Thursday, October 31, 2019

20191031 Bản tin biển Đông.

20191031 Bản tin biển Đông.


Britain hasn’t named 39 dead in a truck. But in Vietnam, they know
Rural Vietnamese mourn loved ones feared dead in back of British truck
Police have not named the 39 dead in the lorry. But in Vietnam, they know
In Vietnam’s ‘Billionaire Village’, migrant cash can buy a palace
China says it will roll out national security steps for Hong Kong
Security firm says Chinese hackers intercepted text messages
Russia is about to disconnect from the internet: What that means
India confirms cyber attack on nuclear power plant
Exclusive: Government officials around the globe targeted for hacking through WhatsApp – sources



Một thiếu nữ sống ở miền Bắc Việt Nam, viết về cố Tổng thống Ngô Đình Diệm như sau :
==================
* CỐ TT NGÔ ĐÌNH DIỆM TRONG MẮT TÔI
Trước đây 2 năm, tôi không biết đến cụm từ "Tổng Thống Ngô Đình Diệm" và VNCH, kết thúc những năm tháng dài mài đít quần trên ghế nhà trường tôi chỉ còn nhớ láng máng "Diệm, Nhu là tay sai Mỹ Ngụy, chính quyền bù nhìn theo Mỹ" với vô vàn tội ác để lại... Tôi tin tưởng tuyệt đối, tôi thần tượng ông Hồ Chí Minh, ngưỡng mộ XHCN, cờ đỏ sao vàng và "2 cuộc kháng chiến cứu nước thần thánh chống Pháp và chống Mỹ". Thú thật tự hào vãi! Bạn bè tôi, gia đình tôi chưa từng có ai nói với tôi về khái niệm "thông tin đa chiều". Phải nói rằng tôi là sản phẩm nhồi sọ thành công của thời đại này với 2 việc lớn nhất mà tui từng quan tâm là... yêu và kiếm tiền!
Cho đến khi Mạng Xã Hội thực sự phổ biến và facebook bùng nổ tại Việt Nam. Tôi như con cá theo dòng nước lặn ngụp trong biển thông tin và sự thật thì luôn có sức thu hút nhân tâm, nhất là của những người yêu thích sự công bằng giống như tôi... Cuối cùng tôi mới biết từ đâu mà có lá cờ đỏ, có XHCN, từ đâu mà có HCM, tôi mới phân định được cái gì là anh hùng cái gì kêu bằng "khủng bố"... Tôi mới biết sự thật về cố TT Ngô Đình Diệm và ngày mai 1.11 là ngày giỗ của ông. Ông và người em của ông bị ám sát năm 1963 vì không chấp thuận để Mỹ đưa quân vào Việt Nam. Vị Tổng Thống nghèo nhất thế giới, khi chết trên mình chỉ mang bao thuốc lá và một ít tiền lẻ, chẳng bù cho giới quan chức CS bây giờ. Ông có những thân nhân là những người tài giỏi: Anh ruột ông là Giám mục Ngô Đình Thục, cháu ruột là Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đang trong quá trình phong thánh...
Ông là nhà ái quốc, đặt chủ nghĩa quốc gia trên hết, là vị TT đầu tiên ở Việt Nam, người đã đặt nền móng dân chủ cho Việt Nam hướng Việt Nam trở thành một nước văn minh cường thịnh như mô hình nước Mỹ bây giờ, dù non trẻ với cả những sai lầm nhưng là con đường đúng đắn được chứng minh bằng nửa thập kỷ qua.
Ở thời đại của ông, khi miền Bắc VN còn chưa có điện để dùng thì miền Nam đã có những cao tốc sáng choáng ánh đèn, khi miền Bắc không có nổi xe đạp để đi thì miền Nam đã tự sản xuất được ô tô La Da Lat để bán ra thế giới. Khi miền Bắc dưới sự lãnh đạo của HCM tiến vào để "giải phóng miền Nam", những anh bộ đội cụ Hồ chiến thắng mới chỉ biết thả cá con vào bồn cầu để nuôi, xả bình nước nóng bốc hơi mù mịt tưởng là có bom, đào đường nhựa lên để... trồng trọt vì tin rằng chỉ có trồng trọt làm ra lương thực và đó là cách làm kinh tế duy nhất kiểu trí thức là cục phân, nông dân là người hùng; đập bỏ hệ thống nhà cửa hiện đại và các khu nhà vệ sinh để... làm hố xí 2 ngăn trữ phân làm nông nghiệp... Thế nên câu hỏi "Ai giải phóng ai?" đến giờ vẫn còn đó cho những người yêu sự thật, thích minh bạch trắng đen.
Người ta nói ông độc tài, gia đình trị xong dưới "đế chế'' của ông miền Nam Việt Nam có giáo dục và y tế miễn phí. Trẻ em được đến trường miễn học phí, uống sữa miễn phí chứ không phải uống thứ sữa hết date nhiễm độc đến nôn mửa phải vào bệnh viện. Người nghèo được chữa bệnh miễn phí bằng phúc lợi xã hội chứ không phải nằm đợi chết hay nhảy lầu tự sát trong viện nếu không có tiền chữa trị. Hóa ra ông Nguyễn Cao Kỳ nói cũng không hẳn là sai, khi ổng nói "độc quyền cũng được độc tài cũng được miễn là lãnh đạo đất nước phát triển". Có lẽ ổng chỉ đúng trong trường hợp này, là của hiếm là thiểu số... chứ không thể đúng với chính quyền đương thời CSVN, 42 năm qua, ngay cả một số Đảng viên ĐCS cũng đã hiểu rõ!
Chẳng thể lấy thành bại mà luận anh hùng!
Phán xét là nhiệm vụ của lịch sử.
Sự thật thì sớm muộn cũng sẽ trở về đúng với vai trò của nó.
Ngày mai, lễ giỗ lần thứ 54 Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, sẽ được các Linh Mục tổ chức tại Nghĩa trang Lái Thiêu Bình Dương ngay phần mộ của hai ông, các bạn trẻ ở Sài Gòn và khu vực lân cận đã đến phần mộ để dọn dẹp sạch sẽ chuẩn bị cho ngày lễ giỗ...
Tôi sinh nhật nhằm đúng ngày giỗ của ông 1.11, không bao giờ tổ chức sinh nhật để thể hiện sự yêu mến ngưỡng mộ đến ngài cố Tổng Thống. Sự nuối tiếc về cái chết của ngài mà hậu quả là Việt Nam giờ đây chìm trong tối tăm dưới cái bóng khổng lồ của Trung Cộng. Xót xa, nuối tiếc cho một cuộc đời nuối tiếc cho cả một dân tộc!
Khanh Nguyễn
Hà Nội
ST.


