20191012 TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971 11
TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971, (11) VÀO TCHEPONE “ĐÁI MỘT BÃI”
TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971, (11) VÀO TCHEPONE
“ĐÁI MỘT BÃI”
*(Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam của Bùi
Anh Trinh)
Giai đoạn chiếm Tchepone: “Vào Tchepone đái một bãi xong rồi
rút ra”
Ngày thứ 28, ngày 7-3
-Sáng sớm, CSVN pháo kích vào Căn cứ Lolo ở phía
Nam Tchepone, có 3 lính Trung đoàn 1 Bộ binh chết và 17 bị thương.
20191012 TCHL 11 01
-Đại đội trinh sát Trung đoàn 2 BB VNCH tìm thấy
102 xác CSVN trong khu vực B.52 thả bom ngày hôm qua, thu 5 đại liên phòng
không 12ly7, và 1 đại bác phòng không 37 ly.
-Tiểu đoàn 3/2 BB/VNCH tiến về khu vực phía Nam
Căn cứ Hope tìm thấy 32 xác bị chết do B.52, cùng với 1.000 tấn gạo và
2.000 mặt nạ ngừa hơi độc.
-Tiểu đoàn 2/2 BB/VNCH tìm thấy gần 100 xác chết
trong khu vực thả bom của B.52 với những vũ khí đã bị gẫy vụn.
20191012 TCHL 11 02
-Đại đội Hắc Báo (đại đội trinh sát) của Sư đoàn
1 BB/VNCH được đổ xuống một địa điểm cách Căn cứ A Lưới 5 cây số về hướng Đông
Nam để cứu hộ một phi hành đoàn trực thăng bị rơi tại đây vào 2 ngày
trước. Đại đội gặp được toàn bộ phi hành đoàn nhưng cùng lúc đó quân CSVN
kéo tới. Đại đội Hắc Báo chống trả dưới sự yểm trợ pháo binh của Căn cứ A
Lưới cho đến khi phi cơ can thiệp.
Kết quả đại đội và phi hành đoàn chỉ có vài
người bị thương, trong khi giết được 60 quân CSVN, thu 30 vũ khí tự động, phá
hủy 1ổ phòng không. Ngoài ra cũng tìm thấy 40 xác CSVN khác bị chết vì
bom của phi cơ.
20191012 TCHL 11 03
-Tiểu đoàn 2/2 BB/VNCH phát hiện một kho sửa
chữa vũ khí với 150 hỏa tiễn 122 ly, 43 trái đạn B.40, 17 súng đại liên, 8 súng
cối 82 ly, 57 AK.47 và 2 xe tăng. Tất cả đã bị hư hỏng.
-Tiểu đoàn 4/1 BB/VNCH hành quân tại khu vực
phía Đông Nam của Tchepone (Căn cứ Lolo), tìm thấy 112 xác CSVN, 32 súng cối, 5
đại liên phòng không 12ly7, 6 súng B.40 và 18 AK.47.
20191012 TCHL 11 04
Ngày thứ 29, ngày 8-3,
-Buổi sáng, Tiểu đoàn 2/2 và Tiểu đoàn 3/2 cùng
với BCH Trung đoàn 2 BB thuộc Sư đoàn 1 BB/VNCH tiến
vào Thị trấn Tchepone đã bỏ hoang, tìm thấy 8 súng cối 82 ly, 2
tấn gạo và vô số xác chết mà không có thì giờ để đếm. Sau khi tiếp đón phái đoàn của Tướng Phạm Văn Phú và
các phóng viên quân đội vào buổi trưa, Trung đoàn gấp rút hành quân qua khỏi
thị trấn, tiến về hướng Đông Nam.
-Qua khỏi Thị trấn, Tiểu đoàn 2/2 BB tìm thấy 52
xác chết CSVN với 3 đại liên hạng nặng, và 50 quả đạn đại bác. Tất cả bị
hư hỏng do bị phi cơ thả bom.
