Wednesday, March 9, 2022

20220310 Cong Dong Tham Luan

20220310 Cong Dong Tham Luan

 

Vấn đề buôn người tại kỳ họp thứ 47 của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ

https://www.facebook.com/VNAdvocacy/videos/135396675337340

Thư tố giác chung đề ngày 25 tháng 10, 2021:

https://spcommreports.ohchr.org/TMResultsBase/DownLoadPublicCommunicationFile?gId=26748

Nữ lao động Việt mất tích hơn 2 năm ở Ả Rập Xê Út vừa được giải cứu

Tin mừng cho chồng và 2 con nhỏ mòn mỏi chờ ở Việt Nam

Mạch Sống, ngày 9 tháng 3, 2022

http://machsongmedia.org

Hôm nay, cảnh sát Ả Rập thực hiện cuộc giải cứu chị Cao Thị Huyền, quê ở Thanh Hoá, tại nơi chị bị giam giữ hơn 4 năm rưỡi. Cảnh sát đã đưa chị từ thành phố Damman đến trung tâm bảo trợ xã hội Sakan ở thủ đô Riyadh. Thành phố Damman cách Riyadh hơn 300 km về hướng Đông Bắc.

“Đây là tin mừng cho chồng và 2 người con nhỏ của chị Huyền ở Việt Nam,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS. “Họ đã mòn mỏi mong tin của vợ và mẹ đã biệt tích hơn 2 năm qua.”

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F45320506-fe5f-4884-bf56-9459e3653774.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1646882122&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c30-450001018100&sig=H7zpUVOicg4NlCocQhvrOw--~D

Hình 1 - Hình chụp qua điện thoại lần sau cùng khi chị Huyền gọi về cho chồng, ngày 20 tháng 2, 2020

Lần chót chị Huyền gọi về cho chồng con là ngày 20 tháng 2 năm 2020, từ một đồn cảnh sát.

Chị Huyền được công ty Vĩnh Cát, sau đổi tên thành Thuận An DMC, đưa từ Thanh Hoá sang lao động ở Ả Rập Xê Út vào tháng 6 năm 2017.

“Trong thời gian làm tại nhà chủ sử dụng lao động, vợ tôi phải làm việc 17 giờ mỗi ngày, chỉ được ăn thức ăn thừa, không được nghỉ ngơi, thường xuyên bị gia đình người chủ đánh đập và bị trả lương trễ. Ngoài ra, người chủ còn thu giữ điện thoại của vợ tôi, họ chỉ cho phép vợ tôi liên lạc với gia đình trong vài phút mỗi khi gửi tiền về,” anh Điệp cho BPSOS biết

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Ff28533fc-7feb-4493-bc14-673aea47d1a6.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1646882122&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c30-450001018100&sig=ti3_9XR7hWKqwsLZI5E6Cg--~D

Hình 2 - Tin nhắn của chị Huyền gửi cho chồng để cầu cứu

Khi hợp đồng hết hạn vào ngày 1 tháng 6 năm 2019, chị Huyền đã kiệt sức. Anh Điệp yêu cầu công ty Thuận An sắp xếp cho vợ về nước. Nhưng vô ích, chủ sử dụng lao động không cho chị Huyền về nước. Công ty Thuận An cũng lờ đi. Chị Huyền bị cắt luôn điện thoại và không còn liên lạc được với gia đình ở Việt Nam.

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F13858b48-2d40-46db-bc9d-1efd3531b01c.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1646882122&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c30-450001018100&sig=.l9xhE.oXmld1MfS6EvM1w--~D

Hình 3 – Anh Điệp và 2 con nhỏ ngày ngày trông ngóng mẹ và vợ

Không còn cách nào khác, anh Điệp gửi thư đến Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước nhờ can thiệp. Cục này yêu cầu công ty Thuận An báo cáo kết quả trước ngày 25 tháng 11 năm 2019. Công ty này báo cáo là đã liên lạc với chủ sử dụng lao động để can thiệp trả 8 tháng lương bị thiếu và hứa sẽ đưa chi Huyền về nước trong tháng 1, 2020.

Nhưng không gì thay đổi.

Ngày 20 tháng 2 năm 2020, khi chủ nhân không để ý, chị Huyền chạy thoát khỏi nhà và đến đồn cảnh sát gần đó cầu cứu. Cảnh sát yêu cầu bà chủ ra đồn để điều tra. Bà hứa sẽ mua vé máy bay cho chị Huyền hồi hương trong 2 tuần. Chị Huyền theo bà ta về nhà và biệt tăm từ đó. Khi còn ở đồn cảnh sát, chị Huyền mượn điện thoại gọi về nhà. Đó là lần duy nhất kể từ tháng 6 năm 2019 chị được nói chuyện với chồng con.