Wednesday, October 30, 2019

20191030 Chiến Dịch Bình Tây Toàn Thắng 43


20191030 Chiến Dịch Bình Tây Toàn Thắng 43

Chiến Dịch Bình Tây (Hành Quân Kampuchia 1970)
*** Tài liệu được bổ túc thêm những bàn đồ không ảnh vùng trận địa cùng bản đồ trên đất Cambodia cho đọc giả dể kiểm chứng tọa độ hay địa phương cùng địa hình chiến trận.
*** 
Posted on May 24, 2016 by dongsongcu
Bản đồ Cambodia
The Joint Chiefs of Staff and The War in Vietnam 1969–1970

Hành Quân Toàn Thắng 43
Thật sự các kế hoạch hành quân Toàn Thắng nầy đã được các Bộ Tư Lệnh Liên Quân Việt Mỹ soạn thảo từ cuối năm 1969 gọi là “Kế Hoạch Đồng Tiến”. Theo kế hoạch nầy các đơn vị cấp Lữ Đoàn của Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam sẽ hành quân song song với các đơn vị cấp Lữ Đoàn của SĐ1KBKV. Các cuộc hành quân như vậy nhằm mục đích cho SĐND–VN rút kinh nghiệm về hành quân không vận. Vì vậy khi cuộc hành quân sang Kampuchea khởi động thì các đơn vị hành quân Việt Mỹ đã sẳn sàng hiện diện trong vùng biên giới thuộc lảnh thổ Quân Khu III.
Hai ngày sau khi khai diển hành quân Toàn Thắng 42, vào 6 giờ sáng ngày 1/5/1970, trong khi CSBV đang phải lo chống đở trong vùng Cánh Tiên thì một gọng kềm khác được QL-VNCH khai triển. Cuộc hành quân thứ hai mang tên Toàn Thắng 43 khởi động với lực lượng chính là Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù VNCH, nhằm mục đích càn quét mật khu 353 của CS trong vùng Lưởi Câu. Đây là nơi thiết đặt cơ quan đầu nảo của VC gọi là Trung Ương Cục Miền Nam hay gọi tắc là Cục R.
Vùng lưỡi câu Cục R của CSBV 

