Thursday, February 24, 2022

20220224 Cong Dong Tham Luan

20220224 Cong Dong Tham Luan

 

[Khoá đào tạo 12 tháng] Cấp 2, Bài 7: Hình Thành Nhóm Lõi và Thành Lập Cơ Cấu Tổ Chức

Ts. Nguyễn Đình Thắng

http://machsongmedia.org

Căn cứ vào tuyên ngôn sứ mạng, hệ thống giá trị đạo đức và chiến lược, và chương trình hành động, nhóm tiên khởi bắt đầu tuyển nhân sự nòng cốt, còn gọi là “nhóm lõi” để gầy dựng tổ chức cả về văn hoá lẫn cơ cấu. Tạo được nhóm lõi phải là xuất liệu trong mô hình lôgíc về khởi dựng tổ chức.

Nhóm lõi

Có 2 thành phần tiêu chí để tuyển nhân sự nhóm lõi: (1) đạo đức và cung cách; (2) năng lực và kinh nghiệm.

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F71f85491-20cb-46d2-a649-9a3e882001f3.png%3Frdr%3Dtrue&t=1645718866&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cfb-070015019b00&sig=1wGR1JpwcweR5HpCtS4Tyw--~D

Đạo đức và cung cách

Các nhân sự nhóm lõi nhất thiết phải chia sẻ các giá trị đạo đức nền tảng và các giá trị chiến lược, tức là các quy tắc ứng xử, của tổ chức. Bằng không, nền văn hoá tổ chức sẽ không thể hình thành như mong muốn. Trước hết, nhân sự nhóm lõi mà không chia sẻ giá trị đạo đức nền tảng của tổ chức thì, như một tế bào ung thư, sẽ nhanh chóng huỷ hoại cả tổ chức nhất là khi tổ chức đang trong thời kỳ trứng nước.

Chẳng hạn, một tổ chức chọn thái độ tôn trọng nhân phẩm làm giá trị đạo đức nền tảng thì không thể nào dung túng một thành viên nhóm lõi thường hay vi phạm nhân phẩm của người ở trong và ngoài tổ chức. Tình trạng này càng kéo dài, thành viên này sẽ càng thao túng toàn bộ nhóm lõi vì những người tuân thủ giá trị đạo đức sẽ tự ý bỏ đi hoặc bị đẩy ra khỏi tổ chức; những người trật lại đều chung đặc điểm là không xem trọng giá trị đạo đức nền tảng của tổ chức. Họ tạo nên nền văn hoá tổ chức của riêng họ. Đây là hiện tượng ngâu tầm ngâu, mã tầm mã.

Đó chính là lý do đổ vỡ của các tổ chức thuộc xã hội dân sự khi có sự xâm nhập của thành phần đảng phái chính trị. Họ xâm nhập với mục đích nguỵ trang để tránh sự nhòm ngó của chính quyền. Để an toàn, họ nguỵ trang luôn cả với những người hợp tác trong tổ chức và những người ủng hộ ngoài tổ chức. Họ vi phạm nghiêm trọng giá trị đạo đức nền tảng, mà nếu không giải quyết dứt khoát và ngay thì sẽ làm chết, hoặc tệ hơn, hỏng tổ chức.

Khi nhân sự nhóm lõi chia sẻ quan điểm về giá trị đạo đức nền tảng nhưng không tuân thủ các quy tắc ứng xử của tổ chức thì sẽ tạo hình ảnh chệch choạc, thiếu chuyên nghiệp hoặc tạo xáo trộn trong sinh hoạt thường nhật cho cả tổ chức. Chẳng hạn, một tổ chức chủ trương mọi thành viên phải trang phục chỉnh tề khi phục vụ tha nhân, chỉ cần 1 thành viên ăn mặc nhếch nhác là đủ phá hỏng hình ảnh của cả tổ chức.

Năng lực và kinh nghiệm

Chương trình hành động dù hướng nội hay hướng ngoại đều đòi hỏi nhân sự với khả năng và kinh nghiệm đa dạng để đảm nhận các chức năng khác nhau. Nhóm lõi do đó cần quy tụ đủ nhân sự với khả năng và kinh nghiệm bao quát mọi chức năng trong chương trình hành động.

