20230910 Cong Dong Tham Luan BPSOS
USCIRF:
Việt Nam phải cải thiện tự do tôn giáo và nhân quyền khi nâng cấp quan hệ với
Mỹ
Hải Di
Nguyễn Ngày 8 tháng 9, 2023
Ngày
5/9/2023, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (U.S. Commission on
International Religious Freedom, viết tắt USCIRF) đưa ra bản báo cáo mới về tình
hình tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Ngày 7/9
vừa qua, USCIRF có một buổi điều trần trực tuyến về chủ đề này, được phát trực
tiếp trên trang Facebook Bàn tròn Đa Tôn giáo Việt Nam.
Báo cáo
của USCIRF nói gì?
Trong
bản báo cáo năm 2023, USCIRF nói Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2018 của Việt
Nam – trên văn bản lẫn trên thực tế - đều mâu thuẫn với tiêu chuẩn thế giới về
tự do tôn giáo hay niềm tin.
Nhà nước
Việt Nam kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo, thành lập các nhóm hoặc chi phái
quốc doanh, và đàn áp bằng cách trì hoãn hoặc không công nhận nhiều nhóm và tổ
chức tôn giáo độc lập.
“Chính
quyền địa phương ở Việt Nam tiếp tục sách nhiễu, thậm chí thẳng tay đàn áp các
cộng đồng tôn giáo chưa đăng ký, đặc biệt trong các nhóm thiểu số”, báo cáo cho
biết.
“Các
nhóm bị nhắm mục tiêu bao gồm người H’mông và người Thượng theo đạo Chúa, Phật
giáo Hòa Hảo, Phật giáo Thống nhất, tín đồ đạo Cao Đài, người Công giáo, và
những người theo các tôn giáo mới như đạo Hà Mòn, Pháp Luân Công, đạo Dương Văn
Mình, Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới, và
các nhóm khác.”
Báo cáo
của USCIRF cũng nhắc tới tù nhân lương tâm và vấn đề quyền sở hữu ở Việt Nam.
Buổi điều trần ngày 7/9/2023
Ông Eric Ueland, Ủy viên USCIRF.
Tại buổi điều trần, ông Frederick A. Davie (Phó Chủ tịch USCIRF)
nói trong thập niên qua, Việt Nam có tiến bộ về tự do tôn giáo nhưng trong thời
gian gần đây lại đi theo hướng ngược lại.
Ông cũng nhắc đến chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 5/2023 của
mình và ông Eric Ueland (Ủy viên USCIRF): quan sát riêng của ông về vấn đề tôn
giáo ở Việt Nam rất khác với hình ảnh các quan chức nhà nước vẽ ra.
Theo lời ông, các tổ chức tôn giáo, đăng ký hay không đăng ký, đều
nói hệ thống đăng ký tôn giáo ở Việt Nam là công cụ của nhà nước để kiểm soát
tôn giáo và cản trở tự do tôn giáo.
Ông Eric Ueland nói “Việt Nam hiện nay chưa thực hiện các nghĩa vụ
quốc tế” về tự do và nhân quyền.
Dân biểu Liên bang Zoe Lofgren, đồng chủ tịch Uỷ ban Việt Nam tại
Hạ viện Mỹ cho biết trong tháng 5/2023 đã đưa ra Dự luật Nhân quyền Việt Nam
“để buộc các quan chức Việt Nam chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền trắng
trợn và để ưu tiên bảo vệ các quyền tự do và phát triển nhà nước pháp quyền ở
quốc gia này.”
Ai tham dự buổi điều trần?
Tham luận đoàn gồm có bà Trần Quỳnh Vi (Biên tập viên và Nhà báo
của tạp chí The Vietnamese), TS. Nguyễn Đình Thắng (Tổng Giám đốc và Chủ tịch
của BPSOS), Thượng tọa Trương Thạch Dhammo, và BS. Trần Quốc Hưng (Giám đốc
Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Trưởng phòng Đối ngoại).
