Friday, November 4, 2022

20221104 Cong Dong Tham Luan

20221104 Cong Dong Tham Luan

 

Kimberly Hồ: Hãy giúp tôi ngăn chặn tham nhũng trong thành phố

https://www.youtube.com/watch?v=amoYX4ZlQN4

Chính trị Mỹ Thứ Sáu 04 Nov 2022

https://www.youtube.com/watch?v=MfLvKcUctbA

Chính trị Mỹ Thứ Năm 03 Nov 2022

https://www.youtube.com/watch?v=DYSCJL011JE&t=8s

XE CUỐC PHÁ DỠ CHÙA CAO ĐÀI

https://www.youtube.com/shorts/gafbUjxvaEc

Hội luận về những bấn loạn trong Cộng Đồng Hải Ngoại, Quốc Tế, và Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=8537jnvuLJQ&t=2370s


 Cập nhật về công tác bảo vệ đồng bào tị nạn ở Thái Lan

· Số người tị nạn được định cư tăng nhưng chưa đủ

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Bangkok, Thái Lan, ngày 4 tháng 11, 2022

http://machsongmedia.org

Năm 2022 báo hiệu tiến triển tích cực về con đường định cư cho số đồng bào đang xin tị nạn ở Thái Lan. Cả Canada lẫn Hoa Kỳ, 2 quốc gia đứng đầu về nhận định cư người tị nạn, đều định cư người tị nạn ở Thái Lan nhiều hơn so với năm trước. Điều này càng trở nên quan trọng vì chính sách “thanh lọc” đã được chính phủ Thái Lan công bố.

Tính đến nay, trong năm 2022 đã có 44 người tị nạn được BPSOS hỗ trợ đã lên đường định cư: 9 hộ gia đình (32 người) định cư Canada và 2 hộ (12 người) định cư Hoa Kỳ. Trong số định cư Canada thì 4 hộ được chính phủ bảo lãnh và 5 hộ được các nhà thờ bảo lãnh theo chương trình bảo lãnh tư nhân. Cuối tháng 11 sẽ có thêm một gia đình 8 người lên đường định cư ở Hoa Kỳ.

Ngoài ra, có nửa chục gia đình đã có tên trong danh sách phỏng vấn định cư Hoa Kỳ. Đầu năm nay, BPSOS lập hồ sơ cho hơn 60 người tị nạn Việt Nam theo chương trình bảo trợ tư nhân của Canada. Số người này có triển vọng định cư trong năm 2023. Tuy nhiên, các con số này rất khiêm tốn so với tổng số trên 800 người Việt đã có quy chế tị nạn. Phần lớn họ đã sống lây lất ở Thái Lan từ 5 năm trở lên, có người 18 hoặc 20 năm.

Tăng nỗ lực vận động định cư

Để thúc đẩy việc định cư, BPSOS vừa tuyển nhân sự chuyên trách, là một mục sư Tin Lành người Anh có mối quan hệ rộng với các nhà thờ và hội thánh Tin Lành ở Bắc Mỹ. Trách nhiệm sẽ bao gồm:

1.   Kết nối với các nhà thờ, hội thánh ở Canada để kêu gọi định cư người tị nạn theo chương trình bảo trợ tư nhân;

2.   Lập hồ sơ để giới thiệu định cư trực tiếp với chính phủ Hoa Kỳ mà không qua CUTN/LHQ;

3.   Vận động các quốc gia đệ tam khác nhận định cư thêm người tị nạn ở Thái Lan;

4.   Khai thác các cơ hội định cư theo cửa ngõ di dân vào Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia cho những ai đủ tiêu chuẩn.

Mục tiêu sẽ là giúp định cư ít nhất 300 người đã có quy chế tị nạn trước cuối năm 2023. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F18be31cc-1957-402a-a93a-fb16684b71f9.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1667577318&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c83-06001a012200&sig=X76QAaMsJKTdCZbiVOGx.Q--~D

Hình 1 -- Một gia đình tị nạn người Việt trong số hồ sơ của BPSOS lên đường định cư Canada, phi trường Bangkok, ngày 3 tháng 11, 2022

Các diễn tiến khả quan

Ngày 27 tháng 9, Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden ký quyết định giữ đỉnh số tị nạn ở mức 125 nghìn cho tài khoá 2023 (1 tháng 10, 2022 – 30 tháng 9, 2023). Ngày 1 tháng 11, Thủ Tướng Canada Justin Trudeau công bố chính sách nhận định cư nửa triệu người di dân, bao gồm khoảng 75 nghìn người tị nạn, mỗi năm cho 3 năm 2023-2025. Những con số này đáng khích lệ; tuy nhiên, nếu không có sự can thiệp hiệu quả thì cũng không mang ý nghĩa thiết thực gì. Điển hình, cả năm 2022 Hoa Kỳ chỉ định cư hơn 25 nghìn người tị nạn mặc dù đỉnh số là 125 nghìn. Nghĩa là, gần 100 nghìn chỗ định cư tị nạn bị bỏ phí.

Để khai thác 2 diễn tiến khả quan kể trên, BPSOS phối hợp vận động chính sách với can thiệp hồ sơ cụ thể.