Qua nhiều lần yêu cầu công ty Thuận An can thiệp nhưng không đi đến đâu, ngày 26 tháng 2, 2020, anh Điệp gửi thư cầu cứu đến Báo Lao Động. Sau khi báo này chạy tin, công ty Thuận An cho biết chị Huyền sẽ hồi hương nội trong 1, 2 tuần.

Nhiều tuần trôi qua, vẫn không gì thay đổi.

Ngày 6 tháng 8, 2020, anh Điệp cầu cứu Toà Đại Sứ Việt Nam ở Ả Rập Xê Út. Ông Nguyễn Quốc Khánh, Bí Thư Thứ Hai quản lý người lao động ở ngoài nước, bảo anh là phải liên lạc với công ty Thuận An: “Bạn hãy liên hệ với Công ty để biết chi tiết việc này... hãy kiên nhẫn và cùng Công ty Việt Nam phối hợp trên tinh thần trách nhiệm, xây dựng để tìm phương án giải quyết vụ việc căn cứ theo hợp đồng đã ký và các quy định hiện hành.”

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fc4ab90e9-d53a-42ef-a2eb-c41b2a598cfe.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1646882122&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c30-450001018100&sig=Gx1iEBdZQJcCKhhP36_YJg--~D

Hình 4 – Trả lời của Ông Nguyễn Quốc Khánh khi anh Điệp cầu cứu cho vợ

Tháng 8 năm 2021, có người biết chuyện thông báo đã báo cho BPSOS về trường hợp này. BPSOS nhanh chóng hoàn tất hồ sơ để chuyển cho cảnh sát Ả Rập giải cứu. Tuy nhiên, cảnh sát cần thông tin chắc chắn về địa điểm của nạn nhân. Đã hơn năm rưỡi gia đình mất liên lạc với vợ, anh Điệp không thể xác định rằng chị Huyền vẫn còn ở với bà chủ cũ.

Ngày 1 tháng 3, chị Huyền đã mượn được điện thoại của người con trai bà chủ. Chị liền nhắn tin về cho chồng và cho biết vẫn còn ở với bà chủ như trước đây.

“Chúng tôi đã lập tứ báo cho cảnh sát Ả Rập và họ đã giải cứu thành công,” Ts. Thắng nói. “Chúng tôi tiếp tục phối hợp với cơ quan công lực Ả Rập để đòi tiền lương và tiền bồi thường cho hơn 2 năm mà chị Huyền bị cưỡng bức lao động.” 

Kế đến, BPSOS sẽ giúp đưa chị Huyền về với chồng con ở Việt Nam và đòi hỏi công ty Thuận An bồi thường thoả đáng cho chị Huyền do đã vi phạm “hợp đồng đã ký và các quy định hiện hành”.

Thuận An DMC cũng là công ty đã đưa chị Đinh Thị Ca sang Ả Rập Xê Út và không can thiệp gì khi chị bị đánh đập tàn nhẫn đến hư một mắt và điếc một tai. Chị H’Thai Ayun cũng là nạn nhân của công ty này và chỉ vì lên tiếng cầu cứu trên Facebook vào tháng 4 năm 2021, Ông Nguyễn Quốc Khánh đã hăm doạ là chị sẽ phải ngồi tù ở Ả Rập Xê Út hoặc ở Việt Nam. Cả 2 trường hợp này đều được các chuyên gia nhân quyền LHQ nêu lên trong giác thư chung gửi chính quyền VIệt Nam ngày 25 tháng 10 năm 2021.

Bản tin ngày 30 tháng 10 năm 2019 của báo Tiền Phong cho biết có 4 người Tây Nguyên ở Kontum cũng bị mất tích sau khi công ty Thuận An DMC đưa họ sang làm ô-sin ở Ả Rập Xê Út.

Hiện nay, chị Huyền vẫn chưa liên lạc được với chồng con vì không có điện thoại.

Tin liên quan:

LHQ công bố thư tố giác tình trạng lao động Việt bị buôn bán sang Ả Rập Xê Út

https://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi/1777-lhq-cong-bo-thu-to-giac-tinh-trang-lao-dong-viet-bi-buon-ban-sang-a-rap-xe-ut.html

 

LHQ công bố thư tố giác tình trạng lao động Việt bị buôn bán sang Ả Rập Xê Út

Chống Nạn Buôn Người

Posted On Thứ hai, 27 Tháng 12 2021 22:26

Chính phủ Việt Nam không có câu trả lời

Mạch Sống, ngày 27 tháng 12, 2021

http://machsongmedia.org

Ngày 24 tháng 12 vừa qua, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ công bố thư tố giác chung của 5 báo cáo viên đặc biệt gửi chính phủ Việt Nam về tình trạng phụ nữ và trẻ em gái bị buôn từ Việt Nam sang Vương Quốc Ả Rập Xê Út. Thư này được gửi ra ngày 25 tháng 10 và được công bố sau 60 ngày nếu Việt Nam hồi đáp. Chính phủ Việt Nam đã không có câu trả lời cho những điều bị tố giác hoặc đáp ứng các khuyến nghị được đưa ra.