Bà Trần Quỳnh Vi và ông Nguyễn Đình Thắng nói về cách nhà nước
Việt Nam khống chế và đàn áp tôn giáo nói chung, đưa ví dụ về Ân Đàn Đại Đạo,
đạo Cao Đài, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ,
cộng đồng người Thượng theo đạo Tin lành…
Ông Nguyễn Đình Thắng cũng nhắc tới cách chính quyền địa phương
cưỡng ép bỏ đạo, hoặc đe dọa và gây áp lực để các tín đồ rời bỏ các hội nhóm
tôn giáo độc lập và chuyển sang hội thánh hay chi phái quốc doanh.
Đặc biệt nhiều người bản địa theo đạo Tin lành bị tước hoặc không
được cấp giấy tờ tùy thân, bị đẩy vào tình trạng vô quốc tịch trên chính quê
hương mình.
Ông cũng cho rằng trong chuyến công du sắp tới của Tổng thống Joe
Biden tới Việt Nam, Hoa Kỳ cần yêu cầu Việt Nam có cải tổ một cách hệ thống về
tự do và nhân quyền—cần có thời gian cụ thể và biện pháp trừng phạt nếu Việt
Nam không thực hiện.
Ngoài ra, chính phủ Hoa Kỳ, Quốc hội, USCIRF…, theo TS. Nguyễn
Đình Thắng, nên tận dụng việc Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ,
để tạo áp lực khiến Việt Nam phải tôn trọng tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.
Ông Trần Quốc Hưng phát biểu về cách nhà nước Việt Nam đàn áp Giáo
hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và Thượng tọa Trương Thạch Dhammo lên tiếng
về cách đối xử với cộng đồng người Khmer Krom ở Việt Nam.
Ông Trần Quốc Hưng cũng nhắc đến việc Facebook hợp tác với nhà
nước độc tài và hạn chế hoặc đóng tài khoản của một số người thuộc Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Kết
Tháng
11/2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt về
vấn đề tự do tôn giáo.
Bà Trần
Quỳnh Vi nói “nhân quyền là giá trị phổ quát” và “tôi không cho rằng chúng ta
nên khoan dung với một quốc gia có hồ sơ nhân quyền như Việt Nam chỉ để có đồng
minh chống lại Trung Quốc.”
Bà hy
vọng Tổng thống Biden, khi gặp mặt ban lãnh đạo Việt Nam, sẽ đề cập tới những
vấn đề này và nhắc tới các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, bị cầm tù
chỉ vì đấu tranh và lên tiếng cho tự do, nhân quyền.
Bà cho
rằng “Hoa Kỳ cần xem nhân quyền là giá trị cốt lõi” và “cần bắt buộc Việt Nam
phải chịu trách nhiệm về hồ sơ nhân quyền của mình, và bảo đảm họ phải cải
thiện và làm gì đó.”
Quý vị
có thể xem lại buổi điều trần tại đây:
https://www.facebook.com/VNFoRB/videos/811422920765581
Gia
đình đầu tiên được BPSOS hỗ trợ theo diện bảo lãnh tư nhân bắt đầu tiến trình
định cư Canada
BPSOS
chỉ tốn 1,500 USD để lập hồ sơ cho 80 đồng bào tị nạn
Ngày 8 tháng 9, 2023
Một gia đình gồm 3
người Jarai ở Tây Nguyên đã lên lịch phỏng vấn với Bộ Di Trú Canada để hoàn tất
thủ tục định cư theo chương trình bảo lãnh tư nhân. Gia đình này thuộc nhóm hồ
sơ đợt đầu được cô Becky, nhân viên của BPSOS, giúp lập hồ sơ đầu năm 2021. Từ
đó đến nay, tổng cộng đã có 80 người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan và một số ít
người tị nạn Pakistan được BPSOS giúp lập hồ sơ định cư vào Canada theo chương
trình bảo lãnh tư nhân.
“Có lẽ phần lớn số
người này sẽ lên đường tái định cư nội trong năm 2024,” Ts. Nguyễn Đình Thắng,
Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhận xét. “Chúng tôi không tính họ vào con
số khoảng 500 đồng bào tị nạn sẽ tái định cư trước cuối năm 2024 qua các chương
trình của chính phủ Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand…”
Chương trình bảo lãnh tư nhân của Canada
Canada đứng thứ 2, chỉ sau Hoa Kỳ, về định cư người tị nạn ở Thái Lan. Canada có 2 chương trình định cư tị nạn: chính phủ bảo lãnh và tư nhân bảo lãnh.
