20191017 TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971 13
TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971, (13) NHẢY DÙ, TQLC VÀ THIẾT KỴ
LUI BINH
TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971, (13) NHẢY DÙ, TQLC
VÀ THIẾT KỴ LUI BINH
*(Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam của Bùi
Anh Trinh)
Ngày thứ 41, ngày 20-3
Một đoàn trực thăng 40 chiếc đáp xuống bốc Tiểu đoàn 3/2 Bộ binh
(500 người) tại phía Tây cứ điểm Sophia East giữa rừng đạn phòng không của quân
CSVN, có 28 chiếc bị trúng đạn nhưng không có chiếc nào bị rơi.
Một đoàn trực thăng khác đáp xuống bốc Tiểu đoàn 4/2 Bộ binh (500
người) nhưng chiếc phi cơ đầu tiên bị bắn cháy ngay tại bãi đáp cho nên cuộc
bốc quân bị hoãn lại.
20191017 TCHL 13 01
Trong ngày có tổng cộng 1.388 phi vụ trực thăng võ trang, 27 phi
vụ thả bom và 11 phi vụ B.52. Tổng số bom thả trong ngày là 909 tấn.
Ngày thứ 42, ngày 21-3
-Lúc 3 giờ sáng, Tiểu đoàn 2/2 và Tiểu đoàn 4/2 Bộ binh VNCH (mỗi
tiểu đoàn 500 người) di chuyển lên một cao điểm cách Căn cứ Sophia East 2 cây
số về hướng Đông để chuẩn bị chờ trực thăng đến bốc đi. Nhưng 2 trung
đoàn CSVN thuộc Sư đoàn 2 CSVN (5.000 người) đã bao vây tấn công cao
điểm. Hai bên đánh nhau dữ dội dưới ánh hỏa châu từ Căn cứ Delta, pháo
binh từ Delta rót chung quanh vị trí của 2 tiểu đoàn Bộ binh.
-Đến sáng trực thăng võ trang đến nơi tấn công quân CSVN.
Buổi trưa quân CSVN rút lui, để lại chiến trường 245 xác, 52 súng B.40 và B.41,
7 súng cối 61 ly, 7 súng đại liên, 5 súng cối 82 ly, 8 súng fun lửa, 9 súng đại
liên phòng không 12ly7 và 65 AK.47. Phía Bộ binh VNCH có 37 chết, 58 bị
thương và 15 mất tích.
-Buổi chiều, trực thăng bốc hai tiểu đoàn Bộ binh về Căn cứ khe
Sanh
20191017 TCHL 13 02
-Bộ chỉ huy Lữ đoàn 1 Dù và Tiểu đoàn 5 Dù (550 người) cùng với
lực lượng Thiết kỵ rời Căn cứ hỏa lực Alpha để về đến gần Cứ điểm Bravo, cách
biên giới 5 cây số về hướng Tây.
20191017 TCHL 13 03
-Khu vực hành quân chỉ còn lại 2 Lữ đoàn TQLC.
-Đêm 21, Trung đoàn 29 và Trung đoàn 803 CSVN thuộc Sư đoàn 324
B/CSVN áp sát Căn cứ Delta. Đồng thời pháo kích vào Căn cứ, kể cả pháo
trực xạ của xe tăng.
20191017 TCHL 13 04
-Cũng đêm 21, Lữ đoàn 1 Thiết kỵ cùng với Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn
8 Dù (mỗi tiểu đoàn 550 người) trên đường di chuyển về biên giới đã rời Quốc lộ
9 băng rừng đi về hướng Tây Nam, vượt qua sông Tchepone để vào biên giới.
Đoàn quân đã vào được biên giới vào trưa hôm sau.
