Sunday, December 24, 2023

20231225 Cong Dong Tham Luan BPSOS

20231225 Cong Dong Tham Luan BPSOS


Chuyện hài cuối năm: Việt Nam sẽ thực thi các cam kết nhân quyền… vào cuối thế kỷ

Trong Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, Việt Nam nói một đằng làm một nẻo


Mạch Sống, ngày 23 tháng 12, 2023

http://machsongmedia.org

Nhân kỷ niệm 75 năm bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Quát (còn gọi là Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền), Việt Nam đã đệ trình với Ban Thư Ký “Nhân Quyền 75” 8 lời hứa thực thi các cam kết nhân quyền, như cải tổ khung luật cho phù hợp với các cam kết quốc tế, xiển dương các biện pháp và đầu tư nguồn lực để phát huy nhân quyền, v.v. Các lời hứa của nhà nước Việt Nam: https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/12/Viet-Nam_EN.pdf

Nhưng thời hạn thực thi lại rất lạ lùng: cuối năm 2099. Nghĩa là 76 năm nữa. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Febef5610-bd90-4c58-9a88-7df3a31e6fb7.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1703451202&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc0-cc000101db00&sig=mvFjiZNjFReuNHscB1kCPQ--~D

Thoạt tiên, một viên chức LHQ cho rằng đây là lỗi đánh máy: chắc 2029 chứ không thể nào 2099. Sau khi phối kiểm thì người này xác nhận, đúng là nhà nước Việt Nam chọn cuối 2099 làm thời hạn thực thi các lời hứa với quốc tế. Người dân trong nước phải chờ thêm hơn 3/4 thế kỷ để được hưởng nhân quyền đầy đủ.

Đầu năm nay, trong tư cách thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, nhà nước Việt Nam đề xướng Nghị Quyết số 52/19 để kêu gọi các chính quyền, các tổ chức quốc tế và mọi thành phần xã hội trên toàn cầu đánh dấu Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 lần thứ 75. Hội Đồng Nhân Quyền LHQ thông qua nghị quyết này ngày 4 tháng 4, 2023. 


Xem: https://documents-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/G23/072/73/PDF/G2307273.pdf?OpenElement

https://digitallibrary.un.org/record/4012140/files/A_HRC_RES_52_19-EN.pdf

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F75edb114-1712-41ce-829d-03af7ec04d6b.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1703451202&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc0-cc000101db00&sig=O86.IHDJaFqzua2vG1UQGw--~D

Hình 1 - Điểm nhóm Tin lành buôn Chuê (Buôn Čuê), xã Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk kỷ niêm 75 năm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền

Nhà nước Việt Nam kêu gọi cả thế giới làm một đằng, còn mình thì làm ngược lại. Trước ngày 10 tháng 12, công an đã bủa ra ở Tây Nguyên để răn đe các hội thánh Tin Lành tư gia không được kỷ niệm ngày này, bằng không sẽ bị bắt, bị tù. Ngay trong ngày 10 tháng 12, công an canh gác không cho nhiều tín đồ Tin Lành Tây Nguyên ra khỏi nhà để không thể tham gia sinh hoạt kỷ niệm. Một số người vẫn cách này cách khác đứng ra kỷ niệm ngày 10 tháng 12 thì bị “mời” lên đồn công an, bị doạ nạt và bị cấm không được đăng hình ảnh sinh hoạt kỷ niệm, không được báo cáo với LHQ.

Hai sự kiện trên cho thấy nhà nước Việt Nam chỉ diễn tuồng về cam kết nhân quyền. Hai chuyện hài cuối năm.

Bài liên quan:

Đánh dấu 75 năm Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Quát

https://machsongmedia.org/administrator/index.php?option=com_content&task=article.edit&id=2069

 

Bảo vệ đồng bào giữa hiểm nguy: Lời tri ân và kêu gọi cuối năm

2 thành phần ưu tiên: người tị nạn và nạn nhân buôn người

BPSOS, ngày 23 tháng 12, 2023

http://machsonmedia.org

Nhân dịp cuối năm 2023, chúng tôi gửi lời tri ân đến quý ân nhân và tình nguyện viên đã tin tưởng, hỗ trợ và đồng hành với BPSOS trong nhiều năm qua để bảo vệ đồng bào tị nạn và giải cứu nạn nhân buôn người. Chúng tôi cũng kêu gọi sự tiếp tục yểm trợ về nhân lực, tài chánh và tinh thần của quý đồng hương trong năm 2024. Sau đây là phần trường trình tổng lược những hoạt động và thành quả năm 2023.

Can thiệp quy chế tị nạn

Văn phòng pháp lý (Center for Asylum Protection, CAP) do BPSOS thành lập năm 2014 và hoàn toàn tài trợ đã lập hồ sơ xin quy chế tị nạn cho 42 gia đình, gồm khoảng 250 người, và tham dự 80% các cuộc phỏng vấn của họ với Cao Uỷ Tị Nạn LHQ. Đây là những hồ sơ mới, không kể những hồ sơ tồn đọng từ những năm trước.