Hình 1 - Biểu đồ
định cư theo diện bảo lãnh tư nhân vào Canada. Nguồn: https://www.migrationpolicy.org/article/canada-private-sponsorship-model-refugee-resettlement
Từ năm
1978, chương trình bảo lãnh tư nhân đã định cư 225,000 trong
tổng sô 770,000 người tị nạn vào Canada. Nhiều thuyền nhân Việt Nam vượt
biển sau ngày 30 tháng 4, 1975 được tư nhân bảo lãnh vào Canada.
Trong biểu đồ dưới đây, màu tím là số người tị nạn định cư
vào Canada theo diện bảo lãnh tư nhân. Mầu xanh dương là số
người được chính phủ bảo lãnh. Có năm số người tị nạn được tái định cư
theo chương trình bảo lãnh tư nhân đã vượt xa con số được chính phủ bảo lãnh
tái định cư.
Có nhiều tổ chức phi
chính phủ, nhất là các tổ chức tôn giáo, tham gia chương trình bảo
lãnh tư nhân. Chính phủ Canada ấn định đỉnh số
cho chương trình này là tổng cộng 67,500 cho 3 năm 2021-2023.
Xem: https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/corporate/mandate/policies-operational-instructions-agreements/timely-protection-privately-sponsored-refugees.html
Con số cho những năm
sau đó có triển vọng sẽ tăng đáng kể.
Để mọi người hiểu rõ
về chương trình định cư theo diện bảo lãnh tư nhân của Canada, BPSOS đã thực
hiện cuộc phỏng vấn cô Becky: https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan/videos/24097417183175889
Kế hoạch của BPSOS nhằm khai thác chương trình bảo lãnh tư nhân
của Canada
Trọng tâm của BPSOS là vận động các chính quyền đệ tam quốc định
cư người tị nạn ở Thái Lan thay vì chỉ chú tâm đến các điểm nóng như
Afghanistan, Sudan, Congo, Ukraine, Nicaragua… và đồng thời vận động Cao Uỷ Tị
Nạn LHQ đặt ưu tiên cho người tị nạn Việt Nam khi chuyển hồ sơ tái định cư đến
các quốc gia đệ tam. Cách này giúp giải quyết được số lượng lớn người tị nạn
một cách nhanh chóng – người tị nạn có thể được giải quyết định cư trong vài
tháng cho đến 1 năm so với khoảng 3 năm nếu đi theo chương trình bảo lãnh tư
nhân của Canada.
Gần đây, cuộc vận động này đã bắt đầu có kết quả.
“Chúng tôi ước lượng khoảng 100 đồng bào tị nạn sẽ lên đường định
cư ở Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand trước cuối năm nay và khoảng 400 người
nội trong năm 2024,” Ts. Thắng nói. “Trong tháng 9 này, ít ra có 3 gia đình bồm
19 người sẽ rời khỏi Thái Lan để đến Hoa Kỳ và Canada.”
Song song, BPSOS cũng khai thác các chương trình định cư tị nạn theo bảo lãnh tư nhân, đặc biệt chương trình của Canada. Từ đầu năm 2021, BPSOS đã phân bổ nhân sự để hỗ trợ việc lập hồ sơ bảo lãnh tư nhân vào Canada.
Hình 2 - Cô Becky giải thích về chương trình bảo lãnh tư nhân của
Canada
Theo Ts. Thắng, công thức của BPSOS là tiếp cận các tổ chức Canada
chuyên bảo lãnh tư nhân và đề nghị với họ hồ sơ của người tị nạn Việt Nam. Các
tổ chức này hoặc có sẵn quỹ và nhân lực hoặc lập nhóm 5 người để lo tài chánh
và hướng dẫn người tị nạn khi mới đặt chân đến Canada. Từ Thái Lan, BPSOS giúp
các gia đình được bảo lãnh lập hồ sơ theo yêu cầu của Bộ Di Trú Canada.
“Cách này không đòi hỏi chúng tôi phải gây quỹ vì chính các tổ
chức hoặc nhóm bảo lãnh phải chịu trách nhiệm tài chánh,” Ts. Thắng giải thích.