Trong ngày 21-3 có tất cả 788 phi vụ trực thăng võ trang, 157 phi
vụ thả bom và 11 phi vụ B.52. Tổng số bom thả trong ngày là 921 tấn
Ngày thứ 43, ngày 22-3
-Buổi sáng, phi cơ quan sát phát hiện khoảng 20 xe tăng CSVN di
chuyển trên Quốc lộ 9, cách biên giới 9 cây số, phi cơ phản lực tấn công đoàn
tăng, bắn cháy chiếc đầu tiên; súng phòng không của CSVN bắn hạ 1 phi cơ
phản lực F.100, viên phi công không nhảy dù ra kịp. Thêm một phi tuần phản lực
khác đến nơi, 2 chiếc tăng nữa bị bắn cháy, sau khi đoàn phi cơ rời vùng thì
pháo binh 175 ly của quân đội HK đã nã tiếp vào vị trí của đoàn Tăng.
20191017 TCHL 13 05
-Buổi sáng, 13 phi vụ thả bom đã thả xung quanh căn cứ
Delta. Một phi vụ B.52 đã chệch hướng rơi
vào khu vực hai bên đang còn đánh nhau. Kết quả phía TQLC có 85 chết, 238
bị thương và 100 súng bị hủy hoại. Phía CSVN có 600 chết, 5 bị bắt và 200
súng bị tịch thu.
20191017 TCHL 13 06
*** Bình luận bổ túc:
Trong tài liệu nầy cho biết là có sự lầm
lẩn về tọa độ khi B.52 đánh bomb lầm vào TQLC VNCH! Thế nhưng những
tài liệu đã được tòa Bạch Ốc giải mật gần đây cho thấy có điều gì
đó không ổn về sự nhầm lẩn tọa độ nầy. Chúng tôi sẽ trình bày
những phần đáng lưu ý trong tài liệu đã được bạch hóa. Trong trận
đánh bomb lầm nầy đã làm cho đơn vị TQLC bị tê liệt và mất đi khả
năng chiến đấu của một tiểu đoàn TQLC, 85 tử thương và 238 thương binh!
Trong cuộc chiến miền Nam tự vệ, quân số của các đơn vị nhất là các
đơn vị chủ lực luôn luôn ở vào tình trạng những đơn vị trừ, tức là
thiếu quân số vì hành quân liên miên nên quân số luôn thiếu hụt mà
chúng tôi gọi là đơn vị trừ. Tức là cấp số không đủ và quân miền
Nam đã phải chiến đấu trong tình trạng ấy suốt chiều dài cuộc
chiến.
***
-Buổi trưa, 7 trực thăng đáp xuống Căn cứ Delta để thả đồ tiếp tế
và bốc thương binh, nhưng sau đó đoàn trực thăng không trở lại nữa bởi vì các
phi công bị ám ảnh do trong ngày có 8 trực thăng bị bắn rơi tại Căn cứ Delta.
-Buổi chiều, 10 xe tăng có trang bị súng phun lửa và bộ binh CSVN
tấn công Căn cứ Delta, quân TQLC/VNCH bắn cháy 2 xe tăng đầu tiên bằng súng
chống tăng hạng nhẹ (?), chiếc tăng thứ 3 bị trúng mìn, và 4 chiếc khác trúng
bom của phi cơ. Các xe tăng còn lại vẫn tiếp tục tấn công.
-Bộ chỉ huy Lữ đoàn 147 TQLC/VNCH cùng với Tiểu đoàn 7 TQLC buộc
phải rút khỏi Delta. Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 4 TQLC từ bên ngoài Căn cứ
đánh thọc sau lưng quân CSVN để tháo vòng vây cho BCH Lữ đoàn thoát ra.
Tất cả vừa đánh vừa rút về Căn cứ hỏa lực Hotel, cách 5 cây số về hướng Đông
Bắc. Căn cứ Hotel nằm ngay biên giới Lào Việt.
-Trong đêm đoàn quân di tản đụng độ với một toán phục kích của
CSVN không rõ quân số nhưng sau đó quân TQLC đã đánh bạt toán phục kích và tiếp
tục di chuyển.
