Monday, October 7, 2019

20191007 TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971 08


20191007 TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971 08

TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971, (8) TIỂU ĐOÀN 21 BĐQ RÚT LUI, CĂN CỨ 31 MỞ ĐƯỜNG MÁU

*(Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh)
Ngày thứ 15, ngày 22-2
-Bộ chỉ huy hành quân quyết định vừa thả bom vừa pháo tấp nập chung quanh cứ điểm Ranger South trong khi 13 trực thăng tản thương đáp khẩn cấp xuống Ranger South, bốc được 122 thương binh, kể cả 1 phi công Mỹ bị rơi máy bay tại khu vực gần Ranger South.
Người phi công này là Hạ sĩ Dennis Fuji, phi cơ của anh ta bị bắn rơi gần Ranger South 3 ngày trước, anh ta là người duy nhất trong phi cơ còn sống sót.  Sau khi được cứu về Ranger South, Fuji tình nguyện ở lại cứ điểm để làm người thông dịch chỉ điểm cho máy bay và pháo binh HK.  Cũng nhờ Fuji mà cứ điểm đứng vững qua nhiều cuộc tấn công của quân CSVN.  Lần này Fuji bị thương tới lần thứ hai mới chịu lên trực thăng tản thương. 
20191007 TCHL 08 01
-Số binh sĩ BĐQ thuộc Tiểu đoàn 21 và 39 còn ở lại tử thủ Ranger South là 400 người.
Ngày thứ 16, ngày 23-2
-Tiểu đoàn 2/3 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH đụng độ lớn với quân CSVN tai vùng A Ro, phía Nam sông Tchephone.  Sư đoàn 1 BB đưa quân tiếp viện, quân CSVN rút lui.
Ngày thứ 17, ngày 24-2,
-Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH xin 2 phi vụ B.52 thả bom vào nơi phát hiện có địch ngày hôm qua.  Sau đó quân Bộ binh tiến vào khu vực thả bom, đếm được 156 xác cùng với vũ khí.
-Quân Bộ binh VNCH tại căn cứ hỏa lực Hotel 2 tại khu vực A Shao rời bỏ căn cứ để theo Trung đoàn 3 Bộ binh di chuyển về hướng Tây theo như chỉ thị của tướng Nguyễn Văn Thiệu trong ngày 19-2.
-Tiểu đoàn 21 BĐQ tại Ranger South nhận được lệnh bỏ cứ điểm để di chuyển về Căn cứ 30.  Tại đây họ được trực thăng bốc về Căn cứ Phú Lộc là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Liên đoàn 1 BĐQ/ VNCH. 
20191007 TCHL 08 02
-Phóng viên báo chí Mỹ chực tin tại căn cứ Khe Sanh đã chụp được bức hình một người lính VNCH đang bám càng chiếc trực thăng để thoát khỏi chiến trường.  Cơ quan quảng bá thông tin của CIA (USID) cho xé to thành tin quân VNCH hèn nhát nên cuộc hành quân không tiến nổi.
*Chú giải :
Sau này cựu Tổng thống Thiệu đã trả lời phỏng vấn cho báo Der Spiegel của Đức:
 “Tôi chỉ cười thôi, tôi khinh bỉ hết sức.  Trong mấy chục ngàn quân, chỉ có một người làm như thế; ấy thế mà báo chí (Mỹ) buộc tội cho tất cả quân lính VNCH là nhát như thỏ đế.  Rồi lại ỉm đi cái sự thật là một số phi công trực thăng Mỹ đã thiếu tinh thần chiến đấu trong cuộc hành quân đó”. (Trả lời phỏng vấn ngày 1-2-1979. Bản dịch của Cung Thúc Tiến).
Công bình mà nói, ông Thiệu đã hơi quá đáng khi kết tội người lính đeo càng trực thăng cũng như kết tội các phi công Mỹ.  Trời đất đã sinh ra con người với cái bản năng sinh tồn có từ trong bụng mẹ.  Người lính đã hoảng hốt khi cái chết ập đến, và bằng mọi giá anh ta phải thoát khỏi cái nơi đã không có tiếp tế thức ăn và nước uống đã mấy ngày nay.
Đó là quân thù chưa ập tới, còn nếu như họ ập tới thì chết chắc.  Trong lúc hoảng hốt anh ta đã tranh nhau với mọi người lên máy bay trong khi đó người phi công tực thăng thấy rằng trọng tải của máy bay đã đủ tải cho nên anh ta cho máy bay cất cánh mà không ngờ rằng còn có người đang còn đứng dưới càng trực thăng.  Hình ảnh này có rất nhiều trong suốt cuộc chiến chứ không phải là duy nhất.  Người lính đó không có gì đáng trách một khi anh ta đã làm đúng theo bản năng của con người.
Những người phi công trực thăng Mỹ cũng vậy, họ không điên gì lao vào nơi mà họ biết là tử địa.  Họ không phải là những phi công cảm tử của phi đội Thần Phong của Nhật.  Nhưng những phi công Nhật hành động có tính toán, họ biết mạng sống của họ đổi lấy một cái gì đó to lớn hơn sinh mạng của họ rất nhiều nên họ mới quyết định lao vào cái chết.
Còn những phi công Mỹ cũng biết tính toán cho nên họ thấy chỉ có ngu mới bay vào họng súng dày đặc của địch quân mà chẳng được cái gì cả.  Con số 82 trực thăng bị bắn rơi và 618 chiếc khác bị trúng đạn cho thấy những người phi công Mỹ đã làm đúng.  Và họ có quyền làm đúng, không có một áp lực nào trên đời có thể buộc họ phải làm chuyện ngu xuẩn.