“Hơn nữa, chính các tổ chức và nhóm bảo lãnh này sẽ nắm được rõ lý lịch của
người tị nạn mà họ bảo lãnh cho nên khó xảy ra gian lận hoặc bị thất thoát tài
chánh.”
Tổ chức hoặc nhóm bảo lãnh nắm quyền kiểm soát tiền ký quỹ để bảo
lãnh người tị nạn; nếu không dùng hết thì đó vẫn là tiền của họ, không mất đi
đâu.
“Để thực hiện hồ sơ bảo lãnh cho số 80 đồng bào tị nạn kể trên, cô
Becky đã bỏ ra tổng cộng khoảng hơn 1 tháng và BPSOS chỉ tốn khoảng 1,500 USD,”
Ts. Thắng nói. “Chúng tôi muốn dành nguồn lực tài chánh quý báu do đồng hương
đóng góp cho những công tác quan trọng mà không ai khác làm.”
Những công tác ấy bao gồm can thiệp quy chế tị nạn với CUTN/LHQ,
can thiệp với cảnh sát Thái Lan cho đồng bào bị bắt, bảo lãnh ra khỏi trại giam
của sở di trú khi họ bị giam, điều đình với chủ sử dụng lao động cho những đồng
bào bị quịt lương, giới thiệu người ốm bệnh đến dịch vụ y tế, và vận động các
chính quyền…
Trong mấy tháng qua,
BPSOS đã bắt đầu tiếp xúc với thêm một số Hội Thánh Tin Lành và Giáo Phận Công
Giáo ở nhiều tỉnh bang của Canada để đề nghị họ nhận hồ sơ của người tị nạn Việt
Nam cho chương trình bảo lãnh tư nhân.
BPSOS
vận động cho tự do tôn giáo ở Việt Nam trước chuyến đi Việt Nam của Tổng Thống
Biden
Yêu
cầu trả tự do cho tù nhân lương tâm và cải tổ về chính sách
Mạch
Sống, ngày 8 tháng 9, 2023
Trong
nhiều tuần qua, BPSOS gia tăng vận động Hành Pháp và Quốc Hội Hoa Kỳ nhằm khai
thác chuyến đi Việt Nam của Tổng Thống Biden vào cuối tuần này.
Ngày 5
tháng 9, tại buổi họp với các gới chức Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của Toà Bạch
Ốc, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, đã trao tay bức
thư chung do BPSOS khởi xướng và có chữ ký ủng hộ của 11 tổ chức và 24 cá nhân
gửi Tổng Thống Biden. Xem:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/09/Joint-letter-to-President-Biden-Sep-7.-2023.pdf
“Lá thư
này có nội dung gần với lá thư chung gửi Ngoại Trưởng Blinken ngày 13 tháng 4
năm nay,” Ts. Thắng cho biết. “Một mặt, chúng tôi yêu cầu trả tự do cho Ông
Nguyễn Bắc Truyển, Mục Sư Tin Lành Y Yich, các Nhà Truyền Đạo Tin Lành Y Pum
Bya và Y Krech Bya, các thành viên của Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, và khoảng 80 tù
nhân lương tâm tôn giáo khác trong danh sách của chúng tôi.”
Nhìn xa hơn, bức thư chung kêu gọi Tổng Thống Biden đạt thoả thuận về những cải tổ gốc rễ về chính sách đối với các nhóm tôn giáo độc lập, về tu chính điều 116 (phá hoại chính sách đoàn kết) và điều 331 (lợi dụng quyền tự do dân chủ) trong Luật Hình Sự, và về đòi hỏi Việt Nam chấm dứt các hoạt động đàn áp xuyên quốc gia nhắm vào các người Việt ở ngoài Việt Nam, bao gổm cả công dân Hoa Kỳ.
Hình 1 – Buổi điều
trần trực tuyến do Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế triệu tập ngày 7
tháng 9, 2023
“Tại buổi họp với
Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, chúng tôi nhắc lại đề nghị là Hoa Kỳ phải đặt vấn đề
nhân quyền thành một trọng tâm trong quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam,
ngang với quốc phòng, mậu dịch, biến đổi khí hậu…” Ts. Thắng giải thích.
