ông Huy
mất vài năm. Cuộc phỏng vấn được đăng trên “TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ” thuộc
Trung tâm Nghiên cứu Việt Mỹ, viện Đại học Oregon, vào 24 Tháng Sáu, 2022.
“… Người Quốc Gia Việt
Nam mà trong sạch đàng hoàng thì lại không được người ngoại quốc tin
cậy. Bởi vì họ cho là cái thứ người trong sạch, đàng hoàng thì
cứng đầu, cứng cổ và khi quyền lợi Việt Nam xung đột quyền lợi nước
họ thì sẽ không nhân nhượng cho họ. Cho nên họ phải tìm những người
dễ sai bảo…”
Sự chân chính của người làm chính trị
là luôn thông cảm và đồng cảm với những người đang đồng hành trên con đường
chính trị có chung một mục đích và một mục tiêu. Đó chính là bài học mà tôi đã
học được từ giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi.
13/8/2023
Phỏng vấn giáo sư Nguyễn Ngọc Huy được
đăng trên “TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ”
https://usvietnam.uoregon.edu/3352-2/
PHỎNG VẤN NGUYỄN NGỌC HUY – TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ
(uoregon.edu)
Hồng Vệ Binh - Tấn thảm kịch kinh
hoàng của nhân loại
https://i0.wp.com/luatkhoa.org/wp-content/uploads/2019/03/china-red-guards.jpg?w=1187&ssl=1
https://bacaytruc.com/images/China/Banh-Duc-Hoai-bi-HVB-bat.png
No comments:
Post a Comment