Chúng tôi giúp pháp lý không riêng cho người Việt mà trong trường hợp đặc biệt còn can thiệp cho người tị nạn đến từ các quốc gia khác. Đầu năm nay, khi được tổ chức ChinaAid báo động, các luật sư CAP đã can thiệp cho 8 gia đình gồm 43 người thuộc hội thánh Tin Lành Mayflower Church ở Trung Quốc đến Thái Lan lánh nạn. Toàn bộ số người này đã được CUTN/LHQ công nhận tư cách tị nạn và được Hoa Kỳ đón nhận tái định cư. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fdc490448-39ff-41dd-a63c-37542cdcb2f1.png%3Frdr%3Dtrue&t=1703451202&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc0-cc000101db00&sig=vHBOOiIew_PGosg.NQ55.Q--~D

Hình 1 – Người tị nạn đến trước đón người đến sau ở Hoa Kỳ trong tháng 11, 2023

Can thiệp với cảnh sát Thái

Một nữ luật sư người Thái tại văn phòng CAP có chức năng là Cán Sự Bảo Vệ (Protection Officer), chuyên can thiệp cho các trường hợp bị cảnh sát Thái bắt. Vị nữ luật sư này đã điều đình thành công nhiều vụ để được thả nhưng cũng có một số đồng bào bị đưa vào Trại Giam Di Dân. Khi ấy, vị nữ luật sư này phối hợp với những tổ chức thân hữu, như tổ chức ACF Foundation ở Hoa Kỳ, để lập hồ sơ xin tại ngoại.

Vai trò của Cán Sự Bảo Vệ càng trở nên quan trọng khi cảnh sát Thái gia tăng bắt người tị nạn đang trong tầm ngắm của công an Việt Nam. Cuối tháng 11 và đầu tháng 12, nhiều người Thượng và một người Hmong bị bắt trong trường hợp như vậy. Song song với sự can thiệp pháp lý của luật sư CAP, BPSOS vận động LHQ và chính phủ Hoa Kỳ tạo sức ép lên chính phủ Thái Lan để không giải giao người tị nạn bị bắt cho công an Việt Nam.

Vận động định cư cho người có quy chế tị nạn

Trước tình hình Hoa Kỳ cắt giảm mạnh chương trình định cư tị nạn từ năm 2018, BPSOS liên tục vận động Hoa Kỳ và quốc tế giải quyết định cư số 1000 đồng bào đã có quy chế tị nạn ở Thái Lan với mục tiêu đề ra là 100 đồng bào được tái định cư trong năm 2023. Tính đến ngày 15 tháng 12, tổng cộng 108 đồng bào có quy chế tị nạn đã tái định cư ở Hoa Kỳ, Canada, Úc hoặc Tân Tây Lan. Nghĩa là vượt mục tiêu.

Mục tiêu của chúng tôi cho năm 2024, là 400 người, cũng khả thi vì hiện có khoảng 80 đồng bào đang trong thủ tục tái định cư và có thể sẽ rời khỏi Thái Lan nội trong 3 tháng đầu năm 2024. Chúng tôi kỳ vọng mức độ này sẽ được duy trì trong suốt 9 tháng còn lại của năm 2024. Ngoài ra, chúng tôi dự phóng khoảng 50 đồng bào trong số trên 80 người có quy chế tị nạn được BPSOS lập hồ sơ theo chương trình bảo lãnh tư nhân của Canada sẽ lên đường định cư trong năm 2024.  Chúng tôi kỳ vọng chương trình Welcome Corps, dù đang gặp nhiều trắc trở và bị chậm trễ, cũng sẽ giúp định cư được thêm vài ba chục đồng bào tị nạn. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F81f43702-354f-410f-aa5d-fa976dd1ccdb.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1703451202&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc0-cc000101db00&sig=cjB1JuJ99N_TSW5EDh1NuA--~D

Hình 2 - Phân phối rau quả cho đồng bào tị nạn, ngày 9/12/2023

Hỗ trợ tài chính

Trong năm 2023, BPSOS đã xin được 66,660 Mỹ kim tiền trợ cấp khẩn cấp cho 16 gia đình tị nạn gặp nguy hiểm, và 14,345 Mỹ kim cho 9 gia đình đóng phạt để không phải ngồi tù trước khi lên đường tái định cư. Ngoài ra, BPSOS tiếp tục hỗ trợ Hội Tương Trợ Tị Nạn để trang bị các tủ thuốc gia dụng ở 11 địa điểm có nhiều đồng bào tị nạn sinh sống, phân phối thực phẩm cho đồng bào trong dịp lễ tết, và tổ chức phát quà Trung Thu và Giáng Sinh cho trẻ em tị nạn. Hội Tương Trợ Tị Nạn còn có một vị linh mục bác sĩ người Việt khám bệnh hàng tháng cho đồng bào. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F9e2b7f2d-c7f7-4ac0-982a-e31a58ef83e6.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1703451202&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc0-cc000101db00&sig=HtMBeEepiUGfv.NgVBnK3Q--~D