-Buổi chiều, tất cả các đơn vị của Trung đoàn 2
Bộ binh tập trung gần bờ phía Bắc của sông Tchepone.
-Đêm 8-3, Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 3 Bộ binh
vượt sông Tchepone, đến bờ phía Nam.
20191012 TCHL 11 05
Diễn tiến giai đoạn rút quân
Ngày thứ 30, ngày 9-3
-Lúc 9 giờ sáng, Trung đoàn 2 Bộ binh từ
Tchepone về đến căn cứ Sophia.
-Buổi trưa, toán thám sát của Trung đoàn 1
BB/VNCH phát hiện một đoàn xe tăng của CSVN cách Tchepone 10 cây số vế hướng
Tây Nam. Pháo binh VNCH bắn hủy 5 chiếc (Bằng đạn chạm nổ của súng 155 ly).
-Buổi trưa, Tướng Hoàng Xuân Lãm bay vào Sài Gòn
gặp Tướng Nguyển Văn Thiệu và Tướng Cao Văn Viên để trình bày diễn tiến hành
quân vừa qua và sau đó trình bày về kế hoạch rút quân sau
khi mục đích của cuộc hành quân là chiếm Tchepone đã hoàn tất.
-Buổi chiều, lực lượng TQLC/VNCH lục soát khu
vực phía Đông Nam căn cứ Delta, phát hiện kho vũ khí với 5.000 trái hỏa tiễn
địa địa (122 ly và 107 ly) cùng với nhiều khí cụ khác, tất cả đã bị bom B.52
hủy diệt.
20191012 TCHL 11 06
*Chú giải: Lệnh hành quân “Đái một bãi” của Tướng Thiệu.
Trung tướng James B.Vaught, cựu Cố vấn Sư đoàn
Dù đã viết lại ý kiến của ông về lệnh rút quân tại Hạ Lào :
“Thế nhưng ở trên kia, bất ngờ họ ra lệnh kết thúc cuộc hành quân
Lam Sơn 719 chỉ vì nó không đem lại kết quả như họ đã tính. Cuộc hành quân
này được mở ra không ngoài mục đích nhảy vào Hạ Lào, cắt ngang con đường HCM
một cái rồi kéo về!
Theo ý kiến cá nhân tôi thì đáng lẽ quân ta phải đánh vào
đó, phá huỷ đường HCM rồi ở lại! Giá như cuộc hành quân tổng hợp được bàn
định kỹ lưỡng cẩn thận ngay từ đầu thì điều đó là khả năng hoàn toàn
có thể thực hiện. Đáng tiếc là tất cả những đơn vị khác đều được lệnh rút
về. Nhảy Dù cũng phải về và thi hành xuất sắc nhiệm vụ đoạn hậu, SĐ chúng
tôi về trong tình thế tuơng đối bảo toàn” (Bản dịch của MX.520).
Thuở đó Đại tá James Vaught được chỉ định thay
thế cho Đại tá William Pence sau khi Tiểu đoàn 2 Dù tự di tản khỏi Căn cứ
30. Vì không nắm được tình hình của giai đoạn đầu của cuộc hành quân cũng
như không biết được những tính toán của các vị chỉ huy trên cao cho nên mãi cho
tới sau này ông vẫn còn ngạc nhiên về lệnh rút lui.
Ông không biết rằng sự thực lực lượng địch là 5
sư đoàn Bộ binh, 2 trung đoàn Bộ binh biệt lập, 8 trung đoàn Pháo binh, 3 trung
đoàn Công binh, 6 trung đoàn Phòng không, 8 tiểu đoàn Đặc công và 3 tiểu đoàn
Tăng. Tổng cộng 60.000 người (Lịch sử Quân đội Nhân dân, Quyển 2, trang
374).
