20230903 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Sound of Freedom
https://vanhoimoi.org/?p=18026
USCIRF: Điều trần trực tuyến về tự do tôn giáo Việt Nam
Thứ Năm, 7/9/2023, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (U.S. Commission on International Religious Freedom, viết tắt USCIRF) sẽ có buổi điều trần trực tuyến về tự do tôn giáo ở Việt Nam và cách chính phủ Hoa Kỳ có thể làm việc với nhà nước Việt Nam về các vi phạm quyền tự do.
Mặc dù mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có nhiều
cải thiện trong thập niên qua, USCIRF ghi nhận rằng Việt Nam vẫn gia tăng việc
cưỡng bức từ bỏ đức tin cũng như đe dọa, giam giữ, và bỏ tù các nhà hoạt động
và lãnh đạo tôn giáo. Ngoài ra, việc thực hiện lỏng lẻo Luật Tín ngưỡng và Tôn
giáo 2018, đặc biệt ở các địa phương và cộng đồng tín ngưỡng thiểu số, đã cản
trở việc thực hiện đầy đủ quyền tự do tôn giáo.
Trong báo cáo thường niên năm 2023, USCIRF khuyến nghị xếp Việt
Nam là Quốc gia cần quan tâm đặc biệt, vì vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng,
liên tục, và có hệ thống. Tháng 11/2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào
Danh sách Theo dõi Đặc biệt.
Các nhân chứng sẽ nói về vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam, bao
gồm kinh nghiệm trực tiếp, và cũng sẽ thảo luận về các chính sách Hoa Kỳ có thể
áp dụng để Việt Nam có thêm tự do tôn giáo.
Phát biểu khai mạc:
Abraham Cooper, Chủ tịch USCIRF
Frederick A. Davie, Phó Chủ tịch USCIRF
Eric Ueland, Ủy viên USCIRF
Tham luận đoàn:
Trần Quỳnh Vi, Biên tập viên và Nhà báo của
tạp chí The Vietnamese
TS. Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành và
Chủ tịch của BPSOS
Sư Trương Thạch Dhammo
BS. Trần Quốc Hưng, Giám đốc Truyền thông
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Trưởng phòng Đối ngoại.
Buổi điều trần sẽ diễn ra vào thứ Năm, 7/9/2023, 9:30 tối
giờ Việt Nam, tức 10:30 sáng giờ miền Đông Hoa Kỳ.
Quý vị có thể đăng ký theo dõi buổi điều trần tại
đây:
https://www.zoomgov.com/webinar/register/WN_MV2f2fWaTZKX_-EA8wVdRQ
146 đồng bào tị nạn ở Thái Lan chuẩn bị tái định cư
Khai thác chương trình bảo lãnh tư nhân của Canada; vận
động chương trình Welcome Corps của Hoa Kỳ
Mạch Sống, 30 tháng
8, 2023
Theo danh sách của
BPSOS, 146 đồng bào tị nạn đang trong tiến trình được cứu xét tái định cư, bao
gồm những người đã qua phỏng vấn với Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đã được giới
thiệu với phái đoàn quốc gia nhận định cư, đã hoàn tất khám sức khoẻ và chích
ngừa, hoặc đã có lịch bay. Trong số này, khoảng 80% là những người đã được giúp
đỡ trong tiến trình xin quy chế tị nạn bởi các luật sư do BPSOS tài trợ.
“Ước chừng khoảng
100 người trong số này sẽ lên đường định cư trước cuối năm nay,” Ts. Nguyễn
Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết. “Ở mức độ này, có lẽ
năm 2024 sẽ có khoảng 400 đồng bào lên đường định cư.”
Phần lớn sẽ đến Hoa
Kỳ nhưng cũng sẽ có những người đi Canada, Úc và Tân Tây Lan.
Theo Ts. Thắng, đây
là những thành quả thấy được sau 2 năm vận động của BPSOS.
Cánh cửa tái định cư
đã mở ra khi cuối năm ngoái Hoa Kỳ đồng ý tăng số người tị nạn được nhận định
cư từ Thái Lan và đồng thời CUTN/LHQ liệt kê người tị nạn Việt Nam trong thành
phần được ưu tiên giới thiệu tái định cư. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn vận động sự hợp
tác của Úc, Canada và Tân Tây Lan.