Hình 3 - Linh Mục Bác Sĩ khám bệnh cho đồng bào tị nạn, ngày 24/11/2023 (ảnh từ Facebook)

Giải cứu nạn nhân buôn người

Từ tháng 4, 2021, chương trình Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu (CAMSA) của BPSOS đã giải cứu 107 nạn nhân bao gồm: 57 từ Saudi Arabia, 2 từ Oman, 20 từ Camphuchia, 7 Miến Điện và 21 từ Romania. Họ đều đã hồi hương an toàn ngoại trừ một người phải đến Thái Lan tị nạn do bị trả thù sau khi lên tiếng tố cáo tình trạng buôn người trong chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước. BPSOS tiếp tục hỗ trợ cho những nạn nhân đã hồi hương về pháp lý để đòi thủ phạm, bao gồm cả công ty đã xuất khẩu họ và giới chức nhà nước đồng loã, bồi thường.

Ngoài ra, BPSOS đã vận động LHQ can thiệp cho 402 người Việt bị bóc lột sức lao động ở Serbia; một số đã hồi hương, số khác được chuyển nơi lao động, và một số đã trốn đi biệt tích.

Sơ lược hoạt động của BPSOS ở Thái Lan

Toán hoạt động do BPSOS tài trợ ở Thái Lan hiện có 20 nhân sự toàn thời, bao gồm:

·        4 luật sư lập hồ sơ xin tị nạn

·        1 luật sư người Thái trong vai trò cán sự bảo vệ

·        1 người phối hợp định cư người tị nạn

·        2 người quán xuyến việc giải cứu nạn nhân buôn người

·        1 người phối hợp các khoá huấn luyện và đào tạo

·        3 người lo truyền thông

·        3 người hỗ trợ các cộng đồng bị yếu thế ở Việt Nam

·        4 người thông dịch giữa Anh ngữ và các tiếng Việt, Êđê, Jarai, và Khmer

·        1 người lo hành chánh và sổ sách tài chánh

Các nhân sự này được phân bổ theo 4 chương trình:

(1)   Can thiệp pháp lý và định cư người tị nạn

(2)   Giải cứu nạn nhân buôn người

(3)   Phát huy năng lực cho các cộng đồng yếu thế ở Việt Nam

(4)   Phát huy và bảo vệ tự do tôn giáo hay niềm tin trong khu vực Đông Nam Á 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F3a383018-abb2-4c6a-870d-819854e68a1b.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1703451202&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc0-cc000101db00&sig=Y6zaNx.4l7.vj7PMx.aB8g--~D

Hình 4 - Các nữ nạn nhân buôn người ở Ả Rập Xê Út cầu cứu, ngày 11/04/2021

Năm 2008, BPSOS mở chương trình can thiệp pháp lý cho đồng bào tị nạn ở Thái Lan và đồng thời khởi xướng chương trình giải cứu nạn nhân buôn người. Đến nay, chúng tôi đã can thiệp pháp lý cho gần 2000 người tị nạn ở Thái Lan, tuyệt đại đa số đến từ Việt Nam. Trong số này, khoảng gần 1000 người có quy chế tị nạn đã tái định cư ở nhiều quốc gia. Cũng trong 15 năm ấy, chương trình CAMSA của BPSOS đã giải cứu khoảng 5,000 và hỗ trợ giải cứu thêm 6,000 nạn nhân buôn người. Riêng từ tháng 4 năm 2021, chương trình CAMSA đã giải cứu hoặc vận động giải cứu cho 509 nạn nhân. Trong số này, nhiều chục nạn nhân tiếp tục được hỗ trợ pháp lý sau khi hồi hương. Chúng tôi sẽ tường trình về 2 chương trình còn lại trong một bài riêng.

Lời kêu gọi

BPSOS không nhận tài trợ từ cơ quan chính phủ hay tổ chức tư nhân nào cho các hoạt động bảo vệ người tị nạn và giải cứu nạn nhân buôn người mà tuỳ thuộc hoàn toàn vào những đóng góp từ cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Mỗi dịp cuối năm, chúng tôi tổ chức gây quỹ ở nhiều thành phố ở Hoa Kỳ để tài trợ cho hoạt động trong năm sau. Vì yếu tố bất khả kháng, chúng tôi đã không thể thực hiện chương trình gây quỹ cuối năm nay.

Do đó chúng tôi thiết tha kêu gọi sự quan tâm và yểm trợ của quý mạnh thường quân trong cộng đồng để giúp chúng tôi tiếp tục các hoạt động bảo vệ người tị nạn và giải cứu nạn nhân buôn người trong năm 2024. Chúng tôi xin cảm ơn trước lòng thương yêu của quý vị ân nhân dành cho các đồng bào kém may mắn và sự tin tưởng của quý vị gửi gắm cho BPSOS.

Quý vị có thể đóng góp trực tuyến tại https://bpsos.org/donate hoặc gửi ngân phiếu kèm phiếu yểm trợ đến:

BPSOS

6066 Leesburg Pike, Suite 100

Falls Church, VA 22041 USA

Memo: CAP/CAMSA

Mọi đóng góp từ người ở Hoa Kỳ đều được cấp giấy miễn trừ thuế.