Tài liệu “Lam Son 719” của Tướng Nguyễn Duy Hinh
cho biết cuộc hành quân lục soát tại Tchepone và khu vực chung quanh được dự trù là 2 tháng nhưng mới có 2 ngày thì đã tính tới chuyện rút
quân, trong khi cuộc hành quân đang trên đà thành công chưa
từng thấy.
Để giải thích cho quyết định này của các cấp
lãnh đạo quân đội VNCH, Tướng Hinh đã giải thích nguyên do vì (1) Thời tiết vào
mùa mưa bất lợi cho việc chuyển quân, tiếp tế, và yểm trợ hỏa lực bằng phi cơ.
(2) Địch quân đã tăng cường quân số mỗi ngày một mạnh hơn. (3) Súng phòng không
của địch mỗi ngày một nhiều hơn cho nên lượng trực thăng tiếp tế cũng như tản
thương không đủ bảo đảm cho nhu cầu của chiến trường.
Tuy nhiên đây chỉ là cách giải thích của Tướng
Hinh khi ông viết tài liệu cho Ngũ Giác Đài. Còn trong thực tế thì cựu
Tổng thống Thiệu đã tiết lộ cho Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng vào năm 1985:
“Nếu như Thiệu đã chậm chạp trong quyết định đổ thêm quân, thì ông
rất mau lẹ đã nhận ra được rằng ông đã bị sa bẫy. Ông ra lệnh cho Tướng
Hoàng Xuân Lãm, vị chỉ huy cuộc hành quân, tiến chiếm Tchepone nhưng không cố
thủ ở đó vì ông sợ một vụ Điện Biên Phủ thứ hai: Lực lượng của mình bị cầm chân
tại một tiền đồn bất khả bảo vệ và không có đường tiếp tế, ông đã ra lệnh cho
Tướng Lãm: “Anh vô đó đái một bãi rồi ra ngay cho tôi”(Nguyễn Tiến Hưng,
Bí Mật Dinh Độc Lập, trang 75).
Tổng thống Thiệu đã ra lệnh cho Tướng Lãm vào
trưa ngày 28 -2, sau khi Nghị sĩ Trần Văn Hương họp báo tố cáo Không quân Hoa
kỳ thiếu trách nhiệm. Nghĩa là lúc ra lệnh Tướng Thiệu đã biết được
chuyện Không quân Mỹ không thể yểm trợ cho chiến trường theo như đã phân công
với nhau từ trước.
Trong khi gần nửa tháng trước đó, vào ngày
15-2-1971, Tướng Abrams được biết quân số của CSVN tại Hạ Lào là 5 sư đoàn bộ
binh, chưa kể các sư đoàn pháo binh, sư đoàn phòng không và sư đoàn công binh;
nhưng ông không thông báo cho Tướng Thiệu biết chuyện này. Nếu biết thì
Tướng Thiệu đã cho rút quân ngay từ đầu chứ không vào Tchepone “đái một bãi”.
Chính vì biết địch, biết
ta mà Tướng Thiệu đã ra lệnh cho Bộ binh VNCH vào Tchepone cho có, rồi ra
ngay. Ông thừa biết kế hoạch hành quân là từ Washington cho nên Abrams
cũng không dám thay đổi lệnh hành quân mặc dầu biết rõ lợi thế của địch và thất
thế của ta.
Vậy thì cả phía quân đội VNCH lẫn phía quân
đội Mỹ chỉ còn một cách là thi hành đúng đắn lệnh hành quân. Tuy nhiên
trong lệnh hành quân (của Nixon và Kissinger) có một chỗ sơ hở là thời gian lưu
lại Tchepone là do quân đội VNCH ấn định. Do đó Tổng tư lệnh quân đội
VNCH đã quyết định lưu lại Tchepone trong 12 tiếng.
Tướng Abrams biết đây là cách giải quyết tuyệt vời của Tướng Thiệu
nhưng ông giả lơ vì nhờ đó mà ông đã thoát khỏi một tình trạng vô cùng khó xử. *(Xin
đọc những hồi cuối sẽ rõ).