“Vụ bắt cóc Ông Đường Văn Thái hồi tháng 4 và việc nhà nước Việt Nam leo thang theo dõi và đe doạ nhiều người Việt tị nạn ở Thái Lan sau các vụ nổ súng ngày 11 tháng 6 vừa qua ở Đắk Lắk đã cung cấp cho chúng tôi thêm căn cứ để vận động tái định cư đồng bào tị nạn,” Ts. Thắng giải thích.
Hình 1 - Ts. Nguyễn Đình Thắng tại buổi họp với Trợ Lý Ngoại
Trưởng Julieta Valls Noyes, Bộ Ngoại Giao ngày 17/05/2022
Nhu cầu của những đồng bào sắp tái định cư
Đối với phần lớn các đồng bào chuẩn bị tái định cư, nhu cầu của họ
là đóng tiền phạt để không phải ngồi tù vì tội cư trú bất hợp pháp ở Thái Lan.
Số tiền phạt có thể lên đến 20,000 Baht mỗi người, nếu không có đủ thì phải
ngồi tù thế -- mỗi ngày tù tương đương 500 Baht, tối đa 40 ngày. Trẻ em 14 tuổi
trở xuống được miễn. Nếu muốn, quan toà có thẩm quyền giảm mức phạt, nhưng
không quá 50%.
Để giúp đồng bào thoát cảnh tù tội trước khi đến tự do, BPSOS giới
thiệu các gia đình chuẩn bị tái định cư với những nhà hảo tâm. Chính các nhà
hảo tâm sẽ chọn giúp gia đình nào và ở mức nào. BPSOS kết nối để 2 bên liên lạc
với nhau và, nếu cần, sẽ giúp chuyển tiền đến tận tay gia đình tị nạn được giúp
đỡ.
Qua công thức này, Hội Ái Hữu Gia Long Sydney và thân hữu ở Úc,
Thuỵ Sĩ và Hoa Kỳ
đã giúp gia đình chị G.T.S. 4 người số tiền 52,492 Baht. Gia đình
này chỉ cần 42,600 Baht – 2 người lớn phải đóng 40,000 Baht cộng thêm phí
chuyên chở ra phi trường là 2,600 Baht.
“Nhóm ân
nhân muốn chị giữ phần dôi ra để chi tiêu trong những ngày đầu đặt chân đến
Melbourne, Úc,” Ts. Thắng nói.
Cách yêu
cầu hỗ trợ
Những
gia đình tị nạn muốn được hỗ trợ tiền phạt cần liên lạc với Mục Sư Jordan
Smith,
thuộc
toán nhân sự của BPSOS ở Thái Lan và đặc trách hỗ trợ tái định cư cho đồng bào
tị nạn. Điện thoại: +66-(0)2 116 0405; email: jordan.smith@vncrp.org
BPSOS sẽ
cần những thông tin căn bản như số người trong gia đình, giai đoạn nào trong
tiến trình tái định cư, số tiền phạt ước lượng, và tóm tắt cảnh ngộ tị nạn. Ưu
tiên sẽ dành cho những người đã hoàn tất phần khám sức khoẻ và chờ lịch bay.
“Chúng
tôi không lập quỹ và không gây quỹ cho việc hỗ trợ này mà chỉ đi tìm các nhà
hảo tâm sẵn sàng giúp đỡ; do đó không bảo đảm rằng hễ yêu cầu là sẽ nhận được
sự hỗ trợ và nếu được hỗ trợ thì mức hỗ trợ sẽ là bao nhiêu,” Ts. Thắng giải
thích.
Ông cho biết hiện nay BPSOS đang kêu gọi các nhóm 5 người đã ghi tên và đang chờ đợi Chương Trình Welcome Corps cho phép bảo trợ người tị nạn hãy giúp ngay các đồng bào sắp định cư kể trên.