Khi tuyển người, tránh đặt nặng số đông mà phải tuyển đúng người, nghĩa là họ vừa góp phần thực hiện chương trình hành động vừa góp phần xây dựng nền văn hoá của tổ chức. Sau khi tuyển người, phải có chương trình dẫn nhập cho nhân sự mới tham gia để bảo đảm họ hiểu rõ đối tượng phục vụ, chia sẻ cùng tầm nhìn, am tường các giá trị nền tảng và giá trị chiến lược, và nhớ nằm lòng tuyên ngôn sứ mạng của tổ chức. Nên sắp xếp để một người kỳ cựu hướng dẫn mỗi nhân sự mới.

Một ví dụ

Dưới đây là lộ trình hình thành nhóm lõi được tổng hợp từ kinh nghiệm thực tiễn của một số cộng đồng tôn giáo và sắc tộc ở Việt Nam. Tô đậm là các tiêu chí căn bản không thể thiếu.

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F78032cb9-ed3c-47bb-86de-5bd326b3de22.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1645718866&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cfb-070015019b00&sig=q6SWYA4NSA0cTonggdR1Vw--~D

Hình 2 – Một mô hình về hình thành nhóm lõi

Cơ cấu tổ chức cho giai đoạn hoạt động

Khi đã hoặc gần hoàn tất giai đoạn gầy dựng, nhóm lõi cần chuyển mình để đưa tổ chức vào giai đoạn hoạt động phục vụ tha nhân. Bước chuyển mình này bao gồm:

1.    Vạch ra sách lược lớn và dài hạn cho tổ chức trong giai đoạn hoạt động phục vụ

2.    Triển khai sách lược lớn thành kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn

3.    Triển khai kế hoạch ngắn hạn thành phương án lô-gíc và chương trình hành động để thực hiện, gồm các thành tố:

·        Thời điểm bắt đầu và thời hạn hoàn tất oạ đồ

·        Các công tác chính

·        Nhân sự trách nhiệm toàn bộ kế hoạch và từng công tác cụ thể

·        Nguồn lực cần thiết ở đầu vào

·        Các thành phẩm hay kết quả kỳ vọng ở đầu ra (xuất liệu)

·        Các thành quả kỳ vọng sẽ đạt được cho đối tượng phục vụ (phúc lợi)

 4.    Định chế hoá tổ chức nhân sự:

·        Gom các công tác tương thích thành các chức năng chuyên

·        Thảo hoạ đồ quản trị: Ai chịu trách nhiệm quản lý ai và báo cáo cho ai

·        Phân bổ nhân sự vào các ban, tiểu ban

·        Soạn thảo các quy trình, thể thức và thủ tục

·        Lên chương trình đào tạo nhân sự cho các chức năng được giao phó

Cấp 3 sẽ đi chuyên sâu hơn về định chế hoá. Trong cơ cấu tổ chức phải có một bộ phận chuyên bảo trì hoặc hoàn thiện các định chế của tổ chức. Đây chính là bô phận hướng nội, luôn luôn cần có. Thiếu, tổ chức sẽ sụp đổ không sớm thì chầy. Định chế hoá là nội dung chính của Cấp 3.

Kết luận

Chỉ khi nào nhóm lõi được kiện toàn thì tổ chức mới nên bước vào hoạt động. Thường phải mất nhiều tháng hoặc nhiều năm để kiện toàn nhóm lõi. Mọi thành viên của nhóm lõi phải hội đủ các tiêu chí: (1) đạo đức và cung cách; (2) năng lực và kinh nghiệm. Hai thành phần tiêu chí này khá giống các tiêu chí được Stephen M.R. Covey, tác giả sách “Tốc Độ của Niềm Tin” (The Speed of Trust), đề ra cho ai muốn người khác đặt niềm tin vào mình; họ phải chứng tỏ khí tiết và năng lực.

Theo tác giả Covey, khí tiết bao gồm sự liêm chính (integrity) và ý định (intent). Sự liêm chính rất gần với khái niệm đạo đức trong khoá giảng về đào tạo lãnh đạo này. Ý định ảnh hưởng trực tiếp đến cung cách; chẳng hạn, người có ý định phát chẩn thì cung cách hành động khác với người có ý định giúp đối tượng phục vụ tự lực cánh sinh. Cũng theo tác giả Covey, năng lực bao gồm khả năng (capabilities) và thành quả (results). Khả năng và năng lực là hai khái niệm tương đồng. Kinh nghiệm bao gồm nhưng rộng hơn thành quả vì thất bại cũng là một phần của kinh nghiệm.

