20230918 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Anh
Vàng Đức Sơn gửi lời tri ân đến cộng đồng Việt hải ngoại và quốc tế
Thêm 3 gia đình tị nạn, gồm 14 người, sẽ lên đường tái định cư trong tháng 9 này
Mạch
Sống, ngày 16 tháng 9, 2023
Lúc 2
giờ pm ngày 14 tháng 9, gia đình 8 người của anh Vàng Đức Sơn được đón tiếp
nồng hậu tại phi trường Minneapolis-St Paul, Minnesota bởi những đồng hương
người Hmong đã từ Thái Lan đến Hoa Kỳ tái định cư từ trước.
Ngay tại phi trường, anh Vàng Đức Sơn đã có lời phát biểu ngắn gọn để cảm ơn các mạnh thường quân trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, các cơ quan quốc tế và Cao Uỷ Tị Nạn LHQ đã cưu mang, bảo vệ, và hỗ trợ cho gia đình của anh từ khi đặt chân đến Thái Lan xin lánh nạn cho đến ngày đến được tự do. Xem: https://youtu.be/G-5WVaP0Ibo?t=218
Hình 1 – Ông Hoàng Văn Pá, Ms. Vàng Chí Mình và gia đình anh Vàng
Đức Sơn tại phi trường Minneapolis, ngày 14/09/2023
Tuy cộng đồng người Hmong khá đông ở thành phố Minneapolis, đa
phần họ là Hmong Lào. Chỉ có rất ít gia đình Hmong đến từ Việt Nam. Trong thời
gian gần đây và sắp đến sẽ có nhiều người Hmong Việt Nam đến đây tái định cư từ
Thái Lan.
MS Vàng Chí Mình là một trong những người Hmong Việt Nam đầu tiên tái định cư từ Thái Lan ở thành phố Minneapolis. Gần đây hơn, cách đây khoảng 1 năm, gia đình Ông Hoàng Văn Pá gồm 6 người cũng đã đến định cư ở thành phố này sau 8 năm lánh nạn ở Thái Lan. MS Mình và Ông Pá cùng có mặt ở phi trường để chào đón gia đình anh Vàng Đức Sơn rồi đưa họ về căn nhà mà MS Mình đã thuê sẵn cho họ.
Hình 2 -- Anh Vàng Đức Sơn cùng với các đồng hương người Hmong tại
căn nhà đã thuê sẵn
Khoảng 1 tuần nữa, thêm 1 cặp vợ chồng người Hmong tị nạn ở Thái
Lan cũng sẽ đến Minneapolis; 6 thành viên khác trong đại gia đình của họ đang
chờ chuyến bay. Từ giờ đến cuối năm, có thể có thêm 3 đến 5 gia đình người
Hmong Việt Nam từ Thái Lan cũng sẽ đến Minneapolis.
Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, kêu gọi
đồng hương ở hải ngoại hãy giúp đỡ các đồng bào sắp lên đường tái định cư đóng
tiền phạt vì bị chính phủ Thái Lan xem là cư trú bất hợp pháp. Nếu không đóng
phạt, họ sẽ phải ngồi tù lên đến 40 ngày trước khi được cho phép rời khỏi Thái
Lan.
“Chúng tôi kêu gọi những đồng hương đã lập nhóm 5 người, thay vì
ngồi không để chờ cơ hội bảo lãnh đồng bào tị nạn theo chương trình Welcome
Corps, thì hãy giúp các gia đình sắp lên đường tái định cư đóng tiền phạt,
khoảng 600 USD mỗi người lớn,” Ts. Thắng nói. “Đây là cách giúp đồng bào tị nạn
ngay và thiết thực.”
Khoảng 60 nhóm 5 người đã liên lạc BPSOS để được hướng dẫn thủ tục
bảo lãnh tư nhân theo chương trình Welcome Corps. Tuy nhiên, việc triển khai
chương trình này đang bị chậm lại. Phải đến cuối năm nay hoặc đầu sang năm thì
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mới thông báo thủ tục cho các nhóm như vậy chọn người tị
nạn để bảo lãnh.