20191017 13 07
-Chi đoàn 11 Thiết kỵ và Tiểu đoàn 8 Dù VNCH bị tấn công gần Căn
cứ Bravo. Có gần 100 bị thương, 4 xe tăng M.41 và 13 thiết vận xa M.113
bị hủy hoại.
20191017 13 08
Ngày thứ 44, ngày 23-3
-Buổi sáng, Lữ đoàn 1 Thiết kỵ và các tiểu
đoàn Dù về đến biên giới. Suốt trận đánh, quân Thiết
kỵ đã bị thiệt hại 98 chiến xa, trong đó có 22 xe tăng M.41 và 54 thiết vận xa
M.113.
-Buổi sáng, BCH Lữ đoàn 258 TQLC/VNCH cùng
với các tiểu đoàn 2,4 và 7 TQLC về đến Căn cứ Hotel với 230 người bị thương và
37 mất tích.
-Buổi chiều, các chiến xa VNCH cuối cùng về đến biên giới cùng với
các đơn vị cuối cùng của binh chủng Dù.
-Buổi chiều tối, BCH Lữ đoàn 147/TQLC và 3 tiểu đoàn trực thuộc
tại Căn cứ Delta được trực thăng bốc về Căn cứ Khe Sanh.
20191017 TCHL 13 09
Tại Washington, ngày 23-3, tức là ngày 24-3 tại
Việt Nam; Cuộn băng ghi âm tại Tòa Bạch Ốc được giải mật cho thấy
Kissinger nói với Nixon:
“Tôi nghĩ cuộc hành quân này là một thành quả quan trọng, dù với
nhiều hư hỏng [Trong vấn đề chỉ huy và điều khiển hành quân]”, “Tôi muốn nói
thẳng với Tổng thống là… chính người của chúng ta đã làm chúng ta thất vọng chứ
không phải (quân đội) VNCH”,
“Trời ơi, Abrams đi thăm gia đình bên Thái Lan hàng tuần trong
khi chúng ta đặt tất cả vào chuyện này [cuộc hành quân đánh qua Lào].. Rồi bây giờ Abrams bắt đầu uống
rượu từ giữa trưa. Tôi nghĩ rất kỹ, chúng ta có nên quyết định phải thay
ông ta hay không?” (Do Nguyễn Kỳ Phong dịch và trích đăng trong tác phẩm Vũng
Lầy Của Bạch Ốc, trang 448).
Hồi ký của Tướng Haig, phụ tá của Kissinger cho biết:
“Nixon gọi ông vào phòng, không giải thích gì, ra lệnh cho ông
‘về nhà chuẩn bị hành lý rồi lên máy bay chuyến sớm nhất qua Sài Gòn’, để thay
Abrams làm Tư lệnh MACV. Nhưng Haig dùng lời lẽ hợp lý để làm dịu cơn
giận của Nixon. Ngày hôm sau Nixon ra lệnh cho Haig bay qua Sài Gòn để
duyệt xét tình hình cuộc hành quân ở Hạ Lào” (Nguyễn Kỳ Phong, Vũng Lầy Của
Bạch Ốc, trang 448).
Ngày thứ 45, ngày 24-3
-BCH Lữ đoàn 258 TQLC/VNCH tại Căn cứ Hotel được trực thăng của
Hải quân HK từ ngoài hạm đội bay vào bốc về Căn cứ Khe Sanh cùng với 6 khẩu đại
bác 105 ly và 4 khẩu đại bác 155 ly. Cuộc bốc quân này không được thông báo cho
người chỉ huy cuộc hành quân là Tướng Hoàng Xuân Lãm biết. (Do có sự hục hặc
trước đó giữa Tướng Lãm và Tướng Lê Nguyên Khang, Tư lệnh Sư đoàn TQLC).
