20230922 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Anh Vàng Đức Sơn: nhân chứng vụ đàn áp Mường Nhé năm 2011
Hải Di Nguyễn
Ngày 14/9/2023, anh Vàng Đức Sơn cùng gia đình đặt chân đến bang
Minnesota, Hoa Kỳ sau hơn 11 năm lưu lạc tại Thái Lan.
Anh sinh năm 1982, là người H’mông theo đạo Tin lành, và là một trong những nhân chứng của sự kiện Mường Nhé năm 2011.
Người H’mông theo đạo Tin lành
Trong phỏng vấn ngày 18/9/2023, anh Vàng Đức Sơn cho biết “Tôi
sinh ra ở tỉnh Hà Giang. Hồi đó bố ở tỉnh Hà Giang.”
Khi cha anh theo đạo Tin lành và từ bỏ phong tục tập quán H’mông,
ông bị chính quyền đàn áp, bắt bớ, ép bỏ đạo. “Đến năm 1996, bố trốn về sống ở
tỉnh Điện Biên.” (Điện Biên khi đó vẫn thuộc tỉnh Lai Châu, chưa tách riêng).
Ở đó, họ tiếp tục bị đàn áp, bị mời lên làm việc, bị ép bỏ đạo, bị
phạt tiền vì đi học Kinh thánh…
Không giấy tờ, không hộ khẩu
Anh Vàng Đức Sơn cho biết gia đình bị chính quyền địa phương gây
khó khăn vì theo đạo Tin lành, dù thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc),
là hội thánh được nhà nước công nhận: họ không được cấp hộ khẩu khi tới Điện
Biên, và bị tước đi giấy tờ tùy thân.
“Giấy khai sinh, giấy kết hôn, không có.”
Tước đi, hoặc từ chối cấp, giấy tờ tùy thân—đẩy người đó vào tình
trạng vô quốc tịch trên chính quê hương mình—là cách chính quyền địa phương ở
nhiều tỉnh ở Việt Nam trừng phạt các tín đồ Tin lành thuộc sắc tộc thiểu số
hoặc bản địa, và là cách cưỡng ép họ bỏ đạo.
Theo lời anh Vàng Đức Sơn, anh đi làm chứng minh thư năm 2006 và
không được cấp—được báo là hình bị cháy—tới năm 2008 đi làm lại vì cần bằng lái
xe máy mới phát hiện ra chứng minh thư của mình bao lâu nay nằm ở trụ sở công
an huyện Mường Nhé.
“Trong đất nước Việt Nam, Sơn có cái chứng minh thư. Còn các giấy
tờ khác, Sơn không có.”
Vụ “cướp đất” ở Mường Nhé
“Anh em người H’mông ở Mường Nhé bị chính quyền cướp đất cho các
công ty trồng cây cao su.”
Anh Vàng Đức Sơn nói thêm “[Năm 2009] họ làm đường ở biên giới… Họ
có biên bản ký kết, bảo là họ ủi đường đến đâu, họ sẽ trả tiền [đến đó]… Họ ủi
con đường đến tận biên giới, nhưng bà con không nhận được đồng tiền nào. Sơn là
người đứng lên đòi bồi thường cho các anh em trong xã Nà Khoa [huyện Mường
Nhé].”
Chính quyền địa phương cho xe ủi qua nương rẫy của người dân, ủi
qua lúa, qua ngô, qua sắn…
Anh cho biết mình dẫn theo vài anh em đi chặn thi công, và bị công
an đánh đập.
Vụ biểu tình Mường Nhé năm 2011
Ngày
1-6/5/2011 ở huyện Mường Nhé dấy lên biểu tình—hàng ngàn người H’mông đứng lên
đòi tự do tôn giáo và đòi lại đất đai.