Cặp vợ chồng sẽ tái định cư đến Minneapolis ngày 25 tháng 9 đã
được 4 vị ân nhân giúp đóng tiền phạt: Ông Bà Trịnh Lê Văn ở New Jersey, Bà
Minh Orr ở Toronto, Ông Nguyễn Quốc Tuấn ở Florida và TS Phan Quang Trọng ở
Texas.
Theo ước lượng của BPSOS, từ giờ đến cuối năm 2024, khoảng phân
nửa số 1000 đồng bào đã có quy chế tị nạn ở Thái Lan sẽ lên đường định cư, chưa
kể số đồng bào được bảo lãnh theo chương trình tư nhân của Canada hay của Hoa
Kỳ.
“Chúng tôi cố đẩy con số được định cư trước cuối năm 2024 lên cao
nhất có thể vì kết quả của cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm 2024 ở Hoa Kỳ sẽ ảnh
hưởng chính sách định cư tị nạn của quốc gia này,” Ts. Thắng nhận định. “Không
ai biết trước tình hình sau đó sẽ xoay chuyển ra sao.”
Theo Ts. Thắng, trong số những đồng bào tị nạn vừa hoặc sắp tái
định cư ở nhiều quốc gia có một số người đã được BPSOS hỗ trợ trong công cuộc
tranh đấu bảo vệ nhân quyền, đặc biệt quyền tự do tôn giáo. BPSOS đã tạo cơ hội
và cung cấp phương tiện để họ tiếp tục cuộc tranh đấu này trên phương diện quốc
tế vận.
Chẳng hạn, chỉ một tháng sau khi đặt chân đến Hoa Kỳ, Ông Hoàng Văn Pá và người con trai lớn đã tham gia Hội Nghị Thượng Đỉnh cho Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế do BPSOS đồng tổ chức vào tháng 6 năm 2022 ở thủ đô Hoa Kỳ.
Hình 3 –
Ông Hoàng Văn Pá phát biểu tại buổi họp với Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo
Quốc Tế Rashad Hussain, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 28/06/2022
Bài liên quan:
Ông
Hoàng Văn Pá: Hành trình 8 năm của gia đình Hmong tị nạn tìm tự do
Người tỵ nạn phải đối mặt với điều gì để ra khỏi Thái Lan?
Chiều 12/9/2023, anh Vàng Đức Sơn và gia đình rời Thái Lan sau hơn
11 năm tỵ nạn. Họ đến Minneapolis, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ lúc 2 giờ trưa
ngày 14/9/2023.
Anh Vàng Đức Sơn là người H’mông theo đạo Tin lành.
Trong video này, được phỏng vấn bởi anh Johnny Huy trước khi
rời Thái Lan, anh Vàng Đức Sơn nói về khoản tiền phạt người tỵ nạn phải trả để
có thể sang định cư nước thứ ba.
Người tỵ nạn phải đối mặt với điều gì để ra khỏi Thái
Lan?
https://www.youtube.com/watch?v=73wPRUQfsIk
Cuối
cùng đến tự do!
Sau
hành trình dài, gia đình tị nạn 8 người đã đến Hoa Kỳ
Mạch
Sống, ngày 14 tháng 9, 2023
Gia
đình anh Vàng Đức Sơn, gồm 8 người, rời Thái Lan chiều ngày 12 tháng 9, quá
cảnh ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, nhập cảnh Hoa Kỳ qua cửa khẩu Chicago rồi, tiếp
tục hành trình đến Minneapolis, tiểu bang Minnesota lúc 2 giờ trưa ngày 14
tháng 9.
