20230921 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Liên
Minh Quốc Tế cho Tự Do Tôn Giáo lên tiếng cho Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ
Hãy trả tự do lập tức cho cả 6 người bị tuyên án tù
Mạch
Sống, ngày 20 tháng 9, 2023
Ngày 13
tháng 9, trang mạng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đăng tuyên bố của Bà Fiona Bruce,
Chủ Tịch của liên minh gồm 42 quốc gia tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo, kêu
gọi nhà nước Việt Nam trả tự do cho Ông Lê Tùng Vân, người sáng lập Thiền Am
Bên Bờ Vũ Trụ, và 5 thành viên đang ở tù:
“Trong tư cách Chủ Tịch của Liên Minh Quốc Tế cho Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin, tôi biểu tỏ mối quan ngại sâu sắc về án tù đối với Ông Lê Tùng Vân, người sáng lập và lãnh đạo tinh thần của nhóm Phật Giáo Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ với lý do ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’ chiếu theo điều 331 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Tôi cũng biểu tỏ mối quan ngại sâu sắc về 5 cá nhân cũng bị xử tù chiếu theo cùng điều luật, tổng cộng là 23 năm 6 tháng: Lê Thanh Trùng Dương, Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Cao Thị Cúc và Lê Thanh Nhị Nguyên. Tôi kêu gọi trả tự do cho họ ngay lập tức.”
Hình 1 –
Tuyên bố của Nghị Sĩ Anh Quốc Fiona Bruce trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Hoa
Kỳ
Ngày 21
tháng 7, Toà Án Nhân Dân Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An xử sơ thẩm và tuyên án tù
đối với Ông Lê Tùng Vân (90 tuổi) 5 năm, Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi) 4 năm,
Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi) 4 năm, Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) 4 năm, Lê
Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi) 3 năm 6 tháng, và Cao Thị Cúc (62 tuổi) 3 năm. Họ bị
cáo buộc theo điều 331 Bộ Luật Hình Sự: "lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân".
Ngày 2
tháng 11, 2022, Toà Án Nhân Dân Tỉnh Long An đã xử phúc thẩm y án đối với cả 6
người.
Kế hoạch
quốc tê vận
“Việc
lên tiếng của vị chủ tịch của liên minh gồm 42 quốc gia đánh dấu bước tiến đáng
kể về quốc tế vận nhằm đòi cộng lý cho nhóm Phật Giáo Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ,”
Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhận định.
Trước
đó, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission on International
Religious Freedom, USCIRF) đã đưa cả 6 tù nhân vào danh sách nạn nhân bị bách
hại vì tôn giáo. Xem: https://www.uscirf.gov/religious-prisoners-conscience/forb-victims-database/le-tung-van
Thành lâp năm 1998 bởi Quốc Hội, Uỷ hội này là cơ quan độc lập tư vấn cho Quốc Hội, Tổng Thống và Ngoại Trưởng Hoa Kỳ về chính sách đối ngoại nhằm bảo vệ quyền tự do tôn giáo toàn cầu. Liên tục từ năm 2000, Uỷ Hội USCIRF đề nghị Bộ Ngoại Giao đưa Việt Nam vào danh sách Quốc Gia Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concern, CPC) vì đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng, có hệ thống và kéo dài.
Hình 2 –
Hồ sơ về Ông Lê Tùng Vân trên trang mạng của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo
Quốc Tế
Tháng 5
vừa qua, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa hồ sơ Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ vào bản tường
trình gửi Quốc Hội về tình hình tự do tôn giáo toàn cầu năm 2022. Tháng 9 năm
2022, một số nhân viên Bộ Ngoại Giao và Toà Tổng Lãnh Sụ Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã
đến tận Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ để tìm hiểu tình hình cho bản trường trình này.
Tháng 8
năm 2022, mở rộng nỗ lực quốc tế vận đến Liên Hiệp Quốc và đã nộp bản tường
trình để giúp LHQ chuẩn bị rà soát Việt Nam về thực thi Công Ước LHQ về Quyền
Trẻ Em, diễn ra ngày 12 và 13 tháng 9 năm 2022. Cô Tanya Nguyễn-Đỗ từ Florida,
Hoa Kỳ và ký giả Song Chi từ Anh Quốc đã có mặt để theo dõi cuộc và tường thuật
về cuộc rà soát này. Xem bản tường trình của BPSOS gửi LHQ: https://dvov.org/wp-content/uploads/2022/08/BPSOS-UNCRC-report-on-TABBVT-for-public-release.pdf
Các diễn
đàn quốc tế
Ngày 8 tháng 11, Cô Tanya đã lên tiếng tại Hội Nghị Lần 8 về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vục Đông Nam Á (Southeast Asia Freedom of Religion or Belief Conference, SEAFORB Conference) do BPSOS đồng tổ chức tại Bali, Indonesia. Phái đoàn của Uỷ Hội USCIRF, viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay niềm tin và hơn 100 chuyên gia và nhà hoạt động ở vùng Đông Nam Á và trên thế giới đã tham gia sự kiện này.