“[Ngày
4/5/2011] chính quyền Việt Nam cho máy bay trực thăng phun thuốc vào anh em ở
đó… Họ phun thuốc, làm nước chuyển thành màu xanh… Có người mê luôn, có ba
người không biết, uống nước đó và chết luôn tại chỗ. Có hai đứa trẻ con khoảng
12-13 tuổi và một người đàn bà khoảng 40 tuổi.”
Trong
những ngày biểu tình, công an cũng bao vây khu vực—nội bất xuất, ngoại bất
nhập.
“Ngày
mùng 6 là ngày công an, cảnh sát cơ động, quân đội, các chính quyền địa phương
hoặc huyện, tỉnh, trung ương đều đến giải tán… Người bị bắt rất đông, người bị
đàn áp, bị chết cũng rất đông.”
Anh Vàng
Đức Sơn nói “Sơn là người không sợ bị đàn áp, vì mình không có tự do, mình
không có công lý, Sơn vốn là người đứng vững chắc. Nhưng khi tận mắt Sơn nhìn
thấy quân đội dùng mũi nhọn súng AK… chọc vào cả những đứa bé 5 tuổi, họ cũng
không tha… Họ chọc vào trẻ con, chọc vào người lớn…”
Hoảng
sợ, anh chạy trốn vào rừng.
Đây là
lời kể của anh Vàng Đức Sơn, một người tham gia vụ biểu tình ở Mường Nhé—chúng
tôi không thể kiểm chứng. Các trang BBC, RFA, VOA Tiếng Việt… đều nói thông tin về sự
kiện Mường Nhé rất trái ngược và khó chứng thực, còn phóng viên nước ngoài
không thể đặt chân đến đó.
Tổ
chức Human Rights Watch khi đó cũng kêu gọi
nhà nước Việt Nam cho phóng viên độc lập, giới ngoại giao, và các nhà quan sát
tới điều tra sự kiện Mường Nhé.
Theo RFA Tiếng Việt ngày 13/5/2011, truyền
thông nhà nước nói chỉ có “một trẻ em chết do bệnh vì điều kiện vệ sinh kém và
thời tiết xấu”, trong khi “một số tổ chức nước ngoài theo dõi tình hình người
Hmông, cũng như tín hữu Cơ đốc giáo tại khu vực miền núi Tây bắc Việt Nam cho
biết số người chết do bị quân đội và chính quyền địa phương sát hại lên mấy
chục người.”
Riêng
BPSOS đã làm báo cáo về vụ đàn áp Mường
Nhé, dựa theo lời kể và mô tả của các nhân chứng người H’mông sống sót và sang
lánh nạn ở Thái Lan, và cũng lập danh sách một số người chết trong biểu tình.
11 năm lưu vong
Anh Vàng Đức Sơn cho biết, tháng 2/2012, công
an nói với vợ anh là nếu anh không đầu thú, “họ sẽ bao vây và sẽ không bắt nữa,
họ sẽ bắn chết luôn tại chỗ.”
Không còn lựa chọn nào khác, anh cùng vợ con
trốn sang Lào ngày 12/2/2012, và vì vẫn không an toàn, đến Thái Lan ngày
27/2/2012. Từ đó bắt đầu 11 năm lưu lạc tại Thái Lan.
Anh ghi danh xin tỵ nạn năm 2012, tới năm
2016 mới có quy chế, và tới năm 2023 mới được sang định cư nước thứ ba.
Anh Vàng Đức Sơn cho biết, sau khi tham gia
một khóa học XHDS 12 tháng của BPSOS, năm 2017 anh bắt đầu thu thập thông tin
và viết báo cáo về hình hình người H’mông bị đàn áp tôn giáo, bị đánh đập, bị
phá nhà, bị đuổi khỏi làng… ở Sơn La, ở Lai Châu, ở Điện Biên…
Đến Mỹ
Anh Vàng Đức Sơn (ngoài cùng bên trái) với
Mục sư Vàng Chí Mình (ngoài cùng bên phải).