Nói cách khác, nhìn từ góc độ của sách “Tốc Độ của Niềm Tin” thì nhóm lõi phải là những người tạo được sự tin tưởng cho mọi thành viên khác trong tổ chức và các thành phần đối tác ngoài tổ chức.

Nhóm lõi cùng nhau thiết kế và hình thành cơ cấu tổ chức để rồi đưa tổ chức vào hoạt động. 

Trên thực tế, có những tổ chức đã đi vào hoạt động nhưng lỡ bỏ sót giai đoạn khởi dựng và kiện toàn nhóm lõi; nếu nhóm tiên khởi nhận ra sớm và đồng lòng quay lùi để bù đắp những khoản khiếm khuyết thì có cơ may tránh được những hệ quả đáng tiếc. Bằng không thì sự tan rã, đổ vỡ hoặc tha hoá là định luật không tránh khỏi.

Bài đọc thêm:

Từ độc tài đến dân chủ: chúng ta là yếu tố quyết định:

https://machsongmedia.org/vietnam/danchu/1401-2018-10-14-01-23-48.html

[Khoá đào tạo 12 tháng] Cấp 2, Bài 1 – Dẫn Nhập: Tổ Chức và Lãnh Đạo: 

https://machsongmedia.org/congdong/dao-tao-lanh-dao/1783-khoa-dao-tao-12-thang-cap-2-dan-nhap-to-chuc-va-lanh-dao.html

[Khoá đào tạo 12 tháng] Cấp 2, Bài 2 – Tại Sao Cần Tổ Chức?:

https://machsongmedia.org/congdong/dao-tao-lanh-dao/1786-khoa-dao-tao-12-thang-cap-2-tai-sao-can-to-chuc.html

[Khoá đào tạo 12 tháng] Cấp 2, Bài 3 – Văn Hoá Tổ Chức:

https://machsongmedia.org/congdong/dao-tao-lanh-dao/1787-khoa-dao-tao-12-thang-cap-2-bai-3-van-hoa-to-chuc.html

[Khoá đào tạo 12 tháng] Cấp 2, Bài 4: Chu kỳ đời sống của một tổ chức:

https://machsongmedia.org/congdong/dao-tao-lanh-dao/1788-khoa-dao-tao-12-thang-cap-2-bai-4-chu-ky-doi-song-cua-mot-to-chuc.html

[Khoá đào tạo 12 tháng] Cấp 2, Bài 5: Để Khởi Dựng Một Tổ Chức:

https://machsongmedia.org/congdong/dao-tao-lanh-dao/1789-khoa-dao-tao-12-thang-cap-2-bai-5-de-khoi-dung-mot-to-chuc.html

[Khoá đào tạo 12 tháng] Cấp 2, Bài 6: Tuyên Ngôn Sứ Mạng và Chương Trình Hành Động Hướng Nội:

https://machsongmedia.org/congdong/dao-tao-lanh-dao/1790-khoa-dao-tao-12-thang-cap-2-bai-6-tuyen-ngon-su-mang-va-chuong-trinh-hanh-dong-huong-noi.html

Sách mỏng Cấp 1 - Tìm Giải Pháp:

https://dvov.org/wp-content/uploads/2022/01/Dao-tao-Lanh-Dao-Tim-Giai-Phap-Jan-2022.pdf

 

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Wed, Feb 23 at 12:05 PM

Câu chuyện "Áo Lụa Hà Đông" 50 năm trước

Dĩ nhiên là bài thơ "Áo Lụa Hà Đông" này không phải viết về người đẹp Lý Lệ Hà, mà Nguyên Sa viết tặng một người tình học trò nào đó của ông: 

Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa!  

Gặp hai hôm thành "Nhị Hỷ" của tâm hồn 

thơ học trò anh chất lại thành non 

và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fsaigonnhonews.com%2Fwp-content%2Fuploads%2F2020%2F08%2F0821-Ao-lua-Ha-Dong.jpg&t=1645719288&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cfb-07004b019b00&sig=4Z7ajGLa5xqtdlv9deGjww--~D

Những giai điệu trữ tình, mượt mà của ca khúc "Áo Lụa Hà Đông" của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, phổ từ thơ Nguyên Sa, đã làm lay động tâm hồn của người yêu nhạc trong nửa thế kỷ qua.  

Nhân dịp tròn 50 năm ra đời tuyệt phẩm trữ tình này, xin giới thiệu đôi điều về sự ra đời của bài thơ và bài hát.