Hình 3 – Cô Tanya Nguyễn-Đỗ tại Hội Nghị SEAFORB lần 8, Bali,
Indonesia, ngày 08/11/2022
Ngày 31 tháng 1, 2023, Cô Tanya tiếp tục lên tiếng cho Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ tại Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế mà BPSOS đồng tổ chức tại thủ đô Hoa Kỳ. Hơn 1200 nhà hoạt động, học giả, lãnh đạo tôn giáo, chính khách và giới chức chính quyền đã tham gia sự kiện.
Cuối tháng 11 tới đây, vấn đề Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ sẽ tiếp tục
được nêu lên nhân dịp liên minh 42 quốc gia kể trên tổ chức Hội Nghị Cấp Bộ
Trưởng về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin tại thủ đô Praha, Cộng Hoà Séc.
Liên Minh 42 quốc gia
Liên Minh Quốc Tế cho Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin (International
Religious Freedom or Belief Alliance, IRFBA), được hình thành năm 2020 do sự
thúc đẩy của Đại Sứ Lưu Động cho Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Sam Brownback và Ngoại
Trưởng Mike Pompeo dưới Hành Pháp của Tổng Thống Donald Trump. Đây là liên minh
gồm các quốc gia cùng mục đích bảo vệ và phát huy tự do tôn giáo toàn cầu.
Hiện nay liên minh này có 37 quốc gia thành viên và 5 quốc gia
quan sát viên. Anh Quốc là đương kim chủ tịch của liên minh. Bà Fiona Bruce,
nghị sĩ Quốc Hội và đặc sứ về tự do tôn giáo của chính phủ Anh, là chủ tịch của
Ban Chỉ Đạo của liên minh.
Năm 2024, vai trò chủ tịch Liên Minh IRFBA sẽ chuyển qua cho Cộng
Hoà Séc và Đại Sứ Robert Rehak, đặc sứ về tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại
Giao Séc, sẽ là chủ tịch Ban Chỉ Đạo.
Ts. Thắng là thành viên của Hội Đồng Tư Vấn cho liên minh IRFBA.
Hình 5 -- Ảnh lưu niệm buổi họp của liên minh IRFBA tại Geneva,
Thuỵ Sĩ, ngày 09/03/2023
Chiến dịch toàn cầu
Mô phỏng theo chiến dịch toàn cầu cho tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc
Truyển được phát động tháng 5 năm 2022, một kế hoạch đang được Cô Tanya cùng
thân hữu chuẩn bị để phát động chiến dịch toàn cầu cho Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ
nhân dịp Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng tại Praha vào cuối tháng 11 với kỳ vọng huy
động được sự yểm trợ từ các cơ quan chính quyền và tổ chức nhân quyền ở Âu
Châu.
Chiến dịch toàn cầu này cũng sẽ khai thác việc nâng cấp quan hệ
ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mới đây. Ngày 7 tháng 9 vừa qua, BPSOS khởi
xướng văn thư chung được trao tận tay cho 2 giới chức của Toà Bạch Ốc tháp tùng
Tổng Thống Biden trong chuyến đi Việt Nam vừa qua. Vấn đề Thiền Am Bên Bờ Vũ
Trụ được nêu lên nổi bật trong văn thư. Trước đó, ngày 13 tháng 4, 2023, một
thư chung tương tự đã được gửi cho Ngoại
Trưởng Antony Blinken trước khi ông ta đến Việt Nam.
Ngay trước khi Tổng Thống Biden rời Hoa Kỳ, Ts. Thắng đã cập nhật
tình hình của Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ tại buổi điều trần do Uỷ Hội USCIRF tổ
chức vào ngày 5 tháng 9.
Bài liên
quan:
USCIRF:
Việt Nam phải cải thiện tự do tôn giáo và nhân quyền khi nâng cấp quan hệ với
Mỹ
Liên
Hiệp Quốc: Việt Nam có nhiều bất cập trong thực thi quyền trẻ em
Sự thật
đằng sau những con số “tô hồng” của Việt Nam về quyền trẻ em
https://www.youtube.com/watch?v=x3u5qrDw41w
Cập
nhật về tình hình người tị nạn ở Thái Lan
Hoa Kỳ
vận động các quốc gia đệ tạm tiếp tay định cư người tị nạn
Chính phủ Thái đảm trách thủ tục “thanh lọc” người xin tị nạn, nhưng chỉ trên giấy tờ
Mạch
Sống, ngày 18 tháng 9, 2023
Mạng
lưới phối hợp tái định cư người tị nạn
Hôm nay,
bên lề cuộc họp của Đại Hội Đồng LHQ ở New York, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony
Blinken đã triệu tập “cuộc họp cấp bộ trưởng” với người đồng cấp của Canada,
Úc, New Zealand, Ý, Tây Ban Nha và Anh Quốc. Các quốc gia này cùng với Hoa Kỳ
tạo nên Mạng Lưới Vận Động Tái Định Cư -- Resettlement Diplomacy Network (RDN).