Muốn thế, theo Ông,
Hoa Kỳ cần đạt thoả thuận về một khung sườn kèm với thời điểm rõ rệt cho những
cải tổ cần thiết và một cơ chế để theo dõi và đánh giá tiến độ cải tổ. Cơ chế
ấy phải có chỗ cho tiếng nói của người dân, của những cộng đồng bị bách hại, và
của các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Ngày 7 tháng 9, Ts.
Thắng đã trình bày lập trường này tại buổi điều trần trực tuyến do Uỷ Hội Hoa
Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế triệu tập:
“Dĩ nhiên, Hoa Kỳ
cần đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm mà nổi bật nhất là tín đồ Phật Giáo
Hoà Hảo Nguyễn Bắc Truyển; tuy nhiên để ngăn chặn và đảo ngược tình trạng ngày
càng xấu đi về tự do tôn giáo, Hoa Kỳ cần đặt nhân quyền, đặc biệt quyền tự do
tôn giáo, làm một trọng tâm chiến lược trong đối tác với Việt Nam.”
Theo dõi buổi điều
trần với phần dịch Việt ngữ tóm tắt: https://www.facebook.com/VNFoRB/videos/811422920765581
BPSOS
cũng đang liên lạc với Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos của Hạ Viện Hoa Kỳ để bàn
thảo một nỗ lực phối hợp sẽ phát động sau chuyến đi Việt Nam của Tổng Thống
Biden.
Ngày
8 tháng 9, BPSOS đã gửi lại cho Toà Bạch Ốc bức thư chung kèm với danh
sách ký tên được bổ sung.
Lá thư
chung gửi Ngoại Trưởng Blinken ngày 13 tháng 4, 2023:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/04/2023-04-13-Joint-letter-to-Secretary-Blinken.docx-2.pdf
Ông Lê
Xuân Khoa thua 3/4 vụ kiện (tiếp theo)
Các tài liệu có thể phổ biến để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu
Ts.
Nguyễn Đình Thắng
Ngày 7
tháng 9, 2023
Mới đây
có người nhắn rằng họ muốn xem nguyên bản phán quyết của toà được nhắc đến
trong bài viết trước của tôi. Xin
xem tại đây:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/09/Ruling-re-anti-SLAPP.pdf
Để giúp người không quen đọc các văn bản với ngôn ngữ toà
án, dưới đây là các đoạn trích dẫn phần kết luận của mỗi phán quyết.
Phán quyết phần (a):
Phán quyết phần (c) và (d):
Để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, chúng tôi sẽ tuần tự phổ
biến những tài liệu nào sẽ không dùng tại toà. Dưới đây là nhóm tư liệu đầu
tiên:
1. Thông cáo báo chí
của DB Robert Dornan về cuộc điều tra Ông Lê Xuân Khoa:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/09/Congressman-Dornans-Press-Release.jpg
2. Bản tin tháng 2 năm
1996 của tổ chức VNCOC về cuộc điều tra Ông Lê Xuân Khoa:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/09/Exhibit-04-Community-News-Feb-1996-1.pdf
3. Bản tin tháng 4 năm
1996 của tổ chức VNCOC về cuộc điều tra Ông Lê Xuân Khoa:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/09/Exhibit-05-Community-News-Apr-1996-1.pdf
4. Báo cáo của Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ tháng 9 năm 1985, giới thiệu "Tiến Sĩ" Lê Xuân Khoa
5. Phát biểu mà "Tiến Sĩ" Lê Xuân Khoa nộp cho
buổi điều trần của Quốc Hội
https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/09/LXKs-testimony-before-Congress.jpg
6. Thư chung của Liên Minh InterAction gửi Quốc Hội với chữ ký của "Tiến Sĩ" Lê Xuân Khoa https://chrissmith.house.gov/uploadedfiles/1995.07.25_indochinese_refugees_-_comprehensive_plan_of_action.pdf
7. Ấn phẩm The Bridge mà "Tiến Sĩ"
Lê Xuân Khoa là Chủ Biên
https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/09/Exhibit-12-SEARACs-official-publications.docx
8. Các tuyên bố chung đăng trên báo chí Hoa Kỳ với tên
của "Tiến Sĩ" Lê Xuân Khoa
https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/09/Exhibit-14-Misrepresentation-in-the-media.docx
9. "Tiến Sĩ" Lê Xuân Khoa đứng tên trong danh sách hội đồng quản
trị của một số tổ chức
https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/09/VAEF-Ben-Vung.jpg
10. Danh mục tổ chức cung cấp dịch vụ do Đại Học
Georgetown soạn, liệt kê “Tiến Sĩ” Lê Xuân Khoa
https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/09/Georgetown-University.jpg
Bài liên quan:
Ông Lê Xuân Khoa thua 3/4 vụ kiện, phải bồi thường lên
đến 86,500 Mỹ kim
Tưởng niệm nạn nhân của hành vi bạo lực vì tôn giáo hay
niềm tin: Phát biểu của Thượng tọa Thích Vĩnh Phước
Ngày 6
tháng 9, 2023
Cho Ngày
Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân của Hành vi Bạo lực vì Tôn giáo hay Niềm tin, BPSOS
đã tổ chức hai buổi hội luận trực tuyến ngày 20 và 23/8/2023 với sự tham gia
của giới chức Hoa Kỳ và LHQ chuyên về tự do tôn giáo quốc tế.