Ngày nay, chắc ai cũng biết về quê lụa Hà Đông, đó là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Lụa Hà Đông cũng từng được chọn để may trang phục cho triều đình. 

Năm 1938, xứ Bắc Kỳ đã tổ chức cuộc thi người đẹp (giống như thi Hoa Hậu bây giờ) với những điều lạ: không phải diễn ra ở Hà Nội mà ở tỉnh Hà Đông; các cô gái bất cứ lứa tuổi nào, kể cả đã có chồng, ngành nghề gì cũng đều được tham gia (kể cả vũ nữ). Điều kiện duy nhất là phải mặc áo lụa của xứ Hà Đông.

Người đăng quang trong cuộc thi đó là người đẹp Lý Lệ Hà, xuất thân từ một nông dân nghèo tỉnh Thái Bình. Do cuộc sống mưu sinh, cô phải lên Hà Nội làm nghề vũ nữ và là hoa khôi một thời ở vũ trường Liszt tại Hà Nội. Vào giai đoạn 1936 – 1938, khu phố Khâm Thiên Hà Nội có 6 vũ trường và ở đường Bà Triệu có vũ trường Liszt nổi tiếng nhất. Lý Lệ Hà trở thành một trong hai vũ nữ nổi tiếng bậc nhất đất Hà Thành khi đó.

Cuộc thi người đẹp diễn ra rầm rộ nên Lý Lệ Hà sau khi đoạt giải lại càng trở nên nổi tiếng hơn. Đồng thời, cuộc thi cũng trở thành nguồn cảm hứng để gần 20 năm sau đó, nhà thơ Nguyên Sa sáng tác bài thơ và được người nhạc sĩ trẻ tài hoa Ngô Thụy Miên phổ thơ thành nhạc “Áo Lụa Hà Đông”.

Lý Lệ Hà có một nhan sắc được mô tả là rất quyến rũ và nóng bỏng với hàm răng đẹp như ngọc. Sau khi đạt được ngôi Hoa khôi, cô trở lên nổi tiếng và là niềm mơ ước của biết bao công tử nhà giàu thời bấy giờ. Tuy nhiên, Lý Lệ Hà đã trở thành người tình của nhà vua Bảo Đại.

Về việc Lý Lệ Hà trở thành tình nhân của vua Bảo Đại có nhiều giai thoại khác nhau. Có giai thoại kể rằng, lúc ở vũ trường Liszt, Lý Lệ Hà thường nhảy với một người thanh niên tên là Hạnh. Hạnh là thợ may có tiếng ở số 10 phố Hàng Bông, mê nhảy đến mức 30 tuổi vẫn không lấy vợ.

Trong số bạn bè của Hạnh có ông Nguyễn Bắc (người sau này trở thành Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội từ 1954 -1979) – người hoạt động bí mật ở Hà Nội và cũng là người chắp nối liên lạc giữa các trí thức với chiến khu, kể lại rằng có một lần khi Hạnh đang nhảy với Hà thì có hai mật thám đến, ghé vào tai Hạnh bảo: “Tiên sư mày, muốn yên thân thì dừng ngay để bọn tao đưa cô lên hầu cụ (Bảo Đại)”.

Song cũng có câu chuyện khác nói rằng vũ nữ Lý Lệ Hà đã chủ động quyến rũ ông hoàng Bảo Đại vào những năm 1940. Chuyện là tin đồn về sắc đẹp của cô gái Lý Lệ Hà đã đến tai người anh em họ của nhà vua là Vĩnh Cẩn.

Vĩnh Cẩn đã đưa Lý Lệ Hà đến gặp Bảo Đại tại nơi ở tại Sài Gòn khi ông về đây để chữa chân gãy hai năm trước trong một cuộc đi săn ở Đà Lạt.

Khi vào đến Sài Gòn, Lý Lệ Hà vẫn tiếp tục đi nhảy đầm ở các vũ trường Sài Gòn và khiến rất nhiều chàng trai si mê. Cũng theo một báo cáo mật của Sở mật thám Pháp, vào thời điểm này, Lý Lệ Hà đã có chồng. Nhưng đó không phải là sự trở ngại để cô vũ nữ mê nhảy đầm này từ bỏ thú vui, niềm đam mê của mình.