Tại đây, gia đình anh đã được chào đón bởi Mục Sư Vàng Chí Mình và nhóm thân hữu. Sau những tháng năm gian khổ và nguy hiểm của cuộc sống tầm trú ở Thái Lan, những gia đình này cuối cùng đã đến nơi chốn bình yên trên đất nước tự do. Mục Sư Vàng Chí Mình, từng tị nạn ở Thái Lan, là người đã giới thiệu anh Vàng Đức Sơn với BPSOS.
Hình 1 -- Anh Vàng Đức Sơn và gia đình được Mục Sư Vàng Chí Mình (thứ 3 từ phải) và thân hữu chào đón tại phi trường Minneapolis-St Paul, ngày 14/09/2023
Hình 2 -- Gia đình anh Vàng Đức Sơn cùng với các thân hữu tiễn đưa
tại phi trường Bangkok, ngày 12/09/2023
“Bà Noyes hứa sẽ tiếp tục thúc đẩy CUTN/LHQ mở rộng cánh cửa cơ
hội tái định cư cho người tị nạn ở Thái Lan,” Ts. Thắng cho biết. “Chúng tôi kỳ
vọng khoảng 400 đồng bào sẽ được tái định cư trong năm 2024 bởi chính phủ của
các quốc gia đệ tam, chưa kể số đồng bào sẽ tái định cư theo chương trình bảo
lãnh tư nhân của Canada mà chúng tôi giúp lập hồ sơ từ năm 2021.”
Thời điểm triển khai giai đoạn 2 của Chương Trình Welcome Corps,
khi mà các nhóm 5 người được quyền chọn người tị nạn để bảo lãnh, đã bị dời đến
cuối năm nay hoặc đầu năm tới.
“Đây là điều đáng thất vọng cho các đồng hương ở Hoa Kỳ hưởng ứng lời kêu gọi của chúng tôi nên đã nhanh nhẩu lập nhóm 5 người,” Ts. Thắng nhận định. “Chúng tôi đang kêu gọi các nhóm này, thay vì bó tay ngồi chờ, hãy giúp ngay các đồng bào sắp sửa đi định cư qua các chương trình sẵn có của các chính phủ.”
Hình 2 – Gia đình anh Vàng Đức Sơn ở phi trường Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 13/09/2023
Hình 3
-- Anh Vàng Đức Sơn vừa xong thủ tục nhập cảnh Hoa Kỳ tại phi trường Chicago,
Illinois, ngày 13/09/2023
Trong
những năm tháng lánh nạn ở Thái Lan, anh Vàng Đức Sơn không chỉ nhận được sự
giúp đỡ từ các luật sư thuộc văn phòng pháp lý do BPSOS hình thành và tài trợ
trong tiến trình xin quy chế tị nạn, bảo vệ khi nhỡ ngại mà còn được bộ phận
phát triển xã hội dân sự của BPSOS đào tạo dài hạn về các kỹ năng cần thiết
nhằm phục vụ đồng bào tị nạn người Hmong ở Thái Lan, báo cáo các hành vi vi
phạm nhân quyền bởi giới chức chính quyền Việt Nam, và xây dựng nội lực cho các
cộng đồng Hmong theo đạo Tin Lành ở Việt Nam.
Cùng
với một số đồng bào Hmong đang lánh nạn ở Thái Lan, dưới sự hướng dẫn của MS
Vàng Chí Mình, anh Vàng Đức Sơn đã thành lập nhóm Người Hmong Đoàn Kết vì Công
Lý. Đầu năm nay, nhóm này thực hiện video để các thành viên chủ lực chia sẻ lý
do thôi thúc họ đấu tranh bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho đồng bào Hmong trong
sự liên kết với các tôn giáo và sắc dân khác. Xem: https://youtu.be/fBIgNWXU5js?t=654
Anh Vàng Đức Sơn và một số thành viên của nhóm này đã tham gia một số hội nghị quốc tế do BPSOS đồng tổ chức để lên tiếng cho các người Hmong bị bách hại ở Việt Nam.