Tháng 9/2023, sau khi nộp số tiền phạt 60,000
baht (hơn 1,500 USD), tức tiền phạt hai vợ chồng và một người con lớn sống bất
hợp pháp ở Thái Lan, với BPSOS vận động và các mạnh thường quân giúp đỡ, anh
Vàng Đức Sơn cùng vợ và sáu con cuối cùng cũng được rời khỏi Thái Lan.
Họ đặt chân đến bang Minnesota, Hoa Kỳ ngày
14/9/2023.
Theo Mục sư Vàng Chí Mình, một trong những
người H’mông từ Việt Nam đầu tiên được tỵ nạn tại Mỹ, cho biết nhiều người
H’mông đến Minnesota vì có việc làm và cũng vì có người H’mông chen được vào
chính phủ.
Là người thành lập tổ chức Hmong United for
Justice (Người H’mông Đoàn kết vì Công lý), Mục sư Vàng Chí Mình nhiều năm đi
vận động quốc tế cho cộng đồng người H’mông và các cộng đồng thiểu số khác ở
Việt Nam bị đàn áp tôn giáo và phải lánh nạn ở Lào, ở Miến Điện, ở Thái Lan,
bao gồm trường hợp anh Vàng Đức Sơn, và cũng là một trong những người đến đón
gia đình anh tại phi trường Minneapolis.
Mục sư nói ngày 18/9/2023 “Chúng tôi cũng rất
vui cho Vàng Đức Sơn, đã tỵ nạn ở Thái Lan 11 năm, sau đó định cư tại Hoa Kỳ.
Chúng tôi cảm ơn quý vị đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ để họ được tái định cư
sang Hoa Kỳ.”
Bài liên quan:
Người tỵ nạn phải đối mặt với điều gì để ra khỏi Thái
Lan?: https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/2014-nguoi-ty-nan-phai-doi-mat-voi-dieu-gi-de-ra-khoi-thai-lan.html
Anh Vàng Đức Sơn gửi lời tri ân đến cộng đồng Việt hải
ngoại và quốc tế: https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2016-anh-vang-duc-son-gui-loi-tri-an-den-cong-dong-viet-hai-ngoai-va-quoc-te.html
20110724 Máu Sôi Mường
Nhé.
https://bachvietnhan.blogspot.com/2011/08/mau-soi-muong-nhe.html
20110820 Tội Ác Tại
Mường Nhé.
https://bachvietnhan.blogspot.com/2011/09/20110820-toi-ac-tai-muong-nhe.html
Hết thuyền nhân vẫn còn BPSOS: Báo Đời Nay phỏng vấn Ts. Nguyễn Đình Thắng về các cáo buộc trên internet thời gian gần đây
Hình 1 – Ts. Nguyễn Đình Thắng đã có mặt
tại các trại cấm Hồng Kông ngay sau khi chính quyền Anh Quốc tuyên bố đóng cửa
trại và xem thuyền nhân là di dân kinh tế để bị hồi hương, tháng 12 năm
1998 (ảnh của Đinh Quang Anh Thái)
LTS: Có rất nhiều nghĩa trong tiếng
Anh khi dùng chữ SOS. Bắt nguồn từ tín hiệu Morse cầu cứu của thuỷ thủ ngoài
khơi biển cả hoặc một chút mang tính cách tôn giáo “cứu vãn linh hồn” (save our
souls), tổ chức mà TS Thắng tiếp nhận năm 1990 có tên gọi thật phù hợp cho sứ
mạng nhân đạo của mình đối với làn sóng thuyền nhân tị nạn CSVN kéo dài hơn ba
thập niên: BP (Boat People – Thuyền Nhân), SOS: Cầu cứu. Thế nhưng, với những
việc làm nhỏ lớn vẫn đi theo các tiếng bấc tiếng chì mà gần đây nhất còn xuất
hiện nhiều tin tức, các bài viết trên diễn đàn youtube, facebook… với hầu hết
nội dung chửi rủa, ngoài ra còn có cả những lời đe doạ tính mạng, đối với TS
Nguyễn Đình Thắng và BPSOS. Để làm sáng tỏ một số vấn đề đã gây nhiều tranh cãi
sôi nổi, bổn báo ĐPV Phú Cường thực hiện cuộc phỏng vấn TS Thắng lúc 4 giờ
chiều ngày 15-8-23 tại văn phòng của tổ chức BPSOS, Falls Church, Virginia.