“Đây là lần đầu tiên LHQ lên tiếng về tình trạng buôn người dưới danh nghĩa xuất khẩu lao động ở Việt Nam”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhận định. “Tiếng nói của các chuyên gia LHQ là tiếng nói có trọng lượng, và Việt Nam không thể cáo buộc họ là phản động, là có ý chống phá nhà nước Việt Nam.”

Các báo cáo viên đặc biệt của LHQ là những chuyên gia độc lập trong từng lĩnh vực nhân quyền chuyên môn.

https://machsongmedia.org/images/Amb._Tuyet_Mai_-_Dr._Thang.jpg

Đại Sứ Việt Nam tại LHQ Lê Thị Tuyết Mai và Ts. Nguyễn Đình Thắng phát biểu tại khoá họp thứ 47 của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, ngày 30 tháng 6, 2021

Lá thư chung của họ tố giác rằng nhiều phụ nữ vả cả một số em gái vị thành niên đã được những công ty tuyển dụng Việt Nam đưa sang Ả Rập Xê Út làm công việc ô-sin. Nơi đây các nạn nhân đã bị bóc lột sức lao động, bị đánh đập, bị tra tấn, hoặc bị đối xử hạ nhân phẩm, tàn ác hoặc bất nhân. Có người bị sách nhiễu tình dục hoặc bị hãm hiếp. Họ phải làm nhiều giờ hơn và được trả lương thấp hơn so với hợp đồng.

Nhiều nạn nhân đã cầu cứu với công ty đưa họ đi xuất khẩu lao động nhưng người đại diện công ty bảo họ phải nhẫn nhục, cố gắng lao động cần cù hơn. Có nạn nhân còn bị đe doạ phạt tiền nếu tìm cách thoát thân.

Một số nạn nhân được cảnh sát Ả Rập giải cứu trong khi một số khác tự chạy thoát và tìm đến trung tâm bảo trợ SAKAN để chờ hồi hương. Nơi đây, giấy tờ tuỳ thân của họ bị thu giữ nên họ không thể rời trung tâm trừ khi đi cùng với giới chức Ả Rập hoặc toà đại sứ Việt Nam.

Ngoài đường dây buôn người đưa nạn nhân từ Việt Nam sang Ả Rập Xê Út, thư tố giác còn lên tiếng về đường dây buôn người hoạt động ngay tại quốc gia này, do chính một số công dân Việt Nam tổ chức. Họ cho người vào trung tâm SAKAN để lừa những người lao động tại đây ra khỏi trung tâm và bán cho chủ mới.

“Đường dây này có sự tham gia của tuỳ viên lao động của toà đại sứ Việt Nam,” Ts. Thắng giải thích. “Chỉ có người này mới có thể đưa nạn nhân ra khỏi trung tâm SAKAN và giao cho đường dây buôn người đem đi bán.”

Giác thư chung nêu 4 trường hợp tiêu biểu: H’Thai Ayun, Nguyễn Thị Thuý, Đinh Thị Ca và H’Xuân Siu. Em H’Xuân đã chết ở Ả Rập Xê Út ngày 18 tháng 7 vừa qua, khi chưa đầy 18 tuổi. Chị Thuý và chị Ca đã hồi hương và đang trong cảnh nợ nần, bệnh tật. Với sự hợp tác của chính quyền Ả Rập Xê Út và một cơ quan quốc tế, BPSOS đã đưa cô H’Thai đến nơi an toàn ở một quốc gia khác sau khi cô bị đe doạ bởi cả viên chức toà đại sứ Việt Nam và chân tay của đường dây buôn người có mặt tại trung tâm SAKAN.                                           

Các báo cáo viên đặc biệt cho biết Việt Nam đã đang vi phạm hàng loạt công ước đã ký kết: Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Quát, Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn, Công Ước LHQ về quyền phụ nữ, Công Ước LHQ về xoá bỏ phân biệt đối xử vì lý do sắc tộc, Nghị Định Thư về chống tra tấn, Công Ước của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) về xoá bỏ lao động cưỡng bức và Công Ước ASEAN về chống buôn người.

