Tuesday, October 29, 2019

20191029 Chiến Dịch Bình Tây Toàn Thắng 41.


20191028 Chiến Dịch Bình Tây Toàn Thắng 41.
Chiến Dịch Bình Tây (Hành Quân Kampuchia 1970)
*** Tài liệu được bổ túc thêm những bàn đồ không ảnh vùng trận địa cùng bản đồ trên đất Cambodia cho đọc giả dể kiểm chứng tọa độ hay địa phương cùng địa hình chiến trận.
*** 
Posted on May 24, 2016 by dongsongcu
Bản đồ Cambodia
The Joint Chiefs of Staff and The War in Vietnam 1969–1970
20191028 ChienDichBinhTay 01
Trung Tướng Dư Quốc Đống Tư Lịnh SĐND, Đại Tá Lê Quang Lưỡng LĐT/LĐIND và Bộ Tham Mưu tại chiến trường Kampuchea
CSBV và VC thường xử dụng lảnh thổ Kampuchea dọc theo biên giới Miên-Việt như là một mật khu an toàn để dưỡng quân, chấn chỉnh đơn vị và xuất phát các cuộc tấn công vào miền Nam Việt Nam mà không bị QLVNCH và đồng minh trả đủa. Và cũng là căn cứ địa tồn trử quân trang, quân dụng, chiến cụ và thực phẩm để tiếp tế cho Việt Công tại miền Nam. 
20191028 ChienDichDinhTay 01A
The Joint Chiefs of Staff and The War in Vietnam 1969–1970 
 CSBV bắt đầu chuyển quân xuyên Kampuchea vào năm 1963. Đến năm 1965 ông Sihanouk với chiêu bài trung lập nhưng đã bí mật chấp nhận cho CSBV và VC thiết lập các căn cứ địa để dưỡng quân, đồn trú, lánh nạn trên lảnh thổ xứ chùa tháp, đồng thời sử dụng hải cảng Sihanoukville để xâm nhập người và chiến cụ do khối cộng sản viện trợ. Mục đích chỉ là để trục lợi thôi. CSBV và VC càng lúc càng lợi dụng tối đa lảnh thổ Kampuchea làm nơi phát xuất và tấn công vào miền Nam Việt Nam. Trong lúc đó, CSBV cũng thành lập một đơn vị đặc nhiệm gọi là P36 để chuyên việc huấn luyện cho bộ đội Khmer đỏ của Polpot cũng như ngăn chận mọi việc đụng chạm giữa VC & Khmer đỏ với lực lượng quân đội Hoàng Gia Kampuchea.
Khó chịu vì sự quá đáng của CS, năm 1968 chính quyền Kampuchea tái khẳng định đường lối trung lập. Lực lượng Khmer Đỏ do Hà Nội hổ trợ đã nổi loạn và chống đối chính quyền. Cho đến tháng 3/1969 Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ đồng ý chấp nhận yểm trợ sự trung lập của Kampuchea và trên 3000 phi vụ B52 được rải những thảm bom xuống các căn cứ địa của CSBV trên đất Kampuchea trong suốt 14 tháng liền. Hầu hết các căn cứ địa của Việt Cộng và Khmer đỏ đều bị thiệt hại nặng. Trong chuyến viếng thăm VNCH trong tháng 2/1970 Bộ Trưởng Quốc Phòng Laird chấp thuận cho Tướng Abram yểm trợ QLVNCH truy kích quân Cộng Sản qua lảnh thổ Kampuchea nếu thấy sự an toàn bị đe dọa. Tuy nhiên, các cuộc đột kích đều được giữ bí mật.
Ngày 18/3/1970, lợi dụng lúc ông Sihanouk xuất ngoại, Thủ Tướng Lon Nol cùng Hoàng thân Sirik Matak đứng lên đảo chánh lật đổ Quốc Vương Sihanouk và ra lệnh quân đội tấn công vào các căn cứ địa của Cộng Sản trên đất Chùa Tháp. Trước sự phản phé của thuộc cấp, ngày 20/3/1970 Sihanouk hô hào dân chúng ủng hộ quân Khmer đỏ (thật sự là VC ở sau lưng) vỏ trang phản công trên khắp các khu vực biên giới Miên Việt và cắt đứt trục lộ chính từ Cảng Sihanoukville và thành phố Kompong Cham dẩn vào Thủ đô Nam Vang.
The Joint Chiefs of Staff and The War in Vietnam 1969–1970