Về phía Quân lực đồng minh Hoa Kỳ, cuộc hành quân được đặt tên là: Task Force Shoemaker do Chuẩn Tướng Robert L Shoemaker, Tư Lịnh Phó Hành Quân của SĐ1 Kỵ Binh Không Vận (1st Cavalry Divison) của Hoa Kỳ chỉ huy. Tướng Shoemaker đã chọn Phi trường Quản Lợi để đặt Bộ chỉ huy hành quân nhằm tiết giảm nhân lực cũng như trang thiết bị yểm trợ.
Lực lượng tham chiến gồm:
– Lử Đoàn 3 / SĐ1 KBKV Hoa Kỳ do Đại Tá R.C. Kington chỉ huy với 3 Tiểu đoàn Bộ Chiến 1/7, 2/7 và 5/7 Calvary với TĐ 1/21 Pháo Binh và Trực thăng cơ hữu xuất phát từ Quản Lợi.
– LĐ3ND-VN do Đại Tá Nguyễn Văn Thọ chỉ huy, gồm có:
* Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Phạm Hy Mai.
* Tiểu Đoàn 3 Nhày Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Lê Văn Phát.
* Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Trần Ngọc Trí.
– Trung đoàn 11 Kỵ Binh Thiết Giáp Hoa Kỳ do Đại Tá D.A. Starry chỉ huy với 2 hai Thiết Đoàn 2/11 và 3/11 KBTG và phi đội trực thăng tác chiến, xuất phát từ CCHL South trong Tỉnh Tây Ninh (Thiết đoàn 1/11 bận hành quân vùng Chiến khu C).
– Thiết Đoàn 1/9/SĐ1KBKV (1st Squadron, 9th Cavalry) bao vùng yểm trợ cho cuộc hành quân bằng những trực thăng trinh sát và vũ trang.
– Tiểu đoàn 5/12/LĐ199 Infantry.
– 2 Tiểu đoàn/Lữ đoàn 2/SĐ1KBKV
– Tiểu Đoàn 2/47 Bộ Binh Cơ Giới (BBCG) tăng phái từ SĐ25BB-HK.
– Thiết Đoàn 2/34 Thiết Giáp tăng phái từ SĐ25BB Hoa Kỳ.
SF Bù Đăng
 11°48'45.50"N 107°15'7.34"E
AF Bù Đăng
 11°47'47.44"N 107°14'7.41"E
AF Quản Lợi
 11°40'26.14"N 106°39'48.31"E
LZ XRay
 11°46'8.83"N 106°14'36.29"E
CSBV 352 Area-Dinner
 11°42'14.34"N 106°19'20.88"E
CSBV 353 Area-Breakfast Cuc R
 11°45'4.16"N 106° 7'16.21"E
FB East I TD3ND
 11°45'59.61"N 106°24'20.96"E
FB Oklahoma TD9ND
 11°50'54.28"N 106°18'15.67"E
FB Scout TD1ND
 11°42'8.99"N 106°22'44.01"E
Tonle Tchombe=Tống Lê Chân
 11°38'9.47"N 106°26'42.96"E
FB North I Terry Lynn.
 11°59'43.22"N 106°23'48.81"E
The City CCHC CSBV
 11°58'58.32"N 106°24'3.81"E
Diển tiến:
Từ ngày 26 đến 28/4/1970, Các đơn vị thuộc Sư Đoàn Nhảy Dù – VN và SĐ1KBKV Hoa Kỳ đang hành quân tại vùng Chiến Khu C. Cuộc hành quân nầy nhằm lượng định hiệu quả của cuộc hành quân hổn hợp Việt Mỹ trong lảnh thổ quân khu III để chuẩn bị cho cuộc hành quân vượt biên tấn công qua lảnh thổ Kampuchea. Ngày 30/4/1970 TĐ 3 Nhảy Dù đang hành quân tại Bù Đăng được trực thăng bốc về sân bay Hớn Quản (Quản Lợi) An Lộc. Tại BCH hành quân Lữ Đoàn 3 ND đặt trong vùng Lưởi Câu, ba vị Tiểu Đoàn Trưởng các Tiểu Đoàn 1, 3 và 9 Nhảy Dù nhận lịnh từ Đại Tá Nguyễn Văn Thọ LĐT/LĐ3ND (lúc đó có mặt Tướng Jame Keysi): TĐ3ND sẽ được trực thăng vận vào vùng hành quân tại bãi đáp Xray để lập đầu cầu cho các đơn vị khác thuộc LĐ3ND vào vùng hành quân ngày hôm sau. 
20191028 ToanThang 43 01
Ngày 1/5/1970 ngay sau khi Tổng Thống Nixon vừa công bố cho dân chúng Mỹ biết về cuộc hành quân vượt biên thì lúc 5:45 phút sáng, 6 phi tuần B52 bắt đầu oanh tạc vùng phía Nam Lưởi Câu, tiếp theo đó là 94 khẩu đại pháo của Pháo Binh Hoa Kỳ khai hỏa rồi đến 148 phi tuần của Oanh tạc cơ Mỹ cày nát vùng Mật Khu 352 và 353 của CSBV trên đất Chùa Tháp. Sau một giờ tập kích bằng hỏa lực, trực thăng bắt đầu ào ạt đổ quân LĐ3ND Việt Nam xuống phía Bắc mật khu 353 của VC và từ đó tấn công về phía Nam nhằm khóa chặc các con đường rút quân của địch.
Khoảng 8.00 giờ sáng ngày 1/5/1970, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù do Trung Tá Lê Văn Phát làm TĐT và Thiếu Tá Trần Văn Sơn làm TĐP đượ c trực thăng vận vào mục tiêu. Tiên khởi trên 25/100 chiếc trực thăng chuyển quân được 22 chiếc Cobra hộ tống đã đến bốc Đại Đội 33 /TĐ3ND của Đại Úy Lê Xuân Trạch từ An Lộc rồi đổ xuống bải đáp Xray để lập đầu cầu. Sau đó là 6 khẩu pháo 105ly/Pháo Đội Dù của “Trí súng” rồi tới các Đại Đội 31 của Đại Úy Lê Viết Tùng, ĐĐ32 của Đại Úy Phạm Xuân Thiếp và ĐĐ34 của Đại Úy Ngô Tùng Châu được thả xuống. Các Đại Đội Nhảy Dù sau khi đáp xuống đất liền tiến chiếm các vị trí đã được chỉ định quanh căn cứ đường kính khoảng 2 km. Môt thời gian ngắn sau đó 3 khẩu đại bác 155 ly cũng được thả xuống.
ĐĐ33ND khi mở rộng khu vực vừa đáp xuống về phía Bắc đã gặp sự kháng cự mạnh mẽ của địch quân, Các chiến sĩ Nhảy dù phản ứng mau lẹ xung phong tấn công thẳng vào vị trí ẩn núp của địch làm cộng quân hoảng sợ bỏ chạy. Đ/U Lê Xuân Trạch Đại Đội Trưởng bị một viên đạn bể mắt cá chân nên phải di tản khẩn cấp. Đ/U Lê Thành Paul đang là Phụ Tá cho Đại Úy Lê Viết Tùng Đại Đội 31 được điều động lên thay thế cho Đại Úy Trạch, tung quân lục soát khắp các khu vực khả nghi và sau đó đã khám phá ra một căn cứ hậu cần của CS với một kho chứa khoảng 10 tấn thuốc men, một hầm chứa 150 khẩu súng K54, nhiều hầm khác chứa vũ khí hằng ngàn khẩu súng đủ loại như đại liên, trung liên, súng cối, CKC, hoả tiển 122 ly và nhiều hầm chứa khoảng 100 tấn đạn dược. 
20191028 ChienDichBinhTay 09
Vùng Lưởi Câu và Hành Quân Toàn Thắng 43
Tiếp theo sau TĐ3ND, lúc 9.45 giờ,TĐ9ND do Trung Tá Trần Ngọc Trí làm Tiểu Đoàn Trưởng được 42 trực thăng chuyển quân, thả xuống phía Bắc của TĐ3ND để thiết lập căn cứ hỏa lực Oklahoma và TĐ1ND do Trung Tá Phạm Hy Mai làm Tiểu Đoàn Trưởng được thả xuống về hướng Đông của TĐ3ND vào lúc 10.05 giờ để thiết lập căn cứ hỏa lực Scout. Các căn cứ cách nhau khoảng 10 km.
Sau khi đáp xuống mục tiêu, các đơn vị Nhảy Dù tung quân lục soát khu vực trách nhiệm và bắt đầu giao tranh lẻ tẻ với các đơn vị cộng quân, địch quân chống trả yếu ớt rồi rút chạy tán loạn sau khi bỏ lại khoảng 200 xác đồng bọn. Tiểu đoàn 1 ND cũng chạm địch, 27 cộng quân bị hạ và bắt sống 8 tù binh. Các tù binh khai rằng thuộc Tiểu đoàn 250 thuộc đoàn 50 hậu cần và thuộc TĐ1/Trung đoàn 165/SĐ7CSBV.
Buổi chiều, Các xe cơ giới của Tiểu Đoàn Công Binh Nhảy Dù được các trực thăng Chinook thả xuống để thiết lâp CCHL East I cách biên giới Miên Việt vùng Lưởi Câu khoảng 4 km do TĐ3ND trấn đóng, CCHL Oklahoma do TĐ9ND trấn đóng và CCHL Scout do TĐ1ND trấn đóng. Trong mỗi căn cứ hỏa lực có một pháo đội 105 ly Nhảy Dù để yểm trợ hỏa lực cho các cánh quân trực thuộc đang hoạt động quanh khu vực. 
20191028 ToanThang 43 02
Cùng một lúc với các đơn vị của LĐ3ND-VN tấn công vào mật khu của địch từ Bắc xuống Nam, các đơn vị bộ chiến của Hoa Kỳ từ mạn Nam và Đông của khu vực Lưởi Câu cũng bắt đầu vượt tuyến xuất phát. 
20191028 ChienDichBinhTay 10
Mủi tên đỏ: lực lượng bộ chiến, mủi tên đen: ND Việt Nam (trực thăng vận)
Lực lượng Hoa Kỳ chia thành hai mũi dùi vượt biên giới tấn công thẳng vào căn cứ địa của Cục R.
Mũi thứ nhất gồm hai cánh quân vượt tuyến xuất phát từ Tây Ninh băng qua biên giới tấn công lên mạn Bắc. Cánh quân thứ nhất là Tiểu đoàn 2/47 Bộ Binh Cơ Giới từ KàTum tảo thanh vùng phía trái Lưởi Câu lên đến QL7. Cánh thứ nhì là Tiểu đoàn 2/34 Thiết Giáp trách nhiệm càn quét về phía tay phải của trục tiến quân
Mũi thứ nhì từ hướng Đông, hai Thiết đoàn 2/11 và 3/11 của Trung đoàn 11 Thiết Kỵ cũng ào ạt chỉa mũi dùi từ Bình Long tấn công về hướng Tây Bắc thọc sâu vào mục tiêu vùng Lưởi Câu.
Các lực lượng CS bị bất ngờ không kịp phản ứng nên chống trả yếu ớt và tháo chạy dưới sự truy nả ráo riết của các phi cơ trinh sát. Đơn vị trinh sát 1/9 Cavalry đã tìm thấy 152 xác cộng quân do hỏa lực của phi cơ oanh kích.
Lúc xế chiều, Thiết Đoàn 2/11 bắt đầu đụng độ với Tiểu Đoàn 1 của Trung Đoàn 165/SĐ7CSBV tại một bìa rừng cách biên giới Ka Tum khoảng 6Km, VC bỏ lại 52 xác tại trận địa, về phía Mỹ có 2 binh sĩ tử thương.
Ngày 2/5/1970 trong khi hai đơn vị TĐ2/47 Cơ Giới và 2/34 Thiết Giáp tảo thanh dọc hai bên QL7 tiến về phía đồn điền Mimot, Thiết Đoàn 2/11 bắt tay được với lực lượng của LĐ3ND Việt Nam và sau đó BTL hành quân đã điều động Trung Đoàn 11 tiến chiếm Thị trấn Snoul, là giao điểm của 2 hệ thống đường mòn xâm nhập của Cộng quân là HCM và Sihanouk .
Ngày 3/5/1970 Trung Đoàn 11 Kỵ Binh mở rộng vùng hoạt động dọc theo hai bên QL7 đồng thời tấn công vào thị trấn Snoul 40 cây số về phía Bắc. Lữ Đoàn 3 KBKV cũng được tăng viện 2 Tiểu đoàn thuộc LĐ2KBKV. 
20191028 ToanThang 43 03
Trong ngày nầy, do các tin tức thu lượm được từ các trực thăng Trinh Sát báo cáo nhìn thấy nhiều kho chứa và nhiều Antenna. Ngay sau đó TĐ1/5KBKV được thả xuống bãi đáp Terry Lynn cạnh QL7 phía Nam thị trấn Snoul để thiết lập CCHL North I. Sau một cuộc chạm súng khi các đơn vị mở rộng vòng đai an ninh cho căn cứ, đã khám phá ra một Căn Cứ hậu cần của Công Trường 7CSBV. CCHC nầy kéo dài khoàng 3 km ngang 2 km (vì quá rộng lớn nên người Mỷ đặt tên nó là “The City”) Cách thị trấn Snoul 10 km về phía Nam, cách QL7 khoàng 1 km và cách biên giới khoảng 5 km. CCHC nầy bao gồm 182 công sự chiến đấu, nhiều hầm chứa quân trang, quân dụng, thực phẩm thuốc men, nhiều bãi sửa chửa quân xa, 18 nhà ăn, nhiều lớp học, sân tập bắn và trại chăn nuôi. 
20191028 ToanThang 43 04
Chiến lợi phẩm tịch thu được gồm 1282 vũ khí cá nhân, 202 vũ khí cộng đồng, 1.5 triệu đạn súng nhỏ, 26 tấn chất nổ, 22 thùng min chống chiến xa, 300 xe cộ đủ loại, 30 tấn gạo, 8 tấn bắp (Tổng cộng 171 tấn quân cụ).
Những ngày đầu, địch quân hoảng hốt bỏ chạy, phân tán mỏng, nhưng ít ngày sau chúng trở lại quấy rối pháo kích lẻ tẻ bằng súng cối 82 hay những súng phóng lựu đặt trên dàn phóng… rồi chém vè.
TĐ8 Công binh chiến đấu được điều động đến để thiết lập các cây cầu bắt ngang 3 con rạch nhỏ trên QL 7 giúp cho các đơn vị Thiết Giáp đi qua để tấn công về phía Bắc, thị trấn Snoul. 
20191028 ChienDichBinhTay 11
Tại trung tâm thị trấn Snoul là một sân bay nhỏ, Cộng quân đã ước lượng lực lượng hành quân Việt Mỹ sẽ đổ bộ xuống đây nên họ đã dàn dựng sẳn một hệ thống phòng không 12.7 ly dầy đặc cũng như bố trí một số những đơn vị bộ binh hùng hậu sẳn sàng thế trận phục kích tại đây.
Đoán biết được ý định của địch quân, BTL hành quân đã điều động 2 Thiết đoàn của Trung Đoàn 11 Thiết Kỵ rời khỏi QL7 tiến về phía Đông vượt qua vườn cao su và bất ngờ tấn công trực diện vào mặt phía Nam của Snoul. Giao tranh dữ dội ngay trung tâm thị trấn trước khi quân Mỷ chiếm được vị trí chiến lược nầy, 150 xác cộng quân bỏ lại trận địa. Trong trận nầy Đại Tá D.A Starry bi thương vì mảnh đạn nên phải di tản, Trung Tá Brookshire, Thiết đoàn Trưởng Thiết Đoàn 2 lên thay thế xữ lý thường vu.
Để mở rộng vòng đai an ninh, Trung đoàn 11 tiến về phía Bắc Snoul càn quét khu vực chiến trường đã được Cộng quân chọn săn. Nhiều chướng ngại vật ngăn cản bước tiến của chiến xa, đồng thời giăng nhi ều loại mìn bẩy và các loại vũ khí chống chiến xa. Sau 5 ngày quần thảo, khoảng 600 cộng quân bị loại khỏi vòng chiến, lực lượng hành quân khám phá thêm nhiều kho lương thực, vũ khí, trung tâm huấn luyện… 
20191028 ToanThang 43 05
Đêm 5/5/1970 quân CS tấn công vào vị trí đóng quân đêm của Thiết Đoàn 2/34 nhưng bị đẩy lui, 17 xác cộng quân bỏ tại trận. Sau trận nầy Lực lượng đặc nhiệm Shoemaker được giải tán do tầm mức rộng lớn của chiến cuộc. BTL/SĐ1KBKV trực tiếp điều khiển cuộc hành quân với toàn bộ 3 Lử Đoàn 1, 2, 3 KBKV, và Trung Đoàn 11 Thiết Ky, Trong khi đó về phía QL-VNCH, BTL/SĐND chính thức chỉ huy chiến trường vùng Lưởi Câu, điều động thêm LĐ1ND vào vùng hành quân, mở mặt trận mới: Toàn Thắng 45. 
20191028 ChienDichBinhTay 12
The 2D Squadron, 11th Armored Cavalry, at Snuol, Cambodia on the 5/4/1970