Nhan sắc tuyệt trần với răng trắng như ngọc của Lý Lệ Hà đã khiến cho Bảo Đại say mê. Không những vậy, với kinh nghiệm tình trường dày dạn, Lệ Hà liên tục có các chiêu tấn công độc đáo khiến ông hoàng Bảo Đại luôn luôn bị động, lúng túng và gục ngã vô điều kiện.

Sau khi chính thức là người tình của Bảo Đại, vũ nữ Lệ Hà và ông hoàng lúc nào cũng đi cùng với nhau. Trong suốt thời gian Bảo Đại ở Hà Nội (khi ông làm cố vấn tối cao của chính phủ CMLT VNDCCH), Lý Lệ Hà và đức vua gần như không rời khỏi nhau một ngày nào. Đi đâu, hai người cũng có nhau.

Sách “Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam” có ghi lại rằng: Bảo Đại quan hệ công khai với Lý Lệ Hà, đêm đêm đi dạo, ăn nhậu, lui tới các nơi ăn chơi, tiệm nhảy bất chấp dị nghị của mọi người xung quanh đang sống khắc khổ đạm bạc. 

Mối tình của Bảo Đại và Lý Lệ Hà đã khiến cho Nam Phương hoàng hậu cũng như thứ phi Mộng Điệp vô cùng buồn lòng. Sau năm 1946, Lý Lệ Hà cùng Cựu Vương Bảo Đại sống lưu vong tại Hongkong.

Ở đây, người vũ nữ dốc hết tiền tiết kiệm để Bảo Đại có thể chi tiêu một cách thoải mái. Thế mới biết rằng, trong lòng Lý Lệ Hà, mối tình với Bảo Đại không chỉ là cơn gió thoảng mà cũng thực sự sâu nặng.

Tuy nhiên, cuối cùng cuộc tình giữa Lý Lệ Hà và Bảo Đại cũng kết thúc vì Bảo Đại vốn là một người đàn ông đẹp trai, thông minh nhưng cũng vô cùng đa tình. Ông hoàng Bảo Đại đã tự động rời bỏ cô vũ nữ xinh đẹp để tiếp tục đeo đuổi những mối tình khác.

Theo một số tài liệu, Lý Lệ Hà đã sang Pháp, kết hôn với một người bản địa và sống tại một làng ngoại thành Paris. Lý Lệ Hà cũng không gặp lại đức vua Bảo Đại lần nào nữa từ khi sống ở đất Pháp.

Lý Lệ Hà từ một cô gái thuần nông trở thành một vũ nữ nức tiếng, sau đó đạt giải Hoa khôi rồi lại trở thành người tình của 1 đức vua nổi tiếng đa tình, những câu chuyện đó đã trở thành nhiều huyền thoại lưu truyền trong dân chúng. Đến hơn hai mươi năm sau, người đẹp Lý Lệ Hà cùng sự tích áo lụa của xứ Hà Đông vẫn trở thành một nguồn cảm hứng để thi sĩ Nguyên Sa đưa vào bài thơ Áo Lụa Hà Đông.

Dĩ nhiên là bài thơ này không phải viết về người đẹp Lý Lệ Hà, mà Nguyên Sa viết tặng một người tình học trò nào đó của ông: 

Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa! 

Gặp hai hôm thành "Nhị Hỷ" của tâm hồn 

thơ học trò anh chất lại thành non 

và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu

Tuy nhiên, cũng từ màu áo lụa Hà Đông nổi tiếng của năm xưa, thi sĩ Nguyên Sa đưa vào thơ, rồi được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên chắp đôi cánh để biến nó trở thành những giai điệu tình ca bất hủ, sống mãi cùng năm tháng. 

Thơ và nhạc đã cùng hòa quyện, thăng hoa để làm đắm say bao thế hệ yêu nghệ thuật. 

Lúc đó Ngô Thụy Miên mới có 21 tuổi, còn Nguyên Sa đã 37 tuổi.

Nói về cái duyên của sự gặp gỡ này, Ngô Thụy Miên đã chia sẻ với báo chí là giữa ông và thi sĩ Nguyên Sa không có liên hệ gì ngoài sự cảm thông của hai con người cùng yêu nghệ thuật. Ông đến với thơ Nguyên Sa không từ một chọn lựa, mà vì ông đã nhìn thấy mình trong thơ Nguyên Sa, đã nghe những rung động thầm kín nhất của tuổi trẻ qua những lời thơ ngọt ngào, tình tứ, tươi mát.