Chúng tôi kính chúc quý đồng hương, ân nhân và thân hữu năm mới an khang và đạt nhiều thắng lợi.

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fc182566d-5200-41af-b531-45a363506933.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1703451202&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc0-cc000101db00&sig=vTfgFGJbv9CrBWEiuaov3w--~D

 

Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị Chủng tộc có khuyến nghị gì cho Việt Nam?

https://machsongmedia.org/


Hải Di Nguyễn

Ngày 29-30/11/2023, Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị Chủng tộc (Committee on the Elimination of Racial Discrimination, viết tắt là CERD) đã có phiên rà soát nhà nước Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ.

Trong một bài viết gần đây, tôi đã viết vài suy nghĩ, nhận định riêng về sự kiện này, từ góc nhìn một người có tham dự.

Vậy CERD nghĩ gì về tường trình và các câu trả lời của nhà nước Việt Nam? Và họ có những khuyến nghị gì? 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F21541347-6728-4970-bb3b-152857cfc70b.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1703452565&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc0-cc007901db00&sig=D.xVCcSbYVoJ2hnV.lmmMA--~D

Khía cạnh tích cực

CERD hoan nghênh một số điều luật như:

(a) Luật Cư trú (số 68/2020/QH14);

(b) Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án (Số 58/2020/QH14);

(c) Luật Xử lý vi phạm hành chính (Số 67/2020/QH14);

(d) Luật Thi hành án hình sự (số 41/2019/QH14).

Các khuyến nghị

Thống kê

CERD khuyến nghị nhà nước Việt Nam cần cải thiện việc thu thập, xác minh dữ liệu. CERD cũng yêu cầu họ cung cấp, trong báo cáo tiếp theo, số liệu thống kê toàn diện và chính xác về dân số phân chia theo giới tính, tuổi tác, tôn giáo, sắc tộc, quốc tịch, và các chỉ số kinh tế xã hội để đánh giá chênh lệch giữa các nhóm và tác động của các chính sách nhà nước.

Khiếu nại về kỳ thị chủng tộc

CERD nhắc nhở rằng ít có khiếu nại chính thức về nạn kỳ thị chủng tộc không có nghĩa là không có kỳ thị chủng tộc.

Ủy ban khuyến nghị nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường khả năng tiếp cận công lý của người dân; bảo đảm cho người tham gia tố tụng tại tòa án có quyền dùng tiếng mẹ đẻ; đào tạo cho luật sư, cố vấn pháp lý, thẩm phán… về vấn đề phân biệt, theo luật quốc tế; nâng cao nhận thức của người dân; điều tra, truy tố, và trừng phạt những hành vi trả thù với nạn nhân làm đơn khiếu nại.

Án tử hình

Ủy ban khuyến nghị Việt Nam thu thập và cung cấp dữ liệu về các cá nhân bị án tử hình, phân chia theo sắc tộc và nguồn gốc quốc gia; rà soát, sửa đổi lại các luật và chính sách dẫn tới sự chênh lệch về sắc tộc trong việc kết án và tuyên án hình sự. 

Ngôn ngữ, tội ác thù hận

Ủy ban khuyến nghị Việt Nam thông qua luật cấm ngôn ngữ phân biệt chủng tộc và kích động hận thù hay bạo lực chủng tộc; bảo đảm phải điều tra, truy tố, và trừng phạt ngôn ngữ thù hận và các tội phạm có động cơ liên quan đến chủng tộc, bao gồm tội phạm của Hội Cờ đỏ; đào tạo cho các cán bộ thực thi pháp luật và cơ quan công quyền; thực hiện các biện pháp thúc đẩy đa dạng sắc tộc và văn hóa, khoan dung, và hiểu biết giữa các cộng đồng…

Phân biệt chủng tộc

Lo ngại về cáo buộc chính quyền địa phương phân biệt chủng tộc, ngược đãi, tra tấn… khi điều tra về vụ tấn công ở Đắk Lắk ngày 11/6/2023, Ủy ban khuyến nghị Việt Nam phải điều tra, truy tố, và trừng phạt những cán bộ thực thi pháp luật phân biệt chủng tộc, lạm dụng quyền lực, và ngược đãi; bảo đảm nạn nhân được đền bù và không bị trả thù nếu báo cáo những trường hợp trên; đào tạo các cán bộ…

Bình đẳng về các vấn đề công cộng và chính trị

Ủy ban khuyến nghị nhà nước Việt Nam cần có biện pháp thúc đẩy sự tham gia bình đẳng vào các vấn đề công cộng và chính trị, để các cộng đồng sắc tộc thiểu số có sự đại diện tương xứng ở các cấp chính quyền và có thể tham gia quá trình ra những quyết định ảnh hưởng đến họ.

Không gian dân sự

Ủy ban kêu gọi nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền của những người hoạt động vì quyền của người sắc tộc thiểu số, người bản địa, và người không phải công dân, và chấm dứt hành vi bạo lực, hăm dọa, giám sát, quấy rối, và trả thù một cách hệ thống với họ; điều tra, truy tố các vụ việc được báo cáo, và trừng phạt khi có kết án.