Hình 2 -- Ts. Thắng gặp gỡ đại diện của một số “nhóm 5 người” tại
Dallas-Fort Worth tại bữa cơm chiều do Thánh Thất Cao Đài Mountain View thết
đãi, ngày 10/08/2023
Chương Trình Welcome Corps đang ở đâu?
Hiện nay chương trình này chưa áp dụng cho người Việt tị nạn ở
Thái Lan. Chỉ trong giai đoạn 2 của chương trình các “nhóm 5 người” mới được
chọn người tị nạn để bảo lãnh định cư. Trong giai đoạn 1, chính phủ Hoa Kỳ chỉ
định người tị nạn và chương trình chỉ áp dụng cho khu vực Đông Phi Châu. Mốc
điểm triên khai giai đoạn 2 đã bị dời lại đến cuối năm hoặc đầu năm sau. Nghĩa
là người Việt tị nạn ở Thái Lan không được hưởng gì trong số 5,000 chỗ dành cho
chương trình Welcome Corps năm nay.
Để bù lại cho sự thiệt thòi này, BPSOS cùng với một số tổ chức
hoạt động trong lĩnh vự bảo vệ hoặc định cư người tị nạn đang vận động Bộ Ngoại
Giao tăng số chỗ cho năm 2024. Có dấu hiệu Bộ Ngoại Giao sẵn sàng đáp ứng nhưng
muốn ưu tiên cho khu vực Trung Mỹ nhằm giải quyết tình trạng người tị nạn tràn
qua biên giới miền Nam Hoa Kỳ.
“Tại buổi họp ngày 6 tháng 9 tới đây với Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa
Kỳ về chương trình tị nạn, Bà Julieta Valls Noyes, tôi sẽ vận động cho một tỉ
lệ thoả đáng cho người tị nạn ở Thái Lan,” Ts. Thắng nói. “BPSOS cũng đang vận
động Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tư Do Tôn Giáo Quốc Tế cùng lên tiếng vì tuyệt đại đa số
người Việt tị nạn ở Thái Lan là nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo.”
Ngày 7
tháng 9, Ts. Thắng sẽ phát biểu tại cuộc điều trần của Uỷ Hội này về Việt Nam.
Theo dõi buổi điều trần: https://www.uscirf.gov/events/vietnam-challenges-and-opportunities-religious-freedom
Chương
trình bảo lãnh tư nhân Canada
Vận động
CUTN/LHQ và các chính quyền tái định cư đồng bào tị nạn là trọng tâm hàng đầu
của BPSOS trong 2 năm qua và nay bắt đầu có kết quả. BPSOS chọn trọng tâm vì
chỉ cách đó mới giải quyết tái định cư nhanh và với số lượng lớn, lại không đòi
hỏi cộng đồng người Việt hải ngoại đóng góp tài chánh.
BPSOS
cũng khai thác các giải pháp phụ thêm như phối hợp với một số tổ chức ở Canada
để lập hồ sơ bảo lãnh tư nhân. Các tổ chức này tự lo tài chánh còn BPSOS giúp
điền đơn cho các người tị nạn mà họ bảo lãnh. Đến nay, gần 80 người tị nạn đã
được lập hồ sơ và một số sắp sửa được phỏng vấn và có thể sẽ lên đường tái định
cư vào đầu năm tới. Xem video phỏng vấn cô Becky, nhân viên của BPSOS ở Thái
Lan, về thủ tục lập hồ sơ: https://www.youtube.com/watch?v=KR7sW_YYScg
“Với
cách làm này chúng tôi dành các khoản đóng góp của đồng hương ở hải ngoại cho
những nhu cầu vô cùng cấp thiết của người tị nạn mà không tổ chức nào khác đáp
ứng,” Ts. Thắng giải thích.
Các nhu cầu này bao
gồm can thiệp pháp lý trong tiến trình xin quy chế tị nạn, tháo gỡ cho người
vừa bị cảnh sát Thái Lan bắt hoặc đã bị đưa vào trại giam của sở di trú, can
thiệp cho những đồng bào đi làm chui không được trả lương, tiếp cận dịch vụ y
tế hoặc sức khoẻ tâm thần, xin trợ cấp khẩn cấp cho một số trường hợp đặc biệt,
v.v.
