20191023 TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971 19
LAM SON 719: The “Moment of Truth” trang 1-17
Final Collapse Cao Van Vien
TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971,
(19) MƯU ĐỒ CỦA NIXON BỊ THIỆU PHÁ HỎNG
*(Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam của
Bùi Anh Trinh)
Bùi Anh Trinh
Mưu đồ của Nixon tại Hạ Lào
Năm 1968 Nixon đắc cử chức Tổng thống trong tình
thế Mỹ chấp nhận thua cuộc. Tổng thống Johson tuyên bố ngưng ném bom bắc Việt
vô điều kiện để xin Hà Nội đình chiến. Tuy nhiên Nixon không chấp nhận tư
thế chủ bại của Johnson, một mặt ông ta giả vờ tiếp tục con đường đàm phán,
nhưng mặt khác ông ta tìm cách chuyển thành tư thế đàm phán trong thế mạnh.
Sau khi lên làm Tổng thống chưa đầy 2 tháng,
Nixon ra lệnh lén dùng B.52 thả bom bên kia biên giới Miên để thanh toán hang ổ
của Trung ương cục Miền Nam. Chiến dịch thả bom lén không phải chỉ một
ngày hay 2 bữa, mà thực tế nó kéo dài đến 14 tháng.
Nhưng mới thả bom lén được 4 tháng thì Nixon
phát giác Sihanouk cũng lén cho Hà Nội và Bắc Kinh dùng cảng
Sihanoukville để nhập vũ khí và quân dụng cho quân Cọng sản Miền Nam. Đến
lúc này thì Nixon đã có đủ bằng cớ để tấn công Hà Nội lẫn Cam Bốt nhằm bảo vệ
Miền Nam VN bởi vì lâu nay Hà Nội cứ la làng là họ không hề can thiệp quân sự
tại Miền Nam.
Đến tháng 9 năm 1969 Nixon quyết định dùng không
lực tấn công Hà Nội và Cam bốt cùng một lúc trong một thời gian dài, cho tới
khi nào họ chịu đầu hàng mới thôi. Tuy nhiên toan tính này không thành do có sự
phản đối của Bộ trưởng Ngoại giao lẫn Bộ trưởng Quốc phòng vào giờ chót (Hồi ký
Mixon).
Nixon đổi sang kế hoạch hỗ trợ Lon Nol lật đổ
Sihanouk vào tháng 4 năm 1970 và xua 48.300 quân Việt – Mỹ tấn công sang Cam
Bốt, đuổi quân CSVN còn cách thủ đô Nam Vang 75 cây số…! Sự thành công dễ
dàng đã khiến Nixon tính tới chuyện rấn thêm một bước nữa là cho đánh sang Lào.
Trong khi thu thập ý kiến đánh sang Lào, có rất
nhiều chuyên gia quân sự đã đoan chắc với Nixon rằng Hà Nội sẽ mở một trận Điện
Biên Phủ thứ hai nếu quân Mỹ tiến sang Lào. Điều này khích lệ Nixon nghĩ ra một
cái bẫy: Dụ cho toàn bộ quân CSVN tập trung tới Hạ Lào
và dùng B.52 tiêu diệt.
Nếu thành công thì đương nhiên chiến tranh Việt
Nam kết thúc vì Hà Nội không còn người và vũ khí để theo đuổi chiến tranh. Lúc
đó Nixon sẽ trở thành người hùng của nước Mỹ vì đã chuyển tình thế thua cuộc
của Johnson trở thành thắng cuộc. Cả thế giới sẽ nể phục Nixon cũng như nể phục
sức mạnh của B.52.
*** Đây là một lượng giá sai lầm từ phía
Hoa Kỳ. Vì sao? Quân Trung Cộng có thể dưới dạng quân Bắc Việt tiến
vào miền Nam chiếm miền Nam mà cả thế giới không ai hay biết. Bằng
chứng cụ thể là trong trận chiến Tết Mậu Thân quân Trung Cộng đóng
tại Hà Nội lên đến trên 300, 000 quân để CSBV có đủ quân đưa vào miền
Nam tấn công vào đêm trừ tịch Tết Mậu Thân 1968. Trong trận chiến An
Lộc, Bình Long có thể có cả quân Trung Cộng dưới dạng CSBV.
Peking Says It Sent 300,000 Men to Aid Hanoi in
War with U.S.
Năm 1989, Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhận gởi
320.000 quân qua tham chiến ở Việt Nam trong năm 1965-1970.