 Ngày 27/3/1970 đáp lời kêu gọi giúp đở của Thủ Tướng Lon Nol, một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa đã vượt biên giới đánh bại quân CSBV tại một căn cứ trong nội địa Kampuchea cách biên giới khoảng 3 cây số.
Ngày 14/4/1970 Chính phủ Lon Nol chính thức kêu gọi quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa giúp đở về quân sự để đánh đuổi quân cộng sản.
Ngay trong ngày nhận được sự yêu cầu của tân chính phủ Kampuchea, Các BTL/Quân Lực Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã quyết định thực hiện một loạt các cuộc hành quân ngoại biên để truy quét cộng quân. Đây là những cuộc hành quân hỗn hợp với nỗ lực chính là các Sư Đoàn Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thuộc các Quân Đoàn 3 và 4, một số đơn vị Tổng Trừ Bị của bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) Cuộc hành quân mang tên “Toàn Thắng” vượt qua biên giới Kampuchea do Trung Tướng Đổ Cao Trí chỉ huy nhằm mục đích:
1/ Thanh toán các căn cứ địa của CS dọc biên giới Miên Việt, nơi mà VC dùng làm chổ dừng quân, bổ sung quân số và là nơi xuất phát các cuộc tấn công sang Nam Việt Nam.
2/ Yểm trợ cho chính phủ và quân đội Kampuchea giải tỏa áp lực cộng sản đang chiếm đóng và bao vây một số những thị trấn, đô thị hay tỉnh lỵ.
3/ Hồi hương và trợ giúp những Việt Kiều đang bị những người Miên quá khích khủng bố hoặc chính phủ Kampuchea đang tập trung tại các trại tị nạn với một đời sống cơ cực và tinh thần đang bị giao động. 
20191028 ChienDichBinhTay 02
Phóng đồ Chiến dịch Bình Tây tháng 5 & 6 /1970
Từ ngày 20/3 đến ngày 30/6/1970 có tất cả 23 cuộc hành quân cấp khu và liên quân khu trong đó có 5 cuộc hành quân hổn hợp Việt Mỹ. Sau ngày 30/6/1970 lực lượng quân sự Hoa Kỳ rút ra khỏi Kampuchea do áp lực của Quốc Hội Hoa Kỳ, QL-VNCH vẫn tiếp tục hành quân vượt biên phá hủy các cơ sở hậu cần các căn cứ địa của VC dọc biên giới.
Kết quả các cuộc hành quân nầy theo tài liệu do Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu phổ biến cho thấy có 15.837 cán binh VC bị hạ tại trận, 1884 bị bắt sống, tịch thu 2.832 súng cộng đồng và 26.186 vũ khí cá nhân. Về phía VNCH thiệt hại coi như là quá nhẹ chỉ có 66 tử thương và 330 bị thương. Kể từ sau các cuộc hành quân vượt biên của QL-VNCH tình hình chiến sự toàn quốc lắng dịu. VC hoàn toàn ở trong thế bị động.
Base Areas
Hau Can 350 (DESSERT)
Hau Can 351 (SNACK)
Hau Can 352 (DINNER)
Hau Can Cuc R 353 (BREAKFAST)
Hau Can 609 (LUNCH)
Hau Can 740 (SUPPER)
CSBV 350 Area-Dessert
 12° 0'11.31"N 106°30'2.63"E
CSBV 351 Area-Snack
 12°13'50.85"N 106°59'36.52"E
CSBV 352 Area-Dinner
 11°48'31.94"N 106°18'44.54"E
Memot= Mi Mốt
 11°49'41.25"N 106°10'58.29"E
Cục R 353 Area-Breakfast
 11°43'30.52"N 105°57'15.25"E
CSBV 354 Area
 11°19'57.98"N 105°52'33.15"E
CSBV 609 Area-Lunch
 14°39'5.80"N 107°32'6.51"E
CSBV 740 Area-Supper
 12°27'10.05"N 107°25'37.87"E
C-7 Kratié
 12°52'44.43"N 106°11'49.11"E
Chup plantation
 11°55'23.48"N 105°34'29.43"E
CSBV Dog's Head Area= Đầu chó
 11°36'48.79"N 105°47'10.52"E
CSBV Angel's Wing= Cánh Tiên
 11° 3'27.57"N 106°13'21.39"E
CSBV Parrot's Beak Area= Mõ Vẹt
 10°50'14.51"N 106° 8'3.03"E
CSBV Crow's Net Area= Ổ quạ
 10°52'31.07"N 105°52'59.01"E
CSBV FishHook Area= Lưỡi câu
 11°43'16.37"N 106°24'10.51"E
Gò Dầu Hạ
 11° 6'41.15"N 106° 9'17.64"E
20191028 ChienDichBinhTay 03
The Ho Chi Minh and Sihanouk Trails – by Thomas A. Bruscino, Jr.
Đại Úy Võ Trung Tín Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202