PV Phú Cường: Được biết TS
vừa kết thúc chuyên thăm các người tỵ nạn Việt còn sót lại ở Thái Lan,
chuyến đi mang mục đích gì?, những thu thập tin tức, tài liệu có hiệu quả như
thế nào và có được gửi đến chính phủ Canada để trình báo vấn đề gian lận, nếu
có?
TS Thắng: Chuyến đi Thái Lan 3 tuần của tôi vào cuối tháng 6 có 3 mục đích: (1) phát triển Mạng Lưới Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á mà BPSOS đồng khởi xướng năm 2015; (2) vận động tái định cư nhanh và nhiều số 1000 đồng bào đã có quy chế tị nạn; (3) thu thập thông tin để vận động định cư nhân đạo khoảng 30 – 40 cựu thuyền nhân bị bỏ rơi lại Thái Lan sau khi chương trình định cư nhân đạo mà chính phủ Canada lập ra cho họ bị đóng lại.
Hình 2 – Phóng viên Phú Cường phỏng vấn Ts. Nguyễn Đình
Thắng, ngày 15/08/2023
PV Phú Cường: Chương trình Welcome Corps, ra
mắt vào tháng 1 năm nay, cho phép công dân hoặc thường trú nhân ở Hoa Kỳ có thể
bảo trợ những người tị nạn hội đủ tiêu chuẩn sang Mỹ định cư, ngoài việc kêu
gọi bảo lãnh BPSOS có khả năng đóng góp tài chính vào công cuộc này không?
TS Thắng: Từ đầu năm 2021 BPSOS cùng với một số
tổ chức bảo vệ và định cư tị nạn chung sức vận động cho chương trình bảo lãnh
tư nhân, mà sau này được mệnh danh là Welcome Corps, nhằm tăng số người tị nạn
được định cư vào Hoa Kỳ. Khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chính thức công bố chương
trình này đầu năm nay, BPSOS lập tức kêu gọi và nhận được phúc đáp của hơn 60
nhóm ngỏ ý muốn đứng ra bảo lãnh định cư người tị nạn.
Tuy nhiên, việc triển khai chương trình Welcome Corps đã
khựng lại vì nhiều lý do. Qua buổi họp định kỳ 3 tháng một lần, chúng tôi góp ý
với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về các nút nghẽn và đề nghị cách tháo gỡ nhưng sớm lắm
đến cuối năm nay chương trình này mới mở ra cho người tị nạn Việt Nam ở Thái
Lan và số người được thụ hưởng, nếu có, sẽ không nhiều tính đến cuối nhiệm kỳ
của Tổng Thống Biden. Đây là điểm đáng thất vọng.
BPSOS không gây quỹ cho chương trình
Welcome Corps mà vận động chính các nhóm bảo lãnh lo tài chánh đúng với quy
định và tinh thần của chương trình.
PV Phú Cường: Giữa Voice và
BPSOS theo TS đây là cuộc tranh cãi pháp lý hay là tranh chấp.? Nếu là tranh
cãi thì lý lẽ nào có khả năng thuyết phục nhất? Nếu là tranh chấp thì xin TS
cho biết tranh chấp cái gì ngoài mục đích công bằng và bác ái?