Đại Úy Võ Trung Tín Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202

Đại Úy Nguyễn Hữu Viên Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435
Trích và cập nhật từ quyển ‘20 Năm Chiến Sự’ – Binh chủng Nhảy Dù
Tài Liệu Tham Khảo:
– Phỏng vấn các chiến hữu trong SĐND
– 1970 Cambodian Incursion- Parrot’s Beak and Fishhook from Wikipedia
– Like Rolling Thunder: The Air War in Vietnam, 1964-1975 By Ronald Bruce Frankum
– Trận Phum Long Giêng của TĐ7ND của Tr/Tá Lê Minh Ngọc LĐT /LĐ4ND.
– Khoảng Tối Nhìn lên, của Đào Đức Bảo Tác giã xuất bản tại San Diego 2003.
– Tình nghĩa anh em-một đời Mủ Đỏ của Đoàn Phương Hải, 
www.vantuyen.net 
– TĐ3ND tham chiến trong cuộc hành quân ngoại biên Toàn Thắng 43 của Đại Tá Lê Văn Phát Lữ Đoàn Trưởng LĐ3ND hiện đang cư ngụ tại Orange County.
– Đại Tướng Đỗ Cao Trí Và Mặt Trận Ngoại Biên của Vương Hồng Anh.
– Hình ảnh của Trung Tá Lê Minh Ngọc và của Lê Quang Đức.

Bản đồ Cambodia
The Joint Chiefs of Staff and The War in Vietnam 1969–1970


Còn tiếp

20191029 Chiến Dịch Bình Tây Toàn Thắng 42


20191029 Chiến Dịch Bình Tây Toàn Thắng 42
Chiến Dịch Bình Tây (Hành Quân Kampuchia 1970)
*** Tài liệu được bổ túc thêm những bàn đồ không ảnh vùng trận địa cùng bản đồ trên đất Cambodia cho đọc giả dể kiểm chứng tọa độ hay địa phương cùng địa hình chiến trận.
*** 
Posted on May 24, 2016 by dongsongcu
The Joint Chiefs of Staff and The War in Vietnam 1969–1970
Hành Quân Toàn Thắng 42: Theo kế hoạch của Quân Đoàn 3, chiến dịch hành quân ngoại biên mang tên là Toàn Thắng 42 do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn soạn thảo đã tiến hành trong vòng tối mật và các đơn vị tham chiến chỉ nhận được lệnh tổng quát vào ngày 27 tháng 3/1970 là chuẩn bị tham dự một cuộc hành quân lớn. Sư Đoàn 18 Bộ Binh là một trong những nỗ lực chính. Yểm trợ về không quân cho cuộc hành quân là các không đoàn chiến thuật của Không Quân VNCH và Không Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tổng chỉ huy chiến dịch Toàn Thắng 42 là Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 và Vùng 3 Chiến Thuật
Lực lượng hành quân:
Hành Quân Toàn Thắng 42 chính thức khai diển vào ngày 29/4/1970 gồm 6 giai đoạn tấn công: Năm giai đoạn đầu Quân Lực VNCH phối hợp với quân đội Hoa Kỳ. Giai đoạn cuối sau ngày 30/6 do Quân Đoàn III phụ trách đơn độc. Mục tiêu cuộc hành quân giai đoạn 1 và 2 là càn quét khu Mỏ Vẹt từ biên giới tới Sway Rieng. 
20191028 ToanThang 42 01
Bản đồ vùng hành quân Parrot’s Beak-Mõ Vẹt, Angel’s Wing-Cánh Tiên, mật khu 367 trên đất Cambodia. 