Đại Úy Nguyễn Hữu Viên Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435
Trích và cập nhật từ quyển ‘20 Năm Chiến Sự’ – Binh chủng Nhảy Dù
Tài Liệu Tham Khảo:
– Phỏng vấn các chiến hữu trong SĐND
– 1970 Cambodian Incursion- Parrot’s Beak and Fishhook from Wikipedia
– Like Rolling Thunder: The Air War in Vietnam, 1964-1975 By Ronald Bruce Frankum
– Trận Phum Long Giêng của TĐ7ND của Tr/Tá Lê Minh Ngọc LĐT /LĐ4ND.
– Khoảng Tối Nhìn lên, của Đào Đức Bảo Tác giã xuất bản tại San Diego 2003.
– Tình nghĩa anh em-một đời Mủ Đỏ của Đoàn Phương Hải, 
www.vantuyen.net 
– TĐ3ND tham chiến trong cuộc hành quân ngoại biên Toàn Thắng 43 của Đại Tá Lê Văn Phát Lữ Đoàn Trưởng LĐ3ND hiện đang cư ngụ tại Orange County.
– Đại Tướng Đỗ Cao Trí Và Mặt Trận Ngoại Biên của Vương Hồng Anh.
– Hình ảnh của Trung Tá Lê Minh Ngọc và của Lê Quang Đức.

Bản đồ Cambodia
The Joint Chiefs of Staff and The War in Vietnam 1969–1970


Hành Quân toàn Thắng 41: Khai diễn từ ngày 13/4/1970 để càn quét khu vực biên giới vùng Cánh Tiên, cuộc hành quân chỉ kéo dài có 3 ngày. Bắt đầu từ 08.00 giờ sáng, lực lượng hành quân vượt qua biên giới với sự trợ giúp hỏa lực của SĐ25BB Hoa Kỳ bên nầy biên giới. 3 Chiến đoàn với chiến xa yểm trợ đã càn quét một vùng rộng lớn Swey Riêng hay còn gọi là “Cánh Tiên” sát biên giới Gò Dầu Hạ Tây Ninh. Đến buổi trưa lực lượng Việt Nam Công Hòa đã đi sâu vào quá 8 km. Cộng quân chống trả yếu ớt và bỏ chạy tán loạn. Sau 3 ngày hành quân lực lượng VNCH đã dẫm nát cơ sở hậu cần của địch, phá huỷ nhiều kho tàng to lớn gồm vũ khí, thuốc men, thóc gạo, mìn bẩy v.v….
Trên 700 xác CS bỏ tại trậ n, 37 bị bắt sống, vô số quân trang quân dụng và vũ-khí còn tốt bị tịch thu. Về phía VNCH có 8 binh sỉ bị hy sinh.
CSBV Angel's Wing Area= Cánh Tiên
 11° 3'27.57"N 106°13'21.39"E
20191028 ToanThang 41 01
Ngày 20/4/1970 một cuộc hành quân khác do Lữ Đoàn 4 Kỵ Binh tổ chức gồm 3 Thiết Đoàn Kỵ Binh và 3 Tiểu Đoàn BĐQ lại vượt biên giới càn quét vùng Ổ Quạ. Sau 2 ngày đụng độ dữ dội, Cộng quân rút lui và bỏ lại nhiều kho vũ khí và quân dụng.
Ngày 28/4/1970, Thiết Đoàn 2 và 6 Kỵ Binh cùng với các đơn vị Địa Phương Quân trở lại vùng Ổ Quạ nhưng không có cuộc đụng độ nào được ghi nhận.
CSBV Crow's Net Area= Ổ quạ
 10°52'31.07"N 105°52'59.01"E

20191028 Toan Thang 41 02
Còn tiếp.


No comments:

Post a Comment