Từ đầu năm 2021, BPSOS đã tham gia các buổi họp định kỳ với bộ phận chuyên trách việc định cư tị nạn ở Bộ Ngoại Giao, Bộ Sức Khoẻ và Nhân Vụ, và Toà Bạch Ốc. Tại 2 buổi họp gần đây nhất, Bộ Ngoại Giao lẫn Toà Bạch Ốc cùng thông báo 2 bước cải thiện trong chương trình định cư tị nạn: (1) rút ngắn thời gian cứu xét hồ sơ định cư tị nạn; (2) mở đường để các tổ chức NGO giới thiệu hồ sơ định cư tị nạn mà không phải thông qua CUTN/ LHQ như từ trước đến nay. Chúng tôi sẽ theo dõi tiến triển của các hồ sơ tị nạn ở Thái Lan để giúp chính quyền Hoa Kỳ đối chiếu giữa chính sách và thực tế đang diễn ra.

Đối với chính sách định cư di dân và tị nạn của Canada, chúng tôi sẽ khai thác song song cả 3 con đường:

1.   Tăng số hồ sơ được chính phủ bảo lãnh

2.   Chuyển hồ sơ đến các nhà thờ, hội thánh, và nhóm tình nguyện sẵn sàng bảo lãnh người tị nạn theo chương trình bảo lãnh tư nhân

3.   Khai thác các cơ hội di dân cho những ai đủ tiêu chuẩn 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fcf5ec6a3-813b-4006-9828-7d06253178e3.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1667577318&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c83-06001a012200&sig=lkF9UswvbbJV.oNolYSc4Q--~D

Hình 2 -- Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, tại buổi họp định kỳ với Trợ Lý Ngoại Trưởng Julietta Valls Noyes, Giám Đốc Phòng Dân Số, Tị Nạn và Di Dân của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 7 tháng 9, 2022

Tiếp tục công tác bảo vệ

Bên cạnh việc thêm nhân sự chuyên trách định cư, đội ngũ nhân sự do BPSOS tài trợ (3 luật sư toàn thời, 4 nhân viên toàn thời, 4 thông dịch viên, và 7 liên lạc viên cộng đồng) vẫn tiếp tục công tác bảo vệ người tị nạn. Trong 9 tháng đầu năm 2022, đội ngũ nhân sự này đã thực hiện các công tác sau:

 

·        Hoàn tất 84 hồ sơ nộp cho CUTN/LHQ liên quan đến quy chế tị nạn, với khoảng 12 gia đình đã có kết quả và được công nhận quy chế tị nạn

·        700 lượt trả lời câu hỏi, hướng dẫn cho người xin tị nạn về thủ tục cứu xét quy chế tị nạn, can thiệp khẩn cấp, bảo vệ trẻ em, can thiệp pháp lý khi bị cảnh sát bắt, v.v.

·        Lập hồ sơ xin tại ngoại cho các người tị nạn bị cảnh sát bắt: 26 người Việt, 5 người Hmong, 8 người Cambodia, 3 người Miến Điện, và 13 người Somali

·        Hướng dẫn về an toàn và tiếp cận dịch vụ cho 57 người Miến Điện chạy sang Thái Lan lánh nạn sau cuộc đảo chính của quân đội

BPSOS là một trong 2 tổ chức duy nhất cung ứng dịch vụ pháp lý để giúp những người lánh nạn trong tiến trình xin LHQ công nhận tư cách tị nạn. Đây là ưu tiên hang đầu của chúng tôi vì, ngoại trừ rất ít trường hợp ngoại lệ, chỉ những ai có tư cách tị nạn thì mới có cơ hội định cư.

Đối phó chính sách “thanh lọc” mới

CUTN/LHQ đang chuyển giao tiến trình cứu xét quy chế tị nạn cho chính phủ Thái Lan mặc dù quốc gia này chưa ký Công Ước LHQ về Tư Cách Tị Nạn. Do đó, Thái Lan sẽ không công nhận tư cách tị nạn mà chỉ quyết định những ai là người tạm thời cần sự bảo vệ (person needing protection, PNP). Những người này được tạm thời ở lại Thái Lan cho đến khi đi định cư hoặc hồi hương. Chính phủ Thái Lan đặt tên cho chương trình “thanh lọc” này là National Screening Mechanism (NSM).

Điều nguy hiểm là chính quyền Thái Lan có thể rút lại quy chế PNP bất cứ lúc nào, kể cả đối với những người đã được CUTN/LHQ công nhận tư cách tị nạn từ trước. Đây chính là lý do chúng tôi nêu lên để vận động Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia khác nhanh chóng nhận định cư những ai đã có quy chế tị nạn, giúp họ tránh thoát rủi ro này.

Đồng thời, trong một năm qua, BPSOS đã phối hợp với mạng lưới các tổ chức bảo vệ quyền tị nạn khu vực Á Châu – Thái Bình Dương (Asia Pacific Refugee Rights Network, APRRN) để tài trợ một người toàn thời nghiên cứu và phân tích các điểm lợi, hại của chương trình NSM cũng như tìm biện pháp đối phó. Kết quả phân tích và các hướng dẫn được ghi lại ở trang mạng: 

https://nsminfo.org/about-us/

Chúng tôi sẽ có bài giải thích thêm về chương trình NSM của Thái Lan.

Đối với số hơn nghìn đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan, chúng tôi chia sẻ thông tin cập nhật và khẩn cấp tại trang Facebook: 

https://www.facebook.com/TinanThailan

 

No comments:

Post a Comment