Giai đoạn 3 càn quét từ Sway Riêng lên đến vùng Đầu Chó (Tây Bắc tỉnh Tây Ninh) 
20191028 ToanThang 42 02
Bản đồ hành quân vùng đầu chó-Dog's Head trên đất Cambodia. 

Giai đoạn 4 khai thông QL1 từ Sway Rieng đến Kompong Trabeck;
20191028 ToanThang 42 03
Bản đồ khu vực Kampong Trabek 

Giai đoạn 5 tấn công vào đồn điền Chup.
20191028 ToanThang 42 04A
Giai đoạn 6 sau cùng đưa quân tấn chiếm đồn điền Mimốt
Bản đồ Memot-Mi mốt trên đất Cambodia. 

20191028 ToanThang 42 05B
Lực lượng tham chiến gồm có Sư Đoàn 18BB, Trung Đoàn 46/SĐ25BB, Liên Đoàn 3 BĐ Q, 4 Thiết Đoàn Kỵ Binh và Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù. Các đơn vị nầy được tổ chức thành 3 Chiến Đoàn. Mỗi chiến Đoàn gồm một Thiết Đoàn Kỵ Binh, 2 hay 3 Tiểu Đoàn Bộ Binh, BĐQ hay Nhảy Dù, quân số tương đương một Trung Đoàn.
– Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 225: gồm Trung Đoàn 46 của SĐ25 BB cùng một Thiết Đoàn Kỵ Binh.
– Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 318: Lực lượng xung kích gồm hai Trung Đoàn 43 và Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Lực lượng yểm trợ hỏa lực gồm có một Tiểu Đoàn Pháo Binh 105 ly, hai pháo đội 155 ly, một pháo đội hỗn hợp (105 và 155 ly) của Tiểu Đoàn 38 Pháo Binh Quân Đoàn 3, các pháo đội Pháo Binh thuộc Sư Đoàn 18, 2 chi đoàn của Thiết Đoàn 18 Kỵ Binh, các đơn vị Công Binh Chiến Đấu thuộc TĐ302CBCĐ/Quân Đoàn 3 và Sư Đoàn 18 Bộ Binh.
– Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 333: gồm Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân (Liên Đoàn Trưởng Tr/tá Phạm văn Phúc), Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù cùng lực lượng yểm trợ gồm có Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh (Thiết Đoàn Trưởng Tr/tá Trần Văn Thoàn), các đơn vị Pháo Binh
105 ly và 155 ly của TĐ46PB. Trung Tướng Đổ Cao Trí đáp trực thăng xuống thăm BCH Chiến đoàn Đặc Nhiệm 333, đích thân chỉ định TĐ7ND làm “force de frappe” (lực lượng xung kích) cho các cánh quân (Tiểu Đoàn Trưởng / TĐ7ND là Th/tá Lê Minh Ngọc) vượt biên giới qua ngả Gò Dầu Hạ đánh từ tỉnh lỵ Soài Riêng lên thị trấn Kratie rồi vòng về Kompong Cham
Tổng cộng quân số tham chiến khoảng 8700 người (12 Tiểu Đoàn).
Bản đồ Gò Dầu Hạ trên phần đất Tây Ninh, Việt Nam.

Lực lượng địch:
Mặt trận B3 CSBV do Tướng Hoàng Văn Thái làm Tư lịnh và Phạm Hùng làm Chính ủy và lực lượng phu thuộc là Trung Ương cục Miền Nam gọi tắc là cục R với thành phần chủ lực là Sư đoàn Công Trường 9 Cộng Sản của TWC/MN (SĐ-9/CS). 
20191028 ChienDichBinhTay 04
Phóng đồ Hành Quân Toàn Thắng 42

Bản đồ vùng Svay Rieng trên đất Cambodia. 


Diển Tiến:
Ngày 29/4/1970 Bộ Tư lệnh Quân đoàn III/QL.VNCH và Bộ Chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ tại Vùng 3 chiến thuật đã phối hợp tổ chức cuộc hành quân ngoại biên Toàn Thắng 42 tung quân vượt qua biên giới Kampuchea đánh thẳng vào các mật khu, cơ quan đầu não và hậu cứ an toàn tiếp tế chính của địch nhằm triệt hạ các căn cứ địa của quân CS trong vùng Mỏ Vẹt, giải tỏa quốc lô 1 qua tỉnh Svay Riêng đến tận Kompong Trabeck, sau đó tiến lên phía Bắc từ vùng Đầu Chó đến vùng Prey Veng và giai đoạn cuối cùng tiến chiếm khu vực đồn điền Chup rồi đến đồn điền Mimot.

Bản đồ vùng Đầu chó-Dog's Head trên đất Cambodia. 


*** Xem lại những bản đồ không ảnh bên trên***

Bản đồ vùng Prey Veng-Chup plantation trên đất Cambodia. 


Bản đồ vùng Memot-Mi mốt trên đất Cambodia. 


Cuộc hành quân giai đoạn 1 bắt đầu từ lúc 07:00 giờ sáng, lực lượng Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 318 từ tỉnh lỵ Tây Ninh hành quân về phía Bắc và Tây Bắc (hướng đồn điền Chup). Trong khi đó Chiến Đoàn 225 và 333 từ Gò Dầu Hạ hành quân phía Tây – Tây Nam (Kompong Trabeck) nhằm mục đích khai hoang và an ninh hai bên QL1. Cuộc tiến quân của lực lượng Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 318 Bộ Binh không gặp sự kháng cự mạnh mẽ của đối phương. Nhưng phía cánh quân của 2 Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 225 và 333 đã gặp sự kháng cự dữ dội của các trung đoàn /Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt (CSBV).
Sáng ngày 29/4/1970, sau 2 giờ vượt biên giới, chiến đoàn 333 gồm 2 TĐ36, 52BĐQ và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh đụng độ mạnh với quân CSBV, Tiểu đoàn Biệt Động Quân đi đầu đã bị Cộng quân phục kích, cắt thành hai, tổn thất nặng. Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 333 tung tiểu đoàn Biệt Động Quân trừ bị và 2 Chi Đoàn Thiết Kỵ vào trận địa để tiếp cứu tiểu đoàn Biệt Động Quân nói trên. Trận chiến diễn ra rất ác liệt và kéo dài suốt 4 giờ liền. Không Quân Việt-Mỹ đã liên tục yểm trợ phi pháo. Đến trưa ngày 29 tháng 5 năm 1970, Chiến Đoàn 333 đẩy lùi được địch quân. Hơn 100 Cộng quân bỏ xác tại trận. Nhưng về phía Chiến Đoàn 333, một tiểu đoàn Biệt động quân bị tổn thất nặng, nhiều thiết vận xa M-113 của hai chi đoàn hỗn hợp bị lún trong vùng lầy.
Sau đó hai tiểu đoàn thuộc trung đoàn 271 CSBV bôn tẩu về hướng bắc để tránh phi pháo. Khi rút ngang qua thôn Phum Long Giêng (phía nam Kompong Trach) đã bị TD7ND phát hiện. Sĩ quan liên lạc Cambodge cho biết làng không còn dân chúng và đã bỏ hoang từ lâụ. Thiếu tá Lê Minh Ngọc liền điều động TD7ND chia làm 3 mũi: Mũi chánh gồm 2 đại đội, tùng thiết trên 1 chi đoàn của Thiết đoàn 5 Kỵ Binh, xung thẳng vào bờ làng. Mũi thứ nhì gồm 2 đại đội (do Thiếu tá Tiểu đoàn Phó Phạm Kim Bằng chỉ huy) tấn công bên sườn phía tây. Mũi thứ 3 gồm 1 đại đội án ngữ về hướng bắc, chặn đường rút. Vào lúc 2 giờ chiều khi hai Trung Đội đầu tiên của ĐĐ 71 rời chiến xa dàn hàng ngang tiến gần tới bìa làng thì súng bắt đầu nổ.
Bản đồ vùng Kampong Track trên đất Cambodia 