Các chuyên gia LHQ đưa ra 6 khuyến nghị cho chính phủ Việt Nam:

1.   Cung cấp kết quả điều tra về những tố giác kể trên:

2.   Cho biết những biện pháp chế tài đã áp dụng đối với các công ty xuất khẩu lao động liên quan:

3.   Cung cấp thông tin về sự phối hợp với Vương Quốc Ả Rập Xê Út để triệt phá đường dây buôn người từ Việt Nam và việc xử trị các công dân Việt Nam hoạt động buôn người ở Ả Rập Xê Út:

4.   Cung cấp thông tin về những nỗ lực bảo vệ và hỗ trợ cho các nạn nhân buôn người, bất luận là họ có vi phạm hình sự do hoàn cảnh đẩy đưa;

5.   Giải thích cách ứng dụng nguyên tắc không trừng phạt đối với các nạn nhân bị ép buộc tham gia hành vi vi phạm luật pháp bởi kẻ buôn người;

6.   Cho biết chi tiết về những chương trình hỗ trợ các nạn nhân đã hồi hương về pháp lý, y tế và tâm thần.

Hội Đồng Nhân Quyền LHQ đã vào cuộc sau khi tình trạng của các nữ lao động Việt Nam ở Ả Rập Xê Út được nêu lên bởi BPSOS tại khoá họp lần 47 của cơ quan này, ngày 30 tháng 6, 2021.

Đại Sứ Việt Nam tại LHQ, Bà Lê Thị Tuyết Mai, báo cáo rằng Việt Nam đã “triển khai những nỗ lực lớn lao nhằm chống nạn buôn người, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em.” Theo bà Tuyết Mai, “các tổ chức xã hội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng hữu trách để đưa ra các biện pháp phòng, chống buôn người và hỗ trợ nạn nhân”.

Phát biểu sau đó, Ts. Thắng nêu tình trạng của các nạn nhân gồm phụ nữ và trẻ em Việt Nam đang trong tình cảnh bị buôn lao động ở Ả Rập Xê Út:

“Các nạn nhân này đã cầu cứu với công ty tuyển mộ và toà đại sứ Việt Nan ở Ả Rập Xê Út nhưng vô ích. Thậm chí, một viên chức của toà đại sứ lại còn hăm doạ các nạn nhân đã lên tiếng cầu cứu trên Facebook.”

Ts. Thắng tố cáo là trong chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước Việt Nam, nhiều công ty tuyển dụng, kể cả quốc doanh lẫn tư nhân, đã được bảo kê bởi những quan chức chính quyền và do đó hoạt động buôn người một cách vô tội vạ.

Sau đó, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về phòng, chống buôn người đã yêu cầu BPSOS cung cấp thông tin về các hồ sơ nạn nhân, về các công ty môi giới, và về đường dây buôn người ở ngay tại Ả Rập Xê Út.

“Thư tố giác kể trên có công dụng thúc đẩy các quốc gia thành viên của LHQ hành động, đặc biệt là những quốc gia có biện pháp chế tài hành vi buôn người như Hoa Kỳ,” Ts. Thắng giải thích.

Thư tố giác chung là sự lên tiếng cùng lúc của 5 báo cáo viên đặc biệt của LHQ:

  • Bà Siobhan Mullally, Báo Cáo Viên Đặc Biệt về nạn buôn người, đặc biệt phụ nữ và trẻ em
  • Ông Felipe Gonzales Morales, Báo Cáo Viên Đặc Biệt về nhân quyền của di dân
  • Ông Tomoya Obokata, Báo Cáo Viên Đặc Biệt về các hình thức nô lệ, bao gồm các nguyên nhân và hậu quả
  • Ông Nils Melzer, Báo Cáo Viên Đặc Biệt về tra tấn và cách đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, bất nhân hoặc hạ nhân phẩm
  • Bà Reem Alsalem, Báo Cáo Viên Đặc Biệt về bạo hành đối với phụ nữ, các nguyên nhân và hậu quả

Năm 2008, BPSOS khởi xướng Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia, CAMSA). Từ đó đến nay, CAMSA đã giải cứu hoặc hỗ trợ giải cứu 11 nghìn nạn nhân buôn người ở 25 quốc gia, đa phần là người lao động xuất khẩu từ Việt Nam.

Thông tin liên quan:

Thư tố giác chung đề ngày 25 tháng 10, 2021: https://spcommreports.ohchr.org/TMResultsBase/DownLoadPublicCommunicationFile?gId=26748

Phát biểu của Đại Sứ Việt Nam và của Ts. Nguyễn Đình Thắng trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ khoá 47:

https://www.facebook.com/VNAdvocacy/videos/135396675337340

 

 

No comments:

Post a Comment