Cuộc họp đã đi đến một số quyết định chung:
(1) Thiết
lập đường dây nóng để cùng nhau đối phó tình huống cấp bách
(2) Cùng
nhau vận động thêm quốc gia đệ tam vào cuộc nhận tái định cư người tị nạn
(3) Tiếp
tục giải quyết tình trạng người Afghan đi lánh cư
Phối hợp chặt chẽ để đối phó tình trạng người tị nạn ở Trung Mỹ, vùng Địa Trung Hải và khu vực Đông Nam Á
Hình 1 -
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ chủ toạ buổi họp cấp bộ trưởng về tình trạng người tị nạn,
New York ngày 18/09/2023
Xem
thông báo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về sự kiện này: https://www.state.gov/ministerial-meeting-of-the-resettlement-diplomacy-network/
“Đây là
thành quả vận động của Trợ Lý Ngoại Trưởng về chương trình tị nạn Julieta Valls
Noyes trong suốt một năm qua,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ
Tịch BPSOS, giải thích. “Chúng ta bắt đầu thấy nỗ lực này phát huy tác dụng ở
ngay Thái Lan.”
Trong
tháng 9 này, sẽ có một số người tị nạn Việt Nam lên đường tái định cư không chỉ
ở Hoa Kỳ mà còn ở Canada và Úc; tháng sau sẽ có gia đình tái định cư ở New
Zealand.
“Điều
đáng mừng là Đông Nam Á được xem là một trong ba khu vực trọng điểm trong sự
phối hợp của mạng lưới các quốc gia tái định cư người tị nạn,” Ts. Thắng nhận
xét. “Trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia và Thái Lan có tình trạng người tị nạn
đáng quan tâm hơn cả.”
Cuối năm 2022, Bà Julieta Valls Noyes đã đến Thái Lan, theo lời kêu gọi của Ts. Thắng, và Malaysia để xem xét tình hình tị nạn nhằm đưa ra chính sách tái định cư tị nạn cho Bộ Ngoại Giao.
Hình 2 -
Trợ Lý Ngoại Trưởng Julieta Valls Noyes họp với Ngoại Trưởng Tây Ban Nha và Phụ
Tá Ngoại Trưởng Canada, New York ngày 18 tháng 9, 2023
Theo con
số thống kê của BPSOS, khoảng 150 đồng bào tị nạn đang trong hoặc đã hoàn tất
thủ tục tái định cư; khoảng 100 trong số này sẽ rời khỏi Thái Lan trước cuối
năm nay. Mỗi tuần đều có thêm gia đình được lên lịch phỏng vấn tái định cư với
CUTN/LHQ trước khi hồ sơ được chuyển đến các quốc gia đệ tam.
Với nhịp
độ phỏng vấn tái định cư của CUTN/LHQ hiện nay và sự hợp tác của các quốc gia
trong mạng lưới vận động tái định cư, Ts. Thắng ước lượng số đồng bào sẽ rời
khỏi Thái Lan trong năm 2024 là khoảng 400, chưa kể những người đi theo chương
trình bảo lãnh tư nhân của Canada hoặc Hoa Kỳ.
Việc bàn
giao thủ tục “thanh lọc” cho Thái Lan
Theo
nguyên tắc, thứ Sáu tới đây, 22 tháng 9, là thời điểm triển khai Cơ Chế Thanh
Lọc Quốc Gia (National Screening Mechanism, NSM), qua đó Chính Phủ Thái Lan
thay thế Cao Uỷ Tị Nạn LHQ để cứu xét và làm quyết định trên các đơn xin tị
nạn. Tuy nhiên đây chỉ là mốc điểm trên giấy tờ.
Trong
thực tế không có gì thay đổi. CUTN/LHQ vẫn tiếp tục giải quyết các đơn xin tị
nạn. Do đó, các đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan không nên hoang mang.
Khi có
sự thay đổi thực tế, BPSOS và văn phòng luật sư CAP sẽ thông báo trên trang
Facebook Tị Nạn Thái Lan:
https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan
No comments:
Post a Comment