Lợi dụng hệ thống phòng thủ kiên cố và chuẩn bị kỹ lưỡng nên địch nổ súng khi binh sĩ Nhảy Dù còn cách làng có mấy chục thước. Các Chiến Sĩ Nhảy Dù phản công ngay tức khắc, xung phong như vũ bão, tấn công thẳng vào bìa làng. Cánh quân thứ hai của Kim Bằng dùng hỏa lực của chiến xa đánh vào bên hông làng để trợ chiến.
Chi đội thiết vận xa dùng súng phun lửa xung phong vào chính diện. Lửa cuồn cuộn đốt cháy bìa làng, lũy tre xanh vặn mình bốc cháỵ, Đại liên 50, súng phóng lựu M79, hỏa tiễn M72 và đủ loại vũ khí khác đan những tấm thép lửa chụp xuống địch quân.
Các cánh quân TĐ7ND sau đó tiến vào làng, xác địch ngổn ngang trên các hầm hố. Lửa đã đốt hết khí trời buộc cả đại đội địch phải chui ra khỏi hầm hố để làm mồi cho đạn và lửạ, Đại Đội 73 đang thanh toán bộ chỉ huy tiểu đoàn của địch. Đại Đội Trưởng Nguyễn Viết Thanh ra lệnh cho các Trung Đội Trưởng đánh bằng lựu đạn để thanh toán nốt những hầm hố kiên cố cuối cùng. Một lúc sau Đại Đội Trưởng Thanh báo cáo bắt sống hết bộ chỉ huy của địch.
Mục tiêu Phum Long Giêng của hai Tiểu đoàn Cộng quân đã bị đánh tan tác lúc 04:30 giờ chiều cùng ngày. Những toán địch quân chém vè chạy ra khỏi mục tiêụ tẩu thoát về hướng Bắc, lại hoàn toàn lọt vào vùng hỏa lực của đại đội 72 Nhảy Dù của Võ Trọng Em án ngữ sẵn nơi đây, không còn một móng nào sống sót. Hai tiểu đoàn cộng quân hoàn toàn tan rả, xác địch và vũ khí đạn dược ngổn ngang, trên 40 tù binh bị bắt sống, trong số đó có cả cán bộ cấp đại đội và tiểu đoàn. Bộ Tư Lệnh Quân đoàn III đã gởi trực thăng đến lấy hết số tù binh ngay, để khai thác tin tức trận liệt. TĐ7ND có 9 chiến binh hy sinh (có Thiếu úy Nguyễn văn Thức, Trung đội Trưởng Truyền Tin) và 30 thương binh (trong số đó có Đại úy Trần Trung Nhất ĐĐT/ĐĐ71/TĐ7ND). 
20191028 ChienDichBinhTay 05
TĐ7ND tại Phum Long Giêng 4/70, từ trái sang phải: TĐP – Th/tá Phạ m Kim Bằng, Y sĩ Trưởng – Tr/úy Nguyễn Phước Trọng, ĐĐT/ĐĐ73: Đ/úy Nguyễn ViếtThanh, SQ Ban 3: Đ/úy Đoàn phương Hải, TĐTrưởng – Th/Tá Lê Minh Ngọc
Trước tình hình giao tranh ác liệt của Chiến Đoàn 333, Trung Tướng Đỗ Cao Trí cho lệnh lực l ượng Sư Đoàn 18 Bộ Binh tạm ngưng cuộc hành quân về phía Bắc và Tây Bắc hướng về đồn điền Chup, di chuyển toàn bộ lực lượng về vùng hành quân của Chiến Đoàn 333 để tiếp ứng, đồng thời đốc thúc các đơn vị Thiết Giáp tìm mọi cách để đưa lần các thiết vận xa ra khỏi vùng lún lầy. Trong khi đó, Pháo binh và Không Quân Việt-Mỹ tiếp tục oanh kích, hỏa tập vào các vị trí được ghi nhận là Cộng quân đang tập trung. Theo tin tình báo, Cộng quân đã phối trí hai trung đoàn của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt cố bám giữ đồn điền Chup để cho bộ chỉ huy Công trường này có thể rút về tuyến sau.
Lực lượng đặc nhiệm Chiến Đoàn 318, ngay khi nhận được lệnh, hai Trung Đoàn 43 và 48 Bộ Binh đã được trực thăng vận xuống vùng hành quân mới. Sáu giờ chiều ngày
29 tháng 5 năm 1970, cuộc đổ quân hoàn tất. Ngay sau đó, các đơn vị của Sư Đoàn 18 Bộ Binh tiếp tục di chuyển quân trong đêm.
Đến 4 giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 1970, các đơn vị của Sư Đoàn 18 Bộ Binh đã có mặt tại vị trí đã định hai pháo đội Pháo Binh hỗn hợp 105 và 155 ly đã được các phi cơ Chinook thả xuống vùng hành quân từ lúc gần tối. Ngay sau đó, hai pháo đội này đã lập ngay căn cứ hỏa lực dã chiến để yểm trợ cho cuộc hành quân.
Sự tăng viện kịp thời của Chiến Đoàn 318 đã giải tỏa được áp lực của Cộng quân, lập được vòng đai an toàn cho các phi đội trực thăng đáp xuống để di tản thương binh ra khỏi trận địa. Từ đó, các chiến đoàn Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn làm chủ chiến trường. Trung đoàn 88 của Cộng Sản bị thiệt hại nặng.
Sau hai ngày liên tục tiến quân trên đất Chùa Tháp, đến ngày 1/5/1970 cánh quân của Sư Đoàn 18 Bộ Binh và lực lượng tăng phái đã khai thông hoàn toàn quốc lộ 1, một vùng rộng lớn từ biên giới tới tỉnh Svay Rieng cũng được khai quang. Lực lượng hành quân đã khám phá một căn cứ hậu cần to lớn của Cộng quân tại thị trấn Ba Thu trong khu Mỏ Vẹt. Sự rộng lớn của căn cứ nầy khiến một SQ người Mỹ phải nói rằng “Nó lớn như là căn cứ tiếp liệu của Mỹ tại Long Bình”, tịch thu 1,146 súng cá nhân, 174 súng cộng đồng trên 140 tấn quân dụng và 45 tấn gạo bị phá hủy, 170 xác cộng quân bỏ lại trận địa..
Ngày 2/5/1970 Khởi đầu giai đoạn 2 của chiến dịch, BTL/QĐ lll tung lực lượng 2 Chiến Đoàn 225 và Chiến Đoàn 333 tiến về phía Nam hướng về khu Mỏ Vẹt tấn công vào căn cứ địa 367 hay Mật Khu Ba Thu của VC, cả hai chiến đoàn càng tiến gần tới Mỏ Vẹt càng gặp sức kháng cự mạnh mẽ của cộng quân. Giao tranh càng lúc càng ác liệt, nhưng nhờ hỏa lực yểm trợ hùng hậu, QL VNCH đã làm chủ được trận địa và Cộng quân bị thiệt hại nặng.
Bản đồ vùng mật khu Ba Thu và 367 trên đất Cambodia. 