Tự do đi lại

Ủy ban khuyến nghị Việt Nam thực hiện các bước để bảo đảm mọi hạn chế xuất cảnh với các cá nhân thuộc sắc tộc thiểu số là cần thiết và phù hợp cho mục đích chính đáng; xem xét và sửa đổi Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, đặc biệt điều 36(6) về những người bị đình chỉ xuất cảnh vì lý do an ninh quốc gia, vì quá rộng và mơ hồ.

Tự do tôn giáo

Nhận thấy sự đan xen giữa vấn đề tôn giáo và sắc tộc, Ủy ban khuyến nghị nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả mọi người, đặc biệt cho những người thuộc các nhóm sắc tộc – tôn giáo thiểu số được quyền sinh hoạt tôn giáo, công khai và riêng tư, dù có đăng ký hay không; ngăn chặn việc sử dụng vũ lực và lạm dụng quyền lực của các cơ quan thực thi pháp luật; bảo đảm những hành vi quấy rốt, đe dọa, cưỡng ép bỏ đạo đều bị điều tra, truy tố, và trừng phạt; đào tạo các quan chức thực thi pháp luật…

Quyền kinh tế và xã hội

Ủy ban khuyến nghị Việt Nam tiếp tục các biện pháp giải quyết chênh lệch kinh tế xã hội giữa các nhóm sắc tộc và thường xuyên đánh giá mức độ hiệu quả để điều chỉnh.

Vấn đề người bản địa

Nhắc đến người bản địa ở Việt Nam, bao gồm người Thượng và người Khmer Krom, Ủy ban khuyến nghị nhà nước Việt Nam công nhận người bản địa trên nguyên tắc tự xác định; bảo đảm sự tham gia của các cá nhân tự nhận mình là người bản địa trong toàn bộ quá trình soạn thảo Luật Đất đai (sửa đổi); bảo đảm, về mặt luật pháp và trên thực tế, quyền lợi của người bản địa, bảo đảm họ có thông tin đầy đủ, đồng ý, được đền bù thỏa đáng và được tham vấn trong suốt quá trình xây dựng kế hoạch tái định cư.

Nạn buôn người

Ủy ban bày tỏ lo ngại sâu sắc rằng phần lớn nạn nhân cưỡng ép lao động và cưỡng ép hôn nhân là phụ nữ thuộc sắc tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc; và về việc thiếu thông tin về tình trạng buôn bán người vào các đường dây lừa đảo ở Đông Nam Á.

Họ khuyến nghị Việt Nam tăng cường nỗ lực xóa bỏ nạn buôn người; giải quyết những yếu tố khiến người dân dễ rơi vào tình trạng này, như nghèo đói và bị phân biệt; áp dụng nguyên tắc không trừng phạt cho nạn nhân buôn người; bảo đảm nạn nhân được hỗ trợ, giúp đỡ, không bị trả thù; điều tra, truy tố, và trừng phạt thủ phạm buôn bán người.

Nhân quyền

Ủy ban khuyến nghị nhà nước Việt Nam đẩy nhanh việc thành lập một tổ chức nhân quyền độc lập, với đủ tài chính và nhân viên, để thúc đẩy nhân quyền; xem xét lại chương trình đào tạo để thúc đẩy giáo dục về nhân quyền, đặc biệt về vấn đề phân biệt chủng tộc; bảo đảm chương trình học phản ánh chính xác lịch sử, văn hóa, cũng như sự đóng góp của các sắc tộc thiểu số và người bản địa trong việc xây dựng đất nước.

Ngoài ra là một số điều khác về luật và báo cáo.

Toàn bộ phần kết luận và khuyến nghị của CERD có thể xem ở đây: 

https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/15/treatybodyexternal/SessionDetails1.aspx?SessionID=2660&Lang=en (Concluding Observations)

 

Ông Lưu Quang Sáng: Làm sao để người Chăm tồn tại với bản sắc thêm 4 thế hệ nữa trước khi mất hút vào Bảo Tàng Nhân Loại!

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2077-ong-luu-quang-sang-lam-sao-de-nguoi-cham-ton-tai-voi-ban-sac-them-4-the-he-nua-truoc-khi-mat-hut-vao-bao-tang-nhan-loai.html

LTS: Ở đây chúng tôi đã có nhiều bài viết về người Thượng, H’mông, và Khmer Krom ở Việt Nam. Sau đây là một bài viết của tác giả Song Chi về cộng đồng người Chăm, đã được đăng trên tờ Diễn Đàn Thế Kỷ vào tháng 11/2023.

