Saturday, October 19, 2019

20191019 TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971 15


20191019 TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971 15 

Nhân cách của một tướng VNCH:
"Trong 2 ngày cuối của cuộc hành quân Tướng Lê Nguyên Khang có mặt tại Quảng Trị, có một cuộc cải vã to tiếng giữa Tướng Khang và Đại tá cố vấn Mỹ ngay sau vụ B.52 thả bom vào Tiểu đoàn 4 TQLC/VNCH. 
Các sĩ quan trong trung tâm hành quân nghe được câu nói của Tướng Khang:
“50 ngàn quân của họ là người Việt Nam, 15 ngàn quân của chúng tôi cũng là người Việt Nam, tôi là người Việt Nam, tôi không thể làm như vậy được” (Theo lời kể của Thiếu úy Tô Đình Hiền, sĩ quan trực Trung tâm hành quân của TQLC tại Căn cứ Khe Sanh)."
Xem trang 27/540-33/540
Xem trang 31/540
“What has dramatically demoralized many of the South Vietnamese troops is the large number of their own wounded who were left behind, begging for their friends to shoot them or to leave hand grenades so they could commit suicide before the North Vietnamese or the B–52s killed them.- "Điều đã làm mất tinh thần rất nhiều trong quân đội miền Nam Việt Nam là số lượng lớn chiến hửu bị thương của họ bị bỏ lại, cầu xin bạn bè của họ bắn họ hoặc để lại lựu đạn để họ có thể tự sát trước khi Bắc Việt hoặc B-52 giết họ.”
Xem trang 33/540
“..they should have moved a leader like General Tri with military experience in multi-division cross-border operations up to Military Region 1 to conduct it.” Họ vẩn chưa biết tướng Đổ Cao Trí (aggressive Lieutenant General) đã bị thủ tiêu trước khi nhận nhiệm vụ mới tại vùng I?
Xem trang 27/540
“As to the Chup operation, where Lieutenant General Nguyen Van Minh had taken command after the aggressive Lieutenant General Do Cao Tri died in a helicopter crash”

TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971, (15) CHÌA KHÒA GIẢI MÃ: B.52 HỦY DIỆT TOÀN BỘ

TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971, (15) CHÌA KHÒA GIẢI MÃ: B.52 HỦY DIỆT TOÀN BỘ
*(Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh)
Chìa khóa để giải mã những điều tưởng chừng như vô lý đã xuất hiện trong ngày 22-3, ngày gần cuối của cuộc chiến, khi mà một phi vụ B.52 đã thả bom vào một vị trí có cả địch lẫn ta khiến cho Tiểu đoàn 4 TQLC/VNCH có 85 chết, 238 bị thương và 100 súng cá nhân bị hủy hoại.  Sự kiện này để lộ ra công thức:  Một khi có bằng chứng quân địch tập trung áp đảo quân ta thì dùng B.52 hủy diệt cả địch lẫn ta để giải quyết chiến trường. 
Tự nhiên những khó hiểu đã trở thành dễ hiểu:
(1) Không cần kiểm chứng tin tình báo:
Thảo một lệnh hành quân mà không kiểm chứng tin tình báo, bởi vì chỉ cốt nhữ cho Hà Nội đưa thêm quân vào cho B.52 tiêu diệt chứ không cần biết lực lượng địch tại chỗ nhiều hay ít.
Ý đồ của Nixon và Kissinger là dùng quân VNCH tái dựng một Điện Biên Phủ thứ hai tại Tchepone.  Và một khi quân CSVN tập trung bao vậy Tchepnone thì Mỹ sẽ giải quyết chiến trường giống hệt như kế hoạch giải cứu Điện Biên Phủ mà Ngũ Giác Đài đã dự trù thực hiện vào năm 1954:
Ngày 20-3-1954, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp là Thống tướng Ely đã bay sang Hoa Thịnh Đốn cầu viện đồng minh.  … các sĩ quan trong Ngũ Giác Đài soạn thảo cụ thể một kế hoạch tiếp viện cho Điện Biên Phủ, đặt tên là “Kế hoạch Vulture”. 
Theo kế hoạch này thì sẽ cứu nguy Điện Biên Phủ theo công thức “Không quân Hoa Kỳ với quân Nhảy dù Pháp”.  Con số phi cơ Mỹ sẽ tham chiến tại Điện Biên Phủ sẽ là 98 oanh tạc cơ và 450 chiến đấu cơ từ Nhật và Phi Luật Tân”. (Trích sách “Bối Cảnh Lịch Sử Chính Trị Việt Nam” của Bùi Anh Trinh, do Làng Văn phát hành, tập thượng, trang 755).
Thời đó Mỹ chưa có oanh tạc cơ B.52 nhưng có oanh tạc cơ B.29 là loại phóng pháo cơ khổng lồ, tiền thân của B.52.  Với lực lượng 548 máy bay của Mỹ thì Điện Biên Phủ sẽ bị san thành bình địa, và 5 sư đoàn quân CSVN sẽ không còn một người nào sống sót.
Giờ đây nếu kịch bản Điện Biên Phủ tái diễn thì B.52 sẽ san Tchepnone thành bình địa.  Lúc đó 60.000 quân CSVN lẫn 20.000 quân VNCH đều không còn ai sống sót.  Và một khi cái bẫy B.52 đã sập xuống thì đương nhiên chiến tranh Việt Nam kết thúc vì Hà Nội không còn khả năng theo đuổi chiến tranh.
Hơn nữa, đến lúc đó thì Mỹ có quyền tấn công Hà Nội mà thế giới không thể phản đối bởi vì Hà Nội đã đặt ống dẫn dầu trên đất Lào, công khai xua quân và xe tăng sang sang Lào…!  Lâu nay Hà Nội luôn luôn chối bỏ cáo buộc rằng họ có đưa quân vào Nam Việt, hay Lào, hay Cam Bốt cho nên thế giới phản đối mỗi khi Mỹ cho ném bom Bắc Việt.  Giờ đây Nixon đã có lý do để tấn công Bắc Việt nhằm bảo vệ an ninh cho Miền Nam, Cam Bốt và Lào.
Và một khi chiến tranh Việt Nam kết thúc theo kiểu đó thì Nixon trở thành người hùng của nước Mỹ vì đã chuyển bên thua cuộc từ thời Johnson trở thành bên thắng cuộc.  Cả thế giới sẽ nể phục sức mạnh vô địch của Mỹ cũng như nể phục Nixon.
(2). Không nghĩ tới lực lượng địch là cấp quân đoàn:
Bởi vì kịch bản là tái dựng Điện Biên Phủ thứ hai cho nên địch kéo tới càng đông càng tốt, vấn đề là làm sao cho địch chịu kéo tới, chỉ lo địch không còn khả năng kéo tới.  Nhưng nếu như Hà Nội không còn khả năng thì Nixon có quyền cho đóng chốt tại Tchepone, tuyên bố chiến thắng, và an tâm rút hết quân Mỹ về.
(3). Không dự trù trường hợp địch tăng quân:
Nếu địch tăng quân thì Nixon tăng thêm B.52, dĩ nhiên một khi cái bẫy B.52 sập xuống thì miếng mồi nhữ là 2 sư đoàn quân VNCH tại Tchepone cũng không còn.  Bởi vậy Nixon không cần có thêm một lực lượng trừ bị nào, chỉ cần 2 sư đoàn làm mồi nhữ là đủ rồi.
(4) Không có mũi tấn công thứ hai để chia quân địch
Một khi đã tính dụ cho quân CSVN kéo tới Tchepone càng đông càng tốt mà lại đánh vào Bắc vĩ tuyến 17 thì chắc chắn quân CSVN sẽ không kéo tới Hạ Lào đã đành; mà trái lại, có thể quân CSVN từ Hạ Lào kéo về phòng thủ Bắc vĩ tuyến 17.  Lúc đó thì cái bẫy B.52 coi như thất bại.