20191017 TCHL 13 10
*Chú giải: Tướng
chỉ huy và lệnh hành quân
Có sự trở ngại về chỉ huy hành quân mà trước đó không ai để ý, đó
là Tướng Tư lệnh Sư đoàn Dù Dư Quốc Đống và Tướng Tư lệnh Sư đoàn TQLC Lê
Nguyên Khang coi thường Tướng Lãm vì không phục.
Riêng Tướng Khang cho rằng Tướng Lãm là người của Tướng Thiệu, do
phe đảng mà được làm Tư lệnh Quân đoàn chứ không có thực tài. Trong cuộc
chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống năm 1967 thì Tướng Lãm tích cực ủng hộ Tướng
Thiệu trong khi Tướng Khang là bạn thân của Tướng Kỳ (Cùng khóa 1 Nam Định) nên
ủng hộ Tướng Kỳ.
Thực ra, năm 1966, sau vụ biến loạn Miền Trung khiến cho các ông
tướng Tư lệnh vùng Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Văn Chuân, Tôn Thất Đính, Huỳnh Văn
Cao lần lượt bị bay chức, các tướng Nguyễn Hữu Có, Phạm Xuân Chiểu, Phan Xuân
Nhuận bị kỷ luật. Vì vậy tại Miền Trung lúc đó chỉ còn duy nhất Tướng
Hoàng Xuân Lãm đang làm Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh cho nên ông được đề cử làm Tư
lệnh Vùng 1.
Vả lại Tướng Lãm là người sinh trưởng tại Huế, lại là đảng viên
của đảng Đại Việt, thân phụ của ông là cán bộ cao cấp của đảng Đại Việt tại
Miền Trung cho nên hậu thuẩn chính trị của Tướng Lãm có thể bù lại cho những
bất ổn chính trị tại Miền Trung sau cuộc biến động. Sự lựa chọn Tướng Lãm
làm Tư lệnh Vùng 1 thời đó là ngẫu nhiên và duy nhất chứ không còn ai khác.
*Diễn tiến hành quân trên đây được viết theo sách “Lam Son 719”
của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh. Những chi tiết trong sách do Tướng Hinh căn cứ theo “nhật
ký hành quân” của MACV còn lưu lại tại Ngũ Giác Đài.
BÙI ANH TRINH
20191017 TCHL 13 11
Sophia2 East TD3&4 Trd2 SD1BB aka LZ Sophia East.
1st ARVN, Lam Son 719, Laos.
16°36'13.23"N 106°24'0.50"E
TD2&4 Trd2 SD1BB Airlift
16°34'59.58"N 106°24'10.98"E
LZ/FSB Sophia West Hill 691
16°38'53.63"N 106°15'29.16"E
Alpha FB LD1&TD5 ND
16°37'16.17"N 106°29'43.43"E
Trd24&804 SD324B CSBV vây CCHL Delta
16°33'2.57"N 106°32'22.30"E
Tank CSBV
16°37'13.17"N 106°30'18.23"E
Trd24&804 SD324B CSBV vây CCHL Delta LD
147&TD7 TQLC
16°33'2.57"N 106°32'22.30"E
*** Tài liệu bổ túc:
Trang 20/540 trong tài liệu
dưới đây cho thấy Hoa Kỳ đã quyết định rút quân từ năm 1971. Đây là
cuộc hành quân cuối củng có sự yển trợ của quân lục Hoa Kỳ.
4 January 1971, Admiral Moorer formally asked
Secretary Laird to approve the Laotian operation. He stressed that, since US
troop strength and air assets would decrease, “this may be the last opportunity
available to the RVNAF for a cross-border, dry season operation” into the
Tchepone logistics hub.
Hành quân Lam Sơn 719 đã bị tiết lộ từ ngày
nầy 18 tháng Giêng năm 1971 sau khi đại sứ McMurtrie Godley của Hoa Kỳ
tại Lào đã tiết lộ cuộc hành quân Lam Sơn 719 với thủ tướng Souvanna
của Lào.