20191023 LinhTauTrenDatHaNoi 02
***
Thực hiện kế hoạch
Năm 1970, ngày 7-11, Tướng
Abrams và đại sứ Bunker đến gặp Tổng thống Thiệu và trình bày trong 80 phút về
kế hoạch đánh sang Lào để cắt đường mòn Hồ Chí Minh. Tổng thống Thiệu
đồng ý tiến hành kế hoạch.
Năm 1971, ngày 11-1, Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Melvin Laird và Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ là Đô đốc Moorer đến
Sài Gòn để bàn với Tổng thống Thiệu về kế hoạch đánh sang Lào.
Ngày 18-1, Một buổi họp tại Tòa Bạch Ốc để quyết
định về các chi tiết hành quân, gồm có Tổng thống Nixon, Bộ trưởng Ngoại giao
Rogers, Bộ trưởng Quốc phòng Laird, Tham mưu trưởng Liên quân Moorer, Giám đốc
CIA Richard Helm, Cố vấn Kissinger và phụ tá của ông ta là Chuẩn tướng Haig.
Năm 1971, ngày 4-2, Tổng thống Nixon ra lệnh tiến
hành giai đoạn 2 của cuộc hành quân Lam Sơn 719, tức là
quân VNCH vượt biên sang Lào. Đồng thời tại Sài Gòn Tổng thống Thiệu cũng
tuyên bố cho quân VNCH vượt biên sang Lào để truy quét quân CSVN trên đất Lào.
Năm 1971, ngày thứ 9 của trận chiến, ngày 16-2. Súng phòng không của
CSVN đồng loạt khai hỏa vào các phi cơ trực thăng võ trang của Mỹ hoạt động dọc
theo sông Tchepone. Trong vòng 4 ngày đã có 32 trực thăng bị bắn rơi và 240 chiếc khác bị trúng
đạn. Các phi công Mỹ từ
chối bay vào vùng phía Bắc sông Tchepone. Điều này khiến cho toàn bộ quân
VNCH trên đất Lào không còn tiếp tế, kể cả gạo và nước uống.
Năm 1971, 19-2, Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tổng tư lệnh quân đội VNCH, bay ra
Quảng Trị. Tại Bộ chỉ huy hành quân ở Đông Hà. Tướng Hoàng Xuân Lãm
thuyết trình về tình trạng không có trực thăng tiếp vận, các phi công Mỹ từ
chối bay vào vùng Bắc sông Tchepone.
Sau khi đã rõ tình hình, Tướng Thiệu chỉ thị
Tướng Lãm nên triển khai về hướng Tây Nam, dùng đường đất 914 đi tắt đến binh
trạm 611 của CSVN ở phía Nam Tchepone (Nguyễn Duy Hinh, Lam Son 719, trang 79).
Năm 1971, ngày 24-2, phóng
viên báo chí Mỹ chực tin tại căn cứ Khe Sanh đã chụp được bức hình một người
lính VNCH đang bám càng chiếc trực thăng để thoát khỏi chiến trường. Cơ
quan quảng bá thông tin của CIA (USID) cho xé to thành tin quân VNCH
hèn nhát. *(Nhằm kích cho quân VNCH phải tử chiến).
Phản ứng rất nhanh của Tướng Thiệu
Năm 1971, ngày 28-2 Tướng Lãm đưa 2 lữ đoàn TQLC (4.000 người) đang nằm trừ
bị tại Căn cứ khe Sanh đến thay thế 2 trung đoàn Bộ binh (5.000 người) của Sư
đoàn 1 BB đang hoạt động ở phía Nam sông Tchepone. Bốc 1 trung đoàn Bộ
binh ở phía Đông Nam sông Tchepone đổ xuống chiếm giữ các cao điểm phía chính
Nam thị trấn Tchepone để hỗ trợ cho trung đoàn Bộ binh khác được đổ xuống phía
Bắc Tchepone rồi từ đó tiến vào Thị trấn Tchepone.
Ngày 8-3,
Tiểu đoàn 2/2 và Tiểu đoàn 3/2 cùng với BCH Trung đoàn 2 BB thuộc Sư đoàn 1
BB/VNCH (1.200 người) tiến vào Thị trấn Tchepone đã bỏ hoang, tìm thấy 8 súng
cối 82 ly, 2 tấn gạo và vô số xác chết mà không có thì giờ để đếm. Sau
khi tiếp đón phái đoàn của Tướng Phạm Văn Phú và các phóng viên quân đội vào
buổi trưa, Trung đoàn gấp rút hành quân qua khỏi thị trấn, tiến về hướng Đông
Nam.
Ngày 11-3, Quân VNCH tại vị trí xa nhất (Căn cứ Sophia) bắt đầu rút về.