Theo Ts. Thắng, ngân
sách dành cho các hoạt động bảo vệ và phục vụ người tị nạn ở Thái Lan hoàn toàn
đến từ các đóng góp của các nhà hảo tâm và từ chính thành viên của BPSOS.
“Chúng tôi chưa bao
giờ nhận cấp khoản nào từ bất kỳ chính quyền hoặc tổ chức tư nhân nào cho các
công tác bảo vệ và hỗ trợ đồng bào tị nạn,” Ts. Thắng nói.
Cách giúp đồng bào
tị nạn không phải ngồi tù
BPSOS kêu gọi các
nhóm 5 người đã ghi danh với BPSOS để bảo lãnh người tị nạn theo Chương Trình
Welcome Corps, nhưng chưa làm được gì vì sự chậm trễ của chương trình này thì
hãy giúp các đồng bào sắp lên đường định cư không phải ngồi tù. Ts. Phan Quang
Trọng, người tình nguyện phối hợp các nhóm 5 người, sẽ cung cấp thông tin của
các gia đình cần được giúp đỡ. Nếu cần thông tin, xin liên lạc: trong.phan@gmail.com.
Đồng thời Mục Sư
Jordan Smith đang vận động các hội thánh Tin Lành ở Hoa Kỳ, Canada, Úc và Tân
Tây Lan giúp đỡ tài chánh cho những gia đình sắp đến định cư ở các quốc gia này
để đóng tiền phạt.
Và bất
kỳ đồng hương nào hoặc nhóm người nào sẵn quen biết người tị nạn sắp tái định
cư đều có thể giúp họ trực tiếp.
Bài liên
quan:
Cơ hội
để giúp ngay hàng trăm đồng bào tị nạn ở Thái Lan sắp lên đường định cư
Bốn tin
vui trong một ngày: 7 gia đình gồm 49 người sắp lên đường định cư Hoa Kỳ
Tiến
triển trong cuộc vận động định cư đồng bào tị nạn ở Thái Lan
Báo
cáo LHQ: Các đường dây buôn người và lừa đảo trực tuyến ĐNÁ
Hải Di
Nguyễn
Ngày
29/8/2023 vừa qua, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) đưa
ra báo cáo về các
đường dây buôn người và cưỡng ép vào các hoạt động lừa đảo ở Đông Nam Á.
Họ cũng
khuyến nghị chính phủ các quốc gia nên có cách tiếp cận dựa trên nhân quyền.
Các đường dây lừa đảo nằm ở đâu?
Hình lấy từ báo cáo của OHCHR.
Theo báo cáo, ở khu vực Đông Nam Á, các đường dây lừa đảo thường
hoạt động ở Campuchia, Thái Lan, Lào, Miến Điện, và Philippines (dù không giới
hạn chỉ ở những quốc gia này).
Chẳng hạn ở Campuchia, thường ở Phnom Penh, Kandal, Pursat, Koh
Kong, Bavet, Preah Sihanouk, Oddar Meanchey, Svay Rieng, bao gồm một số nơi
thuộc đặc khu kinh tế Dara Sakor và Henge Thmorda.
Ở Miến Điện, thường ở Shwe Kokko, hoặc Myawaddy ở biên giới Thái
Lan.
Ở Lào, thường xung quanh đặc khu kinh tế Tam giác Vàng, ở phía tây
bắc của Lào.
Ở Philippines, thường ở các đặc khu kinh tế hoặc các công ty cờ
bạc của Philippines cho nước ngoài.
Cao ủy Nhân quyền trích một báo cáo nói rằng các hoạt động lừa đảo
toàn cầu có doanh thu đến hàng tỷ USD một năm.
Nạn nhân là ai?
Hình lấy từ báo cáo của OHCHR.
Theo Cao ủy Nhân quyền, ở đây có hai nhóm nạn nhân: một là nạn
nhân bị lừa đảo, và hai là nạn nhân buôn người, bị cưỡng bức làm việc cho các
công ty lừa đảo, bị bóc lột và đối xử vô nhân đạo.