Cuộc phỏng vấn là do nhà báo Song Chi thực hiện với ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California. Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F11bd1cd7-dc70-43de-ac4b-4094c1a863f3.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1703452909&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc0-cc009e01db00&sig=AqkzZagxsjvnsbxFPcA5JQ--~D

***

SC: Thưa ông, chúng ta bắt đầu bằng sự phân biệt những cụm từ “dân tộc thiểu số, người thiểu số”và “dân tộc bản địa, sắc dân bản địa”. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy nhà nước Việt Nam luôn luôn dùng cụm từ “dân tộc thiểu số, người thiểu số” mà không dùng cụm từ thứ hai. Thưa ông, tại sao như vậy và ở Việt Nam, có người bản địa hay không?

LQS: Định nghĩa thì hơi dông dài. Tôi lấy một ví dụ để nói lên tất cả: “Ngưởi Việt tại Mỹ là dân tộc thiểu số, và người Da Đỏ là dân tộc bản địa của Mỹ”. Từ đó ta suy ra cộng đồng các dân tộc Champa là những sắc dân bản địa Việt Nam và người Hoa tại Việt Nam là dân tộc thiểu số. Chối bỏ sự thật chỉ cho thế giới biết chúng ta mãi mãi nằm ở thế giới Thứ Ba. Các nước văn minh đều công nhận dân tộc bản địa, tại sao chúng ta không?

SC: Trước đây khi còn ở Việt Nam đi làm phim tài liệu liên quan đến các sắc dân bản địa vào những năm 2000s, tôi đã nhận thấy văn hóa, bản sắc của một số sắc dân bản địa ở Tây Nguyên, hay phía Bắc Việt Nam, dần dần bị “biến mất”: từ nhà cửa (nhà sàn chuyển thành nhà gạch, mái bằng như người Kinh), trang phục, lễ hội v.v… Trong nhiều năm, nhà nước Việt Nam đã thi hành chính sách "đồng hóa" dần dần về ngôn ngữ, phong tục tập quán cho tới “lấn sân” (ở những nơi như Tây Nguyên thì cho người Kinh – đa số là người Thanh Hóa, Nghệ An… lên định cư làm ăn sinh sống, đẩy dần đồng bào bản địa vào rừng sâu), hoặc lấy mất đất, mất rừng, tách các dân tộc bản địa ra khỏi khu vực mà tổ tiên ngàn đời của họ đã sinh sống… So với các sắc dân bản địa này, dân tộc Chăm nhờ có chữ viết, có nền văn hóa dày dặn, cư ngụ ở vùng đồng bằng nên có vẻ ít bị thiệt hại hơn. Nhưng xin ông cho biết, việc dạy và học tiếng Chăm của người Chăm ra sao, có được thoải mái không, người Chăm có bị các chính sách “đồng hóa” hay hạn chế gì về mặt văn hóa không?

LQS: Đây là chủ đề rất rộng, tôi tạm đề cập ba khía cạnh.

Trước năm 1975, cộng đồng người Chăm Ninh Thuận và Bình Thuận ở An Phước và Phan Lý Chàm đều có cơ quan hành chính do Chăm tự quản. Tất cả từ Quận trưởng cho đến nhân viên đều là người Chăm. Tổ chức như thế rất thuận tiện cho việc giải quyết vấn đề liên quan đến phong tục tập quán đặc thù, mà vẫn đảm bảo an ninh chung. Sau 1975 khi hai miền Nam-Bắc gom về một, cả hai quận này bị giải thể và quyền tự quản đã mất hẳn. Hơn nữa ruộng nhà, ruộng lệ, ruộng làng đều mất nên tổ chức xã hội truyền thống dần bị phá vỡ, ảnh hưởng xấu đến đời sống cũng như tâm linh, nhất là quyền lợi của những chức sắc bàn địa đều bị xóa sạch. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Ffd920df0-4b56-4398-9323-cbf626b4bd74.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1703452909&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc0-cc009e01db00&sig=37acJuXHVacxyxjUXWCFQQ--~D

Tri Huyện Dương Tấn Phát và Thủ Tướng Đệ Nhất Cộng Hòa Nguyễn Văn Tâm (Ảnh tư liệu do tác giả cung cấp). 

Trường Trung học Pô-Klong do bà con Chăm xây dựng, đa phần thầy giáo là người Chăm, còn học sinh tuyệt đại đa số là con em Chăm. Sau này chính thế hệ học sinh từ Pô-Klong ra, đã đóng góp rất nhiều cho đất nước. Thế mà sau 1975, trường cũng bị giải thể. Biết là Trường Pô-Klong là khuôn mẫu giáo dục Chăm theo chương trình giáo dục quốc gia, vừa đậm bản sắc dân tộc vừa hiện đại. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Ff58c4d18-28fd-4c6b-867b-b45e75d24f47.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1703452909&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc0-cc009e01db00&sig=JkODh0WmPNU5TWYNAREw8w--~D

Trường trung học Pô-Klong (Ảnh tư liệu do tác giả cung cấp). 