TS Thắng: Không có gì
để tranh cãi hay tranh chấp khi chúng ta tự hỏi: (1) Nếu thực sự có những cựu
thuyền nhân bị bỏ rơi một cách oan ức, liệu có nên can thiệp cho họ được định
cư? (2) Nếu có những hồ sơ gian lận đã lấy mất chỗ và làm cho những cựu thuyền
nhân này kẹt lại, liệu có nên yêu cầu chính phủ Canada điều tra làm căn cứ để
vận động mở lại chương trình định cư cho họ?
Nếu mỗi người tự chọn câu trả lời và hành
xử theo lương tri thì có gì để tranh cãi, chứ đừng nói tranh chấp?
PV Phú Cường: Nếu chính phủ
Canada công bố có sự gian lận đưa người tị nạn đến Canada không theo đúng tiêu
chuần pháp lý thì ảnh hưởng gì đến Voice?
TS Thắng: Làm sai, nếu
biết nhận sai và thực tâm chỉnh sửa thì là có lỗi. Làm sai rồi bao che, chống
chế thì là có tội.
PV Phú Cường: BPSOS là một cơ quan hoạt động
từ lâu nay cho người tị nạn VN nhưng nếu số người tị nạn không còn nữa,
các khoản tài trợ chấm dứt thì tổ chức BPSOS có còn hoạt động nữa chăng và
nếu tiếp tục thì chỉ tiêu hoạt động là gì và tên gọi sẽ thay đổi?
TS Thắng: 85% ngân sách của BPSOS đến từ cấp
khoản của các cơ quan chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang và từ một
số sáng hội (foundations) tư để phục vụ người tị nạn và di dân có thu nhập thấp
ở Hoa Kỳ.
15% còn lại dành cho các hoạt động quốc tế, bao gồm bảo
vệ và giúp đỡ người tị nạn ở Thái Lan, giải cứu và hỗ trợ nạn nhân buôn người ở
nhiều quốc gia, phát huy năng lực và bảo vệ các cộng đồng tôn giáo bị bách hại
ở Việt Nam, và phát huy tự do tôn giáo toàn vùng Đông Nam Á. Năm 2021, ngân
sách bảo vệ và giúp đỡ người tị nạn chiếm 12.5% của tỉ số 15% này, tương đương
1.8% của tổng ngân sách của tổ chức.
Nếu không còn người tị nạn nào nữa thì BPSOS vẫn tiếp tục
98.2% hoạt động bình thường. Số 1.8% không đủ ảnh hưởng đến tiêu chí hoặc tên
gọi của tổ chức.
PV Phú Cường: Sự thật thế
nào về $5.227.009 triệu Mỷ kim thu nhập khai thuế lợi tức năm 2021? nhưng số
chi tiêu lại rất ít.?
TS Thắng: Tôi thấy vấn đề này râm ran trong một số email qua lại gần đây, dựa trên thông tin hoàn toàn sai có lẽ do không quen đọc bản khai thuế. Trong bản khai thuế năm 2021, tổng thu từ các cấp khoản và do đồng hương đóng góp là 4.3 triệu USD (dòng 12) và tổng chi là 4 triệu USD (dòng 18). Khoản chênh lệch 300,000 USD là phần thu cuối năm 2021 nhưng phần chi lại rơi vào năm sau nên thuộc vào bản khai thuế năm 2022.
Hình 3 – Trích xuất trang 1 bản khai thuế
năm 2021 của BPSOS
Ngoài ra có 273,000 USD thu nhập từ quỹ
sinh lời (endowment fund). Một mạnh thường quân đã đóng góp 1 triệu USD cho quỹ
này; người đó quản lý quỹ và quyết định đầu tư ra sao. Tiền lời dùng để tài trợ
một số đề án nghiên cứu về các đề tài liên quan đến cộng đồng người Việt ở Hoa
Kỳ.