Cũng vì Tướng Abrams không thông báo về kế hoạch
chủ động rút quân của Tướng Thiệu trong khi báo chí Mỹ đang còn đưa tin như là
trận Điện Biên Phủ đang sắp mở màn… Cho nên 13 ngày sau Nixon và Kissinger đã
bật ngữa khi được báo cáo là quân đội VNCH đã rút quân về tới biên giới.
Hồi ký của Tướng Alexander Haig và băng ghi âm của Tòa Bạch Ốc
được giải mã cho thấy vào lúc đó nội bộ Washington vô cùng rối ren khi biết
Thiệu đã cho lệnh rút quân về. Đến nỗi Nixon nổi cơn lôi đình đòi cách
chức Tướng Abrams trong khi trận chiến đang còn tiếp diễn.
Có như vậy mới thấy lệnh “đái một bãi” của Tướng
Thiệu là rất sáng suốt. Nếu để chậm thêm cỡ 1 tuần thì 5 sư đoàn bộ binh
CSVN ập đến thì hết đường về.
BÙI ANH TRINH
20191012 TCHL 11 07
Lolo TD1&2 Trd1 SD1BB FB
16°36'56.57"N 106°20'17.60"E
Liz TD4 Trd1 SD1BB LZ
16°38'10.81"N 106°17'3.35"E
Sophia TD4&5 Trd 2 SD1BB FB
16°38'53.63"N 106°15'29.16"E
Hope2 TD2&3 BTMTrd2 SD1BB LZ
16°43'49.58"N
106°15'27.62"E
DDHBSD1BB
16°36'2.18"N 106°27'50.73"E
*** Bình luận bổ túc.
Trong thập niên 1960's, mưa nhân tạo đã được Do
Thái nghiên cứu và những chứng minh cho thấy có thể tạo thành mưa
nhân tạo bằng cách đốt muối chì hay muối bạc
trên một đám mây để có thể tạo thành mưa (với những cơn mưa dai dẳng
hơn, dài hơn, lâu hơn).
Khi làm được mưa nhân tạo nầy Hoa Kỳ có thể
phá hủy những vận chuyển tiếp tế trên đường mòn Hồ Chí Minh. Tuy
nhiên nó còn là một có một phản công dụng khác mà chúng ta đã thấy
trong chiến tranh Việt Nam. Đó là làm chậm chạp, trì trệ trong những
cuộc hành quân hay tiếp tế cho quân lực VNCH. Tạo thêm lợi thế cho CSBV
chi viện thêm quân vào chiến trường. Chúng ta sẽ thấy những trở ngại
từ những cơn mưa bất thường nầy trong những hồi ký cúa các cựu quân
nhân VNCH về những trận chiến gay go trong thế kỷ trước.
Hảy thử tường tượng nếu quân VNCH chiếm
Tchépone và đóng lại đó trong vòng 1 tuần lễ mà không có không quân
tiếp tế đạn dược, thuốc men hay tải thương cùng lúc đường về QL-9 bị
quân CSBV khóa chặt cùng với những trận mưa lũ nhân tạo ngày đêm đổ
xuống vùng Hạ Lào thì quân VNCH sẽ không còn đường triệt thoái. Miền
Nam sẽ lọt vào tay CSBV từ năm 1971 chứ không kéo dài đến ngày 30
tháng tư 1975. Đây là lý do tại sao cả Nixon lẩn Kissinger đều tức
giận.
With Operation Popeye, March 20 1967, the U.S.
government made weather an instrument of war
By Eleanor Cummins. March 20, 2018
20191012 Popeye 01
20191012 Popeye 02
20191012 Popeye 03
20191012 Popeye 04
The Secret Weather Manipulation Program of the Vietnam
War
Weather Modification in North Vietnam and Laos
Washington, January 13, 1967. Weather Modification in
North Vietnam and Laos (Project Popeye)
No comments:
Post a Comment