Bởi thế, khi gieo nhạc bài thơ này, Ngô Thụy Miên đã biến nó trở thành một giai điệu bất hủ, sống mãi cùng thời gian.

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng.  

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng.  

Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn.  

Mà mùa Thu dài lắm ở chung quanh.  

Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung.  

Bày vội vã vào trong hồn mở cửa.  

Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết.

Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng gì đâu.  

Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau.  

Để anh gọi tiếng thơ buồn vọng lại.  

Em ở đâu, hỡi mùa Thu tóc ngắn?  

Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông.  

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng.  

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng. 

Anh vẫn yêu màu áo ấy em ơi

Bài thơ, bài hát này cũng góp công lớn để nhiều người biết về làng lụa xứ Hà Đông. Nhắc đến Hà Đông, ai cũng nghĩ đến lụa đầu tiên.

(Ngoài ra người ta còn nghĩ đến câu “Sư tử Hà Đông”, tuy nhiên sư tử Hà Đông đó là một sự tích bên Tàu thời Tống, chứ không phải Hà Đông ở Hà Nội ngày nay).

Posted by: lpk 116

 

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Wed, Feb 23 at 12:01 PM

Người Mỹ đang bị bán đứng bởi những người bên trong chính phủ

Betsy McCaughey Thứ ba, 22/02/2022

Những kẻ hoa ngôn xảo ngữ của Thủ đô Hoa Thịnh Đốn đang lừa tất cả chúng ta.

Các thành viên Quốc hội được thanh toán các khoản chi phí trên hàng triệu USD, lương hưu trọn đời, và các đặc quyền xa hoa, nhưng đối với những kẻ tham lam thì thế vẫn chưa đủ. Họ còn kiếm được rất nhiều tiền từ việc buôn bán cổ phiếu trong chính các công ty mà Quốc hội đang kiểm soát. 

Việc các thành viên Quốc hội thu mua cổ phiếu nên là điều bất hợp pháp vì họ có lợi thế không công bằng so với những người còn lại chúng ta. Họ có đặc quyền được biết về những trách nhiệm cần tuân thủ hoặc những thay đổi pháp lý mà những công ty này có thể phải đối mặt. Và các nhà lãnh đạo hàng đầu, chẳng hạn như Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, thực sự kiểm soát những gì sẽ xảy tới với các công ty này. 

Quyền kiểm soát đó giá trị như vàng vậy. Bà Pelosi và chồng bà, nhà đầu tư mạo hiểm Paul Pelosi, đã báo cáo giao dịch hàng chục triệu USD tài sản một năm, phần lớn là các tài sản của Big Tech. Dựa trên các giao dịch được báo cáo này, The Nancy Pelosi Portfolio Tracker ước tính vợ chồng bà Pelosi đang hoạt động còn tốt hơn những gã khổng lồ ở Wall Street chẳng hạn như ông Warren Buffett. Ông Larry Kudlow của Fox Business kinh ngạc khi thấy nhà Pelosi đã vượt chỉ số S&P 500 gần 15% trong năm 2020. 

Trong khi đó, bà ấy đang đè bẹp các yêu cầu phải kiểm soát Big Tech. 

Các thành viên Quốc hội không phải là những người duy nhất đang làm ăn hai mang. Hôm 14/01, Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Richard Clarida đã từ chức, sau khi các giám đốc của Fed ở Dallas và Boston từ chức. Họ gặp rắc rối vì đã giao dịch các cổ phiếu và chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp trong khi lại đưa ra các chính sách của Fed vốn đã tác động tới các thị trường đó. 

Một cuộc điều tra của tạp chí Wall Street Journal cho thấy một số thẩm phán liên bang cũng leo lên chiếc tàu trục lợi cổ phiếu đó. Sáu mươi mốt thẩm phán liên bang thực sự đã giao dịch cổ phiếu của một công ty trong khi công ty này là một bên đương sự trong phòng xử án của họ. 

Quốc hội cần phải dọn sạch tệ nạn tham nhũng đang tràn lan này, bắt đầu từ chính bản thân cơ quan này. 

TNS Jon Ossoff (Dân Chủ-Georgia) đang đề nghị một dự luật yêu cầu các nhà lập pháp liên bang và gia đình trực hệ của họ đầu tư cổ phiếu vào quỹ ủy thác ẩn danh (Blind Trust) hoặc quỹ tương hỗ đa dạng hóa (diversified mutual fund). Các TNS Đảng Cộng Hòa Josh Hawley (Missouri) và Ted Cruz (Texas), những người thiên hữu tương đương như ông Ossoff thiên tả, nói họ cũng đề nghị các dự luật tương tự.