(5). Không nghĩ tới trường hợp trực thăng tê liệt do súng cao xạ
Theo kịch bản thì miếng mồi nhữ là quân VNCH tại Tchepone mới là đối tượng chính của quân CSVN, còn trực thăng không cho tham gia chiến đấu, chỉ chở quân và tiếp tế cho nên tác giả kịch bản không tính tới chuyện bảo vệ an toàn cho trực thăng.  Tác giả cho rằng trực thăng bay trên cao và ở xa thì súng phòng không không đụng tới.  (Chứng tỏ tác giả không phải là giới quân sự).
(6), (7). Không dự trù trường hợp địch có xe tăng và pháo binh cấp sư đoàn
Không cần biết tới lực lượng xe tăng và pháo binh của địch vì đã có B.52 đối phó; trái lại, nếu CSVN đem tăng, kéo pháo chui vào bẫy càng nhiều thì càng hay.
(8). Không bảo mật ý đồ hành quân:
Cố tình tiết lộ kế hoạch hành quân sớm 1 tháng rưỡi để Hà Nội có đủ thì giờ điều thêm quân càng nhiều càng tốt. Thời gian 2 tháng lưu lại Tchepone là thời gian đủ để cho Hà Nội dốc hết lực lượng vào Hạ Lào.  Và khi cái bẫy B.52 sập xuống thì Hà Nội không còn người và súng đạn để theo đuổi chiến tranh.
(9) Không cho cố vấn Mỹ hành quân:
Không cho cố vấn Mỹ hành quân bởi vì B.52 sẽ hủy diệt toàn trận địa, chỉ có người Việt chết với nhau.
(10). Hành động khó hiểu của Đại Tướng Abrams:
Tướng Abrams không muốn đích thân ra lệnh dùng bom B.52 hủy diệt cho nên ông tìm cớ tránh sang Thái Lan và sau đó giả cớ say rượu để lơ đi những quyết định quan trọng đã hẹn trước với Kissinger và Nixon.
Đặc biệt là ông không báo cáo cho Nixon và Kissinger về kế hoạch rút quân của Tướng Thiệu, chỉ báo cáo sau khi quân VNCH đã về hết tới biên giới ( ngày 23-3 ).  Trong khi Kissinger và Nixon đinh ninh quân VNCH sẽ lưu lại Tchepone trong 2 tháng để làm mồi nhữ cho quân CSVN tập trung lại như đã từng tập trung tại Điện Biên Phủ năm 1954.
(11) Câu nói khó hiểu của Tướng Cao Văn Viên:
Tướng Viên nói rằng quân của Tướng Phú về được 1 người thì có nghĩa là đoàn quân không bị B.52 hủy diệt.  Mà nếu không bị B.52 hủy diệt thì sẽ về được nhiều người, như vậy tướng Phú trở thành người hùng chiến thắng cho dù quân Sư đoàn 1 BB trở về không được bao nhiêu.
May mắn là quân của Tướng Phú chẳng những đã có người trở về mà còn trở về nguyên vẹn sư đoàn, chỉ mất Tiểu đoàn 4/1 BB.  Không phải tướng Phú tài giỏi, mà là nhờ cái lệnh “đái một bãi” của Tướng Thiệu, ông ta đã ra lệnh cho Trung đoàn 2 BB tạt qua Tcheopne, chụp một tấm hình với báo chí, xong rồi nhanh chân rút về trước khi cái bẫy với 8 sư đoàn quân CSVN sập xuống.
Nếu quân VNCH trụ lại Tchepone trong thời gian khoảng 2 tháng theo như kế hoạch của Ngũ Giác Đài thì chắc chắn quân CSVN đã khóa chặt đường về và đương nhiên Tchepone trở thành Điện Biên Phủ thứ hai, lúc đó người ta chỉ còn có một cách hay nhất là thả bom nguyên tử như người ta đã từng dự trù thả xuống Điện Biên Phủ năm 1954 hay dự trù thả xuống Khe Sanh năm 1968; hoặc tốt hơn hết là dùng bom rải thảm B.52 hủy diệt toàn trận địa.
Cuối cùng còn có một câu nói của Tướng Lê Nguyên Khang: Trong 2 ngày cuối của cuộc hành quân Tướng Lê Nguyên Khang có mặt tại Quảng Trị, có một cuộc cải vã to tiếng giữa Tướng Khang và Đại tá cố vấn Mỹ ngay sau vụ B.52 thả bom vào Tiểu đoàn 4 TQLC/VNCH.  Các sĩ quan trong trung tâm hành quân nghe được câu nói của Tướng Khang:
“50 ngàn quân của họ là người Việt Nam, 15 ngàn quân của chúng tôi cũng là người Việt Nam, tôi là người Việt Nam, tôi không thể làm như vậy được” (Theo lời kể của Thiếu úy Tô Đình Hiền, sĩ quan trực Trung tâm hành quân của TQLC tại Căn cứ Khe Sanh).
(12) Báo chí Mỹ mạt sát quân đội VNCH hèn nhát
Nếu vì không có máy bay tiếp tế mà tướng Thiệu quyết định rút quân về thì mọi chuyện hỏng cả. Cho nên CIA (USID) cho tung tin quân VNCH hèn nhát để Tướng Thiệu không thể rút lui, và cũng để kích quân VNCH vì danh dự mà phải tử chiến với quân CSVN tại Tchepone.
BÙI ANH TRINH


No comments:

Post a Comment