Chẳng qua là các ông ngồi ở Washington không tính tới chuyện hễ máy bay trực thăng mà gặp cao xạ 12 ly 7 thì chỉ có nước chết.  Trong khi đó CSVN có tại trận địa là 575 khẩu súng cao xạ.  Nếu tính là mỗi súng ít nhất hạ được 1 trực thăng thì tất cả số trực thăng tham chiến của quân đội Hoa Kỳ tại Hạ Lào đều bị bắn rơi.
Có một ông Tướng khác cũng có cái nhìn chuyên môn của của giới quân sự, đó là Tướng Westmoreland.  Hồi ký của ông viết:
“Vì hỏa lực phòng không của địch khá mạnh nên một vài nơi không thể tiếp tế được nên các đơn vị này phải rút lui. Rút lui trước hỏa lực mạnh của địch lúc nào cũng là công tác khó khăn nhất của một đơn vị khi lâm trận”
“Trong lúc đó, bất chấp làn mưa đạn của địch, phi đội giải cứu vẫn tiến hành công tác.  Họ trở về với những trực thăng khệnh khạng vì quá tải.  Binh sĩ VN có người phải bu càng mà về vì không đủ chỗ ngồi. 
Đối với những ai thấy rõ từ đầu tới cuối mới cảm phục lòng can đảm của các chiến sĩ và sự gan dạ của các phi công trực thăng; ngược lại với những bức hình do báo chí đăng tải, có kèm theo những lời chú thích mang tính cách mạ lỵ và bôi nhọ rằng các binh sĩ đó là hèn nhát và trốn chạy” (Bản dịch của Duy Nguyên trang 568).
Theo phân công phân nhiệm trước khi hành quân thì Không quân Mỹ có nhiệm vụ tiếp tế lương thực và đạn dược cho các cánh quân.  Nhưng một khi không có tiếp tế, ngay cả nước uống, thì người lính không còn lòng dạ nào mà chiến đấu, họ phải lo cho sinh mạng của họ trước.
Ngày thứ 18, ngày 25-2
-Lúc 11 giờ trưa, quân CSVN đồng loạt pháo kích đủ các loại súng, kể cả 130 ly, vào Căn cứ hỏa lực 31.  Do sự lầm lẫn của phi công Hoa Kỳ cho nên không có phi cơ quan sát bao vùng để hướng dẫn cho pháo binh phản pháo hay gọi phi cơ thả bom   Mãi đến 2 giờ trưa mới có phi cơ quan sát lên bao vùng.
*[Thực ra là viên phi công của phi cơ quan sát có nhiệm vụ bao vùng cho Căn cứ 31 ngày hôm đó đã trốn không vào vùng.  Chỉ có phi cơ quan sát mới gọi được máy bay thả bom, nếu không có phi cơ quan sát thì phi cơ chiến đấu không được vào vùng hành quân.  Do đó Căn cứ 31 bị xe tăng tấn công mà không có sự can thiệp kịp thời của phi cơ thả bom].
-Lúc 1 giờ trưa, đại đội Dù hoạt động bên ngoài Căn cứ 31 báo cáo xe tăng địch đang di chuyển về hướng Căn cứ.  Pháo binh tại Căn cứ 30 bắn yểm trợ cho Căn cứ 31.
-Lúc 2 giờ trưa, súng đại bác trên xe tăng của CSVN bắt đầu nả vào Căn cứ 31 và đoàn quân xe tăng cùng với Bộ binh tấn công.  Phi cơ quan sát gọi phi cơ chiến đấu vào vùng tấn công khoảng 20 xe tăng đang uy hiếp vòng rào phía Nam của Căn cứ.
-Lúc 3 giờ 20, 1 phi cơ F.4 của Hoa Kỳ bị trúng đạn và nổ tung, viên phi công nhảy dù ra được, các phi cơ chiến đấu còn lại phải ngưng yểm trợ cho Căn cứ 31, quay sang tập trung cứu hộ người phi công mới nhảy dù ra.  Trong khi đó trên vùng trời của Căn cứ chỉ có 1 trực thăng chỉ huy của Ban tham mưu Sư đoàn Dù VNCH với 1 khẩu đại liên M.60 đã bắn yểm trợ cho Căn cứ nhưng không thấm thía gì.
-Lúc 5 giờ chiều, Căn cứ hỏa lực 31 bị tràn ngập sau 40 phút cầm cự.  Một số quân Dù mở đường máu thoát ra ngoài, Bộ chỉ huy Lữ đoàn 3 Dù và Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù bị bắt.  Có tất cả 155 lính Dù bị chết và mất tích cùng với vũ khí của họ, và 6 khẩu đại bác 105 ly bị phá hủy.  Phía CSVN có khoảng 250 chết và 11 xe tăng bị bắn hạ. 
20191007 TCHL 08 03
Ngày thứ 19 ngày 26-2,
-Cánh quân phối hợp giữa Tiểu đoàn 8 Dù và Chi đoàn 17 Thiết kỵ hoạt động tại vùng phía Bắc Căn cứ A Lưới đã đụng 3 trận lớn với quân CSVN vào ngày 25-2, 27-2 và đêm 1-3.  Tổng cộng quân VNCH có 27 chết, 186 bị thương, 1 mất tích. Và 3 xe tăng M.41 cùng với 25 thiết vận xa M.113 bị bắn cháy. 
20191007 TCHL 08 04
Phía CSVN có 1.130 chết, 2 bị bắt, thu 300 vũ khí các loại.  Và 6 xe tăng T.54, 17 xe tăng PT.76, 2 xe vận tải Molotova bị bắn cháy.  Theo lời khai của 2 tù binh thì họ thuộc Trung đoàn 24 và Trung đoàn 36 thuộc Sư đoàn 308 CSVN.  Trong 3 trận vừa qua họ đã thiệt hại mất một nửa quân số.
Ngày thứ 20, ngày 27-2
Một trực thăng H.53 bị bắn rơi trong khi đang cẩu một khẩu súng đại bác 105 ly ra khỏi Căn cứ Hotel 2.  BCH Trung đoàn 3 Bộ binh VNCH và Tiểu đoàn pháo binh trực thuộc nhận được lệnh rời khỏi căn cứ Hotel 2 để tiến nhanh về huớng Tây theo Liên tỉnh lộ 914 của Lào.
*Diễn tiến hành quân trên đây được viết theo sách “Lam Son 719” của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh.  Những chi tiết trong sách do Tướng Hinh căn cứ theo “nhật ký hành quân” của MACV còn lưu lại tại Ngũ Giác Đài.
BÙI ANH TRINH
20191007 TCHL 08 05