Bà Pelosi có quyền lực chặn tất cả các dự luật này. Tháng 03/2021, bà Pelosi đã ngăn không cho một lệnh cấm của lưỡng đảng về việc giao dịch cổ phiếu ra khỏi Ủy ban Quy tắc và tới được sàn của Hạ viện để bỏ phiếu. 

Sắp tới, nếu Đảng Cộng Hòa giành được Hạ viện trong các cuộc bầu cử giữa kỳ, thì hãy tin tưởng lệnh cấm giao dịch cổ phiếu này sẽ lại được xúc tiến. Đáng khích lệ là, cố vấn kinh tế Brian Deese của chính phủ TT Biden ủng hộ lệnh cấm này để nhằm “khôi phục niềm tin vào các thể chế của chúng ta,” cho thấy tổng thống có thể thực sự sẽ ký nó. 

Việc hạn chế mua bán cổ phiếu cũng sẽ mở đường cho một cuộc cải tổ cấp thiết đối với Big Tech. 

Tháng 10/2020, trước thềm cuộc tranh cử giữa ông Trump và ông Biden, Facebook và Twitter đã hủy các phát hiện bất lợi của tờ New York Post về chiếc máy tính xách tay của ông Hunter Biden cho thấy cha của ông ta có các giao dịch bí mật với người Trung Quốc. 

Big Tech thực sự có quyền lực làm lệch kết quả một cuộc bầu cử bằng cách tước đoạt của công chúng quyền được biết các thông tin không tốt về một ứng cử viên. 

Để ngăn chặn điều đó, TNS Bill Hagerty (Cộng Hòa-Tennessee) đã giới thiệu Đạo luật TỰ DO Ngôn Luận Thế kỷ 21, đạo luật này sẽ điều chỉnh các nền tảng của Big Tech, coi chúng như các công ty đường sắt, điện thoại, hoặc các tiện ích công cộng khác. AT&T không thể cấm quý vị sử dụng điện thoại chỉ vì hãng này không thích phát ngôn chính trị của quý vị, nhưng Facebook, Twitter, và YouTube thường xuyên bịt miệng những người mà họ không thích, ngay cả khi đó là Tổng thống Hoa Kỳ. Dự luật được đề nghị này sẽ đặt dấu chấm hết cho tình trạng đó và khôi phục lại quyền tranh luận tự do. 

Điều gì đang cản đường? Các thành viên Đảng Dân Chủ sốt sắng bịt miệng những gì mà họ gọi là “thông tin sai lệch”, không bận tâm đến việc thông tin sai lệch của người này là sự thật đối với người khác. Tuy nhiên, chướng ngại khác là các khoản đầu tư cổ phiếu lớn của các đảng viên Dân Chủ ở Big Tech. 

Gần một nửa số cổ phiếu nắm giữ của các nhà lập pháp thuộc Đảng Dân Chủ là ở Big Tech, so với chỉ 14% số cổ phiếu nắm giữ của Đảng Cộng Hòa. Nhà Pelosi đã gặt hái từ 5.6 triệu USD tới 30.4 triệu USD từ việc đầu tư vào chỉ năm công ty Big Tech — Facebook, Google, Amazon, Apple, và Microsoft — kể từ năm 2007. Không lấy làm ngạc nhiên khi bà ấy sẽ làm chậm bất kỳ cuộc cải cách Big Tech nào. 

Khi họ nói đó không phải là vì tiền, thì quý vị có thể chắc chắn đó là vì tiền. Quốc hội đang kiếm chác, còn những người Mỹ yêu tự do thì đang bị lừa gạt. 

Quan điểm trong bài viết này là ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Tiến sĩ Betsy McCaughey, là một nhà bình luận chính trị, chuyên gia hiến pháp, nhà báo chuyên mục tổng hợp, và là tác giả của một số cuốn sách, trong đó có “The Obama Health Law: What It Says and How to Overturn It” [Luật Y tế Obama: Nói về Điều gì và Cách để Đảo ngược Nó], và “The Next Pandemic” [Đại dịch Tiếp theo]. Bà cũng là một cựu phó thống đốc của New York.

Thuần Thanh biên dịch

 

 

 

No comments:

Post a Comment