Nạn nhân buôn người thông thường là người ít học và làm việc lương
thấp. Tuy nhiên các nạn nhân bị lừa và ép làm việc cho các đường dây lừa đảo
lại khác: họ thường có học vấn, có bằng cấp, biết ngoại ngữ, và biết dùng máy
tính.
Nạn nhân tới từ các nước Đông Nam Á khác (như Indonesia, Lào,
Malaysia, Miến Điện, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam), Trung Quốc
(bao gồm Hong Kong), Đài Loan, và cũng có thể tới từ Nam Á (Bangladesh, Ấn Độ,
Nepal, Pakistan), Đông Phi (Ethiopia, Kenya, Tanzania), thậm chí Thổ Nhĩ Kỳ, Ai
Cập, và Brazil.
Đa phần nạn nhân là nam giới, nhưng cũng có nữ, và đôi khi có trẻ
vị thành niên.
Bản thân tôi đã phỏng vấn và viết cho BBC News Tiếng Việt và Diễn
Đàn Thế Kỷ về ba nạn nhân Việt Nam bị lừa vào các công ty lừa đảo ở Campuchia:
trong đó có hai người là nữ, và nạn nhân nam là trẻ vị thành niên (15 tuổi).
Các vụ lừa đảo trực tuyến diễn ra ở đâu?
Các công ty lừa đảo thường đăng quảng cáo việc làm giả trên mạng
xã hội để lừa nạn nhân. Các vụ lừa đảo diễn ra trên các mạng xã hội hoặc ứng dụng
như Boo, Facebook, Grindr, Hinge, Instagram, Lazada, Line, LinkedIn, Meet Me,
Muslima, OkCupid, Omi, Shopee, Skout, Telegram, TikTok, Tinder, WeChat,
WhatsApp, và Wink, rồi từ đó đẩy sang Meta Trader, Binance, Coinbase, và Trust
Wallet.
Hoạt
động lừa đảo ở Đông Nam Á là nơi buôn bán người
Cao ủy
Nhân quyền phân tích để cho thấy những người bị ép vào làm cho các công ty lừa
đảo là nạn nhân buôn người: họ bị lừa về công việc và bị đưa lậu sang nước
khác; bị bóc lột, đe dọa, đánh đập, chích điện, không được trả lương, thậm chí
bị cưỡng hiếp; phải trả tiền chuộc để được tự do; và bị cưỡng ép tham gia các
hoạt động tội phạm như lừa tiền, lừa tình.
Như đã
viết trong một bài báo đăng vào tháng 1/2023 trên
Diễn Đàn Thế Kỷ, H Nguôt Êban (sinh năm 2000) bị lừa và bắt cóc sang Campuchia
vào tháng 10/2022.
H Nguôt
Êban cho biết mình bị phạt hít đất vài trăm cái vì không lừa được ai, và luôn
bị chửi mắng, hăm dọa.
Cô càng
hoảng sợ và liên tục gặp ác mộng khi nhìn thấy một người khác, cũng bị lừa sang
Campuchia và tìm cách bỏ trốn, bị người quản lý đánh và đập vào đầu đến hộc máu
miệng.
Nạn nhân
buôn người không được xem là nạn nhân
Cao ủy
Nhân quyền nói ở nhiều quốc gia, công an, bộ đội biên phòng, hay thanh tra lao
động không được đào tạo và không có khả năng xác định ai là nạn nhân buôn người
khi các nạn nhân trở về hoặc được giải cứu từ các công ty lừa đảo.
Các nạn
nhân vì thế bị xem là tội phạm vì tham gia hoạt động lừa đảo, hoặc bị coi là vi
phạm luật xuất nhập cảnh.
Như tôi
đã viết trên BBC News Tiếng Việt vào
tháng 1/2023, H Nit Niê (sinh năm 1998) và Y Oi Niê (sinh năm 2007) bị lừa sang
Campuchia vào tháng 6/2022 và phải nhờ gia đình bán nhà bán đất để chuộc mình
về, nhưng khi về đến cửa khẩu Mộc Bài thì lại bị phạt 6 triệu đồng vì “qua lại
biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của
pháp luật.”