Năm 2021 thu nhập từ phí dịch vụ là 564,000
USD. Theo luật, BPSOS chỉ được dùng cấp khoản của chính phủ, cốt yếu là tiền
thuế của người dân, để phục vụ miễn phí cho người có thu nhập thấp. Người có
thu nhập cao nếu muốn dùng dịch vụ thì phải trả phí theo giá thị trường. Nguyên
tắc này áp dụng cho mọi tổ chức nhận cấp khoản của chính phủ vìa nếu không thì
hoá ra dùng tiền thuế của người dân để cạnh tranh bất công, làm mất khách của
những doanh nghiệp cung cấp cùng dịch vụ. Khoản thu nhập này được đưa vào quỹ
dự phòng của tổ chức. Chúng tôi dùng quỹ dự phòng này cho những công việc không
có nguồn tài trợ nào khác, như hỗ trợ chi phí luật sư cho Thánh Thất Cao Đài ở
Dallas kiện tổ chức Cao Đài quốc doanh ở Việt Nam.
PV Phú Cường: Theo Form khai Thuế của BPSOS ở tại Hoa kỳ là chi cho việc
hoạt động như sau: To assist Vietnamese Refugee and Immigrants in their search
for life in Liberty and Dignity)
TS Thắng: Đúng.
Sứ mạng của BPSOS là phục vụ và hỗ trợ người Việt tị nạn và di dân, bao gồm
những đồng hương ở Hoa Kỳ và ngoài Hoa Kỳ.
Có người đọc bản khai thuế, trang 28, thấy năm 2021 số tiền được
ghi là chi cho các hoạt động bảo vệ và hỗ trợ người tị nạn là 274,375 USD, nên
thắc mắc là sao thu hơn 5 triệu Mỹ kim mà lại chỉ chi ra có bấy nhiêu. Như đã
giải thích, ngân sách của BPSOS bao hàm nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau; bảo
vệ và hỗ trợ người tị nạn chỉ chiếm phần rất nhỏ của ngân sách.
Ngay cả trong số 274,375 USD này chỉ
khoảng 100,000 USD, tương đương 1.8% tổng ngân sách của BPSOS, là dành cho các
hoạt động bảo vệ, can thiệp quy chế tị nạn, vận động định cư cho đồng bào tị
nạn. Số 174,000 USD còn lại là tiền hỗ trợ trực tiếp cho những cá nhân hoặc
nhóm, kể cả ở Thái Lan và ở trong nước, theo chỉ định của các tổ chức hay người
tài trợ. BPSOS chỉ đóng vai trò trung chuyển.
Hình 4 – Trích xuất trang 28 bản khải thuế của BPSOS năm 2021
PV Phú Cường: Có phải phái đoàn của Voice đến Thailand cùng
dịp anh đến đó, hình như có sự chống đối nhau, lời qua tiếng
lại?
TS Thắng: Tôi
đã không gặp phái đoàn nào của VOICE ở Thái Lan cả.
PV Phú Cường: Thời gian chính xác Voice dùng danh nghĩa của BPSOS như
thế nào để đi quyên góp tiền nhiều nơi mà bộ ngoại giao HK như anh
cho biết lên tới hơn nửa triệu đô. Anh chỉ phản đối mà không kiện,
tại sao?
TS Thắng: Một
số người, trước khi thành lập VOICE năm 2007, đã gây quỹ gọi là để giúp khoảng
1,500 cựu thuyền nhân ở Philippines tái định cư vào Hoa Kỳ. Thực ra, việc trợ
giúp này không cần thiết vì lúc ấy chúng tôi đã điều đình xong với các cơ quan
hữu trách về thủ tục, tiêu chí và ngay cả nhân sự quán xuyến chương trình tái
định cư. Hơn nữa, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã tuyên bố không cho phép bất kỳ “thành
phần thứ 3” nào xen vào chương trình tái định cư này vì Sở Di Trú liên lạc và
làm việc trực tiếp với các cựu thuyền nhân.