Các nơi khác tiếp tục rút về trong những ngày kế tiếp.
Ngày 22-3, Một phi vụ B.52 đã thả bom vào khu vực hai bên đang còn đánh
nhau. Kết quả phía TQLC có 85 chết, 238 bị thương và 100 súng bị hủy
hoại. Phía CSVN có 600 chết, 5 bị bắt và 200 súng bị tịch thu.
Có một cuộc cải vã to tiếng giữa Tướng Lê Nguyên
Khang, Tư lệnh sư đoàn TQLC, và Đại tá cố vấn Mỹ ngay sau vụ B.52 thả bom
vào Tiểu đoàn 4 TQLC/VNCH. Các sĩ quan trong trung tâm hành quân nghe
được câu nói của Tướng Khang :
“50 ngàn quân của họ là người Việt Nam, 15 ngàn quân của chúng tôi
cũng là người Việt Nam; tôi là người Việt Nam, tôi không thể làm như vậy
được” (Theo lời kể của
Thiếu úy Tô Đình Hiền, sĩ quan trực Trung tâm hành quân của TQLC tại Căn
cứ Khe Sanh).
Nghĩa là người Mỹ muốn đổi mạng 15.000 quân VNCH
để lấy mạng 50.000 quân CSVN, một bài toán thực dụng vô cùng đơn giản!
BÙI ANH TRINH
Chú thích của người viết: Năm 2003 Tướng Cao Văn Viên viết trong bản dịch
quyển sách “The Final Collapse” của ông:
Trong những năm 1970 và 1971 tác giả (Tướng Viên) đã đệ đơn
xin Tổng thống Thiệu cho về hưu it nhất là 3 lần…”, “Lý do tác giả hành động
như vậy vì vào khoảng giữa 1970… Tướng Abrams cho biết…Tổng thống Thiệu có ý
định cho Trung tướng Đỗ Cao Trí thay thế tác giả…Cảm thấy mình không còn được
“sủng ái” nên đã xin về hưu (trang 255)
***
Đây là lý do khiến cho tướng Đổ Cao Trí (an
aggressive Lieutenant General Do Cao Tri- ngôn
ngữ các tướng Hoa Kỳ dùng gọi ông) bị ám sát hay còn lý do nào
khác! Trang 11 (27/540) của tài liệu The Joint Chiefs of Staff and The War
in Vietnam
1971–1973
***
Giữa năm 1970 là thời điểm quân VNCH đánh tràn
sang Miên, đuổi quân CSVN còn cách Nam Vang 75 cây số. Nhưng người chỉ
huy trận đó là Trung tướng Nguyễn Viết Thanh. Trong khi đó Tướng Viên đã
tỏ ra không có khả năng chỉ huy cấp sư đoàn trở lên.
*[Cả đời tướng Viên chưa bao giờ chỉ huy cấp sư
đoàn và chỉ đánh một trận lớn duy nhất tại Hồng Ngự vào tháng 3 năm 1964, lúc
đó ông chỉ huy 2 tiểu đoàn Dù. Nhưng đó chỉ là trận đánh dỏm do Nguyễn
Khánh dàn cảnh để thăng cấp tại mặt trận cho Đại tá Cao Văn Viên, nhằm thưởng
công cho vụ lật đổ các tướng Đôn, Xuân, Kim, Đính, Vỹ… hồi đầu tháng 2].
Và năm 1971 là trận Hạ Lào, ngay trong các ngày
đầu Tướng Viên cũng đã tỏ ra không chỉ huy nổi các tướng Lãm, Khang,
Đống. Do đó Tướng Thiệu định đưa Tướng Trí ra chỉ huy mặt trận Hạ Lào sau
khi Tướng Viên tỏ ra bất lực. Nhưng không may là Tướng Trí đã bị tử nạn
vào ngày 23-2-1971, tức là 7 ngày sau khi các pilot Mỹ từ chối bay hành quân! *(!)
Nếu ngày đó Tướng Trí chỉ huy trận Hạ Lào thì
ông sẽ cho lệnh rút quân ngay khi ông biết được quân địch tại Tchepone là 5 Sư
đoàn bộ binh (35.000 người), hoặc là khi biết các pilot Mỹ từ chối bay
tiếp tế hay tản thương….!! *[Nhưng như vậy thì không khớp với mưu đồ của
Nixon].
Thuở đó phía VNCH có tin cho rằng Tướng Abrams
ám sát Tướng Trí để bảo vệ chiếc ghế cho Tướng Viên. Nhưng điều này hoàn
toàn không đúng với tinh thần thượng võ của Tướng Abrams.
No comments:
Post a Comment