“18 Jan 1971 Ambassador McMurtrie Godley told Souvanna
of the forthcoming incursion. Souvanna replied that he would have to protest
publicly and would expect the ARVN to withdraw within a week or two. Otherwise,
he feared that the Chinese would act
in north Laos.”
Điều không ngạc nhiên là khi tổng tham mưu trường
liên quân Hoa Kỳ, Admiral Thomas H. Moorer, tại tòa Bạch Ốc đã hỏi hai
tướng McCain và Abrams là liệu hành quân Lam Sơn 719 nầy quân lực VNCH
tiến hành mà không cần sự yểm trợ của không quân Hoa Kỳ! Nghiả là
Hoa Kỳ muốn phủi tay sau khi vẽ phóng đồ hành quân cho quân lục VNCH
tiến qua Lào, rồi lại tiết lộ cuộc hành quân cho thủ tướng Lào nhưng
lại không muốn không quân Hoa Kỳ yểm trợ. Như vậy việc "bỏ bomb
lầm" vào TQLC VNCH tại căn cứ Delta chẳng có gì là khó
hiểu.
26 Jan 1971 Admiral Moorer passed along some queries
to McCain and Abrams. Could the ARVN conduct its thrust without US helicopter
support?
Trang 21/540 cho thấy rỏ chính tổng thống Nixon
ra lệnh tiến hành giai đoạn I của cuộc hành quân Lam Sơn 719 và như
thế thì những giai đoạn sau sẽ không thể bị hủy bỏ hay trì hoản.
27 Jan 1971 after canvassing his advisers again,
President Nixon ordered that all actions connected with Phase I of the Laotian
operation proceed. A decision on Phase II, which Moorer told him could be
cancelled on 48 hours’ notice, was postponed.
Tiến sĩ giấy Kissinger đã nổi giận khi đề nghị
hủy cuộc hành quân sang Lào (28 Jan. 1971) của tướng Abrams hay thay thế
bằng những cuộc hành quân khác vì theo ông nó vô giá trị, vô nghĩa.
Điều đáng ngạc nhiên là đề đốc McCain lại đồng tình với tướng
Abrams. Tại sao tiến sĩ giấy Kissinger nổi giận? Mọi người có thể
hiểu được điều nầy?
28 Jan 1971 In what struck Dr. Kissinger as a petulant
response, (!?) General Abrams recommended canceling the Laotian operation and
opposed substituting ones elsewhere because they would have no more than
nuisance value. There was no point, Abrams added, in continuing preparations
for Phase I, and he intended to cancel them on 28 January. Admiral McCain
concurred. The Chairman replied that the obstacle was primarily political and
told them to resubmit views based “on military considerations alone.” Abrams
answered by giving the Laotian operation his “unqualified support”; McCain
called it “an exceptional opportunity to inflict the maximum damage against
enemy personnel, materiel, and psychological pressure.”
Ngày 04 tháng Hai năm 1971 tổng thống Nixon ra
lệnh tiến hành giai đoạn II.
Tiến sĩ giấy Kissinger: Nếu chúng ta bị đánh
"sặc máu mũi-a bloody nose", chúng ta sẽ rút lui, ngược lại
mọi chuyện êm xuôi, chúng ta tiếp tục.
Thật ra không quân Hoa Kỳ không những bị đánh
"sặc máu mũi-a bloody nose" mà còn mất mạng vì đã có mấy
chục chiếc trực thăng đã bị phòng không CSBV bắn rớt và mất cả mạng
đến nổi các phi công Hoa Kỳ phản đối lệnh đi bay và cuộc hành quân
nầy phải dậm chân một chổ mất từ 4 đến 5 ngày. Đây là lúc tướng
Hoàng Xuân Lãm phải thay đổi kế hoạch hành quân tiến về con đường
L-914 thay vì QL-9 như kế hoạch của ông tiến sĩ giấy Kissinger và
Nixon.