Hình 4 – Anh Vàng Đức Sơn (trái) tại Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay
Niềm Tin khu vực Đông Nam Á, Bangkok, Thái Lan, ngày 29/03/2019
Khi vừa đặt chân đến Hoa Kỳ, anh Vàng Đức Sơn gửi lời cảm ơn đến
quý ân nhân: Bác Sĩ Hồ Trâm ở Houston, Dược Sĩ Trần Bĩnh ở San Jose, Bà Oanh
Nguyễn ở Florida, và Ông Nguyễn Thanh Khiết ở Oklahoma. Quý vị mạnh thường
quân này đã đóng góp 1,800 USD để giúp gia đình anh đóng phạt thay cho 40 ngày
ngồi tù trước khi rời khỏi Thái Lan.
Ngày 25 tháng 9, thêm một gia đình tị nạn người Hmong nữa sẽ đến
định cư ở Minneapolis.
Dưới đây là lời phát biểu của MS Vàng Chí Mình, đại diện nhóm
Người Mông Đoàn Kết cho Công Lý, nhân dịp chào đón gia đình anh Vàng Đức Sơn
đến bến bờ tự do:
Kính chào quý vị
Tôi là Vàng Chí Mình, đại diện tổ chức Hmong United for Justice,
Người Mông Đoàn Kết vì Công Lý, cùng một số đồng bào người Mông và Việt Nam
hiện có mặt tại phi trường Minneapolis-St Paul để tiếp đón gia đình anh Vàng
Đức Sơn gồm 2 vợ chồng và 6 người con vừa từ Thái Lan sang.
Gia đình anh Vàng Đức Sơn thuộc nhiều chục gia đình người Mông
đã phải chạy sang Thái Lan cách đây 8 năm vì bị chính quyền Việt Nam đàn áp tôn
giáo, bắt phải bỏ đạo Tin Lành. Nhiều người Mông bị bắt giam, đánh đập và bị
giết trong trại tù. Họ cũng giống như hàng trăm người Việt Nam, gồm nhiều sắc
tộc tỵ nạn cộng sản, đã phải kéo dài cuộc sống vô cùng khó khăn tại Thái Lan.
Nhiều lúc họ không còn hy vọng đến sống tại các nước tự do.
Trong thời gian tới sẽ có nhiều gia đình người Mông tỵ nạn tại
Thái Lan đi định cư Hoa Kỳ, Úc, Canada.
Chúng tôi chân thành biết ơn Phủ Cao Ủy Tỵ Nan Liên Hiệp Quốc
tại Thái Lan, các tổ chức bênh vực cho nhân quyền trên thế giới trong đó phải
kể tổ chức BPSOS. Suốt 2 năm qua BPSOS đã nỗ lực vận động chính phủ của các
quốc gia và Cao Uỷ Tị Nạn LHQ ưu tiên định cư những người Việt đã có quy
chế tị nạn ở Thái Lan. Chúng tôi tri ân trang web Việt Nam Thời Báo cách này
cách khác hỗ trợ đồng bào Mông.
Nhưng quan trọng không thể quên, chúng tôi vô cùng biết ơn chính
phủ Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay tiếp nhận những người tỵ nạn sống nhiều năm vô
tổ quốc.
Chúng tôi đặc biệt cảm ơn bà Trợ Lý Ngoại Trưởng Julieta Valls
Noyes. Bà đã cho thấy sự quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ đối với người tị nạn và
hết lòng vận động nhiều quốc gia khác cùng hợp sức tái định cư người tị nạn ở
Thái Lan.
Bài
liên quan:
Hai gia
đình tị nạn, 11 người, hôm nay đến Hoa Kỳ tái định cư từ Thái Lan
Đính
chính: Bài ở trên viết là gia đình anh Vàng Đức Sơn ở Thái Lan 11
năm. Xin đính chính là 8 năm.
No comments:
Post a Comment