Ngày 3/5/1970 Chiến Đoàn 318 do Đại Tá Trần Quang Khôi chỉ huy triển khai lực lượng về phía Tây thành phố Svay Riêng dọc theo QL1 để giúp đở các lực lượng địa phương của Cambodia tại đây đang bị quân CS bao vây.
Cùng thời điểm hai mặt trận khác từ Quân khu IV và một cuộc hành quân hổn hợp giửa SĐ1 Không Kỵ Hoa Kỳ và LĐ3ND-VN tấn công vào khu vực Lưỡi Câu cũng được khởi động. Địch quân đang bị hoang mang, lúng túng kháng cự.
Từ tỉnh Kiến Tường, lực lượng của Quân Khu IV gồm SĐ9BB, Liên Đoàn 4 BĐQ cùng 5 Thiết Đoàn Kỵ Binh vượt biên giới đánh thẳng lên hướng Bắc tiến vào khu Mỏ Vẹt để bắt tay với lực lượng hành quân của Quân Đoàn III. Trong khi đó Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù từ Bình Long được SĐ1 Không Kỵ trực thăng vận để khai triển một cuộc hành quân khác mang tên là Toàn Thắng 43 tấn công vào mật khu 353 của CS trong vùng Lưởi Câu.
Bản đồ vùng Fish hook-Lưỡi câu trên đất Cambodia.

Ngày 5/5/1970, 3 Đại Đội CIDG (Dân sự Chiến đấu) và Lực Lượng Đặc Biệt từ Đức Hòa Đức Huệ đã đươc triển khai di chuyển vào hoạt động trong vùng Mỏ Vẹt.
Ngày 7/5/1970 giai đoạn 3 của Toàn Thắng 42 được khởi động, Lực lượng VNCH chuyển hướng tấn công từ QL1 lên hướng Bắc đến tận thị trấn Kampong Trach thượng nguồn sông Kampong Spean (sang VN đổi tên là Vàm Cỏ Đông). Trung Tướng Đổ Cao Trí luôn luôn bảo mật và triệt để áp dụng chiến thuật cơ động chuyển hướng công kích. Các phóng đồ hành quân do chính tay ông vẽ và trao tận tay các đơn vị trưởng chỉ huy chiến trường. Địch quân không thể lượng định hướng tấn công của QL-VNCH để chống đở hay điều quân cứu ứng cho nhau được. Chiến thuật cơ động ngoạn mục nầy được các Tướng lảnh người Mỹ vô cùng thán phục.
Cuộc hành quân khởi từ Bến Sỏi Tây Ninh, Chiến Đoàn 225 tiến về hướng Tây, trong khi Chiến Đoàn 333 và 318 tấn công lên phía Bắc khởi từ hai thị trấn Prasot và Chiphu. Đến giữa trưa chiến đoàn 225 đánh tan một lực lương cộng quân cách biên giới vài cây số trong lảnh thổ Kampuchea trong lúc đó chiến đoàn 333 chỉ giao tranh lẻ tẻ nhưng chiến đoàn 318 thì chạm mạnh và 150 công quân bị hạ tại trận.
Ngày 9/5/1970 Chiến đoàn 225 khám phá một bệnh viện dả chiến trên 200 giường với đầy đủ tiện nghi, phòng giải phẩu và thuốc men v.v… Chiến Đoàn 225 cũng bắt tay được với Chiến Đoàn 318 c ủa Đại Tá Khôi tại thị trấn Kampong Trach. Sau đó Chiến Đoàn 318 tiến quân dọc theo hai bên tả và hữu ngạn sông Kampong Spean đánh đuổi quân của VC rút chạy về phía Bắc.
Quân CSBV hoàn toàn bị động tháo lui trên khắp các chiến tuyến, tình hình an ninh trong toàn vùng sáng sủa hơn bao hết. Ngày 11/5/1970 Tổng Thống Thiệu bất ngờ tới thăm chiến trường, nghe Tướng Trí thuyết trình diễn tiến khắp các mặt trận. Tổng Thống Thiệu cũng thảo luận với Tướng Trí về tình trạng Việt Kiều ngày càng bị ngược đãi tàn tệ tại Kampuchea. Trung Tướng Trí nhận trách nhiệm khai thông QL1 lên tới Phnong Pênh để tiếp đón Việt Kiều và chuyển vận họ về VN bằng đường bộ. 
20191028 ChienDichBinhTay 06
Ngày 13/5/1970 giai đoạn 4 của Hành Quân Toàn Thắng 42 khai diển, trọng tâm của cuộc hành quân nhằm giải thoát và hồi hương Việt Kiều. Trung Tướng Trí cho tập trung quân quanh thị trấn Svay Riêng. Từ đây Chiến Đoàn 318 tấn công về hướng Tây dọc theo QL1 hướng về Phnong Pênh trong khi Chiến Đoàn 225 cùng các Kỵ Binh tấn công trở lại vào mật khu Ba-Thu ở hướng Đông Nam để làm thế nghi binh. Chiến Đoàn 333 giữ an ninh trục lộ QL1 và làm thành phần trừ bị.
Ngày 14/5/1970 trên đường tiến quân về phía Tây dọc theo QL1 để bắt tay với các lực lượng hành quân của Quân Khu 4, Chiến Đoàn 318 đã giao tranh với cộng quân quanh thị trấn Kompong Trabeck, Lực lượng BĐQ và Kỵ Binh Việt Nam đã tiêu diệt 48 cộng quân và bắt sống 56 tù binh thuộc Tiểu Đoàn D1 Tỉnh Tây Ninh.
Ngày 17/5/1970 Chiến đoàn 225 khi hoạt động tại phía Nam QL1 trong vùng Mỏ Vẹt đã giao tranh với một lực lượng đông đảo cộng quân, 26 CS bị giết và 20 tù binh bị bắt sống khai rằng họ thuộc quân số Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 1 CSBV.
Ngày 20/5/1970 Chiến đoàn 333 chạm địch mạnh trên dọc QL1 khoảng giữa từ biên giới đến Svay Riêng 9 cộng quân bị giết, 226 bị bắt sống họ cung khai thuộc TĐ2/Trung Đoàn 271 Công Trường 9 VC.
Ngày 21/5/1970 Chiến đoàn 225 tiếp tục tiến về phía Nam QL1 và chạm địch, 12 cộng quân bị giết 15 bị bắt sống. Một trong số nầy là một SQ cao cấp về tiếp vận của Trung Ương cục Miền Nam.
Quốc lộ 1 từ biên giới Việt Nam đến Thủ đô Nam Vang hoàn toàn được giải tỏa, một số lớn Việt Kiều được đưa về Việt Nam bằng đường bộ.
Ngày 23/5/1970 do lời cầu cứu của Bộ Tư Lệnh Quân Khu 1 Quân Đội Kampuchea khi SĐ 9 CSBV tập trung quân uy hiếp Kompong Chàm, thành phố lớn hàng thứ ba của nước nầy, cách Phnong Pênh khoảng 70 km về phía Bắc. Giai đoạn 5 của cuộc hành quân Toàn Thắng 42 được khai triển. Lực lượng Chiến Đoàn 225 được lịnh trấn giữ QL1 từ biên giới Gò Dầu Hạ đến Svay Rieng; Chiến Đoàn 333 tiến dọc theo quốc lộ 7 từ đồn điền Krek tiến về phía Tây; và Chiến Đoàn 318 từ Prey Veng tiến dọc theo QL15 đánh thẳng lên hướng Bắc. TĐ7ND trong cánh quân Chiến Đoàn 333 đã giao tranh ác liệt với Trung Đoàn 272 VC quanh khu vực đồn điền Chup. Trước sức tấn công dũng mãnh của các chiến sĩ Nhảy Dù, Trung đoàn 272VC phải tháo chạy sau khi bị thiệt hại nặng, 26 xác bỏ lại tại trận, 16 tù binh bị bắt sống trong đó có 1 Tiểu Đoàn Trưởng. 
20191028 ChienDichBinhTay 07
Trung Tướng Đỗ Cao Trí cùng các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ trong cuộc hành quân tiêu diệt hậu-cần CS Bắc Việt tại Cam Bốt năm 1970. Hình chụp tại thị trấn Kompong Chak gần khu Mỏ Vẹt.
 Ngày 27/5/1970 Chiến Đoàn 318 cùng hai Thiết Đoàn 15 và 18 đã tiêu diệt tiểu đoàn 309 VC trên Liên tỉnh lộ 15. Ba ngày sau một tiểu đoàn thứ ba /Trung đoàn 271 của VC cũng bị đánh bại sau 8 giờ giao tranh ác liệt tại phía Tây Nam đồn điền Chup và 110 tên bị loại khỏi vòng chiến. Cuộc bao vây của CS quanh Kompong Chàm đã bị phá vở.
Một hôm giữa đêm khuya ngày 29/5/1970 khi tất cả TĐ7ND còn đang ngủ thì có tiếng trực thăng chỉ huy của Trung Tướng Đỗ Cao Trí vần vũ trên đầu và đáp ngay vị trí đóng quân. Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh và Tiểu Đoàn 7 ND được lệnh di chuyển nội trong đêm nay để đánh vào mật khu đồn điền Chup, nơi Công Trường 9 Việt Cộng đặt bộ chỉ huy.
Sau đó,Trung Tướng Trí ngồi trên chiến xa chỉ huy, xua quân ào ào như nước vỡ bờ trực chỉ đồn điền Chup. Trời chưa sáng chiến xa đã nghiền nát Chup. Cuộc tấn công chớp nhoáng, bất ngờ đã phá vỡ hậu cần tiếp liệu và tiêu diệt hầu hết bộ chỉ huy, bắt được một số cán bộ cao cấp nhưng Tư lệnh Công Trường 9 trốn thoát.
Lực lượng Công Trường 9 của CSBV đã bị đánh bại nên phải tháo lui. Lực lượng VNCH đã tràn vào đồn điền Chup ngày 1/6/1970 và phá hủy rất nhiều hầm hố công sự phòng thủ, những kho tàng, những cơ giới cùng vũ khí, thuốc men và lương thực.
Đồn Điền cao su Chup rộng lớn diện tích khoảng 180 km2, Cộng quân thường lợi dụng rừng cây cao su ngút ngàn rậm rạp để ẩn núp và bố trí công sự chiến đấu kiên cố chống lại quân của VNCH vì vậy những trận đánh vừa qua đã làm cho quân số đôi bên đều bị tiêu hao. Sau khi thanh toán chiến trường lực lượng hành quân VNCH bàn giao lại cho quân đội Khmer trấn thủ.
Ngày 31/5/1970 Chiến đoàn 225 tấn công vào khu vực phía Tây Cánh Tiên đã giết 34 công quân bắt sống 2 tù binh thuộc TĐ308 VC. 
20191028 ChienDichBinhTay 08
TĐ7ND tái chiếm Kompong Chàm 6/1970, từ trái sang phải: Y-sĩ Trưởng Nguyễn Phước Trọng, ĐĐT/ĐĐ73- Đ/úy Nguyễn Viết Thanh, TĐ Phó -Th/Tá Phạm Kim Bằng, TĐ Trưởng- Th/Tá Lê Minh Ngọc, SQ Ban 3: Đ/úy Đoàn Phương Hải