Thật bất ngờ khi tôi đọc trên báo Houston Chronicle, số ngày 10 tháng 5, 2005, thì thấy nhóm người kể trên gây quỹ cho việc không cần thiết và không được phép mà lại dùng danh nghĩa của LAVAS, là tổ chức “bán độc lập” do BPSOS lập ra năm 1991. Chúng tôi giải thể nó năm 1997 và chuyển LAVAS thành chương trình trực thuộc BPSOS. Các người kể trên đã dùng tên LAVAS không có sự chấp thuận của BPSOS nên tôi đã phải lên tiếng để tránh sự hiểu lầm. Tôi không quan tâm là họ gây quỹ bao nhiêu và dùng như thế nào.
Hình 5 – Các chương trình của BPSOS ở nội địa Hoa Kỳ, xem:
https://bpsos.org
PV Phú Cường: BPSOS hiện tại có bao nhiêu nơi, bao nhiêu nhân viên
FT hoặc PT, bao nhiêu luật sư, bao nhiêu CPA?
TS Thắng: BPSOS
hiện có 60 nhân viên toàn thời phục vụ ở 6 văn phòng chi nhánh ở Virginia,
California, Texas, Georgia, Mississippi và Alabama. Văn phòng trung ương đặt ở
bắc Virginia. Chúng tôi có 3 luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý ở văn phòng
Houston và nhiều cán sự xã hội, chuyên gia tư vấn tâm lý, chuyên viên y tế,
v.v. rải ra ở nhiều văn phòng chi nhánh.
BPSOS có ban tài chính với chuyên viên kế toán để lo sổ sách
nhưng không có nhân viên là CPA. Chúng tôi ký hợp đồng với một tổ chức CPA độc
lập để kiểm toán sổ sách hàng năm theo quy định của chính phủ và báo cáo độc
lập với cơ quan liên bang chủ quản, với Sở Thuế và với một số nguồn tài trợ
theo đòi hỏi riêng của họ.
Mọi hoạt động của BPSOS ở nội địa Hoa Kỳ được tài trợ từ các cấp
khoản (grants) của chính phủ hoặc các “sáng hội” tư (foundations). Các hoạt
động ngoài Hoa Kỳ chiếm tỉ lệ khoảng 15% tổng ngân sách của BPSOS, được phân bổ
như sau:
(1) Văn phòng pháp lý ở Thái Lan gồm: 3 luật sư người Phương
Tây, 1 luật gia người Thái làm cán sự bảo vệ, 1 nhân viên quản trị hành chánh
người Thái, và 3 thông dịch viên bán thời. Ngân sách năm 2021 cho văn phòng này
là khoảng 100,000 Mỹ kim; 100% do đồng hương đóng góp. Khi nói đồng hương thì
có cả tôi và nhiều thành viên của BPSOS trong đó.
(2) Toán “phát triển xã hội dân sự”: Ở Thái Lan có 1 luật gia
người Việt, 1 mục sư người Tô Cách Lan, 1 người chuyên vận động cho các cộng
đồng bản địa, 7 người liên lạc và hỗ trợ khoảng 200 cộng đồng ở Việt Nam và các
nhóm tị nạn ở Thái Lan; ở Hoa Kỳ có 1 luật gia tư vấn cho các cộng đồng bị bách
hại ở Việt Nam, 1 cựu đại sứ Hoa Kỳ chuyên trách quốc tế vận, 1 phối hợp viên
cộng đồng; ở Anh Quốc có 1 phối hợp viên truyền thông. Ngân sách cho bộ phận
phát triển xã hội dân sự năm 2021 là khoảng 530,000 Mỹ Kim; 85% do đồng hương
đóng góp, phần còn lại được tài trợ bởi một sáng hội (foundation).
Ngoài ra, nhiều nhân viên của BPSOS ở Hoa Kỳ, ngoài công việc
chính có lĩnh lương, còn tình nguyện trong các lĩnh vực hoạt động ngoài Hoa Kỳ
kể trên. Tôi cũng thế. Chúng tôi tình nguyện vào ban đêm và ngay cả cuối tuần.
No comments:
Post a Comment