Về ngôn ngữ, người Chăm có chữ viết sớm và họ rất trân quý ngôn ngữ dân tộc mình. Lối dạy truyền thống là cha dạy con, ông dạy cháu ở mỗi gia đình. Năm 1978, Chính phủ thành lập Ban Biên soạn sách chữ Chăm là điều đáng ghi nhận. Ban đã tổ chức soạn sách giáo khoa Ngữ văn Chăm cấp Một dạy cho con em Chăm tại các trường Tiểu học trong hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Từ đó Ban này đã đào tạo cả vạn người Chăm biết chữ mẹ đẻ. Tiếc rằng sau 30 năm, Ban cũng bị giải thể, hiện chỉ còn một cán bộ chuyên trách trong Sở Giáo dục.

SC: Thực tế tại Việt Nam cho thấy, đàn áp tôn giáo là một chính sách xuyên suốt bao nhiêu năm nay của chế độ độc tài toàn trị, đối với các sắc dân bản địa thậm chí còn hà khắc hơn, hệ quả là lâu nay trong số người Việt chạy sang Campuchia, Thái Lan xin tỵ nạn, rất nhiều người thuộc các sắc dân bản địa và vì lý do bị đàn áp tôn giáo như người H'mong, người Ê đê theo đạo Tin Lành, người Khơ Me theo đạo Phật v.v… Còn cộng đồng người Chăm thì sao, có gặp khó khăn gì trong việc bảo vệ và thực hành tôn giáo của mình không thưa ông?

LQS: Sinh hoạt tâm linh của cộng đồng Chăm Ninh Thuận và Bình Thuận không thuần tôn giáo, mà bao gồm cả phong tục tập quán. Nhìn trước được tương lai không mấy tươi đẹp, ông bà Chăm đã khôn khéo lồng tất cả truyền thống văn hóa, phong tục tập quán vào trong tôn giáo bản địa Ahier-Awal. Biến mọi thứ thành vấn đề tâm linh để con cháu dễ lưu truyền. Nói chung tôn giáo bản địa Champa không có mối liên kết với thế giới bên ngoài nên những cụm từ “diễn biến hòa bình, lợi dụng tự do tôn giáo, thế lực thù địch kích động…” không được nhà nước Việt Nam áp dụng cho dân tộc Chăm. Nhìn chung sinh hoạt tín ngưỡng của Chăm, Nhà nước Việt Nam không có gì cản trở cả. Chỉ có điểm nóng duy nhất và mang tính nguy cơ là tên Tôn giáo Bà-Ni bị nhà nước gom thành Hồi Giáo gây nhức nhối cho bộ phận người Chăm theo tôn giáo Bà-Ni.

SC: Trước và sau 1975, tín đồ theo tôn giáo dân tộc này đều được ghi là “Tôn giáo: Bà-ni” trong mọi loại giấy tờ hành chính. Rồi không hiểu nguyên do từ đâu, năm 2015, tất cả đều chuyển qua “Tôn giáo: Đạo Hồi”. Hơn nữa trong Danh mục Tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, con số tín đồ Bà-Ni đều bị dồn qua Hồi Giáo. Tên Tôn giáo Bà-Ni biến mất một cách vô cớ. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

LQS: Theo một nguồn dư luận thì nhà nước Việt Nam có hai dự án để xin viện trợ gọi nôm na là dự án Ấn Độ và dự án Ả Rập. Dùng Bà La Môn và đền tháp chịu ành hưởng văn hóa Ấn Độ để xin viện trợ từ Ấn Độ. Gom Bà Ni thành Hồi Giáo để lấy lòng thế giới Hồi Giáo và xin viện trợ từ thế giới Hồi Giáo. Một nguồn dư luận khác thì nói vì dân tộc Chăm hiền hòa và thanh bình quá nên Nhà nước cần tạo sự xung khắc nội bộ, và cách dễ nhất là xung đột tôn giáo. Còn sự thật thế nào chỉ có nhà nước Việt Nam biết. Riêng tôi thì cho dù lý do gì, gom một tôn giáo độc lập vào một tôn giáo khác là một việc mà một nhà nước không nên làm. Đặc biệt người Chăm luôn tự hào là một dân tộc duy nhất trên thế giới hóa giải và hòa giải được sự xung khắc giữa Ấn Giáo và Hồi Giáo. Khi Việt Nam công nhận dân tộc Chăm là dân tộc bản địa thì Việt Nam tự hào là quốc gia duy nhất có một dân tộc bản địa hòa giải sự xung khắc giữ Ấn Giáo và Hồi Giáo, một nguồn cảm hứng và một thông điệp hòa bình cho nhân loại. 

SC: Được biết, bà con đã gửi nhiều đơn thư lên Tỉnh và Trung ương, đến nay vẫn chưa giải quyết. Ông nghĩ về chuyện này người Chăm Bà-Ni có thể chấp nhận hay không? 

LQS: Chấp nhận hay không, điều này rất dễ kiểm chứng. Chỉ cần Chính phủ cho trưng cầu dân ý thì có kết quả ngay. Chứ mở một hội thào vài chục người rồi biểu quyết theo định hướng là không ổn. Hồi Giáo là một tôn giáo chuộng sự đồng đạo, vậy mà tại các nước Hồi Giáo vẫn có các tôn giáo khác tồn tại. Tại sao chính phủ Việt Nam lại xóa bỏ Bà Ni ra khỏi danh sách tôn giáo của Chính phủ? 