4 February 1971, President Nixon authorized Phase II.
“If we get a bloody nose,” Dr. Kissinger told the
WSAG, “we will get out early—on the other hand, if things go well we will
stay.”
Trang 22/540.
Nguyên do không quân Hoa Kỳ đã bị đánh "sặc
máu mũi-a bloody nose" là vì họ đã không được bộ quốc phòng Hoa
Kỳ cùng tổng tham mưu trưởng liên quân thông báo về lực lượng thực
thụ của CSBV trong vùng hành quân. Dưới đây là tài liệu do chính Hoa
Kỳ tiết lộ từ tài liệu đã được bạch hóa nầy.
5 sư đoàn bộ binh CSBV,
2 trung đoàn biệt lập,
8 trung đoàn pháo binh,
3 trung đoàn kỷ sư,
3 tiểu đoàn tank,
6 trung đoàn phòng không,
8 tiểu đoàn dân công.
Tổng cộng có ít nhất 60,000 ngàn quân CSBV trong
vùng đã được bố trí sẳn sàng cho trận chiến Hạ Lào từ cuối năm
1970 và quân lực VNCH phải đương đầu với quân chính
quy CSBV chỉ có vỏn vẹn với (20,000) hai muơi ngàn quân. Sư đoàn 1 Bộ
Binh là chủ lực nồng cốt. Những đơn vị còn lại ND, TQLC, BDQ yểm trợ
và giử an ninh bảo vệ trục tiến quân.
Điều đáng ngạc nhiên là sau những lượng giá sai
lầm của tổng tham mưu liên quân Hoa Kỳ cùng tổng thống Nixon với ông
cố vấn tiến sĩ giấy Kissinger đã khiến cho hằng trăm binh sĩ Hoa Kỳ
trên những chiến trực thăng bị bắn rơi mất mạng trong chiến dịch Hạ
Lào nầy đã không có một ai bị ra tòa án quân sự, bị quốc hội điều tra hay chất vấn.
Nhất là ông tiến sĩ giấy Kissinger. Ngược lại còn được khen tặng
giải Nobel Hòa Bình!
8 Feb 1971 In fact, the ARVN had run into a superior
North Vietnamese force fighting on a battlefield that the enemy had carefully
prepared. Since the Cambodian incursions, the Politburo in Hanoi had
anticipated additional cross-border offensives during the
1970–1971 Laotian dry season. The North Vietnamese
leaders viewed the LAM SON 719 area, which they called the “Route 9-Southern
Laos Area,” as a likely theater for such attacks. Accordingly, in midsummer
1970, the People’s Army of Vietnam (PAVN)
General Staff began drawing up combat plans, deploying
forces, and directing preparation of the battlefield. The enemy secretly
shifted a main force division from Quang Nam Province in South Vietnam to the
Route 9 front and established a provisional
corps headquarters to control that division and
several from North Vietnam in largescale conventional combat. As the troops
assembled, Group 559, the command that operated, maintained, and defended the
Ho Chi Minh Trail, prepared its own units for
combat, constructed fortifications, built additional
roads for truck movement of supplies, and set up depots and a medical
evacuation network. By 8 February 1971, when the ARVN crossed the Laotian
border, the North Vietnamese, by their own account, had massed some 60,000
troops in the Route 9-Southern Laos front.
They included:
(5) five main force divisions,
(2) two separate regiments,
(8) eight artillery regiments,
(3) three engineer regiments,
(3) three tank battalions,
(6) six anti-aircraft regiments
(8) eight sapper battalions plus logistic and
transportation units—according to North Vietnamese historians “our army’s
greatest concentration of combined-arms forces . . . up to that point.” In and
within easy reach of the operational area, Group 559 had accumulated supplies
sufficient to support the force in combat for as long as four or five months.
No comments:
Post a Comment