Cao ủy
Nhân quyền cũng nói nạn nhân khi trở về đôi khi cũng bị chính quyền địa phương
sách nhiễu, bêu danh và làm xấu hổ, tước đi tự do đi lại và quyền riêng tư.
Các
chính phủ cần có cách tiếp cận dựa theo nhân quyền
Cao ủy
Nhân quyền khuyến nghị rằng chính phủ các quốc gia cần có cách tiếp cận dựa
trên căn bản nhân quyền: đặt nạn nhân ở trung tâm; có hệ thống thanh lọc để
nhận diện nạn nhân buôn người; đào tạo nhân viên ở sứ quán và biên giới; không
trừng phạt và khiến nạn nhân tiếp tục là nạn nhân; có biện pháp giúp đỡ và hỗ
trợ khi họ trở về, giúp tái hòa nhập cộng đồng, v.v…
Ngoài
ra, cần phải trừng phạt những kẻ buôn người; có các hoạt động để bảo đảm mạng
xã hội không có quảng cáo việc làm giả và trở thành công cụ buôn người, tăng
cường hợp tác quốc tế giữa các quốc gia nguồn gốc của nạn nhân và các quốc gia
diễn ra các hoạt động bóc lột và lừa đảo, v.v…
Nói tóm
lại, các đường dây lừa đảo ở khu vực Đông Nam Á đã có hàng trăm ngàn nạn nhân,
và hình thức buôn người mới này trở thành thách thức với cách hiểu truyền thống
ở Đông Nam Á về khái niệm buôn người.
Vì vậy,
Cao ủy Nhân quyền cho rằng các chính phủ cần có cái nhìn đúng hơn về vấn nạn
này, và có cách tiếp cận dựa trên căn bản về nhân quyền.
Tưởng
niệm nạn nhân của hành vị bạo lực vì tôn giáo hay niềm tin: Phát biểu của các
nhân chứng
Cô
Tanya Nguyễn-Đỗ lên tiếng cho Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ
Mạch
Sống, ngày 30 tháng 8, 2023
Từ năm
2019, hàng năm BPSOS đều yểm trợ các cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam tham gia
Ngày 22 Tháng 8, tức Ngày Quốc Tế Tưởng Niệm Các Nạn Nhân của Các Hành Vi Bạo
Lực trên Cơ Sở Tôn Giáo hay Niềm Tin chiếu theo nghị quyết của Đại Hội Đồng LHQ
tại khoá họp tháng 5 năm 2019. Nhà nước Việt Nam đồng thuận thông qua nghị
quyết này.
BPSOS
thực hiện chương trình tưởng niệm năm nay bằng 2 buổi hội luận trực tuyến với
sự tham gia của các giới chức Hoa Kỳ và LHQ chuyên trách về lĩnh vực tự do tôn
giáo hay niềm tin.
“Chúng
tôi ‘quốc tế hoá’ việc tưởng niệm vì trong những năm qua chính quyền Việt Nam
không những ngăn cản mà còn trừng phạt công dân khi họ cùng với thế giới đánh
dấu ngày quốc tế quan trọng này,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ
Tịch BPSOS, giải thích. “Nếu nhà nước Việt Nam tái diễn hành vi ngăn cản hoặc
trừng phạt thì quốc tế sẽ biết ngay.”
Dưới đây
là bài phát biểu của cô Tanya Nguyễn-Đỗ tại buổi hội luận ngày 20 tháng 8 với
sự hiện diện của Giáo Sư Nazila Ghanea, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do
Tôn Giáo hay Niềm Tin.
Chúng tôi sẽ lần lượt đăng bài phát biểu của những nhân chứng khác.