21 BDQ Ranger South Hill 492
 16°44'12.51"N 106°28'21.50"E
39 BDQ Ranger North Hill 583
 16°44'41.14"N 106°29'35.23"E
FB Phú Lộc BCH LD1 & TD 37 BDQ
 16°41'16.49"N 106°34'37.48"E
Anh không chết đâu em - Thanh Lan & Nhật Trường
FSB 31 BCH LD3 & TD3ND Hill 458 overrun *** Cố Thiếu Tá Nguyễn Văn Đương đã tự sát tại đây khi căn cứ hỏa lực 31 bị CSBV tràn ngập.
 16°42'55.29"N 106°25'35.57"E
Vị trí SD 308 CSBV
 16°38'13.73"N 106°32'14.34"E
Kho tiếp tế nhiên liệu CSBV.
 16°41'42.43"N 106°23'52.48"E
Kho hậu cần CSBV
 16°40'40.06"N 106°26'52.91"E
Vận tải CSBV chuyển quân.
 16°41'17.43"N 106°22'20.60"E
L-914?     Chi Dan-La Pit
 16°32'7.80"N 106°19'16.79"E
L-914?
 16°33'13.07"N 106°17'1.10"E
L-914
 16°35'11.53"N 106°16'10.21"E
L-92 => L-909
 16°33'6.67"N 106°26'47.79"E
L-914 Chi Dan
 16°34'14.51"N 106°16'29.22"E
L-914
 16°34'36.71"N 106°15'36.52"E
L-914
 16°35'35.40"N 106°12'24.78"E
L-914
 16°34'58.33"N 106°14'13.06"E
L-92=> L-914
 16°34'38.97"N 106°26'0.80"E
L-92
 16°33'9.13"N 106°24'9.00"E
L-92
 16°30'15.18"N 106°21'29.80"E
L-92
 16°33'7.82"N 106°24'31.06"E
L-914
 16°36'24.38"N 106°12'1.44"E
L-914
 16°37'21.28"N 106°12'13.98"E
L-914
 16°38'58.15"N 106°13'0.10"E
L-914
 16°38'12.70"N 106°12'6.19"E
L-914
 16°38'50.53"N 106°11'48.10"E
L-914
 16°39'44.21"N 106°11'45.75"E
L-9144
 16°41'7.05"N 106°12'11.54"E
Battle ground map in VN

No comments:

Post a Comment