Ngày 3/6/1970 Chiến Đoàn 318 được lịnh rút về Long Khánh để nghỉ ngơi, bổ sung quân số và tái trang bị. Ngày 12/6/1970 Chiến đoàn 318 vào vùng hành quân trở lại và di chuyển đến khu vực đồn điền Krek thay thế cho Chiến Đoàn 333 rút về VN. Trong khi đó Trung Đoàn 49/SĐ25 được điều động thay thế Trung Đoàn 46 BB trong Chiến Đoàn 225.
Giữa tháng 6/1970, lợi dụng trong lúc các đơn vị VNCH thay quân, SĐ9CSBV mon men trở lại đồn điền Chup và đe dọa bao vây Kompong Cham. Lực lượng quân đội Kampuchea vì quá non trẻ không thể đũ sức phòng thủ khi đối đầu với lực lượng của VC và Khmer đỏ, vì vậy khi Quân Đội VNCH bàn giao các địa điểm vừa chiếm lại cho quân KPC thì một thời gian ngắn sau đó lại lọt về tay Khmer đỏ hay CSBV như cũ.
Ngày 21/6 Quân Lực VNCH đã phản công quyết liệt để giúp đở cho Quân Lực còn yếu kém của Quốc gia láng giềng thêm một lần nửa. Trung Tướng Trí đã điều động 3 Chiến Đoàn 225, 318 và 333 cùng lúc tiến quân trên QL7 xuất phát từ đồn điền Krek rồi chia làm ba mũi tấn công vào Chup. Trước sự tấn công như vũ bảo của các lực lượng Nhảy Dù, Biệt Động Quân, SĐ18 và 25 cùng lực lượng Thiết Giáp và Pháo Binh của QLVNCH với hỏa lực hùng hậu, quân CSBV đã không chịu nổi nên phải tháo chạy khỏi chiến trường.
Đến ngày 29/6/1970 tình hình trong vùng hành quân hoàn toàn yên tỉnh, lực lượng VNCH hằng ngày mở các cuộc hành quân truy lùng tuần tiểu nhưng không gặp bất cứ một cuộc chạm súng nào.
Ngày 22/7/1970 Hành quân Toàn Thắng 42 kết thúc, các lực lượng quân đội Việt Nam hoàn toàn rút khỏi Kampuchea.
Đại Úy Võ Trung Tín Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
Đại Úy Nguyễn Hữu Viên Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435
Trích và cập nhật từ quyển ‘20 Năm Chiến Sự’ – Binh chủng Nhảy Dù
Tài Liệu Tham Khảo:
– Phỏng vấn các chiến hữu trong SĐND
– 1970 Cambodian Incursion- Parrot’s Beak and Fishhook from Wikipedia
– Like Rolling Thunder: The Air War in Vietnam, 1964-1975 By Ronald Bruce Frankum
– Trận Phum Long Giêng của TĐ7ND của Tr/Tá Lê Minh Ngọc LĐT /LĐ4ND.
– Khoảng Tối Nhìn lên, của Đào Đức Bảo Tác giã xuất bản tại San Diego 2003.
– Tình nghĩa anh em-một đời Mủ Đỏ của Đoàn Phương Hải, 
www.vantuyen.net 
– TĐ3ND tham chiến trong cuộc hành quân ngoại biên Toàn Thắng 43 của Đại Tá Lê Văn Phát Lữ Đoàn Trưởng LĐ3ND hiện đang cư ngụ tại Orange County.
– Đại Tướng Đỗ Cao Trí Và Mặt Trận Ngoại Biên của Vương Hồng Anh.
– Hình ảnh của Trung Tá Lê Minh Ngọc và của Lê Quang Đức.

Bản đồ Cambodia
The Joint Chiefs of Staff and The War in Vietnam 1969–1970



Còn tiếp