Tôi tên là Tanya Nguyễn-Đỗ, cư trú tại Florida, Hoa Kỳ. Tôi vận
động cho Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, một nhóm theo Phật giáo không đăng ký vì họ
không tu trong một ngôi chùa Phật giáo điển hình. Vị sáng lập nhóm này và các
đệ tử của ông nuôi những em bé mồ côi được họ giáo dưỡng theo Phật pháp. Bốn vị
nam tu, một tín đồ nữ và vị sáng lập đã bị án tù. Tháng 7 năm 2023, ba trong số
năm luật sư bào chữa cho các nạn nhân đã phải xin tị nạn ở Mỹ sau khi chính
quyền khởi tố họ. Các luật sư đã cố gắng hết sức để làm sáng tỏ nhiều vụ vi
phạm pháp của chính quyền, công an và tư pháp Việt Nam trong trường hợp này. Ủy
ban Liên hợp quốc về Quyền trẻ em trước đó đã nêu vấn đề vì công an đã ngược
đãi các em bé mồ côi khi bố ráp khu nhà của nhóm Phật tử ôn hòa này và bắt giữ
những người lớn đang chăm sóc các tu nhi mồ côi.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) - do chính quyền thành lập -
và chính quyền vu khống các nạn nhân là “lừa đảo”, “loạn luân”, “lợi dụng các
quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, và quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân (Điều 331 BLHS Việt Nam). Thầy Lê Tùng Vân - nhà sáng lập
Thiền Am, 92 tuổi - và 5 đệ tử của
ông đã bị bỏ tù theo Điều 331 vào ngày 21 tháng 7 năm 2022. Việc
chính quyền
Việt Nam không tôn trọng pháp luật chút nào thể hiện qua các vụ
việc sau đây,
trong số những vụ việc khác:
1. Cưỡng bức “kiểm tra trinh tiết”: Nữ tu B.N.T. bị công an cưỡng
bức cởi quần áo để họ kiểm tra “trinh tiết”: Không có tòa án hoặc cơ quan công
an cấp cao nào đã đưa ra lệnh
hoặc lý do cho vụ kiểm tra này.
2. Vụ côn
đồ tấn công dã man ngày 24/10/2019: Công an làm ngơ khi người cha của một cô
gái muốn làm nữ tu có ý định cấm cản con gái mình và đã dẫn 50 côn đồ xông vào
gây thương tích nặng cho một tu sĩ trẻ. Lo sợ cho tính mạng của mình, các thành
viên TABBVT đã giấu các em bé tu nhi trong một căn chòi đổ nát trong rừng, nơi
các em ở đó
nhiều ngày trong khi chờ công an can thiệp.
3. Ba loạt cưỡng bức thử nghiệm ADN. Mỗi lần công an xông vào
Thiền Am, họ đe dọa những người sống ở đó, bao gồm cả 10 tu nhi mồ côi. Họ làm
các em bị tổn thương tâm lý. Họ cưỡng bức lấy mẫu tóc và da của mọi người để
xét nghiệm ADN tại một phòng thí nghiệm nào đó. Họ vẫn chưa công bố kết quả xét
nghiệm ADN.
4. Lời cáo buộc vô căn cứ nhưng vô cùng tai hại rằng các trẻ mồ
côi - cả những em vẫn còn là trẻ vị thành niên và những người không còn là trẻ
vị thành niên - đều là sản phẩm của loạn luân.
Sự hỗ trợ của quốc tế có thể ngăn chặn hành vi ngược đãi các nạn
nhân đang bị cầm tù, và hành vi khủng bố các tu nhi và một số ít người lớn vẫn
còn sống ở Thiền Am, và sau khi các tù nhân mãn hạn tù, có thể giúp họ tiếp tục
tu hành trở lại mà không bị ngược đãi.
Điều quan trọng không kém là áp lực quốc tế cần dẫn đến một hành
động chính
thức của chính quyền Việt Nam để bác bỏ cáo buộc loạn luân sai
trái.
Tôi rất biết ơn vì có cơ hội này để lên tiếng cho họ. Xin cảm ơn.
Bài liên quan:
TS. Nguyễn Đình
Thắng: 'Bạo hành' với các nạn nhân vì lý do tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở VN
‘ngày càng tệ đi’
Thúc ép Việt Nam cải
thiện nhân quyền trước chuyến thăm dự kiến của Tổng thống Biden https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pre-biden-visit-08242023065329.html
No comments:
Post a Comment