Hôm qua
chúng tôi đã chia sẻ bài phát biểu của Đại đức Thích
Nhật Phước, trụ trì chùa Sơn Linh, tỉnh Kon Tum.
Sau đây là nguyên văn bài phát biểu của Thượng tọa Thích Vĩnh Phước, trụ trì chùa Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, về cố Hòa thượng Thích Thanh Tịnh.
Thượng tọa Thích Vĩnh Phước tại Hội nghị Bộ trưởng về Thúc đẩy Tự do Tôn giáo (Ministerial to Advance Religious Freedom) năm 2019.
Cố Hòa
thượng Thích Thanh Tịnh.
Kính thưa quý vị,
Tôi là Thích Vĩnh Phước, trụ trì chùa Phước Bửu, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu. Tôi hiện nay đang sinh hoạt trong Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo
Việt Nam Thống nhất.
Năm 1981 nhà nước Việt Nam thành lập Giáo hội Phật
giáo Việt Nam dưới sự kiểm soát của họ để che mắt quốc tế, và để triệt tiêu
Phật Giáo Thống nhất một cách khốc liệt và tinh vi.
Tôi xin chia sẻ một vụ điển hình cho sự bách hại Phật giáo
tại Việt Nam:
Cố Hòa thượng Thích Thanh Tịnh vốn là thành viên Tăng đoàn
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Năm 1993, Hòa thượng bị bắt giam với
cáo buộc mơ hồ “lật đổ chính quyền nhân dân”. Ngài đã bị tra tấn trong tù. Cụ
thể là bị đặt bóng đèn cao áp trên đầu trong thời gian dài nên Hòa thượng đã bị
mù đôi mắt.
Tôi gặp Hòa thượng năm 2001, sau khi Hòa thượng được thả
ra, trên người không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào, Tôi đã cung thỉnh Ngài về
Chùa. Tôi và tăng chúng tại chùa đã phụng dưỡng Ngài đến cuối đời, tính ra
khoảng 20 năm.
Hòa thượng Thanh Tịnh đã thị tịch ngày 30/1/2020. Một điều đau lòng hơn nữa là chính quyền từ chối cấp giấy khai tử với lý do là Hòa thượng không có giấy tờ tùy thân. Không có giấy khai tử thì không được hỏa thiêu. Chưa hết, sau một năm, trong lễ tiểu tường của Hòa thượng thì băng rôn tôn vinh Ngài cũng đã bị xóa đi bằng sơn đen. Cám ơn quý vị đã lắng nghe.
Hàn Quốc bắt 2 tiếp viên hàng không Việt Nam nghi buôn
cần sa
Kính mời tham gia lễ Khánh thành đài Tri Ân tại
Louisville- Kentucky.
Mỏ “tự hào” đã cạn! - (Tác giả: DongPhungViet - rfavn)
6 National Anthems That Will Make You Tremble With
Fear
https://www.cracked.com/article_16735_6-national-anthems-that-will-make-you-tremble-with-fear.html
https://bacaytruc.com/index.php/16583-m-t-hao-da-c-n-tac-gi-dongphungviet-rfavn
Ý và con đường tơ lụa
https://baotreonline.com/tin-tuc/tin-hk-tg/y-va-con-duong-to-lua.baotre
No comments:
Post a Comment