SC: Chỉ tính riêng từ năm 1954 trở lại đây, người Thượng ở Tây Nguyên có lịch sử thường xuyên xung đột với người Kinh, còn sau tháng 4/1975 ít nhất từng có vài cuộc biểu tình lớn, nhỏ nổ ra ở Tây Nguyên những năm 2001, 2004, 2008… Vì sao điều đó không xảy ra với người Chăm? 

LQS: Câu này cho tôi trả lời sự thật theo cách trào phúng hay ai oán cũng được. Các dân tộc bản địa Tây Nguyên còn nhiều thứ để mất như đất đai, không gian văn hóa, tự do tôn giáo, công bằng đối xử v.v. nên họ phải biểu tình để đòi. Còn người Chăm không còn gì nữa để mất nên họ không biểu tình. Hơn nữa mật độ “an ninh” trong cộng đồng người Chăm là một kèm một như bóng đá. Nên các bạn trẻ hay ví von “Người Chăm sống ở Việt Nam là an toàn nhất thế giới vì được công an theo dõi bảo vệ 24/24”. Năm 2019, tôi về Việt Nam và cũng được công an theo “bảo vệ” như thế. 

SC: Theo ông, chính sách đối với các sắc dân bản địa của nhà nước Việt Nam lâu nay có những gì không đúng và nhà nước cần phải có những thay đổi gì?

LQS: Nhân mùa lễ Tạ Ơn của nước Mỹ xin lấy nước Mỹ làm ví dụ. Bài học Lịch Sử đầu tiên mà người Mỹ dạy công dân ở lớp mẫu giáo là bài học về Lễ Tạ Ơn Thanksgiving. Ở đó họ dạy về những người da đỏ và những người Châu âu di dân đầu tiên. Qua đó họ giáo dục về người bản địa và ý thức bản địa lớn dần theo thời gian. Nên mọi mọi người Mỹ đều có ý thức bản địa và chung tay vun đắp cho cộng đồng bản địa. Dĩ nhiên chúng ta có quyền được mơ Việt Nam sẽ giáo dục về ý thức bản địa và công nhận quyền bản địa. Hiện tại, ít nhất phải có cách răn đe với những người kỳ thị chủng tộc, nhất là những video clips phát tán xuyên tạc về những người bản địa, hoặc những phát ngôn khiếm nhã về những người bản địa. Ngoài ra Chính phủ phải miễn học phí cho học sinh người bản địa đến hết bậc Trung học.  

SC: Theo ông, nỗi niềm ưu tư lớn nhất của người Chăm hiện nay là gì? 

LQS: Niềm ưu tư lớn nhất của người Chăm hiện này là làm sao tồn tại với bản sắc thêm 4 thế hệ nữa trước khi mất hút vào Bảo Tàng Nhân Loại. Với tốc độ đồng hóa như hiện nay, và khi người Việt Nam hiểu được câu “Sống Có Nghĩa Là Tạ Ơn” như người Mỹ thì Chăm đã đến và đã đi.

SC: Xin cảm ơn ông đã nhận trả lời phỏng vấn.

Song Chi (thực hiện)


THÊ THẢM CẢNH TƯỢNG DÂN SÀI GÒN HẾT TIỀN PHẢI ĐEM ĐỒ NHÀ ĐI BÁN CUỘC SỐNG SÀI GÒN / BA MAI CỒ

https://www.youtube.com/watch?v=GjE54iiKQZA

Lê Thị Thu Hằng, Thứ trưởng ngoại giao trả lời phỏng vấn

https://www.nhatbaovanhoa.com/a12121/le-thi-thu-hang-thu-truong-ngoai-giao-tra-loi-phong-van

Biển Đông: Bắc Kinh cảnh cáo Manila là sẽ "kiên quyết đáp trả" mọi tính toán sai lầm

https://bacaytruc.com/index.php/17416-bi-n-dong-b-c-kinh-c-nh-cao-manila-la-s-kien-quy-t-dap-tr-m-i-tinh-toan-sai-l-m-tac-gi-thu-h-ng-rfu

Xuất hiện thông tin cựu Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc bị bắt

https://bacaytruc.com/index.php/17420-xu-t-hi-n-thong-tin-c-u-pho-th-t-ng-trung-qu-c-l-u-h-c-b-b-t-tac-gi-lien-thanh-dkn

Hoa Kỳ: Mức lương tối thiểu sẽ tăng ở 22 tiểu bang vào ngày đầu năm mới

https://www.epochtimesviet.com/hoa-ky-muc-luong-toi-thieu-se-tang-o-22-tieu-bang-vao-ngay-dau-nam-moi_431784.html

Thông tin bổ sung về kẻ chủ mưu đằng sau phòng thí nghiệm sinh học bí mật của Trung Quốc ở California

https://www.epochtimesviet.com/thong-tin-bo-sung-ve-ke-chu-muu-dang-sau-phong-thi-nghiem-sinh-hoc-bi-mat-cua-trung-quoc-o-california_431452.html

 

No comments:

Post a Comment